16:10 ICT Thứ ba, 22/04/2025

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thư viện Đông y » HUYẾT CHỨNG LUẬN

Liên hệ

HUYẾT HẠ HÀNH (PHẦN 1)

Thứ hai - 04/07/2011 14:45

CHƯƠNG II.

HUYẾT HẠ HÀNH.

1.TIỆN HUYẾT.

 

Đại tràng là cơ quan truyền tống hóa vật đi ra vậy. Là nơi đại tràng hạ những hóa vật của tỳ vị làm cơ quan truyền đạo của trung cung nên gọi là địa đạo, là lối ra của trung cung, kinh này cùng với phế làm biểu lý, phế là thanh kim, đại tràng là táo kim, trong ngũ hành vốn là một nhà, cho nên xem mạch có thể xem đại tràng ở bộ phế.

Sở dĩ đại tràng truyền tống được là nhờ ở khí, khí thì chủ ở phế, không chỉ một đại tràng nhờ phế khí để truyền tống, để tiểu tiện cũng nhờ phế khí để hóa hành, đây là chức năng của phế kim trị tiết mà đại tràng khí hóa cũng hợp với phế kim, cho nên chữa bệnh đại tràng phần nhiều chữa phổi.

 

Bộ vị của đại tràng ở hạ bộ, hạ bộ lại do thận giữ gìn. Nội kinh nói: “Thận khai khiếu ở nhị âm”. Lại nói thêm rằng: “Thận là cửa ngõ của vị”, cho nên phảilà thận âm đầy đủ thì đại tràng mới nhuận nhàng.

 

Quyết âm can mạch lại chạy quanh ở hậu âm, đại tràng với bào thất lại cùng ở một chỗ, cho nên can kinh với đại tràng cũng có quan hệ với nhau, vì thế bệnh của đại tràng có khí bởi trung khí hư hãm thấp nhiệt dồn xuống, có khi bởi phế kinh đem nhiệt truyền cho đại tràng, có khi bởi kinh huyết nhiệt chảy vào đại tràng liên lạc với các tạng vậy.

 

Nhưng các bệnh đem lại từ các tạng mà sinh ra, đến như bệnh ở đại tràng thì không thể trở về các tạng khác, vậy trước tiên phải trị đại tràng để trị tiêu. Sau khi trị các tạng để thanh nguồn gốc, cho nên bệnh khỏi mà lâu ngày không tái phát lại, trị tiêu (trị ngọn).

 

Trước ra huyết rồi sau ra phân tiện là huyết, gần là huyết tụ ở đại tràng, cách gian môn gần cho nên gọi là huyết gần, bệnh này có 2 chứng.

Tạng độc hạ huyết.

Tràng phong hạ huyết.

 

1.1.Tạng độc hạ huyết:

 

Chứng tạng độc thì giang môn sưng cứng đau đớn chảy máu giống như trĩ mạch lươn. Ông Trọng Cảnh dùng Xích tiễn đậu đương quy tán làm chủ, lấy mầm xích đậu để sơ uất, Đương quy để hòa huyết, Xích đậu tính hay lợi thấp, mọc mầm sắc đỏ, thời vào huyết phận, dùng để giải trừ thấp nhiệt. Đương quy nhuận hoạt dưỡng huyết để tư nhuận cho đại tràng thì không bị táo bón. Ong Trọng cảnh mới hơi tỏ manh mối cho biết là trị tạng độc thì phải lợi thấp nhiệt, hòa huyết mạch vậy. Không phải bảo rằng ngoài hai vị thuốc này không còn phép nào trị tạng độc, tôi đem thuốc này giải rõ ra.

 

Nếu sưng nhiều đau nhiều, đại tiện không thông nên dùng Giải độc thang, lấy Phòng phong, Chỉ xác để sơ khí, tức là nghĩa của Xích đậu nha, lấy Đại hoàng, Xích thược để hoạt huyết là ý nghĩa của ông Trọng Cảnh dùng Đương quy.

 

Nếu đại tiện không táo bón, sưng đau không nhiều quá, không cần phải dùng thuốc nặng, thì dùng Tứ vật thang gia Địa du, Kinh giới, Hòe giác, Đan bì, Hoàng cầm, Thổ phục linh, Địa phu tử, Ý dĩ, Binh lang. Tứ vật thang tức là dùng Đương quy dưỡng huyết, còn các vị thuốc gia vào tức là dùng Mầm Xích đậu sơ lợi thấp nhiệt mà giải uất vậy.

 

Ong Trọng Cảnh dùng dưỡng huyết sơ uất nay sợ rằng thấp nhiệt khó giải, cho nên chuyên dùng các vị thanh nhiệt. Muốn chỉ huyết thì dùng thạch khôi tán.

 

Chứng tạng độc lâu ngày không khỏi thì phải chữa vào can vào vị, huyết do can giữ, tràng là cửa của vị, nếu vị không đem thấp nhiệt cho tràng thì theo đâu mà kết thành tạng độc, huyết phận của can nếu không có phong hỏa thì không bức bách ở giang môn.

 

Chữa vị nên thanh vị tán gia Ngân hoa, Thổ phục linh, Phòng kỷ, Hoàng bá, Ý dĩ, Xa tiền thăng thanh giáng trọc để thấp nhiệt ở dương minh không rót xuống thì tạng độc tự khỏi vậy.

 

Chữa can nên dùng Long đảm tả can thang, Tiêu dao tán.

 

Lại có chứng phế kinh đem nhiệt truyền cho đại tràng mà bệnh lâu ngày không khỏi, mạhc hiện ra thốn bộ phù, sác, hồng, sáp, miệng khát, đái vàng, khái nghịch. Dùng Nhân sâm thanh phế thang lấy Ô mai, Túc xác để thu liễm phế khí, còn các thuốc thì an phế mà phế không đem nhiệt cho tràng vậy. Nếu bỏ hai vị này mà dùng Bạc hà, Cát cánh thì là giải tán, phải tùy người mà biến hóa vậy.

 

2.Tràng phong hạ huyết.

 

Giang môn không sưng không đau mà chỉ hạ huyết thôi, tạng độc thì hạ huyết đục, tràng phong thì hạ huyết trong, sách của Trọng Cảnh không có tên Tràng phong, nhưng trong Thương Hàn Luận có nói rằng: “Bệnh ở thái dương lấy lửa mà công, không được phát hãn, bệnh nhân tất nhiên phát táo mà tất nhiên không khỏi ỉa ra máu.”.

 

Bệnh ở kinh thái dương mà hạ ra nếu mạch phù hoạt thì tất nhiên hạ huyết. Hai điều trên đều nói về kinh thái dương, ngoại tà hãm vào trong hạ huyết. Thương Hàn Luận lại nói thêm rằng: “Bệnh kinh dương minh hạ huyết mà nói sảng là nhiệt nhập huyết thất”. Thiên Quyết âm nói rằng: “Nếu Quyết mà ẩu, ngực sườn đầy thì về sau tất nhiên hạ huyết”, đây tức là tràng phong hạ huyết vậy.

 

Tràng ở hạ bộ, phong theo đâu mà vào?. Có phong là vì: Ngoài thì phong tà kinh thái dương truyền vào dương minh ghé có nhiệt mà hạ huyết, trong thì Quyết âm can mộc hư nhiệt sinh phong, phong khí chiến động mà hạ huyết.

 

Phong là dương tà lây ngày hóa hỏa, trị hỏa tức là trị phong. Phàm trị chứng tràng phong hạ huyết đều lấy Thanh hỏa dưỡng huyết làm chủ, hỏa thanh thì huyết yên mà phong thự tắt vậy.

 

Trong sách Thọ Thế Bảo Nguyên dùng Hòe giác hoàn để trị các chứng tràng phong mà chưa nói rõ nghĩa ra. Tôi bảo phương này Kinh giới, Phòng phong là trị phong ở thái dương va dương minh truyền vào, Ô mai, Xuyên khung là trị phong do can mộc động ở trong, còn các vị thuốc khác yên huyết thanh hỏa để thành công, cho nên được hiệu nghiệm.

 

Nhưng ngoại phong ghé nhiệt phải được ý của bài Cát căn Hoàng liên hoàng cầm thang để tà hãm ở bên trong đi lên mà suốt ra ngoài, không bị bức bách xuống thì bệnh khỏi vậy.

 

Phép trị bệnh trên cao thì nén xuống, ở dưới thì cất lên, thổ nục thì cần phải giáng khí, hạ huyết thì cần phải thăng cử lên vậy. Thăng cử không phải là thang Bổ trung ích khí khai đề lên, sơ phát ra đều là thăng cử. Bài Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang gia Kinh giới, Đương quy, Sài hồ, Bạch thược, Hòe hoa, Địa du, Cát cánh.

 

Nếu can kinh phong nhiệt quấy động ở bên trong mà hạ huyết thì thấy trướng sườn bụng, trướng đầy, miệng đắng hay giận hay kiêm hàn nhiệt, nên dùng Tả thanh hoàn, Tiêu dao tán, Tiểu sài hồ đều có thể gia giảm mà chữa.

 

Nhận xét: Can phong mà hay hạ huyết là cớ gì?. Can chủ huyết, huyết thất lại ở trong khoảng đại tràng và bàng quang. Cho nên nhiệt vào huyết thất có chứng tiểu tiện hạ huyết, trong có tích huyết, có chứng đại tiện sắc đen, vì can huyết phạm lên trên theo trọc đạo thì thổ huyết, theo thanh đaọ thì nục huyết. Can huyết hạ hãm xuống theo thanh đạo thì xỉ huyết, theo trọc đạo thì hạ huyết.

 

Can là tạng phong mộc mà chủ tàng huyết, phong động thì huyết không được tàng mà có chứng tràng phong hạ huyết. Mấy phương trên đủ sức bình đi hặoc dùng Tế sinh ô mai hoàn cũng tốt, dùng Ô mai để liễm can phong lại, dùng Cương tằm để làm tắt can phong đi, phong bình hỏa tắt mà huyết tự nhiên vậy.

 

Nhưng can phong động huyết, nên được ý của bài Bạch đầu ông thang để thanh hỏa tiêu phong thì có lực lượng hơn, hay dùng Tứ vật thang hợp Bạch đầu ông thang để kiêm bổ huyết, trị phong trước trị huyết, huyết hành phong tự diệt là như thế vậy.

 

Nếu không có Bạch đầu ông thì dùng Sài hồ, Thạch cao, Bạch vi thay vào Tang ký sinh nhờ phong khí mà sinh thay, cho Bạch đầu ông càng tốt.

 

Lại nói thêm rằng: Can kinh mà hoành hành là bởi phế kinh không bình được mộc vậy, phế với đại trường lại cùng là trong ngoài, mượn trị phế kinh để trị can kinh cũng là một phép trị tốt.

 

Hư thì dùng Nhân sâm thanh phế thang.

 

Thực thì dùng Nhân sâm tả phế thang.

 

Phàm hai chứng tràng phong và tạng độc hạ huyết quá nhiều, âm phận bị vơi kém, lâu ngày mà không khỏi thì thận kinh bị hư. Nên dùng Tư âm tạng liên hoàn mở cửa thận âm để thông nốt đến đại tràng rất là tốt. Hay dùng Lục vị hoàng gia Nhục thung dung, Hòe giác.

 

Trước ra phân tiện sau ra huyết là huyết xa là nói rằng: Huyết ở trong dạ dày cách giang môn xa, cho nên ra phân tiện rồi thì huyết mới xuống, vì thế gọilà huyết xa, người xưa bảo rằng là âm kết hạ huyết, chủ dùng Hoàng thổ thang. Hoàng thổ thang đặt tên thang thuốc là chỉ rõ tính này, bởi vì trung cung không giữ, huyết không giữ được mà hạ xuống, dùng Phụ tử là vì dương khí hạ hãm, nếu không dùng Phụ tử thì không thể nào cất lên được. Sử dùng Hoàng cầm là vì huyết hư thì sinh hỏa nên dùng Hoàng cầm để thanh hỏa. Ong Trọng Cảnh dùng phương này lả để ôn ấm trung cung, ấm tỳ vị, dùng Hoàng cầm để giúp Phụ tử để không bị táo nhiệt khỏi thương âm huyết.

 

Ong Phổ Minh Tử bảo rằng: Chứng này thì mạch tế vô lực, môi nhạt miệng hòa (không ráo, không khô), tứ chi giá lạnh. Dùng Lý trung thang gia Quy, Thược hay Quy tỳ thang, Thập toàn đại bổ thang.

 

Thời nay phần nhiều dùng Bổ trung ích khí thang để thăng đề lên đều là dụng ý của thang Hoàng thổ.

Phàm trung thổ không thể nhiếp huyết được, mấy phương này có thể tùy theo bệnh mà dùng. Nhưng ông Trọng Cảnh dùng thuốc ấm kiêm dùng thuốc mát vì biết rằng huyết mà không được yên, phần nhiều do hỏa quấy nhiễu, khi khí thực thì phạm lên trên, khí hư thì hãm xuống dưới, các thầy thuốc đời nay chỉ dùng thuốc ôn bổ cà thăng đề, tuy rằng được phép trĩ khí hư mà chưa được phép trị huyết quấy, tôi đem ý của ông Trọng Cảnh phân biệt mà nói ra rằng:.

 

Nếu âm hư hỏa vượng, tráng hỏa hại khí, tỳ âm hư tổn mà phế khí táo, mất quyền liễm nhiếp huyết, dùng Nhân sâm thanh phế thang.

 

Nếu can kinh nộ hỏa, phế kinh ưu uất mà huyết không tàng nhiếp được, dùng Quy tỳ thang gia Mạch đông, Ngũ vị, A giao, Sao chi ( Sơn chi sao). Hay dùng Đan chi tiêu dao tán gia A giao, Tang ký sinh, Đia du. Đấy là ý nghĩa của Hoàng thổ thang dụng Hoàng cầm.

 

Nếu do hư tổn bất túc, hạ huyết quá nhiều, tỳkhí không bền, thận khí không mạnh, sắc mặt xanh xao vàng vọt, chân tay giá lạnh, luc mạch vi nhược hư phù. Nên đại bổ ba kinh can tỳ thận. Dùng Nhân sâm dưỡng vinh thang bổ tỳ, Giao ngãi tứ vật thang gia Ba kích, Cam thảo để bổ can. Đoạn hồng hoàn để bổ thận, đây là nghĩa của Hoàng thổ thang dùng Phụ tử, nếu theo đó mà suy rộng ra thì có rất nhiều biến hóa, bút mực không thể nào tả hết được.

 

Tôi xét rằng chứng này không khác gì chứng băng lậu của phụ nữ. Chứgn băng lậu thuộc về hư hãm, chứng này cũng thuộc hư hãm, chứng băng lậu thuộc hư hãm mà kiêm có hư nhiệt vì huyết của đàn bà có kinh, huyết của con trai cũng có kinh, cùng là huyết đã ly kinh tiết xuống mà ra, cho nên bệnh ttình cũng giống nhau, nhưng mà lổ chảy ra thì hoàn toàn có khác nhau. Chứng băng lậu ra từ tiền âm, nên phần nhiều trị can để hòa huyết thất, còn chứng tiện huyết ra từ hậu âm, nên chuyên trị phế thận để cố đại tràng. Thận chủ về hạ tiêu, chủ hóa khí đi lên, thận đủ thì khí không hãm xuống.

 

Phế với đại tràng cùng biểu lý với nhau, phế khí thâu liễm thì tràng khí bền chặt, thầy thuốc nên biết lẽ này, mà lại tham khảo dùng phép trị băng tung thì đủ hết các phép điều trị.

Xét chứng này với chứng thổ nục là huyết bạch, song một thì khí đi lên, một thì khí đi xuống, cho nên phép trị hư thực hơi có khác nhau.

 

2.TIỆN NUNG. (ỉa ra mủ, tương tự như là mủ chuối).

 

Tiện nung có hai chứng là nội ung và kiết lỵ.

 

2.1.Nội ung.

 

Ơ thượng tiêu, trung tiêu nung đã vở ra thì mữa ra mủ, ở hạ tiêu hay thiếu phúc ung, tiểu tràng ung, hiếp ung, can ung thì mủ máu đều theo đại tiện mà tả ra. Khi ung mới phát khởi thì bộ phận đó nhoi nhói đau trướng đầy, mạch trầm hoạt sác, bệnh nặng thì như dao cắt, bệnh ung mới phát khởi thì miệng khát nước. Đại phàm (tất cả) huyết tích lại đều là phát khát, ung mới phát khởi thì huyết ngưng tụ lại, cho nên phát khát nước, lúc bấy giờ phải kịp đoạt huyết đi thời không gây thành nung.

Để khỏi được sự nguy hiểm vì mụn vở ra, dùng Đan bì thang gia Nhũ hương, Một dược, Sài hồ, Kinh giới, Xuyên sơn giáp.

Nếu máu đã hóa thành mủ, dùng Xích tiễn đậu dĩ nhân thang trục thủy tức là bài nung.

Sau khi mụn vở rồi thì thuộc hư, nên bổ dưỡng để sinh cơ, dùng Bát trân thang, nên tham khán môn thủ nung cho rõ thêm.

 

Khách hỏi: “huyết tích thì làm sao mà biến thành nung”.

 

Đáp rằng: Huyết là âm chất theo khí mà vận hành, khí thịnh thì huyết đầy, khí suy thì huyết hết, khí ngừng thì huyết trệ, khí lên thì huyết lên, cho nên huyết đi được là nhờ khí vận đi, đến ứ huyết mà vận đi cũng là nhờ khí hành đi.

 

Huyết ứ ở trong kinh lạc tạng phủ đã không có chân để đi, cũng không có cửa mà ra, chỉ nhờ khí vận đi để theo màng mở ra tràng vị, dau đó theo đại tiện mà ra. Vậy khí hành mà huyết không thể lưu lại được.

 

Nếu khí không vận đi mà trái lại cùng với huyết kết lại, khí bị huýêt uất lại thành đau, huyết bị khí chưng mà hóa thành ung. Nay đem ngoại chứng để so sánh, khi khí thịnh thì ung sang dễ thác hóa, khí hư thì ung sang khó thác hóa ra nung, khí tức là thủy, khí đến thì thủy đến, cho nên huyết theo khí hóa là theo hình của thủy mà biến ra nung, vết thương cũng theo thủy mà hóa ra nung, thủy là chất của khí, huyết theo khí hóa là như thế. Cho nên té ngã mà tích huyết được khí hóa thì chỗ sưng đau hóa thành nung, nếu không được khí hóa thì chỗ sưng vẫn là huyết, mà ta biết rằng huyết là khí, khí vận huyết là như thế.

 

Phàm trị bệnh huyết phải điều khí để khí không làm bệnh cho huyết, mà làm dụng cho huyết, như thế mới được.

2.2.Kiết kỵ.

 

Chứng kiết lỵ tiện nung là chứng hiện ra đi ỉa mót rặn, muốn ỉa nhưng không thể ỉa được, hoặc trắng hay đỏ, hay nữa trắng nữa đỏ, hay hạ lỵ cáu đục, đều không phải là nung mà giống như nung vậy.

 

Ơ trong tràng vị ngoài cặn bã ra, chỉ hơi có màng mỡ và thủy dịch mà thôi, màng mỡ thuộc về huyết phận, thủy dịch thuộc về khí phận, bệnh khí phận thì thủy lẫn vào làm bạch lỵ, còn bệnh huyết phận thì huyết nhiễu vào mà làm thành xích lỵ, nếu khí huyết đều bệnh thì nửa trắng nữa đỏ.

 

Vì lý do nào mà gây thành nung?. Vì độc tụ ở tràng vị đem thủy dịch màng mỡ của tràng vị chưng hóa thành nung hoặc ỉa ra như dưa thối hoặc như nước nhà dột, đấy là sự nguy hiểm, có thể làm nát tràng vị không khác gì ung sang vỡ nát ra, đấy không phải là phép tầm thường để chữa được. Tôi nay mượn phép của Trọng Cảnh để làm chứng, Trọng Cảnh có nói rằng: “Bệnh kinh dương minh, mạch sác, hạ không ngừng, ắt ghé có nhiệt mà ỉa ra máu mủ”. Bệnh kinh thiếu âm ỉa ra máu mủ nên thích. Bệnh kinh quyết âm mạhc sác mà khát, ắt ra máu mủ vì có nhiệt vậy.

 

Trên đây tuy không phải là phương thuốc, song nói rằng nên thích, nói rằng có nhiệt, đã bảo nhân phép tả thấp thanh nhiệt, nên dùng Phòng phong thông thánh tán bỏ Ma hoàng, Mang tiêu gia Xích đậu, Phòng kỷ là đại tể tả thực bên trong và bên ngoài, còn Địa du tán là thuốc thường thanh nhiệt.

 

Ong Trọng Cảnh lại phát biểu thêm: “Bệnh kinh thiếu âm ỉa ra máu mủ, dùng Đào hoa tán”, phương này ốm chát, dường như với lời nói nên thích, có nhiệt rất là xa xôi. Chẳng biết rằng bệnh đã lâu ngày thì nhiệt theo máu mủ mà tả đi, bệnh thực mà biến thành hư, xem chứng ung nung sau khi đã vỡ rồi thì thuộc hư tổn, thì biết rằng tiện nung huyết lâu ngày thì thuộc chứng hư, ví như thiên thời mới thì nắng gắt, chớp mắt thì gió sương lạnh lẽo, người đang mặc áo mỏng đều phải thay đổi mặc áo dầy vậy. Phương chỉ huyết dịch ở trong tràng vị đã hóa thành nung, sợ rằng hoạt thoát cho nên chủ dùng Đào hoa tán, ấm chát để điều bổ vào, uống một lần khỏi, còn thừa không nên uống nữa, ý của ông Trọng Cảnh bảo rằng đây là phép cố thoát cấp thời vậy.

 

Sau khi đã chỉ rồi nên tẩy trừ bệnh còn lại, đừng lấy vị chát để hại khí, đừng lấy vị ráo để hại âm, vì nung huyết là bệnh hại âm cho nên một lúc huyền nghi dùng Can khương về saukhông nên uống nhiều.

 

Tôi suy ý ấy ra, xét rằng sau khi bệnh đã chỉ rồi, có hư nhiệt thì dùng Tiêu dao tán, Quy tỳ thang gia Sài hồ, Sơn chi, Mạch đông, Hoa phấn, đó là ý bắt chước Đào hoa thang dùng gạo nếp.

 

Xét rằng sau khi bệnh đã chỉ rồi mà có hư hàn, dùng Lục quân tử thang gia Đương quy, Bạch thược, Can khương. Hay Nhân sâm dưỡng vinh thang. Đó là ý bắt chước của Đào hoa thang dùng Can khương.

 

Ong Thành Vô Kỷ chú Đào hoa thang có nói rằng: “Dương chứng trong đó có nhiệt thì trào ra máu tươi, âm chứng trong có hàn thì hạ ra máu tía như gan heo”. Thì biết rằng Đào hoa thang là phương trị âm chứng.

Chỉ lấy màu sắc của huyết mà phân chia ra âm dương thì chưa có đích xác, vì sắc không đủ làm bằng chứng. Phàm chứng lỵ nên xét rằng mạch vi, trầm trì, chân tay lạnh lẽo, đau bụng thích nắn, môi nhạt, miệng hòa là âm chứng. Dùng Phụ tử lý trung thang gia Đương quy, Bạch thược, Mộc hương. Đây là bổ cho Đào hoa thang chưa được đủ.

 

Nếu tiêu khát, miệng nóng, bụng ngực trướng đầy, cứng rắn, chối nắn là nhiệt chứng, thì dùng Tam thất thừa khí thang, đây mới biết ý của ông Trọng Cảnh về có nhiệt nên thích.

 

Còn như hồng bạch lỵ thì không cần thuốc nặng, như thế bệnh ở thận thủy thì hạ lỵ trắng đục ví như trời nắng gặp mưa bất thường, đường đi bị lục lọi, đó là thấp nhiều quá mà thượng khí vậy.

 

Xét rằng mạch sác, mình nóng, miệng khát là thấp nhiệt, nên thanh lợi đi. Dùng Tứ nghịch tán hợp Trư linh thang bỏ A giao, gia Hậu phác, Cầm Liên, Hoàng bá.

 

Xét rằng mạch trầm trì huyền, miệng không khát, chân tay giá lạnh, là thấp hàn. Dùng Vị linh thang gia Ổi khương.

 

Có thực tích đều gia Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc, La bặc tử.

 

Bạch thủy là vì thủy không thanh, thủy tức là khí, tôi đã thường nói: Điều khí tức là trị thủy, dẫn thủy phải từ trên nguồn (từ phế), điều khí lấy phế làm chủ, vậy trị phế là làm thanh nguồn trên của thủy, tức là điều khí từ gốc vậy.

 

Xét rằng bệnh này phát ra ở mùa thu, mùa thu thì phế kim chủ khí, khi kim không mát mẻ nên thủy đục, khí trệ mà thành chứng lỵ. Biết lý lẽ ấy thì biết rằng bức bách bức bách xuống là bởi phế ngặt, không thông là bởi kim thu lại. Dùng Nhân sâm tả phế thang để điều trị, Tiểu sài hồ thang gia Hoa phấn, Hạnh nhân, Chỉ xác, Tang bì, Phục linh, Tri mẫu, Cát cánh để điều hòa. Nhân sâm thanh phế để thu toàn công. Đây là phép chuyên về trị phế. Y giả nên biết pháp môn mà theo, để biết rằng việc phải làm, không phải rằng lâm chứng phải dùng phương này vậy.

 

Vả chăng bệnh thường không thấy một chứng, chưa bao giờ phế bệnh mà các tạng khác không bệnh, cho nên lúc lâm chứng cần phải biết biến hóa.

 

Bệnh ở huyết pphận thì hạ lợi toàn máu, miệng khát, đái ngắn, vội đi mót rặn, mạch hoạt đại. Dùng Địa du tán gia Đại hoàng, Chỉ xác, Hậu phác, Xa tiền, Trạch tả.

 

Mạch tế sác thì không cần hạ xuống, chỉ dùng một phương Địa du mà thôi, không cần phải gia thêm gì cả.

Nếu màu huyết tối đen, mạch trì, chân tay giá lạnh là thuộc hư hàn, dùng Hoàng thổ thang.

 

Hồng lỵ là huýêt phận làm bệnh, huyết sinh ra ở tâm hỏa, mà tàng ở can, can mộc trong có gởi tướng hỏa, huyết đủ thì mới giúp được hỏa, hỏa bình thì mới hay sinh được huyết.

 

Nếu hỏa vượng quá thì bức huyết chạy càn, cho nên huýêt lỵ phần nhiều đau như dao cắt, đây là huýêt thống vậy.

 

Phế kim vượng về mùa thu, khắc chế can mộc, can không được đạt lên, cho nên uất kết không giải mà uất việc sơ tiết, vì thế tắt mà không điều can thì mộc hỏa sơ tiết được, mà huyết phận được yên ổn. Muốn đạt úât kết của mộc hỏa nên dùng Tiểu sài hồ thang bỏ Bán hạ gia Đương quy, Bạch thược hoặc Bạch đầu ông thang hay Tứ vật thang gia Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Huyền hồ, Hoàng bá, Long đảm, Hoàng cầm, Sài hồ, Tang ký sinh.

 

Can phong không khua động thì hỏa tắt đi, dùng Cầu đăng, Thạch cao, Bạch đầu ông, Sài hồ, Tang ký sinh đều là những thuốc thanh can phong.

 

Cương tằm, Thuyền thoái cũng hay thư phong.

 

Can khí không bị ngăn nén xuống thì huyết dấy lên dễ dàng, dùng Hương phụ, Binh lang, Quất hạch, Thanh bì, Trầm hương, Mẫu lệ đều là những thuốc tán lợi can khí.

 

Phục linh, Long đảm, Hoàng cầm, Trần bì là nhửng thuốc thanh can hỏa.

Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, a giao là những thuốc tư dưỡng can huyết.

Đào nhân, Địa du, Xuyên khung, Ngũ linh chi là những thuốc thông hành can huyết.

 

Khi biết được phép trị can, thì trị chứng huýêt lỵ không khó khăn, can tàng huyết thì tất cả mọi chứng huýêt đều không ngoài việc trị can.

 

Môn kiết lỵ các sách không có bàn đến việc này, tôi theo các sách mà thông hiễu ra, mà trước tiên theo bài luận âm dương thủy hỏa khí huyết mà biết được nguồn gốc, cho nên lời bàn này rất chình xác, không giống như các sách khác chỉ mơ màng mà thôi.

 

Khách hỏi: Phàm chứng tiết tả đều chủ ở tỳ vị, nhưng hạ lỵ cũng là loại tiết tả, tại sao không chủ ở tỳ vị?.

Đáp rằng: chứng thản tả (thấp), dộng tả (tả quá mức) thực là thuộc về tỳ vị, cho nên Nội kinh có nói: Tháng trưởng hạ thì hay bệnh động tả, bàn trung vì tháng trưởng là do tỳ chủ khí. Bệnh lỵ đa số phát ở mùa thu, mà tình lý với mạch chứng cũng không giống như động tả, tuy quan hệ ở tỳ vị mà mấu chốt phải lấy can, phế làm chủ, mới được nguồn gốc nơi sinh ra bệnh.

 

Cấm khẩu lỵ.

 

Trong chứng hạ lỵ không ăn, đó là hỏa nhiệt trị mà theo ông Đan Khê dùng Thạch liên thang, sách Y Tông Kim Giám nói rằng: Trong nhiệt thịnh quá xông lên tận mà làm ra ẩu thổ, cấm khẩu. Dùng Đại hoàng, Hoàng liên, rượu ngon sắc mà uống để công hỏa nghịch.

 

Xét rằng: Tràng vị mà có thể ăn được là vì vị có tân dịch, thanh hòa nhuần nhã cho nên muốn ăn. Tây y tuy nệ về hình tích, nhưng cũng có chỗ đáng tin, nói rằng thức ăn vào vị, thì có vị tân, đem thức ăn biến hóa ra như cháo, thường thấy rằng vị tân hóa thức ăn, trong giây lát hóa ra như cháo, cứ theo lời luận này thì vị muốn ăn là nhờ có vị tân, xem như con chó muốn ăn thì miệng chảy nước dãi ra, nước dãi đó là gốc của sự muốn ăn vậy, vị tân của người ta thì muốn ăn cũng thế.

 

Nay vị bị tà nhiệt, trọc khí chiếm cứ những tân dịch thanh hòa là điều hòa làm trọc trệ, đem xuống đại tràng mà làm bệnh lỵ, khi đình trệ ở trong vị thì chống cự không cho thức ăn vào. Ong Đan khê dùng Thanh liên thang tuy rằng biết phép thanh hỏa bổ vị, song thạch liên là hạt sen có vỏ đen, các thầy thời nay dùng Thanh liên tử, không biết là giống gì?.

 

Không nên dùng, đến như hạt sen tính cũng rít, bệnh lỵ nên trơn để bỏ dính đi, rít là thuốc kỵ dùng. Vả lại, trọc trệ ở trong vị phải tẩy rửa biến hóa đi thì mới thành công, phương này tuy không sai về sự nóng lạnh, song chưa thể tẩy rữa biến hóa được trọc trệ, không phải là thuốc khởi tử hồi sinh, nên dùng Thanh ôn bại độc ẩm, Trúc diệp thạch cao thang, Nhân sâm bạch hổ thang, Mạch đông dưỡng vinh thang, theo các phương này mà gia giảm mới có thể rửa vị (trọc trệ) biến thành tân, làm phép khai vị tiên thực.

 

Đến như không ăn mà có ụa mửa, sách Y Tông Kim Giám dùng Nhị hoàng hảo tửu là lấy (thông suốt đi) để công khí nghịch, song trệ nghịch là hợp phép mà không biết sinh hóa ra vị tân thì chưa là phép tiến thực. Ý tôi cho là nên dùng Đại sài hồ thang gia Nhân sâm, Thạch cao, Hoa phấn thì chông nghịch àm sinh tân, khai vị tiến thực hai mặt đều có.

 

Trị chứng cấm khẩu lỵ xưa nay không có luận nào như thế này, nay tôi hiểu ra được lẽ thiết thực vì người gọi to kêu lớn. Đường Tôn Hải này xưa kia vốn lấy văn chương giúp nước, nay xét phận mình không làm được, nên phát minh đạo này để hơi có bổ ích cho người đời vậy.

 

Tra xét các sách nói về lỵ chứng khác không có một lối nào. Ông Cảnh Nhạc chủ về ôn.

Chu Đan Khê chủ về lương.

Ông Chu Gia Ngôn chủ về phát tán lợi thủy.

Ông Trần Tu Viên chủ về hàn nhiệt hợp trị đều có chí lý.

 

Cảnh Nhạc nói rằng: Tháng hạ tham mát ăn nhiều đồ sống lạnh, đến thu phục âm đọng từ trong (ứng mùa mà làm chứng hạ lỵ), dùng Tá quan tiễn mà trị, đây tức là theo ông Trọng Cảnh hạ lợi không dức dùng Tứ nghịch thang, Đào hoa thang là phép trị hư hàn vậy, song cần có căn cứ thật là chứng hư hàn mới dùng phép này.

 

Chu Đan Khê nói rằng: Thấp nhiệt nung nấu, khí huyết làm ra dẽo đặc, dùng Hoàng liên giải độc thang, đây là ý của ông Trọng Cảnh dùng Bạch đầu ông thang loại này rất nhiều, song cần phải thật là cơ sở của nhiệt chứng mới dùng phép này.

 

Dụ Gia Ngôn nói rằng: Nên theo phát hãn để trước giải biểu đi ngoại tà hãm vào trong mà làm chứng lỵ, phải dùng phép ngược dòng kéo thuyền dẫn tà đi rangoài. Nhân sâm bại độc tán làm chủ, đây tức là ý của ông Trọng Cảnh dùng nhiệt mà hạ lợi xuống, dùng Cát căn Hoàng liên Hoàng cầm thang. Nhưng ông Trọng Cảnh thăng phát tà khí lại kiêm thanh nhiệt, mà ông Dụ thì dùng Tân ông thăng tán chưa đủ được hư mặt, đến như ông Trọng Cảnh dùng Bạch đầu ông thang cũng lấy Bạch đầu ông tính hay thăng đạt khí lên, biết rằng khai để sơ thông, phát là phép lành để trị vội đi mót rặn vậy.

 

Ông Dụ Gia Ngôn tự lấy phép ngược dòng kéo thuyền của mình là bí quyết của riêng mình mà chữa hay căn cứ về ông Trọng Cảnh nên chỉ được có một nửa và mất hẳn một nửa. Tôi nghĩ rằng dùng Tiểu sài hồ thang bỏ Bán hạ gia Hoa phấn, Đương quy, Bạch thược, Chỉ xác, Cát căn là thang phát thanh giáng trị đủ hai mặt.

 

Ông Dụ lại bảo rằng: “Nếu nhiệt đã xuống đại tràng thì không nên giải biểu nữa, cấp phải mở nhánh sông theo đường tiểu tiện mà khơi ra. Dùng Tử sâm thang, A lê lực tán, đây tức là theo ý của ông Trọng Cảnh lợi không ngừng thì nên lợi tiểu tiện. Nên dùng Đại thanh lương tán, sức thuốc suốt từ bên trong ra ngoài rất có lực lượng theo từ cao nguyên để khơi nước để không ngấm vào tràng vị. Nên dùng Cam cát thang gia Tang bì, Hạnh nhân, Chỉ xác, Phòng kỷ, Mộc thông, Thạch cao, Bạch linh, Ý dĩ, Sài hồ, Bạc hà, Sinh khương, Bạch thựơc, như thế thì phép phát biểu lợi thủy của ông Dụ được phát minh thêm ra.

 

Ông Trần Tu Viên nói rằng: Chứng này phải biện tạng hàn, Phủ nhiệt, Vị hàn, Tràng nhiệt. Các bài Tả tâm thang của Trọng Cảnh chọn mà dùng thì rất hay vậy. Tôi cho rằng hàn nhiệt làm bệnh tất phải có chứng rõ ràng, về chứng nóng chứng lạnh cùng hiện ra, không được nói lẫn lộn lúng túng mà dùng lẫn lộn các phương hàn nhiệt vậy. Như bài Ô mai hoàn của Trọng Cảnh trị các chứng Tiêu khát, khí xông lên tâm, trong tâm đau mà nóng, đói mà không muốn ăn, đó là rõ ràng của nhiệt chứng vậy. Khi ăn vào là mửa ra lãi ngay, hạ xuống thì lợi không ngừng, đó rõ ràng cóchứng hàn. Vì rằng có chứng phủ nhiệt tạng hàn nên dùng Ô mai hoàn kiêm nóng lạnh mà trị.

 

Như bài Sinh khương tả tâm thang của Trọng Cảnh trị các chứng nói rằng: dưới tâm bỉ rán, ợ lên hơi, thức ăn, đó là hỏa chứng vậy.

 

Dưới sườn có thủy khí, trong bụng sôi như sấm, đó là thủy bệnh vậy, vì rằng trong có hỏa, trong tràng có thủykhí cho nen6 dùng Sinh khương tả tâm thang mà trị đại tiện mới đầu rán, nữa sau thì đường (ỉa chảy). Đấy là trong vị có hàn, trong tràng có nhiệt, ông Trần Tu Viên dùng Lý trung thang gia Đại hoàng đó là đều căn cứ vào sự thực có chứng hàn chứng nhiệt cùng hiện ra, y giả biện chứng phải nghiêm túc, như thế thì dùng thuốc dùng phương mới không sai.

 

Trên đây là phép trị của 4 nhà hợp lại mà dùng thì chứng kỵ không lo bó tay vậy.

Ong Hoàng Khôn Tái nói rằng: “người ta đại tiện mà không thất thường là vì phế chủ truyền thông mà tràng không ngừng, can chủ sơ tiết mà lổ đít không đóng lại. Nên dùng Sâm, Truật để giúp cho phế dễ truyền thông. Dùng Quế chi giúp cho can dễ sơ tiết. Đây là lời nói của ông Hoàng bàn về đại tiện bí kết, tôi theo lời nói này mà hiểu ra, mà nhân đó được nguyên lý của chứng lỵ, được biết rằng chứng lỵ là sức truyền tống của phế mạnh quá cho nên đem gấp xuống đại tràng, can khí uất kết mà không sơ thông cho nên lổ đít bị bế tắt muốn tiện mà không tiện được, mà làm cho bức bách bế trướng.

 

Theo lời bàn của họ Hoàng mà suy ra thì biết rõ được nguyên nhân của chứng lỵ bức bách mà không thông, nhưng quế chi, sâm truật không hợp với bệnh lỵ.

 

Chứng lỵ mà phế khí bức bách là vì hỏa nhiệt dồn mạnh xuống, cho nên Thương Hàn Luận nói rằng: ăn uống vào dạ dày thì đi chảy ngay nước trong mà cơm đó là do phế khí truyền tống gấp quá là nhiệt quá vậy, nên kịp cho hạ đi, cứ theo lý luận ấy thì trị chứng bức bách nên thanh hỏa làm chủ, dùng Nhân sâm thanh phế thang hay Nhân sâm tả phế thang.

 

Can khí không sơ tiết được cũng do can mộc làm uất hỏa kết lại mà không sướng thông đi được, Quế chi làm ấm mộc là nóng thêm cho hỏa thì trở thành tự đốt mình, xem Bạch đầu ông thang của ông Trương Trọng Cảnh dùng Trần bì, Bạch đầu ông để mát suốt cho can mộc, Bài tứ nghịch tán vội đi mót rặn thì gia Giới bạch (củ kiệu) để sơ uất, thời biết được phép giúp can để sơ tiết vậy. Đương quy lô hội hoàn, Tả can thang, Tiêu dao tán gia giảm mà trị cho.

 

Đến như hòa can điều phế, chỉ bức bách, giải uất bế, một phương mà trị cả can và phế thì xưa đến nay không có.

 

Tôi nghĩ rằng dùng bạch đầu ông thang gia Thạch cao, Tri mẫu, Hạnh nhân, Chỉ xác, Cát cánh, Binh lang, Sài hồ, Mạch nha, Đương quy, Bạch thược, Cam thảo.

 

Thuốc nhẹ (khinh tế) thì dùng Tiểu sài hồ thang gia Đương quy, Bạch thược, Hạnh nhân, Chỉ xác, Cát cánh, Tân lang, Mạch nha, Hoa phấn điều hòa can phế thì phế khí không bức bách dồn xuống, can khí đượckhai thông lợi đạt vậy.

 

Có khi can khí muốn tiết mà dồn xuống, phế khí muốn thu mà không mở, cho nên chứng lỵ phần nhiều phát về mùa thu, mùa thu kim phế khí bế lại mà không khai, can khí rạn nứt không ngừng, cho nên bức bách mà đau, đây lại theo nghĩa của họ Hoàng giải thích thêm mà các sách đều không có nói đến. Phép trị nên dùng Cam cát thang gia Bạch thược, lấy Cát cánh khai đề phế khí, lấy Bạch thược bình trị can mộc, theo ý ấy mà gia giảm thì Miết giáp, Thanh bì, Trần bì, Lô hội, Long đảm thảo đều là thuốc bình can. Còn Đương quy, Sinh địa, Đào nhân, Ngũ linh chi, Diên hồ sách đều là thuốc trị huyết phận của can kinh.

 

Hoàng cầm, Mạch môn, Tang bì, Tri mẫu đều là thuốc thanh phế.

Chỉ xác, Bối mẫu, Hạnh nhân, Trần bì đều là thuốc điều khí của phế kinh tùy nghi sử dụng, biến hóa do người thì lo lắng gì chứng lỵ mà không trị nổi.

 

Điều huyết thời chứng tiện nung tự khỏi.

 

Điều khí thì chứng hậu trọng tự hết.

 

Hai lời nói đó là định pháp từ ngàn xưa để trị chứng lỵ mà cũng là sáp pháp truyền nhau để trị chứng lỵ, vì nói rộng ra về điều huyết thì Quy, Thược, Địa du dùng hết mà chẳng thấy hay.

 

Nói về điều khí thì Trần bì, Mộc hương uống nhiều mà k hông khỏi, chẳng biết rằng Trần bì, Mộc hương là thuốc điều tỳ khí, còn lỵ tuy bệnh ở tỳ mà làm bức bách nơi ở can phế, biết điều phế là khéo điều khí vậy.

Huyết thì chủ về huyết là huyết hải, huyết hải ở vào khoảng đại tràng. Cho nên chứng lỵ mà dưới rốn rất đau thì dĩ nhiên có huyết đặc, còn đau vừa phải thì không có huyết đặc vì huyết đau ở huýêt hải vậy. Biết trị huyết hải là khéo trị huyết vậy.

 

Ong Phổ Minh Tử nói rằng: Chứng lỵ phần nhiều kiêm có thực tích, nên dùng Chỉ xác, Hậu phác, Đại hoàng. Bệnh nhẹ thì dùng Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc và La bặc tử.

 

Bệnh lỵ lâu ngày không dứt, phế khí tiết xuống thì phách theo đó mà sa thoát, mà phách thoát thì chết, phế tàng phách, trị nên điều bổ phế khí, dùng Nhân sâm thanh phế thang để cố bản, nếu chứng hàn hoạt dùng Đào hoa thang để trị. Bài Kha lê tặc tán của ông Trương Trọng Cảnh là phương thanh phế cố thoát. Tứ thần hoàn, Ô mai hoàn đều là nghĩa của Đào hoa thang, phép thăng đề cố sáp cần phải theo hàn nhiệt mà dùng thì mới không sai.

 

Hưu tức lỵ là bệnh đã khỏi rồi lại phát ra là bởi cố sáp quá sớm lưu tà ở trong, cho nên giao thời lại tái phát, chữa nên theo các phép đã nói ở trên, thấy bệnh ở kinh nào thì dùng thuốc ở kinh ấy để tiêu trừ tà khí đi, phục tà đã hết rồi thì bệnh không tái phát nữa, như Dương chi bạch mật hoàng liên tán nhỏ mà uống chỉ lấy trơn để khứ dính, lấy hàn để trị hỏa, không bằng xem tà phát hiện ra ở đâu mà theo kinh dùng thuốc mới là đối chứng.

 

Phàm bệnh cấm khẩu lỵ, trên cấm dưới lợi, theo phép nên phải hòa trung, chứng này đem xem xét ngựơc lại với hoắt loạn thì tự biết.

 

Chứng hoắt loạn thương ẩu hạ tả phải hòa trung mới khỏi thì biết rằng chứng cấm khẩu lỵ trên cấm dưới lợi cũng cần phải hòa trung mới khỏi, nhưng chứng hoắt loạn thì bên trong lạnh mà phát ra là chứng trên dưới đều thoát, phải dùng Lý trung để ôn bổ, còn cấm khẩu lỵ trên bế dưới trệ thì biết rằng trong nóng, nhiệt kết ở bên trong, trên dưới không mở, phép hòa trung này phản lại những thuốc của thang lý trung, lấy thuốc hàn lương mà trị. Sinh khương tả tâm thang bỏ Can khương, Nhân sâm bạch hổ thang.

 

3.NIỆU HUYẾT. (Đái ra máu)

 

Bàng quang và huyết thất cùng ở một chổ, nhiệt nhập huyết thất thì súc huyết (máu đọng lại), nhiệt kết ở Bàng quang thì niệu huyết. Niệu là bệnh của thủy phận mà cũng can phạm đến huyết phận, vì Bàng quang và huyết thất cùng ở với nhau, cho nên có liên quan với nhau, lý do sinh bệnh là có nội nhân và ngoại nhân.

 

3.1.Ngoại nhân:

 

Đó là nhiệt của thái dương và dương minh truyền kinh kết ở hạ tiêu. Chứng hiện ra mình có nóng lạnh, miệng khát, đầy bụng, tiểu thiện không lợi, đái ra máu, đau nhức. Dùng Đào nhân thừa khí thang, Tiểu sài hồ thang gia Đào nhân, Đan bì, Ngưu tất.

 

3.2.Nội nhân:

 

Đấy là tâm kinh đưa nhiệt xuống tiểu tràng, can kinh đưa nhiệt cho huyết thất, chứng hiện ra lâm bí đau buốt, đái từng giọt mà không thông gọi là xích lâm, phép chữa nên thanh nhiệt.

Tâm kinh đưa nhiệt thì rạo rực mất ngủ, hay ngủ mê không tỉnh, lưỡi họng đau, hay sợ, hay hồi hộp, áo não. Dùng Đạo xích ẩm gia Sao chỉ, Liên kiều, Đan bì, Ngưu tất.

Can kinh đưa nhiệt, chứng thể hiện thấy bụng dưới đầy, sườn nhói đau, miệng đắng, tai điếc,hay hàn nhiệt vãn lai. Nên dùng Long đảm tả can thang gia Đào nhân, Đan bì, Ngưu tất, Uất kim.

Niệu huyết mà trị tâm can không khỏi thì nên kiêm trị phế, phế là nguồn trên của thủy, kim thanh thì thủy thanh, thủy yên thì huyết yên, vì chứng này nguyên là thủy bệnh cập lụy đến huyết, cho nên trị thủy tức trị là trị huyết. Dùng Nhân sâm tả phế thang bỏ Đại hoàng gia Khổ sâm, Thanh táo cứu phế thang gia Ngẫu tiết, Bồ hoàng. Trên đây là chứng do nhiệt kết sinh ra, đái ra máu mà không thông có đau buốt, là niệu huyết thuộc thực chứng.

Ngoài ra lại có chứng hư đái ra máu tươi như nước đái chảy dài ra mà không trở ngại gì, thì nên thanh nhiệt bổ hư, kiêm dùng thuốc chỉ huyết, không nên làm giáng lợi nữa vì tiền âm có 2 khiếu: Một là thủy khiếu, hai là huyết khiếu, huyết khiếu này từ huyết thất ra, ở nữ giới là cửa thụ tinh, ở nam giới là ống dẫn tinh, cho nên huyết ở huyết thất của nữ giới từ đó xuống làm băng lậu, của nam giới cũng do đấy mà tiết ra, cho nên chứng niệu huyết thuộc về chứng hư giống như chứng băng lậu của nữ giới, nên dùng Tứ vật thang gia giảm mà chữa.

Can có uất hỏa thì gia Đan bì, Sao chi tử,Sài hồ, A giao, Kinh giới thán.

Tâm kinh huyết hư hỏa vượng thì gia Hoàng liên, A giao, Huyết hư.

Tỳ khí hư hàn không hay nhiếp huyết, chân tay giá lạnh. Mạch vi, trì. Mặct xám nhật gia Ngư biểu (bong bóng cá), Hoàng kỳ, Nhân sâm, Ngãi diệp, Hoắt hương, Cam thảo, Ngũ vị.

Ham dâm hại thận gia Cao sừng nai, Hải Phiên tiêu, Thiêu côn đáng (tức đái quần có tháng).

Lại có chứng phế hư, không thể trị tiết được, bên dưới mà sinh ra chứng đái xong rồi máu mới chảy ra, xét là phế âm hư thì kiêm có chứng khí nghịch, đàm khái, miệng khát. Dùng Nhân sâm thanh phế thang, nếu dương hư không hay trị bên dưới thì có chứng di niệu són đái, chân lạnh, thủy âm, ho suyễn, dùng Cam thảo can khương thang.

 

4.KINH HUYẾT

 

Về phụ khoa có sách chuyên đề, song nam và nữ huyết vốn cùng một nguồn, cho nên cũng cần bàn đến. Nội kinh nói rằng: “Con gái 14 tuổi thì thiên quý đến, mạch nhâm thông, mạch xung thịnh, kinh nguyệt ra đúng kỳ, có thể có con”.

Thiên quý là động khí của tiên thiên thận trung sinh ra quý thủy.

Đến là đến bào trung vậy.

Thủy là do dương khí hóa ra, dương xướng mà âm tùy, huyết là âm, mạch nhâm xung làm chủ. Cho nên ứng với Quí thủy mà vận thâu huyết vào bào trung. Huyết ứng với thủy mà xuống, đó là âm tùy dương, cũng như vợ theo chồng, hai mạch xung nhâm đều khởi ở bào trung nên thuộc về kinh dương minh, dương minh là cái bể của thủy cốc hậu thiên, ở trung cung gọi là mậu thổ.

 

Hóa khí lấy trấp biến ra đỏ làm huyết, theo hai mạch nhâm xung để xuống hợp với quí thủy, đó là mậu với quí hợp, ở nam và nữ đều như thế.

 

Con trai chủ khí, cho nên huyết theo thủy hóa mà làm ra tinh, con gái chủ huyết, cho nên huyết theo thủy hóa mà làm ra kinh nguyệt, vậy thì tinh của nam trong thủy có huyết, kinh nguyệt của nữ trong huyết có thủy, cho nên trước và sau khi hành kinh đều có thấy thủy tương, thủy tương này là khí xung dương trong thận sinh ra, khí lấn lên thì thủy hết mà huyết không được nhu nhuận, do đó mà nhiệt chứng sinh ra vậy.

 

Cho nên khi điều huyết trước tiên phải điều thủy, điều thủy tức là điều khí, khí sinh ra ở thận mà chủ ở phế, còn huýêt sinh ra ở vị mà tàng ở can vì huyết hải là một bộ phận của can.

 

Phế kim chủ sự trị tiết cho khí lại là nguồn tên của thủy, người đời nên biết rõ chổ này mà theo vậy, cho nên điều thủy ở trong khí để tư nhuận cho huyết, hoặc điều khí ở trong huyết để lợi thủy, đó là phép điều kinh cho nữ giới, mà cũng là phép trị huyết chứng, học giả nên xem xét kỹ.

 

Huyết nhiệt là do thủy không đủ, do đó mà thấy kinh trước kỳ, sinh chứng phát sốt, miệng khát. Dùng Tứ vật thang gia Thiên đông, Mạch đông, Hoàng cầm, Hoa phấn, Sài hồ, A giao, Ngưu tất. Dùng tư thủy mà nhuận huyết, hoặc dùng Lục vị thang để tư nhuận phế thận, cũng hay mở nguồn cho nước, đó là phép tư thủy để dưỡng huyết vậy.

 

Huyết hàn là thủy không ấm, nhân thể mà thấy kinh nguyệt ra sau kỳ, thấy tối nhạt, lạnh lẽo, cùng là ngưng trệ đau đớn. Dùng Tứ vật thang gia Phục linh, Cam thảo, Quế chi, Hoắc hương, Phụ tử để ôn thủy là hành khí, khí hành thì huyết hành vậy.

 

Huyết hư là hành kinh ít quá, cũng là khô khan, nhạt nhẽo, các chứng hư cùng thể hiện. Xét rằng quí thủy của thận trung không đủ thì thấy xương nóng, khí nghịch, chân mềm, mạch sác, tử cung khô rít, trước hay lsau khi hành kinh đều không có nước nhớp, dùng Tả qui âm gia Thỏ ty, Quy bản, A giao, Mạch đông, Ngũ vị, Nhục thung dung để tư thủy của thiên quý.

 

Xét rằng: đấy là vị hư huyết của dương minh, xung, nhâm không đủ thì thấy kinh thủy nhạt nhẽo, chỉ có nước nhớp mà không có huyết tươi, nên dùng chích cam thảo thang, Dưỡng vinh thang để bổ cho nguồn sinh r ahuyết mà chứng huyết hư thự khắc phục vậy.

 

Huyết trệ là ứ huyết trở trệ, nhân thấy mà thấy các chứng đau mình, đau bụng, nóng lạnh, đói, trọc, kinh tán, kinh bế, đều có ứ huyết làm trở trệ cho khí, nếu không có ứ huyết thì kinh tự nhiên lưu thông mà không sinh ra biến loạn.

 

Phàm các chứng ấy đều lấy khử ứ làm chủ. Tứ vật thang gia Huyền hồ, Đào nhân, Hương phụ, Nhũ hương, một dược.

Có nhiệt gia Cầm, Liên.

Có hàn gia Khương, Phụ. Ngoài ra có thể dùng Huyết phủ trục ứ thang, Cách hạ trục ứ thang đều hợp nghi.

Nếu ứ huyết quá thì phải dùng Thổ qua căn thang, Hạ ứ huyết thang, còn nói rõ ở thang ứ huyết.

 

Tóm lại: Khí huyết là hai cái vốn không thể rời nhau, trong huyết có khí, khí tức là thủy, tôi đã nói rõ, biết thế thì nói rõ ràng ứ huyết trở trệ là huyết làm trở khí là huyết có lỗi, nên phá tan huyết ấy đi mà khí được lưu thông các vị Đào nhân, Đan bì, Ngũ linh chi cần phải dùng.

 

Huyết phận có nhiệt là thủy của khí phận không đủ về nhu nhuận cho huyết cho nên làm cho huyết nhiệt, dùng Hoàng cầm, Tri bá mà tả hỏa, tả hỏa tức là tư thủy vậy. Huyết phận có hàn là thủy của khí phận, thủy đọng thấp trệ không lưu thông, dùng Ngô thù du, Tế tân, Ngãi diệp, Quế chi để ôn thủy mà là ôn huyết, thủy ôn là khí hòa, khí hòa thì huyết hòa.

 

Xem thế thì có thể biết rằng đàn ông con trai có ứ huyết, nhiệt kết, hàn đọng, thì các phép chữa cũng thế, không có gì khác. Xem phép sinh thiên quý để sinh huyết thì biết phép tư thận dưỡng huyết cho đàn ông con trai, xem phép bổ dương minh để bổ nguồn suối của huyết thì biết bổ nguồn suối của huyết cho con trai. Xem phép tư phế để dưỡng huyết thì biết phép sinh tân để dưỡng huyết cho con trai, cho đến chứng huyết nhiệt mà thủy đọng làm đàm, huyết hư mà thủy trào làm mồ hôi cùng loại mà khác nhau về sự thật đều thấy được hết.

5.BĂNG ĐỚI

 

Đàn bà sắc mặt xanh vàng, mình mẩy ốm nhom, tim đập, lưng đau, từng lức ở cửa mình chảy ra vật đục vàng, đỏ, xanh, trắng, tối đen đó là huyết mạhc đới bị thương tổn mà thành ra, nên gọi là băng đới.

Y học cổ truyền lại phân ra một điều bạch trọc, nói rằng: “Đới hạ là mạch đới làm ra bệnh màu sắc thì ô tạp”.

 

Còn bạch trọc là 3 kinh tâm, tỳ, thận làm ra bệnh, màu sắc thì thuần trắng, nhưng phương thuốc dùng để chữa thì cọ kẹ như nhau, thực ra thì cùng một bệnh, đều là đới mạch làm ra cả, tôi xin nói rõ ra rằng: Bạch trọc và ngũ đới chảy ra hư huyết mà không phải huyết đó là thủy của bào trung vậy, thủy này nếu thanh đó là thiên quý để giúp cho kinh huyết, là bạch trọc là ngũ đới, thủy trọc thì huyết cũng nhân đó mà trọc vậy. Vì đới mạch bên dưới nối với bào cung, ở giửa ràng buột lấy mình người, khoảng giữa nhân thể thuộc về tỳ kinh, thổ khí của tỳ kinh được xung hòa thì đới mạch yên ổn sạch sẽ mà thủy của bào trung được thanh hòa, cho nên hành kinh sau ba ngày thì có bào thủy xuống vàng sáng như kim (vàng), đó là thủy của thiên quý ở trong thận được tỳ thổ đới mạch trị tiết mà hiện ra sắc vàng nhuận, đó là nguyệt kinh, vô bệnh vậy.

 

Nếu tỳ thổ không được xung hòa không hay trị tiết được thủy, đới mạch bị thương đem xuống bào trung mà phát ra chứng đới bạch trọc, ô tạp, chữa nên hòa tỳ lợi thủy, trị tỳ tức là trị đới mạch, trị mạch đới tức là trị thủy vậy.

 

Xem bài thận trước thang dùng Bạch truật để trị đau lưng như đeo 5000 đồng tiền.

Chữ thận trước đặt tên cho thang thuốc là nói rõ tà thủy ở trong thận bám vào mạch đới, cho nên theo tỳ mà chữa, lấy thổ trị thủy thời đới mạch tự khỏi vậy. Xem thế ta thấy rằng, bạch đới là chứng của đàn bà con gái, là thủy không thanh, còn bạch trọc cũng là thủy không thanh, không cần phải phân ra. Tất cả đều lấy hòa tỳ lợi thủy làm chủ, dùng Vị linh thang mà chữa.

 

Có nhiệt bỏ Quế chi, gia Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá.

Có hàn gia Tế tân, Ngô thù du.

 

Tỳ thổ bị uất mà sôi bốc lên, thấp khí hư hỏng biến sinh 5 chứng đới đỏ trắng, ô trọc, chữa phải lý tỳ giải uất, dùng Tiêu dao tán gia Phòng kỷ, Mộc thông.

 

Có nhiệt gia Đan bì, Chi tử, Hoàng bá.

Có hàn gia Ô dước, Ngãi cứu, Sa nhân.

Lời bàn trên đây tuy chưa nói hết được phép trị bệnh đới trọc, song đã biết được pháp môn, học giả nên suy rộng ra.

Gặp chứng hàn thì Sâm, Kỳ, Truật, Phụ càng cần phải dùng.

Gặp chứng nhiệt thì tiêu hoàng, Cam toại cũng nên dùng.

Các chứng hàn nhiệt lẫn lộn đều có thể nhân chứng mà xử phương, tờ giấy không thể nào tả hết đựơc.

Băng lậu không phải kinh kỳ mà là hạ huyết, hạ ít gọi là lậu hạ, hạ nhiều gọi là băng huyết, hành kinh mà ra máu quá nhiều như nước tuôn chảy không thể ngưng được cũng là huyết băng vậy, đời xua gọi là băng trung là bảo rằng: huyết do trung châu tỳ thổ thống nhiếp, khi tỳ không thống nhiếp nên vỡ ra gọi là băng trung, dạy người ta chữa chứng băng cần phải chữa trung châu vậy.

 

Nguyệt kinh gọi là tín thủy mà ngũ hành chỉ có thổ chủ tín, thổ vượng thì nguyệt thủy có tín, thổ hư thì thất tín mà lậu hạ, bệnh nặng thì là băng trung vậy, phép trị đều lấy trị tỳ làm chủ, vì nhọc nhằn khốn khổ mà thương đến tỳ hoặc lo nghĩ đói no thương tỳ, tỳ hư khơng giữ được nên dùng Quy tỳ thang gia Ngãi diệp, A giao, Táo tâm thổ (Phục long can). Đại hư thì dùng Thập toàn đại bổ thang gia A giao, Tục đoạn, Thăng ma, Bào khương, Táo nhân, Sơn thù. Ngoài ra còn dùng Ngư đổ (bóng cá) Lộc giác, Liên mễ (hạt sen), gừng muối nấu ăn để điều dưỡng, còn dùng Hoàng kỳ, Nhu mễ nấu uống cũng đại bổ khí huyết. Những bài như Lục quân tử, Nhân sâm dưỡng vinh, Chích cam thảo thang đều là thuốc bổ ích tỳ kinh, đều nên gia giảm mà dùng.

 

Phàm chứng băng trung đấy là phép trị chính, lại còn phép trị can để trị tặc tà của tỳ, can kinh nộ hỏa động càn lên, mộc uất mà khắc thổ, hỏa quấy nên huyết không yên ổn, bệnh nhân hay hờn giận, nhức đầu, miệng đắng, mắt quáng, sườn bụng đầy trướng, lục mạch huyền sác, cùng với chứng tỳ kinh hư hàn khác nhau, nên dùng Quy tỳ thang gia Đan bì, Chi tử, Sài hồ, Bạch thược, Mạch đông, Ngũ vị để bổ tỳ thổ, thanh can hỏa, trị đủ mọi mặt hoặc dùng Đan chi tiêu dao tán gia Mẫu lệ, A giao, Bồ hoàng.

 

Xét rằng: Đới lậu tuy thuộc bệnh thủy mà cũng có hiệp với chứng ứ huyết vì huyết trở khí trệ mà sinh ra đới trọc nên dùng Tiểu điều kinh thang, tùy theo hàn nhiệt gia giảm mà trị.

 

 

Chứng băng trung tuy là huyết bệnh, nhưng thực ra khí hư vậy, khí hãm xuống thủy theo mà tả đi, thủy xuống thì huyết theo, khí hành thì thủy hành, thủy hành thì huyết hành nên dùng thuốc bổ khí để thăng thủy lên, khi thủy thăng lên thì huyết thăng vậy, dùng Bổ trung ích khí thang.

 

Hợp chứng băng đới lại mà xem, một là thủy bệnh, một là huyết bệnh đàn bà con gái và đàn ông con trai đều có bệnh huyết và bệnh thủy, nên xem xét kỹ lưỡng.

 

6.SẢN HUYẾT: (Máu đẻ)

 

Đàn bà trong thai có bọc máu để bọc con, dưới bọc máu lại có bọc nước để giữ gìn, khi sắp sanh thì dĩ nhiên bọc nước xuống trước, sau đến bọc máu vỡ ra mà con sinh ra. Sau khi con đã sinh ra rồi những máu thừa lại mới ra sau, nếu máu này không ra, sau này thành máu ứ, người đời bảo là: “bọc nước giữa thai”, bọc nước đã xuống thì thai cũng xuống nên con được sinh ra. Đấy là phép lấy hình tích để bàn.

 

Việc sinh đẻ là quan hệ ở khí hóa không giống như đồ vật giữ gìn, rơi xuống mà so sánh, tôi xin nói rõ rằng: Trời đất tuy là rộng lớn mà cũng chỉ là dương thống âm, con người ta sinh ra cũng chỉ là khí thống huyết, khí là khí dương ở trong thận thủy hóa ra, cho nên khí bám vào vật rồi trở lại làm thủy, mà khí là thủy.

 

Đàn bà mang thai có bọc nước để giữ thai tức là khí vậy, thai thì nhờ khí mà nâng lên, khí tức là thủy, cho nên thủy giữ được thai, thực ra là khí giữ huyết vậy, lúc sắp đẻ bọc nước đi trước (vỡ ối), đó là khí đi xuống, cho nên thủy đi xuống, thủy đi thực ra là khí đi vậy.

 

Một khi khí đã đi xuống thì thai huyết tự theo xuống, huyết theo khí như vợ theo chồng, không bao giờ khí hành mà huyết không hành vậy, cho nên thai chưa sinh ra thì khí che chở, thai sắp sinh ra thì khí vận hành đi. Biết như thế thì biết cách hộ thai phải điều khí, cách thôi đẻ (thúc đẻ) phải hành khí, mà trị tất cả mọi chứng huyết đều phải trị khí, xem đây ta có thể biết được.

 

Khi sắp sanh lưng và bụng rất đau, vì khí muốn hành mà huyết chưa hành, huyết làm trở ngại khí, khí phải bức bách, huyết phải vận hành, cho nên rất đau, đấy là người đàn bà mới sanh lần đầu, đường huyết mới mở làm trở ngại sự vận hành của khí, cho nên đau rất nhiều, hoặc người đàn bà đã thường sanh đẻ mà trong có ứ huyết làm trở trệ sự vận hành của khí, cho nên mới đau đớn.

 

Nếu người đàn bà khỏe mạnh, trong mình không có ứ huyết thời lúc sắp đẻ chỉ hơi đau, hay hơi trướng thôi, vì khí vận hành mà huyết theo xuống, đường huyết đã là thối quen, lại không có ứ huyết trở trệ thì không có đau đớn gì cả.

 

Có người rất đau đớn mà thai không xuống, phép thôi sinh đều phải hành huyết, không để huyết làm trở trệ cho khí thì khí xuống mà thai theo xuống, chủ dùng bài Phật thủ thang, xương chậu không mở ra gia Đại quy bản và tóc rối đàn bà đem đốt thành than, nghĩa lấy ở chổ làm cho hoạt huyết, huyết hoạt thì khí thông, thai thuận xuống mà sinh ra vậy.

 

Sau sinh rồi mà mình đau, lung đau, máu hôi không hết làm trở trệ khí cho nên đau vậy, vì huyết đã rời khỏi kinh mạch cần phải đi xuống, không lưu lại thì khí không bị trở trệ làm cho không bị đau đớn và sinh trưởng huyết mới. Nếu huyết cũ mà không khử đi thì huyết không thể sinh ra được, và sinh ra nhiều đau đớn, nên dùng Khung quy thất tiếu tán hay Sinh hóa thang mà giải quyết.

 

Sau khi sanh rồi, mọi mạch hư rỗng, kíp nên bổ huyết và chuyên chủ khử ứ huyết, là vì ứ huyết không khử đi, thì tân huyếtkhông thể sinh ra, tôi đã nói rõ ở bài Nam nữ dị đồng. Tuy rằng sau khi sanh rồi thì đại hư, nhưng vẫn lấy khí ứ làm cần kíp khử ứ chính là kế hoạch để sinh tân, thổ nục gia cần phải khử ứ, xem đây thì càng nên tin tưởng.

 

Sản hậu huyết vựng, bởi huyết theo khí mà mê loạn tâm thần, cho nên mắt sinh hỗn hoa mờ tối, nếu nặng quá thì mê man cắn răng, thần hôn mê, hơi thở lạnh, có người hạ huyết quá nhiều mà huyết vựng thì thuộc về chứng hư, chỉ mê man phiền loạn mà thôi, chữa nên bổ huyết, dùng Chích cam thảo thang và Bát trân thang gia Táo nhân, Long cốt, Chu sa, Đan bì.

 

Có người hạ huyết ít mà mắt tối sầm đó là vì máu đẻ xông lên tâm khiến dưới tâm đầy tức, mê man, cắn răng, không phân biệt người, phép chữa nên phá huyết. Dùng Đương quy, Huyết kiệt, Huyền hồ, Một dược, Kinh giới tụê, Đồng tiện, Kinh mặc (mực tàu thứ thiệt).

 

Chứng huyết vựng thì thổ nục gia cũng có chứng này, thầy thuốc cũng cần phải biết.

Sản hậu huyết băng là vì vinh khí trống rỗng, không thể nhiếp huyết quy kinh, dùng Đại tể quy tỳ thang mà chữa, nếu kiêm đổ mồ hôi, hơi thở khò khè là chứng huyết thoát khí tán nguy hiểm, kíp dùng Sâm phụ thang gia A giao, Thục địa, Phục linh, Cam thảo để cấp cứu. Có người vì giận dữ mà thương tổn đến can, can khí ngang ngược, huyết vì đó mà không tàng được. Dùng Quy tỳ thang gia Sài hồ, Sao chi tử, A giao, Ngãi diệp hoặc Tiêu dao tán gia A giao, Mẫu lệ, Tông lư khôi, Sao chi, Liên diệp, Hương phụ.

 

Chứng bại huyết can phạm phế thì miệng mũi thâm đen, mặt mày xám ngắt là khí nghịch huyết lên rất là nguy hiểm hoặc thở suyễn lên, hay ho ngược lên muốn` chết, đều là do phế hư không thể trị tiết bên dưới được, cho nên huyết không chảy xuống mà lại đổ ngược lên, phạm vào phổi. Dùng Sâm tô ẩm, mũi chảy máu gia Hạnh nhân, ho suyễn gia Ngũ vị, thổ nục huyết gia mà huyết can vào phế tạng bệnh chứng và phép chữa cũng giống như đây.

 

Bại huyết can phạm tâm: Thì tâm khí bế tắc, lưỡi cứng không nói được, tâm thần hôn mê, nói nhãm như tiếng ma quỹ. Nên dùng Khung quy thất tiếu tán gia Long não, Chu sa, Huyết kiệt, Một dược hoặc dùng Ngưu tất tán gia Táo nhân, Hỗ phách, Thục địa, Nhân sâm.

 

Bại huyết can phạm tỳ, thì ụa mửa ngược lên, bụng đầy ăn uống không được, dùng Sinh hóa thang gia Bán hạ, Phục linh, Chỉ xác, Hậu phác.

 

Nếu phát ra thủy thũng là huyết theo thủy mà hóa ra biến thành thủy cũng như huyết biến thành mủ, khi huyết đã theo thủy mà hóa thì theo thủy mà trị, dùng Ngũ linh tán gia Bồ hoàng, Đan bì để lợi đi.

 

Tóm lại: Huyết đi xuống là thuận, Huyết đi lên là nghịch, biết được máu đẻ nghịch lên làm bệnh thì càng biết được máu thổ nục đi ngược lên mà làm ra bệnh, song bệnh của thổ nục và bệnh của sản huyết khác nhau cho nên phép chữa không giống nhau. Ngoài đấy ra, còn có vài chứng là các chứng sản hậu, phần nhiều cũng có cùng nghĩa với thổ nục nên xem xét kỹ, tuy vậy cũng xin nói rõ ra đây.

 

Sản hậu suyễn xúc là chứng huyết thoát khí tán rất nguy hiểm, vì vinh huyết vụt mất, vệ khí không nương tựa vào đâu được, nên dùng Sâm phụ thang hay Tứ ma thang.

 

Nếu do bại huyết mà lấn phế, hơi suyễn lên và mắt mũi đen giống như muội đèn bám vào, đó là phế khí sắp tuyệt, chữa bằng Sâm tô ẩm. Hai chứng này một là thận khí hư thoát mà dương khí vượt lên, hai là phế khí hư kiệt mà huyết lấn lên. Hai phương đều chủ bổ khí, cho nên dùng Nhân sâm để tư thủy, tư thủy tức là bổ khí mà chính dương khí vượt lên, thì dùng Phụ tử để dẫn khí về gốc, huyết phạm lên thì dùng Tô mộc để đem huyết đi xuống mau, thực là phương thuốc hay để cứu nguy chứng sản hậu. Con trai bị chứng huyết thoát, khí tuyết cũng không ngoài nghĩa đó vậy.

 

Sản hậu hãn xuất là mình hơi ra dâm dấp mồ hôi là tốt, vì sản hậu huyết hư, hơi có mồ hôi là khí lại với huyết, dương đến hòa âm, hãn là thủy của khí phận, sản hậu thì huyết không đủ mà khí lại có dư, cho nên hơi tiết khí ra để sánh với huyết là điểm rất lành.

 

Nếu âm hư ở trong, dương bốc ra ngoài mồ hôi đầm đìa đó là chứng tự hãn, khác hẵn với chứng hơi có mồ hôi, phép chữa nơi bổ âm mà dẫn dương, dùng Thánh dũ thang gia Phụ tử, Long cốt, Mạch môn, Ngũ vị.

 

Nếu đại hãn vong dương thì mồ hôi ra như nước chảy là nguyên khí thoát tán, khí tức là thủy, khí thoát cho nên mồ hôi ra dữ như thế, nếu không dùng Đại tể sâm phụ thang thì không thể hồi dương nổi.

Lại còn chứng ra mồ hôi đầu ra đến cổ mà thôi, là huyết không được hòa với khí, nhân khí uất bốc lên, nên chỉ có ra mồ hôi đầu, ông Trọng Cảnh gọi là uất mạo, dùng Tiểu sài hồ thang để giải đi.

 

Chứng đạo hãn là âm hư, dùng Đương quy lục hoàn thang, đây cùng với các chứng hãn xuất của thổ nục gia có chỗ tương thông với nhau, phải nên coi xét kỹ lưỡng.

Sản hậu phát nhiệt vì âm huyết vụt tổn thương quá mau chóng, dương khí không còn nương tựa vào đâu được, dùng Tứ vật gia Bào khương theo âm để dẫn dương là phép trị chính vậy.

 

Nếu nhức đầu sợ lạnh mà phát sốt là thuộc ngoại cảm, không nên chữa như thương hàn, nên dùng Tứ vật thang gia Sài hồ, Kinh giới, Thông bạch để hòa huyết giải biểu.

Nếu có đình thực phát sốt, chỉ thấy trong bụng lình bình khó chịu, ợ hơi ói mửa, dùng Dị công tán gia Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc, Hậu phác, Sinh khương.

 

Nếu ứ huyết úng trệ mà phát sốt thấy bụng đau nhói dùng Sinh hóa thang.

Nếu do huyết ra nhiều quá, phiền táo miệng khát, mặt đỏ, mình nóng, dùng Đương quy bổ huyết thang.

Nếu âm hư dương không nương vào đâu được, cô dương vượt ra ngoài mà phát sốt thì kíp dùng Sâm phụ để cứu vãn.

Sách Y Tông Kim Giám chép đầy đủ về chứng sản hậu phát nhiệt, chứng vong huyết phát nhiệt của đàn ông con trai, phép chữa củng như nhau, nhưng chứng vong huyết là huyết đi lên, còn chứng sản hậu là huyết đi xuống, một đằng thuận, một đằng nghịch có khác nhau.

Các tạp chứng của sản hậu còn nhiều, nêu lên mấy điều để cùng với chứng thổ nục thay nhau mà phát minh, ngoài ra không nói đủ, vì đã có sách chuyên đề.

Bổ luận: Sản hậu thì khí tiết xuống cho nên nhiều chứng thoát. Thổ nục thì khí ngược lên cho nên ít chứng thoát, chứng thoát của thổ nục thì nên giáng, chứng thoát của sản hậu thì nên thăng, tuyệt đối không giống nhau.

 

1.Ứ HUYẾT

 

Các chứng thổ nục và tiện lậu thì huyết đều rời khỏi kinh mạch, khi huyết đã rời khỏi kinh mạch thì cùng với huyết nuôi dưỡng thân thể đã dứt hẳn liên lạc không còn dính dấp với nhau nữa.

 

Những huyết đã chạy vào trong dạ dày thì mặc tình cho thổ cho hạ ra cũng được, nhưng huyết còn ở trong kinh mạch mà chưa chảy vào dạ dày thì kíp phải dùng thuốc để tiêu trừ đi, hoặc hóa theo đường tiểu tiện hay dồn đuổi theo đường đại tiện mà ra, cố làm thế nào cho chúng không còn lưu lại thì không còn tác nhân gây bệnh, huyết ấy ở trong con người không có tác dùng gì tốt mà còn làm trở trệ cho sự sinh huyết mới. Cho nên phàm những huyết chứng đều lấy khử ứ làm cần thiết. Người ta bảo rằng huyết khối là ứ, huyết trong không phải là ứ, sắc đen là ứ, huyết tươi không phải ứ, lời bàn trên đây không đúng, vì rằng huyết mới rời khỏi kinh mạch là huyết trong, là huyết tươi, song huyết đã rời khỏi kinh mạch tuy rằng huyết trong, huyết tươi cũng là huyết ứ, rời khỏi kinh mạch đã lâu thì huyết biến ra tía bầm đen, ví dụ như da thịt bị roi đánh huyết mới bị thương thì sắc đỏ thì biết rằng huyết mới rời khỏi kinh mạch vẫn là huyết tươi, khi bị đánh sau vài ngày sắc biến ra màu bầm đen thì biết rằng rời khỏi kinh mạch đã lâu thì huyết biến ra bầm đen vậy.

 

Huyết này ở trong kinh lạc tuy đã biến ra bầm đen nhưng vẫn là huyết trong, không phải là huyết khối, cho nên có thể theo khí mà vận hành vào tràng vị để ói ỉa ra, nếu ở trong kinh lạc mà là huyết khối thì đi vào tràng vị sao được?. Còn như huyết khối là huyết đã vào tràng vị đình lưu lại thì đọng thành khối, hãy xem tiết heo, tiết dê, hễ huyết vào trong chậu thì ngưng kết lại là biết.

 

Phàm chứng thổ nục không kể là huyết trong, huyết khối, huyết tươi, huyết đen, đều lấy khử ứ trước tiên, vả chăng đã có ứ huyết thì có triệu chứng ứ huyết, thấy thuốc nên xét chứng mà trị liệu, không phải sợ.

 

Khi ứ huyết công tâm thì tâm đau, đầu quáng, thần khí hôn mê, bất tỉnh mê man, không kể sản phụ hay thổ nục gia có chứng này thì thật là nguy hiểm, kíp phải giáng huyết xuống để giữ gìn lấy tâm. Dùng Khung quy thất tiếu tán gia Hổ phách, Chu sa, Xạ hương. Hay Khung quy thang hòa bột Huyết kiệt, Nhũ hương vào uống cũng hay.

 

Ư huyết lấn phế thì ho rược lên mà thở hổn hển, mũi ra khói đen, miệng mắt sắc đen. Dùng Sâm tô ẩm để bảo phế, khử ứ huyết. Đây là những bệnh rất nguy cấp, phàm những chứng thổ huyết mà mất mạng ấy đều là ứ huyết lấn phế, úng tắc đường thở, phế hư, hơi thở gấp, phương này rất hay vậy.

 

Nếu phế thực mà khí tắc thì không phải bổ phế, chỉ nên khử ứ huyết để khí không bị trở tắc, thì bệnh nhân sống được vậy. Dùng Đình lịch đại táo thang gia Tô mộc, Bồ hoàng, Ngũ linh chi và Đồng tiện.

 

Khi bị ứ huyết ở giữa kinh lạc và tạng phủ thì khắp mình đau nhức, vì làm trở tắc sự đi lại của khí, chi nên khí bị trệ lại trở thành đau, đó là đau vì không có thông vậy. Dùng Phật thủ tán gia Đào nhân, Hồng hoa, Huyết kiệt, Tục đoạn, Tần giao, Sài hồ, Trúc nhữ, Cam thảo, rượu. Hoặc dùng Tiểu sài hồ gia Đương quy, Bạch thược, Đan bì, Đào nhân, Kinh giới. Đây là các phương thuốc hay dùng chữa trong và ngoài càng ổn thỏa hơn.

 

Khi ứ huyết ở thượng tiêu thì tóc rụng không mọc lại, hoặc xương cánh tay, ngực cứng rắn, nhói đau, mắt không nhanh nhẹn. Dùng thông khiếu hoạt huyết thang hay Tiểu sài hồ gia Đương quy, Bạch thược, Đào nhân, Hồng hoa, Đại kế.

 

Khi ứ huyết ở trung tiêu thì bụng đau, sườn đau, lưng rốn cũng nhói đau, dùng huyết phủ trục ứ thang, hoặc Tiểu sài hồ gia Hương phụ, Khương hoàng, Đào nhân, Đại hoàng.

 

Khi ứ huyết ở hạ tiêu thì sườn dưới, bụng dưới trướng đầy nhói đau, đại tiện ra phân đen. Dùng Thất tiếu tán gia Đại hoàng sao giấm, Đào nhân. Hay Cách hạ trục ứ thang.

 

Khi ứ huyết ở trong lý thì miệng khát, khát là vì huyết với khí vốn không tách rời nhau, bên trong có ứ huyết cho nên khí không được thông, không thể đem thủy tân đi lên, vì vậy phát ra chứng khát nước, gọi là huyết khát, ứ huyết đi hết thì không khát vậy. Dùng Tứ vật thang gia Táo nhân, Đan bì, Bồ hoàng, Tam thất, Hoa phấn, Vân linh, Chỉ xác, Cam thảo. Hay Tiểu sài hồ gia Đào nhân, Đan bì, Ngưu tất. On kinh thang dùng thuốc ấm để khử ứ huyết, có thể trị ứ huyết tích đã lâu ngày, mấy phương đó đều nên tùy nghi sử dụng.

 

Khi có ứ huyết ở tấu lý thì vinh vệ không hòa, phát sốt sợ lạnh, tấu lý ở trong khoảng nửa biểu nửa lý, đó là đường của khí huyết đi lại, ứ huyết ở đấy, thương đến vinh khí thì sợ lạnh, thương đến vệ khí thì phát sốt, cho nên nóng lạnh như bệnh sốt rét. Dùng Tiểu sài hồ thang gia Đào nhân, HỒng hoa, Đương quy, Kinh giới.

 

Khi ứ huyết ở cơ nhục thì hâm hấp phát sốt, tự hãn, đạo hãn. Cơ nhục chủ về dương minh, dương minh lại chủ về táo khí mà ứ huyết, uất bốc cho nên có chứng như vậy. Bạch hổ thang, Tê giác địa hoàng thang gia Đào nhân, Hồng hoa, hay Huyết phủ trục ứ thang gia Đại hoàng mà chữa.

 

Ư huyết ở giữa kinh mạch và tạng phủ thì kết làm trưng hà. Hà là hoặc tụ hoặc tan, khí bị huyết làm trệ lại thời tụ lại mà thành hình, huyết tan theo khí mà không thấy nữa, lúc mới tụ vào thì lấy tán khí làm phép giải quyết, dùng Cửu khí hoàn.

 

Nếu ứ huyết ở trên hông ngực, gia Chỉ xác, Cát cánh, Qua lâu, Sanh khương, Cam thảo.

 

Nếu ứ ở bên phải gia Tô tử, Tang bì, Trần bì.

 

Nếu ở bên trái gia thêm Thanh bì, Mẫu lệ, Đương quy.

 

Ư huyết ở trung tiêu bụng lớn gia Hậu phác, Chỉ xác, Phòng kỷ, Bạch thược, Cam thảo.

 

Ư huyết ở hạ tiêu bụng dưới gia Hột quýt, Tiểu hồi, Hột quả lê, Tân lang, Xuyên luyện tử, Ngũ linh chi, khí tan thì huyết tan theo mà không kết tụ lại vậy.

 

Sau khi ứ đã tan rồi, sợ rằng lại tụ lại, nên lấy điều huyết làm phép hòa khí, bây giờ hà khí đã tan rồi, ở torng huyết phận chỉ nên điều huyết thì khí tự nhiên hòa mà không tụ lại vậy. Dùng Tiêu dao tán gia Đan bì, Hương phụ. Hay Quy tỳ thang gia Sài hồ, Uất kim. Trưng là thường tụ không tan, khí không nhiều hơn huyết nên không tan đi, hoặc phần là huyết chất hay huyết có nước, hoặc huyết tích đã lâu cũng hóa ra đờm thủy, thủy tức là khí. Bệnh trưng hà là khí với huyết cấu kết nhau mà thành, phải phá huyết hành khí để tiêu trừ đi, bệnh rất dữ dội không thể dung túng được.

 

Các người hư tích đã lâu, không thể công trị được, cũng nên vừa công vừa bổ để tìm cách thắng được bệnh, công huyết ứ dùng Để đương thang, Hạ ứ huyết thang, Đại để đương hoàn. Công đàm thủy nên dùng Thập táo thang, nếu kiêm công cả thủy vào huyết thì dùng Đại hoàng cam toại thang hay Bí phương hóa khí hoàng, còn trị bên ngoài dùng Quan âm cứu khổ cao dán vào.

 

Huyết ứ ở giữa kinh lạc tạng phủ cùng chiến đấu với khí thì uất bốc mà biến hóa màu đặc đã nói rõ ở môn tiện nung, thổ nung.

 

Huyết ứ ở giữa kinh lạc tạng phủ bị khí hỏa sắc nấu thì hòa làm can huyết (huyết khô đi), khí là dương khí ở trong thận, khi âm hư thì dương lấn lên mà khí lên hợp với tâm hỏa cho nên khí thịnh tức là hỏa thịnh, ứ huyết ngưng trệ bị hỏa khí nung nấu mà thành can huyết, bệnh thể hiện là cốt chưng lao nhiệt, da thịt co rít, da như phấn nên gọi là can huyết lao, bệnh này cứ 10 người thì trị được 2,3 người. Dùng Đại hoàng giá trùng hoàn vì đã là can huyết thì cách tuyệt với khí hóa, không phải thuốc hành huyết tầm thường, có thể trị được, cho nên dùng những giống sâu hút máu để tiêu trừ can huyết, nếu ứ huyết không hóa đi được thì tâm huyết không có cơ sinh ra được, huống chi cựu huyết không khứ đi thì tân huyết không thể sinh ra được, cho nên lúc bấy giờ các chứng hư tổn đã hiện ra đủ mà vẫn phải lấy phép khử can huyết làm chủ vậy.

 

Nếu không có kiến thức làm thì có thể dùng thuốc tư bổ để uống với thuốc ấy cũng là một phép điều đình.

Huyết ứ ở giữa kinh lạc và tạng phủ bị phong khí biến hóa thì sinh ra lao trùng, khí là thận thủy hóa ra, cho nên khí đọng tức là thấp, còn phong là can dương sinh ra, cho nên phong động tức là nhiệt thấp. Chứng nhiệt đốt đem ứ huyết ra làm biến ra làm trùng, đó là lao trùng. Đây cũng như cỏ mục hóa ra đom đóm, thóc lúa mục sinh ra sâu.

 

Phép biện lao trùng thì sắc mặt vụt đỏ, vụt trắng, vụt xanh, vụt vàng, môi lở, miệng loét, họng ngứa, tiếng khan, phiền mộng, chẳng yên, di tinh, bạch trọc tóc xám, lưỡi ráo, nóng lạnh đổ mồ hôi trộm, miệng ra hơi thối, không biết hương vị, thích người qua lại, lòng thường oán giận, mộng thấy người chết, hay sợ, hay hồi hộp, khái nghịch, hoặc trong bụng có khối, hay hai bên sau gáy có kết những hạt nhỏ (lao hạch), ăn đậu xanh thấy có mùi thơm, dùng Nhũ hương hun lưng bàn tay lấy khăn che lòng bàn tay, một lúc sau thì lông dài ra cả tấc.

 

Hằng ngày lúc sáng sớm tinh thần tươi tỉnh, sau 12 giờ trưa chân tay hơi nóng, mặt không có nhan sắc,, đều là những hậu lao trùng. Vậy dùng Nguỵêt hoa hoàn làm chủ, ăn nhiều thịt cá lạc, vừa tư bổ vùa giết được lao trùng. Hay dùng xương cá lạc đốt cháy, còn Miết giáp nướng tán nhỏ, sắc nước Nhân sâm, Đương quy, Bạch thược, Bạch vi mà uống bổ hư sát trùng giúp nhau mà dùng.

 

Nếu chuyên về sát trùng cũng có thể uống xen với Kim thiềm hoàn, ăn con ếch có sọc vàng cũng tốt, ăn gan con mèo mun nướng khô tán nhỏ, đầu tháng lúc canh năm uống lúc bụng đói để sát trừ lao trùng rất hay, có thể thay gan con rái cá, lấy móng con rái cá tán nhỏ uống với rượu, lao trùng ở trong lá phổi, chứng khạc huyết nấc tiếng cũng có thể trị được.

 

Sao trùng là giống trùng do huyết hóa ra, nó rất là tinh khôn, người bệnh chết rồi trùng làm truyền nhiễm cho người trong nhà, làm chứng lao truyền thi, giết chết 3 người thì trùng ấy không thể trị được nữa, người bị chứng lao truyền thi thì không khác với người bệnh trước, sách Kim Giám bảo rằng: Nếu uống bài truyền thi tướng quân hoàn phương chép ở sách Đan khê tâm pháp, nay tôi có tra trong sách ấy nhưng không thấy phương ấy. Song lấy tướng quân mà gọi tên thì biết rằng chủ dùng Đại hoàn, truyền thi lao trùng truyền nhiễm cho người kíp phải trừ khử đi, cho nên chủ về công hạ, cũng như phép trị can huyết lao để khỏi lưu tà làm hại, giống trùng này khi đã truyền vào người thì tích tụ huyết của người để làm sào huyệt ăn ở và sinh dục biến hóa vô cùng. Tôi bảo rằng nên dùng Đi thi diệt quái thang vừa sát trùng vừa công huyết thì tà không thể lưu lại.

 

Hai chứng trên mà đại tiện không lỏng nhão thì còn có thể trị được, nếu lỏng nhão thì không thể chịu được thuốc, bệnh nhân chết.

 

2.THỦNG TRƯỚNG (Sưng)

 

Thũng trướng là thủy bệnh và khí bệnh vậy. Thất huyết gia thường thường bị thủy thũng, khí thũng là tại làm sao?.

 

Vì huyết với khí, thủy với hỏa thay nhau, mà nương náu là hai nhưng đúng ra là một vậy. Tôi đã thường nói ở bài đầu tiên là “Luận về thủy hỏa khí huyết” và ở bài “Điều kinh”, “Đàm ẩm”, nay lại nói thêm rằng: “khí tức là thủy vậy”, trong huyết có khí tức là có thủy, cho nên torng có nhục có hãn, trong miệng mũi có tân, trong bào có thủy, vậy thì thủy với huyết cùng đi với nhau màkhông trái nhau.

 

Khi thất huyết gia, huyết đã mắc bệnh thì cũng cập lụy đến thủy, thủy xúc ở trong bào thì nước đái đặc, thủy trào lên tỳ vị đó là trướng mãn, thủy sâm bì phu thì là thủy thũng. Về phép trị bì phu thủy thũng nên theo phế mà trị, vì phế chủ bì mao, phế là nguồn trên của thủy, phếkhí hành thì thủy hành. Nên dùng Tả bạch tán gia Hạnh nhân, Cát cánh, Tử tô, Phục linh. Hoặc dùng Ngũ bì ẩm.

 

Còn bụng to trướng đầy, nên theo tỳ mà trị, tỳ thổ lợi thủy thì thủy hành mà thổ tốt khỏe. Nên dùng Vị linh thang hay Quân tử thang gia Ý dĩ, Phòng kỷ.

 

Bài trung thủy kết thì bụng dưới chướng đầy, dùng Ngũ linh tán hay Trư linh thang. Các thứ thủy lại chủ ở thận, khi thủy khí hóa hành thời thủy ở trên dưới, trong ngoài đều hóa hành, nên dùng bài Lục vị địa hoàng thang.

 

Những thang nói trên đây đều là bình tể, thầy lại phải phân rõ âm dương, tùy nghi mà gia giảm theo hàn nhiệt thì mới hiệu nghiệm được. Xét rằng miệng khát, đái đỏ, thích đồ nóng, mạch nhu là âm thủy, nên gia Quế, Phụ, Ngô thù du, Can khương, Tế tân.

 

Thất huyết gia phần nhiều là dương thủy, còn âm thủy thì rất ít, thầy thuốc nên xét kỹ khi lâm sàng.

Lại có chứng huyết ứ lưu trú cũng phát ra thũng trướng, là chứng huyết biến thành thủy, đây như là bào thủy của con gái biến ra huyết, bào huyết của con trai biến ra tinh, sang gia huyết tích biến thành mủ vậy, huyết đã biến thành thủy thì theo thủy mà trị, nên chiếu theo các phương trên phân chia ra hàn nhiệt để gia giảm, lại gia Tam thất, Khung quy, Đào nô, Bồ hoàng để kiêm trị huyết thì nguyên lưu của thủy và huyết đều trị vậy.

 

Người xưa nói đàn bà thác kinh (kinh lẫn lộn không đều), mà thũng là thủy hóa làm huyết gọi là thủy phận. Kinh thủy bế tuyệt mà thũng là huyết hóalàm thủy gọi là huyết phận, thực ra thì phép trịđều nên theo thủy mà trị, phương chứng gia giảm đều không ngoài ý trên đây.

 

Xem cái thuyết thủy phận, huyết phận của đàn bà thì biết rằng huyết gia phần nhiều là thũng trướng, cũng đều là bệnh thủy phận huyết phận vậy. Đây khác hẳn với thủy thũng của tạp bệnh, chớ nên dùng bậy Chu sa hoàn, Tiêu thủy thánh dũ thang, còn nói rõ ở môn huyết cổ.

 

3. CHÍNH XUNG (Kinh sợ hồi hộp)

 

Chính xung tục gọi là tim nhảy, tâm là hỏa tà, nếu không có huyết để nuôi tâm thì hỏa khí xung động, cho nên tâm nhảy. Dùng An thần hoàn để cho mát tâm. Hoặc dùng Quy tỳ thang gia Mạch môn đông, Ngũ vị tử để mát tâm.

 

Phàm những chứng tư lự quá độ, hay thất huyết gia mất máu quá nhiều thì có chứng tâm hư, nếu không thì phần nhiều ghé có đàm ứ, nên biện luận cho rõ ràng.

 

Trong tâm có đàm, đàm vào trong tâm, trở trệ tâm khí, cho nên tâm dao động mà không an, nên dùng Chỉ mê phục linh hoàn gia Viễn chí, Xương bồ, Hoàng liên, Táo nhân, Đương quy, Xuyên bối mẫu. Hoặc dùng Chu sa an thần hoàn gia Long cốt, Viễn chí, Kim bạc, Ngưu bàng, Xạ hương.

 

Lại có chứng vị hỏa dồn lên và công lên tâm làm cho tim nhảy đập, dưới tâm như đắp tường, nghe thấy có tiếng, lấy tay ấn dưới tâm có khí chống đỡ lại, đấy là dưới tâm có động khí, trị chứng này nên đại tả hỏa của tâm vị, một khi hỏa bình thì khí bình. Dùng Tả tâm thang hay Ngọc nữ tiển gia Chỉ xác, Hậu phác, Đại giả thạch, Toàn phúc hoa để giáng hỏa lại thêm Uất kim, Nga truật để mà công khí, thì ba cái là khí, huyết, hỏa đều được bình hòa mà không chống lên vậy.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán