ĐẬU THỰ 豆 薯
Pachyzhizus erosus (L) Urb.
Tên Việt Nam: Củ đậu, Củ sắn, Sắn nước (miền nam), Măn cát (Tày) MĂK-XĂM- PAU (Thái).
Tên khác: Sa cát, Địa qua.
Tên khoa học: Pachyzhizus erosus (L) Urb (Pachyzhizus anglatus Rich).
Họ khoa học: Faceae.
Mô tả: Cây thảo có thân cuốn, leo khỏe, hóa gỗ, có rễ củ nạc, có dạng như con quay lớn. Lá có 3 lá chét, lá chét hình thoi, mỏng, nhẵn, có mũi nhọn ngắn, các lá chét dưới không cân đối. Hoa màu mận khá to, xếp thành chùm dài ở nách. Quả dài hơi có lông, không cuống, có nhiều rãnh ngang ngăn thành ô, trong có 9 hạt màu hung. Hoa ra tháng 6-7. Quả tháng 9-11.
Địa lý: Cây được trồng khắp nơi trong nước để lấy củ ăn, ăn sống hoặc nấu chín.
Thu hái, sơ chế: Rễ củ thu hái khi cây tàn lụi. Hạt lấy ở những quả già phơi khô.
Phần dùng làm thuốc: Củ.
Tính vị: Vị ngọt nhạt, Tính mát.
Tác dụng: Giải khát, ích trường vị.
Chủ trị, công dụng:
+ Củ đậu tươi xát lên cho mịn da mặt. Củ đậu khô, có thể tán bột làm phấn bôi mặt và xoa rôm sẩy.
+ Hạt giã nhỏ nấu với dầu mè, để nguội, bôi chữa ghẻ, không dùng nhiều cho trẻ con.
Giải độc: Lá và hạt đều có độc, người ta thường dùng hạt Củ đậu, hạt Máu chó, quả Bồ hòn nấu chung làm dầu bôi ghẻ. Lá và hạt không được ăn để tránh nhiễm độc, rất độc đối với động vật nhai lại nhưng không độc với ngựa.
Ở Trung Quốc 1kg hạt củ Đậu giã nhỏ hoà với 200 lít nước và xà bông vào phun cây trừ rầy bông, rệp bông, sâu rau.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn