HẢI CẨU THẬN 海 狗 腎
Callorhinus ursinus L.
Xuất xứ: Bản Thảo Thập Di.
Tên Việt Nam: Thận hải cẩu, Thận chó bể.
Tên khác: Cốt nột, Hải cẩu thận (Bản Thảo Cương Mục), A từ bột tha (Bản Thảo Thập Di), Cốt nột, Cốt nột, Nột thú (Hòa Hán Dược Khảo), Cốt nột tề (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Callorhinus ursinus L Otaria ursiuns Gray.
Họ khoa học: Otariidae.
Mô tả: Hải cẩu thận là động vật có xương sống thuộc bộ chân màng (Pinnipedia), sống quần thể ở trên biển, hình giống Chó có râu mép, tứ chi làm thành dạng như bơi chèo, đuôi ngắn nhỏ, thích hơi ở trên băng, cơ thể dài tới 3,8m, con cái thấp và ngắn bằng phần nửa con đực, chi sau có khả năng cử động, cổ dài, thân phủ lông, đa thê (một con đực có thể sống với 30-80 con cái) sống tới 15-18 năm, lúc nhỏ lông màu đen, lần lần trưởng thành thì biến thành màu nâu, có chấm điểm đen xanh, ở vùng bụng lông trắng động tác nhanh nhẹn, cảm giác nhạy bén.
Địa lý: Phân bố chủ yếu ở miền lạnh Bắc cực bà Nam cực.
Phân biệt: Ngoài con trên ra, người ta cho là tốt nhất. Nhưng trong bộ Chân màng (Pinnipedia) gồm những loài thú ăn thịt có kích thước trung bình hay lớn, có cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước. Cơ thể hình thoi dài, cỗ ngắn không phân biệt rõ với thân. Chi biến thành hơi chèo, móng tiêu giảm hau hoàn toàn tiêu biến. Lông cũng tiêu giảm nhiều, có lớp mỡ dưới da dầy, có tác dụng cách nhiệt và là, giảm tỷ trọng con vật. Răng giống răng của thú ăn thịt, song có khuynh hướng tiêu giảm tiến tới chỗ đồng nha (isodontia), răng thịt không phân hóa, các răng khác chỉ có tác dụng giữa mồi (bắt mồi và nuốt). Vành tai thiếu. Thị giác kém phát triển, song khiếu giác rất tinh vi. Tinh hoàn nằm ở trong xoang bụng-tử cung 2 sừng-Nhau ống. Phần lớn cuộc đời trong nước, chỉ lên cạn sinh đẻ và thay lông. Bộ chân màng này gồm chừng 30 loài.
Ngoài Báo bể (Otariidae) ra còn có Hải báo còn gọi là Báo biển Phoca vitulina L. (Phoca foetida) họ Phocidae, cơ thể dài tới 1,2-6m, có chi sau duỗi thẳng không cử động được, lông thưa cổ ngắn, và Hải tượng còn gọi là Voi bể Trichechus rosmarus (Odolenus rosmarus Linn) họ Odobenidae, bàn chân sau có thể gập được xuống dưới thân, lông thưa, đặc biệt có răng nanh lớn để tự vệ và dùng để móc vào đá để leo lên cạn, đều được người ta dùng như là Hải cẩu.
Thu bắt:
Hải cẩu đều có thể thu bắt khắp 4 mùa, nhưng thường hay thu hoặch về mùa hè. Hàng năm vào tháng 5-6, thường hay lên khu bờ biển tìm nơi nơi ở để tiến hành giao phối, sức giao phối của loài này cực mạnh, vì vậy lúc ấy bắt dễ nhiều. Sau khi bắt được con đực, treo cao hai chân trước lên, làm hai chân sau duỗi thẳng xuống, sau đó cắt rặch rồi dải phẫu một đường dưới rốn xuống lấy ra cơ quan sinh dục và cả 2 tinh hoàn (khi cắt biểu hiện màu đỏ của thịt, phía trên cuối của thận có thân mao màu nâu đỏ), kéo ra được rồi bóc tách mỡ cho hết lấy tinh hoàn và dương vật treo nơi mát chỗ thông gió, đặc biệt tránh phơi ngoài nắng.
Phần dùng làm thuốc: Dương vật và tinh hoàn (Penis Et Testis Callorhini).
Mô tả dược liệu: Thận, tinh hoàn Hải cẩu khô biểu hiện hình nhánh dài, phần gốc có đeo hai tinh hoàn hình tròn dẹt, người ta thường dùng dây nhung buộc nó vào ở trên một mảnh tre mỏng để bảo vệ dược liệu, dài chừng 20cm, rộng chừng 10mm-13mm, dương vật khô teo có rãnh nhăn hoặc sâu hõm không qui tắc, mặt ngoài màu vàng sữa lẫn lộn với nhiều nốt màu nâu, sáng bóng, trước mút dương vật tương đối nhỏ, phía sau to dần, cuối cùng có đeo hai tinh hoàn bên ngoài biểu hiện bóng sáng màu nâu vàng, giữa dương vật và tinh hoàn có tổ chức cơ còn lưu lại, chất dương vật cứng khó bẻ gẫy, có mùi hôi tanh.
Bào chế: Ngâm rượu một ngày, lấy giấy bọc lại sao lên cho thơm tán dùng, hoặc bỏ trong bình hũ bằng bạc lấy rượu nấu chín rồi sao dòn với rượu.
Tính vị: Vị mặn. Tính rất nóng.
Quy kinh: Vào kinh Thận.
Tác dụng: Ôn thận, tráng dương, ích tinh.
Chủ trị:
+ Trị liệt dương, tinh lạnh dễ di tinh, mộng tinh, yếu mỏi thắt lưng, gối, Thận dương suy nhược.
Liều dùng: 2,4g - 9g.
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng, dương vật dễ cương cứng, ho lao, nóng âm ỉ trong xương cấm dùng.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, dễ bị sâu. Ngày xưa Lý Thời Trân dạy rằng. Khi bảo quản Hải cẩu thận bỏ chung nó với Thục tiêu, Chương não thì không bị hư (Trung Dược Học).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị suy nhược, mộng tinh, tinh khí khô cạn (Ốt Nột Tề Hoàn - Hòa Tễ Cục Phương).
+ Hải cẩu thận: Dương khởi thạch, Nhục thung dung, Ba kích thiên, Thỏ ty tử, Sơn thù du, Lộc nhung, có thể mạnh sinh lý, ích tinh (Trung Dược Học).
Tham khảo:
+ Muốn xem thận Hải cẩu thật hay không thì bỏ bào hũ kín, nó có thể tươi nhuận mãi như lúc mới. Muốn thử xem thiệt hay giả đem bỏ thận Hải cẩu vào bên cạnh con chó đang nằm ngủ, tự nhiên nó giật mình hốt hoảng đứng dậy cuống cuồng là thứ thiệt. Hoặc đang lúc mùa đông, nước lạnh quá có thể đông lại thành băng, bỏ nó vào hũ có nước không đông được là thứ thiệt (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hiện nay thận Hải cẩu đắt tiền và hiếm người ta thường dùng tinh hoàn và dương vật của chó vàng để thay thế, cứ 3 bộ của chó vàng thì bằng 1 bộ của Hải cẩu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thận Hải cẩu vị mặn tính nóng, là thuốc ôn thận tráng dương. Lý Thời Trân ghi rằng: “Cách chung thận Hải cẩu công dụng cũng giống như Nhục thung dung, Tỏa dương”, nhưng Nhục thung dung, Tỏa dương có thể từ dương để mà sinh âm, có công hiệu ích dương tư âm, còn Hải cẩu thận sức hưng phấn dương mạnh, để trị liệt dương, làm dương vật cương cứng lên được. Âm hư hỏa vượng thì không được dùng (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn