22:52 ICT Thứ năm, 05/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thông Tin Y Học

Liên hệ

Viêm loét đại tràng

Thứ năm - 11/07/2024 09:03
Viêm loét đại tràng là một bệnh viêm ruột, gây kích ứng, viêm và loét ở niêm mạc ruột già, còn gọi là đại tràng.

Nguyên nhân

Thông thường hệ miễn dịch tấn công tác nhân xấu như vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhưng khi mắc bệnh viêm loét đại tràng, hệ thống miễn dịch nhầm lẫn thức ăn và vi khuẩn đường ruột tốt, tế bào trong ruột là "kẻ xâm nhập". Thay vì bảo vệ, hệ miễn dịch tấn công niêm mạc đại tràng gây viêm loét.

Gene cũng được xem là yếu tố gây bệnh. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm loét đại tràng như người trên 60 tuổi, thức ăn tiêu thụ, căng thẳng...

Phân loại

Bệnh được phân loại tùy vào vị trí viêm loét.

Viêm loét trực tràng thường là dạng nhẹ nhất, chỉ ở trực tràng, phần đại tràng gần hậu môn nhất. Triệu chứng bệnh là chảy máu trực tràng.

Viêm đại tràng sigma xảy ra ở trực tràng và phần dưới của đại tràng (còn gọi là đại tràng sigma). Người bệnh có triệu chứng tiêu chảy ra máu, đau bụng, có cảm giác muốn đi vệ sinh nhưng không thể đi.

Viêm đại tràng bên trái gây ra chuột rút ở vùng bụng bên trái do trực tràng lên phía bên trái bị viêm. Triệu chứng có thể kèm theo là tiêu chảy, giảm cân không chủ đích.

Viêm toàn bộ đại tràng dẫn đến đi tiêu ra máu, đau bụng, mệt mỏi và sụt cân nhanh.

Viêm loét đại tràng nặng cấp tính ít gặp, ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng, khiến người bệnh đau dữ dội, tiêu chảy nặng, chảy máu và sốt.

Triệu chứng

  • Tiêu chảy ra máu.
  • Đau bụng quặn thắt.
  • Đột ngột muốn đi ngoài.
  • Không cảm thấy đói.
  • Giảm cân.
  • Cảm thấy mệt.
  • Sốt.
  • Mất nước.
  • Đau nhức.
  • Vết loét nhiệt miệng.
  • Đau mắt khi nhìn vào ánh sáng mạnh.
  • Thiếu máu.
  • Vết loét da.
  • Thức dậy vào ban đêm để đi ngoài.

Các triệu chứng có xu hướng bùng phát, biến mất sau đó quay lại. Vòng tuần hoàn này lặp lại trong nhiều tuần hoặc nhiều năm.

Chẩn đoán

Xét nghiệm máu có thể được chỉ định để kiểm tra người bệnh có bị thiếu máu hoặc viêm hay không.

Xét nghiệm mẫu phân giúp bác sĩ loại trừ nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng trong trực tràng.

Bác sĩ nội soi đại tràng hoặc nội soi đại tràng sigma (ống nội soi có gắn camera, xem xét phần dưới đại tràng). Bác sĩ cũng có thể sinh thiết trong quá trình nội soi nếu nghi ngờ ung thư.

Biến chứng

Các biến chứng của viêm loét đại tràng có thể bao gồm:

  • Chảy máu dẫn đến thiếu máu.
  • Loãng xương.
  • Mất nước.
  • Viêm ảnh hưởng đến khớp, da hoặc mắt.
  • Vỡ đại tràng gây sưng bụng, nhiễm trùng.
  • Ung thư đại trực tràng.

Điều trị

Hiện chưa có cách điều trị dứt điểm viêm loét đại tràng. Điều trị hướng đến mục tiêu là giúp giảm viêm để người bệnh dễ chịu hơn và ngăn ngừa triệu chứng bùng phát. Người bệnh có thể cần kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Một số thực phẩm có thể làm cho các triệu chứng tệ hơn như thức ăn giàu chất xơ, món cay, nóng. Nếu người bệnh không thể tiêu hóa được đường lactose trong sữa (không dung nạp lactose), bác sĩ có thể yêu cầu ngừng ăn các sản phẩm từ sữa.

Người bệnh nên ưu tiên thức ăn mềm, nhạt; cân bằng protein nạc, rau củ quả; cung cấp đủ vitamin và chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, người bệnh có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ đại tràng.

Tác giả bài viết: Anh Chi (Theo WebMD)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán