Mì ăn liền có tốt cho sức khỏe?
Thứ ba - 30/07/2019 10:08
Mì tôm được làm từ nguyên liệu chính là bột mì, bột sắn là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ bột đường và chất béo, lượng chất đạm có rất ít và chủ yếu là đạm thực vật.Vì vậy, nếu chỉ ăn mì tôm mà không bổ sung thêm chất đạm và rau xanh, bữa ăn mất cân đối, nếu sử dụng thường xuyên và liên tục như vậy cơ thể sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất.Hiện nay, trong bữa ăn hàng ngày không ít người lựa chọn các loại thực phẩm được chế biến sẵn từ các loại ngũ cốc (miến, bún, mì gạo, mì tôm...), trong mỗi loại (miến, bún, mì gạo, mì tôm...) lại có rất nhiều sản phẩm rất phong phú và đa dạng, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn theo sở thích, tiện lợi, phù hợp điều kiện của bản thân và gia đình.Mì tôm là một loại thực phẩm ra đời sau so với các loại thức ăn truyền thống như: bún, mì gạo, miến nhưng nó đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường và được người tiêu dùng lựa chọn vì sự tiện lợi, cũng như mùi vị hấp dẫn mà nó đem lại. Người ta ăn mì tôm theo nhiều cách khác nhau như: cho mì tôm vào bát tô rồi đổ nước sôi vào đậy nắp để 5 – 10 phút sau đó ăn hoặc nấu mì tôm với các loại thịt hoặc trứng với rau, mì tôm xào với rau và thịt,...Việc sử dụng mì tôm rất đơn giản, dễ dàng, thuận tiện vì vậy được nhiều đối tượng yêu thích.Mì tôm được làm từ nguyên liệu chính là bột mì, bột sắn là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ bột đường và chất béo, lượng chất đạm có rất ít và chủ yếu là đạm thực vật. Vì vậy, nếu chỉ ăn mì tôm mà không bổ sung thêm chất đạm và rau xanh, bữa ăn mất cân đối, nếu sử dụng thường xuyên và liên tục như vậy cơ thể sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất.Trong mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hòa (chứa nhiều axít béo no, khó tiêu hóa), carbonhydrates (chất bột) và rất ít chất xơ.mi-an-lien-co-tot-cho-suc-khoe-1Trong quá trình sản xuất, mì ăn liền được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao, trong quá trình chịu tác động của nhiệt độ cao dầu sinh ra các chất béo thể trans và một số thành phần độc hại khác không tốt cho cơ thể. “Trans fat” sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đột quỵ.Ngoài ra, trong gói mì còn có 2 gói nhỏ gia vị (muối) và mỡ, 2 gói nhỏ này làm bát mì ăn liền thêm màu sắc và mùi vị hấp dẫn, chất phụ gia hương vị có tác dụng tạo sự ngon miệng, đánh lừa cảm giác của người ăn nhưng không tốt cho người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, mỡ máu,...Skip 4 sTrên thị trường hiện hiện nay có rất nhiều loại mì tôm, đóng gói bằng các bao bì khác nhau: giấy, túi nhựa, bát nhựa,...Với nhãn mác ghi thành phần giá trị các chất dinh dưỡng chưa cụ thể và chi tiết, thông tin còn sơ sài, không rõ ràng như: Giá trị về năng lượng (kcal), chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ…Trọng lượng mỗi gói mì khoảng 75 gam, cung cấp năng lượng 350 Kcal, chất béo 14 gam, chất đạm 6 gam, carbohydrate 52 gam. Người tiêu dùng, khi sử dụng mì ăn liền nên bổ sung thêm các thực phẩm gồm: rau xanh cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau muống, dưa leo, cà rốt, cà chua, hành lá khoảng 150 gam, đồng thời bổ sung từ 25 - 30 gam chất đạm động vật và thực vật như: thịt bò, thịt heo, tôm, trứng,… để đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. Với những sản phẩm này cần có quy định về lượng “trans fat” cùng với các tiêu chí về chất lượng chất béo có trong sản phẩm. Bởi vì, chất lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày là rất quan trọng đối với các vấn đề về rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch… Việc ghi rõ các thành phần trong nhãn mác giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm tốt và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.Đã từ lâu, trên một số phương tiện thông tin đại chúng chúng ta đã đề cập đến vấn đề “trans fat”, nhưng người tiêu dùng Việt Nam có thể chưa biết hoặc quá dễ tính lên vẫn sử dụng.Còn cơ quan quản lý, chưa đưa ra quy định về việc ghi thành phần Trans fat trên thực phẩm. Mặc dù vậy, các nhà sản xuất cũng cần phải đi tiên phong trong vấn đề đảm bảo sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người dân bằng việc cam kết sản phẩm của mình không có “trans fat” và nghiên cứu bổ sung thêm chất xơ.Trong lúc chờ đợi những quy định về “trans fat” trong các sản phẩm thực phẩm ở Việt Nam, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ bản thân bằng cách chọn mua các sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu, nhất là các cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chất lượng.Ngoài việc phối hợp các loại thực phẩm khác, bạn nên lựa chọn và chế biến đúng cách để đảm bảo mì đủ dưỡng chất. Mỗi loại mì có quy trình nấu khác nhau, người dùng nên tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, nước cho mỗi gói mì khoảng 300 ml và nấu trong vòng 3 phút, tuyệt đối không ăn “mì úp”.Tùy theo sở thích, cũng như sức khỏe của người tiêu dùng mà có cách lựa chọn mì ăn liền sao cho phù hợp. Xét về góc độ cá nhân, từ vài năm nay tôi không sử dụng sản phẩm này trong các bữa ăn.Những người mắc bệnh rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, thừa cân/béo phì, đái tháo đường cần hạn chế sử dụng sản phẩm này.Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, khi ăn mì ăn liền chúng ta nên bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bữa ăn cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Tác giả bài viết: ThS.BS. NGUYỄN TIẾN THÀNH