UY LINH TIÊN 威 靈 仙
Clematis sinensis Osbeck.
Tên thuốc: Radix Clematis.
Tên khoa học: Clematis sinensis Osbeck
Họ khoa học : Họ Mao Lương (Ranunculaceae)
Bộ phận dùng: rễ. Mỗi năm mọc nhiều rễ, lâu năm mọc thành một khóm rậm rạp, có hàng trăm sợi, dài đến 60cm.
Dùng thứ rễ nhiều, rậm dài, đen sẫm, nhục trắng, chất chắc (tục gọi ‘Chiết ước Uy linh tiên’) là tốt nhất, còn thứ khác nữa nhưng không dùng làm thuốc được.
Ở Việt Nam có hai cây thường dùng thay Uy linh tiên Trung Quốc là cây Kiến cò hay Bạch hạc (RhiraCan communic Nees, họ ACan thaceae). Ở liên khu IV có loại Uy linh tiên dây leo Thunbergia (cùng họ), lá hình quả tim, hoa trắng, rễ từng chùm như dây Uy linh tiên Trung Quốc (cần sưu tầm, nghiên cứu thêm).
Thành phần hoá học: có Anemonin và Anemonon.
Tính vị: vị cay, mặn, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Bàng quang.
Tác dụng: hành khí, trừ phong, thông kinh lạc.
Chủ trị: Trị phong tê, đau nhức, lợi tiểu, tích trệ.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
- Trị phong thấp, đau khớp, đau và tê cứng các khớp và suy yếu vận động: Dùng Uy linh tiên với Độc hoạt, Tang kí sinh và Đương qui (Trung dược học).
- Trị hóc xương cá: Uy linh tiên sắc lấy nước, hoà với dấm uống (Trung dược học)
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Dùng tươi giã nát đắp ngoài trị sang lở và hắc lào.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Rửa sạch, bỏ tạp chất, ngâm nước cho mềm, vớt ra cắt từng khúc 2cm, phơi khô dùng; hoặc tẩm rượu, ủ thấu, sao nhỏ lửa cho khô, để nguội dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ kín độ 12 giờ (không được ngâm nước) cắt ra từng khúc 3cm phơi khô.
Tuỳ từng trường hợp tẩm rượu, giấm, mật, gừng rồi sao qua.
Bảo quản: để nơi khô ráo.
Kiêng kỵ: huyết hư gân co, không phong thấp thực tả thì không nên dùng.
Trong thời gian uống thuốc, không được dùng trà (Thực Dụng Trung Y Học).
Tham khảo :
. Uy linh tiên tính hay thông suốt, đi vào lạc mạch, có tác dụngt hông kinh, có thể dẫn, có thể tuyên thông 12 kinh lạc, không chỗ nào không đến, hành khí, trừ phong thì các vị thuốc khác không sánh kịp (Đông dược học thiết yếu).
. Thuốc này có thể chạy vào 12 đường kinh, là một trong số các vị thuốc có tác dụng ‘thiên tẩu’ (chuyên chạy) trong các thuốc khu phong. Có thể khu phong thấp, thông kinh lạc, trị tay chân tê, đau, nhất là chi dưới bị phong thấp đau nhức thì hiệu quả càng rõ. Phối hợp với Ô đầu, Quế chi, Đương quy, công hiệu khu hàn thấp, chỉ thống càng rõ (Thực Dụng Trung Y Học).
Những tin mới hơn