19:16 ICT Thứ bảy, 05/10/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thông Tin Y Học

Liên hệ

Ngâm chân bằng nước thuốc để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông

Thứ sáu - 17/02/2023 08:59
Vào mùa đông, rất nhiều người bị lạnh chân, dù đã tìm nhiều cách giữ ấm đôi chân và cơ thể. Các mạch máu ở tay và chân co lại, làm giảm lượng máu lưu thông.

Nhiệt lượng giảm khiến tay chân bạn bị lạnh, đau nhức các khớp vùng chi. Ngâm chân nước ấm thảo dượctrong khoảng thời gian 10 đến 15 phút  giảm đau nhức khớp, khí huyết lưu thông, làm ấm đôi chân, giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon.

Đông y quan niệm bàn chân là gốc của cơ thể, tập hợp  6 đường kinh và nhiều huyệt vị quan trọng. Chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, thông qua da bàn chân, các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Bàn chân được xem là “trái tim thứ hai” bởi vì đại não và các cơ quan khác trong cơ thể đều có một khu phản ánh của riêng mình trên bàn chân.

Khi chân ngâm nước thuốc sẽ có tác động tới tạng phủ, gây phản xạ kích thích, gây hưng phấn và nâng cao năng lực hoạt động của tạng phủ.

Có hai cách tốt nhất để chăm sóc đôi bàn chân chính là xoa bóp và ngâm chân.

Ngâm chân thảo dược thuộc phép chữa ngoài của Đông y. Đây là phương pháp dùng các thảo dược có tinh dầu tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu viêm, lưu thông kinh lạc… Bên cạnh tác dụng làm ấm, ngâm chân còn có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hóa, chống viêm, chống stress và điều hòa cơ thể. Giải phóng cơ thể khỏi những cơn đau do co gân cơ, cứng khớp, tác động lên bộ phận phía ngoài cơ thể như: da, gân cơ để phòng, chữa bệnh.

Ngâm chân

Thảo dược thường được dùng trong ngâm chân là các vị thuốc có tính ấm, có tinh dầu, có tính chất giãn mạch: gừng, lá lốt, sả, quế chi, ngải cứu, thiên niên kiện, màng tang, đại bi... Và thêm một chút muối.

Lưu ý: Không nên đột ngột nhúng chân vào nhiệt độ nước quá cao, trong khi cơ thể và thời tiết đang rất lạnh khiến sốc nhiệt. Mạch máu chịu áp lực lớn trong thời gian ngắn dễ dẫn tới phình, vỡ…

Nhiệt độ nước quá cao làm tăng nguy cơ bỏng, da bị tổn thương. Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân an toàn là khoảng 35-50 độ C. Không nên đặt chân vào nước ngay mà để cách xa mặt nước một khoảng xông hơi trước rồi từ từ hạ chân xuống. Thời gian ngâm chân trong khoảng 15-20 phút. Ngày ngâm 1-2 lần. Ngâm trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon. Để đảm bảo an toàn, sau khi ngâm chân xong mọi người cũng lưu ý lau khô luôn chân, ủ ấm chân vào chăn để tránh lạnh.

Không nên ngâm chân trong các trường hợp:

Chống chỉ định tuyệt đối:

- Viêm cấp và các chấn thương cấp tính.

- Vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hở.

- Tắc động mạch hay tĩnh mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

- Các khối u ác tính, lao tiến triển.

- Bệnh nhân say rượu, tâm thần.

Thận trọng với các trường hợp:

- Các trường hợp giảm cảm giác nóng, lạnh.

- Trẻ em, bệnh nhân tâm thần.

Sau khi ngâm chân nếu được xoa bóp bấm huyệt vùng chân thì sẽ tăng hiệu quả. Nếu thấy cơ thể ấm lên và hơi ra mồ hôi nghĩa là có tác dụng. Bên cạnh đó, nên uống thên một cốc nước gừng nóng để cơ thể được giữ ấm.


Tác giả bài viết: BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cơ thể, mạch máu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán