BÀI THUỐC TRỊ HUYẾT ÁP CAO RẤT HIỆU NGHIỆM
Lương y Thích Tuệ Tâm
Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa – Huế
Bài thuốc trị cao huyết áp nầy chúng tôi đã hướng dẫn sử dụng rất hiệu nghiệm cho nhiều bệnh nhân đến điều trị tại Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa – Huế trong nhiều năm qua. Đa số dùng từ 3 – 5 ngày là huyết áp ổn định. Thời gian ổn định tương đối lâu. Nếu trường hợp huyết áp cao lại thì chỉ cần dùng thêm một vài lần nữa là ổn định lâu dài.
Ngoài ra, bài thuốc nầy còn chữa được trường hợp mở trong máu cao, xơ vữa động mạch, giảm cholesterol xấu, tiểu đường .......
Thành phần:
1. Rau cần tây 1 cây
2. Cà rốt 1 củ
3. Cà chua ( loại gần chín) 1 quả
4. Hành hương 3 củ
5. Tỏi 7 tép
Cách dùng:Tất cả rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào máy sinh tố xay nhừ, thêm một ít nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để dùng. Chia uống ngày 2 lần, uống sau khi ăn. Sau khi uống có thể ngậm viên kẹo.
Lưu ý: Trong thời gian uống phải thường xuyên theo dõi huyết áp, nếu huyết áp đã trở lại bình thường thì ngừng.
Giải thích thành phần các vị thuốc:
1.. Rau cần tây: Cần tây còn gọi cần cạn (trồng đất), cần lá to, cần thơm, cần đáng, cần thuốc. Đông y gọi dược cần (cần làm thuốc), dương khổ thái. Tên khoa học Apium gaveolens.
Thành phần hóa học của cần có protid, đường, béo, các vitamin A, B, C, P, các chất khoáng Mg, Mn, Fe, Cu, Ca, P, K, Na... và glucozit, cumarin... Chất xơ trong rau cần gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, tinh dầu có tính kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Cần tây được dùng “lọc” máu có mỡ máu cao, chữa tăng huyết áp, giảm béo, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, chống hoại huyết (chảy máu), kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả thống phong (gút), sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng. Dùng ngoài ngâm chân, chữa nứt nẻ, gội đầu sạch gầu.
Theo Đông y, cần vị ngọt đắng, the mát (có tài liệu nói lạnh), có công dụng dưỡng huyết mạch, lợi tỳ ích khí, thanh nhiệt, hạ hỏa, lợi đại tiểu tiện, tiểu đường, giảm ho và các triệu chứng quy về huyễn vựng (ngày nay thấy tương ứng chứng tăng huyết áp), khử phong thấp, vết máu bầm, tan hạch ở cổ...
Một số cách dùng cần tây
Chữa tăng huyết áp: Rau cần tây (RCT) cả cây 50g-60g sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định thì thôi.
Tiểu đường (kèm bệnh tim mạch) RCT tươi 500g, giã vắt lấy nước uống ngày 2 lần liên tục nhiều ngày.
Tiểu đường (kèm mất ngủ) rễ rau cần tây 90g, toan táo nhân 10g. Nấu nước uống.
Mỡ trong máu cao, tăng huyết áp, RCT 500g, táo đen (bỏ hạt) 250g. Nấu chín, uống nước, ăn cái.
Chữa thận dương hư, tăng huyết áp: RCT 100g, củ năng 20g, đỗ trọng 10g, thịt bò tươi 200g, các vị thái nhỏ, canh gà 300ml. Phi thơm hành dầu, cho các vị vào đảo, rồi cho nước canh gà. Đun nhỏ lửa 25-30 phút. Chia 2-3 lần ăn trong ngày, ăn nóng.
Bổ thận hạ huyết áp: RCT 100g, dâu 100g, nấm hương 30g, thịt nạc heo 100g, gừng 5g, hành 10g, muối 5g, dầu 30g. Chảo nóng cho dầu, dầu nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước canh gà 300ml. Đun nhỏ lửa 25-30 phút chia 2-3 lần ăn trong ngày.
Bổ can thận, hạ huyết áp: Cần tây 200g, táo bỏ hạt 10g, đỗ trọng (bột) 15g, gừng 5g, hành 10g, muối 5g, dầu 30g. Nồi nóng đổ dầu phi thơm gia vị. Đổ 600ml nước đun sôi rồi bỏ cần, táo, đỗ trọng, nêm gia vị, đun thêm 20-30 phút.
Chữa tăng huyết áp: RCT 100g, cải 50g, gừng 5g, hành 10g, canh gà 300g. Nấu như trên.
Bổ can thận, hạ huyết áp: RCT 200g, mộc nhĩ 30g, đỗ trọng (bột) 10g, tỏi 15g, gừng 5g, gia vị, dầu vừa đủ. Rau cần tây bỏ sau cùng xào đến tái là được.
Chú ý: Rau cần có furocoumarin nếu để lâu quá 3 tuần trong tủ lạnh chất này sẽ tăng gấp 2,5 lần, nếu ăn sẽ bị độc. Do đó chỉ nên để rau cần tây trong tủ lạnh vài ngày đến 1 tuần để được an toàn trong sử dụng.
Cà rốt có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường, giảm mỡ trong máu, phòng chống độc thủy ngân. Những người bị nhiễm độc thủy ngân nên thường xuyên ăn cà rốt.
Củ cà rốt chứa vitamin B1, B2, B6 và các chất khoáng, canxi, magiê, mangan, sắt, đồng… là những chất mà cơ thể không thể thiếu.
Chữa viêm thận: Lấy 1,5 kg cà rốt rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống ngày ba lần. Cách này cũng có tác dụng chữa cao huyết áp.
Chữa cao huyết áp: Lấy cà rốt tươi rửa sạch, ép lấy nước uống. Ngày uống hai lần, mỗi lần 100 ml.
3. Cà Chua
Theo Y học cổ truyền, Cà chua vị ngọt chua, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, chỉ khát, dưỡng âm và chân huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: nhiệt bệnh phiền khát, môi khô họng khát do vị nhiệt, can âm bất túc, hay hoa mắt chóng mặt, âm hư huyết nhiệt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiêu hoá kém, loét dạ dày, huyết áp cao… Nghiên cứu hiện đại cho thấy Cà chua rất giàu sinh tố và các nguyên tố vi lượng. Chất tomatin có trong thành phần của Cà chua có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn và nấm, vitamin P rất có ích trong việc phòng chống cao huyết áp. Gần đây, người ta còn phát hiện thấy Cà chua còn có khả năng phòng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hoá.
Cà chua 150g, Dứa150g, nước ép quả Chanh15ml. Cà chua rửa sạch, thái miếng; Dứa gọt vỏ, cắt nhỏ, ngâm trong nước muối nhạt chừng 10 phút; hai thứ dùng máy ép lấy nước rồi hòa với nước Chanh, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này ngoài công dụng bổ dưỡng còn có tác dụng phòng chống cao huyết áp, đái tháo đường và béo phì.
Cà chua 500g, rau Cần 250g, Chanh 80g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; rau Cần rửa sạch cắt đoạn ngắn; hai thứ dùng máy ép lấy nước rồi vắt thêm nước Chanh, hoà đều, chia uống nhiều lần. Đây là loại nước giải khát rất giàu sinh tố và chất khoáng, có tác dụng thúc đẩy chuyển hoá các chất trong cơ thể, bổ dưỡng và giải trừ mệt mỏi, đồng thời còn dự phòng cao huyết áp và tình trạng xơ vữa động mạch.
4. Củ hành hương |
|
5. Củ Tỏi
Các nhà nghiên cứu cho rằng, tỏi giúp phục hồi allicin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol và giảm huyết áp.
Trong vòng 20 năm qua, có hơn 700 nghiên cứu về tác dụng của tỏi. Viện Ung thư (Mỹ) phát hiện thấy tỏi giúp làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu khác kết luận tỏi hạn chế nguy cơ tắc động mạch vành và giảm nồng độ cholesterol có hại. Một công trình của Đại học Ohio (Mỹ) cho thấy, phụ nữ và đàn ông ở độ tuổi 50-80 nếu ăn khoảng 300 mg tỏi mỗi ngày trong 2 năm sẽ giảm 15% nguy cơ tắc động mạch chủ so với những người không ăn. Theo một nghiên cứu khác, tỏi có thể giết hoặc làm chậm sự phát triển của 60 loại nấm và 20 loại vi khuẩn. Nó cũng có ích với phụ nữ mãn kinh vì rất giàu oestrogen thực vật, giúp giảm nguy cơ ung thư và hạn chế những tác động của hội chứng mãn kinh.
- Tăng huyết áp: Lấy 500 g tỏi, bóc vỏ, cho 50 g muối để muối dưa. Sau 3 ngày đem ra hong khô, cho vào lọ thủy tinh ngâm với giấm ăn, cho tí đường, ngâm 2-3 ngày là dùng được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn 1-2 tép tỏi và uống một tí nước giấm ngâm tỏi. Ăn 15 ngày, nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp. Huyết áp sẽ hạ xuống một cách ổn định. Thuốc này cũng chữa viêm khí quản mạn tính và ho lâu ngày.
Lưu ý: Tỏi kỵ mật (mật ong, mật mía)
Tác giả bài viết: Lương y Thích Tuệ Tâm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn