12:37 +07 Thứ sáu, 29/03/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Châm cứu » Châm cứu học

Liên hệ

CHỌN KIM

Thứ ba - 19/07/2011 08:25

Việc dùng kim châm đã được mô tả rất kỹ trong thiên ‘CửuChâm Thập Nhị Nguyên’ (LKhu.1) và thiên ‘Quan Châm’ (LKhu.7).

Khi nói về tác dụng và hậu quả của việc chọn dùng kim, thiên “Quan Châm” đã ghi: ”Bệnh ở cạn mà châm vào sâu thì bên trong sẽ làm tổn thương đến phần cơ nhục đang lành và nơi bì phu sẽ bị ung. Bệnh chỉ đáng châm kim nhỏ mà lại châm kim to, khí sẽ bị tả quá nhiều, bệnh sẽ hại thêm...” Bệnh đáng châm kim to mà lại châm kim nhỏ, khí chẳng những không bị tả mà lại còn trở lại gây ra tệ hại hơn” (LKhu.7, 4-7).

Nhận xét này của sách Linh Khu cho thấy tầm quan trọng của việc dùng đúng hay không đúng, chọn lựa kim cho thích hợp và hậu quả tai hại biết bao nhiêu nếu không dùng đúng kim theo nhu cầu.

Sách ‘Linh Khu’ mô tả và hướng dẫn sử dụng 9 loại kim như sau:

1- SÀM CHÂM

( Thiên “Cửu Châm Thập Nhị Nguyên” ghi: “Sàm châm đầu to, mũi nhọn, dùng để tiết tả dương khí “ (LKhu 1, 53).

( Thiên “Quan Châm”: Bệnh ở vùng bì phu, không nằm ở chỗ nhất định, nên dùng Sàm châm châm vào chỗ đang bệnh” (L.Khu 7, 10).

( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: "Thứ nhất: Sàm châm, lấy phép ở cân châm, bỏ mũi đi thì thân kim còn lại là 1 thốn rưỡi, đầu mũi nhọn như mũi tên, cả cây kim dài 1 thốn 6 phân, nó chủ về trị những bệnh ở đầu và thân mình” (LKhu 78, 15).

2- VIÊN CHÂM

(Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Viên châm mũi hình như quả trứng, dùng để xoa, chùi trong khoảng phần nhục, không làm tổn thương phần cơ nhục, dùng để châm cho khí ở khoảng giữa phần nhục phải tiết ra” (LKhu.1, 54).

( Thiên ‘Quan Châm’: Bệnh ở tại khoảng phần nhục nên dùng Viên châm châm vào chỗ đang bệnh” (L.Khu.7, 12).

( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Viên châm, lấy phép ở nhữ châm, thân kim hình trụ tròn, mũi như hình quả trứng, dài 1 thốn 6 phân, chủ trị ở vùng phận nhục” ( LKhu 78, 16).

3- ĐỀ CHÂM

( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Đề châm nhọn như mũi nhọn của hạt lúa thu?, chủ về việc án lên mạch không cho bị hãm vào, nhằm làm cho kim được tiếp xúc với khí “ (LKhu.1, 55).

( Thiên ‘Quan Châm’: ‘Bệnh ở tại mạch, khí bị thiếu, cần phải được châm bổ, trường hợp này nên dùng Đề Châm châm vào các huyệt Tĩnh, Vinh thuộc các đường kinh’ (L.Khu.7, 14).

( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Đề châm, lấy phép ở mũi nhọn của hạt lúa thử, dài 3 thốn rưỡi, chủ về án lên mạch để lấy được chính khí quay về, và làm cho tà khí phải xuất ra” (LKhu 78, 17).

4- PHONG CHÂM

( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: Phong châm là loại kim 3 mặt có cạnh sắc, dùng để phát tiết tà khí, trừ cố tật” (LKhu.1, 56).

( Thiên ‘Quan Châm’: “Bệnh ở tại kinh lạc với chứng cố tý, nên dùng Phong châm” (L.Khu.7, 13). “Bệnh ở tại ngũ tạng lâu ngày: nên dùng kim Phong châm” (L.Khu.7, 20).

( Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ ghi: “Trị chứng đại tà (thực), nên dùng Phong Châm (LKhu. 75, 72).

( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Phong châm, lấy theo phép nhữ châm, thân kim hình trụ tròn, mũi thật nhọn, dài 1 thốn 6 phân, chủ về chứng ung và nhiệt, châm xuất huyết” (LKhu 78, 18).

5- PHI CHÂM

( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Phi châm là loại kim thân và mũi nhọn như mũi kiếm, dùng để châm lấy mu?” (LKhu.1, 57).

( Thiên ‘Quan Châm’: “Bệnh gây thành những vùng nhiều mu?, dùng Phi châm” (L.Khu.7, 15) - Đại tả thích là phép dùng kim Phi châm để châm vào nơi có nhiều mủ (LKhu 7, 28).

( Thiên ‘Ngọc Bản’ ghi: “ Trị ung thư (mụn nhọt)... Nếu đã thành mủ và máu, chỉ nên dùng biếm thạch và phi châm để châm lấy máu mủ là tốt nhất” (LKhu 60, 17).

( Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ ghi: “Trị ung tà nên dùng kim Phi Châm” ( LKhu. 75, 71).

( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Phi châm, lấy phép ở độ bén nhọn của lưỡi kiếm, rộng 2 phân rưỡi, dài 4 thốn, chủ về châm lấy mủ nhiều, đó là lưỡng nhiệt cùng tranh nhau vậy” (LKhu 78, 19).

6- VIÊN LỢI CHÂM

( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Viên Lợi châm to như sợi lông dài, vừa tròn vừa nhọn, giữa thân hơi to ra, dùng để châm lấy bạo khí” (LKhu.1, 58).

( Thiên ‘Quan Châm’: “Bệnh Tý khí bạo phát nên dùng Viên Lợi châm” (L.Khu.7, 16).

( Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ ghi: “Trị chứng tiểu tà (hư) nên dùng Viên Lợi Châm” ( LKhu. 75, 73).

( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Viên lợi châm, lấy phép ở ly châm, mũi kim hơi to, nhưng thân lại nhỏ, làm thế để cho dễ châm sâu vào trong, dài 1 thốn 6 phân, chủ về chứng ung và chứng tý “ (LKhu 78, 20).

7- HÀO CHÂM

( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Hào châm mũi nhọn như mũi con muỗi, khi châm thì khí sẽ đến một cách yên tĩnh, chậm chạp và nhẹ nhàng, vì vậy có thể lưu kim thật lâu nhằm dưỡng chính khí và trừ được tà khí đã gây nên chứng thống tý” (LKhu.1, 59).

( Thiên ‘Quan Châm’: “Bệnh tý khí gây thành đau nhức không hết, nên dùng Hào châm” (L.Khu.7, 17).

( Thiên ‘Nghịch Thuận Phì Sấu’ ghi: "Trẻ nhỏ thì cơ nhục mềm, huyết ít, khí nhược, châm cho chúng phải dùng Hào châm...” (LKhu 38, 17).

( Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ ghi: “Châm chứng nhiệt tà nên dùng Hào Châm” (LKhu.75, 74).

( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Hào châm, lấy phép ở lông hào mao, dài 1 thốn 6 phân, chủ về các chứng Hàn Nhiệt và thống tý ở các lạc mạch (LKhu 78, 21).

8- TRƯỜNG CHÂM

( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Trường châm mũi nhọn mà thân mỏng, có thể dùng lấy tý khí ở xa” (LKhu.1, 60)..

( Thiên ‘Quan Châm’: “Bệnh ở chỗ xa (sâu) nên dùng Trường châm” (L.Khu.7, 18).

( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: Trường châm, lấy phép ở kỳ châm, dài 7 thốn, chủ về chứng tý do tà khí vào sâu bên trong (LKhu 78, 22].

9- ĐẠI CHÂM

( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Đại châm hình như cây côn, mũi nhỏ, tròn, dùng để tả thu?y ở các khớp xương” (LKhu.1, 61).

( Thiên ‘Quan Châm’: “Bệnh thu?y thũng làm cho các khớp xương (quan tiết) không thông được, nên dùng Đại châm” (L.Khu.7, 19).

( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Đại châm, lấy phép ở Phong châm (giống như kim thứ tư), nhưng mũi nhọn hơi tròn, dài 4 thốn, chủ về chứng thủy thũng ở quan tiết không xuất ra được (LKhu 78, 23).

Tuy kinh điển chia ra tới 9 loại kim châm nhưng thực tế hiện nay hầu như chỉ còn duy trì 2 loại thông dụng nhất là Hào châm và Phong châm (Kim Tam Lăng ơng đương với Phong châm). Ngoài ra cũng còn thường dùng loại kim Mai Hoa (tương đương Thất Tinh Châm) để gõ kích thích.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán