14:31 EST Thứ sáu, 08/12/2023

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Điều trị - Chữa bệnh

Liên hệ

Điều trị bệnh Phong thấp

Thứ hai - 02/04/2012 22:18
Phong thấp gặp ở các độ tuổi, nhưng thấp khớp cấp hay còn gọi là thấp tim (RAA) thì thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên nhiều hơn, các loại thấp khớp khác thì thường gặp ở tuổi trung niên, tuổi già.

Nữ giới thường mắc bệnh này nhiều gấp 2 lần nam giới. Bệnh lâu ngày nếu không chữa trị kịp thời, bệnh chuyển nặng gây ra những di chứng trầm trọng gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Đâylà bệnh toàn thân gây tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt là ở khớp xương, tim, hệ thần kinh, da, tổ chức dưới da. Bệnh thường gây đau đớn, nhất là khi thay đổi thời tiết, mùa mưa bão, ẩm thấp.

Bệnh thường có những đợt cấp tính, tái phát, và các giai đoạn ổn định, nên tùy theo từng giai đoạn diễn biến của bệnh có tổn thương chính nằm ở cơ quan nào, tiến triển đến giai đoạn nào mà có những chẩn đoán, điều trị, tiên lượng khác nhau.

Nguyên nhân theo YHHĐ: Bệnh phong thấp không phải thuộc một chứng bệnh mà  là  nhiều chứng bệnh khác nhau, liên quan chủ yếu đến hệ vận động,thần kinh ngoại biên và tuần hoàn ngoại biên như : Nếu là thấp khớp cấp (thấp tim) thì nguyên nhân là do các ổ vi khuẩn loại liên cầu trùng tan huyết nhóm A cư trú ở tai, mũi, họng gây nên dị ứng nội sinh hay các nguyên nhân khác như viêm khớp dị ứng, viêm khớp tự miễn, viêm đa khớp dạng thấp v.v..

Pháp điều trị YHHĐ: Tùy nguyên nhân mà dùng thuốc điều trị khác nhau ví dụ:

+ Thấp khớp cấp thì dùng kháng sinh kết hợp với thuốc giảm đau chống viêm như Penicillin kết hợp với Aspirin với thuốc trợ tim V.v..

+ Nếu do trường hợp viêm đa khớp khác thì dùng corticoid kết hợp với giảm đau chống viêm V.v..

Nguyên nhân theo YHCT: Bệnh do tà khí độc gây ra như phong, thấp, hàn hoặc phong, thấp, nhiệt . . .

Pháp điều trị: Tùy theo nguyên nhân mà ra pháp điều trị ví dụ:

+ Thể phong hàn thấp : Tán hàn, khu phong trừ thấp, hành khí hoạt huyết.

+ Thể phong tê thấp : Hành khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp.

+ Thể phong thấp : Khu phong, trừ thấp, hoạt huyết hành khí, tán hàn.

+ Thể thấp nhiệt : Thanh nhiệt giải độc, khu phong, hoạt huyết, lợi niệu trừ thấp.

+ Thể phong thấp do can thận âm hư : Bổ can thận, khu phong, trừ thấp, tán hàn, hành khí hoạt huyết.

Xin giới thiệu một số thể bệnh và điều trị phong thấp theo Y học cổ truyền:

I. Thể phong hàn thấp

Triệu chứng: Đau ở một khớp hoặc nhiều khớp, đau cố định, không chạy như phong thấp. Càng lạnh càng đau. Đau nhiều về đêm. Các khớp khó co duỗi. Chân tay lạnh, da lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch khẩn, đại tiện thường lỏng.

Bài 1:

Thương nhĩ tử (sao)           16g

thiên niên kiện                  10g

rễ cà gai leo                       16g

rễ tất bát                             12g
Rễ cỏ xước                          16g

nam tục đoạn         16g

ngải diệp (sao)       16g

quế chi                    10g

trần bì                     10g

thổ phục linh         20g

 

 

Cách dùng: Đổ xâm sấp nước sắc đặc đun nhỏ lửa còn 1 bát, uống ngày 2 lần / thang.

Bài 2:

Nam tục đoạn         16g

kinh giới                 16g

kê huyết đằng        16g

độc hoạt                  12g

cỏ xước                   16g

thủ ô chế                16g

bưởi bung               16g

ngũ gia bì                16g

Nhục quế                 10g

thiên niên kiện      10g

xuyên khung          12g

chích thảo              10g

 

Cách dùng:Đổ xâm sấp nước, sắc đặc đun nhỏ lửa còn 1 bát, uống ngày 2 lần / thang.

II. Thể phong tê thấp

Triệu chứng: Đau nhức nặng nề, da thịt tê bì, đi lại chậm chạp khó khăn, đau dai dẳng, nhận biết cảm giác bị giảm. Nếu bệnh nặng có thể bị tê liệt một bên cơ thể. Trường hợp này mạch nhu hoãn.

Bài 1:

Tang ký sinh           16g

phòng phong           12g

kinh giới                 16g

tất bát                     12g

huyết đằng              16g

tế tân                       6g

ngũ gia bì                16g

xuyên khung          12g

độc hoạt                  12g

hà thủ ô (chế)        16g

cam thảo                 10g

thiên niên kiện      10g

 

Cách dùng:Đổ xâm sấp nước, sắc đặc đun nhỏ lửa còn 1 bát, uống ngày 2 lần / một thang.

Bài 2:Bài thuốc chườm

Ngải diệp và lá cúc tần, mỗi thứ một nắm sao rượu, khi còn đang nóng chườm vào nơi đau.

Công dụng:giảm đau, chống viêm, thông kinh hoạt lạc, phục hồi chức năng sinh lý cho xương khớp.

III. Thể phong thấp

 Triệu chứng:Các khớp và thân thể đau nhức, đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia, các khớp khó cử động, cơ thể phát sốt, toàn thân mệt mỏi, thích nằm, mạch phù.

Bài 1:

Rễ xấu hổ:               16g

thiên niên kiện:     10g

huyết đằng:            16g
ngũ gia bì:               12g

thổ phục linh:        20g

độc hoạt:                16g

nam tục đoạn:        16g

 

Cách dùng:Đổ xâm sấp nước, sắc đặc đun nhỏ lửa còn 1 bát, uống ngày 2 lần / thang.

Bài 2:

Hy thiêm                  16g

cỏ xước                   16g

rễ bưởi bung          10g

kinh giới                 16g

thương nhĩ             16g

tang ký sinh           16g

thiên niên kiện      10g

phòng phong           12g

 

Cách dùng:Đổ xâm sấp nước, sắc đặc đun nhỏ lửa còn 1 bát, uống ngày 2 lần/thang.

IV. Thể thấp nhiệt

Triệu chứng:Các khớp sưng, nóng, đỏ, đau (hay xuất hiện đối sứng), cự án ngày nhẹ đêm nặng, co duỗi cử động khó khăn, sốt, ra mồ hôi, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ nước tiểu vàng, mạch hoạt sác.

Phương thuốc:

Bài 1:

Hy thiêm                  16g

Ngưu tất                   12g

Huyết dụ                  10g

Kê huyết đằng        12g

Sinh địa                   12g

Thổ phục linh         16g

Nam độc lực           10g

Rễ cây cà gai leo 10g

Rễ cây cúc áo         10g

 

Cách dùng:Đổ xâm sấp nước, sắc đặc đun nhỏ lửa còn 1 bát, uống ngày 2 lần/thang.

Bài 2:Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm:

Quế chi        8g

Bạch thược 12g

Cam thảo     6g

Ma hoàng    8g

Liên kiều     12g

Tri mẫu        12g

Bạch truật   12g

Phòng phong 12g

Kim ngân hoa 16g

 

* Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. YHCT gọi là thấp nhiệt thương âm :

Pháp điều trị:Bổ âm thanh nhiệt, khu phong trừ thấp. Có thể dùng bài 2, bỏ quế chi, thêm các thuốc dưỡng âm thanh nhiệt như Sinh địa, Huyền sâm. Địa cốt bì, Sa sâm, Miết giáp, Thạch hộc...

* Nếu các khớp có biến dạng, teo cơ, dính cứng khớp, Đàm ứ ở kinh lạc.

Pháp điều trị:Nếu còn sưng đau các khớp: Khu phong, thanh nhiệt trừ thấp thêm các thuốc trừ đàm.

Bài thuốc:Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm:

Quế chi                    8g

Bạch thược             12g

Cam thảo                 6g

Ma hoàng                8g

Liên kiều                 12g

Đào nhân                 8g

Hồng hoa                 8g

Xuyên sơn giáp      8g

Tri mẫu                    12g

Bạch truật               12g

Phòng phong           12g

Kim ngân hoa         16g

Nam tinh chế          8g

Bạch giới tử sao     8g

Cương tàm               12g

Cách dùng:Đổ xâm sấp nước, sắc đặc đun nhỏ lửa còn 1 bát, uống ngày 2 lần/thang.

V. Thể phong tê thấp do Can Thận hư

Triệu chứng:Triệu chứng tương tự như thể Phong, Hàn, Thấp nhưng thiên về hàn tý kèm thêm triệu chứng về can thận hư như đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện đêm nhiều lần, mạch trầm tế, đau nhức mỏi các khớp đau di chuyển. Đau nhiều về đêm. Các khớp khó co duỗi. Chân tay lạnh, da lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch khẩn, đại tiện thường lỏng.

Phương thuốc:Độc hoạt tang ký sinh gia giảm.

Gia thêm thuốc bổ thận dương như Tục đoạn, Thỏ ty tử, Ba kích, Đỗ trọng, Bổ cốt chỉ, Cáp giới ( tắc kè)

Độc hoạt                    12g

Đỗ trọng                     16g

Phục linh                   16g

Tế tân                         8g

Tang ký sinh             24g

Phòng phong             12g

Bạch thược                16g

Xuyên khung             12g

Ngưu tất                     16g

Tần giao                     12g

Địa hoàng                  24g

Đảng sâm                   16g

Quế chi                      4g

Đương qui                  16g

Chích thảo                 4g

Cách dùng:Đổ xâm sấp nước, sắc đặc đun nhỏ lửa còn 1 bát, uống ngày 2 lần/thang.

* Bài thuốc dân gian điều trị phong thấp

Bài 1:Phương thuốc

Sinh địa                   20g

hà thủ ô                   20g

cỏ xước                   12g

cốt khí                     10g

huyết đằng              12g

cốt toái bổ              12g

hy thiêm                  12g

bồ công anh            12g

thiên niên kiện      10g

dây đau xương       10g

phòng đẳng sâm     20g

 

Cách dùng:Đổ xâm sấp nước, sắc đặc đun nhỏ lửa còn 1 bát, uống ngày 2 lần/thang.

Bài 2:Phương thuốc

Thương truật:                      28g

Nam uy linh tiên (sao vàng):24g

Trần bì (sao vàng):               12g

Ô dược:                                24g

Nam mộc thông:                 24g

nam sâm (sao vàng):         20g

đại táo:                                20g

hậu phác:                  12g

nam mộc hương:      12g

huyết giác:                8g

chi tử (sao đen):       8g

hạt mã đề:                 8g

cam thảo:                  8g

xuyên quy:                12g

Cách dùng:Đổ xâm sấp nước, sắc đặc đun nhỏ lửa còn 1 bát, uống ngày 2 lần/thang.

* Tùy theo chứng bệnh có thể gia giảm:Mang thai: bỏ mộc thông, hạt mã đề và ô dược. Tức ngực, đầy hơi: tăng ô dược lên 32 g. Đại tiện táo: tăng chi tử lên 12 g. Tiểu tiện ít, nước vàng: tăng hạt mã đề 32 g và mộc thông 32 g. Tay chân phù thũng: tăng mộc thông 32 g, mộc hương 12 g, hạt mã đề 12 g. Chân tay tê bì, giá lạnh: tăng Thương truật 32 g, huyết giác 10 g. Nóng sốt, khát nước: thêm cát cánh 12 g. Thấp nhiệt, ngứa lở: thêm kim ngân hoa 20 g, liên kiều 12 g, cát căn 8 g, bỏ vị huyết giác. Tim yếu, khó ngủ: thêm táo nhân sao đen 12 g, phục thần 12 g, cát căn 4 g, bớt huyết giác 4 g.

Tác giả bài viết: TTƯT BSCK II Nguyễn Hồng Siêm Chủ tịch Hội Đông Y TP Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán