08:54 ICT Thứ ba, 21/01/2025

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Bệnh học » XEM THEO HỆ » BỆNH DA LIỄU

Liên hệ

CƯỚC KHÍ

Thứ sáu - 17/06/2011 14:49
Chứng này lúc đầu chỉ cảm thấy hai chân mềm yếu, đi lại đau nhức, nhưng cần chú ý đến ngực bụng đầy, vì đó là triệu chứng cước khí xung tâm.

CƯỚC KHÍ

 

Chứng này lúc đầu chỉ cảm thấy hai chân mềm yếu, đi lại đau nhức, nhưng cần chú ý đến ngực bụng đầy, vì đó là triệu chứng cước khí xung tâm. Nếu ngực khoan khoái thì các chứng khác tuy nặng cũng khòng đáng ngại, trái lại nếu các chứng khác gần khỏi mà ngực bụng không khoan khoái thì vẫn phải chú ý. Sách ‘Cước Khí Khái Luận’ đã nhận định: Không cần hỏi chân, chỉ cần hỏi bụng cho thấy tính chất  quan trọng của việc chú ý đến ngực bụng.

 

Nguyên Nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh này không ngoài hai phương diện nội nhân và ngoại nhân.

1. Nhiễm khí thủy thấp, bị mưa hoặc nằm ngồi chỗ ẩm ướt, tà thấp xâm lấn vào da thịt gân mạch, vì thế bệnh này hay phát sinh ở vùng nhiều thủy thấp, và về mùa hè, thấp thổ thịnh vượng. Thiên ‘Bách Bệnh Thủy Sinh’ (Linh Khu 66) viết:  "Thấp tà xâm lấn vào chỗ hư, thì bệnh phát sinh ở phần dưới".

2. Nhiễm phong độc hay thủy độc. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: "Phàm bệnh cước khí đều do cảm phải phong độc mà sinh ra".

Sách Thiên Kim Yếu Phương cho rằng khí phong độc là khí của hàn, thử, phong thấp, bốc lên, chân thường dẵm phải cho nên phong độc trúng vào người thì tất nhiên trúng vào chân trước. Sách ‘Cước Khí Câu Yếu’ cho rằng ‘mọi loại thủy độc thì do khí đất sinh ra, bắt đầu từ mùa hạ, thì phát bệnh đến thu thì hết, ít khi phát ở mùa đông", khí độc này mạnh dữ, ở ngoài thì làm cho da tê dại không biết gì, vào trong thì làm nôn mửa xung lên tâm, xâm nhập vào đường mạch máu, ngăn lấp đường thủy đạo, làm chết người trong khoảng vài ngày".

3. Do ăn uống không điều độ, tỳ vị bị tổn thương, không vận hóa được. Đến nỗi thấp nhiệt đọng lại ở hạ tiêu. Chạy xuống ống chân mà ngày càng sưng đau. căn cứ những điều nói trên, thì bệnh cước khí về ngoại nhân là do phong độc thủy thấp xâm lấn vào, về nội nhân do ăn uống không điều độ. Dù do nội nhân hoặc ngoại nhân, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thấp, nhưng cũng có khi do phong nhiệt làm tổn thương tân dịch và huyết khiến cho gân mạch co quắp gây đau.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, khi lâm sàng còn thường thấy có người vì đi ở nơi xa, không quen thủy thổ mà bị bệnh, trường hợp này có thể trở về quê hương mà điều dưỡng thì bệnh sẽ khỏi.

Tóm lại: Về nguyên nhân bệnh này có chia làm hai phương diện nội nhân và ngoại nhân, ngoại nhân là vì thấp tà nhân chỗ hư mà xâm lấn vào, và phong thủy độc lấn vào kinh lạc dồn xuống ống chân . Nội nhân do ă n uống không điều độ, Tỳ Vị bị tổn thương hoặc tân dịch và huyết kém mà gây nên, nói chung là không ngoài thấp khí  gây nên, nhưng trong đó phần nhiều là do nội nhân phát sinh ra bệnh.

 

Biện chứng

Chứng này khi mới phát người ta phần nhiều không biếtchỉ cảm thấy hai chân mềm yếu đi đứng khó hơn hoặc sưng hoặc không sưng. hoặc tê dại, hoặc rã rời hoặc co rút. Đến khi bệnh vào sâu hoặc thấy đầu đau, hoặc bụng dưới tê dại hoặc môi và ngón tay tê dại hoặc khí đưa lên suyễn cấp, hoặc chóng mặt, hoa mắt, nôn mửa, chứng trạng không nhất định. Trên lâm sàng cũng phân ra có sưng là thấp cước khí, không sưng là can cước khí.  Nôn mửa, suyễn, đầy tức là biến chứng của cước khí xông vào tâm.

1 Thấp cước khí: Chứng trạng chủ yếu là hai ống chân sưng to, thường sưng từ hai chân dần dần đến bụng dưới, nhưng ít khi sưng khắp cơ thể, eo lưng và chân nặng nề

đi đứng khó, tiều tiện không thông, hoặc tiểu gắt, mức độ tê dại của nó không nặng bằng chứng can cước khí,và rất ít khi tê lan đến bụng dưới. Nếu kèm phong và hàn thì tê dại di chuyển mà đau, lạnh, ống chân lạnh. Nếu thấp và nhiệt kết hợp vơi nhau thì hai đùi thưởng không lạnh, rêu lưỡi thường vàng nhớt, mạch thường Nhu Hoãn.

2. Can cước khí: Chứng trạng chủ yếu là hai đùi không  sưng, dần dần cảm thấy khô ráo, da nổi vẩy, đau rát hoặc tê. ăn ít, người gầy, táo bón, nước tiều vàng đỏ, phiền nhiệt, vật vã không yên. Nếu nôn khan, mạch Huyền Hoãn, lưỡi đỏ nhợt thì dễ khỏi, mạch Huyền Sác lưỡi dỏ thẫm thì khó chữa.

3. Can cước khí xung tâm: Có triệu chứng của can cước khí, thấp cước khí, nếu trong quá trình bệnh đột nhiên xuất hiện khí nghịch lên, suyễn gấp, nôn mửta không ăn, phiền khát,. tim đập mạnh, nặng thì hoảng hốt, nói năng lẫn lộn, sắc mặt tối xạm, mũi phập phồng, môi tím, đó là ác chứng của cước khí xung tâm, tử vong rất nhanh chóng. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu’ viết: "Nếu điều trị chậm thì sưng lên bụng, hoặc có sưng, hoặc không sưng, ngực sườn đầy, khí nghịch lên thì chết người". Đó là nói sự nguy hiểm của bệnh cước khí xung tâm. Vì chứng cước khí xung tâm rất dễ gây tử vong, cho nên khi điều trị chứng này, phải đề phòng biến chứng của nó.

Sách ‘Cước Khí Khái Luận’ viết: "Bệnh này tuy phát từ chân mà căn bệnh là ở bụng, cho nên nếu dưới tim thư thái dễ chiu thì dù các chứng trạng khác có nặng cũng tương đối dễ khỏi; Dưới tim căng cứng thì khó chữa. Do đó, muốn trị chứng này không cần phải hỏi ở chân, mà chỉ cần hỏi xem bụng như thế nào. Dù sưng tê khỏi hết rồi. mà bệnh trong bụng không trừ được thì tất nhiên sẽ tái phát.

Về phương diện mạch thì bất kỳ là can cước khí hoặc thấp cước khí, nói chung, mạch Hoãn là tốt, cấp là xấu, Đoản Xúc là nguy hiểm.

 

Điều Trị:: Chứng cước khí đời xưa gọi là Ủng Tật. và khí cửa phong độc thủy thấp lấn vào kinh lạc, làm chokhí bị ủng trệ không lưu thông được, vì vậy cách trị chủ yếu là phải tuyên thông. Nếu thủy khí thắng như là thấp cước khí thì chữa cần kiêm cả hóa thấp. Nếu thuộc hàn hay nhiệt thì nên xem phần nào trội hơn để điều hòa.

+ Thấp Cước Khí: Do thủy thấp ủng trệ ở bên dưới, cách chữa chủ yếu là tuyên thông,  hóa thấp. Dùng bài Kê Minh Tán hoặc bài Trừ Thấp Thang. Nếu thấp nhiệt cùng kết hợp với nhau thì cần thanh lợi thấp nhiệt,  dùng bài Phòng Kỷ Ẩm.

+ Can Cước Khí: do nhiệt nặng, dinh huyết hư, táo, nên dùng bài Tứ Vật Thang thêm Ngưu tất, Mộc qua, Hoàng bá, Tri mẫu, Mễ nhân để điều hòa phần doanh, lợi thấp và thanh nhiệt-

+ Cước Khí Xung Tâm: nên phân biệt hàn hay nhiệt mà dùng thuốc. Thuộc hàn hay thấp nặng thì nên dùng bài Ngô Thù Du Thang.  Thuộc nhiệt, nên dùng bài Tê Giác Tán.

 

Một Số Kinh Nghiệm Đơn Giản

+ Đậu đỏ, Cá chép nấu ăn (Thực Liệu Bản Thảo).

+ Cam Đậu Thang (Hắc đậu, Cam thảo, nấu lấy nước uống (Nghiệm Phương Tân Biên).

+ Hoa sinh mễ, Xích tiểu đậu, Hồng táo, nấu  ăn (Kinh Nghiệm Phương).

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán