04:09 ICT Thứ bảy, 07/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thiền và đời sống

Liên hệ

Zen Và Nghệ Thuật

Thứ năm - 22/03/2012 09:55
Zen, có nguồn gốc vừa Phật giáo lẫn Đạo giáo, lúc sơ khởi là một ngành Phật học đặc thù của Trung Hoa, do Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma dẫn nhập từ Ấn Độ và Lục Tổ Huệ Năng xiển dương về sau, cho đến ngày nay ảnh hưởng sâu đậm đến nền văn hóa Nhật Bản và làm đề tài suy luận mới cho triết học Âu Mỹ.


Liên quan xã hội xa xôi với Du Già phái ở Ấn Độ, gần gũi với Lão Giáo ở Trung Hoa, Zen, đặc biệt ở điểm nó không phải là một tôn giáo, một triết học hay một khoa học, mà là một phương tiện giải thoát. Hơn nữa, Zen không phải là một hệ thống tư tưởng thuần lý giúp con người tìm đến chân lý và giải thoát mà là một lối sống hiển đạt chân lý và giác ngộ bằng kinh nghiệm sống bản thân.
Một đằng sống với ngoại cảnh mà không bị ràng buộc bởi ngoại cảnh, một đằng sống theo một đời sống phóng khoáng tự nhiên. Zen và Đạo giáo đã đi đến hòa đồng đó. Cả hai, hướng con người đến một đời sống thanh cao, siêu thoát. Nói rằng nghệ thuật là cái gì đưa con người vượt lên trên đời sống của mình để đạt đến Chân, Thiện, Mỹ, trong ý hướng đó Zen có một khả năng biểu hiện nghệ thuật tuyệt đỉnh.
Du nhập từ Ấn Độ, hóa thân ở Trung Hoa, thâm nhập vào Nhật Bản, Zen đã có một ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần ở miền cực đông, đặc biệt là ở Nhật Bản.
Trước khi được dẫn nhập vào thế giới nghệ thuật Zen, cần phải lý hội thế nào là đời sống theo quan niệm Nho, Lão và Thiền tức Zen.
Quan niệm này cho rằng con người là một phần tử của vũ trụ. Tri thức của nhân loại không phải lệ thuộc vào một thế giới cao xa nào, mà là một phần trong cái toàn thể phối hợp và quân bình của thế giới thiên nhiên, mà những nguyên lý được Dịch Kinh phát hiện trước tiên. Trời đất cũng vậy, theo Đạo giáo, là một phần của cái toàn thể đó và thiên nhiên là MẸ của chúng ta (vạn vật chi mẫu), vì Đạo, lẽ vận hành của thiên nhiên, được biểu hiệu sơ khởi bằng nguyên lý âm dương, với một quân bình sống động đã duy trì trật tự của vũ trụ.
Theo nguyên lý làm nền tảng cho văn hóa cực đông này, những sự vật đối lập đều có một tương quan đối xứng và hòa hợp chứ không phải hoàn toàn tương khắc. Nền văn hóa đó không có quan niệm về sự khác biệt giữa tinh thần và vật chất, sự việc và vật loại, thiện và ác, nghệ sĩ và hoàn cảnh v.v...
Trong một vũ trụ mà nguyên lý căn bản là lẽ tương đối, chứ không phải là lẽ tranh chấp thì đời sống không có cứu cánh (finality), bởi lẽ không có chiến để thắng, không có đích để đạt. Bởi vì tất cả mọi cứu cánh như danh từ đã chỉ thị là một cực đoan, một đối điểm, chỉ hiện hữu với một cứu cánh, đối lập tương quan. Một vũ trụ vô cùng, không cứu cánh, thung dung, xoay vần tự nhiên theo chiết tự Trung Hoa "dịch" vừa có nghĩa chuyển biến (dịch), vừa có nghĩa dễ dàng (dị) Đó là nguyên tắc căn bản của Zen và cũng của bất cứ ngành nghệ thuật cực đông nào . Một đời sống theo đuổi một cứu cánh là một đời sống hư vô từ nội tại, đó là một sự theo đuổi không ngừng và không bao giờ thành đạt. Trái lại, cuộc sống không có cứu cánh thì không theo đuổi cái gì cả, không thiếu thốn gì, bởi sống không mục đích, thung dung tự tại, nên tất cả cảm quan đều chẳng bận bịu, dễ dàng cảm ứng với vũ trụ bên ngoài .
Ý nghĩa của Zen là nghệ thuật sống một đời sống tự nhiên không ràng buộc. Ngược dòng lịch sử Trung Hoa, sau vụ ngược đãi Phật Giáo năm 845, ảnh hưởng Thiền rất lớn đối với văn hóa xứ này, nhất là dưới triều Tống, các thiền viện được xem như là những trung tâm văn hóa nổi danh. Các sinh đồ (Khổng Giáo, Lão Giáo) thường đến học hỏi ở các thiền viện và các thiền sư cũng gia tâm nghiên cứu các kinh sách cổ điển Trung Hoa . Sự kiện này tạo nên một tình trạng đặc biệt là sự giao liên giữa các sinh hoạt tư tưởng, văn học, thi ca và nghệ thuật. Trong thời kỳ đó, hai nhà thiền sư Vinh Tây và Đạo Nguyên trở về đất Nhật, tiếp theo là những đoàn cao tăng Nhật, du nhập vào xứ sở này ngành Thiền Học và cả kho tàng phong phú của văn hóa Trung Quốc. Không những họ chuyên chở các kinh điển mà còn có: trà Tàu, lụa, đồ sành, hương, tranh vẽ, dược phẩm, nhạc khí và luôn cả những tinh hoa của lục địa, nghệ sĩ và những nhà tiểu công nghệ.
Ngành Thiền Học phát triển từ đó và người Nhật gọi là Zen. Đất Nhật chính là nơi nghệ thuật Zen được xiển dương đến cao độ và thể nhập vào văn hóa xứ nầy nên có thể nói Zen là văn hóa Nhật và văn hóa Nhật là Zen.
Điều đáng chú ý khi nói đến nghệ Zen là phải nghĩ đến tính chất tự nhiên, nó là cái xương sống của nghệ thuật nàỵ

zen và hội họa

Zen đã là nguồn cảm hứng cho một hình thái nghệ thuật đặc biệt là hội họa tả thư, tức là tranh vẽ có đề thợ Mực tàu có thể dùng nước để pha nhiều sắc độ khác nhau, tùy theo số lượng nước nhiều ít. Kỹ thuật sử dụng ngọn bút lông rất quan hệ. Người vẽ hay viết không được tì tay xuống tranh vẽ hay giấy viết, đầu bút lông ăn vào giấy hay lụa rất nhẹ, mực phải kéo đều một nét và liên tục. Sử dụng kỹ thuật này người nghệ sĩ phải có tự chủ, đường tay uyển chuyển, mền mại, có thể nói họ múa bút (self-control) hơn là vẽ tranh hay viết chữ. Đó là một phương tiện diễn tả toàn thiện tính chất tự nhiên là hòa nhã và chỉ một nét đủ cho người thưởng thức sành sõi có thể biết được tư cách của con người sáng tác. Lối vẽ thủy mặc này dường như do Ngô Đạo Tử và Vương Duy đời Đường khởi xướng. Song phải đợi đến đời Tống, lối vẽ nầy mới thực sự phát triển với các nhà danh họa Hạ Khuê, Mã Hoàn, Mục Chi, Lương Giaị Các nhà danh họa nầy hầu hết thuộc phái "tự nhiên họa". Họ diễn tả thiên nhiên với núi, sông, cây, đá, chim, muông thú, sương mù, khói sóng... Lối vẽ tự nhiên nầy không giống với lối vẽ phong cảnh như của Tây Phương, mà là diễn tả một lối sống lấy nguồn cảm từ Thiền và Đạo Giáo . Đó là một thế giới mà trong đó con người là một phần tử, không ngự trị mà cũng không bị lệ thuộc, tự tại và vô mục đích.
Đặc sắc của tranh Tống là lối bố cục tương đối và họa sĩ có thể vẽ một phần mà đủ diễn tả toàn bộ cuộc sống. Nổi tiếng nhất là Mã Hoàn về lối "vẽ như không vẽ" nầy, cũng như điều mà Zen gọi là "chơi đàn không dây". Bí quyết của lối vẽ đó là biết cách quân bình hóa hình thể và chân không.
Nghệ thuật Zen rất kỵ những điều làm trở ngại cho sự khích động thẩm mỹ hoặc khích động giác ngộ như là những chi tiết bổ túc, những giải thích, những ý tưởng thứ yếu và những phẩm bình lý trí. Hình thể hòa hợp thích đáng với chân không sẽ tạo nên một cảm tưởng hư vô huyền diệụ Xúc động nhất là sự chủ trì ngọn bút vẽ cùng động tác đi từ nét tế vi đến nét sống động, từ những chi tiết nhỏ đến sự phác họa toàn bích, thường có những "ngẫu nhiên" của cái phóng tay bất thần, hoặc là giấy ăn mực không đềụ Nhà nghệ sĩ Zen sử dụng kỹ thuật nầy với một lối mệnh danh là "Zenga" (Thiền Họa) trong thuật viết chữ Hán, vẽ những vòng tròn; cành trúc, chim muông, nhân diện và viết vẽ một cách tự nhiên làm cho người thưởng thức có một ảo tưởng là động tác còn liên tục mặc dù nét chữ hay nét vẽ đã hoàn tất.
Một nhà sư Nhật có đặc tài về kỹ thuật sử dụng bút lông hay cọng rơm để vẽ những đường nét vẽ tế nhị như những đường tóc bay chẳng hạn.
Dưới con mắt Tây Phương, tranh vẽ trung Hoa thiếu cân đối trong bố cục, thiếu những hình thể kỷ hà thông thường, thẳng hoặc cong. Vì đường nét do bút lông vẽ thì có cạnh, có mấu, uốn xoăn không đều, vạch thẳng một nét hoặc kéo dài bao giờ cũng tự nhiên và tế mật. Kể cả trong lúc họa sĩ vẽ chỉ một vòng tròn thôi, một trong những đề tài thông thường của Zenga, nó không những kỳ dị và bất cân đối, mà cách cấu tạo đặc biệt của nét vẽ lại đầy sinh khí với những vấy bẩn và sơ hở bất ngờ của mực khi ăn vào giấỵ Khoa học Âu Tây đã trình bầy một thiên nhiên minh bạch bằng cách phân tích những sự cân đối và đều đặn và tách những hình thể kỳ dị thành những chi tiết mô tả được. Như vậy không đúng với thực tại vì thế giới vật chất thường bị chi phối bởi những nguyên lý bất định.
Mục Chi và Lương Giai đã sáng tác khá nhiều tranh vẽ về mười vị tổ sư và thiền sư, diễn tả thái độ kỳ quặc của các vị nầy, giống như những người điên, hình dung cổ quái, lười biếng, họ gào thét hay bật cười lớn khi thấy tiếng lá bay theo gió.
Trong số đó hai vị thiền sư Hàn Sơn, Trí Đức và Bố Đại, nhà sư mập phị, chúa tể của đám bình dân, được các họa sư dùng làm nhân vật Zen điển hình để phối diễn sự tương hợp khoái trá giữa tính giang hồ lang bạt và tính khinh bạc vô ưu như là một tiêu biểu cho tính chất phi lý và hư vô của đời sống Zen.
Triết thuyết ấy và Đạo Giáo, một phần nào là những tinh thần truyền thống duy nhất dám tự phóng thích và một vô thức nội thâm hậu để tự bỡn cợt tôn giáo mình và châm biếm nó về một vài điểm ở nội vị Qua hình ảnh những người điên, nhà nghệ sĩ Zen muốn diễn tả hơn nữa cái phản ảnh của bản chất "vô tình", bởi vì có một sự giống nhau kỳ lạ giữa tính lảm nhảm cuồng dại của một gã khờ sung sướng và cuộc sống vô tâm của một vị cao tăng Zen.
Thiên tài với điên cuồng không khác nhau mấỵ

zen và thi ca

Thi ca có những câu:

Nhạn quá trường giang
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm
(Nhạn bay qua sông
Bóng in mặt nước
Nhạn không cố tình để bóng
Nước chẳng lòng nào giữ hình)

Đề tài của nghệ thuật Zen là đời sống không mục đích, diễn tả tâm trạng của một nghệ sĩ, cảm xúc của họ về hành động không định hướng (hành bất định sở) trong một khoảnh khắc ngẫu nhiên.
Vẽ một cảnh vật, một cành trúc trước gió, một hòn đá trơ trọi, người nghệ sĩ Zen đã phản ảnh lại những khoảng khắc mà họ đã sống trong thế giới giác ngộ qua những hiện tượng trung gian: Một cánh chim bay trong trời giông bão, hương lá trong sương thu, tiếng thác nước mơ hồ trong hoàng hôn hay tiếng kêu của một loài chim nào trong rừng sâụ Giữa thi và họa có một liên quan. Đầu thế kỷ 16, một số nghệ sĩ Nhật đã phỏng theo lối vẽ thủy mặc tạo ra lối vẽ "Haiga" (Hài Họa) truyền cảm và tự nhiên hơn để minh họa những bài "Hài Cú " (Haiku). Zenga và Haiga là hai lối họa cao nhất, đơn giản và tự nhiên nhất của lối vẽ thủy mặc.
Từ xưa, các thiền sư đã chú trọng đến lối thơ vắn tắt, vừa gọn gàng vừa trực tiếp giải đáp những đề tài Phật Giáọ Với quan niện Zen, lối thơ đạt nhất là lối thơ "không diễn tả gì cả" nghĩa là không gợi nên một bình luận triết lý về cuộc đờị Mỗi khi môn đệ hỏi điều gì, các tổ sư Thiền thường lấy ví dụ ở những câu thơ Trung Hoa có ý nghĩa, thường là loại thơ tứ tuyệt, để giải đáp, rồi im lặng không nói thêm gì cả.
Người ta thường tìm thấy trong thi ca, khuynh hướng nghệ thuật như trong tranh của Mã Hoàn, Mục Chi về cái khoảng trống linh động, được vẽ bằng đôi nét bút. Với thi ca khoảng trống đó là cái im lặng nằm trong nội dung súc tích của loại thơ chỉ có vài dòng.
Loại thơ đó là Hài Cú (Haiku), lối thơ đặc thù của Nhật. Đối với độc giả không phải là người Nhật, loại thơ Hài Cú không có gì hấp dẫn, vì khi được dịch sang thứ tiếng khác câu thơ Hài Cú đó không còn giữ được thanh âm và nhạc điệu riêng của nó mà nhờ đó cái hình ảnh truyền cảm trong thơ mới tồn tạị Một bài thơ Hài Cú toàn bích là một viên sỏi ném vào trong cái hồ tinh thần của thính giả làm sống lại những liên tưởng tinh thần ở trong cái sâu thẳm của hồi ức. Một nhà thơ nổi tiếng về Hài Cú là Ba Tiêu (Basho) đã diễn đạt bằng thơ cái tinh thần "vô tính" của Zen. Ông ta quan niệm rằng muốn làm thơ Hài Cú phải đặt mình vào một đứa trẻ nhỏ khi sáng tác nên có cảm hứng như cái kinh ngạc của đứa bé trước mọi vật đầy tính cách khách quan và hãy nhớ lại cái cảm giác bỡ ngỡ lạ lùng đầu tiên của ta khi tiếp xúc với ngoại giớị Ba Tiêu làm thơ Hài Cú với một thể tài rất giản dị, tầm thường, ông hết sức tránh những ý tưởng văn chương trí thức. Bởi vì "cái thông thường tức Đạo", chữ thông thường ở đây có nghĩa là "gần với người" chứ không phải là "phàm tục".
Thơ Hài Cú không giải thích, phẩm bình sự vật mà diễn tả ngay sự vật ở bản chất tự nhiên của nó.
Cỏ hoang trong đồng ruộng
Dẫy xong bỏ tại chỗ
Phân bón!
Loại thơ Hài Cú và Hòa Ca (Waka) có thể diễn đạt rõ rệt bốn trạng thái tinh thần: tịch, đà, ai, u huyền, bốn trạng thái căn bản của "phong lưu" tức là trạng thái tinh thần Zen trong nhận thức về những khoảng khắc vô mục đích của đời sống.
Bài thơ dưới đây là một phần tiêu biểu của "tịch":

Từng tảng tuyết rơi
lặng lẽ không ngừng
tịch mịch

Đà là trạng thái đột nhiên nhận
thức được cái bản chất "thường
nhiên" của sự vật:

Một tấm cửa mộc mạc
Làm cái then cài
Con ốc sên kia
*
Con chim gõ kiến
Ở mãi một chỗ ấy
Ngày rũ bóng
*
Mùa đông ảm đạm
Trong bồn nước mưa
Đàn sẻ dạo chơi

"Ai" không hoàn toàn có nghĩa là buồn sầu, cũng không là lòng hoài cảm trong cái nghĩa ước mong trở về một quá khứ mến yêụ Đó là tiếng vọng của cái gì đã trở thành quá khứ và của cái gì đã được mến yêu, như một ngôi nhà thờ rộng vang dội tiếng hát của một bài thánh ca:

Không ai thấy ở Phú Môn
Mái gỗ đã mất đâu
Chỉ còn lại gió thu
Sương mù buổi chiều
Nhớ những việc quá khứ
Đã xa vời

"Ai" là khoảng cấp thời giữa khoảnh khắc mà người ta đã cảm nhận với buồn sầu và luyến tiếc tính chất biến dịch của vũ trụ và khoảnh khắc mà nó hiện hữu như là một hình thức chân thực của Đại Hư:

Dòng nước ẩn mình
trong cỏ
mùa thu đã trôi xa
*
Lá rơi
chiếc nầy chồng lên chiếc nọ
Cơn mưa quất xuống cơn mưa

Khoảng thời gian chuyển dịch ấy hầu như được diễn tả nhất trong thơ Hài Cú của Nhất Trà (Issa) nói về cái chết của đứa con ông ta:

Thế giới này như giọt sương kia
Có lẽ là một giọt sương
Tuy nhiên, tuy nhiên...

Và "u huyền" là cái gì bí ẩn, tế nhị rất khó giải thích và chỉ có thi ca mới diễn đạt nổi:

Biển tối sầm lại
Tiếng kêu của đàn vịt trời
rất trong
*
Con chim sơn ca
chỉ tiếng hót rơi xuống
không để gì đàng sau
*
Trong sương mù dầy dặc
người ta la hét gì
giữa ngọn đồi và chiếc thuyền
*
Một con hương ngư nhẩy
Mây trôi qua
Dưới lòng sông

Một câu thơ khác (Trung Hoa) diền tả trạng thái tinh thần "u huyền":

Phong đình hoa do lạc
Điểu đề sơn cánh u
(Gió ngừng hoa còn rụng
Chim kêu núi vọng âm)

Nói về Zen và thi ca, phải kể một thiền sư kiêm thi sĩ nổi tiếng của phái Tào Động là Tế Công (Ryokan), một người có tâm hồn và đời sống tự nhiên như một đứa trẻ. Ông là một kẻ giang hồ, thường nhập vào những cuộc chơi của trẻ con và sống trơ trọi trong một cái chòi ở ven rừng, một cái chòi dột nát, vách đầy những bài thơ dệt bằng tơ nhện, tế nhị và hoa mỹ như những dòng chữ Nhật. Sự diễn đạt những tình cảm nhân loại ở nơi ông không bao giờ có tính cách hờn mát, ngạo nghễ. Ông nhìn một con rận bò trên ngực ông cũng như nhìn những loài sâu lủi trong đám cỏ. Như Nhất Trà đã từng viết nên thơ:
Miệng cắn một con rận nói: "Nam mô A-di-đà Phật"
Ông cũng là một nhà thơ của chí rận và nghèo nàn. Trời mưa, ướt lạnh ông ngâm thơ:

Những ngày mưa lạnh
nhà sư Tế Công
tự thương thân

Và có một thị kiến về "thiên nhiên" vỏn vẹn trong đoạn thơ:

Tiếng kêu của cái soong
khi người ta vét
hòa lẫn tiếng cóc

Cả trong khi ông bị trộm lột trần, ông cũng vẫn còn thấy mình giầu có, vì:

Tên trộm 
đã để lại sau nó
mảnh trăng nơi cửa sổ

Và khi không tiền ông ta vẫn có:

Gió đem lại
khá đầy đủ lá khô
để nhen lửa

 

zen với trà đạo

Trà có một hương vị thanh khiết, dịu nhẹ, chan chát gợi nên hương vị giác ngộ. trước khi có trà đạo, các thiền sư đã dùng trà để giúp cho việc suy tưởng (thiền định). Họ ở trong túp lều dựng bằng tre, lợp tranh, ở giữa rừng núi hay bên những dòng suốị Mùa nắng, trà là thứ giải nhiệt, mùa đông là thứ sưởi ấm cho họ. Lối sống đó của các nhà đạo sĩ hoặc thiền sư không những đã ảnh hưởng đến kiểu nhà dùng cho việc uống trà mà còn ảnh hưởng đến lối kiến trúc nhà cửa ở Nhật. Trà đạo được du nhập Nhật Bản do Vinh Tây thiền sư, trước tiên là một nghi lễ ở các thiền viện. Về sau trà đạo biến thành một nghệ thuật uống trà gọi là Trà Thang. Trà Thang, do Se-no Rikyu quy định theo một nghi thức, do đó nẩy sinh ra ba phái chính hiện naỵ Nghi thức ấy đại khái được chú trọng về những điểm: trà, trà cụ, trà thất và trà ẩm. Trà ở đây không phải là thứ trà thông thường mà là thứ trà đã được nghiền thành bột, dùng đũa hoà với nước sôi cho đến lúc thành một thứ nước mà người ta có thể gọi là "nước kem ngọc". 
Trà cụ, gồm các chén có mầu sắc sẫm, dáng dấp xô xảm và thường thường người ta cố ý tráng men không đều, vẻ như chế tạo vụng về và tân kỳ, khiến người xem thấy được cái "ngẫu nhiên" ở trên các vật đó. Người dân quê Triều Tiên có loại chén ăn cơm tầm thường, song đối với các nhà thiền sư, loại chén đó được chọn là những kiệt tác về hình dáng. Ngoài sự chọn chén, họ còn chú ý đến hộp đựng trà. Thường đó là loại hộp bạc hoặc sơn mài, màu đen nhánh, hoặc đôi khi một loại bình của nhà bào chế thuốc được chọn vì có vẻ đẹp tự nhiên. Có khi một cái hộp đẹp bị vỡ, người ta đem gắn các mảnh vỡ lại với nhau bằng keo . Kéo chỉ vàng và cái hộp ấy trở nên vô cùng quý giá nếu những đường chỉ vàng ấy được chạy ngoằn ngoèo trên bình diện hộp, tựa như là một sự sắp đặt hoàn toàn ngẫu nhiên.
Trà thất là một gian lều lập trong vườn cách biệt với nhà ở. Mặt đất được phủ bằng một thứ gọi là "tatami" (chiếu rơm). Mái nhà thường lợp bằng rơm và vách làm bằng một thứ giấy gọi là "shoji", dựng với những cột trông có vẻ rất thô sợ Ở góc lều, có một khoảng dành để treo tranh vẽ hoặc thả một bức chữ treo sát vào vách, với một hòn đá, vài cánh hoa hay một đồ vật mỹ thuật. 
Mỗi khi chủ nhân mời khách dùng trà, phải theo một nghi thức đặc biệt. Khi khác đến nhà ngồi lại trò chuyện với nhau hoặc giữ vẻ im lặng tùy theo tính người, chủ nhân nhóm lửa than, dùng muỗng tre cho nước vào một cái ấm đồng. Cử chỉ vẫn luôn luôn ung dung, thư thả, chủ nhân đưa cho khách một cái khay đựng bánh, chén, hộp trà, chiếc đũa quấy trà và một cái bát thải trà lớn. trong lúc chủ nhân chuẩn bị trà cụ cho khách, khách vẫn có thể tiếp tục chuyện trò, song khi nước bắt đầu reo thì tất cả im lặng để lắng nghẹ Một lát sau, chủ mời khách dùng trà và mời từng người một. Dùng một cái tăm tre để khều trà trong hộp ra, chuyển nước ở bình bằng thứ muỗng cán dài và sau khi quấy trà bằng đũa, chủ nhân đặt cái chén trước mặt người khác đầu tiên, phần trang trí đẹp nhất của nó xoay về phía người cuối cùng.
Điều đặc biệt là tất cả dụng cụ sử dụng cho trà thang đều được chế tạo thích hợp với hứng thú thưởng trà, dường như các nghệ sĩ có góp công trong việc chế tác các trà cụ đã hòa điệu với các trà sư như là các nhạc công trong một ban nhạc tuân theo sự điều khiển của nhạc trưởng vậỵ

zen và viên nghệ

Ở Âu Mỹ vẫn có người thích tạo một khoảng vườn để giải trí trong giờ nhàn rỗị Họ chỉ cần một thảm cỏ, một bồn hoa, vài gốc cây có bóng mát, có cành lá xinh đẹp, thế là đủ. Quan niệm lập vườn của người Nhật khác hẳn. Các tu sĩ thiền phái đã đưa nó lên hàng nghệ thuật. Quan niệm viên nghệ này lấy thiên nhiên làm đối tượng. Người lập vườn theo lối Zen không bao giờ sửa đổi các hình thể tự nhiên mà chỉ cẩn trọng theo dõi cái "ý hướng bất dụng ý " của nó. người lập vườn vẫn có đẽo gọt, cắt xén, dẫy và săn sóc cây cỏ song họ làm việc nầy với tinh thần nhập điệu chứ không phải là một sự sắp đặt ở bên ngoàị Không phải là họ giao cảm với thiên nhiên mà chính họ là thiên nhiên và họ trồng tỉa như là không trồng tỉa gì cả. Nhân tạo và thiên tạo đã phối hợp làm một.
Ở Kyoto, có nhiều khu vườn đặc biệt lập theo lối nàỵ Năm khóm đá đặt trên một bình diện cát sạch hình chữ nhật với một bức tường nhỏ bằng đá và cây bao quanh. Nó gợi lên hình ảnh một bãi hoang hay một vùng nước rộng rải rác những hòn thạch đảo nhỏ. Nghệ thuật lập vườn theo lối đó gọi là "bonseki ", hay là nghệ thuật làm mọc đá.
Người ta bỏ công đi tìm những hòn đá đã bị gió nước xoi mòn thành những hình thể không đều và có sinh khí ở các bờ bể, ở núi hoặc sông. Những hòn đá đó được đem về đặt ở vườn với cách thế cho người xem có ý tưởng là nó đã từ đó ra và đã có từ lâu rồị Vì vậy người ta phải làm thế nào cho đá có rêu phong tự nhiên và sau đó đá được chuyển vào một vị trí thích đáng.
Các nhà sư thường thích lập vườn bằng cách lợi dụng những điều kiện thiên nhiên có saün, đặt các tảng đá và cây dọc theo dòng nước hoặc dẫn dụ một eo núi hiểm hóc chung quanh thiền viện để xóa bỏ cái không khí trang nghiêm của cảnh vật. Mặc dù không có sự cân đối song các vườn Nhật luôn luôn được phân phối theo một quy luật chặt chẽ, vững chắc và nhất là việc sử dụng mầu sắc rất tế nhị như là các nhà danh họa đời Tống đã sử dụng khi vẽ tranh. Bởi vậy ít khi thấy có những khối mầu tạp sắc của các lùm cây ở vườn Nhật, khác hẳn với vườn Tây Phương, nơi thường có các sắc mầu sống sượng.
Quy luật này cũng được áp dụng trong nghệ thuật cắm hoa Nhật (Ikebana), nghành nghệ thuật không chú trọng đến sự phối hợp các bó hoa đầy mầu sắc mà chỉ chú trọng đến cách sắp đặt các cành nhánh theo một sụ hòa hợp riêng.
zen và các nghệ thuật khác: xạ thuật, kiếm đạo, tả thư
Hầu hết các nghành nghệ thuật ở Nhật đều đòi hỏi một sự học tập về những nguyên tắc Zen.
Một đệ tử thiền phái người Đức là
Eugen Herrigel đã mất gần 5 năm công phu học tập mới hiểu được cách buông dây cung đúng phép, nghĩa là phải hành động theo tinh thần "bất dụng ý ", như một trái cây chín tự làm nứt vỏ mình rạ Ông ta phải giải quyết cái nghịch lý là thực hành không ngừng không bao giờ "đem sức cố gắng" và buông sợi dây trương cung trong cái ý hướng bất- dụng-ý.
Tôn sư ông đã khuyên bảo ông học tập không ngừng nghỉ, tuy nhiên hoàn toàn không đem lại một chút cố gắng nào vì nghệ thuật này chỉ nhập điệu khi mũi tên được bắn ra như là "tự nó bay đi", khi sợi dây cung được buông một cách "vô tình", "vô niệm", nghĩa là một cách tự nhiên, không câu thúc hay tính toán. Sau nhiều năm kiên trì học tập, ông Herrigel mới đạt đến cái lý ấy của xạ thuật.
Cách sử dụng ngọn bút lông trong nghệ thuật tả thư (viết chữ - calligraphy) và hội họa cũng được học tập theo lối ấỵ Dụng cụ phải được vận dụng như là tự nó vận dụng lấy và chỉ có một sự luyện tập vững vàng mới đặt được kết quả. Tất cả cố gắng đều phải loại trừ. Đó cũng là một vấn đề của môn kiếm đạọ Khi phóng một mũi kiếm, không cần phải quyết định rồi mới hành động, quyết định và hành động phải xuất phát cùng một lúc.
Vài giai thoại Thiền sau đây biểu hiện tính chất đặc biệt của nghệ thuật tả thư và môn kiếm đạọ
•   Đền Oaku ở Kyoto (Nhật Bản) còn lưu mấy chữ "Đệ Nhất Đế " khắc trên cổng gỗ, do thợ chạm theo nét chữ của Kosen, nhà viết chữ đẹp thời trước. Lúc Kosen viết chữ trên giấy, chú đệ tử phải mài mực nhiều bận và ông ta phải viết lại sau nhiều lần không được chú nhỏ cho là đẹp. Kosen tiếp tục viết đến hơn sáu chục tấm mà vẫn chưa vừa lòng chú đệ tử. Khi chú ấy bước ra ngoài lấy thêm mực, Kosen khỏi bị cái nhìn soi mói của đệ tử, lòng thấy thoải mái, vội viết nhanh mấy chữ đại tự trên. Từ ngoài vào, lần nầy chú nhỏ reo lên: "Thật là tuyệt bút!
•   Matajura tìm đến một kiếm sĩ lừng danh là Banzo để xin học kiếm thuật và hỏi ông ta phải mất bao nhiêu năm mới thành tàị Banzo đáp: Mười năm.
Matajura nói: Lâu quá.
Banzo bảo: Thế thì ba mươi năm. Nếu anh nóng lòng muốn đạt kết quả sớm thì học càng chậm.
Matjura hiểu ý kiếm sư và xin ở lại với thầỵ Ba năm trôi qua, Matajura vẫn chưa được truyền dậy kiếm thuật. Một hôm, Banzo chợt đến sau lưng Matajura khi anh đang làm vườn và quất cho anh một cái thật mạnh bằng thanh kiếm gỗ. Hôm sau, lúc Matajura đang nấu cơm hầu thầy như thường lệ thì lại bị một vố nữạ Sau đó, ngày đêm Matajura phải phòng vệ những cú đánh bất ngờ như vậỵ Và bất cứ giây phút nào Matajura cũng giữ tinh thần tỉnh thức để tránh né những đường kiếm bất thần tấn công của thầỵ Banzo vừa ý, bắt đầu dậy kiếm thuật cho đệ tử. Về sau Matajura trở thành đệ nhất kiếm sĩ của Nhật Bản.
o0o
Như phần đầu của bài đã trình bầy, Zen không phải là một hệ thống triết lý trừu tượng mà chính là đời sống thể hiện thành triết lý. Nói đời sống ở đây là đời sống tự nhiên. Và nói nghệ thuật Zen tức là nói nghệ thuật thể hiện đời sống đó.
Mỗi môn nghệ thuật Zen có một sắc thái biểu hiện linh động riêng, song đều ở trong một ý hướng chung là mô tả tính chất cấp thời và hốt nhiên của cái thị kiến (view) về vũ trụ đầy ngẫu tính (casual). Hơn nữa, tất cả các ngành nghệ thuật nầy còn được xem là những phương cách biểu thị chân lý bằng lối giác ngộ nhanh chóng (đốn ngộ) và mỗi một tác phẩm nghệ thuật Zen là kết quả biểu thị đó dưới vô số hình thức hoặc hữu thể hoặc vô thể.

Tác giả bài viết: Thảo Vô Trần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán