03:04 ICT Thứ hai, 09/09/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thư viện Đông y » HUYẾT CHỨNG LUẬN

Liên hệ

HUYẾT HẠ HÀNH (PHẦN 3)

Thứ hai - 04/07/2011 14:41

11. Đương quy lô hội hoàn

 

                     Đương quy                             1 lạng

                     Long đảm thảo                       1 lạng

                     Lô hội                                      5 chỉ

                     Thanh đại                                5 chỉ

                     Chi tử                                      1 lạng

                     Hoàng liên                              1 lạng

                     Hoàng bá                                1 lạng

                     Hoàng cầm                             1 lạng

                     Đại hoàng                               5 chỉ

                     Mộc hương                             2,5 chỉ

                     Xạ hương                                5 phân

 

Trước dùng Thần khúc nấu hồ làm hoàn, uống với nước gừng để trị huyết bệnh, dùng rượu làm hoàn uống với đồng tiện thì tốt hơn. Người ta chỉ có can hỏa rất ngang ngược thường đem hỏa của các kinh cùng nhau làm hại. Phương này dùng Thanh đại, Lô hội, Long đảm thảo bẻ thẳng vào hỏa của can kinh.

 

Cầm, Liên, Tri, Bá, Đại hoàng chia nhau mà tả hỏa của các kinh, hỏa thịnh thì khí thực, cho nên lấy hai vị Hương để hành khí, hỏa thịnh thì huyết hư cho nên lấy Đương quy làm quân để bổ huyết.

 

Trị can hỏa quyết liệt chỉ có phương này là có lực lượng, không nên tỵ hiềm rằng tả nhiều bổ ít.

 

12. Địa hoàng thang (Lục vị)

 

                     Thục địa                                  1 lạng

                     Sơn thù                                   5 chỉ

                     Sơn dược                                5 chỉ

                     Đan bì                                     3 chỉ

                     Trạch tả                                  3 chỉ

                     Bạch linh                                 3 chỉ

 

Ông Trần Tu Viên nói: con người đã sinh ra lấy hậu thiên sinh tiên thiên, đều nhờ trung cung thâu tinh vào thận mà sau thận mới được bổ ích, ông cho rằng phương này không phải là thuốc chính để bổ thận, song thận kinh thủy hư hỏa vượng không thể nào bổ. Phưong này dùng Thục địa để tư thận thủy màlại sợ can mộc trộm mất khí của thủy, cho nên dùng Sơn thù du để dưỡng can âm, bổ cho con chính là làm chắc cho mẹ vậy, lại dùng Sơn dược để bổ tỳ thổ sinh thủy tân để chu cấp cho thận, dùng Đan bì để thanh tam bào tả hỏa tà để an thận thì thủy của thận trung được đầy đủ vậy, lại cho thủy chất co hình không hóa đi thời thủy tân vô hình cũng không thể sinh ra được, hay nhất là Phục linh Trạch tả hóa khí lợi thủy lấy tả làm bổ, tuy không phải thuốc chính sinh thủy mà thực ra là thuốc chính tư thủy vậy.

 

13. Hoa nhị thạch tán

 

Hoa nhị thạch 3 chỉ (nướng đỏ và tán nhỏ)

 

Hoa nhị thạch đàn ông con trai uống với rượu, đàn bà con gái uống với nước pha giấm, huyết ứ hóa ra nước mà xuống, xét phương thuốc này riêng hóa huyết rất thần hiệu, các thuốc khác mà hành huyết đều thương đến khí, vị thuốc này làm cho huyết tự hóa đi mà khí không hại, thực là phương thuốc hay để trị ứ huyết.

 

14. Trắc bách diệp thang

 

                     Trắc bá diệp                           3 chỉ

                     Bào khương                           1,5 chỉ

                     Ngãi diệp                                3 chỉ

                     Cứt ngựa(mã thông)              2 lạng

 

Nhiệt khí càng phục ở tâm phận bức huyết chạy càng không thể ngừng được. Dùng Khương, Ngãi để tuyền phát nhiệt ra để vận hành ở dương phận thì huyết của âm phận không bị bức bách mà giữ được ở trong kinh vậy.

 

Lá Trắc bá là thuộc kim, nén cho xuống, mã là súc vật thuộc hỏa, đồng khí tương cầu dẫn cho trở xuống thì những ứ còn thừa lại đều tiêu hết đi, đây là nhiệt phục âm phận là phép tòng trị, là thổ lâu không ngừng, dùng tất cả những thuốc nóng lạnh, bổ tả màkhông khỏi, nên dùng phép biến này (phép biến là lấy nhiệt trị nhiệt, không phải phép thường).

 

Khi gặp chứng nhiệt phải dùng rất cẩn thận, nếu là hàn ngưng huyết trệ thì rất hợp.

 

15. Nhân sâm tả phế thang

 

 

                     Nhân sâm                               3 chỉ

                     Hoàng cầm                             3 chỉ

                     Chi tử                                      3 chỉ

                     Tang bì                                    3 chỉ

                     Cát cánh                                 2 chỉ

                     Bạc hà                                     1 chỉ

                     Chỉ xác                                    2 chỉ

                     Cam thảo                                1 chỉ

                     Liên kiều                                3 chỉ

                     Hạnh nhân                              3 chỉ

                     Đại hoàng (sao rượu)             1 chỉ

 

Là tả phế thủy ở phế, phương này là tả hỏa ở phế, phế thể thuộc kim không tự nhiên sinh ra hỏa, đều bởi tâm hỏa khắc kim, vì hỏa hun phế cho nên dùng Chi tử, Liên kiều để tảtâm hỏa. Hoàng cầm, Đại hoàng để tả vị hỏa, phế bị hỏa uất thì bì mao gai gai sợ lạnh, dùng Bạc hà để phát ra, phế kim không thanh thì thủy đạo không điều, dùng Tang bì để tiết thủy, hỏa tức là khí thịnh, dùng Chỉ xác Cát cánh, Hạnh nhân để lợi khí. Mà Nhân sâm, Cam thảo để bổ thổ sinh kim để làm chủ trì bổ tả kiêm hành điều đình rất khéo, thực là theo phương pháp Đình lịch đại táo thang mà ra biến tả thủy làm phép tả hỏa.

 

Phàm thượng tiêu huyết trệ làm đàm ngưng do hỏa đều nên tù chứng mà gia giảm.

 

1.      Giáp kỷ hóa thổ thang

                     Cam thảo                                3 chỉ

                     Thựơc dược                            5 chỉ

 

Ông Dương Tây Sơn làm sách Thất huyết đại pháp lấy phương này làm chủ phương, rất tán dương là hay. Thực ra Thược dược vào can, Khung Quy Đào nhân khéo bỏ huyết cũ để sinh ra huyết mới giúp thêm Hoắc hương, Chích thảo dẫn 3 vị vào can phế để sinh huyết lợi khí, là thuốc thánh của khoa sản hậu.

 

2.      Ngưu tất tán

 

                     Ngưu tất                                 3 chỉ

                     Xuyên khung                          1,5 chỉ

                     Bồ hoàng                                3 chỉ

                     Đan bì                                     3 chỉ

                     Quế tâm                                  3 chỉ

                     Quy                                         4 chỉ

 

Quy, Khung, Bồ hoàng, Đan bì 4 vị thuốc hòa huyết, Quế tâm tân ôn để hành huyết, Ngưu tất chạy xuống dưới để dẫn huyết xuống, dùng để trị hạ tiêu ứ huyết, ôn thông kinh mạch đều ứng nghiệm nay, nghĩa của phương này cũng nông cạn dễ hiễu được.

 

3.      Đào nhân thừa khí thang

 

                     Đào nhân                                  5 chỉ

                     Đại hoàng                                 2 chỉ

                     Mang tiêu                                 3 chỉ

                     Quế chi                                    2 chỉ

 

Quế chi bẩm khí mộc hỏa của can kinh, can khí lấn len thấy nó bốc lên, can khí kết lại gặp nó thì hành đi, cho nên huyết chứng có hứng, nên dùng có chứng lỵ kỵ dùng, phương này lấy về tân tán: Hợp với Tiêu, Hoàng, Đào nhân vào thẳng hạ tiêu, phá lợi các chứng huyết kết, huyết ứ ra ngoài nhị tiện tiêu hoàng dẫn theo đại tiện mà ra mà Quế chi biến hóa tiểu tiện, đây là một ý nghĩa khác (ra lối bàng quang).

 

4.      Tiểu điều kinh thang

 

                     Đương quy                             3 chỉ

                     Xích thược                              3 chỉ

                     Một dược                               2 chỉ

                     Xạ hương                                một chút

                     Hổ phách                                2 chỉ

                     Quế chi                                   2 chỉ

                     Tế tân                                     5 phân

 

Đương quy bổ huýêt, Xích thược hành huyết, nhựa cây giống như huyết của người. Một dược là nhựa cây kết lại cho nên trị huyết kết. Hỗ phách là nhựa cây hóa ra, cho nên hay hóa tử huyết, 4 vị thuốc chuyên trị ứ huyết cũng là đủ vậy mà sợ không hay nội hành ngoại đạt nên nhờ Tế tân, Xạ hương để dược tính đến khắp mọi nơi, để trong ngoài trên dưới không còn ứ lưu lại ở đâu. Huýêt mà không theo kinh, thường thường là ứ huyết mà trệ, khử ứ tức là điều kinh vậy.

 

5.      Tiểu sài hồ thang

 

                     Sài hồ                                      8 chỉ

                     Hoàng cầm                             3 chỉ

                     Bán hạ                                    3 chỉ

                     Đại táo                                    3 quả

                     Nhân sâm                               2 chỉ

                     Cam thảo                                1 chỉ

                     Sinh khương                           2 chỉ

 

Phương này đạt biểu hòa lý, là hoạt tể thăng thanh giáng trọc, ngoài biểu là tấu lý là then máy của vinh vệ, lý là tam tiêu là tổng quản của tạng phủ chỉ có kinh thiếu dương bên trong chủ tam tiêu bên ngoài chủ tấu lý.

Luận về thế của thiếu dương, đó là khí của tướng hỏa gốc ở đởm phủ, luận về công dụng của thiếu dương là khí thiếu dương gởi ở trong vị, phương này lấy Sâm, Táo, Cam thảo để bồi dưỡng vị thổ mà dụng Hoàng cầm, BÁn hạ để giáng trọc hỏa, Sài hồ, Sinh khương để thăng thanh dương, cho nên khí được hóa sướng mà tấu lý tam tiêu đều được điều trị.

Nếu có khí thái dương hãm ở trước hông ngực mà không thể ra được, cũng dùng phương này để thanh lý hòa trung, thăng đạt khí lên thì khí không kết lại mà tự hạ xuống vậy.

Chứng can kinh uất hỏa cũng dùng phương này vì hay dẫn can khí để đạt lên thì Mộc thông uất mà trong lại có thuốc thanh giáng nên hảo tự hết đi vậy.

Trị các bệnh nhiệt nhập huyết thất thì càng có ý nghĩa sâu xa, huyết của người ta là trung tiêu do thức ăn biến hóa ra rồi theo dương minh và hai mạch xung nhâm để xuống tàng ở can, phương này không phải là thuốc can đảm là theo vị trung để thanh đạt khí của can đảm vậy. Vị chủ về sinh ra huyết, trị vị trung tức là trị thượng nguyên của huyết hải.

Huyết do can giữ, khi can khí đã được thanh đạt thì uất ở huyết phận tự giải đi, đấy là phép chính trị vậy, cũng là phép trị gián tiếp, nghĩa của nó huyền diệu như thế vậy.

 

6.      Tê giác địa hoàng thang

 

                     Tê giác                                    1,5 chỉ

                     Sinh địa                                   5 chỉ

                     Bạch thược                             3 chỉ

                     Đan bì                                     3 chỉ

 

Tê giác thuộc thổ mà mang thủy tính, Địa hoàng khắc thổ mà có thủy chất, hai vật này đều được khí của thủy thổ trị vị âm, thanh vị hỏa là chính dược trị vị kinh huyết nhiệt, song chủ của quân hỏa ở tâm cho nên dùng Đơn bì thanh tâm, tướng hỏa gởi ở can cho nên dùng Bạch thược để bình can, để quân tướng hai hỏa không tẩu tập ổ vị trung thì vị thanh mà huyết an.

7.      Cam lộ ẩm

 

                     Thiên môn                               3 chỉ

                     Mạch môn                              3 chỉ

                     Hoàng cầm                             3chỉ

                     Nhân trần                               3 chỉ

                     Cam thảo                                1 chỉ

                     Sinh địa                                  

                     Thục địa                                  3 chỉ

                     Thạch hộc

                     Tỳ bà diệp                               2 chỉ

                     Chỉ xác                                    1 chỉ

 

Ông Trần Tu Viên nói: “vị là táo thổ thích nhuận mà ghét táo, thích xuống mà ghét lên”, cho nên dùng Nhị địa và Nhị đông, Thạch hộc, Cam thảo nhuận để bổ vị, Tỳ bà diệp, Chỉ xác giáng để nhuận vị. Nếu dùng Liên , Bá khổ hàn thì tăng thêm táo khí.

Nếu dùng Kỳ, Truật bổ vị thì la thắng khí.

Nếu có thấp nhiệt một vị Hoàng cầm để chiết đi, một vị Nhân trần để thấm đi cũng đủ vậy.

Phép trị kinh dương minh trọng ở dưỡng tân dịch, trong phương này dùng Địa, Đông tức là ý của TRư linh thang dùng TRư linh thang dùng Hoạt, Trạch để trừ tấu trọc.

Chú thích: Hoạt là Hoạt thạch, Trạch là Trạch tả, Tấu trọc là những cáu do bẩn trong bàng quang, Thảm là thấm đi, chảy đi…

    

8.      Thanh táo cứu phế thang

 

                     Nhân sâm

                     Cam thảo                                1 chỉ

                     Hắc chi ma

                     Mạch đông                             2 chỉ

                     Tang diệp                                3 chỉ

                     Hà thạch cao                          2 chỉ

                     Hạch nhân

                     A giao                                     1 chỉ

                     Tỳ bà diệp

 

Ông Dụ Gia Ngôn có nói: “Các khí phẫn uất đều thuộc ở phế, là vì phế táo vậy, mà những phương thuốc cổ kim trị khí uất dùng các vị tân hương hành khí tuyệt không phương nào trị phế tác vậy”.

Các chứng ẩu suyễn, nuy, thuộc bên trên, cũng là thuộc phế táo, mà phép chữa xưa nay cho chứng ẩu nuy, thuộc vị kinh, lấy suyễn thuộc phế. Vậy thời ẩu với nuy thuộc trung tiêu va hạ tiêu, chỉ có suyễn thuộc ở trên đây, cho nên cũng không có một phương nào trị đến phế táo vậy. Đến nay suyễn thuộc phế nếu không hành khí thì tiết khí hoặc có một hai người, dùng tuốc nhuận lại cũng không được chuyên chú lắm. Nay tôi nghĩ ra phương này đặt tên là Thanh táo cứu phế đại ước lấy vị làm chủ vì vị thổ là mẹ của phế kim vậy.

Thiên đông, Tri mẫu hay thanh kim tư thủy vì khổ hàn mà không dùng đến, như thuốc khổ hàn giáng hỏa càng nên kỵ dùng, bởi vì bản thân phế kim đã ráo rồi, âm khí chỉ còn bằng sợi to, nếu lại lấy khổ hàn hạ khí, làm tổn thương cho vị khí thì còn sống sao được.

Phải biết rõ theo đây mà gia giảm để cứu tình tạng phế táo biến ra mọi chứng thì mới có thể giúp ích cho phế được.

 

9.      Bảo hòa thang

 

                     Cam thảo                                2 chỉ

                     A giao                                     3 chỉ

                     Bách hợp                                3 chỉ

                     Tri mẫu                                   3 chỉ

                     Cát cánh                                 3 chỉ

                     Di đường                                3 chỉ

                     Mã đâu linh                            2 chỉ

                     Bối mẫu                                  3 chỉ

                     Ngũ vị                                     3 chỉ

                     Thiên đông                              3 chỉ

                     Mạch đông                             3 chỉ

                     Bạc hà                                     1 chỉ

                     Ý dĩ nhân                                 3 chỉ

 

Tân dịch của phế đầy đủ phủ phê thì đàm hỏa không sinh ra mà khí được chan hòa, nếu tân dịch không đầy đủ phủ phê thì đàm ngưng hỏa uất, bệnh teo phổi (nuy) ho (khái) đều bốc lên ,mà khí không được chan hòa vậy, dùng Di đường, Cam thảo, A giao bổ vị để tư dưỡng phế tân, lại gia các thuốc thanh hỏa trừ đàm liễm phù hỏa, giải uất hỏa để bảo hộ phế kim để khỏi mất hòa khí vậy.

Ông Cat Khả Cửu chế phương này tuy không thanh nhuần bằng cứu phế thang, song phương kia lấy tư dưỡng khô khan làm chủ, phương này lấy thanh hỏa giáng đàm làm chủ, dụng ý không giống nhau mà không chê bai nhau.

 

10. Mạch môn đông thang

 

                     Mạch đông                             2 lạng

                     Bán hạ                                    6 chỉ

                     Đại táo                                    12 quả

                     Nhân sâm                               4 chỉ

                     Cam thảo                                4 chỉ

                     Gạo tẻ                                     1 nắm

 

Sâm, Mễ, Cam, Táo bốn vị đại kiến tạng khí, đại sinh tân dịch, vị tên thân lên phổi, phế thanh mà hỏa tự bình, phế điều mà khí tự nhuận. Song hỏa khí chưa nghịch chưa lên, những thuốc này có thể an được, khi hỏa khí đã nghịch lên, lại không thể để lưu lại được, cho nên quân dùng Mạch đông để thanh hỏa, tá dùng Bán hạ để lợi khí, hòa và giáng thì tân dịch được sinh ra, tân dịch sinh ra thì hỏa vàkhí tự giáng xuống cùng làm với nhau mà không trái nhau vậy dùng để trị táo đàm, khái thấu rất là đối chứng lại nhuận lợi phế vị, cho nên cũng trị chứng cách thực.

 

Lại có chứng xung khí nghịch lên đem đàm huýêt mà phạm vào phế kinh cũng đều trị được vì mạch xung khởi từ bào trung, dưới thông với can thận, mà thực ra lợi thuộc vào kinh dương minh để thâu huyết ở dương minh đi xuống vào bào trung. Khí của dương minh thuận thì xung khí cũng nhuận, huyết với thủyở bào trung đều trở về nhà mà không nghịch lên vậy, phương này hợp vớiTiểu sài hồ càng rõ hơn, Tiểu sài hồ là theo vị trung để dẫn khí đi lên, để hỏa không uất ở dưới, phương này là theo vị trung để giáng xung khí đi xuống để hoả khí không phạm lên trên, hoặc bỏ gạo tẻ gia mật ong thì càng tư nhuận hơn.

 

11. Tứ ma thang

 

                     Nhân sâm                               Binh lang

                     Ô dước                                    Trầm hương

 

Bốn vị cân lượng bằng nhau.

Mài với nước nấu lên uống để trị khí suyễn cấp, lấy nhân sâm tư phế để bổ khí của mẫu, lấy Trầm hương vào thận để nạp gốc của khí, sau lấy Binh lang, Ô dước để theo mà trị khí, tả thực bổ hư là diệu pháp để điều nạp nghịch khí, vì phế là dương mà nạp khí hạ hành đều nhờ ở âm dịch, cho nên dùngNhân sâm để sinh tân dịch. Thận là âm mà hòa khí đi lên là nhờ ở chân dương, cho nên dùng Trầm hương để cố chân dương, trầm thủy khí, cho nên hay nạp chân dương trong thủy.

Chú ý: Nếu không có Trầm hương ta thay bằng Nhục quế.

 

12. Quế linh ngũ vị cam thảo thang

 

                     Quế chi tiêm                           3 chỉ

                     Bạch linh                                 4 chỉ

                     Chích thảo                              2 chỉ

                     Ngũ vị tử                                1 chỉ

 

Bài này trị thủy khí trong thận trào vượt lên, âm hỏa xông lên mặt đỏ họng đau ho ngược lên.

Quế Linh nén thủy đi xuống, thủy hành là khí hành, song khí nghịch không liễm thì không giáng, cho nên lấy ngũ vị để toan (chua) liễm khí vào, thổ mạhc thì âm hỏa phục xuống, cho nên lấy Cam thảo ngọt bổ trung cung.

 

13. Tô tử giáng khí thang

 

                     Tô tử                                       3 chỉ

                     Bán hạ                                    2 chỉ

                     Cam thảo                                1 chỉ

                     Đương quy                             3 chỉ

                     Sinh khương                           3 lát

                     Trần bì                                    2 chỉ

                     Tiền hồ                                    2 chỉ

                     Hậu phác                                1 chỉ

                     Trầm hương                           1 chỉ

 

Khí tức là thủy vậy, thủy ngưng thì thành đàm, thủy trào lên là ẩm, đàm ẩm lưu trệ thì khí bị trở ngại mà làm ra suyễn. Tô tử, sinh khương, BÁn hạ, Tiền hồ, Trần bì chuyên trừ đàm ẩm, khi đàm ẩm được khử đi thì khí tự thuận vậy. Song khí lấy huyết làm nhà, suyễn thời khí trôi chạy lung tung mà không trở về, cho nên dùng Đương quy để bổ huyết, suyễn bị thở gấp, cho nên dùng Cam thảo để hoãn cái thở gấp, xuất ra khí là do phổi, nạp khí là do thận, cho nên dùng Trầm hương để nạp khí vào thận hay Nhục quế để dẫn vào thận.

 

14. Thận khí hoàn (Bát vị)

 

                     Thục địa                                  8 chỉ

                     Sơn thù                                   4 chỉ

                     Sơn dược                                4 chỉ

                     Bạch linh                                 4 chỉ

                     Trạch tả                                  4 chỉ

                     Đan bì                                     5 chỉ

                     Phụ tử                                     3 chỉ

                     Nhục quế                                2 chỉ

 

Thận là thủy tạng mà một điểm chân dương ở trong, là nguồn suối của sự hô hấp, thủy đầy đủ dương tàng nạp thì hô hấp nhỏ mà tân dịch điều hòa. Nếu chân dương không tàng nạp thủy tràn, hỏa nghịch thì dùng Linh Trạch để hành thủy ẩm. Địa du để tư thủy âm, Sơn dược nhập tỳ để thâu thủy cho thận. Đan bì vào tâm để thanh hỏa an thận, được 6 vị để tư thận thì thận thủy đầy đủ vậy.

Song một điểm chân dương ở trong thủy lại sợ không thể sinh hóa được. cho nên dùng Phụ tử, Nhục quế để bổ dương.

Gia Ngưu tất thì có công dụng dẫn hỏa quy nguyên.

Gia Tri bá thì đó là phép trị thượng nhiệt hạ hàn.

Bỏ Quế Phụ gia Mạch đông, Ngũ vị là thuần về tư âm mà kiêm trị phế kim.

 

15. Tân tư nhuận phế cao (Cát Hồng)

 

                     Phổi dê rửa sạch                    một cái

                     Hạnh nhân                              4 chỉ

                     Chân tô (váng sữa dê)           5 chỉ

                     Chân phấn (Thiên hoa phấn thứ tốt) 3 chỉ

                     Mật ong                                  5 chỉ

                     Mứt hồng                               5 chỉ

 

Tán nhỏ, quấy đều bỏ vào trong lá phổi nấu chín mà ăn.

Phương này lấy phế với phế cùng một khí mà dùng, các thứ thuốc nhuận để tư bổ phế, nghĩa rất nông cạn mà dễ thấy, song phương thuốc rất có hiệu lực nên dùng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán