00:53 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » SÁCH ĐÔNG Y » Khôn hóa thái chân

Liên hệ

Bàn về hậu thiên

Thứ năm - 02/10/2014 22:03
Xem đó thời biết rằng: Cơm nước vào Vỵ, thấm nhuần ra sáu Phủ mà sinh ra khí; điều hòa với Năm Tạng mà sinh ra huyết, giải ra tứ chi, sung dưỡng cho cơ bắp toàn thân, con người nhờ đó mà sinh sống.

 

Gốc của Hậu thiên là Tỳ Vỵ, “Thổ” là mẹ của muôn vật, cho nên nói “Tỳ Vỵ khôn nguyên” của thân thể con người, muôn vật nhờ đó mà sinh ra (muôn vật đều do thổ sản xuất, Kim nhờ Thổ mà sinh, Mộc nhờ Thổ mà lớn, Hỏa nhờ Thổ mà không bốc, Thủy nhờ Thổ mà có chỗ chứa... Cho nên có câu nói: “Năm hành đều thông thuộc về thổ, muôn vật đều quay trở về Tỳ”.
(Xem thêm: Bản đồ thuyết minh về hậu thiên trong cơ thể con người)
 
Kinh nói: “... thức ăn vào với Vỵ, trút tinh ở can, dồn khí vào gân (gân thuộc Can); trọc khí quy về Tâm, dồn tinh tới mạch; mạch khí chảy vào các Kinh, khí ở các kinh lại dồn lên Phế - Thức uống vào Vỵ, tinh khí đưa lên Tỳ, Tỳ khí lại dồn lên Phế; Phế chủ về việc trị tiết thông lợi và điều hòa thủy đạo; Phế là một cơ quan có công năng tham dự mọi sự tuần hoàn của huyết dịch, dồn tinh khí ra ngoài bì mao, tinh khí của Phế Kim lại dồn cả vào Phủ, dẫn xuống bàng quang; cái tinh khí của chất nước rải khắp ngũ tạng hợp với bốn mùa và năm Tạng và khuôn phép của âm Dương, cứ thường xuyên như vậy...”.
 
Xem đó thời biết rằng: Cơm nước vào Vỵ, thấm nhuần ra sáu Phủ mà sinh ra khí; điều hòa với Năm Tạng mà sinh ra huyết, giải ra tứ chi, sung dưỡng cho cơ bắp toàn thân, con người nhờ đó mà sinh sống.
 
Vỵ, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang và Tam tiêu, năm cơ quan đó đều do thiên khí sinh ra (tất cả mười một Tạng đều nhờ sự quyết đoán của Đởm, cho nên Đởm khí thăng lên thời các tạng kia đều theo, không thăng lên thời sẽ biến thành chứng Xôn tiết, Trường tịch (kiết lỵ); Trời nuôi người bằng năm khí, Đất nuôi người bằng năm vị, vị chứa ở trong Vỵ để nuôi năm khí, nếu khí sai lệch, hình khó lòng sống. Xem đó thời biết các bệnh tật phần nhiều do Tỳ, Vỵ sinh ra là rất đúng. Khí theo thể tượng với trời cho nên tả mà không tàng.
 
Phàm chín khiếu ở con người, đều do Năm tạng làm chủ. Năm tạng đều phải nhờ Vỵ khí mới thông lợi được. Xem những người vô bệnh, khi uống ăn vào Vỵ, theo “Dương đạo” trước (Vỵ thuộc Mậu là Dương thổ), dương khí thăng phù, tán ra bì phu, dồn lên đầu gáy, chín khiếu sẽ do đó mà thông lợi. Những người có bệnh sau khi uống ăn vào Vỵ theo “âm đạo” trước (Tỳ thuộc Kỷ là âm thổ) âm khí chìm xuống, có cảm giác như đã tới ngay dưới rốn, mà muốn đi tiểu ngay (Tỳ Vỵ mắc bệnh thời ngay chỗ rốn có động khí, sủi lên xèo xèo, ấn tay vào rắn chắc hoặc đau, đó là do tinh khí không trở về Tỳ, không dẫn lên Phế, khiến cho tâm hỏa bốc lên, sinh ra chứng miệng ráo họng khô, m khí quá thịnh mà sinh ra); Giữa rốn có động khí, ấn tay vào đau, vì vậy nên chín khiếu không lợi (Lý Đông Viên nói: Vỵ là bộ phận cương (cứng) của Tỳ; Tỳ là bộ phận nhu (mềm) của Vỵ; uống ăn không dè dặt thời Vỵ mắc bệnh trước, Tỳ không còn bẩm thụ vào đâu được nên cũng mắc bệnh sau; Làm lụng mệt nhọc thì Tỳ mắc bệnh trước, không hành khí cho Vỵ được, nên Vỵ cũng mắc bệnh sau. Nhưng Tỳ Vỵ là cái bể của mười hai Kinh, nó đã bị hư, thời bệnh của mười hai kinh lần lượt xuất hiện cho nên nói: Trăm bệnh đều do Tỳ Vỵ sinh ra).
 
(Xem thêm: Bàn về tiên thiên)
 
Kinh nói: “... âm tinh dâng lên thì con người sẽ sống lâu, Dương tinh giáng xuống thì con người sẽ chết yểu...” (Tỳ Vỵ đã hòa, cốc khi dẫn lên để bổ ích cho Tâm Phế, như khí hậu của hai mùa Xuân Hạ nên con người được sống lâu. Dương khí rất ghét sự khó nhọc, thuận theo nó thời bền; Tỳ Vỵ không hòa, cốc khí dẫn xuống là trái đường sẽ dần dần gây nên chứng hậu Can, Thận suy yếu và khí nghịch, ví cũng như khí hậu của hai mùa Thu Đông nên con người chết yểu).
 
Trong thân người, Vỵ chủ thu nạp, Tỳ coi việc vận hóa, nhưng Vỵ Dương chủ khí, Tỳ âm chủ huyết (Vỵ là nguồn của Vệ, Tỳ là gốc của Vinh. Vinh sản xuất từ Trung tiêu; Vệ sản xuất từ Hạ tiêu, Tỳ là Khôn, thổ, chủ tĩnh, thuộc âm, Vỵ là Cấn thổ, chủ động thuộc Dương; Lấy vị cay để giúp ích cho Vệ, lấy vị ngọt để bổ sung cho Vinh thời Tỳ khỏe), sao người đời chữa Tỳ Vỵ không chia Âm Dương, Khí Huyết, chỉ dùng bừa bãi những bài khí vị tân ôn, táo nhiệt, làm cho trợ hỏa và tiêu âm (Tỳ Vỵ là mẹ của hết thảy các cơ quan, khi uống thuốc, phải vào Vỵ trước rồi sau mới phân tán đi các kinh; vậy mà lắm người lại coi nhẹ, có những người muốn chóng thu được công hiệu, sớm đào tối mận, lúc bổ lúc công, đương hàn lại nhiệt, không có định kiến, thuốc viên, thuốc nước cho uống dồn dập; đem Tỳ Vỵ biến thành bãi chiến trường, do đó các chứng bệnh mới mọc lên như nấm, thật là “chữa giả hóa mù!”. 

Thảng hoặc cũng có người biết nghĩ đến Tỳ Vỵ đôi chút, nhưng lại chỉ lấy những phương “táo thổ lợi thấp” làm chủ, họ viện câu “thổ ưa táo mà ghét thấp” rồi dùng toàn các vị “hương táo” để điều trị. Có biết đâu rằng sau khi các vị đó vào tới Vỵ, nó sẽ làm hao mất chân nguyên và chân âm... tuy không dữ lắm, nhưng bệnh nhân cũng đã ngấm ngầm rồi.

Kinh nói: “...Chỉnh lý Tỳ Vỵ cần điều tiết uống ăn và thích ứng ấm lạnh...”. Suy đó, ta lại có thể cứ dùng bừa thuốc khắc phạt được sao? Khiến cho khí mát mẻ êm dịu biến thành táo nhiệt, Vỵ quản khô ráo (thổ thái quá sẽ biến thành loại thổ cứng rắn nứt nẻ). Đại trường bị rít và kết rắn. Tỳ tạng dần dần bị tuyệt mà chết. Sao không nghĩ: Thổ tuy ghét thấp và ưa táo, nhưng thổ vốn hàm có cái tính chất (mềm mại) phải nhờ đến sự “ôn nhuận” mới có thể hóa sinh được muôn vật, có lẽ nào lại chuyên dùng những loại thuốc tân nhiệt được?
 
Lại như: Thận khai khiếu ra ở hai đường “Tiền, Hậu âm”. Thận khí suy yếu thời không thể ngấu nhừ cơm nước. Người đời hễ gặp chứng Tiết tả là một mực dùng các vị Sâm Truật để bổ, có biết đâu Sâm Truật là một loại thuốc bổ về Dương khí ở trung châu, chứ bổ thế nào được cơ quan chí âm chủ về tác dụng bế tàng (tức Thận)?
 
Vỵ thuộc Thổ mà Thận thuộc Thủy, trong khi thận phát sinh chứng tả mà dùng thuốc bổ Tỳ thời Thổ càng thắng mà Thủy càng suy! Phương chi cái hỏa “nhất dương” nếu không có cái tác dụng của “nhị âm” để thu liễm lại, thời ở yên dưới trôn nồi sao được để phát triển cái nhiệm vụ làm ngấu nhừ cơm nước? (Người đời chỉ biết Bạch truật có công dụng khai Vỵ kiện Tỳ; nhưng không biết Địa hoàng sản xuất ở trung châu, thu hút được thổ khí rất nhiều, “Hoàng” là màu sắc của thổ, ta cứ do cái tên đó mà nghĩ đến cái nghĩa của nó, đủ biết rằng nó chính là một vị thuốc làm cho mạnh Tỳ khỏe Vỵ).
 
Vả chăng Tỳ Vỵ đều khỏe thì ăn ngon mà béo; Tỳ Vỵ đều yếu thì ăn kém mà gày (cũng có người ăn nhiều mà gầy, là do trong Vỵ có ẩn nấp hỏa tà; có thuyết nói: huyết thực khí hư thời dễ béo; khí thực huyết hư thời hay gầy, mà điểm trọng yếu nhất là phải bổ Thiếu hỏa, Thiếu hỏa chính là đứng đầu chủ khí, bổ như vậy tức là phương pháp bổ mẹ).
 
Tỳ vừa có cái tính chất “khôn nhuận”, lại có cái tác dụng “càn kiện”, nếu Khôn đức bị sút thời nên bổ Thổ cho nó khỏi thũng thấp, Càn kiện hơi kém thì nên ích hỏa cho nó lại chuyển thâu... Đó là do Thổ mạnh thời việc xuất nạp được dễ dàng, Hỏa mạnh thời việc chuyển vận được nhanh chóng. Hết thảy khí huyết tinh thần và tân dịch, gân xươn, Tạng phủ cùng các bộ phận khác trong thân thể đều phải bẩm thụ ở Vỵ... Vì vậy, Vỵ mới là cái nguồn gốc của sự sinh hóa và xứng với cái danh hiệu là Hậu thiên.
 
Tỳ Vỵ sở dĩ vận hóa được, chính là nhờ hai khí thủy, hỏa chứ không phải là tự Tỳ Vỵ có thể làm được. Hỏa thịnh thời Tỳ, Vỵ táo; Thủy thịnh thời Tỳ Vỵ thấp (Thiên vận có thủy hỏa mới sinh được ra muôn vật, nhưng không thể lệch về một bên nào, hạn hán thì vật không thể sinh ra được mà lũ lụt vật cũng không sinh ra được cho nên đã lấy dương quang để soi sáng, phải lấy mưa móc để thấm nhuần. Thủy hỏa có quân bình, muôn vật mới dễ sinh) đều không thể sinh được mọi vật, mà chỉ sinh ra tật bệnh. Thí dụ như chứng tiêu khát là do hỏa “lấn lên” mà thủy không thể chế được hỏa; Chứng thủy thũng, là do thủy trội hẳn lên mà hỏa không hóa được thủy. Xem đó thời biết thủy hỏa trong con người vốn tự quân bình, nếu bị lệch về bên sẽ mắc bệnh ngay, chẳng qua chỉ là cái lẽ “bên nọ nặng thì bên kia nhẹ” đó thôi. Hỏa nhiều hơn thì phải bổ thủy để cho ngang với hỏa, thủy nhiều hơn thời phải bổ hỏa, đều là bổ sung vào chỗ thiếu cho được quân bình, chứ không phải gạt bỏ thủy và hỏa đâu.
 
Đã đành chữa tạp bệnh, nhiệm vụ trọng yếu là phải trông vào Tỳ Vỵ, nhưng cũng có khi dùng thuốc giúp Vỵ rồi mà bệnh nhân vẫn không thấy ăn ngon là vì không biết dùng phương pháp bổ ngay từ mẹ nó, Ví như người không thiết uống ăn, là do Dương minh Vỵ thổ mắc bệnh, cần phải bổ Thiếu âm quân hỏa, nên dùng Quy tỳ thang (đó là bổ hỏa để sinh thổ). Lại như người ăn được mà tiêu hóa kém là do Tỳ thổ mắc bệnh, cần phải bổ vào Tướng hỏa, nên dùng Bát vị hoàn (đó là bổ Thận hỏa để sinh Tỳ thổ).
 
Trên đây là những phương pháp “bổ hỏa” kiêm “tư thủy” rất tài tình, bởi vì nếu thủy không có thổ thời dựa vào đâu để phát sinh? Thổ không có thủy thời khô ráo, còn sinh vật sao được? Cho nên có Thổ mới gây nên được cái tính chất mềm nhuận của thổ, và có Thủy mới gây nên được cái công năng sinh hóa của thổ... Thủy với Thổ phải cần giúp ích lẫn nhau, do đó Tỳ mới gọi là “Thái âm Thấp thổ”, chứng tỏ rằng phải nhờ thủy mới phát triển được công dụng (cho nên mới có thuyết: bổ Tỳ khôngbằng bổ Thận là vì thế). Cho nên sau khi đã bổ Thận hỏa để cho sinh Thổ, lại càng cần phải bổ Thận thủy để cho thấm nhuần cho thổ, ví cũng như trời không mưa, đất mất ướt át, thời không sao hóa sinh được muôn vật nữa.
 
Phương pháp thực thời tả con: đó là Tỳ Vỵ có cái họa tích tụ đã lâu (Tỳ thực), nguyên khí chưa suy, tà khí đương mạnh, nên dùng những loại thuốc “phá khí” để tả Phế kim là một Tạng chủ khí (Phế là con của Tỳ). Nếu hư mà lại dùng thuốc khắc phạt, thời lại càng hư, đã hư lại kiêm hàn sẽ làm lấp mất nguồn sinh hóa. Tỳ khí sao bị hại mà tuyệt cốc, còn sống sao được?
 
Đời hoặc có người cho Sâm Phụ là nê trệ mà không dám dùng. Nhưng không biết Kinh đã nói: “...hư thời làm cho bổ, lao thời nên làm cho ấm...”. Lại nói: “Tắc nhân tắc dụng...”. Sách lại nói: “...bệnh Tỳ Vỵ nếu thực thời dùng Chỉ thực, Hoàng liên để tả, nếu hư thời dùng Trần bì, Bạch truật để bổ...”. Lại nói: “...thực hỏa cần phải tả, dùng những vị như Hoàng cầm, Hoàng liên, hư hỏa cần phải bổ, dùng những vị như Nhân sâm, Hoàng kỳ...”. Lại như người mới bị tổn thương về ăn uống nghẽn lại biến thành thấp nhiệt, lúc đó nguyên khí còn chưa bại, nên tạm dùng Hoàng liên, Sơn tra, Thần khúc, nhưng Thổ ưa ấm, ghét lạnh (Tỳ ưa ráo, ghét thấp, Vỵ ưa thấp, ghét ráo. Vỵ muốn uống nước lạnh, ghét nóng. Thường muốn uống nước nóng, ghét lạnh) nếu uống quá nhiều thời Tỳ âm càng yếu mà việc chuyển hóa thêm khó khăn. Đến như bệnh mắc đã hơi lâu, nguyên khí tất bị hư. Dương khí không đầy đủ, âm hàn làm hại, nếu lại dùng Hoàng liên, có khác chi người đã bị sa xuống giếng lại lấy đá lấp thêm?
 
Kinh nói: “...uống ăn nhọc mệt làm tổn thương đến Tỳ, Vỵ, bắt đầu phát sinh chứng “Nhiệt trung”, cuối cùng thành chứng “Hàn trung”. Vậy thời trước nên dùng phương pháp thanh nhiệt, sau hãy dùng phương pháp ôn dương, thật là rõ ràng, có phải không có lần lượt trước sau đâu?
 
Cho nên phàm do sự ăn uống không đều, làm lụng nghỉ ngơi trái lẽ, thời Vỵ sẽ mắc bệnh, sinh ra đoản hơi, tinh thần sút kém và nóng dữ, nên dùng loại thuốc “cam ôn” để điều trị. Những người làm lụng nhọc mệt thời Tỳ sẽ mắc bệnh, sinh ra mỏi mệt chỉ muốn nằm, tay chân bủn rủn, nên dùng loại thuốc điều bổ cho khỏe. Lại như người sắc mặt trắng bệch, gày còm, yếu ớt, đau bụng, hơi trong miệng thở ra lạnh, không thiết uống ăn và thường ứa ra nước trong, đó là do vị khí hư hàn nên dùng phương pháp “Noãn Vỵ phù Tỳ”. Cho nên “...Vỵ hư thường phát sinh những chứng nôn ọe, biếng ăn; Vỵ nhiệt thường phát sinh những chứng bĩ mãn và nóng trong”.

Nguồn tin: y học căn bản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán