CHỦY HUỀ 螭 蠵
Chelonia quonala Wagl.
Tên Việt Nam: Rùa biển, Vích.
Tên khác: Chủy huề, Linh huề (Hán Thư), Linh quy (Quách Phác), Củ tích, Bí si (Trung Y Cương Mục), Hải quy (Động Vật Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Chelonia quonala Wagl.
Họ khoa học: Chelonide (Rùa biển).
Mô tả: Chủy huề là loại Rùa biển, như các con Rùa ở biển khác có cấu tạo chuyên hóa cao với đời sống ở biển, chỉ lên cạn đẻ trứng, chi dẹp như mái trèo, chi trước dài và lớn hơn chi sau. Thân dẹp nên đầu và chi không rút được vào mai. Xương mai tiêu giảm nhiều làm mai và yếm có nhiều lỗ thủng. Ăn cá và thân mềm, với thân mềm được phá vỡ bằng mỏ khỏe.
Phân biệt: Giống Vích (Chelonia), ở Việt Nam có loài Chelonia mydas Linn gọi là Lục huề quy (Gren turtle) là loại Rùa bể lớn và có nhiều ở bể Nam bộ, thường sống ở gần bờ bể ít khi vào cửa sông, đôi khi cũng gặp ở ngoài khơi. Ăn thực vật thủy sinh và nhiều loại động vật. Trúng đẻ trên bãi cát. Thời gian sinh sản thay đổi theo từng vùng, trong thời gian đó Vích di cư để đẻ, đến địa điểm sinh sản Vích giao cấu ở gần bờ, đêm đến chúng bò lên cạn, dùng chi đào đất thành những hố đẻ từ 70- 200 trứng vào đó. Một năm đẻ từ 2-5 lứa Vích lục huề quy là một hải sản qúy, trứng thịt dùng đều bổ.
Địa lý: Có ở biển xích đạo và nhiệt đới, đôi khi cũng bơi lên vùng biển và những đầm sâu.
Tính vị: Vị ngọt, tính bình, không độc.
Chủ trị: Phong nhiệt, lợi trường vị.
Tham khảo:
(1) Rùa biển cho da gọi là Huề quy bì, còn có tên khác là Quy đổng tích bì (Cương Mục), vị ngọt mặn, tính bình, không độc. Trị bệnh về huyết, trúng độc dao, tên, sắc nước uống. Rùa còn cho huyết gọi là Huề quy huyết có vị mặn, tính bình, có độc ít. Trị bị trúng độc dao tên.
(2) Rùa biển ăn động vật thân mềm gọi là Xích huề quy, ăn thực vật gọi là Bảo huề quy (Y Học Đại Từ Điển).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn