BIỆN CHỨNG ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY
LẤY HÒA LÀM QUÝ
Tác giả: Mao Dức Tây, Viện Trung y tỉnh Hà Nam, http://www.jkrj.cn/zhongyi
Người dịch: ThS.BS. Hoàng Như Dũng, Hội Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế
Viêm dạ dày mạn, thuộc chứng “Vị uyển thống”, “Bỉ mãn” của đông y. Chứng bệnh này có sự phân biệt hư thực và khí huyết. Tuy nhiên trên lâm sàng thường biểu hiện đồng thời các chứng hậu, như hàn nhiệt lẫn lộn, hư thực đều thể hiện, thăng giáng mất trình tự, khí trệ huyết ứ. Cho điều trị bệnh này không thể chấp riêng vào một phép mà phải hòa điều hàn nhiệt, tiêu bổ kiêm thi, thăng giáng có trình tự, khí huyết cùng nâng đỡ, nhằm cho trong phép hòa đạt được hiệu quả âm dương bình hoành, lui bệnh phục hồi chính khí.
1. Hàn nhiệt bình điều
Trong viêm dạ dày mạn, mỗi khi thấy chứng hậu hàn nhiệt lẫn lộn, như đã có thói quen ăn uống thích nóng sợ lạnh, mỗi khi ăn uống thức ăn sống lạnh liền đầy tức vùng thượng vị, nhưng lại có hiện tượng nhiệt như đắng miêng, khô miệng, rêu lưỡi vàng nhờn, hoặc có khi xuất hiện loét miệng, đối với tình huống này tác giả thường chọn dùng Bán hạ tả tâm thang (Thương hàn luận) tùy chứng gia giảm, có hiệu quả tốt. Bài thuốc gồm Bán hạ, Can khương cay nóng tán hàn, Hoàng liên, Hoàng cầm đắng hàn thanh nhiệt. Người xưa gọi là phép “tân khai khổ giáng”. Tân khai là dùng vị cay nóng của Hạ, Khương để khai, khổ giáng là dùng đắng hàn của Liên, Cầm để giáng, lại dùng phép âm dương song giải, không công bỉ mà bỉ tự tán, là nhờ hàn nhiệt cùng dùng. Các phương như Tả kim hoàn (Y phương tập giải, Đơn Khê tâm pháp), dùng Hoàng liên với Ngô thù du, một hàn một nhiệt, hàn là chính trị, nhiệt là tòng trị, cho nên có thể giúp nhau tạo tác dụng. Đó là bài thuốc hay điều trị nuốt chua tào tạp do can hỏa vị hàn.
2. Bổ tiêu kiêm thi
Trong triệu chứng viêm dạ dày mạn, có không ít trường hợp hư thực đồng thởi biểu hiện. Như đã có triệu chứng trung khí sút giảm, đoản khí mệt mõi của tỳ vị khí hư, lại có chứng bỉ tắc vùng thượng vị, đau âm ỉ sau ăn của chứng khí trệ. Nếu đơn thuần bổ hư sẽ gây bất lợi cho chữa trị tiêu trướng giảm đau, mà dùng một vị thuốc hành trệ sẽ nghịch lại việc phục hồi trung khí. Tác giả ưa dùng Hậu phác Sinh khương Bán hạ Cam thảo Nhân sâm thang (Thương hàn luận) để chữa. Bài thuốc đã có Hậu phác, Sinh khương, Bán hạ tán tà tiêu trừ khí trệ, lại có Nhân sâm, Cam thảo bổ trung phục hồi trung khí. Đó là bài thuốc đại biểu để điều trị bỉ mãn do trung hư khí trệ. Các bài khác như Lục quân tử thang, Hương sa lục quân tử thang đều là những bài thuốc trong bổ có tiêu. Chỉ cần khi áp dụng trên lâm sàng, phải cân nhắc hư thực nhiều hay ít, hoặc bổ tiêu đều một nữa, hoặc bổ ba tiêu bảy, nhằm đạt được bổ mà không trệ, tiêu mà không hao. Về mặt kinh nghiệm, có thể tham khảo cách xử trí kiện tỳ hòa vị của danh y Thi Kim Mặc
3. Thăng giáng hữu tự
Trong bệnh viêm dạ dày mạn, hiện tượng thanh trọc lẫn lộn, thanh khí không thăng, trọc khí không giáng cũng khá thường thấy, như thanh khí hạ hãm mà thấy tiết tả, trọc khí không giáng mà thấy nôn mữa, trướng mãn. Trong Tố Vấn, thiên Âm dương ứng tượng đại luận viết: “Thanh khi tại hạ, tắc sinh xôn tiết, trọc khí tại thượng, tắc sinh sân trướng”. Tuy nhiên chứng này và chứng tỳ dương bất chấn có quan hệ mật thiết. Muốn thăng thanh sẽ trở ngại cho giáng trọc, muốn giáng trọc thì trở ngại cho thăng thanh. Trương Trọng Cảnh phối hợp thăng thanh và giáng trọc thành một, lập ra bài Tứ nghịch tán. Bài này gồm Sài hồ sơ can thăng thanh, thấu đạt dương khí; Chỉ thực giáng trọc đạo trệ, hành khí tán kết; tá bằng Thược dược Cam thảo toan cam giải kính. là bài thuốc hay để điều trị do can uất dẫn đến tỳ vị bất hòa, hoặc dùng trong đau bụng thượng vị, hoặc dùng trong tiết tả hậu trọng, hoặc dùng trong quyết do dương uất. Lý Thời Trân thời Nguyên lập ra bài Thăng dương ích vị thang, bài này đã có các vị Sâm, Truật, Kỳ, Sài, thăng thanh, lại có Bán, Liên, Cầm, Trạch giáng trọc, là bài thuốc hay nổi tiếng dùng điều tị tỳ vị hư nhược, thanh dương không thăng, trọc âm không giáng. Các bài khác như Sài hồ sơ can tán, Tiêu dao tán đều hàm ý thăng thanh giáng trọc.
4. Khí huyết tịnh cử
Đầy tức và đau vùng thượng vị là triệu chứng thường gặp trong viêm dạ dày mạn. Nguyên nhân chủ yếu của đau là khí trệ huyết ứ, người xưa nói: “khí trệ tắc trướng, huyết ứ tắc thống”, mặc dù cũng không hoàn toàn như vậy, khí trệ cũng có thể gây đau, huyết ứ cũng có thể sinh trướng. tuy nhiên khí trệ thường thấy kiêm can uất và đầy tức hông sườn, ngoài ra còn xuất hiện ợ hơi, nấc. Đối với chứng ứ huyết, bất kể đau tức hay đau chói, hễ chất lưỡi tía tối, cũng thường nghĩ đến ứ huyết. Thông thường đau do khí trệ huyết ứ, tôi thường dùng Đơn sâm ẩm (Trần Tu Viên “Thời phương ca quát”) để chữa trị. Bài này lấy Đơn sâm hoạt huyết khử ứ, tá bằng Đàn hương, Sa nhân hành khí chỉ thống; khí được hành huyết được hoạt, vị khí được yên, đau có còn không!. Các bài thuốc khác như Kim Linh tử tán của Lưu Hà Gian đời Kim, bài thuốc này lấy Kim linh tử sơ can hành khí, Diên hồ sách hoạt huyết khử ứ, là bài thuốc lý khí chỉ thống. Hễ đau thượng vị có vị trí cố định, kèm có chất lưỡi tía tối, là bài thuốc đầu tiên.
Châu Học Hải đời Thanh trong “Độc Y Tùy Bút” thảo luân đến phép Hòa nói “hàn nhiệt cùng dùng, thấp táo cùng dùng, thăng giáng liễm tán cùng dùng, không phải lộn xộn không có phép tắc, đó là phép chữa đúng đắn rất kỳ diệu vậy”. Đem hai dược vật có khí vị khác nhau, xu hướng khác nhau, tác dụng khác nhau lập thành một phương, đó là quy tắc phối ngũ tương phản tương thành của đông y. Những cách dùng như vậy là căn cứ tính phức tạp của bệnh chứng trái ngược mà lập ra. Lúc ứng dụng cần chú ý bốn vấn đề: Một là phải theo tính chất rõ ràng chính xác của triệu chứng đề áp dụng phép điều trị này. Hai là hiệu quả mấu chốt ở chỗ liều lượng thuốc, liều lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào các hội chứng chứng hư thực, hàn nhiệt, thăng giáng, cái nào nặng, cái nào nhẹ. Ba là xuất hiện viêm dạ dày mạn thường liên quan với thay đổi tiết khí, do đó, cần dựa vào biến hóa của lục khí để gia giảm, như mùa xuân nhiều phong có thể gia Sài hồ, Phòng phong, mùa hạ nhiều hỏa có thể gia Hoàng liên, Chi tử, mùa trưởng hạ nhiều thấp có thể gia Hoắc hương, Bội lan, Mùa thu nhiều táo có thể gia Sa sâm, Mạch đông, mùa đông nhiều hàn có thể gia Can khương, Phụ tử. Bốn là viêm dạ dày mạn có liên quan với ăn uống không tiết độ, cho nên có thể tùy chứng gia thêm các thuốc Tiêu Tam tiên, Tân lang, Kê nội kim, Lai bặc tử, Đại hoàng để trợ tiêu hóa.
辨治胃炎以和为贵
毛德西 河南省中医院
慢性胃炎,属中医“胃脘痛”、“痞满”范畴。其病有虚实寒热及气血之辨。但在临床中常呈现出相兼证候,如寒热错杂、虚实俱现、升降失序、气滞血瘀等。故其治疗,不可偏执一法,而应寒热平调、补消兼施、升降有序、气血并举等。以冀在和法中达到阴阳平衡、病去正复之效。
1.寒热平调 慢性胃炎,每见寒热错杂证候,如既有喜热恶寒之饮食习性,每食生冷之物即胃脘痞满;又有口苦口干苔黄而腻之热象,时或出现口腔溃疡,对此笔者常选《伤寒论》半夏泻心汤,随证增减,获效颇多。方中半夏、干姜辛温散寒,黄连、黄芩苦寒清热。前人称其具“辛开苦降”之功。辛开者,夏、姜之辛热以开之;苦降者,连、芩之苦寒以降之。乃取“阴阳两解,不攻痞而痞自散,所以寒热互用”。(《医方集解》)它如左金丸(《丹溪心法》),取黄连与吴茱萸,一寒一热,寒者正治,热者从治,故能相济而立功。为主治肝火胃寒吞酸嘈杂之良剂。
2.补消兼施 在慢性胃炎证候中,虚实俱现者亦然不少。如夙有中气虚馁,少气乏力之脾胃气虚证;又有胃脘痞塞,食后隐痛之气滞证。单纯补虚则不利于消胀止痛,而一味行滞则有悖于中气恢复。笔者喜用《伤寒论》厚朴生姜半夏甘草人参汤治之。方中既有厚朴、生姜、半夏散邪以除滞气,又有人参、甘草补中以复中气。是治疗中虚气滞痞满的代表方剂。它如六君子汤、香砂六君子汤等,均为寓消于补的方剂。只是在应用时,要视虚实之多寡,或补消参半,或三补七消,做到补而不滞,消而无耗。这方面的经验,名医施今墨先生的健脾和胃药对,可资参考。
3.升降有序 在慢性胃炎中,清气不升、浊气不降的清浊混淆现象亦较常见,如清气下陷而见泄泻,浊气不降而见呕恶、胀满。正如《素问·阴阳应象大论》云:“清气在下,则生飧泄;浊气在上,则生瞋胀。”但此证与脾阳不振有密切关系。欲升清则有碍于降浊,欲降浊则有碍于升清。张仲景将升清与降浊熔于一炉,创四逆散方。方中柴胡疏肝升清,透达阳气;枳实降浊导滞,行气散结;佐以芍药甘草酸甘解痉,为治疗因肝郁而致脾胃不和之良方。或用于脘腹痛,或用于泄泻后重,或用于阳郁之厥等。元代李东垣创升阳益胃汤,方中既有升清之参、术、芪、柴,又有降浊之半、连、芩、泽等,是治疗脾胃虚弱、清阳不升、浊阴不降的著名方剂。它如柴胡疏肝散、逍遥散等,均含有升清降浊之意。
4.气血并举 上腹部痞满与疼痛是慢性胃炎常见病状。其疼痛主要原因是气滞血瘀,古人云:“气滞则胀,血瘀则痛”。但也不尽然,气滞亦可生痛,血瘀亦可增胀。只是气滞多兼肝郁,与胁肋不舒共见,还会出现噫气,噎嗝等。对于血瘀证,不管是否有刺痛,凡舌质紫暗,亦多考虑为血瘀。凡气滞血瘀之痛,余常取丹参饮(陈修园《时方歌括》)治之。方取丹参活血祛瘀,佐以檀香、砂仁行气止痛,气行血活,胃气得安,何痛之有!它如金代刘河间的金铃子散,方取金铃子疏肝行气,延胡索活血祛瘀,为理气活血止痛之方。凡胃脘痛有定处,伴见舌质紫暗者,是为首选方药。
清代周学海在《读医随笔》中谈到和法时云:“寒热并用,燥湿并用,升降敛散并用,非杂乱而无法也,正法之至妙也。”将两种不同气味、不同趋向、不同作用的药物拟为一方,这是中药相反相成配伍的惯例。它是根据病证矛盾的复杂性而拟定的。在应用时要注意四个问题:一是必须在明确证候性质前提下应用此法;二是取效关键在于药量,药量多少取决于证候虚实、寒热、升降之孰重孰轻;三是慢性胃炎发作多与季节变化有关,因此,要依据六气变化而加减,如春季多风可加柴胡、防风,夏季多火可加黄连、栀子,长夏多湿可加藿香、佩兰,秋季多燥可加沙参、麦冬,冬季多寒可加干姜、附子等。四是慢性胃炎与饮食不节有关,故可随证加入焦三仙、槟榔、鸡内金、莱菔子、大黄等以助消化。
Tác giả bài viết: ThS.BS. Hoàng Như Dũng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn