DƯỢC THẢO LUẬN TRỊ
Đông Y Sĩ Cảnh Thiên
HERBAL MEDICINESCOMPREHENSION & HEALING
BỆNH UNG THƯ
TẬP II
DẪN NHẬP
Trong tập 1, phần lớn quan điểm và sở đắc lâm sàng của cả hai nền y thuật Đông Tây đã được lý giải một cách khúc chiết, minh bạch. Qua hướng dẫn, không nhất thiết phải là bậc thông minh tài trí hay uyên thâm Hán ngữ, mọi người cũng có thể cảm thụ được ít nhiều thuật ngữ y khoa, biết triệu chứng lam sàng để tự chẩn đoán bệnh tất và ứng dụng chính xác những bài thuốc thích hợp nhằm phòng bệnh hay chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ.
Trong tập 2, sẽ trình bày đặc biệt hai tong nhiều chứng bệnh “nan y” cực kỳ hiểm ác mà cả thế giới đang lo sợ. Đó là bệnh Ung thư (cancers) và bệnh Liệt kháng hay Suy giảm miễn dịch HIV/AIDS. Chúng ta lo là vì bệnh có thể thành lập bất cứ lúc nào, bộc phát bất cứ ở đâu trong cơ thể. Chung ta lo sợ vì các khoa học gia vẫn còn bó tay, chưa tìm được thuốc điều trị đặc hiệu. Mắc bệnh ung thư vào giai đoạn trễ tràng, vướng vi khuẩn HIV vào thời kỳ toàn phát, là xem như cái chết được báo trước.
Riêng Đông y học, chủ yếu Trung Quốc, giới thầy thuốc y học cổ truyền từ lâu đã gia tâm tìm kiếm và thử nghiệm hằng nghìn chủng loại dược thảo có tác dụng kháng nguyên cao nhằm góp phần vào công trình nghiên cứu chung của toàn thế giới. Bước đầu, tuy không quảng bá rầm rộ, Trung y chứng minh Đông dược có khả năng, mang lại nhiều dấu tích chỉ cực đối với hai bệnh ung thư và HIV/AIDS.
Sau đây xin giới thiệu học thuyết, giải pháp điều trị bệnh ung thư và liệt kháng theo quan điểm mới nhất của cả hai nền y lý Đông Tây.
I. BỆNH UNG THƯ (Cancer)
Ung thư hiện nay được coi như một bệnh dịch thời đại, nhưng thật ra dấu vết về ung thư đã được khám phá cách đây hơn 5,000 năm qua những bộ xương và hộp sọ của một số xác ướp tại Ai Cập (Egypt) Peru. Tại Hoa Kỳ, theo thống kê năm 2000, tổng số người mắc bệnh ung thư lên tới hơn 10,000,000 (10 triệu) người và hằng năm tiêu tốn từ 1,000,000,000.00 (1 tỷ) đến 1,200,000,000.00 (1 tỷ 200 triệu) Mỹ kim tiền thuốc và tiền chăm sóc y tế cho bệnh nhân. Qủa là một con số khổng lồ.
Theo Y Học Hiện Đại:
Hippocrates, một thầy thuốc trứ danh của Hy Lạp (Greek) sống vào khoảng 400 năm trước Công Nguyên, lần đầu tiên đặt ra một thuật ngữ mới: “carcinoma” để chỉ bệnh ung thư da (skin cancer). Đối với người Hy Lạp, chữ karkinoma có nghĩa là con của (crab), bởi vì vào thời kỳ ung thư lan rộng nó tạo những nếp gấp vừa dài vừa công xuyên qua tế bào, mô hoặc da giống như chân con cua. Để minh hoạ về bệnh này, cách đây khoảng 40 năm, cơ quan y tế Liên Hợp Quốc có cho phổ biến trên toàn thế giới một mẫu bích chương cổ đọng phong trào phòng chống bệnh ung thư bằng hình ảnh một chàng dũng sí dùng thanh kiếm báu phóng tay đâm chết một con cua với những cái chân vừa dài vừa nhọn, ý nói khoa học có khả năng tiêu diệt được bệnh ung thư cả trong thời kỳ di căn (metastasis).
Ung thư (cancer) thật sự là một loại bệnh do những tế bào lành mạnh (healthy cells) ngưng hoạt động theo chức năng và tăng trưởng hết mức theo hướng hỗn loạn. Theo các nhà khoa học, có thể nó bắt đầu bằng sự đột biến khác thường bên trong nhân (nucleus) tế bào, đặc trưng là sự biến đổi trong bản sơ đồ di truyền học (genetic blueprint), còn gọi là DNA (Deoxyribonucleic acid). Khi DNA biến đổi, tự nó sao chép lại thành nhiều phụ bản và hiệp với gene kết thành chuỗi, chuyển thông tin này qua những tế bào khác bằng cách lan truyền mạnh mẽ đến độ không còn kiểm soát được nữa, cuối cùng trở thành ung thư.
Sự hình thành và phát triển ung thư được gọi là sự gây ung thư (carcinogenesis). Tế bào ung thư, khi được khảo sát dưới kính hiển vi (microscope), nhận thấy hình dáng khác thường, tương phản, mang tính kềm hãm hoặc phá hoại tổ chức lành mạnh và làm biến dạng bản chất cấu trúc, còn gọi là bản chất rối loạn sinh vật học (biological disorder).
A. PHÂN LOẠI UNG THƯ (Cancer Classifications):
Tính chúng, có khoảng 150 dạng (types) ung thư khác nhau, nhưng thông thường chỉ có 05 nhóm chính chủ yếu sau đây được thừa nhận:
1. Carcinomas: là dạng thành lập trong tế bào biểu mô(epithelial cells), bao gồm các vị trí: trên mặt da, vòm miệng (mouth), mũi (nose), cổ họng (throat), đường hô hấp (lung airways), cơ quan sinh dục-niệu quản đường tuyến (line glands) như tuyến vú (breast gland), tuyến giáp trạng (thyroid gland). Ung thư phổi (lung cancer), ung thư vú (breast cancer), ung thư da (skin cancer), ung thư dạ dày (stomach cancer), ung thư nhiếp hộ tuyến hay tiền liệt tuyến (prostate cancer) và ung thư ruột già (colon cancer) được xếp vào dạng ung thư biểu mô (carcinomas) và là thể u cứng (solid tumors).
2. Sarcomas: là dạng thành lập trong xương (bones), trong mô liên kết mềm (soft connective tissues) và mô nâng đỡ (supportive tissues) như sụn (cartilage), cơ bắp (muscles), gân (tendons), mỡ ( fat), những lớp màng lót bên ngoài cơ quan như màng tim (heart lining), màng phổi (lungs lining), màng bụng ( abdomen lining), màng trung tâm hệ thống thần kinh và mạch máu. Sarcomas cũng thuộc thể u cứng nhưng phần lớn hiếm khi là những u ác tính (malignant tumors) và hầu hết bệnh nhân đều chết.
3. Leukimas: là dạng thành lập trong máu, trong tuỷ xương (bone marrow). Những tế bào bạch huyết cầu ( white blood cells) biến chất sinh sôi nẩy nở di chuyển xuyên qua dòng máu tạo ra nhiều hệ luỵ cho lá lách ( spleen) và các mô khác. Leukimas không thuộc thể u cứng. Chúng có đặc điểm là sản xuất quá mức loại tế bào bạch huyết cầu không bình thường.
4. Lymphomas: là các dạng ung thư thuộc hạch bạch huyết ( lymph glands). Hạch bạch huyết đóng vai trò một bộ lọc chất bẩn cho cơ thể và được tập trung phần lớn ở cổ, háng, nách, lá lách, giữa ngực và chung quanh ruột. Lymphomas thường kiến tạo ra limphô bào hay bạch huyết bào bất thường ( abnormal lymphocytes). Chúng tụ tập trong hạch bạch huyết và sản xuất những khối rắn ( solid masses). Bệnh Hodgkin và bệnh không phải Hodgkin kiểu u bạch huyết hay u limphô ( non-Hodgkin’s lymphomas) là hai thể thường thấy nhất về u limphô tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, u limphô kiểu Burkitt (Burkitt’s lymphoma) lại là dạng ung thư phổ biến tại vùng Trung Phi.
5. Myelomas: là dạng u bướu rất hiếm thấy. Nó xuất hiện trong kháng thể ( antibody), nơi sản xuất tế bào huyết tương ( plasma cells) hoặc tế bào huyết cầu (hemopoietic cells) thuộc nhiều dạng mô khác nhau trong tuỷ xương.
B. CÁC GIAI ĐOẠN UNG THƯ ( Stages):
Bí quyết đặc trưng của tế bào ung thư là chúng có đời sống kéo dài rất lâu so với những tế bào bình thường. Thật mỉa mai khi cho rằng ung thư là thứ bệnh do định mệnh an bày và con người đóng vai trò “cây chủ” giúp sức cho chúng “ ăn bám” để lớn lên. Trên thực tế, tế bào ung thư bất tử ( immortal) và “ đẻ” vô kỳ hạn.
Tế bào ung thư, chẳng những không chết ( nếu giả sử chúng phải chết) mà còn sáng tạo ra nhiều chức năng hết sức quái lạ qua việc sao chép ( counterparts) tế bào gốc ký thác vào những tế bào lành mạnh để sinh sôi nẩy nở nhiều thêm. Màng tế bào ung thư biến thành công cụ ký sinh ( parasites). Chúng thành lập mạng lưới mạch máu riêng để hút chất dinh dưỡng từ mạch máu chính của “ cây chủ” (con người) cho dù ở xa, nhờ những ống dẫn dài. Tiến trình này âm thầm, không ai chú ý và kiểm soát, cuối cùng dẫn tới việc thành lập một khối u hay bướu ( tumor) trương phòng lên do hệ quả bởi những tế bào bất thường tăng trưởng. Nếu khối u xâm lấn sát gần mô lành mạnh hoặc giăng xuyên qua mạch bạch huyết ( lymph vessels) hay mạch máu để tới những mô lành mạnh khác thì khối u nầy được xem như loại u ác tính (malignant tumor).
Cũng cần phân biệt giữa u ác tính với u lành tính:
- U lành tính (benign tumor) được bọc trong nang bởi chất sợi ( encápulated by fiber). Theo chức năng, u lành tính cô lập cơ thể tránh bị thương tổn do tác dụng độc hại của chúng gây ra. Điều chắc chắn là u lành tính sẽ ngưng tăng trưởng kể từ lúc chúng không “đẻ” thêm được một khối u nào khác. Vì vậy, nhiều người mang trong cơ thể khá nhiều u bướu lành tính mà vẫn khoẻ mạnh cho đến khi chết vì một lý do khác.
- Trái lại, u ác tính không bọc trong nang bởi chất sợi. Đặc tính bệnh học của dạng ung thư nầy là có tài tách rời tế bào gốc xâm lấn sang những mô khác, di chuyển theo dòng máu qua mạch hạch huyết tới những vùng thật xa bên trong cơ thể. Tế bào ung thư nào không giăng mắc tay chân ra tới mô hay cơ quan khác nơi chúng muốn thành lập được coi là ung thư khu trú ( localized cancer). Nếu ung thư căng tới những phần khác trong cơ thể, gọi là ung thư di căn ( metastasized cancer). Đa số các nạn nhân ung thư không chết vì những tế bào dị dạng hình thành lúc ban đầu mà do hậu quả từ những tiến trình lần thứ hai, tức ung thư di căn. Chúng lấn chiếm cực nhanh cho dù tế bào ung thư còn rất nhỏ và được coi như kẻ xâm lược nguy hiểm vì mang nhiều ác tính. Quan sát tiến trình xâm thực của ung thư di căn trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu ung thư đưa ra một đồ biểu thật kinh ngạc:
+ Ung thư rất chậm bành trướng, thời gian di căn mất trên 300 ngày.
+ Ung thư khá chậm bành trướng, thời gian di căn tăng gấp đôi: 151-300 ngày.
+ Ung thư bành trướng hoà hoãn, thời gian di căn tăng gấp đôi:61-150 ngày.
+ Ung thư ác tính, tốc độ di căn gấp đôi chỉ trong vòng 60 ngày hoặc ít hơn.
Một đặc tính khác của tế bào ung thư di căn là chúng phô bày rất ít hoặc không lộ hình tướng bằng nhiều tế bào kết chùm lại với nhau. Phạm vi và mức đọ nguy hiểm của ung thư ác tính tuỳ thuộc vào tốc độ sinh sôi nẩy nở của tế bào xâm lược và diện tích khối u mở rộng. Một khối u lớn, cân nặng đến vài pounds hay kilograms, nhưng phải trải qua vài năm thành hình và phát triển.
C. DẤU HIỆN UNG THƯ ( Telltale Signs of Cancer):
Bí quyết duy trì sức khoẻ, ngăn chặn và hạ thấp nguy cơ tử vong về bệnh ung thư, tốt nhất là khám phá sớm ngay khi tế bào ung thư còn nhỏ hay mới thành lập. Dưới đây là 08 dấu hiệu lộ liễu về bệnh ung thư có thể nhận biết ngay:
1. Một cục (lump), một cái bướu hay khối u cứng ( solid tumors)nằm trong vú hay trong tinh hoàn. Hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa thực hiện ngay một cuộc khám nghiệm an toàn về ngực cho phụ nữ và tinh hoàn cho đàn ông, là cách bảo vệ tốt nhất để chống lại bệnh ung thư vú ( Breast cancer) và ung thư tinh hoàn ( testicular cancer). Cục bướu, khối u trong ngực hoặc sự thay đổi đáng chú ý trong tinh hoàn là những dấu hiệu cảnh báo sớm, không nên bỏ qua.
2. Một mụt cóc ( wart) hay nốt ruồi (mole) xuất hiện trên mặt da có thể là biểu thị loại u hắc sắc tố, còn gọi là bướu ác tính có hắc tố ( melanoma) hay loại carcinoma có vảy ( squamous carcinoma). Ung thư da (skin cancers) có thể xuất hiện ở dạng khô, dạng miếng có vảy (scaly patches), dạng mụn nhọt ( pimples) nhưng không bao giờ biến mất, có thể sưng tấy hay viêm loét.
3. Đau rát da (skin sore) hoặc đau cổ dai dẳng ( persistent sore throat) không lành.Hiện tượng đau đớn không lành sau một thời gian xuất hiện có thể là dấu hiệu ung thư thuộc loại u hắc sắc tố (melanoma). Tình trạng đau cổ họng dai dẳng, khàn tiếng ( hoarseness), nuốt khó khăn, một cái mụt hay khối u trong cổ họng có thể biểu lộ loại ung thư họng ( pharynx cancer), ung thư thanh quản ( larynx cancer) hoặc ung thư thực quản (esophagus cancer). Các loại ung thư nầy có khả năng trị liệu nếu được phát giác sớm.
4. Sự thay đổi xấu trong ruột (bowel) hay bàng quang (bladder). Những triệu chứng đi tiểu khó khăn tiếp diễn không ngừng, chứng táo bón (constipation), tiêu chảy kinh niên ( chronic diarrhea), đau vùng bụng ( abdominal pains), trực tràng chảy máu ( rectal bleeding), đường tiểu chảy máu (urinary bleeding) hoặc đi tiểu ra phân đen như hắc ín ( dark tar-like stools) đều không nên thờ ơ. Chúng có thể là dấu hiệu lộ liễu nhiều loại bệnh ung thư phát triển bên trong, cần được bác sĩ khám bệnh càng sớm càng tốt.
5. Ho dai dẳng ( persistent cough) hoặc ho có máu ( coughing blood).Nếu ho biến thành mãn tính, đặc biệt với những người hút thuốc lá, cần tới bác sĩ khám bệnh ngay. Bởi vì ung thư xuất hiện trong đường hô hấp, vào tới buồng phổi, chúng có khả năng làm nghẽn tắc cục bộ hay kích thích bắt ho và làm chảy máu đường thở. Chỉ các nhà y học chuyên môn mới xác định được hiện tượng bế tắc hay kích thích ho dai dẳng nầy.
6. Chứng chậm tiêu ( constant indigestion) hay nuốt khó ( trouble swallowing).Tình trạng nuốt khó khăn hay ăn uống chậm tiêu kéo dài, buồn nôn ( nausea), ợ nóng ( heartburn), sưng ( bloating), chán ăn ( loss of appetite) và sự thay đổi khác thường trong ruột, tất cả có thể là những triệu chứng ung thư ruột già (colon cancer) hay ung thư dạ dày ( stomach cancer) hoặc ung thư thực quản ( esophagus cancer). Sụt cân không có lý do cũng là một dấu hiệu đáng ngờ về ung thư.
7. Chảy máu hoặc tiết xuất bất thường trong âm đạo ( unusual bleeding or vaginal discharge).Giai đoạn sớm của ung thư màng trong tử cung ( uterine endometrial cancer) và giai đoạn muộn của ung thư âm đạo ( vaginal cancer) thường biểu lộ dấu hiệu chảy máu bất thường hoặc tiết ra những chất hôi hám. Hãy nhanh chóng kiểm tra những triệu chứng nầy để khám phá ung thư kịp thời. Đối với những ca về ung thư tử cung, phương pháp thử nghiệm “Pap” có thể phát hiện sớm và điều trị sớm thay vì chờ đến giai đoạn muộn làm chảy máu thì nặng hơn nhiều.
8. Bị mệt mỏi kinh niên (chronic fatigue).Khi cảm thấy mệt mỏi lâu ngày mà không tìm ra nguyên nhân, thường có nguy cơ đi kèm theo một loại ung thư đang hình thành hoặc phát triển rất nhanh mà ta không sao nghĩ tới. Nếu lâm vào trường hợp nầy, nên liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt.
D. 33 NHÂN TỐ GÂY UNG THƯ (Causes for cancer):
Đa số bác sĩ khoa ung thư học (cancerology) đều thừa nhận ung thư là loại bệnh rất phức tạp, chưa có một chất đơn độc nào hay phương pháp thần kỳ nào tiêu diệt được. Có nhiều nhân tố tương quan nhau góp phần gây ra ung thư. Theo nhận xét của bác sĩ John Diamond, W.Lee Cowden và nhà nghiên cứu y học Burton Glodberg Hoa Kỳ, có khoảng 33 nhân tố chính góp phần vào việc tạo ra ung thư:
1. Tia nắng mặt trời (sunlight):
Tia bức xạ ( solar radiation) từ ánh sáng mặt trời, đặc biệt tia tử ngoại B và C (ultraviolet-B & C radiation) là chất phổ biến gây ra ung thư (carcinogen). Tại Hoa Kỳ, hiện có trên 400,000 người bị ung thư da ( skin cancers) và hơn 1 triệu trường hợp ung thư da khác được phát hiện mỗi năm. Nguy cơ này sẽ còn tăng cao vì lỗ hổng tầng ozone trên bề mặt địa cầu ngày càng bị xé rộng ra thêm, tạo điều kiện cho tia tử ngoại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
2. Bị ảnh hưởng điện từ trường ( Electromagnetric Field Exposure):
Những sự thay đổi về dòng điện từ trong môi trường vật chất có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho việc cân bằng cơ thể và sức khoẻ con người, góp phần tạo ra bệnh tật.
Theo nghiên cứu của cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ, nhiều bằng chứng cho thấy rằng, giữa bệnh ung thư và dòng điện từ có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong thời đại khoa học, nhất là ngành điện tử thăng tiến vượt bậc như hiện nay, ngoài công dụng tiện ích cho đời sống, những sản phẩm chứa điện từ trường đã tạo mối hại rất lớn mà con người không sao ngờ được. Chung quanh chúng ta toàn là tiện nghi căng thẳng: máy truyền hình, máy điện toán, điện thoại cầm tay, lò nướng điện, đèn chiếu trên tầng nhà, hằng triệu chiếc xe đang gầm rú xả hết tốc lực ngoài đường,…Tất cả “đập” thẳng vào hệ thống sinh-hoá của cơ thể, làm rối loạn enzymes, gên, trao đổi tuyến, điều chỉnh sự phát triển. Tác động lâu dài biến thành hỗn loạn mãn tính, khiến mất hẳn khả năng đề kháng và tế bào ung thư có cơ hội thành lập.
Năng lực của quả đất, tự nó có khả năng gây ra ung thư, ảnh hưởng đến con người. Tia bức xạ có từ tính ( magnetic radiations) từ quả đất liên kết với những vết nứt địa chất ( geological fractues) và mạch nước ngầm hay ống dẫn nước đặt dưới nền nhà có tác dụng làm hại đến người đang lưu trú. Tại Đức, vào năm 1932, một cuộc phân tích quy mô về cái chết của 5,348 bệnh nhân mắc bệnh ung thư bằng cách cho dò tìm bên dưới nền nhà của nạn nhân và khám phá ra rằng nhà nào cũng có hệ thống ống dẫn nước chôn ngang dọc dưới lòng đất. Trước đó, năm 1920, một cuộc kiểm tra sức khoẻ cho 3,300 cư dân sống trên 565 căn hộ được xây trên mạch nước ngầm ( subterranean water veins) ở độ sâu 44-55 mét. Kết quả, 54% bị bệnh ung thư.
Rất nhiều bằng chứng khẳng định sức hút của địa cầu và sức đẩy của nước dưới lòng đất là nhân tố góp phần vào việc gây ra ung thư. Theo bác sĩ Hans A Nieper Hoa Kỳ, tất cả bệnh nhân bị ung thư do ảnh hưởng bởi địa chất dao động và 93% thuộc dạng ung thư ác tính ( malignant cancer). Có ít nhất 2 học thuyết giải thích về hiện tượng địa cầu căng kéo. Thuyết thứ nhất, do tia vũ trụ ( cosmic ray) xuyên qua mặt đất tạo từ trường xấu. Khu bị ảnh hưởng nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào cường suất và chiều dài của tia chiếu dẫn tới việc làm suy yếu sức khoẻ. Thuyết thứ hai, địa cầu căng kéo làm ảnh hưởng đến vũ trụ, đặc biệt khu vực có đường chiếu thẳng góc với những tia nằm sâu thẳm trong không gian vô tận. Cơ thể con người khó thích nghi trong điều kiện không gian thay đổi vừa rộng vừa mạnh nên chức năng miễn dịch bị suy giảm và bệnh tật sẽ xuất hiện.
4. Hội chứng công trình xây dựng ( Building Syndrome):
Trươc snăm 1980, các bác sĩ bắt đầu dùng từ ngữ “Hội chứng đau yếu vì xáy cất” để chỉ một loạt triệu chứng tệ hại, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ con người như: chảy nước mắt, chảy nước mũi, đàm trong cổ họng, tức ngực, da khô, ngứa da, nổi mẫn đỏ, nhức đầu, mệt mỏi, ngủ gậc, ho, hen, suyễn, thở khò khè, nghẹt mũi, sụt cân tạm thời, viêm tấy, tức giận vô cớ… Tất cả triệu chứng này do suy giảm hệ miễn dịch ( immune system), biểu thị tình trạng không khí bị ô nhiễm nặng và tạo cơ hội cho ung thư bộc phát.
Ngoài khói bụi thải ra không gian do xây dựng nhà cửa, nhiều nguồn độc hại khác cũng góp phần gây bệnh tật cho con người như: hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong công nghiệp chế nước sơn, đồ dùng trong nhà, thảm, keo dán, nươc shoa, thuốc giặt quần áo, thuốc rửa chén, thuốc chùi nồi, thuốc tẩy sàn nhà, khói thuốc lá, khí gas radon tiết ra từ phân bón… Ô nhiễm ngoài trời, ô nhiễm trong nhà, quyện vào nhau biến thành ô nhiễm toàn diện, tạo môi truờng cho vi khuẩn, nấm mốc và vi trùng sinh sôi nảy nở tự do.
Theo cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ ước lượng, hằng năm có chừng 10,000 người bị mắc bệnh ung thư do nhiễm khí radon bốc ra từ phân bón và trong đó tỷ lệ ung thư phổi chiếm tới 10%.
5. Tia ion hoá (ionizing radiation):
Tia ion hoá bao gồm những tia năng lượng cao thế ( high-energy rays), có khả năng tách rời điện tử (electron) từ vật chất làm thay đổi cấu trúc di truyền dẫn tới ung thư. Công việc chụp tia X-ray kỹ thuật cao ( X-ray technology) cho bệnh nhân mỗi ngày, các bác sĩ và chuyên viên về tia X (radiologists) có tỷ lệ mắc bệnh ung thư rất cao.
Theo báo cáo của Hội Đồng Nghiên Cứu Quốc Gia ( The National Research Council) Hoa Kỳ năm 1990 về tác dụng sinh học của tia Ion hoá ( Biological Effects of Ionizing Radiation – BEIR) kết luận: Nguy cơ về u bướu (tumors) và bệnh bạch cầu ( leukemias) do tia X-rays tăng cao gấp 3-4 lần hơn so với báo cáo năm 1980. Điều nầy có nghĩa 1 triệu người chụp X-rays 2 lần một năm thì trong vòng 5 năm chụp vùng ngực sẽ xó 5,200 người mắc bệnh ung thư, gấp 4 lần nhiều hơn năm 1980. Cần lưu ý, tia X-rays còn phát ra từ đèn huỳnh quang ( fluorescent lights), máy vi tính ( computer monitors) và máy truyền hình (television screens). Chúng ta thường ít chú tâm đến những dụng cụ độc hại nầy.
6. Bức xạ hạt nhân (nuclear radiation):
Theo nghiên cứu của Uỷ ban đặc trách về hạt nhân báo động, những ai sống gần nhà máy hạt nhân đều có nguy cơ bị ung thư, cho dù tổng số chất phóng xạ (radioactive) thải ra hằng ngày rất nhỏ. Hơi phóng xạ bốc lên, gặp mưa rơi xuống, tích luỹ trong lòng đất. Khi chúng ta trông trọt, hoa màu sẽ hấp thu chất độc hại nầy và sẽ xâm nhập vào cơ thể con người qua thực phẩm. Ai dùng thực phẩm có chứa chất phóng xạ sẽ hứng lấy chất sinh ung thư ( carcinogens).
Theo báo cáo của tiến sĩ Steve Wing thuộc trường đại học North Carolina, trẻ em tại 3 nước Ukraine, Belarus và Russia có tỷ lệ ung thư tuyến giáp tăng 100 lần kể từ sau ngày nhà máy hạt nhân Chernobyl của Nga bị tai nạn rò rỉ phóng xạ vào tháng 4-1986. Sau thời gian đó, năm 1995, tại tiểu bang Connecticut Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy chất iodine-131 lẫn trong sửa bò và tỷ lệ trẻ em bị ung thư tuyến giáp tại tiểu bang nầy cũng tăng rất nhanh do vị trí địa lý khá gần nhau.
7. Cặn bã thuốc trừ sâu – diệt cỏ (Pesticide-Herbicide Residues):
Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ là hoá chất (chemicals). Bác sĩ Epstein nhận xét: Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến thuốc trừ sâu, hoá chất công nghiệp (industrial chemicals), tập trung cao nhất chung quanh môi trường sống và trong thực phẩm. Hoá chất có mặt trong nhà gồm thuốc lau chùi nhà cửa, giặt quần áo, rửa chén bát, trừ kiến, trừ mối. Hoá chất có mặt ngoài đồng gồm thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu rầy, thuốc kích thích tăng trưởng các loại cây trồng, rau quả, chăn nuôi gai súc. Do đó, phần lớn trâu, bò, heo, gà, vịt, cá, rau quả dều có chứa ít nhiều cặn bã thuốc trừ sâu và hoá chất công nghiệp. Chúng bám ngoài vỏ, trên thân lá, tích luỹ trong mô mỡ của động vật. Khi chúng ta dùng thực phẩm là chuyển tải loại mỡ hoà tan có chứa chất gây ung thư nầy vào cơ thể, đọng lại ở não, cơ quan sinh dục và vú.
Theo báo cáo của học viện quốc gia về khoa học Hoa Kỳ ước lượng cứ 1,000 người dùng thực phẩm có chứa 28 loại thuốc trừ sâu thông dụng thì có đến 6 người bị ung thư. Hiện Hoa Kỳ có hơn 1,600,000 trường hợp bị ung thư, đa số bị bệnh bạch cầu hay ung thư máu ở trẻ em, ung thư não và ung thư vú do ảnh hưởng vài loại thuốc trừ sâu được xem là an toàn nhất.
8. Độc tố công nghiệp (Industrial toxins):
Một số lớn chất độc hoá học (toxic chemicals), vật liệu (materials), kim loại nặng (heavy metal) do tiến trình công nghiệp thải ra được tìm thấy trong mô con người. Kim loại nặng gồm có: chì, thuỷ ngân, aluminum, nickel, cadmium…xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, nước uống, thực phẩm, thuốc lá và tích luỹ trong tế bào mỡ, trung tâm hệ thống thần kinh, xương, não, tuyến, lông tóc. Nhiều cuộc nghiên cứu cho biết những hoá chất này có dính líu đến bệnh ung thư.
Chất độc chì vào phổi khi hút thuốc lá, chất ceramic được tráng mỏng trên các dụng cụ nấu bếp bằng nhôm hoặc thiếc đựng thực phẩm, chì được hàn trong ống nước, cadmium lẫn trong trà và café…Phân tích cho thấy những hoá chất nầy là nguyên nhân tạo ra ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến (prostate cancer).
9. Nước bị ô nhiễm (Polluted Water):
Nguồn nước máy công cộng tại Hoa Kỳ vẫn còn là mối nguy hại cho sức khoẻ. Theo cơ quan bảo vệ môi trường, 30 triệu dân Hoa Kỳ dùng nước máy có chứa hàm lượng chì (lead) rất cao. Phân tích nguồn nước công cộng của thành phố, các nhà nghiên cứu thấy khá nhiều loại chất bẩn độc hại gây bệnh gồm có: vi khuẩn (bacteria), chút ít chất phóng xạ, kim loại nặng, chất xăng dầu đã hoà tan, rác công nghiệp, cặn bã hoá chất và các chất hữu cơ tổng hợp như benzene, trichloroethylene…dùng khi đánh bóng hay tẩy rửa sản phẩm.
Nước uống bị ô nhiễm là nguy cơ gây ung thư. Theo tiến sĩ William L.Lappenbusch, chuyên gia độc chất học nguồn nước giải thích: Nhân phóng xạ trong nước uống tạo ra nhiều bệnh ung thư hơn bất cứ tác nhan nào khác. Nước uống có chứa chất chì làm nguy hại cho sức khoẻ cho người lớn lẫn trẻ con, bao gồm các dạng: thai phụ sanh thiếu tháng, học kém, huyết áp cao, giảm trí nhớ và yếu sức.
Các nhà khoa học tin rằng tia tử ngoại của mặt trời gây ra sự thay đổi cấu trúc về DNA, tác dụng lên một gene đơn mang tên gene chặn u p53 tong tế bào da, làm yếu đi hệ thống miễn nhiễm. Da càng trắng nguy cơ càng cao. Đặc biệt đối với sắc dân Caucasian ở Úc, do da quá trắng, ung thư da chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới.
10. Khử nước bằng Clo (Chlorinated water):
Phương pháp dùng Chlorine hoà tan trong nước uống nhằm khử một số vi khuẩn có hại như Shigella, Salmonella, Vibrio cholera, nhiều nhà nghiên cứu và bảo vệ sức khoẻ cho biết chất Chlorine can dự vào việc tạo ra ung thư.
Quan niệm chlorine đóng vai trò tận diệt một số bệnh lây nhiễm như thương hàn, dịch tả đang bị xét lại, vì nhiều bằng chứng hiển nhiên mới đây cáo giác rằng nước uống có pha trộn chất chlorine làm tăng nguy cơ về ung thư cho khoảng 200 triệu người dân cho Hoa Kỳ đang dùng thứ nước nầy. Theo báo cáo năm 1992 của cơ quan tại Na Uy, tỷ lệ người dùng nước uống có pha chất chlorine đã bị ung thư ruột già và ung thư trực tràng tăng từ 20-40%. Theo nghiên cứu của hai trường Đại học Havard University và Medical College of Wisconsin xác nhận, 15% ung thư trực tràng và 9% ung thư bàng quang tại Hoa Kỳ là do tiêu thụ nước uống có pha chất chlorine. Như vậy, mỗi năm Hoa Kỳ sẽ có thêm 6500 ca bệnh ung thư trực tràng và 4200 ca ung thư bàng quang. Tỷ lệ hai bệnh nầy sẽ tăng 38% và 21% trong vài năm tới.
Tại sao chlorine gây ung thư? Khi phản ứng với chất hữu cơ trong bước, chlorine sinh ra một hợp chất hoá học có độc và gây ra ung thư tên là trihalomethanes.
11. Khử nước bằng Fluoride (Fluoridated water):
Từ năm 1950, chất flouride được Hoa Kỳ cho phép hoà tan trong nước uống và làm kem đánh răng (toothpaste) như một biện pháp ngăn ngừa bệnh sâu răng. Nhưng Fluoride là một chất độc. Phần lớn sản phẩm fluoride pha trong nước uống hiện nay gồm hợp chất phốt phát trong kỹ nghệ làm phân bón.
Theo nghiên cứu khoa học, fluoride làm biến chất tế bào bình thường trong cơ thể, từ đó “đẻ” ra nhiều dạng ung thư. Tiến sĩ Dean Burk, nhà hoá học danh dự của viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ tuyên bố: “Fluoride là thủ phạm gây ung thư nhiều hơn bất cứ loại hoá chất nào khác”. Tiến sĩ Dean Burk so sánh: nơi nào dùng nước uống có trộn fluoride, nơi đó tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tăng vọt. Chính fluoride đã tạo ra 61,000 ca ung thư năm 1995 và tới năm 2015 sẽ là 90000 ca. Cho dù giảm mức độ fluoride xuống 1ppm, tức 1 phần triệu gram, nguy cơ bị ung thư da (skin cancer) vẫn nằm ở mức 12-100% và ung thư họng (oral cancer), ung thư yết hầu (pharyngeal cancer) vẫn chiếm tỷ lệ 50%, mỗi năm tăng 8000 ca mới
12. Thuốc lá và hút thuốc lá (Tobacco & Smoking):
“Hút thuốc lá đứng đầu về chất sinh ung thư (carcinogen)”. Bác sĩ Dimitrios Trichopoulos, giám đốc trung tâm ngăn ngừa ung thư trường đại học Harvard Hoa Kỳ đã cho biết như trên. Thuốc lá gây ra các bệnh ung thư phổi, đầu, cổ, miệng, lưỡi, cổ họng, thanh quản, thận, bàng quang, dạ dày, cổ tử cung, tuỵ tạng và bạch huyết hay ung thư máu. Người không hút thuốc lá mà sống với người hút thuốc lá cũng bị nhiễm độc, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng gấp 2 lần.
Tại sao thuốc lá tạo ra ung thư? Các nhà nghiên cứu tìm thấy trong thuốc lá có chứa nicotine, chứa trên 2000 hợp chất hoá học và nhiều chất độc khác. Khi hút thuốc lá, chất carbon monoxide được thải ra làm giảm lượng dưỡng khí (oxygen) cung cấp cho não, phổi và tim. Mặt khác, khi hợp chất hữu cơ bị đốt cháy sẽ sinh ra một chất hắc ín (tar) có tên là carcinogenic hydrocarbons, tong đó gồm các thành phần tạo ra ung thư như nitrosamines, benzopyrenes, benzenes, insecticides và một số độc tố khác. Hậu quả dẫn tới hai mối nguy cho sức khoẻ:
-a/. Sản xuất gốc tự do có hại (harmful free radicals).
-b/. Phản tác dụng trên hệ thống miễn nhiễm, DNA bị rối loạn và hư hại.
Đây là đầu mối tạo thành ung thư. Mỗi năm Hoa Kỳ có chừng 350000-400000 người chết do hút thuốc lá, cao nhất là ung thư phổi, chiếm tỷ lệ 30% tổng số ngườ bị chết vì ung thư.
13. Nội tiết tố liệu pháp (Hormone Therapies):
Dược phẩm (drugs) làm biến đổi chu kỳ nội tiết tố tự nhiên (natural hormonal cycle) của phụ nữ, dẫn tới nguy cơ gây ung thư. Nhiều cuộc nghiên cứu, điển hình là báo cáo của cơ quan Science News năm 1995, đưa ra chứng liệu: Phụ nữ uống thuốc ngừa thai trên 4 năm, tỷ lệ bị ung thư vú so với người không dùng thuóc cao gấp 2 lần vào tuổi 50. Nếu khởi sự dùng thuốc ngừa thai vào năm 18 tuổi và và tiếp tục ít nhất 10 năm tỷ lệ bị ung thư vú trước năm 35 tuổi tăng trên 3 lần. Phụ nữ dưới 35 tuổi uống thuốc ngừa thai trong vòng 6 tháng, so với người không dùng thuốc, đa số vẫn có tỷ lệ ung thư vú cao gấp 2 lần.
Năm 1960, một công trình nghiên cứu hiệu quả của thuốc ngừa thai với 103 phụ nữ, cho biết có 84% bị tổn thương cổ tử cung gồm: phồng rộp trong thời hian ngắn, sưng tấy, mạch máu bị xung huyết hoặc bị huyết lõm chỉ sau 1 tháng sử dụng. Năm 1968, bác sĩ Tilde S.Kline thuộc bệnh viện Peter Brent Brigham ở Boston tiểu bang Massachusetts mở cuộc kiểm tra bằng cách cho 1221 phụ nữ dùng thuốc ngừa thai và 16225 phụ nữ khác không dùng thuốc. Kết quả, số phụ nữ dùng thuốc bị loạn sản cổ tử cung cao gấp 300%, thường là biến đổi lành tính, tuy nhiên có thể là những biểu thị sớm về ung thư. Nội tiết tố còn liên hệ với ung thư tế bào thần kinh. Một cuộc khảo sát 555 có dùng nội tiết tố tính dục giữa thai kỳ, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh u nguyên bào thần kinh tăng gấp 10 lần chỉ trong vòng 2 năm đầu sau khi sanh. Theo học viện ung thư Roswell Park ở New York, neuroblastoma là loại u ác tính của phôi tế bào thần kinh (embryonic nerve cells).
14. Thuốc trấn áp (Suppressive Drugs):
Một số lớn dược phẩm quy ước được sử dụng thường xuyên tạo thành thông lệ, như thuốc kháng sinh và ngay cả thuốc chủng ngừa cũng có dự phần vào việc làm suy yếu hệ thống miễn nhiễm (immune system), tác động phối hợp với nhiều nhân tố khác để tạo ra ung thư.
Thuốc aspirin, acetaminophen, ibuprofen, glucocorticosteroid đều làm giảm mức sản xuất kháng thể (antibody) và trấn áp sinh lực miễn dịch (immune vitality). Nghiên cứu lấy mẫu máu một người trước và sau khi cho chủng ngừa bệnh sốt phát ban (typhus), thấy rằng tế bào limphô bào T (T lymphocyte cells) bị trấn áp, giảm 50% tỷ lệ nâng cao hệ thống miễn nhiễm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 14 sau khi tiêm chủng. Thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn tới tình trạng không chấp nhận thực phẩm (food intolerances) và gây dị ứng (allergies) bởi vì chúng góp phần cản trở năng lực của hệ thống miễn nhiễm, hạ thấp uy lực limphô bào T đến 50%.
Cũng không thể bỏ qua những tác nhân độc hại tế bào (cytotoxic agents) hoặc hoá dược (chemotherapy drugs) dùng ngăn chặn ung thư phát triển, đều có tác dụng trấn áp hệ miễn dịch rất nặng nề. Chúng làm giảm một số bạch cầu trung tính (neutrophils), tạo nguy cơ mới, tiếp tục mắc bệnh ung thư làn thứ nhì.
15. Thực phẩm khử bằng quang tuyến (Irradiated foods):
Phương pháp chiếu tia X (irradiation) qua thực phẩm dinh dưỡng thường là loại phóng xạ cesium-137 và cobalt-60. Cesium-137 là sản phẩm tích ly từ chất plutonium-uranium dùng trong chế tạo vũ khí hạt nhân (nuclear weaponry). Mục đích dùng tia X là để diệt côn trùng (insects), vi khuẩn (bacteria), mốc (molds) và nấm (fungi). Tuy nhiên, kết quả lại có hại cho người tiêu thụ, vì tiến trình chiếu tia X dẫn tới việc biến thành những chất độc (toxic substances) như benzene, formaldehyde và nhiều hoá phẩm độc hại khác.
Cuộc nghiên cứu của cơ quan Ralston Scientific Services Hoa Kỳ cho biết, những con chuột cho ăn thịt gà được chiếu tia X bị chết sớm hơnvà bị u bướu cao hơn. Mặt khác, khi thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt nấm lẫn chứa trong thực phẩm mà chiếu qua tia X, chúng sẽ biến thể thành chất độc mà các nhà khoa học gọi là “Sản phẩm lạ đời từ tia quang tuyến – Unique Radiolytic Products – URPs”. Cơ uqn kiểm soát thực phẩm và duợc phẩm Hoa Kỳ, the FDA, ước lướng có khoảng 10% hoá chất trong thực phẩm được chiếu tia X đã trở thành URPs. Đây là nguyên nhân làm tăng mức aflatoxin, một dạng gây ung thư chết người (đealy carcinogen).
16. Chất phụ gia trong thực phẩm (Food additives):
Mỗi năm tại Hoa Kỳ có trên 3000 thứ hoá chất trộn thêm vào thực phẩm để cung cấp cho người tiêu thụ. Hầu hết những chất phụ gia nầy chỉ được thử nghiệm trên súc vật chứ chua thử nghiệm qua con người.
- Chất phụ gia phổ biến nhất là hai loại đường hoá học: saccharin ( thường cung cấp cho người bị tiểu đường) và cyclamates (dành cho người muốn sụt cân). Cả hai đều làm gia tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang (bladder cancer).
- Chất butylated hydroxytoluene, một chất bảo quản thực phẩm ngăn chặn sự phân huỷ và chất tannic acid tìm thấy trong rượu vang (wines) và trái cây, đều góp phần gây ung thư gan (liver cancer).
- Chất aflatoxins, tìm thấy trong sữa bò, ngũ cốc, đậu phộng, chẳng những dính líu đến ung thư gan mà còn góp phần gây ung thư dạ dày (stomach cancer) và ung thư thận (kidney cancer).
- Chất gentian violet dùng chữa gà và gà tây bị bệnh nấm ở chân, lại tìm thấy chúng hiện diện trong thực phẩm bán tại các siêu thị. Đây là chất gây ung thư (carcinogen).
- Chất nitrofurans gồm nitrofurezone và furazolidone, cùng với chất aldicarb được trộn vào thức ăn nuôi gia súc như trâu, bò, cừu, ngựa và gia cầm như heo, gà, vịt. Mục đích là nhằm kích thích tăng trưởng, chóng to béo. Tuy nhiên, chúng đều là chất có nguy cơ gây ra ung thư.
- Chất aspartame được làm từ hai chất amino acids: aspartic acid và phenylalanine, là một chất ngọt giả tạo, ngọt hơn đường mía 200 lần. Ngày nay, chất aspartame được gia vào trên 5000 loại thực phẩm khác nhau, bán ra trên 1 tỷ mỹ kim mỗi năm, nhưng phenylalanine lại có hại cho sức khoẻ vì axit phenylpyruvic-niệu (phenylketonuria). Qua nghiên cứu, aspartame có huynh hướng làm tăng huyết áp, mất ngủ, nhạy cảm về đau nhức, tăng sự thèm ăn, làm hỏng thị giác, giảm trí nhớ và nếu bị bệnh Parkison thì càng trầm trọng hơn. Các nhà khoa học cho rằng pha chất ngọt aspartame trong nước giải khác có soda là một tai hoạ về u não (brain tumors).
- Sự tiêu thụ những sản phẩm về bơ sữa (dairy products) và thịt (meats) đã bị nhiễm steroids và kháng sinh, qua việc trị bệnh hay phòng bệnh cho gia súc, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
17. Độc tính thuỷ ngân (Mercury Toxicity):
Thuỷ ngân là một kim loại nặng (heavy metal). Kim loại nặng tác động tương tự như gốc tự do (free radicals), phản ứng mãnh liệt, chỉ cần nuốt hay hấp thu chút ít cũng có thể làm thiết hại cơ thể, làm hư hỏng mô, mạch máu và bó thần kinh (nerve bundles) đặc biệt là gây ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate cancer).
Trong nha khoa, người ta dùng một hợp chất có trộn thuỷ ngân tên là “Amalgam fillings” như một biện pháp mạnh nhầm ngăn chặn hư răng. Amalgam là một hợp chất mềm, gồm có 1 hoặc 2 hay nhiều hợp chất kim loại (metals) trộn theo tỷ lệ: 50% thuỷ ngân, 35% bạc, 9% thiếc, 6% đồng đỏ và chút ít kém. Tuy nhiên, theo nha sĩ Joyal Taylor giám đốc Environmental Dental Association tại California cho biết, chất amalgam mà hầu hết bệnh nhân được trám răng hiện nay chỉ gồm 2 thành phần: 50% thuỷ ngân và 25% bạc.
Mỗi năm tại Hoa Kỳ có trên 100 triệu miếng trám răng có trộn thuỷ ngân đặt vào miệng bệnh nhân. Nhưng thuỷ ngân là chất độc hại, chất gây ung thư. Sau khi vào máu, 80-100% chất thuỷ ngân được hấp thụ qua phổi, gây cản trở máu lên não, góp phần tạo các bệnh lú lẫn (Alzheimer), bệnh sơ cứng cột bên tao cơ (amyotrophic lateral sclerosis). Triệu chứng nhiễm độc thuỷ ngân: biếng ăn, chán đời, mệt mỏi, mất ngủ, viêm khớp, tính cáu kỉnh, mất trí nhớ, buồn nôn, tiêu chảy, bẹnh nướu răng, sưng các tuyến, nhức đầu…
18. Nhân tố về răng (Dental Factors):
Nhiều thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ gia đình cho biết tình trạng bất ổn về răng và bệnh tất có liên quan với nhau. Khi một chiếc răng bị viêm hoặc nhiễm trùng, nói chung là bị tổn thương, nó có thể phong toả năng lượng (energy) vận chuyển dọc theo một hay nhiều kinh tuyến châm cứu của cơ thể, làm hư hỏng cơ quan tạng phủ tương ứng với đường kinh, dẫn tới ung thư.
Theo bác sĩ Thomas Rau, giám đốc Paracelsus Clinic ở Thuỵ Sĩ cho biết, 90% bệnh nhan bị ung thư vú (breast cancer) đang được chữa trị đều có nhân tố về răng. Bác sĩ Rau giải thích, vú nằm trên đường kinh vị (dạ dày – stomach). Khi răng bị hư, như viêm ống chân răng (infected root canal) hoặc viêm quai hàm (infected jaw), đường kinh chạy qua đó bị phong bế khiến cho việc truyền tải năng lượng bị hỏng, cuối cùng dẫn tới ung thư.
19. Nhiễu loạn thần kinh (Nerve Interference):
Tình tạng loạn chức năng (dysfunctions) và mất quân bình (imbalances) trong hệ thống thần kinh tự động có ảnh hưởng đến tiến trình hình thành ung thư.
Khi loạn chức năng thần kinh tự động, triệu chứng phổ biến là co thắt dây thần kinh (arterial spasm) khiến cho một phần cơ thể hoặc cơ quan bị “chết đói” dẫn tới tình trạng hư hỏng vì thiếu oxygen và dịch bạch huyết (lymphatic fluid) nuôi dưỡng.
Khi mất quân bình, những vết sẹo củ lưu lại trên da do phẫu thuật (surgeries) hay do tai nạn (accidents), hoặc do cơ thể bị nhiễm độc bởi thuỷ ngân (mercury), ký sinh trùng (paraside) làm hạn chế máu lưu thông đến ANS, dẫn tới tình trạng hư hoại cục bộ.
Theo tiến sĩ Dietrich Klinghardt, Hoa Kỳ, cho biết: Sự nhiễu loạn hệ thống thần kinh tự động có tới 30-45% trường hợp tạo ra bệnh hoặc cơn đau. Thí dụ đau răng do viêm tuỷ, trám răng bằng chất amalgam hoặc sưng nướu răng, đều tạo ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ với 50-80% cơn đau nhức khu vực hàm mặt. Không những thế, nhiều khu vực chung quanh cũng bị ảnh hưởng chung: sưng hạch 2 bên cổ họng (tonsils), viêm xoang mũi (sinuses).
20. Chế độ ăn uống và suy dinh dưỡng (Diet & Nutritional Deficiences):
Điều kiện đơn giản để ngăn ngừa ung thư, bệnh tật là tránh suy dinh dưỡng và chọn chế độ ăn uống thích hợp. Tất cả chất đạm (proteins) có nguồn gốc động vật và mỡ bảo hoà (saturated fats) là nhân tố bất ổn hàng đầu cho sức khoẻ. Chúng có liên hệ mật thiết với ung thư ruột già (colon cancer), ung thư trực tràng (rectal cancer) và ung thư nhiếp hộ tuyến hay tiền liệt tuyến (prostate cancer). Theo cơ quan National Academy of Sciences Hoa Kỳ, 60% các thể ung thư ở phụ nữ và 40% ung thư ở nam giới có liên hệ đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng. Một trong những nhân tố chính yếu gây ung thư và dẫn tới tỷ lệ tử vong cao là thiếu quân bình về dinh dưỡng.
- Cảnh giác việc lạm dụng chất đạm động vật: Ăn quá nhiều chất đạm động vật là tăng nguy cơ ung thư vú (breast cancer), ung thư ruột già (colon cancer), ung thư tuỵ tạng (pancreatic cancer), ung thư thận (kidney cancer), ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate cancer), ung thư màng trong tử cung (endometrial cancer). Lý do: sản xuất một khối lượng nitrogen – đống rác phế liệu- khổng lồ trong ruột, vài thứ trong đó biến thành hợp chất gây ung thư cao hoặc chất nitrosamines và muối ammonium. Bội thực chất đạm còn kiến tạo thành phần acid, chẳng những không có hy vọng hạ thấp mức loãng xương (osteoporosis) về sau mà còn làm phương hại hàng loạt tổ chức khác, gây ung thư xương khi mức calcium dự trữ bị huy động và tháo hết ra ngoài. Nhiều cuộc nghiên cứu tại Hoa kỳ cho thấy mức tiêu thụ thịt đỏ gồm thịt bò, thịt heo, thịt cừu và bệnh ung thư, nhất là ung thư vú, ung thư thuộc già và ung thư nhiếp hộ tuyến, có liên hệ mật thiết với nhau. Thịt xông khói, thịt giầm nước sốt, thịt ướp gia vị, cá khô, thịt đút lò, thịt nướng vĩ (barbecue) cũng dễ sinh ung thư do tổng hợp giữa chất nitrosamines và hydro-carbon.
- Cảnh giác về cá bị nhiễm độc: Do kỹ nghệ và công nghiệp gây ô nhiễm, thải ra sông ngòi và biển những hoá chất độc hại như thuỷ ngân, nickel, dầu mỡ, hydrocyanic acid, lactronitrile được phiêu sinh vật hấp thụ. Từ đây, chất độc (toxins) truyền qua cá, tích luỹ trong mô và mỡ rồi chuyển sang người. Theo báo của Consumer Reports, Hoa Kỳ, lấy mẫu cá nghiên cứu cho thấy: 43% mẫu cá hồi (salmon) có chứa polychlorinated biphenyls-PCBs- một chất gây ung thư rất mạnh, 99% mẫu cá mũi kiếm (swordfish) chứa thuỷ ngân (mercury) là mối đe doạ nghiêm trọng tới hệ thống thần kinh và hệ thống miễn dịch, một số mẫu cá bông lau(catfish) chứa hoá chất DDT, DDE và DDD rất độc hại.
- Cảnh giác về sự lạm dụng mỡ: Tiêu thụ mỡ động vật (animal fat) là một trong những nhân tố quan trọng tạo ung thư với tỷ lệ rất cao, chủ yếu là ung thư vú (breast cancer), ung thư ruột già (colon cancer), ung thư trực tràng (rectum cancer), ung thư tử cung (uterus cancer), ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate cancer) và ung thư thận (kidney cancer).
Tất cả mỡ động vật, như mỡ heo, mỡ bò, mỡ gà, mỡ cừu và hai loại dầu thực vật là dầu dừa (coconut oil) và dầu cọ (palm oil) được xếp vào loại omega-6, tức mỡ bảo hoà (saturated fats). Mỡ bảo hoà gồm có những chuỗi ãit béo (fatty acids) chứa carbon, hydrogen và nhiều nguyên tử oxygen (oxygen atoms) với cấu trúc phân tử thật cứng. Do cấu trúc nhầy dính, loại mỡ bảo hoà góp phần lấp kín mạch máu gây bế tắc hệ thống tuần hoàn và làm thay đổi hàng loạt chức năng bình thường của màng tế bào (cell membranes). Đặc biệt, chỉ có mỡ cá hay dầu cá (fish oil) được đánh giá là loại mỡ động vật duy nhất có ích cho sức khoẻ. Nhờ cung cấp chất chống oxy hoá (antioxidants), thuộc loại omega-3, tức chất béo không bảo hoà (unsaturated fat), dầu cá cùng với các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu hạt lanh (flaxseed oil), dầu hạt bí (pumpkin seed oil) và dầu hạt hồ đào (walnut oil) có ích cho sức khoẻ.
Một cuộc nghiên cứu trong 6 năm với 429 người bị bệnh ung thư phổi (lung cancer) chưa từng hút thuốc lá, ghi nhận họ đều tiêu thụ nhiều mỡ động vật. Năm 1992, một cuộc nghiên cứu khác tại Hoa Kỳ với 13000 phụ nữ bị ung thư phổi không hút thuốc lá, cũng kết luận mỡ bảo hoà là nhân tố hàng đầu gây ung thư.
- Cảnh giác về chất Eicosanoids: Eicosanoids là chất giống như nội tiết tố (hormone), được mỗi tế bào sản xuất qua trao đổi giữa arachidonic acid và axits béo (fatty acids). Eicosanoids có năng lực rất mạnh, chỉ cần 1/tỷ gram cũng đo lường được tác dụng, ảnh hưởng đến nhiều chức năng bao gồm sự hoạt động của tế bào miễn nhiễm (immune-cell), sự kết tụ tiểu cầu (platelet aggregation), viêm nhiễm (inflammation), sản xuất chất steroid hormone, chất dịch tiết trong dạ dày-ruột non (gastrointestinal secretions), huyết áp và cảm giác đau đớn.
Nhiều cuộc nghiên cứu nhận xét, một trong những Eicosanoids là PGE2 (chữ viết tắt cấu trúc chất béo, thường ghi sau chất prostaglandins), làm gia tăng nhiều dạng ung thư khác nhau.
- Lạm dụng đường tinh chế (refined sugar): Đường tinh chế và bột mì trắng là hai sản phẩm được coi là nhân tố góp phần tạo ra ung thư. Một nhà nghiên cứu về ung thư, Wayne Martin ở tiểu bang Alabama Hoa Kỳ, phát biểu: “Khi một người ăn đường cơ thể phải tiết ra insulin và insulin thúc đẩy việc hình thành ung thư vú (breast cancer), giống như kích thích tố estrogen làm việc đó”.
Đường có tác dụng làm giảm năng lực hệ thống miễn nhiễm. Chỉ cần ăn 3 ounces (100g) đường mà ngồi một chỗ, tế bào bạch huyết cầu-đặc biệt là bạch cầu trung tính (neutrophils)- sẽ giảm mạnh tới 40% trong vòng 2 giờ sau khi ăn, tức giảm một nửa năng lực hữu dụng. Khi bạch cầu giảm uy lực thì các loại vi khuẩn (bacteria) thừa cơ hội bùng phát, gây bệnh. Cần hiểu rõ, u bướu (tumors) phát sinh là do tác dụng biến thể bất thường (abmormal metabolism), lớn nhanh dưới điều kiện yếm khí (low-oxygen) và đường huyết cao (high glucose). Bác sĩ Keith Block Hoa Kỳ giải thích: “Đường còn là hiện thân của loại chất béo xấu, kích thích sản xuất chất prostaglandin E2, làm gia tăng chứng viêm ( inflammation) và u bướu.
- Lạm dụng chất sắc (iron): Dùng quá nhiều chất sắc gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ và tạo nguy cơ xuất hiện ung thư. Có hai báo cáo y khoa gần đây cho biết: Thứ nhất, cho dù giảm lượng chất sắc tiêu thụ hằng ngày nhưng khối lượng chất sắt đã tích luỹ từ trước trong cơ thể vẫn làm tăng mức độ sinh ung thư. Thứ hai, nhiều loại ung thư hiện phát triển tại Hoa Kỳ hiện nay có liên hệ đến việc tiêu thụ quá mức thịt đỏ ( red meat) là nguồn chất sắt (iron) thật dồi dào.
Bác sĩ Neal Barnard nguyên là Physicians Committee for Responsible Medicine phát biểu: “Mặc dù chưa biết chất sắc trong thịt có thúc đẩy u bướu có tăng trưởng hay không, nhưng khẳng định chất sắc góp phần tạo ra sản phẩm gốc tự do (free radical production). Chính cái nầy là đầu mối sinh ung thư”.
- Lạm dụng rượu (alcohol): Uống nhiều rượu, kể cả beer, chắc chắn có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Theo bác sĩ Charles B. Simone, tiểu bang New Jersey Hoa Kỳ, thói quen uống rượu bia có nguy cơ rất cao về bệnh ung thư vú, vòm miệng, cổ họng, tuỵ tạng, gan. Bia rượu làm ung thư phát triển nhanh do ức chế tế bào sát độc tự nhiên (natural killer cells-NK).
Natural killer cells (NK) nguyên là loại tế bào miễn dịch (immune cell), sản xuất từ trong tuỷ xương (bone marrow) và lưu cư trong tuyến ức (thymus gland). Tế bào nầy có thể nhận diện và nhanh chóng huỷ diệt chất đạm lạ, vi khuẩn hay tế bào ung thư ngay khi chạm trán lần đầu nhờ kho vũ khí hùng mạnh gồm khoảng 100 chất độc hoá-sinh (biochemical poisons) khác nhau , không cho mầm độc có cơ hội phát triển. Uống rượu là giảm số lượng tế bào NK, làm suy yếu khả năng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư hình thành và lớn lên.
- Lạm dụng cà phê (caffeine): caffeine gây hư hỏng chất di truyền (genetic material) và làm suy yếu thành phần DNA (deoxyribonucleic acid) bình thường, tăng thêm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Truy tìm một số tác dụng thức uống phổ thông như: coffe, trà, colas, chocolate, nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận caffeine là một nhân tố tong việc sinh sản tế bào ung thư đường tiểu, abo gồm ung thư bàng quang (bladder cancer). Kết quả nghiên cứu dẫn chứng: Nhóm bệnh nhân bị ung thư bàng quang có tiền sử uống coffe thường xuyên trên 3 tách/ ngày.
21. Căng thẳng kinh niên (Chronic Stress):
Tinh thần đóng vai trò trung gian giữa mạnh khoẻ và bệnh tất. Sự căng thẳng hay đè nén thường trực sẽ tác động đến hệ thống miễn dịch và thần kinh hệ, tạo ra nhiều chứng bệnh và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nghiên cứu về khoa thần kinh tâm lý miễn dịch (psychoneuroimmunology-PNI) cho thấy hệ thống miễn dịch và hệ thống thần kinh liên kết với nhau bằng những mạng lưới khá rộng qua các đầu thần kinh trong lá lách (spleen), tuỷ xương (bone marrow), hạch bạch huyết (lymph nodes) và tuyến ức (thymus gland). Khi bị xúc động do đau buồn, não ra lệnh cho tuyến thượng thận (adrenal glands) tiết xuất một loại hoá chất gọi là corticosteroids và hoá chất nầy làm suy yếu hoá chất của hệ miễn dịch. Khảo sát một số phụ nữ bị căng thẳng tinh thần liên tục trong 6 năm, các nhà khoa học ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh ung thư và u bướu tăng gấp 5 lần so với người bình thường. Theo tiến sĩ Leon Chaitow ở Luân Đôn cho biết: “khi tinh thần căng thẳng quá mức hặc trở thành mãn tính, tình trạng thay đổi hoá chất bắt đầu xảy ra trong cơ thể ngày càng xấu đi, dẫn tới hàng loạt chứng bệnh trong đó có cancer”.
Nhiều cuộc nghiên cứu về sự bất ổn tâm lý lâu dài ở trẻ em có đời sống thiếu thốn tình cảm gia đình, mất cha mất mẹ hoặc người lớn từng bị thất vọng vì yêu, ly dị, đời sống goá bụa đều có tỷ lệ ung thư rất cao. Bởi vì, khi hormones gồm cortisol và adrenalin được tuyến thượng thận tiết ra, chúng ngăn chặn hoạt động của tế bào bạch huyết, làm giảm số lượng limphô bào (lymphocytes) bao gồm tế bào T và B đóng vai trò bảo vệ sức khoẻ, khiến bệnh tật phát sinh.
22. Cảm súc tạo chức độc (Toxic Emotions):
Nhiều cuộc nghiên cứu khoa học đưa ra nhận xét: “Thường xuyên bị khủng hoảng, bị áp lực hay đe doạ, tuy tác động vào tinh thần nhưng nó tự biểu lộ bằng những triệu chứng về vật chất (physical symtoms).
Một chuyên gia chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ, nữ bác sĩ Christiane Northrup thuộc trung tâm Yarmouth tiểu bang Maine Hoa Kỳ giải thích: “Niềm tin và sự cảm xúc thuộc trạng thái sinh vật học (biology), có năng lực giữ chặt bệnh tật một chỗ hoặc thúc đẩy thành những căn bệnh nguy hểm. Âns tượng trở thành dấu hiệu vật chất. Thí dụ: hành vi loạn luân, bị cưỡng hiếp hoặc sử dụng bạo lực lúc còn niên thiếu, lỗi lầm này vẫn còn tiếp tục hiện hữu trong câm nín và làm gia cường độ đau đớn khi mắc bệnh, dễ tạo thành những bệnh nội thương khó chữa lành. Bởi vì nỗi ám ảnh biến thành những bệnh nội thương khó chữa lành. Bởi vì nỗi ám ảnh biến thành chất độc, lưư ko trong từng bắp thịt, cơ quan tạng phủ, toả khắp các mô, tế bào, làm suy yếu hệ thống miễn dịch tạo môi trường tốt cho bệnh tật phát triển”.
Nhà nghiên cứu y học W. Lee Cowden Hoa Kỳ, khám phá thấy tiềm thức (the subconscious) của một người tự coi mình là kẻ vô dụng hay tự khinh bỉ mình là rất nguy hiểm vì mỗi xúc cảm sinh ra độc tố và thúc đẩy ung thư thành hình. Sự liên hệ giữa cảm xúc căng thẳng và ung thư tóm tắt bằng chữ “Thần kinh tâm lý miễn dịch học – psychoneuroimmunology – PNI”, có thể giải thích như sau: Tác động phức táp giữa tâm trí, hệ thống thần kinh và chiều tế bào (cellular dimension) trực tiếp xâm phạm đến sức khoẻ. Tế bào ung thư phát triển hay bất động tuỳ thuộc vào cơ thể có kiểm soát hay kích thích nỗi hệ thống thần kinh, hormone và hệ thống miễn dịch hay không. Theo kết quả nghiên cứu 2428 bệnh nhân mắc bẹnh tim và bệnh ung thư, hơn 40% đều có tâm trạng ưu tư (anxiety), buồn chán (depression), mất hy vọng (hopelessness), 9/10 trong số nầy nói họ có những nỗi đau buồn khôn nguôi, không sao giải toả được.
23. Hoạt động tuyến giáp suy nhược (Depressed Thyroid Action):
Tuyến giáp trạng (thyroid gland), một tuyến nội tiết ở cổ, có liên hệ đến việc ung thư phát triển, và hoạt động của tuyến giáp suy yếu là nhân tố chính.
Baest Broda O. Barnes Hoa Kỳ dẫn chứng, ở Austria, một quốc gia có khuynh hướng mắc bệnh bướu giáp (goiter) cao cũng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao nhất. Bác sĩ Barnes còn chứng minh thêm, nếu lấy tế bào ung thư ác tính (malignant cancer) từ con chuột được tạo mầm ung thư trong phòng thí nghiệm cấy vào một con chuột mạnh khoẻ thì ít khi thấy ung thư “bén rễ” trừ phi trước đó cắt tuyến giáp trạng con chuột lành mạnh bỏ đi. Đối với những bệnh nhân mà chức năng tuyến giáp suy yếu cũng dễ mắc bệnh lao (tuberculosis) và các bệnh siêu vi trùng hơn người khác.
24. Đường ruột tích độc và tiêu hoá kém (Intestinal Toxicity & Digestive Impairment):
Ruột chúng ta, nếu kéo thẳng, có chiều dài trên 25 feet (tương đương hoặc dài hơn 7.62m). Đường ruột là địa đạo an toàn cho vô số bệnh tật ẩn nấp, ngăn cản việc hấp thụ chất dinh dưỡng và tạo ra độc tính.
Y học giải thích rằng, sức khoẻ bắt đầu và kết thúc tại ruột. Nhiều chứng bệnh như: một số bệnh ung thư (cancers), phần lớn bệnh dị ứng (allergies), viêm nhiễm (infections), bệnh gan (liver diseases), mụn trứng cá (acne), vảy nến (psoriasis) và bệnh suyễn (asthma) xuất phát từ đường ruột. Nguyên nhân từ đâu? Do chúng ta ăn vào những gì không thích hợp khiến cho ruột bị bế tắc sinh ra chất độc và thành bệnh, trong lúc ruột không tống xuất được các loại rác rưởi ra ngoài. Một khi ruột tích độc, nó tạo độc tính toàn bộ cơ thể làm đình trệ sự hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sưc khoẻ và chữa lành bệnh tật.
Trước năm 1990, đại đa số dân chúng Hoa Kỳ chỉ mất khoảng thời gian từ 15-20 giờ là kết thúc chu trình tiêu hoá, tính từ lúc nhai nuốt thực phẩm cho đến khi bài tiết. Ngày nay, phần đông người Mỹ phải mất đến 50-70 giờ, chậm hơn 3 lần rưởi thời gian mới tiêu hoá xong. Do chậm tiêu hoá, phân (stool) có cơ hội gia tăng mức thối rữa, các vi sinh vật độc hại (harmful microorganisms) mặc sức sinh sôi nẩy nở và chất đọc lan rộng khắp các mô. Khi chúng ta ăn những loại thực phẩm chứa chất nhầy (mucus-producing foods), phần lớn gồm sữa bò và thịt, cá, gà, vịt, trứng, hạt có dầu. Chúng rất chậm tiêu, là nhân tố tạo ra chất độc, phá huỷ hết vi khuẩn có ích dẫn tới ung thư, dị ứng, nhiễm trùng, sưng mặt, sưng chân, làm suy giảm hệ thống miễn dịch, hại gan và nhiều cơ quan khác.
25. Ký sinh trùng (Parasites):
Ký sinh trùng góp phần làm nhiễm độc cơ thể, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tạo ra vô số chứng bệnh nội thương cũng như bệnh ngoài da.
Ký sinh trùng thường sống trong ruột, nhưng chúng cũng có thể di trú trong máu, trong bạch huyết (lymph), trong tim, trong gan, trong mật, tuỵ tạng, lá lách, trong mắt và não. Bất kỳ lưu cư ở đâu, ký sinh trùng cũng có thể sản xuất hàng loạt triệu chứng bất an: táo bón, tiêu chảy, sưng phù, đầy hơi, dễ cáu kỉnh, đau bắp thịt, đau khớp, dị ứng, thiếu máu, ngứa da, hoảng hốt trong khi ngủ, mệt nhọc kinh niên.
Có hàng tá ký sinh trùng phá hoại sức khoẻ con người như: giun đữa (roundworms), giun kim (pinworms), giun móc (hookworms), sán dây (tapeworms) và sán lá (flukes). Theo tiến sĩ Hulda Regehr Clark làm việc tại thành phố Tijuuana nước Mexico cho biết, một loại sán lá dẹt (flat-worm) tên là Fasciolopsis buskii, có khả năng gây ra ung thư. Tiến sĩ Clark giải thích: sán lá đẻ nhiều trứng. Khi trứng nở và trưởng thành, sức nén của hàng trăm cư dân sán lá làm phóng xuất một nhân tố đặc biệt gọi là ortho-phosphotyrosine, chỉ dấu khởi đầu tiến trình hình thành ung thư.
26. Siêu vi trùng (Viruses):
Theo nhiều nhà nghiên cứu, hơn 15% cái chết về bệnh ung thư trên thế giới có liên hệ đến tác nhân của siêu vi, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Khắp thế giới, sự nhiễm độc bởi siêu vi, đặc biệt là viêm gan siêu vi B và C (hepatitis B-C viruses), dẫn tới ung thư gan chiếm tỷ lệ đến 80%. Còn siêu vi u nhú (papilloma viruses) loại 16 và 18 (là 2 trong số 75 chủng loại vi sinh vật truyền qua đường sinh dục) gây ra ung thư bộ phận sinh dục (genital cancer) và ung thư hậu môn (anal cancer) tới 70-80%. Siêu vi Epstein-Barr, loại chuyên làm tăng bạch cầu đơn nhân (mononucleosis), cũng là thứ gây ung thư, có dính líu khảng 50% về ung thư vòm họng (upper pharynx), 30% ung thư hệ thống bạch huyết còn gọi là ung thư Hodgkin và 10% không phải Hodgkin (non-Hodgkin’s) và đích xác là ung thư dạ dày (gastric cancers).
Các nhà khoa học tại Johns Hopkins University School of Medicine Hoa Kỳ, sau khi nghiên cứu 183 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung, đã đưa ra kết luận: Khi một người đàn ông giao hợp trên 21 người bạn gái, các bà nầy có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung tăng gấp 11 lần, bà nào thường xuyên giao hợp hơn sẽ tăng trên 8 lần. Các nhà nghiên cứu tin rằng loại ung thư nầy trực tiếp liên hệ đến siêu vi u nhú lây truyền qua đường sinh dục, tương tự như bệnh hoa liễu (venereal disease).
27. Con đường giải độc bị lấp kín (Blocked Detoxification Pathways):
Bác sĩ Otto Warburg Hoa Kỳ phát biểu: “Sự thật, cội rễ chủ yếu của ung thư và nguồn gốc lầm lạc tạo ra ung thư là do đời sống thiếu dưỡng khí (oxygen) hoặc kỵ khí (anaerobiosis). Tất cả tế bào bình thường đều đòi hỏi sự hấp thụ dưỡng khí nhưng các tế bào ung thư có thể sống mà không cần dưỡng khí”.
Trong mỗi thân thể khoẻ mạnh đều có một hệ thống giải độc tự nhiên, đặc biệt là gan, giữ nhiệm vụ thải chất độc (toxins) và nhờ đó làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Nhưng các hệ thống nầy, bao gồm hệ bảo vệ miễn dịch (immune defense), có thể bị khống chế hoặc tràn ngập bởi vô số chất độc đã dược liệt kê trong chương nầy và trở nên bất khiển dụng về khả năng giải độc tự nhiên. Một khi hệ thống giải độc bị lấp kín thì sự dẫn lưu của hệ thống bạch huyết cũng bị bế tắc, kéo theo hàng loạt tai biến bên trong cơ thể, kể cả chứng táo bón kinh niên và loạn chức năng enzyme ở gan. Theo Bác sĩ Joseph Pizzorno Hoa Kỳ giải thích, muốn ngăn ngừa ung thư, trước hết hệ thống giải độc của gan phải hoạt động tốt nhất. Nếu chức năng gan kém, nó không thể khống chế và tống xuất chất gây ung thư hình thành trong cơ thể.
Có 4 loại hệ thống thường bị quá tải (overload) lấp kín cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại ung thư:
- Qúa tải chuyển hoá (Metabolic Overload): Độc tố (toxins) và chất gây ung thư (carcinogens) có khả năng thúc đẩy tiến trình phát triển ung thư xuyên qua một cơ chế (mechanism) gọi là qua tải về chuyển hoá (metabolic overload) và thành dạng gây ung thư thứ phát (secondary carcinogenesis). Nguồn độc tố quyện chặt vào nhau gồm có: dược phẩm, ma tuý, thuốc lá, thuốc ngủ, rượu, chất phụ gia, kim loại nặng…Khi độc tố dâng cao, tràn ngập cơ thể, thì hệ thống enzyme bị vô hiệu hoá và u bướu (tumor) sẽ bộc phát.
- Qúa tải nội tiết (Endocrine Overload): Hormones có thể kích thích tế bào bất bình thường lớn lên và tăng sinh (proliferation). Những chất nầy gồm có các Hormones kích thích tăng trưởng tìm thấy trong các thực phẩm động vật và hormones trợ sinh lý, đặc biệt là estrogens, testosterone và những chất hoạt động giống như chức năng của estrogen. Khi nội tiết tố quá tải xảy ra, nó tác động lên những tế bào nhạy cảm gây ra ung thư. Một vài xenoestrogens, là những estrogen ngoài cơ thể, mang tên DDT hoặc DDE (sản phẩm do chất DDT chuyển hoá) đều là mầm mống sinh ra ung thư vú (breast cancer).
- Qúa tải gốc tự do (Free-Radical Overload): Sự ô nhiễm (pollution) tạo chất độc, khói thuốc lá, tập luyện quá mức, tia phóng xạ hạt nhân và tia tử ngoại (nuclear and ultraviolet radiation) đều có khả năng làm hư hỏng oxygen gốc tự do vốn là những phần tử không bền vận chuyển bên trong cơ thể. Gốc tự do rất nguy hiểm, vì chúng có huynh hướng tấn công và tàn phá lớp màng mỏng bao quanh tế bào, làm cơ thể bị tổn thương, tạo thuận lưọi cho nhiều loại ung thư bộc phát. Hơn nữa, gốc tự do có ảnh hưởng tương tác với tế bào DNA gây nên tình trạng hoán chuyển cơ cấu (mutations) dẫn tới việc thành lập ung thư.
- Qúa tải miễn dịch (Immune Overload): nhiệm vụ của hệ thống miễn dịch là nhận diện bất cứ cái gì khác lạ hoặc không an toàn gây nguy hiểm cho cơ thể. Nếu quả thật là chất kháng nguyên (antigen), hệ thống miễn dịch sẽ tấn công ngay và cố gắng trung hoà hoặc phá huỷ chúng. Cùng thời gian đó, hệ thống miễn dịch cũng nhận diện và chịu những gì mà cơ thể bằng lòng. Hệ thống này có khả năng nhận biết vài kháng nguyên u (tumor antigens), tức là những proteins lạ trên bề mặt của khối u, và sắp xếp một cuộc tấn công có hiệu quả nhầm loại trừ khối u. Đáng tiếc là đôi khi tế bào ung thư tạo ra được tính đồng nhất như tế bào bình thường khiến hệ thống miễn dịch nhận lầm và chịu cho sống chung. Cùng lúc, hệ thống miễn dịch bị quá tải do các thực phẩm gây dị ứng và các kháng nguyên khác dẫn tới hậu quả kháng thể suy sụp, ngăn chặn hoạt động của đại lực bào (macrophages), và tế bào ung thư mặc tình sinh sản.
28. Gốc tự do (Free Radicals):
Gốc tự do là một phân tử không bền (unstable molecule) với một điện tử không có đôi (unpaired electron) do ăn cắp 1 điện tử từ 1 phân tử khác và sinh ra tác dụng độc hại. Gốc tự do xuất hiện khi những phân tử bên trong tế bào phản ứng với oxygen, tức qui trình oxy-hoá, coi như tiến trình trao đổi bình thường. Nếu không được chất chống dưỡng hoá, còn gọi là chất chống oxy-hoá (antioxidants) kiểm soát, gốc tự do có thể phân tán tế bào và làm hư hại enzymes, hư hại màng tế bào, huyết thanh lipoprotein, chất béo bảo hoà trong màng tế bào và DNA hoặc nhiễm sắc thể (chromosomes).
Gốc tự do được sinh ra bởi cả hai thế lực độc hại bên ngoài như chất phóng xạ (radiation) và ô nhiễm môi trờng (environmental pollution) và các tiến trình bên trong như sự chuyển hoá (metabolism) và phòng vệ miễn dịch. Cơ thể mất vũ khí chế ngự, gốc tự do sẽ kiến tạo ít nhất là 100 tình cảnh thoái bộ gồm ung thư, bệnh tim mạch và sự lão hoá (aging). Tài nguyên của gốc tự do gồm có: chất gây ung thư, ô nhiễm, khói thuốc lá, rượu, siêu vi, chất phóng xạ, phần lớn sự nhiễm trùng, dị ứng, căng thẳng quá mức (stress), chứng thiếu máu cục bộ (ischemia), vết bỏng, lạnh, thực phẩm không tốt, tập luyện quá sức và chứng viêm (inflammation).
Chất chống oxy-hoá là một chất hoá sinh tự nhiên (natural biochemical substance), đóng vai trò bảo vệ các tế bào sinh động chống lại gốc tự do độc hại bằng cách ngăn chặn tiến trình oxy-hoá, không cho ăn cắp điện tử trong vật chất. Chất chống oxy-hoá trong cơ thể sẵn sàng phản ứng bằng oxygen, phân huỷ sản phẩm xấu và gốc tự do, trung hoà chúng trước khi chúng làm hại cơ thể. Nguồn dinh dưỡng chống oxy-hoá gồm có: Vitamin A-C-E, beta carotene, selenium, coenzyme Q10, grape seed extract, L-glutathione, superoxide dismutase và bioflavonoids. Dược thảo chống oxy-hoá có lá bạch quả (ginkgo biloba) và tỏi (garlic). Khi chất chống oxy-hoá được tổng hợp, tác dụng sẽ mạnh hơn dùng đơn độc.
29. Tế bào thiếu dưỡng khí (cellular oxygen deficiency):
Giáo sư bác sĩ Otto Warburg, nhà hoá sinh người Đức đoạt giải thưởng Nobel về hoá học năm 1931, khám phá rằng thiếu oxygen và sự lên men tế bào (cell fermentation) là điều kiện thích hợp để ung thư phát triển. Giáo sư Warburg viết: “Từ quan điểm người thầy thuốc và chuyên trách ngành hoá học, tôi thấy giữa tế bào bình thường và tế bào ung thư có một sự khác biệt rất lớn, một hình ảnh rất rõ ràng. Tất cả một tế bào bình thường cần một nhu cầu tuyệt đối là oxygen, một qui tắc không có bất kỳ ngoại lệ nào”.
Theo học thuyết của giáo sư Warburg, khi tế bào bị tước đoạt oxygen, chúng quay về trạng thái nguyên thuỷ, đi vào phản ứng đường huyết (glucose reactions) và nhờ sự lên men để sinh năng lượng thay vì nhờ oxygen như loài thảo mộc hay tế bào loài vật đã làm. Lý do gia tốc tỷ lệ ung thư trong thế kỷ vừa qua là vì mức oxygen bị giảm và mức carbon monoxide trong thành phố tăng lên. Carbon monoxide (CO) có ái lực cao với hemoglobin, chất vận tải oxygen đến các tế bào, nên khi hơi thở của ta đầy CO thì hemoglobin bị tràn ngập CO hơn oxygen. Hậu quả, tế bào ung thư sinh sôi nẩy nở mạnh trong môi trường yếm khí. Giáo sư Warburg đưa ra bảng chỉ danh tạo khối u (oncogenes), các gene triệt khối u (tumor suppressor genes) và ước định nơi ung thư phát triển như sau:
Oncogenes Presumed Cancer Exposures
(Tạo khối u) (Ước đoán nơi ung thư xuất hiện)
-PDGF -ung thư não-u thần kinh đệm (glioma)
-erb-B -ung thư não-u nguyên bào xốp (glioblastoma) và ung thư vú
-erb-B2 -ung thư vú, tuyến nước bọt (salivary gland),
buồng trứng (ovarian )
-RET -ung thư bướu giáp (thyroid cancer)
-Ki-ras -ung thư phổi, buồng trứng, ruột già, tuỵ tạng
-N-ras -bệnh bạch cầu (leukemia)
-c-myc -bệnh bạch cầu, ung thư vú, dạ dày, phổi
-N-myc -u nguyên bào thần kinh (neuroblastoma) và ung thư u nguyên
bào xốp (glioblastoma cancer)
-Bcl-2 -u bạch huyết tế bào (cell lymphoma)
-Bcl-1 -ung thư vú, đầu, cổ
-MDM2 -sarcomas.
Các Gene triệt khối u (Tumor Suppressor Genes):
-APC -Triệt ung thư ruột già, dạ dày
-DPC4 -Triệt ung thư tuỵ tạng
-NF-1 -Triệt u xơ thần kinh (neurofibroma), bệnh bạch cầu dạng tuỷ
bào (myeloid leukema)
-NF-2 -Triệt u màng não (meningioma), u tế bào màng não thất-ung
thư não (ependymoma-brain cancer)
-MTS1 -Triệt nhiều loại ung thư khác nhau trên qui mô rộng
-RB -Triệt ung thư xương, mắt, bọng đái, tế bào nhỏ ở phổi, vú
-p53 -Triệt nhiều loại ung thư khác nhau trên qui mô rộng
-BRC1 -Triệt ung thư vú, buồng trứng
-BRC2 -Triệt ung thư vú.
30. Đẳng cấp tế bào (Cellular Terrain):
Hậu quả do những nhân tố phức tạp nêu ở mục 29 đủ bảo chứng rằng đẳng cấp tế bào tuỳ thuộc vào các nhân tố Ph (cân bằng giữa acid/base) và khả năng giảm nhẹ oxy hoá. Vấn đề nầy, các thầy thuốc Châu Âu đặt tên là “đẳng cấp tế bào” hay nội môi (internal milieu). Đẳng cấp bao gồm các điều kiện: sức sống tổng thể, hoạt động và điều kiện hoá sinh của tế bào trong cơ thể khi đo lường theo các tiêu chuẩn (criteria) chính xác.
Theo bác sĩ Thomas Rau, giám đốc Parcelsus Clinic in Lustmuhle ở Thuỵ sĩ, giải thích về địa vị hay đẳng cấp của tế bào bên trong môi trường cơ thể như sau: “Khi tế bào trở nên mất quân bình, đẳng cấp sẽ rơi xuống vì bị bệnh, bị nhiễm trùng, mắc bệnh kinh niên hoặc ung thư phát sinh. Khi tế bào được phục sinh, quân bình thì đẳng cấp trở về vị trí khoẻ mạnh. Sự đau yếu không phải do nguyên nhân vi khuẩn gây ra nhưng vi khuẩn tiếp tay làm đau yếu. Vi khuẩn, siêu vi hay nấm chỉ có thể sinh trưởng nếu chúng gặp địa vị tế bào thích hợp. Chúng phát triển từ bên trong cơ thể, không phải xâm lấn từ ngoài vào. Mặc dù tác nhân nhiễm trùng vào cơ thể từ bên ngoài, nhưng nếu cơ thể khoẻ mạnh và địa vị tế bào quân bình, chúng không thể phát triển được, ngay cả muốn sống còn cũng khó tồn tại.
31. Tạo khối u (Oncogenes):
Chiều hướng trọng tâm các cuộc nghiên cứu ung thư ngày nay là tìm các chỉ dấu cá biệt có khả năng gây bệnh, như ung thư bắt đầu tăng sinh hoặc bộc phát bằng khối u lớn mạnh. Khởi đi từ năm 1970, những genes gây bệnh kiểu nầy được đặt tên chung là oncogenes (nghĩa của gene bắt đầu bằng chữ oncos, tức là khối u –tumor mass). Có khoảng 50 kiểu oncogenes khác nhau được đánh dấu và phân tích.
Mỗi oncogene là một gene được tin chắc rằng nó làm biến đổi tế bào lành mạnh thành tế bào ung thư, biến ra ung thư. Một số genes loại nầy cũng được báo cáo là do viruses gây ra. Các nhà nghiên cứu hiện nay ghi nhận khoảng 20% các dạng thư mà con người thường di luỵ, một phần do sự hoán chuyển của oncogene Ki-ras (xem bảng liệt kê ở mục 29 trên), họ hàng của gia đình myc oncogene. Khoảng 50% ung thư ruột già và trực tràng do ras oncogene tác động trong khi gene p53 và DCC lại là những máy triệt khối u đặc dụng đến 70% trường hợp. Các nhân tố khác về gene cũng có khả năng triệt khối u, như sự thay đổi DNA. Ung thư chỉ có thể sinh sản nếu DNA thay đổi mà sau đó không sửa chữa được.
32. Nhân tố di truyền (Genetic Predisposition):
Thuật ngữ “Hội chứng ung thư có nòi-family cancer syndrome” được dùng để mô tả những dạng ung thư đặc biệt như: ung thư vú, ung thư ruột già hay ung thư buồng trứng, thường có khuynh hướng nối tiếp nhau mắc phải trong giòng họ hoặc gia đình. Nhiều cuộc nghiên cứu hiện nay tin rằng các ung thư theo dạng thừa kế sau đây có liên hệ đến sự thay đổi trong các gene triệt hạ khối u: ung thư u hắc sắc tố (melanoma) và ung thư tuỵ tạng tương ứng genes triệt hạ MTS1 và p16, ung thư vú và ung thư buồng trứng tương ứng genes triệt hạ BRC1, ung thư vú tương ứng gene triệt hạ BRC2, ung thư ruột già và ung thư tử cung tương ứng genes triệt hạ MSH2, MLH1, PMS1, PMS2 và ung thư não sarcomas tương ứng gene p53.
Một khi gene triệt khối u có khuyết tật, không hoàn hảo, thay đổi thì các loại ung thư tương ứng có nguy cơ thành lập và phát triển. Chẳng hạn, BRC1 bị khiếm khuyết, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú chỉ chiếm khoảng 9-10% đối với người là nhưng đạt tới 90% đối với người cùng huyết thống.
33. Uế khí (Miasm):
Chướng khí, uế khí hay độc khí là nhân tố tạo ra nhiều bệnh mãn tính, trong đó có bệnh ung thư. Theo bác sĩ người Đức Hahnenmann, có 3 loại uế khí (miasms) làm nền tảng cho các bệnh kinh niên:
- Uế khí dạng ghẻ (psoric miasm) gồm các bệnh điểm hình: ung thư, tiểu đường, viêm khớp và hàng loạt rối loạn về tâm thần: động kinh (epilepsy), tâm thần phân liệt (schizophrenia) và đần độn (imbecility).
- Uế khí dạng giang mai (syphilitic miasm) gây bệnh có nguồn gốc từ mầm độc giang mai.
- Uế khí dạng loét (sycotic miasm) mọc lên như phần như thừa của bệnh lậu (gonorrhea).
E. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ (Cancer Trêatmnts)
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
Tại Hoa Kỳ, dược phẩm và các phương pháp điều trị ung thư là một ngành kinh doanh vô cùng qui mô, béo bở. Từ khi tổng thống Nixon phát động “Chiến tranh chống ung thư – War on Cancer” vào năm 1971, hàng năm Hoa Kỳ đã tiêu tốn trên 1000 tỷ Mỹ kim (1 trillion dollars) để nghiên cứu và điều trị ung thư nhưng cũng không sao cứu được khoảng 18% bệnh nhân phải cam đành đi theo thần chết. Sau đây là một vài phương pháp trị liệu chính yếu của Y học hiện đại:
- Hoá liệu pháp (chemotherapy): là phương pháp dùng hoá chất (chemical substances) hoặc dược phẩm (drugs) để tị bệnh.
- Phóng xạ liệu pháp (radiation therapy): là phương pháp dùng tia quan tuyến X (X-ray) để điều trị hoặc chẩn đoán.
- Phẫu thuật (surgery): là phương pháp mổ xẻ (operation) để trị bệnh, phục hồi cơ quan bị hư hỏng (injury) hay dị dạng (deformity).
- Điều trị khối u (oncotherapy): là phương pháp chống lại nhân tố sinh ra ung thư. Phương pháp nầy khá đa dạng, gồm nhiều lãnh vực như chống oxy-hoá liệu pháp (antioxidant therapy), vật lý liệu pháp (physical therapy), sinh học liệu pháp (biological therapy), nội tiết tố liệu pháp (hormone therapy), dinh dưỡng liệu pháp (nutritional therapy), tâm thần liệu pháp (psychotherapy), kháng virus và kháng nấm liệu pháp (antiviral and antimycotic therapies).
THEO ĐÔNG Y HỌC
Trong y thư cổ truyền không có thuật ngữ ung thư (cancer) nhưng đông y học đã biết bệnh nầy từ hơn 2500 năm về trước dưới tên gọi chung là “Ngam”, “Nham” và “Độc lưu” tuỳ theo niên đại.
Trung Y đặt tên bệnh ung thư (cancer) căn cứ hai nhận định:
a/ Căn cứ theo vị trí:
- Ung thư não bộ gọi là Não thư.
- Ung thư nướu răng gọi là Cốt tào.
- Ung thư vú gọi là Nhũ nham.
- Ung thư phổi gọi là phế thư
- Ung thư lưỡi gọi là Thiệt nham.
- Ung thư mũi gọi là Tỷ tức nhục
- Ung thư môi gọi là Kiển thần
- Ung thư xương gọi là Phụ cốt thư
b/ Căn cứ hình thái, chứng trạng:
- Ung thư cổ họng gọi là Ế ách.
- Ung thư hàm gọi là Thạch thư
- Ung thư hạch cổ gọi là khí lưu.
- Ung thư ở mạch máu gọi là Cân anh.
- Ung thư hạch bạch huyết gọi là Đàm hạch, Ác hạch
- Ung thư tuyến amng tai gọi là Thất dinh
- Ung thư dạ dày gọi là Âmr tịch
- Ung thư gan gọi là Bành trướng
- Ung thư tuỵ tạng gọi là tướng mãn
- Ung thư ruột gọi là Phục lương
- Ung thư da gọi là Phiên hoa sang (ha sung)
- Ung thư chân răng gọi là Tẩu mã nha cam
- Ung thư màng bụng gọi là Phúc bỉ
- Ung thư ruột thừa gọi là trường đàm
- Ung thư bộ phận sinh dục gọi là Âm khuẩn.
- Ung thư tử cung gọi là Trừng hà.
- Ung thư hạch háng gọi là Huyên tịch.
2. Nguyên nhân gây bệnh:
Đông y căn cứ vào chứng hậu, tức là hệ quả, mà phân loại bệnh. Có hai dạng chứng hậu: Chứng hậu theo nguyên nhân và chứng hậu theo tạng phủ kinh lạc. Biện chứng tìm nguyên nhân là nguyên tắc căn bản về chẩn đoán học của Đông y. Dựa vào “chứng” để suy ra “nguyên nhân” được xem là yếu tố quan trọng về nhận thức khoa học giữa “hiện tượng” và “bản chất”.
Phân chứng theo nguyên nhân gồm có 3 yếu tố:
a/ Chứng hậu do lục dâm:
Lục dâm bao gồm 6 nhân tố chính từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể sinh bệnh:
- Phong: Hiểu đơn giản là gió độc, chất độc. Phong còn chia ra hai dạng: ngoại phong và nội phong. Biểu tượng của nội phong gồm gió, khí mang theo mầm độc. Nội phong bao gồm các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau nhức cơ gân, mẩn ngứa ngoài da, u nhọt hòn cục hay nốt đỏ nổi lấm tấm ngoài da, cơ mặt tê đau hay bị co giật méo lệch, tay chân co rút.
- Hàn: là lạnh, gồm khí lạnh, nước lạnh, thời tiết lạnh, vật chất mang tính lạnh. Hàn cũng chia ra hai dạng: ngoại hàn và nội hàn. Biểu tượng của ngoại hàn gồm sợ lạnh, phát sốt, đầu cổ đau, eo lưng xương sống cứng đơ, đau nhức toàn thân. Nội hàn bao gồm triệu chứng gân mạch co rút, tay chân co quắp, bụng đau, sôi ruột, nôn mửa, tiêu chảy.
- Thử: là khí nóng, oi bức. Nhẹ thì nặng đầu, ngực bức bối, sốt cao, miệng khát, tiểu tiện đỏ. Nặng thì bất tỉnh, ngả lăn xuống đất, thở gấp.
- Thấp: là ẩm ướt, kết dính, nhờn. Chứng hậu gồm các hiện tượng cơ thể nặng nề, mỏi rủ, đau nhức xương khớp, bụng ọc ạch nhiều nước, ăn kém ngon, da nổi u nhọt vỡ nước vàng không chịu khô, sưng hai gối và hai mắt cá chân, ngứa gãi chảy nước trong.
- Táo: là khô hanh, kiệt nước. Chứng hậu gồm có sợ lạnh, đau đầu, ho, ngứa cổ họng, nghẹt mũi, đau cổ họng, khạc đàm có lẫn máu.
- Hoả: là nóng, nhiệt nặng. Chứng hậu gồm có sốt cao, phiền nhiệt, họng đau, miệng khát, mặt đỏ, mắt đỏ.
b/ Chứng hậu do tình chí hay thất tình:
Tinh thần con người chịu ảnh hưởng bởi bảy trạng thái tâm lý gọi là thất tình: mừng, giận, lo, nghĩ, buồm, sợ, kinh hãi.
- Mừng: mừng quá thì thương tổn tâm thần. Thần khí hoảng loạn, nặng thì nói năng bừa bãi, cử chỉ bất định. Nội kinh nói: “vui quá hại tim”, vì tim bị kích thích mạnh dãn nở quá mức khiến tuần hoàn huyết quản bị tổn thương. Truyện Tàu có câu chuyện vị võ tướng Trình Giảo Kim đời Đường vì vui cười quá độ mà chết. Vào thập niên 1980, báo chí Nhật cũng có đăng tin một phụ nữ vào rạp hát xem hài kịch, vì cười quá ngã ra chết tốt. Cuộc điều tra kết luận, vì cười quá độ, máu dồn lên óc với lưu lượng cao gấp 2-3 lần bình thường nên làm vỡ mạch máu mà chết.
- Giận: nội kinh nói: “giận hại gan”. Giận quá khí nghịch làm cho đường trong máu gia tăng, sau đó thành toan hoá (acid-hoá) làm nhiễm độc thần kinh vận động nên phát sinh cơn co giật. Trong Tam Quốc Chí của Tàu có truyện Chu Du nước Ngô giận Gia Cát Khổng Minh nhà Thục đến nỗi ói máu mà chết. Còn chuyện Lạng Tương Như giận quá khiến cho tóc lông dựng ngược chỉa cả ra ngoài mũ.
- Lo: âu lo quá độ thì tình chí uất trầm, khí cơ bế tắc, tổn thương cho phế dẫn tới nguy hại cho cả tỳ. Sách nói: “lo hại phổi”. Hậu quả của lo là khí đoản, ho nhiều đàm, tay chân yếu đuối, ăn kém, bụng trướng, tiêu lỏng, huyết tắc. Trong Đệ II thế chiến, hầu hết phụ nữ bị phát xít Đức bắt giam cầm đều bế kinh cả năm trời vì lo sợ. Khi được thả ra, gần nửa năm sau mới thấy kinh nguyệt trở lại. Các bà mẹ lo toan thái quá cũng tắc luôn mạch sửa cho con bú.
- Suy tư: suy tư, nghĩ ngợi nhiều là thương tổn tâm-tỳ. Nội kinh nói: “nghĩ hại tỳ”, lại nói: “nghĩ thì tâm bị trói, thần bị cột, chánh khí tích tụ không tan cho nên khí kết mà không thư sướng”. Nghĩ làm cho thần kinh thác loạn, hay quên, hay run sợ, hay nằm, mồ hôi trộn, ăn kém, hình thái suy thoái.
- Buồn rầu: buồn thương quá thì hao khí, tổn thương tâm-phế, khiến cho thần sắc tiêu vong. Nội kinh nói: “Buồn thì tâm thống, phế co rút, vinh vệ chướng ngại, nóng uất bên trong làm cho khí hao mòn”. Chuyện kể rằng, sau năm 1975, nhiều gia đình Việt Nam cho con đi vượt biển bằng đường biển. Khi hay tin con chết, một số bậc cha mẹ buồn đau khôn xiết, không buồn ăn uống, chẳng bao lâu thì lâm bệnh mà chết. Lại những người ra được nước ngoài, buồn nhớ quê hương và gia đình, sức khoẻ ngày càng suy sụp rồi cũng chết.
- Khủng sợ: khủng sợ hay e sợ quá mức thì khí hạ hãm, đi xuống, làm tổn thương tạn thận. Nội kinh nói: “E sợ thì tinh mất, mà tinh mất thì thượng tiêu bế tắc. Thượng tiêu bế tắc thì khí hạ hãm. Khí hãm thì hạ tiêu trướng, không thông”. Người mắc chứng khủng sợ thì hoảng loạn, giật thót từng cơn, ngoài thì muốn đóng cửa như đi trốn nhưng bên trong lại chao động không yên. Có nhiều chiến binh ra mặt trận đánh giặc, vì quá sợ chết, khi trở về sụt mất 10kg, bạch huyết cầu suy giảm đén 40%, tuyến nang thượng thận bị teo nhỏ lại.
- Kinh hãi: nếu qua mức thì khí loạn, tâm thần bất định. Nội kinh nói: “kinh hãi thì tâm vô sợ trụ, thần mất chỗ nương tựa nên khí phải loạn vậy”. Không hiếm những trường hợp vì sợ hãi thái quá mà phát sinh điên loạn, như tỉnh như mê, nói năng loạn động. Khí loạn thì huyết cũng chạy càn làm cho tóc của nhiều người trai trẻ bị bạc trắng như vôi. Trung y dẫn chứng một trường hợp là vào thời kỳ nổ ra cuộc chiến tranh Trung-Nhật, thành phố Nam Kinh bị Nhật oanh tạc bằng phi cơ suốt 24 giờ. Viên chức lãnh đạo Nam Kinh chui vào núp trong một căn hầm, vì qua kinh hãi, ông ta cứ bò loạn khắp nơi. Đến hôm sau tóc, lông mày bạc trắng như tuyết, người chung quanh không nhận ra.
Nói về chứng hậu do nguyên nhân thất tình thường có quan hệ đến cá tính từng bệnh nhân, chịu ảnh hưởng bởi nhiều hoàn cảnh và mức tác động khác nhau. Ban đầu là thần chí tổn thương, lâu dần hệ luỵ đến tạng phủ: “mừng quá thương tâm, giận quá thương can, nghĩ ngợi quá thương tỳ, lo lắng quá thương phế, sợ hãi quá thương thận”. Hơn nửa, tạng phủ hoạt động dưới quy luật của ngũ hành, tức là qui luật tuơng sinh hay tương khắc. Khi một tạng phủ bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến một hoặc nhiều tạng phủ khác. Thí dụ, uất giận thương can (gan và hệ thống tiêu hoá), can khí hoành nghịch, thì thấy hiện tượng mặt xanh như chàm do đởm (mật) tiết xuất quá nhiều hoặc đỏ như gấc vì tim bị kích thích đập nhanh bơm máu tối đa lên não, đồng thời bụng đầy tắt không ăn uống được do can mộc khắc tỳ thổ (giận cành hông). Một thí dụ khác, lo lắng quá thương phế (phổi và hệ thống hô hấp), phế bệnh sẽ làm tỳ bệnh, vì phế là con của tỳ (theo qui luật tương sinh), bệnh của con lây sang cho mẹ…
c/ Chứng hậu do vật chất:
Vật chất ở đây bao gồm các nguyên nhân: do ăn uống không hợp vệ sinh, suy dinh dưỡng, do mệt nhọc thái quá hoặc do tai nạn, vết thương đâm chém, bom đạn, trung thú gây thương tích…
- Thương tổn do ăn uống: ăn uống quá độ, thực phẩm quá kích thích, lúc đói lúc no, ăn vội uống vội là những nguyên nhân làm cho tỳ vị bị thương tổn, đình tích, gây đau. Nhẹ thì thấy đầy bụng, ợ hơi, nuốt chua, nôn ói. Nặng thì đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tiêu chảy kinh niên. Lâu dần có thể phát triển thành u bướu, ung thư. Theo Đông y, phần lớn bệnh tật bắt nguồn từ cách ăn uống không đúng phương pháp dưỡng sinh. Sách nói: “Trăm bệnh vào từ cửa miệng”.
- Thương tổn do mệt nhọc thái quá: làm việc quá sức, lâu ngày làm cho oải cơ, đau mỏi toàn thân, ăn uống giảm sút, ngủ không ngon giấc, cuối cùng là nguyên khí phi việt ra ngoài. Bệnh nhẹ thì yếu liệt đi không vững, cảm nhiễm quanh năm, da thịt gầy róc trơ xương, già sớm. Nặng thì suyễn thở, tâm run, khí huyết hao mòn, kháng thể cạn kiệt. Mỗi khi nhiễm bệnh thì trị liệu lâu lành, bệnh nhẹ hoá nặng, bệnh nặng khó thoát.
- Thương tổn do phòng dục quá độ: theo đông y, muốn bảo thọ phải gìn giữ “Tinh-Khí-Thần” thật kiên cố. Nếu trác táng, dâm dục quá độ, tinh khí sẽ cạn kiệt. Đây là đầu mối của nhiều chứng bệnh nội thương trầm trọng: hư tổn cơ nhục, lao phổi, ho khạc ra máu tươi, sốt âm ỉ, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm, liệt dương, tảo tiết, đi đứng không vững, kiệt sức rồi chết.
- Thương tổn do ngoại vật: ngoại vật bao gồm những dụng cụ bén nhọn, tra tấn hay đánh đập, bị chấn thương sau tai nạn, bị trùng thú cắn, không khí ô nhiễm, tiếp xúc với chất độc. Một số trường hợp thương tổn do ngoại vật biến thành bệnh mãn tính làm suy yếu hệ thống miễn nhiễm tạo điều kiện cho các bệnh nguy hiểm khác bộc phát amnhj hơn, đe doạ đến tính mạng người bệnh.
Tóm lại, nguyên nhân gây ra ung thư không ngoài khí huyết hao mòn, thần khí suy kiệt, ngoại vật nhiễm vào lâu ngày làm cho biến loạn nội thân, thành hình ổ bệnh. Vì lúc đầu tăng trưởng âm thầm, không đau nhức nên người bệnh chẳng máy kưu tâm. Lúc phát giác thì thường quá trễ, vô phương cứu chữa.
3. Chẩn đoán bệnh ung thư:
Trung y chẩn đoán bệnh dựa theo hai phương pháp “bát cương” và “tứ chẩn”.
Bát cương là tám cương lĩnh căn bản trong biện chứng, gồm có: “Hàn, nhiệt, hư, thực, biểu, lý, âm và dương”. Vận dụng bát cương để phân tích, qui nạp chứng bệnh, cung cấp dữ liện cho khoa điều trị.
- Phân tích “biểu, lý” để thẩm định bệnh nông hay sâu.
- Phân tích “Hàn, nhiệt” để thẩm định tính chất bệnh lạnh hay nóng.
- Phân tích “Hư, thực” để thẩm định sự thịnh suy của chính khí và tà khí.
- Phân tích “Âm, dương” để thẩm định sự chuyển hoá về sinh lý cũng như bệnh lý.
Tứ chẩn là bốn phương pháp chẩn đoán bệnh, gồm có: “Vọng, văn, vấn và thiết chẩn”. Nguyên tắc chẩn đoán của Đông y rất nghiêm ngặt, thực hiện đầy đủ bốn pháp trên mới có thể biết rõ nguồn gốc bệnh.
- Vọng chẩn: là phép quan sát về thần sắc và hình thái. Sách y nguyên, thiên “Vọng bệnh tu sát thần khí luận” nói: “Phàm thần khí con người hiện ra ở mặt. Bất luận da mặt sắc gì đều phải có thần khí”. Nội kinh, thiên “ngũ tạng sinh thành” chứng minh: “xanh như cỏ úa là chết, vàng như quả chanh non rụng lâu ngày là chết, đen như khói ám là chết, đỏ như máu là chết, trắng như xương khô là chết”. Về hình thái bệnh, Vương khẳng Đường viết trong sách “Chứng thị chuẩn thằng” rằng: “Phàm người bệnh trăn trở dễ dàng thì dễ trị, nếu bất động hay xoay chuyển nặng nề thì bệnh nguy. Bệnh thuộc dương chứng thì mắt mở, chân tay hoà dịu, muốn có người trò chuyện, dễ chửa. Bệnh thuộc âm chứng thì mình mẩy nặng nề, tay chân lạnh, mắt luôn nhắm nghiền, mặt quay vào vách không muốn tiếp ai, khó chữa”. Đến như xem lưỡi cũng có thể đoán được sống chết. Ngô khôn Yên trong “Thương hàn chỉ chưởng” nói: “lưỡi co rụt, duỗi không quá hàm răng là thận đã bại, chết. Lưỡi nổi bợn trắng từng mảng như hoa tuyết là tỳ tuyệt, chết”. Rêu lưỡi mà trắng trơn là bệnh ngoại cảm phong hàn, rêu vàng đậm có gai là nhiệt cực, rêu xám trơn là hàn tà trực trúng âm kinh, rêu đen mục nát là tâm thận tuyệt, chết.
- Văn chẩn: là phép nghe phát âm để chẩn đoán bệnh. Nội kinh nói: “Ngũ tạng có ngũ âm ngũ thinh”. Ngũ âm gồm có: “Âm cung, âm thương, âm giốc, âm chuỷ, âm vũ”. Ngũ thinh gồm có: “Hét, cười, ca, khóc, rên”. Dựa theo 5 âm, 5 thinh để quan sát sự biến động của 5 tạng theo luận lý sau đây:
+ Âm cung: giọng nói lớn mà hoà hoãn, lưỡi nằm khoảng giữa, biểu thị của nó là ca hát. Nếu âm cung loạn động là bệnh ở tỳ.
+ Âm thương: giọng nói nhẹ mà cứng, mồm thường há to, biểu thị của nó là khóc. Nếu âm thương loạn động là bệnh ở phế.
+ Âm giốc: giọng nói điều hoà mà thẳng, lưỡi thường rút vào trong, biểu thị của nó là quát nạt la hét. Âm giốc mà loạn động là bệnh ở gan.
+ Âm chuỷ: giọng nói hoà dịu mà dài, chót lưỡi thường duỗi thẳng đụng răng, biểu thị của nó là cười. Âm chuỷ làm loạn động là bệnh ở tim.
+ Âm vũ: giọng nói chìm trầm mà sâu, môi hướng lên mũi, biểu thị của nó là rên rỉ. Âm vũ loạn động là bệnh ở thận.
- Vấn chẩn: là phép hỏi han để chấn đoán bệnh. Sách Y nguyên, thiên “vấn chứng cầu bệnh luận” nói: “bệnh tàng chứa bên trong, chứng thì hiện rõ ra ngoài. Thầy thuốc hỏi, không phảilà hỏi chứng, mà nhờ chứng để tìm gốc bệnh”. Tất cả những gì biết được, như ăn uống quá độ, ngủ nghỉ thất thường, buồn lo sợ giận, cuộc sống giàu nghèo, có cảm thấy đau đớn gì không, đau nhức ở vị trí nào…Một người ăn ngọt, ăn mặn, nghiện thuốc lá, lao thương, không hỏi kỹ thì làm sao mà biết được!
- Thiết chẩn: là phép xem mạch ở hai cổ tay để chẩn đoán bệnh. Thực tế, thiết chẩn bao gồm hai thủ thuật: bắt mạch và sờ nắn. Thiết chẩn tuy là một trong tứ chẩn nhưng lại là bộ môn trọng yếu nhất, uyên thâm nhất và khó lãnh hội nhất trong đông học. Do vậy, thiết chẩn được các thầy thuốc cổ truyền nghiên cứu và biên soạn thành sách riêng.
+ Mạch tượng: với thầy thuốc đông y, mạch ở hai cổ tay bệnh nhân phản ánh vô số biểu thị đang diễn ra bên trong cơ thể. Tất cả nhịp đập mạnh yếu, dài ngắn, nông sâu của mạch gọi là mạch tượng. Khí huyết vận hành ra sao, Âm dương thịnh suy như thế nào đều hiện lên mạch.
Vương Thúc Hoà, một thầy thuốc nổi tiếng về mạch lý đời nhà Tần của Trung Quốc, định ra 27 mạch tượng, còn gọi là đơn mạch, chia thành hai dạng: âm mạch và dương mạch. Âm mạch gồm có 14 đơn mạch: trầm, trì, đại hoãn, hư, đảo, sắc, Tế, vi, nhu, nhược, tán, phục và kết. Dương mạch gồm có 13 đơn mạch: phù, sác, xúc, động, khâu, khẩn, huyền, hồng, truờng, thực, hoạt, cách và lao. Ngoài 27 đơn mạch, còn có 7 quái mạch (mạch lạ thường hay tuyệt mạch, tức mạch chết) nâng tổng số lên 34 đơn mạch cùng hằng chục mạch kép hay hợp mạch (tức có 2-3-4 đơn mạch đứng chung nhau trong một bệnh) tạo nên một mạng lưới mạch lý vô cùng phức tạp mà chỉ có những thầy thuốc giàu kinh nghiệm mới phân biệt được.
Sinh lực của mạch do khí huyết tạo ra. KHí huyết thịnh thì mạch thịnh. Khí huyết suy thì mạch suy. Khí huyết hoà thì mạch bình. Khí huyết loạn thì mạch bệnh. Mạch vân hành được là nhờ “động khí” ở thận trước, chu lưu không ngừng là nhờ “cốc khí” hay “vị khí” ở tỳ sau. Thận thuộc thuỷ, Tỳ thuộc thổ, cho nên Đông học nói: “Thận là tiên thiên còn tỳ là hậu thiên”. Tiên thiên hậu thiên mà vững vàng thì trăm tuổi là chuyện thường.
Muốn thiết chẩn đạt kết quả cao, người thầy thuốc phải nhớ bảy nguyên tắc cốt yếu gọi là “Thất chẩn pháp”, gồm: tĩnh tâm (im lặng, tập trung thần trí vào mạch), vong ngoại ý (gạt bỏ mọi suy nghĩ riêng tư), quân hô hấp (điều hoà hơi thở để đếm nhịp mạch), khinh án (đặt nhẹ 3 ngón tay lên 3 vị trí để nghe mạch ở phủ-tức phù án), bất kinh, bất trọng án (ấn đầu ngón tay xuống khoảng cơ nhục để nghe mạch vị khí-tức trung án), trọng án (ấn mạnh đầu ngón tay xuống sát gân xương để nghe mạch ở tạng), sát mạch tức (tính số mạch đi lại, nhanh chậm, nhiều ít để đoán bệnh).
- Xúc chẩn: là pháp sờ nắm, tiếp cận với da để tìm bệnh. Ung thư rất cần phương pháp xúc chẩn, như ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư gan, ban đầu không thấy triệu chứng đau đớn nhưng có xuất hiện khối u hoặc gò cứng khi sờ tay lên mặt da.
Tuy nhiên, các phương pháp chẩn đoán của Đông y học không thể nào chính xác bằng các phương pháp thực nghiệm của y học hiện đại. Thầy thuốc Đông y cần khai dụng ưu điểm của mỗi bên để y lý được chân xác.
Y Học hiện đại:
Y học hiện đại giải thích, dược thảo (herbal medicine) là khoa học dùng cây cỏ làm thuốc để trị bệnh. Một dược liệu có thể dùng toàn cây hoặc chỉ dùng lá, hoa, thân cây, rễ, quả, vỏ, hạt hay bất cứ bộ phận nào có ích.
- Bác sĩ John Diamond và W. Lee Cowden Hoa Kỳ nhận định rằng đa số dược thảo (herbs, botanicals) có chứa ít nhiều hoá chất có năng lực tác động về mặt sinh vật học (biological activity). Trên 150 năm qua, các nhà hoá học và dược học đã chiết xuất, tinh chế nhiều chất trong cây cỏ làm thuốc để sản xuất ra được dược liệu dưới tên gọi là thuốc (drugs, medicines) như: Digoxin, chiết xuất từ lá cây foxglove, tên khoa học Digitalis purpurea, để chửa bệnh tim mạch.
Reserpine, chiết xuất từ rễ cây snakeroot, tên khoa học Rauwolfia serpentina, để trị cao huyết áp hay rối loạn tâm thần.
Colchicine, chiết xuất từ củ autumn crocus, tên khoa học Colchicum autumnale, để trị bệnh thống phong hay bệnh gout và bệnh viêm khớp.
Morphine, chiết xuất từ dựa cây thuốc phiện opium poppy, tên khoa học Papaver somniafera, dùng làm thuốc mê, thuốc ngủ, giảm đau và chống kinh giật…
- Theo bác sĩ Andrew Weil, một thầy thuốc giỏi của Hoa Kỳ vừa là nhà nghiên cứu sâu rộng về Dược thảo với nhiều tác phẩm y khoa có giá trị hiện nay giải thích, những chất dẫn xuất trong dược thảo có ảnh hưởng tới sự tuần hoàn của máu và đi vào các cơ quan theo một lộ trình gián tiếp, nghĩa là tác dụng của chúng thường chậm và ít nguy hại hơn các loại thuốc tinh chế trực tiếp đi vào máu hay cơ quan. Các bác sĩ và bệnh nhân đã quen dùng những loại thuốc tổng hợp với tốc độ thẩm thấu nhanh, dữ dội, sẽ không có thiện cảm với dược thảo. Thực tế, dược thảo làm thay đổi sức khoẻ, có hiệu lực trị lành nhiều bệnh mãn tính, ít nguy hiểm do phản ứng phụ (side effects) vốn là đặc trưng của Âu dược. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là dược thảo tác dụng chậm và vô hại nếu như sử dụng liều lượng không thích hợp.
Cũng theo bác sĩ Andrew Weil, sau nhiều cuộc nghiên cứu phân tích dược thảo để xem chúng tác động như thế nào về phương diện sinh lý học (physiology) trong cơ thể con người. Kết quả, nhiều trường hợp cho thấy hoá chất hiện diện trong dược thảo có tác động giao hưởng (interactions) rất phức tạp giữa những cấu trúc khác nhau về chủng loại cây cỏ. Riêng đối với bệnh ung thư, tác nhân dược thảo đạt tới năm nhu cầu chính:
Kích thích cơ chế DNA (deoxyribonucleic acid) sửa chữa hư hỏng.
Sản sinh tác dụng chống oxy-hoá (antioxidant effects).
Thúc đẩy cảm ứng (induction) các enzymes phòng vệ.
Ngăn chặn enzymes hoạt hoá-ung thư (cancer-activating enzymes).
Tạo tác dụng oxy-hoá (oxygenating effects).
- Theo tiến sĩ A. Duke, khoa học gia thuộc cơ quan quản trị dược phẩm Hoa Kỳ cho biết, hơn 25% dược phẩm được kê toa cho bệnh nhân và nhiều loại thuốc khác đang dùng hiện nay là những hoạt chất lấy từ cây cỏ có dược tính. Ví dụ, hai loại thuốc chống ung thư theo qui ước là vincristine sulfate và vinblastine sulfate gồm alkaloids chiết xuất từ cây Madagascar periwinkle, tên khoa học Catharanthus roseus, nguyên là nhược thảo cổ truyền của dân cư vùng Madagascar. Tại Việt Nam, cây nầy được xác định là cây dừa cạn hay trường xuân hoa. Bộ phận rễ khô của hai loại nhược thảo khác là may-apple, tên khoa học Podophyllum hexandrum, dùng trị ung thư tinh hoàn (testicular cancer) ung thư buồng trứng (ovarian cancer), u bạch huyết (lymphomas), ung thư phổi (lung cancer) và vài loại bệnh bạch cầu (leukemia) được kết hợp với hoá học liệu pháp (chemotherapy).
- Trong cuốn “Cancer” phát hành năm 1997, một quyển sách y học chuyên về khoa ung thư của tác giả Burton Goldberg với sự cộng tác của 23 vị bác sĩ, Tiến sĩ và bác sĩ dược khoa nổi tiếng Hoa Kỳ, có đề cập đến một số phương pháp trị bệnh ung thư bằng dược thảo trên khắp thế giới đạt những thành tựu thật kỳ diệu. Cuốn sách giới thiệu một số dược thảo có tác dụng kháng ung thư:
Betulinic acid: là một hoá chất được chuyển hoá từ hợp chất betulin, tìm thấy trong lớp vỏ trắng của cây birch, một giống thông mọc rất nhiều ở vùng bắc bán cầu. Betulinic acid phong toả sự phát triển của các u ác tính hay hắc sắc tố ác tính (melanoma tumors). Thử nghiệm trên cơ thể của chuột, các nhà nghiên cứu ghi nhận chất Betulinic acid không làm hại tế bào bình thường. Thử nghiệm trên tế bào ung thư của người, thấy hiệu ứng kháng lại ung thư phổi, ung thư bạch huyết và ung thư gan rất mạnh
Thuja tincture: là cồn thuốc chiết xuất chất thuja nằm trong cây Arbor vitae, tên khoa học Thuja occidentalis, còn gọi là cây “nhân sinh” (Tree of Life). Tại Việt Nam, Arbor vitae được nhận diện là cây trắc bách diệp với tên khoa học Thuja orientalis, thuộc họ trắc bách Cupressaceae. Chất Thuja được thừa nhận trị lành nhiều ca ung thư. Một bà lão 86 tuổi, đã từng bị đau khổ 14 năm liền vì một khối u to bằng quả cam nằm trong vú bên phải. Khối u nầy đã lan rộng tới hạch bạch huyết (lymph nodes) và nhiều bác sĩ khẳng định không mổ được vì ung thư vú dạng carcinoma ở vào thời kỳ thứ 3 thêm di căn bạch huyết (lymph metastases). Điều nầy đồng nghĩa với cái chết.
Bà lão liền được cho uống thuốc tamoxifen, một loại chẹn hormone, đồng thời uống thêm dược liệu thuja tinh chế, liều 20 giọt, ngày 3 lần, và Echinacea 1viên, ngày 3 lần, cùng với vitamins và minerals. Ngoài ra, bà ta còn được thoa kem Thuja lên khu vực bị bệnh và sau đó uống thêm comfrey, passionflower, sweet violet, cleavers và chickweed. Sau 1 tháng, hạch bạch huyết nguy hiểm tiêu mất, khối u trở nên mềm. Sau 6 tháng kế tiếp, khối u co nhỏ lại 25% và đúng 1 năm, khối u cũng như mọi dấu hiệu về ung thư hoàn toàn biến mất.
Bromelain: là một hợp dịch (mixture) giữa chất proteases và nhiều enzymes khác chiếc xuất từ cây dứa và quả dứa (dân miền nam Việt Nam gọi là trái thơm hay khóm), vốn là thuốc trị bệnh viêm nhiễm và rối loạn cơ thể từ nhiều thế kỷ qua.
Gần đây, các nhà khoa học dùng Bromelain trị ung thư đường ruột nhờ có những khả năng khác nhau trên ba tuyến tế bào bạch cầu. Bromelain kích thích tế bào bạch cầu đơn nhân to (monocyte cell) và tế bào đại thực bào (macrophage cell) –là loại tế bào chuyên diệt thù- thiết lập hàng rào phòng vệ kháng lại ung thư, ngăn chặn không cho tế bào ung thư phát triển. Theo báo cáo khoa học, khi Bromelain được kết hợp với phương pháp hoá liệu pháp (chemotherapy) để trị ung thư thì thấy hiệu quả cao nhất, đặc biệt là ung thư trực tràng (rectal cancer).
Phenol: là chất hoá học chống oxy hoá (antioxidants) chiết xuất từ cây bạc hà (mint). Mint gồm nhiều chủng loại, nhiều tên gọi khác nhau: Mint, tên khoa học Mentha piperita thấy mọc ở Châu Âu và vùng miền Đông Châu Mỹ với cái tên gọi Peppermint, Brandy mint, Lamb mint. Loại Mint, tên khoa học Mentha spicata, tìm thấy trên khắp thế giới ở những khu vực có khí hậu ẩm ướt với tên gọi Spearmint, lamb mint, mint, Our Lady’s mint, sage of Bethlehem. Loại Mint, tên khoa học Mentha crispa, được dân Châu Âu và Bắc Mỹ trồng làm kiểng với tên gọi Curled mint, crisped-leaved mint, cross mint. Nói chung, trong các giống Mint đều chứa tinh dầu.
Hợp chất chống oxy hoá Phenol có tác dụng mạnh hơn vitamin E, giúp ngăn cản khối u tái phát nhờ chất rosmarinic acid được tìm thấy với mức độ cao trong hầu hết các giống bạc hà. Chất rosmarinic acid cũng còn tìm thấy trong dược thảo wild selfheal, tên khoa học Prunella vulgaris, mọc ở Châu Mỹ và Trung Quốc. Nó chính là cây Hạ khô thảo của Việt Nam.
Centella: là một chất giàu dinh dưỡng, chiết xuất từ cây Gotu Kola, tên khoa học Centella asiatica hoặc Trisanthus cochinchinensis, thuộc họ Hoa tán Apiaseae. Tại Việt Nam Gotu kola được nhận diện là cây rau má hay tích tuyết thảo. Chất Centella trong cây Gotu kola có năng lực trung hoà và tiêu huỷ độc tố (toxins), cải thiện chức năng tinh thần giúp người bệnh đương đầu và ngăn chặn sự hư hoại về tinh thần. Các khoa học gia thuộc trung tâm Amala Cancer Research Center tại Kerala Ấn Độ khám phá thấy Gotu Kola có khả năng tẩy rửa tế bào ung thư rất mạnh nhờ hoạt chất centella.
Perillyl: là tinh dầu chiết xuất từ hoa của cây Lavender, tên khoa học Lavandula officinalis hay Lavandula angustifolia, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae. Cây nầy mọc nhiều nhất ở Châu Âu, Châu Mỹ và miền tây Địa Trung Hải, không thấy xuất hiện tại Việt Nam. Dầu hoa Lavender gồm thành phần chất cồn perillyl, có tác dụng kháng ung thư nhất là ung thư vú. Qua nhiều cuộc thí nghiệm ghi nhận cồn perillyl chận đứng việc tăng trưởng của khối u nhờ chẹn được gene tạo ra ung thư, thuật ngữ y học gọi là oncogene.
Bee pollen: là phấn hoa thu được từ tổ ong mật (honeybees). Pollen vốn là tế bào sinh lý của nam giới tìm thấy trong các loài hoa, được ong thu nhặt mang về luyện thành mật. Người ta gọi phấn ong mật là thực phẩm trời cho vì nó gồm đầy đủ tính chất một cách tự nhiên.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong phấn hoa chứa tới 22 amino acids, 27 chất khoáng (minerals), nhiều vitamins, carbohydrates phức hợp, các acid béo (fatty acids) cần thiết, enzymes và co-enzymes, protein cao gấp 5-7 lần thịt bò. Theo tạp chí Journal of the National Cancer Institute Hoa Kỳ tiết lộ, gia súc được nuôi bằng phấn hoa của ong ít bị u bướu và ung thư hơn nuôi với thực phẩm thông thường. Cuộc nghiên cứu phổ biến trên tờ Nature báo cáo rằng, có hai lô chuột tiêm tế bào gây ung thư. Lô thứ nhất cho ăn mật hoa do ong cung cấp thì cả thảy đều sống trên 12 tháng, trong khi lô thứ hai cho ăn bình thường thì chúng chết hết không quá 12 ngày.
Qua thử nghiệm trên cơ thể nhiều phụ nữ bị ung thư tử cung không mổ được, cho họ dùng phấn hoa thì thấy hệ thống miễn nhiễm rất mạnh và giảm hẳn chứng buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi so với nhóm người chỉ cho dùng thuốc giả tạo (placebo). Nhiều cuộc nghiên cứu tương tự cũng báo cáo những bệnh nhân trị liệu bằng tia phóng xạ (radiation) cho dùng thêm phấn hoa thì sức khoẻ tốt hơn là không dùng. Tại Nga, nhiều nhà nuôi ong mật sống trên 100 tuổi nhờ ăn mật ong tươi hằng ngày. Các nhà khoa học phương Tây cho rằng tuổi thọ gia tăng là vì nguồn phấn hoa rất dồi dào nằm trong mật ong tươi.
Phấn hoa còn có giá trị làm giảm mập phì (obesity) do tác động trao đổi chất xuyên qua amino acid phenylalanine, tạo năng lượng đốt những thành phần thặng dư giúp ngăn chặn sự tăng cân, tăng sức cho các lực sĩ thi tài, điều chỉnh tình trạng bị tiêu chảy hay táo bón, tăng lưu lượng máu, giải độc rượu, thuốc lá, dược phẩm, hoá chất, giảm tác dụng phụ do dùng tia phóng xạ trị bệnh, bảo vệ da chống những tác nhân lây nhiễm giúp kích thích sinh sản tế bào da mới.
Phẩm chất trên cả phấn hoa và mật ong là sửa ong chúa (royal jelly), chính xác là một loại dịch nhũ giống như sữa, do nhóm ong thợ tiết ra để làm thực phẩm nuôi dưỡng ong chúa trong suốt thời gian sinh sản.
Sữa ong chúa là một nhà máy điện (powerhouse) cung cấp dồi dào nguồn năng lượng về vitamins B, calcium, iron, potassium và silicon thiên nhiên.
Sữa ong chúa còn đảm nhiệm luôn vai trò chuyển hoá enzyme, kích thích tố dục tình (sex hormone) và có tất cả 8 amino acid cần thiết cho sự sống của sinh vật.
Mặt khác, sữa ong chúa lại là một loại thuốc kháng sinh (antibiotic), kích thích phản vệ, miễn nhiễm, cung ứng nguồn dinh dưỡng cao cấp khi sức khoẻ và tinh thần bị đe doạ hoặc suy thoái, bảo trợ cho tế bào được sống lâu dài hơn bình thường.
Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét, sữa ong chúa là một trong những nguồn dồi dào nhất trên thế giới về pantothenic acid, là chất tuyệt vời chống lại chứng căng thẳng thần kinh (stress), chứng mệt mỏi kinh niên và chứng mất ngủ (insomnia). Tình trạng hói đầu, rụng tóc, tóc bạc sớm, da khô, da nhăn cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện với sữa ong chúa. Phụ nữ kinh nguyệt bị rối loạn, nam giới bị viêm sinh nhiếp hộ tuyến, sữa ong chúa có năng lực điều chỉnh và cân bằng tuyến và hormone trở lại không mấy khó khăn. Tuy nhiên, chất lượng cao nhất của sữa ong chúa phải được bảo quản trong điều kiện nguyên sơ, tươi “còn sống – alive” thì cơ thể mới dễ dàng hấp thụ được. Mỗi ngày chỉ cần một giọt nhỏ sữa ong chúa là đầy đủ chất dinh dưỡng rồi.
Pear barley: là lúa mạch, tên khoa học Hordeum vulgare hoặc Hordeum distichon, thuộc họ lúa Graminaceae. Lúa mạch là một loại ngũ cốc, có mặt trên khắp thế giới, riêng tại Việt Nam không thấy gieo trồng giống nầy. Lúa mạch đem ngâm nước cho nẩy mầm rồi phơi khô để dùng làm thuốc gọi là mạch nha. Việt Nam dùng lúa nếp thay cho mạch nên gọi là cốc nha, công dụng tương đương.
Trong hạt lúa mạch chứa nhiều chất dinh dưỡng: vitamins B và E, polysaccharides, proteins, sugars, fats. Lúc còn non, trong lúa mạch có thêm chất amines tyramine và gramine. Các cuộc nghiên cứu cho thấy lúa mạch ngoài tác dụng làm tiêu hoá chất sữa, giúp trẻ con ngăn ngừa được tình trạng thức ăn vón cục (curds) trong dạ dày, viêm đường ruột, tiêu chảy và sốt, còn có nhiều khả năng hoá đàm, giảm viêm tấy do bệnh thoái khớp (gout) và đường tiểu, làm thuốc trị chứng sưng đau cổ họng, nuốt khó. Một số nhà nghiên cứu Trung Quốc xác định mạch nha có khả năng trị bệnh viêm gan siêu vi (hepatitis), bệnh tiểu đường (diabetes), giảm cholesterol huyết và ngăn chặn ung thư ruột (bowel cancer).
Reishi mushroom: là vị Linh chi thảo của Trung Y, còn gọi là nấm linh chi, nấm trường thọ hay nấm thần tiên, tên khoa học Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm gỗ Ganoderma- taceae. Theo bác sĩ James F. Balch Hoa Kỳ, reishi mushroom có khả năng điều chỉnh nhiều sự rối loạn khác nhau trong cơ thể, nâng cao sức sống cho các cơ quan. Còn tiến sĩ Linda Page Hoa Kỳ xếp reishi musroom vào hàng thuốc bổ cao cấp nhất giúp gia tăng tuổi thọ nhờ công năng chống gốc tự do (free radical) và là chất chống oxy-hoá mạnh, nâng cao hệ miễn nhiễm. Thực tế, reishi mushroom giúp làm giảm huyết áp trong chứng cao máu (high blood presssure), bệnh tim mạch, làm hạ cholesterol và triglycerides huyết, tạo sức đề kháng chống bệnh tật, chống mệt mỏi, chống nhiễm trùng (viral infections), suy gan do nhiễm độc, viêm gan viruses (hepatitis), viêm cuống phổi. Đặc biệt, reishi mushroom có tác dụng kháng u bướu, ung thư biểu bì (carcinoma) nên được dùng để trị nhiều loại bệnh ung thư khác.
Trung y khám phá ra Linh chi thảo (reishi mushroom) cách đây hơn 2000 năm, được chia thành 6 loại dựa theo màu sắc và công dụng: 1-Thanh chi màu xanh. 2-Hồng chi hay xích chi, đơn chi màu đỏ hồng. 3-Hoàng chi hay kim chi màu vàng. 4-Bạch chi hay ngọc chi màu trắng. 5-Hắc chi hay huyền chi màu đen. 6-Tử chi màu tím. Các loại nấm gỗ nầy thường thấy mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh, nhiều nhất tại tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc. Nhật Bản và Việt Nam có di thực nấm Linh chi để trồng làm thuốc nhưng mẫu gỗ và phẩm chất không cao bằng ở Trung Quốc. Về thành phần hoá học, nhiều viện nghiên cứu Trung Quốc ghi nhận, trong Linh chi thảo chứa lignin, phenol, cellulose, fat, hợp chất steroid, ergosterol, amine acid, proteins, saponin. Đặc biệt, hàm lượng germanium –là chất bổ trợ giúp tế bào hấp thụ oxygen nhiều hơn, thúc đẩy khí huyết lưu thông tốt hơn- hiện diện trong cả 6 loại linh chi thảo đều cao gấp 5-8 lần lượng germanium có trong nhân sâm. Các nhà khoa học cũng thấy hoạt chất ganoderic acid trong linh chi thảo có tác dụng chống viêm, dị ứng. Quan trọng nhất là lượng polysaccharin trong linh chi thảo rất cao, giúp tăng cường sự miễn nhiễm, làm mạnh tế bào gan, có khả năng ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư.
Gần đây, nhiều bác sĩ Trung Quốc sau khi thử dùng linh chi thảo tại một số bệnh viện, đưa ra kết luận: Linh chi thảo có ảnh hưởng tốt đối với bệnh tim mạch, giảm đau thắt cơ tim, ngừa bệnh mạch vành, cân bằng huyết áp, viêm phế quản, hen suyễn, thấp khớp, viêm gan mãn tính, chứng rối loạn vào thời kỳ mãn kinh, bệnh đường ruột, tăng thêm trí nhớ và nhiều chứng bệnh khác. Cho nên, dân vùng Châu Á gọi linh chi thảo là nấm thần tiên, trị được bá bệnh.
Shiitake mushroom: là một loại nấm hương đặc biệt, tên khoa học Lentinula edodes, thấy mọc nhiều ở nước Nhật và Trung Quốc. Về dược tính, nấm Shiitake mushroom có khả năng trị bệnh như nấm reishi mushroom, nhưng qua nghiên cứu sau rộng cho thấy Shiitake mushroom còn có nhiều tác dụng kháng nguyên rất mạnh.
Các nhà khoa học khám phá hai hợp chất lentinan và lentinula edodes mycelium (LEM) trong nấm Shiitake có khả năng kháng u bướu mạnh. Năng lực của hai chất nầy hoạt động tương tự như năng lực tự nhiên trong cơ thể con người, nghĩa là bài tiết hơn là tấn công tế bào khối u. Tại Nhật, một số bệnh nhân bị ung thư trị bằng hoá liệu pháp (chemotherapy) được tiêm lentinan 2 lần/tuần thì các nhà nghiên cứu thấy tỷ lệ bệnh nhân còn sống khá cao, khối u phát triển chậm lại so với những bệnh nhân chỉ dùng hoá liệu pháp. Hiện nay, Shiitake được dùng ở dạng tinh chế để trị ung thư, nhờ tác dụng làm tiêu mòn dần khối u (tumors).
Nấm Shiitake có tác dụng hết sức kỳ diệu trong việc trị những trường hợp liên quan đến bệnh già sớm, loạn chức năng sinh lý (sexual dysfunction), viêm gan (hepatitis) và hội chứng mệt mỏi kinh niên (chronic fatigue syndrome). Trải qua hằng nghìn năm kinh nghiệm, Shiitake chẳng những được dân Nhật và Trung Quốc coi như loại thực phẩm quý mà còn dùng làm thuốc trị vi khuẩn, siêu vi trùng, giúp làm giảm mức cholesterol huyết, cao huyết áp, nâng cao hệ thống miễn dịch bằng cách sản xuất chất interferon nội môi. Đối với bệnh liệt kháng do nhiễm siêu vi HIV/AIDS, chất LEM cũng có tác dụng ngăn chặn mức lây nhiễm siêu vi HIV tốt hơn AZT là loại thuốc thông dụng trị bệnh AIDS hiện nay. Theo dõi trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học ghi nhận LEM có khả năng phong toả nhanh tình trạng bị viêm nhiễm siêu vi HIV giai đoạn khởi đầu trong khi thuốc AZT lại phản ứng chậm hơn, trở nên kém hiệu quả hơn về lâu dài.
Calendula:còn có nhiều tên khác như garden marigold, holigold, marigold, Mary bud, pot marigold, tên khoa học Calendula officinalis, thuộc họ Cúc Asteraceae. Calendula thuộc loại cây thảo, mọc thành bụi, cao từ 1-2 feet, lá hình muỗng, mọc so le, không cuống. Hoa màu vàng cam, nhiều cánh, nhiều tầng xếp lên nhau như hoa cúc, giữa có nhuỵ màu gạch nung.
Calendula có nguồn gốc ở Ai Cập, một số quốc gia miền Đông Địa Trung Hải và miền Nam Châu Âu, nhưng nay thấy xuất hiện cả ở Hoa Kỳ và Canada, là một loại dược thảo của phương Tây.
Bộ phận dùng làm thuốc: lá và hoa.
Thành phần hoá học: Triterpenes, resins, bitter glycosides, volatile oil, phytosterols, flavonoids, mucilage, carotenes, calenduline, lycopine.
Tác dụng: Chống viêm tấy, làm giảm co thắt cơ, chất làm se da, ngăn ngừa bệnh trĩ, làm lành vết thương, khử trùng, giải độc (detoxification), gây động dục một cách êm dịu.
Về phương diện khử trùng, Calendula có những chất kháng sinh chống nấm, chống vi khuẩn và cả vi trùng. Với đặc tính làm săn da, khép chặt mao mạch (capillaries), dược thảo Calendula có khả năng làm lành vết thương, vết đứt, chứng giãn tĩnh mạch (varicose veins) và nhiều trường hợp viêm tấy khác như viêm lở do bệnh nằm liệt giường (bedsore), trẻ con bị hăm lở do tả lót, da cháy nắng (sunburn), nứt môi hay khoé miệng (chipped lips), nứt núm vú (cracked nipples), loét chân, viêm da, viêm đường tiêu hoá, viêm dây thần kinh (neuritis), đau răng.
Liều dùng: dạng nấu trà: 1-2 muỗng canh bột hoa tươi hay khô với nửa ly nước, đun sôi chừng vài phút, ngày 2 lần. Dạng cồn thuốc: 30 giọt pha với nước, ngày 3 lần. Bên ngoài thoa thêm kem hoặc cao mỡ.
Thyme: là loại cây bụi, cao khoảng 3 feet. Có 2 giống: Garden Thyme hay common thyme, rubbed thyme, thymi herba và timo, tên khoa học thymus vulgaris, thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Giống thứ hai Mother of Thyme hay creeping Thyme, mountain Thyme, wild Thyme, tên khoa học thymus serpyllum, cũng thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Thyme mà chúng ta đang tìm hiểu ở đây là giống Mother of Thyme hay wild Thyme.
Mother of Thyme là dược thảo có nguồn gốc ở Châu Âu, mọc hoang dã và trồng nhiều nhất ở Tây Ban Nha và Y Đại Lợi. Hiện nay Mother of Thyme cũng thấy xuất hiện ở Bắc Châu Mỹ.
Mô tả: Mother of Thyme, thân nhỏ hơn giống garden thyme nhưng có hai đặc trưng chung là lá và hoa mọc theo kiểu hình vuông và cuống lá có lông, mỗi thân cây chia thành 2-3 nhánh, lá nhọn và cứng, hoa màu tím hoa cà và cũng nhỏ hơn giống garden thyme.
Bộ phận dùng làm thuốc: hoa.
Thành phần hoá học: volatile oil gồm thymol, carvacrol và linalool, flavonoids, caffeic acid, tannins và resin.
Tác dụng: là chất khử trùng, thuốc bổ dưỡng, làm giảm co thắt cơ, thuốc long đàm, tẩy ký sinh trùng đường ruột, chống oxy-hoá, diệt nấm. Thực tế, Mother of Thyme được các thầy thuốc cổ truyền Châu Âu dùng để trị nhiều bệnh viêm nhiễm ngoài da, coi như thuốc sát trùng và làm lành vết thương sưng tấy hay ung loét. Uống Mother of Thyme để trị cảm lạnh, cảm cúm, viêm cổ họng, ho khò khè, viêm phế quản, suyễn, nghẹt mũi, viêm xoang mũi, tai ù, đau bụng, đầy gas, bệnh viêm vú, xổ lãi cho trẻ con.
Liều dùng: dạng thô, 1-2 muỗng canh bột thuốc ngâm trong một ly nước sôi chừng 15 phút, ngày 1-2 lần. Trường hợp dạ dày nhiều gas, nên pha thêm mật ong. Dạng sirup: 20ml ngày 3 lần. Nếu là cồn thuốc: 40 giọt, ngày 2-3 lần.
Chinese cucumber: tên khoa học Trichosantheo kirilowii thuộc họ bí Cucurbita-ceae. Đông y nhận diện Chinese cucumber chính là vị qua lâu nhân hay Quát lâu nhân bên Đông dược.
Qua lâu nhân là hạt của nhiều loại Qua lâu mọc rải rác ở các quốc gia vùng Á Châu Thái Bình Dương, nhiều nhất tại Trung Quốc. Qua lâu vốn là loại dây leo như bầu, bí, lá to mọc so le, hoa màu trắng, quả to hình chuỳ và bên trong chứa rất nhiều hạt được dùng làm thuốc.
Thành phần hoá học trong hạt Qua lâu chứa 25-26% chất dầu, trong đó tỷ lệ acid béo chiếm tới hơn 96%.
Tác dụng: thanh nhiệt, hoá đàm, nhuận phế. Trị ho, táo bón kinh niên, viêm phổi, đau dạ dày, viêm đường ruột. Theo nhiều khảo sát gần đây, một số nhà nghiên cứu ghi nhận hạt qua lâu có khả năng kháng ung thư phổi, ung bướu trong thành vú, viêm và ung thư ruột già.
Liều dùng: 12-16g ở dạng thuốc nấu, kết hợp với nhiều vị thuốc khác.
Stinging nettle: còn nhiều tên khác như: nettle, common nettle, common Stinging nettle, great Stinging nettle, Stinging nettle. Tên khoa học Urtica dioica, thuộc họ Gai Urticaceae.
Mô tả: nettle là loại rau xanh, ăn được. Nettle có nguồn gốc ở Châu Âu, nhưng hiện nay thấy xuất hiện khắp thế giới, kể cả tại Hoa Kỳ (Tiểu bang Colorado, Missouri, South Carolina) và Canada. Nettle là loại cây cỏ sống quanh năm, lá mọc đối từng cặp, rìa lá có răng cưa giống như lá cây gai ở Việt Nam.
Bộ phận dùng làm thuốc: toàn cây.
Thành phần hoá học: phần lá và thân chứa Flavonoids chủ yếu là quercitin, amines gồm histamine, choline, acetylcholine, serotonin, glucoquinone, nhiều chất khoáng gồm calcium, potassium, silicic acid, iron. Phần rễ chứa hợp chất sterols gồm stigmast và stigmasterol, phenols.
Tác dụng: làm thuốc bổ. thuốc lợi tiểu, làm se da, ngăn ngừa bệnh trĩ, chống dị ứng, làm giảm sưng nhiếp hộ tuyến khi dùng rễ, chống nhiễm trùng. Qua nghiên cứu tại nước Đức, lá Nettle có khả năng kháng nhiễm trùng. Dân chúng Đức dùng 50g lá Nettle mỗi ngày để trị viêm khớp thì thấy dịu ngay trịu chứng đau đớn. Cũng qua nghiên cứu, các nhà khoa học Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản ghi nhận rễ Nettle có tác dụng mạnh trong việc trị sưng nhiếp hộ tuyến. Kết quả nầy cho phép sử dụng Nettle để trị một số ung thư, như ung thư nhiếp hộ tuyến, ung thư ruột già.
Liều dùng: dạng capsule 100mg, ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên. Dùng lá khô, liều 200ml, ngày 1 lần. Dạng cồn thuốc, 1 muỗng canh pha với nửa ly nước, ngày 2 lần.
Algae: là hải tảo, rau mã vĩ hay rong biển trong Đông y dược. Nó còn có nhiều tên khác tuỳ theo loài: Kelp, agar, brown Algae, horsetail, sea girdles, seaweed, sugar wrack, tangleweed, laminaria; tên khoa học Sargassum, Herba Sargassi, Laminaria digitata, Laminaria japonica, Laminaria saccharina, Macrocystis pyrifera đều thuộc họ Rong mơ Sargassaceae. Đặc biệt, loài tảo Gelidium amansii và Gelidium cartilagineum sống tại bờ biển Thái Bình Dương và Bắc Mỹ Châu lại thuộc họ Rhodophyceae.
Hải tảo hay rong biển bao gồm nhiều chủng loại, nhiều màu sắc, nhiều cấu trúc và thành phần hoá học khác nhau, nhưng vốn là nguồn thực phẩm cực quý của loài người mà các nhà dinh dưỡng học mệnh danh là loại “thịt xanh”. Rong biển có loài mọc thành bụi ngắn dưới 50cm, có loài mọc dài hơn 1 mét, thân gồm nhiều phiến lá dẹt có những túi nhỏ chứa đầy không khí để giữ cho thân đứng thẳng trong nước biển. Rong biển thường kết thành mảng, trải rộng cả 10-20 km, bám vào những tảng đá ngầm dọc theo bờ biển, nhiều nhất ở Trung Quốc và Nhật Bản, Mexico, California và vùng Nam Phi Châu.
Bộ phận dùng làm thuốc: toàn thân.
Thành phần hoá học: rất giàu iodine, lipid, protein, alginic acid, polysaccarides, agaropectin nhiều đến 90%.
Tác dụng: có khả năng làm hạ huyết áp, giảm mập phì, giảm đâu trong bệnh thấp khớp. Qua nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học nghiên cứu ghi nhận rong biển có tác dụng làm long đàm, làm mềm khối rắn, đã dùng trị u bướu (tumors) và ung thư vú (breast cancer) thì thấy kết quả rất khích lệ.
Trong những năm gần đây, có hai loài tảo biển tên Chlorella và Spirulina được Nhật Bản và Hoa Kỳ khai thác bán ra thị trường rất mạnh, hằng năm tiêu thụ trên 6500 tấn.
Tảo Chlorella: có màu xanh thẫm như nước biển, được cấu tạo dưới dạng đơn bào (unicellular). Nhờ cấu trúc đặc biệt nầy, tảo Chlorella và Spirulina hội đủ tính chất cấu tạo của tất cả cây thực vật hữu cơ nên còn gọi là tảo vi lượng xanh (green mocro-alga) Tảo vi lượng Chlorella tập trung hầu hết chất dinh dưỡng thiên nhiên mà không cần dung nạp quá nhiều về khối lượng. Điều nầy có nghĩa chỉ cần ăn một ít tảo Chlorella là bằng ăn hằng trăm gram thịt bò hay các loại thực phẩm khác có cùng lượng chất bổ dưỡng ngang nhau. Xem bảng phân tích đối chiếu dưới đây, chúng ta có quyền xác định nguồn lương thực siêu dinh dưỡng chính là loại “thịt xanh” thay vì “thịt đỏ”.
Bảng phân tích nguyên tố Chlorella (100 grams)
· Phân tích tổng quát:
- Độ ẩm: (Moisture) 3.6%
- Protein thô (Crude protein) 60.5%
- Chất béo thô (Crude fat) 11.0
- Chất đường bột (carbohydrate) 20.1%
- Chất sợi thô (Crude fiber) 0.2%
- Chất tro thô (Crude ash) 4.6%
- Nhiệt lượng (Calorie) 421 cal.
* Amino acids:
- Lysine 3.46 w/w%
- Histidine 1.29 w/w%
- Arginine 3.64 w/w%
- Aspartic acid 5.20 w/w%
- Threonine 2.70 w/w%
- Serine 2.78 w/w%
- Glutamic acid 6.29 w/w%
- Proline 2.93 w/w%
- Glycine 3.40 w/w%
- Alanine 4.80 w/w%
- Cystine 0.38 w/w%
- Valine 3.64 w/w%
- Methionine 1.45 w/w%
- Isoleucine 2.63 w/w%
- Leucine 5.26 w/w%
- Tryosine 2.09 w/w%
- Phenylalanine 3.08 w/w%
- Ornithine 0.06 w/w%
-Tryptophan 0.59 w/w%
* Vitamins và Minerals:
- Vitamin A năng động 55,500 IU/100g
- B-carotene 180.800 mg
- Chlorophyll a 1.469 mg
- Chlorophyll b 613.0 mg
- Thiamine 1.5 mg
- Riboflavin 4.8 mg
- Vitamin B6 1.7 mg
- Vitamin B12 125.9 mcg
-Vitamin C 15.6 mg
- Vitamin E ít hơn 1 IU
- Niacin 23.8 mg
- Pantothenic acid 1.3 mg
- Folic acid 26.9 mcg
- Biotin 191.6 mcg
- Para-amino-benzoic acid 0.6 mg
- Inositol 165 mg
- Calcium 205 mg
- Phosphorus 959 mg
- Iodine 0.6 mg
- Magnesium 315 mg
- Iron 167 mg
- Zine 71 mg
- Copper 0.08 mg
* Fatty Acids:
- Mỡ bảo hoà (Saturated) 18.2%
- Mỡ không bảo hoà (Unsaturated) 81.8%
(Ghi chú: bảng phân tích nầy trích dẫn từ sách Chlorella – The Emerald Food của tiến sĩ Dhyana Bewicke, ấn bản 1984, Ronin Publishing, Berkeley-CA).
Tảo Spirulina: có tên đầy đủ là Spirulina Platensis, thuộc họ Tảo lam Cyano-phyceae, mọc nhiều ở vùng bờ biển Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Tảo Spirulina hiện diện trên bề mặt trái đất cách đây hơn 3 tỷ 500 triệu năm, hình thể có dạng xoắn lò xo, dài 1/4mm, màu xanh lam, mắt thường khó thấy rõ. Tảo sống trong môi trường có độ kiềm pH cao, nhiệt độ thích hợp từ 35-36 độ C, tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Mỗi hecta, hàng năm có thể thu hoạch đến 39-45 tấn protein. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học gọi tảo Spirulina là nguồn thực phẩm của tương lai.
Tảo Spirulina rất giàu nguồn dinh dưỡng. Mỗi kg tảo khô chứa từ 60-70% chất đạm (protein), cao gấp 2 lần đạm trong sữa bột, cao gấp 3 lần thịt bò (chỉ có 22% đạm), cao gấp 3 lần thịt gà (chỉ có 24% đạm), gấp 20 lần sửa tươi (chỉ có 3.5% đạm). Tảo Spirulina chứa nhiều loại amine acid cần thiết cho cơ thể, vì cơ thể không tự tổng hợp được chất amine acid, nên phải bổ sung từ thực phẩm bên ngoài. Tảo Spirulina dồi dào nguồn vitamin, đặc biệt là vitamin B12, cao gấp đôi gan bò. Hàm lượng linolenic acid và vitamin E rất cao, 2 chất quan trọng trong việc chống vữa xơ động mạch bảo vệ tế bào thần kinh và gan.
So với cà rốt, lượng beta-carotene trong tảo Spirulina cao gấp 10 lần, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, chống lão hoá, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, phòng và trị bệnh khô giác mạc. Sắc tố xanh lam trong tảo Spirulina còn kích thích hệ miễn nhiễm, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển, làm tăng lượng sữa cho con bú. Dùng tảo Spirulina có lợi cho những ai bị bệnh tiểu đường, viêm gan, xơ gan, viêm tuỵ tạng, mắt kém, loét dạ dày, chứng mập phì. Uống 1-2 muỗng canh bột Spirulina 2 giờ trước mỗi bữa ăn, người mập phì sẽ không cảm thấy đói bụng, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và sụt cân tự nhiên.
Về hình dạng, tảo Spirulina giống như tảo Chlorella, nhưng về cấu trúc có nhiều đặc tính khác nhau. Dưới đây là những dị biệt chính:
Tảo Chlorella Tảo Spirulina
- Cấu tạo: dạng đơn bào - Cấu tạo: dạng đa bào
- Thuộc lớp: Chlorophyceae và - Thuộc lớp: Cyanophyceae và
Chlorococales order Nostocales order
- Nhân: có nhân tế bào - Nhân: không có nhân tế bào
- Kích thước nhân: 3-8 microns - Kích thước nhân: to hơn 100 lần
- Sản xuất: Chlorophyll a-b - Sản xuất: Chlorophyll a-b
B-carotene B-carotene và Phycocyanin
- Cung cấp: Iron ++ - Cung cấp: Iron ++
Niacin ++ Niacin +
Chlorophyll +++++++ Chlorophyll +
Calcium +++ Calcium +
Protein + Protein +++
Vitamin B12 + Vitamin B12 ++
Zinc + Zinc ++
· Bảng đối chiếu thành phần dinh dưỡng
Thành phần Chlorella Spirulina
-Protein 57% 60%
-Vitamin B12 1.02 mg/kg 2.00 mg/kg
-Niacin 240.00 mg/kg 118.00 mg/kg
-Calcium 3450.00 mg/kg 1315.00 mg/kg
-Iron 570.00 mg/kg 528.00 mg/kg
-Zinc 39.00 mg/kg 46.50 mg/kg
- Chlorophyll 7.2% 0.76%
-Lysine 4.59% 4.59%
-Tryptophan 1.27% 1.40%
-Threonine 25.00% 4.56%
-Methionine 1.55% 1.37%
-Histidine 1.55% 1.77%
-Valine 4.58% 6.49%
-Isoleucine 4.00% 6.03%
-Leucine 6.00% 8.02%
-Phenylalanine 4.03% 4.97%
-Arginine 6.30% 6.50%
Cơ thể con người, mỗi ngày chỉ cần một lượng rất nhỏ vitamin B12, khoảng 3-4 mcg (tức 3-4 phần triệu gram) trong khi một muỗng canh bột tảo Chlorella hoặc Spirulina cung cấp đến 333% vitamin B12, 200% vitamin A, 320% chất sắt, 120% calcium và một lượng chất kẽm thật dồi dào. Do đó, người ăn chay trường dùng bột tảo Chlorella hay Spirulina không bao giờ sợ suy dinh dưỡng. Hơn nữa, tảo Chlorella và Spirulina là nguồn sản xuất Chlorophyll a-b, chất kiến tạo hồng huyết cầu, cho nên không sợ thiếu máu.
Aloe vera: là cây nha đam, lô hội hay hổ thiệt của Việt Nam. Có khoảng 275 loài Aloe vera khác nhau nhưng chỉ có 3-4 loài được khai thác mạnh nhất. Tại các nước Âu Mỹ, cây nha đam được gọi bằng nhiều tên: Aloe, Aloe vera, Aloe barbadensis, barbados aloe, burn plant, cape aloe, Curacao aloe, elephant’s gall, first-aid plant, hsiang-dan, lily of the desert, lu-hui, medicine plant, miracle plant, plant of immortality, socotrine aloe, Venezuela aloe, Zanzibar aloe. Tên khoa học Aloe vera barbadensis, Aloe vulgaris hybrids, Aloe africana, Aloe ferox, Aloe perryi và Aloe spicata, thuộc họ hành tỏi Liliaceae.
Mô tả: cây nha đam có nguồn gốc tại các quốc gia miền Đông và Nam Châu Phi (Africa) nhưng cũng thấy mọc hoang dã và nuôi trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, ở cả Bắc Trung Nam Mỹ Châu, Tây Ban Nha. Tại Việt Nam, nha đam tập trung nhiều nhất ở Nha Trang, Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết dọc theo bờ biển. Dược sĩ Perrier của Pháp, sau nhiều năm phân tích các loài aloe vera đã kết luận rằng, nha đam của Việt Nam có phẩm chất tốt nhất.
Nha đam mọc thành bụi, cao khoảng 30-50cm, thân ngắn hoá gỗ, lá không cuống mọc thành vành áp sát nhau, phiến lá màu xanh lục, trên mặt lá có điểm vô số đốm trắng, mép lá có nhiều gai thưa và cứng, bên trong phiến lá mập dày có chứa một loại dịch lỏng trong suốt, hoa màu vàng cam hay vàng xanh mọc thành chùm dọc theo một cành đơn độc.
Bộ phận dùng làm thuốc: nhựa cây, đúng hơn là nhựa trong phiến lá.
Thành phần hoá học: Anthraquinones, chủ yếu là hoạt chất aloin và aloe-emodin, resins, tannins, polysaccharides, aloectin B. Theo bác sĩ Martin C. Robson, William Hagstrom Jr. và tiến sĩ John P. Heggers thuộc trường Đại học Chicago Hoa Kỳ cho biết, trong aloe vera có hai thành phần: chất vô cơ (inorganic substances) gồm sodium, potassium, chloride, calcium và phosphorus. Chất hữu cơ (organic compounds) gồm glucose, protein, cholesterol, triglycerides, salicylic acid, chút ít magnesium và zinc. Riêng protein trong aloe vera có tới 18-20 amino acids tìm thấy trong cơ thể con người. Về nguồn vitamin cũng dồi dào, nào VitaminA, B1, b2, b6, C,E.
Tác dụng:Chữa lành vết thương, giúp làm dịu đau, kích thích tăng tiết mật, nhuận trường. Trên thực tế nhựa cây nha đam được điều chế, tổng hợp thành hàng nghìn loại sản phẩm khác nhau trong công nghiệp chế mỹ phẩm, thực phẩm và thuốc trị bệnh hết sức đa dạng.
Về mặt trị bệnh: Nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng vào năm 1930 tại Hoa Kỳ và Nga Sô, ghi nhận chất keo trong suốt của cây nha đam có khả năng làm lành vết thương như viêm loét, ung nhọt, bị cháy bỏng da. Đặt một miếng nhựa mỏng lên vết thương và quan sát qua kính hiển vi, các nhà khoa học nhận thấy tốc độ mô, tế bào mới tạo mau lẹ gần như tức khắc. Tác động nầy, một phần nhờ sự hiện diện của chất aloecinB, kích thích mạnh hệ thống miễn nhiễm làm việc.
Yhọc hiện đại sử dụng rộng rãi cây nha đam từ năm 1950. Khoa da liễu dùng aloe vera để trị vết nứt, mụn mặt, bỏng lửa, bỏng nước sôi, bỏng nắng hay hoá chất, đặc biệt bỏng do nhiễm phóng xạ. Nha khoa dùng aloe vera để chống viêm nướu răng. Nhãn khoa dùng aloe vera để chữa viêm giác mạc. Huấn luyện viên thể thao dùng aloe vera giúp các lực sĩ điền kinh trị bong gân (sprains), đau cơ bắp, da bị ăn mòn, phồng rộp. Uống nhựa cây nha đam còn trị được nhiều chứng bệnh lở loét, như loét dạ dày và hội chứng viêm tấy đường ruột, viêm khớp, tiểu đường. Chất đắng màu vàng trong lá nha đam là anthraquinones, có tác dụng nhuận trường rất mạnh.
Về mặt mỹ phẩm: Trong cuộc nghiệp điều chế mỹ phẩm, thuốc gội đầu có trộn têm chất nhựa cây nha đam giúp làm mềm tóc, kem bôi da thêm aloe vera giúp làm da mịn và nuôi tế bào da tươi trẻ. Vô số mỹ phẩm do Hoa Kỳ, Pháp, Nhật, Anh sản xuất đều có sự tham da của aloe vera. Hằng năm Hoa Kỳ tiêu trên một triệu Mỹ kim cho nhu cầu sản xuất thuốc men và mỹ phẩm có chứa aloe vera.
Về kinh nghiệm trị ung thư: Tháng 11 năm 1003, trên tờ báo Công giáo viết bằng tiếng Tây Ban Nha, có phổ biến một tin y học của tác giả Vittorio Bosello Ofm với tựa đề "Il miracolo dell' aloè e del miele" - tạm dịch "Nha đam, aloe vera, thần dược trị ung thư". Bài viết đã gây chấn động chẳng những cho giới y học mà còn lan nhanh trong công chúng, dậy lên phong trào sử dụng aloe vera mạnh mẽ trên khắp thế giới, coi như phép lạ trị được bách bệnh. Mãi cho đến năm 2002, bài viết nêu trên vẫn còn được phổ biến,dịch bằng nhiều thứ tiếng khác nhau kể cả tiếng Việt Nam. Dưới đây là nội dung bài báo.
"Du khách viếng thăm Thánh Địa Bếtlehem thế nào cũng có dịp gặp Cha Romano Zago, người Brazil, sống trong cộng đoàn các cha dòng Phancisco quản thủ Thánh Địa bên cạnh Vương Cung Thánh Đường, Giáng sinh, có hang đá nơi chúa Giêsu đã sinh ra cách đây 2000 năm. Từ nhiều năm nay, cha nỗi tiếng vì đã chữa rất nhiều người khỏi bệnh ung thư mặc dù cha không phải là Bác sĩ, cũng không phải là thầy pháp, lại càng không phải là phù thuỷ. Cha chỉ dùng sự hiểu biết học hỏi được nơi người dân Brazil khi còn sống ở quê để cứu giúp các bệnh nhân.
Cha Romano Zago sinh tại Lajeado trong Giáo phận Proto Alegre bên Brazil năm 1932. Sau khi nhập dòng Phancisco, Cha được chỉ định làm việc tại Thánh địa, ban dầu làm giám học trông coi các thầy dòng trẻ đang theo chương trình triết học tại cư xá sinh viên Bếtlehem, sau đó đổi về Đại chủng Việt Thần Học Quốc Tế Giêrusalem thuộc thu viện Chúa Cứu Thế Giêrusalem.Tại đây cũng như tại cư xá sinh viên Bếtlêhem, cha dạy môn Latinh. Cha Romano Zago có gương mặt tròn trịa, rất hiền lành và đơn sơ. Chính vì thế khi nhìn cha, lại càng khó tin là Cha có khả năng giúp nhiều người khỏi bệnh ung thư. Cha nói "Tôi đã học nơi dân nghèo Brazil, là những người không có đủ tiền để ăn nên không bao giờ giám lui tới tiệm thuốc tây để mua các loại âu dược tân tiến, vừa đắt tiền, vừa không chữa lành được bệnh ung thư. Họ tới thẳng với Thiên Chúa nhân từ, là Đấng đã tạo dựng lên nhiều loại cỏ chữa bệnh rất tuyệt vời, trong đó có cây aloe vera, là một loại dứa cảnh mọc khắp nơi, ngay cả bên vệ đường. Dân nghèo đã dạy tôi nhận diện nó và dùng nó để chữa bệnh ung thư".
Toa thuốc chữa bệnh ung thư của Cha Zago rất đơn giản:
- Dùng hai lá lớn hay ba lá nhỏ cây Aloe vera.
- Nữa (1/2)kg mật ong.
- Từ 2-4 muỗng canh rượu mạnh.
Rửa sạch lá Aloe vera, gọt bỏ hai cạnh có gai, cắt từng khúc ngắn, bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thành một loại hồ đặc. Cho ½ kg mật ong và 3-4 muỗng rượu và xoay trộn một lần nữa thành một thứ xi-rô. Sau cùng rót cất trong một bình có nắp đậy.
Liều dùng: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần một muỗng canh xi-rô thuốc. Uống 15 phút trước 3 bữa ăn: sáng, trưa, chiều và nhớ lắc đều lọ thuốc trước khi dùng.
Giải thích: Mật ong là loại thực phẩm đặc biệt, được cơ thể hấp thu dễ dàng. Chất rượu mạnh giúp cho mạch máu nở lớn, thúc đẩy máu lưu thông nhiều hơn, tạo điều kiện cho mật ong và aloe vera thâm nhập tới mọi tế bào trong cơ thể, vừa nuôi dưỡng, vừa chữa lành vết thương là lọc sạch máu. Bình thường việc trị bệnh kéo dài 10 ngày, sau đó nên đi khám nghiệm so sánh kết quả trước và sau dùng thuốc xem bệnh tình có chuyển biến tốt hay không. Theo kinh nghiệm của nhiều người dùng qua, chỉ sau vài hôm là cảm thấy khá ngay, nhưng đây mới chỉ là dấu hiệu, chưa phải lành bệnh. Cần kiên trì nhẫn nại. Hiệu quả cây Aloe vera rất chắc chắn, mạnh mẽ, có khả năng chống bất cứ loại ung thư nào, từ ung thư da, ung thư cổ họng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư não, ung thư ruột đến cả ung thư máu nữa.
Thật ra mọi dân tộc trên thế giới đều biết tới cây aloe vera và công hiệu chữa bệnh của aloe vera. Có trên 300 loài aloe vera, nhưng thường được dùng trị bệnh là loài Aloe vera, aloe đảo Socotra, aloe vùng Cap ở Nam Phi, aloe Saponaria, aloe sinensis, aloe arborescens, aloe vùng Natale và aloe Forox. Loài aloe vera barbadensis là loại dứa cảnh, lá thon, hai bên có gai nhọn, dài trung bình từ 40-50 cm, cây cao khoảng 60-90cm. Bên trong lớp vỏ xanh là chất thạch trắng. Theo bảng phân chất của Linh mục Bác sĩ Grandi thuộc dòng Phansicô, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu La Torre tỉnh Torino miền bắc Italia, xác định trong cây Aloe có các chất:
- 13 chất khác nhau thuộc loại Lignine, saponine và antrachinoni gồm các chất kháng sinh chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
- 08 loại vitamins cần thiết cho sức phát triển và hùng mạnh của tế bào nuôi dưỡng cơ thể, tạo máu, điều hoà và chữa lành các vết thương gồm VitaminA, B1,B2, B6,B12, Niacine, folic, acid, C.
- 20 thứ muối đạm cần thiết cho cơ thể: calcium, phosphorus, iron, sodium, manganese, zic giúp tạo xương, nuôi dưỡng cơ bắp hoạt động, kích thích làm lành vết thương.
-Chất Polysaccharides đơn và đa dạng, giúp củng cố hệ thống miễn nhiễm
- Nhiều amino acids cần thiết cho cơ thể và chất men giúp chống viêm, giảm đau, ngăn chặn chất H2O2 không cho ứ đọng trong các tế bào, thúc đẩy việc tiêu hoá.
Kinh nghiệm lâm sàng:
- Bệnh án 1: Lần đầu tiên, năm 1987, tại Bếtlêhem có một cụ già bị ung thư tiền liệt tuyến vào thời kỳ cuối. Các Bác sĩ thất vọng không chữa được nên cho bệnh nhân rời nhà thương để cụ chết ở nhà với người thân. Cha Romano được gọi tới ban bí-tích xức dầu cho người bệnh sắp chết. Sau nghi lễ, Cha Romano đề nghị ông cụ dùng thử phương thuốc trị bệnh của Cha. Ông cụ làm theo và lành bệnh, hiện nay vẫn còn sống khoẻ mạnh dù đã 85 tuổi. Lọ thuốc còn dư mà Cha Romano điều chế cho ông cụ, bị một nữ tu giúp việc bỏ quên rất lâu trong hộc tủ, đến khi y tá nữ tu Silvana của nhà dòng biết tin một bà bạn bị ung thư liền tìm lọ thuốc đưa cho người bạn uống và làm thêm xi-rô aloe vera đúng như công thức Cha Romano chỉ dạy. Chỉ vài tháng sau, bạn của nữ tu Silvân khỏi bệnh ung thư, sống rất khoẻ mạnh.
- Bệnh án 2: Một vị thư ký của trường Thánh Địa Bếtlêhem bị ung thư cổ họng, nói không ra tiếng nữa. Linh mục Raffaelle Caputo, Giám Đốc trường, kêu cứu Cha Romano Zago và được Cha tới thăm ông ta với một lọ xi-rô Aloe vera trên tay. Chỉ 2 tháng sau vị thư ký khỏi bệnh, nói được, trở lại làm việc bình thường.
- Bệnh án 3: Vụ chữa bệnh cảm động nhất mà Cha Romano Zago còn nhớ là vụ chú bé Geraldito, người Argentian, 5 tuổi. Geraldito bị ung thư máu. Sau khi tìm mọi cách chữa trị không kết quả, các Bác sĩ đề nghị với cha mẹ em phương pháp cấp tuỷ vào cột sống cho Geraldito. Đây là phương pháp phẫu thuật rất phức tạp và tốn kém, nhưng vì thương con cha mẹ chú bé Geraldito cũng bằng lòng. Người hiến tuỷ không ai khác hơn là anh ruột của Geraldito và được thực hiện tại một bệnh viện tối tân ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Cuộc phẫu thuật coi như thành công mỹ mãn, nhưng kết quả không kéo dài được bao lâu. Bệnh ung thư máu lại tái phát và lần này nặng hơn trước. Các Bác sĩ hoàn toàn bất lực, không còn cách nào cứu thoát bệnh nhân khỏi tay tử thần.
Cha mẹ Geraldito rất buồn, nhưng là tín hữu có đức tin sâu xa, ông bà quyết định đem hai anh em Geraldito sang hành hương tai Thánh Địa Bếtlêhem với ước mơ được Chúa Giêsu cứu thế ban cho ân phước chữa lành bệnh nan y cho đứa con yêu. Đang khi cả gia đình quỳ cầu nguyện trước hang đá nơi Chúa Kitô hạ sinh cách đây 2000 năm, cũng nhầm vào giờ các cha dong Phancisco xếp hàng đi rước kiệu và hát kinh chiều, trong số đó có cả Cha Romano Zago. Liếc nhìn đôi vợ chồng trẻ và hai đứa con nhỏ quỳ cầu nguyện một cách thành tâm, Cha Romano Zago đoán chắc gia đình này có điều không vui nên bước tới hỏi chuyện và hiểu rõ nguồn cơn. Cha đề nghi cho bé Geraldito dùng thử phương thuốc xi-rô Aloe vera một tháng mà không hứa hẹn gì cả. Thế là bé Geraldito ngoan ngoãn uống xi-rô Aloe vera do đích thân Cha Romano Zago điều chế. Đúng một tháng sau, người ta thấy bé Geraldito vui vẻ theo các cha đi rước kiệu và hát kinh chiều, trông dáng dấp rất khoẻ mạnh. Cha Romano Zago đề nghị cả gia đình bé Geraldito lưu lại Bếtlêhem thêm một tháng nữa để cho em tiếp tục dùng thuốc. Cha mẹ bé Geraldito thấy kết quả kỳ diệu nên đòng ý ngay. Có một sự kiện rất đỗi kinh ngạc là trước khi tháng thứ hai chấm dứt, các Bác sĩ lấy mẫu máu bé Geraldito đi thử lại và cho biết bệnh ung thư máu biến mất, sức khoẻ em hoàn toàn hồi phục".
Đây là những lời Cha Romano Zago thuật lại. Nguyệt San "Thánh Địa" tháng 11-12 năm 1993 ghi chép và phổ biến rộng rãi trong Giáo Hội Công Giáo. Về phương diện y học, Aloe vera quả thực có khả năng trị nhiều chứng bệnh, không còn hoài nghi.
Amygdalin: Là chất glucoside trong hạt Hạnh nhân của Đông Y. Hạnh nhân còn có nhiều tên khác, như Điềm mai, Đức nhi, Lão âm tử, Thảo kim đơn, Bạch hạnh nhân, Quang hạnh nhân, Khổ hạnh nhân, Bắc hạnh nhân, người Việt Nam gọi là quả mơ (Apricot). Tên khoa học Prunus armeniaca (Khổ hạnh nhân) hoặc Prunus amygdalus (Điềm hạnh nhân), thuộc họ Hoa hồng Rosaceae. Thấy mọc nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Châu Phi và Tiểu Bang California của Hoa Kỳ.
Mô tả: Cây hạnh nhân cao khoảng 3-4m có khi tới 10m, lá đơn, hình bầu dục, mọc sole, mép lá có khía nhọn như lưới cưa, hoa trắng 5 cánh như hoa mai, quả màu vàng xanh có lông tơ, lúc chín vỏ ửng vàng. Khi quả chín, hái về bỏ phần thịt ngoài, đập vỡ hạch để thu lấy nhân bên trong. Dùng nước sôi ngâm xát bỏ lớp áo lụa, dùng nhân màu trắng đục.
Bộ phận dùng làm thuốc: Nhân hoặc ép nhân lấy dầu.
Thành phần hoá học: Trong hạt hạnh nhân chứa chừng 8% chất amygladin, chất cyanogenic glycoside sản xuất ra laetrile và hydrocyanic (prussic) acid.
Tác dụng: Mặc dù trong nhân hạt có chứa một tỷ lệ toxic prussic acid khá cao, các thầy thuốc y học cổ truyền Trung Quốc và Việt Nam sử dụng với liều nhỏ để trị ho, suyễn, thở khò khè do quá nhiều đàm dãi, táo bón. Chiết xuất chất laetrile trong nhân hạt, Y học hiện đại dùng chữa bệnh ung thư. Thầy thuốc Đông Y dùng dầu hạnh nhân để trị viêm loét âm đạo phụ nữ.
Liều dùng: Rất ít, do thầy thuốc quyết định, để ngừa trúng độc.
Astragalus: Là vị Hoàng kỳ của Đông Y dược. Hoàng kỳ còn có khoảng 32 tên khác nữa, trong đó Hoàng thị, Miên kỳ, Bách dược miên, Miên hoàng kỳ, Đại hoàng kỳ, Thổ hoàng kỳ, Nham hoàng kỳ được nhắc tới nhiều nhất. Tên khoa học Astragalus mem-branaceus, thuộc họ Đậu Fabaceea.
Mô tả: Cây thảo sống lưu niên, thân mọc thẳng đứng, phân ra nhiều cành, cao từ 60-70cm, lá kép lông chim, mọc so le, hoa mọc thành tràng màu vàng nhạt. Rễ hình trụ, đường kính 1-2cm đâm thật sâu xuống đất, dai rất khó bẻ ngang, vỏ rễ màu vàng nâu hay nâu đỏ hoặc đen xám tuỳ giống, bên trong màu vàng tươi, vàng nhạt hay trắng đục. Đây là dược liệu quý đặc biệt của Mông Cổ và Trung Quốc, không thấy ở các quốc gia khác.
Bộ phận dùng thuốc: Rễ.
Thành phần hoá học: Triterpene saponins gồm astragolosides, isoflavonoids chứa formonentin, polysacchairides và phytosterols. Theo tư liệu của Viện nghiên cứu y học Bắc Kinh Trung Quốc, trong Hoàng kỳ co cholin, betain, sacaroza, selenium và nhiều acid amine.
Tác dụng: Theo Andrew Chevallier, tác giả cuốn "Encyclopedia of Herbal Medicine" Hoa Kỳ cho biết, tác dụng căn bản của vị Hoàng kỳ là chuyển hoá năng lượng, tác nhân kích thích miễn dịch, lợi tiểu, giãn nở mạch máu (vasodilator), kháng virus. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ ghi nhận Hoàng kỳ tập trung vào vai trò phục hồi chức năng miễn nhiễm bình thường cho những người mắc bệnh ung thư. Sau nhiều cuộc thử nghiệm với các bệnh nhân bị ung thư trải qua phương pháp trị liệu (Chemotherapy) và phóng xạ trị liệu (radiotherapy), cho thấy phần lớn người bệnh mau hồi sức và sống lâu hơn nếu cùng lúc được dùng thêm dược thảo có vị Hoàng kỳ.
Theo kinh nghiệm Đông Y, hoàmg kỳ bổ khí, cố biểu, lợi tiểu, bài nùng (mủ). Chủ trị huyết áp cao nhờ tác dụng giãn mạch ngoại vi nhưng lại bảo vệ mao mạch không cho vỡ bể, tăng lượng nước tiểu giúp đường tiểu thông suốt, vết thương nung mũ, mồ hôi ra dầm dề, cơ thể suy nhược, sa dạ con, sa ruột. Là đầu vị trong toa thuốc bổ khí cùng với nhân sâm.
Liều dùng: 12g-60g tuỳ bệnh, do thầy thuốc quyết định.
Cat's claw: Nghĩa đen là móng, vuốt mèo. Cat's claw gồm khoảng 20 loài khác nhau nhưng chỉ 1-2 loài được dùng làm thuốc, số còn lại chứa toxic rất độc ít được dùng. Là loại dây leo như dây nho, vươn cao tới 100 feet (30m) hoặc dài hơn, lá có những móc nhọn và cong như lưỡi câu nên đặt tên là cây vuốt mèo (cat's claw). Nhiều nơi còn gọi là cat's claw bằng các tên: life-giving vine of Peru, samento và una de gato. Tên khoa học Uncaria tormentosa, thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
Xuất xứ: Cat's law có nguồn gốc tại các rừng già nhiệt đới Trung và Đông Brazil, nhiều nhất ở Peru, Ecuador, Columbia; kế đến còn tìm thấy tại Guatemala, Costa Rica và Panama.
Bộ phận dùng làm thuốc: Vỏ thân cây (một vài địa phương dùng cả vỏ rẽ, lá, nhưng không tốt bằng vỏ thân cây).
Thành phần hoá học: Pentacylic oxindole alkaloids (POA), tetracyclic oxindole alkaloids (TOA), trierpenoid glycosides, sterols, flavonoids và tannins gồm chất epica-techin và proanthocyanicins.
Tác dụng: Theo kinh nghiệm của dân địa phương, cat's claw trị hàng loạt chứng bệnh, từ hen suyển, tiểu đường, đến viêm khớp và ung thư. Các thầy phù thuỷ sử dụng dược liệu nầy như một thứ phép lạ.
Theo sách Herbal Medicine của hai dược sĩ Charles W.Fetrow và Juan R.Avila Hoa Kỳ, nhiều cuộc nghiên cứu khoa học hiện nay xác nhận cat's claw quả có tác dụng đối với bệnh AIDS, ung thư máu và nhiều loại ung thư khác, bị nhiễm trùng, bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, rối loạn dạ dày và ống tiêu hoá, bệnh viêm xương - khớp (osteo - arthritis) như siêu vi mụn rộp hay dời ăn đơn giản ( herpes simplex), mụn rộp lở loét quanh mình (herpes zoster) và siêu vi HIV gây bệnh AIDS.
Liều dùng:Với dạng viên, trung bình 350mg ngày ba lần bột tinh chế. Liều tối đa có thể lên tới 500-1000mg. Ngoài ra, còn dùng ở dạng trà, 5g ngày 2-3 lần. Tuy nhiên, theo lời khuyến cáo của giới khoa học Hoa Kỳ, không nên dùng cat's claw khi phụ nữ có thai hoặc xuất huyết phổi.
Echinacea:Còn nhiều tên khác như American cone flower, Kansas niggerhead, Kansas snakeroot, Narrow - leaved purple coneflower, Purple cone - flower, Purple Kansas coneflower, Red sunflower, Scurvy root, Dampson root, Black sampson, Black susans, Cock - up -hat, Comb flower, Coneflower, Echinacea care liquid, Hedgehog, Indian head và Snakeroot. Tên khoa học Echinaceae angustifolia, Echinace pallida hoặc loài Echinaceae purpurea thuộc họ cúc Asteraceae.
Echinacea chỉ tìm thấy tại Bắc Mỹ Châu, là một trong những loại dược thảo quan trọng bậc nhất của thế giới. So sánh với nhân sâm của Trung Quốc hay Đại Hàn, dược liệu cực quý dùng bồi bổ chính khí, thì Echinacea của Hoa Kỳ cũng cực hay, thuốc kháng sinh trị tất cả bệnh nhiễm trùng bất luận bên trong nội tạng hay ngoài da.
Thành phần hoá học: Alkamides chủ yếu gồm chất isobutylamides, caffeic acid esters gồm hai thành phần chính là echinacoside và cynarin, polysaccharides, volatile oil gồm chất humulên, echinolone.
Bộ phận dùng làm thuốc:Thân rễ.
Tác dụng: Về căn bản, Echinacea có khả năng kích thích miễn nhiễm, chống viêm tấy, kháng sinh, giải độc (detoxofication), tiết xuất mồ hôi, chữa lành vết thương, chống dị ứng.
Theo kinh nghiệm cổ truyền, Echinacea đầu tiên được thổ dân Commanche tại Hoa Kỳ dùng làm thuốc trị đau răng, đau rát cổ họng, chữa bị chó dại cắn (rabies), rắn cắn và vết thương nhiễm trùng gây mủ. Ngày nay, các nhà dược thảo học Hoa Kỳ dùng Echinacea nhằm giúp kích thích hệ thống miễn nhiễm, trị các loại nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm trùng kinh niên, viêm tai, viêm amidan (tonsilitis), chữa da bị nứt nẻ (chilblains) rất tốt, chứng cảm lạnh flu, viêm ngoài da, trị bệnh đường hô hấp như suyễn (asthma), viêm mũi, viêm đường tiểu, viêm bộ phận sinh dục do nấm, mụn mặt, nhọt lở. Làm thuốc súc miệng (gargle) trị viêm cổ họng rất công hiệu.
Theo kết quả nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Hoa Kỳ tuy chưa hiểu đầy đủ về tính năng dược ký cảu echinaceae, nhưng biết rõ rằng dược thảo nầy có khả năng kháng sinh rất tốt, nhờ kích thích hệ thống miễn nhiễm chống lại cả hai tác nhân lây nhiễm là vi khuẩn (bacteria) và siêu vi trùng (viruses). Chất polysaccharides có công dụng kháng lại động tố, chận đứng vi trùng không cho vào và làm hại tế bào, trong lúc chất alkamides lại kháng vi khuẩn và nấm. Năm 1999, một cuộc phân tích sâu rộng về loài Echinacea purpurea, nhận thấy rõ giúp ngăn ngừa chứng viêm đường tiểu. Tiến sĩ James A.Duke, tác giả quyển "The Green Pharmacy" đã xếp Echinaeae vào 3 hạng sao (cao nhất về tác dụng) đối với các bệnh lây nhiễm do siêu vi. Tại nước Đức các Giám định viêm trong Uỷ ban y tế đã giới thiệu giá trị kỳ diệu về Echinacea lên chính phủ Đức và được chấp thuận dùng để trị các bệnh có triệu chứng giống như dịch cúm. Còn dược sĩ Cherles W.Fetrow và Juan R.Avila Hoa Kỳ cho rằng Echinacea dùng trị bệnh chàm (eczema), ung thư ruột già (colon cancer) và ung thư gan (liver cancer).
Liều dùng: Dạng viên capsule 500 mg, ngày 3 lần. Dạng trà, 1muỗng canh bột khô trong một cốc nước sôi, ngày 306 lần.
Essiac: Là một loại thuốc Tây hay tân dược được dùng để trị bệnh ung thư, được chiết xuất từ một guống rau ranh tên là Sheep's Sorrel, tên khao học Rumex acetosella thuộc họ rau răm Polygonaceae. Sheep's sorrel sống lưu niên, mọc trong những vùng khí hậu ôn đới, thường được dùng làm rau salad ăn hằng ngày.
Bộ phận dùng làm thuốc:Toàn phần nằm trên mặt đất.
Thành phần hoá học: Trong Sheep's sorrel có chứa hoạt chất onalates và anthra - quinones gồm các thành phần chrysophanol, emodin và physcion. Các nhà hoá học trích lý các hoạt chất nầy đem thử nghiệm và thầy có tác dụng kháng ung thư (cancer - fighing remcdy) nên đặt tên là Essiac. Tại Hoa Kỳ, ngoài việc dùng rau Sheep's sorrel, công thức thuốc Burdock, tên khoa học Arctiun lappa; Đại hoàng hay Rhubarb, tên khoa học Rheum palmatum và slippery elm, tên khoa học Ulmus rubra. Riêng Ngưu bàng và Đại hoàng là hai vị thuốc thông dụng nằm trong danh mục dược liệu của Đông Y.
Tác dụng:Sheep's sorrel, Burdock, Rhubarb và Slippery elm là những dược thảo có công năng kháng độc tố rất mạnh, giúp trị nhiều bệnh mãn tính, lợi tiểu, nhuận trường, viêm đường ruột. Từ lâu, các nhà điều dưỡng tại Canada đã dùng Sheep's sorrel trị ung thư vú (breast cancer) rất thành công. Lịch sử được phẩm Essiac được bắt nguồn từ đây.
Flavnoid: Là hợp chất polyphenols, có mặt trong hầu hết các loại cây cỏ trên thế giới, đóng vai như những sắc tố (pigments), truyền tải màu sắc, và thường là màu vàng hoặc trắng lên hoa hay trái cây.
Flavonoid giữ vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong công nghiệp làm thuốc nhờ khả năng chống oxy - hoá và đặc biệt dùng để duy trì hệ thống tuần hoàn luôn khoẻ mạnh. Một số flavonoid còn có năng lực chống viêm nhiễm, kháng siêu vi trùng và bảo vệ chức năng gan, trong khi một số khác thì làm gia tăng sự bền bỉ các mao mạch (capillaries) và ngăn chặn vật lạ thẩm thấu qua mô.
Garlic: Tên thông dụng là tỏi, Đông dược là Đại toán. Các nước ở Châu Âu và Châu Mỹ gọi tỏi (galic) bằng nhiều tên khác: garlic Power, Garlique, Kwai, kyolic, Odorless Garlic Tablets. One a Day Garlic, Sapec và Clove Garlic. Tên khoa học Allium sativum thuộc họ Hành tỏi Liliaceae. Tỏi có nguồn gốc ở vùng Trung Á, ước tính có khoảng 700 loài Allium khác nhau và ngày nay được trồng khắp thế giới. Hoa Kỳ đánh giá tỏi (theo thang điểm tối đa 5 sao) như sau:
- Nghiên cứu phân tích trên con người ***
- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: ****
- Dùng theo phương pháp cổ truyền: *****
- Báo cáo kiểm soát độ an toàn: ****
- Quốc tế công nhận: ****
Thành phần hoá học:Volatile oil gồm thành phần alliin, alliinase, allicin; chất scordinins, selenium, các vitamins A-B-C và E.
Bộ phận dùng làm thuốc:củ
Tác dụng:Thông thường, tỏi được dùng trị hen suyễn (asthma), cảm lạnh và cúm (colds an flu), nhiễm khuẩn (bacterial infections), chứng táo bón (constipation), chân lực sĩ (heavy - metal poispning), các vết thương (wounds). Nhiều chủng tộc còn dùng tỏi để đuổi tà ma hoặc điểm xui xẻo.
Ngày nay, tỏi được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch (cardiovascular diseases), cao huyết áp (high blood pressure), bệnh tiểu đường (diabetes) dựa theo kinh nghiệm, cao cholesterol huyết, chống oxy-hoá (antioxidant) và trị cả ung thư (cancer).
Chứng minh khoa học:
Tỏi là những dược liệu được hơn 40 quốc gia tập trung nghiên cứu rộng rãi nhất từ 50 năm qua nhằm bốn mục tiêu chích: bệnh tim mạch, bệnh ung thư, bệnh viêm nhiễm và tác dụng chống ôxy - hoá. Năm 1997 đã có trên 1.200 cuộc ngiên cứu dược lý với trên 200 ca dành cho người và 650 kiểm nghiệm về hoá học, dẫn đầu gồm có Hoa Kỳ, Đức và Ấn Độ.
+ Trợ tim mạch: Trong hơn 30 năm thử nghiệm, các nhà khoa học ghi nhận tỏi có ảnh hưởng tốt đến cơ tim, làm giảm mức cholesterol huyết, gia tăng lượng cholesterol tốt (high - density lipoproteins, HDL cholesterol) và thể hiện sự huỷ tiểu cầu (antiplatelet) là tác nhân quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch (atherosclerosis), chứng cao máu, chứng nhồi máu cơ tim (heart attack) và chứng đột quỵ (stroke). Theo kết quả nghiên cứu, liều lượng thường được dùng hằng ngày từ 600-900 mg bột chứa alliin.
Thử nghiệm: Cho 365 người lớn có chứng cao cholesterol, một nhóm dùng mỗi ngày dùng từ ½ đến 1 tép tỏi tươi trong thời gian 2-4 tháng, thấy mức cholesterol hạ xuống 12%. Một nhóm khác mỗi ngày dùng 600-900g bột tỏi khô cũng thấy chất lượng hạ cholesterol xuống 12% trong vòng 4 tuần lễ.
Nhiều cuộc kiểm nghiệm cho thấy tỏi giúp cải thiện máu lưu thông cho cả người khoẻ mạnh cũng như người có bệnh về tim mạch, làm giảm cholesterol xấu (low -density liporoteins, LDL cholesterol) và triglycerides, đồng thời gia tăng cholesterol tối (HDL) và fibrinolysis là chất chống lại tình trạng máu đóng khối (blood -clotting). Điều đáng chú ý là tỏi đã tác động lên động mạch chủ, giúp cho huyết áp hạ xuống một cách tự nhiên.
+ Tác dụng chống oxy - hoá: Tỏi vốn là chất chống oxy hoá, làm giảm tinh trạng oxy - hoá mỡ trong máu, nguyên nhân chính dẫn tới việc tạo vỡ xơ động mạch và các bệnh về tim mạch. Nhiều cuộc nghiên cứu xác nhận tỏi tươi hay bột khô đều có khả năng làm giảm mỡ trong máu (lipoproteins blood fats). Nếu dùng liên tục trong hai tuần lễ, mỡ trong máu có thể giảm xuống tới 34%. Qua các thử nghiệm chiết xuất lấy bốn thành phần tính chất trong tỏi già để trị bệnh, các nhà nghiên cứu nhận thấy có tác dụng làm giảm sự oxy hoá ngăn chặn việc tạo mỡ xấu (LDL) một cách rõ rệt, đồng thời bảo vệ mạch máu tránh bị hư hỏng bởi LDL nờ thành phần Sallyl - cysteine trong tỏi già.
+ Trị ung thư: Một trong những lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn nhất đối với các nhà khoa học về công dụng của tỏi là năng lực kháng ung thư. Qua nhiều cuộc khảo sát rộng rãi về tỏi, củ hành tây và các loại rau xanh thuộc họ hành tỏi, đều thấy giảm nguy cơ bị ung thư một cách chắc chắn, đặc biệt là bệnh ung thư dạ dày và đường ruột. Vào năm 1994, Hoa Kỳ cho 41,000 phụ nữ ung thư ruột già dùng tỏi trong 1 tuần lễ thấy nguy cơ giảm xuống 35% so với những người dùng 127 loại thực phẩm khác. Cho dù có những báo cáo trái ngược, cho rằng tỏi không có tác dụng kháng ung thư vú, ung thư ruột già, ung thư dạ dày và ung thư phổi, nhưng kết quả này chưa phản ánh trung thực về các thói quen ăn uống bừa bãi làm mất hoặc giảm công năng của tỏi.
Thực tế, tỏi kháng ung thư là điều không còn nghi ngờ nữa, kể cả nghiên cứu trong các cuộc thí nghiệm. Nhều nghiên cứu đối với gia súc và gia cầm, cho thấy tỏi có tác dụng mạnh lên các tế bào u bướu, làm giảm nguy cơ bị ung thư ruột già, dạ dày, ung thư vú, tuyến tiền liệt, thực quản, da và ung thư não.
Liều dùng:600-900mg dạng viên nén hay capsule/ngày. Cồn tỏi 4ml/ngày. Dầu tỏi 10mg/ngày.Tỏi tươi 3-4g/ngày.
Ginkgo biloba:Đông dược gọi là Bạch quả, Áp cước tử, Công tôn thụ, Ngân hạnh. Âu Mỹ gọi Ginkgo biloba hay Bạch quả bằng nhiều tên khác như: Maidenhair tree (cây đuôi chồn), Ginkogink, Rokan, Sophium, Tanakan, Tebofortan, Tebonin, EGB 761, GBE, GBE 24, GBX và LI 1370. Tên khoa học Ginkgo biloba, thuộc Họ Bạch quả Ginkgaceae.
Theo tài liệu tại thư viện Hoa Kỳ, Ginkgo biloba được xem là một trong những loài thực vật xuất hiện sớm nhất trên trái đất, cách nay khoảng 200 triệu năm. Ginkgo biloba có nguồn gốc ở Trung Quốc, nhưng hiện nay được di thực trồng rất nhiều tại Pháp, Đức và Hoa Kỳ.
Bộ phận dùng làm thuốc: Lá, thu hoạch vào mùa thu khi lá ngả sang màu vàng nhạt, đem phơi khô xay thành bột mịn.
Thành phần hoá học: Flavonoids, Ginkgolides, Bilobalides, Protein (chất đạm), Lipid (chất béo), Starch (tinh bột), Sugar (đường).
Tác dụng: Theo y thuật cổ truyền Trung Quốc, quả và nhân Ginkgo biloba được dùng làm thuốc trị ho đàm, hen suyễn, khí hư bạch đới ở phụ nữ.
Trái lại, các nước Âu Mỹ thường dung lá Ginkgo biloba để trị nhiều chứng bệnh sau:
+Làm thuốc bổ, kích thích gia tăng tuần hoàn máu.
+Chống sự oxy-hoá (antioxidant).
+Chống hen (antiasthmatic).
+Chống co giật, co thắt (antispasmodic).
+Chống dị ứng (antiallergenic).
+Chống viêm nhiễm (anti-inflammatory).
Các nhà nghiên cứu dược thảo Hoa Kỳ đã đánh giá Ginkgo biloba qua thang điểm (tối ưu 5 sao) như sau:
+Nghiên cứu thí nghiệm với con người:****
+Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:****
+Sử dụng theo lịch sử cổ truyền:**
+Tài liệu báo cáo về mức độ an toàn:****
+Sự công nhận trên bình diện Quốc tế:****
Xét về thanh danh qua hàng triệu năm chứng nghiệm, Ginkgo biloba quả là một loại cây kỳ diệu, có khả năng phục hồi trí nhớ, gia tăng chức năng của não bằng cách thúc đẩy sự tuần hoàn máu và dưỡng khí cho não, cho tim, cho tai, cho mắt, cho cả tứ chi. Do đó, người Tây phương đặt tên Ginkgo biloba là dược thảo chống lão suy (anti-aging). Thực tế, Ginkgo biloba có tài trị được bệnh lú lẫn do tuổi già (senile dementia) và bệnh mất trí nhớ (Alzheimer's disease), thiểu năng não (cerebral insufficiency), bệnh động mạch ngoại biên (peripheral artery disease), chứng loạn nhịp tim (irregular heartbeats), hen suyễn (asthma), rối loạn về thị giác như giảm thị lực, loạn thị, rối loạn về tính giác như ù tai, tai điếc, giúp gia tăng sức khỏe cho tim mạch, chống sự oxy-hoá (antioxidant), chứng liệt giương ở nam giới do dùng thuốc Prozac hoặc tương đương để chống cơn đau và hội chứng rối loạn trước kỳ kinh của phụ nữ,
Báo cáo khoa học: Hằng trăm hồ sơ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được công bố về những tác dụng phức tạp và khác biệt về dược thảo Ginkgo biloba, trong đó có ít nhất 44 cuộc thử nghiệm theo kiểu mù đôi (double-blind) cho trên 9,772 người mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Ginkgo biloba được chiết xuất theo tiêu chuẩn đồng nhất: 50:1 gồm 24% ginkgo flavone glycosides và 6% terpene lactones (ginkgolides).
Sau 10 cuộc nghiên cứu có kiểm soát chặt chẽ đối với người già bị suy giảm nặng về chức năng não (cerebral insufficiency), cụ thể là máu và dưỡng khí lưu thông lên não yếu kém. Cho dùng Ginkgo biloba một thời gian ngắn, các nhà nghiên cứu ghi nhận trí nhớ bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, lời nói trở nên có ý thức hơn, chú tâm hơn, thích trò chuyện và dễ hoà nhập với người chung quanh hơn.
Năm 1997, một cuộc nghien cứu về tác dụng của Ginkgo biloba đối với người bị mất trí nhớ (Alzheimer's disease) và lú lẫn do hậu quả chứng đột quỵ (strokes) làm tiêu hao dần chức năng não bộ. Với 309 bệnh nhân bị Alzhemer, cho dùng liều 40mg Ginkgo biloba tinh chế, ngày 3 lần trong thời gian 1 năm (52 tuần lễ); sau khi kiểm chứng, các nhà nghiên cứu ghi nhận tế bào não có dấu hiệu trẻ trung và khoẻ mạnh hơn. Điều đó chứng minh tiến trình lão hoá não chậm lại ít nhất là sáu tháng kể từ ngày xảy ra biến cố.
Dùng Ginkgo biloba để trị bệnh động mạch ngoại biên (intermitent claudication, peripheral artery disease), cụ thể là những động mạch nằm ở chân bị teo nhỏ dẫn tới tình trạng bị đau do chứng chuột rút, vọp bẻ thường xuyên. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các động mạch chân trở nên nới rộng hơn, người bệnh đi lại dễ dàng và mất hẳn hiện tượng chuột rút.
.Gần đây nhất, qua các cuộc khảo sát về các bệnh hen suyễn, đục nhân mắt (cataracts), tăng nhãn áp (glaucoma), chứng trầm cảm còn gọi là chán đời (depression), tai điếc, các trường hợp giải phẫu vùng đầu..., các nhà nghiên cứu thấy Ginkgo biloba có tác dụng rất tốt so với nhóm bệnh nhân dùng phương pháp placebo (thuốc giả).
Ginkgo biloba hoạt động như thế nào? Các nhà nghiên cứu Âu Mỹ liệt Ginkgo biloba là đại biểu nhóm dược thảo trí tuệ vùng nhiệt đới, bởi lẽ nó tác động thẳng vào trung tâm hệ thống thần kinh, giúp cải thiện nhưũng chứng bệnh liên quan tới bộ não, đặc biệt là mất trí nhớ. Trong hàng loạt lợi ích, các nhà khoa học rất quan tâm đến tác dụng vi tuần hoàn (microcirculation) của Ginkgo biloba, thúc đẩy việc bơm máu và dưỡng khí cung cấp tới các mao quản huyết ở não, mắt, tai, tay chân, nên hầu như bộ phận nào trong cơ thể cũng được nuôi dưỡng đầy đủ. Năng lực này được tin chắc là tác nhân chống oxy-hoá mạnh có thể quét sạch gốc tự do nguy hiểm, mầm mống tạo ra tế bào ung thư. Một ưu điểm khác nữa của Ginkgo biloba là ngăn chặn tác dụng của một chất gọi là PAF (platalet-activating factor), tuy rằng cũng cần thiết cho sức khoẻ, nhưng khi quá nhiều PAF sẽ dẫn tới tình trạng máu bị đóng khối và bị viêm, bị dị ứng đường hô hấp, hen suyễn, bị bệnh vảy nến (psoriasis) và các bệnh về tim mạch. Tại sao Bác sĩ Tây Y cho những người mắc bệnh tim mạch uống mỗi ngày một viên Aspirin có tác dụng chống PAF. Ginkgo biloba, gừng, nghệ và tỏi cũng có đủ đặc tính chống PAF như Aspirin nên có thể dùng thay thế mà còn được lợi thêm về nhiều mặt khác.
Liều dùng: Liều trung bình 120mg/ngày, có nhiều dược sĩ như Charles W.Fetrow, Juan R.Avila Hoa Kỳ lại cho dùng tới 260-420mg/ngày, liên tục từ 4-24 tuần lễ cho đến khi thấy kết quả. (Theo tiêu chuẩn quốc tế: lá Ginkgo biloba chiết xuất đạt tỷ lệ 50:1, gồm 24% chất ginkgo glycosides và 6% chất terpene lactones).
Ginseng:Là vị Nhân sâm của Đông Y. Trước khi tìm hiểu công năng của nhân sâm theo kiến thức khoa học hiện đại, tưởng cũng nên tìm hiểu nhân sâm theo kinh nghiệm Đông Y ngõ hầu có thể thẩm dịnh vị thuốc này một cách chính xác về phương diện dược lý.
Đông Y coi nhân sâm là loại thuốc bổ cực quý, đặc biệt bổ chân khí. Trải qua hơn 5,000 năm nghiệm trị, các quốc gia vùng A'Châu còn trọng dụng y học cổ truyền vẫn xếp nhân sâm vào đẳng cấp "vua dược thảo" theo thứ tự ngôi vị "Sâm, nhung, quế, phụ (phụ tử)". Nhân sâm mắc hơn vàng ròng. Sở dĩ gọi nhân sâm vì dáng vẻ trông giống hình người, gồm đầu, cổ, ngực, bụng và hai chân. Điểm cần lưu ý là Đông Y dược dùng rất nhiều loại sâm làm thuốc bổ nhưng phẩm chất và tính vị quy kinh lại không đồng nhất. Sâm thường gặp gồm có: Phòng đảng sâm, Thái tử sâm, Đan sâm, Bố chính sâm, Đông dương sâm, Thổ cao ly sâm, Cát lâm sâm, Hồng sâm, Bạch sâm, Sa sâm, Huyền sâm, Sâm Siberian... Theo truyền thuyết, nhân sâm nghe hiểu tiếng người, biết ẩn trốn nhưũng kẻ hung ác vào rừng săn tìm linh dược nhưng lại sẵn sàng dâng tặng cho người có thiện duyên. Ai ăn được củ thiên niên sâm, tức củ sâm 1,000 năm, sẽ trường sinh bất lão. Thực tế, theo tư liệu của Viện nghiên cứu Đông Y Thượng Hải năm 1996, một củ nhân sâm mọc hoang trên núi ở độ cao 2000 mét tìm thấy năm 1938 và được coi là "vô tiền khoáng hậu" bởi các đặc điểm ngoại hạng: chiều dài từ đầu (tiếp giáp với phần thân cây) xuống tới 2 chân (không tính rễ phụ) là 227cm, đường kính chỗ phìng to nhất 146cm, cân nặng 1 kg 962, tuổi thọ ước chừng 280 năm (tính bằng cách cắt ngang đếm vòng li-be gõ qua kính hiển vi). Thông thường, chỉ có thầy thuốc Đông Y giàu kinh nghiệm mới giải thích tỏ tường về chất lượng và công dụng từng loại nhân sâm.
Theo tài liệu cổ, nhân sâm vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, bổ cả 5 tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận), chạy thẳng vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, an thần, định trí, có năng lực trấn an hồn phách, chế ngự sợ hãi, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ mình tăng tuổi thọ. Trên thế giới, chỉ có Trung Quốc và Triều Tiên là hai quốc gia cung cấp mặt hàng nhân sâm mọc hoang dã hoặc trồng lâu năm (trên 6 năm) với phẩm chất tốt nhất.
Theo Y học hiện đại, Ginseng hay nhân sân hay còn có nhiều tên gọi khác: Asiatic gmseng, chinese ginseng, wonder - ò the world, Korcan ginseng. Oriental ginseng, seng and sàn. Tên khoa học Panax ginseng, thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae. Chữ Panax có nghĩa là "thuốc trị bách bệnh" panacea hay cure - all. Tuy nhiên không nên nhầm lẫn với hai loài Ginseng khác có công dụng tương tự nhưng kém hiệu quả hơn nhân sâm là American ginseng, tức sâm Hoa Kỳ trồng ở Tiểu Bang Wisconsin, tên khoa học Panax quinquefolius, và Siberian gin - seng còn gọi là Sâm Tây Bá Lợi Á hay Sâm Nga, tên khoa học Eletheroccocus senticosus. Muốn tránh nhầm lẫn, cách đơn giản nhất là xác định tên khoa học Panax ginseng. đúng thật là nhân sâm.
Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ, chủ yếu là rễ cái hay rễ củ.
Thành phần hoá học:Ginsenosides với ít nhất 31 lần nhận diện trong các cuộc phân tích, tritepenoid saponins (0,7-3%), sesquiterpenes, polyacetylenes, polysaccharides, panaxans, acetylenic, compounds germanium, vitamin B1,B2.
Đánh giá: Dựa theo hệ thống thang điểm 5 sao, nhân sâm được đánh giá như sau:
Nghiên cứu trên con người tại các dưỡng đường: **
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: ****
Lịch sử ứng dụng theo kinh nghiệm cổ truyền: *****
Báo cáo về mức độ an toàn: ***
Sự công nhận bình diện quốc tế: ***
Tác dụng:Qua nhiều năm nghiên cứu, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng nhân sâm có năng lực hoạt động theo dạng hormone (kích thích tố) bởi vì phạm vi tác dụng rất rộng trên nhiều hệ thống khác nhau của cơ thể và tất cả vận hành dưới sự điều tiết của hormone.
Phản ứng của cơ thể trước những biến cố như nóng và lạnh, môi trường chất độc, nhân tố về tình chí như sợ hãi, đau buồn, tức giận hoặc yếu tố căng thẳng tinh thần như: lo âu, chán đời, đè nén xúc cảm ... thường là phản ứng vừa đối chiều, vừa khẩn cấp, khiến gây tổn thương dồn dập cho hệ thống thần kinh và nhiều cơ quan khác. Cơ chế đương đầu trong cơ thể chúng ta có liên hệ đến sự tác động qua lại hết sức phức tạp về hoá học thần kinh (neurochemicals) hormone và nhân tố miễn dịch học (immunological Factors).
Như một kỹ thuật sinh tồn, các loài vật kể cả loài người, sáng tạo một khả năng phản xạ cực nhanh và cực mạnh gọi là "chiến đấu hoặc bỏ chạy". Sự đáp ứng này nhờ adrenaline giữ vai trò trung gian làm thay đổi nhiều dự tính của cơ thể đúng vào lúc cuộc khủng hoảng lên cao tột đỉnh về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần. Một phần bí quyết của tiến trình này gọi là "pha báo động - alarm phase". Nó liên hệ đến hormone tuyến thượng thận (adrenal hormone) như là: Glucocorticoids, dùng để đo lường về ứng sách sinh lý (Physiological stress). Nhân sâm có biệt tài tạo ra sức mạnh để đối phó với nhiều loại biến cố bất ổn bằng phản ứng hormone diễn ra âm thầm và gián tiếp bên trong.
Tại sao các dân tộc Á Châu gọi nhân sâm là thuốc trị bách bệnh? Nhiều nhà phân tích dựa vào hai thống kê chính để đánh giá:
Thứ nhất, năm 1904, có hơn 400 triệu người dân Trung Quốc dùng nhân sâm. Đến năm 1998, con số đã vượt hơn 1,000 triệu, tức trên 01 tỷ người.
Thứ hai, ngoài giá trị gia tăng trí lực cho nam giới, nâng cao sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ, nhân sâm còn được xem như một loại thuốc cao cấp trị rất nhiều chứng bệnh như: thiếu máu (anemia), lãng trí (amnesia), biếng ăn (anorexia), hen suyễn (asthma), xơ cứng động mạch (atherosclerosis), mụn nhọt (boils), vết thâm tím (bruises), chứng co giật (convulsions), ho (cọugh), suy nhược (debility), tiểu đường (diabetes) và ung thư (cancer). Nhân sâm còn có tác dụng lợi tiểu, cầm kiết lị (dysentery), làm dịu cơn đau khi phụ nữ có kinh nguyệt (dysmenorrhea), chứng ă khó tiêu (dyspepsia), chống động kinh (epilepsy), mệt mỏi (fatigue), sợ hãi, sốt, viêm dạ dày (gastritis), chứng ngầy ngật (hangover), đau đầu, đau tim, khái huyết hay ho ra máu (hemoptysis), chứng xuất huyết (hmorrhage) do nội thương, chứng đường huyết cao (hyperglycemia)trong bệnh tiểu đường, chứng cao huyết áp hay cao máu (hypertension), chứng huyết áp thấp (hypotension), chứng liệt dương (impotence) ở nam giới, rối loạn đường ruột, bệnh sốt rét (malaria), chứng buồn nôn (nausea), chứng hồi hộp và tim đập nhanh (palpitation), chứng đa niệu hay đái vặt (pelyuria), viêm mũi (rhinitis), thấp khớp (rheumatism). Cũng làm thuốc trị ho, thuốc bồi dưỡng thần kinh, thuốc trấn thống, thuốc kích thích và thuốc an thần.
Một trong những sức mạnh quan trọng bậc nhất của nhân sâm đối với các chứng bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu là tác dụng bảo vệ kháng lại ung thư (anticancer effects). Tại bệnh viện của Nam Hàn (Korea), một nhóm nhà nghiên cứu đã chọn 1,810 bệnh nhân bị nhiều loại ung thư khác nhau, phân làm hai nhóm, mỗi nhóm 905 người.
Nhóm A cho dùng nhân sâm tinh chế và Nhóm B cho dùng Placebo (thuốc giã). Sau một tháng thử nghiệm, báo cáo ghi nhận nhóm A có dấu hiệu giảm nguy cơ ung thư rõ rệt, trong khi nhóm B tiếp tục lan rộng. Đặc biệt nhân sâm tinh chế hay bột khô có tác dụng cao hơn nhân sâm tươi hoặc trà sâm. Các nhà nghiên cứu chỉ rõ rằng chất Ginsenosides Rg3 và Rh2, polyacetylenes và chất polysaccharides đã tạo tành vòng đai cô lập, xâm lấn dần và đẩy lùi tế bào ung thư. Chất polysaccharides trong nhân sâm có tác dụng như loại tế bào bảo vệ (cytoprotective), giúp gia tăng hoạt động tổng thể của hệ thống miễn nhiễm, bao gồm hành động tiêu diệt tế bào ung thư tự nhiên, sản xuất những thành tố trong hệ miễn nhiễm như: interferon và interleukins, đồng thời gia tốc mức phát triển tế bào bạch huyết cầu. Mặt khác, nhân sâm còn là chất chống oxy-hoá (antioxodant effct) tốt, giúp ngăn ngừa sự tổng hợp chất nitrich oxide bên trong tế bào nội mô (endothelial cells) của phổi, tim và thận. Đây là thành phần gốc tự do độc hại. Tác động này làm tăng độ giản mạch máu (vasodilation), tạo điều kiện cho lưu lượng máu được bơm đi nhiều hơn, tốt hơn, ngay cả chuyện góp phần kích thích hành động tình dục (aphrodisiac action).
Liều dùng: Ngày 200 - 500mg nhâm sâm tinh chế (tiêu chuẩn 4-5% ginsenosides), có nhiều dưỡng đường cho dùng từ 0,5g-8g. Theo kinh nghiệm của các nhà khoa học, nếu dùng liều cao, nhâm sâm gây chứng mất ngủ, nóng nảy bồn chồn, tiêu chảy. Người bị cao huyết áp và uống cafê đậm đặc không nên dùng nhân sâm.
Hiện nay các quốc gia có nền y học tiên tiến phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ cũng thừa nhận giá trị đặc biệt của nhân sâm. Ở Đức, nhân sâm được dùng làm thuốc bổ để cũng cố sức khoẻ trong suốt thời gian bị mệt mỏi và suy nhược, chống lại tình trạng tàn tạ do lao động nặng nhọc hay thiếu ăn. Thuỵ Sĩ, Úc đại lợi, Pháp, Nga chế biến nhân sâm, buôn bán nhân sâm thật quy mô không thua gì các quốc gia sản xuất như Nhật, Triều Tiên và Trung Quốc.
Garpe seed: là hạt nho. Nói đến nho, không riêng gì các sắc dân sống trong vùng Châu Á Thái Bình Dương mà ngay cả dân văn minh da trắng ở Châu Âu hay Châu Mỹ cũng chẳng biết rõ về lịch sử trái nho và hạt nho ngoài ba sản phẩm thông dụng địa phương: Nho tươi, rượu nho và nho khô.
Lần theo dấu vết một số lá nho hoá thạch được khám phá tại vùng Miocene và Tertiari thuộc thời kỳ cổ đại ở Châu Âu (Europe), Anh (England), băng đảo (Iceland) và Bắc Mỹ Châu (North American), các nhà khảo cổ học (Archeologists) cho biết nho xuất hiện trên trái đất cách nay không dưới 5.000 năm. Một bằng chứng khác, qua nghiên cứu những bức hoạ khắc trên tường nằm bên trong một số ngôi mộ cổ của dân Ai Cập (Egyptians) xây cất cách đây không dưới 4,500 năm, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy sự hiện diện của rượu cho pha trộn vào nguyên liệu tổng hợp để chế ra bột màu để vẽ tranh. Theo lịch sử cận đại, nho được cư dân vùng biển Caspian trồng sớm nhất vào thế kỷ thứ 17 trước Công Nguyên, dần dần lan rộng đến Hy Lạp (Greece), Ý Đại Lợi (Italy) và Pháp (France). Tại Hoa Kỳ, những khu vườn nho bắt đầu được trồng tại các vùng bờ biển phía Đông vào năm 1616 nhưng sau đó phải hủy bỏ vì thời tiết giá lạnh và có nhiều bệnh phá hại cây nho. Chỉ ở Tiểu Bang California là vùng có khí hậu ưu việt nhất nên công nghiệp trồng và chế biến rượu nho được phát triển mạnh từ đây. Riêng hạt nho (grape Seed), vừa mới được các nhà khoa học Hoa Kỳ nghiên cứu và đưa vào làm thuốc vào năm 1970. Do vậy, đối với đa số các thầy thuốc Đông Y, hạt nho quả là một vị dược liệu khá mới lạ.
Hạt nho (Grape Seed) còn có tên khác là Vitis coignetiae và vitis vinifera, thuộc họ Nho Vitaceae. Nho thanh mãnh, yếu, vươn dài thành dây leo, lá xẻ nhiều thuỳ hình chân vịt, trái kết thành chùm hình trứng hoặc tròn, khi chín có màu xanh, xanh nhàn, vàng nhạt, đỏ hoặc tím đen tuỳ theo giống, vị ngọt hoặc chua ngọt. Một số giống nho có hạt trong khi một số khác thì không.
Bộ phận dùng làm thuốc:Hạt (seed).
Thành phần hoá học:Chất chủ yếu là Procyanidolic Olygomers (PCOs) còn gọi là Ologo -Meric Procyanidins (OPCs).
Đánh giá:Theo hệ thống thang điểm 5 sao, hạt Nho được xếp hạng như sau:
Nghiên cứu trên cơ thể người : **
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: ***
Ứng dụng theo lịch sử y học cổ truyền: **
Báo cáo về mức độ an toàn: ****
Tác dụng:Chống oxy - hoá, bệnh về mắt và nhìn kém, chứng giãn tĩnh mạch hay nổi gân xanh (varicose veins), máu lưu thông không đều, mao mach dễ vỡ (capillary Fragility) tạo thành những vết thâm tím dưới da, tổn thương do tập thể theo, giúp cơ tim khoẻ mạnh, tiểu đường, nhiều bệnh do thái hoá, bị viêm tấy và ung thư (cancer).
Ngoài kinh nghiệm của người Pháp thường uống rượu nho đỏ để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, các nhà nghiên cứu còn tin rằng, sức khoẻ được gia tăng nhờ một số chất da vị phức tạp trong hạt nho gọi là Procyanidolic oligomers (PCOs) hay procyanidins. Đây là hợp chất chống oxy-hoá, giúp bảo vệ chống lại gốc tự do (Free radicals) nguyên là những phân tử không bền làm hư hỏng tế bào và mô trong cơ thể, các nhà khoa học ghi nhận có sự liên hệ qua lại giữa gốc tự do với các nếp nhăn sớm hiện trên da, sự phá huỷ da do ánh nắng mặt trời và hơn 100 loại bệnh gồm bệnh cườm mắt (cataracts), viêm đa khớp dạng thấp (rhcumatod arthritif), bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Cơ thể sản xuất vài loại enzymes để sẵn sàng đối phó với gốc tự do nhưng sự bảo vệ tự nhiên của chúng ta có thể bị áp đảo dễ dàng khi chế độ dinh dưỡng quá thiếu thốn, thường bị căng thẳng tinh thần, bị ô nhiễm môi trường và nhiều nguyên nhân do cuộc sống văn minh vật chất tác động. Nên biết rằng PCOs có khả năng cũng cố cấu trúc chất tạo keo (Collagen) là chát làm ra mạch máu và da. Ngoài hạt nho, chất PCOs còn tìm thấy trong võ cây thông tinh chế (Pine bark extracts).
Chứng minh khoa học: Từ năm 1970, hầu hết các cuộc nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Châu Âu đều tập trung vào chất Procyanidins chứa trong hạt nho tinh chế.
- Năm 1981 tại Pháp, qua nghiên cứu 28 bệnh nhân bằng phương pháp so sánh giữa nhóm dùng 2-3 viên hạt nho tinh chế (100-150mg/ một ngày) và nhóm dùng thuốc trấn an (placebo). Sau 3 tháng, các nhà nghiên cứu ghi nhận hạt nho tinh chế có tác dụng làm giảm tệ trạng vỡ mao mach do hậu quả của bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường. Người có chứng giảm tĩnh mạch khi dùng hạt nho tinh chế cũng thấy cải thiện rõ rệt, gân xanh nỗi cộm lên mặt da dần dần biến mất. Lưu ý, hai bệnh cao huyết áp và tiểu đường là tác nhân làm cho cấu trúc mạch máu và mao mạch bị suy yếu và dễ vỡ.
- Năm 1988, thử nghiệm với 98 bệnh nhân bị cườm mắt và sức nhìn kém bằng liều lượng 4 viên (200mg) hạt nho tinh chế mỗi ngày, sau 5 tuần lễ, dùng máy nycometr, scotoptometer và ergovision để đo lại thị giác thì thấy thị lực tăng lên rõ rệt, sức nhìn tinh tường hơn trước.
- Năm 1990, nghiên cứu tác dụng hạt nho tinh chế trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học ghi nhận dược liệu này có khả năng kháng ung thư (anticancer) và giúp làm giảm độc tính khi dùng hoá trị liệu pháp (chemothrapeutic drugs). Theo kết quả trong một cuộc nghiên cứu khác cho thấy hạt nho tinh chế có tác dụng hơn vitaminC và E trong việc bảo vệ những người nghiện thuốc lá nhằm chống lại tình trạng tế bào bị hư hỏng bởi gốc tự do sinh ra từ thuốc lá. Đây là tin tốt lành cho hàng chục triệu người mắc bệnh ung thư trên khắp thế giới, trong đó 1/3 nguyên nhân hút thuốc lá hoặc ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu xác nhận trong vai trò kháng oxy-hoá, hạt nho tinh chế còn bảo vệ cả màng ống tiêu hoá không cho hư hỏng, tạo năng lực chặn đứng bệnh viêm dạ dày (gastritis), viêm loét dạ dày và hành tá tràng (gastric and duodenal ulcers), chứng ăn khó tiêu (dyspepsia) và cả dun thư dạ dày (gastriccancer).
Hạt nho tác động thư thế nào? Các nhà nghiên cứu đưa ra hai bằng chứng quan trọng nhất về chức năng của hạt nho trong vai trò cũng cố và nâng cao sức khoẻ cơ thể: Thứ nhất hạt nho tinh chế có năng lực cung ứng thật dồi dào chất keo (collagen) vốn là chất đạm trong cơ thể. Thứ hai có năng lực trung hoà gốc tự do trước khi chúng có thể gây ra nguy hại cho cơ thể.
Gốc tự do là những phân tử không bền, hay thay đổi, chúng tàn phá mô (tissues) dưới dạng oxy - hoá chất béo là chất lo duy trì màng tế bào và làm hư hỏng DNA, một chất di truyền. Các nhà khoa học ngày nay tin chắc rằng gốc tự do là một mẫu số chung, thủ phạm gây ra vô số vấn đề bất lợi cho sức khoẻ bao gồm các bệnh về mắt, bệnh tim mạch, hệ thống tiêu hoá, chết yểu, các bệnh ung thư. Trái lại, chất procyanidins (PCOs) chứa trong hạt nho và cỏ cây thông tinh chế có hiệu lực chống oxy - hoá, giúp trung hoà gốc tự do. Theo các nghiên cứu chất PCOs chống oxy-hoá mạnh gấp 70 lần hơn so với VitaminE chỉ đạt 47 lần, vitaminC 18 lần, becta - carotene 16 lần. về khả năng làm giảm mức độ vỡ cấu trúc DNA trong mô gan, chất PCOs mạnh gấp 47 lần so với sức mạnh của các chất oxy-hoá khác gồm vitaminE 36 lần, vitaminC 12 lần, beta - carotene 10 lần. Tương tự như vậy, sức mạnh làm giảm mức độ vỡ cấu trúc DNA trong mô não của chất PCOs là 48 lần so với vitaminE chỉ có 31 lần, vitaminC 14 lần và beta carotene 11 lần.
Về mức độ an toàn (safety), hạt nho tinh chết được chuẩn nhận là không có độc tố và có thể dùng trị bệnh lâu dài vẫn tốt. Về phản ứng phụ (sideeffects), rất hiếm xảy ra. Một vài trường hợp, báo cáo ghi nhận có hiện tượng xáo trộn nhẹ trong dạ dày, chóng mặt hoặc ngứa sần da.
Điều sau cùng chúng ta muốn biết, ai là người khám phá ra chất procyanid olicoligomers - PCOs? Tiến sĩ Jacques Masquelier! ông là một nhà nghiên cứu trẻ Pháp, đã khám phá và cô lập được chất PCOs lần đầu tiên trong vỏ lụa màu đỏ của hạt đậu phộng vào giữa thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ. Do mưu tìm một nguồn đinh dưỡng tổng hợp hầu cứu đối cho nước Pháp đang bị chiến tranh tàn phá, Tiến sĩ Masquelier trước hết nghiên cứu các nguồn thực phẩm quanh nhà, trong khu rừng thông kéo dài từ Bordeau với Tây Ban Nha (Spain) tồi trích ly được chất PCOs trong vỏ cây thông và đặt tên "Pycnogenols" như một cách phân biệt với các loài gia vị khác. Sau đó ít lâu, Tiến sĩ Masquelier phân lập được chất PCOs từ hạt nho, một được liệu quý nhưng bị vứt bỏ trong công nghiệp làm rượu nho của nước Pháp. Hiện nay, PCOs là thuốc bổ trợ có chỉ số tiêu thụ đứng hàng đầu tại Âu Châu và Hoa Kỳ.
Liều dùng:Viên nén hoặc capsules, liều trung bình từ 50-100mg/ngày, có khi tăng tới 150-300mg/ngày tuỳ trường hợp cần thiết. Hạt nho tinh chế phải đạt tiêu chuẩn hoá tỷ lệ 85-95% hoạt chất procyanidins.
Green tea: Là trà xanh hay chè xanh. Tại các quốc gia phương Tây, trà xanh hay chè xanh được gọi là tea, green tea hay matsu - cha. Tên khoa học Camellia sinensis, thuộc họ Chè Theaceae.
Lịch sử: Chè xanh là một loại đặc sản của Trung Quốc. Các nhà khảo cổ học tìm thấy tư liệu về cây chè trong một cuốn sách cổ viết vào năm 780 sau Công Nguyên. Người khám phá ra chè xanh và đưa vào làm đồ uống là Vua Thần Nông, sống cách nay khoảng 3,500 năm.
Về sau, thông qua con đường buôn bán xuyên biến giới, chè xanh theo chân đàn người thương mãi xâm nhập vào Ấn Độ, Nhật. Mãi đến thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên, chè xanh mới thấy trồng tại Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish) rồi tiếp theo là Hà Lan (Dutch), Anh (British), muộn nhất có lẽ là Hoa Kỳ nhờ những người di dân lập nghiệp đầu tiên mang vào. Tuy nhiên, hiện nay Hoa Kỳ là nước tiêu thụ chè xanh lớn nhất thế giới với nhiều kiểu khác nhau thật phổ biến như chè cà phê đóng gói, chè lạnh, chè thuốc, chè trộn thực phẩm. Hằng năm, Hoa Kỳ uống trên 2 tỷ gallons (trên 7 tỷ 560 triệu lít) nước chè lạnh.
Bộ phận dùng làm thuốc: Lá, đặc biệt là lá non tức búp chè.
Thành phần hoá học: Polyphenolic flavonoids gồm chất epicatechin, epigallocatechin và gallate esters; chất quercetin, myricetein; chất tannins, terpenoids và alkaloids gồm caffeine, theo - bromine, theophylline, vitamins B1,B2-C, folic acids, chất béo.
Thang điểm theo tỷ lệ hệ thống 5 sao
- Nghiên cứu với con người trong dưỡng đường: **
- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: ***
- Sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền: ****
- Báo cáo an toàn: ***
- Thừa nhận theo tín lực quốc tế: ***
Tác dụng: Theo lịch sử nguyên thuỷ, chè xanh được dùng như một chất kích thích, tiểu khó, chống viêm, chống sâu răng (dental cavities), ngăn ngừa chứng vữa xơ động mạch do chất bẩn bám trong thành mạch máu (atherosclerosis), giảm lượng mỡ trong máu (cholesterol), giảm nguy cơ bệnh ung thư, giúp làm khoẻ mạnh tim và gan.
Tại cá quốc gia Á Châu như Trung Quốc, Ấn Độ, Miến Điện, Việt Nam, Nhật, người ta coi chè như nguồn giải khát thông dụng sau nước uống. Năm 1992, nhiều cuộc nghiên cứu dài hạn đã khám phá một hệ quả hết sức ngạc nhiên đối với những phụ nữ Nhật thực hành cách uống chè theo nghệ thuật "Trà đạo - chanoyu" có tỷ suất tử vong thấp hơn so với các phụ nữ không dùng chè xanh. Trên thương trường có nhiều dạng chè như chè ô long, chè đen, nhưng thực chất đều xuất phát từ giống cây chè Camellia sinensis. Hình thái khác nhau chẳng qua do kỹ thuật chế biền mà ra. Chè xanh là do sấy khô lá chè một cách đơn giản.
Chè ô long là cách ủ cho lá chè lên men nữa giai đoạn và chè đen thì ủ cho lá chè lên men hết giai đoạn chuyển màu để cuối cùng thu lây hương vị thơm ngon hất, màu sắc đen nhất hoặc giảm vị chát (tannins) cũng như các polyphenols khác. Phương pháp ủ hay lên men (fermentation) chè không giống lên men vi khuẩn theo kiểu cất rượu hoặc yogurt. Nó vẫn còn là bí quyết riêng theo kiểu gia truyền.
Sự lợi ích trước nhất của chè xanh là phòng ngừa, không phải chữa bệnh. Tác dụng làm tăng sức khoẻ nhờ hợp chất mang tên polyphenols được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau xanh và dược thảo, có đặc tính chống oxy-hoá (antiodant). Nên biết rằng oxy-hoá phát xuất từ những phản ứng hoá học có liên hệ đến gốc tự do độc hại, làm hư hỏng chất đạm (proteins) và hệ thống di truyền DNA trong cơ thể. Gốc tự do làm hao mòn sức khoẻ, gây lão hoá sớm và tạo ra nhiều bệnh tật. Chẳng hạn, bệnh ung thư và bệnh tim, cả hai đều có liên hệ đến gốc tự do, đầu mối độc hại đáng sợ. Trái lại, polyphenols trong chè xanh vốn là chất chống oxy-hoá cực mạnh, đặc biệt chất catechins có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và tác hại bởi gốc tự do.
Về lợi ích thiết thực của chè xanh qua nghiên cứu gồm có:
- Ngăn chặn phản ứng bất lợi của gốc tự do nhờ hợp chất chống oxy-hoá mạnh.
- Gia tăng năng lực của loại enzymes chống oxy-hoá nhằm bảo hộ cơ thể.
- Cải thiện về tỷ lệ giữa mỡ xấu (bad cholesterol hay low-density lipoprotein - LDL) và mỡ tốt (good cholesterol hay high-density lipoprotein HDL).
- Giúp hạ bớt số lượng hợp chất độc hại do men gan bị oxy-hoá sinh ra.
- Nâng cao sức khoẻ cho răng, giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng (cavities).
Báo cáo khoa học:Trong vòng 15 năm trở lại đây, nhiều cuộc khảo sát các sắc dân trên thế giới song song với những cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã đưa ra một số báo cáo khao học rất đáng chú ý: "chè xanh có tác dụng chống oxy-hoá, đặc biệt polyphenols, có khả năng ngăn chặn và làm giảm bệnh tật". Mặc dù nghiên cứu dịch tể học (epidemiological studies) còn khá giới hạn và chưa hoàn toàn thống nhất về kết quả, chẳng hạn thừa nhận chè xanh có khả năng kháng lại ung thư ruột già (colon cancer) nhưng không trị được ung thư dạ dày (stomach cancer); đồng thời quy kết việc uống trà đen (black tea) là tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi (hung caner) và ung thư ruột già.
Sự khảo sát trong phòng thí nghiệm đưa tới kết luận chưa thống nhất so với thực tế cũng là điều dễ hiểu, vì còn nhiều nhân tố khác như ăn uống và còn rèn luyện thân thể có ảnh hưởng rất lớn đến việc gia tăng hay suy giảm năng lực đối kháng với bệnh tật. Tuy vậy, tính hiển nhiên của trà xanh ngăn chặn bệnh ung thư là kết luận khả tín được nghiên cúu cẩn thận trong một thời gian dài.
- về giảm nguy cơ gây ung thư:Tiêu thụ đồ uống có chất caffeine, đặc biệt là chè xanh, làm biến đổi mức đọ hormone và giúp giảm bớt nguy cơ ung thư vú. Trong một cuộc nghiên cứu khác cho thấy việc uống chè xanh làm giảm vài tác dụng đột biến do hút thuốc lá, hạ thấp tỷ lệ ung thư dạ dày đối với những người uống trên 10 chén chè xanh mỗi ngày. Theo dõi việc uống chè xanh của dân tộc Trung Quốc, các nhà nghiên cứu ghi nhận họ bị ung thư ruột già và ung thư tuỵ tạng thấp hơn rất nhiều so với sắc dân da trắng, đàn bà có tác dụng mạnh hơn đàn ông.
Vào năm 1997, qua một cuộc khảo cứu với 8,552 người Nhật, cả nam lẫn nữ trên 40 tuổi, các nhà nghiên cứu ghi nhận người nào uống chè thường xuyên đều có khuynh hướng tránh hoặc bị ung thư rất ít. Cuộc điều tra với những câu hỏi về lịch sử gia đình, tình trạng sức khoẻ, thói quen ăn uống hằng ngày kể cả thói quen uống chè. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu cho phân tích máu và số người tham dự để xem tác dụng của chè xanh qua chức năng của tim mạch và gan; đồng thời tìm hiểu có bao nhiêu trường hợp bị ung thư thành lập sau 9 năm. Kết quả cho thấy, càng uống chè xanh lâu năm càng ít có nguy cơ bị ung thư tấn công. Uống trên 10 chén chè mỗi ngày, tỷ lệ bị ung thư thật hiếm ngoại trừ những người hút thuốc lá.
Năm 1998, trong một cuộc nghiên cứu với 462 phụ nữ bị bệnh ung thư vú thời kỳ I,II và III, các bệnh nhân nầy được hỏi về sức khoẻ tổng quát, tập quán đời sống, thói quen ăn uống và trải qua cuộc kiểm tra để xác định về kích thước cục bướu, số liệu về các hạch huyết di căn (metastasized lymph nodes) và dấu tích về các bệnh khác. Liên tiếp trong 7 năm, các nhà khoa học cho tất cả bệnh nhân nầy uống chè xanh theo liều lượng như nhau. Kết quả, khi tăng lượng chè xanh lên thì thấy giảm số lượng hạch bạch huyết di căn đối với các phụ nữ bị ung thư vú thời kỳ I và II vào giai đoạn tiền mãn kinh (premennipause); đồng thời cũng gia tăng thụ thể progesternone và estrogen đối với các phụ nữ ở vào giai đoạn hậu mãn kinh (post - menopause).
Tất cả nhân tố này thật quan trọng nhằm xác lập dữ kiện tiên lượng về ung thư. Điều đáng lưu ý với mức uống hơn 5 chén chè xanh mỗi ngày trong thời gian dài có dấu hiệu giảm hẳn tình trạng tái đi tái lại của ung thư vú ở thời kỳ I và II. Rất tiếc, chè xanh không thấy tác dụng ung thư vú bước sang giai đoạn III.
- Về Cholesterol: Năm 1995, khảo sát 1, 371 đàn ông Nhật thường uống chè xanh trên 10 chén mỗi ngày, các nhà nghiên cứu ghi nhận lượng mỡ trong máu và tổng cộng cholesterol thấp hơn mức trung bình (199mg/dl). Các mẫu máu có hai chi tiết khá rõ rệt là lượng mỡ khá tốt (good cholesterol - HDL) tăng lên trong khi lượng mỡ xấu (bad cholesterol - HDL) giảm xuống và nồng độ (concentrations) hoá chất liên quan đến tình trạng làm hư hỏng tế bào gan cũng hạ xuống. Quan sát tỷ lệ giữa lượng mỡ tốt HDL và mỡ xấu DLD, các nhà nghiên cứu thấy bệnh xơ cứng động mạch (arteriosclerosis) cũng được cải thiện,. Kết luận, uống chè xanh là phương cách trực tiếp làm giảm, ngăn chặn bệnh tim và bệnh gan.
Chè xanh hoạt động như thế nào? Ngày nay, các nhà khoa học đều nhận biết phần lớn bệnh tật có liên quan đến gốc tự do là những hoá chất độc hại phản ứng cao độ làm hư hỏng DNA, chất đạm và những phân tử khác trong cơ thể. Còn chè xanh gồm các hợp chất chống oxy-hoá, chủ yếu polyphenols, đặc biệt là actechins. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, catechins được công nhận có năng lực chống oxy - hoá cao nhất so với các hợp chất khác trong lá chè xanh.
Ảnh hưởng của polyphenols trong chè xanh có nhiều tác dụng khác nhau. Trước hết, ngăn chặn nhóm cytochrome - P-450, đầu mối tạo chất gây ung thư (carcinogens). Cytochrome P-450 vốn là hệ thống enzyme của gan, trợ giúp tổng quát cho cơ thể tống xuất chất độc và chuyển hoá dược phẩm, nhưng trong vài trường hợp có thể tạo ra chất gây ung thư. Thứ hai, hạ thấp mức nhạy cảm kết tụ khối u vì chúng nâng cao hoạt động enzymes chống oxy-hoá, diễn tiến một cách tự nhiên trong cơ thể gồm men khửglutathione và truyền glutathione-S. Thứ ba, polyphenolic flavonoids cũng xuất hiện để ngăn ngừa việc thành lập chất gây ung thư xảy ra do những hợp chất tạo đột biến xấu luôn tiềm tàng trong các loại thực phẩm chế biến. Sau cùng, epigallocatecchin gallate, một trong những thành phần chủ yếu của polyphenols trong chè xanh có tác dụng ngăn ngừa u bướu thành hình và đẩy mạnh việc tẩy rửa chất gây ung thư.
Mức độ an toàn: Nói chung, chè xanh an toàn và không có độc tố. Mỗi bát chè chứa khoảng 50mg chết caffeine trong khi coffee chứ tới 85mg. Ceffeine có tính năng kích thích hệ thống thần kinh, không nên dùng lâu ngày hay dùng quá liều lượng. Một vài loại chè tinh chế tuy đã khử bỏ chất caffeine nhưng không làm ảnh hưởng đến hàm lượng polyphenol trong lá chè.
Tác dụng phụ:Cả hai chè xanh cà chè đen gồm có chất caffeine, giống như coffee, gây ra phản ứng phụ như loạn nhịp tim (heart irregularities), trạng thái lo âu (anxiety), bồn chồn không yên (restlessness), hốt hoảng xáo trộn tính nhạy cảm của dạ dày. Hơn nữa, tuy chè không chứa độc tố, phụ nữ có thai, người bị cao huyết áp cũng như trẻ con nên tránh những thức uống có chất caffeine.
Liều dùng:Ngày uống 2-3 bát chè xanh, nhưng nhiều cuộc nghiên cứu chấp nhận cho uống đến 10 bát (40 ounces hay gần 12g chè/ngày). Riêng chè tinh chế có nhiều tiêu chuẩn khác nhau, thông thường trên 97% pophenols, trong đs có khoảng 60% chất catechins.
- Tiêu chuẩn tinh chế: Hàm lượng 90% polyphenols, uống từ 250-400mg/ngày.
- Tiêu chuẩn chè xanh: Từ 2-5 bát/ngày. Cứ một muỗng cà phê lá chè khô tương đương với 1 bát nước sôi.
- Cách pha chè: Chè xanh đòi hỏi nước mát và trong sạch, hãm chè trong thời gian ngắn dưới 3 phút mới tránh mất hương vị. Hãy để nước sôi với ngọn lửa nhỏ trước khi ngâm chè. Còn chè đen và chè ô long phải để nước sôi nhẹ và ngâm lâu hơn 1 chút, độ 3-5 phút.
Ngoài ra còn rất nhiều dược thảo khác trên thế giới cũng có công năng kháng và tiêu trừ ung thư hết sức hiệu quả, sẽ được lần lượt giới thiệu trong các bài thuốc hỗn hợp Đông - Tây. Chẳng hạn:
- Iscador: hoạt chất chiết xuất từ lá, quả của cây mistletoe ở Châu Âu.
- Larch Arabinogalacta: Là chất nhựa chiết xuất từ một giống thông ở Trung Đông.
- Maitake mushroom: Một loại nấm hương của Nhật Bản.
- Pau d'arco: là vỏ cây lapacho vùng Nam Mỹ Châu và vịnh Calibbean.
- Pectin: là chất sợi (fiber) nằm trong cam, táo, chuối, cà rốt, rau xanh.
- Silymarin: một hoạt chất hiện diện trong dược thảo milk thistle.
- Turmeric: là vị Uất kim, rễ khương hoàng hay củ nghệ của Đông y.
Kết luận, nhờ có phương tiện nghiên cứu, y học hiện đại đã hiểu rõ sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư; đồng thời ứng dụng một số phương pháp điều trị khá tích cực, đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp điều trị nào an toàn, tránh được những phản ứng phụ gây thiệt hại sức khoẻ không kém gì mức tàn phá của ung thư. Đặc biệt hai trong số phương pháp trị ung thư được coi là hiệu quả nhất hiện nay là hoá liệu Pháp (chemotherapy) và phóng xạ liệu pháp (radiation therapy) đã để lại nhiều di chứng thật bi thảm. Theo các nhà nghiên cứu trường đại học Stanford Hoa Kỳ xác nhận, phương pháp dùng chemotherapy giết người nhiều hơn là chữa bệnh (chemotherapy kills more patients! it cures). Trong khi đó, tạo chí Học Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (journal of the national cancer in stitute) báo cáo, dùng radiation therapy làm gia tăng nguy cơ ung thư đường hô hấp (respiratory cancer) tới 2,7 lần, tăng ung thư bộ phận sinh dục (genital cancers) phụ nữ như ung thư tử cung và buồng trứng (Uterus and ovaries) tới 2,4 lần.
Riêng về Đông y dược xuất hiện cách nay trên 4,700 năm, có một bề dày kinh nghiệm từ Thần nông nếm cây cỏ làm thuốc đến Hoàng Đế phổ cập Nội kinh, Y Doãn, chế thuốc thang, lưu lại cho hậu thế nhiều phương pháp trị bệnh ung thư rất là xảo diệu.
Khác với y học hiện đại, Đông y dược học cho rằng:
- Bệnh ung thư có thuốc trị. Bảo rằng không có thuốc trị là vì chưa biết mà thôi.
- Phương pháp trị ung thư phải hội tụ các yếu tố: tổng thể, an toàn, đặc hiệu.
Phân biệt giữa Ung thư và Tràng nhạc (lao hạch):
Trước khi thực hành phương pháp trị ung thư theo Đông y học, cũng cần tìm hiểu và phân biệt giữa khối ung thư và khối tràng nhạc có nhiều điểm khác nhau để tránh chẩn đoán nhầm:
Ung thư : Tràng nhạc (lao hạch)
(Cancer) : (Tuberculose lymphadenitis)
- Vị trí: Không giới hạn vị trí : - Chỉ kết hạch ở vùng cổ, lòng ngực, nách
- Nguyên nhân: nhiều nguyên : - Có tính di truyền.
nhân
- Không có tính truyền nhiễm : - Có tính truyền nhiễm.
- Không sưng đỏ, không đau : - Phát sưng đỏ, đau.
- Khi phá miệng, ứa mủ vàng, : - Chảy mủ đục, đậm.
hôi.
- Phá miệng lâu ngày thì thịt : - Lâu ngày biến thành mạch lươn, ăn lan
lồi lên. nơi khác.
Từ cái nhìn tích cực qua kinh nghiệm tích luỹ hàng nghìn năm, Trung y đề xuất phương pháp "Tổng thể trị liệu" để trị ung thư. Phương pháp này vừa triệt tiêu mầm bênh, vừa nâng cao hệ thống miễn nhiễm, gia tăng sức khoẻ cho bệnh nhân, an toàn và đặc hiệu nhờ các ưu điểm:
- Không bị mổ xẻ, chảy máu, cài kim radium, dùng chemotherapy, chiếu X-ray.
- Không bị tác hại do uống hoá dược, trúng độc, phản ứng phụ.
- Làm tiêu dần khối u còn nhỏ, kéo dài sinh mạng khi ung thư di căn hay vỡ loét.
- Sức thuốc thấu suốt toàn thân, phân giải chất độc khối ung thư, cải thiện mô và tế bào quanh khối u, thay củ đổi mới, gia tăng tế bào lành mạnh.
Tổng thể trị liệu gồm có nhiều phương pháp kết hợp nhau tuỳ theo bệnh biến mà ứng dụng cho thích hợp, gồm có:
- Thanh nhiệt, giải độc.
- Lương huyết, chỉ huyết.
- Hành khí hoạt huyết.
- Tư âm, bổ dương.
- Hoá đàm, nhuyễn kiên.
- Bổ dưỡng khí huyết.
- Thay đổi thực phẩm.
Về mặt lâm sàng, người thầy thuốc có thể ứng dụng các phương cách trị liệu:
- Nội tiêu trị liệu.
- Đối chứng trị liệu.
- Tạng khí trị liệu.
- Kháng độc trị liệu.
- Dược cứu trị liệu
- Dinh dưỡng trị liệu.
- Ngoại dụng trị liệu.
Sau đây là một số phương pháp dụng dược của Y sư Trịnh Phong Tiều, một thầy thuốc nổi tiếng Đông lẫn Tây y của Trung Quốc, đã cứu sống hàng chục nghìn người mắc bệnh ung thư tới thời kỳ trầm trọng.
a, Nội tiêu trị liệu:
Công thức: "nội tiêu hoàn" chủ yếu gồm có Mã bửu (khối ung thư trong nội tạng loài ngựa) + Cẩu bửu (khối ung thư trong nội tạng loài chó) và các thành phần dược liệu khác, tuỳ bệnh mà lập phương.
Công dụng:
- Khử tế bào ung thư, làm cho khối u tiêu mòn dần qua 6 giai đoạn liên hoàn:
+ Cải thiện mạch máu, làm cho mềm dẻo, hết xơ cứng.
+ Cải thiện hệ tuần hoàn, giúp cho máu lưu thông nhiều hơn.
+ Cải thiện tế bào lành mạnh, phân giải chất độc tích tụ quanh khối u.
+ Cải thiện hệ miễn dịch, gia tăng bạch huyết cầu.
+ Phục hoạt mô và tế bào bị hư hoại, làm khối u nhỏ dần.
+ Khối u biết mất, không tái phát.
Chủ trị: Ung thư não, vũ, hàm mặt, xương, da, ruột, bàng quang, thực quản, tuỵ tạng, mũi, lưỡi, dạ dày, gan, tử cung, bạch huyết, phổi, ruột dư.
Kết luận: Khối ung thư chưa phá miệng thì có thể tiêu dần. Nếu khối ung thư đã phá miệng thì có thể ngưng phát tác, thu nhỏ dần vết thương.
b.Đối chứng trị liệu
Là pháp dựa vào triệu chứng để lập phương điều trị. Tuy là pháp bổ trợ, nhưng lại góp phần rất lớn vào việc gia tăng sức khoẻ, giảm đau, ngừa làm mủ, giúp bệnh nhân cũng cố lại năng lực vật chất lẫn tinh thần.
- Nếu ăn uống kém, khó tiêu thì dùng thuốc kiện vị: Bạch truật, Thương truật, Sa nhân, Thần khúc, Trần bì, kê nội kim, hậu phác, đậu khấu nhân, chỉ xác, nga truật, bán hạ, cóc nha, thạch dương bồ, mạch nha, cao lương khương, mộc hương, sơn tra. Công dụng: giúp thúc đẩy trường vị tiêu hoá, gia tăng thu hút chất bổ dưỡng.
- Nếu cơ thể gầy ốm, suy nhược, da thịt tiêu mòn thì dùng thuốc cường lực: nhân sâm, lộc nhung, lộc giác giao, hà thủ ô, thục địa hoàng, đương quy, bạch truật, đỗ trọng, nhục thung dung, câu kỉ tử, nhục quế, cáp giới vĩ (đuôi tắc kè), hải mã, quy bản, miết giáp, lộc thai, tử hà xa. Công dụng: Chuyển hoá cơ nhục, nâng cao khí huyết, hồi phục sức khoẻ.
- Nếu khối u cương mũ hay phá miệng, phải dùng thiêm thuốc ngăn làm mũ và ngăn mùi hôi thối: Ngưu hoàng, Xạ hương, A ngùy, Bằng sa, Trân châu phân, Tô hợp hương, Bạch phàn phi. Công dụng: giữ cho mô đừng bị huỷ hoại, giảm mùi hôi thối.
- Nếu bệnh gây đau nhức, cần thêm thuốc trấn thống, làm êm dịu thần kinh, đỡ đau: Long cốt, Mẫu lệ, Long xỉ, toan táo nhân, phục thần, xuyên điền thất, sơn thù du, hương phụ, trầm hương, chế ô đầu hay phụ tử phiến, nhũ hương, một dược, diên hồ sách, ngô châu du, bạch đàn hương, am tấc hương, ích trí nhân, viễn chí.
Công dụng: Làm tê bớt dây thần kinh cảm giác.
- Nếu có chảy máu nội tạng, gia thêm thuốc cầm máu: Tiên hạc thảo, hắc bồ hoàng, a giao châu, sinh ngẫu tiết (ngó sen tươi), sinh bạch thược, quyển bá, bạch cập, trắc bách diệp, hoè hoa, huyết kiệt, đại dã thạch, tiểu kế, địa du.
Công dụng: Làm co thắt mạch máu, dễ đông máu khi gặp trường hợp chảy máu không ngưng.
Sau đây là một số dược thảo dùng trong pháp đối chứng trị liệu với bệnh ung thư:
Loại chỉ huyết, cầm máu:
- Tiên hạc thảo, còn có tên Long nha thảo, tên khoa học agrimonia nepalensis, thuộc họ hoa hồng. Thành phần hoá học gồm có chất Acid tannic, ba chất agirmonin A-B-C. Có tác dụng đông máu từ 40-50%, điều chỉnh nhịp tim, làm hưng phấn cơ tim, tiêu viêm. Giúp cầm máu khi ung thư phá miệng làm chảy máu không ngưng.
Liều dùng: Từ 10-20g, có khi tới 30-40g vẫn không gây phản ứng phụ.
- A giao: còn có nhiều tên khác như: phó trí giao, bồn giao, ô giao, bì giao, phú bồn giao ... nguyên là chất keo chế từ da con lừa. Tên khoa học Colla asini, gelatinum asini, gelatina nigra. Thành phần hoá học gồm chất collagen là chính, khi thủy phân sẽ cho ra các acid amin, nitơ, calci, sulfur. Có tác dụng tạo máu, hấp tu calci, loạn dưỡng cơ, chống choáng. Chủ trị: bổ dưỡng cầm máu trong mọi trường hợp ho ra máu, ói ra máu, chảy máu cam, băng huyết, đi tiêu ra máu, kinh nguyệt không đều, động thai không yên. Liều dùng: 6-12g, dùng sống hoặc sao chín.
- Trắc bách diệp: tên khoa học Thuja orien talis, thuộc họ trắc bách cupressaceae. Thành phần hoá học gồm tinh dầu và chất nhựa, trong tinh dầu có chất pinen, cariophylen, vitaminC. Có tác dụng co mạch khi sao đen và dùng với liều thấp, hiệu quả giống như vitaminK, cầm máu tốt. Chủ trị ung thư có xuất huyết. Liều dùng: 10-15g (sao gần cháy).
- Hoè hoa: còn gọi hoè mễ, tên khoa học sophora Japonica, thuộc họ cánh bướm fabaceae. Thành phần hoá học gồm có khoảng 6-30% chất rutin (là một loại vitamin P có tác dụng gia tăng sức chịu đựng của thành mạch), chất esculozit và chất hesperidin cũng có đặc tính giống như rutin. Có tác dụng ngăn ngừa mạch máu bị xơ cứng, dễ vở, hay bị adrenalin phá huỷ, làm hạ huyết áp đối với người cao máu. Chủ trị: Chỉ huyết, cầm máu trong các bệnh ho ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, ruột chảy máu. Liều dùng: 6-20g, nấu uống.
-Đại kê: Còn gọi là Thích kế, Hổ kế, Mã kế, Sơn ngưa bang, Thiết thích ngãi, Dã thích thái, Thích khải tử, cây ô rô. Tên khoa học Circus japonicus, thuộc họ Cúc Asteraceae. Thành phần hoá học gồm tiliaxin, labenzym, tinh dầu, inulin, glucozit, cyanogenes. Có tác dụng vượng tim, thông tiểu, co mạch máu. Chủ trị: khạc ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam, bị xuất huyết nội, viêm phù thận. Liều dùng: 6-12g cây lá phơi khô, nấu uống.
Đại kê:Còn gọi là Thích kê, Hổ kế,Mã kế, Sơn Ngưu Bang. Thiết thích ngãi. Dã thích thái. Thích khải tử, cây ô rô. Tên khoa học Cricus Japonicus, thuộc họ Cú Asteracae. Thành phần hóa học gồm tiliaxin. Labenzym, tinh dầu, inulin, glucozit, cyanogenes. Có tác dụng vượng tim, thông tiểu, co mạch máu. Chủ trị: khạc ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam, bị xuất huyết nội, viêm phù thận. Liều dùng 6-12g cây lá phơi khô, nấu uống.
-Kê quan hoa: Còn có tên Kê đầu, Kê quan, bông mồng gà đỏ. Tên khoa học Celosia cristata, thuộc họ Dền Amaranthaceae. Thành phần hoá học chưa được xác định rõ ràng. Theo kinh nghiệm Đông dược, Kê quan hoa có tác dụng thanh nhiệt (làm cho mát) và cầm máu. Chủ trị: đi tiêu ra máu, bệnh trĩ chảy máu,, dạ dày và ruột chảy máu, tử cung xuất huyết, phụ nữ kinh nguyệt kéo dài không dứt. Liều dùng: 3-6g, nấu uống.
-Sâm tam thất: Còn có tên là Kim bất hoán, Nhân sâm tam thất. Tên khoa học Panax noto-ginseng, thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae. Thành phần hoá học gồm 2 chất chính là Arasa-ponin A và Arasaponin B. Có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng. Chủ trị: Thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, ứ huyết do bị đánh đập. Liều dùng: 4-8g, nấu uống hoặc dùng thuốc bột
-Liên phòng: Còn gọi là gương sen (Receptaculum Nelumbinis). Thành phần hoá học có protein, chất béo, hydratcabon, carotin, nuclein và vitamin C. Tác dụng: cầm máu, tiêu ứ. Chủ trị: ứ huyết đau bụng, sanh xong nhau không ra, băng huyết ở phụ nữ, tiểu ra máu, đi tiêu ra máu. Liều dùng: 15-30g (sao đen) sắc uống.
-Liên ngẫu: Còn gọi là ngó sen tươi (Nodus Rhizomatis Loti). Thành phần hoá học có Asparagin, acginin, trigonelin, tyrocin, este phosphoric, glucoza, vitamin C. Tác dụng: cầm máu. Chủ trị: Đi tiêu ra máu, tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết. Liều dùng: 6-12g, giã lấy nước cốt uống tươi mới có hiệu nghiệm cao.
-Bạch cập: Tên khoa học Bletilla striata, thuộc họ Lan Orchidaceae. Thánh phần hoá học có 55% chất nhầy, tinh dầu và glycogen. Tìm thấy nhiều tại Trung Quốc và vài nước Đông Nam Á Châu. Tác dụng: co mạch, cầm máu, giảm sưng. Chủ trị: ói ra máu, khạc ra máu, chảy máu mũi, mổ hay chấn thương gây chảy máu, xuất huyết nội không rõ nguyên nhân. Liều dùng: 4-12g thuốc bột hay nấu chung với các vị thuốc khác.
-Thiến thảo căn: Còn có tên Tây thảo căn, Thiến thảo. Tên khoa học Rubia cordifolia, thuộc họ cà phê Rubiaceae. Thành phần hoá học có glucozit, acid rutherythric, alizarin, purpurin, rubiadin và glucoza. Tác dụng cầm máu, phá tan cục máu đông. Chủ trị: thổ huyết, tiện huyết, niệu huyết, nội thương xuất huyết. Liều dùng: 6-12g nấu uống.
-Địa du: Còn có tên Ngọc trát. Tên khoa học Sanguisorba officinalis thuộc họ hoa hồng Rosaceae. Thành phần hoá học có tanin, saponosit, flavon. Tác dụng: cầm máu. Chủ trị: xuất huyết tử cung, khạc ra máu, đi tiêu ra máu. Liều dùng: 6-10g, nấu uống.
Loại nhuyễn kiên, phá tích, làm mềm khối u:
*Mẫu lệ: Còn gọi là võ hàu. Tên khoa học Ostrea rivularis, thuộc họ Mẫu lệ Ostridae. Thành phần hoá học có 80-95% calcium carbonate, calcium phosphate, calcium sulfate, magnesium, aluminum, oxide sắt. Tác dụng: giảm đau, co mạch, làm mềm và tan biến những khối u cứng rắn. Chủ trị: ung thưu hạch bạch huyết, ung thư cổ, hàm, u bướu tử cung. Liều dùng:6-12g.
*Tam lăng: Còn gọi là Kim tam lăng. Tên khoa học Scirpus Yagara Ohwi. Thành phần hoá học gồm Silicon, calcium, sodium, chlorine. Tác dụng: thông kinh, tan ứ huyết mà không làm hại đến tổ chức lành mạnh, làm mềm khối rắn. Chủ trị: ung thư gan, dạ dày, tử cung, ruột, hạch bạch huyết. Liều dùng: 6-12g, nấu uống.
*Nga truật: Còn gọi là Bồmh nga truật, tam nại, ngải tím, nghệ đen. Tên khoa học Curcuma Zedoaria, thuộc họ gừng Zingiberaceae. Thành phần hoá học gồm tinh dầu, chất nhựa, chất nhầy. Trong tinh dầu, phần lớn là chất secquitecpen, zingiberen và xineol. Tác dụng: hành khí, phá huyết, tiêu tích, hoá trệ. Chủ trị: ung thư cổ tử cung, ruột, dạ dày. Liều dùng:6-12g, nấu uống.
*Hải tảo: Còn gọi là rong biển. Tên khoa học Sargassum, Herba Sargassi, thuộc họ Rong mơ Sargassaceae. Thành phần hoá học gồm có muối vô cơ chứa nhiều iod, asen, kali, lipid, protein và rất giàu algin hay acid alginic. Tác dụng: tiêu đờm, nhuyễn kiên (làm mềm chất rắn), tiết nhiệt, lợi thuỷ. Chủ trị: bướu cổ, thuỷ thũng, ung thư kết khối rắn trong nội tạng. Liều dùng: 6-12g, nấu uống.
* Côn bố: Còn gọi là hải đới, nga chưởng thái, tên khoa học laminaria Japonica, thuộc họ Côn bố laminariaceae. Thành phần hoá học gồm có hydrate carbon, trong đó chủ yếu là chất lagin, lactozan và pentozan, vitanmin, protein và chất béo, ido, kali, Fe, Calcium. Tác dụng: làm mềm chổ cứng rắn, tích tụ. Chủ trị: ung thư kết khối rắn trong nội tạng. Liều dùng: 6-12g, nấu uống.
*Bạch hoa xà thiệt thảo: còn gội bòi ngài bò, cỏ lưỡi rắn. Tên khoa họcoldenlandia diffusa, thuộc họ rubiaceae. Thành phần hoá học chưa được nghiên cứu và phân tích. Tác dụng: theo kinh nghiệm y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, phá ứ tích. Chủ trị: các loại nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm họng, viêm amidan, viêm ruột thừa, viêm khí quản, viêm thanh quản, các loại ung thư sưng cứng, viêm gan vàng da hoặc không vàng da, mụn nhọt, sưng tấy. Liều dùng: 30-60g, nấu uống.
*Bán chi liên: Còn nhiều tên khác như Nha loát thảo, Hàn tính thảo, Tinh dầu thảo, Hiệp diệp. Tên khoa học scutellaria barbata, thuộc họ labiatae. Thành phần hoá học chưa có tài liệu nghiên cứu.Tác dụng: thanh nhiệt giải độc. Chủ trị: tiêu viêm, giảm đau, kháng ung tư, cải thiện tế bào bị huỷ hoại, viêm ruột thừa, viêm gan, xơ gan, chai gan, bị chấn thương ứ huyết. Liều dùng: 15-30g, nấu uống (thường dùng chung với vị Bạch hoa xà thiệt thảo).
*Bồ công anh bắc hay bồ công anh Trung Quốc: Còn khoảng 25 tên khác như Hoàng hoa địa đinh, Nã chấp thảo, Phù công anh, Thiệu kim thảo, Bạch cổ đinh, Thạnh trường sinh, Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Nhĩ ban thảo, Bột cô anh ... Tên khoa học: Taraxacum Officinal, thuộc họ Cúc asteraceae (cần phân biệt với Bồ công anh Việt Nam, tên khoa học Lacetuca Indica cũng thuộc họ Cúc asteraceae). Thành phần hoá học có inozitola, Asparagin, men Tyrosinaza, xanthophyl, Inulin, Saccarosa, Glucosa, chất nhựa, chất đắng, nhiều vitamin B và C. Tác dụng: giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, tán kết, thông sữa, lợi tiểu. Chủ trị: sưng vú, tắc tia sữa, sưng hạch, kết hạch, ung nhọt. Liều dùng: 4-12g, đôi khi dùng tới 15-25g, nấu uống.
Loại trấn thống, bài nùng, khử uế (giảm đau, tiêu mủ, khử mùi hôi thối).
*Diên hồ sách: Còn nhiều tên khác như Huyền hồ sách, Nguyên hồ sách, Khuê nguyên hồ, Sanh diên hồ, Vũ hồ sách, Trích kim noãn. Tên khoa học Corydalis ambigua, thuộc họ thuốc phiện Papaveraceae. Thành phần hoá học gồm các chất corydalin, dehydrocorydalin, protopin, corybulbin. Tác dụng: hoạt huyết, tán ứ, lợi khí, giảm đau. Chủ trị: Đau bụng, đau vùng tim, đau nhức do chấn thương, đau bụng kinh,kết khối trong bụng. Liều dùng: 6-12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên.
*Trầm hương: Còn gọi là Kỳ nam, trà hương, gió bầu. Tên khoa học Aquilaria agallocha, thuộc họ Trầm Thymelacaceae. Thành phần hoá học có acid cinnamic, tinh dầu, trong đó gồm chất benzylacetone, methoxybenzylacetone và terpene alcohol. Tác dụng: giáng khí nạp thận, bình can, tráng nguyên dương. Chủ trị: giảm đau, trấn tỉnh, các chứng unh thư đau nhức, chướng bụng. Liều dùng: 2-4g thuốc bột hay mài ra nước uống, ngâm rượu (không nấu).
*Nhũ hương (Mastic hay Olibaum): Là chất nhựa thu được từ giống cây ngũ hương. Tên khoa học Pistacia lenticus, thuộc họ Đào lộn hột (miền Nam Việt Nam gọi là cây điều) Anacardiaceae. Thành phần hoá học gồm có khoảng 90% hỗn hợp acid masticic, acid masticolic, terpene, tinh dầu mùi long não. Tác dụng: chất keo của nhũ hương giúp giữ mặt ngoài ngưng ứa nước hay nung mủ. Chủ trị: ung thư phá miệng, làm mủ, chảy nước hôi thối. Uống vào có công năng gia tăng bạch huyết cầu để bài nùng, tiêu thủng. Liều dùng:6-12g.
*Một dược (Myrrha hay Myrrhe): Là chất gôm nhựa tríc từu giống cây Commiphora momol hay Commiphora abyssinica, thuộc họ Trám Burseraceae. Thành phần hoá học có khoảng 28-40% nhựa và tinh dầu, 61% chất gôm và ít chất đắng. Trong tinh dầu có acid acetic, acid panmitic, aldehyde cumenic, eugenol, limonene, pinene, terpene và dipentene. Tác dụng: hoạt huyết, trấn thông, tiêu thũng. Chủ trị: ung thư tử cung, dạ dày, gan sưng đau. Liều dùng:6-12g.
*An tức hương: Còn có tên cây bồ đề, cánh kiến trắng, benzoin. Tên khoa học Styrax tonkinense, thuộc họ Bồ đề Styracaceae. Thành phần hoá học gồm có coniferyla benzoate, benzoic acid, cinnamic acid, vanillin và tinh dầu. Tác dụng: hành khí, hoạt huyết, trừ uế khí, khai khiếu, đau bụng, làm lành vết thương. Chủ trị: ngừa ung thư phá miệng gây mũ, hư hoại, trấn tĩnh thần kinh, ngủ ngon. Liều dung:3-4g.
*Bạch phàn: Còn gọi là Khô phàn, minh phàn, phèn chua. Tên khoa học Alumen. Thành phần hoá học gồm muối aluminum sulfate và kalium. Tác dụng: giải độc, sát trùng, bài nùng. Chủ trị: cầm máu, tiêu mủ, gom miệng vết thương. Liều dùng:3-6g.
*Bằng sa: Còn gọi là bồng sa, nguyệt thạch, hàn the. Tên khoa học Borax. Thành phần hoá học gồm borate natri hay tetraborate natri và boric acid. Tác dụng: bài nùng, tiêu độc, khử uế, tiêu thủng. Chủ trị: dùng ngoài cho tất cả chứng ung thư bị phá miệng, làm mủ. Liều dùng: 2-4g.
*Xạ hương: Còn có tên Nguyên thốn hương, lạp tử, hươu xạ. Tên khoa học Moschus moschiferus, thuộc họ Hươu Cervidae, nguyên là túi xạ nằm trong bụng con cầy hương. Thành phần hoá học chứa cholesterin, chất béo, muối calci, amoniac và một chất tinh dầu chủ yếu là cetone mang tên muscon, có mùi thơm rất đặc trưng. Tác dụng: trấn kinh, thông khiếu, ngừa mùi hôi. Chủ trị: ung thư làm mủ bốc mùi hôi. Liều dùng:1-2g.
*Trân châu phấn: Còn gọi là Ngọc châu, bạng châu, trân châu (Pearl), là hạt ngọc nằm trong thân nhiều loài trai như trai Pteria martensii, thuộc họ Trân châu Aviculidae hay Pteridae. Thành phần hoá học chứa khoảng 90-92% carbonate calci và một số hoạt chất chưa rõ. Tác dụng: tán uất, tẩy uế, giải độc, làm đẹp nhan sắc. Chủ trị: tất cả chứng ung thư pha miệng, nung mủ, ung thối. Liều dùng: 0.3-0.8g dạng thuốc bột.
*Tô hạp hương: Còn gọi là Tô hạp du, là nhựa dầu lấy từ cây Tô hạp, tên khoa học Liquidambar orientalis, thuộc họ Sau sau Hamamelidaceae. Thành phần hoá học nằm trong chất nhựa là cồn resitanola và cinnamic acid, tinh dầu chủ yếu gồm chất styrene. Tác dụng: tan uất, ngừa thối, thông khiếu sát trùng, lên da non. Chủ trị: các chứng ung thư phá miệng, nung mủ, hư hoại. Liều dùng: 0.1-0.5g thuốc bột hoặc 5-10 giọt tinh dầu lỏng.
Loại bổ dưỡng, tăng sức:
Gồm có: Hoàng kỳ, Nhân sâm, Lộc nhung, Lộc giác giao, Đương qui, Nhục quế, Lộc thai, Nhục thung dung, Bạch truật, Hà thủ ô, Tử hà xa, Qui bản, Kê nội kim, Phục linh, Thần khúc, Uất kim, Tuyền phục hoa, Bạch giới tử, Sinh địa, Thục địa...
Căn cứ tình trạng sức khoẻ từng bệnh nhân, thầy thuốc chọn lựa vị thuốc và ấn định liều lượng để đối chứng lập phương cho thích hợp.
c. Dinh dưỡng trị liệu:
Khi bệnh ung thư vào giai đoạn di can hay phá miệng, bệnh nhân bị suy nhược rất nặng, không thiết gì ăn uống. Cần phải bồi bổ cho đủ chất dinh dưỡng để cải thiện tế bào lành mạnh, nâng cao hệ miễn nhiễm mới mong kềm hãm hoặc tiêu trừ được bệnh. Sau đây là một số thực phẩm có ích cho người bị bệnh ung thư:
- Canh phụ tử thịt dê: Thục phụ tử 120g, Thịt dê 240g. Cho nước vào nấu thật chín, lấy nước uống từ từ. Công hiệu: Có khả năng kềm chế mức phát triển khối ung thư mới thành hình (thời kỳ thứ nhất), cải thiện năng lực nội sinh, giúp dễ tiêu hoá, gia tăng sức khoẻ.
- Canh gừng tươi thịt gà: Gừng non 60g, Đương quy 12g, Gà giò 500g. Cho nước vào nấu thành canh, ăn cái, uống nước. Công hiệu: Bồi bổ sức khoẻ, gia tăng khí huyết cho nhưũng người bệnh ăn uống kém, cơ thể gầy ốm, dễ tiêu hoá.
- Cháo ngọc mễ thịt gà: Gạo non 60g, Côn bố 6g, Gà giò 240g, Gừng non 30g. Cho nước vào nấu thành cháo ăn dần. Công hiệu: Đối với các bệnh ung thư thực quản, tuyến nước bọt, bướu cổ, có khả năng tiêu trừ khối ung thư vừa chống suy nhược cơ thể.
- Cháo ngọc mễ củ ấu: Gạo ngon 1 phần, ruột củ ấu 1 phần. Nấu thành cháo ăn. Công hiệu: giúp cải thiện sức khoẻ cho các bệnh ung thư lưỡi, tử cung. Mỗi sáng sớm ăn 1 bát cháo, có kếy quả rất tốt.
- Súp bảo mệnh: Rau sam (mã sĩ hiện) 200g, cà tím 200g. Cho nước vapò nấu thành súp uống. Công hiệu: Phàm bệnh ung thưu trong tạng phủ, dùng thứuc ăn này sẽ gia tăng tác dụng chống độc, thúc đẩy việc tiêu hoá, chế ngự sự phát triển của khối u.
- Canh cật gà hải đới: Cật gà 4 cặp, Hải đới (rong biển) 30g, Gừng non 30g. Cho nước vào nấu thành canh uống. Công hiệu: Làm mềm mạch máu, kềm hãm khối ung thư, giúp ăn ngon miệng, gia tăng sức khoẻ.
d. Ngoại dụng trị liệu:
Là phương pháp dùng dược liệu thoa, đắp, dan lên ngoài da giúp kích thích máu lưu thông nhiều hơn, cải thiện chỗ bị bệnh, phục hoạt tế bào lành mạnh, giảm đau, khai uất, phân giải chất độc, làm tiêu mòn tế bào ung thư.
-Thuốc đắp: "Tiêu thủng cao" gồm các vị: Thương lục 15g, Tử kinh bì 9g, Sinh nam tinh 6g, Bạch cập 12g, Tạo giác thích 6g, Thảo ô 6g.
+Cách chế: Các vị thuốc trên đem tán bột mịn, mỗi lần đung 1-2 muỗng canh bột thuốc trộn với nước sôi cho sền sệt rồi đắp lên chỗ đau. Cứ 10 tiếng đồng hồ thì thay thuốc khác.
+Chủ trị: Khối ung thư mới phát, chẳng đau, chẳng đỏ mà cứng.
+Công hiệu: Làm cho mềm khối u, tan uất, phân giải chất độc, cải thiện tuần hoàn và đân dần tiêu trừ khối ung thư.
-Thuốc dán số 1: "Triệu Thị nhuyễn cao" gồm các vị: Côn bố, Xuyên sơn giáp, Thương lục, Tam lăng, Nhũ hương, Một dược, Tạo giác thích, Xuyên ô, Thiềm tô (mủ cóc) hòa rượu, Xạ hương, Băng phiến, Hương du, Sáp ong trắng.
+Cách chế: Đem nấu các vị thuốc trên (trừ Băng phiến, Xạ hương, Hương du và Sáp trắng), gạn lọc 2 lần nước cốt rồi cô đặc cho kẹo như mật ong, lúc nầy mới cho Hương du, Băng phiến, Sáp trắng lần lượt cho vào quấy tan đều và ch Xạ hương vào sau chót. Xong, rót vào một cái lọ miệng rộng, đậy kín nắp. Khi dùng, phết lên giấy dán vào chỗ đau. Nếu ung thư vỡ miệng thì dán chung quanh, chừa chỗ lỡ loét ra.
+Chủ trị: Ung thư ở giai đoạn gây đau nhức, sắp phá miệng hoặc đã phá miệng.
+Công hiệu: Hết đau, hết sưng, tan uất, giải độc, làm cho mềm khối ung thư.
-Thuốc dán số 2: "Ung thư dược cao" gồm các vị: Tam lăng 2,400g (2kg400), Xuyên sơn giáp 1,440g (1kg440), Hương phụ 1,440g, Diên hồ sách 1,440g, Xuyên khung 60g, Phụ tử 60g, Tử kinh bì 60g, Quan chế 60g, Thảo ô 60g, Xuyên ô 60g, Địa long 60g, Bạch cương tằm 60g, Xích thược 60g, Đại hoàng 60g, Đương qui 60g, Bạch chỉ 60g, Bạch cập 60g, Bạch liễm 60g, Xạ hương 30g, A nguỳ 30g, Tục đoạn 30g, Phòng phong 30g, Ma hoàng 30g, Ngũ linh chi 30g, Mộc hương 30g, Trầm hương 30g, Thiềm tô 03g, Tô hạp du 1,920g (1kg920).
+Cách chế: Trước hết, dùng 10 cân (=4,800g hay 4kh800) dầu cải đổ vào 1 cái chảo hay nồi to, cho Tam lăng vào đun sôi, chờ thuốc cháy khét thì vớt xác bỏ ra. Tắt lửa, qua ngày hôm sau, lần lượt cho từng vị thuốc còn lại vào nấu chung với dầu cải (trừ vih Xạ hương, Nhũ hương, Một dược, Tô hạp du) và cũng vớt xác khi cháy khét như Tam lăng. Lại tắt lửa cho nguội thuốc. Sang ngày hôm sau nữa, đem cân lại dầu thuốc cho chính xác rồi đun lửa nấu tiếp. Cứ 480g dầu thì thêm vào 210g Hoàng đơn (đã sao chín), quấy đều cho đến khi đặc quánh nhưu mật ong là được. Sau cùng, cho Xạ hương, Nhũ hương, Một dược (giã nhuyễn) và Tô hạp du vào quấy đều. Rót vào một cái lọ thuỷ tinh, cất trong tủ lạnh chờ ba ngày sau thì dùng được. Khi dung, phết lên vải một lớp thuốc mỏng, hưo lửa cho chảy ra và dán vào khối ung thư hay chỗ đau.
+ Chủ trị: Ung thư não, ung thư vú, hàm mặt, ung thư hạch bạch huyết, cổ, dạ dày, gan, phổi, thực quản, ruột già, da, xương, phúc mạc, tử cung
+ Công hiệu: Cải thiện tổ chức tế bào tại nơi bị bệnh, thúc đảy máu lưu thông nhiều hơn, thay cũ đổi mới, chống đau nhức, làm mềm dần khối ung thư và cuối cùng là tiêu khối u.
-Thuốc rắc: "Trân châu tán" gồm các vị : Trân châu phấn 9g, Bằng sa 6g, Nhũ hương 3g, Một dược 3g, Minh phàn 3g, Hoa mai băng phiến 1.5g.
+Cách chế: Hợp lại đem tán thật mịn, cất vào lọ sạch. Mỗi lần dùng, xúc một ít bột rắc lên vết thương đã rửa sạch và chùi khô mủ.
+Chủ trị: Khối ung thư đã vỡ miệng, phá miệng làm mủ.
+Công hiệu: Giải độc, cầm máu, bài nùng (khử mủ), giảm đau, sinh da thịt mới.
-Thuốc rượu: "Tiêu ung thư tửu" gồm các vị: Xuyên sơn giáp 12g, Hương phụ 12g, Diên hồ sách 12g, Côn bố 12g, Tạo giác thích 12g, Tam lăng 12g, Tử kinh bì 6g, Xuyên điền thất 6g, Đương qui vĩ 3g, Xuyên ô 3g, Ma hoàng 3g, Thiềm tô 0.3g.
+Cách chế: Ngâm với 1 lít rượu nếp ngon trong vòng 3-4 tuần lễ là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần nửa ly nhỏ. Có thể dùng thuốc rượu thoa lên khối u cũng tốt.
+Chủ trị: Tất cả khối u mới hình thành.
+Công hiệu: Gia tăng hệ tuần hoàn, tiêu độc, thay cũ đổi mới, làm tiêu dần khối u.
e. Tạng khi trị liệu:
Là pháp dùng tạng phủ của loài vật để bổ sung cho tạng phủ của con người dựa theo nguyên tắc "ăn gan bổ gan, ăn thận bổ thận". Khoa học chứng minh rằng hormone, huyết dịch, các cơ quan nội tạng giữa loài người và loài vật có một số tương đồng về cấu trúc nên con người có thể sử dụng tạng phủ loài vật để bù đắp khi bị hao hụt hoặc suy nhược.
-Tử hà xa (rau thai), tử cung vịt: Bồi bổ cho người bị bệnh ung thư tử cung.
- Gan dê, gan rái cá: Bồi bổ cho người bị bệnh ung thư gan, xơ gan, sưng gan.
- Hải cẩu thận, cật gà: Bồi bổ cho người bị ung thư thận, bại thận, liệt dương.
- Lá mía heo: Bồi bổ cho người bị ung thư tuỵ tạng, bị tiểu đường.
- Kê nội kim (màng mề gà): Giúp cho người bị ung thư dạ dày, viên loét dạ dày ăn không tiêu, đau bụng, ợ hơi, nuốt chua.
- Óc khỉ, óc heo: Bồi bổ cho người bị ung thư não hay màng não.
- Hổ cốt: Giúp cải thiện hệ thống xương cho người bị ung thư xương.
f. Kháng độc trị liệu
Nhiều thầy thuốc Đông Y nhận định rằng khối ung thư cứng rắn, bên trong chứa đầy độc tố, những loại thuốc bình thường rất khó tiêu huỷ chúng nên phải ứng dụng phương pháp "độc tố đồng tính" để kháng độc, tức là "lấy độc trị độc" mới có kết quả.
Trịnh Phong Tiều, một danh y chuyên khoa ung thư của Trung Quốc, đã đề xuất một số dược liệu đây sau để trị ung thư:
-Mã bảo: Nguyên là một khối ung thư kết tụ trong nội tạng của loài ngựa. Vùng Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng có rất nhiều ngựa và thường được thả rong trên thảo nguyên. Quanh năm bầy ngựa này uống nước suối, nước sông có chứa chất phosphoric acid, sodium và magnesium khiến cho bộ tiêu hoá bị kích thích âm thầm, lâu dần chất calcium phosphate kết khói lại thành đá. Nhiều con ngựa bị khối u bướu chẹn tắt dạ dày, ruột hoặc thực quản, khiến chúng đau đớn phát cuồng chạy loạn trên đồng cỏ. Người chăn nuôi biết ngựa đã có chứa "Mã bảo" hay "Mã bửu", liền giết chúng để thu lấy khối đá ung thư.
Mã bảo hình dáng không đều, to thì bằng cỡ trứng ngỗng, nhỏ ước chừng ngón tay, cứng như đá, màu trắng hơi xanh, khi cắt ra thấy vô số tầng lớpvật chất xếp lên nhau, màu sắc lẫn lộn. Thành phần hoá học có carbonic acid, calcium carbonate, phosphoric acid, magnesium, potassium và một vài thành phần vô cơ khác.
Phương trị: "Ung thư mã bảo tán".
+Mã bảo - Ngưu hoàng - Trân châu phấn - Trầm hương - Hổ phách - Nhũ hương - Một dược - Lỗ sa (bismuth). Liều lượng do thầy thuốc quyết dịnh.
+Tác dụng: Gia tăng sức đề kháng, bài trừ chất độc, cait thiện tế bào lành mạnh, yên định thần kinh, tan ứ, tiêu ung thư.
+Chủ trị: Ung thư chưa vỡ miệng hoặc đã phá miệng mà gây đau nhức đều dùng được.
+Liều dùng: Bệnh nhẹ ngày uống 2 lần, nặng 3 lần, mỗi lần 2-3g.
Sách "Bant Thảo Cương Mục" ghi rằng: "Mã bảo có công hiệu trị ghẻ độc, bệnh ế ách (ăn vào ói ra), bệnh ung thư". Điều này chứng minh Mã bảo có khả năng phân huỷ khối ung thư đồng thời gia tăng kháng thể, đã thực nghiệm nhiều năm tại các bệnh viện Đông Y Trung Quốc và thu được thành công trên 65-70%.
- Cẩu bảo: Là khối vạt chất kết thành đá rắn trong cơ thể của loài chó khi tuổi đã già. Cách dùng tương tự như Mã bảo.
- Tịch thạch: Là khối vật chất kết thnhf đá rắn trong cơ thể con người. Ngọc Xá Lợi cũng là một loại Tịch thạch. Cách dùng tương tự như Mã bảo.
- Hầu táo: Là khối vật chất kết thành đá rắn trong cơ thể loài vượn, khỉ.
g. Dược cứu trị liệu:
Là phương pháp dùng vị ngải diệp cuộn lại thành cây thuốc hoặc đặt thuốc lên chỗ đau mà đốt nóng để trị bệnh. Đông Y đã dùng khoa châm cứu trị bệnh cách đây 3-4 nghìn năm, bất luận bệnh bạo phát hay kinh niên, hoãn hay cấp, ngoại cảm hay nội thương cũng đều có phương pháp rõ ràng, công hiệu chắc chắn.
Dùng phép cứu đốt để điều trị ung thư rất tốt, vì cơ thể suy nhược và bị kích thích liên tục là hai nguyên nhân dẫn tới việc tạo thành khối u; sau khi được kích thích bằng nhiệt lượng kháng thể sẽ gia tăng, lượng bạch huyết cầu có thể tăng gấp đôi, máu lưu thông nhiều hơn trong khi khối u teo nhỏ lại và tan dần.
Pháp chế thuốc cứu:
+ Công thức: Ngải diệp non, phơi khô 90g, Thạch lưu hoàng 3g, Xạ hương 3g, Xuyên sơn giáp (sao chín) 3g, Tạo thích giác 3g, Nhũ hương 3g, Một dược 3g.
+Cách chế và sử dụng: Đem 7 vị thuốc kê trên tán mịn như bột, bỏ vào hộp kín dùng dần. Có 2 cách dùng: Hoặc là lấy giấy bản cuộn thuốc cứu lại từng cây như điếu thuốc lá, hoặc vo tròn từng cục nhỏ bằng đầu đũa ăn rồi đốt cho cháy lên. Pháp cứu cũng có 2 dạng: Trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là cho mồi ngải cứu đặt sát lên da. Gián tiếp là lót 1 lát tỏi hay gừng tươi lên da rồi mới đặt mồi ngải cứu lên trên.
+ Cách cứu đốt gián tiếp đúng nhất: Trứoc tiên, bôi một lớp mỏng "Ung thư tiêu thủng cao" lên khối u. Xong cắt một lát mỏng gừng tươi hoặc tỏi tươi, khoét một lỗ nhỏ ở giữa, ép nhẹ mồi ngải vào lỗ đó rồi đặt lát gừng lên khối u. Đốt mồi ngải cho cháy từ từ, đến khi nào mồi ngải tàn thì thay cái khác. Mỗi vị trí cứu đốt từ 5-7 mồi.
+ Cấm kỵ: Không cứu đốt trên mặt, không cứu đốt tại một số vị trí trọng yếu có ghi rõ trong sách châm cứu học, quá suy nhược, phụ nữ mang thai, đói kiệt sức.
Tác dụng của thuốc cứu:
+ Với hoả nhiệt khoảng 45 độ C, da nơi cứu đốt sẽ ủng đỉ thành cuồng do tụ huyết.
+ Nếu nhiệt lực lên đến 50 độ C, da bị bỏng, phồng lên vì bên trong có nước.
+ Nhiệt cao đến 60 độ C, khu vực da cứu đốt bị hư hoại, ăn sâu tới lớp thượng bì.
+ Theo nhận xét của các nhà nghiên cứu, việc nhiệt lực của thuốc cứu làm hư hoại da hoặc mô cơ đã mang lại kết quả trị ung thư rất tích cực, vùng da bị hư hỏng càng to thì công hiệu càng nhiều. Phàm sau khi cứu đốt, vết bỏng ban đầu hiện màu đỏ thẫm, vài ngày sau thì biến thành trắng xám hoặc trắng nhạt, cho dù cháy bỏng cũng lành, không sợ lây nhiễm.
+ Nếu cắt lấy một chút mô soi lên kính hiển vi sẽ thấy phần ngoài hoàn toàn bị phá hoại nhưng thần kinh tri giác chỉ tạm thời tê dại và hồi phục 5-7 ngày sau đó. Mô, tế bào mới tái tạo rất nhanh, huyết quản cũng hoạt động mạnh hơn trước. Kết quả này là nhờ dược cứu kích thích hệ thống kháng nguyên, gia tăng bạch huyết cầu nơi có bệnh. xúc tiến việc thay cũ đổi mới thì khối ung thư bắt buộc phải teo dần và tan biến đi.
+Bác sĩ Đào Lương Trinh và Bác sĩ Lỗ Bùi Nhiên thuộc Viện Đại Học phóng xạ Cửu Chân Trung Quốc đưa ra bản phân tích: "Ngải cứu làm cho tế bào nơi đốt biến tính, sản sinh nguồn bạch huyết cầu. Chỗ phát sưng càng lớn sức kích thích càng mạnh, vừa phân huỷ mầm bệnh vừa tái tạo huyết dịch, gia tăng sức đề kháng toàn thân".
+Giáo sư Cung Nhập thuộc khoa huyết học Viện nghiên cứu ung thư Thượng Hải Trung Quốc cũng có nhận xét: "Ngải cứu đốt trên da, so với X-ray và Radiation, hiệu lực như nhau, Chỉ khác một điểm là ngải cứu chẳng những không làm tổn hại sức khoẻ mà còn tăng lực".
+ Hợp cốc: Trị ung thư mũi, não, thực quản, hàm, lưỡi, môi,cánh tay. Liều dùng: cứu từ 2-3 mồi ngải.
+ Thủ tam lý: Trị ung thư dạ dày, gan, ruột, phổi, hàm, cổ, bạch huyết. Liều dùng: cứu 2-4 mồi ngải.
+ Khúc trì: Trị ung thư dạ dày, ruột, da. Liều dùng: cứu 3-4 mồi ngải.
+ Túc tam lý: Trị ung thue nội tạng, phổi, dạ dày, gan, ruột, vú, hàm, cổ, bạch huyết cầu. Liều dùng: cứu 3-4 mồi ngải.
+ Bách hội: Trị ung thư não, thần kinh, hàm, bạch huyết cầu, mũi, lưỡi, cổ. Liều dùng: cứu 1-2 mồi ngải.
+ Phế du: Trị ung thư phổi. Liều dùng: cứu 1-2 mồi ngải.
+ Tâm du: Trị ung thư thần kinh, gan, phổi, động mạch, tĩnh mạch, hàm. Liều dùng: cứu 2-3 mồi ngải.
+ Cách du: Trị ung thư vùng xương chậu, thực quản, phổi, dạ dày, ruột. Liều dùng: cứu 2-4 mồi ngải.
+ Can du: Trị ung thư gan, tuỵ tạng, ống dẫn mật, dạ dày. Liều dùng: cứu 2-4 mồi ngải.
+Vị du: Trị ung thư dạ dày, lá lách, hố chậu, ruột. Liều dùng: cứu 2-3 mồi.
+Thận du: Trị ung thư thận, thần kinh, dạ dày, gan. Liều dùng: cứu 2-4 mồi ngải.
+Đại trường du: Trị ung thư ruột, thập nhị chỉ tràng, ruột già, ruột non, bàng quang, thận, thần kinh. Liều dùng: cứu 2-4 mồi ngải.
+Kiên tĩnh: Trị ung thư bạch huyết, hàm, cánh tay, da, thần kinh, cổ, mũi, não. Liều dùng: cứu 2-4 mồi ngải.
+Trung cực: Trị ung thư dạ dày, gan, ruột, bàng quang, tử cung. Liều dùng: cứu 2-4 mồi ngải.
+Đan điền: Trị ung thư tử cung, thận, ruột, bàng quang. Liều dùng: 2-4 mồi ngải.
+Quan nguyên: Trị ung thư tử cung, ruột, dạ dày, gan, bàng quang, ruột già, bộ sinh dục. Liều dùng: cứu 2-4 mồi ngải.
Ghi chú: Muốn biết vị trí các huyệt đạo, cần tham khảo thêm sách Châm cứu học.
F. CÁC LOẠI UNG THƯ - ĐIỀU TRỊ
1. UNG THƯ DA (Skin Cancer)
Ung thư nói chung, ung thư da nói riêng, Y Học hiện đại lập rieng một phân khoa chuyên nghiên cứu và điều trị. Trong khi đó, Đông Y Học không có mấy kinh nghiệm cũng như sách, tài liệu nói về ung thư và ung thư da. Bởi thế, trong vòng 40 năm trở lại đây, Trung Y đã thành lập nhiều trung tâm, bệnh viện chuyên nghiên cứu và điều trị ung thư bằng Đông dược. Kết quả, các thầy thuốc y học cổ truyền đã phát hiện được khá nhiều loại dược thảo có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, tiêu trừ khối u một cách hoà bình; đồng thời còn giúp gia tăng hệ thống miễn nhiễm, giảm mức tác hại do Y học hiện đại điều trị bằng phương pháp phẫu thuật (surgery), xạ trị (radiation) hay hoá trị (chemotherapy).
Nguyên nhân:
Theo Tiến sĩ Linda Page Hoa Kỳ, ung thưu da là thưu bệnh dịh tuyên chiến trong mọi thời đại. Cứ mỗi 3 bệnh ung thư được xác nhận có 1 ung thư da. Chúng gia tăng rất nhanh, mỗi năm tai Hoa Kỳ có thêm 800,000 ca mới và sát hại khoảng 10,000 người. Trên 90% ung thư da là do tia tử ngoại B và C (ultraviolet-B and ultraviolet-C radiation) trong ánh nắng mặt trời tác động thường trực lên da làm thay đổi cấu trúc DNA của tế bào da dẫn tới suy yếu hệ thống miễn nhiễm gây ung thư da. Nhựa than đá, chất creosote, radium, chủng tộc, tuổi tác và phái tính cũng là nguyên nhân tạo ra ung thư. Người da trắng, phái nam và trên 55 tuổi có tỷ lệ ung thư da nhất.
Các loại ung thư da: Có ba loại chính:
1. Ung thư biểu bid dạng tế bào có vảy (squamous cell carcinoma), phát triển nhanh nhất, có đặc điểm dễ nhận là nốt sần (papule) đỏ hoặc vết đốm (patch) giống như bệnh vảy nến (psoriasis) với lớp vảy cứng trên mặt da. Lâu dần, vết sần trở nên cứng và có nhiều cục u nhỏ (nodular). Trên mặt, môi và tai bệnh nhân có thể bị tổn thương.
2. Ung thư biểu bì dạng tế bào đáy (Basal cell carcinoma), ít nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến, không có hình thái di căn (matastasis), với đặc điểm là nhỏ, sáng bóng, cục u rắn chắc hoặc bị thương tổn bằng vết loét giống như chứng viêm da cục bộ (local dermatitis).
3. U hắc sắc tố ác tính (Malignant melanoma), là loại ung thư có rễ rất sâu, mọc lên từ một loại tế bào trông gióng như nốt ruồi (mole). Đây là thứ ung thư cực độc, trầm trọng, nguy hiểm đến tính mạng vì nó có thể di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là hạch bạch huyết (lymphnodes). Dấu hiệu đầu tiên của u hắc sắc tố trông giống như một vết tàng nhang hoặc nót ruồi. Dấu hiệu đáng chú ý là ngứa, nhạy cảm đau, hoá cứng hoặc bất kỳ sự thay đổi nào về kích thước và màu sắc trên nuốt ruồi. Nếu khám phá sớm, 95-100% trường hợp có thể chữa lành.
Trạng chứng: Thường phát sinh ở vùng mặt và cánh tay, ban đầu không đau không ngứa, lâu dần sưng cứng, ngày càng to cho đến khi chất độc vỡ ra mới thấy đau nhức. Có nhiều dạng ung thư da lở loét và khối u chồng chất lên nhau nhưu hình hoa sung.
Điều trị:
1. Ung thư tiêu thủng cao và Nội Tiêu Hoàn.
Giáo sư Trịnh Phong Tiều, Trung Quốc, đưa ra hai phương pháp:
a/. Ngoài bôi "Ung thư tiêu thủng cao" điều chế theo công thức:
Thương lục 20g, Bạch cập 16g, Tử kinh bì 12g, sanh Nam tinh 8g, Thảo ô 8g, Tạo giác thích 8g.
Cách chế: Tán nhuyễn các vị thuốc nêu trên, bỏ vào lọ dùng dần. Mỗi lần 1-2 muỗng canh bột thuốc, tuỳ khối u nhỏ hay to mà cân lượng cho thích hợp, trộn với nước sôi quấy đều cho sền sệt, nắn thành một cái bánh rồi đặt lên khối u lúc thuốc còn ấm. Cứ 10 tiếng đồng hồ thay thuốc một lần.
b/. Trong uông "Nội tiêu hoàn" với công thức:
Mã bảo, Cẩu bảo, Đương qui, Xuyên khung, Địa long, chế Mộc miết tử, Hắc cương, Ma hoàng, Tam lăng, Nga truật, Tam thất, Thục địa, Hà thủ ô, Thảo ô, Uất kim, Côn bố, Hải tảo, Hương phụ, Bạch giới tử, Tạo giác thích, Hắc sửu, Bạch sửu. Phân lượng do thầy thuốc chuyên khoa quyết định.
Cách chế: Đem tán bột mịn, vô viên capsule 500mg. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-4 viên capsules. Nếu ung thư vùng đầu, mặt thì uống với nước pha chút rượu nhạt để dẫn thuốc đi lên. Nếu bệnh ở vùng bụng và chân thì dùng 1 quả trứng gà, thêm chút đường, khuấy nước sôi uống với thuốc sẽ có hiệu quả mạnh hơn.
2. Hoxsey herbs: Là bài thuốc gia truyền do dòng họ Hoxsey chuyên nghề chăn nuôi ngựa ở Tiểu Bang Illinois Hoa Kỳ phổ biến vào năm 1840 nhân vụ mấy con ngựa bị chết vì ung thư ở chân và hằng chục con khác nhờ trị bằng một số vị dược thảo đặc biệt mà bình yên mạnh khoẻ. Thực tế, bài thuốc Hoxsey Herbs xuất xứ từ vùng Trung Mỹ Châu. Công thức gồm có 9 vị dược thảo, đã được Trung Tâm "Bio-Medical Center" ở Tijuana Mexico dùng điều trị ung thưu da rất hiệu nghiệm, tỷ lệ thành công đạt tới 80%.
Công thức: Red clover, Buckthorn bark, Burdock root, Stillingia root, Barberry bark, Chaparral, Licorice root, Prickly ash bark và Cascara amarga. Về sau, vị Cascara amarga được thay bằng Pau d'arco thì thấy hiệu quả tăng lên đáng kể. Không thấy ghi liều lượng.
Phân tích:
Red clover(Trifolium pratense): Còn có nhiều tên khác: Wild clover, beebread, cow clover, meadow clover, Missouri milk vetch, purple clover, trefoil. Red clover có nguồn gốc từ Châu Âu, cũng thấy mọc tại miền Bắc Hoa Kỳ. Thuộc loại cây thảo, cao từ 1-2 feet, lá có hình chân vịt, hoa màu đỏ tía.
Bộ phận dùng làm thuốc: Hoa
Thành phần hoá học: Biotin, choline, copper, coumarins, folic acid, glycosides, inositol, isoflavonoids, magnesium, manganese, pantothenic acid, selenium, bioflavonoids, zinc, vitamin A, B1, B2, B3, B6, B12 và C.
Tác dụng: Về căn bản, như một loại kháng sinh (antibiotic), ngăn chặn sự thèm ăn, lọc máu, làm êm dịu thần kinh, bị nhiễm trùng, bị HIV (AIDS), sưng phổi, viêm ruột, đau thận, đau gan, suy giảm miễn dịch, viêm da mãn tính, thay thế estrogen sau khi phụ nữ tắc kinh. Trên lâm sàng, Red clover kháng ung thư nhờ khả năng chống oxy-hoá (antioxidant) cao, ngăn chặn gốc tự do (free radicals) là nhân tố thúc đẩy ung thư phát triển, chống estrogen hoạt động, làm chậm lại sự tăng trưởng của một số bệnh ung thư và chặn đứng sự hình thành mạch máu mới tức là chống lại việc tạo mạch (anti-angiogenesis), như là biện pháp triệt đường sinh sản của tế bào ung thư.
Liều dùng: Ngâm 2 muỗng canh bột hoa Red clover trong nửa cốc nước sôi chứng 10 phút. Ngayd dùng từ 1 đến 1.5 cốc, có thể gia thêm chút mật ong.
Buckthorn bark (Rhamnus purshianus): Còn có nhiều tên khác: Cascara sagrada, California buckthorn, cascara, sacred bark, nhưng đừng nhầm với 2 loài Buckthorn mang tên khoa học Rhamnus frangula và Rhamnus cathrtica. Là một loại cây to, cao từ 15-25 feet, thấy xuất hiện trên vùng núi phía Bắc Hoa Kỳ, thân màu nâu đỏ và thường phủ bên ngoài bằng một lớp rêu xanh, lá xanh đậm hình trứng, hoa nhỏ màu xanh lục.
Bộ phận dùng làm thuốc: Vỏ cây.
Thành phần hoá học: Anthraquinones gồm chất frangulin và emodin, anthrones, anthranols, alkaloid, tannins và flavonoids.
Tác dụng: Là chất làm se da khi da bị rối loạn (như ung thư da) và là vị thuốc tẩy xổ rất tốt khi bị táo bón kinh niên. Ngoài ra còn dùng để trị sỏi mật (gallstoncs) và bệnh về gan.
Tuy nhiên theo lời khuyên của các nhà nghiên cứu, vỏ cây thu hoạch phải chờ ít nhất 1 nă sau dùng mới tốt.
Liều dùng:Ngâm một muỗng canh bột vỏ buckthom trong một cốc nước sôi chừng 1 giờ. Uống 1-2 cốc/ngày trước khi ăn hoặc lúc bụng đói. Nếu chiết xuất bằng cồn, ngày dùng 2 lần, mỗi lần 40-60 giọt pha với nước.
Burkdock root(Arctium lappa): Còn có nhiều tên khác: Bardana, clotbur, cocklebur, grass burbock, haidock, hareburr, hurrburr, turkey burrseed, burrseed, Đông dược gọi là Ngưu bàng căn (vỏ cây ngưu bàng). Ngưu bàng là một loại cây nhỡ, cao từ 1-1,5 mét, thuộc học Cúc Asteraceae, lá to rộng hình tim, chóp hoa màu hơi tím, tìm thấy ở miền Bắc Hoa Kỳ, Châu Âu và Trung Quốc nếu có cũng nhờ di thực và nuôi trồng để làm thuốc.
Bộ phận dùng làm thuốc: Vỏ, rể.
Thành phần hoá học:Rễ ngưu bàng chứa từ 57-70% inulin, 5-6% glucoza, một it chất béo, chất nhầy, chất đắng và muối kali. Một số nhà nghiên cứu Hoa Kỳ ghi nhận trong rễ ngưu bàng còn có: biotin, copper, iron, manganese, sulfur, tannins, zinc, vitamins B1, B6, B112, E.
Tác dụng:Về căn bản, có tác dụng lọc máu, phục hồi chức năng gan và mật, nâng cao hệ thống miễn nhiễm, làm lành vết thương trên da. Theo Dược sĩ Charles W.Fetrow và Juan R.Avila Hoa Kỳ, ngưu bàng căn còn cs nhiều công dụng. Trị ung thư, mụn trứng cá, viêm khớp, viêm loét miệng, cham, thống phong, trĩ, HIV (AIDS), sạn thận, đau đốt sống cùng, liệt dương ở nam giới, vảy nến, thấp khớp, viêm dây thần kinh hông, lọc máu, ung loét, hạ đường huyết, lợi tiểu.
Liều dùng:Ngày dùng 6-10g, sắc uống.
Stillingia root (Stillingia syvatica): Còn có nhiều tên khác: Cockup hat, marcory, Queen's delight, queen's root, silver leaf, yaw root. Tên khoa học Euphorbiaceae. Stillinggia là loại cây lưu niên, sống cằn cỗi như loài thông, thường thấy ở miền Đông Nam Hoa Kỳ, cao khoảng 2-4 feet (1,2 mét), lá không có cuống và dai như da, nhựa trắng đục như sữa, nhai có vị chát, hoa màu vàng.
Bộ phận dùng làm thuốc:Thân rễ ngâm dưới đất. Rễ còn tươi có tác dụng cao nhất.
Thành phần hoá học:Diterpenes, fixed oil, volatile oil, resin, tannins.
Tác dụng:Nhận trường nhẹ, lợi tiểu viêm cổ họng, gây nôn. đặc biệt dùng trị bệnh ngoài da với những rối loạn dai dẳng, ngứa da, bị bỏng, phát ban, chàm, lao hạch, bệnh trĩ, hoa liễu, chế ngự được cơn đau và ổ loét bằng thuỷ ngân. Nếu dùng liều cao, có thể nôn mửa và tiêu chảy.
Liều dùng:Nấu một muỗng canh rễ khô trong 1 cốc nước sôi, ngày uống 1 cốc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Barberry bark(Berberis vulgaris): Còn có nhiều tên khác: European barberry, jaundice berry, pepperidge, pepperidge bush, sowberry, Oregon grape. Thuộc họ khoa học Berberidaceae. Là loại cây mọc thành bụi, có gai, cao khoảng 10 feet (3mét), lá hình trứng, ngoài đuôi có điểm một viềm màu nâu nhạt, hoa nhỏ màu vàng, quả chín đỏ nhạt vào mùa thu. Barberry có nguồn gốc ở Châu Âu, được di thực trồng trong các vườn dược thảo vùng Đông Bắc Hoa Kỳ nhưng đôi khi cũng thấy ở vài Tiểu Bang miền Tây.
Bộ phận dùng làm thuốc:Vỏ, thân cây.
Thành phần hoá học:berberine, berbamine, berberrubine, columbamine, hydrastine, jatrorrhizine, manganese, oxycanthine, palmatine, vitanmin C. Chất berberine và berbamine có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh, riêng berberine còn giúp kích thích tăng tiết mật.
Tác dụng:Giảm nhịp tim, thở chậm, nới lỏng sự co thắt phế quản, da bị nhiễm trùng, kích thích nhu động ruột. Thực nghiệm chứng minh, các chất alkaloids chứa trong vỏ cây có khả năng ức chế ung thư phát triển (cancer - inhibiting), làm se da, viêm da mãn tính.
Liều dùng:Nửa hoặc 1 muỗng vỏ nấu với 1 cốc nước cho sôi trong 5 phút. Ngày 1 lần.
Chaparral(Larrea tridentata): Còn có nhiều tên khác: Creosote bush, greasewood, hediondilla. Thuộc họ khoa học Zygophyllaceae. Là một loại cây bụi, có gai, cao khoảng 6 feet (2 mét) với những lá nhỏ được phân chia rất đẹp. Chaparral được xem là một loại dược liệu cổ truyền của Hoa Kỳ, mọc rất nhiều ở những vùng sa mạc thuộc miền Tây Nam Hoa Kỳ và nước Mexico.
Bộ phận dùng làm thuốc:lá.
Thành phần hoá học:Cùng 12% resin và lignans, gồm chất nordihydroqquaiaretic acid, sodium, sulfur, zinc.
Tác dụng:Chaparral được dùng rộng rãi từ lâu tại Hoa Kỳ để trị tiêu chảy và đau dạ dày. Lá đắp lên vết thương ngoài da để hút sạch mủ, mau lành. Theo kinh nghiệm, chất đắng tron chaparral có tác dụng quét dọn gốc tự do, bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân có hại từ tia nắng mặt trời, rất tôt cho các bệnh viêm da, kháng u bướu và ung thư, giảm đau. Năm 1996, Hoa Kỳ cho công bố kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh rằng một số hoạt chất trong lá chaparral có khả năng kháng siêu HIV gây bệnh AIDS.
Những năm gần đây, Hoa Kỳ tiêu thụ lá chaparral trên 10 tấn/năm, làm thuốc trị bệnh thấp khớp, bệnh hoa liễu, nhiễm trùng đường tiểu, nhiều loại ung thư đặc biệt là bệnh bạch cầu hay ung thư máu (leukemia), ung thư thận, các loại viêm đa cấp tính và mãn tính.
Liều dùng:Chủ yếu dùng ngoài da. Uống phải cẩn thận, với liều cao và dùng lâu ngày có thể hư gan.
Licorice (Glycyrrhiza glabra)Còn có nhiều tên khác: Licorice root, sweet licorice, sweet root, tức là vị Cam thảo bên Đông dược, thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Đông dược dùng Cam thảo bắc với tên khoa học Glycyrrhiza uralensis có nguồn gốc từ Uran nên còn gọi là Cam thảo Châu Âu.
Đông Y gọi Cam thảo bắc bằng nhiều tên khác: Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo, Mỹ thảo, Mật thảo, Mật cam, Thảo thiệt, Linh thông, Diêm cam thảo, Phấn cam thảo. Chữ Glycyrrhiza, gồm 2 từ gốc Hy Lạp: Glycos là ngọt và riza là rễ, trong khi Đông Y gọi Cam thảo cũng có ý nghĩa tương tự: Cam là ngọt, thảo là cỏ, tức cỏ hay rễ có vị ngọt. Là loại cây lưu niên, cao khoảng 3 feet (1mét) có thân bò như dây leo, lá kép lông chim hình trứng, hoa mọc thành chùm màu xanh lơ hoặc tím.
Cam thảo bắc mọc hoang dã tại miền Đông Nam Châu Âu và Tây nam Á Châu. Tại Trung Quốc, Cam thảo bắc cũng là loại mọc hoang ở nhiều nơi nhưng phẩm chất tốt nhất ghi nhận ở vùng Nội Mông, kế đến ở Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Bắc, Hoa Bắc, Cam Túc, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang. Theo thống kê, Châu Âu, Hoa Kỳ và Á Châu là ba khu vực dùng Cam thảo bắc làm thuốc cao nhất thế giới.
Bộ phận dùng làm thuốc:Rễ hoặc thân rễ phơi khô.
Thành phần hoá học:Asparagine, biotin, choline, liquiritin, isoliquiritin, formononetin, bolysaccalides, phytosterols, coumarins, fat, folic acid, glycyrrhizin, inositol, gum, lecithin, manganexe, pantothenic acid, para - aminobenzoic acid, pentacylic terpenes, sugar, phosphorus, protein, yellow dye, vitamin B1,B2, B3, B6, E.
Tác dụng:Về cơ bản, Cam thảo có khả năng chống viêm, làm long đàm, thuốc làm dịu, kích thích tuyến thượng thận, thuốc nhuận trường nhẹ. Thực tiễn lâm sàng, Cam thảo có rất nhiều công dụng hữu ích: ruột già, giảm co thắt cơ trong chứng chuột rút hay vọp bẻ, làm tăng độ lỏng dịch nhầy trong phổi và khí quản, thúc đẩy chức năng tuyến thượng thận, có tác dụng tương tự như: kích thích tố estrogen và progesterone, làm thay đổi âm lượng hay giọng nói, kích thích sản xuất chất interferon, rối loạn do dị ứng, hen suyễn, bệnh khí thũng (emphysema) mệt mỏi kinh niên, chứng trầm uất, sốt, viêm siêu vi mụn rộp (herpes virus infection), chứng giảm glucoza huyết (hypoglycemia), viêm đường ruột. Đặc biệt chất glycyrrhizin trong Cam thảo có năng lực kích thích tự nhiên cơ chế bảo vệ, ngăn ngừa những vết loét thành hình trong đường tiêu hoá.
Y học hiện đại nghiên cứu về Cam thảo còn cho thấy:
* Tác nhân kích thích tuyến thượng thận:Chất glycyrrhizin, khi phân hủy trong đường ruột, trở thành một chất kháng viêm và trị viêm khớp tương tự như chất Hydrocortisone và các corticosteroid hormonse. Chúng kích thích sự sản xuất hormonse cho tuyến thượng thận và kìm hãm sự phân lập steroids ở gan và thận.
*Tác nhân trị bệnh mãn tính: Cuộc nghiên cứu về Cam thảo năm 1985 tại Nhật Bản ghi nhận hoạt chất glycyrrhizin trong Cam thảo có tác dụng trị bệnh Addison, viêm gan (hepatitis) và xơ gan (cirrhosis) tại Hoa Kỳ, nhiều cuộc khảo sát trong phòng thí nghiệm cho biết Cam thảo có nhiều đặc tính đa dạng về chất kích thích miễn nhiễm, có tác dụng trực tiếp kháng ung thư nhờ một khả năng kỳ diệu về việc phong bế tế bào ung thư, không cho lan toả.
* Tác nhân tiết xuất chất nhờn bảo vệ:Cam thảo làm giảm sự tiết xuất dịch vị nhưng lại sản xuất một lớp dày chất nhờn (mucus) nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày, tự nhiên biến thành một thứ thuốc kháng viêm thật đặc dụng.
Đông Y học, từ cổ xưa đã biết dùng Cam thảo để trị bệnh, có mặt trong hầu hết các bài thuốc cổ truyền. Theo kinh nghiệp Đông Y, Cam thảo có tác dụng thông suốt 12 kinh, ích khí, nhuận phế, hoà trung, giải độc, trị Tỳ vị, hư nhược, tân dịch kém, đau họng, ho khan, viêm hong, u nhọt sưng đau, tiểu buốt, xích bạch lỵ, nhũ ung, huyền ung (viêm cổ tử cung), bị trúng độc thức ăn. Sau đây là một số bài thuốc đơn giản có vị Cam thảo:
- Bổ trung ích khí: Cam thảo, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, mạch môn, Đại táo. Nấu uống hàng ngày. Trị chính khí suy, mệt nhọc, ăn kém, sa dạ dày, sa tử cung, sa ruột.
- Loét dạ dày tá tràng: Cam thảo 3- 4g/ngày chia làm ba lần. Uống liên tục 7-14 ngày rồi ngưng vài ngày để tránh phù nề.
- U nhọt sưng đau: Cam thảo, Kim ngân hoa, Địa đinh thảo, Cam cúc hoa, Hạ khô thảo, ích mẫu thảo, Sinh hoàng kỳ, Bối mẫu, Bạch cập, Bạch chỉ. Nấu uống.
- Viêm họng do phế nhiệt có đàm: Cam thảo, kiết cánh, A giao. Nấu uống.
- Trúng độc cua, cá, thuốc độc: Nấu 30g cam thảo uống, mửa ra được càng tốt.
Lưu ý:Theo một số nhà nghiên cứu y học hiện đại khuyến cáo, không nên dùng cam thảo trong thời gian mang thai, mắc bệnh tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp (glaucoma), bệnh tim, cao huyết áp, đau bụng kinh, có tiền sử bị tai biến mạch máu não (stroke). Đặc biệt, không nên dùng cam thảo liên tục quá 7 ngày vì có thể làm tăng huyết áp hoặc phù mặt, chân do ứ nước.
Liều dùng:Đông Y ấn định từ 2-30g/ngày tuỳ bệnh, trong khi y học hiện đại đưa ra quy định nghiêm ngặt hơn:
- 200-600mg/ngày cho bệnh viêm loét hệ thống tiêu hoá nhưng không dùng quá 4-6 tuần lễ. Nếu pha trà, liều dùng 2-4g với nửa cốc nước đun sôi trong 5 phút, ngày 3 lần sau bữa ăn.
- 100-520mg dạng capsules/ngày.
Prickly ash bark(Zanthoxylum americanum): Còn có nhiều tên khác: toothache bush, toothache tree, yellow wood, angelica tree, hercules' club northern prickly ash, southern pricaly ash, suterberry. Thuộc họ cam quýt rutaceae. Là loại cây bụi, cao từ 10-25 feet, thương mọc tại các vùng đất ẩm thấp ở nước Canada và Bắc Mỹ Châu, đặc biệt ở Virginia và Nebraska Hoa Kỳ. Lá hình trừng, mọc từng đôi, hoa nhỏ màu xanh pha vàng.
Bộ phận dùng làm thuốc:Vỏ cây.
Thành phần hóa học:Chelerythrine, herclavin, asarinin, neoherculin, tannins, resins, volatile oil.
Tác dụng: Làm giảm đau, nhức khớp xương, phát hãn (toát mồ hồi), sốt, đường ruột đầy hơi, kích thích tế bào, gia tăng nhu động ruột. Sở dĩ có tên toothache bush vì nhai vỏ ít lâu sẽ giảm cơn đau răng. Sau đây là một vài ứng dụng điển hình:
- Chữa răng đau: prickly ash được xem là một loại dược thảo vùng Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, dùng trị bệnh đau răng và bệnh thấp khớp (rheumatism).
Vỏ cây này đã được ghi vào Dược điển Hoa Kỳ từ năm 1820 đến 1926. Đến giữa thế kỷ XIX, Hoa Kỳ dùng prickly ash trị bệnh viêm khớp (arthritis).
- Chữa viêm khớp:Các nhà trồng dược thảo miền Tây Hoa Kỳ xác nhận prickly ashi là một dược liệu quan trọng trị bệnh thấp khớp và viêm khớp, thúc đẩy máu lưu thông, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng cứng khớp nhờ cung cấp dưỡng khí và chất bổ dưỡng đến chỗ có bệnh, tẩy độc cơ thể.
-Thông mạch: Prickly ash giúp cải thiện việc lưu thông huyết mạch đối với cả hai bệnh Raynaud và bệnh rũ cơ do động mạch tứ chi bị hẹp làm giảm khả năng cung cấp máu cho cơ bắp, nên bước đi tập tễnh, từ y học gọi là bệnh khập khễnh cách hồi (Intermittent claudication).
- Công dụng khác: Prickly ashcòn giúp làm giảm gas trong đường ruột, tiêu chảy, chân bị viêm loét và viêm vùng khung chậu.
Liều dùng:lường một muỗng canh 25g bột vỏ khô nấu với 1 cốc nước trong 5 phút. Uống ngày 3 lần. Nếu là cồn thuốc, 5-20 giọt trên ngày.
Với công thức dược liệu hỗn hợp nêu trên, Trung tâm Hary Hoxsey dùng điều trị Ung thư da và nhiều loại ung thư khác. Ngoài ra, còn cho dùng thêm sinh tố (vitamins), khoáng chất (minerals) và thực phẩm dinh dưỡng như một giải pháp bổ trợ nhằm gia tăng hiệu lực.
Kết quả: Theo hồ sơ bệnh án của Mildred Nelson, một nhà điều dưỡng làm việc lâu năm tại Trung tâm Harry Hoxsei chuyên khoa ung thư dạng u bạch huyết (lymphoma), u hắc sắc tố (melanoma) và ung thư da (skin cancer) báo cáo họ làm cuộc thử nghiệm bằng cách chia bệnh nhân ung thư làm 3 nhóm: Nhóm 1 điều trị bằng dược thảo, nhóm 2 -3 trị bằng phương pháp y học hiện đại. Sau 5 năm trị liệu, 80% bệnh nhân thuộc nhóm 1 sống khoẻ mạnh, khối ung thư nhỏ dần, hoặc biến mất trong khi 2 nhóm khác đều chết hết.
Liều dùng: Chiết xuất hoạt chất dạng sirup. Liều thông dụng: ngày uống 2-3 lần, mỗi lần một muỗng canh sirup.
2. UNG THƯ XƯƠNG (Bone Cancer)
Tổng quát:
Xương của con người là một vật liệu sống và phức tạp hơn những gì chúng ta thường nghĩ. Xương rất cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng đúng mức như các cơ qua khác. Ngoài những chứng bệnh làm ảnh hưởng đến xương như còi xương, gãy xương, xốp xương mà chúng ta thường thấy, còn có một bệnh diễn tiến âm thầm bên trong mô xương nhưng rất nguy hiểm, đó là ung thư xương.
Ung thư xương chiếm tỷ lệ thấp so với các loại ung thư khác. Một trong vài dạng ung thư xương tuy ít gặp nhưng rất đáng quan ngại là u xương (bone tumors)s, thuộc dạng sarcomas, chiếm tỷ lệ khoảng 1% trong số u ác tính nhưng là loại u xương ác tính nguyên phát (primary malignant bone tumors). Điều cần lưu ý là hầu hết u xương ác tính thuộc dạng thứ phát (secondary) bởi vì được khơi động từ mầm u nguyên phát mà ra. U xương ác tính nguyên phát thường xuất hiện ở nam giới, đặc biệt là ở trẻ em và lứa tuổi vị thành niên, mặc dù cũng thấy vài trường hợp xuất hiện ở người lớn từ 35-60 tuổi.
Khối u có thể hình thành trong mô xương hoặc không nằm ở mô xương. U xương tự nó xuất hiện trong cấu trúc của mô xương, gồm có dạng sarcoma sinh xương (ostogenic sarcoma) rất phổ biến, dạng sarcoma sinh cận xương (parosteal ostogenic sarcoma), sarcoma sụn (Chonedrosarcoma) và dạng u tế bào khổng lồ ác tính (malignant giant cell tumor). Chúng tập hợp nhau tạo ra hơn 60% u xương ác tính. Riêng u xương không nằm tại mô xương là dạng u hình thành trong mô sinh huyết (hematopoietic tissue), mô cơ (vascular tissue) và mô thần kinh (neural tissue) bao gồm thể sarcoma ewing (ewing's sarcoma), sarcoma sợi (fibrosarcoma) và u nguyên sống (chordoma). Người ta thường thấy u xương dạng sarcoma sinh xương và dạng sarcoma Ewing gây bệnh cho lứa tuổi trẻ con nhiều nhất.
Nguyên nhân:
Mặc dù một vài trường hợp u xương dạng sarcoma xương (osteosarcoma) có liên hệ đến những dị dạng mang tính di truyền hoặc do các chất gây ung thư (carcinodens) được trưng dẫn tương đối minh bạch, phần lớn chưa tìm ra căn nguyên. Riêng tế bào thể Ewing's sarcoma biểu thị sự chuyển đoạn một cách đặc trưng về chất di truyền từ nhiễm sắc thể (Chromosome) 22 sang nhiễm sắc thể 11. Cộng vào những học thuyết về tính di truyền, tình trạng bị chấn thương (trauma) và dùng xạ trị liệu pháp (radiation therapy) quá đáng cũng là những nhân tố tạo ra u xương.
Dấu hiệu và triệu chứng:
- Đau xương chỉ dấu phổ biến nhất về u xương nguyên phát ác tính. Cường độ đau xương thường da tăng vào ban đêm nhưng không có hiện tượng di chuyển chổ đau như phong thấp. Cơn đau đến chậm rãi, cố định một chổ.
- Theo thống kê, phần lớn u xương hình thành ở vùng hông và cột sống. Hậu quả, sức di chuyển bị yếu hẳn hoặc phải đi khập khiễng.
- Khi sờ vào chổ đau, có khả năng nhận biết một khối u hay bướu lồi.
- Vùng u bướu có thể mềm và sưng lên. Vào giai đoạn cuối, người bệnh bị kiệt sức, hay lên cơn sốt và không còn di chuyển được nữa.
Chẩn đoán
Y học hiện đại:
- Sinh thiết, còn gọi là biopsy, là phương pháp cần yếu nhằm xác định xem có phải là u xương nguyên phát ác tính hay không.
- Chụp X-rays xương, quan sát bằng đồng vị phóng xạ (radioisotope) và ước tính kích thước khối u bằng phương pháp chụp tia X cắt lớp (Computed tomography- CT-Scans).
Sau đây là bảng phân tích các dạng u xương ác tính nguyên phát:
Dạng, loại | Đặc điểm |
1. Nguồn gốc từ xương (Osseous Origin) |
|
Sarcoma sinh xương | - Tìm thấy u sinh xương hiện diện trên mẫu xét nghệm (specimen) |
(Osteogenic sarcoma) | - U mọc lên từ sự hình thành nguyên bào xương (bone-forming osteo-Blast). - Phần lớn thường xuất hiện trong xương đùi (Femur), nhưng cũng có ở xương chày (Tibia), xương cánh tay (humerus), đốt xương sống (vertebra), hàm dưới (mandible) và hồi tràng hay ruột hồi (ileum). - Thương xảy ra ở nam giới từ 10-30 tuổi. - Có khả năng di căn (metastasize) tới phổi (lungs) |
Sarcomamặt ngoài | - Tạo hình trên bề mặt của xương thay vì ở trong xương. |
Màng sinh xương (Parosteal Osteogenic Sarcoma) | - Phát triển chậm. - Phần lớn xảy ra ở xương đùi, xương trụ (ulna), xương chày và xương cánh tay. - Thường xảy ra ở phụ nữ từ 30-40 tuổi. |
Sarcoma sụn (chondrosarcoma) | - Tạo hình từ sụn (cartilage). - Không gây đau, phát triển chậm nhưng thường tái phát tại vị trí cũ và lan rộng ra chung quanh. - Thường xuất hiện ở khung chậu (pelvis), phần giữa xương đùi, xương sườn (ribs) và xương vòng ngực (shoulder girdle). - Thường xảy ra trong giới đàn ông từ 30-50 tuổi. |
U tế bào khổng lồ (malignant giant cell tumor) | - Mọc lên từ u tế bào khổng lồ lành tính (penign) ác tính. - Phần lớn xuất hiện tại những xương dài, đặc biệt vùng quanh gối. - Thường xảy ra trong giới phụ nữ, từ 18-50 tuổi |
2. Nguồn gốc không phải từ xương (Nonosseous Origin)s |
|
Sarcoma dạng Ewing (Ewing's sarcoma) | - Khởi sinh từ trong tuỷ xương (bone marrow) và lan rộng trong thân xương dẹt (flat bones) và thân xương dài. - Thường lan toả chậm đến đầu xương đùi, xương hông (inominate bones), xương sườn, xương chày, xương cánh tay, đốt xương sống và xương mác (fibula). Nó có thể di căn tới phổi. - Bệnh nhân luôn thấy triệu chứng bị viêm nhiễm như: sốt, suy yếu cục bộ, hâm hấp nóng, sưng tấy. - Cơn đau gia tăng dữ dội và dai dẳng không giảm. - Thường xảy ra trong giới đàn ông, từ 10-20 tuổi. |
Sarcoma sợi (Fibrosarcoma) | - Tương đối hiếm. - Khởi sinh từ trong mô sợi (fibrous tissue) của xương. - Lan toả tới xương dài, xương dẹt, xương đùi, xương chày, xương hàn dưới nhưng cũng có thể đi hại tới cơ mang xương (periosteum muscle): và cơ che phủ. |
U nguyên sống (Chordoma) | - Khởi sinh từ phôi tồn lưu của nguyên sống (Notochord). - Phát triển chậm. - Thường tìm thấy ở đốt xương cuối cột sống lưng và trong xương bướm - chẩm (Sphenooccipital), xương cùng cụt (sacrococcygeal) và khu vực đốt xương sống. - Đặc điểm dễ nhận là táo bón (Constipation) và rối loạn thị giác. - Thường xảy ra trong giới đàn ông, tuổi từ 50-60. |
Đông Y học:
Như đã trình bày trong phần mở đầu, Đông y học không có nhiều kinh nghiệm về khoa ung thư, đặc biệt ung thư xương, nên các phương dược thường mang tính tổng quát hơn là chuyên biệt. Mãi về sau, vào hậu bán thế kỷ XX, Y học cổ truyền Trung Quốc mới bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng Đông dược điều trị bệnh ung thư. Sau đây là một số bài thuốc trị ung thư xương điển hình:
- Bài 1: "Bổ cốt đương tân thang" của Y sĩ Côc Minh Tam.
Công thức:
- Bổ cốt chỉ 15g
- Xuyên đổ trọng 15g
- Xuyên tần giao 15g
- Xuyên quí thân 15g
- Đào nhân (giã nát) 25g
- Uy linh tiên 50g
- Quế chi 10g
- Ô dược 5g
- Tế tân 5g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nước nhất đổ 3 bát nước, sắt còn 8/10 bát, chia uống 2 lần cách nhau 4 – 6 tiếng đồng hồ. Nước nhì, đổ 2 bát nước, sắc còn 5/10 bát, uống hết 1 lần.
Kết quả:Bài này trị 1 ca ung thư xương và xương sụn, bệnh khỏi hoàn toàn. Sau 8 năm, kiểm tra lại, vẫn khỏe mạnh.
Bài 2: “Xà trùng sâm đằng thang” của Y sĩ Triệu Mậu Sơ.
Công thức:
- Địa miết trùng 10g
- Bạch hoa xà thiệt thảo 10g
- Đường qui 10g
- Từ trường liễu 10g
- Lộ phong phòng 6g
- Chích cam thảo 6g
- Ngô công (con rết) 3g
- Phòng đảng sâm 12g
- Hoàng kỳ 12g
- Thục địa 15g
- Kê huyết đằng 15g
- Nhũ hương 9g
- Một dược 9g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 3 chén nước, sắc còn 8/10 bát, chia uống 2 lần. Nước nhì, đổ 2 bát nước, sắc còn 5/10 bát, uống 1 lần.
Kết quả:bài này trị ca ung thư xương có di căn, trong đó 1 ca di căn gây ung thư tuyến tiền liệt, sau mỗi lần hóa trị liệu pháp (chemotherapy) thì đau nhiều hơn, cử động rất khó khăn. Cho bệnh nhân uống liền 3 tháng, đau giảm thấy rõ, đi lại dễ dàng, hết tê ngoài da. Cho chiếu X- ray kiểm tra, thấy tình trạng xương bị hủy hoại giảm hẳn. Cho dùng thêm thuốc bổ dưỡng khí huyết, 3 năm thì sức khỏe bình phục.
Bài 3: “Hoàng kỳ hải côn thang”của Y sĩ Lâm Cân Bích, Lạc Dương Hà Nam
Công thức:
- Hoàng kỳ 30g
- Kim ngân hoa 30g
- Liên kiều 30g
- Bồ công anh 30g
- Đương qui 15g
- Đảng sâm 15g
- Hải tảo 15g
- Diêm côn bố 15g
- Uất kim 9g
- Trần bì 9g
- Chế bán hạ 9g
- Xuyên luyện tử 5g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 4 bát nước, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần. Nước nhì, đổ 3 bát nước, sắc còn 6/10 bát, uống hết 1 lần.
Kết quả:Trị 1 ca ung thư xương đùi trái di căn tới hạch háng. Bệnh viện đề nghị cưa chân nhưng bệnh nhân từ chối. Dùng bài thuốc này uống liền 3 tháng, miệng ung thư liền lại, hạch háng hết sưng. Theo dõi 10 năm vẫn ổn định.
Bài 4: “Ký sinh nhuyễn hóa thang” của Y sĩ Lôi Vĩnh Trọng thuộc bệnh viện Thử Quang Học, Viện Trung Y Thượng Hải.
Công thức:
- Sinh mẫu lệ 30g
- Đan sâm 15g
- Xuyên tục đoạn 15g
- Đảng sâm 12g
- Hoàng kỳ 12g
- Cẩu tích 12g
- Tang ký sinh 12g
- Hải tảo 12g
- Hạ khô thảo 12g
- Sao Bạch truật 9g
- Đương qui 9g
- Lưu hàng tử 9g
- Sao địa long (trùn đất) 9g (tán bột hòa thuốc uống)
- Mộc hương 6g
- Sao toàn yết (bọ cạp) 5g (tán bột hòa thuốc uống).
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 3 bát nước, sắc còn 8/10 bát, chia uống 2 lần với bột thuốc tán riêng. Nước nhì, đổ 2 bát, sắc còn 5/10 bát, uống 1 lần.
Kết quả: Trị ca ung thư xương, triệu chứng giảm nhiều. Sống được 12 năm 8 tháng.
- Dùng chất dinh dưỡng:
Beta – carotene thiên nhiên 25,000IU/ngày để sửa chữa và phục hồi tế bào.
Garlic 2 – 3 capsules/ngày để nâng cao chức năng miễn dịch.
Coenzyme Q10 90 – 400mg/ngày để cải thiện việc cung cấp dưỡng khí.
Coenzyme Q10 (CoQ10) còn gọi lad Ubiquinone, thành phần chủ yếu là một phần tử sinh chất (organelle) của tế bào tương (Cytoplasm) có tên là mitôchndria, đóng vai trò chính trong việc sản xuất năng lượng (energy), làm giảm mức độ hư hoại mô và tế bào do tình trạng oxy – hóa. Coenzyme là một trong những enzyme chống oxy – hóa rất mạnh, hoạt động như chất xúc tác trong các phản ứng hóa học. Mỗi tế bào cơ thể đều có sự hiện diện của CoQ10, đặc biệt ở tim, não và gan. Tất cả thực phẩm tươi, sống đều có hình thái coenzyme từ Q1 đến Q10.
Theo các nhà nghiên cứu, Coenzyme Q10 có tác dụng nâng cao sự miễn dịch, làm mạnh cơ tim, hạ huyết áp cao, thúc đẩy việc giảm cân trong bệnh mập phì, làm chậm tiến trình lão hóa, chữa lành bệnh sưng nướu răng. Tại Hoa Kỳ có một khoa chữa bệnh gọi là “Enzyme liệu pháp – Enzyme therapy”, đã dùng Coenzyme Q1o để trị bệnh suy tim sưng huyết (congestive heart failure), cơn đau thắt ngực (angina), thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh cơ tim (cardiommyopathy), sa van hai lá (mitral valve prolapse), tiểu đường (diabetes), u bướu, làm nhẹ bớt tác dụng độc hại của cá loại thuốc trị ung thư và cao máu. Mặt khác, giống như chát glutathione và peroxidase, Coenzyme Q10 còn có năng lực tẩy trừ gốc tự do (free radicals) nhờ biến đổi chúng từ trạng thái oxygen và H2O2 sang oxygen và nước.
Selenium 200mcg/ngày để tẩy trừ gốc tự do (free radical)
Vitamin E hơn 1,000 IU/ ngày để kháng ung thư, chống oxy hóa
Vitamin B complex 100mg/ngày để duy trì tế bào lành mạnh
Maiitake – Là chất ngăn ngừa ung thư, chế ngự u bước phát triển.
Reishi – Là chất kháng ung thư
Nước rau quả tươi:
Nhiều cuộc nghiên cứu khoa học gần đây ghi nhận nước rau quả tươi hỗn hợp có khả năng ngăn ngừa, làm giảm mức phát triển của hầu hết các bệnh ung thư đến 70%, trong đó 1/3 bệnh nhân được cứu sống nhờ liên hệ đến chất dinh dưỡng kỳ diệu này. Trong cuốn sách “Juice healing” của tác giả Diamond Hoa Kỳ có câu: “Dramatic diet changes can mean dramatic results”. Tạm dịch: “Chuyển đổi cách ăn uống hợp lý là có kết quả hợp lý”.
Theo bác sĩ người Đức Hans Nieper, đã dùng công thức rau quả tươi sau đây để trị ung thư rất thành công, đặc biệt ung thư xương
Carrot = 4 củ
Broccoli = 50g
Cabbage = 50g
Aloe vera = 50g
Tomato = 50g
Cucumber = 50g
Green vegetable = 50g
Dùng máy xáy vắt nước tự động kiểu Juiceman I-II, xay lấy nước cốt, bỏ xác, chia uống 2 lần lúc bụng đói. Tác dụng vừa tẩy rửa chất độc tích lũy trong mô, tế bào, máu, vừa chống oxy hóa, nâng cao hệ thống miễn dịch, làm tươi trẻ tế bào lành mạnh.
Tập thói quen tốt:
Tập thể dục hàng ngày, mỗi lần trung bình 45 – 60 phút. Đây là phương pháp dung bồi chất dinh dưỡng nội môi chống lại tình trạng oxy hóa. Thực tế, không có kế hoạch trị liệu nào đạt hiệu quả mà bỏ qua chương trình rèn luyện thể dục.
Siêng năng ra ngoài trời để tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng sớm. Đây là phương pháp trao đổi lượng dưỡng khí mới cho cơ thể, bồi bổ sức khỏe không mất tiền.
Tập trầm tư, đắm mình theo phương pháp tĩnh tâm hay thiền định, cầu xin bằng an trong bàn tay của Thượng Đế hoặc tôn giáo mà mình tin tưởng. Theo các nhà khoa học, phương pháp này giúp cơ thể sản xuất một loại glycoprotein có tên là interferon (IFN) kích thích bạch huyết bào (lymphocyte) hoạt động mạnh hơn nhằm chống lại ung thư. Mặt khác, còn giúp nâng cao hệ thống miễn dịch và hệ thống hormone làm đình chỉ sản sinh những tế bào bất thường.
2. UNG THƯ PHỔI(Lung Cancer)
Theo Y Học Hiện Đại:
Ung thư phổi thường xuất hiện và phát triển bên trong thành hoặc biểu mô (epidermoid carcinoma) dưới dạng tế bào có vảy (squamous cell), ung thư tế bào mảnh (small cell carcimoma) dưới dạng tế bào ngắn như hình con duốt (spindle cell), ung thư tuyến (adenocarcinoma) và ung thư tế bào lớn (large cell carcinoma) dưới dạng phát triển không có hình thái hay cấu trúc nhất định.
Sự ước đoán một người có mắc bệnh ung thư phổi hay không là điều rất khó khăn, dễ sai lầm, cần phải mất nhiều thời gian chẩn đoán bằng các dụng cụ khoa học mới biết chính xác loại ung thư và kích thước tế bào ung thư. Điều đáng buồn là chỉ có khoản 10% bệnh nhân bị ung thư phổi sống sót 5 năm sau khi được chẩn đoán, trong đó tỷ lệ đàn ông chiếm đa số và chết nhanh nhất lại thuộc về phụ nữ.
Nguyên nhân:
- Hầu hết các nhà nghiên cứu đồng ý rằng ung thư phổi phát sinh do hít phải những chất ô nhiễm có mang mầm mống gây ung thư mà cơ thể người tiếp nhận lại quá nhạy cảm.
- Bất kỳ người hút thuốc lá nào trên 40 tuổi, đặc biệt khởi sự hút từ tuổi 15 đã tiêu thụ cả gói hoặc hơn 1 gói (20 điếu) một ngày trong vòng 20 năm. đều có nguy cơ bị ung thư phổi. Những người làm việc hoặc sống gần chất thạch miên, còn gọi là chất amiante (asbestos), cũng đều có nguy cơ tương tự như người nghiện thuốc lá.
- Chất ô nhiễm trong khói thuốc lá chính là thủ phạm kiến tạo tế bào ung thư. So với người không hút thuốc lá, tỷ lệ người nghiện thuốc lá bị bệnh ung thư phổi chiếm tới 80%.
- Nguy cơ bị ung thư phổi nhiều hay ít tùy thuộc vào 4 yếu tố căn bản:
. Tổng số thuốc lá hằng ngày
. Độ sâu của việc hít vào
. Thời gian nghiện hút
. Hàm lượng nicotine chứa trong thuốc lá.
- Ngoài ra, còn 2 nhân tố khác cũng góp phần không nhỏ vào việc gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi là chất thải công nghiệp và không khí ô nhiễm vốn chứa chất gây ung thư, trong đó phải kể đến chất thạch miên (asbestos), uranium, arsenic, nickel, iron oxides, chromium, bụi radioactive và bụi than đá (coal).
Dấu hiệu và triệu chứng:
Thông thường, thời kỳ đầu của bệnh ung thư phổi có dấu hiệu đặc trưng để nhận biết. Tiến trình ung thư phát triển âm thầm và kéo dài, trải qua nhiều năm. Triệu chứng xuất hiện vào giai đoạn muộn gồm có:
- Với ung thư biểu bì và ung thư tế bào mảnh, người hút thuốc thường bị ho, khan giọng (hoarseness), khò khè (wheezing), thở khó (dyspnea), khái huyết hay ho ra máu (hemoptysis) và đau ngực.
- Với ung thư tuyến và ung thư tế bào lớn, bệnh nhân thường hay sốt, suy nhược, sụt cân nhanh, biếng ăn (anorexia) và cảm thấy đau vai.
Hơn nữa, chức năng hô hấp của người mắc bệnh ung thư phổi bị nhiễu loạn một cách rõ rệt. Khối u (tumors) trong phổi cũng có thể làm thay đổi sản lượng hormones giữ nhiệm vụ điều hòa chức năng cơ thể hoặc ổn định nội môi (homeostasis). Đối với các nhà chuyên môn, phân tích qua dữ kiện thay đổi nầy cho thấy kết quả từ hội chứng loạn hormone do khối u (hormonal para – neoplastic syndromes) phôi bày dưới các dạng:
- Chứng đàn ông to vú (gynecomastia) do hậu quả từ ung thư tế bào lớn.
- Chứng xương khớp phì đại tổn thương phổi (hypertropic pulmonary osteoarthropathy opathy), vì mức hormone tăng tiết bất thường làm xói mòn lớp sụn (cartilage croton) khiến cho xương và khớp đau là hậu quả từ ung thư tế bào tuyến.
- Hội chứng Cushing(Cushing’s syndronics) và hội chứng (carcinoid syndrome) là hậu quả từ ung thư tế bào mảnh. Chứng tăng calci - huyết (hypercalcemia) là hậu quả từ những u biểu bì. Nhưng triệu chứng di căn của tế bào ung thư cũng gây xáo trộn khá rõ nét, tùy thuộc vào tác động của khối u trong ngực nằm xa hay gần các cấu trúc trọng yếu. Chẳng hạn:
- Tắc nghẽn phế quản (bronchial obstrution) sẽ kèm theo: ho ra máu (hemoptysis), xẹp phổi (atelectasis), viêm phổi (pneumonitis), khó thở (dyspnea).
- Xâm nhập vào thần kinh sẽ làm giọng nói bị khàn khàn (hoarseness), tắt tiếng do liệt dây thanh quản (cord paralysis).
- Xâm nhập thành ngực sẽ cảm thấy ngực đau như đùi đâm, tình trạng khó thở càng gia tăng, đau vai khủng khiếp lan xuống tới cánh tay.
- Xâm nhập vào mạch bạch huyết (lymphatic) khu trú sẽ gây ra ho, ho ra máu, hơi thở có tiếng rít (stridor), tràn dịch màng phổi (pleural effusion).
- Xâm nhập vào thần kinh cơ hoành (phrennic nerve) sẽ gây khó thở, đau vai, làm tê liệt một bên cơ hoành (paralyzed diaphragm) tạo sự cử động trái ngược với ý muốn.
- Ép vào thực quản (esophageal compression) sẽ thấy hiện tượng khó muốt (dysphagia)
- Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ (vena caval obstruction) sẽ làm gân xanh tĩnh mạch căng nở lớn và mật, cổ ngực, lưng đều sưng phù (edema).
- Hệ lụy đến màng ngoài tim (pericardial involvement) sẽ gây tràn màng ngoài tim, chèn ép, loạn nhịp (arrhythmias).
- Hệ lụy đến thần kinh giao cảm ngực cổ (cervical thoracic sympathetic nerve) sẽ thấy con người của mắt co nhỏ lại, còn gọi là hẹp đồng tử (miosis) mi mắt bị xệ còn gọi là sa mi (ptosis), lồi mắt (exophthlmos) và giảm tiết xuất mồ hôi.
Điều cần nhớ khi ung thư phổi di căn ra xa sẽ làm liên lụy đến bất kỳ bộ phần nào trong cơ thể và hệ thống trung tâm thần kinh, gan, xương là những nơi thường bị tấn công nhất.
Chẩn đoán:
Ung thư phổi là loại bệnh được các nhà chuyên môn truy tầm hăng say nhất, nhưng sự chẩn đoán chính xác cần đòi hỏi nhiều bằng chứng gồm các phương pháp sau đây:
- Chụp X – ray ngực (chest X-ray)Thường cho thấy trước hết là sự thương tổn (lesion), nhưng phải chờ trên 2 năm trước khi xảy ra một vài hiện tượng đáng ngờ mới khám phá được. Nó cũng có thể phô bày luôn kích thước một khối u tại vị trí nào đó trong hai buồng phổi.
- Xét nghiệm đờm theo tế bào học (sputum cytology): Cần một mẫu đờm lấy từ phổi và nhánh khí - phế quản khạc ra khi ho. Phương pháp này đáng tin cậy đến 75%. Tuy nhiên, lấy chất dịch từ hốc mũi hay nước bọt (salival) là không đúng, không chính xác.
-Quan sát ngực trên tia X cắt lớp (computed tomography – CT – scan): Cách nầy giúp mô tả kích thước và sự liên hệ chung quanh cấu trúc của khối u.
- Soi phế quản (bronchoscopy):có thể định vị được nơi khối u tạo hình.
- Làm sinh thiết (needle biopsy): lấy một mẫu nhỏ trong phổi để xét nghiệm. Phương pháp này cho kết quả chắc chắn đến 80%. Sinh thiết mô (tissue biopsy) cũng cho kết quả đáng tin cậy tương tự.
- Thủ thuật chọc ngực (thoracentesis): Nhằm khảo sát hóa chất và tế bào học về tràn dịch màng phổi.
- Ngoài ra, còn cần nghiên cứu thêm bằng phương pháp nội soi trung thất tiền phẫu thuật (properative mediastinoscopy) hoặc thủ thuật mở trung thất (mediastinotomy) nhằm tìm kiếm sự hệ lụy về hạch bạch huyết tại khu vực trung thất xem có nên cắt bỏ phổi hay không. Các thí nghiệm khác nữa cũng phát hiện được sự di căn qua khảo sát xương, tủy xương, não và ổ bụng.
Theo Đông Y Học:
Nguyên nhân:
- Do thể chất yếu lại ưu tư lo nghĩ, uất tích lâu ngày làm tạng phế suy.
- Do hít phải độc tố (như thuốc lá, khói bụi ô nhiễm) kích thích âm thầm.
- Do âm hư đàm nhiệt, khí âm hư hoặc khí huyết ứ trệ
Triệu chứng
- Khi mới phát thường có những cơn ho quái lạ, ho không ngừng.
- Lồng ngực, sườn, cảm giác ứ tắc khó chịu, rất đau đớn mỗi khi ho.
- Thở khó, không hít sâu được, nếu cố gắng sẽ thấy đau xốc hang
- Bệnh ngày thêm nặng, bị chứng thủy thũng do phổi tích nước độc.
- Da mặt xanh sạm, môi tím tái, cảm thấy đau nhói sau 2 bả vai
- Trong đàm có lẫn máu nhưng không có vi trùng như lao phổi.
Điều trị:
* Theo phương pháp của Trịnh Phong Tiều:
- Dùng pháp “Đối chứng trị liệu” gồm: Thuốc kiện vị, thuốc cường tráng, thuốc kháng sinh bài nùng, thuốc trấn thống và thuốc chỉ huyết.
- Dùng pháp “Dược cứu trị liệu”, cứu nóng các huyệt: Hợp cốc từ 2 – 3 mồi, Thủ tam lý 2 – 4 mồi, Túc tam lý 3 – 4 mồi, Phế du 1 – 2 mồi, Tâm du 2 -3 mồi, Cách du 2 – 4 mồi.
- Dùng “Ung thư mã bảo tán” uống để vừa phân giải chất độc, cải thiện hệ thống miễn dịch, vừa giảm đau giảm ho. Có thể uống thêm “Hầu táo hóa đàm” để trị ho không ngừng.
* Theo kinh nghiệm của Trung Y cận đại:
Do Âm hư đàm nhiệt:
- Triệu chứng lâm sàng:Khạc đàm trắng nhầy hoặc ít đàm, trong đàm có lẫn máu. Họng khô, lưỡi ráo và đỏ, hay sốt về chiều, ngủ đổ mồ hôi trộm.
Rêu lưỡi mỏng, vàng nhầy. Mạch đi hoặt sắc. Bệnh lâu ngày, cơ thể gây xơ xương
- Pháp trị: Dưỡng âm nhuận phế, thanh hỏa đàm nhiệt
- Bài thuốc:
Nam sa sâm 12g
Bắc sa sâm 12g
Mạch môn đông 12g
Thiên môn đông 12g
Thạch hộc 12g
Tang bạch bì 12g
Sinh địa 12g
Huyền sâm 12g
Toàn qua lâu 12g
Tử uyển 12g
Ngư tinh thảo 12g
Bán chi liên 12g
Sơn đậu căn 12g
Sinh lô căn 12g
Sinh ý dĩ nhân 20g
Đông qua nhân 12g
Tỳ bà diệp 12g
A giao châu 08g (hòa thuốc)
Xuyên bối mẫu 08g (tán bột, hòa thuốc)
Sinh thạch cao 30 – 40g
Hải cáp xác 20g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 4 bát nước, sắc còn 1 bát chia uống 2 lần. Nước nhì, đổ 3 bát nước sắc còn 6/10 bát, uống 1 lần.
- Gia giảm:
Nếu đau ngực nhiều gia Uất kim 10 – 12g, Tam thất 8 – 12g, Ty qua lạc (sao với Nhũ hương) 12- 15g.
Nếu sốt kéo dài gia Thất diệp nhất chi hóa 8 – 12g, Hạ khô thảo 15g, Bồ công anh 15 – 20g
Nếu ho nhiều gia Bách bộ 15 – 20g. Cam hạnh nhân 8 – 12g
Nếu ho khạc máu ra nhiều gia Sinh đại hoàng 8 – 10g, Bạch cập (tán bột hòa thuốc) 8 – 12g.
Ra mồ hôi nhiều gia Sinh mẫu lệ 20 – 30g, Phù tiểu mạch 12 – 15g
Do khí âm hư:
- Triệu chứng lâm sàng: Ho tiếng nhỏ, ít đàm, đàm lỏng mà nhớt, khó thở, tiếng nói nhỏ, mệt nhọc hay nằm, ăn kém, người gầy, sắc mặt tái nhợt, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch đi tế nhược.
- Pháp trị: Ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt hóa đàm
- Bài thuốc: “Sinh mạch tán gia giảm”
Đẳng sâm 12g
Mạch môn đông 12g
Sinh hòai sơn 12g
Thục địa 12g
Xuyên bối mẫu 12g (tán bột hòa thuốc)
Nam sa sâm 12g
Bắc sa sâm 12g
Ngũ vị tử 6 – 8g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 3 bát nước sắc còn 8/10 bát, chia uống 2 lần. Nước nhì, đổ 2 bát nước sắc còn 5/10 bát, uống 1 lần.
- Gia giảm: Nếu có các triệu chứng sốt nhiều, khạc máu, ho nhiều…xin xem phần hướng dẫn bài thuốc “Âm hư đàm nhiệt” trên để tùy nghi ứng dụng cho thích hợp.
Do khí huyết ứ trệ:
- Triệu chứng lâm sàng: Khó thở, sườn ngực đau xốc, váng đầu, ho đàm khó khách ra hết, trong đàm có dính máu, giãn tĩnh mạch thành ngực hoặc tràn dịch màng phổi, môi lưỡi tím tái có điểm những nốt đỏ do ứ huyết, rêu lưỡi vàng mỏng mạch đi huyền sáp.
- Pháp trị:Hành khó hoạt huyết, hóa đàm nhuyễn kiên (làm mềm chất cứng rắn).
- Bài thuốc: “Song hoa sơn giáp thang”
Hạ khô thảo 20g
Hải tảo 20g
Qua lâu nhân 16g
Xuyên bối mẫu 12g (tán bột, hòa thuốc)
Huyền sâm 12g
Thiên hoa phán 12g
Xích thược 12g
Xuyên sơn giáp 12g (sao cát cho giòn)
Đương qui 12g
Hồng hoa 06g
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 3 bát nước, sắc còn 8/10 bát, chia uống 2 lần. Nước nhì, đổ 2 bát nước sắc còn nửa bát, uống 1 lần.
Kinh nghiệm lâm sàng Trung Y:
Theo nhận xét của các Y sĩ khoa ung thư Bệnh Viện Long Hoa thuộc Học Viện Trung Y Thượng Hải Trung Quốc, trên 80% bệnh nhân bị ung thư phổi thuộc thể “Âm hư” và “Khí âm đều hư”, một số trường hợp có thêm “khí trệ huyết ứ” và “đàm kết”. Do đó, pháp trị cần tập trung “Bổ khí âm” kết hợp với “Thông khí, hành huyết và trừ đàm”. Với 3 bài thuốc dẫn giải trên đầy, điều trị cho 310 ca ung thư phổi, trong đó 70% ca thuộc thời kỳ thứ 3 – 4. Kết quả: 49% ca rất tốt. Số còn lại, 43% có kết quả sau 1 năm, 23% sau 2 năm, 11,29% sau 3 năm, 5,16% sau 4 và 1,61% sau 5 năm điều trị.
Sau hơn 20 năm tổng kết kinh nghiệm trị bệnh ung thư phổi, Trung Y cho biết một số bài thuốc sau đây cho kết quả rất cao.
* Bệnh Viện Thượng Hải với 4 bài hiệu nghiệm:
Một:Sinh địa, Ngũ vị tử, Lưu hành tử, Nam sa sâm, Bắc sa sâm, Vọng giang nam. Dã cúc hoa, Hoài sơn, Bạch hoa xà thiệt thảo, Sinh mẫu lệ, Hạ khô thảo, Hải tảo, Hải đới, Huyền sâm, Thiên hoa phấn, Xuyên bối mẫu, Đan sâm, Xuyên sơn giáp, Miết giáp, Mạch môn đông, Bồ công anh, Bạch bộ, Địa cốt bì, Tương bối mẫu, Bạch anh, Mẫu đơn bì, Ngư tinh thảo, Địa đinh thảo.
Hai: “Phế nham phương số 1”: Gồm Bắc sa sâm, Triết bối mẫu, Thiên môn đông, Mạch môn đông, Ngũ vị tử, Bồ công anh, Sao chi tử, Địa đinh thảo, Bắc tử thảo, Ngư tinh thảo, Sinh địa, Địa cốt bì, Sinh địa du, Bách bộ.
Ba: “Phế nham phương số 2”: gồm: Khổ sâm, Ngư tinh thảo, Sơn hai loa, Kim ngân hoa, Bạch anh, Bạch hoa xà thiệt thảo, Sinh mẫu lệ. Hạ khô thảo, Đinh lịch sử, Bắc sa sâm, Bách bộ, Thiên môn đông, Mạch môn đông , Can thiềm bì (đa cốc khô).
Liều lượng 3 bài thuốc trên do Y sĩ điều trị quyết định. Riêng bài thuốc số 4 dưới dây được xem là y phương tâm đắc nhất lại có ghi thêm liều lượng hướng dẫn, phổ biế trong sách “Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn” như sau:
Bốn: “Phá ứ tán kết thang” gồm:
Tam lăng 15 – 30g
Lưu hành tử 15 – 30g
Đại hoàng miết trùng hoàn 12g
Đào nhân 12g
Đan sâm 15g
Hải tảo 30g
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 4 bát nước, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần. Nước nhì, đổ 3 bát nước, sắc còn 6/10 bát, uống 1 lần
Gia giảm:
- Do âm hư gia thêm: Nam sa sâm 12g, Bắc sa sâm 12g, Thiên môn đông 12g, Mạch môn đông 12g, Bách hợp 15 – 30g.
- Do khí hư gia thêm: Hoàng kỳ 12g, Đẳng sâm 12g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g.
- Do dương hư gia thêm: Phụ tử 9g, Nhục quế 9g, Bổ cốt chỉ 15g
- Kèm đàm thấp gia thêm: Phụ tử 9g, Nhục quế 9g, Bổ cốt chỉ 15g
- Kèm đàm thấp gia thêm: Chế bán hạ 30g, Chế nam tinh 30g, Ý dĩ nhân 30g. Qua lâu nhân 30g, Hạnh nhân 12g, Chế mã tiền tử 3g.
- Kèm nội nhiệt gia thêm: Phế hình thảo 30g, Thạch đậu lam 30g, Thất diệp nhất chi hoa 30g, Khổ sâm 30g, Thảo hà xa 30g, Đại cáp tán (gói lại) 30g.
Kết quả:Điều trị 62 ca ung thư phổi nguyên phát, thời gian điều trị trên 1 tháng. Tỷ lệ thành công mỹ mãn 61,30% và sống trên 1 năm 32,30% bao gồm: 14 ca sống trên 1 năm, 4 ca trên 2 năm, 1 ca trên 3 năm.
* Bệnh Viện Long Hoa Thượng Hải có bài “Dưỡng âm thanh phế tiêu tích thang”.
Nam sa sâm 30g
Bắc sa sâm 30g
Ngư tinh thảo 30g
Sơn hải loa 30g
Sinh ý dĩ nhân 30g
Thạch thượng bách 30g
Phùng dung diệp 30g
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Bạch mao căn 30g
Thiên môn đông 12g
Bách bộ 12g
Đình lịch tử 12g
Xích thược 12g
Khổ sâm 12g
Hạ khô thảo 12g
Hải tảo 12g
Bát nguyệt trác 15g
Qua lâu nhân 15g
Camthiềm bì 09g (da cóc khô)
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 6 bát nước, sắc còn 1 bát 2 phân, chia uống 2 lần, mỗi lần 6/10 bát. Nước nhì, đổ 4 bát nước, sắc còn 8/10 bát, uống 1 lần.
Kết quả:Trị 147 ca ung thư phổi. Tỷ lệ sống trên 1 năm 42,48%, trên 2 năm 12,4%, trên 3 năm 5,15%, trên 5 năm 1,67% và 1 ca sống trên 10 năm.
* Y Sĩ Vương Nghĩa Minh thuộc Học Viện Thượng Hải có bài “Hoàng thổ nhị đông thang” rất thành công:
Sinh địa 12g
Thục địa 12g
Thiên môn đông 12g
Mạch môn đông 12g
Huyền sâm 12g
Sinh hoàng kỳ 15g
Đảng sâm 15g
Lậu lô 30g
Thổ phục linh 30g
Ngư tinh thảo 30g
Thăng ma 30g
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 3 bát nước, sắc còn 8/10 bát, chia uống 2 lần. Nước nhì, đổ 2 bát nước, sắc còn nửa bát, uống 1 ;ần.
Kết quả:Trị 47 ca ung thư phổi, trong đó 1 ca thời kỳ thứ 1, 0 ca thời kỳ thứ 2, 15 ca thời kỳ thứ 3 và 22 ca thời kỳ thứ 4. Sau điều trị, 19 ca sống trên 1 năm, 3 ca sống trên 3 năm và 1 ca sống trên 5 năm.
* Y Sĩ La Bản Thanh thuộc Sở Nghiên cứu Ung thư Trùng Khánh có bài “Ôn hóa thang”
Chế phụ tử phiến 120g (cho sắc trước 4 giờ)
Hoàng kỳ 60g
Quế nhục 30g
Vương bài lưu hành 30g
Đại táo 12g
Can khương 06g
Chính cam thảo 15g
Đan sâm 15g
Nga truật 15g
Sắc uống ngày 1 thang. Xin lưu ý: vị Phụ tử rất độc, phải nấu riêng trước 4 giờ cho giảm độc tố, cạn nước thì đổ thêm nước, sau cũng mới cho các vị khác vào sau. Ngoài ra, bài thuốc này có Phụ tử và Nhục quế rất nóng những bệnh nhân thuộc diện “Âm hư” không mấy thích hợp. Trung bình, nước nhất chừng 4 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần. Nước nhì, 3 bát nước sắc còn 6/10 bát, uống 1 lần.
Kết quả:Trị 35 ca ung thư phổi, bình phục 19 ca đạt tỷ lệ 54%, số còn lại sống trên 1 năm đạt tỷ lệ 14,28%
* Sở Nghiên cứu ung thư Thiềm Tây có bài “Binh tiêu phương”.
Tiên hạc thảo 18g
Chỉ xác 18g
Chưng hỏa tiêu 18g
Bạch phàn 18g
Uất kim 18g
Càn tất (sơn khô) 06g
Ngũ linh chi 15g
Chế mã tiền tử 06g
Cách chế:Tán bột mịn, vò viên nặng 0,5g
Tác dụng:Thuận khí, hoạt huyết, trừ đàm, thông lạc, nhuyễn kiên, tán kết.
Chủ trị: Ung thư phổi. Có thể trị cả ung thư thực quản, dạ dày, gan và xương.
Kết quả:Trị 60 ca ung thư phổi, ổn định 8 ca, kết quả tốt 34 ca, đạt tỷ lệ 70%.
* Bệnh viện ung thư Hồ Namcó 2 bài, bài 1 gồm 1 phương chính và 3 phương kết hợp (khi dùng, lấy bài chính phối hợp với 1 trong 3 bài kết hợp tùy theo bệnh chứng):
Bài chính “Nhân sâm thanh phế thang”hay “Phế nham số 1” gồm: Nhân sâm, Địa cốt bì, Tri mẫu, A Giao, ô mai nhục, Tang bạch bì.
Bài kết hợp 1: “Phế nham số 2”gồm: Bắc sa sâm, Thái tử sâm, Hoài sơn, Sơn từ cô, Thất diệp nhất chi hoa, Bán chi liên, Tiên mao, Đan sâm, Xích thược, Miết giáp.
Bài kết hợp số 2: “Phế nham số 3”gồm: Ngọc trúc, Bắc sa sâm, Hoàng tinh, mạch môn đông, Thiên môn đông, Miến giáp, Thái tử sâm, Huyền sâm.
Bài kết hợp số 3: “Phế nham số 4”gồm: Tang bạch bì, Địa cốt bì, Bắc sa sâm, Bắc hạnh nhân, Mạch môn đông, Thiên môn đông, A giao, Thái tử sâm, Anh túc xác, Bạch cương tằm, Miết giáp, Thập đại công lao hay Công lao diệp.
Liều lượng 4 bài thuốc trên do Y sĩ điều trị quyết định
Riêng bài 2 “Bạch hợp sa sâm thang” sau đây của nữ Y sĩ Lê Nguyệt Hằng là có ghi liều lượng và công bố kết quả điều trị:
Bách hợp 9g
Đương qui 9g
Mạch môn đông 9g
Tửu bạch thuộc 9g
Hoàng cầm 9g
Thục địa 12g
Tang bạch bì 12g
Sinh địa 15g
Huyền sâm 15g
Bắc sa sâm 15g
Mẫu đơn bì 15g
Tàm hưu 15g
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 4 bát nước, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần. Nước nhì, đổ 3 bát nước, sắc còn 6/10 bát, uống 1 lần.
Gia giảm:
- Nếu mệt sức, hơi thở ngắn, gia thêm: Chích hoàng kỳ, Đảng sâm.
- Nếu đau ngực, lưỡi tím, gia thêm: Hồng hoa, Đào nhân, Xuyên khung.
- Nếu đàm có lẫn máu, gia thêm: Bồ hoàng (sao đen), Ngẫu tiết (sao đen), Tiên hạc thảo.
- Nếu bị tràn dịch màn phổi, gia thêm: Đình lịch tử, Nguyên hoa.
- Nếu đàm nhiều, gia thêm: Sinh nam tinh, Sinh bán hạ.
- Nếu có sốt nhẹ, gia thêm: Ngân sài hồ, Địa cốt bì, sốt cao gia thêm Sinh thạch cao.
Kết quả:Trị 78 ca ung thư phổi, bình phục lâu dài 55 ca; số còn lại sống trên 1 năm 46 ca, sống trên 2 năm 12 ca, sống trên 3 năm 1 ca, 4 năm 1 ca và 6 năm 1 ca.
* Bệnh viện Triết Giang với 2 bài:
Một: “Thanh phế ức nham thang”gồm: Hạ thảo khô, Thạch kiến xuyên, Từ trường liễu, Sinh địa, Dã cúc hoa, Lưu hành tử, Thiết thúc diệp, Bạch anh, Vọng giang nam, Ngư tinh thảo, Bồ công anh, Mẫu đơn bì, Toàn qua lâu.
Hai: “Thanh phế khang nham thang”gồm: Bắc sa sâm, Hoàng cầm, Ngư tinh thảo, Tiên hạc thảo, Triết bối mẫu, Đương qui, Hạnh nhân, Tiền hồ, Thiên môn đông, Mạch môn đông, Quất hồng bì.
Liều lượng 2 bát thuốc trên do Y sĩ điều trị quyết định.
* Bệnh viện ung thư thuộc Trường Y Khoa Cập Nhĩ Tâncó một bài tâm đắc “Sa sâm bạch liên thang”:
Bắc sa sâm 30g
Hoài sơn 30g
Ngư tinh thảo 30g
Bán chi liên 30g
Bạch hoa xà thiên thảo 50g
Thiên môn đông 09g
Mạch môn đông 09g
Xuyên bối mẫu 09g (hòa thuốc)
Tri mẫu 09g
A giao châu 09g (hòa thuốc)
Tang diệp 09g
Phục linh 12g
Sinh địa 12g
Tam thất 03g
Cam thảo 03g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 4 bát nước, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần. Nước nhì, đổ 3 bát nước, sắc còn 6/10 bát, uống 1 lần.
Gia giảm:
- Nếu đau ngực, gia thêm: Xích thược, Đan sâm, Uất kim, Qua lâu nhân
- Nếu tràn dịch màng phổi, gia thêm: Long quí, Đình lịch tử, ích trí nhân.
- Nếu khạc ra máu, gia thêm: Sinh ngẫu tiết, Tiên hạc thảo, Bạch mao căn.
Kết quả:Trị 30 ca ung thư phổi thể “Phế âm lưỡng hư” trong đó gồm 12 ca ung thư thời kỳ thứ 3 và 14 ca thời kỳ thứ tư. Sau khi điều trị, 11 ca sống trên 1 năm, 5 ca sống trên 2 năm, 2 ca sống trên 3 năm, số còn lại sống trên 5 năm.
* Học Viện Trung Y Quảng Châucó 2 bài kinh nghiệm:
Một: “Tiên ngư thang”
Ngư tinh thảo 30g
Tiên hạc thảo 30g
Miêu trào thảo 30g
Tàm hưu 30g
Sơn hài loa 30g
Thiên môn đông 30g
Đình lịch tử 12g
Sinh bán hạ 12g
Triết bối mẫu 12g (hòa thuốc)
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 3 bát nước, sắc còn 8/10 bát, chia uống 2 lần. Nước nhì, đổ 2 bát nước, sắc còn nửa bát, uống 1 lần.
Kết quả:Trị 95 ca ung thư phổi, trong đó 14 ca vào thời kỳ thứ 2, 37 ca vào thời kỳ thứ 3 và 44 ca vào thời kỳ thứ 4. Sau điều trị, sống trên 1 năm 31ca, trên 2 năm 7 ca, trên 3 năm 5 ca.
Hai: “Hạc thiềm phương”: Tiên hạc thảo, Thiềm tô (mủ cóc), Nhân sâm.
Liều lượng do Y sĩ điều trị quyết định.
Cách chế: Tán bột mịn, vò viên nặng 0,4g
Liều dùng: Ngày 3 lần, mỗi lần 6 hoàn. Uống liên tục vài tháng đến 1 năm.
Kết quả: Đã trị 62 ca ung thư phổi. Có kết quả tốt 39 ca đạt tỷ lệ 62,9%, khối u nhỏ dần hoặc không phát triển; số còn lại sống trên 1 năm đạt 16%. Không có tác dụng phụ đáng kể.
* Y Sĩ Triệu Mậu Sơ có bài “Tả phế trục âm thang”
Đinh lịch tử 9g
Bạch giới tử 9g
Long quí 15g
Qua lâu nhân 15g
Bạch hoa xà thiệt thảo 15g
Trần nam tinh 9g
Thủ cung (thằn lằn) 3g
Thập tá táo hoàn 3g (uống với thuốc)
Gia giảm:
- Nếu Phế tỳ hư, gia thêm: Đảng sâm 12g, Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 9g, Hoài sơn 9g.
- Nếu khí âm lưỡng hư, gia thêm: Thái tử sam 15g, Bắc sa sâm 15g, Mạch môn đông 12g, Hoàng kỳ 12g, Bách hợp 12g
Kết quả:Trị 11 ca ung thư phổi kèm tràn dịch màng phổi. Sau 3 tuần lễ, 5 ca giảm triệu chứng, kiểm tra X-ray thấy hết tràn dịch 3 ca, còn ít 2 ca.
4. UNG THƯ VÚ (Breast Cancer)
Về bệnh học, ung thư vú là một bệnh có liên quan đến tuyến nội tiết, cho nên đàn ông hay đàn bà đều có thể mắc bệnh như nhau. Tuy nhiên, dựa vào giới tính và tỷ lệ bách phân, đàn bà bị ung thư vú đến 99%. Do đó, khi đề cập đến bệnh ung thư vú, người ta nghĩ ngay đến một trong những căn bệnh đàn bà, thứ hai là bệnh ung thư cổ tử cung.
Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có thêm 185.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư vú, trong đó có trên 50.000 người chết vì căn bệnh quái ác này. Độ tuổi dễ mắc bệnh nhất từ 35 đến 54 tuổi. Theo Hội Ung Thư Hoa Kỳ (The American Cancer Society), cứ 9 phụ nữ thì có 1 người bị ung thư vú trước tuổi 85. Tuy nhiên, phụ nữ chết do ung thư vú ngày càng có khuynh hướng sụt giảm đôi chút nhờ thăm khám thường xuyên, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thống kê năm 1989 ghi nhận, cứ 100.000 phụ nữ bị ung thư vú thì có tới 27,5% người chết, tức 27.500 người. Đến năm 1993, tỷ lệ tử vong hạ xuống còn 25,9% tức 25.900 người, giảm được 1.600 người trong vòng 4 năm.
Giải phẩu học:
Nhìn vào hình, chúng ta thấy tuyến vũ nằm trên những cơ ngực lớn và cơ ngực nhỏ. Từ đây, các đường bạch huyết tỏa đi khắp nơi.
Có 3 đường bạch huyết chính đi qua các trạm hạch: Nách ngực và vú trong. Các nhà khoa học cho rằng hạch bạch huyết (lymph node) đóng vai trò then chốt, giúp cho sự tiên lượng trong chẩn đoán càng thêm giá trị. Với các liệu pháp trợ lực, các nhà nghiên cứu ghi nhận phụ nữ nào bị ung thư vú mà không kèm theo hạch bạch huyết sẽ có cơ may sống trên 10 năm, đạt tỷ lệ tới 70 – 75% so với 20 – 25% nếu có sự hiện diện của hạch bạch huyết.
Điều đáng chú ý là ung thư vú cũng có thể hình thành bất cứ lúc nào đối với các thiếu nữ sau tuổi dậy thì (pubety) nhưng hầu hết qui tụ vào giai đoạn từ 50 tuổi trở lên.
Nguyên nhân:
1. Theo Y Học Hiện Đại:
Chưa ai biết rõ ung thư vú từ đâu ra, nhưng kích thích tố estrogen ở phụ nữ được coi là hệ quả cao nhất, một nhân tố đích xác dẫn tới căn bệnh quái ác không chút hoài nghi. Sau đây là những nguy cơ cao nhất tạo ra ung thư vú ở phụ nữ:
- Do rối loạn estrogen, một loại hormone nữ.
- Thời kỳ kinh nguyệt (menses) dài. Tuổi có kinh quá sớm lại tắt kinh quá trễ.
- Không bao giờ thụ thai (pregnant), sinh sản.
- Lần đầu mang thai sau 31 tuổi
- Đã có ung thư ở một bên vú
- Lịch sử gia đình (family hostory) có người bị ung thư vú.
- Đã có ung thư áo niêm mạc tử cung (endometrial cancer).
- Đã có ung thư buồng trứng (evarian cancer).
- Đã từng được điều trị bằng tia ion hóa (tomzed adiation) với mức độ thấp.
Ngoài ra, còn nhiều nhân tố khác cũng dẫn tới nguy cơ bị ung thư vú nhưng ít nghiêm trọng hơn, gồm có:
- Kích thích tố liệu pháp (estrogen therapy).
- Các phương pháp trị tăng huyết áp (antihypertensives).
- Ăn uống quá nhiều chất béo (high – fat diet)
- Béo phì (obesity).
- Có bệnh u xơ nang vú (fibrocystic disease of the breasts).
- Có thai trước 20 tuổi
- Đã từng mang thai nhiều bào thai (multiple pregnancies)
- Thuốc sắc dân Ấn Độ (Indian) và Á Châu (Asian)
Sinh lý bệnh học (Pathophysiology)
Ung thư vú phần lớn xảy ra ở vú bên trái nhiều hơn bên phải và cũng thường tích tụ ở phần trên góc ngoài bầu vú. Về sinh lý bệnh học, tốc độ phát triển của ung thư vú không đồng nhất về thời gian cũng như về hình dáng và tính chất, chậm hay nhanh, to hay nhỏ, lành tính hay ác tính không thể biết trước được. Đa số ung thư vú mọc chậm ở 8 năm đầu, cụ thể là có một khối u nhỏ đường kính cỡ 1cm, có thể sờ thấy, không đau. Từ 4 – 6 tháng, khối u có thể lớn gấp đôi. Nó bành trướng theo con đường của hệ thống bạch huyết và dòng máu, xuyên thấu qua bên phải tìm tới phổi và cuối cùng lan tới vùng vú bên kia, trùm phủ hết thành ngực, xâm nhập gan xương và lên tới cả não.
Nhiều cuộc khảo sát ước lượng tỷ lệ phát triển của ung thư vú tăng nhanh gấp đôi ở giai đoạn sau cùng khi nó biến thành tế bào ác tính (malignant cells). Thời gian sống sót của bệnh nhân tùy thuộc vào kích thước của khối u (tumor) và sức bành trướng ra ngoài. Số lượng các hạch (nodes) liên đới là nhân tố đơn giản và quan trọng nhất để tiên lượng thời gian còn sống.
Xếp dạng theo mô học và theo vị trí thương tổn, ung thư vú có thể là:
- Ung thư tuyến (adenocarcinoma) bởi tạo ra từ biểu mô (epithelium).
- Trong ống tuyến (intraductal) do thành lập bên trong ống tuyến (ducts) vú.
- Thâm nhiễm (infitrating) vì xảy ra trong nhu mô (parenchymal tissue) vú.
- Viêm, sưng (infammatory), phản ánh tình trạng khối u lớn nhanh khiến da trở nên sưng phù, viêm và cứng rắn. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm.
- Ung thư tiểu thùy (lobular carcinoma), phản ánh khối u phát triển liên hệ đến các thùy (lobes) bên trong mô tuyến (glandular tissue) vú.
- Tủy (medullary) hoặc khoanh vùng (circumscribed), chỉ khối u to và tỷ lệ phát triển nhanh.
Cách xếp hạng theo mô học giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ và đánh giá chính xác hơn về bệnh ung thư vú.
Dấu hiệu và triệu chứng:
Những dấu hiệu đáng lưu ý nhất về bệnh ung thư vú có thể là:
- Một cục u, một cái bướu hay khối rắn như đá nổi lên bên trong vú. Hãy chú ý, khối rắn như đá thường là ác tính (malignant).
- Một sự biến đổi về lớp da bọc lót vú, như gia dày lên, da chung quanh núm vú (nipple) sần sùi nổi vảy, da lúm đồng tiền, da sưng phù hoặc lở loét.
- Một sự đột biến bên trong da, như ấm lên bất thường, da nóng, một vùng da bị đỏ hồng.
- Tình trạng dẫn lưu (drainage) hoặc tiết sữa không bình thường trong thời kỳ mang thai hay cho con bú. Nếu một bên vú không tiết ra sữa sau khi sinh con, có thể là chỉ dấu của bệnh ung thư vú.
- Một sự biến đổi bên trong núm vú, như ngứa, nóng bỏng, bị ăn mòn, bị rụt vào.
- Cảm thấy đau vú. Tuy nhiên, không hẵn là dấu hiệu của ung thư vú trừ phi khối u ngày càng to lên. Cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ mới xác định được.
- Di căn vào xương gây gãy xương bất cứ lúc nào kèm tăng calci - huyết (hypercale enia) +
- Di căn vào phổi gây khó thở, tràn dịch màng phổi (phổi có nước).
- Gan sưng to, sưng phù cánh tay.
Chẩn đoán ( Diagnosis):
Tiêu chuẩn chẩn đoán về ung thư vú gồm có các phương pháp:
Tự khám bằng tay:
Xư nay, cách khám phá ung thư vú bằng tay vẫn được coi là phổ biến nhất và đáng tin cậy nhất. phương pháp khá đơn giản.
* Nên thực hiện giữa chu kỳ kinh nguyệt vì lúc đó tuyến vú không bị ảnh hưởng bởi nội tiết tốt. Trước hết, cởi áo và đứng dậy trước gương soi. Nhìn vào gương quan sát thật kỹ, so sánh xem hai bầu vú có gì khác thường hay không. Sự khác thường gồm: da không đồng màu, độ cứng mềm khác nhau, một bên tròn một bên độn lệch.
* Tiếp theo, nằm ngửa trên giường thật phẳng, lót một chiếc gối dưới lưng ngang bằng bã vai để ngực ưỡn lên cao. Đặt một cánh tay lên đầu, duỗi thẳng. Dùng 4 ngón tay của bàn tay bên này đặt lên bầu vú bên kia, vừa rà soát vừa chuyển dịch chầm chậm các ngón tay quanh vú theo hình xoắn ốc, khởi đi từ rìa ngoài tiến dần vô trung tâm vú. Hãy chú ý đến những nơi có dấu hiệu cứng, cộm, khối u to nhỏ, cảm giác đau hay không đau. Sau đó, thay đổi thao tác để tiếp tục khám phần vú còn lại.
Bình thường, vú mềm đều. Nếu khám thấy dấu hiệu khác thường, nên nhanh chóng tham khảo với Bác Sĩ gia đình. Điều cần nhớ, không phải khối u nào nằm trong vú cũng là ung thư. Khối u có thể do bị viêm hay u lành tính gồm: viêm cấp tính, viêm mãn tính. Do lao phổi, do bệnh giang mai, do nấm, viêm ở tuổi dậy thì, vú bị áp xe trong thời kỳ cho con bú, u tuyến vú trước lúc hành kinh…Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chẩn đoán và giải thích, không nên đoán mò hay lo sợ.
Thực tế, tự khám vú bằng tay, trước đây cho rằng phương pháp này sẽ cứu được sinh mạng bệnh nhân nhờ phát hiện sớm khối u ung thư, nhưng các cuộc nghiên cứu mới nhất công bố rằng suy nghĩ ấy không đúng. Bởi vì ung thư vú không phát triển đều đặn theo thời gian. Nó có thể bành trướng thật nhanh rồi ngưng lại. Một số khối u phát triển tuần tự, trong khi một số khác lại mọc rất chậm. Có khối u di căn khỏi vú thật nhanh nhưng có khối u phải đợi lớn bằng quả cam hay quả bưởi mới bắt đầu di căn, trong lúc có khối u chẳng bao giờ chịu di căn ra ngoài. Do đó không mấy ai tiên lượng khối u. Hơn nữa, vào lúc người bệnh sờ thấy khối ung thư nằm trong thành vú thì hầu hết nó đã xuất hiện trước đó 5 – 7 năm rồi, nếu di căn thì khối ung thư cũng đã di căn rồi. Như vậy, vấn đề là phương pháp chữa trị hiệu quả hay không hiệu quả nhằm cứu tính mạng bệnh nhân chứ không do thời gian phát hiện sớm hay muộn. Dẫu sao, phát hiện sớm ung thư vẫn lợi hơn là muộn.
- Chụp X-ray vú và sinh thiết (Mammography and Biopsies).
Chụp quang tuyến X vú là phương pháp khảo sát đối với bất kỳ phụ nữ nào đã có chỉ dấu bị ung thư qua chẩn đoán. Căn bản, mammography được thực hiện cho các phụ nữ từ 35 đến 39 tuổi. Từ 40 đến 49 tuổi, mỗi 1 – 2 năm chụp 1 lần. Trên 50 tuổi, chụp hằng năm. Phụ nữ nào có lịch sử gia đình bị ung thư vú hoặc một bên đã bị ung thư, cần quan tâm đặc biệt vì họ dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hơn những người khác. Riêng phụ nữ dưới 35 tuổi, tín lực mammography rất đáng nghi ngờ vì mô vú có cấu trúc dày đặc, khó quyết đoán. Vô tư mà xét, việc chụp và đọc mamography không đơn giản. Khối u ung thư cũng là mô, cũng là những vệt trắng trên phim, có thể bị nách che khuất, có thể do nếp da vú bọc lót, không thấy hiện ra. Đến khi phát giác được thì bướu đã to và di căn qua các cơ quan khác từ lâu.
Kết quả sai sót và lầm lỗi của phương pháp chụp mamography là 30% trên tất cả cuộc kiểm tra. Bác sĩ Stephen Feig thuộc bệnh viện trường Đại Học Thomas Jefferson Tiểu Bang Philadelpia Hoa Kỳ cho biết, cách đây 20 năm, việc cụp X-ray và khám lâm sàng chỉ phát hiện được khoảng 40% phụ nữ bị ung thư vú ở độ tuổi từ 40 – 49 và khoảng 60% ở độ tuổi từ 50 – 59 tuổi. Hiện nay, nhờ kỹ thuật số digital mammography, có thêt phát hiện trên 90% phụ nữ bị ung thưc vú ở bất kỳ độ tuổi nào. Đây là phương pháp truy tầm ung thư vú hiện đại nhất cuối thế kỷ 20.
Phương pháp siêu âm (ultrasonography): Dùng để kiểm tra lại hình ảnh nghi ngờ trên phim mammography, có thể nhận biết cả khối u dưới hình thái một cái túi (cyst) chứa đầy chất dịch. Phương pháp siêu âm được sử dụng để chẩn đoán ung thư vú thay vì phải dùng phương pháp sinh thiết (surgical biopsy) xâm phậm đến cơ thể.
- Phương pháp tạo mạch (angiogenesis): Dùng kỹ thuật soi sáng mạch máu để tìm ra mạch máu nào tiếp sức nuôi lớn khối ung thư rồi tìm cách khử bỏ. Phương pháp này cũng phát hiện kích thước khối u, dù mới thành hình hay đã lớn. Tất nhiên, khám phá vẫn là khám phá, không giải quyết được gì khi khối u đã di căn từ lâu.
- Phương pháp rửa ống tuyến (ductal lavage): Dùng một ống thông thật nhỏ luồn vào tuyến dẫn sữa trong vú, nơi nghi ngờ bị khối u bít lấp, rồi bơm nước vào để tống các tế bào ung thư ra. Phương pháp này được dùng riêng cho các bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư cao hơn những người bình thường, giúp họ quyết định chọn lựa cách trị liệu phòng ngừa, uống thuốc hay giải phẩu cắt bỏ vú.
- Khảo sát xương (bone scan):Dùng X-ray chụp cắt lớp xương để tính toán và đo lường về mức độ alkaline phosphate, nghiên cứu chức năng gan và sinh thiết gan nhằm phát hiện tình trạng ung thư di căn xa hay gần. Xét nghiệm thụ thể (receptor) hormone trên khối u cũng có thể xác định khối u lệ thuộc vào estrogen hay progesterone nhằm giúp cácnhà chuyên môn quyết định giải pháp phong tỏa hormone đã có hành động tiếp tay nuôi dưỡng khối u lớn lên.
- Phương pháp nhiệt kế (thermography):dùng phép chụp nhiệt bức xạ để truy tầm u bướu nhờ phản xạ hơi nóng do u bướu tỏa ra. Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán này không mấy tin cậy vì nhiều thương tổn trong vú cũng có thể tỏa sức nóng như ung thư nên ít được trọng dụng
2. Theo Đông Y Học:
Trong vòng 40 năm trở lại đây Đông Y Học đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu Đông dược để chữa bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú rất thành công. Các nhà ung thư học phương Tây cũng bắt đầu chú ý đến những báo cáo điều trị ung thư bằng dược thảo, trong đó phương pháp nâng cao hệ miễn dịch của Trung Y được đánh giá có ý nghĩa nhất, vừa gia tăng sức đề kháng cơ thể vừa tiêu trừ tế bào ung thư một cách hòa bình.
Về nguyên nhân và chẩn đoán bệnh ung thư vú, lý luận của Đông Y Học dựa trên học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, tạng tượng, tình chí, nhưng xử phương hòan toàn phù hợp với mục tiêu y học. Sau đây là một số bài thuốc Đông Y trị ung thư vú tiêu biểu:
- Bài 1: “Công anh thang”của Bệnh viện tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc
Bồ công anh 10g
Địa đinh thảo 10g
Chích viễn chí 10g
Quan quế 10g
Qua lâu nhân 60g
Xuyên sơn giáp (sao) 06g
Thiên hoa phấn 06g
Xích thược 06g
Cam thảo 06g
Hạ khô thảo 15g
Kim ngân hoa 15g
Sinh hoàng kỳ 15g
Bạch chi 15g
Kiết cánh 15g
Phi bạch đầu 15g
Đương qui 30g
Sắc uống 1 ngày 1 thang
Gia giảm:
- Di căn hạch, gia thêm Sinh ý dĩ nhân 30g, Hải tảo 15g, Sinh mẫu lệ 24g, Huyền sâm 24g.
- Ung thư lở loét, bỏ Bồ công anh, Địa đinh thảo, gia Hoàng kỳ lên 30g
- Người yếu, hay ra mồ hôi, tăng Hoàng kỳ lên 30g
- Miệng khô, hay táo bón, gia Chỉ thực 10g, Thanh bì 10g
- Sợ lạnh, đau lưng, ra huyết trắng, tay chân mát, tăng Quan quế lên 18g.
- Mặt đỏ, sốt, nóng hầm, gia Hoàng cầm 10g, Hoàng liên 10g, Sài hồ 15g.
Thuốc đắp ngoài:
- Ngũ linh chi 15g, Hùng hoàng 15g, Mã tiền tử 15g, A giao 15g, Tán bột mịn, mỗi lần lường 1 – 2 muỗng canh bột trộn với dầu mè nắn thành cái bánh đắp lên khối u, ngoài băng kín. Ngày thay thuốc 1 lần.
Kết quả:Trị 18 ca ung thư vú, lành bệnh 6 ca, khả quan 6 ca (khối u nhỏ hơn phần nửa).
Bài 2: “Ngưu hoàng tiêu thũng phương”của khoa ung thư Bệnh viện Quảng An Môn thuộc Viện nghiên cứu Trung Y Bắc Kinh.
Ngưu hoàng nhân tạo 10g
Chế nhũ hương 15g
Chế một dược 15g
Hải long 15g
Hoàng kỳ 30g
Sơn từ cô 30g
Hương duyên 30g
Tam tiên (sao) 30g
Hạ khô thảo 60g
Tam thất phấn 60g
Hà thủ ô 60g
Ý dĩ nhân 60g
Địa đinh thảo 60g
Nga truật 60g
Dâm dương hoắc diệp 60g
Cách làm: tán bột mịn, trộn với hồ loãng làm hoàn nặng 3g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn.
Gia giảm:
- Can khí uất, gia Sài hồ 8g, Thanh bì 8g, Xích thược 12g, Bạch thược 12g, Uất kim 10g.
- Tỳ hư, đàm thấp, gia Bạch phục linh 20g, Bạch truật 12g, Trần bì 8g, Chế bán hạ 12g.
- Khí huyết lưỡng hư, gia Đảng sâm 30g, Đương qui 20g, A giao 10g, kê huyết đằng 16g.
Kết quả:Trị 134 ca ung thư vú, trong đó 16 ca có phẫu thuật, một số khác có phối hợp hóa trị và xạ trị. Sau điều trị, tỷ lệ sống trên 5 năm chiếm 88,8%.
Bài 3: “Hải tảo trinh ngân thang”của Bệnh viện ung thư Trường Đại Học Y Khoa Thượng Hải Trung Quốc.
Hải tảo 30g
Hải đới 30g
Nữ trinh tử 15g
Kim ngân hoa 15g
Phục linh 12g
Câu kỷ tử 12g
Thạch hộc 12g
Thái tử sâm 09g
Thảo quyết minh 30g
Đan sâm 15g
Trần bì 15g
Thục địa 15g
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 4 bát nước, sắc còn 1 bát chia uống 2 lần cách nhau 4 – 6 tiếng đồng hồ. Nước nhì, đổ 3 bát nước, sắc còn 7/10 bát, uống 1 lần.
Kết quả:Trị 6 ca ung thư vú. Sau điều trị, khối u biến mất hoặc nhỏ lại. Tất cả đều sống trên 3 năm.
Bài số 4: “Mã tiên phong phòng hoàn”của Y Sĩ Lôi Vĩnh Trọng thuộc Bệnh viện Thử Quang Học Viện Trung Y Thượng Hải Trung Quốc.
Mã tiền tử 0.1g
Hoạt oa ngưu (ốc sên) 0.5g
Ngô công (con rết) 1.5g
Lộ phong phòng 0.5g
Toàn yết (con bò cạp) 0.3g
Nhũ hương 0.1g
Cách làm:Trên đây là liều dùng cho 1 ngày. Muốn uống 10 – 20 – 30 ngày, cứ nhân số lượng thuốc lên tương ứng. Tán bột mịn, dùng hồ loãng làm hoàn nặng 1g, phơi hay sấy khô để dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 hoàn.
Kết quả:Trị 44 ca ung thư vú. Có 7 ca sống trên 3 năm
Bài 5: “Nhị đơn thang” của Bệnh Viện Nhân Dân số 1 Phúc Châu Tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc
Đương qui 45g
Hạ khô thảo 45g
Quất hạch 12g
Bạch chỉ 09g
Bạch cương tầm 06g
Mẫu đơn bì 06g
Đan sâm 15g
Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 3 bát nước, sắc còn 8/10 bát, chia uống 2 lần. Nước nhì, đổ 2 bát nước, sắc còn 5/10 phát, uống 1 lần.
Kết quả: Trị 1 ca ung thư đầu vú. Sau điều trị, bệnh lành hoàn toàn.
3. Chọn chất dịnh dưỡng hữu ích:
Becta-carotene thiên nhiên: 10.000 IU/ ngày. Công dụng: Phá hủy gốc tự do (free radicals) nhờ tính năng chống oxy hóa mạnh.
- Tỏi (garlic) ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên capsules. Công dụng: nâng cao chức năng miễn dịch cơ thể.
- Selenium: 200 – 400mg/ngày. Công dụng: Lau chùi gốc tự do rất mạnh - Vitamin B complex:100mg, ngày 3 lần. Công dụng: cải thiện tuần hoàn, sản xuất hồng cầu, trợ giúp chức năng gan, tạo hormone và enzyme.
- Vitamin C: 5.000 – 20.000mg/ ngày. Công dụng: Tác nhân chống ung thư mạnh
- Vitamin E: Khởi đầu 400 IU/ ngày, tăng dần lên 1.00 IU/ ngày. Công dụng: Thiếuvitamin E sẽ dẫn tới ung thư vú, trợ giúp sản xuất hormone và chức năng miễn dịch.
- Nấm hương Nhật Bản (miitake): 4.000 – 8.000 mg/ngày. Công dụng: Ngăn chặn bướu ung thư lớn lên và bành trướng ra chung quanh. Cũng còn nâng cao chức năng miễn dịch cơ thể.
4. Thay đổi cách ăn uống thích hợp:
- Chọn ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh, ngũ cốc, hạt (ngoại trừ đậu phộng). Nguồn rau tươi thuộc họ hoa thập tự rất quan trọng gồm cải bông xanh (broccoli), cải Brussels (Brussels sprouts), cải bắp (cabbage) và bắp cải hoa (cauliflower). Cũng chọn rau quả có màu vàng như cam như: carrot, bí rợ hay bí đỏ, khoai lang vàng. Hãy chú ý: Thực phẩm có sự can dự của thuốc trừ sâu (pesticide) và các chất hóa học khác là đầu mối gây bệnh ung thư vì chúng bắt chước tác dụng của chất kích thích tố (estrogen) trong cơ thể làm rối loạn chức năng bình thường của nó.
- Thường xuyên ăn táo tươi (fresh apple), quả anh đào (cherries), nho, mận và các loại quả berries, củ hành tây (onion), gừng tươi, tỏi tươi.
- Nên uống nước suối tinh khiết hoặc nước cất tốt nhất. Đừng bao giờ uống nước máy. Nước bổ dưỡng siêu hạng vẫn là nước ép rau quả tươi bằng máy vắt không trộn thêm nước lọc. Buổi sáng dùng nước ép qủa tươi, chiều nước ép rau tươi.
- Không ăn thịt và tất cả sản phẩm có nguồn gốc động vật. Bởi vì hầu hết bò, gà, heo, vịt được nuôi và trị bệnh bằng hormone, kháng sinh để cho lớn nhanh lại chứa nhiều mỡ bảo hòa (saturated fat). Hậu quả chỉ có hại chứ không có lợi gì nhiều cho cơ thể.
- Tránh uống rượu các loại, caffeine, thực phẩm phế thải, thực phẩm tinh chế, muối, đường, bột mì trắng. Cũng hạn chế ăn sản phẩm từ đậu xanh, vì nó gồm những enzyme ức chế.
- Nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ (fiber), vì chất xơ bắt giữ những chất phế thải độc hại sau khi ruột non hấp thu những gì cần thiết vào máu và đẩy chúng xuống ruột già chờ tống ra ngoài.
- Không ăn và uống thứ gì có chất sắt (iron), vì khối u sẽ dùng chất sắt để thúc đẩy cho ung thư phát triển nhanh chóng.
- Nếu bạn đang rải qua giai đoạn chữa bệnh ung thư vú bằng thuốc, xạ trị (radiation) hay hóa trị liệu pháp (chemotherapy) mà tự cảm thấy chán nản thất vọng hoặc hoảng sợ thì hãy tập trung tư tưởng nghĩ trong đầu rất tất cả phương tiện đó đã chấm dứt rồi và bệnh tình của mình giờ đây khá hơn hôm qua, tố hơn những người đồng cảnh ngộ chung quanh. Phương pháp này mang lại nhiều kết quả không ngờ nhờ bên trong cơ thể tiết ra chất kháng sinh tự nhiên giúp chữa lành vết thương, nâng cao chức năng miễn dịch. Sống lạc quan là loại thuốc chữa bệnh cực quý trong mọi thời đại.
Những tin cũ hơn