05:24 ICT Thứ bảy, 24/05/2025

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thông Tin Y Học

Liên hệ

BỆNH GAN DO THUỐC

Thứ năm - 18/08/2011 14:59
Bệnh gan do thuốc là một thể bệnh quan trọng và nguy hiểm song hay bị xem thường và khó phát hiện, có thể dẫn đến suy gan, thậm chí tử vong. Một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thường gặp là bệnh nhân tự ý dùng các thuốc có hoạt chất gây độc.

Bệnh gan do thuốc là một thể bệnh quan trọng và nguy hiểm song hay bị xem thường và khó phát hiện, có thể dẫn đến suy gan, thậm chí tử vong. Một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thường gặp là bệnh nhân tự ý dùng các thuốc có hoạt chất gây độc.


  THỦ PHẠM: CẢ THUỐC TÂY VÀ ĐÔNG DƯỢC
Tại Pháp, viêm gan cấp tính do thuốc chiếm 43% bệnh nhân tuổi trên 50. Càng nhiều tuổi càng phải dùng nhiều thuốc và khả năng ngộ độc tăng lên. Tại Bỉ, nguyên nhân gây suy gan giai đoạn cuối do thuốc đứng thứ hai sau viêm gan siêu vi, nhưng tại Hàn Quốc, suy gan bùng phát do thuốc gặp nhiều nhất (32%), trong đó bị nhiều nhất là do thuốc đông y (9,6%).
Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM, người già có nguy cơ  bị phản ứng có hại của thuốc tăng gấp 2 - 3 lần.
Bệnh gan do thuốc xảy ra chủ yếu do thuốc tây nhưng thuốc đông dược cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (tới 37%). Thời điểm bị bệnh kể từ khi dùng thuốc thường là vào các ngày từ 7 - 30, nhưng cũng có trường hợp chỉ sau 2 ngày đã có triệu chứng bệnh.
Ở nước ta, người bán thuốc y học cổ truyền đã cho nhiều chất độc để bảo quản thuốc như lưu huỳnh, phosphor, lục hóa khổ (chloropicrin).
Trong nghiên cứu này có một bệnh nhân tử vong do thuốc viên tổng hợp y học cổ truyền. Bệnh nhân khác tử vong do thuốc chữa giảm tiểu cầu (Danazol, Medrol và Plaquenil). Mức độ tăng bilirubin phụ thuộc vào mức độ nặng của viêm gan. Biến chứng nặng của ngộ độc là suy gan cấp, hôn mê và tử vong.
Loại thuốc gây độc gan trực tiếp bao gồm acetaminophen (paracetamol) và carbon tetrachlorid. Trong nghiên cứu này, có 3/19 bệnh nhân dùng thuốc acetaminophen, 1 người dùng thuốc INH, 1 nhân viên gây mê tiếp xúc thường xuyên với halothan. Theo quy luật chung, nếu ngưng thuốc sớm, người bệnh sẽ hồi phục.
TRIỆU CHỨNG
Tuổi mắc nhiều nhất là trên 50 tuổi, chiếm 84,2%. Triệu chứng thường gặp là chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đuối sức, sau đó nước tiểu vàng và vàng da. Men gan tăng là dấu hiệu chủ yếu. Bilirubin tăng ít hơn nhưng nếu tiếp tục tăng thì tiên lượng càng xấu và dễ có nguy cơ suy gan bùng phát.
Suy gan được xác định khi có hơn 2 triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm suy chức năng gan nặng như vàng da, cổ trướng, giảm albumin huyết, thời gian prothrombin kéo dài. Trong nghiên cứu, có 2 bệnh nhân bị tử vong do không giảm bilirubin mặc dù được lọc máu. Bilirubin tăng từ 8 lên 22 lần ở bệnh nhân thứ nhất và tăng từ 25 lên 62 lần ở bệnh nhân thứ hai.  INR tăng từ 2 - 10 lần và tiếp tục tăng. Bệnh nhân bị vàng da tăng lên, xuất huyết tiêu hóa và hôn mê.
CHẨN ĐOÁN
Vì bệnh cảnh bệnh gan do thuốc giống với viêm gan siêu vi nên trước hết phải xét nghiệm các dấu hiệu viêm gan A, B, C. Nếu bệnh nhân xét nghiệm siêu vi A, B, C âm tính, cần làm các xét nghiệm nghi ngờ viêm gan do nhiễm trùng. Nhận diện bệnh gan do nghiện rượu. Tất cả bệnh nhân được siêu âm để loại trừ khối u và nguyên nhân gây tắc mật. Bệnh nhân bị vàng da, nghi ngờ tắc mật cơ học, đều được siêu âm, chụp ERCP.
ĐIỀU TRỊ
Thời gian phát bệnh chủ yếu ở thời đầu dùng thuốc, chỉ có 2 trường hợp dùng lại, sau đó bệnh nhân bị nặng hơn. Men gan tăng rất cao từ 10 đến 100 lần, có trường hợp cao trên 8.000 UI, hầu hết ALT>AST, nhưng cũng có 6/19 trường hợp AST>ALT. Men gan tăng là dấu hiệu đầu tiên phát hiện dễ nhận thấy. Men gan sẽ tăng rất nhanh nếu vẫn tiếp tục dùng thuốc. Bệnh nhân sẽ dễ hồi phục nếu ngưng thuốc gây độc sớm, điều trị tăng cường, thêm thuốc hỗ trợ gan.
Theo tiêu chuẩn của Pháp, sau khi ngừng thuốc, nếu bệnh nhân hồi phục  nhanh thì thường đó là bệnh gan do thuốc. ALT giảm 50% trong 8 ngày và không tăng thêm nữa trong 1 tháng. Nhưng nếu dùng lại thuốc y học cổ truyền, thuốc lao, thuốc ung thư, thuốc chữa giảm tiểu cầu đó sẽ bị bệnh gan trở lại.

Tác giả bài viết: NAM PHƯƠNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán