21:44 EDT Thứ tư, 17/04/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Bệnh học » XEM THEO HỆ » BỆNH HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG

Liên hệ

LƯNG ĐAU

Chủ nhật - 12/06/2011 20:56
Lưng đau là chỉ đau vùng thắt lưng là chủ yếu, đau một bên hoặc cả hai bên, là một triệu chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng

LƯNG ĐAU

( Yêu Thống - Lumbago)

 

 

Đại cương

Lưng đau là chỉ đau vùng thắt lưng là chủ yếu, đau một bên hoặc cả hai bên, là một triệu chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng không chỉ là một triệu chứng bệnh nội khoa mà cả ngoại khoa, khoa thần kinh, phụ khoa cũng đều hay gặp. Những tổ chức vùng thắt lưng mắc bệnh hoặc bị tổn thương như cột sống tăng sinh gai đôi, chấn thương, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, lao cột sống, cơ bắp dây chằng tổn thương, viêm rễ thần kinh, viêm cơ cột sống. . . Ngoài ra, bệnh của những cơ quan nội tạng vùng bụng, hố chậu như viêm đại tràng, viêm phần phụ, u xơ tử  cung, viêm hoặc u nang buồng trứng. . . đều có thể gây đau lưng. Các chứng bệnh về thận như sỏi thận, viêm thận... cũng gây đau lưng. 

- Người bệnh bị Thận trước thân thể thường nặng, vùng lưng lạnh như ngồi trong nước nhưng lại không khát, tiểu tiện tự lợi, uống nước như thường. Đây là bệnh thuộc Hạ tiêu hoặc mệt nhọc mà ra mồ hôi, áo quần bị ướt lạnh, cảm nhiễm ngấm dần lâu ngày, từ lưng trở xuống lạnh và đau, bụng nặng như đeo vật nặng, cho uống Cam Khương Linh Truật thang (Kim Qũy Yếu Lược).

- Chứng đau lưng âm ỉ dẳng dai khó chịu đó là do Thận hư. Nếu gặp trời mưa hoặc ngồi lâu mà bệnh tăng là có thấp. Nếu thời tiết lạnh đau tăng chườm nóng giảm đau mà sợ lạnh là có hàn. Gặp nóng thì đau hoặc ưa uống lạnh, sợ nóng là có nhiệt. Tức giận mà đau là có khí trệ. Buồn sầu lo lắng mà đau là do Khí hư: Hễ lao động thì đau là khí đã suy... Nên phân tích rõ ràng nguyên nhân bệnh mà điều trị thích hợp mới khỏi (Cảnh Nhạc Toàn Thư).

 

Theo y học cổ truyền thì vùng thắt lưng là phủ của thận, vì vậy chứng đau lưng liên quan mật thiết với thâïn.

 

Nguyên Nhân Bệnh Lý

 

1- Ngoại cảm lục dâm : Phong, hàn, thử, thấp, táo hoả đền có thể xâm nhập vào cơ thể làm cho khí huyết không lưu thông gây nên đan lưng.

2. Tổn thương do  bị đánh đập, té ngã, khí huyết bị ứ trệ sinh ra đau.

3. Làm việc mệt nhọc, bệnh lâu ngày, phòng dục quá độ, thận suy, khí huyết hao tổn, kinh mạch không được nuôi dưỡng cũng gây nên đau lưng.

 

                        Biện Chứng Luận Trị

 

Biện chứng luận trị chứng đau lưng cần phân biệt hư chứng và thực chứng.

Thực chứng thường do các nguyên nhân hàn thấp, thấp, nhiệt và ứ huyết.

Hư chứng chủ yếu do thận hư.

* Thực Chứng :

Bệnh thường mới mắc, thời gian ngắn, cơ thể người bệnh khoẻ, mạch có lực.

 

1- Thể Hàn Thấp (Lưng đau cấp do cứng các cơ)

Chứng : Vùng lưng đau nhiều lúc lạnh, trở lưng khó khăn, thân lưỡi bệu, rêu trắng dày.

Điều trị : Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông lạc.

Dùng bài Độc Hoạt Ký Sinh Thang Gia Giảm (Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương) : Độc hoạt, Tang ký sinh. Tần giao, Phòng phong, Tế tân, Đương qui, Thược dược, Xuyên kbung, Địa hoàng, Đỗ trọng, Ngưu tất, Nhân sâm, Phục linh. Chích thảo, Quế tâm.

( Độc hoạt, Tang ký sinh, Tế tân, Phòng phong để khu phong tán hàn, trừ thấp; Đương qui, Thược dược, Xuyên khung hoạt huyết, thông lạc; Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất ích thận dưỡng cân (phù chính khu tà).

Trường hợp bệnh lâu ngày khí hư thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ.

 

2. Thể Thấp Nhiệt

Chứng:  Vùng thắt lưng đau kèm theo sưng nóng đỏ hoặc có cảm giác nóng bứt rứt, tiểu ít,  nước tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch Nhu Sác.

Điều trị : Thanh nhiệt, lợi thấp.

Dùng bài Nhị Diệu Tán Gia Vị (Đan Khê Tâm Pháp) : Hoàng bá, Thương truật, Đương qui, Ngưu tất, Phòng kỷ, Tỳ giải,  Qui bản.

( Thương truật, Hoàng bá để thanh thấp nhiệt; Thêm  Phòng kỷ, Tỳ giải lợi thấp;  Đương qui, Ngưu tất hoạt huyết,  giảm đau).

 

3. Thể Huyết Ứ

Chứng:  Sau kjhi vác nặng, lệch người hoặc sau một động tác thay đổi tư thế, đột nhiên đau một bên sống lưng, đau dữ dội ở một chỗ, vận động bị hạn chế, khó khăn lúc nằm ngồi,  thay đổi tư thế thì đau tăng, vùng bệnh ấn đau tăng, chất lưỡi tím thâm boặc có vết ban xuất huyết, mạch Tế Sáp.

Điều trị :

+ Hoạt huyết, hoá ứ, lý khí, chỉ thống (Nội Khoa Học Thượng Hải).

+ Hành khí, hoạt huyết, thư cân, hoạt lạc (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).

Dùng bài Thân Thống Trục Ứ Thang gia giảm.

Thân Thống Trục Ứ Thang (Y Lâm Cải Thác) : Hồng hoa, Đào nhân, Đương qui, Cbích thảo, Ngũ linh chi,  Chế hương phụ, Chích Địa long, Tần giao, Khương hoạt, Nhũ hương, Hoài ngưu tất.

(Đào nhân, Hồng hoa, Ngũ linh chi, Một dược để hoạt huyết, hoá ứ; Phối hợp với Hương phụ, Xuyên khung,  Địa long, Ngưu tất để lý khí,  thông lạc,  giảm đau; Khương hoạt, Tần giao tán hàn,  chỉ thống).

 

4. Thể Thận Hư :

- Chứng: Vùng lưng chủ yếu là tê nhức, chân gối yếu, lao động đau nhiều, nghỉ ngơi giảm nhẹ. Thường gặp nơi người lớn tuổi.

Trường hợp dương hư thì sắc mặt nhợt, chân tay mát lạnh, bụng đau thắt, sắc lưỡi nhợt, mạch Trầm, Tế. 

Nếu âm hư thì lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.

- Phép trị : Thiên về âm hư thì bổ thận, tư âm.

Thiên về dương hư thì bổ thận, tráng dương.

Bài thuốc :

* Dương hư dùng bài Hữu Qui Hoàn  (Cảnh Nhạc Toàn Thư, Q. 51).

Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Cân kỷ, Đỗ trọng, Thỏ ti tử, Nhục quế, Đương qui, Lộc giác giao.

( Bài này từ bài Thận Khí Hoàn biến hoá ra. Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Câu kỷ bổ thận âm; Nhục quế, Phụ tử ôn dưỡng thận dương; Chích thảo bổ trung, ích khí; Đỗ trọng cường tráng, ích tinh).

*  Âm hư dùng bài Tả Qui Hoàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư, Q. 51).

Sinh địa, Hoài sơn, Sơn thù, Thỏ tử, Câu kỷ tử, Ngưu tất,  Lộc giác giao, Qui bản giao.

(Thục địa, Sơn thù, Câu kỷ bổ ích can thận; Hợp với Sơn dược, Phục linh, Chích thảo để ích khí, kiện tỳ).

+ Đậu đen 100g, Đuôi heo 1 cái, rửa sạch, cắt thành miếng, nấu thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn như vậy 2-3 lần.

 

5- Lưng Đau Do Viêm Cột Sống: Vùng thắt lưng đau kèm theo sưng nóng đỏ hoặc có cảm giác nóng bứt rứt, tiểu ít,  nước tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch Nhu Sác. Đông y cho là do thấp nhiệt tích tụ gây nên.

Điều trị : Thanh nhiệt, lợi thấp.

Dùng bài Nhị Diệu Tán Gia vị (Đan Khê Tâm Pháp) : Hoàng bá, Thương truật, Đương qui, Ngưu tất, Phòng kỷ, Tỳ giải,  Qui bản.

( Thương truật, Hoàng bá để thanh thấp nhiệt; Thêm  Phòng kỷ, Tỳ giải lợi thấp;  Đương qui, Ngưu tất hoạt huyết,  giảm đau).

            Không nên vận động nhanh, mạnh như trường hợp đau lưng do lạnh. Nên vận động từ từ, nhẹ nhàng theo sự tiến triển tốt dần của khớp cột sống bị viêm.

 

Yêu Thống Phương (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Hoàng kỳ 15-30g,  Đương quy 12g, Xuyên khung 8g, Thược dược 10g, Thục địa 15g, Thăng ma 5- 8g, Ô dược 8-12g, Địa long 10g. Sắc uống.

TD: Ích khí, tráng yêu, hoạt huyết, thông lạc, điều khí, chỉ thống. Trị lưng đau các loại (bất kể do nội hoặc ngoại thương đều dùng được).

Nếu kèm hàn thấp: lưng lạnh, chất lưỡi bệu, miệng có cảm giác nhạt, thêm Uy linh tiên, Tế tân. Ứ trệ gây đau như kim đâm thêm Đào nhân. Thận dương hư tổn thêm Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Tục đoạn, Thỏ ty tử.

Kỳ Hiệu Tán (Tân Xỉ Hương Ngũ Thế Gia Truyền Bí Phương): Ngưu tất, Cam thảo, Thương truật, Ma hoàng, Nhũ hương, Một dược, Toàn yết, Cương tằm đều 36g, Mã tiền tử (sống) 30g. Trước tiên lấy Ngưu tất, Cam thảo, Thương truật, Ma hoàng, Toàn yết, Cương tằm sao cho đến khi vàng. Một dược, Nhũ hương sao với đất sét mới cho hết dầu. Mã tiền tử sao chung với một nắm đậu xanh cho đến khi đậu xanh héo đi, xát bỏ vỏ đen đi, để 2-3 ngày cho khô, sau đó sao với đất cho đến khi thuốc có mầu vàng đen. Đem tất cả thuốc trên nghiền nát, trộn đều. Mỗi lần dùng 2,5-3g. nếu 6-15 tuổi và trẻ nhỏ, mỗi lần uống 0,6-1,2g. Ngày uống một lần  với rượu hoặc nước đun sôi để nguội, lúc đói, trước khi đi ngủ. Uống xong 30 phút sau thì đi ngủ.

TD: Khứ phong, thông lạc, chỉ thống. Trị lưng và tay chân đau, toàn thân mất cảm giác (tê dại).

Ngũ Thánh Chỉ Thống Thang  (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Bạch truật 12g, Đỗ trọng (sao cho đứt tơ), Phòng phong, Đương quy, Xuyên sơn giáp (sao, đập nát) đều 12g, Hoàng tửu 60g. Sắc uống.

TD: Kiện Tỳ, ích Thận, tráng yêu, dưỡng huyết, khứ phong, thông kinh. Trị lưng đau mạn tính.

Đã dùng trị 50 ca (đa số là thanh và tráng niên), kết quả khỏi 44, chuyển biến tốt 4, không kết quả 2. Đạt  96%.

Thanh Nga Thang Gia Giảm (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Phá cố chỉ 10g, Đỗ trọng 15g, Hồ đào nhục 30g, Tiểu hồi 3g, Quy bản (sao) 30g (nấu trước), Trạch tả 10g, Nguyên hồ 10g. Sắc uống.

TD: Bổ thận, tráng yêu, hoá thấp, lý khí. Trị cơ lưng bị lao tổn.

Tráng Yêu Thang (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1990, 8): Hoàng kỳ 40g, Lộc giác sương, Bạch truật đều 20g, Đương quy, Cốt toái bổ, Bàng giải, Câu kỷ tử đều 10g, Thổ miết trùng, Một dược đều 6g, Mạch nha (sống) 15g. Sắc uống. 10 ngày là một liệu trình.

TD: Ích khí hoạt huyết, bổ Thận tráng yêu. Trị cơ lưng bị lao tổn.

Đã dùng bài này trị 152 ca, trị 1-2 liệu trình. Khỏi 114, có chuyển biến tốt 32, không kết quả 6. đạt kết quả 96%.

 

+ Rễ Nhàu, cây hoặc rễ Tô mộc đều 30g. Ngâm với 1 lít  rượu 5-7 ngày. Trước khi đi ngủ uống 10-20ml.

+ Trái Ô môi, lấy thịt trái, ngâm với 600ml rượu khoảng 5-7 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20ml.

+ Lá Nhàu, lá Ngải cứu đều 10 lá, Ngũ trảo 20g. Giã nát, xào với dấm.khi còn nóng, trải trên giấy, đậy lên một lớp vải mỏng, nằm chỗ đau lên.

+ Rễ dây Đau xương 120g, cắt thành từng khúc, sao qua, ngâm rượu 5-7 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20ml.

 

 

CHÂM CỨU

 

Châm Cứu Học Thượng Hải :

            * Cấp Tính : thông điều mạch Đốc và kinh Bàng Quang.

            Châm Nhân Trung (Đc.26) , kích thích mạnh. Châm xuất huyết Uỷ Trung (Bq.40)  và Nhiên Cốc (Th.2). Ngày 1 lần.

            * Mạn Tính: sơ thông kinh khí, thư cân hoạt lạc, châm A Thị Huyệt + Uỷ Trung (Bq.40) + Côn Lôn (Bq.60). Kích thích mạnh vùng ấn đau, có thể châm kim kích thích về nhiều hướng hoặc phối hợp với Tam Tiêu Du (Bq.22) , Thận Du (Bq.23)  và Yêu Nhãn.

Nhóm 1: Thần Đạo (Đc.11) + Tích Trung (Đc.6) + Yêu Du (Đc.2) + Trường Cường (Đc.1) + Đại Trữ (Bq.11) + Cách Du (Bq.18) + Thuỷ Phân (Nh.9) + Tỳ Du (Bq.20) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Bàng Quang Du (Bq.28).

            Hoặc Chí Thất (Bq.52) + Kinh Môn (Đ.25)  trị lưng đau cấp.

            Hoặc Thúc Cốt (Bq.55) + Phi Dương (Bq.58) + Thừa Cân (Bq.56)  trị lưng đau như gẫy.

            Nhóm 2 : Thứ Liêu (Bq.32) + Bào Hoang (Bq.53) + Thừa Sơn (Bq.57) trị lưng đau kèm sợ lạnh (Thiên Kim Phương).

Nhóm 1 : Yêu Du (Đc.2) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Trường Cường (Đc.1) + Khí Xung (Vi.30) +Thượng Liêu (Bq.31) + Hạ Liêu (Bq.34) + Cư Liêu (Đ.29).

            Nhóm 2 : Tam Lý (Vi.36) + Âm Thị (Vi.33) + Dương Phụ (Đ.38) + Lãi Câu (C.5) (Tư Sinh Kinh).

Uỷ Trung (Bq.40) [xuất huyết] + Thận Du (Bq.23) , Côn Lôn (Bq.60), đều cứu (Châm Cứu Tụ Anh).

6- Hoành Cốt ((Th.11) + Đại Đô (Ty.2) (Châm Cứu Đại Toàn).

            7- Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23)  (trị lưng đau nơi người lớn tuổi) (Châm Cứu Tập Thành).

            8- Cấp Tính : Xích Trạch (P.5) + Uỷ Trung (Bq.40) + Nhân Trung (Đc.26) + Côn Lôn (Bq.60) + Thúc Cốt (Bq.65) + Chi Câu(Ttu.6)  + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) .

             Mạn Tính : Thận Du (Bq.23) +Uỷ Trung (Bq.40) + Thái Khê (Th.3) + Bạch Hoàn Du (Bq.28)  (Châm Cứu Đại Thành).

            9- Cấp Tính : Tích Trung (Đc.6) + Thận Du (Bq.23) cứu  3 - 7 tráng + Mệnh Môn (Đc.4) + Trung Lữ Du (Bq.29) + Yêu Du (Đc.2)  đều 7 tráng.

             Mạn Tính : Chương Môn (C.13) + Yêu Du (Đc.2) + Uỷ Trung (Bq.40) [xuất huyết] + Côn Lôn (Bq.60) đều 7 tráng (Loại Kinh Đồ Dực).

            10- Thận Du (Bq.23) + Tích Trung (Đc.6) + Yêu Du (Đc.2)  đều 5 tráng (Vệ Sinh Bảo Giám).

            11- Cấp Tính : Xích Trạch (P.5) + Uỷ Trung (Bq.40) + Nhân Trung (Đc.26) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Thúc Cốt (Bq.65) + Côn Lôn (Bq.60) + Hạ Liêu (Bq.34) .

            Mạn Tính: Thận Du (Bq.23)  27 tráng + Nhân Trung (Đc.26) + Uỷ Trung (Bq.40).

            Hoặc Mệnh Môn (Đc.4) + Côn Lôn (Bq.60).

            Hoặc Chí Thất (Bq.52) + Hành Gian (C.2),

            Hoặc Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Côn Lôn (Bq.60) (Y Học Cương Mục).

            12- Xích Trạch (P.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hành Gian (C.2) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thu? Tam Lý (Đtr.10) (Châm Cứu Tụ Anh Phát Huy).

             13- Do Hàn Thấp: Thận Du (Bq.23) + Uỷ Trung (Bq.40) + Yêu Dương Quan (Đ.33) .

             Do Thận Hư: Mệnh Môn (Đc.4) + Chí Thất (Bq.52) + Thái Khê (Th.3)  (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

            14- Nhóm 1 :Thận Du (Bq.23) + Uỷ Trung + Hoa Đà Giáp Tích + Dưỡng Lão (Ttr.6) . Châm mỗi ngày hoặc cách ngày, lưu kim 15 - 20 phút. Nếu đau nhức nhiều, châm huyệt ơ? xa trước: Hậu Khê (Ttr.3), Nhân Trung (Đc.26) ... Người bệnh cư? động khớp háng trong khi châm y vê kim. Khi đỡ đau mới châm cục bộ.

            Nhóm 2 : Côn Lôn (Bq.60) + Uỷ Trung (Bq.40) + Thái Xung (C.3) + Dũng Tuyền (Th.1) + Chương Môn (C.13) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

            15- Tam Tiêu Du (Bq.22) + Khí Hải  Du (Bq.24) + Hoang Môn (Bq.51) + Thượng Liêu (Bq.31) + Uỷ Trung (Bq.40) (Trung Quốc Châm Cứu Học).

            16-  Thường dùng: Thận Du (Bq.23) + Thượng Liêu (Bq.31) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thuỷ Câu (Đc.26) + Uỷ Trung (Bq.40) +Côn Lôn (Bq.60) (Hư thì bổ, Thực thì tả ).

             Do Phong thấp: thêm Phong Phủ (Đc.16) + Phong Môn (Bq.12)  (nếu Phong nhiều), thêm Tỳ Du (Bq.20) , Âm Lăng Tuyền (Ty.9)  (nếu Thấp nhiều).

             Do Thận hư: Dương hư thêm Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) . Âm hư thêm Thái Khê (Th.3) + Chí Thất (Bq.52)  (đều bổ).

             Do Huyết ứ: thêm Nhiên Cốc (Th.2) + Uỷ Trung (Bq.40) [xuất huyết] + Cách Du (Bq.18)  [tả ] (Châm Cứu Trị  Liệu Học).

            17-  Nhóm 1 : Quan Nguyên Du (Bq.26) + Thận Du (Bq.23) + Uỷ Trung (Bq.40).

            Nhóm 2 : Bàng Quang Du (Bq.28) + Thận Du (Bq.23) + Đại Trường Du (Bq.25) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) + Uỷ Trung (Bq.40) + Túc Tam Lý (Vi.36) .

            Nhóm 3 : Ân Môn (Bq.37) + Thận Du (Bq.23) + Uỷ Trung (Bq.40).

            Nhóm 4 : Thiên Dũ (Ttu.16) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Côn Lôn (Bq.60)  (Châm Cứu Trị  Liệu Học).

            18- Mệnh Môn (Đc.4) , Hậu Khê (Ttr.3), Bể Quan (Vi.31), Ngũ Xu (Đ.27), Cư Liêu (Đ.29), Dương Phụ (Đ.38) , Tam Tiêu Du (Bq.22) , Thận Du (Bq.23) , Khí Hải  Du (Bq.24), Đại Trường Du (Bq.25), Quan Nguyên Du (Bq.26), Tiểu Trường Du (Bq.27), Địa Cơ (Ty.8), Âm Bao (C.9), Phục Lưu (Th.7) (Châm Cứu Học HongKong).

            19- Do Thận Âm Hư: Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Uỷ Trung (Bq.40) - Thận Dương Hư thêm Chí Thất (Bq.52) + Quan Nguyên (Nh.4) .

             Do Phong Hàn Thấp: Thận Du (Bq.23) , Yêu Dương Quan (Đ.33) , Uỷ Trung, Thứ Liêu (Bq.32) , Dương Lăng Tuyền (Đ.34) .

            Do ứ Huyết: A Thị Huyệt, Chi Câu(Ttu.6) , Dương Lăng Tuyền (Đ.34) , Uỷ Trung (Châm Cứu Học Việt Nam).

            20- A Thị Huyệt + Thận Du (Bq.23) + Đại Trường Du (Bq.25) + Thứ Liêu (Bq.32) (‘Giang Tô Trung Y Tạp Chí’ số 29/1985) .

            21- Vị Du (Bq.19) + Uỷ Trung (Bq.40) + Yêu Dương Quan (Đ.33) , thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Phong Phủ(Đc.16) ‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 9/1985).

+  Lưng đau Do Phong Hàn: Ôn kinh tán hàn: Phong Phủ(Đc.16) + Yêu Dương Quan (Đ.33) + Thận Du (Bq.23) + Trật Biên (Bq.54).

            Lưng đau Do Hàn Thấp: Tuyên tán thấp tà: Yêu Du (Đc.2)  +  Côn Lôn (Bq.60) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thận Du (Bq.23) .

            Lưng đau Do Thấp Nhiệt: Thanh nhiệt lợi thấp: Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Uỷ Trung (Bq.40) + Ân Môn (Bq.37) + Thái Khê (Th.3) .

            Lưng đau Do Thận Âm Hư: Tráng Thu?y: Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) + Chí Thất (Bq.52) + Côn Lôn (Bq.60).

            Lưng đau Do Thận Dương Hư: Ích nguồn cu?a Ho?a: Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) ,+Yêu Dương Quan (Đ.33),

            Lưng đau Do Chấn thương: Hoạt huyết, hành khí: Uỷ Trung (Bq.40) + Cách Du (Bq.18) + Thứ Liêu (Bq.32) + A Thị Huyệt (Thực Dụng Châm cứu Đại Toàn).

+ Theo ‘Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học’:

. Lưng đau do hàn thấp: Khứ hàn, trừ thấp, ôn kinh, thông lạc. Thận du, Ủy trung, Yêu dương quan, Dương lăng tuyền, A thị huyệt.

. Do lao tổn: Lý khí, hoạt huyết, hòa lạc, chỉ thống: châm Thận du, Thứ liêu, Ủy trung, Thận du, A thị huyệt.

. Do Thận hư: Bổ ích Thận khí, hòa lạc, chỉ thống. Mệnh môn, Chí thất, Thái khê, Ủy trung.

 

NHĨ CHÂM

Chọn dùng huyệt Yêu chùy, Đê chùy, Thận, Thần môn. Kích thích vừa.

 

ĐẦU CHÂM

Chọn huyệt Khu cảm ứng chi dưới, Khu túc vận cảm. Dùng kim dài 1,5 thốn, châm luồn dưới da, vê kim liên tục 1-2 phút.

 

THAM KHẢO

+ Dùng Áp thống điểm (A thị huyệt) trị 358 ca. Hư chứng: châm bổ; Thực chứng: châm tả; Không rõ hư thực: châm bình bổ bình tả. Kết quả: khỏi hẳn: 303 ca, có hiệu quả 29, có tiến bộ 7, không hiệu quả 19. đạt tỉ lệ 95% (Trung Y Châm cứu Tạp Chí 1982, 2 : 1, 24).

+ Châm trị 100 ca đau lưng:

. Thể hàn thấp: Thận du, Ủy trung, Yêu dương quan là chính. Phối hợp với Âm lăng tuyền, Dương lăng tuyền, Phong phủ. Châm rồi cứu. Nếu do thấp nhiệt, chỉ châm, không cứu, dùng phép bình bổ bình tả.

. Thận hư:

* Thận Dương Hư: Thận du, Mệnh môn, Chí thất, Thái khê là chính. Hợp với Khí hải, Ủy trung. Châm và cứu.

* Thận Âm Hư: Thận du, Chí thất, Yêu dương quan, Côn lôn là chính. Hợp với Hậu khê, Thứ liêu. Chỉ châm không cứu.

* Do chấn thương: Thận du, Yêu dương quan, Ủy trung là chính. Phối A thị huyệt. Châm tả. Ủy trung có thể châm ra máu.

Cấp tính, mỗi ngày châm một lần, 5 lần sau, cách ngày châm một lần. 12 lần là một liệu trình, nghỉ 5 ngày lại tiếp tục.

Kết quả: Khỏi hẳn 51; Có hiệu quả 21; có tiến bộ 15;  Không hiệu quả 7 (Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí 1985, 5 (6) : 9).

+ Châm huyệt Hoàn Khiêu trị 100 ca lưng đau. Bệnh nhân nằm nghiêng, duỗi đùi ra, sát trùng vùng châm, dùng kim dài 1,5 – 3 thốn. Châm vào sâu 1 thốn, sau khi đắc khí, kích thích mạnh 1 phút, lưu kim 10-15 phút, trong thời gian lưu kim, có thể vê kim 1-2 lần. Nếu chưa giảm đau, thêm châm ra máu huyệt Ủy trung, to bằng hạt đậu xanh lớn.  Kết quả: khỏi hẳn 82 ca, có hiệu quả 11, không hiệu quả 8. Thời gian trị 1-10 ngày (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí 1986, 4 (4) : 55).

 

BỆNH ÁN LƯNG ĐAU

(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’)

 

Hạ X, nam, 45 tuổi.

Khám lần đầu : Lưng và cột sống đau lan xuống hai bên đùi, tê dại không có cảm giác đau, khó xoay chuyển. Đây là bệnh nhân vốn hư, bị phong hàn từ ngoài xâm phạm. Điều tri nên bổ thận, khư phong, tán hàn thông lạc. Dùng Nhục thung dung 8g, Thỏ ty tử 8g, Chế phụ tử 6g, Đỗ trọng 8g, Tục đoạn 8g, Ngưu tất 8g, Tần giao 8g, Đương quy 6g, Mộc qua 12g, Hải phong đằng 8g, Quế chi 6g, Kê huyết đằng 8g, Xú ngô đồng 12g, Tang chi 12g, Hồng táo 3 trái.

Khám lần 2: Đã đỡ đau lưng và tê dại hai bên đùi. Dùng  bài thuốc trên có gia giảm chút ít. Qua 4 lần khám. Mọi triệu chứng đều khỏi hẳn.

 

2- Bệnh nhân: Thu X, nam, 40 tuổi. Thoạt tiên đau lưng như bị đâm vào vùng lưng, về đêm đau càng tăng, Sắc da nơi đau không thay đổi, ngủ không yên giấc, sắc mặt kém tươi, mạch Tế hơi Huyền. Bệnh này do tổn thương cân lạc ở thăn lưng lâu ngày không khỏi, khiến khí trệ, huyết khó lưu thông, mạch lạc nghẽn trở gây nên. Điều trị theo phép hoạt huyết hóa ứ, lý khí thông lạc. Dùng Đương qui 12g, Xích thược 12g, Hồng hoa 4g, Nhũ hương 4g, Kê huyết đằng 20g, Xuyên sơn giáp (sao) 12g, Cẩu tích 16g, Đỗ trọng 12g, Tục đoạn 12g, Thanh Nga Hoàn 12g.

- Nhận xét: Bệnh này do tổn thương cơ lưng nên thường bị đau lưng, mỗi khi bị đau, uống vài thang đơn này là kết quả. Nhưng lúc khỏi, lúc phát, khó chữa được tận gốc, lâm sàng cũng thường gặp bệnh này. bài thuốc này có thể làm viên phối hợp với Thanh Nga Hoàn, nếu uống được liên tục, có thể củng cố kết quả phòng ngừa tái phát.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán