5. UNG THƯ CỔ TỬ CUNG(Cervical Cancer)
Năm 2006, Hoa Kỳ có hai tin vui y học. Thứ nhất, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một loại virus, thủ phạm gây bệnh ung thư cổ tử cung ở người, tên là Papillomavirus, còn gọi lag virus HPV. Virus này tạo ra mụn cóc ở bộ phận sinh dụng nữ và biến thành ung thư. Thứ hai, Co Quan Quản Trị Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê chuẩn cho sử dụng một loại Vaccine tên Gardasil để chủng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, ưu tiên từ 9 – 26 tuổi. Tuy nhiên, giá khá đắt, 3 mũi chủng ngừa tốn khoảng 360 Mỹ kim.
Đây là loại ung thư phổ biến nhất, đứng hàng thứ ba trong số các bệnh ung thư thuộc hệ sinh sản (reproductive system) của phụ nữ. Ung thư cổ tử cung được sắp xếp vào loại ung thư tiền xâm nhập hoặc xâm nhập.
Ung thư tiền xâm nhập (preinvasive carcinoma) tạo hình theo hướng loại sản, còn gọi là loạn phát triển (dysplasia) do những tế bào bát thường nhỏ li ti mọc ra bên dưới lớp biểu mô thứ ba, sau đó biến thành ung thư. Tại vị trí cổ tử cung, biểu mô (epithelium) dày cộm do tế bào bất thường tăng sinh nhanh, được biết như sự xâm nhập bằng lối tạo u trong biểu mô (intraepithelial neoplasia). Ung thư tiền xâm nhập có khả năng chữa lành từ 75-90% nếu thời gian phát hiện sớm và được điều trị thích đáng. Nếu không chữa trị và còn tùy thuộc vào hình thái xuất hiện, khối u có thể phát triển thành ung thư xâm nhập cổ tử cung.
- Ung thư xâm nhập (invasive carcinoma) là loại tế bào ung thư tấn chiếm màng nền (basement membrane) cổ tử cung và có thể bành trướng trực tiếp tới cấu trúc khing chậu kế cận hoặc gieo rắc tai ương đến những tuyến mạch bạch huyết ở vị trí rất xa. Tại Hoa Kỳ, mỗi năm phát hiện thêm 15.000 ca bị ung thư cổ tử cung và có ít nhất 44.000 phụ nữ chết vì bệnh này. Hầu hết các ca, khoảng 95% thuộc loại tế bào ung thư có vảy (squamous cell carcinoma). Chỉ có chừng 5% thuộc dạng ung thư tuyến (adenocarcinomas). Chúng biến đổi từ tế bào biệt hóa lành mạnh (well – differentiated cells) sang tế bào hình thoi thoái biến (anaplastic spindle cells). Thường thường ung thư xâm nhập xảy ra ở lứa tuổi từ 30 – 50, ít khi dưới tuổi 20.
Nguyên nhân:
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân tạo ra ung thư cổ tử cung vẫn chưa được biết rõ, nhưng một số nhân tố dẫn đến ung thư có liên hệ đến:
- Giao hợp lúc tuổi còn quá trẻ (dưới 16 tuổi)
- Giao hợp với nhiều người đàn ông
- Mang thai nhiều lần
- Viêm nhiễm siêu vi mụn giộp (herpes virus)
- Viêm nhiễm vi khuẩn hoặc siêu vi trùng hoa liễu
Dấu hiệu và triệu chứng:
Ung thu cổ tử cung tiền xâm nhập thường không phô bày triệu chứng hoặc một thay đổi nào rõ rệt bên ngoài để giúp người bệnh cảnh giác và phân tích.
- Dấu hiệu có thể nhận biết sớm về ung thư cổ tử cung xâm nhập là chảy máu âm đạo một cách không bình thường. Chảy máu dai dẳng không ngưng.
- Giao hợp cảm thấy đau và chảy máu âm đạo
- Vào giai đoạn nặng hơn sẽ thấy đau khung chậu, bị tiểu són và tiêu són.
- Sụt cân, thiếu máu, biếng ăn.
Chẩn đoán (diagnosic):
- Xét nghiệm tế bào học (cytologic examination) bằng phương pháp Papanicolaou, gọi tắt là Pap, có thể khám phá ung thư cổ tử cung trước khi chúng tạo thành. Tuy nhiên, theo các chuyen viên sản phụ khoa, có từ 10 – 20% trường hợp thử nghiệm Pap không phát hiện được những dị dạng ở cổ tử cung và một số những dị dạng nầy dẫn tới ung thư.
- Phương pháp khảo sát tế bào học cổ tử cung bất bình thường hay sử dụng nhất là soi âm đạo (colposcopy), có thêt khám phá sự có mặt và cả phạm vi của những thương tổn trước thời kỳ ung thư lộ diện trên lâm sàng.
- Sinh thiết (biopsy) và xét nghiệm mô học là điều cần phải làm.
- Dùng dung dịch hòa tan chất iodine mạnh theo kiểu Lugol (Lugol’s solution)hoặc Schiller (Schiler’s solution) mục đích đồng nhất hóa khu vực làm sinh thiết để nhận dạng tế bào bất thường. Dĩ nhiên, soi sáng thương tổn không phải là chuyện dễ dàng, nhưng việc khảo sát có thể phân biệt giữa mô bình thường và bất thường. Lý do: Mô bình thường hấp thu chất iodine và đổi sang màu mâu, trong khi mô bất thường thì không có glycogen và cũng không đổi màu.
- Nghiên cứu bằng phương pháp chụp X-ray hạch bạch huyết (lymphangiography), chụp X-ray bàng quang (cystography) và quan sát qua máy scan cũng có thể khám phá ra tình trạng di căn (metasis) của ung thư cổ tử cung.
Các cấp độ ung thư:
Y học hiện đại quyết định điều trị ung thư cổ tử cung tùy căn cứ vào tiến trình thực tế. Theo Liên Đoàn Quốc Tế và Phụ khoa và Sản khoa (The International Federation Of Gynecology and Obstetrics) các cấp độ ung thư cổ tử cung được quy định như sau:
- Cấp độ 0:Ung thư nằm tại vị trí, tức là ung thư còn nằm bên trong biểu mô.
- Cấp độ I: Ung thư còn hạn chế, chưa xâm nhập tới cổ tử cung. Hiện tượng lan tới thân (corpus) không đáng quan tâm.
-Cấp độ IA: Chẩn đoán qua phân tích bằng kính hiển vi thấy cổ tử cung có sự thưởng tổn ác tính.
- Cấp độ IA1: Việc xâm nhập vào phần nền cổ tử cung một cách hiển nhiên.
- Cấp độ IA2:Sự thương tổn biểu mô phát hiện qua kính hiển vi đo được 5mm hay ít hơn, không vượt quá 7mm chiều rộng.
- Cấp đố IB: Thương tổn đo được trên 5mm chiều sâu và 7mm chiều rộng cho dù có thấy qua phân tích hay không.
- Cấp độ II: Sự bành trướng vượt khỏi cổ tử cung nhưng chưa tới vách khung chậu. Giai đoạn này ung thư có hệ lụy đến âm đạo (vagina) nhưng chưa xâm nhập vào tới lớp biểu mô thứ 3 nằm sâu bên trong.
- Cấp độ IIA. Không có hệ lụy rõ rệt đến mô cận tử cung (parametrial involvement).
- Cấp độ IIB: Có hệ lụy rõ ràng đến mô cận tử cung.
- Cấp độ III:Đã bàng trướng tới vách khung chậu khi khám nghiệm trực tràng. Giai đoạn này có hiện tượng ứ nước thận (hydronephrosis) hoặc không ảnh hưởng tới chức năng thận.
- Cấp độ IIIA:Không có sự lây lan tới vách khung chậu.
- Cấp độ IIIB:Lây lan tới vách khung chậu và ứ nước thận hoặc không có.
- Cấp độ IV:Lây lan khỏi chậu và có hệ lụy đến bàng quang (bladder) hoặc niêm mạc trực tràng (rectal mucosa).
- Cấp độ IVA:Bành trướng tới các cơ quan lân cận.
- Cấp độ IVB: Bành trướng tới các cơ quan ở xa.
Điều trị:
Đông Y Học phân loại ung thư cổ tử cung thành 4 thể bệnh chính: “Can uất khí trệ, Nhiệt độc uất kết, Can Thận âm hư và Tỷ thận dương hư”. Các liệu pháp điều trị tùy thuộc vào từng thể bệnh mà đối chứng lập phương cho thích hợp. Riêng về dược thảo, các thầy thuốc Đông Y Học thường ứng dụng liệu pháp “Tiểu bỉ hóa tích, hoạt huyết, tiêu bản đồng trị” là phương pháp dùng thuốc tiêu trệ nhuyễn kiên, hành khí hóa ứ, để vừa làm tiêu mòn dần khối ung thư một cách hòa bình vừa thúc đẩy máu huyết lưu thông, nâng cao chính khí người bệnh. Trường hợp trị liệu bằng “radiation hoặc chemotherapy cũng giúp giảm mức tác dụng phụ, cân bằng sức khỏe.
1. Can uất khí trệ:
- Triệu chứng:Miệng môi khô, người bứt rứt, ngực sườn đầy tức khó chịu bụng dưới đau, mất ngủ, mê tâm, kinh đến sớm, khí hư trong âm đạo tiết ra nhiều, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch đi huyền tế hoặc huyền hoạt.
- Pháp trị:Sơ can giải uất
- Bài thuốc căn bản: “Tiêu dao tán gia giảm”
Đương qui 12g
Bắc sài hồ 12g
Bạch truật (sao) 12g
Phục linh 12g
Bạc hà diệp 04g (bỏ võ sau)
Cam thảo 03g
Trần bì 06g
Hương phụ (sao dấm) 12g
Ô dược 12g
Bắc nhân trần 16g
Sắc uống ngày 1 thang
2. Nhiệt độc uất kết hạ tiêu:
- Triệu chứng:Miệng kho đắng, bụng dưới đau, tức lưng, khí hư tiết ra nhiều và đục như nước vo gạo hoặc vàng, hơi, chất lưỡi đỏ, rêu vàng lưỡi dày, mạch đi hoạt sác. Đây là giai đoạn cổ tử cung bị loét hoại tử và nhiễm trùng nặng.
- Pháp trị:Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tán ứ.
- Bài thuốc căn bản: “Sơ can thanh vị hoàn gia giảm”
Thất diệp nhất chi hoa 12g
Bạch hoa xà thiệt thảo 12g
Thổ phục linh 12g
Hạ khô thảo 12g
Kim ngân hoa 12g
Bồ công anh 12g
Liên kiều 12g
Lậu lô 12g
Quất diệp 12g
Dã cúc hoa 12g
Xuyên bối mẫu 12g (tán bột hòa thuốc uống)
Địa đinh thảo 12g
Sơn từ cô 12g
Bạch chỉ 12g
Qua lâu nhân 12g
Thuyền thảo can 12g
Nhũ hương 04g
Một dược 04g
Trần bì 08g
Nhị đầu tiêm 04g
Sắc uống ngày 1 thang
3. Can thận âm hư
- Triệu chứng:Lưng đau thắt, váng đầu, ù tai, khó ngủ, hay mộng mị, lòng bàn tay và chân nóng, miệng khô, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng mạch đi huyền sác hoặc tế sác.
- Pháp trị: Tư dưỡng can thận, hoạt huyết tiêu độc
- Bài thuốc căn bản: “Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm”
Sinh địa 12g
Tri mẫu 12g
Hoàng bá 12g
Hoài sơn 12g
Sơn thù nhục 12g
Phục linh 12g
Trư linh 12g
Mẫu đơn bì 12g
Qua lâu nhân 12g
Hạ khô thảo 12g
Đương qui vĩ 12g
Xích thược 12g
Đan sâm 12g
Tam thất căn 12g (tán bột, hòa với thuốc)
Trạch tả 12g
Sắc uống ngày 1 thang
4. Tỳ thận dương hư:
- Triệu chứng: Mệt nhọc, chân tay yếu lạnh, ngực tức, lưng đau, khí hư tiết ra nhiều, đi tiêu phân lỏng, rêu lưỡi trắng bệu, mạch đi tế nhược
- Pháp trị:Ôn dưỡng tỳ thận, trừ thấp
- Bài thuốc căn bản: “Chân vũ thang gia giảm”.
Chế phụ tử 10g (sắc trước 30 phút)
Đảng sâm 12g
Bạch truật 12g
Phục linh 12g
Bạch thược (sao) 12g
Hải phiêu tiêu 20g
Sinh hoàng kỳ 20g
Ngô thù du 08g
Tiểu hồi 06g
Gừng tươi 12g
Sắc uống ngày 1 thang
6. UNG THƯ TỬ CUNG (Uterine cancer)
Ung thư tử cung hay ung thư dạ con là ung thư màng trong tử cung, còn gọi là ung thư áo niêm mạc tử cung (endometrium cancer), một bệnh ung thư thuộc phụ khoa (gynecology).
Ung thư tử cung phần lớn có ảnh hưởng đến các phụ nữ trong khoảng tuổi từ 50 – 60 vào thời kỳ mãn kinh (postmenopausal). Rất ít trường hợp xảy ra trong khoảng tuổi từ 30 – 40 và thật hiếm thấy trước tuổi 30. Theo báo cáo y khoa, đa số phụ nữ mãn kinh mắc bệnh ung thư tử cung trước đó đều có lịch sử rối loạn về vòng kinh nguyệt, như không rụng trứng (anovulatory) hay thiếu cân bằng hormone.
Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 33.000 ca mới về ung thư tử cung được khám phá, trong số này không dưới 5.500 bệnh nhân cuối cùng phải xuôi tay theo định mệnh khắc nghiệt.
Nguyên nhân:
Ung thư tử cung có liên quan đến một số nhân tố tiền báo:
- Chỉ số khả năng sinh sản thấp (low fertility index) và không rụng trứng.
- Chảy máu tử cung không bình thường.
- Béo phì (obesity), cao huyết áp hoặc tiểu đường (diabetes)
- Lịch sử gia đình có người đã mắc bệnh
- Dùng kích thích tố nữ liệu pháp (estrogen therapy).
- Đã từng bị polyps tử cung hoặc tăng sản nội mạc tử cung (endometrial hyperplasia).
Một cách tổng quát, ung thư tử cung thuộc dạng ung thư tuyến (adenocarcinoma) di căn chậm, thường xuất hiện từ vị trí màng trong tử cung còn gọi là áo niêm mạc tử cung (endometrium) đến cổ tử cung (cervix) buồng trứng (ovaries), ống dẫn trứng (Fallopian tubes) và nhiều cấu trúc tại khu vực màng bụng.
Ung thư tử cung cũng có thể theo máu hoặc hệ thống bạch huyết lan rộng tới các cơ quan thật xa như phổi và não. Hơn nữa, trong một số ca, các nhà chuyên môn ghi nhận hạch bạch huyết (jumph node) có dính dáng đến việc lan tràn của ung thư tử cung.
Một số ung thư tử cung ít phổ biến gồm có loại u gai tuyến (adenoacanthoma), sacôm chất đệm màng trong tử cung (endometrial stromal sarcoma), sacôm limphô (lymphosarcoma), u trung phôi bì hỗn hợp (mised mesodermal tumors) bao gồm carcinosarcoma và sacôm cơ trơn (leiomyosarcoma).
Dấu hiệu và triệu chứng:
- Khi ung thư tử cung phát triển thường chảy máu ở bộ phận sinh dục vào thời kỳ tiền mãn kinh (premenopausal bleeding) hoặc hậu mãn kinh (postmenopausal bleeding). Hầu hết dấu hiệu phổ biến nầy là những biểu thị của ung thư tử cung.
- Chất tiết xuất lần đầu có thể chỉ gồm nước lỏng và ít máu kéo thành sợi nhưng dần dần chảy máu nhiều hơn.
- Có một số triệu chứng như cảm thấy đau, sụt cân, nhưng thường không có dấu hiệu gì rõ rệt cho đến khi ung thư đã mọc và đủ lớn.
Chẩn đóan:
Theo các nhà ung thư học cho biết, điều đáng tiếc là phương pháp tế bào học âm đạo mà chúng ta thường nghe nói là xét nghiệm “Pap” hay “Pap smear"”(Papanicolaou smear), tức phết mỏng niêm mạc tử cung (vaginal mucosa), chỉ có thể phát hiện ung thư cổ tử cung mà không thể tiên đoán một cách chắc chắn ung thư tử cung vào thời kỳ tiền xâm lấn. Do đó, việc chẩn đoán ung thư tử cung đòi hỏi phải làm sinh thiết áo niêm mạc tử cung (endometrial biopsy), cổ tử cung (cervical biopsy) và cả bên trong cổ tử cung (endocervical biopsy) mới đủ tin cậy. Cơ sở chẩn đoán dựa theo các dữ kiện và thủ thuật sau đây:
- Làm sinh thiết. Lấy mãnh mô và nạo chính xác những phần có liên hệ đến khu vực tử cung bị thương tổn để xét nghiệm.
- Xét nghiệm(Schiller’s test), bôi dung dịch iondine vào cổ tử cung và tử cung. Nếu là mô lành mạnh dung dịch sẽ đổi ra màu nâu, còn mô ung thư thì kháng lại, không đổi màu.
- Chụp X-ray ngực hoặc chụp tia X cắt lớp (tomography scan).
- Chụp tia X đường niệu tiêm tĩnh mạch (excretory urography) và soi bàng quang (crystoscopy)
- Đếm máu
- Khảo sát tâm điện ký (electrocardiography).
- Soi trực tràng (proctoscopy) hoặc nghiên cứu qua phương pháp thụt bari (barium enema). Nếu bàng quang và trực tràng có liên quan là điều đáng nghi ngờ.
Điều trị bằng dược thảo:
Tương tự như ung thư cổ tử cung, trên lâm sàng, ung thư tử cung cũng được chia làm 5 thời kỳ từ nhẹ tới trầm trọng để ứng dụng các biện pháp điều trị thích đáng. Sau đây là một số bài thuốc ung thư tử cung có hiệu quả của Trung Y.
- Bài 1: “Yết ngô nhuyễn hóa thang” của Y sĩ Trần Minh Tín thuộc Bệnh viện Trung Y Tùy Châu, Tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Ngô công 3 con (bỏ đầu, chân)
Toàn yết (bọ cạp) 6g
Côn bố 24g
Hải tảo 24g
Đương qui 24g
Tục đoạn 24g
Bán chi liên 24g
Bạch hoa xà thiệt thảo 24g
Bạch thược 15g
Hương phụ 15g
Phục linh 15g
Sài hồ 10g
Sắc uống ngày 1 thang
Gia giảm:
- Khí hư ra nhiều, gia Hoài sơn 24g, Tỳ giải 24g
- Tỳ hư hạ hãm, gia Hoàng kỳ 15g, Thăng ma 10g, Bạch truật 10g
- Can Thận âm hư, gia Sinh địa 15g, Huyền sâm 15g
- Táo bón, gia Hỏa ma nhân 24g
- Bụng đầy đau, gia Trầm hương 6g, Chỉ xác 15g, Diên hồ sách 15g
Kết quả:đã trị 13 ca ung thư tử cung: 1 ca sống 20 năm, 3 ca sống trên 13 năm, 4 ca sống trên 4 năm, 3 ca trên 2 năm và 2 ca sống trên 6 tháng. Tỷ lệ hồi phục cao.
- Bài 2a: “Thiềm hùng giải độc phương”của Bệnh viện Trung Y Bắc Kinh, Trung Quốc
Thiềm tô (mủ cóc) 15g
Hùng hoàng 03g
Bạch cập 12g
Phê sương thạch (chế) 01.5g
Ngũ bội tử 01.5g
Minh phàn 60g
Tử nạo sa 00.3g
Tam thất 03g
Cách làm:Tất cả tán bột mịn, gia thêm 60g bột tiêu viêm, trộn đều
Cách dùng:Dùng phết lên chỗ ung thư bị loét nặng, vỡ mủ nhiều
- Bài 2b: Nhũ hương 18g
Một dược 18g
Nhi trà 09g
Băng phiên 09g
Xà sàng tử 12g
Chung nhũ thạch 10g
Hùng hoàng 12g
Bằng sa 09g
Tử nạo sa 09g
Huyết kiệt 06g
Xạ hương 06g
Minh phàn 60g
Cách làm: Tán bột mịn, dùng ngoài, không uống
Cách dùng: Phết lên chỗ ung thư mới có dấu hiệu lở loét, thời kỳ nhẹ.
- Bài 2c: Thuốc uống
Thảo hà xa (tảo hưu) 15g
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Thổ phục linh 30g
Bán chi liên 15g
Thương truật 10g
Hoàng bá 06g
Biển xúc 09g
Xích thược 09g
Sinh ý dĩ nhân 12g
Nhân trần 15g
Ngọc kim 09g
Thanh bì 09g
Trần bì 09g
Hương phụ 09g
Đương qui 09g
Bạch thược 09g
Tri mẫu 09g
Y dĩ nhân 10g
Nhũ hương 10g
Một dược 10g
Xuyên khung 10g
Xuyên luyện tử 10g
Hoài ngưu tất 06g
Tiểu hồi 15g
Đương qui 12g
Trạch tả 06g
Bạch thược (sao) 20g
Quế chi 06g
Bắc sài hồ 15g
Kim ngân hoa 15g
Sắc uống ngày 1 thang
Kết quả: Đã trị 57 ca ung thư cổ tử cung, trong đó gồm: 6 ca thời kỳ I, 24 ca thời kỳ II, 15 ca thời kỳ III và 5 ca thời kỳ IV (cuối). Hiệu quả:
- Tất cả 6 ca thời kỳ I đều bình phục lâu dài
- 24 ca thời kỳ II khỏi bệnh 7 ca, tốt 13 ca, có chuyển biến tốt 3 ca, không kết quả 1 ca.
- 15 ca thời kỳ III có kết quả 1 ca, tốt 13 ca, có chuyển biến tốt 4 ca, không kết quả 6 ca.
- 5 ca thời kỳ cuối đạt kết quả tốt 1 ca, không kết quả 4 ca.
- Bài 6: “Tam phẩm bỉnh phương”của Y sĩ Dương Học Chí thuộc Y Viện Bảo Kiện Phụ Nữ Tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Bạch phê 45g
Minh phàn 60g
Hùng hoàng 08g
Một dược 04g
Cách làm: Tán bột mịn, chế thành thỏi hình trụ đặt vào âm đạo. Mỗi 5 – 7 ngày nhét thuốc 1 lần, liên túch 3 – 4 tuần lễ. Trước khi nhét thuốc, nhớ bôi vaseline vào âm đạo cho trơn, tránh gây tổn thương âm đạo.
- Thuốc đắp ngoài:
Bắc tử thảo 30g
Địa đinh thảo 30g
Thảo hà xa 30g
Hoàng bá 30g
Hạn liên thảo 30g
Băng phiến 03g
Cách làm: Tán bột mịn, mỗi lần dùng một ít thuốc bột trộn với nước cho sền sệt rồi đắp bên ngoài chỗ đau.
Kết quả: Đã trị 162 ca ung thư cổ tử cung, 1 ca sau điều trị không còn thấy dấu vết tế bào ung thư, 35 ca rất tốt đều sống trên 5 năm, 91 ca khả quan đều sống trên 3 năm.
7. U XƠ TỬ CUNG (Fibroids).
U xơ tử cung được giới y học hiện đại gọi bằng nhiều danh từ chuyên môn: fibromyomas, myomas, fibroids và uterine leiomyomas,
U xơ tử cung phần lớn là loại u lành tính (benign tumors) thuộc bệnh đường sinh dục của phụ nữ. Các khối u cơ trơn (smooth – muscle tumors) nầy diễn tiến rất phức tạp, thường xẩy ra bên trong thân tử cung (uterine corpus), mặc dù chúng cũng có thể xuất hiện ở cổ tử cung (cevix) hoặc bọc quanh dây chằng rộng (broad ligament).
Các nhà y học gọi u xơ tử cung hay u xơ cổ tử cung là fibroids, nghĩa là dạng xơ hoặc dạng u xơ, nhưng thuật ngữ này dễ hiểu lầm bởi vì thực tế chúng gồm những tế bào cơ (muscle cells) và không có mô xơ (fibrous tissue). U xơ tử cung xảy ra khoảng 20 – 25% phụ nữ trong hạn tuổi còn khả năng sinh đẻ và sắc dân da đen có ảnh hưởng cao gấp 3 lần hơn so với sắc dân da trắng. Khối u trở thành ác tính, dạng leiomyosarcoma, chỉ chiếm tỷ lệ 0.1% mà thôi.
Nguyên nhân:
- Đến bây giờ y học vẫn chưa biết nguyên nhân
- Nhưng nội tiết tố steroid (steroid hormones) gồm estrogen và progesterone cùng một vài nhân tố tăng trưởng, gồm nhân tố tăng trưởng biểu bì, được gợi ý như những bộ phận điều chỉnh về sự tăng trưởng u mềm cơ trơn (leiomyopause).
- U mềm cơ trơn có đặc tính mọc ra sau lần hành kinh đầu tiên của các thiếu nữ trong hạn tuổi từ 10 – 17 và rồi thoái vị, teo lại sau thời kỳ tắt kinh (menopause). Điều nầy estrogen coi như chỉ dấu một đoạn chất hoạt hóa đã góp phần thúc đẩy u mềm cơ trơn tăng trưởng.
- Trên tổng thể, u xơ tử cung phát triển thường liên quan đến sự rối loạn chức năng buồng trứng, do sự tiết xuất quá nhiều nội tiết tố nữ.
Dấu hiệu và triệu chứng:
- Đa số trường hợp không có triệu chứng gì rõ rệt.
- Phần lớn có triệu chứng chảy máu âm đạo không bình thường.
- Rối loạn kinh nguyệt, thường bị rong kinh rong huyết.
- Đau bụng tương tự như khi đau bụng kinh nên dễ bị lầm lạc.
- Huyết trắng ra nhiều và nhiều nhất đối với u xơ tử cung dưới niêm mạc.
- Khi u xơ bị nhiễm khuẩn hoặc bị hoại tử, trong huyết trắng có lẫn mãu mủ.
- Khi khối u to lớn, sờ vùng dưới thấy nổi cộm
- Khi khối u chèn ép bàng quang sẽ đi tiểu nhiều lần hoặc khó tiểu.
- Khi khối u chèn ép trực tràng thường sinh ra táo bón, tiêu khô
- Khi khối u chèn ép thần kinh, cảm thấy lưng đùi đau mỏi.
Chẩn đoán:
- Xét nghiệm máu để tìm hiểu tình trạng thiếu máu do xuất huyết âm đạo không bình thường.
- Khám xét tử cung bằng 2 tay để có thể phát hiện thân tử cung dãn rộng, cứng rắn, gồ ghề, không còn mềm xốp.
- Chụp siêu âm (ultrasonography) nhằm xác định về khối lượng, kích thước và vị trí của khối u.
- Các phương pháp khác, gồm chụp X-ray từ cung vòi (hysterography), nong, nạo, sinh thiết và soi ổ bụng (laparoscopy).
Điều trị:
Theo kinh nghiệm, biện pháp điều trị u xơ tử cung tùy thuộc vào độ tuổi, nhu cầu còn sinh đẻ nữa hay không, khối u còn nhỏ hay to, phát triển nhanh hay chậm. Nếu khối u nhỏ hơn kích thước một bào thai 3 tháng mà cần sinh con hoặc gần thời kỳ tắt kinh, không có triệu chứng gì trầm trọng, có thể chữa bằng Đông Y và cần theo dõi.
Trường hợp khối u to, có hiện tượng chèn ép, phát triển nhanh, phẩu trị được xem là giải pháp hữu hiệu nhất.
U xơ tử cung, theo Đông Y, nguyên nhân do hai mạch xung nhâm, khí huyết tích trệ gây ra. Đông Y chia u xơ tử cung làm hai thể bệnh: Khí trệ và Huyết ứ. Do đó, phương pháp điều trị nhằm 4 mục tiêu. Nhuyễn kiên (làm mềm khối u), tiêu tích (làm mất sự tích tụ), hành khí (giúp cho oxygen luân chuyển điều hòa) và hoặt huyết (máu lưu thông tốt hơn).
Sau đây là một số bài thuốc trị u xơ tử cung hiệu nghiệm của Trung Y.
1. Thể khí trệ:
Mộc hương 12g
Tam lăng 12g
Nga truật 12g
Chỉ xác 12g
Đinh hương 06g
Thanh bì 12g
Xuyên luyện tử 12g
Tiểu hồi 06g
Hải tảo 20g
Côn bố 20g
Quất hạch 20g
Hạ thảo khô 20g
Sắc uống ngày 1 thang
2. Thể huyết ứ:
Miết giáp (sao dấm) 20g
Sinh mẫu lệ 20g
Phục linh 12g
Đào nhân (giã nát) 12g
Xích thược 12g
Mẫu đơn bì 12g
Quế chi 06g
Sắc uống ngày 1 thang
8. UNG THƯ BUỒNG TRỨNG (Ovarian Cancer)
Sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột già, ung thư buồng trứng được sắp xếp vào hạng gây tử vong cao nhất đối với người phụ nữ mắc bệnh ung thư. Phụ nữ nào trước đây đã từng điều trị ung thư vú (breast cancer) thì sẽ có nguy cơ bị thêm ung thư buồng trứng di căn.
Tiên lượng về ung thư buồng trứng căn cứ vào các yếu tố như dạng mô học và thời kỳ nhiễm bệnh, nhưng thiếu chính xác. Bướu buồng trứng thường báo trước một vài dấu hiệu về hiện nguyên hình ngay lúc chẩn đoán. Theo thống kê, số phụ nữ bị ung thư buồng trứng sống được 5 năm không quá 40%, và trong suốt thời gian chờ chết, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không có cơ may nào được cải thiện.
Ung thư buồng trứng có 3 loại nghiêm trọng nhất.
- U biểu mô nguyên phát (primary epithelial tumors), hết 90% là ung thư buồng trứng, bao gồm các dạng ung thư tuyến nang huyết thanh (serous cystoadenocarcinoma), ung thư tuyến nang tính nhầy (mucinous cystoadenocarcinoma), u ác tính mang trong tử cung (endometrioid malignancies) và u ác tính trung thận (mesonephric malignancies) trong đó ung thư tuyến năng huyết thanh phổ biến nhất, chiếm tới 50% các ca ung thư buồng trứng.
- U tế bào phôi (germ cell tumors)bao gồm xoang nội phôi bì ác tính (endodermal sinus malignancies), carcinoma phôi (embryonal carcinoma), u quái mới nhú (immature teratomas) và u loạn phát tế bào mầm (dysgerminoma).
- U cột giới tính (sex cord tumors), bao gồm u tế bào gò trứng (granulosa cell tumors), u tế bào áo gò trứng (granulosatheca cell tumors) và u nguyên thủy nam hóa buồng trứng (arrhenoblastomas) rất hiếm thấy.
Nguyên nhân:
- Cho đến bây giờ, các nhà khoa học vẫn còn chưa biết rõ nguyên nhân nào tạo ra ung thư buồng trứng. Nhưng khuynh hướng của ung thư buồng trứng có thể nhận thấy cao hơn ở những phụ nữ thuộc giai cấp trung lưu và thượng lưu, có đời sống kinh tế xã hội sung túc, độ tuổi 20 đến 50 tuổi. Tuy nhiên, ung thư buồng trứng có thể xảy ra trong thời kỳ bé gái còn nhỏ.
- Các nhân tố sau đây cũng góp phần vào việc tạo ung thư buồng trứng: Trong độ tuổi tắt kinh (menopause), vô sinh (infertility), chưa sinh đẻ (nulliparity), sống độc thân (celibac), ăn quá nhiều chất béo, tiếp xúc với chất thạch miên còn gọi là amiante (asbestos), hít phải bụi khoáng chất talc, khí thải ô nhiễm từ các xưởng kỹ nghệ, tiền sử gia đình, đã từng ung thư vú và ung thư tử cung.
- U biểu mô nguyên chất mọc lên trong biểu mô ống Muller (Mullerian epithelime), u tế bào phôi, tự mọc bên trong trứng (ovum), trong nền buồng trứng (ovarian stroma) và u cột giới tính.
- U buồng trứng lan rộng rất nhanh trong màng bụng, bao trùm hết khu vực và thừa cơ hội di chuyển theo hạch bạch huyết và dòng máu tới các cơ quan rất xa.
Dấu hiệu và triệu chứng:
- Triệu chứng tiêu biểu của ung thư buồng trứng tùy thuộc vào kích thước của khối u.
- Ở thời kỳ mới phát, người bệnh chỉ cảm thấy vùng bụng dưới khó chịu nhưng không có dấu hiệu gì rõ rệt. Kinh nguyệt tương đối bình thường.
- Trường hợp khối u mọc và phát triển cả hai bên sẽ gây rối loạn kinh nguyệt hoặc tắt kinh.
- Ăn uống khó tiêu (dyspepsia), dễ nhầm với bệnh đau dạ dày.
- Khối u to sẽ gây chứng tiểu gấp, không kềm được, đi tiểu nhiều lần.
- Táo bón, vùng hố chậu trĩu nặng, hồi hộp.
- Căng, sưng vùng bụng, khó thở, đi lại khó khăn.
- Sụt cân, gầy ốm, thiếu máu, sưng phù hai chân.
- Khi khối u vỡ, cơ thể xoắn lại hoặc bị nhiễm trùng nên gây cơn đau. Điều này dễ chẩn đoán lầm là viêm ruột thừa (appendicitis).
- Khám bụng, sờ thấy khối u, bề mặt trơn. Nếu ấn không đau, mềm, là loại u lành tính. Nếu ấn thấy cứng mà đau, bề mặt gồ ghề, khối u không di động là loại u ác tính.
Chẩn đóan:
Đối với u thư buồng trứng, việc chẩn đoán đòi hỏi phải dùng phép phân tích để lượng giá, bao gồm các dữ kiện về lịch sử bệnh nhân, mổ thăm dò (surgical exploration), xét nghiệm mô học. Trong phần lượng giá trước phẫu thuật (preoperative evaluation) gồm có xét nghiệm khung chậu bằng “Pap smear” và tiếp thep sau bằng các kỹ thuật.
- Chụp siêu âm bụng (abdominal ultrasonography), chụp cắt lớp (tomography scan) hoặc dùng X-ray để lượng định kích thước khối u.
- Đếm huyết cầu (blood count), thành phần hóa học của máu và pháp ghi điện tim (electrocardiography).
- Chụp X-ray đường niệu tiêm tĩnh mạch (excretory urography) để khảo sát chức năng thận và ống dẫn tiểu xem có dấu vết bất thường (anomalies) hoặc bị tắt nghẽn (obstruction) không.
- Chụp X-ray ngục để tìm ung thư di căn xa và tràn dịch màng phổi (pleural effusions).
- Thụt barium (barium enema), đặc biệt với những bệnh nhân có triệu chứng về bệnh quanh nướu răng –Gingival Index (GI) - nhằm phát giác sự tắc nghẽn và kích thích khối u.
- Chụp X-ray mạch bạch huyết (lymphangiography) để xem sự liên hệ của hạch bạch huyết (lymp node).
- Chụp X-ray tuyến vú (mammography) nhằm loại trừ bệnh ung thư vú nguyên phát.
- Khảo sát chức năng gan hoặc chụp X-ray gan những bệnh nhân bị phúc trướng, tức là chứng chứa nước trong ổ bụng (ascites).
- Hút dịch ổ bụng để phát hiện những tế bào đặc thù thuộc tế bào học (cytology).
Nghiên cứu các chứng cớ về khối u trong phòng thí nghiệm, như kháng nguyên sarcôm buồng trứng (ovarian carcinoma) và màng đệm chất hướng sinh dục (chorionic gonadotropin).
Điều trị:
Theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn, điều trị bằng y học cổ truyền rất tốt khi u nang tính còn nhỏ. Mặt khác, nếu dùng Đông dược phối hợp với xạ trị hay hóa trị liệu pháp sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực nhờ giảm tác dụng phụ và nâng cao sức khỏe bệnh nhân.
Theo biện chứng luận trị của Đông Y, ung thư buồng trứng được chia thành hai thể bệnh: Khí huyết ứ trệ và Đàm thấp ngưng tụ. Dưới đây là một số bài thuốc kinh nghiệm của Trung Y.
1. Khí huyết ứ trệ
- Triệu chứng:
- Nếu là u lành tính, ngoài việc sờ thấy khối u, không có triệu chứng nào rõ rệt.
- Nếu là u ác tính thì cơ thể gầy gò, da mặt xanh xạm, khối u cứng, đau không cho ấn, bụng trướng vì có chứa nước, mệt mỏi, đại tiểu tiện không thông, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch đi tế hoặc sáp.
- Pháp trị:Hành khí, hoạt huyết, nhuyễn kiên, tiêu tích
- Phương dược:
Đương qui 12 – 20g
Xích thược 12g
Côn bố 16g
Miết giám 16g
Nga truật 12g
Binh lang 12g
Đào nhân 12g
Quế chi 06g
Chỉ xác 06g
Mộc hương 06g
Đại hoàng 06g
Sắc uống ngày 1 thang
Gia giảm:
- Nếu khí suy, gia Hoàng kỳ 12 – 20g, Nhân sâm 08g
- Nếu tỳ hư làm tiêu chảy, bỏ Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g.
2. Đàm thấp ngưng tụ:
- Triệu chứng:
- Người mập, bụng đầy tức, dễ buồn nôn
- Huyết trắng ra nhiều
- Rêu lưỡi nhớt, dày, mạch đi trầm hoạt tiểu
- Pháp trị: Hành khí, nhuyễn kiên, hóa đàm thấp
- Phương dược:
Đẳng sâm 12g
Thương truật 12g
Phục linh 12g
Nam tinh 08g
Chỉ xác 08g
Trần bì 08g
Hương phụ 08g
Chế bán hạ 08g
Tam lăng 06g
Nga truật 06g
Sắc uống ngày 1 thang
Với u ác tính, cơ thể khí huyết suy kiệt, cần thêm thuốc bổ khí huyết dưỡng âm, thanh nhiệt giải độc để nâng cao sức khỏe. Sau đây là hai bài thuốc kinh nghiệm trị ung thư buồng trứng dạng ác tính:
Bài 1: Song thạch phương của Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
Dương khởi thạch 60g
Vân mẫu thạch 120g
Tam lăng 90g
Nga truật 90g
Thổ miết trùng 90g
Đào nhân 60g
Hồng hoa 60g
Đương qui 60g
Xích thược 60g
Đại hoàng 60g
Chỉ xác 30g
Cách làm:Tán một mịn, trộn hồ loãng làm hoàn nhỏ, sấy khô.
Cách dùng:Ngày uống 3 lần, mỗi lần 18g
Kết quả:Đã trị 1 ca ung thư buồng trứng không còn có thể giải phẫu cắt bỏ. Sau khi uống thuốc 2 tháng, khối u nhỏ dần và tan biến. Theo dõi 17 năm vẫn còn sống, mạnh khỏe.
Bài 2:Xà liên địa miết thang của Bệnh viện thuộc Trường Trung Y Học Viện Hồ Bắc, Trung Quốc.
Bạch hoa xà thiệt thảo 60g
Bán chi liên 60g
Quất hạch 15g
Côn bố 15g
Đào nhân 15g
Địa long 15g
Thổ miết trùng 09g
Xuyên luyện tử 09g
Tiểu hồi 09g
Nga truật 12g
Đảng sâm 12g
Hồng hoa 03g
Ý dĩ nhân 30g
Sắc uống ngày 1 thang
Kết quả:Đã trị 5 ca u nang buồng trứng, 4 ca ổn định, 1 ca không kiến hiệu.
9. UNG THƯ NHIẾP HỘ TUYẾN (Prostate Cancer)
Nhiều hộ tuyến (prostate gland) hay tuyến tiền liệt là gì? Là tuyến sinh dục phụ (accessory sex gland) ở nam giới có kích thước bằng quả hồ đào, mở ra trong niệu đạo (urethra) ngay dưới bàng quang (bladder) và ống dẫn tinh (vas deferens). Nhiếp hộ tuyến giữ vai trò tạo lập một phần tinh dịch (semen) bằng cách tiết ra một dung dịch alkaline, còn gọi là chất kiềm, vào lúc đàn ông giao hợp và vận chuyển tinh trùng (sperm) khi phóng tinh.
Nhiệp hộ tuyến có thể lớn ra khi đàn ông bắt đầu cao tuổi, làm nghẽn tắc cổ bàng quang gây chướng ngại việc bài tiết nước tiểu. Hệ quả là bàng quang bị căng phồng và áp suất gia tăng truyền qua niệu quản và gây ảnh hưởng dây chuyền đến các ống sinh niệu trong thận (kidney nephrons) làm suy yếu và tổn thương chức năng thận.
Ung thư nhiếp hộ tuyến là loại u (neolasm) phổ biến nhất, đứng vào hàng thứ hai tại Hoa Kỳ và thứ năm trên thế giới trong các bệnh ung thư của đàn ông. Phần lớn ung thư nhiếp hộ tuyến là ung thư biểu mô dạng tuyến (adenocarcinoma), hình thành từ các tế bào biểu mô của các túi nang nhiếp hộ tuyến. Bệnh thường xảy ra ở đàn ông trên 50 tuổi cho nên còn gọi là bệnh chủ yếu do tuổi già. Tuổi càng cao tỷ lệ càng tăng.
Đàn ông ở độ tuổi 30 – 40 hiếm khi bị ung thư nhiếp hộ tuyến. Nhưng bệnh sẽ bộc phát một cách đáng ngại vào khoảng tuổi 55. Theo báo cáo của Hội Ung Thư Hoa Kỳ (The American Cancer Society) ước lượng, có đến 50% đàn ông bị ung thư nhiếp hộ tuyến ở tuổi 65 và tỷ lệ này vượt lên tới 80% vào tuổi 70 – 80. Riêng tại Hoa Kỳ, mỗi năm có trên 244.000 ca mới về ung thư nhiếp hộ tuyến được phát hiện, nhưng cũng có khoảng 50.000 bệnh nhân bị nó giết chết. So sánh giữa các chủng tộc, thống kê cho biết sắc sân da đen chiếm tỷ lệ cao nhất trong khi sắc dân da vàng lại thấp nhất.
Ung thư nhiếp hộ tuyến thường phát triển tiềm tàng nhiều năm rất khó nhận biết kiến nhiều người mất cảnh giác, không bao giờ tới Bác sĩ hay Bệnh viện thăm khám. Khi bệnh bộc phát kèm theo di căn thì bệnh nặng dẫn đến tỷ vong trong thời gian cực ngắn.
Nguyên nhân:
Chưa rõ, mặc dù kích thích tố nam (adrogens) đóng vai trò điều tiết chức năng và sự phát triển của nhiếp hộ tuyến cũng có khả năng thúc đẩy tốc độ bàng trướng của khối u. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào xác định mức tăng trưởng androgens có liên quan với ung thư nhiếp hộ tuyến. Khi thương tổn nhiếp hộ tuyến nguyên phát gây di căn, đặc trưng của chúng là xâm lấn bao nhiếp hộ tuyến (prostatic capsule) và trùm phủ dọc theo ống phóng tinh (ejaculatory ducts) ở khoảng giữa của túi tinh (seminal vesicles) hoặc mạc quanh túi tinh (perivesicular fascia).
- Di truyền: Dựa vào các công trình nghiên cứu về dịch tể học, co thấy việc phân bố ung thư nhiếp hộ tuyến trên thế giới không đồng nhất, thường chịu hệ lụy bởi chủng tộc và gia đình vốn có tần số mắc bệnh cao hơn các chủng tộc và gia đình khác, cho phép nghĩ đến các yếu tố di truyền.
- Hệ miễn dịch. Đàn ông càng lớn tuổi, khả năng mắc bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến càng cao do hệ miễn dịch suy yếu. Đây là một trong những tác nhân chính dẫn đến nguy cơ mắc nhiễm bệnh ung thư, không riêng gì ung thư nhiếp hộ tuyến.
- Chế độ ăn uống. Các nhà nghiên cứu ghi nhận số bệnh nhân tại 32 quốc gia có tỷ lệ ung thư nhiệp hộ tuyến cao đều tiêu thụ nhiều mỡ động vật. Bác sĩ Hirayama Nhật Bản cũng có cùng quan điểm. Ông cho biết những người Nhật ăn uống theo kiểu Châu Âu, nghĩa là dùng nhiều mỡ động vật, có tỷ lệ mắc bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến và tử vong cao hơn thành phần ăn kiêng mỡ động vật.
- Hóa chất: Theo kết quả nhiều cuộc kiểm tra y tế cho thấy công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, nhà máy dệt, thuộc da, có nguy cơ bị ung thư nhiếp hộ tuyến hơn các ngành nghề khác.
Dấu hiệu và triệu chứng:
Như đã đề cập ở phần đầu, ung thư nhiệp hộ tuyến là loại ung thư phổ biến nhất của giới đàn ông cao tuổi, nhưng lại ít được quan tâm và phát hiện sớm. Bởi lẽ chúng thường phát triển âm thầm lại chẳng để lộ một dấu hiệu nào đặc biệt khiến cho người bệnh thiếu cảnh giác. Cho đến khi khối u bành trướng mạnh, di căn vào xương và các cơ quan khác thì đã quá muộn.
Những biểu hiện tại chỗ của ung thư nhiếp hộ tuyến gồm có:
- Nghẽn tắc đường tiểu gây đái khó, đái lắt nhắt nhiều lần, đái són.
- Tình trạng tiểu tiện khó khăn ngày càng tăng do khối u lớn dần.
- Cảm giác đau lúc xuất tinh, xuất tinh ra máu ở những người trên 50 tuổi.
- Khi khối u đã di căn, sẽ thấy đau ở chậu hông và cột sống lưng.
- Nổi hạch ở vùng bẹn, phù chân, đái tiện khó khăn và đau (tỷ lệ trên 20%)
Chẩn đoán:
a) Khám nghiệm:
- Khám trực tràng:Dưới ngón tay của thầy thuốc, ung thư biểu hiện bằng một nhân cứng nằm trên nền nhiếp hộ tuyến bình thường hoặc phì đại. Nếu ung thư đã bành trướng, cả bộ phận nhiếp hộ tuyến có thể biến thành một khối cứng rắn như đá, gồ ghề không đều, lan rộng ra khỏi giới hạn bình thường của tuyến. Ung thư thường xâm lấn về phía các túi tinh.
- Sinh thiết khối u:Co ba phương pháp. Một là dùng kim chọc qua đường trực tràng hay qua đường tầng sinh môn lấy một mảnh nhỏ, đường kính khoảng 1mm và dài 5mm. Hai là cắt nội soi những khu vực nghi ngờ. Tuy nhiên, cách nầy có thể bỏ sót các điểm quan trọng, vì ung thư thường nằm ở phía sau của nhiếp hộ tuyến. Ba là chọc hút và nhuộm tế bào theo kiểu “Pap test” và quan sát dưới kính hiển vi. Nếu kết quả dương tính, chắc chắn bệnh nhân bị ung thư.
- Chụp X-ray:Mức khả tín không cao trong chẩn đoán nhưng cũng đóng góp một phần dữ kiện trước khi kết luận. Trên phim chụp, có thể phát hiện các vết tích di căn ở xương chậu hông và cuộc sống lưng hoặc thấy hình nhiếp hộ tuyến lởm chởm, không cân xứng, thắt nghẹt, giảm một bên.
- Chụp siêu âm:Có khả năng xác định kích thước khối u, xác định ung thư còn nằm trong bao hay đã vượt ra ngoài bao nhiếp hộ tuyến. Từ đó, giúp các thầy thuốc quyết định giải pháp điều trị thích hợp.
- Ngoài ra còn một số phương pháp khác như: Chụp cắt lớp tỷ trọng giúp phát hiện sự lan tỏa của ung thư tại chỗ, đánh giá sự di căn vào các hạch bạch huyết hay xương chậu hông. Phương pháp chụp lấp lánh hệ thống xương, giúp phát hiện sớm sự di căn vào xương và phương pháp chụp X-ray hệ bạch huyết để xem ung thư có di căn vào bạch huyết hay chưa.
b. Giải phẩu học:
Hầu hết ung thư nhiếp hộ tuyến là ung thư biểu mô dạng tuyến, chiếm tỷ lệ đến 95%. Số còn lại gồm ung thư biểu mô của tế bào chuyển tiếp, ung thư biểu mô của tế bào sừng hóa và ung thư liên kết.
Ung thư biểu mô dạng tuyến của nhiếp hộ tuyến phát khởi từ biểu mô túi nang ở những vùng mô bị xơ, teo do lão hóa. Chúng thường hình thành ở vùng ngoại vi của nhiếp hộ tuyến, có khuynh hướng lan tỏa rất nhanh ngay từ khi mới xuất hiện. Những chỉ dấu sau đây do cơ quan “The American Joint Committee on Cancer” Hoa kỳ phổ biến nhằm phân loại TNM (tumor, node, metastasis), để đánh gía các thời kỳ xâm lấn của ung thư lan tỏa trong tuyến và di căn sang cơ quan khác:
* Ung thư nguyên phát (primany tumor)
- TX: Ung thư nguyên phát chưa thể đánh giá là có vấn đề
- T0: Không có bằng chứng hiển nhiên về u nguyên phát
- T1: Khá phá tình cờ một khối u về phương diện mô học.
- T1a: Có 3 hoặc vài tiêu điểm hay nhân ung thư rất nhỏ
- T1b: Có nhiều hơn 3 tiêu điểm hay nhân ung thư rất nhỏ
- T2: Ung thư còn nằm giới hạn trong nhiếp hộ tuyến
- T2a: Ung thư nhỏ hơn 1.5cm, với mô bình thường, đạt ít nhất 3 cạnh
- T2b: Ung thư to hơn 1.5cm hoặc phát triển nhiều hơn 1 thùy
- T3: Ung thư lan toả, xâm lấn tới mỏ nhiếp hộ tuyến (prostatic apex) hoặc vào trong hay vượt khỏi bao nhiếp hộ tuyến, cổ bàng quang hoặc túi tinh.
- T4: Ung thư cố định hoặc lan rộng tới những cấu trúc lân cận, vượt khỏi giới hạn T3.
* Khu vực hạch bạch huyết (regional lymph nodes)
- NX: Khu vực hạch bạch huyết chưa thể đánh giá là có vấn đề.
- N0: Không có bằng chứng hiển nhiên về sự di căn đến hạch bạch huyết.
- N1: Có di căn vào 1 hạch bạch huyết, kích thước nhỏ hơn hay bằng 2cm
- N2: Có di căn vào 1 hạch bạch huyết, kích thước từ 2 - 5cm, hoặc di căn tới vài hạch bạch huyết nhưng không to hơn 5cm.
- N3: Di căn vào hạch bạch huyết, kích thước to hơn 5cm
* Di căn xa (distant metastasis):
- MX:Di căn xa chưa thể đánh giá là có vấn đề
- M0: Không biết tình trạng di căn xa tới đâu.
- M1:Di căn xa tới nhiều cơ quan.
* Phân loại thời kỳ (staging categories)
Tiến trình ung thư nhiếp hộ tuyến từ nhẹ đến nghiêm trọng được phân định như sau:
- Thời kỳ từ 0 hoặc thứ 1 gồm: T1a, N0, M0, T2a, N0, M0
- Thời kỳ thứ II gồm: T1b, N0, M0, T21b, N0, M0
- Thời kỳ thứ III gồm: T3, N0, M0
- Thời kỳ thứ IV gồm: T4, N0, M0; bất luận có hay không có T, N1, M0 hay T, N2, M0 hay T, N3, M0; hay T hay N, M1
Điều trị:
Y học hiện đại điều trị ung thư nhiếp hộ tuyến bằng nhiều cách:
- Dùng tia bức xạ (radiation).
- Hóa liệu pháp (chemotherapy)
- Dùng hormone ở giai đoạn di căn.
- Cắt bỏ nhiếp hộ tuyến (prostatectomy).
- Cắt bỏ tinh hoàn (orchiectomy) 2 bên nhằm hạn chế mức sản xuất androgen.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Linda Page Hoa Kỳ, những giải pháp trên thường cũng chỉ kéo dài mạng sống thêm một vài tháng. Hầu hết 2% bệnh nâhn chết trong vòng 90 ngày sau phẫu thuật và 8% bị biến chứng trầm trọng về tim mạch và phỗi. Phẫu thuật và tia bức xạ còn làm hư hại thần kinh dẫn tới bộ phận sinh dục (penis) và trực tràng (rectum) tạo tình trạng tiểu tiện không kềm được (incontinence) và liệt dương (impotence). Cũng theo Tiến sĩ Linda Page, một điều nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại cứu vãn được nhiều hậu quả tồi tệ, là cho dù chẩn đoán bị ung thư nhiếp hộ tuyến nhưng có tới 2/3 số người có mức xét nghiệm PSA (Prostate Specific Antigen) cao hơn giới hạn cho phép (chỉ số trung bình là 1.3) lại không bị bệnh ung thư nhiệp hô tuyến. Hơn nữa, đa số người già mang tế bào ung thư nhiếp hộ tuyến cũng không chết vì ung thư nhiếp hộ tuyến. Nó hiện diện mang tính khu trú, không lan tỏa theo thể ung thư, thì cách giải quyết là không trị gì cả theo kiểu người Châu Âu: “Canh chừng! Chờ xem! – Watching! Waiting!”.
Đông y học, đặc biệt là Trung Y, có một số bài thuốc trị ung thư nhiếp hộ tuyến rất hiệu nghiệm. Dưới đây là bài thuốc điển hình:
- Bài “Sơn kỳ dung tiến thang” của Phương Bá Anh thuộc Học Viện Trung Y Thượng Hải Trung Quốc.
Sinh hoàng kỳ 15g
Xuyên sơn giáp (sao) 15g
Thổ phục linh 15g
Bạch hoa xà thiệt thảo 15g
Lộ đảng sâm 12g
Dâm dương hoắc diệp 12g
Câu kỷ tử 12g
Hà thủ ô (chế) 12g
Hoài ngư tất 12g
Thất diệp nhất chi hoa 12g
Bạch thược (sao) 12g
Hoàng bá (sao) 10g
Nhục thung dung 06g
Ba kích nhục 06g
Tri mẫu 06g
Chích cam thảo 06g
Sắc uống ngày 1 thang.
Gia giảm:
- Nếu đi tiểu ra máu, gia Tiểu kế, Hạn liên thảo, Sinh địa, A giao châu.
- Nếu tiểu tiện khô, gia Trầm hương, Uất kim, Ô dược.
- Nếu tiểu đau, gia Diên hồ sách, Vương bất lưu hành, Tam lăng, Nga truật.
- Nếu tiểu vàng đục, gia xa tiền tử, Biển súc, Cô mạch, Kim tiền thảo, Tỳ giải, hoạt thạch.
Kết quả:Trị 1 ca ung thư nhiếp hộ tuyến di căn vào hạch bạch huyết hố chậu trái. Sau 1 năm điều trị, các triệu chứng biến mất, hạch vùng hố chậu biến mất. Xét nghiệm 2 lần tìm tế bào ung thư trong dịch tuyến tiền liệt không còn. Kết luận trị khỏi, sức khỏe ổn định
Phòng ngừa:Phòng ngừa bao giờ cũng là giải pháp tốt nhất, trước và sau khi trị lành.
- Hạn chế tối đa mỡ động vật và thịt đỏ (red meat) như thịt bò, thịt cừu.
- Không uống cà phê, soda, hút thuốc lá.
Dưới đây là những thực phẩm và dược thảo hữu ích. Các vị thuốc có đánh dấu (*) được coi là rất quan trọng về mặt tác dụng (Xem phần nghiên cứu khoa học cuối bài).
- Uống thường xuyên trà xanh (green tea *) trung bình từ 4 – 6 cups mỗi ngày (xem trang…)
- Mỗi ngày dùng từ 4 – 6g chất sợi (fiber) chứa trong ngũ cốc, rau xanh, đặc biệt là broccoli và trái cây tươi có màu vàng như cam, chuối.
- Dùng hoa quả giàu carotene, licopene và chống ôxy-hóa như cà chua (tomato), Nước dưa hấu (water melon juice).
- Dùng thường xuyên sữa đậu nành (soybean *) và các sản phẩm làm từ đậu nành. Bởi vì trong đậu nành có chứa ít nhất 5 thành tố kháng ung thư. Với tác động kháng androgen, đậu nành có khả năng làm giảm và ngăn ngừa việc thành lập ung thư nhiếp hộ tuyến.
- Dùng nấm Shiitake (*), từ 5-10g/ ngày, nhằm nâng cao sự phát triển và lan tỏa của ung thư, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cơ thể.
- Dùng thêm Selenium theo chỉ dẫn ghi trên nhãn hiệu và Zinc với liều 50-100mg/ngày. Selenium có tác dụng phá hủy gốc tự do (free radicals), tác nhân tạo ung thư và rất cần cho chức năng của tuyến tiền liệt. Còn Zinc đóng vai trò làm giảm ung thư nhiếp hộ tuyến. Nên tìm loại Zinc gluconate lozenges hoặc OptiZinc là loại hấp thu tốt nhất.
- Dùng cam thảo (Licorice *) để giảm mức sản xuất testosterone.
- Dùng hạt bí đỏ (Pupkin seeds *) vừa giúp lợi tiểu vừa giảm tăng tiếttestosterone.
- Dùng hạt cây cọ lùn (Saw palmetto *) để hạ testosterone và giảm sưng nhiếp hộ tuyến.
- Dùng thân cây mận Phi Châu (Pygeum Africanum *) giúp chống sưng nhiếp hộ tuyến.
Nghiên cứu khoa học:
Đậu nành : còn gọi là đậu tương hay đại đậu, tên khoa học là Glycine max, thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Người Việt Nam phân biệt đậu nành khác với các loại đậu đỏ, đậu đen hay đậu trắng nhờ nhận diện lớp áo lụa bên ngoài có màu vàng nhạt. Nhưng tại các nước phương Tây, nhất là ở Hoa Kỳ, đậu nành có trên 2,500 giống khác nhau (more than 2,500 different varieties of soybeans) ; dĩ nhiên màu sắc, kích thước, hình dạng và hương vị cũng thay đổi tùy theo đất đai và khí hậu. Đậu nành trên thương trường Hoa Kỳ hiện nay được xác định bởi 3 tên khoa học: Glycine max, Glycine soja và Soja hispida.
Đậu nành có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện cách đây ít nhất 5000 năm, nhưng mãi đến triều đại nhà Châu (1134-246 trước Công Nguyên) dân chúng mới bắt đầu ăn, coi như 1 thực phẩm phụ thay gạo và dần dà về sau chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau. Tại Châu Âu, đậu nành được khám phá vào năm 1700. Riêng tại Hoa Kỳ, đậu nành được biết tới khá muộn màng vào đầu thế kỷ 19 nhờ làn sóng di dân Trung Quốc nhập cư tràn vào mang theo một số ngũ cốc bản địa. Thế mà ngày nay chính Hoa Kỳ là quốc gia trồng và sản xuất đậu nành mạnh nhất thế giới.
Khoa học nghiên cứu, hiểu biết và đánh giá đậu nành theo hệ thống thang điểm 5 sao (Five-star Rating System) như sau:
- Nghiên cứu trên lâm sàng: **
- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:****
- Sử dụng theo lịch sử cổ truyền: ****
- Thông tin, báo cáo về an toàn: ***
- Thừa nhận về mặt quốc tế: ***
Phần dùng làm thuốc:Hạt.
Thành phần hóa học:
- Protein từ 35-45 hay 50% tùy theo giống.
- Fixed oil: 17%, gồm lecithin hơn 2% linoleic acid và alpha linoleic acid, isoflavones, chủ yếu gồm genistein và daidzein, coumestrol ( hai chất coumestrol và isoflavones có chức năng tương tự như estrogen trong cơ thể), sterols, saponins.
- Phytosterols.
- Vitamins: B1, B2, PP, E, K, F.
- Minerals: Kalium, Natrium, Calcium, Phosphorus, Magnesium, Sulfủ.
- Fat: 15-23%.
Công dụng theo kinh nghiệm được khoa học thừa nhận:
- Trị chất mỡ trong máu tăng cao (hight cholesterol). Giúp hạ thấp tất cả các chỉ số Cholesterol và lượng mỡ xấu trong máu (low-density lipoprotein,LDL).
- Giảm thời kì tắt kinh ở phụ nữ (menopause). Cung cấp nguồn kích thích tố nữ, hợp chất như estrogen, tự nhiên và an toàn vào thời phụ nữ tắt kinh (menopause).
- Bỏa hộ cơ thể chống lại các bệnh ung thư (cancers).
- Giảm chứng loãng xương (osteoporosis). Duy trì khối xương tốt nhất, tránh mất xương do tuổi già.
Báo cáo khoa học:
- Có trên 40 cuộc nghiên cứu sâu rộng về năng lực của đậu nành. Các nhà nghiên cứu đã đua ra kết luận: Chất đạm (Protein) trong đậu nành có tác dụng làm hạ thấp mức mỡ có hại (harmful low-density lipoprotein, LDL) và toàn bộ mức cholesterol trong máu. Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng, sau khi dùng đậu nành, những người có chỉ số cholesterol cao nhất đều giảm 20% trong khi mức cholesterol tốt (high-density lipoprotein, LDL) lại gia tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên, phải cần tới ít nhất 25g lượng đạm đậu nành cần dùng mới phát huy được khả năng chữa bệnh và hiệu quả lợi ích cao nhất là khi đậu nành được tiêu thụ như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế tối đa nguồn mỡ bão hòa (Saturates fat) gồm mỡ động vật và cholesterol. Các nhà khoa học không lấy làm ngạc nhiên khi xét nghiệm các người ăn chay trường đều thấy mức cholesterol bình thường.
- Nghiên cứu khả năng phân tích của đậu nành, nhiều báo cáo khoa học cũng xác nhận đậu nành cóa tác dụng làm giảm chứng đỏ bừng nóng (hot flash) của phụ nữ vào thời kì tắt kinh, đồng thời giúp chống lại bệnh tim mạch trong và sau thời kì tắt kinh. Vài trường hợp cho thấy đậu nành còn có tác dụng như dùng hormon nhân tạo thay thế.
- Đối với chứng loãng xương (ostcoporosis) một cuộc thí nghiệm trên 66 phụ nữ vào thời kì hậu mãn kinh, cho dùng 1 lượng cao isoflavones chứa trong đậu nành thì thấy thành phần khoáng chất tạo xương tăng lên, nhất là xương vùng cột sống lưng trở nên dày đặc sau 6 tháng thử nghiệm. Điều cần biết, phụ nữ vào thời kì hậu mãn kinh, do thiếu estrogel sẽ dẫn tới tình trạng mất xương, xốp xương, rất dễ gãy xương khi bị va chạm mạnh.
- Trong một vài lĩnh vực khác, hiện nay đậu nành được tiếp tục nghiên cứu về vai trò trị bệnh tiểu đường (diabetes), bệnh thận và các bệnh tự miễn dịch. Mặc dù có các bằng chứng hiển nhiên về năng lực kháng ung thư của đậu nành từ các cuộc nghiên cứu ngoài công chúng và trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học vẫn tiếp tục khảo sát thêm chức năng chất genistin (C21H20010) trong đậu nành để kết hợp với thuốc chống ung thư (anticancer drugs) nhằm làm giảm liều lượng và độc tố do Âu dược gây ra.
Nghiên cứu đặc biệt:
- Về phụ nữ tắt kinh:
.Năm 1998, một nghiên cứu theo phương pháp mù đôi (double blind) ở Ý với 104 phụ nữ vào thời kì hậu mãn kinh bằng cách dùng 60g đậu nành. Sau 12 tuần lễ, ghi nhận có 45% giảm rõ rệt hoặc mất hẳn triệu chứng đỏ mặt nóng (hot flash) trong khi nhóm dùng thuốc giả chỉ giảm được dưới 30%.
.Một cuộc nghiên cứu khác, chia 210 phụ nữ đã mãn kinh ra thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, mỗi ngày ăn 60g bột đạm đậu nành chứa 76mg chất isoflavonoids, trong đó có 40mg chất genistin và 28mg chất daizein. Nhóm thứ 2, mỗi ngày ăn 60g chất casein, một loại protein của động vật, và không dùng isoflavones. Căn cứ vào bảng mục lục Kupperman về những triệu chứng vào thời kì tắt kinh và sổ nhật kí bệnh nhân, nhận thấy nhóm 1 có kết quả hữu hiệu trong vòng 4 tuần lễ và tối đa 12 tuần lễ trong khi nhóm 2 hiệu quả rất ít hoặc không rõ ràng. Tuy nhiên cả 2 nhóm đều than phiền bị phản ứng phụ là đường ruột có nhiều gas. Từ đó, các nhà nghiên cứu rút ra kết luận là không nên dùng đậu nành ở dạng phân lập theo từng nhóm hóa hữu cơ.
- Về Cholesterol.
. Một cuộc nghiên cứu phân tích chuyển hóa với 29 người dùng liều 31-47 đạm đậu nành hàng ngày. Theo thống kê, điều đáng chú ý là toàn thể mức cholesterol trong máu giảm 9%, mỡ xấu giảm 13%, triglycerides giảm 11%. Người nào có mỡ xấu cao hơn 335mg/dl so với trúng bình thì giảm rất mạnh, hơn 20%.
- Về Ung thư (Cancers)
.Ung thư vú (Breast cancers): Năm 1997, một cuộc nghiên cứu ở Úc Châu với 144 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú thời kì 1 được cho ăn đậu nành gồm: isoflavones, daidzein, genistein và equol cùng với lignans enterodiol, enterolactone và matairesinol chứa trong hạt lanh (flaxseed). Mặt khác, để so sánh với nhóm 1, các nhà khoa học đã lựa chọn 144 phụ nữ không mắc bện ung thư vú đang trong thời kì có kinh nguyệt lần đầu tiên, đang mang thai, đang nghiện rượu và đang ăn nhiều mỡ động vật. Kết quả, nhóm này giảm ung thư một cách rõ rệt trong khi nhóm 2 phải đối diện với nhiều triệu chứng và mầm bệnh xấu tùy theo từng tác nhân liên hệ.
Điều hiển nhiên trong các cuộc khảo sát công cộng là sắc dân Á Châu ít có nguy cơ bị ung thư hơn dân Hoa Kỳ nhưng sau khi nhập cư thì có khuynh hướng tăng lên. Đi tìm câu giải đáp, các nhà khoa học cho biết chính đậu nành đã góp phần vằo việc làm ức chế sự hình thành tế bào ung thư và khi thiếu nguồn bảo vệ thường trực thì nguy cơ mắc bệnh ung thư bộc lộ. Lý do: Nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rằng genistein trong đậu nành là một trong những chất chính yếu chống oxy-hóa rất mạnh, có năng lực kháng ung thư nhờ trung hòa gốc tự do (free radicals) là những phân tử không bền làm hư hại nhiễm sắc thể DNA trong cơ thể. Chất genistein trực tiếp gây nhiễu loạn sự bành trướng của khối u bằng cách “khóa” chặt việc tạo lập mạch máu mới nhằm cung cấp dưỡng khí và chất bổ nuôi dưỡng khối u. Mặt khác, chất genistein còn ngăn ngừa sự phát triển của khối u nhờ kích thích về mặt suy thoái, một tiến trình dẫn tới tình trạng tế bào bị bệnh do thiếu ăn mà chết. Genistein cũng còn ức chế hệ thống enzim, như đạm tirosine kinases và chất di truyền DNA topoisomerases, có liên hệ đến sự phát triển của ung thư.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang cho thí nghiệm giữa việc kết hợp chất genistein và các thuốc trị ung thư nhằm làm giảm bớt độc tố. Trong phòng thí nghiệm, chất genistein đã giúp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển đối với 3 người bị ung thư vú và tỏ ra tác động mạnh hơn khi được kết hợp với thuốc Adriamycin (doxorubicin). Cuộc nghiên cứu thứ 2 cho thấy genistein và thuốc Tiazofurin tạo ra 5.9 nếp (5.9 fold) sẽ làm hạ mức tăng sinh (profileration) của tế bào ung thư và gia tăng tương tự về tỷ lệ tế bào biệt hóa (differentiating cells), một sự đo đạc về năng lực của tế bào có tác động như những tế bào bình thường. thử làm 1 cuộc so sánh khi genistein tách rời chỉ sản xuất được 1,1 nếp (1,1 fold) trong khi thuốc Tiazofurin dùng 1mình thì sản xuất được 2,8 nếp(2,8 fold) gia tăng tỉ lệ tế bào biệt hóa. Kết quả cho thấy chất genistein trong đậu nành có thể đáp ứng như 1 loại thuốc trị phụ chống ung thư.
Nhiều cuộc khảo sát về chất isoflavones chứa trong đậu nành, các nhà nghiên cứu thấy tác động như là estrogen đối kháng(antagonists) , giúp bảo vệ chống lại ung thư vú, giống như thuốc Tamoxifen. Vì vậy ăn đậu nành có nhiều lợi ích nhờ chứa nhiều chất kháng ung thư cao.
.Với ung thư nhiếp hộ tuyến (Prostate cancers) : Theo hội ung thư Hoa Kỳ (The American Cancers Society) tỷ lệ đàn ông Nhật chết vì bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến chỉ bằng ¼ đàn ông Hoa Kỳ. Trong 20 năm nghiên cứu 8,000 đàn ông Nhật sống trên Tiểu bang Hawaii, nhận thấy người nào ăn đậu phụ (tàu hủ tofu) mỗi tuần 1 lần hoặc ít hơn sẽ có nguy cơ bị ung thư nhiếp hộ tuyến cao gấp 3 lần so với những người ăn thường xuyên hơn. Rất nhiều nhân tố ăn uống được kiểm chứng trong cuộc khảo sát này nhưng các nhà nghiên cứu xác định tofu là nhân tố bảo vệ mạnh nhất, quan trọng nhất. Các nhà nghiên cứu đánh giá chất isoflavones genistein và daidzein trong đậu nành đóng vai trò rất quan trọng. Isoflavones giúp ngăn ngừa sự cấu tạo 1 loại tetosferone tên là dihydrotestosterone (DHT). DHT có liên hệ đến việc sưng trướng nhiếp hộ tuyến lành tính và ung thư nhiếp hộ tuyến. Thường xuyên ăn đậu nành coi như 1 biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất.
. Ung thư ruột già (colon cancers) : Nhiều cuộc nghiên cứu về chủng tộc, được biết người Nhật tiêu thụ rất nhiều đậu nành và có tỷ lệ thấp về ung thư ruột già. Bí quyết ở đâu? Chính là nhờ chất Phytosterols chứa trong đậu nành đóng vai trò bảo vệ, vì khi trôi qua ruột non ( small intestine) chúng ta không được hấp thụ nên tự tạo ra tác dụng kháng ung thư ruột già.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, được biết chất saponins sử dụng năng lực của chúng bằng một số thao tác kĩ thuật hóa học, tác động vào giai đoạn ung thư khởi sự hình thành. Tác động này bao gồm việc nhăn ngừa ôxy- hóa cholesterol trong ruột già, làm giảm tăng tiết mật, dọn sạch gố tự do (free radicals) và kích thích toàn bộ chức năng miễn dịch hoạt động mạnh hơn. Giống như phytosterols, saponins được chuyển hóa bởi 1 loại vi khuẩn có ích (frendly bacsteria) gồm acidophilus và nhiều thứ khác có mặt trong ruột già.
- Về xương và chứng loãng xương (osteoporosis):
Khi mức estrogen sụt giảm, phụ nữ vào thời kì tắt kinh có nguy cơ bị chứng loãng xương rất cao. Ngày nay phụ nữ được giới thiệu một vài loại kích tố nữ nhân tạo (synthetic estrogen) nhằm giảm thiểu tình trạng loãng xương, nhưng phương pháp này tương quan đến hàng loạt sự nguy hiểm do chính nó gây ra, trong đó gồm có sự gia tăng nguy cơ bị ung thư vú và ung thư niêm mạc tử cung (endometrial cancer) . Theo báo cáo về nghiên cứu chủng tộc, tỷ lệ phụ nữ Hồng Kông bị gãy xương hông chỉ bằng 1/3 phụ nữ Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu cho biết nhân tố làm hạn chế gãy xương là nhờ ăn nhiều đậu nành.
Để kiểm chứng nhận xét trên, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát trên loài vật bằng cách cho những con cừu, heo, bò cái không còn sinh sản và có chỉ dấu xốp xương do thiếu estrogel ăn đạm đậu nành. Sau thời gian 1 năm, cho kiểm tra lại, họ đã thấy hiện tượng mất xương ở 4 đốt xương vùng cột sống lưng và xương đùi được phủ dây trở lại. Kết luận, đậu nành có khả năng ngăn ngừa và phục hồi chứng loãng xương, xốp xương, nhuyễn xương, mất xương ở trẻ con và phụ nữ vào thời kì tắt kinh. Đạm đậu nành, tuy có tỷ lệ calcium thấp hơn nguồn calcium trong đạm sữa động vật như sữa bò, nhưng lại có lợi hơn nhờ chứa ít chất sulfur amio acids và giúp kích thích tăng trưởng hormon, thúc đẩy việc tạo xương, làm cho xương thêm cứng cáp. Tuy nhiên cần phải dùng đậu nành thường xuyên, lâu dài mới đạt hiệu quả mong muốn.
Tác dụng trên tim mạch:
Các nhà nghiên cứu chưa thể kết luận một cách chính xác do đâu đậu nành làm hạ mức cholesterol trong máu, nhưng họ tin rằng vài hợp chất cộng hưởng lại với nhau như chất đạm (protein), isoflavones và nhiều thành tố quan trọng khác hoạt động mang tính tương hợp. Trong nhiều cuộc khảo sát, các nhà nghiên cứu thử loại bỏ chất isoflavones ra khỏi đậu nành, thì thấy mất khả năng lợi ích cân bằng cholesterol trong máu. Dùng thử phương pháp chiết xuất isoflavones bằng cồn (alcohol) các nhà khoa học cũng thấy kết quả tương tự mà còn mất cả 2 chất khác là sterols và saponins.
Theo các nhà nghiên cứu, sự cấu tạo của rau quả hay cây cỏ làm thuốc trong tự nhiên vốn có sẵn sự liên kết với nhau về chức năng, chế hóa. Chiết xuất của chúng không những không đạt hiệu quả mà còn có hại. Chẳng hạn, chức năng genistein trong đậu nành có nhiệm vụ ngăn chặn sự oxy-hóa độc hại của cholesterol xấu (LDL), một nhân tố tạo thành bệnh xơ cứng động mạch (atherosclerosis), bằng cách kích thích những cụ thể (receptors) LDLkhông cho sản xuất nhiều chất cholesterol. Nhưng khi chiết xuất và sử dụng riêng genistein thì chất này không hoàn thành chức năng như ở dạng thiên nhiên.
Qua thí nghiệm so sánh, các nhà nghiên cứu ghi nhận nếu tiêu thụ nguồn đạm đậu nành trên 1tháng, năng lực chuyển hóa mỡ xấu sẽ tăng lên gấp 8 lần so với dùng đạm động vật hàm lượng chất béo thấp (low fat). Một cuộc khảo sát khác cho biết chất isoflavones làm hạ mức lipoprotein (a) gọi tắt là Lp(a), một loại hạt cholesterol truyền tải trong máu và cấu trúc giống như LDL cholesterol. LP(a) hiện nay được khám phá ra là nhân tố gây nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch và isoflavone genistein ngăn chặn mảng xơ vữa động mạch (atherosclerosis plaque) bám trong thành mạch máu bằng cách phá vỡ sự hình thành những cục máu đông (blood clots) bất thường. Thêm vào đó, đạm đậu nành vốn thấp cholesterol lại giúp gia tăng khối lượng hormon thyroxine, ảnh hưởng đến mức insulin, glucagon và kích thích hormon tuyến giáp.
Ghi chú:Không nên ăn hạt, bột hoặc bột đạm đậu nành sống, kể cả hạt đậu nành chưa được lên men. Bởi vì hạt đậu nành sống chứa những chất ức chế trypsin, hợp chất can thiệp vào việc chuyển hóa chất đạm nhờ enzim trypsin trong tụy khiến cho tụy tạng bị hư hại một cách âm thầm. Đậu nành sống còn chứa phytates với mức độ cao, ngăn chặn iron và zinc, không cho cơ thể hấp thu chất khoáng.
Liều dùng:
- Điều chỉnh Cholesterol: 25g (hoặc hơn) đạm đậu nành/ngày.
- Thời kỳ tắt kinh: 50-75mg isoflavones/ngày.
- Ngăn ngừa chứng loãng xương: 55-90mg isoflavones/ngày.
Sau đây là bảng phân tích thành phần isoflavone và protein trong 1 số sản phẩm làm từ đậu nành:
Sản phẩm đậu nành | Isoflavones (mg) | Protein (g) |
Tempeh (1/2 Cup)* Miso (1/3 Cup)* Đậu Hủ (1/2 Cup) Sữa Đậu Nành (1 Cup) Đậu Nành Rang Chín (1/2 Cup) Bột Đậu Nành Sấy Chín (1/2 Cup) Đạm Đậu Nành Cô Đặc (4oz) Đạm đậu nành chiết xuất (4oz) | 60 … 38 20 167 88 … … | 18 12 14 09 … 16 58 80 |
* Tempeh: Là 1 sản phẩm đậu nành của dân Indonesia có trộn thêm thịt, rất giàu protein (19,5%) và vitamin B, đặc biệt là B12 nhờ có thịt bò và gà
* Miso:Là loại bột đậu nành nhồi và cho lên men giống như chao, rất bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Nấm Shiitake: người Việt Nam gọi là nấm hương, tên khoa học là Lentinus edodes, thuộc họ nấm tán Polyporaceae . Sở dĩ được gọi là nấm hương vì nấm có mùi thơm rất đặc trưng, dễ phân biệt với các loại nấm khác. Theo nghành thựuc vật học (Botani), tên Shiitake là do một loại nấm (mushroom) hoang dã thích mọc trên cây shiia ngã xuống đất lâu ngày hoặc trên các thân gỗ mục của cây cheastnut, chinquapin, beech, oak, alder, sweet gum, maple, walnut và mulberry tại Nhật. Tuy nhiên, nấm shiitake còn tìm thấy ở các quốc gia Á Châu như Trung Quốc, Việt Nam và mọc rải rác ở cả Hoa Kỳ tới Costa Rica vùng Trung Mỹ.
Theo tài liệu lịch sử, nấm hương là 1 đặc sản quý của dân tộc Trung Hoa thời cổ đại. Các thầy thuốc Đông Y xưa sử dụng nấm hương vừa để trị bệnh vừa làm thực phẩm bổ dưỡng để kéo dài tuổi thọ. Trải qua hàng nghìn năm, nấm hương được dùng để trị bệnh viêm khớp (arthritis), cảm lạnh, bệnh sởi trẻ con (childhood measles), viêm phế quản (bronchial inflammation), suy nhược, bệnh phù (dropsy), giun sán đường ruột, bệnh đậu mùa (smallpox) và cả trường hợp ăn nhầm phải những loại nấm độc khác. Vào triều đại nhà Minh (1368-1644), nhiều bậc danh y Trung Quốc nhận định nấm hương có tác dụng hưng phấn thần kinh, cải thiện hệ tuần hoàn, tạo sức chịu đựng bền bỉ cho tuổi trẻ, cứu vãn tình trạng kiệt lực lúc tuổi già.
Trong 10 năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu Tây phương đã lấy làm thú vị khi quan sát 1 hiện tượng (phenomeno) kì diệu xảy ra bên trong nấm hương sau khi thu hoạch. Một cuộc nghiên cứu đã khám phá, khi nấm hương đặt ngoài ánh nắng mặt trời mỗi ngày chừng 3 tiếng đồng hồ thì vitamin D tăng lên 5 lần. Tia nắng mặt trời còn tăng thêm vị ngọt và amino acids cho nấm hương. Hiện tượng đặc biệt này theo các nhà khoa học, không thua gì truyện thần tiên. Tại Hoa Kỳ, hiện nay người ta thấy trong các tiệm tạp phẩm bày bán rất nhiều loại nấm, như nấm mồng gà (chanterelles), nấm bào ngư (oyster mushrooms), nấm giò heo (porcini), maitake (một loại nấm hương) và shiitake. Tuy nhiên chỉ có nấm hương shiitake mới được gọi là “ vua của loài nấm – king of mushroom “
Các trung tâm nghiên cứu của Đức, Hoa Kỳ, Nhật và Trung Quốc đã cho khảo sát tỷ mỷ nấm hương shiitake về mặt sinh-hóa. Tại Nhật, các thầy thuốc đã kê toa cho các bệnh nhân dùng nấm shiitake theo 2 dạng khác nhau nhằm trị nhiều chứng bệnh như hen suyễn (asthma), viêm gan siêu vi B (hepatitis B), viêm loét (ulcers), cao cholesterol, bệnh liệt kháng (HIV/AIDS), viêm thận, bệnh mụn dộp (herpes) và hằng tá bệnh tấy ngoài da. Một trong những dạng của nấm shiitake gọi là phôi nấm (lenyinus ecodes mycelium-LEM), tức giai đoạn nấm mới tượng hình còn nằm dưới mặt đất chưa có cấu tạo đầy đủ thân và mủ nấm, các thầy thuốc Nhật cho chiết xuất lấy hoạt chất chế thành dạng thuốc tiêm Lentinan, được coi như một trong những cấu tạo chính yếu chất polysaccharide. Hiện nay, lentinan là 1 trong 8 loại thuốc trị ung thư bán chạy nhất tại Nhật.
Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu cho pha trộn nhiều thứ nấm với nhau nhằm tăng tác dụng cực độ trên hệ thống miễn dịch. Paul Stamets, một nhà nghiên cứu nấm (micoligist) quốc tế, phát biểu: “Việc pha trộn tổng hợp các loại nấm làm thuốc có thể tạo tác một quả đấm chữa bệnh đầy công lực”. Lời tuyên bố đầy tính thuyết phục.
Ngoài nấm shiitake, còn có 2 loại nấm khác trị bệnh cũng rất nổi tiếng, đó là nấm Linh chi hay Linh chi thảo (Ganoderma lucidum) và nấm hương Maiitake (Glifola flondosa). Thanh danh của Linh chi thảo là thuốc bổ trường xuân, vì qua cuộc nghiên cứu tại học viện Y Học Bắc Kinh Trung Quốc, cho thấy Linh chi thảo có năng lực chống lại sự lão hóa do tuổi già. Tại Nhật,Linh chi thảo được đưa vào danh mục thuốc phụ trị bệnh ung thư. Linh chi thảo còn được nghiên cứu tác dụng trị viêm khớp, viêm phế quản, hen suyễn, viêm gan cấp tính, tiểu đường, viêm mũi dị ứng, thiếu máu do ốm đau triền miên. Vào năm 1998, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã cho thử nghiệm tác dụng của nấm Maiitake để trị cho 2 bênh nhân ung thư vú (breast cancer) và ung thư nhiếp hộ tuyến ở dạng chiết xuất và liều dùng nhỏ, mang tên D-fraction. Họ báo cáo có dấu hiệu rất khích lệ. Nấm Maiitake còn được giới thiệu cho bệnh nhân trị u xơ tử cung (uterine fibroids), HIV/AIDS, cao huyết áp và giúp giảm cân (weight loss).
Khoa học đánh giá nấm hương theo hệ thống thang điểm 5 sao như sau:
- Nghiên cứu trên con người: *
- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:***
- Sử dụng theo tập quán cổ truyền: ****
- Báo cáo mức độ an toàn: ***
- Quốc tế công nhận: **
Bộ phận dùng làm thuốc:Toàn thân nấm
Thành phần hóa học: Polysaccharides (lentinan rất đặc biệt), eritadenine, tyrosine.
Tác dụng theo kinh nghiệm:
- Nâng cao hệ thống miễn dịch.
- Trị ung thư (cancer)
- Trị hội chứng mệt mỏi kinh niên.
- Trị cao cholesterol trong máu.
- Trị viêm gan (hepatitis) và những bệnh về gan.
Tác dụng theo nghiên cứu:
- Giúp ngăn ngừa và trị những tác nhân làm cho suy giảm hệ miễn dịch nhờ nâng cao khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch.
- Giúp duy trì sinh mệnh lâu dài cho những bệnh nhân ung thư nhờ cung cấp sung mãn hệ thống miễn dịch.
- Giúp hạ thấp mức cholesterol trong máu do khả năng thúc đẩy cơ thể gia tăng tỷ lệ tống xuất cholesterol thặng dư ra ngoài.
- Giúp cân bằng chức năng của tế bào gan đối với những người bị viêm gan.
Báo cáo khoa học:
- Khởi thủy, nấm hương shiitake được nghiên cứu tại Nhật và một số quốc gia Á Châu để tìm hiểu tác dụng về y học. Đến năm 1980, hầu hết cuộc nghiên cứu được mang ta khỏi phòng thí nghiệm, trực tiếp khảo sát trên cơ thể con người và gần đây có nhiều báo cáo ghi nhận hoạt chất Lentinan trong nấm shiitake là một thành phần phụ quan trọng trị ung thư. Các nhà nghiên cứu đã cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày (stomach cancer) dùng chất Lentinan phối hợp với hóa liệu pháp (chemotherapy) thì thấy họ sống lâu hơn là những người chỉ dùng hóa liệu pháp đơn thuần. Đối với các bệnh nhân bị ung thư tuỵ tạng (pancrreatic cancer) sau khi sử dụng bằng cách trên, cũng có kết quả tốt tương đương. Tuy nhiên điều đáng chú ý là chất letinan có ảnh hưởng mạnh nhất vào thời kỳ khối u mới thành lập và yếu nhất khi ung thư ở vào thời kỳ cuối.
- Đối với bệnh liệt kháng (immunodeficiency virus-HIV/AIDS) các nhà nghiên cứu đã làm 2 cuộc khảo sát: Cuộc khhảo sát thứ nhất, cho39 bệnh nhân bị HIV dùng chất Lentinan trong 8 tuần lễ thì thấy trên 30% bệnh nhân có chỉ dấu gia tăng hệ thống miễn dịch. Điều nầy dễ kiểm chứng, bằng cách đếm số lượng tế bào T (T-cell), thấy tăng cao. Cuộc khảo sát thứ 2, cho 100 bệnh nhân HIV dùng thuốc trấn an (placebo), thì thấy bệnh nhân nào dùng Lentitan cộng với thuốc Disanosine thì hệ miễn dịch tăng cao hơn những bệnh nhân chỉ dùng đơn độc thuốc Disanosine. Và kết quả này, các nhà nghiên cứu đã tính tới chuyện dùng Lentitan để điều trị AIDS bởi 3 lý do: Hiện nai Zidovudine (AZT) và Disanosine là 2 loại thuốc trị bệnh AIDS vừa đắt vừa tạo ra hàng loạt các phản ứng phụ (size effect) lại giảm tác dụng khi dùng lâu dài. Chất Lentinan trong nấm hương Shiitake có ưu thế là an toàn, rẻ, đặc biệt là khả năng nâng cao hệ miễn dịch rất tốt nhằm chống lại cả 2 mối nguy HIV và những cơ hội gây nhiễm trùng, hệ quả của cái chết hơn 90% bệnh nhân có liên hệ đến AIDS.
- Đối với bệnh tim và gan, nấm Shiitake có những hiệu quả đáng kinh ngạc. Theo 1 cuộc khảo sát 72 bệnh nhân bị viêm gan mãn tính, dai dẳng, các nhà nghiên cứu ghi nhận chất Lentinan có tác dụng kháng lại viêm gan và chức năng còn tỏ ra mạnh hơn cả Phòng đảng sâm (Codonopsis pilosula) một loại dược thảo cổ truyền Trung Quốc chuyên dùng để trị viêm gan. Trong 2 cuộc nghiên cứu khác về hoạt chất chiết xuất từ phôi nấm Lentinus edodes mycelium (LEM), tức nấm Shiitake mới tượng hình, thấy gia tăng chức năng gan đối với các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B (hepatitis B virus). Mặt khác, tác động hạ thấp cholesterol của nấm Shiitake nhờ 1 hợp chất gọi là Eritadenine, giúp gia tăng và thải bỏ tỷ lệ cholesterol thặng dư trong máu. Nấm Shiitake cũng còn làm giảm nguy cơ bị chứng đột quỵ (heart attack) do huyết áp tăng lên đột ngột và ngăn ngừa chứng huyết khối (clotting) tích tụ bất thường nhờ hợp chất gọi là Tyrosinase giúp giảm mức độ huyết áp.
Liều dùng:
- Nấm tươi: ngày dùng 3 – 4 nấm.
- Viên Capsule 400mg: ngày 1-5 capsules.
- Cồn thuốc: ngày 2-3 lần, mỗi lần đầy 1 ống đếm giọt.
- Cam thảo: Còn gọi là Bắc cam thảo, Sinh cam thảo, Quốc lão. Tên khoa học Glycyrrhiza glabra (loài cam thảo châu Âu), Glycyrrhiza uralensis (loài cam thảo vùng Uran và Trung Quốc), thuộc họ Cánh bướm Fabaceae. Các dân tộc Âu, Mỹ, gọi cam thảo bằng từ thông dụng Licorice.
Theo tài liệu lịch sử, cam thảo là một trong những loài cây cỏ được Trung Quốc cổ đại đưa vào nghiên cứu và đưa vào danh mục dược liệu trị bệnh cách đây trên 3,000 năm. Theo tính vị quy kinh của Đông Y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, đi vào 12 kinh, có tác dụng bổ tỳ vị, thanh nhiệt giải độc, nhuận phế, điều hoà các vị thuốc. Dùng sống chữa đau cổ họng, ung thư; nướng lên thì ôn trung chữa tỳ hư ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho.
-Thang điểm: Sự hiểu biết về cam thảo được các nhà khoa học đánh giá theo thang điểm 5 sao như sau:
- Nghiên cứu trên con người: **
- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:***
- Sử dụng theo tập quán cổ truyền: ****
- Báo cáo mức độ an toàn: **
- Quốc tế công nhận: ***
Bộ phận dùng làm thuốc:Thân rễ (rhizome).
Thành phần hoá học:
- Triterpene saponins (chủ yếu là Glycyrhizin, gồm Glycyrhizin acid ngọt hơn đường gấp 50 lần hoặc Glycyrhizin acid) chiếm tỷ lệ cao nhất 6-14 có khi lên tới 23%.
- Isoflavones, gồm liquiritin, isoliquiritin, formononetin.
- Polysaccharides
- Coumarins
- Asparagin.
Tác dụng:
- Theo kinh nghiệm, cam thảo có khả năng chống viêm,làm long đờm, giúp dịu cơn đau, giải độc, tác nhân giống như nội tiết tố tính dục (adrenal agent) , nhuận tràng nhẹ.
- Về tác nhân của nội tiết tố tính dục,các cuộc nghiên cứu ghi nhận sau khi cam thảo chuyển hoá trong đường ruột thì glycyrrhizin đóng vai 1 chất kháng viêm và chống viêm khớp giống như chất hidrocortisone và những corticosteroid hormones đồng thời tiết giảm mức chuyển hoá steroids từ gan và thận.
- Năm 1985, nhiều cuộc khảo sát ở Nhật cho thấy chất glycyrrhizin có tác dụng trong việc điều trị bệnh viêm gan (hepatitis) và bệnh xơ gan (liver cirrhosis).
- Về tính bảo vệ của chất nhờn (mucut), sau các cuộc thử nghiệm, được biết cam thảo có năng lực tạo lập một lớp màng bảo vệ nhờ hợp chất gọi là deglycyrrhizinated licorice(DGL) chống lại vị toan, tức ợ chua, ngăn ngừa dạ dày bị viêm. DGL giúp chữa viêmloát dạ dày và tá tràng, chẳng những tăng nhanh mức độ lành bệnh mà còn làm giảm cơn đau, giảm tình trạng tái phát và phẫu thuật. Nhiều cuộc khảo sát còn cho biết DGL trị viêm loét dạ dày công hiệu hơn thuốc Tagamet (cimetidine), một trong những loại y dược phổ cập nhất thế giới hiện nay. Đừng quên rằng thuốc Tagamet chỉ có lợi khi dùng ngắn hạn, giảm được triệu chứng loét nhất thời. Nếu dùng lâu dài, tagamet gây bất lợi vì thuốc nầy phá hỏng việc tiêu hoá và làm biến đổi cấu trúc, chức năng của các tế bào chức năng trong đường ruột, dẫn tới nguy cơ tái phát viêm loét dạ dày. Giống như hầu hết các loại âu dược khác, Tagamet cũng đè nặng lên gan và thận, khiến cho 2 cơ quan này hứng chịu những hậu quả tai hại trên phạm vi rộng. Trái lại, DGL trên thực tế, giúp bảo vệ dạ dày,tá tràng, trị lành chứng viêm loét, vừa hiệu quả lâu dài vừa an toàn.
- Hợp chất DGL còn có tác dụng rất cao trong bệnh viêm loét miệng (canker sores, mouth ulcers). Trong 1 cuộc khảo sát,cho 42 bệnh nhân bị viêm loét miệng và nướu răng ngậm dung dịch DGL (200mg bột DGL hoà tan trong 200ml nước ấm), kết quả là 50-75% bệnh nhân giảm loét trong vòng 1 ngày và tất cả lành hẳn trong vòng 3 ngày. Mặt khác, DGL khi được dùng bên ngoài để trị bệnh chàm (eczema), vảy nến (psoriasis) và các bệnh viêm da dị ứng (allergic dermatitis) thì thấy kháng viêm rõ rệt.
- Các nhà nghiên cứu thử ứng dụng chất glycyrrhizin vào việc điều trị cho người mắc bệnh liệt kháng, tức HIV/AIDS, với liều 150-225mg/ngày trong thời gian trên 2-3 năm. Đo lường kết quả nhận thấy hệ thống miễn dịch limphô bào T (T-cell) tăng, trong khi nhóm không dùng cam thảo thì suy sụp thê thảm. Một số nhà nghiên cứu còn xác nhận chất glycyrrhizin có tác dụng cải thiện chức năng gan, đạt tỷ lệ hiệu nghiệm trên 40% bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B và C (hepatitis B-C). Hãy nhớ rằng hiện nay y học hiện đại đang dùng thuốc Alpha- interferon để trị viêm gan siêu vi B, tỷ lệ kết quả đạt 45-50% nhưng lại kéo theo hàng loạt phản ứng phụ như sốt, đau khớp, nôn ói và những triệu chứng giống như cảm cúm. Dùng glycyrrhizin vừa có kết quả tương đương lại vừa tránh được phản ứng phụ bao gồm HIV/AIDS lẫn hepatitis B-C.
Liều dùng:
- DGL: Nhai ngày 6-8 viên dạng tablet 250mg.
- Viên capsule: Ngày 6 lần (loại 400-500mg)
- Cồn thuốc: Ngày 3-4 lần, mỗi lần 20-30 giọt.
- Bột chiết xuất: Ngày 3-4 lần, mỗi lần 1g.
Lưu ý:
- Toàn rễ cam thảo được coi là an toàn khi dùng liều nhỏ và kéo dài thời gian sử dụng. Hợp chất Deglycyrrhizinated licorice không thấy gây phản ứng phụ trong bệnh viêm loét dạ dày cho dù dùng trong thời gian dài.
- Rễ cam thảo và glycyrrhizin dùng lâu có khả ăng gây tác dụng phụ như: cao huyết áp, giữ nước và sodium, mất potassium, phù thũng (edema), nhức đầu, chóng mặt (dizziness), suy thận. Tình trạng phản ứng phụ sẽ chấm dứt sau khi ngưng dùng cam thảo.
- Người có bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng trương lực cơ hay mạch máu, suy thận, giảm ka-li huyết (hypokalemia), xơ gan hay gan bị nhiễm mỡ, phụ nữ trong thời kỳ đang mang thai (pregnancy) không nên dùng cam thảo.
- Tránh không dùng cam thảo hoặc glycyrrhizin trong khi uống thuốc lợi tiểu, nhuận trường hay những thứ thuốc khác vì chúng góp phần làm mất potassium trong cơ thể.
Hạt bí đỏ (pumpkin seeds):còn gọi là hạt bí ngô, hạt bí rợ, nam qua tử. Tên khoa học Cucurbita pepo, thuộc họ bí Cucurbitaceae. Thân bí đỏ là loại cây mảnh như dây leo, nhánh tách đôi và bò trên mặt đất, lá to, hoa màu vàng, quả tròn dẹt hoặc bầu bĩnh như quả dưa hấu, có nhiều múi đồng tâm, khi quả già ngả màu vàng cam. Bí đỏ hiện diện khắp thế giới, thu hái vào mùa thu, được xếp vào loại rau quả, dùng làm thực phẩm cho người và gia súc. Tại Hoa Kỳ, bí đỏ được dân chúng trọng dụng vào dịp lễ Halloween, còn gọi là lễ ma quỷ. Bằng cách moi bỏ ruột và dùng dao nhọn khoét thành gương mặt yêu quái, bên trong có thắp thêm ngọn nến cho tăng thêm phần rùng rợn.
- Bộ phận dùng làm thuốc:Hạt, sau khi bóc bỏ phần vỏ cứng bên ngoài.
- Thành phần hóa học:Hạt bí đỏ gồm có 1 loại dầu cố định (30-50%), phần lớn là linoleic acid (43-56%) và oleic acid (24-38%). Trong dầu hạt bí đỏ chứa 31-51 % protein, sterols, cucurbitin, vitamin E, beta-carotene và minerals (4-5%) trong đó thành phần quan trọng gồm chất iron, zinc và selenium.
- Tác dụng: Từ lâu, Đông Y học đã có kinh nghiệm dùng hạt bí đỏ để trị bệnh sán lãi. Dân cư vùng Bắc Mỹ và Trung Mỹ cũng đã biết dùng hạt bí đỏ để làm thuốc từ rất lâu đời. Thổ dân Maya biết dùng nhựa cây bí đỏ để trị bỏng da, còn người Menominee thì dùng hạt như 1 loại thuốc lợi tiểu, trong khi di dân khẩn hoang gốc Châu Âu truyền khẩu bài thuốc trộn hạt bí với nước và mật ong hay sữa bò để trị sán lãi. Chính bài thuốc dân gian này đã trở thành bài thuốc kinh điển phổ cập khắp vùng Bắc Mỹ và ngày nay được xem như món thuốc đặc trị sán lãi đặc hiệu nhất. Tuy nhiên, trẻ em và phụ nữ mang thai tránh dùng phương thuốc trên vì có chất độc và tác dụng mạnh, không thích hợp. Theo kinh nghiệm, hạt bí đỏ ngoài trị được sán dây, tức sán xơ mít (tapeworms), còn dùng làm thuốc lợi tiểu và bảo dưỡng bàng quang (bladder). Giá trị nổi bật nhất của hạt bí đỏ là sưng nhiếp hộ tuyến ở thời kỳ chớm phát. Phần thịt quả bí đỏ nấu ăn có công dụng làm giảm chứng viêm đường ruột và được ứng dụng như 1 loại thuốc đắp hoặc thuốc dán ngoài da khi bị bỏng nhờ chứa nguồn zinc thật dồi dào.
- Nghiên cứu khoa học: hạt bí đỏ được xếp vào hàng y dược thiên nhiên nhờ 1 chất khoáng chống ô-xi hóa quan trọng với mức tương đối cao là selenium, có tác dụng chống ung thư, đặc biệt là ung thư nhiếp hộ tuyến. Nhiều nhà nghiên cứu xác nhận, chính chất Cucurbitin đẩy trôi sán dây bám trong thành ruột và sterols là 1 chất kháng viêm tự nhiên. Hàng chục báo cáo khoa học cũng đồng ý rằng hạt bí đỏ có tác dụng làm giảm sưng nhiếp hộ tuyến lành tính. Trong 1 cuộc thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã cho trộn hạt bí đỏ với dược thảo Saw palmetto để trị viêm nhiếp hộ tuyến thì thấy hợp chất này cải thiện được lưu lượng nước tiểu, gia tăng số lần đi tiểu nhiều hơn, thông suốt hơn.
Saw Palmetto: Là hạt cây cọ lùn, tên khoa học Serenoa repens thuộc họ Cau Arecaceae, còn được biết dưới tên Sabal serrulata thuộc họ Dừa Palmaceae.
- Mô tả: Saw Palmetto là một giống cây cọ (palm) thuộc họ cau dừa, hình dáng tương tự như cây thốt nốt nhưng nhỏ và thấp hơn. Quê hương của Saw Palmetto ở vùng Bắc Mỹ. Nếu có dịp đi du ngoạn về miền nam Hoa Kỳ, bạn sẽ thấy rừng cây Saw Palmetto mọc dày đặc phủ kín một vùng rộng lớn từ tiểu bang South Calorina xuống tới tiểu bang Florida, Georgia và qua Louisiana.
Saw Palmetto thuộc loại cây nhỡ, mọc thành bụi nhỏ, cao từ 6-9 feet (tương đương 2,74m), lá hình quạt, giữa có gân sóng cứng vươn ra khỏi thân chừng 2 feet (0,65m), quả hình trứng trông giống như quả cau tươi. Giữa tháng 8- tháng 10, quả Saw Palmetto bắt đầu chín, chuyển từ màu xanh ve chai qua màu nâu đen. Ngoài thiên nhiên, thời gian Saw Palmetto tăng trưởng đến khi cho hoa quả phải mất ít nhất 6 năm. Nhưng hiện nay trường đại học Florida đã nghiên cứu thành công phương pháp cải tiến cây trồng, chỉ mất 3 năm là có thể thu hoạch quả Saw Palmetto. Năm 1998, tiểu bang Florida đã thu hái được hơn 2,000 tấn quả Saw Palmetto để chế thuốc và xuất cảng sang Âu Châu để thu ngoại tệ.
- Bộ phận dùng làm thuốc: Quả mọng (berry).
-Thành phần hóa học:
.Lipid (fat) gồm fatty acids, fatty alcohol, phytosterols
.Flavonoids
.Polysaccharides.
- Tác dụng:
.Kháng viêm (anti-inflammatory): trị bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
.Chống co thắt (antispasmodic): Bảo trì sức khỏe cho tuyến tiền liệt .
.Kháng androgen (antiandrogenic) chống sưng nhiếp hộ tuyến lành tính.
.Lợi tiểu (diuretic) : Khai thông đường tiểu và gia tăng lưu lượng nước tiểu.
- Lượng giá theo hệ thống thang điểm 5 sao:
- Nghiên cứu trên con người tại các trung tâm điều trị :***
- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm : ***
- Sử dụng theo tập quán cổ truyền : ****
- Báo cáo mức độ an toàn : ****
- Quốc tế công nhận : ****
Y học cổ truyền phương Tây gọi quả Saw Palmetto là “Bạn của các lão ông – The old man’s friends” bởi vì từ lâu Saw Palmetto được dùng như 1 loại thuốc bổ cho giới mày râu trước khi họ khám phá ra rằng dược thảo thiên nhien này giúp trợ lực cho nhiếp hộ tuyến, trị chững bí tiểu, tiểu lắc nhắc và sưng nhiếp hộ tuyến. Cần nhắc lại, 50-60% đàn ông từ 40-60 tuổi đều có khả năng sưng nhiếp hộ tuyến và tỷ lệ gia tăng đến 90% vào tuổi 85. Khi 1 người đàn ông kêu đau vùng hố chậu, tiểu khó, tiểu rớt, bác sĩ có quyền nghi ngờ bệnh nhân bị sưng nhiếp hộ tuyến lành tính (benign prostatic hyperplasia – BPH).
Nhiều cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy Saw Palmetto rất an toàn, được tiêu chuẩn hóa trong việc lựa chọn phương pháp dùng thuốc và phẫu thuật để điều trị chứng sưng nhiếp hộ tuyến lành tính (BPH). Saw Palmetto có thể dùng độc vị hoặc hỗn hợp với các dược thảo Nettle (Urtica dioica), Pumpkin seed (Cucurbita pepo) hoặc Pygeum. Hiệu quả của Saw Palmetto đạt tỷ lệ khoảng 90% chỉ trong 4-6 tuần lễ. Ngược lại nếu dùng thuốc Prosscar để trị BPH thì tỷ lệ thành công chỉ đạt dưới 50% và thời gian trị liệu phải mất hơn 1 năm. Điều này chưa kể đến các phản ứng phụ do Âu dược và phẫu thuật tạo ra gồm: Đái không kiềm chế được (incomtinence), suy giảm việc thèm muốn giao hợp (sexual desire), mất khả năng giao hợp(sexual perfomance) và liệt dương(impotence).
Trên thế giới hiện nay Saw Palmetto rất được trọng dụng, nghiễm nhiên trở thành người bạn chí thiết của những người đàn ông cao tuổi. Các viện bào chế tại Đức, Úc châu, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp và nhiều quốc gia thuộc Châu Âu cho đều sản xuất rộng rãi thuốc trị viêm sưng nhiếp hộ tuyến lành tính chiết xuất từ quả Saw Palmetto. Riêng tại Hoa Kỳ, các chuyên gia tiết niệu cũng đang gia tăng mức sử dụng Saw Palmetto cho bệnh nhân của họ. Vào năm 1998, có ít nhất 18 dưỡng đường lớn đã nghiên cứu và công bố thành quả dược thảo Saw Palmetto trên tạp chí Journal of the American Medical Association. Trên thị trường dược liệu Âu Mỹ, Saw Palmetto đứng vào hàng thứ 6 trong các thuốc bán chạy nhất cuối thế kỷ 20. Về giá trị quốc tế, Saw Palmetto được cơ quan Commission E Monograph của Đức chính thức công nhận là loại thuốc trị viêm sưng nhiếp hộ tuyến và rối loạn đường tiểu thời kỳ I hoặc II (stage I or II BPH).
Báo cáo khoa học:
Saw Palmetto đã được nghiên cứu với hơn 3,000 bệnh nhân đàn ông bị viêm sưng nhiếp hộ tuyến lành tính (BPH) tại 18 bệnh viện công hoặc dưỡng đường có khoa tiết niệu; trong số này có 16 dưỡng đường được thử nghiệm theo phương pháp mù đôi (double-blinded trials). Qua nghiên cứu phân tích, Saw Palmetto chứng tỏ là thuốc trấn an (placebo) cao cấp và ít nhất cũng có tác dụng ngang với các loại hóa dược Proscar dùng làm giảm triệu chứng BPH. Các nhà nghiên cứu đưa ra 2 kết luận:
- Thứ nhất, nếu sử dụng độc vị Saw Palmetto thời gian điều trị BPH có hiệu quả nằm trong khoảng 14 tháng đến 2 năm 5 tháng.
- Thứ hai, nếu tổng hợp Saw Palmetto với 3 vị thảo dược khác gồm: rễ Nettle, hạt bí đỏ, thân Pygeum thì thời gian hồi phục chỉ mất khoảng 1 năm.
Nghiên cứu đặc biệt:
- Năm 1996, có 1 cuộc nghiên cứu với 1,098 đàn ông với xác định bị viêm sưng nhiếp hộ tuyến lành tính (BPH) bằng phương pháp mù đôi. Nhóm thứ nhất cho dùng Saw Palmetto tinh chế với liều 3320mg/ngày. Nhóm thứ 2 cho dùng thuốc Proscar với liều 5mg/ngày. Thời gian điều trị của cả 2 nhóm là 6 tháng. Kết quả, 2/3 bệnh nhân thuộc nhóm 1 cho biết sự rối loại đường tiểu được cải thiện rõ rệt: giảm số lần đi tiểu đêm (nocturia), tiểu lắt nhắt (urinary hesitancy) tiểu rớt (residual urine) và cảm thấy sức tống nước tiểu ra mạnh hơn. Có 2% bệnh nhân khai bị phản ứng phụ nhẹ. Trái lại đa số bệnh nhân ở nhón 2 cho biết họ bị giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, mất hẳn khả năng giao hợp do liệt dương.
- Cũng trong năm 1996, một cuộc nghiên cứu khác với 435 dàn ông vị viêm sưng nhiếp hộ tuyến lành tính được điều trị bằng Saw Palmetto tinh chế liều 320mg/ngày. Kết quả 80% bệnh nhân đánh giá Saw Palmetto “tốt” hoặc “rất tốt” nhờ phục hoạt chức năng tuyến tiền liệt, giúp cải thiện hầu hết các triệu chứng rối loạn đường tiểu. Có khoảng 02% bệnh nhân cho biết bị phản ứng phụ nhẹ.
- Năm 1990, các nhà nghiên cứu tiến hành một cuộc khảo sát tính dược của Saw Palmetto và hạt bí đỏ bằng cách tổng hợp 2 loại dược liệu này rồi cho 53 người đàn ông bị viêm sưng nhiếp hộ tuyến lành tính uống theo liều lượng uống 2 viên capsules, ngày 3 lần, để đối chiếu với nhóm bệnh nhân khác dùng phương pháp mù đôi. Sau 12 tuần lễ các nhà nghiên cứu đo đạc lại các thông số về tốc độ xuất nước tiểu, thời gian ngưng tiểu và khối lượng nước tiểu rơi rớt thì thấy tất cả đều được cải thiện rất tốt. Không có ghi nhận về hiện tương thuốc gây phản ứng phụ.
Saw Palmetto hoạt động như thế nào?
- Mặc dù có nhiều học thuyết đề cập đến một số động cơ dẫn tới việc nhiếp hộ tuyến sưng lớn, các nhà nghiên cứu hiện nay tin rằng mức kích thích tố dihidrotestosterone (DHT) tăng trưởng là thủ phạm chính gây bệnh. Khi người đàn ông gần 50 tuổi, kích thích tố testosterone có khuynh hướng biến đổi, DHT được tập trung trong tuyến tiền liệt (prostate gland) là đầu mối sản xuất thặng dư tế bào nhiếp hộ tuyến, cuối cùng dẫn tới viêm sưng.
- Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc men Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận sử dụng Finasteride làm thuốc thông dụng trị viêm sưng nhiếp hộ tuyến –DHT, giúp hạ thấp mức DHT nhờ men khử có tên là Enzym 5-alpha. Các nhà nghiên cứu không xác định chắc chắn Saw Palmetto hoạt động như thế nào nhưng họ đều đồng ý năng lực của Saw Palmetto không có tính hormon và hoàn toàn khác với chất Finasteride (chế ra thuốc Proscar).
- Còn các triệu chứng rối loạn đường tiểu thì sao? Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy Saw Palmetto giúp chống viêm (infammation), giảm sự co thắt cơ (muscle spasms) và sưng trướng (edema) bên trong nhiếp hộ tuyến. Tác động này làm giảm áp suất bao quanh ống tiểu (urethra) và bàng quang (bladder) nên giúp cho việc tiểu tiện dễ dàng thông suốt. Chống viêm và chống sưng còn có nghĩa là chống prostaglandins, một hóa chất giống như hormon, có tính năng co thắt tạo ra viêm. Hơn nữa năng lực chống co thắt của Saw Palmetto ảnh hưởng đến cơ trơn trong nhiếp hộ tuyến và bàng quang được coi như là biện pháp ngăn chặn tự nhiên không cho chất calcium tràn vào màng huyết tương (plasma membrane). Một số nhà nghiên cứu còn tin rằng hoạt động của Saw Palmetto có ảnh hưởng đến mức hormon của đàn ông nhờ làm biến đổi tình trạng thắt chặt mức globulin hormon giới tính (sex-hormone-binding globulin – SHBG).
- Một cuộc nghiên cứu chỉ rõ rằng ngay trong thời gian đầu, khi cho dùng hỗn hợp Saw Palmetto với rễ Nettle để điều trị viêm sưng nhiếp hộ tuyến thì thấy mô (tissue) đang sưng co nhỏ lại tức thì. Bài toán được giả đáp bằng thủ thuật làm sinh thiết (biospy) mô nhiếp hộ tuyến. Kết luận dược thảo Saw Palmetto phần lớn có tác dụng trên biểu mô tại khu vực chuyển tiếp, tức tại lớp giữa của nhiếp hộ tuyến.
Liều dùng:
- Saw Palmetto có 3 dạng thành phẩm: capsules, viên nén (tables) và cồn thuốc (tincture). Nó không có tác dụng ở dạng trà vì thành phần cấu tạo không hòa tan trong nước. Một số bệnh nhân cho biết, chỉ sau 1 tháng dùng Saw Palmetto thì thấy công hiệu, trong khi những người khác lại có kinh nghiệm điều trị từ 45-90 ngày. Các thầy thuốc thì lại chọn thời gian 4-6 làm tiêu chuẩn trị liệu với sự theo dõi, khảo sát chặt chẽ. Dưới đây là tiêu chuẩn hóa từng loại:
-Tiêu chuẩn hóa về Saw Palmetto chiết xuất: Ngày 2 lần, mỗi lần 160mg (tổng cộng 320mg/ngày). Hiện nay thuốc đã được tiêu chuẩn hóa thành 320mg, chỉ dùng 1 lần là đủ liều.
- Capsule hoặc tables: Ngày 3 lần, mỗi lần 585mg.
- Cồn thuốc ( chiết xuất tỷ lệ 1:2): Ngày 4 lần, mỗi lần 20-30 giọt.
Ghi chú:
- Saw Palmetto được coi là an toàn cho người sử dụng khi dùng độc vị. Đại đa số nam giới dùng Saw Palmetto đều thành công và không gây phản ứng phụ. Một số báo cáo có triệu chứng xáo trộn dạ dày nhẹ, không đáng kể. Nên dùng thuốc vào lúc bụng có chứa thức ăn.
- Chống chỉ định: Không nên dùng Saw Palmetto khi thấy triệu chứng đau hoặc sốt, vì đây có thể bị nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt (bacterial prostatitis).
Pygeum Africanum: Còn gọi là Pygeum, prunus africana, Afrcan prune hay cây mận châu Phi. Pygeum Africanum thuộc họ Vòi Voi Boraginaceae.
Pygeum là loại cây to xanh tươi quanh năm, mọc cao đến 120 feet (35met), lá hình quả trám, hoa màu trắng và quả chín đỏ. Quê hương Pygeum ở Châu Phi và việc thu hoạch vẫn còn tiếp diễn trong môi trường hoang dã. Điều này đã tạo ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng cho nhu cầu mua bán, sản xuất dược liệu trên thế giới.
Bộ phận dùng làm thuốc: Vỏ thân cây (bark).
Thành phần hóa học: Pygeum chứa Phytosterols gồm Beta-sitosterol, triterpenes gồm 2 chất ursolic và oleanolic, long chain alcohols gồm n-tetracosanol và tannins.
Tác dụng:Theo phương pháp y học cổ truyền địa phương, các thầy mo vùng Châu Phi thường nấu vỏ cây Pygeum cho giới đàn ông uống quanh năm nhằm ngăn ngừa một số triệu chứng rối loạn về đường tiểu, nhất là chứng sưng nhiếp hộ tuyến. Theo quy ước về y dược tại Pháp, các nhà nghiên cứu chiết xuất vỏ cây Pygeum để điều trị bệnh viêm nhiếp hộ tuyến mãn tính thì thấy có kết quả và còn giúp cải thiện việc tiết xuất tinh trùng cho những người mất khả năng kiến tạo bào thai.. Khi tổng hợp với nhiều dược thảo khác, Pygeum có tác dụng trị bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến.
Vào năm 1960, Pháp đã mở nhiều cuộc thí nghiệm về Pygeum và sau đó chứng minh rằng Pygeum chiết xuất có tác dụng lên nhiếp hộ tuyến , đặc biệt làm gia tăng chất tiết tuyến tiền liệt và làm giảm cholesterol trong cơ quan. Ngày nay Pháp cho sử dụng Pygeum đến 81% ca viêm sưng nhiếp hộ tuyến trong khi hầu hết các quốc gia phương Tây, kể cả Hoa Kỳ vẫn coi phẫu thuật là quyền lựa chọn chính yếu.
Liều dùng: Trung bình ngày 2 lần, mỗi lần 50mg. Tuy nhiên liều lượng có thể thay đổi tùy vào tiêu chuấn hóa sản phẩm, tức là hàm lượng hoạt tính chiết xuất.
10. UNG THƯ DỊCH HOÀN (Testicular Cancer)
Dịch hoàn tức là hòn dái, chỉ có ở nam giới. Trái với ung thư nhiếp hộ tuyến,ung thư ác tính dịch hoàn ảnh hưởng đến lứa tuổi trung niên, tức tập trung vào giới trẻ dưới 35 tuổi và phổ thông nhất thuộc nhóm khối u rắn chắc (solid tumor). Hiếm khi thấy u ác tính dịch hoàn xuất hiện ở trẻ con. Tại Hoa Kỳ mỗi năm có trên 7,000 đàn ông được khám phá bị ung thư dịch hoàn. Điểm đáng lưu ý là những người ít hoạt động, mỗi ngày ngồi 1 chỗ trên 10 tiếng đồng hồ có nguy cơ bị ung thư dịch hoàn tới 70% so với những người ngồi dưới 2 tiếng.
Phần lớn u dịch hoàn được hình thành trong tế bào tuyến sinh dục (gonadal cells) gồm khoảng 40% là u tinh (seminomas), tức một khối u ác tính của tinh hoàn, biểu hiện dấu sưng trong bìu, nhưng không đau. Tiên lượng về bệnh lý thay đổi phụ thuộc vào tế bào và thười kỳ bệnh sử, khi được phẫu thuật và xạ trị (radiation), hầu hết các bệnh nhân đều sống không quá 5 năm.
Nguyên nhân:
- Cho tới nay, nguyên nhân gây ra ung thư dịch hoàn vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên khuynh hướng mắc bệnh nằm trong khoảng từ 20-40, đặc biệt ở những thanh niên có tật ẩn tinh hoàn (cryptorchidism) cho dù đã được phẫu thuật xếp lại đúng vị trí. Tật ẩn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn không xuống được tới bìu (scrotum), bị giữ lại trong bụng hay trong ống bẹn (ingunal canal). Đối với những thanh niên mà thời kì mang thai bà mẹ đã dùng thuốc diethylstilbestrol (một loại hormon trị phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, tắt kinh, viêm cơ quan sinh dục hoặc ung thư vú) cũng thường có tật ẩn tinh hoàn.
- Ung thư dịch hoàn rất ít xảy ra đối với khối đàn ông da màu và tỷ lệ tử vong chỉ hơn kém 1% so với khối đàn ông gốc da trắng.
- Ung thư dịch hoàn lan rộng tới hệ bạch huyết (limphatic system), tới cận động mạch chủ (para-aortic), xương chậu (iliac) và trung thất hạch bạch huyết. Nó cũng còn di căn tới cả phổi, gan, nội tạng (viscera) và xương.
Dấu hiệu và triệu chứng:
- Dấu hiệu ban đầu ở dịch hoàn thường là sượng cứng, không đau, kích thước dịch hoàn thay đổi và thỉnh thoảng có cảm giác nặng nề ở dịch hoàn. Hãy lưu ý , ung thư dịch hoàn lan rộng rất nhanh, chỉ trong vài tháng có thể lan tới hạch bạch huyết (limph nodes).
- Tiếp theo dấu hiệu, triệu chứng gồm tắt ống dẫn tiểu (ureteral obstruction), có khối cứng vùng bụng, ho, ho ra máu (hymoptysis), thở hụt hơi, sụt cân, mệt lả, ngoại diện xanh xao, đờ đẫn và dẫn tới tình trạng hôn mê (lethargy).
Chẩn đoán:
- Phát hiện được hai kết quả có ý nghĩa về u dịch hoàn gồm: tự quan sát hình thái và dùng phép sờ nắn tinh hoàn (testicular palpation) theo thói quen mỗi ngày.
- Dùng phương pháp chiếu sáng qua mô (transillumination) có thể phân biệt khối u không chiếu sáng và thủy tinh mạc (hydrocele), còn gọi là tràn dịch mạc, hoặc là u nang tinh dịch (spermatocele) chiếu sáng. Kế tiếp đánh giá bằng cuộc khảo sát 2 vú xem có chứng nào vú to đàn ông (gynecomastia) và vùng bụng có đóng khối (apdominal masses) hay không.
- Chẩn đoán thí nghiệm bao gồm việc chụp X-ray đường niệu (urography) nhằm phát hiện độ lệch niệu quản (ureteral deviation) từ vị trí cận hạch động mạch chủ (para-aortic node), xem xét nước tiểu hoặc mức hoàng thể huyết thanh của hormon, thử máu, chụp X-ray hạch bạch huyết, siêu âm và chụp tia X cắt lớp (tomography scan) vùng bụng để ước đoán mức độ xâm lấn.
- Phẫu thuật cắt bỏ (surgical excision) hoặc sinh thiết (biopsy) khối u và tinh hoàn (testis) có thể giúp các nhà chuyên môn nhận diện được loại tế bào tạo u nhờ ký thuật mô học. Sự thăm dò vùng bẹn cũng có thể xác định được phạm vi bành trướng của khối u.
Dưới đây lafcacs giai đoạn tiến triển của ung thư dịch hoàn do “The American Joint Committee on Cancer” Hoa Kỳ phổ biến.
Ung thư nguyên phát (Primary tumor):
TX – Ung thư nguyên phát không thể lượng định. Giai đoạn này xét đoán trong tình trạng không sử dụng tia phóng xạ để cắt bỏ tinh hoàn.
T0 – Có vết sẹo mô học (histologic scar) hoặc không có bằng chứng về ung thư nguyên phát.
Tis - Ung thư trong tiểu quản (intratubular tumor): ung thư tiền xâm nhập.
T1 – Ung thư giới hạn dịch hoàn, bao gồm cả lưới tinh hoàn (rete testis)…
T2 – Ung thư lan rộng tới bên dưới lớp vỏ trắng (tunica albuginea) hoặc vào tới mào tinh hoàn (epididymis).
T3 - Ung thư lan rộng tới thừng tinh trùng (spermatic cord).
T4 - Ung thư xâm lấn tới bìu dương vật (scrotum).
Vùng hạch bạch huyết (Regional lymph nodes):
NX – Vùng hạch bạch huyết không thể định lượng.
N0 – Không có bằng chứng di căn (metastatis) vào vùng hạch bạch huyết.
N1- Ung thư di căn vào một nơi trong hạch bạch huyết, kích thước to nhất không quá 2cm
N2- Ung thư di căn vào một nơi trong hạch bạch huyết, kích thước to nhất từ 2-5 cm hoặc di căn tới vài chỗ trong hạch bạch huyết nhưng kích thước không quá 5cm.
Di căn ra xa (Distant metastasis):
MX- Di căn ra xa nhưng không thể định lượng.
MO – Không biết di căn xa tới đâu
M1 – Di căn rất xa.
Xếp loại theo giai đoạn (Staging categories):
Ung thư dịch hoàn tiến triển theo các giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn 0 gồm: Tis, NO, MO.
- Giai đoạn I gồm: T1, NO, MO,T2, NO, MO.
- Giai đoạn II gồm: TO, NO, MO, T4, NO, MO.
- Giai đoạn III gồm: Bất cứ thời kì nào thuộc T, N1, MO.
- Giai đoạn IV gồm: Bất cứ thời kì nào thuộc T, N2, MO, hoặc T, N3, MO; hoặc N, M1.
Điều trị:
- Y học hiện đại thường chú trọng vào giải pháp phẫu thuật (surgery), dùng tia phóng xạ (radiation) và hóa liệu pháp (chemotherapy) tức là dùng hóa chất để phòng ngừa hay điều trị ung thư dịch hoàn.
- Đông Y học lại đặt trọng tâm vào phương pháp “bổ chính, khu tà”, tức là dùng biện pháp vừa nâng cao sức khỏe người bệnh vừa làm tiêu mòn dần tế bào ung thư cho đến khi hoàn toàn biến mất.
Đa số bài thuốc Trung Y dùng trị ung thư nhiếp hộ tuyến cũng được giới thiệu luôn trị ung thư dịch hoàn.(xin xem ung thư nhiếp hộ tuyến ).
Riêng về thuốc bổ trợ và dược thảo thế giới, ngoài danh mục nêu ra ở phần ung thư nhiếp hộ tuyến, một soosnhaf nghiên cứu Hoa Kỳ khuyên người bệnh nên dùng thêm các loại vitamins, minerals và thực phẩm có ích sau đây:
- Vitamin C: 10,000mg/ngày
- Selenium: 200mcg/ngày
- Carotenes: 100,000UI/ngày.
- Trà xanh: 5-7 cups/ngày.
- Seaweed (rong biển): 2 tablespoons/ngày
11. Ung thư dạ dày (Stomach, Gastric cancer)
Ung thư dạ dày hay ung thư bao tử là một bệnh phổ biến trên toàn thế giới, không miễn trừ chủng tộc nào. Tuy thế, tần số bệnh căn không đồng nhất, tùy thuộc vào điều kiện địa lý và dân sinh tức khu vực định cư. Chẳng hạn, dân tộc Nhật, Iceland, Chile và Australia có tỷ lệ người chết về bệnh ung thư dạ dày rất cao trong khi Hoa Kỳ lại có khuynh hướng giảm khoảng 50% tỷ lệ tử vong chỉ còn 1/3 trong vòng 30 năm qua. Lý do, người Mỹ đã biết điều chỉnh bằng cách cân bằng chế độ ăn uống và ướp lạnh thực phẩm giúp giảm thiểu số lượng vi khuẩn (bacteria) tăng sinh trong thức ăn.
Theo nghiên cứu y học, đàn ông bị ung thư dạ dày cao nhất so với phụ nữ và độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh thường từ 40 tuổi trở lên. Tiên lượng về sự tiến triển của bệnh tùy thuộc vào hai yếu tố chính: cấp độ ung thư và thời gian khám phá. Nói chung, tỷ lệ người bệnh sống còn trong vòng 5 năm không quá 15%.
- Nguyên nhân:
+ Hiện nay khoa học vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư dạ dày.
- Điều đáng chú ý: Bệnh thường có liên hệ với chứng đau dạ dày (gastritis), teo viêm dạ dày (gastric atrophy) và được xem là hệ quả sinh ra ung thư dạ dày.
- Hút thuốc lá và nghiện rượu hoặc uống nhiều rượu là những nhân tố độc hại, gây ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng dạ dày.
- Di truyền (genetic factors) cũng được xem là nhân tố quan trọng bởi vì bệnh nầy thường xảy ra đối với những người có cùng huyết thống.
- Vấn đề ăn uống, bao gồm các nguồn và cách chế biến thực phẩm được gia đình dùng chung trong thời gian dài như thịt xông khói, ướp muối, chiên cháy da, cũng là nhân tố góp phần tạo ra bệnh.
Phân loại:
- Kèm theo sự xuất hiện mùi khó ngửi, ung thư dạ dày được xếp vào dạng polip (polypoid), loét đơn thuần, loét và thâm nhiễm hoặc lan tỏa (diffuse).
- Phần dạ dày bị ung thư, theo thống kê, hết 50% nằm ở vị trí môn vị (pylorus) và hang (antrum), 25% ở bờ cong nhỏ dạ dày (lesser curvature of stomach), 10% ở tâm vị (cardia), 10% ở thân dạ dày và 2-3% ở bờ cong lớn dạ dày.
Di căn (Metastais):
Ung thư dạ dày di căn rất nhanh tới khu vực hạch bạch huyết (lymph nodes), mạc nối (omentum), gan và phổi theo những lộ trình như: thành dạ dày, tá tràng hay ruột tá (duodenum), thực quản (esophagus), hệ thống mạch bạch huyết (lymphatic system), tiếp cận các cơ quan, trôi theo dòng máu và hạu cung mạc nối (peritoneal cavity)
Dấu hiệu và triệu chứng:
- Đầu nối sớm nhất để nhận biết ung thư dạ dày là chứng khó tiêu mãn tính (chronic dyspepsia) và thấy bức bối vùng thượng vị (epigatric discomfort), cảm giác bỏng rát ở vùng trên rốn. Có mấy dấu hiệu cụ thể.
Dấu hiệu cơ năng: Thoạt tiên đau âm ỉ, đau không thành cơn nhất định theo giờ hay bữa ăn. Nhiều bệnh nhân uống thuốc có chất kiềm vẫn không giảm đau bao giờ. Về sau, cường độ đau gia tăng, đau liên tục ngày lẫn đêm, đau dữ dội, đau xuyên thấu ra lưng. Theo thống kê, chừng 12% bệnh nhân bị ung thư dạ dày có triệu chứng lâm sàng giống như loét dạ dày.
Dấu hiệu thực thể: Hơn 60% bệnh nhân có khối u nằm ở phần giữa bụng, hơi lệch sang bên phải hay trái. Lúc đầu, khối u tròn, cứng, di động khi sờ vào, nắm không đau. Về sau khối u to lên, cứng hơn, mất tính di dộng, sờ vào không còn nhận biết ranh giới.
Dấu hiệu toàn thân: Giai đoạn đầu, bệnh nhân thường mệt mỏi, da xanh. Tiếp theo là tình trạng sụt cân (weight loss), biếng ăn (anorexia), thiếu máu (anemia), bụng báng nước, gan to có nhiều u lổn nhổn, hai chân sưng phù, da đổi màu vàng úa, có sốt nhẹ kéo dài.
- Nếu ung thư tại tâm vị, triệu chứng đầu tiên là nói khó (dysphasia) rồi một thời gian sau sẽ nôn mửa ra chất có màu nâu sậm như màu cà phê, khi đi tiêu trong phân có lẫn máu.
- Tiến trình của ung thư dạ dày có thể âm thầm cũng có thể bộc phát dữ dội. Bệnh nhân thường có khuynh hướng tự chữa trị bằng những loại thuốc chống đau, kháng acid cho đến khi xuất hiện nhiều triệu chứng nặng hơn mới chịu tìm tới Bác sĩ chuyên khoa. Lúc này ung thư có khả năng di căn, bị nhiễm trùng hay hoại tử. Bệnh đã trở nên tồi tệ vì quá muộn màng.
Chẩn đoán
Chẩn đoán ung thư dạ dày tùy thuộc vào các chỉ dấu tiên phát, tức là sự thay đổi bất thường thời kỳ đầu ở khu vực dạ dày ruột nôn (gastrointestinal – GI) như cơn đau dai dẳng hoặc tái diễn nhiều lần. Lượng giá qua chẩn đoán bao gồm: Lâm sàng, chụp X – ray, xét nghiệm máu, thử phân và lấy mẫu dịch dạ dày.
- Về lâm sàng có hai triệu chứng chính: Bệnh nhân bị nghẹn và gầy sút rất nhanh. Nghẹn tăng dần, liên tục, tuy nhiên khác với nghẹn do co thắt tâm vị (khi có khi không). Nghẹn là triệu chứng chính những lại xuất hiện muộn. Gầy nhanh dễ nhận, trong một tháng sút hơn 10kg.
- Dùng Barium X – rays chụo thực quản dạ dày ruột non. Theo dõi một trong ba hiện tượng sau đây:
Barium trôi qua thực quản và tâm vị dễ dàng. Điều này có thể xác nhận thực quản và tâm vị dễ dàng. Điều này có thể xác nhận thực quản và tâm vị bình thường nhưng chưa biết được phần trên hay dưới tâm vị có tổn thương hay không.
Barium qua thực quản nhanh nhưng tới tâm vị thì xuống chậm. Điều này chứng tỏ thực quản chưa bị tổn thương nhưng tâm vị có thể bị phình vì có dấu hiệu tổn thương
Barium trôi xuống gần tới cơ hoành thì chảy chậm, qua tâm vị chảy rất chậm do lòng tâm vị vừa hẹp vừa ngoằn ngòeo. Điều này chứng tỏ tâm vị bị thương tổn lan lên tới thực quản.
Tóm lại, phép soi huỳnh quang (fluoroscopy) với Barium (thuốc cản quang) là nhằm quan sát, theo dõi sự thay đổi bất thường trong đường ống tiêu hóa. Nếu có sự thay đổi, chẳng hạn một khối u, đầy dẫy khuyết tật bên trong dạ dày, mất tính linh hoạt, sưng phồng và niêm mạc dạ dày bì tì vết mà không phải loét (ulceration) là những chỉ dấu đáng ngờ về bệnh ung thư dạ dày.
- Nội soi dạ dày (gastroscopy) bằng sợi quang học (fiber – optic endoscopy) nhầm khảo sát lớp niêm mạc dạ dày bằng mắt thường, giúp khám phá những đột biến xấu, hay là làm sinh thiết (biopsy) để lượng định mức đọ niêm mạc dạ dày bị thương tổn.
- Chụp ảnh với phương pháp nội soi bằng sợi quang học, nhằm cung cấp dữ kiện thường xuyên về mức thương tổn của dạ dày. Về sau, nó có thể được dùng để xác định tiến trình của căn bệnh và tác dụng của những phương thức điều trị.
- Một vài kỹ thuật nghiên cứu sau đây cũng giúp phát hiện được tình trạng bệnh di căn đến các cơ quan: sinh thiết gan (liver biopsy), lấp lánh đồ về gan và xương (liver and bone scans), chụp quang tuyến ngực (chest X – rays), chụp cắt lớp bằng lấp lánh đồ (tomographic scans).
Giải phẩu bệnh học:
Ung thư dạ dày là bệnh khá phổ biến, nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, đứng hàng thứ hai sau ung thư vòm họng. Ung thư dạ dày, đa số tập trung vào hai thể:
- Ung thư gần môn vị, tâm vị. Loại này tiến triển âm thầm nhưng khá nhanh. Đến giai đoạn phát triển, môn vị thường bị hẹp vì mô ung thư xâm nhiễm tạo ra khối rắn, không co thắt lại được dễ dàng.
- Ung thư xa môn vị, tâm vị. Loại ung thư vùng tâm vị có 3 vị trí thường xảy ra: Ung thư dưới tâm vị (chiếm tỷ lệ cao nhất), ung thư trên tâm vị (thường cấu tạo ở mặt sau dạ dày) và ung thư thành vị (nằm ở xã tâm vị, thường dính vào cơ hoành).
Sau đây là một số vị trí ung thư dạ dày thường gặp trên lâm sàng:
- Ung thư ở bờ cong lớn: Tiến triển rất âm thầm. Người bệnh ít bị đau. Khi đi tiêu phân có màu đen, chứng tỏ dạ dày bị xuất huyết. Khi chụp X – rays thấy ở bờ cong lớn có hình khuyết hoặc một đoạn trên bờ cong lớn có vết lổn nhổn. Nếu hình khuyết hay có vết lổn nhổn ở phần ngang bờ cong lớn, đó chính là hình ảnh ung thư.
- Ung thư ở bờ cong nhỏ: thường làm bệnh nhân đau nhiều, tuy nhiên, có thể lầm với bệnh loét dạ dày. Bệnh nhân ít nôn ra máu và thường đi tiêu ra phân đen. Tùy theo thời kỳ, trên phim chụp X – rays, có thể thấy một đoạn cứng ở bờ cong nhỏ rồi tời một đoạn lún xuống. Đây là một ổ loét có hình khuyết mặt trăng, góc bờ cong nhỏ mở rộng và hang vị bị cắt cụt. Nếu ổ loét ở phần đứng bờ cong nhỏ, rất khó xác định ổ loét đã trở thành ung thư hóa hay chưa. Nhưng nếu nằm ở phần ngang thì khả năng bị loét ung thư hóa rất cao mặc dù kích thước nhỏ. Riêng ổ loét nằm ngay đuôi tâm vị được coi như ung thư rồi.
- Ung thư ở mặt trước và mặt sau: Loại này rất hiếm và ít được lộ rõ trên phim, phải soi dạ dày mới thấy. Đặc biệt loại ung thư này là cho thân dạ dày co hẹp lại và trên phim có hình dạ dày 2 túi, thông nhau bằng 1 cái eo ở giữa. Túi có thể to ở trên cũng có thể to ở dưới, còn eo thì có thể thẳng hoặc ngoằn ngoèo.
- Ung thư toàn thể dạ dày: Rất ít gặp, loại này làm cho thành dạ dày trở nên cứng và dày tới 2cm nhưng niêm mạc vẫn bình thường. Bệnh tiến triển chậm, ít gây đau và cũng ít xuất huyết. Khám bụng có thể sờ thấy hay không sờ thấy khối u. Trên phim X-Rays, dạ dày có hình 1 cái ống dài, sượng cứng, không còn nhu động.
Hình thái ung thư:
Ung thư dạ dày có 4 hình thái chính:
- Cục bộ: ung thư gây tổn thương ở biểu mô hay phần đệm lớp niêm mạc, chưa làm hư hại lớp cơ niêm mạc. Dạng này thường không nhìn thấy gì khác lạ ở mặt ngoài dạ dày, nhưng sờ nắn tỷ mỉ có thể nhận ra một vùng hơi cộm ở thành dạ dày. Nếu mở dạ dày sẽ thấy 1 lỗ khoét nhỏ hoặc vết xước trên niêm mạc. Đây là giai đoạn sớm của ung thư.
- Dạng sùi: nhìn thấy thanh mạc co lại, mất vẻ trắng trong và bóng, thay bằng lớp màu trắng đục. Sờ nắn thấy có 1 khối u, to hoặc nhỏ. Nếu mở dạ dày, thấy khối u, ở giữa có ổ loét chứa mô bị hoại tử. Thành dạ dày quanh khối u khá cứng, mất hết các lớp niêm mạc.
- Dạng loét: Có thể loét mỏng ở niêm mạc, bờ loét không nổi rõ và cũng không đều. Đa số trường hợp gặp loét lớn, sâu, bờ tròn đều, chung quanh ổ loét không còn thấy lớp niêm mạc. Dạng này dễ nhầm với loét lành tính.
- Thâm nhiễm: Thành dạ dày cứng, sờ nắn có cảm giác cầm 1 tấm bìa dày. Dạng này có thể thấy dạ dày co thắt lại như 1 trái mướp khô. Lý do: mô xơ phát triển mạnh, lan tỏa toàn bộ dạ dày tạo thành 1 ống cao su.
Các loại ung thư:
- Hướng lan tỏa bên trong thành dạ dày: Khởi thủy, ung thư tạo hình tại chỗ, tế bào mô chỉ phát sinh trong biểu mô hoặc nằm sâu hơn trong lớp đệm của niêm mạc dạ dày. Sau đó, tổn thương lớn dần và lan tỏa ra phía ngoài. Tiếp theo, u phá vỡ lớp cơ niêm mạc tiến vào lớp dưới niêm mạc, xâm thwucj lớp cơ dẫn tới phá vỡ thanh mạc và lan tỏa tới các cơ quan kế cận.
- Lan tỏa vào cơ quan kế cận: Gồm phúc mạc, gan, tụy tạng, lá lách, mạc nối, mạc treo, đại tràng ngang, buồng trứng,…
- Lan tỏa vào các hạch: Chiếm tỷ lệ rất cao, từ 50-80%. Tùy theo tạo hình, ung thư có khả năng lan tới nhóm hạch động mạch vành - vị gồm: các loại hạch ở bờ cong nhỏ, ở tâm vị, ở gốc động mạch vành - vị. Ung thư cũng có thể lan tới nhóm hạch động mạch môn vị và động mạch gan, tràn tới nhóm hạch ở bờ cong lớn và rốn lá lách. Rồi từ đây, tế bào ung thư di chuyển đến các hạch quanh thận, hạch ngực và cuối cùng là hạch ở hố thượng đòn (hạch Troisier). Điều đáng lưu ý là ung thư dạ dày len theo tĩnh mạch cửa để tràn vào gan, trôi theo hệ thống tuần hoàn xâm nhập vào phổi và các cơ quan xa hơn nữa về phía trên. Khuynh hướng xâm thực về phía trên hơn xuống phía dưới là một đặc tính của ung thư dạ dày.
Điều trị theo Đông Y học:
-Nguyên nhân: Nội Kinh, thiên Nhiếp sanh, viết: “ Ẩm thực hữu tiết, khởi cơ hữu thường, bất vọng tác lao, cố căn hình dữ thần câu, nhi tận chung kỳ thiên niên, độ bách tuế nhi khứ”. Tạm dịch: “Ăn uống điều độ, thức ngủ đúng giờ, tránh suy tư nhọc sức, cố giữ cho thân tâm an lạc thì sẽ được trọn hưởng tuổi trời, trăm năm mới mất”. Lại nói: “Dĩ tửu vi tương, dĩ vọng vi thường, dĩ túy nhập phòng, dĩ dục kiệt kỳ tinh, dĩ hao tán kỳ chân, bất tri trì mãn, bất thời ngự thần, vụ khoái kỳ tâm, nghịch sanh ư lạc, khởi cư vô tiết, cố bán bách nhi suy dã”. Tạm dịch: “Lấy rượu thay nước, lấy quấy làm thường, ăn uống no say giao hợp, ham sắc dục làm kiệt tinh, hao tổn nguyên khí, , không biết giữ gìn sức khỏe sung mãn, không biết bảo hộ tinh thần, chuộng việc thú vui cho hả lòng, làm điều nghịch đạo lại vui, sống cuồng sống vội, cho nên tuổi mới 50 mà sức đà muốn tuyệt”.
Qua y thư cho thấy ung thư dạ dày bắt nguồn từ việc ăn uống vô độ, mừng giận bất thường, thực phẩm chứa nhiều độc tố, uống nhiều rượu, hút thuốc lá, làm lucngj mệt nhọc, suy dinh dưỡng. Tất cả là đầu mối phát sinh bệnh tật.
- Điều trị: Đông Y phân chia dạ dày thành nhiều thể bệnh, trong đó có 5 thể chính với các bài thuốc trị kinh sau đây:
1. Thể can vị bất hòa.
Triệu chứng: vùng thượng vị đầy, ợ mùi thối, buồn nôn, nôn ói. Mạch đi huyền.
Pháp trị: Sơ can, hòa vị, chỉ thống giáng nghịch.
Bài thuốc: “Tiêu dao tán hợp tuyền phục hoa dại giả thạch thang gia giảm”.
Công thức:
Bắc Sài hồ 12g
Tửu thược 20g
Sao Bạch truật 12g
Đương quy 20g
Hoàng liên 08g
Chế Bán hạ 08g
Chỉ xác 08g
Chế hậu phác 08g
Trầm hương (tán bột) 02g (hòa thuốc uống)
Xuân luyện tử 04g
Tuyền phục hoa 10g
Đại giả thạch 12g
Sắc uống ngày 1 thang.
2. Thể Tỳ Vị hư hàn.
Triệu chứng: Bụng đau âm ỉ, ấn hoặc chườm nóng thì đỡ đau, cảm giác mệt mỏi, chân tay lạnh, thường đi tiêu lỏng, lưỡi nhạt bệu có dấu răng. Mạch đi trầm-huyền-nhược.
Pháp trị: ích khí, ôn trung.
Bài thuốc: “ Hoàng kỳ kiến trung thang hợp Hương sa lục quân tử thang gia giảm”.
Công thức:
Chích Hoàng kỳ 30g
Phòng đảng sâm 12g
Tửu thược 16g
Sao Bạch truật 12g
Phục linh 12g
Đại táo 12g
Can khương 08 – 12g
Quế chi 06g
Hồng nhục sâm 08g
Mộc hương 08g
Sa nhân nhục 08g
Chích cam thảo 04g
Sắc uống ngày 1 thang
3. Thể Vị âm hư
Triệu chứng:Cảm thấy nóng rát vùng thượng vị, miệng khô, ăn vào càng đau nhiều, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ không có rêu, nội nhiệt bứt rứt khó chịu. Mạch đi tế sắc.
Pháp trị:Thanh nhiệt, dưỡng vị âm.
Bài thuốc: “mạch môn đông hợp Nhất quán tiễn gia giảm”
Công thức
Bắc sa sâm 12g
Nam sa sâm 12g
Hoa kỳ sâm 12g
Sinh địa 12g
Mạch môn 12g
Thạch hộc 12g
Chế bán hạ 08g
Tỳ bà diệp 12g
Hòa ma nhân 10g
Sắc uống ngày 1 thang
4. Thể Huyết ứ.
Triệu chứng: Vùng thượng vị đau dữ dội, đau như dùi đâm, đau cố định một chỗ và không muốn cho sờ lên khối u, đại tiện phân đen, chất lưỡi tím bầm hoặc nổi nốt đỏ do ứ huyết. Mạch đi trầm sáp.
Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ.
Bài thuốc: “Đảo hồng tứ vật thang hợp Thất tiểu tán gia giảm”.
Công thức:
Đương qui 20g
Đan sâm 12g
Tửu thược 20g
Xích thược 12g
Tam thất phất 04g** (uống với nước thuốc)
Chỉ xác 08g
Bồ hoàng 04g*
Ngũ linh chi 04g*
Tiên hạc thảo 30g**
Trắc bách diệp (thán) 08g**
Đại hoàng (sao rượu) 10g
Xuyên khung 08g
Đào nhân 08g
Sắc uống ngày 1 thang
Ghi chú:* Bồ hoàng và Ngũ linh chi thuộc bài Thất tiểu tán, tác dụng hoạt huyết tán ứ chỉ thống. Hai vị nầy chế thành bột mịn, để riêng, uống với nước thuốc.
**Các loại thuốc có tính năng chỉ huyết (cầm máu)
5. Thể Khí huyết lưỡng hư
Triệu chứng:Thời kỳ cuối, khí huyết đều suy, cơ thể gầy đét, tinh thần suy sụp, môi lưỡi tái nhợt kèm theo các triệu chứng liệt kê ở 4 thể nêu trên.
Pháp trị: Ích khí bổ huyết
Bài thuốc:“Thập tòan đại bổ gia giảm”
Công thức:
Nhân sâm 08g
Hoàng kỳ 30g
Bạch truật 12g
Phục linh 16g
Chích thảo 04g
Đương qui 20g
Thục địa 20g
A giao Châu (gói riêng) 08g (hòa thuốc uống0
Hà thủ ô 20g
Gia giảm:
- Nếu Tỳ Thận dương hư, gia Nhục quế 06g. Chế phụ tử 06g. Can khương 06g
- Nếu âm hư nặng, gia Nữ trinh tử 12g, Sơn thù nhục 12g, Câu kỷ tử 12g.
- Nếu nhiệt độc thịnh bên trong với các triệu chứng: đau liên tục, khối u chứng và đau không cho sờ vào, nôn ra có lẫn máu, đi tiêu phân đen như hắc ín, lưỡi tím đen hay có điểm ứ huyết, mạch đi trầm tế sáp, gia Nhân trần 20g, bột Thủy điệt (đỉa) 04g, Diên hồ sách 12g
- Nếu đàm thấp nặng với các biểu thị: ngực tức đầy đau, nôn đàm dãi, rêu lưỡi hoạt nhớt, mạch đi trầm tế nhu hay trầm hoạt, bỏ vị Thục địa, A giao, gia Xuyên Bối mẫu 06g, chế Nam tinh 12g, Hải táo 16g, sinh Mẫu lệ 30g, La bậc tử (sao) 06g.
- Nếu tràn dịch màng bụng gây khó thở, lưỡi nhạt đen, rêu trắng, mạch đi trầm tế huyền: gia Trư linh 30g, Trạch tả 16g, Hắc sửu 08g, Bạch sửu 08g, Đại phúc bì 12g, Xa tiền tử 08g.
Y lý Đông phương có câu: “Cấp tắc trị kỳ tiêu, hoàn tắc trị kỳ bản” nghĩa là: “Bệnh cấp thời, nguy ngập thì chữa triệu chứng (ngọn); còn bệnh mãn tính, kinh niên thì trị nguyên nhân (gốc)”. Ung thư dạ dày thuộc loại bệnh mãn tính và có thêm tà độc (mầm ung thư) nên pháp trị vừa phải vừa “bổ chính” (nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể) lại vừa “khu tà” (ức chế, tiêu diệt tế bào ung thư). Trong trường hợp tế bào ung thư mới tạo hình, chưa di căn, dùng dược thảo đơn thuần hoặc kết hợp với phẫu thuật để khu tà. Trường hợp ung thư đã phát triển lan rộng, có di căn, dùng dược thảo kết hợp với phương pháp xạ trị để vừa phò chính vừa khu tà. Sau đây là một số bài thuốc căn bản có giá trị cao:
A. Loại “Phù chính”
Phù chính phương!
Chích Hoàng kỳ 30g
Hoàng tinh 30g
Dâm dương hoắc diệp 15g
Sao Bạch truật 15g
Ngũ vị tử 06g
Phòng phong 06g
Kết hợp với những vị thuốc khu tà để trị các bệnh: cảm cúm quanh năm, viêm mũi dị ứng, đau nhức cơ thể, mắc bệnh kinh niên, yếu sức sau giải phẫu hay sau khi dùng hóa trị. Sắc uống ngày 1 thang.
-Phù chính phương 2:
Thục địa 30g
Đảng sâm 16g
Hoàng tinh 20g
Bạch biển đậu 16g
Chích hoàng kỳ 16g
Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 2 tháng là một liệu trình. Theo báo cáo của Bệnh viện Long Hoa thuộc Trường Đại Học Y Khoa Thượng Hải Trung Quốc, bài thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của mầm bệnh, nâng cao chức năng lympho bào, gia tăng bạch huyết cầu, gia tăng tiểu cầu ngoại vi, cải thiện sức khỏe bệnh nhân.
- Phù chính 3:
Thục địa 30g
Hoài sơn 16g
Sơn thù nhục 16g
Phục linh 12g
Trạch tả 12g
Mẫu đơn bì 12g
Đây là bài “Lục vị địa hoàng hoàn”. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Y Dược Trung Y, bài thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư dạ dày bồi bổ cơ thể. Sắc uống ngày 1 thang.
- Phù chính 4:
Đảng sâm 30g
Câu kỷ tử 16g
Nữ trinh tử 16g
Thỏ ty tử 16g
Sao Bạch truật 16g
Phá cổ chỉ 12g
Đây là bài “Tỷ Thận phương”. Theo báo cáo của Bệnh biện Quảng An Môn thuộc Viện nghiên cứu Trung Y Bắc Kinh Trung Quốc, bài thuốc có tác dụng vừa tăng tính miễn dịch, tăng chức năng tạo máu của tủy xương, vừa làm giảm tác dụng phụ và độc hại của hóa trị liệu pháp
- Phù chính 5:
Sinh Hoàng kỳ 30g
Thái tử sâm 16g
Kê huyết đằng 20g
Sao Bạch truật 16g
Phục linh 12g
Cầu kỷ tử 12g
Nữ trinh tử 16g
Thỏ ty tử 16g
Đây là bài “Lợi huyết thang”. Theo báo cáo của Học Viện Trung Y Bắc Kinh Trung Quốc, bài thuốc có tác dụng làm tăng trọng lượng, nâng cao sức khỏe, lại giảm sự độc hại của hóa trị liệu pháp. Sắc uống ngày 1 thang liên tục 6 tuần lễ là 1 liệu trình.
B. Loại “Khu tà”
- Khu tà 1:
Khương lang 06g (bọ hung, sấy chín)
Chế Bán hạ 08g
Can thiềm bì (da cóc) 03g (sấy chín)
Hòe mộc căn bì 12g
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Chích vị bì (da nhím) 06g (sấy chín)
Bạch giới tử (sao) 06g
Đây là bài “Vị nham thang”. Trị ung thư dạ dày thường đau và nôn không ngừng.
- Khu tà 2:
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Bán chi liên 15g
Tô ngạnh 12g
Sao bạch thược 12g
Trúc nhự 12g
Trần bì 08g
Đây là bài thuốc của y viện Tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc. Sắc uống ngày 1 thang.
- Khu tà 3:
Tuyền phục hoa 16g
Đại giả thạch 30g
Đảng sâm 16g
Chế bán hạ 08g
Chỉ xác 08g
Hoàng liên 06g
Sắc uống ngày 1 thang
- Khu tà 4 (Phần a)
Lậu lô 15g
Thổ phục linh 15g
Đảng sâm 15g
Bạch truật 15g
Phục linh 15g
Mẫu đơn bì 15g
Thăng ma 09g
Hoàng cầm 09g
Ngô thù du 06g
Sinh cam thảo 06g
Chế bán hạ 09g
(Phần b):
Thổ miết trùng (sao) 03g
Toàn yết (sao) 03g
Kiết lâm sâm 03g
- Cách làm:Đem thuốc Phần a sắc lấy 3 lần nước, cô lại còn 300ml Thuốc phần b đem tán bột mịn.
-Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1/3 nước thuốc hòa với 1.5g thuốc bột.
- Ghi chú: Bài thuốc phần a có tên là “Lậu lô thang gia giảm” của Viện Y Học Tỉnh Sơn Đông Trung Quốc và bài thuốc phần b coe tên là “Tam vị tán” của Trung Y.
Những bài thuốc hiệu quả lâm sàng:
- Bài 1: “Kiện Tỳ bổ Thận thang”của Bệnh viện Quảng An Môn thuộc Viện Nghiên Cứu Trung Y Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đảng sâm 15g
Câu Kỷ tử 15g
Nữ trinh tử 15g
Bạch truật 12g
Thỏ ty tử 12g
Phá cố chỉ 10g
Sắc uống ngày 1 thang
Kết quả:Đã trị 72 ca ung thư dạ dày thời kỳ III, đều trải qua phẫu thuật, đạt tỷ lệ sống sót như sau: sống trên 5 năm 16 ca, từ 3 – 5 năm 36 ca và từ 1 – 3 năm 20 ca.
- Bài 2: “Song hải thang” của Lôi Vĩnh Trung thuộc Thử Quang Y Viện Thượng Hải.
Hải tảo 15g
Hải đới 12g
Hạ khô thảo 12g
Sinh mẫu lệ 30g
Gia giảm:
- U huyết, gia Đam sâm 15g, Miết giáp 15g. Đào nhân 10g, Lưu hành tử 12g
- Nhiệt độc thịnh, gia Độc dương tuyền 15g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Thạch kiến xuyên 15g, Vọng giang nam 15g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Kết quả:Trị 36 ca ung thư dạ dày thời kỳ IV và vùng tâm vị, có kết hợp hóa trị liệu pháp, đạt tỷ lệ sống sót như sau: sống trên 5 năm 15 ca, sống trên 1 năm 21 ca.
- Bài 3: “Nạo diệt giả thạch thang”của Trương Thế Hùng thuộc Bệnh viện Du Lâm Tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc.
Thủy diệt (sấy chín) 02g
Nạo sa 0.5g
Hạ Khô thảo 12g
Đảng sâm 12g
Mộc hương 03g
Bạch phàn 03g
Nguyệt thạch 03g
Tử bối xỉ 30g
Đại giả thạch 30g
Đan sâm 10g
Đại hoàng 05g
Trần bì 06g
Sắc uống ngày 1 thang.
Kết quả:Trị 67 ca ung thư dạ dày lâu dài 04 ca, ổn định 12 ca, giảm triệu chứng 24 ca, không hiệu quả 27 ca, đạt tỷ lệ thành công 59.7%.
Ghi chú:Nạo sa, Nguyệt thạch, Bạch phàn có công dụng hóa đàm tiêu tích. Thủy diệt, Đan sâm, Binh lang, Mộc hương là thuốc lý khí phá ứ. Đảng sâm, Huyền sâm có công năng kiện tỳ sinh tân.
- Bài 4: “thiền bì nga truật thang”của Lưu Gia Tương, Bệnh viện Long Hoa thuộc Học Viện Trung Y Thượng Hải, Trung Quốc.
Can thiềm bì 09g
Nga truật 09g
Quảng mộc hương 09g
Sinh mã tiền tử 03g
Bát nguyệt trác 12g
Quất hồng bì 12g
Qua lâu nhân 30g
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Bạch mao đằng 30g
Ngõa lăng tử 30g
Sinh ý dĩ nhân 30g
Binh lang 15g
Xích thược 15g
Hạ khô thảo 15g
Sắc uống ngày 1 thang
Kết quả:Trị 18 ca ung thư dạ dày, kết quả rõ rệt 5 ca, ổn định 3 ca, không kết quả 10 ca. Sống trên 2 năm 7 ca, trên 4 năm 4 ca, trên 6 năm 2 ca.
Ghi chú:Trong vòng 30 năm trở lại đây, hầu hết các bệnh viện của Trung Quốc đều áp dụng phương pháp Đông – Tây y kết hợp, đồng thời hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân cũng luôn được cập nhật nên việc báo cáo kết quả điều trị rất rõ ràng.
12. UNG THƯ KẾT – TRỰC TRÀNG
(Colorectal Cancer)
Ruột già (colon) gồm có 4 đoạn: Kết tràng lên (ascending colon), kết tràng ngang (transverse colon), kết tràng xuống (descendinh colon) và kết tràng sigma (sigmoid colon). Kết tràng không có chức năng tiêu hóa nhưng hấp thu khối lượng lớn nước và chất điện giải (electrolytes) tích tụ trong thức ăn chưa được tiêu hóa từ ruột non (small intestine) chuyển qua. Nhờ nhu động ruột mạnh làm những thành phần khô nước, tức phân, bị đẩy xuống trực tràng (rectum) để sẵn sàng phóng thích ra ngoài.
Ung thư kết – trực tràng, gọi tắt là ung thư đại tràng hay ruột già, là một loại ung thư đường tiêu hóa. Người ta gọi ung thư trực tràng hay ung thư kết tràng là dựa vào vị trí phát bệnh mà đặt tên.
Tại Hoa Kỳ và Châu Âu, ung thư kết – trực tràng được xếp vào loại ung thư nội tạng phổ biến nhất. Khuynh hướng mắc bệnh giữa đàn ông và đàn bà ngang nhau. Trường hợp bị ung thư kết – trực tràng ác tính, thường là dạng ung thư tuyến (adenocarcinomas) và hết một nửa loại nầy là những thương tổn nẩy sinh trực tiếp tại khu vực kết tràng sigma.
Tiến trình phát triển của ung thư kết – trực tràng khá chậm và duy trì tại vị trí sinh ra một thời gian rất dài. Do đó, khả năng điều trị có kết quả đạt tới 75% nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm và giải pháp cắt bỏ (resection) trước khi biến thành những hệ lụy nguy hiểm. Tỷ lệ bệnh nhân được khám phá sớm thường sống trên 5 năm là 50%.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chính xác ung thư kết – trực tràng tới nay vấn chưa được biết.
- Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy bệnh tập trung tại những khu vực có đời sống kinh tế cao, thực phầm dồi dào, ăn nhiều mỡ động vật – đặc biệt là thịt bò – và ăn ít chất sợi (fiber).
- Nhiều bệnh khác thuộc đường tiêu hóa
- Tuổi từ 40 trở lên (ung thư xuấ hiện nhiều nhất từ tuổi 50)
- Có tiền sử viêm ruột kết mạn loét (ulcerative colitis).
- Đã từng mắc bệnh dạng Poolip (polyposis)
Dấu hiệu và triệu chứng:
Những chỉ dấu về ung thư kết – trực tràng thường là kết quả tại vị trí tắc nghẽn. Trong giai đoạn muộn hơn có thể trải rộng tới sát cạnh các cơ quan, như bàng quang (bladder), nhiếp hộ tuyết (prostate), niệu quản (ureters), âm đạo phụ nữ (vagina), xương cùng (sarcum) và thường di căn xa tới tận gan (liver).
Trong những giai đoạn sớm, dấu hiệu và triệu chứng ung thư kết – trực tràng thường rất mô hồ, không có chỉ dấu đặc trưng và tùy thuộc vào phẩu thuật tại chỗ cũng như chức năng đoạn ruột bị ung thư. Sau đây là một vài dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng:
- Đau bụng. Đây là triệu chứng đầu tiên chiếm tỷ lệ cao nhất trong bảng nhận diện. Cơn đau âm ỉ, không dữ dội, ngay chỗ có vết tích ung thư. Lúc hoạt động, cơ đau có phần gia tăng, lúc đầu ngắt quãng, sau trở nên liên tục.
- Tính chất phân thay đổi: nát, có lẫn máu, số lần đi tiêu tăng. Nếu ruột bị tắc nghẽn, sẽ gây chứng táo bón nặng.
- Sờ thấy khối u ở bụng. Đây là thời kỳ muộn nhưng tỷ lệ bệnh nhân đến khám ở giai đoạn nầy chiếm tới 70% và thường có di căn hạch lymphô (lymphocyte).
- Suy sụp dinh dưỡng: sụt cân, thiếu máu, mệt mỏi, hoạt động yếu đuối.
Vị trí ung thư:
1. Ung thư nằm bên phải:
- Khi ung thư hình thái và phát triển ở phần ruột già nằm bên tay phải với chức năng hấp thụ nước và chất điện phân, thường không có dấu hiệu khác lạ về tình trạng bị tắc nghẽn. Bởi vì khối u sinh sản dọc theo ruột hơn là chung quanh lòng ồng (lumen) và dung lượng nước chứa phân trong khu vực này cũng bình thường. Tuy vậy, tình trạng phân có mầu đen hoặc táo bón, thiếu máu, đau bụng, trướng đầy, vọp bẻ cơ cũng hay xảy ra.
- Do bệnh tiến triển, người bệnh ngày càng thấy mệt hơn, khó thở chóng mặt và cuối cùng là đi tiêu chảy hoặc táo bón kinh niên, biếng ăn, sụt cân, nôn mửa cũng như những dấu hiệu và triệu chứng khác về sự tắc nghẽn đường ruột. Điểm đặc biệt, nếu là khối u nằm bên tay phải, có thể sờ thấy dễ dàng.
2. Ung thư nằm bên trái:
- Khi ung thư hiện diện ở phần ruột già nằm bên tay trái, khối u cho dù mới thành hình, vẫn tháy dấu hiệu và triệu chứng của sự tắc nghẽn. Bởi vậy phân nằm trong khu vực nầy đặc cứng và dẫn tới tình trạng đi tiêu ra máu nên dễ nhầm với hiện tượng do bệnh trĩ (hemorrhoids). Người bệnh cảm thấy đau quặn bụng từng cơn hay co thắt bụng và trướng đầy.
- Do bệnh tiến triển, bệnh nhân sẽ bị táo bón kinh niên (obstipation), tiêu chảy (diarhea) hoặc phân nát hay nhọn như đầu bút chì. Đặc trưng nhất là đau mỗi khi phân trôi qua trong ruột và bệnh nhân cảm thấy dễ chịu sau mỗi lần đánh rấm (địt) vì đầy hơi (gas).
- Ở thời kỳ nầy, chảy máu ruột già trở nên thường xuyên với màu phân đen hoặ đỏ nhạt cùng với dịch nhầy (mucus).
Dấu hiệu ung thư trực tràng (rectum)
- Triệu chứng đầu tiên là sự rối loạn đường ruột, thường bắt đầu bằng cách đi tiêu gấp rút vào sáng sớm với hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón luân phiên với tiêu chảy.
- Nhưng biểu thị khác bao gồm việc trong phân có lẫn máu hay dịch nhầy, sự bài tiết không hoàn hảo.
- Khi bệnh đi vào thời kỳ cuối, cơn đau bụng trở nên thường xuyên hơn, cảm thấy đầy ứ trong ruột và đau thắt vùng xương cùng.
Chẩn đoán:
Chỉ có một giải pháp làm sinh thiết (biopsy) khối u mới có thể xác định là bị ung thư kết – trực tràng hay không. Tuy nhiên, một số thử nghiệm sau đây cũng có thể giúp khám phá ra chúng:
- Xét nghiệm bằng kỹ thuật đố (digital examination): Có khả năng khám phá khoảng 15% ung thư kết – trực tràng.
- Thử tế bào máu (hemoccult test): Có thể tìm thấy máu trong phan.
- Soi trực tràng (proctoscopy) hoặc soi kết tràng sigma (sigmoidoscopy):Có thể khám phá trên 66% ung thư kết – trực tràng.
- Soi kết tràng (colonoscopy):Cho phép dùng thị giác quan xét kỹ từ ruột già lên tới van hồi – manh tràng (ileocecal value) và cũng thuận lợi cho việc cắt bỏ khối u hay làm sinh thiết khu vực bị thương tổn.
- Chụp tia X cắt lớp (Computer tomography scan): Giúp khám phá khu vực bị ảnh hưởng bởi sự di căn (metastasis).
- Phương pháp Barium X-ray:Là hình thức dùng hóa chất cản quang barium để dò tìm ra chỗ bị thương tổn mà thủ thuật dùng tay sờ khám hoặc quan sát thường không thể thấy được.
-Kháng nguyên ung thư phổi (cacinoembryonic antigen): Mặc dù không phải là phương pháp chẩn đóan đặc biệt hay khả tín cao, nhưng giúp cho bệnh nhân kiểm chứng kết quả trước và sau khi điều trị nhằm khám phá tình trạng di căn hoặc tái phát.
Điều trị:
1. Theo Y Học hiện đại:
Phần lớn việc điều trị ung thư kết trực tràng một cách có hiệu quả vẫn là phẫu thuật lấy hết khối u ác tính và nhưng mô hoặc hạch bạch huyết nào nằm sát cận với tế bào ung thư. Phương pháp phẫu thuật này tùy thuộc vào vị trí của khối u:
- Cắt bỏ manh tràng (cecum) và kết tràng lên (ascendinh colon).
- Cắt gần hoặc giữa kết tràng ngang (transverse colon)
- Cắt bỏ kết tràng sigma (sigmoid colon)
- Cắt bỏ phần trên trực tràng (rectum)
- Cắt bỏ phần dưới trực tràng.
- Dùng xạ trị (radiation therapy) kết hợp với hóa trị liệu pháp (chemotherapy).
2. Theo Đông Y Học:
Ngày nay, Đông Y Học đã cải tiến việc điều trị, theo sát khoa học và thường ứng dụng phương pháp Đông – Tây y kết hợp với mục đích vừa cải thiện bệnh lý vừa giúp làm giảm tác dụng phụ của thuốc hoặc tia phóng xạ.
Theo Đông Y, ung thư kết - trực tràng, gọi chung là đại tràng, được xếp vào bệnh “Trưng hà, tích tụ, trường đàm”. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị có kinh nghiệm dựa theo nguyên tắc “đối chứng lập phương”, tức là căn cứ vào từng nguyên nhân hay triệu chứng mà kê toa.
a. Nguyên tắc:
* Trong thời kỳ đầu, phát hiện sớm, người bệnh mệt nhọc chán ăn, gầy ốm thì pháp trị chủ yếu là “Kiện tỳ, lý khí, trừ thấp” với bài thuốc căn bản “Sâm linh bạch truật tán” hợp với bài “Tam nhân thang” gồm:
Đảng sâm 12g
Bạch truật 12g
Phục linh 12g
Đương qui 12g
Xích thược 12g
Ý dĩ nhân 20g
Sa nhân nhục 08g
Nhục đậu khấu 08g
Hạnh nhân 08g
Chế bán hạ 08g
Chế hậu phác 08g
Mộc hương 08g
Bại tương thảo 16g
Hồng đằng 12g
Sắc uống ngày 1 thang
Thời kỳ ung thư phát triển nhanh, cảm thấy đau bụng, đầy bụng, sờ thấy khối u, bị tiêu chảy, trong phân có máu, khó đi tiêu, chán ăn…Pháp trị là “Thanh thấp nhiệt, hóa ứ, không trệ” với bài thuốc “Bạch đầu ông thang” hợp với “Địa du hòe giác thang gia giảm”.
Bạch đầu ông 16 – 20g
Hoàng liên 06 – 10g
Chế bán hạ 08 – 10g
Chỉ xác 08 – 10g
Đào nhân 08 – 10g
Hồng hoa 08 – 10g
Bạch hoa xà thiệt thảo 12 – 20g
Bán chi liên 12 – 20g
Tiên hạc thảo 12 – 20g
Ý dĩ nhân 20g
Hoạt thạch 20g
Cam thảo 04g
Gia giảm:
- Nếu khí trệ nặng, bụng đau nhiều, mạch đi trầm huyền, gia Xuyên luyện từ 08g, Diên hồ sách 08g, Chế hậu phác 08g
- Nếu huyết ứ nặng, khối u ấn đau, chỗ đau cố định, đi tiêu ra máu mủ màu đen tím, lưỡi tím hoặc có đuểm nốt ban đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch đi trầm sáp, gia thêm Đương qui vĩ 12g, Xích thược 12g, Mẫu đơn bì 12g, Nga truật (sao dấm) 08g.
- Nếu thấp nhiệt nặng, ngực tức, miệng khát, bụng đau, đầy trướng, ăn kém, đi tiêu ra nhiều chất nhầy, lưỡi đỏ thẩm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng dày, mạch đi nhu hoặt, gia thêm: Hoàng liên 10g, Thương truật 12g, Khổ sâm 30g, Mộc thông 16g, Trư linh 16g.
- Nếu bị thực tích nặng, ăn kém, bụng đầy, sôi bụng, tiêu lỏng, sống phân, trong phân có lẫn chất nhầy nhớt, rêu mỏng tối, mạch đi trầm huyết hoặt gia thêm Sơn tra 12g, Mạch nha 30g, Trần khúc 08g.
- Nếu đi tiêu ra nhiều máu mủ, gia Huyết dư thán (tóc rối đốt cháy) 06g, Đại kế 16g, Tiểu kế 16g, Tam thất phấn (hòa thuốc uống) 06g.
- Nếu đi tiêu bị mót rặn nhiều, gia Bình lang 08g, đại hoàng (sao rượu) 12g, Trần bì 12g, Mộc hương 08g, Bạch thược 12g.
* Trong thời kỳ cuối, sức khỏe người bệnh sa sút trầm trọng vì chính khí suy mà tà khí thịnh, can thận âm hư, kháng thể kém do ảnh hưởng của hóa trị hoặc xạ trị. Triệu chứng thường thấy là cơ thể gầy ốm, đau đầu chóng mặt, lưng đau gối mỏi, hay sốt về chiều, ngủ đổ mồ hôi trộm, họng khô lòng bàn tay bàn chân nóng, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, mạch đi huyền tế sác.
Pháp trị là “Tu dưỡng can thận” với bài “Trị bá địa hoàng hoàn gia vị”.
Tri mẫu 12g
Hoàng bá 12g
Phục linh 12g
Trạch tả 12g
Mẫu đơn bì 12g
Sinh địa 16g
Thục địa 16g
Sơn thù nhục 10g
Hoài sơn 10g
Qui bản (sắc trước) 12g
Hà thủ ô (chế) 16g
Sắc uống ngày 1 thang
Gia giảm:
- Thấp nhiệt nặng, gia Bạch đầu ông 20g, Trần bì 12g, Thương truật 10g
- Khí trệ, gia Xuyên luyện tử 12g, Diên hồ sách 12g, Mộc hương 08g, Hậu phác 08g.
- Huyết ứ nặng, gia Đương qui vĩ 12g, Xích thược 12g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 10g.
- Tiêu ra máu nhiều, gia Sinh địa 16g, Hòe giác 12g, Huyết dư thán 06g.
- Tiêu nhiều lần, khử Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa, gia Nhục đậu khấu 03g, Kha tử nhục 03g, Xích thạch chỉ 06g.
- Nếu dương hư, khử Tri Mẫu, Hoàng bá, Sinh địa: gia Nhục quế 03g, Phụ tử 03g
- Nếu khí huyết lưỡng hư, khử Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa; gia Nhân sâm 12 – 16g, Hoàng kỳ 16 – 30g, Đương qui 16g.
Những bài thuốc kinh nghiệm:
* Thuốc uống:
- Bài 1: “Tiểu lựu tĩnh phương”của Y sĩ Tiền Bá Văn thuộc Học viện Trung Y Thượng Hải, Trung Quốc.
Tam thất 30g
Thiên long 30g
Quế chi 30g
Can địa long 30g (sấy chín)
Cách làm:Tán bột mịn, chế thành viên, mỗi viên nặng 1g
Cách dùng:Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 – 3 viên sau bữa ăn, liên tuếp 6 tháng.
Kết quả lâm sàng:Đã trị 61 ca ung thư đại tràng, trực tràng, hậu môn: trong đó có 31 ca đã phẫu thuật gồm 15 ca di căn hoặc tái phát và 30 ca chưa phẫu thuật. Kết quả, 58% sống trên 1 năm, 42,9% sống trên 2 năm và 30% sống trên 3 năm.
- Bài 2: “Hải xà nhuyễn kiên thang”của Y sĩ Lôi Vĩnh Trọng. Bệnh viện Thử Quang thuộc Trung Y Học Viện Thưởng Hải, Trung Quốc
Hạ khô thảo 12g
Hải tảo 12g
Hải đới 12g
Huyền sâm 12g
Thiên hoa phấn 12g
Lộ phong phòng 12g
Xuyên luyện tử 12g
Sinh mẫu lệ 30g
Đan sâm 15g
Độc dương tuyền 15g
Triết bối mẫu 09g
Quán chúng (sao đen) 30g
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Sắc uống ngày 1 thang.
Gia giảm:
- Phân có dịch nhầy, gia Bạch thược 09g, Mã sĩ hiện (rau sam) 12g, Nhất kiến hỉ 15g, Bạch đầu ông 15g.
- Phân có lẫn máu, gia Kim ngân hoa (sao đen) 15g, Bồ hoàng (sao đen) 12g.
- Đi tiêu nhiều lần, gia Kha từ 12g, Phá cố chỉ 15g, Bạch truật 12g, Anh túc xác 06g.
- Đi tiêu khó hoặc táo bón, gia Chỉ thực 15g, Hỏa ma nhân 30g.
Kết quả lâm sàng:Trok 46 ca ung thư trực tràng, 21 ca sống trên 2 năm, 4 ca sống trên 3 năm.
- Bài 3:“Côn bố thạch liên thang” của Trung Y Học Viện Tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Bán chi liên 60g
Thạch kiến xuyên 30g
Sinh địa du 30g
Sinh ý dĩ nhân 30g
Nhẫn đông đằng 30g
Côn bố 30g
Sơn đậu căn 15g
Hòe giác 15g
Hồ ma nhân (hạt mè) 15g
Bạch tàm hưu 12g
Chỉ xác 09g
Chế hậu phác 09g
Sắc uống ngày 1 thang
Kết quả lâm sàng: Trị 7 ca ung thư đại tràng. Kết quả bình phục 2 ca, giảm triệu chứng 5 ca.
- Bài 4: “Hòe giác địa du thang”của Vương Thị thuộc Trung Y Học Viện Tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.
Hòe giác 12g
Kim ngân hoa 12g
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Sinh y dĩ nhân 30g
Đàng lê căn 30g
Thổ phục linh 30g
Nhân sâm 60g
Vô hoa quả 15g
Trắc bách diệp 09g
Khổ sâm 09g
Sinh địa du 09g.
Sắc uống ngày 1 thang
Gia giảm:
- Táo bón, gia Đại hoàng 09 – 15g, Phan tả diệp 09 – 15g, Hoàng liên 06g.
- Đi tiêu ra máu, gia Đại kế 15g, Tiểu kế 15g, Tam thất 12g
- Tiêu chảy, gia Mã sĩ hiện 15g, Bạch đầu ông 15g.
Kết quả lâm sàng:Trị 1 ca ung thư tuyến trực tràng trong 3 tháng, bình phục. Theo dõi 6 năm vẫn chưa có dấu hiệu tái phát.
- Bài 5: “Khổ sâm hồng đằng thang”của Cù Phạm, Phòng Nghiên Cứu Ung Thư thuộc Học Viện Trung Y Tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.
Khổ sâm 12g
Thảo hà xa 15g
Bạch đầu ông 15g
Bạch cẩn hoa 12g (hoa dâm bụt trắng)
Hồng đằng 15g
Vô hoa quả 10g
Bán chi hoa 10g
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Sinh ý dĩ nhân 30g
Sắc uống ngày 1 thang.
Kết quả lâm sàng: Trị 18 ca ung thư đại tràng. Kết quả 2 ca sống 15 tháng, 10 ca sống trên 20 tháng, 2 ca sống trên 4 năm rưỡi, 1 ca sống trên 5 năm.
-Bài 6: “Hồng bạch liên hoa thang” của Trung Y Học Viện Tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.
Khổ sâm 09g
Thảo hà xa 09g
Bạch đầu ông 09g
Bạch cẩn hoa 09g (hoa dâm bụt trắng)
Hồng đằng 15g
Bán chi liên 30g
Sắc uống ngày 1 thang
Kết quả lâm sàng:Trị 30 ca ung thư đại tràng, trong đó có 27 ca đã phẩu thuật và dùng hóa trị. Kết quả, 3 ca sống trên 5 năm, 1 ca sống gần 10 năm, 9 ca sống 2 năm, 12 ca sống 1 năm và 6 ca sống 1 năm.
* Thuốc dùng ngoài:
- Bài 1:
Nhi trà Huyết kiệt
Nhũ hương Một dược
Băng phiến Xà sàng tử
Khinh phấn Thiềm tô
Bằng sa Tam tiên đơn
Hùng hoàng Bạch phàn
Cách làm:Cân lượng bằng nhau. Trước hết, lấy Bạch phàn hòa vào ít nước sôi cho tan, các thuốc khác đem tán bột mịn rồi trộn với nước Bạch phàn sao cho sền sệt, nắn thành bánh đắp lên chỗ có khối u, băng giữ cho khỏi rớt. Cứ 2 – 3 ngày thay thuốc 1 lần.
Công dụng:Trị ung thư trực tràng và hậu môn, làm mềm khối u, giải độc, chống đau, giúp cho thuốc uống bên trong mau có kết quả.
Bài 2:
Bại tương thảo 60g
Bạch hoa xà thiệt thảo 60g
Cách làm:Sắc đặc còn khoảng 80ml, bơm thụt đại tràng, ngày 2 lần, mỗi lần 40ml
Công dụng:Khử độc, tiêu viêm, điều hòa đại tiện
Bài 3:
Khổ sâm Ngũ bội tử
Long quí Mã sĩ hiện
Bại tương thảo Hoàng bá
Thổ phục linh Sơn đậu căn
Hoàng được tử Khô phàn
Băng phiến Lâu lô
Cách làm: cân lượng tùy theo thầy thuốc qui định. Sắc lấy nước khoảng 1- 2 lít cho bệnh nhân ngồi ngâm rửa, ngày 2 - 3 lần.
Công dụng:Trị ung thư trực tràng và hậu môn có lở loét.
Bài 4:
Bát nguyệt trác Mộc hương
Hồng đằng Bạch hoa xà thiệt thảo
Dã bồ đào đằng Khổ sâm
Sinh ý dĩ nhân Đan sâm
Địa miết trùng Ô mai nhục
Qua lâu nhân Bạch mao căn
Phượng vĩ thảo Quán chúng (sao đen)
Bán chi liên
Cách làm: Cân lượng do thầy thuốc quyết định. Sắc đặc, lấy nước thuốc bơm thụt đại tràng, ngày 2 -3 lần.
Công dụng:Cải thiện đại tràng và hậu môn, chống đau, giảm loét, lành nhanh.
13. UNG THƯ THẬN VÀ BÀNG QUANG
(Kidney – Bladder Cancer)
Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có trên 50.000 ca ung thư thận và bàng quang mới được khám phá. Hút thuốc lá nhiều và lâu dài là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới nguy cơ bị ung thư thận và bàng quang. Viêm bàng quang (cystitits) và bệnh đa u nang thận (polycystic kidney) cũng làm gia tăng nguy cơ tạo ra ung thư.
A. UNG THƯ THẬN
Ung thư thận còn được biết dưới tên carcinoma thận (nephrocarcinoma),carcinomatế bào thận (renal cell carcinoma), u thận dạng mô thượng thận (hypernephroma)và u Grawitz (Grawitz’s tumor). Điều may mắn là căn bệnh này chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng 2% so với các loại ung thư khác, nên không nghiêm trọng lắm.
Ung thư thận thường phát sinh trong giới cao niên, tuổi từ 40 trở lên, đàn ông có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi đàn bà. Có khoảng 85% khối u tạo ra ngay trong thận, còn nhứng trường hợp khác thì do di căn (metastasis) từ các khối u nguyên phát. Riêng với trẻ con, ung thư thận thường là u hô chậu và u Wilm (Wilm’s tumor).
Hầu hết ung thư thận có hình thái sưng rất to ở vùng thắt lưng, cứng, có nhiều u nhỏ, được bọc trong nang, nằm về một bên. Về mô học, u thận có thể biến thành tế bào phân đôi, tế bào hạt và dạng tế bào hình thoi. Theo sự tiên lượng của các nhà nghiên cứu khoa học, u thận dạng tế bào phân đôi có vẻ ít nguy hiểm hơn hết nhưng còn tùy thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư. Thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư thận sống sót trong 5 năm chiếm khoảng 50%. Số người sống sót trong vòng 10 năm rất thấp.
Nguyên nhân:
- Khoa học tìm thấy nhiều hệ quả nhưng đến nay vẫn chưa biết rõ
- Chất gây ung thư (carcinogen) là một nhân tố quan trọng
- Dùng thuốc lợi tiểu (diuretic drugs) liều cao làm tăng nguy cơ.
Dấu hiệu và triệu chứng:
Ung thư thận thường báo hiệu bằng ba hình thái cổ điển: Đau, tiểu ra máucòn gọi là huyết niệu (hematuria) và sờ thấy được. Tuy nhiên, không phải ai có đủ ba bằng chứng đầu tiên này đều bị ung thư thận.
- Khảo sát mẫu huyết niệu dưới kính hiển vi điện tử, nếu thấy có những cục máu thô là chỉ dấu ung thư đã lan rộng tới bể thận (renal pelvis).
- Đau bụng triền miên hoặc đau vùng hông. Nếu ung thư dẫn tới tình trạng chảy máu hay máu đóng cục là nghiêm trọng lắm rồi.
- Một số dấu hiệu khác gồm sốt, có lẽ do hệ quả bởi chứng xuất huyết (hemorrhage) hoặc hoại tử (necrosis), bị huyết áp cao do áp suất từ động mạch thận với chứng thiếu máu cục bộ nhu mô thận (renal parenchymal ischemia); tiến trình tăng calci huyết(hypercalcemia) cực nhanh, có lẽ do khối u sản xuất hormone tuyến cận giáp(parathyroid hormone) sai vị trí và bí tiểu (urine retension).
Sụt cân, hai chân phù thũng (edema), buồn nôn và ói mửa cũng là những dấu hiệu tiên khởi về ung thư thận.
Chẩn đoán:
- Y học hiện đại:
Y học hiện đại chẩn đoán ung thư thận nhờ nghiên cứu và đối chiếu bởi nhiều phương pháp bao gồm:
- Chụp tomography scans
- Excretory urography
- Retrograde pyelography
- Ultrasound
- Crystoscopy
- Nephrotomography
- Renal angiography
- Khảo sát chức năng gan xem mức alkaline phosphatase, alanine aminotransferase, bilirubin và aspartate aminotransferase có tăng lên hay không. Kết quả có thể xác định ung thư thận có di căn tới gan hay không.
- Theo Đông Y học:
- Đông Y chú trọng đến phương pháp điều trị tự nhiên, bên trong uống thuốc để vừa nâng cao chính khí vừa tiêu trừ khối ung thư, bên ngoài đáp thuốc để phụ trợ việc chống sưng đau và làm mềm khối u. Sau đây là một số bài thuốc trị ung thư thận có hiệu quả.
1. Thuốc đắp ngoài: Phương“Băng phiến đằng hoàng tán” của Trung Y Viện Tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Bài 1:
Băng phiến 03g
Đằng hoàng 03g
Xạ hương 0.3g
Sinh nam tinh 20g
Cách làm:Tán bột mịn, dùng nửa phần dấm thanh nửa phần rượu trộn bột thành hồ dẻo đắp lên chỗ sưng đau và băng lại.
Công dụng:Hóa đàm tán kết, tiêu sưng giải độc, hoạt huyết chỉ thống.
- Bài 2: Phương“Ung thư dược cao” của danh y Trịnh Phong Tiều, Trung Quốc.
Kinh tam lăng 3.200g (3.2kg)
Xuyên sơn giáp 1.920g (1.9kg)
Hương phụ 1.920g (1.9kg)
Diên hồ sách 1.920g (1.9kg)
Xuyên khung 80g
Phụ tử 80g
Tử kinh bì 80g
Nhục quế 80g
Thảo ô 80g
Xuyên ô 80g
Can địa long 80g
Bạch cương tằm 80g
Xích thược 80g
Đại hoàng 80g
Đương qui 80g
Bạch chỉ 80g
Bạch liễm 80g
Bạch cập 80g
Xạ hương 40g
A ngùy 40g
Xuyên tục đoạn 40g
Phòng phong 40g
Ma hoàng 40g
Ngũ linh chi 40g
Mộc hương 40g
Trầm hương 40g
Thiềm tô (mủ cóc) 04g
Tô hạp du 2.560g (2.56kg)
Nhũ hương (tán bột) 2.560g (2.56kg)
Một dược (tán bột) 2.560g (2.56kg)
Hoàng đơn (cán lượng xem cách làm).
Cách làm:
- Trước hết dùng 6.400g (6.4 lít) dầu cải đổ vào chảo, đun lửa vừa phải.
- Khi dầu sôi nhẹ, cho vị Kinh tam lăng vào trộn đều chờ đến lúc thước ngả màu đen sậm thì vớt bỏ xác.
- Chờ qua ngày sau, đun dầu cho sôi và lần lượt bỏ tất cả các vị thuốc còn lại vào chảo (ngoại trừ vị Tô hạp du, Nhũ hương, Một dược, Xạ hương để riêng) nấu cho đến khi khô khét như vị Kinh Tam lăng vớt bỏ xác.
- Chờ dầu nguội, đem cân lại cho chính xác. Sau đó, đổ dầu vào chảo trở lại và cứ mỗi 640g cao thuốc thì thêm vào 280g Hoàng đơn. Tiếp tục đun lửa nhẹ, trộn thuốc cho đều, đến khi nào cao thuốc đặc lại, nhểu vào nước vẫn đóng thành khối, sờ không còn dính tay là được.
- Tắt lửa, cho Tô hạp du, Xạ hương, Nhũ hương. Một dược vào khuấy đều đến khi thành cao dẻo là đúng. Cất vào tử lạnh, chờ 3 ngày sau mang ra bỏ vào keo thủy tinh để dùng dần.
Cách dùng:Phết 1 lớp cao trên vải, hơi lửa cho mềm rồi dán vào chỗ sưng đau. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
Công dụng:Cải thiện tế bào, hiệu chỉnh tuần hoàn khu trú, gia tăng sự thay cũ đổi mới, giảm đau nhức, tiêu ung thư.
2. Pháp cứu đốt:
Chế thuốc cứu:
Lá ngải cứu non (khô) 120g
Lưu huỳnh 04g
Xạ hương 04g
Xuyên sơn giáp (Sao) 04g
Tạo giác thích 04g
Nhũ hương 04g
Một dược 04g
Cách làm:Đem thuốc tán bột mịn. Mỗi lần dùng một nhúm nhỏ cỡ ngón tay, bọc ngoài bằng giấy quyên, đặt trực tiếp lên chỗ bệnh rồi châm lửa vào đỉnh nhọn của thuốc cho cháy ngún từ từ. Khi nào bệnh nhân cảm thấy nóng nhiều thì lấy ra và thay bằng 1 mồi ngải khác. Có thể cắt một lát gừng tươi hoặc tỏi tươi đặt lên mặt da trước khi đặt mồi giải vào và châm lửa. Pháp này gọi là “cứu cách nhiệt” ít gây bỏng hơn cứu trực tiếp. Ngoài ra, còn một cách nữa là dùng giấy bản cuộn bột thuốc tạo thành từng cây ngải cứu tròn đường kính độ 2cm, dài chừng 20cm. Mỗi lần sử dụng, đốt cho cháy một đầu và hơ vào chỗ sưng đau. Sau khi xong, dùng dao hay kéo cắt bỏ hẵn chỗ cháy để phòng việc lửa ngún lan phần thuốc còn lại.
- Các huyệt trọng yếu cần cứu:
Huyệt Túc tam lý:Vị trí nằm tại chỗ ụ lồi đầu xương mác, bên ngoài đầu gối, đo thẳng xuống 3 đốt ngón tay giữa. Đầu ngón tay là vị trí huyệt. Cứu từ 3 – 4 mồi ngải. Có công năng làm êm dịu toàn thân, gia tăng khối lượng bạch huyết cầu, nâng cao hệ miễn dịch, kháng ung thư bất cứ bộ vị nào trong đó có ung thư thận.
Huyết thận du:Vị trí nằm 2 bên cột sống lưng thứ 12, cách mỗi bên 1 đốt rưởi của đốt giữa ngón tay giữa người bệnh. Cứu từ 2 – 4 mồi ngải. Có công năng giảm đau, làm mềm khối rắn, gia tăng bạch huyết cầu, từng bước đẩy lùi tế bào ung thư thận.
Huyết Đại trướng du:Vị trí nằm hai bên cột sống thắt lưng thứ 4 - 5, cách mỗi bên 1 dốt ruởi của đốt giữa ngón tay giữa người bệnh. Cứu từ 2 – 4 mồi ngải. Có công năng trị ung thư thận và bàng quang.
Huyết Đan điền:Vị trí từ rún đo thẳng xuống dưới 2 đốt 3 phần 2.3 đốt) của đốt giữa ngón tay giữa người bệnh. Cứu 2 – 4 mồi ngải. Có công năng gia tăng lưu lượng dưỡng khí, thúc đẩy hồng cầu và bạch huyết cầu hoạt động thật mạnh tại thận. Đây là phương pháp thay cũ đổi mới, cải thiện tình trạng hư hỏng cục bộ, tiêu trừ ung thư.
3. Thuốc uống:
- Bài số 1: “Ung thư toàn sanh thang”của danh y Trịnh Phong Tiều, Trung Quốc.
Đương qui 12g
Xích thược 12g
Côn bố 15g
Thục mẫu lệ 30g
Trần bì 06g
Xuyên khung 09g
Xuyên bối mẫu (bột) 06g (hòa thuốc uống
Hương phụ 09g
Nga truật 09g
Ma hoàng 06g
Thục địa 30g
Sa nhân 03g
Điền tam thất (bột) 03g (hòa thuốc uống)
Tam lăng 09g
Diên hồ sách 09g
Hồng táo 09 quả
Gia giảm:
- Nếu khối ung thư cứng rắn, đau nhức, gia thêm Nhũ hương 06g, Một dược 06g, Anh tuc xác 06g.
- Người bệnh suy nhược, gia thêm Nhân sâm 12g, Hắc phụ phiến 06g, Nhục quế 03g.
- Nếu biến chứng làm tai điếc, gia Chính viễn chí 09g, Thạch xương bồ 09g.
- Nếu chảy máu không cầm, gia Tiên hạc thảo 30g, Lộc giáo giao 12g, A giao 09g, Hắc bồ hoàng 06g.
- Nếu ăn uống kém, gia Trần bì 09g, Thần khúc 12g, Bạch truật (sao cám) 15g.
- Nếu mất ngủ, gia Phục thần 12g, Hắc táo nhân15g, Ích trí nhân 06g.
- Nếu táo bón, gia Hỏa ma nmhân 15gm Úc lý nhân 12g.
Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài số 2: “Ung thư kiện thuận tố” của danh y Trịnh Phong Tiều, Trung Quốc.
Lộc thai 12g
Cáp giới 12g
Tử hà xa 12g
Kiết lâm sâm 12g
Thục địa 20g
Đương qui 12g
Điền tam Thất 06g
Nga truật 09g
Xuyên khung 09g
Phục thần 12g
Quất hồng bì 09g
Chế bán hạ 09g
Hồng táo 06g
Thần khúc 06g
Bạch thược (sao rượu) 12g
Hắc phụ tử 06g
Trạch tả 09g
Tri mẫu 09g
Nhục quế 06g
Tam lăng 09g
Gia giảm:
- Mất ngủ, gia chích viễn hí 09g, Hắc táo nhân 15g
- Đau nhức nhiều, gia phụ tử 06g, Diên hồ sách 12g, Nhũ hương 06g, Một dược 06g.
Sắc uống ngày 1 thang
4. Dinh dưỡng:
- Nên ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là cà rốt (Vitamin A liều lượng 40,000IU/ngày)
- Uống đủ nước, mỗi ngày 6-8 ly nước bọt. Không nên chờ khát mới uống
- Ắn trái cây tươi, chín, tối thiểu 2 lần/ngày.
- Ăn cá nước ngọt, tối thiểu 2lần/tuần/
- Ăn tỏi tươi hoặc khô đóng thànhviên với liều trung bình 10 viên/ngày.
B. UNG THƯ BÀNG QUANG (Bladder cancer)
U bàng quang (Bladder tumors) có thể phát sính ngày trên bề mặt thành bàng quang. thường thuộc dạng u nhú lành tính hay ác tính (benign or malignant papilomas) hoặc mọc bên trong thành bàng quang.
Hầu hết, trên 90% u bàng quang là do un thư tế bào biểu mô (cipthelium) chuyển hóa hình thành từ biểu mô của màng nhầy (mucous mem branes) biến thái. Nguyên nhân phổ biến ít thấy hơn thuộc dạng ung thư tuyến (adenocarcinomas), ung t hư biểu bì (epidermoid carcinomas) ung thư tế bào vày (spuamous cell carcinomas), bướu sarcomas dữ, bướu trong túi thừa bàng quang (bladder diverticula) và ung thư tại chỗ.
So sánh giới tính và độ tuổi, cho thân đàn ông trên 50 tuổi dễ bị ông thư bàng quang nhất và bệnh thường xảy ra ở những khu công nghiệp cps mức khí thải dỳa đặc, bị ô nhiễm.
Nguyên nhân:
- Chất gây ông thư (carcinogens) chắc chắn đóng vai trò chính, gồm các chất điển hình: 2-naphthylamine, benzidine trong kẽ nghệ hóa dầu, thuốc lá (tobacco) và nitrates dẫn tới việc tạo ung thư. Công nhân làm việc trong các nhà máy công nghiệp, ngành cao su, thợ dệt vải, thợ thuộc da, sản xuất thuốc nhuộm, thợ cắt tóc, công nhân ngành dầu hỏa, thợ sơn…là những dối tượng có nguy cơ cao nhất bọ bệnh ung thư bàng quang. Thời gian, kể từ lúc tiếp cận tới khi có triệu chứng bọ ung thư, ước độ trên dưới 18 năm.
- Ung thư bàng quang thuộc loại tế bào vảy, hầu hết chịu ảnh hưởng bởi khu vực địa lý mànơi đó bệnh sán máng, còn gọi là bệnh schistosomisis, trở thành phổ biến.
- Bệnh còn liên hệ đến sự kích thích và nhiễm trung bàng quang kinh niên - chẳng hạn: bị sạn thận (kidney stones), đặt ống thông tiểu và viêm bàng quang do dùng cyclophosphamide, một loại thuốc trị bệnh ung thư.
Dấu hiệu và triệu chứng:
- Ở thời kỳ sớm, ước chừng 25% bênh nhân bị ung thư bàn quang không hề cảm thấy triệu chứng bất thường xảy ra.
- Thông thường, dấu hiệu đầu tiên nhận biết là nước tiểu có mùi khó ngửi, trong nước tiểu có máu vón thành cục nhưng không thường cuyên và cũng không đau nhức. Bệnh nhân bị những thương tổn lan tràn thường thấy đau trên khớp mu (suprapubic) sau khi bàng quang tống hết nước tiểu.
- Những triệu chứng khác, gồm bàng quang dễ bị kích thích (irritability), đi tiểu liên hồi, hay tiểu đêm (noctủia) và tiểu nhỏ giọt.
Chuẩn đoán:
- Chỉ cần dùng pháp soi bàng quang (cystoscopy) và làm sinh thiết (biopsy) là có thể xác nhận ngay khu có bị ung thư bàng quang hay không.
- Phương pháp soi bàng quang được sử dụng khi nào lần đầu tiên xuất hiện tình trạng có máu trong nước tiểu (hematuri).
- Thực hiện phương pháp soi bàng quang khi nào cảm thầy tê rần (anesthesia) và thủ thuật thường dùng hai tay khảo sát nhằm xác định xem nếu bàng quang xâm lấn tới vách khung chậu (pelvic wall)
- Lịch sử bệnh nhân và khảo sát cơ thể là những yếu tố giúp xác định có hay không có u bướu xâm lấn tuyến tiền liệt (prostate) hoặc hạch bạch huyết (lymph nodes).
Dưới đây là một vài thử nghiệm có thể cung cấp những thông tin cần thiết về ung thư bàng quang:
- Phân tích nước tiểu (urinalysis) có thể khám phá máu trong nước tiểu và tế bào học ác tính (malignant cytology).
- ChụpX-ray đường niệu tiêm tĩnh mạch (excretory urography) có thể nhận ra khối u đàng trong tình trạng mới thành lập, phát triển hay đã xâm nhiễm, pghác họa được những vấn đề thuộc chức năng ở bân trong ống dẫntiểu, định lượng chứng ứ nước thận (hydronephrosis) và khám phá ra tình trạng gồ ghề biến dạng của vách bàng quang.
- Chụp X-ray đường niệu ngược dòng (retrograde cystography) ước lượng được cấu trúc của bàng quang và xem vẫn còn trong tình trạng bình thường hay không. Khảo sát kết quả giúp củng cố thêm cho việc chuẩn đoán.
- Chụp X-ray động mạch khung chậu (pelvic arteriography) có thể làm lộ rõ khối u câm lấn vào trong vách bàng quang.
- Quan sát trên máy chụp X-ray cắt lớp (computed tomomgraphy) phát giác được độ dày của vách bàng quang nơi liên hệ đến khối u và khám phá những hạch bạch huyết sau màng bụng bị căng lớn ra.
- Chụp siêu âm (Ultrasonography) có thể phát hiện tình trạng di căn nằm phía sau bàng quang và nhận ra được từng cái u nang bàng quang từ khối u.
Điều trị:
Ung thư bàng quang ở thời kỳ đầu và giữa, phần lớn thuộc thể thấp nhiệt. Vào thời kỳ cuối, chủ yếu thuộc âm hư thấp nhiệt hoặc khí âm lượng hư kiêm thấp nhiệt.
1. Thể thấp nhiệt:
-Triệu chứng bao gồm có máu lần trong nước tiểu nhưng không thường xuyên, màu nước tiểu đỏ tươi hay máu vón cục, thường không gây đau.
- Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt mà khô, mạch đi huyền sác (nội nhiệt).
- Pháp trị: Thanh nhiệt tả hỏa, hương huyết chỉ huyết.
- Bài thuốc căn bản: “Tiểu kế ẩm tử gia giảm”
- Công thức
Tiểu kế 10g
Sinh bồ hoàng 05g
Hắc bồ hoàng 05g
Sinh địa 12g
Hoàng bá 12g
Bạch mao căn 12g
Ích mẫu thảo 12g
Mẫu đơn bì 12g
Đại hoàng 06g
Xích thược 12g
Sinh địa du 12g
Thổ phục linh 12g
Đạm trúc diệp 12g
Bạch vi 12g
Xa tiền thảo 12g
Hắc chi tử 12g
Hoạt thạch 20g
- Gia giảm:
* Nếu nước tiểu có nhiều huyết khối, tiểu đau, gia thêm Huyết dư thán 03g, Đào nhân 12g, Hải kim sa12g, Xuyên ngưu tất 12g và hòa thêm 2 vị Tam thất phấn 03g vào nước thuốc khuấy đều cho tan trước khi uống.
* Nếu nhiệt thạnh, gia thêm BẠch hoa xà thiệt thảo 30g, bán chi liên 15g, Bồ công anh 30g, Long quý 10g, bạch anh 10g, Thất diệp nhất chi hoa 06 g, để thanh nhiệt giải độc
Sau khi cầm máu có kết quả, dùng “Lục vị địa hoàng tham gia giảm” để dưỡng âm. Bài thuốc như sau:
Sinh địa 30g
Hoài sơn 16g
Sơn thù nhục 16g
Phục linh 12g
Trạch tả 12g
Mẫu đơn bì 12g
Hạn liên thảo 16g
Hạch thược 16g
- Gia giảm:
* Mệt nhọc, thở ngắn, gia Chính Hoàng kỳ 16g, Tiên hạcthảo 30g, Đại táo 04 quả.
Sắc uống ngày 1 thang
2. Thể thấp nhiệt hạ tiêu:
- Triệu chứng: Huyết niệu hoặc trong nước tiểu cómáu, tiểu tiện khó hoặc đau bụng dưới, đau tức, tiểu vàng.
- Chất lưỡi đỏ, rêy lưỡi nhớt khô, mạch đi huyền sác.
- Pháp trị: Than lợi thấp nhiệt
- Bài thuốc: “Long đởm tả can thang gia giảm”
- Công thức:
Long đởm thảo 12g
Sao chi tử 12g
Hoàng cầm 12g
Sài hồ 12g
Sinh địa 12g
Xa tiền thảo 12g
Trạch tả 12g
Mộc thông 10g
Biển súc 10g
Cô mạch 10g
Hoạt thạch 20g
Bạch hoa xà nhiệt thảo 12g
Bán chi liên 12g
Bạch anh 12g
Thổ phục linh 12g
Sắc uồng ngày 1 thang
Gia giảm:
- Buồn nôn, gia chế Bán hạ 12g, xuyên Hoàng liên 06g. Tô diệp 06g
- Táo bón, gia chế Đại hoàng 10g, Hỏa ma nhân 06g.
- Huyết niệu nhiều, gia ích mẫu thảo 16g, Tiểu kế 16g. Bạch mao căn 20g cà Tam thất phấn 03g hòa vô nước thuốc uống.
3. Thể âm hư thấp nhiệt:
- Triệu chứng: Thường là bệnh lâu ngày, mất máu, chóng mặt, ù tai, lưng gối đau mỏi, lòng bàn chân và bàn tay nóng, đổ mồ hôi trộm, sốt về chiều, tiểu ra máu.
- Lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch đi huyền tế sác.
- Pháp trị: Tư âm thanh nhiệt lợi thấp.
- Bài thuốc: “tri bá địa hoàng tham gia giảm”
Sinh địa 20g
Hoài sơn 12g
Sơn thù nhục 10g
Phục linh 12g
Trạch tả 12g
Mẫu đơn bì 12g
Tri mâu 12g
Hoàng bá 12g
Xuyên ngưu tất 12g
Tang ký sinh 12g
Nữ trinh tử 12g
Hạn liên thảo 12g
Ích mẫu thảo 12g
Bạch mao căn 12g
Quy bản 16g
Sắc uống ngày 1 thang
Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm:
1. Bài “Chỉ huyết bồ hoa thang” của Viện ung thư Thượng Hải, Trung Quốc, gồm các vị: Đại kế, Tiểu kế, Bán chi liên, Trư linh, Phục linh, Trạch tả, Xa tiền tử, Lục nhất tán, Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa, Bồ hoàng thán (sao đen) Ngẫu tiết thán, Quán chúng thán, Hòe hoa.
Sắc uống ngày 1 thang. Liều lượng mỗi vị do thầy thuốc điều trị quyết định.
2. Bài “ Long xà dương tuyền thang” gồm các vị: Long quý, Bạch anh, Xà môi, Hải kim xa, Thổ phục linh, Đăng tâm thảo, Uy linh tiên, Bạch hoa xà thiệt thảo.
Sắc uống ngày 1 thang. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
3. Bài “Phứcphương hổ phách thang” của Bệnh viện Triết Giang, Trung Quốc, gồm các vị: Khổ sâm, Sinh địa, Kim ngân hoa, Đại kế, Tiểu kế, Trạch tả, Tỳ giải, Hoàng bá, Hổ phách.
Sắc uống ngày 1 thang. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
4. Bài “Hổ trượng phượng vĩ thang” của bệnh viện Triết Giang, Trung Quốc, gồm các vị: Nhân đông đằng, Tiên hạc thảot, Bạch mao căn, Hổ trượng, bán biên liên, Ban chi liên, Phượng vĩ thảo, Xuyên luyện tử, Ô dược, khổ sâm, Bạch chỉ.
Sắc uống ngày 1 thang. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
Ghi chú:Trong điều trị ung thư bàng bang, các thầy thuốc hoặc cơ quan chuyên môn thường sử dụng các vị thuốc đặc biệt sau đây nhằm nhằm mục đích làm ngưng huyết niệu, dưỡng âm, chống đau, trừ khối u:
- Bạch anh, Xà môi, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, bán biên liên, Tiên hạc thảo, Sinh địa du, Bồ hoàng, Thất diệp nhất chi hoa.
- Liều lượng mỗi vị thuốc, tùy tình trạng bệnh chứng mà thầy thuốc gia giảm cho phù hợp.
14. UNG THƯ MŨI-HỌNG (Nose-Throat Cancer)
Ung thư mũi họng là loại ung thư thường gặp nhất trên lâm sàng, phát sinh phần đông thuộc nam giới ở lứa tuổi từ 30-50 tuổi. Triệu chứng thường thấy là tắt mũi, chảy máu cam, ù tai, đau đầu. Bệnh phát triển có thể gây liệt mặt, suy sụp sức khoae toàn diện.
Triệu chứng lâm sàng:
- Thường bắt đầu nghẹt một hoặc hai bên mũi, thở khó.
- Ho
- Chảy máu cam do bị chèn ép
- Đau đầu, ù tai, thính lực giảm, mắt mờ, chóng mặt
- Liệt mặt, hạch bạch huyết (lympho nodes) ở cổ sưng to một bêm hoặc cả hai bên.
Chuẩn đoán:
- Đàn ông từ tuổi trung niên trở lên hay có biện tượng chảy máu cam kéo dài, không rõ nguyên nhân.
- Tai ù, tai điếc, đau đầu.
- Lấy chấtdịch trong cổ họng phết lên kính soi tìm tế bào ung thư.
- Soi mũi họng, làm sinh thiết tìm tế bào ung thư.
- Chụp X-ray khảo sát vùng mũi họng.
- Làm sinh thiết kế bào bạch lympho
Điều trị:
Ung thư mũi họng, một vị trí rất khó dùng phương pháp phẫu trị, chủ yếu dùng xạ trị (radiatinon) và Đông y dược. Biện pháp điều trị của Đong y chia bệnh thành ba thể loại.
1. Thể Can Phế uất nhiệt:
- Triệu chứng: Tắt mũi, nước mũi có máu hoặc chảy máu càm, ho đàm, mồm đắng họng khô, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu như búa bổ, bứt rứt khó chịu, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch đi huyền hoạt sác.
- Pháp trị: Thanh can phế
- Bài thuốc: “Tiêu dao tán gia giảm”
- Công thức:
Chi tử 12g
Tang hạch bì 12g
Hạ khô thảo 12g
Kim ngân hoa 12g
Thiên hoa phấn 12g
Hoàng cầm 12g
Bạch cương tằm 12g
Bạch thược 12g
Xích thược 12g
Thuyên thảo 12g
Thổ phục linh 12g
Triết bối mẫu (bột) 12g (hòa thuốc uống)
Xuyên bối mẫu (bột) 08g (hòa thuốc uống)
Bạc hà 10g
Xuyên khung 10g
Thăng ma 08g
Đại hoàng(sao rượu) 08g
Sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm:
- Miệng khô khát, gia Sinh thạch cao 20g
- Đau đầu, gia Toàn yết 06g, Bạch chỉ 10g, Câu đằng 16g, Đan sâm 16g
- Nước mũi đặc, nhớt, gia Toàn qua lâu 16g, Kiết cánh 06g
- Mũi tắt không thông, gia Tân di hoa 10g, Thạch xương bồ 10g
2.Thể Đàm độc uất kết:
- Triệu chứng: Hạch bạch huyết (lumpho nodes) ở cổ sưng to, mũi tắt, nước mũi có máu, ho đàm nhiều, liệt mặt, chất mưới đen sạm, rêu lưỡi dày nhớt, mạch đi huyền hoạt.
Pháp trị: Hóa đàm tán kết, thanh nhiệt giải độc
Bài thuốc “Thanh khí hóa đàm gia giảm”
Hoàng cầm 12g
Liên kiều 12g
Bạch cương tằm 12g
Hạ khô thảo 12g
Triết bối mẫu (bột) 12g (hòa thuốc uống)
Thất diệp nhất chi hoa 12g
Khương bán hạ 08g
Chế nam linh 08g
Mẫu lệ 20g
Phổ phục linh 12g
Hoàng dược tử 12g
Bạch hoa xà thiệt thảo 12g
Đại kế 08g
Tiểu kế 08g
Bán chi liên 12g
Bạch anh 10g
Đào nhân 10g
Ý dĩ nhân 16g
Đông qua nhân 16g
Bạch mao căn 12g
Sắc uống ngày 1 thang
3. Thể phế Thận âm hư
- Triệu chứng: Bệnh từ phế lâu ngày ảnh hưởng tới thận, hoa mắt, chóng mặt, ù tài, tai điếc, thị lực giảm, giọng nói khàn khàn, đau nhức lưng gối, đổ mồ hôi trộm, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.
- Pháp trị: Bổ phế thận âm.
- Bài thuốc: “Mạch vị địa hoàng thang gia giảm”
- Công thức:
Hoa kỳ sâm 12g
Nữ trinh tử 12g
Sinh địa 12g
Hoàu sơn 12g
Mạch môn đông 12g
Bắc sa sâm 12g
Huyền sâm 12g
Sơn thù nhục 10g
Ngũ vị tử 06g
Địa cốt bì 12g
Sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm:
Nhiệt độc nhiều, gia Kim ngân hoa 12g, Dã cúc hóa 12g, Sơn đậu căn 12g. Bắc tử thảo 12g, Bạch hoa xà nhiệt thảo 12g, liên kiều 12g, Hạ khô thảo 12g
Táo bón, gia nhục thung dung 12g, Hỏa ma nhân 06 g
Cơ thể gầy ốm, hòi hộp, ăn ít, mạch nhược, sắc lưỡi nhạt là chứng Tâm Tỳ hư tổn, cần dùng thêm bài thuốc “Quy tỳ thang gia giảm” để điều bổ Tâm Tỳ gồm các vị:
Nhân sâm 15g
Bạch truật 30g
Chích Hoàng kỳ 30g
Đương quy 15g
Chích cam thảo 08g
Phục thần 30g
Chích viễn chí 15g
Sao táo nhân 30g
Mộc hương 15g
Long nhản nhục 30g
- Cách làm và dùng: Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần uống 12g bột thuốcm ngày 2-3lần. uống với nước nấu thêm 5 lát gừng và 1 quả Đại táo. Thuốc bột cũng có thể luyện với mặt ong làm thành hoàn 12g, ngày dùng 2-3 lần.
Bài thuốc này còn có công năng trị được chứng “Băng lâu” tức là chứng xuất huyết đường kinh nguyệt của phụ nữ. Băng là bỗng nhiên ra huyết xối xả như thác đổ. Lậi là huyết ra dây dưa như nhà đột, không ngừng.
Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm
1. Bài thuốc của viện ung thư Tỉnh Giang Tây, Trung Quốc:
- Bài thứ nhất: Hạ khô thảo 30g, Ngưu hoàng 0,3g
Cách làm: Nấu Hạ khô thảo lấy nước, cho ngưu hoàng vào khuấy đều uồng.
- Bài thứ hai: Long quý, bạch hoa xà thiệt thảo, kim ngân hoa, Bắc tử thảo, Sinh ý dĩ, Dã cúc hoa, Mạch môn đông, Sinh đọa, Sơn đậu căn, Cam thảo.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang. Liều lượng do thầy thuốc quyết định
2. Bài thuốc của việnung thư Triết Giang, Trung Quốc.
- Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, Đảng sâm, Huyền sâm, Thạch hộc, Sinh địa, Thục địa. Thiên môn đông, Mạch môn đông, Thích tật lê, Liên kiều, Ngọc trúc, Hoài sơn, Xích thược, Hoàng cầm, Bạch chgỉ, Sơn đậu căn.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
3. Bài thuốc của viện ung thư Phúc Châu, Trung Quốc:
- Thiên môn đông, Hạ khô thảo, Bán chi liên, Bạch hoa xad thiệt thảo, Kim ngân hoa, Phục linh, Bắc sa sâm, Mẫu đơn bì, Lộ phong phòng, Xuyên khung.
Cách làm: sắc uống ngày 1 thang. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
4. Bài thuốc của viện ung thư Quảng Châu, Trung Quốc:
- Bài thứ nhất, trị ung thư mũi: Câu đằng, Ngô công, lộ phong phòng, Nga truật, Sơn từ cô, Tẩu mã thai, Quý thúc tử, Tang ký sinh, Bán chi liên
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang
- Bài thứ hai, trị ung thư mũi dưới: Xuyên luyện tử, Thạch xương bồ, Bạch thựơc, Huyền sâm, Qua lâu nhân, Mẫu lệ, Hạ khô thảo, Tạo giác thích, Bằng sa
Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang
5. Bài thuốc của bệnh viện số 1 Nam Xương, Trung Quốc (kết hợp với xạ trị Caban60)
- Bài thứ nhất: Tử thảo căn 40g
Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang
- Bài thứ hai: Triết bối mẫu 12g, Dã cúc hoa 12g, Đảng sâm 16g, Cảo bản 16g, Mộc thông 16g, Hoàng cầm 16g, Bạch thựơc 20g, Liên kiều 12g
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang
- Bài thứ ba: Kim ngân hoa 40g, Liên kiều 08g, Thiên hoa phấn 08g, Xích thược 08g, Hoàng cầm 08g, Bạc hà diệp 08g, Đương quy 20g, Đại hoàng 20g, Bồ công anh 16g, Nhũ hương 03g, Đào nhân 12g, Dã cúc hoa 12g, tri mẫu 12g
Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang. Đã điều trị 21 ca ung thư mũi họng: kết quả: lành 16 ca, tiến triển tốt 05ca.
15. UNG THƯ THỰC QUẢN (Oesophageal cancer)
Thực quản gồm một ống cơ (muscular tube) dài khoảng 23cm chạy từ họng đến dại dày, mặt trong được lót bằng một lớp màng nhàt có nhiệm vụ tiết ra chất dịch làm trơn thực phầm khi đi từ miệng xuống dạ dày. Thực quản cũng có các sóng nhu động nhầm giúp thực phẩmt trôi qua.
Ung thư thực quản thuộc loại ung thư cơ quan tiêu hóa, rất phổ biến, thường thấy xuất hiện ở lứa tuổi 40-70 tuổi, tỷ lệ đàn ông mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ, Đông Y dọc xếp ung thư thực quản vào chứng ế ách (nuốt nghẹn).
Triệu chứng lâm sàng:
- Điểm quan trọng nhất là nuốt khó do hẹp hay co thắt ống thực quản.
- Bệnh ngày càng nặng, cả chất lỏng như nước cũng khó nuốt xuống.
- Kèm theo nuốt khó là đau vùng xương ức, đau xốc hoặc như dùi đâm, đau làn ra sau họng.
- Ợ hơi, nôn ra chất trắng như nhớt hoặc có máu lần với thức ăn.
- Bệnh nặng thì giọng nói khàn khàn, nấc cụt, khó thở, hạch bạch huyết sưng to.
- Cơ thể gầy mòn, da bọc xương so suy sinh dưỡng, mất nước suy kiệt.
Chuẩn đoán:
-Chủ yếu dựa vào tuổi tác (trên 40 ) phái nam
- Tiểu sử gia đình có người đã mắc bệnh
- Uống rượu nhiều
- Nuốt khó, đau vùng sau xương ức.
- Có hiện tượng trào ngược thức ăn ra ngoài.
- Chụp phim cản quang thực quản
- Soi thực quản
- Làm sinh thiết niêm mạc thực phâm
- Khảo sát tế bào võng thức quản dương tính khoảng trên dưới 90%
Điều trị:
Đông Y học dùng dược liệu kết hợp với phấu thuật hoặc hóa trị liệu pháp.
Bệnh thường xuất hiện dưới bốn thể chính: Đàm khí uất chế, Huyết ứ, Nhiệt độc thương âm và Âm dưỡng lưỡng hư. Tùy theo mõi thể bệnh mà biện chứng luận trị cho thích hợp.
1. Đàm khí uất kết:
- Triệu chứng: Ngực đầy, đau tức, khó thở, nấc cụt, ợ hơi, mồm khô, nứôt khó, đại tiện bón, rêu lưỡi trắng dày, mạch di huyền hoạt. Thể này thường gặp ở thời kỳ chớm phát.
- Pháp trị: Sơ can lý khí, hóa đàm giáng nghịch.
- Bài thuốc: “Toàn phúc đạigiả thạch gia giảm”
- Công thức:
Toàn phúc hoa 12g
Đại giả thạch 20g
Khương bán hạ 10g
Hương phụ 08g
Mộc hương 08g
Uất kim 10g
Đan sâm 16g
Phục linh 12g
Đảng sâm 12g
Chỉ xác 10g
Kiết cánh 12g
Toàn qua lâu 12g
Phỉ bạch đầu 12g
Uy linh tiên 12g
Chế nam tinh 08g
Bạch anh 12g
Hạ khô thảo 16g
Trúc nhự 12g
Ngõa lãng tử 16g
Thái tử sâm 12g
2. Huyết ứ:
- triệu chứng: Ngực đầu, ăn vào nôn ra, bệnh nặng uống nước cũng không xuống, phân khô cứng như phân dê, người gầy, da khô, lưỡi đỏ khô, mạch đi tế sáp.
- Pháp trị : Dưỡng huyết, hoạt huyết, tán kết
- Bài thuốc: “Đào hồng tứ vật thang gia giảm”
- Công thức:
Sinh địa 16g
Đương quy 20g
Bạch thựơc 12g
Xuyên khung 08g
Đào nhân 12g
Hồng hoa 10g
sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm:
Nếu bệnh nặng, gia Tam thất 06g, chích Một dược 06g, Đan sâm 16g,
Xích thược12g, Ngũ linh chi 12g, Hải tảo 15g, Côn bố 15g, Xuyên bối mẫu 06g (tán bột, hòa với thuốc uống) qua lâu nhân 16g.
Táo bón nặng, gia Thảo quyết minh 16g, Tửu đại hoàng 10g, Gỏa ma nhân 03g, Nhục thung dung 16g,
Nuốt khóm cho uống thành phẩm “ngọc xu đơn” trước
Ngực lưng đau nhiều, gia Diên hồ sách (sao dấm) 12g , chích Nhũ hương 06g, Ty qua lạc 16 g
3. Nhiệt độc thương âm:
- Triệu chứng: Nuốt rất khó, lưng ngực đau bỏng rát, hầu họng khô, trong nguời uất, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không rêu, mạch di huyên tế sác
- Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận táo
- Bài thuốc: “Tư âm thông cách ẩm gia giảm”
- Công thức:
Bồ công anh 20g
Xuyên hoàng liên 10g
Chi tử 12g
Sinh địa 16g
Đương quy 20g
Xuyên khung 08g
Bắc sa sâm 16g
Mạch môn đông 20g
Thiên môn đông 16g
Huyền sâm 20g
Tỳ bà diệp 20g
Lô căn 20g
Bạch hoa xà thiệt thảo 12g
Bán chi liên 12g
Bạch anh 12g
Hạ khô thảo 12g
sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm:
Đại tiện táo bón, gia thêm Tử uyển 06g, Hỏa ma nhân 12g, Đào nhân 12g, Nhục thung dung 20g
4. âm dương lưỡng hư:
-Triệu chứng: Nứôt không xuống, người gầy ngày càng gia tăng, mệt mỏi, hồi hộp, sắc mặt tái nhợt, chân tay và toàn thân mát lạnh, mặt sưng, chân phù, sắc lưỡi nhạt, mạch đi tế nhược.
- Pháp trị: Ôn bổ tỳ thận, tư âm dưỡng huyết
- bài thuốc: “bát trân thang hợp Bát vị hoàn gia giảm”
- Công thức:
Hồng sâm 10g
Chích hoàng kỳ 20g
Thục địa 16g
Sa nhân 10g
Hoài sơn 16g
Nhục quế 06g
Câu kỷ tử 12g
Chế phụ tử 08(sắc trước 15 phút)
Đương quy 20g
Bạch thựơc 12g
Bạch truật 12g
Phục linh 12g
Đại táo 12g
Cảm thảo 04g
Sinh thương 03 lát
sắc uống ngày 1 thang.
Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm
1. Bài “bột tiêu cách số 3” của bệnh viện tỉnh An huy, Trung Quốc:
Uy linh tiên 60g
Bản lam căn 30g
Miêu nhãn thảo 30g
Ngưu hoàng 06g
Nạo sa (amoniac) 03g
Chế nam tinh 09g
Cách làm: Đem thuốc tán thành cao bột khó, ngày uống 4 lần, mỗi lần 1,5g
2. bài “Khai đạo tán”
Bằng sa 60g
hỏa tiêu 30g
Nạo sa(amoniac) 06g
Trầm hương 09g
Băng phiến 09g
Thanh mông thạch 12g
Cách làm: Tán bột mịn, mỗi lần ngậm trong miệng 01g cho chảy ra thành nước rồi nuốt dần. Nếu uống được sữa, cách 3-4 tiếng đồng hồ ngậm 1 lần, dùng liên tiếp trong 2 ngày thi ngưng thuốc, đổi sang phương dược khác.
3. Bài “Nạo sa tán”
Nạo sa 30g
Cách làm: Tán mịn, bỏ vào ấm sành gia thêm 80ml nước bọt, đun sun để nguội, lọc bỏ tạp chất, thêm vào 30ml dấm thanh, đem đun sôi với ngọn lửa to rồi vặn lửa nhỏ cho thuốc khô đặc lại. Lấy bột kết tinh tán nhuyễn mà dùng. Ngày uống 3 lần, mõi lần 0,6g – 1,5g
4. Bài “Phương thức nạo sa tiễn”
Nạo sa 03g
Hải tảo 15g
Côn bố 15g
Thảo đậu khấu 09g
Ô mai 03 quả
Bạch hoa xà thiệt thảo 120g
Bán chi liên 60g
Sắc uông ngày 1 thang
5. Bài “ Khai quang tán”
Thanh đại 05g
Thị sương 02g
Hải cáp phấn 30g
Bằng sa 09g
Nạo sa 06g
Bạch đường 60g (đường cát trắng)
Cách làm: Tán bột mịn, ngày ngậm 4 lần, mỗi lần 0,9 – 1,5g
6. Bài “Ế ách tán”
Cấp tiín tử 30g
Hùng dởm (mật gấu) 02g
Nạo sa 02g
Móng tay người 02g (nướng chín)
7. Bài “Ung thư thực quảng hợp dược” của bệnh viện Thượng hải, Trung Quốc.
Khương bán hạ 12g
Trúc nhự 12g
Tuyền phúc hoa 12g
Chỉ thực 08g
Mộc hương 10g
Đinh hương 06g
Trầm hương 10g
Bạch khấu nhân 08g
Xuyên luyện tử 12g
Xuyên hậu phác 12g
Bắc sa sâm 15g
Thiên môn đông 15g
Thạch hộc 15g
Cấp tính tử 20g
Khương lang (bọ hung) 06g(sấy chín)
Đương quy 15g
Tiên bạc thảo 15g
Sắc uống ngày 1 thang
8. Kinh nghiệm dụng dược
Theo nhiều báo cáo, các vị thuốc sau đây có tác dụng làm dãn cơ thực quản, chống nuốt khó gồm: Cấp tính tử, Bích hổ phấn (bột thằn lằn), uy linh tiên, Thiên quý tử, Thạch kiến xuyên, Hoàng dược tử, Đông lăng thảo.
Nài “Lục vị địa hoàng hoàn” có tác dụng trị tế bào thượng bì thực quản tăng sinh, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Bài “”Kháng nhamB” gồm: sơn đậu căn, bại tương thảo, Hạch bì, hạ thô thảo, Thảo hà sa…có tác dụng ức chế bào thượng bì thực quản tăng sinh.
Những nghiên cúư thuốc được nghiên cứu hiệu quả điều trị trên lâm sàng:
1. Bài “Nạokim tiêu tích phương” của trường Vệ Sinh Bắc Trấn tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
- Công thức: Tử nạo sa 500g, dấm thanh 500g, Tử kim đính một dung lượng vừa đủ.
- Cách làm: Chế tử nạo sa với dấm thành loại bột. tinh thể màu vàng nâu, rồi trộn đều với luợng Tử kim dính. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 01g.
- Hiệu quả: bài này trị 635 ca ung thư thực quản và tâm vị, có tác dụng làm cho nuốt thức ăn dễ dàng hơn, khẩu vị tốt hơn. kết quả: lành 02 ca, tốt 06 ca, có kết quả 452 ca, không có kết quả 175 ca.
2. bài “Bát giác kim bàng thang” của lương y Mã Cát phúc thuộc bệnh viện số 1 thị xã An Khánh, tỉnh An huy, Trung Quốc.
Công thức: Bát giác kim bang 10g, bát nguyệt trác 30g, Cấp tính tử 15g, bán chỉ liên 15g. Đan sâm 12g, Mộc hương 10g, Sinh sơn tra 12g. Sắc uống ngày 1 thang
- Kết quả: trị 178 ca ung thư thực quản tâm vị, có 25 ca sống trên 5 năm, 67 ca sống từ 3-5 năm, 72 cá sống 2-3 năm, Tỷ lệ sống trên 3 năm đạt 51.6%.
3. Bài “Ban miêu thiêu tích phương” của bệnh viện số 2 thị xã Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
- Công thức: ban miêu 1 con, trứng gà 1 quả
- Cách làm: ban miêu bỏ đầu, chân, cánh, lông. Trứng gà khoét 1 lỗ nhỏ, nhét con ban miêu vào trứng, đem đun sối khoảng 30 phút. Lấy ban miêu ra ăn, ngày 1 con.
- Gia giảm: Trong thời gian dùng thuốc, nếu tiểu đau hoặc tiểu ra máu, nấu thêm 1 thang thuốc với các vị Xa tiền tử 12g, Mộc thông 12g, Trạch tả 12g, Hoạt thạch 20g, Đông qua bì 12g, Đại kế 12g, Tiểu kế 12g. Công dụng thông lâm, lợi tiểu, thanh nhiệt, cầm máu.
- Kết quả: Bài này dùng kết hợp với hóa trị liệu của y học hiện đại. trị tất cả 112 ca ung thư thực quản thời kỳ cuối. Kết quả, 53 ca sống trên 1 năm, 41 ca sống trên 2 năm, 16 ca sống trên 3 năm và 2 ca sống trên 4 năm.
4. Bài “Nãi hoàng phương” của lương y Hàn Mỹ Trân tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
- Công thức: Thủ cung (Thằn lằn) 1 phần, Ý dĩ nhân 3 phần, Nãi mẫu tử 3 phần, Hoàng dược tử 3 phần.
- Cách làm: Cho tất cả vào lọ, đổ rượu trắng ngâm khoản 2 tuần lễ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 cốc nhỏ hoặc 1 miếng canh nước thuốc.
- Kết quả: trị 62 ca ưng thư thực quảng với tình trạng 14 ca bị tắt nghẽn hoàn toàn, 36 ca con ăn lỏng chút ít, 12 ca ăn được cháo lỏng. Sau điều trị, có 29 ca ăn lỏng được, 33 ca ăn bình thường.
- Ghi chú: Thủ cung hay bích hổ có công năng giải độc tán kết, phá trưng hà, trị ác sang. Ý dĩ nhân, Hoàng dược tử, Nãi mẫu tử giúp giải độc, tiêu phù, tăng khẩu vị.
5. Bài “Bổ thận lục vị thang” của bệnh viện Quảng An Môn thuộc Viện nghiên cứu Trung Y Bắc kinh, Trung Quốc.
- Công thức: Thục địa 240, Sơn thù nhục 120g, Hoài sơn 120g, Trạch tả 90g, Mẫu đơn bì 90g, Phục linh 90g.
- Cách làm: Tán bột mịn, luyện mật ong làm hoàn nặng 12g. Mỗi sáng sớm nhai nuốt 1-2 hoàn, liên tục 1 năm.
- Kết quả: Trị 30 ca tế bào thực quản tăng sinh. Kết quả: Lành bệnh 8 ca, tăng sinh vừa hoặc nhẹ 18 ca, không kết quả 3 ca, biến sang ung thư 1 ca. Đạt tỉ lệ 86.7%.
6. Bài “lý khí hóa kết thang” của lương y Lưu gia Tương thuộc bệnh viện Long Hoa, Thượng Hải, Trung Quốc.
- Công thức: Bát nguyệt trác 12g, Câu quất (gai quít) 30g, cấp tính tử 30g, Can thiềm bì (da cóc khô) 12g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Đan sâm 30g, sinh Mã tiền tử 4.5g, Đinh hương 09g, Mộc hương 09g, sinh Nam tinh 09g, Thiên long 09g, Khương lang trùng (bọ hung) 09g, Hạ khô thảo 15g, Tử thảo căn 30g, Khổ sâm 30g, Ngõa lãng tử 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Kết quả: Trị 37 ca ung thư thực quảng. kết quả điều trị: 2 ca lành hẳn, 6 ca tiến triển tốt(hết triệu chứng, khối u nhỏ hơn 50%), 11 ca có kết quả, 18 ca không có kết quả.
7. Bài “Liên bồ thang” của bệnh viện Chương Nam tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
- Công thức: bán chi liên 60g, Bồ công anh 30g, Hoàng dược tử 30g, chế Bán hạ 09g, Toàn qua lâu 15g, Hoàng liên 06g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Gia giảm: Nôn ói, gia Tuyền phúc hoa, Mông thạch cổn đàm hoàn (thành phẩm). Táo bón gia Đại Hoàng, Úc lý nhân. Đau ngực nhiều gia Lộ lộ thông, Phỉ bạch đầu, Diên hồ sách, Đan sâm. Tân dịch khô gia Thiên môn đông, Thiên hoa phấn, Thạch hộc. Khí hư gia Đảng sâm, Hoàng kỳ.
- Kết quả: Trị 25 ca ung thư thực quản. Kết quả sau điều trị: lành bệnh 6 ca, có kết quả 9 ca, không kết quả 10 ca. Tỷ lệt thành công đạt 60%.
16. BỆNH BẠCH CẦU HAY UNG THƯ MÁU
(Leukemia cancer)
Bệnh bạch cầu, còn họi là ung thư máu, là một loại ung thư ác tính nguyên phát của tổ chức tạo máu. Tế bào bạch cầu tăng sinh tổ chức xâm lấn vào các tổ chức tạng phủ gây nên sự chèn ép, hủy hoại các tổ chức và tế bào. Bạch cầu non tăng sinh nhiều và biến dạng hoặc giảm sút trong khi dòng hồng cầu và tiểu cầu lại giảm sút nghiệm trọng.
Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện bằng cơn sốt kéo dài do nhiễm khuẩn, chảy máu, thiếu máu, gán lách to, hạch bạch huyết to.
Bệnh bạch cầu cấp tính thường xảy ra trong giới đàn ông nhiều hơn phụ nữ, đặc biệt là giống dân da trắng và tập trung vào người Do Thái (Jewish). Tuổi phát bệnh phần lớn dưới 30 tuổi, cao nhất ở trẻ em từ 2-5 tuổi chiếm tỷ lệ đến 80%. Dân sống trong đô thị và những vùng kỹ nghệ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn vùng nông thôn. Là loịa ung thư có tỷ suất tử vọng rất cao. Tại Hoa Kỳ, hằng năm số người chết vì ung thư máu ước chừng 11.000 người.
Bệnh thường được chia làm hai dạng để phân biệt: Bệnh bạch cầu cấp tính và bệnh bạch cầu mãn tính.
-BỆNH BẠCH CẦU CẤP TÍNH (leukemia, acute)
Bạch cầu cấp tính là một trạng chứng một tả sự bộc phát có dự báo về mức tăng sinh hay nẩy nở ác tính (malignant proliferation) của tế bào bạch huyết cầu (white blood cell) trong tủy xương hoặc trong mô lymphô và sự tích tự của chúng trong máu ngoại vi (peripheral blood), trong tủy xương (bone marrow) và trong các mô của cơ thể.
Hầu hết bệnh bạch cầu cấp tính thuộc dạng bệnh bạch cầu lymphô ác tính (acute lym phoblastic (lymphocytic) leukemia – ALL), có đặc điểm là nguyên bào lymphô (lymphocyte precursors-lymphoblasts) tăng sinh bất thường, bạch cầu tạo ra trong tủy xương trở thành cấp diễn (acute myeloblastic (
Myelogenous) leukemia – AML), trong đó nguyên tủy bào (myeloid precursors (myeloblastic) tích lũy cực nhanh và bạch cầu đơn nhân to cấp tính (acute monoblastic (monocytic) leukemia), còn gọi là kiểu Schilling, có đặc điểm tăng sinh một cách rõ ràng trong nguyên bạch cầu đơn nhân còn gọi là bạch cầu đơn nhân to (monocyte precurors – monoblasts)
Ngoài ra, còn có nhiều dạng bạch cầu cấp tính khác nữa bao gồm ung thư bạch cầu đơn nhân to tủy bào cấp tính (acute myelomonocytic leukemia) và bệnh tăng sinh nguyên hồng cầu nguyên tủy bào cấp tính (acute erythroleukemia).
Nếu không chữa trị, bệnh bạch cầu cấp tính trở thành tử thần, định mệnh không thể thay đổi được. Bởi vì nhiều biến chứng do hậu quả từ tế bào bạch cầu xâm nhập vào tủy xương hay tạng phủ, phá hỏng các cơ quan, hủy hoại sự sống.
Nguyên nhân:
- Cho đến nay khoa học vẫn chưa xác minh rõ nguyên nhân.
- nghiên cứu dựa vào một số nhân tố để đưa đến kết luận bệch bạch cầu cấp tính thì rất khó, nhưng có những yếu tố đáng tin cậy qua dấu vết hiện diện của siêu vi (viruses) tìm thấy trong tế bào bạch huyết.
- Từ nhân tố sdi truyền học và miễn dịch học (genetic, imunologic factors).
- Cũng có thể khám phá bệnh qua sự có mặt của chất phóng xạ (radiation) và hóa chất (chemicals) trong cơ thể.
- Về mặt sinh bệnh học (pathogenesis) tuy chưa hiểu đích xác nhưng thấy những tế bào bạch huyết non (immature, nonfunctioning white blood cells - WBCs) lần đầu tiên xuất hiện và tích tụ trong mô thay vì bạch huyết bào (lymphocytes) phải ở trong mô bạch huyết (lymph tissue), bạch cầu hạt (granulocytes) phải ở trong tủy xương (bone marrow) mới đúng chổ. Những tế bào bạch huyết non này (WBCs) bắt đầug lan tràn theo dòng máu xâm nhập vào những mô khácm cuối cùng làm cho chức năng của các cơ quan hư hỏng do chúng xâm lấn và gây xuất huyết.
Dấu hiệu và triệu chứng:
-Dấu hiệu khởi đầu của bênhk bạch cầu cấp tính, trên 80% trường hợp, là sốt cao bất chợt. Sốt có thể liên tục, có thể ngắt quãng, dao động không đều, kèm theo tự hãn (đổ mồ hôi không ngừng) hoặc đạo hãn (đổ mồ hôi trộm) do bạch cầu hạt trưởng thành giảm sút.
- Chảy máu là triêu chứng thường gặp, chiếm .tỷ lệ 50-80%, bao gồm chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, ho ra máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu. Cũng có khoảng 20% trường hợp chảy máu não gây tử vong.
- Do khả năng miễn ;dịch giảm nên dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm bể thận…Nhiễm khuẩn cũng là nguyễn nhân gây tử vong.
- Xuất huyết gây thiếu máu dẫn tới tình trạng hồi hộp khó thở, mệt, phù, sắc tố giảm, sắc mặt người bệnh tái xanh.
- Gan lách to, hạch bạch huyết cũng to.
- Các triệu chứng về thần kinh do áp lực sọ não tăng gây đau đầu, nôn, phù đáy mắt, áp lực nước não tủy tăng.
Đau các khớp, đau xương, đặc biệt xương ức ấn đau rất rõ.
Chuẩn đoán:
- Chủ yếu dựa vào tình trạng phát bệnh nhanh
- Sốt, xuất huyết đường mũi, họng, chân răng.
- Gan lách sưng to, hạch lymphô to.
- Xương ức ấn đau dữ.
- Thiếu máu nặng
- Đếm máu ngoại vi: Số lượng hạch cầu tăng cao, có thể cao đến 100.000-500.000mm3, cũng có thể giảm còn 200-500mm3.
- Có nhiều tế bào bạch hầu non, hồng cầu lưới, tiểu cầu, huyết sắc tố đều giảm.
Điều trị:
Theo Đông Y học, bệnh bạch cầu được xếp vào loại “huyết chứng, huyết hư”. Theo báo cáo của một số nhà nghiên cứu Trung Quốc, thuốc Đông y có khả năng trị được bệnh bạch cầu, nhất là dạng bạch cầu mãn tính. Đông dược, ngoài khả năng nâng cao kết quả điều trị, còn góp phần làm giảm bớt tác hại do sử dụng xạ trị (radiation) hay hóa trị liệu pháp (chemothrapy).
Đông y chia bệnh bạch cầu cấp tính thành hai thể để biện chứng luận trị:
1.Thể huyết nhiệt:
- Triệu chứng: Sốt, đau đầu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, môi khô, lưỡi đỏ, mạch di sác.
- Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết
- Bài thuốc: “Tê giác hoàng thang gia giảm”
- Công thức:
Quảng tê giác (bột) 08g (hòa thuốc uống)
Mấu đơn bì 20g
Xích thược 20g
Bắc tử thảo 20g
Bản lam căn 20g
Đại thanh diệp 20g
Huyền sâm 20g
Bán chi liên 40g
Sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm: Nếu sốt cao bức rứt, khát nước, ra mồ hôi, dùng thêm bài “Hoang liên giải độc thang” hợp bài “Bạch hổ thang”. Nếu sốt cao, hôn mê, dùng thêm thành phần “Chí bảo đơn” hoặc “ Tử tuyết đơn”
- Ghi chú:
Bài “Hoàng liên giải độc thang” gồm các vị: Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Sơn chi tử. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
Bài “Bạch hổ thang” gồm các vị: Thanh ao, Tri mẫu, Chích cam thảo, Nhân sâm, Ngạnh mẽ (gạo tẻ). Liều lượng do thầy thuốc quyết định
Bài “Chí bảo đơn” gồm các vị: Tê Giác, Chu sa, Hùng Hoàng, Đồi mồi, hổ phách, Xạ hương, Băng phiến, Ngưu hoàng, Kim bạc, Ngân bạc, An tức hương. Cách chế và liều lượng do thầy thuốc quyết định. Tuy nhiên thuốc được chế ra thành phẩm, có thể tìm mua tại các cửa hàng Đông dược.
Bài “Tử tuyết đơn” gồm các vị: Hoạt thạch, Thạch cao, Hàn thủy thạch, Từ thạch, Linh dương giác, Mộc thông, Tê giác, Trầm hương, Đinh hương, Thăng ma, Huyền sâm, Cam thảo, Mang tiêu, Tiêu thạch, Chúa, Xạ hương, Hoàng kim, liều lượng do thầy thuốc quyết định. Tuy nhiên, bài thuốc được chế ra thành phần, có thể tìm mua tại các cửa hàng Đông dược.
2. Thế Khí âm lưỡng hư
- Triệu chứng: Mệt nhọc, ra mồ hôi nhiều, sốt âm ỉ, chán ăn, mồm khô khát, chảy máu chân răng, chất lưỡi đỏ, mạch đi tế sác.
- Pháp trị: Ích khí dưỡng âm
- Bài thuốc: “Sinh mạch tán gia vị”
- Công thức:
Đảng sâm 16g
Mạch môn đông 40g
Thiên môn đông 40g
Sinh địa 40g
Địa cốt bì 20g
Tri mẫu 12g
Cam thảo 08g
Sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm
Nếu âm hư nặng, gia chích Miết giáp, chích Quy bản
Nếu dương hư, dùng bài “hữu quy hoàn” hợp bài “Tứ quân tử thang” để ôn dương ích khí.
Nếu gan lách to, hạch lymphô to nhiều,gia thuốc hoạt huyết tán kết như: Đương quy, Xích thược, Tam lăng, Nga truật, Xuyên khung, Liều lượng do thầy thuốc quyết định
Ghi chú:
Bài “Hữu quy hoàn” gồm các vị: Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Cây kỷ tử, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Phụ tử, Nhục quê, Đương quy, Lộc giác giáo. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
Bài “Tứ quân tử lang” gồm các vị: Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, chích Cam thảo. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm:
1. Bài “Thiềm tô tán” của viện y học Hồ Nam, Trung Quốc
- Thiềm tô (mũ cóc) 0.15-0.30g. bỏ vào nang cápule. Mỗi tối trước khi đi ngủ uống 1 viên kết hợp với biệt dược Prednison 300mm/ngày, 10 ngày là một liệu trình điều trị
2. Bài “Lục thần hoàn” của bệnh viện Tây uyên thuộc viện nghiên cứu Trung Y, Trung Quốc.
- Hùng hoàng 09, Ba đậu 09g, sinh Xuyên ô 09g, Nhũ hương 09g, uất kim 09g, binh lang 09g, Chu sa 09g. Cách làm: Đem tán thuốc thành bột mịn, đoạn dùng 7 quả đại táo (bỏ hạt) quết với thuốc cho dẻo, vò thành viên bằng hạt đậu nành (khoảng 100 viên). Ngày uống 4-8 hoàn.
- BỆNH BẠCH CẦU MẠN TÍNH
(chronic granulocytic leukemia)
Bệnh bạch cầu mạn tính (chronỉcganulocytic leukemia - CGL) còn được gọi biết dưới tên bệnh bạch cầu tủy bào mạn tinhs (chronic myelocytic hay chronic myelogenous leukemia) với đặc điểm bạch cầu hạt (granulocyte) trong tủy xương, trong máu ngoại vi, trong các mô cơ thể tăng sinh bất thường. Bạch cầu hạt bao gồm bạch cầu tủy xương (myeloblasts)\, tủy bào (myelocytes), tiền ủy bào (promyelocytes) và hậu tủy bào (metamyelocytes).
Bệnh bạch cầu mạn tính (CGL) phần lớn xảy ra cho đàn ông nhiều hơn phụ nữ và tuổi dễ mắc bệnh nhất là lúc còn trẻ đến tuổi trung niên, hiếm thấy ở trẻ con.
Tại Hoa Kỳ, mỗi năm khám phá thêm từ 3.000 đến 4.000 ca bệnh mới, chiếm tỷ lệ khoảng 20% tổng số các loại bệnh bạch cầu.
Tiến trình bệnh bạch cầu mạn tính được chia thành 2 giai đoạn rõ rệ:
- Giai đoạn mạn tính tiềm tàng. Trong giai đoạn này có hiện tượng thiếu máu (anemia) và chảy máu bất thường.
- Giai đoạn cấp tính hay kịch phát (Blastic crisis) do bạch cầu tủy xương mà đa số là bạch cầu hạt nguyên thủy tăng nhanh một cách dị thường.
Y học hiện đại coi đây là một bệnh bất trị, Thượng đế đã an bày (invariably fatal disesse). Trung bình, thời gina sống còn của bệnh nhân chỉ kéo dài độ 3-4 năm kể từ sau giai đoạn mạn tính tiềm tàng khởi phát và chỉ sống được 3-6 tháng sau giai đoạn bệnh kịch phát.
Nguyên nhân:
-Phần lớn, khoảng 90%, bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mạn tính đều có nhiễm sắc thể được mệnh danh là nhiễm sắc thể Philadelphia (philadelphia chromosome-Phl). Sở dĩ gọi như thế vì vào năm 1960 các nhà nghiên cứu y học đã khám phá ra tình trạng bất thường trong nhánh nhiễm sắc thể (Chromosome arm) thay vì chỉ có 9 lại dài tới 22.
-Tia phóng xạ (radiation) và những. chất hóa học sản sinh ung thư (carcinogenic chemicals) được xem là nhân tố tạo ra hệ quả nhiễm sắc thể bất bình thường này.
- Bệnh tang sinh tủy xương (meyloproliferative diseases) cũng làm gia tăng khuynh hướng mắc bệnh bạch cầu mạn tính và một số dưỡng đường lại còn nghi ngờ rằng siêu vi trùng (virut) có góp phần tạo ra bệnh này.
Dấu hiệu và triệu chứng:
Đặc trưng của bệnh bạch cầu mạn tính được quy vào một số hệ quả mãn tính sau đây:
- Thiếu máu (anemia) nặng. Từ đây phát sinh ra mệt mỏi, sụt cân, yếu sức, dễ cáo gắt, chán ăn, ra mồ hôi, sắc diện xanh xao tái nhợt, thở khó, tim đập nhanh (tachycardia) đâu đầu
- Giảm lượng tiểu cầu (thrombocytopenia). Từ đây gây ra nhiều hiện tượng chảy máu như: Chảy máu cam, chảy máu dưới da làm da bầm tím, chảy máu võng mạc, tiểu ra máu, tiểu ra máu đen, chảy máu chân răng…
- Gan lách to (hepatosplenomegaly), hạch lymphô to. Gây ra sự chèn ép bao gồm chèn ép dạ dày làm cho đau bụng, ăn kém ngon, chèn ép ruột gây chứng tắt ruột, chèn ép khí quản gây khó thở, tế bào bạch cầu xâm nhập vào xương khớp gây đau xương khớp gây đau xương khớp. Đặc biệt, khi lách to phát triển nhanh làm choáng cả vùng bụng lấn đến hố chậu và ấn xương ức đau dữ. Hạch lymphô to khắp người, dễ thấy nhất ở hạch cổ, hạch nách, hạch háng, và có thể cả vùng ngực.
Chuẩn đoán:
Tùy thuộc vào từng giai đoạn mạn tính thay đổi của bệnh nhân mà chuẩn đoán.
- Phân tích máu hoặc tủy xương để dò tìm chỉ số của nhánh nhiễm sắc thể Ph1.
- Xét nghiệm máu:
Huyết sắc tố, hồng cầu giảm rõ rệt
Tổng số bạch cầu thường tăng từ 50.000 đến 250.000 có khi lên tới 1.000.000/mm3
Tế bào hạt ion dưới 10g/dl
Tỷ lệ tế bào ái kiềm tăng cao
tiểu cầu tăng nhưng khi bệnh phát triển thì giảm cân.
Xét nghiệm tủy xương:
Tủy xương tăng sinh mạnh
Nguyên bạch cầu hạt dưới 2% gồm chủ yếu tế bào non ở thời kỳ giữa và cuối.
về sinh hóa: Hoạt tính men phosphatase kiềm giảm rõ rệt
- Chụp tomography scan có thể nhìn thấy các cơ quan bị ảnh hưởng bởi bệnh bạch cầu mạn tính.
- Ghi chú: Bệnh bạch cầu cấp tính hay mạn tính là 2 loại ung thư ác tính thuộc hệ thống tổ chức tạo máu. Bệnh bạch cầu cấp tính không chuyển thành bệnh bạch cầu mạn tính.
Điều trị
Đông y học chia bệnh bạch cầu mạn tính thành ba thể hiện bệnh để biện chứng lận trị gồm: Thể huyết ứ, khí huyết đều hư và thể huyết nhiệt.
1. Thể huyết ứ:
- Triệu chứng: Gan lách to, trong đó lách to nhiều hơn, ngực sườn đầy tức, đau không chịu nổi, ăn kém, chất lưỡi tím có điểm ứ huyết, mạch đi sáp hay huyền sác.
- Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ, tiêu trưng giải độc
- Bài thuốc: “Đào hồng tứ vật thang gia giảm”
- Công thức:
Đào nhân 12g
Hồng hoa 12g
Đương quy 12g
Xích thược 12g
Ngũ linh chi 12g
Xuyên khung 08g
Tam lăng(sao dấm) 08g
Nga truật(sao dấm) 08g
Quy bản 16g
Miết giáp(sao giấm) 16g
Mẫu lệ 16g
Mẫu đơn bì 12g
Thanh đại 12g
sắc uống ngày 1 thang
2. Thể khí huyết lưỡng hư:
- Triệu chứng: Sắc diện tái nhợt, mệt mỏi, hoa mắt, hồi hộp, tim đập nhanh, khó thở, ra mồ hôi, ăn kém, đi tiêu lỏng, lưỡi nhợt, ruê lưỡi trắng mỏng, mạch đi trầm nhược hoặc tế sắc.
- Pháp trị: bổ khí dưỡng huyết.
- Bài thuốc: “Bát trân thang gia giảm”
- Công thức:
Nhân sâm 08g
hoặc thay Đảng sâm 16g
Thục địa 12g
Đương quy 12g
Bạch thược 12g
Bạch truật 12g
Phục linh 12g
Hoàng kỳ 20g
Tiên hạc thảo 20g
Bạch hoa xà thiệt thảo 20g
Hòe hoa (sao) 12g
bạch cập 12g
Phá cố chỉ 12g
Thanh đại 12g
Đan sâm 12g
Xích thược 12g
sắc uống ngày 1 thang
3. Thể huyết nhiệt
- Triệu chứng: Sốt, đau đầu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, môi khô, lưỡi đỏ, mạch đi sác.
- Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết.
- Bài thuốc: “Tê giác địa hoàng tham gia giảm”
- Công thức:
Quảng tê giác (bột) 08g(hòa thuốc uống)
Mẫu đơn bì 20g
Xích thược 20g
Bắc tử thảo 20g
Bản lam căn 20g
Đại thanh diệp 20g
Huyền sâm 20g
Bán chi liên 20g
Sắc uống ngày 1 thang
Nếu sốt cao khát nước ra mồ hôi, uống thêm tháng “Hoàng liên giải độc thang” hợp với bài “Bạch hổ thang”
Nếu sốt quá cao kèm hôn mê, uống thêm thành phẩm “Chí bảo đơn” hay “Tử tuyết đơn”
- Ghi chú: Công thức các bài thuốc “Hoàng liên giải độc thang”, “Bạch hổ thang”, “Chí bảo đơn” và “Tử tuyết đơn” xin xem phần chú giải của “Bệnh bạch cầu cấp tính”
Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm:
- Bài “Thanh hoàng tán” của bệnh viện Tây Uyển thuộc viện nghiên cứu Trung Y, Trung Quốc, gồm các vị: Thanh đại 9 phần, Hùng hoàng 1 phần. Cách làm: Tán bột mịn. Ngày uống 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 05g
- Bài “Ngưu hoàng giải độc phiến” (thành phần). Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-8viên. Công thức gồm các vị: Ngưu hoàng, Cam thảo, Kim ngân hoa, Thất diệp nhất chi hoa. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
- Bài “Lục thần hoàn” (thành phẩm). Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20-30 hoàn nhỏ. Công thức gồm các vị: Ngưu hoàng, Hùng hoàng, Trân châu, Xạ hương, liều lượng do thầy thuốc quyết định.
Giới thiệu một số bài thuốc đã trị trên lâm sàng:
1. bài “Sinh mạch thang” của trung Y học viện tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, gồm 2 công thức uống cùng một lúc:
- Công thức la
Thanh đại 40g
Thiên hoa phấn 30g
Lô hội 20g
Ngưu hoàng 10g
- Cách làm: Tán bột mịn, chế thành hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1.5g
- Công thức:
Hoàng kỳ 18g
Hồng hoa 03g
Phục linh 12g
Sơn từ cô 12g
Thanh đại 12g
Bắc tử thảo 09g
Hoàng dược tử 09g
sắc thuốc ngày 1 thang
- Kết quả lâm sàng: trị 12 ca bạch cầu cấp tính. kết quả tốt 3 ca, tiến bộ 6 ca, không kết quả 3 ca. Tỷ lệ thành công 75%.
2. bài “Hoàng cầm long đởm thang” của lương y Chu Quốc Hung thuộc Viện y học Tứ Xuyên, Trung Quốc.
- Công thức:
Kê huyết đằng 30g
mẫu đơn bì 30g
Long đởm thảo 10g
Hoàng cầm 10g
Sơn chi tử 10g
mộc thông 10g
Đương quy 10g
Sinh địa 10g
Sài hồ 10g
Trư linh 10g
Trạch tả 10g
Sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm
Nhiệt thịnh, gia hạ khô thảo, bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Sơn đậu căn hợp với bài “Hoàng liên độc thang” , Thanh ôn bại độc ẩm”.
Thấp nặng, gia bài “Tam nhân thang”, Nhị Trần thang”, ngũ linh tán”
Khí âm lưỡng hư, gia nhân sâm, bắc Sa sâm, Đảng sâm, Bạch thược, Cam thảo, Mạch môn đông, Sinh địa, long cốt, Mẫu lệ, Ngũ vị tử, Táo nhân
, Sơn thù nhục, Phù tiểu mạch, Đại táo. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
- Kết qủa: Trị 26 ca bạch cầu cấp tính. Kết quả tốt 14 ca, tiến bộ 10 ca, không kết quả 2 ca. Tỷ lệ thanh công 92.3%
- Ghi chú:
Bài thuốc “Hoàng liên giải độc thang” gồm các vị: Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Chi tử, liều lượng do thầy thuốc quyết định.
Bài thuốc “Thanh ôn bại độc ẩm” gồm các vị: Thạch cao, Sinh địa, Tể giác, Hoàng liên, Chi tử, Kiết cánh, Hoàng cầm, Tri mẫu, Xích thược, Huyền sâm, Liên kiêu, Cam thảo, Mẫu đơn bì, Trúc điệp, liều lượng do thầy thuốc quyết định.
Bài thuốc “Tam nhân thang” gồm các vị: Hạnh nhân, Bạch khấu nhân, ý dĩ nhân, chế hậu phác, Chế bán hạ, Thông thảo, Hoạt thạch, Trúc điệp, liều lượng do thầy thuốc quyết định.
Bài thuốc “Nhị trần thang” gồm cá vị: Chế Bán hạ, Trần bì, phục linh, chích Cam ,thảo, gia thêm Sinh khương, ô mai. liều lượng do thầy thuốc quyết định.
Bài thuốc “Ngũ linh tán” Gồm các vị: Bạch truật, tru linh, phục linh, Trạch tả, Quế chi hoặc thay quan quê. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
3. Bài “Song sâm địa thược thang” của trung Y học viện Tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
-Công thức:
Đảng sâm 10g
Sinh địa 30g
Huyền sâm 30g
Bạch thược 15g
Mã bột 15g
Hoàng dược tử 15g
Ngưu bàng tử 15g
Bản lam căn 30g
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Bán chi liên 30g
Bạch khương hoàng 09g
A giao châu 06g (hòa thuốc uống)
sắc uống ngày 1 thang
- Thuốc hỗ trợ: Sơn từ cô, Ngũ bội tử, Thiên kim tử, Đại kích, Hùng hoàng, Hổ phách, Xạ hương, ngưu hoàng. Cách làm: Đem tán bột mịn để dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 g. Có thể uống cùng lúc với thuốc sắc hay uống cách giờ.
- Gia giảm:
Khí huyết lưỡng hư, gia Hoàng kỳ, Đường quy, sao Xuyên sơn giáp, Đan sâm
Xuết huyết, gia sinh địa(sao đen), Thục mẫu lệ, Hòe hoa, Tiểu kế, Bạch mao căn, Tam thấy phấn (hòa thuốc uống).
Sốt cao, gia Sài hồ, Hoàng liên, Hoàng cầm, Liên kiều, Dã cúc hoa
- Kết quả: trị 18 ca ung thư bạch cầu hoàng, kết quả tốt 06 ca, tiến bộ 07 ca, không kết quả 05 ca.
4. Bài “Từ cô hóa ứ thang” của Diệp Huy Quang thuộc bệnh biên lsố 1 thị lxã Liêu Nguyên, tỉnh Cát Lâm, trung Quốc
- Công thức:
Đương quy 20g
Đan sâm 20g
Xích thược 20g
Sa sâm 20g
Xuyên khung 10g
Mạch môn đông 15g
bản lam căn 50g
Sơn đậu căn 30g
Sơn từ cô 50g
Saqức uống ngày 1 thang
- Gia gảim:
Nhiệt độc, huyết ứ, gia Kim ngân hoa 20g, liên kiều 20g, Hoàng liên 15g, Hoàng bá 15g, hoàng cầm 15g
huyết nhiệt quá cao, gia bài “Tê giác hoàng thang gia giảm” gồm
các vị: tê giác, Sinh địa, Mẫu đơn bì, Bạch thược, gia thêm Sài hồ, Hoàng cầm để bình can chỉ huyết (cầm máu) nếu cần.
- Kết quả: trị 36 ca ung thư bạch cầu cấp tính, trong đó có một số ca phối hợp với hóa trị và thử so sánh với 16 ca chuyên dùng hóa trị. Kết quả: Nhóm dùng trung dược đạt thành công 80.5% còn nhóm chuyên dùng hóa trị chỉ đạt được 69.5%. Riêng nhóm bệnh bạch cầu lâm ba cấp tính đạt tới 90%.
4. bài “Thiềm tô tửu phương” của Dụ Gia Minh thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.
-Công thức:
Thiềm thừ (cóc sống) 15 con
- Cách làm: chọn 15 con cóc cân nặng khoảng 125g, đem mổ bụng bỏ hết lòng ruột (chú ý không được ăn gan mật hay dùng gan mật cóc). Cho vào một nồi nhỏ, thêm 1,500ml rượu vàng, nấu với lửa nhẹ cho sôi khoảng 2 tiếng đồng hồ, lọc lấy nước, bỏ cái.
- Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-30ml
- Kết quả: Trị 32 ca bệnh ung thư bạch cầu cấp và mạn tính. Kết quả tốt 8 ca, có tiến triển 16 ca. Tỷ lệ thành công đạt 75.
5. Bài “Đương quy xuyên khung thang” của Trịnh Hữu An, Trùng Khánh, Trung Quốc.
-Công thức:
Đương quy 15-30g
Xuyên khung 15-30g
Kê huyết đằng 15-30g
Xích thược 15-20g
Hồng hoa 08-10g
Tam thất 04-06g
Sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm:
Can thận âm hưm gia Câu kỷ tử 15g, Nữ trinh tử 15g, Hà thủ ô 15g
Khí huyết lưỡng hư, gia Đảng sâm 15g, Hoàng kỳ 15g, Bạch truật 10g, Hà thủ ô 10g, Hoàng tinh 15g, Câu kỷ tử 15g, Thục địa 15g
Nhiệt độc thịnh, gia thủy ngưu giác (sừng trâu) 30g, Sinh địa 30g, Mẫu đơn bì 12g. Thuyên thảo 10g, Tàm hưu 06 g, Kim ngân hoa20g, Liên kiều 15g, Bồ công anh 30g, Bản lam căn 15g.
- Kết quả: Trị 18 ca ung thư bạch cầu cấp tính và mạn tính có kết hợp với hóa trị. Kết quả: Hoàn toàn ổn định 10ca, không có kết quả 2 ca, Tỷ lệ thành công đạt 88,8%
Đã dùng bài thuốc trên trị 21 ca ung thư bạch cầu cấp mạn tình nhưng không kết hợp với hóa trị của y học hiện đại. Kết quả, chỉ có 7 ca ổn định, 5 ca ổn định một phần. Không kết quả 9 ca, Tỷ lệ thành công đạt 57.4% và luôn luôn cao hơn nhóm bệnh chỉ dùng hóa trị liệu pháp.
- Nghiên cứu: theo các thầy thuốc Đông Y, bệnh bạch cầu thuộc thể huyết ứ, dùng thuốc hoạt huyết hóa ứ đúng pháp, kết hợp với hóa trị liệu của y học hiện đại là nhằm làm giảm tác dụng phụ do độc tố gây ra. Còn các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng bài thuốc hoạt huyết ứ, về mặt dược lý, có tác dụng thúc đẩy quá trình tạo máu của tủy xương.
6. bài “Long quy dĩ nhân thang” của Trịnh Thành Sách thuộc bệnh viện Tây Uyển trực thuộc viện nghiên cứu Trung Y Bắc Kinh, Trung Quốc.
- Công thức:
Long quý 30g
Sinh ý dĩ nhân 30g
Hoàng dược tử 15g
Ô mai 12g
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Sinh cam thảo 05g
Sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm:
Bài này uống cùng với thành phần “Thanh hoàng phiên” hoặc “Lục thần hoàn”
Khí huyết lượng hư, gia bài “Đương quy bổ huyết thang gia giảm”
Âm hư nôị nhiệt, gia bài “Thanh hao miết giáp thang”
Tỳ vị không đều hòa, gia bài “Hương sa chỉ truật thang”
Đau khắp người, gia Đan sâm, Diên hồ sách, Hương phụ
phế nhiệt ho đàm, gia Kim ngân hoa, Hoàng cầm, Bạch hộ
Tiêu ra máu, gia Sinh địa du, Sinh ngẫu tiết (ngó sen tươi)
Tiểu có máu, gia Bạch mao cân, Tiểu kế
Buồn nôn, gia Trúc như, Trần bì, Bán hạ
- Ghi chú:
Bài “Thanh hoàng phiến” gồm các vị: Thanh đại 7 phần, Hùng hoàng 3 phần, Cách làm: Tán bột mịn, nhào với nước cơm đặc nắn thành viên, phơi khô, liều dùng do thầy thuốc quyết định
Bài “Lục thần hoàn” gồm các vị: Ngưu hoàng, Hùng hoàng, Trân châu phấn, Cạ hương, Băng phiến và Thiềm tô (mủ cóc). Cách chế và liều dùng do thầy thuốc hướng dẫn.
Bài “Đương quy bổ huyết thang” gồm các vị: Chích Hoàng kỳ 40g, Đương quy 08g (rửa rượu)
Bài “Thanh hao miết giáp thang” gồm các vị: Thanh hao (còn gọi là thanh cao), Miết giáp, Sinh địa, Tri mẫu, Mẫu đơn bì, liều lượng do thầy thuốc quyết định
Bài “Hương sa chỉ truật thang” gồm các vị: Bạch truật 30g, chỉ thực 30g, Mộc hương 12g, Sa nhân nhục 06g
- Kết quả trị 14 ca bệnh ung thư bạch cầu mạn tính cấp diễn. Kết quả: Hoàn toàn ổn định 3 ca, tiến bộ 5 ca, không kết quả 6 ca, Tỷ lệ thành công đạt 57.1%. Nếu kết hợp với hóa trị liệu pháp, không hiệu quả sẽ cao hơn
7. Bài “Ngũ sanh thủy vương thang” của Nghiêm Đức Hương thuộc Bệnh viện Y học viện Hỏa Xa, Trung Quốc.
- Công thức:
Thủy Hồng hoa tử 10g
Bì tiêu 30g
Chương mão 12g
Đào nhân 12g
Đại miết trùng 12g
Sinh nam tinh 15g
Sinh bán hạ 15g
Xuyên sơn giáp 15g
Tam lăng 15g
Vương bát lưu hành 15g
Bạch giới tử 15g
Sinh xuyên ô 15g
Sinh thảo ô 15g
Sinh bạch phụ tử 09g
Diên hồ sách 09g
- Cách làm: Tất cả đem tán bột mịn, dùng mật ong và dấm trộn thuốc cho đều, gia thâm Xạ hương 1.2g và Mai hoa băng phiến 3g
- Cách dùng: Nắn thành bánh, đắp lên vùng lá lách to (hạ sườn bên trái) không uống
- Kết quả: trị7 ca bệnh bạch cầu mạn tính thể bạch cầu hạt. Kết quả: 4 ca tốt (lach thu nhỏ còn 5cm) 1 ca tiến bộ, 2 ca không có kết quả. Thường 3-5 ngày đắp thuốc là thấy kiến hiệu, sau 2 tuần lách thu nhỏ lại rất nhanh, sau 3 tuần trở đi tiến bộ chậm hơn.
MỘT SỐ BỆNH UNG THƯ ÍT GẶP
17. UNG THƯ MẮT
1. Bài “cúc tảo phương” của Thưong tử Vĩnh thuộc Bệnh viện số 2 , Học viện trung Y tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
- Công thức:
Cúc hoa 100g
hải tảo 100g
Tam lăng 100g
Nga truật 100g
Đảng sâm 100g
Hoàng kỳ 100g
Kim ngân hoa 100g
Sơn đậu căn 100g
Lậu lô 100g
Hoàng liên 100g
Tàm hưu 75g
Chế mẹ tiền tử 50g
Bắc tử thảo 25g
Thục địa 15g
Tử thạch anh 1.000g (xem cách chế)
- Cách chế: Tất cả thuốc tán thành bột mịn. Riêng vị Tử thạch anh đem nung đỏ rồi cho vào 2.000ml dấm vàng, lọc lấy nước. Dùng nước dấm trộn với bột thuốc cho ước đều, làm hoàn nhỏ bằng hạt tiêu.
- Cách dùng: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30hoàn
- Gia giảm: nếu nhiệt độc thình, sắc uống thêm thang gồm các vị Hoàng sầm, Kim ngân hoa, Xuyên luyện tử, Thiên lý quang, Hạ khô thảo, Sinh địa, Sơn đậu căn. Liều lươngj do thầy thuốc quyết định
- Kết quả: trị 2 ca ung thư tế bào đau mí mắt. Kết quả đều khỏi, Tiếp tục theo dõi 10 năm không thấy tái phát.
2. Bài “Tam liên thang” của Chu Vượt Tăng thuộc Bệnh viện tỉnh Hồ nam, Trung Quốc.
- Công thức
Bán chi liên 90g
Bán biên chi 90g
Thất diệp liên 45g
Bạch hoa xà thiệt thảo 90g
Tiên hạc thảo 90g
Sơn đậu căn 30g
Bạch anh 30g
Huyền sâm 30g
Đăng lê căn 45g
- Kết quả: trị 2 ca ung thư tuyến mí mắt đều khỏi. Theo dõi 8 năm không thấy tái phát.
- Nghiên cứu dược lý: Bán chi liên, Bán biên liên. Thất dịêp liên và Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Y học hiện đại nhận xét có tác dụng ức chế tế bào ung thư.
18. UNG THƯ XOANG HÀM TRÊN
Bài: “bạch thạch hoàng liên thang” của Đặng Hồng Chí tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
-Công thức:
bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Thạch kiến xuyên 30g
Hoàng cầm 30g
Bán chi liên 30g
Sinh địa 30g
Huyên sâm 30g
Bắc sa sâm 10g
Bồ công anh 10g
Bạc hà 06g
Cúc hoa 10g
Sinh mẫu lệ 30g
Đại hoàng 10g
sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm:
tỳ hư gia sơn dược (sao 15g, Bạch truệt (sao) 15g
Âm hư, gia Bách hợp 30g, Thanh hộc 15g, Mạch môn đông 15g, Thiên hoa phấn 15g
- Kết quả: Trị 2 ca ung thư xoang hảm trên, trong đó có 1 ca đã phẫu thuật. Kết quả đều khỏi, theo dõi 16 năm chưa thấy tái phát
19. UNG THƯ TUYẾT MANG TAI
Bài “Kiến xuyên mẫu lệ thang” của Lưu Gia Tương thuộc bệnh viện Long Hoa trực thuộc Học viện Trung Y, Trung Quốc.
- Công thức:
Hạ khô thảo 30g
Vương bất lưu hành 30g
Sinh miết giáp 30g
Thạch kiến xuyên 30g
Sinh mẫu lệ 30g
Thiên hoa phấn 24g
Hải tảo 15g
Đan sâm 15g
Qua lâu nhân 15g
Khổ sâm 15g
Côn bố 12g
Đào nhân 12g
Sinh địa 12g
Lộ phong phòng 12g (tàng ong)
Can thiềm bì 09g (da cóc khô)
sắc uống ngày 1 thang
- Kết quả: trị ca ung thư tuyến mang tai trái, kích thước 5x5cm, hai bên hạch lymphô đều to, Làm sinh thiết (biopsy) chuẩn đoán ung thư tuyến hình trụ thời kỳ II, không có định mổ và xạ trị. Dùng thuốc sau 4 tháng teo nhỏ lại còn 1x1cm. Theo dõi 3 năm khối u không to thâm
20. UNG THƯ TUYẾN GIÁP
1. Bài “Hoàng bạch thang” của sở nghiên cứu1. Bài “Hoàng bạch thang” của sở nghiên cứu Trung Y tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
- Công thức:
Hạ khô thảo 15g
Sơn đậu căn 15g
Sinh mẫu lệ 15g
Hoàng dược tử 15g
Bạch dược tử 15g
Quất hạch 12g
Lưu hành tử 12g
Thiên quỳ tử 12g
Sao xuyên sơn giáp 09g
Tô ngạnh 09g
Xạ can 09g
Mã bột 09g
Côn bố 30g
sắc uống ngày 1 thang
- Kết quả: trị 11 ca ung thư tuyến giáp, khỏi hẳn 1 ca, tốt 7cam, không kết quả 3 ca
2. bài “Quất hạch nhị nhân thang” của Học viện Trung Y tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
- Công thức:
Hạ khô thảo 15g
Hải tảo 15g
Côn bố 15g
Quất hạch 15g
Sinh mẫu lệ 15g
Xích thược 09g
Sao xuyên sơn giáp 09g
Trạch lan 09g
Đào nhân 12g
Lưu hành tử 12g
Ý dĩ nhân 30g
sắc uống ngày 1 thang
- Kết quả: Trị 3 ca ung thư nang tuyến giáp, khỏi 2 ca, tốt 1 ca.
21. UNG THƯ LƯỠI
Bài “Thiệt tiết linh lang” của Điền Vĩnh Tiêu thuộc Bệng viện số 2 Viện Y học tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
- Công thức:
Hoàng kỳ 30g
Đảng sâm 15g
Đương quy 15g
Bán chi liên 15g
Trần bì 15g
Kim ngân hoa 15g
Xuyên khung 12g
Liên kiêu 12g
Bồ công anh 12g
Đan sâm 20g
Sơn từ cô 10g
Sao xuyên sơn giáp 10g
Ngẫy tiết (ngó sen) 10g
(hoặc thay bằng Tiên hạc thảo 30g)
Hoàng liên 10g
Kê nội kim 10g
Thỏ ty tử 10g
Câu kỷ tử 10g
Tâm thất phấn 06(hòa thuốc uống)
Sa nhân 06g
Cam thảo 03 g
sắc uống ngày 1 thang
- kết quả: Trị 1 ca ung thư tế bào đáy sắc tố lưỡi với 130 thang, khối u tiêu mất, lưỡi hoạt động bình thường.
22. UNG THƯ AMIDAN
1. Bài “Ngũ miết hóa kết thang” của hoa Lương Tài thuộc Học viện Trng Y tỉnh Cam Túc, Trung Quôcá
- Công thức:
Sinh bồ hoàng 10g
Ngũ linh chi 10g
Thổ miết trùng 10g
Nhũ hương 10g
Một dược 10g
Xuyên bối mâu phấn 10g
Tạo giác thích 10g
Nga truật 10g
Địa long 10g
(hoặc Huyết kiệt 05g) Hạ khô thảo 10g)
Sao xuyên sơn giáp 15g
Đưong quy 15g
Toàn qua lâu 25g
sắc uống ngày 1 thang. Ngoài ra ngậm thâm bài thuốc “ Nhị Sơn hoàng” dưới đây
2. Bài “Nhị sơn hoàn”
-Công thức:
Sơn đậu căn 120g
Sơn từ cô 120g
Hạnh nhân 150g
Hài nhi trà 150g
Cấp tính tử 50g
Cách làm: tán bột mịn, làm hoàn nặng 3g. Ngận cho tan dần trong miệng, ngày 3 lần.
- Gia giảm:
Táo bónm gia Qua lâu nhân 15g, Hạnh nhân 12g, Đương quy 15g
Tiêu lỏng, gia Bán hạ 12g, Ý dĩ nhân 30
-Kết quả: trị 1 ca ung thư tế bào amidan sau 35 ngày khối u nhỏ, sau 2 tháng lành bệnh. Theo dõi 7 năm chưa thấy tái phát.
23. UNG THƯ TỤY TẠNG
1. Bài “Thiết trúc mẫu lệ thang” của Lôi Vĩnh trọng thuộc Bệnh viện thử Quang, Học viện trung y Thượng Hải, Trung Quốc
- Công thức:
Thục mẫu lệ 30g
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Triết trúc diệp 30g
Hạ khô thảo 15g
Hải tảo 15g
Hải đới 15g
Lậu lô 12g
Đương quy 12g
Xích thựơc 12g
Bạch truật 12g
Đan sâm 18g
Đảng sâm 15g
Phục linh 15g
Xuyên luyện tử 09g
Uất kim 09g
sắcuống ngày 1 thang
- Gia giảm
Huyết ứ, gia Đào nhân. Xuyên sơn giáp (sao phồng) Vương bất lưu hành.
Khối u cứng rắn, gia Xuyên sơn giáp (sao phồng), Vộng giang nam.
Tỳ vị bất điều, gia Trần bì, Mộc hương, Thái tử sâm, Hoàng kỳ, Sinh lý dĩ nhân, Sơn dược.
Thấp nhiệt, gia Nhân trần, Xa tiền thảo, Kim tiền thảo, Hổ trượng
- Kết quả: trị 17 ca ung thư tụy tạng (lá mía), kết quả 4 ca sống trên 2 năm, 2 ca sống trên 3 năm, 11 ca không kết quả
2. Bài “Sàn hồ long đởm thang” của Dương Bỉnh Khuê thuộc bệnh viện trung Y huyện Gia Định, Thượng Hải, Trung Quốc
Công thức:
Long đởm thảo 06g
Sơn chi tử 09g
Hoàng cầm 09g
Đại hoàng 09g
Hoàng liên 03g
Nhân trần 15g
Bồ công anh 15g
Sinh địa 12g
Sài hồ 12g
Đan sâm 12g
Phục linh 12g
Uất kim 12g
Bạch hoa xà thiệt thảo 30g
Thổ phục linh 30g
Sinh ý dĩ nhân 30g
sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm
Huyết ứ nhiều, gia Đan sâm. Đào nhân, Hồng hoa, Thủy hồng hoa tử, Thất diệp nhất chi hoa.
Âm hư, gia Miết giáp, tri mẫu. Địa cốt bì, Sài hồ, Hoa kỳ sâm
Khí hưm Gia Đảng sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ, Trần bì, Cam thảo
Đau tức, gia uất kim, Hương phụ, Bát nguyệt trác, chỉ xác, Quất diệp
Xuất huyết đường tuột, gia Đại hoàng, Bạch cập, Tam thất, Huyết dư thán, Sinh địa du, Trắc bá diệp (sao đen)
- Kết quả: trị 42 ca ung thư tụy giai đoạn muộn, kết quả 02 ca sống trên 5 năm, 03 ca sống trên 4-5 năm, 06 ca sống trên 3-4 năm, 10 ca sống trên 2-3 năm, 17 ca sống trên 1-2 năm, 04 ca không có kết quả.
3. Bài “Thanh hoàng kim các phương” của Khoa ung thư bệng viện tỉnh An huy, Trung Quốc
- Công thức
Thanh Đại 12g
Lưu hoàng nhân đạo 12g
Tử kim tỏa 06g
Dã cúc hoa 60g
-Cách làm: tán bột mịn. Ngày uống 3 laanf, mooix laanf 3g
- Gia giảm:
Nhiệt thịnh, gia Tử thảo căn 15g, Bồ công anh 30g, sao Bạch truật 09g, Mẫu đơn bì 09g, Sinh ý dĩ nhân 30g, Kim ngân 30g, Kê nội kim 03g.
Bụng trên đau, gia Xuyên hậu phác 09g, Diên hồ sách 09g, Tam thất phấn 03g (hòa thuốc uống)
Hoàng đản nặngm, gia Nhân trần 15g, Kim tiền thảo 15g, Bán chi liên 30g, Uất kim 09g
Ăn kém, gia sinh Cốc nha 15g, sinh Mạch nha 15g, Thần khúc 15g,
Buồn nôn, gia chế bán hạ 09g, Trần bì 09g
Kết quả: trị 4 ca ung thư tụy, kết quả 1 ca sống được 9 tháng, 1 ca sống được trên 1 năm, 2 ca sống được trên 5 năm
24. UNG THƯ LYMPHÔ ÁC TÍNH (lymphosarcoma)
1. Bài “Từ cô hải tảo thang” của Phan Mãn Cầu thuộc Bệnh viện Ung thư tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
- Công thức
Đương quy 10g
Xuyên khung 10g
Xích thược 10g
Sinh địa 15g
Huyền sâm 15g
Sơn từ cô 15g
Hoàng dược tử 15g
Hải tảo 15g
Côn bố 15g
Hạ khô thảo 15g
Sinh mẫu lệ 30g
Tàm hưu 30g
Sắc uống ngày 1 thang
- Kết quả: Trị 10 ca ung thư lymphô ác tính, chia làm 2 nhóm điều trị
Nhóm 1 gồm 7 ca trị đơn ,thuần bằng Đông dược, Kết quả: Có 3 ca biến mất u bướu, 1 ca mất gần hết bướu, 2 ca nhỏ hơn 50%, 1 ca không kết quả
Nhóm 2 gồm 3 ca có kết hợp với hóa trị (chemotherapy). Kết quả có 2 ca bướu biến mất, 1 ca mất gần hết
2. Bài “Song thảo thang” của Vương Chính Vũ thuộc Học viện Trung Y tỉnh An huy, Trung Quốc.
- Công thức:
Bạch xà thiệt thảo 100g
Hạ khô thảo 60g
Sơn tra 50g
Hà thủ ô 30g
Miết giáp 30g
Mẫu đơn bì 30g
Đảng sâm 30g
Bán biên liên 30g
Bán chi liên 30g
Sinh ý dĩ nhân 25g
Sinh địa 20g
Bạch truật 20g
Bạch thược 20g
Nữ trinh tử 20g
Sắc uống ngày 1 thang
- Kết quả: Trị 1 ca có lymphô toàn thân to. Uống liền 4 tháng, tức 120 thang thuốc, kiểm tra lại thấy hạch lymphô toàn thân tiêu mòn đi khoảng 70%. Cho dùng tiếp 30 thang nữa, cơ bản bệnh lui.
25 UNG THƯ MÔ MỀM ÁC TÍNH
Bài”Sâm kỳ ngân kiều thang” của Lâm Cân Bích thuộc Trường Chuyên y Lạc Dương tỉnh hà Nam, Trung Quốc
- Công thức:
Sinh Hoàng kỳ 30g
Kim ngân hoa 30g
Liên kiều 30g
Bồ công anh 30g
Đảng sâm 15g
Đương quy 15g
Hải tảo 15g
Côn bố 15g
Bạch truật 12g
Xích thược 12g
Uất kim 09g
Trần bì 09g
Chế bán hạ 09g
Sắc uống ngày 1 thang
- Kết quả: Trị 1 ca ung thư mô mềm (sarcoma mỡ) vùng đùi, khỏi hẳn.
26. UNG THƯ NÃO
1. Bài “Tức phong nhuyễn kiên thang” của Phan Quốc Hiền thuộc học viện Trung Y tỉnh Triết Giang Trung Quốc.
-Công thức:
Toàn yết 05g
Ngô công 06con
Đan sâm 20g
Xuyên khung 05g
Bạch cương tằm 09g
Địa long 09g
Chế bán hạ 09g
Bạch truật 09g
Thiên ma 09g
Triết bối mẫu (bột) 09g(hòa thuốc uống)
Câu đằng 15g
Thiên quý tử 15g
Nữ trinh tử 15g
Câu kỷ tử 15g
Đăng tâm thảo 15g
Hạ khô thảo 30g
Sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm
Buồn nôn, gia Sinh khương, Trúc nhự
Đau đầu, gia Cảo bản, Mạn kinh tử, Bạch chỉ, Cúc hoa
Mắt mờ, gia Thanh tương tử, Mật mông hoa, Thạch quyết minh, Thạch hộc.
Táo bón, gia Đại hoàng, Hỏa ma nhân
Tiểu nhiều, gia Sinh địa, Thiên hoa phấn, Thạch hộc, Tang phiêu tiêu, Quy bản.
-Kết quả: Trị 7 ca ung thư sọ não, trong đó có 3 ca ung thư tuyến yên, 2 ca ung thư não thất, 1 ca ung thư khoang sọ và 1 ca ung thư chẩm. Kết quả, thời gian sống lâu nhất là 16 năm, ngăn nhất 5 năm 3 tháng.
2. Bài “Bổ thận hóa đàm thang” của Tiền Bá Văn thuộc Học viện Trung Y Thượng Hải, Trung Quốc.
- Công thức
Chế Bán hạ 15g
Chế Nam tinh 15g
Thạch xương bồ 09g
Đương quy 09g
Sơn thù nhục 09g
Xích thược 10g
- Gia giảm:
Đàm thấp nhiều, gia bài “Ôn đởm thang”
Can đởm thực nhiệt, gia bài “Long đởm tả can thang gia giảm”
Khí huyết uất kết, gia bài “Huyết phủ trục ứ thang”, Bổ dương hoàn ,ngũ thang gia giảm.
Can phong nội động, gia bài” Thiên ma câu đằng thang gia giảm”
-Cách làm: Chế thành sirop. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-4 muỗng canh.
-Kết quả: Trị 245 ca ung thư não, trong đó có 29 ca đã phẫu thuật. Kết quả, triệu chứng lâm sàng khỏi bệnh hoặc thuyên giảm với nhiều mức độ khác nhau: 19/64 ca sống trên 5 năm, 29/83 ca sống trên 3 năm và 141/198 ca sống trên 1 năm
- Ghi chú:
Bài “ôn đảm thang” gồm các vị: Trần bì, Bán hạ, Phục linh, Chính Cam thảo, Chỉ thực, Trúc nhự, gia Sinh khương. .Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
Bài “Long đởm tả can thang” gồm các vị: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Trạch tả, Mộc thông,Xa tiền tử, Đương quy, Sinh đại, Sài hồ, Cam thảo. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
Bài “Huyết phủ trục ứ thang” gồm các vị: Đương quy, Sinh địa, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Xích thược, Sài hồ, Cam thảo, Cát cánh, Xuyên khung, ngưu tất. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
Bài “Bổ dương hoàn ngũ thang” gồm các vị: Đuơng quy vĩ, Xuyên khung, Hoàng kỳ, Đào nhân, Địa long, Xích thược, Hồng hoa,. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
Bài “Thiên ma cầu đằng thang” gồm các vị: Thiên ma, Câu đằng, sinh Thạch quyết minh, Ngưu tất, Tang ký sinh, Đổ trọng, Sơn chi tử, Hoàng cầm, Ích mẫu thảo, Phục thần, Dạ giao đằng. Liều lượng do thầy thuốc quyết định.
PHƯƠNG PHÁP ĂN UỐNG ĐIỀU TRỊ
Người bệnh ung thư nên ăn gì? Uống gì? Đây là câu hỏi mà bệnh nhân cũng như thân nhân nguời bệnh luôn đặt ra với các chuyên viên trị liệu ung thư. Sau đây là một số hướng dẫn căn bản:
Nguyên tắc ăn uống:
- Cung cấp và duy trì chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ở mức độ thật tốt, thật đầy đủ nhằm tăng cường chức năng miễn dịch, đồng thời làm chậm bớt sự phát triển của tế bào ung thư.
- Mỗi người mắc một loại bệnh ung thư khác nhau, vị trí ung thư khác nhau, tình trạng hư hoại khác nhau, sức khỏe khác nhau và hoàn cảnh kinh tế gia đình khác nhau. Do đo, phương pháp ăn uống điều trị cũng khác nhau.
- Hướng dẫn chung, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi chín, các loại đậu tảo biển, nấm. Bỏ thói quan ăn các loại tinh bột chế biến quá kỹ như một mì, bột sò, mì gói.
-Nguồn chất đạm (Protein) tốt nhất cho cơ thể: Cá nước ngọt, cá biển và các sản phẩm thủy sản. Tránh dùng thịt đỏ (thịt bò, cừu) và chất béo bảo hòa (mỡ heo, mỡ gà, mỡ cừu mỡ bò).
- Thức uống tốt nhất gồm yaourt, nước rau quả tươi vắt ép bằng máy xay ly tâm (JuicemanI,II). Tuyệt đối không uống rượu, bia, càfê, nước ngọt đóng chai hoặc nước quả đóng hộp.
- Tuyệt đối không hút thốc lá. hạn chế tối đa dùng gia vị cay, nóng. Tránh ăn thực phẩm khó tieu như thịt, cá chiên, nướng, quay, đút lò, hoặc rau xào với nhiều dầu mỡ. Giảm dùng đường tinh chế và muối trong bữa ăn.
- Cung cấp đủ lượng Vitamin cần thiết: Vitamin C(nâng cao chjức năng miễn dịch) A (có tác dụng kềm hãm sự phát triển của ung thư) E chống ôxi hóa) nhóm B (kháng ung thư)
- Cung cấp đủ lượng Minerals cần thiết gồm: Magnesium (gia tưng hoạt động của lympho bào) Zinc (kích thích phát dục, chống ung thư) Fe (chống ung thư), manganese (kháng ung thư gan) Iodine (kháng u bướu)
Thức ăn phòng chống đặc biệt
- Măng tây: Còn gọi là “Rau trường mạng” là một trong mười loại rau bổ dưỡng nhất thế giới. Có tính năng phòng chống ung thư, đặc biệt có tác dụng ức chế tế bào ung thư phổi phát triển.
- Cải bắp: có tác dụng phòng chống ưng thư.
- Rau nhúc: Có tác dụng ức chế ung thư vào thời kỳ di cân
- Tỏi: Có tác dụng phòng chống ung thư
- Tiểu hồi hương: Có tác dụng phòng chống ung thư
- Dâu tây: Là một trong bảy trá cây “lớn” của thể giới, phong chống ung thư.
- Đào: Còn gọi là đào mặt khỉ, đào tiên. Có tác dụng ức chế tế bào ung thư
- Sơn tra: Có tác dụng ức chế tế bào ung thư cổ tử cung, đường tiêu hóa, làm ran khối u hình thành.
- Cảm lảm: CÒn gọi là quả trám hay cà na. Có tác dụng ngăn cản sự hình thành tế bào ung thư đường tuột, ung thư cổ họng, làm tiêu khối u.
- La hán quả: Còn gọi là trường thọ. Có tác dụng làm sạch phổi, ngừa ho, phòng ung thư, chống suy nhược.
- Quả đu đủ: Có tác dụng kháng ung thư nhờ hoạt tính của chất Anbumoza, làm khối u thu nhỏ lại.
- Củ năn: còn gọi là củ “Mã thầy”. Có tác dụng kháng ung thư, đặc biệt ung thư quản.
- Nấm: Đặc biệt là nấm Maiitake, Shiitake, có tác dụng kháng tế bào ung thư mạnh nhờ chứa nhiều thành phần chất khoáng cần thiết.
- Đậu rựa: Còn gọi là Đai đậu tử. Có tác dụng phòng chống ung, đặc biệt trị chứng nấc cụt sau khi mổ ung thư dạ dày hoặc đường ruột, rất hay.
- Đạu nành, đậu tương: Có tác dụng tăng cường sưứckhỏe, chống lão hóa, phòng chống ung thư rất tin cậy.
- Mè đen: Có tác dụngức chế sự hình thành gên bất thường, đầu mối dẫn tới nguy cơ tạo khối u một cách hòa bình.
- Củ ấu: Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, củ ấu còn tỏ ra kháng ung thư thật mạnh mẽ, đặc biệt ung thư quản, dạ dày, cổ tử cung, trực tràng và bàng quang.
- Sữa chua: Có tác dụng phòng, chống ung thư.
Thực đơn chống ung thư
1. Cháo nấm Đông cô Nhật (maiitake)
- Công thức: Nấm Đông cô hoa (màu trắng đục) 100g + gạo tẻ 100g
- Cách làm: Ngâm với nước ấm cho mềm, cắt bỏ phần đế nấm, rửa sạch, xắt nhỏ. Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm một lượng nước thích hợp. Đun lửa coa ngọn cho sôi rồi bỏ nấm vào, vặn lửa nhỏ ngọn.Chờ cháo chín nhừ, gia thêm hành, gừng, muối, chút ít bột nêm làm bằng rau quả. Ăn ngày 2 lần, sáng và chiều.
- Chủ trị: Bệnh ung thư khí huyết hư, ăn uống kém, sức khỏe suy yếu sau phẫu thuật hoặc hóa trị liệu pháp (chemotherapy)
2. Cháo cá mập:
- Công thức: thịt cá mập 100g + gạo tẻ 100g
- Cách làm: Cá mập rửa sạch, cắt lát nhỏ, băm nhuyễn. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi cho thịt cá mập vào, trộn đều, thêm chút rượu và gia vị như hàng, gừng giã nát, tiểu hồi hương.
Đổ một lượng nước thích hợp vào nồi, đun lửa cao ngọn cho sôi vài dạo. Sau đó vặn bớt lửa, ninh chừng một tiếng đồng hồ cho cháo chín nhừ. Cuối cùng, gia thêm chút muối, bột nêm làm bằng rau cải và đậu mè. Ngày ăn 2 lần, sáng và chiều.
- Chủ trị: Bị ung thư kiệt sức, đặc biệt với người mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa ăn uống kém, phân lỏng. Cháo cá mập giúp tăng sức khỏe.
3. Cháo rau nhức, ý dĩ, đâậuđỏ:
- Công thức: Rau nhúc tươi 200g + Ý dĩ nhân 50g + đậu đỏ 50g
- Cách làm: Rau nhúc nhặt lấy phần non, rửa sạch, cắt nhỏ, giã nát như hồ. Ý dĩ nhân và đậu đỏ rửa sạch, cho vào nồi đất hoặc nồi inox (stainless).
Thêm một lượng nước vừa phải, đun lửa cao ngọn cho sôi vài dạo rồi vặn lửa thấp xuống, ninh khoảng một tiếng đồng hồ cho đến khi ý dĩ và đậu đỏ chín nhừ. Cho rau nhúc vào nồi, thêm một chút đường đỏ hoặc đường phèn là được. Ngày ăn 2 lần, bữa điểm tâm sáng và chiều
- Công dụng: Thanh nhiệt, tiêu thông, giải độc, kháng ung thư. Chủ trị người mắc bệnh ung thư dạ dày, thực quản, đại tràng ăn uống kém. Suy nhược. Món ăn này có tác dụng bổ trợ sức khỏe, rất tốt.
4. Sữa chưa, nước cốt gừng, mật ong
- Công thức: Sữa chua (yaourt) 250ml + gừng tươi 50g + mật ong 30g.
- Cách làm: Gừng rửa sạch, ngâm nước khoảng 30 phút, lấy ra nhỏ, cho vào nồi, đổ thêm ít nước, cô đặc còn khoảng 100ml. Tiếp theo, cho sữa chua vào, đun lửa nhỏ ngọn cho sối, dùng đũa khuấy đều, tắt lửa. Cuối dùng, cho mật ong, trộn đều lần nữa. Chia ăn 2 lần cho hếtm sáng sớm và tối.
- Công hiệu: Ôn trung, ngừng nôn, ích Tỳ, phòng ung thư, Chủ trị ung thư hệ thống tiêu hóa, thực quản, dạ dày, gan thường gây nôn ói, ăn uống không thông, Bài này có tác dụng cải thiện, bổ trợ sức khỏe rất tốt.
5. Rượu vỏ cua:
-Công thức: Vỏ cua sống (còn tươi) 500g + rượu nếp ngon 1kg
- Cách làm: Vỏ cua rửa sạch, phơi ráo nước, giã dập, đem sao vàng nghe mùi thơm. Xay thành bột. Cho bột vỏ cua vào bình rượu, đậy nắp kín, ngày lắc đều một lần. Sau 15 ngày là được. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml (tương đương một ly nhỏ). Cứ hai tháng là một liệu trình điều trị.
- Công dụng: Phá ứ, tiêu sưng, giải độc, kháng ung thư. Chủ trị ung thư vú chưa bị võ mũ. Có tác dụng bổ trợ sau giai đoạn phẫu thuật hoặc dùng hóa trị liệu pháp (chemotherapy), phóng xạ liệu pháp (radiation therapy). Nó giúp gia tăng khả năng khống chế bệnh lý, giảm triệu chứng lầm sàng, thúc đẩy tác dụng phòng chống ung thư rất hiệu nghiệm.
6. Canh La hán quả:
- Công thức: LA hán quả 30g + hoài sơn 100g + Ngục trúc 15g + Liên nhục (hạt sen) 15g + Ý dĩ nhân 15g + Long nhãn nhục 10g + câu kỷ tử 10g + Táo đỏ (bỏ hạt) 10 trái + thịt ức gà 200g
- Cách làm: Thịt gà rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ. Hoài sơn rửa sạch, bẻ đôi, bỏp vào chén. La hán quả, Ngọc trúc, Hạt sen, ý dĩ, nhãn nhục, Câu kỷ tử, Táo đỏ rửa sạch, bỏ chung nồi đất hoặc nồi inox(stainless). Đổ nước ngập, ngâm khoảng 30 phút. Sau đó, đun lửa cho sôi 30 phút, chiết lấy nước nhất. Lại thêm nước nấu 30phút, chết lấy lần thứ hai, giữ riêng phần sắt thuốc. Cho hai lần nước chiết vào nồi inox, thêm một ít nước lọc, bỏ thịt gà và Hoài sơn vào. Đun lửa cao ngọn cho nước soi, đổ chút rượu hương liệu vào cho thơm rồi vặn lửa nhỏ nấu thêm một tiếng đồng hồ, khi nào thịt, Ý dĩ, Hoài sơn chín mêm nhừ là được. Cuối cùng, thêm gia vị, muối, bột nêm làm bằng rau cải cho vừa khẩu vị. Dùng canh này trong bữa ăn. Ăn cả cái lẫn nước, tùy thích
- Công dụng: Bôt tỳ Vị, sinh huyết, Nhuận Phế, ngừng ho, bổ âm, kháng ung thư. Chủ trị ung thư phổi, ho khan, mệt sức, ăn uống kém, gầy ốm.
Trà thuốc chống ung thư.
Trà thuốc chống ung thư:
1. Trà rong biển:
- Công thức: Rong biển (tảo biển)15g
- Cách làm: Rửa nhẹ rong biển trong nước ấm cho sạch cát, bỏ vào nồi đất hay nồi inox, thêm lượng nước thích hợp nấu sôi khoảng 30 phút, chiết lấy nước. nấu hai lần như thế. Sau cùng, đổ chung hai nước lại, cô đặc còn khoảng 300ml là được.
- Cách dùng: Uống như uống nước trà. Ngày hai lần, mỗi lần lường khoảng 150 ml pha với ít nước sôi. Chia uống nhiều lần. CHủ trị ung thư dạ dày, đại tràng, u bướu tuyến giáp trạng. Có tác dụng bổ trợ, tiêu u bướu, rất hay.
2. Trà ô mai, sơn tra:
-Công thức: ô mai 10 quả + Sơn tra phiến 15g + Trà xanh 10g
- Cách làm: Cho cả ba vị vào nồi inox hay nồi đất (không dùng nồi nhôm), thêm một ít nước vào nồi đun lửa nấu cho sôi khoảng 15 phút là được. Lọc lấy nước uống thay trà, uống nhiều lần trong ngày.
- Công dụng: Phòng chống ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng, cổ tử cung và ung thư đường tiết niệu. Giúp cải thiện việc thèm ăn, tiêu u bướu.
- Công thức: Lá đu đủ (phơi khô) 15g+ lá dâu tằm ăn (phơi khô) 15g + Táo đỏ (bỏ hạt) 10g
- Cách làm: cắt vụn cả ba vị nêu trên, bỏ vào một cái ly, chế nước đun sôi vào ly, đậy kín, giữ khoảng 15 phút là dùng được.
- Công dụng: Uống nhiều lần như uống trà. Có thể thêm nước sôi từ 3-5 lần. có tác dụng giãn cân cơ, giảm đau, kháng ung thư. Thích hợp cho người bị bệnh ung thư gây khó thở, khối u vùng ngực, đau nhói liên miên.
4. Trà bạch hoa xà thảo:
- Công thức:
Bạch hoa xà thảo 30g + bán chi liên 15g + bán biên liên 15g
- Cách làm: Cắt nhỏ cả ba vị thuốc này, rửa sạch đất bụi, cho vào nồi rồi đổ nước nấu khoảng 15 phút, chiết lất nước nhất. Lại đổ thêm nước nấu 30 phút, chiết lấy nước nhì. Hòa chung hai nước thuốc, lọc sạch, uống thay trà.
- Công dụng: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, kháng ung thư, Trà thuốc này thích hợp với nhiều bệnh ung thư, không cứ ở vị trí nào, chưa làm mủ hay đã làm mủ đều có ích.
II. BỆNH LIỆT KHANG (Aids/sida)
Khái niệm:
- Bệnh AIDS là gì? Là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, còn gọi là bệnh liệt kháng – nghĩa là sự đề kháng hay chống trả của cơ thể hoàn toàn bị tê liệt hoặc bị hủy diệt.
- Do một loại siêu vi trùng (virus) có tên là HIV gây ra. Dân tộc Trug Hoa gọi là AIDS bằng từ “Ái tử” nghĩa là bệnh “chết” vì “yêu”.
- AIDS là tên viết tắt của nhóm từ tiếng Anh “Acquired Immunodèiciency Syndrome”
- SIDA là tên viết tắt của nhóm từ tiếng Anh “Human Immnodoficiency Virus”
- Suy giảm miễn dịch có ý nghĩa như thế nào?
Trước hết, hệ thống miễn dịch (immune system) gồm toàn bộ cơ quan, mê, tế bào giữ chức năng bảo vệ có nhiệm vụ chống trả và đẩy lùi mọi tác nhân gây bệnh bất cứ từ đâu xâm nhập vào cơ thể.
Hệ miễn dịch được cấu tạo bằng những phần tử hòa tan, như kháng thể hoặc là lymphokine, và nhiều tế bào chuyên trách đặc biệt khác.
- Tế bào có thẩm quyền miễn dịch gồm lymphô bào (lymphocyte) chiếm khoảng 30%, bao gồm các tề bào đặc hiệu cao cấp:
Lymphô bào B, nằm trong tủy xương là những nhà máy kháng sinh có khả năng xuất hàng tỷ kháng sinh khác nhau, tương ứng với mọi tác nhân xâm nhập.
Các lym phô bào T, nằm tại tuyến ức (thymus gland), trong đó lymphô bào T4 giữ vai trò “lãnh đạo” điều hành tổng quát gồm: kích thích, huy động lực lượng, phóng xuất, kềm hãm các lymphô bào khác bằng cách tự sản xuất ra những chất hóa học gọi là lymphokine.
- Tế bào chuyên trách gồm các thực bào. Trong đó bạch cầu đơn nhân và bạch cầu đa nhân chiếm khoảng 70%, có nhiệm vụ “suốt nóng” kẻ thù.
- Khi phát giác kẻ thù xâm nhập, hệ thống miễn dịch lập tức huy động mọi phương tiện và khả năng để chống trả, tiêu diệt; đồng thời ghi luôn vào “bộ nhớ” hình ảnh kẻ thù để sẵn sàng đối phó một cách hữu hiệu về sau:
- AIDS lại nhắm thẳng vào lymphô bào T4 mà tấn công. Một khi nhà “Lãnh đạo” đội quân phòng vệ trúng thương hoặc tử thương thì toàn bộ hệ miễn dịch bị sụp đổ, hàng rào bảo vệ bị phá vỡ, mọi tác nhân gây bệnh đều có thể thừa cơ hội xâm nhạp vào các cơ quan nội tạng gây nhiễm trùng cơ hội. Người bệnh vừa bịAIDS tấn công vừa bị các thứ bệnh viêm nhiễm khác tự do hành hạ sức khỏe. Tình trạng trên gọi là hội chứng. Tính mạng rất khó bảo toàn.
-Virut là gì? Là hình thái đơn giản nhất và nhỏ nhất của sinh vật, còn gọi là sự sống. Tế bào của động vật và thực vật đều có 2 loại acid nucleic trong nhân gồm DNA và RNA, trái lại virus chỉ gồm đơn thuần 1 chuỗi acid nucleic duy nhất và 1 màng bọc bên ngoài. Do cấu trúc quá đơn giản, virus không tự sản xuất được các chất cần thiết để tăng trưởng nên phải nhờ cậy một tế bào “túc chủ” khác gồm động vật, thực vật hay vi khuẩn, để vừa ký sinh (sống nhờ) vừa sử dụng luôn nguồn nguyên liệu của tế bào chủ để phát triển. Bởi lẽ virus là loại ký sinh nên mỗi virus chỉ đeo bám một “túc chủ” và gây ra một bệnh nhất định.
- Tác nhân gây hội chứng AIDS ở người là virus HIV, được xếp vào giống Lentivirus (gây nhiễm trùng chậm phát triển) họ Retroviridae, có khả năng chuyển hóa chuỗi RNA cơ hũu thành DNA trong trường hợp cần thiết.
- Virus gây bệnh như thế nào? Tất cả các loại virus đều hoạt động theo một mô thức giống nhau qua nhiều giai đoạn:
Thoạt đầu là cố định: Virus tìm cách tiếp cận, cố đeo bám và gắn chặt vào tế bào “túc chủ”. Ở giai đoạn này y học có nhiều khả năng hóa giải, chẳng hạn như virus trong bệnh chó dại cắn, cho tiêm ngay huyết thanh chống dại. Kết quả, virus chó dại sẽ nhả ra khỏi tế bào “túc chủ” và chết.
Giai đoạn xâm nhập: Khi bám được vào tế bào “túc chủ”, vi rút liền cởi bỏ màng bọc bên ngoài chui lọt vào bên trong tế bào cộng sinh. Tiếp theo, toàn bộ chuỗi acid nucleic có chứa sẵn những thông tin cần thiết, virus “meh” liền sản xuất ra nhiều virus “con” theo dòng thời gian. Trung bình, mỗi “túc chủ” bị cưỡng ép sản xuất khoảng 300-500 viruses.
Giai đoạn lắp ráp: Các virus “con” tăng trưởng và sau cùng trở thành virus hoàn chỉnh với những đặc tính nguyên thủy.
Giai đoạn phá hoại: Cuối cùng, viruses tự giải phóng khỏi “túc chủ” và quay lại hủy diệt luôn “túc nhà” đã có công nuôi mình khôn lớn. Đến giai đoạn này hội chứng sụy giảm miễn dịch bắt đầu.
HIV/AIDS hiện nay là một trong những bệnh lây nhiễm phổ biến và nguy hiểm nhất trên thế gịới. Tại các quốc gia chậm phát triển, mức độ lây lan virus HIV gia tăng khủng khiếp. Riêng tại Việt Nam, theo một báo cáo mới nhất năm 2002 của cơ quan Phoìng chống HIV/AIDS liên hợp quốc (UNAIDS) cho biết, Việt Nam hiện có trên 300.000 trường hợp bị nhiễm virus HIV và mỗi tháng có thêm khoảng 1.700 người mới bị lây nhiễm. Tuy nhiên, trên thực tếm theo bảng thông tấn ÀP loan tải nguồn tìn từ Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh (Centers for Disease Control & Prevention) của Hoa Kỳ nhận định, số người Việt Nam nhiễm virus HIV có khoảng 3 lần nhiều hơn con số được thống kê chính thức.
Nguyên nhân:
- AIDS là hậu quả do nhiễm trùng bởi siêu vi HIV. Chúng tấn công các tế bào phòng vệ mang tên kháng nguyên CD4 + (CD4 + antigen) Trong đó lymphô bào T là một loại tế bào mặc định đặc hiệu đóng vai trò điều hành hệ thống phòng thủ của cơ thể.
- Nhiễm trùng có ít nhất 2 tác động đe dọa trực tiếp: làm suy giảm hệ miễn dịch và phá hủy hệ thần kinh trung ương.
Khi virus HIV phá hủy quần thể các lymphô bào T thì hệ miễn dịch bị tê liệt hoặc biến mất. Như gió vào nhà trống, hàng loạt bệnh tật tha hồ xâm nhập và tàn phá cơ thể.
Khi virus HIV tấn công hệ thần kình trung ương, chúng phá hủy các mô của não và tuỷ sống. Thời gian mắc bệnh càng lâu, mức phá hủy càng nghiêm trọng, dẫn tới hàng loạt rối loạn về chức năng vận động và ý thức. Người bệnh hao mòn thân xác, trọng lượng giảm nhanh và dễ tử vong vì nhiễm trùng cơ hội bộc phát kèm theo.
- Tiến trình lây nhiễm virus được chia thành ba dạng thức:
Suy giảm miễn dịch (immunodeficiency)
Tự nhiễm dịch (autoimmunity)
Loạn chức năng thần kinh (neurologic dysfunction)
Tiến trình sinh sản của virus sau khi lây nhiễm, có ba hình thái xảy ra.:
Virus tăng trưởng cực nhanh chỉ trong vòng vài tuần lễ khởi đầu lây nhiễm. Lúc này virus làn khắp cơ thể, có thể tìm thấy trong não và tuỷ sống trước khi tìm thấy trong máu. Các loại tế bào miễn dịch đều bị xâm nhập, kể cả các đại thực bào và tế bào đuôi gai. về lâm sàng, triệu chứng chung gầm cúm nhẹ và hạch sưng to.
Giảm nhiễm trùng sau 3-6 tuần lễ kể từ ngày lây nhiễm. Số lượng virus hiện diện trong máu và hệ thần kinh trung ương giảm xuống đến mức thấp nhất. Các triệu chứng nhiễm trùng biến mất, ngoại trừ các hạch vẫn sưng to. Trong giai đoạn này, đến 95% bệnh nhân bị nhiễm HIV vẫn cảm thấy khỏe mạnh và không tin rằng mình mắc bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, virus vẫn âm thầm gia tăng đều đặn rồi đột ngột bùng phát mạnh.
Nhiễm trùng yên lặng trở thành nhiễm trùng thầm lặng. Sự biến đổi này rất hiếm thấy và rất khó chuẩn đoán nếu không nhờ thử nghiệm để tìm ra các thông tin DNA của virus.
Lây truyền:
Virrú HIV lây truyền từ người nầy sang người khác bằng ba con đường thông dụng:
- Qua đường tình dục-Con đường này được xác định từ một phụ nữ bị nhiễm HIV truyền qua một người đàn ông khỏe mạnh sau khi giao hợp hoặc một người đoàn ông đã bị nhiễm HIV truyền sang cho vợ hay một phụ nữ khác. CŨng được xác định lây truyền qua đường sinh dục giữa hai người đàn ông, còn gọi là đồng tính, giao hợp bằng ngã hậu môn. Chỉ cần một lần giao hợp là đủ.
- Truyền qua máu: Đây là con đường lây nhiễm HIV cao nhất. Hầu hết những ai được tiếp máu bởi những người bị nhiễm HIV đều mắc bệnh HIV/AIDS, kể cả trường hợp ghép nội tạng như gép gan, thận. Vấn đề dùng chung kim hích có chứa virus HIV không được sát trùng cũng thuộc loại lây lan bằng đường truyền máu. Tại Hoa kỳ và Châu Âu có hơn 60% người nghiện ma túy sử dụng kiêm tiêm chung đã bị nhiễm HIV.
- Qua thụ thai: Mẹ bị nhiễm HIV mà mang thai, tỷ số thai bị lây nhiễm theo mẹ rất cao. Theo thống kê của cơ quan Phòng chống HIV/AIDS Liên hợp quốc (UNAIDS) cho biết, khoảng 50% trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HIV đề bị lây nhiễm theo mẹ. Việc bào thai bị lây lan rất sơm, ngay từ tháng thứ 5 trong bụng mẹ. Các nhà khoa học cũng tìm thấy virus HIV nằm trong sữa mẹ nhưng chưa ghi nhận trẻ em bú sữa mẹ có bị lây nhiễm hay không.
Dấu hiệu và triệu chứng:
Sự lây nhiễm virus HIV tự nó biểu lộ dưới nhiều hiìn thức. Thoạt đầu, ở giai đoạn sơ nhiễm, người bệnh chỉ cảm thấy hội chứng như bị cảm cúm hay nhiễm một loại siêu vi nào khác rồi kéo dài trong nhiều năm mà chẳng thấy thêm triệu chứng nào nữa. Giai đoạn thầm lặng này chỉ có trong phòng thí nghiệm mới khám phá ra được sự hiện diện của virus HIV hay không mà thôi.
Khi triệu chứng xuất hiện, có nhiều dấu hiệu kèm theo:
Nổi hạch toàn thân một cách dai dẳng (adenopathy)
- Nhiều hội chưýng không đặc trưng: sụt cân, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi về đêm.
- Rối loạn về thần kinh do hậu quả HIV tấn công hệ thần kinh trung ương (não).
-Nhiễm trùng cơ hội (opportunistic infection) hoặc gây ung thư.
Về nhiễm trùng cơ hội gồm có các bệnh thường gặp:
Viêm phổi do động vật nguyên sinh pneumocystics carinii (FC) lây nhiễm gây sốt, ho, khó thở, bạch cầu trong máu khi tăng khi bình thường chiếu X-ray thấy thâm nhiễm lan tỏa từ hai rốn phổi ra ngoài vi. Phân tích trong đàm thấy sự hiện diện của PC.
Bệnh nấm Canđia ở thực quản khí quản, phế quản hoặc phổi gây khó nuốt, ho, khó thở.
Bênh do Cryptococcus neoformans chủ yêu viêm não, viêm màng não; triệu chứng gây đau nhức đầu, buồn nôn, đi đứng lảo đảo, lú lẫn, nhìn lòa, sốt, nhức đầu, phù gai mắt, liệt dây thần kinh sọ. Tiến triển nhanh chóng dâẫntới hôn mê, phù não và chết.
Tiêu chảy do Crystosporidium. Người bị bệnh AIDS thươờn hay tiêu chảy, lúc đầu ít nhưng ngày càng đi nhiều lần và nặng thêm, mỗi ngày có khi phóng trục đến 17 lít chất lỏng. Sau 6 thang tiêu lỏng, số người chết lên đến 50%.
Bệnh do virus Cytomegalovirus. Loại virus này gây nguy hiểm khắp mọi cơ quan: Ở phổi thì gây viêm phổi, ở hệ thống tiêu hóa thì làm loét thực quản, loét dạ dày, loét ruột già làm chảy máu hoặc thủng tựôt, ở gan gây viêm gan, viên túi mật, ở thần kinh thì gây viêm não, ở mắt thì làm viên võng mạc gây mù lòa.
Bệnh do virus Herpes gây viêm răng, viêm lợi, viêm họng, viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo, viêm trực tràng, viêm quanh hậu môn, viêm giác mạc, viêm não và màng não, viêm phổi, viêm thực quản, mụn rộp môi, mụn rộp bộ phận sinh dục.
Về ung thư có các đại biểu
Sarcoma Kaposi, là một loại ung thư ngoài da, thường xảy ra thường xảy ra ở người cao tuổi. Dấu hiệu gồm có một hoặc nhiều cục, mảng, không đau, màu hồng hoặc đỏ thẫm hay tím , phát triển nhiều nhất ở chân, ít gây tử vong, Nhưng với người mắc bệnh AIDS, bệnh sarcoma Kaposi lại thấy xuâấthiện ở lớp người trẻ tuổi hơn, hay lan tỏa hơn. Khoảng 70% bệnh nhân có tổn thương nội tạng. chủ yếu thuộc hệ thống hô hấp, ống tiêu hóa và hạch bạch huyết. Diến tiến nhanh và nặng.
U lymphô bào não nguyến phát, thươờn xảy ra ở những người dưới
60 tuổi, làm biến đổi nhân cách ngoài khả năng kiểm soát. Có các dấu hiệu thương tổn thần kinh khu trú, hay co giật.
Viêm não do Toxoplasma, một tác nhân gây ra tử vong quan trọng cho người bị bệnh AIDS. Lâm sàng có triệu chứng sốt, nhứt đầu, đột quỵ, rối loạn tâm thần. Dịch não tủy có tăng protein và và tế bào. Chụp X-rays cắt lớp thấy hình viêm não lan tỏa.
Những hệ lụy cận AIDS hay PSC, nhầm chỉ những trường hợp nhiễm virus HIV nhưng không có triệu chứng lâm sàng. PCS là gì? Là dâấuhiệu lâm sàng mà trong đó gồm một dấu hiệu chính và một dấu hiệu phụ cộng thêm ít nhất một biến đổi miễn dịch cùng với ít nhất hai dấu hiệu khám phá trong phòng thí nghiệm:
+ Dấu hiệu lâm sàng chính: Sưng hạch bạch huyết từ 1cm trở lên. xuất hiện ít nhất hai vị trí trở lên ngoài vị trí hạch háng, xuất hiện từ 6 tháng trở lên, bị mụn rộp ở miệng, bị bệnh zona (giời leo) dưới 60 tuổi; sốt liên tục từ 3 tháng trở lên, sụt cân từ 10% trở lên, tiêu chảy 3 tháng trở lên.
+ Dấu hiệu lâm sàng: Đổ mồ hôi ban đếm 3 tháng trở lên. mệt mỏi, ngưa từ 1 tháng trở lên. Viêm da bã nhờn lan rộng hoặc bị chàm (eczema), u mềm lây lan rộng, viêm xoang dai dẳng không rõ nguyên nhân.
+ Biên đổi về miễn dịch: Đếm lymphô bào T dưới 400/mm3, tức nhỏ hơn 1, cho thấy tế bào phòng vệ yếu hơn tác nhân gây bệnh. Mất hiêệuứng da.
+ Dâấuhiệu trong phòng thí nghiệm: Gồm kháng thể HIV dương tính (+), cấy HIV thấy dương tính (+) bạch cầu giảm hơn 4.000/mm3, lymphô bào giảm hơn 1.000/mm3, hồng cầu giảm hơn 35. tiểu cầu giảm hơn 100.000/mm3, globulin huyết thanh giảm hơn 3.5g/dl cholesterol huyết thanh giảm hơn 135mg/dl và tôc độ lắng máu lại tăng.
AIDS ở trẻ em: Khi bà mẹ bị bệnh AIDS sinh con, nhiều dấu hiệu và triệu chứng có thể thấy xuất hiện ở hài nhi ngay lúc lọt lòng, rõ rệt nhất từ tháng thứ 6 trở đi. Trước hết, trọng lượng và chiều cao của hai nhi không tăng trưởng đều đặn như các trẻ bình thường, chậm lớn. Tiếp theo thấy hạch, gan, lạch to ra mà không rõ nguyên nhân. Cũng thấy những triệu chứng về thần kinh giống như bị bệnh AIDS ở người lớn và nhiễm trùng cơ hội phát triển mạnh. Cơ may sống sót ở trẻ em tiên lượng rất xấu. Trong vòng 2 năm tỷ lệ tử vong trên 50%.
Điều trị:
1. Y học hiện đại:
- Tuy có vài loại chế phẩm trị bệnh AIDS được quốc tế công nhận nhưng thực tế vẫn chưa có giá trị đặc hiệu về mặc lâm sàng, giá thành còn quá cao.
-Phòng chống HIV/AIDS vẫn là giải pháp được voi trọng, trong đó vệ sinh tính dục như khuyến khích duy trì hôn nhân một vợ một chồng, mang bao cao su trước khi giao hợp và vệ sinh dụng cụ tiêm truyền như dùng kim chích 1 lần hoặc tiệc trùng đúng phương pháp luôn được đặt lên hàng đầu.
2. Y học cổ truyền:
Bệnh AIDS hay SIDA không có tên trong danh mục y học cổ truyển. Tư liệu hay y văn về bệnh HIV/AIDS chỉ bắt đầu thấy xuất hiện kể từ năm 1985. Lý do dễ hiểu, vì HIV/AIDS mới được khám phá vào năm 1981 cho nên còn gọi là bệnh thời đại. Tuy vậy, Đông y học vẫn nỗ lực nghiên cứu bệnh HIV/AIDS song song với y học hiện đại và cũng đạt nhiều thành tựu trên .lâm sàng.
Đông y trị bệnh AIDS dựa trên học thuyết Âm Dương và sự quan bình khí hóa của 2 thứ khí lực gồm vinh khí và vệ khí.
- Vinh khí bắt nguồn từ thực phẩm ăn uống. Sau khi được hấp thu qua ruột và gan, thực phẩm biến hóa thành chất tinh bá khí lực, được gan truyền tải lên tim để vận chuyển ra khắp châu thân nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng. Đối với khoa học, vinh khí được đồng hóa dưới dạng õyen, hydrogen.
- Vệ khí là năng lực tích lũy từ hệ quả dung nạp vinh khí, được vận chuyển qua những bạch hạch. Còn gọi là mạch lâm ba (lymphatic vessels) ra tới ngoại biên. Chức năng của vệ khí là phòng về cơ thể, chống trả mọi tác nhân gây ra bệnh tật.
Vinh khí và vệ khí được điều hành bởi 3 cơ quan, xem như 3 lò luyện khí hóa, gọi chung là tam tiêu gồm:
- Thượng tiêu: Điều hành các cơ quan nằm ở phía trên như: tim, phổi, khí quản, thực quản…
- Trung tiêu: Điều hành các cơ quan nằm ở phần giữa cơ thể và lo về tiêu hóa như: dạ dày, gan, ruột, lá lách, tụy…
-Hạ tiêu: Điều hành phần dưới cơ thể và chuyên trách bài tiết như: thận
, bàng quang, ruột già, hậu môn…
Dưới cái nhìn của y học hiện đại, tam tiêu Đông y dược đồng hóa với hệ thống thần kinh thực vật (neuro vegetative sýtem) gồm hệ giao cảm và hệ đại giao cảm phân phối với 3 tùng: tùng tim (cardiac plexus). Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu y học hiện đại. Bởi thế, Đông y điều trị bệnh AIDS rất chú trọng đến những loại dược thảo có ông năng thúc đẩy hệ thống vệ khí hoạt động mạnh mẽ hơn
Sau đây là một số bài thuốc điều trị bệnh HIV/AIDS có hiệu quả do Trung Y phổ biến.
Do phế âm hư
- Triệu chứng: Ho không có đàm, cổ họng ngứa gay hò, mất tiếng hoặc giọng nói khàn khàn, sốt về chiều, hai má ửng đỏ, khát nước, nóng hầm trong xương, khạc đàm có lẫn máu, đau lưng, nhức mỏi, người gầy ốm, sụt cân, miệng lưỡi khô, đổ mồ hôi trộm, đàn ông bị di tinh, phụ nữ bị huyết trắng, mạch đi hư nhược.
- Pháp trị: Tư thận, dưỡng phế
- Bài thuốc: “Tri bá địa hoàng thang” hợp với “Sa sâm mạch môn đông gia giảm”
-Công thức:
Sinh dại 24g
Sơn thù nhục 12g
Hoài sơn 12g
Phục linh 09g
Trạch tả 09g
Mẫu đơn bì 09g
Tri mẫu 09g
Hoàng bá 09g
mạch môn đông 20g
Sa sâm 16g
Cam thảo 06g
Chế bán hạ 06g
Đại táo 05 quả
Sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm:
Nếu có choáng váng, ù tai, vã mồ hôi, kiệt sức, gia Hoa kỳ sâm 12g, Ngũ vị tử 12g.
Nếu có ho, gia Hạnh nhân 12g, Tỳ bà diệp 12g
Nếu đàm có lẫn máu, gia Trắc bạch diệp (sao đen) 12g, Tiên hạc thảo 30g, Bạch mao căn 30g
Do Tỳ hư, huyết suy
- Triệu chứng: Nôn mữa, biếng ăn, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, mệt mỏi, tiêu chảy, cơ thể gầy ốm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, thần sắc u tối, mạch đi trầm vi vô lực.
- Pháp trị: Bài “Bổ trung ích khí” hợp với bài “Quy tỳ gia giảm”
- Bài thuốc:
Chích Hoàng kỳ 16g
Nhân sâm 08g
Đương quy 12g
Bạch truật 12g
Thăng ma 06g
Sài hồ 06g
Trần bì 06g
Cam thảo (nướng chín)
phục linh 12g
Chính viễn chí 08g
Long nhãn nhục 06g
Mộc hương 06g
Hắc táo nhân 12g
Đại táo 03 quả
Gừng sống 03 lát
Sắc uống ngày 1 thang
- Gia giảm
Nếu có tiêu chảy, gia Bạch biên đậu 12g, Đại phúc bì 08g
Nếu có nôn mửa, gia Can khương 06g, Chế bán hạ 08g, Trúc nhự 12g
Nếu thở mệt, gia Hoàng sơn 16g Ngũ vị tử 04g
Nếu đau hông sườn bên phải, gia Uất kim 10g, tăng Sài hồ lên 10g
Do nhiệt thịnh hại huyết
- Triệu chứng: Sốt cao, nỏi ban đỏ, ói ra máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, co giật, giảm nói.
- Pháp trị: Tiết nhiệt giải độc, thanh dinh, lương huyết.
- Bài thuốc: Gồm 5 bài “Thanh din thang”, “Thanh ôn bại độc thang”, Linh dương câu đằng thang”, Tử tuyết đơn” và “Chí báo đơn” gia giảm hợp vị.
-Công thức:
Đan sâm 20g
Liên kiều 20g
Kim ngân hoa 20g
Sinh địa 40g
huyền sâm 16g
Mạch môn đông 16g
Thủy ngưu giác 20g
Hoạt thạch 30g
Xuyên hoàng liên 08g
Đạm trúc diệp 08g
Sa sâm 12g
Thiên trúc hoàng 16g
Hổ phách 08g
Tiên hạc thảo 30g
Bạch mao căn 30g
sắc uống ngày 1 thang.
- Ghi chú: Vào năm 1991, một số nhà nghiên cứu Hoa kỳ và Anh, sau thời gian tìm kiếm chế phẩm đặc trị bệnh AIDS không mấy thành công, đã quay sang nghiên cứu dược thảo và khám phá nhiều kết quả rất khích lệ. Trong số cây cỏ thiên nhiên làm thuốc khá nổi tiểng của Trung Quốc
, các nhà khoa học chú ý nhất 3 vị dược thảo:
1. Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus) thuộc họ Đậu (Fabaceac). Theo kinh nghiệm cổ truyền, người Trung Hoa dùng Hoàng kỳ để trị bệnh cảm lạnh, cúm, viêm khí quản, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh do nhiễm trùng, làm thuốc hồi phục sức khỏe, yếu sức, mệt mỏi, bệnh ung thư (cancer). về tác dụng dược ký, Hoàng kỳ có công năng kích động tình dục kéo dài, gia tăng sức co bóp cơ tim, giãn mạch ngoại vi giúp cho máu lưu thông nhiều hơn nên làm hạ huyết áp, thông hiểu tiện nhờ mạch tim và thận giãn nở tốt hơn, ngăn ngừa được chứng mao mạch dễ vỡ nhờ nâng cao sức đề kháng của mao mạch, có tác dụng kháng sinh.
Ngày nay giới khoa học thừa nhận Hoàng kỳ có tác dụng nâng cao nhiều chức năng của hệ thống miến dịch, giúp bảo vệ gan tránh bị nhiễm độc, chống ông thư, làm thuốc bổ dưỡng. Sau nhiều cuộc khảo sát vị Hoàng kỳ, các nhà nghiên cứu đưa ra một số nhận xét:
- Tác dụng nâng cao hệ miễn dịch: Có phản ứng mạnh chống lại trên phạm vi rộng những tác nhân lạ, đặc biệt là sự miễn dịch, đóng vai trò kháng sinh mạnh. Tìm thấy trong Hoàng kỳ có ít nhất 3 chất polysaccharides và 2 chất saponin đã góp phần vào tác dụng kháng sinh.
- Tác dụng chống ung thư: Các nhà nghiên cứu thuộc Trường University of Texas Medical Center in Houston Hoa kỳ ghi nhận nước cốt chiết xuất từ Hoàng kỳ có tác dụng làm gia tăng chức năng của lymphô bào T, nâng cao sức đề kháng cơ thể, có đặc tính giống như hoa trị liệu pháp (chemotherapy) nhưng không thấy gây tác dụng phụ, làm tổn hại tế bào lành mạnh. Ngoài ra, Hoàng kỳ còn làm tăng thêm yếu tố hoại tử ung thư (tumor necrosis factor – TNF), một loại tế bào miễn dịch diệt ung thư.
- Tác dụng bổ dưỡng: sau 80 cuộc khảo sát trong phòng thí nghiệm lẫn trên cơ thể con người, các nhà nghiên cứu ghi nhận vị Hoàng kỳ làm gia tăng lượng giưỡng khí nhờ kích thích sự hình thành tế bào hồng cầu trong tủy xương, giữ vai trò chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại dốc tự do độc hại (harmful free radicals), giúp phòng vệ lá gan hết sức hữu hiệu.
- So sánh với y dược (drugs): Các nhà nghiên cứu cho thực hiện một cuộc khảo sát 1,137 người bệnh dùng Hoàng kỳ kèm với những loại thuốc có tác dụng phụ và thuốc có độc tố thì thấy mức độ gây tai biến giảm một cách rõ rệt như trường hợp dùng thuốc steroids để trị bệnh giảm bạch cầu mãn tính (chronic leukopenia), thuốc chống ung thư stilbenemide, thuốc interfeno trị viêm gan siêu vi B hay C. Hoàng kỳ vừa có khả năng làm giảm mức nhiễm khuẩn vừa bảo vệ gan tránh hư hoại bởi thuốc chống ung thư nhờ 3 hoạt chất chính: Polysaccharides (astragalan I-II-III), saponins (astramembrauuin I-II) và betaine.
2. Nhân sâm (panax ginseng): Là loại dược thảo quý đứng hàng đầu trong danh mục thuộc bổ khí của Đông Y, thuộc họ ngũ gia bì (araliaceae), đựơc các dân tộc phương Đông dùng làm thuốc cách nay trên 5.000năm.
Thành phần hóa học chính yếu trong nhân sâm gồm có: Ginsenosides, triterpenoid saponins, sesquiterpenes, polyacetylenes and polysaccharides.
Tác dụng dược lý gồm: Tăng lực, giảm mệt mỏi, cải thiện tình trạng nóng lạnh đột biến và căng thẳng thần kinh, gia tăng sức chịu đựng bền bỉ, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thực tế, nhân sâm tacd dụng lên huyết áp và tim với 2 hướng đối chiều: Nếu dùng liều thấp tác dụng lên thần kinh phế vị làm tăng huyết áp, dùng liều cao tác dụng lên thần kinh giao cảm làm hạ huyết áp, có tác dụng làm hẹ đường huyết trong bệnh tiểu đường, có tác dụng gia tăng khả năng tính dục.
3. Qua lâu (Trichosanthes). Qua lâu là một loại dây leo giống như bầu, bí, dưa leo, mướp, gấc của Việt Nam, tên khoa học Trichosanthes, thuộc họ bí (cucurbitaceae), có nhiều loại như Trichosanthes kirilowii Maxim, trichosanthes multiloba Miq. Đông y gọi qua lâu bằng 2 tên khác là hạt thảo ca hay qua lâu nhân hoặc quát lâu nhân, vì thường chỉ dùng hạt để trị bệnh mà thôi. Ngoài ra Đông y còn dùng vỏ quả qua lâu mang tên thiên hoa phấn hay qua lâu căn (radix trichosathis) để trị bệnh.
Thành phần hóa học trong quả qua lâu, các nhà khoa học tìm thấy một hóa tố cực kỳ quan trọng là chất Trichosanthin. Xưa kia, người Trung Hoa cũng đã biết sử dụng qua lâu để làm trụy thai, tức trục bào thai, do những phụ nữ không muốn sinh con nhưng không ai hiểu do đây mà có tác dụng.
Vào năm 1986, Giáo sư Yeung đã làm một cuộc thí nghiệm, thấy rằng chất protein từ quả qua lâu tên là Trichosanthis có công năng giết chết những dưỡng phôi bào (trophoblast) trong lá nhau của động vật. Chất Trichosanthis còn có tác dụng gia tăng sức mạnh đối với nhóm đại bào, (macrophages) thường đóng vai trò những tế bào quét rác, tẩy trừ các độc tố tai hại. Thực tế, Trichosanthis là một Polypeptide (cầu nối giữa các amino acid) gồm 234 amino acids liên kết nhau. Trong khi đó tại Hoa Kỳ, Bác sĩ Michael Mc. Grath, Giám đốc một phòng thí nghiệm nghiên cứu về bệnh AIDS ở San Franciso Tiểu Bang Califonia thấy rằng ngoài lymphô bào T bị virus HIV xâm nhiễm, một số đại bào giữ vai trò khử độc cũng bị chung số phận. Từ khám phá nầy Bác sĩ Grath kết luận, sở dĩ đến bây giờ vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh AIDS vì các chế phẩm đang lưu hành chỉ nhắm tới mục tiêu hủy diệt các lymphô bào T bị xâm nhiễm, riêng đại bào bị xâm nhiễm thì chưa ai nghĩ tới.
Khi tin tức khoa học được truyền đi, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Yeung liền gửi tặng Bác sĩ Grath 1 bình nhỏ, chất Trichosanthim chiết xuất từ quả qua lâu mộc hoang trên núi kèm theo lời giải thích chất nầy có hoạt tính kháng HIV, hủy diệt những tế bào bị xâm nhiễm thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể, kế cả đại bào, mà không làm ảnh hưởng đến những tế bào lành mạnh. Giáo sư Yeung đề nghị Bác sĩ Grath thử dùng trị cho những bệnh nhân mắc bệnh AIDS tình nguyện.
Vào năm 1989, Bác sĩ Grath và nhóm nghiên cứu sau khi cho tiến hành nhiều cuộc khảo sát chất Trichosanthis, đưa ra báo cáo chứng minh nó có đặc tính chặn đứng sự hoạt động của virus HIV. Dĩ nhiên cuộc thử nghiệm trên con người không đơn giản. Hiện nay cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, gọi tắt FDA (the Food and Drug Administration), đang cho trắc nghiệm hiệu quả của chất Trichosathin dưới tên GLQ.223 và cũng ghi nhận nhiều chỉ dấu rất tích cực. Hy vọng trong tương lai gàn, chất Trichosanthin hay GLQ.223 sẽ trở thành một thứ thần dược, giúp con người loại trừ được bệnh AIDS.
Ngoài ra, các thầy thuốc Trung Y còn sử dụng khá nhiều lọai dược thảo thiên nhiên khác trị bệnh AIDS/SIDA có hiệu quả mặc dù chưa được y học thực nghiệm công nhận, gồm có: Tỏi hay Đại tóan (allium sativum), nấm shiitake (lentinus edodes), đu đủ (carica papaya), gừng (panax Sp), Aloe vera, Chelidonium majus.
- Tại nước Tanzania, Châu Phi, các nhà y học địa phương phối hợp với một số nhà nghiên cứu dược thảo của Trung Quốc đã dùng một phương thang gồm toàn cây cỏ thiên nhiên điều trị cho 200 bệnh nhân AIDS đang ở vào các giai đoạn bộc phát khác nhau trong vòng 3 năm rồi cho đối chiếu với nhóm bệnh chỉ dùng Âu dược. Kết quả 17 trường hợp huyết thanh dương tính đã biến mất, 165 trường hợp được cải thiện khả quan, hầu hết lymphô bào T hoạt động bình thường. Công thức gồm ba dược thảo:Polyporus umbellatus. Đông trùng hạ thảo (cordyceps sinensis) và paeonia obovata.
- Nhiều nhà nghiên cứu y học Ây Mỹ công nhận, trong số 27 vị dược thảo thuộc loại kháng khuẩn của Trung Y có đến 11 vị có khả năng ức chế virus HIV/AIDS gồm:
- Ngưu bằng (arcitiin lappa)
- Kim ngân hoa (lonicera japonica)
- Xuyên tâm liên hay Khổ đảm thảo (andrographis paniculata)
- Hoàng liên (coptis sinensis)
- Hạ khô thảo (brunella vulgaris hay Prunella vulgaris)
- Quán chúng (woodwardia unigemmata)
- Nha đam hay Lô hội (aloe vera)
- Tỏi (allium sativum)
- Hoàng kỳ (astragalus)
- Cam thảo (glycyrrhiza glabra)
- Nghệ vàng (curcuma longa)
Ngoài ra, một số thực phẩm và dược thảo sau đây cũng có tác dụng nâng cao hệ miễn nhiễm, kháng siêu vi HIV/AIDS.
- Nấm đông cô Nhật Bản (maiitake).
- Nấm hương Nhật Bản (shiitake)
- Nấm linh chi (reishi – ganoderma lucidum)
- Địa nhĩ thảo St. John’s – wort (hypericum perforatum)
- Câu đằng hay Cat’s Claw (uncaria tomentosa, uncaria rhynchophylla, uncaria guianensis).
- Cây hoa nón tía hay Echinacea (echinachea angustifolia, c.pallida).
Bài đọc thêm
THẦY THUỐC SIÊU PHÀM
* CHÚA CHỮA LÀNH NHIỀU NGƯỜI BỆNH
- “Rời hội trường, Chúa Giê – su đến nhà Si-môn. Bà già Si-môn đang sốt nặng, mọi người xin Ngài chữa cho bà. Chúa đến bên giường quở cơn sốt; lập tức bà hết sốt, đứng dậy tiếp đãi mọi người.
Lúc mặt trời lặn, người ta đem tất cả những người bệnh và người bị quỷ ám đến gặp Chú. Dân thành Ca-bê-nam tụ họp trước cửa xem Chúa chữa bệnh. Tối hôm đó, Chúa chữa lành rất nhiều người bệnh và đuổi nhiều ác quỷ”. (Thánh Kinh Tân Ước – Mác 2).
Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-xu đến ranh giới xứ Ga-li-lê và xứ Sa-ma-ri. Lúc Ngài sắp vào một làng kia, mười người cùi đứng nơi xa, kêu lớn: “Lạy Giê-su, xin thương xót anh em chúng con”.
Khi thấy họ, Chúa Giê-xu bảo: “Cứ đến ngay thầy tế lễ, báo cáo các con đã lành”. Họ vừa lên đường, bệnh cùi liền biến mất”. (Thánh Kinh Tân Ước – Lu-Ca 17).
- Chúa Giê-xu đang đi, hai người mù theo sau, kêu xin “Lạy Con vua Đa – vít, xin thương xót chúng con!”.
Khi Chúa vào nhà, họ cũng theo vào. Chúa hỏi: “Các con tin ta có quyền chữa lành cho các con không?” Họ đáp: “Thưa Ngài, chúng con tin”.
Chúa sờ mắt hai người, rồi bảo: “Theo đức tin các con, mắt các con phải được lành!”. Lập tức mắt hai người thấy rõ. (Thánh Kinh Tân Ước – Mã Thi 9).
* Phật nói kinh thầy thuốc
(Hán dịch: Đời Tống, Tam Tạng Pháp Sư Thi Hộ người xứ Tây Thiên Trúc)
Tôi nghe như vậy:
Khi đó, Đức Thế Tôn ở nước Xá Vệ, cùng với chúng Bi – sô.
Đức Thế Tôn bảo các Bí – sô:
- Các thầy nên biết, lương y trong đời biết bệnh biết thuốc có bốn điều kiện. Ai đầy đủ bốn điều được gọi là y vương. Những gì là bốn?
1. Biết bệnh gì, cần dùng thuốc gì.
2. Biết nguyên nhân bệnh và theo đó dùng thuốc.
3. Bệnh đã sinh, trị cho hết
4. Trị tận gốc bệnh, không cho phát sinh trở lại.
Đó là bốn điều kiện.
Thế nào là biết bệnh gì, cần dùng thuốc gì? Trước hết biết rõ bệnh trạng và nên dùng thuốc gì để trị liệu làm cho an ổn.
Thế nào là biết nguyên nhân của bệnh và tùy theo đó dùng thuốc? Biết bệnh ấy do gió sinh ra hay do hoàng đản, hay do đờm sinh, hay do mắc nghiện sinh, hay do gân cốt sinh, hay do không tiêu hóa. Biết rõ các nguyên nhân gây bệnh, tùy theo đó dùng thuốc trị, làm cho an ổn.
Thế nào là bệnh đã sinh, trị cho hết? Biết bệnh ấy ở mắt hay ở mũi, tùy trường hợp trị cho hết, hoặc dùng khói xông hay nhỏ nước vào mũi mà hết bệnh, hoặc từ lỗ mũi dẫn khí ra, hoặc mửa ra, hoặc làm cho ra mồ hôi cho đến các phần trong cơ thể, tùy theo đó mà trị. Biết những nơi làm cho hết bệnh, giỏi dùng thuốc trị, làm cho an ổn.
Thế nào là trị tận gốc bệnh, không cho phát sinh nữa? Biết rõ gốc bệnh, với bệnh trạng như vậy cần trị liệu như vậy, gắng sức làm những việc đáp ứng kịp thời để trị hết bệnh và sau này vĩnh viễn không tái phát, làm cho được an ổn.
Như vậy là bốn điều kiện biết bệnh, biết thuốc.Đức Như Lai, Bậc Ứng Cứng, Chánh Đẳng Giác cũng vậy, xuất hiện trong thế gian, tuyên bố bốn loại Pháp được vô thượng.
Những gì là bốn? Là:
1. Khổ Thánh Đế
2. Tập Thánh Đế
3. Diệt Thánh Đế
4. Đạo Thánh Đế
Bốn Đế này, Đức Phật biết như thật nên thuyết giảng cho chúng sinh, làm cho đoạn trừ pháp sinh. DO pháp sinh gốc khổ đã đoạn nên già, bệnh, chết, ưu bi khổ não, các khổ đều bị tiêu diệt hẳn. Đức Như Lai, Ứng Cúng Thánh Đẳng Giác vì lợi ích này nên tuyên bố Pháp dược vô thượng làm cho chúng sinh được thoát ly khổ não.
Này các Bí – sô như vua Chuyển luân có đầy đủ bốn loại binh nên được tự tại như ý, Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác cũng như vậy.
Phật nói kinh này xong, các Bí – sô hoan hỷ phụng hành.
(Trích Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Tập 17 - Bộ Bản Duyên VIII)
SÁCH THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
- Nguyễn Bá Tĩnh “Tuệ Tĩnh Toàn Tập”
- Lê Hữu Trác “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh”
- Giáo sư Trần Văn Kỳ “Đông Y Trị Ung Thư”
- Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
- Thượng Trúc “Trật đả Cốt Khoa”
- Nguyễn Văn Minh “Dược Tính Chỉ Nam”
II. Tiếng Hoa:
- Thiên Gia Diệu Phương
- Phó Thanh Chủ “Nam - Nữ Khoa”
- trịnh Phong Tiều “Phưưong Pháp Trị Bệnh Ung Thứ”
- Gia đình Thực Dụng Trung Y Nghiệm Phương
- Đông y Nội khoa và bệnh án
- Trung Y chứng trạng giám biệt chẩn đoán học
- Trung Quốc đương đại danh Trung Y bí nghiệm phương lâm chứng bị yếu.
III. Tiếng Anh:
- Michael Murray, ND; and Joseph Pizzorno, N.D “Encyclopedia of Natural Medicine”.
- Janet Zand, Lac, OMD, and Allan N.Spreen, MD, CNC, and James B. La Valle, RPh, ND “Smart Medicine for Healthier Living”
- Springhouse “Handbook of Diseases”
- Linda Page’s “Healthy Healing”
- Robert S. McCaleb, Evelyn Leigh, and Krista Morien “The Encyclopedia of Popular Herbs”.
- W. John Diamond, M.D and W. Lee Cowden, MD. With Burton Goldberg “An Alternative Medicine Definitive Guide to Cancer”
- Charles B. Clayman, MD “Encyclopedia of Medicine”
- Elaine . N. Marieb “Essentials of Human Anatomy & Physiology”
- Takeo Takahashi “Atlas of the Human Body”
- Charles Clayman MD “The Human Body”
- Reader’s Digest “Magic and Medicine of Plants”
- Deni Bown “Encyclopedia of Herbs & Their uses”
- Andrew Chevallier, FNIMH “Encyclopedia of Herbal Medicine”
Những tin mới hơn