15:41 ICT Thứ sáu, 04/10/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thư viện Đông y » BẢN THẢO VẤN ĐÁP

Liên hệ

BẢN THẢO VẤN ĐÁP (Quyển Hạ)

Thứ hai - 04/07/2011 14:53

Quyển hạ

 

 

1.Hỏi: Sách Lôi-công-bào-chế chuyên nói về phép chế thuốc có ý nói nếu không chế thì không dùng được. Mà Trọng-cảnh dùng thuốc, hoặc chế hoặc không chế. Phong khí của năm phương không giống nhau. Tứ-xuyên đều dùng thuốc sống, Quảng-đông đều dùng thuốc chế rồi. Đâu phải đâu trái, xin nói rõ cho.

 

            Đáp:Sách Lôi-công-bào-chế thêm một lối giải đặc biệt trong các sách bản-thảo. Muốn lấy hai chữ bào chế tranh hơn thua với các bản-thảo kia, cho nên nói mấy thứ thuốc không bào chế không thể dùng được. Quảng-đông là nơi bán thuốc, khoe khoang sự tinh khiết, nên bào chế thái quá, sức thuốc quá lợt lạt. Tứ-xuyên thuốc xấu, dù hết sức bào chế cũng không được giá cao, cho nên người bán thuốc không có ý cầu tinh. Hai nơi đều thiên lệch. Có thứ thuốc thường dùng sống, là lý nhất định, chưa thể bán theo một loạt, như Trọng-cảnh “Chích-cam-thảo thang” dùng để ích vị (bổ dạ dày), thì dùng Cam thảo nướng làm cho khí thăng. Thược-dược-cam-thảo thang dùng để bình vị, thì dùng Cam-thảo sống, cho khí bình, Cam-thảo-can-khương thang, Trắc-bá-diệp thang đều dùng gừng bào chế rồi, thì ấm mà không mạnh. Tứ-nghịch-lý-trung thì gừng không bào, dùng chổ khí mạnh, mới khử được hàn. Ngày xưa dùng lửa bào Phụ-tử, chính là để khử độc, có chổ giải thích là làm cho Phụ-tử nóng thêm, không phải vậy. Tôi là người Tứ-xuyên biết rằng ở huyện Chương-minh ( Tứ-xuyên) chế Phụ-tử phải dùng muối ướp. Muối ướp Phụ-tử độc, ăn vào chết người, không có thuốc nào giải được. Do đó biết rằng Phụ-tử rất độc, nhưng đem muối đã ướp Phụ-tử bỏ vào ống tre, dùng lửa đốt qua, thì không độc, nhập với thuốc bổ thận, lại ấm mà không mạnh, trở thành thuốc tốt. Theo đó thì biết Trọng-cảnh bào Phụ-tử là để chế độc. Dùng Phụ-tử sống, lại là lấy độc truy phong, vì độc mà dùng độc. Dùng sống hay chế rồi có lý nhất định. Độc Kim-quỹ nên xét để phân biệt, Đình-lịch không sao thì không thơm, không tán được, cho nên phải sao để dùng. Tử-tô, Bạch-giới phải sao để dùng, như trên Bán-hạ, Nam-tinh phải chế để khử độc mới dùng được. Mông-thạch phải dùng hoả thiêu đốt tính mới phát xuất, mới hạ đờm được; không đốt thì chất đá không biến đổi, tính dược không xuất phát, độc lại không tan, cho nên phải đốt. Sơn-giáp không sao thành châu, thì dược tính không phát. Kê-nội-kim không đốt tính cũng không phát. Đồng tiền xưa, Hoa-nhuỵ-thạch không đốt thì không có năng lực. Người đời không suy xét, khoe khoang sự bào chế. Có khi cũng dùng lửa đốt Châu-sa, không biết rằng trong Châu-sa cóThuỷ-ngân, đốt thì Thuỷ-ngân chảy ra, mất tính của Châu-sa. Dùng Sa-nhân, Sinh-khương, rượu để nấu với Địa-hoàng. Địa-hoàng trở nên ấm, không lạnh, mất hẳn dược tính. Nước đái trẻ con nấu thành Thu-thạch để tư âm; thật ra mặn quá vào huyết, lại phát nóng, không còn tí gì tính chất của nước đái trẻ con. Thục-địa đốt thành than thì táo, đâu còn công năng tư nhuận. Như than Ngân-hoa, than Hoè-hoa chất nhẹ rỗng, vật dư thừa của hoả khí, cho nên trở lại hạ hoả được, đối với Thục-địa có hơi khác, rất nên suy xét, không thể kể hết. Nói chung thuốc có tính hoà bình, không nên biến chế nhiều, để mất hết sức; tính mạnh, có độc không chế thì không dùng được. Vả chăng chế đúng cách, thích nghi thì công năng thiêm mầu nhiệm. Đó là do giỏi xét định, như Đại-hoàng chạy thẳng xuống hạ tiêu, dùng rượu sao đến màu đen, thì chất nhẹ, vị lạt, đi lên thanh đầu mắt được, không gấp đi xuống. Độc Hoàng hoàn trộn nhiều thứ thuốc, chín lần chưng, chín lần phơi nắng, thanh nhuận mà không công hạ, gọi là thanh minh hoàn. Thật là có ý nghĩa được khí trời để thanh, được khí đất để minh. Ba-đậu hạ lợi mạnh, người phương Tây sấy khô, bỏ dầu, biến mùi cay mạnh thành ra khô thơm, gọi là Trà,Cafe, tiêu thực lợi trường vị, không tả hạ thật là khéo chế Ba-đậu. Ngoài lợi dụng Ba-đậu nghiền nhỏ, thêm hùng-hoàng sao đến màu đen, để làm Ô-kim cao, hoá được thịt thối nát, không tổn thương đến chổ thịt tốt, đều là giỏi về phép chế thuốc. Tóm lại, dùng chỗ hay bỏ chổ dở, là bào chế giỏi, làm bớt chổ hay mà thêm chỗ dở là bào chế tồi.

 

2.Hỏi:Bản-thảo nói rõ 18 vị thuốc phản nhau: Lâu, Bán, Bối, Liễm, Cát phản Ô, Tạo, Kích, Toại,Nguyên đều chống thảo. Các thứ: Sâm, Tân, Thược phản Lê-lô, lại có 17 vị kỵ nhau, 19 vị sợ nhau. Có nên cẩn thận noi theo không?

 

            Đáp:Tính trái nhau như nước với lửa, băng giá với than không dung hoà nhau, cho nên không thể dùng chung. Nhưng Trọng-cảnh có dùng chung Cam-toại, Cam-thảo lại là lấy chổ giống nhau để thành công. Người đời sau biết sức mình kém, nên không dùng là phải. Còn như những vị thuốc sợ nhau, sai khiến nhau, thì không cần bàn. Kỵ nhau, cũng khó mà câu chấp cho hết. Nhưng uống Ma-hoàng, Tế-tân kỵ dầu mỡ; uống Mật ong, với Địa-hoàng kỵ hành; uống Sáp ong kỵ thịt Gà. Đó đều là những vật phải tránh. Chổ phải kỵ, không thể không biết được.

 

3.Hỏi:Trong Bản-thảo có thứ thuốc dẫn kinh, như Khương-hoạt, Ma-hoàng vào kinh Thái-dương, Bạch-chỉ, Phấn-cát vào kinh dương-minh; Bạch-thược vào kinh Quyết-âm, để dẫn kinh báo sứ, Tế-tân vào kinh thiếu-âm để dẫn kinh nhập sứ, là lối đi mau chóng về cách dùng thuốc. Có lý như vậy không?

 

            Đáp:Phân kinh dụng dược, là phương pháp trọng đại củaTrọng-cảnh. Cho nên trong Thương-hàn-luận lấy sáu kinh bao quát các bệnh, thật là một đường lối nhất định trong việc trị bệnh, dùng thuốc. Tiếc rằng thuốc dẫn kinh, câu chấp ở đôi vị, chưa hết sự mầu nhiệm, vì gốc ở sáu khí của trời đất, tạng phủ trong thân thể con người mới sinh ra. Có tạng phủ, rồi sau mới sinh ra kinh mạch tức là có khí hoá qua lại, ra vào, ở trong đó, không thể tách riêng kinh mạch mà bàn. Nếu đem bàn chung tạng phủ khí hoá kinh mạch, để tìm hiểu tính dược chủ trị, thì hiểu được chổ thâm diệu phân kinh dụng dược của Trọng-cảnh, đâu phải giữ thuyết nông cạn “ dẫn kinh báo sứ”. Như Cát-căn, Trọng-cảnh dùng trị bệnh kinh phong kinh Thái-dương, mà người đời sau cho là dẫn kinh dương minh, đều là chưa xét đến chổ sâu xa. Những điều tôi bàn, đã chứa đựng ý nghĩa dẫn kinh. Xem qua thấy rõ, bây giờ nhắc lại.

 

4.Hỏi:Sáu kinh, sáu khí, gốc ở nội kinh, Trọng-cảnh đã nói rõ. Biết được kinh, khí, thì hiểu tất cả lý về bệnh, về thuốc. Sáu khí là phong, hàn, thấp táo, hoả, nhiệt. Thuốc trị phong, có thứ hàn, thứ nhiệt. Thuốc trị ba khí táo, hoả, nhiệt lại tựa như lẩn lộn không có phép tắc, sao vậy?

 

            Đáp:Hoả là khí của đất, nhiệt là khí của trời, hàn là khí của trời, thấp là khí của đất, phong là khí tương ứng của âm dương, táo là khí tiêu hao của âm dương, cho nên không giống nhau.

 

5.Hỏi:Bàn về sáu khí, chưa có thuyết như vậy. Tôi hãy còn ngờ vực, thử nói rỏ ra. Xin hỏi trước về phong khí.

 

            Đáp:các nhà học về thiên nhiên ở phương tây, nói là khí ở không trung, có khí lạnh, có khí nóng hai thứ, cho nên làm nổi gió. Vì không khí nóng, khì nở ra mà đi lên. Không khí lạnh ở chổ khác, chạy đến bổ sung vào; ví như ở trong nhà nóng lên, trên cửa dưới cửa đều có lỗ. Thì khí ở lỗ trên đi ra ngoài, khí ở lỗ dưới đi vào trong đạo. Lý thành ra gió, giống như vậy. Nhân đó mà thành ra hai thứ gió. Một thứ gió từ chổ lạnh thổi đến chổ nóng; như ở nhiệt đới khí hậu thường nóng. Thì khí nở ra mà đi lên, ở nam cực, bắc cực khí hậu thường lạnh, thì hai cực sinh phong, thổi vào nhiệt đới. Một thứ gió từ chỗ nóng đến chỗ lạnh. Hội ở nhiệt đới, bèn tản ra hồi chuyển trở lại, thổi đến chổ lạnh, chuyển trở lại hai cực. Hai thứ gió đo xoay chuyển đi lại không ngừng. Ơ Trung-quốc những ngày mùa đông, thì nhiệt đới ở phía nam, cho nên từ bắc thổi qua nam; những ngày mùa hạ, thì nhiệt đới chu yển về bắc, cho nên gió thổi từ nam về bắc. Tôi xét thấy gió thổi qua nam, là dương cực sinh âm, lấy âm theo dương, như quẻ Tốn trong Chu dịch. Quẻ Tốn ở Chu dịch tượng gió, chính là dương cực ở trên âm sinh ở dưới, nhiệt đới ở nam mà gió sinh ở bắc, cho nên quẻ có hai hào dương ở trên, một hào âm ở dưới. Gió thổi qua bắc, là âm cực sinh dương, lấy dương trở lại thay âm, như quẻ Chấn  trong Chu dịch, Chu dịch không lấy gió để giải quẻ Chấn. Nhưng Nội kinh nói: “đông phương sinh phong”. Trong Chu dịch, quẻ Chấn thuộc đông phương, hai hào âm ở trên, mà một hào dương ở dưới, ứng với tượng dương đến âm lui của gió xuân. Tiết Xuân-phân, nhiệt đới chuyển dần dần về phương bắc. Gió đều theo nhiệt đới, thổi đến hướng bắc, cho nên mùa xuân, mùa hạ có nhiều gió nam. Dương đến âm lui, hình tượng quẻ Chấn; chấn là phương đông, cho nên Nội kinh nói: “phương đông sinh phong”, ý nghĩa rất đúng.

6.Hỏi:Trong thân thể người ta, Can mộc chủ quản phong khí, không ứng với quẻ Tốn, mà ứng với quẻ Chấn, hợp với Nội kinh, mà không hợp với Chu dịch. Sao vậy?

 

            Đáp:Quẻ Tốn trong Chu dịch, là gió xứ lạnh thổi đến xứ nóng, là gió mạnh, gió dữ, không phải là thứ hoà phong cho thân người, trúng vào người là trúng phong (trúng gió). Kéo rút là hình tượng thường củaphong (gió), đối với người là một biến bệnh, không phải là thứ gió thích hợp cho nhân thân. Nội kinh chỉ dẫn: “ đông phương sinh phong, phong sinh mộc, mộc sinh toan, toan sinh can. Can chủ nhân thân chi phong khí ( can chủ phong khí trong thân thể). Đó là hình tượng âm lui dương đến, hợp đức với quẻ Chấn cho nên bàn về Can mộc chủ quản khí hoá của phong trong thân thể, nên theo thuyết đông phương sinh phong của Nội kinh. Vì phong là khí của phương đông, thuộc quẻ Chấn, trên có hai hào âm, dưới có một hào dương, tức là hình tượng âm cực dương sinh. Ơ người thuộc Quyết-âm Can kinh. Quyết là hết, là nghịch. Am hết mà dương sinh, cùng cực rồi trở lại, cho nên gọi là quyết âm. Sở dĩ Nội kinh nói: Trong quyết âm thấy có tướng hoả, là dương sinh ở trong âm, tượng của quẻ Chấn mà thành ra Can là tạng chủ phong mộc. Về thể thuộc âm, về dụng thuộc dương. Dương dư thừa thì sinh nhiệt phong, âm dư thừa thì sinh hàn phong. Cho nên phàm trúng phong, thương phong hoặc bị hàn phong hoặc bị nhiệt thâm quyết thâm ( nóng quá, lạnh ngắt, thành ra ngoài lạnh trong nóng, hoặc bị âm hàn) dương hồi ( âm rút dương đến), thành ra xoay qua tả, chuyển qua hữu, đều là các chứng bệnh vốn có của phong mộc. Hoặc phát ở tứ chi, hoặc trên đỉnh đầu, là bệnh của kinh quyết âm. Bây giờ đem các vị thuốc ra bàn. Kinh Can đi cùng đường với kinh Đởm, chỉ phân ra biểu lý, nhưng đều do phía bên thân thể, lên đỉnh đầu vào não, đến đỉnh đầu, cho nên Sài-hồ, Mạn-kinh dẫn được thiếu dương kinh, đều dẫn vào được Can kinh, để lên ở đầu, mà tán phong tà. Thương-nhĩ ( ké đầu ngựa) có gai, có góc, là vật được phong khí xinh ra, ứng với hình tượng “ câu man” của phương đông, chất lại nhẹ, cho nên vào kinh Can; trấn phong ở đầu mắt, vị đắng nên gồm cả thanh nhiệt. Câu-đằng có gai móc câu, cũng vào kinh Can, nhưng là loại nhánh bò lan, phần nhiều chủ tản ra bốn phía, cho nên trị phong nhiệt gân mạch của Can. Tuần-cốt-phong, Ngũ-gia-bì đều có lông, tính cay ấm, cho nên tán được phong hàn của kinh Can, khử tê đau của chu thân. Xuyên-khung khí ấm, ấm là dương trong âm, đúng với bản khí của phong mộc cho nên vào kinh Can; khí lại tẩu tán, rễ lại có tính đi lên, cho nên kên đến đỉnh đầu, để tán phong hàn. Cũng có tính không đi lên mà lên trị đau đầu được; “Đầu đau như vỡ” của Trọng-cảnh, dùng Ngô-thù-du, vị thuốc này xuống mau, tính không lên đầu nhưng giáng được Can vị hàn khiến cho hàn khí không lên trên đầu, đó là trị tạng phủ, mà bệnh ở kinh mạch tự khỏi, Thiên-ma có gió không lay động; không có gió lung lay một mình; lung lay là hoà khí của mộc, không lay động là khí cứng rắn của kim; khí hơi ấm là mộc tính; vị hơi cay là kim khí. Đó là mộc bị kim chế; vị thuốc hợp đức của kim mộc; một thân lên thẳng, hột lại vào ống xuống rễ, cho nên thông tay chân, hoà âm khí, trị đầu mắt, định kinh giản. Hột vào ống xuống rễ, như người phương Tây nói gió từ chổ lạnh, thổi đến nhiệt đới rồi thổi trở lại hai cực, cho nên lấy Thiên-ma làm vị thuốc chính trị phong. Người được gián khí (khí xen lẫn) mà sinh ra, là người khác thường (kỳ nhân), thuốc được gián khí mà sinh ra, là thuốc khác thường (kỳ dược). Như Thiên-ma là mộc được kim tính, là được gián khí (khí xen lẩn )cho nên thuốc trị phong rất hay. Bạch-đầu-ông cũng không có gió lung lay một mình, có gió không động, vì Bạch-đầu-ông mình có lông, một cọng lên thẳng, giống với thiên ma, biết là điều được khí của phong mộc đều đạt, cho nên không có gió mà lung lay được, sắc thuần trắng, là được kim tính, cho nên có gió không động; vị đắng là thuốc hay để trị nhiệt phong. Trọng-cảnh trị sản hậu trúng phong và kiết lỵ mót rặn, là lấy chỗ tức phong hoả đạt Can dương. Khương-độc-hoạt cũng một cọng lên thẳng, có gió không động, nhưng vị rất cay, khí rất ấm, tán phong hàn được, lực mạnh hơn Thiên-ma, gồm cả táo thấp, không được vừa cứng vừa mềm, đắc trung, như Thiên-ma. Tang-ký-sinh vị chua nhiều nhánh, đầy đủ tính của mộc, mà sinh trên cây dâu. Dâu là kim trong mộc, chùm gởi ghép vào, được gián khí của kim mộc; vả lại rễ không dính đất, toàn là cảm phong khí mà sinh ra, là thuốc hay để thanh tán phong mộc. Cương-tằm có gió mà cứng đơ cho nên trị các chứng kinh phong. Chứng phong lâu ngày, tay chân tê đau nhức, dùng Quế-chi để tán phong hàn, dùng Tang-chi để tán phong nhiệt, vì nhánh đi ngang, cho nên đạt đến bốn phía. Can chủ gân, phong ở gân mạch, dùng Tần-giao có gân, có lằn để dẫn, vị lại cay, cho nên ôn tán gân mạch được. Tục-đoạn cũng có gân,cho nên đều chủ trị gân mạch. Nhưng lằn gân của Tần-giao hai bên quấn quýt nhau, lợi cho việc giao tiếp hai bên; lằn gân của Tục-đoạn như xương đốt liền nhau, cho nên chủ tiếp gân cốt, khử phong hàn trong đốt xương. Đỗ-trọng có màng tơ nhì nhằn mà không đứt, giống gân màng của người. Vì giữa hai quảthận trong nhân thân, một miếng màng trắng, sinh ở trên mà thành màng ngực lớn ở giữa Can, do màng của Can nối liền, sinh ở ngoài thịt, bao bọc bắp thịt của chu thân. Hai đầu bắp thịt có gân, gân lại ở giữa đốt xương, Đỗ-trọng có màng, giống gân màng của người, cho nên vào Can, Thận, mạnh gân cốt. Can mạch chạy xuống chân, Tỳ lại chủ gân. Can thấp cước khí, đều là gân bị bệnh. Nội kinh nói: “phong lấn thấp”. Can mất chức năng của phong mộc, không sơ thổ được, cho nên thấp lưu trú. Cho nên Tây y nói: Phàm là cước khí, thì nước tiểu phải chua. Mộc-qua chua thu liễm khử thấp, cho nên trị được. Dĩ-nhân chỉ trị thấp, nên thêm phong dược để trị. Xương-ống-chân Hỗ cay ấm, lấy kim bình mộc, trị phong hàn cước khí; gió theo Hỗ, Hỗ ứng với bảy vì sao ở phương Tây, kim chế mộc. Càn cước khí là phong nhiệt, nên dùng A-giao, Qui-bản, Địa-hoàng thêm âm khí, làm cho dương không động để cho quyết âm trở lại bản thể của nó. Ngọc-trúc nhu nhuận tức phong, cũng có ý nghĩa như trên. Cho nên ngạn ngữ có câu: “ trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt” (trị phong trước trị huyết, huyết lưu hành thì phong tự diệt). Huyết đầy đủ thì Can dương không động, nên phong tự tắt. Chứng thống phong cũng có hàn phong, có nhiệt phong, bị nhiệt phong thì đau chạy lung tung, vì phong rung động mà huyết không yên tịnh; bị hàn phong thì huyết đau tê bại; hàn ngưng làm cho khí không thông; đều do ở huyết. Xem Trọng-cảnh dùng Hồng-lam-hoa, trị các bệnh về phong khí, thì biết lý trị phong trước phải trị huyết. Trùng cảm nhiễm phong mà hoá sinh, ghẻ lở, bịnh lác là có trùng, đều là do huyết bị lưu trệ, gặp can phong xông sưởi thì hoá trùng, cho nên dùng Kinh, Phòng để tán phong, Qui, Địa để hoà huyết, ngoài dùng Tiêu-mục để sát trùng. Lao trùng sinh ở tạng phủ, ứ huyết gặp phong mà sinh ra. Mạn-lệ-ngư cá lạc loài rắn, lại cong thẳng hình dài, được mộc khí, ở trong nước sắc trắng, là được kim khí; bàn theo hình sắc, là mộc gặp kim thuỷ mà sinh ra. Lao trùng nhờ phong mộc hoá sinh, gặp khí vị của Mạn-lệ-ngư, thì cảm khí kim thuỷ mà tiêu tán; cho nên Mạn-ngư trị lao trùng. Xương con Mạn-ngư xông sưởi con muỗi hoá ra nước được. Đó là gián khí mà thành linh vật. Gan con Rái cá cũng vậy, số ứng với mắt, chuyên được tinh của kim thuỷ, cho nên làm tiêu tán lao trùng so phong mộc sinh ra, cũng trị được vật do phong mộc hoá sinh. Nếu làthứ trùng do phong theo thấp mà hoá sinh, như thang”Thổ hồi” ( ói ra giun lãi) của Trọng-cảnh, dùng Ô-mai hoàn là để trị trùng của phong thấp. Ô-mai để liễm dương,Hoa-tiêu để hoá âm, làm cho trùng của phong thấp tự tiêu diệt. Xem Ô-mai hoàn dùng chung hàn nhiệt để giúp nhau,thì biết dương động, âm ứng thì sinh phong (gió), dương trở về, âm đi vào thì tắt gió (phong tức). Cho nên phong nhẹ do dương khí uất nghẹn nên tán; Bạc-hà, Kinh-giới, Phòng-phong, Tử-tô, Sài-hồ là loại thuốc dùng để tán. Phong dữ do âm ngăn lấp, ức chế, thì nên ôn; Phụ-tử, Xuyên-ô, Bạch-phụ-tử là loại thuốc để ôn. Trong lục kinh, duy có kinh quyết âm, là có dương trong âm, cho nên có bệnh nóng nhiều, móp lạnh cũng nhiều.phong ôn trùng bệnh (bệnh phong bệnh ôn chồng chất chặp lên nhau). Thường thường có như vậy, chỉ nên dùng phép thanh nhiệt (làm bớt nóng); dùng Tê-giác, Linh-dương, Ngưu-hoàng để thấu đạt. Ngoại hàn nội nhiệt, như ngượi phương Tâynói: trong nhà quá nóng, thì gió lạnh theo lỗ cửa mà vào, thì giữ nên trừ nhiệt, thì gió không đến nữa. Gân co rút, là nhiệt phong, nên dùng Linh-dương-giác. Dê gát sừng trên ngọn cây, treo mình để ngủ, biết là gân thẳng lắm. Sừng là chỗ tinh khí tụ lại, cho nên hơi hàn, chuyên làm cho gân thư thái. Hai bên tả hữu co kéo, như phương tây nói: nhiệt đới qua phía nam, thì gió bắc thổi đến; nhiệt đới qua phía bắc, thì gió nam thổi đến, tuần hoàn không ngừng; cho nên lấy Tần-giao gân sớ hai bên giao nhau để dẫn, lấy con mắt cọp (Hỗ tinh) định phong được, để trị. Phong lệch về bên tả, về bên hữu. Lý đều như vậy. Định phong như Bạch-đầu-ông, Thiên-ma, Linh-dương đều dùng được cả, gân lơi không thu, lại là hàn, là phong; nên dùng Quế,Phụ. Bàn thuốc không nên lẫn lộn

 

7.     Hỏi: Thuốc ấm vào Can, mà thuốc nóng lắm lại vào Thận. Sao vậy?

               Đáp:Như thế đủ thấy rằng Quyết âm chủ phong, thuộc dương trong âm; khí ấm thích ứng với dương trong âm, cho nên vào Can, như loại Ba-kích, Hồi-hương: Thiếu âm chủ nhiệt, chứa khí dương, cho nên vị thuốc có tính nóng lắm, vào thẳng trong Thận, Bàng-quang ở hạ tiêu, như Phụ-tử.

 

8. Hỏi: Xin hỏi thuốc trị Phong hàn.

 

                        Đáp:Hàn lạnh là thuỷ khí. Thuỷ thuộc bắc phương, Nhâm-quí, ở quẻ là khảm ở người thuộc thận, Nội kinh nói: chư hàn thu dẫn, giai thuộc ư thận (các thứ hàn thu dẫn, đều thuộc ở thận). Phủ của Thận là Bàng-quang, thay thận chủ quản hoá sinh, là phủ của hàn thuỷ, kinh Bàng-quang gọi là kinh thái dương. Nội kinh nói: “ Thái dương chi thượng, hàn khí tự chi” (trên thái dương, hàn khí thống trị). Hàn là bản khí của thái dương Bàng-quang. Một hào dương trong quẻ khảm, thật là nguyên khí trong thân thể, gởi vào trong thuỷ phủ Bàng-quang hoá khí (hoá thành hơi) mà đi lên, ra ngoài, thành vệ khí, bảo vệ bên ngoài cho nhân thân; gọi thái dương, là dương to lớn. Dương khí bảo vệ bên ngoài, thì đâu còn có hàn. Như có hàn thì dương khí không bung ra, bị một mình hàn thuỷ lấn áp, lúc đó có hàn bệnh. Mùa đông nước đóng thành băng tức là dương trong nước không bung ra, do đó thuần âm đông đặc thành lạnh. Dương khí trong nước của Bàng-quang, trong nhân thân, thấu đạt đến chẽn dừng, ra cơ nhục, đến da lông, thì bảo vệ bên ngoài không bị lạnh. Lạnh chủ thu lấp, cho nên bị lạnh thì lổ chân lông đóng kín, mồ hôi không ra, phát nóng; dương ở trong không thông ra ngoài, rút vào phía trong da uất lên phát nhiệt; dương bị kìm chế cho nên càng ghét lạnh (ố hàn). Dùng Ma-hoàng thông dương khí, ra lổ chân lông, đổ mồ hôi màhết lạnh. Ma-hoàng thân nhỏ mọc chùm, thân rỗng lên thẳng, khí vị nhẹ thênh, cho nên thấu đạt đến dương khí của Hàn thuỷ trong Bàng-quang, để ra đến lông da, là vị thuốc chủ yếu chữa thương hàn. Người đời sau dùng Khương-độc-hoạt thay Ma-hoàng; Khương-độc-hoạt rễ sâu, thân thẳng, dẫn được dương ở hạ tiêu của Bàng-quang, để đạt đến kinh mạch, mà phát tán ở biểu (làm ra mồ hôi), nhưng mùi cay mạnh, táo hơn so với Ma-hoàng, Khương-độc-hoạt khử thấp được nhưng không khinh thanh, chạy thẳng đến da lông như Ma-hoàng. Bạc-hà cũng khinh thanh, nhưng thăng tán do tại vị cho nên sức kém thua; Ma-hoàng thăng tán. Thuần do tại khí, nên sức rất mạnh, Cộng-hành-ống thông dương, giống ý nghĩa với Ma-hoàng. Nhưng Ma-hoàngcộng nhỏ giống lổ chân lông, cộng hành to giống lổ mũi, cho nên Hành trị được nghẹt mũi; Tân-di cũng thăng tán hàn ở lổ mũi, hàn ở não, ở sống mũi, lại thấy hoa ở ngọn cây, đầu nhọn hướng lên trên, cho nên chủ thăng tán. Kinh-giới tính chậm hơn Bạc-hà, Tử-tô cũng vậy; hai thứ này đều sắc đỏ, vào huyết phần được, vị cay thơm, tán hàn được, cho nên đều chủ tán hàn trong cơ nhục ở huyết phần. Phía ngoài của thân thể có da màng mỏng là khhí phần, phía trong có cơ nhục (bắp thịt) là huyết phần. Hàn vào huyết phần ở trong cơ nhục, ngăn trở khí, không ra ngoài được, để bảo vệ cho vững bên ngoài, cho nên lổ chân lông hỡ và mồ hôi chảy ra, nên dùng phép ôn tán cơ nhục. Quế-chi sắc đỏ, vị cay tán, vào huyết phần, cho nên chủ ôn tán cơ nhục. Chi nghĩa là nhánh, thông đạt bốn phía, cho nên chủ về tứ chi (tay chân). Tử-tô tính giống Quế-chi, nhưng nhẹ hơn, không quá ấm như Quế-chi. Phòng-phong vị ngọt vào cơ nhục, khí thơm mà ấm, cho nên tán phong hàn trong cơ nhục. Có lớp màng mỏng nối liền da thịt gọi là tấu lý. Sài-hồ có màng trắng trong cộng giống màng mỡ, thân thẳng lên, đạt được thanh dương, cho nên trị hàn nhiệt ở tấu lý. Kinh-giới được thế của một hoả, vào kinh thiếu dương, cũng phát được hàn nhiệt ở tấu lý. Trong cơ nhục hàn ngưng huyết trệ thì đau tê. Trọng-cảnh gọi là huyết tê (tý) chỉ về huyết phần, cho nên Ngũ-vật thang dùng Quế-chi, Đương-qui; Tứ-nghịch thang dùng Quế-chi, để ôn huyết phần. Người đời sau dùng Khương-độc-hoạt, Kinh-giới các vị này không bì kịp sức mạnh của Quế-chi. Lạnh vào gân mạch, hoặc sinh ra co quắp không co duỗi được, hoặc hơi thòng xuống, không dở lên được, hoặc đau nhức không chịu đựng được. Chữa các chứng ấy, nên dùng Tục-đoạn, Tần-giao dẫn vào gân mạch. Lạnh vào đốt xương, lưng gối châu thân đau nhức, tay chân lạnh ngắt, nên dùng Phụ-tử để ôn Thận. Thận chủ xương, dùng Tế-tân để theo kinh vào xương khu trừ hàn. Hàn theo kinh thái-dương phát làm co cứng, dùng Cát-căn dẫn Ma, Quế thei vào kinh mạch để tiêu tán hàn. Hàn vào não tuỷ, gọi chân đầu thống, dùng Tế-tân để dẫn kinh đi lên, dùng Phụ-tử để giúp dương đi lên các vị thuốc ấy đều theo Đốc mạch để vào não. Can mạch cũng vào não tuỷ, cho nên Trọng-cảnh dùng Ngô-thù-du trị não tuỷ hàn thống. Lỗ mũi thông não, cho nên người phương bắc lấy Tự-ứ để tán hàn trong não. Người phương Tây có dùng thuốc thổi vào mũi, để làm phép trị não tuỷ. Tây y lại nói: “ phần nhiều não gân quí tụ ở vị” ( dạ dày). Cho nên Bạch-chỉ, Tân-di đều theo dạ dày đạt đến não để tán hàn. Hàn do da lông vào phế, đóng khiếu của phế, thì mũi nghẹt, dùng Bạc-hà, Tân-di để trị. Phế chủ hành thuỷ, hàn thương phế dương, thuỷ không lưu hành, thì dừng ở dạ dày sinh ra thuỷ ẩm, khí xông lên thành ho. Trọng-cảnh dùng Tế-tân để hành thuỷ, dùng Can-khương (gừng phơi khô) để tán hàn, dùng Ma, Quế để xua đuổi hàn ra ngoài. Đó là thang Tiểu-thanh-long. Chỉ ôn phế mà không kiêm (gồm) trị vị (dạ dày) thì dùng Cam-thảo-Can-khương thang, Khương (gừng) bào chế sơ qua, thì nhẹ mà đi lên, cho nên chỉ ôn Phế. Người đời sau dùng Bạch-giới trục thuỷ, Trần-bì giáng khí, Đông-qua ôn Phế, Tô-tử giáng khí, đều là phỏng theo Tiểu-thanh-long thang của Trọng-cảnh, lấy tân ôn để khử Phế hàn. Tóm lại Bàng-quang chủ hàn thuỷ trong có dương của quẻ Khảm. Dương khí lên thì thuỷ hoá khí mà đi xuống, không còn hàn khí. Dương khí không lên, thì thuỷ ngừng không hoá khí, sinh ra hàn ẩm, cho nên dùng Tế-tân đạt dương trong thuỷ, dùng Phụ-tử để trợ dương trong thuỷ, dùng Can-khương để ôn dương trong Thổ. Dương thì hiện ra âm tiêu mất. Nên hàn ẩm tự nhiên biến hoá. Hàn thuỷ phạm ở trung cung, trên mửa dưới ỉa, sinh ra hoắt loạn động tiết (động tiết: cũng gọi thấp tả, do thuỷ thấp cản trở trong đường ruột, Tỳ hư không thể ức chế thuỷ mà gây nên), Can-khương ôn trung, cho nên chủ bệnh đó. Sa-nhân, Bạch-khấu, Lương-khương cũng trị được bệnh đó. Phàm khử hàn phải kiêm lợi thuỷ, vì hàn tức là thuỷ khí, khử thuỷ tức khử hàn. Đại hàn kết chặt sinh đau, dương khí không thông, dùng Ô-đầu, Tế-tân, Xuyên-tiêu, Tiểu-hồi, Ngõ-du trợ Thận dương, kiêm đạt Can dương. Dương khí thông suốt, thì hàn tan đau hết. Tay chân lạnh ngắt là do Thận dương không đạt, Phụ-tử ôn dương tráng thuỷ cho nên trị được. Cố-chỉ ôn Thận, chỉ ôn liễm được mà không đạt ra ngoài, cho nên chỉ trị đau lưng, mà không trị được tay chân nghịch lãnh. Nhục-quế là khí của mộc hoả, cay lắm vào hạ tiêu, hoả giao với thuỷ, thì dương sinh mà hàn thuỷ hết. Cho nên Thận-khí-hoàn dùng Quế, Phụ ôn bổ khảm dương, để hoá khí hành thuỷ; hàn ở lưng Thận tinh lạnh nên dùng; hàn ở Bàng-quang, Thuỷ ngừng không hoá, gọi là súc thuỷ, dùng Linh, Trạch để lợi thuỷ, mà càng nên dùng Quế-chi để làm thông dương trong thuỷ, như Ngũ-linh-tán. Ô-dước sắc tía, vào huyết phần, lại ôn khí. Vào Can, Can chủ huyết thất, cho nên Ô-dước vào huyết thất để tán hàn. Bản-kinh nói: “ trị Bàng-quang Thận gian lãnh khí” (trị khí lạnh trong Bàng-quang, Thận), tức là khí lạnh trong huyết thất, huyết ngưng sinh đau, dùng Ngãi-diệp, cũng là cảm khí mộc hoả, vào huyết thất được, hàn thuỷ lấn áp tâm, phải dùng Quế-chi, Viễn-chí, Công-đinh-hương, để làm thông Tâm dương. Hàn kèm thêm Can phong, thì sinh sên lãi, ức chế Tỳ thổ, thì dùng Xuyên-tiêu, Khương, Phụ để ôn Can. Như Lưu-hoàng, chất dịch trong đá, cháy được, là hoả trong thuỷ, vị chua là được mộc vị; dương trong thuỷ, phát ra thì sinh mộc, cho nên vị chua mà cháy được; đó là hoả trong thuỷ, là thứ thuốc mạnh để ôn Can, Thận ở hạ tiêu. Thiên-sinh-hoàng sinh ở Vân-nam, dưới có Lưu-hoàng, trên có suối ấm, hơi của suối xông đá kết thành Thiên-sinh-hoàng; dương khí trong chân thuỷ hoá sinh, thuần mà không táo. Khí dương của người đạt lên trên thì vào Phế. Thiên-sinh-hoàng sinh ở trên đá, cho nên là thuốc hay để ôn Phế. Không nên lấy tính của Lưu-hoàng mà bàn thuốc nóng đều có vị cay. Tuy rất ấm (đại ôn) mà chưa mạnh, là vì có mộc tính mà chưa có mộc vị, chưa có thuần tính sinh hoả, nên không mạnh. Đã ấm mà vị chua, là đã có mộc tính, lại có mộc vị, thuần để sinh hoả, cho nên tính mạnh, như Lưu-hoàng, Phê-trạch (thạch-tín).

 

8.     Hỏi: Bệnh có thượng nhiệt hạ hàn, ngoại nhiệt nội hàn, nên dùng thuốc nào?

 

      Đáp:Thì lấy hạ hàn, nội hàn làm chủ. Dùng Khương, Quế, Phụ, kiêm Đảm-trấp, nhân-niệu (nước đái), Mạch-đông, Ngưu-tất để bắt buộc hạ tiện.

9.     Hỏi: Bệnh có nội nhiệt ngoại hàn, hạ nhiệt thượng hàn, nên dùng thuốc gì?

 

      Đáp:Lấy hạ nhiệt, nội nhiệt làm chủ. Dùng Linh, Liên, Tri-bá, mà kiêm Sinh-khương, Quế-chi, Bạc-hà, Kinh-giới, Thông-bạch để dẫn. Điều cần yếu là giỏi dùng thuốc, không thể lấy công hiệu của một vị thuốc nào.

10.            Hỏi: Trong ngũ-hành duy có Thổ chủ thấp. Lý-đông-viên trọng Tỳ-vị, chuyên về táo thổ khử thấp. Mà Trọng-cảnh trị thái âm (tỳ) không chuyên dùng thuốc táo. Sao vậy?

 

            Đáp:Đông-viên biết cái thấp đã thành mà không biết cái thấp từ đâu sinh ra, thì cho là thổ không trị thuỷ, đâu biết thấp là bản khí của thổ. Trước hết cần giải nghĩa chữ “Thổ” rồi sau đó mới giải nghĩa chữ “thấp” được. Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả đều ở bốn phương, mà thổ thuộc trung ương. Ơ giữa là chổ bốn phương giao tiếp. Ương (giữa) là chỗ hội của âm dương. Nói: “ Thi dạ vị ương” (đêm thơ chưa đến giữa) là nói trời chưa sáng, có nghĩa là âm chưa hội với dương. Chim oan ương không ngủ một mình, có chữ ương, lấy ý nghĩa âm dương giao hội. Vì hai chữ âm dương hợp làm một tiếng, thành ương ( âm+ dương=ương). Thổ ở trung ương, là âm dương giao nhau mà hoá sinh. Vì thuỷ với hoả giao, gặp mộc thì mục nát thành thổ, gặp kim thì biến hoá mà trở thành thổ. Cho nên số ở Hà-đồ: nhất thuỷ, nhị hoả, tam mộc, tứ kim, thổ ở rốt trong ngũ hành, là khí độc nhất vượng ở tứ quí. Vì thuỷ, hoả, mộc, kim giao hợp mà thành thổ, cho nên thổ đều vượng ở tứ quí. Gọi thổ trong ngũ hành là đặt tên theo hình thể. Ơ lục khí gọi thấp là đặt tên theo khí. Khí sở dĩ thấp (ẩm ước) cũng chỉ là thuỷ, hoả, mộc,kim giao cấu mà thành. Chưa có chất mục nát, kim được thuỷ thấm nhuần, cho nên thành thổ thành thấp được. Cuối cùng khí kim, mộc giao nhau ít mà khí thuỷ hoả giao nhau nhiều. Hoả không đun thuỷ thì là hàn thuỷ không phải là thấp. Thuỷ không thấm ướt hoả, thì là hoả dữ, cũng khôngphải là thấp. Ví như: trong chõ có gạo, không đun lửa thì không thành thấp, không có nước để thấm ướt cũng không thành thấp. Phải có thuỷ hoả giao nhau rồi sau mới thành thấp. Trong lúc Trưởng-hạ thấp khí nhiều, chính là lúc âm dương giao cấu, lúc thuỷ hoả đun thấm nhau, cho nên vào mùa hạ, vách tường đều ẩm ướt, mà người cảm nhiễm bệnh thấp phần nhiều vào lúc đó. Tỳ thổ của người, chịu thấp khí của trời, là tâm hoả thận thuỷ giao hội mà thành. Tiêu hoá chuyễn vận đến bốn tạng kia được, đều do công năng ở thấp. Vị táo ăn vào toàn nhờ thấp ở tỳ để thấm ướt, mà bắt đầu tiêu hoá. Tỳ ở trên màng mỡ. Đồ ăn trong bụng đã hoá thành chất nước, thì dẫn vào màng mỡ, đến các tạng, đầy đủ ở chu thân. Dầu-trường-cao chủ thấm nhuần, đều là công dụng của thấp. Xem như Tỳ khí không đủ thì táo, mà thái quá lại bị bệnh thấp. Cho nên Nội-kinh nói: “Tỳ chủ thấp”. Lại nói: “Tỳ ố thấp”, kim “phàm thấp bệnh, giai dĩ trị tỳ vị chủ” (phàm bệnh thấp, đều lấy trị tỳ làm chủ). Thuỷ hoả đun thấm nhau thành thấp, cho nên thấp sinh bệnh gồm cả thuỷ hoả. Thuốc trị thấp, tính bình hoà, chính là để trị được cả thuỷ hoả. Phuc-linh, Biển-đậu, Dĩ-nhân đều vị lạt, là thứ thuốc chính để lợi thấp. Thấp lắm thì thổ mệt nhọc, cho nên lợi thấp tức là kiện tỳ. Liên-tử, Khiếm-thực hơi ngọt mà rít, thâu liễm thấp khí được, cho nên kiện tỳ. Bạch-truật có dầu, lấy dầu mỡ bổ tỳ. Dầu lại không dính nước, cho nên lợi thuỷ, khí thơm ấm, cũng là chủ lợi thuỷ, lại thăng phát được, làm cho khí của tỳ thổ thượng đạt. Cho nên Bạch-truật là thứ thuốc chính để bổ tỳ. Thương-truật khí ấm mà mạnh, cho nên kèm thêm táo tính, bổ vị không bổ tỳ; sắc xanh, được tính của mộc, lại sơ tiết được, là thứ thuốc trị hàn thấp. Thấp kiêm (gồm) thuỷ hoả, thuỷ hoả thừa thành thấp kiêm hàn: bị bệnh thì trướng, ta lỏng. Hoa-tiêu cay ấm để tán hàn thấp, sát được trùng, tiêu án được thấp. Ngô-du cay mạnh, khử thấp rất mau. Bạch-khấu, Can-khương đều trị hàn thấp. Thôn toan (nuốt chua), thổ toan ( nôn chua), có hai bệnh. Một là hàn thấp, nên dùng Ngô-du, Thương-truật, Quế-chi, Sinh-khương. Hai là nhiệt thấp, nên dùng Hoàng-liên, Hoàng-bá, Hoàng-cầm, Thạch-quyết-minh, Thanh-bì, Đảm-thảo. Thêm vào mấy thứ ấy ít Ngô-du, Hoa-tiêu để kềm chế bớt (phản tá). Chua là thấp hoá ra. Thấp ủ nóng mà hoá chua, như mùa hạ nước thịt qua một đêm thì hoá chua, có nước đá giữ gìn thì không chua. Trấu lúa mì phát nóng thì thành giấm chua, đều là nóng đun ủ với thấp mà chua. Cho nên các thứ như Hoàng-liên đắng táo, chính là để trị thấp bị nhiệt hoá. Hàn thấp, như rau cải ướp muối trong thạp, thì hoá chua, đó là thấp do hàn hoá. Ngô-du các thứ cay ráo, chính là để trị thấp do hàn hoá. Thấp thấm ở chân, thì thành bệnh cước khí thũng (sưng nề). Tây y nói: Bệnh cước khí nước tiểu phải chua, biết là thấp vậy. Phàm cước khí phần nhiều là hàn rít, nên lấy thuốc ấm làm chủ, thêm vào Mộc-qua, Dĩ-nhân, Ngưu-tất để dẫn đạo, để lợi thấp ở dưới chân. Nhưng cước khí, cũng có nhiệt thấp nên dùng Phòng-kỷ, Hoàng-bá, Thương-truật, Mộc-thông, Đảm-thảo, thuốc khổ giáng (đi xuống) để trị. Thấp chứa ở tỳ thì trong bụng trướng, lâu ngày nước nhiều thì phình lên, nên trục thuỷ. Cam-toại, Đại-kích, Nguyên-hoa, Khiên-ngưu công lực mạnh, dùng thêm Đại-táo, Sâm, Truật, Cam-thảo để bổ tỳ thổ, khử cái thái quá, lại sợ tổn chổ bất cập. Tỳ dừng ăn uống thì thấp không hoá, nên dùng Thần-khúc để tán thấp. Chỉ-xác, Trần-bì, Mộc-huong hành khí để hành thấp. Thuỷ hoả giao mà sinh thấp thổ. Tỳ của người ứng theo đó. Bạch-truật ấm mà có chất nước, chính là vật có thuỷ hảo giao nhau, cho nên bổ tỳ kinh. Hoàng-tinh ngọt bình, có chất nước, được sự hoà bình của thuỷ hoả giao khí, cho nên chính để bổ tỳ kinh. Sơn-dược có chất, sắc trắng, cho nên bổ tỳ thuỷ để bổ thấp. Cầm Truật có chất nước, mà vị mạnh, thì giúp tỳ hoả để táo thấp. Xích-thạch-chỉ chất của thổ, táo thấp được. Quất Phác, Tân-lang khử thấp, là lấy mộc để sơ thổ. Tang-bì, Tật-lê lợi thấp, là lấy kim để hành thuỷ. Thấp đầy ở tấu lý thì thũng, Tang-bì giống màng mỏng của người, cho nên trị được, Phòng-kỷ giữa rỗng, lằn vết như bánh xe, ngoài theo tấu lý, trong theo tam tiêu, thông thuỷ khí được. Mộc-thông trong rỗng giống như Phòng-kỷ, vị khổ tiết (đắng làm bài tiết), cho nên đều là thuốc cần yếu để hành thấp. Thấp ở lưng, thấp ở chân Thổ-phục-linh, Tỳ-giải, Uy-linh-tiên, Dĩ-nhân đều giáng lợi được. Còn nên tuỳ hàn nhiệt gia giảm, thấp nung nấu da dẻ phát vàng, nên dùng nhân trần, Tần-bì, Ích-mẫu-thảo để tán kiêm (gồm) lợi. Bàng-quang không lợi, nên dùng Trạch-tả, Xa-tiền, Côn-bố, Hải-tảo. Các vị đó phần nhiều sinh ở trong đá, trong nước, cho nên hoá thuỷ của Bàng-quang. Đó là thanh hoả lợi thuỷ là phép trị thấp. Thấp với nhiệt nung nấu, thì thanh thử. Các sách bàn về nắng, không biết nguyên nhân của nắng, mà phân ra âm thử dương thử, không khác với trúng nhiệt, trúng hàn, không phải đúng nghĩa của thử. Trần-tu-viên cho thử là nhiệt, mà không biết nhiệt hợp thấp mới thành thử. Nguyệt-lịnh nói: “ thổ nhuận nậu thử” (thổ được thấm nhuần, nóng ấm lên thành thử). Được thấm nhuần, nóng ấm, rồi sau mới thành thử (nắng), cho nên trị thử phải gồm hai chữ thấp nhiệt mới là đúng. Mùa hạ có bệnh ôn, mùa thu có bệnh dịch, lỵ, ngược, đều bị cảm nhiễm thử tức là thấp nhiệt, dứt khoát không nên dùng thuốc táo (khô ráo), táo thì làm thấp bế tắc không lưu thông. Lại không nên dùng thuốc giải biểu, dùng giải biểu thì phát nhiệt mà thấp chưng (hơi bốc lên hấp nấu). Chỉ dùng thuốc có vị thanh lợi, Lục-nhất-tán tuy nhẹ, là thứ thuốc chính để thanh nhiệt, lợi thấp. Hoàng-liên đắng tả nhiệt được lại táo thấp được, cũng là vị thuốc chính để khử thử. Thương thử phát nhiệt nên dùng Hương-nhự để tán thấp nhiệt ở bì phu. Thử biến thành ôn, dịch, dùng Thạch-cao, Hoàng-liên làm chủ. Đã có sách chuyên trị bệnh này chưa thể kể hết các vị. Tóm lại không nên phát biểu nên tả nhiệt, lợi thấp. Thương thử biến thành kiết lỵ thì không nên phát hãn, lại rất không nên lợi thuỷ, chỉ nên thanh nhiệt mà thấp tự hết, Hoàng-liên, Hoàng-cầm làm chủ. Thương thử biến thành ngược, cốt yếu là tán thấp thanh nhiệt. Tiểu tiện trong ở Bàng-quang, Tam-tiêu, thì ngược tự hết, Thổ-phục-linh, Trư-linh, Cát-căn, Độc-hoạt tán thấp để trị thái dương Bàng-quang. Hoàng-cầm, Qui-giáp, Thanh-bì, Đảm-thảo thanh nhiệt để lợi thiếu dương Tam tiêu. Nên kiêm trị Bàng-quang, Tam-tiêu. Đờm ngược là do thấp tích tụ. Thường-sơn-miêu (thục-tất) thấu đạt được để ói đờm ra. Ngược là đờm với huyết hợp lại, Qui-giáp, Mẫu-lệ, Sơn-giáp phá được bệnh này. Đây là kiêm chứng của thấp, chưa nói rõ hết được. Lại như Ngũ-gia-bì dẫn đến chỗ da mỡ. Ngũ-linh-tán dùng Quế-chi để trị hàn thấp. Ngũ-lâm-thang dùng Sơn-chi để trị thấp nhiệt. Tóm lại tỳ chủ quản thấp. Dầu mỡ của tỳ, liên hệ với màng mỏng Tam-tiêu để thông suốt trong ngoài, đạt đến Bàng-quang. Cho nên trị thấp, kiêm trị các chỗ. Xét thấp khí, là do thuỷ hoả hợp lại hoá ra, cho nên có hai chứng: hàn thấp.

  

11.            Hỏi: Thuyết thấp do thuỷ hoả hợp hoá, sau đời Đường, đời Tống không có thuyết đó. Bây giờ tuy nêu ra rõ ràng, nhưng chưa có gì chứng nghiệm. E rồi không đủ cho người đời tin được.

 

 

            Đáp:Điều này biện luận chẳng khó khăn gì. Ví dụ có một con cá ướp muối, khí trời quang đãn lâu, biến làm mưa, thì con cá ướp muối trở nên ẩm ướt, (phát thấp) trước, muối trong con cá tức là thuỷ, phát thấp vì trời nóng bức bách, thì thuỷ giao với hoả, cho bớt sự nóng bức. Lại như có lá trầu khô, đem sấy lửa, lá trở nên ướt nhuần, vì trong lá trà nguyên có chất nước, khi chưa sấy thì không phát ướt nhuận, khi sấy thì phát nhuận, cũng lại là hoả giao với thuỷ, thì hoá thấp, đó là một chứng nghiệm.

Tác giả bài viết: BS. HUỲNH CẨM KHƯƠNG - Khoa Đông y BV Đa Khoa Hồng Đức III

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thuốc có, nbsp

Những tin mới hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán