ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ MÂT NGỦ
Tổng quan về điều trị mất ngủ theo đông y trong những năm gần đây.
Nguyên văn: 中医中药治疗失眠近年中医中药治疗失眠概述,, 近年中医中药治疗失眠概述
http://www.jktree.com/oldman/article/3e78.html
Người dịch: ThS.BS Hoàng Như Dũng
Mất ngủ thuộc lãnh vực “Bất mị”, trong đông y. Lần đầu tiên ghi lại trong y văn đông y “Linh khu, Doanh vệ sinh hội” gọi là “Dạ bất mị” sau đó trong “Chư bệnh nguyên hậu luận” gọi là “Bất đắc miên”, về sau gọi là “Bất mị”, “Mục bất minh”, “Ngọa bất an”, “Thất miên”.Do chứng mất ngủ đặc biệt là mất ngủ khó chữa làm cho bệnh nhân vô cùng khổ sở, đồng thời với sự phát triển nhanh chóng hiện nay của xã hội, tỷ lệ bệnh mất ngủ càng gia tăng tương ứng, do vậy trong những năm gần đây đông y cũng hình thành rất nhiều lý luận đặc sắc về điều trị mất ngủ, về mặt biện chứng và điều trị đông y được tóm tắt khái quát như sau.
A. Tư duy biện chứng
Từ rất xưa Nội kinh đã chỉ ra rằng ngày thức đêm ngủ của con người thuận theo quy luật vận hành âm dương của thế giới tự nhiên. Vương Kiều Sở cho rằng do âm dương của cơ thể mất đi sự chính thường, mất đồng bộ với âm dương tiêu trưởng của thế giới tự nhiên, hiệp điều không thống nhất, sẽ xảy ra tình trạng mất ngủ. Dẫn đến sự thất thường âm dương của con người, ngoài yếu tố thể chất tiên thiên ra, thì thói quen sinh hoạt hậu thiên, tu dưỡng tinh thần, rèn luyện cơ thể đều có quan hệ mật thiết, việc biện chứng cần lấy lý luận âm dương, tạng phủ, khí huyết làm chỉ đạo, chú trọng chữa trị toàn bộ cơ thể như một chỉnh thể. Ngoài ra cần phải thấy được yếu tố tình chí là nguyên nhân chủ yếu gây nên mất ngủ hiện nay, mà thuộc tính của tạng can và sự thay đổi tình chí của con người có quan hệ vô cùng mật thiết, can mất sự chính thường, có thể làm cho khí cơ không vận hóa, công năng tạng phủ mất điều hòa, khí huyết mất hòa điều, âm dương mất sự chính thường gây ra mất ngủ. Do vậy về mặt biện chứng tạng phủ và điều trị mất ngủ, “Tòng can luận trị” lại càng quan trọng, “tòng can luận trị” đã bao gồm cả hai mặt hướng dẫn lý luận và biện chứng dụng dược, cả hai mặt đều không thể thiếu. Nhóm Châu Triển Hồng cho rằng người bệnh mất ngủ về mặt lâm sàng, phần lớn là thể can uất khí trệ. Dương Thừa Kỳ chỉ ra rằng doanh vệ bất hòa đưa đến mất ngủ là bệnh sinh then chốt, nếu tà nhiệt kháng thịnh, hoặc tâm hỏa đốt cháy bên trong, vệ không nhập vào doanh; hoặc tâm tỳ lưỡng hư, hoặc can huyết hư thiếu, doanh không liễm được vệ, hoặc do lo sợ làm tổn thương tâm, nhiễu loạn khí cơ, doanh vệ chia cách, hoặc do đờm nhiệt nội uẩn, hoặc ăn uống làm trở trệ vị uyển, nhiễu động vệ khí, khiến cho doanh vệ bất hòa, vệ khí vận hành lẻ loi ở dương phận mà gây nên mất ngủ.
Trong Bất mị (Cảnh Nhạc toàn thư) viết: “Chứng mất ngủ tuy có sự khác nhau, tuy nhiên cần hiểu chỉ có hai từ tà chính là đầy đủ vậy”. Du Mặc Quân cho rằng Trương Cảnh Nhạc đối với bệnh nguyên và bệnh sinh của chứng mất ngủ lấy “có tà” và “không có tà” vẫn chưa đủ chính xác, cần phân chia có biểu hay không có biểu, có biểu tức là ngoại cảm biểu chứng dẫn đến, do ngoại tà xâm nhập, tá chính giao tranh, vệ khí bị ngoại tà làm cho lưu liên, không thể nhập vào âm, cho nên không ngủ được; không có biểu tức là lý chứng, chỉ sự hao tổn khí, huyết, tinh, tân dịch của cơ thể, khiến cho âm dương trong cơ thể bị tổn thương, công năng của tạng phủ mất điều hòa mà hình thành chứng mất ngủ.
Kinh viết: “Vị bất hòa tắc ngọa bất an” (vị bất hòa thì ngủ không yên giấc). Nhóm Thôi Đông Tường cho rằng bệnh sinh vị bất hòa đưa đến ngủ không yên giấc gồm có ba loại hình
1.Vị bất hòa khiến cho doanh vệ mất điều hòa vì vậy ngủ không yên giấc:phủ vị mất điều hòa, tất làm cho vệ khí suy yếu, vận hành mất trình tự, đêm đến không nhập vào âm phận mà vẫn lưu ở dương phận, ắt đêm nằm không ngủ được.
2. Vị bất hòa khiến cho phế mất túc giáng dẫn đến ngủ không yên giấc:phủ vị mất điều hòa, nghịch hành lên trên, lụy cập đến phế khí không thể túc giáng, ắt không thể nằm ngữa mặt để ngủ.
3. Vị bất hòa có thể khiến cho giao thông tâm thận khó khăn dẫn đến ngủ không yên giấc: Do tâm dương ở thượng tiêu, thận âm ở hạ tiêu, sự giao thông trên dưới của hai tạng này dựa vào tác dụng trung gian chuyển hóa thủy hỏa của trung tiêu tỳ vị mà tạo thành, nếu đờm trọc thấp nhiệt ngăn trở trung tiêu, khiến đường lên xuống bị chia cách, ắt âm không thể nạp dương, âm dương bất giao, thần của tâm bị nhiễu loạn, ắt đêm đến khó ngủ mà nằm ngủ không yên giấc. Thẩm Giai giải thích “vị bất hòa thì ngủ không yên giấc”một cách mới hơn: 1.“Vị bất hòa” là bệnh sinh của ngủ không yên giấc 2. “Hòa vị” có thể điều trị “ngọa bất an” có thể giúp xử trí trên lâm sàng.
Mặc Khởi Hoa cho rằng chứng mất ngủ ở người cao tuổi là do hiện tượng lão suy sinh lý, sự thịnh suy của âm dương khí huyết là nguyên nhân chủ yếu phát sinh chứng mất ngủ ở người cao tuổi. CungDã Nho cũng cho rằng do âm huyết ở người cao tuổi bị suy giảm, doanh vệ khí huyết vận hành sáp trệ là phương cách tốt để điều trị mất ngủ ở người cao tuổi.
Nhóm Lý Hồng Sinh cho rằng mất ngủ ở trẻ em phần lớn là thấy ởthể chất tỳ hư, do tỳ hư lâu ngày, thủy thấp không hóa, tụ thấp thành đờm, gặp sự kinh khủng lo sợ, ngủ chí hóa hỏa, đờm nhiệt nội nhiễu tâm thần dẫn đến tâm phiền mất ngủ.
Tổng quát, mất ngủ không ngoài các yếu tố tình chí, ẩm thực lao lực và thụ tà, khiến cho khí huyết tạng phủ bị lệch lạc, âm dương mất cân bằng, vận hành rối loạn gây nên. Biện chứng về các hội chứng được báo cáo trong y văn khá nhiều, giải thích khác nhau, quan điểm khác nhau, quy nạp lại gồm có: thể can uất khí trệ, thể can uất hóa hỏa, thể can dương thượng kháng, thể can huyết bất túc, thể can đởm thấp nhiệt, thể tâm tỳ lưỡng hư, thể tâm hóa kháng thịnh, thể đờm nhiệt nhiễu tâm, thể dư nhiệt nhiễu cách, thể đởm khí hư khiếp, thể tâm thận bất giao, thể tâm âm khuy tổn, thể ứ trở tâm mạch.
Người viết nhận thấy bệnh lý mất ngủ mất ngủ phức tạp, thường hư thực lẫn lộn, không dễ đưa ra một loại hình, lâm chứng nên truy tìm nguồn gốc, xem xét cả tiêu và bản mới có thể đối chứng dụng dược, tháo gỡ mấuchốt của vấn đề.
B. Xử phương dụng dược.
1. Theo thể bệnh để điều trị:
Họ Trương dựa vào 8 thể bệnh để luận trị:
①Thể Can kinh uất nhiệt, nên thanh nhiệt tả hỏa an thần, phương thang chọn
Long đởm tả can thang gia giảm.
②Thể Đờm nhiệt nội nhiễu thì thanh nhiệt hóa đờman thần, dùng Hoàng liên Ôn đởm thang,
③Thể Tâm hỏa khảng thịnh nên thanh tâm an thần, dùng Đạo xích tánuống với Chu sa an thần hoàn.
④Thể Dư nhiệt nhiễu cách thì thanh nhiệt trừ phiền, phương dùng Trúc diệp Thạch cao thang, hoặcChi tử xị thang,
⑤Thể Đởm khí hư khiếp, nên ôn đởm ích khí ninh thần, thuốc dùng Đảng sâm, Bạch thược, Đương quy, Trúc nhự, Viễn chí, Toan táo nhân, Bá tử nhân, Từ thạch,
⑥Thể Tâm tỳ lưỡng hư nên kiện tỳ ích khí, dưỡng huyết an thần, dùng Quy tỳ thang,
⑦Thể Tâm thận bất giao, thì tư thận thủy, giáng tâm hỏa, giao thông tâm thận, dùng Hoàng liên A giao thang kết hợp vớiGiao thái hoàn gia giảm,
⑧Thể Tâm âm khuy tổn, nên tư tâm âm, dưỡng tâm thần, dùng Thiên vương bổ tâm đan gia giảm.
Tám loại hình của họ Trương trong phân loại điều trị mất ngủ có tính đại diện, chỉ sai khác ở chỗ chọn phương dùng thuốc. Ví dụ họ Vương lấy 300 trường hợp mất ngủ phân chia thành bốn thể, thể can uất hóa hỏa, thể đờmnhiệt nội nhiễu, thể âm hư hỏa vượng, thể tâm tỳ lưỡng hư, phân biệt để chọn dùng Tiêu giao tán kết hợp với Toan táo nhân thang, Hoàng liên Hoàng cầm Ôn đởm thang, Hoàng liên A giao thang kết hợp với Toan táo nhân thang, Quy tỳ thang. Điều trị đông y chọn phương dùng thuốc có đặc điểm kết hợp kinh điển và kinh nghiệm.
Nhưng sau khi đã xác lập thể bệnh, thì việc tuyển phương dụng dược cần xem xét kỹ lưỡng, tích cực đối chứng dùng thuốcthì sẽ có hiệu quả tốt hơn. Họ Đàm điều trị 40 trường hợp mất ngủ do can hỏa, dựa vào bệnh nguyên và chứng trạng phân chia thành ①Thể can đởm thấp nhiệt, lấy Long đởm Tả can thang gia Bán hạ, Hạ khô thảo, ②Thể âm hư hỏa vượng, dùng Đương quy Lục hoàng thang gia Bán hạ, Hạ khô thảo, ③Thể can khí uất kết, dùng Sài hồ Sơ can tán gia Bán hạ, Hạ khô thảo, ④Thể tâm tỳ lưỡng hư dùng Quy tỳ thang gia Bán hạ, Hạ khô thảo, ⑤Thể ứ huyết nội đình dùng Huyết phủ trục ứ thang gia Bán hạ, Hạ khô thảo.
Họ Hứa cho rẳng đối với điều trị can bệnh dẫn đến mất ngủ cần tuân theo nguyên tắc “bổ cái bất túc, tả cái hữu dư, điều chỉnh hư thực”, làm cho khí huyết điều hòa, âm dương bình hành. Ngoài ra trên lâm sàng nếu gặp chứng mất ngủ khó chữa, khi dùng các phương pháp điều trị thông thường không hiệu quả, thường phải dùng các phương pháp sơ can, thanh can, liễm can, dưỡng can để tiến hành luận trị, điều này cũng khẳng định tính khả thi là “luận trị theo can” trong chứng mất ngủ. Họ Trình đưa ra rằng “tòng gan luận trị” về chứng mất ngủ có thể quy nạp thành sáu phép điều trị ①Phép Sơ can thanh nhiệt; ②Phép Tả can thanh hỏa, ③Phép Thanh can hóa
đờm;;④Phép Tư bổ can thận; ⑤Phép Bổ dưỡng can huyết, ⑥Phép Ôn bổ can đởm.
Giao thông tâm thận là một pháp điều trị quan trọng trong điều trị mất ngủ theo đông y. trong điều trị trên lâm sàng được áp dụng phổ biến. Họ Sái dựa vào đó phân chia một cách chi tiết thành bốn phương pháp điều trị ①Ôn thận thủy để giáng tâm hỏa, dùng Hữu quy ẩm kết hợp với Giao thái hoàn gia giảm ②Tư thận âm để tiềm tâm dương, dùng Tả quy ẩm kết hợp với Chu sa an thần hoàn gia giảm; ③Vận tỳ để giao thông thượng hạ, dùng Diệu hương tán; ④Hòa vị để hiệp điều âm dương, dùng Ôn đởm thang kết hợp với Khảm Ly hoàn gia giảm. Có thể giúp cho thầy thuốc tham khảo
2. Điều trị bằng đơn phương, đơn dược.
Căn cứ bệnh sinh chủ yếu của chứng mất ngủ, lấy đơn phương làm chủ, cân nhắc để gia giảm, cũng là một phương thức quan trọng để điều trị mất ngủ. Chọn dùng đơn phương gồm có cổ phương kim dụng, và lập ra các nghiệm phương.
2.1 Cổ phương kim dụng (phương xưa nay dùng)
Nhóm họ Ngụy dùng Bán hạ Thuật mễ thangđiều trị 30 trường hợp mất ngủ nặng, sử dụng Bán hạ 40g, Thuật mễ 50g, đồng thời kết hợp với dựa vào triệu chứng lâm sàng gia giảm, có hiệu quả kết quả rõ rệt. Họ Điêu dùng Cam mạch Đại táo thang gia vịchữa mất ngủ, nhận thấy bài thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với mất ngủ do tâm âm bất túc, tam thần bất an. Nhóm họ Trương dùngSài hồ Long cốt Mẫu lệ thang làm bài thuốc cơ sở để điều trị 230 trường hợp mất ngủ, chữa lành 210 trường hợp, chuyển biến tốt 20 trường hợp. Họ Trương dùng Ôn đởm thang điều trị 270 trường hợp mất ngủ, hiệu quả đạt 93,46%, họ Chu dùng bài thuốc của danh y đời Minh Cung Đình Hiền “Cao chẩm vô ưu tán” điều trị 12 trường hợp có hiệu quả tốt. “Cao chẩm vô ưu tán”lấy bài thuốc Ôn đởm thanglàm cơ bản, gia Mạch đông, Táo nhân, Đảng sâm, Thạch cao, Cam thảo lập thành bài thuốc. Nhóm họ Trương dùng Huyết phủ trục ứ thangkiêm trị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, hội chứng mãn kinh, cũng như những người mắc bệnh do tính khí thất thường, mắc bệnh do tinh thần bị kích thích, mắc bệnh do sợ hãi, tổng cộng 35 trường hợp có hiệu quả đáng kể.
2.2. Lập ra nghiệm phương, đơn phương
Họ Chương lập bài thuốc “Hóa thấp thông vệ thang” điều trị mất ngủ khó chữa, thành phần bài thuốc: Uy linh tiên, Hương nhu, Mộc tặc thảo, Pháp Bán hạ, Khương hoạt, Độc hoạt, Ý dĩ nhân. Họ Chương cho rằng thấp tà rất dễ làm tắc nghẽn đường lưu thông của vệ khí, khiến khi đêm xuống vệ khí không thể dễ dàng “từ dương vào âm” dẫn đến mất ngủ. Điểm then chốt trong biện chứng mất ngủ bởi thấp trở vệ khí là: 1. Mặc dù mất ngủ kéo dài, ăn uống không quá nhiều, nhưng hình thể không gầy ốm, hơi béo phì. 2. Biểu hiện bệnh là buồn ngủ lúc không đáng ngủ, lúc đáng phải ngủ lại không ngủ được. 3. Phần lớn là kèm theo cơ bắp đau mõi. Quan điểm của họ Chương có điểm độc đáo, thật đáng tham khảo.
Họ Toàn cho rằng mất ngủ đa phần do tư lự, mệt nhọc làm thương tổn tâm tỳ gây bệnh, lập ra bài thuốc Hy thiêmĐại táo thang: Hy thiêm thảo, Tiên hạc thảo, Đại táo. Hy thiêm thảo tư âm dưỡng huyết, ninh tâm an thần;Tiên hạc thảo, Đại táo bổ huyết sinh tân, ích khí ngủ tạng, do vậy có thể chữa khỏi mất ngủ. Bài thuốc của họ Toàn tương đối mới, nhưng lại đơn giản, tiện sử dụng trong lâm sàng. Nhóm họ Lý lập ra bài thuốc “Kiện tỳ hóa đờm an thần thang” dùng điều trị mất ngủ ở trẻ em, bài thuốc này chú trọng làm mạnh công năng tỳ vị, bồi thổ để tiêu trừ nguồn gốc của đờm, tá bằng các thuốc hóa đờm, trấn tỉnh. Bài thuốc dùng Thái tử sâm, Bạch truật, Phục linh, Bán hạ, Trần bì, Chỉ thực, Trúc nhự, Viễn chí, Hợp hoan bì, Toan táo nhân, Cam thảo. Bài này sử dụng tương đối an toàncho trẻ em, thuốc dễ uống cho trẻ.
Họ Vương lấy Hoa sinh diệp làm chủyếu lập thành An thần hợp tểđiều trị mất ngủ, đồng thời tiến hành quan sát và nghiên cứu thực nghiệm, hiệu quả đạt tỷ lệ trên 96%, và thực nghiệm chứng minh giảm hoạt động thần kinh thực vật ở chuột bạch, có tác dụng trấn tỉnh gây ngủ, kiểm tra độc tính cấp là an toàn, không độc. Chế phẩm an thần đông y của đơn vị nghiên cứu là một dạng nghiên cứu thăm dò thử nghiệm mới, do là một chế phẩm thuần túy đông y, dễ sử dụng, đồng thời thuận tiện cho phân tích thực nghiệm và nghiên cứu, do vậy có nhiều hứa hẹn.
Trên đây là tổng kết một số phương pháp điều trị mất ngủ và xử phương dụng dược trong những năm gần đây, đượctrình bày một cách tổng quan. Mất ngủ là một hội chứng của y học cổ truyền được khái quát có tính hồi cứu theo các tư liệu lâm sàng, chưa được người xưa bàn đến. chỉ gồm những bài viết rãi rác. Người viết đưa ra để trao đổi, để thảo luận mong muốn hội chứng bệnh này có một tính hệ thống, nhằm đi sâu vào nghiên cứu và khảo sát. Điều trị mất ngủ cho đến nay vẫn còn thiếu một tiêu chí khách quan có hiệu quả giúp cho điều trị,nếu để bệnh nhân trình bày bệnh sử sẽ gặp khó khăn cho việc thống kê và phân tích một cách khoa học cũng như phản ảnh kết quả điều trị. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu và thảo luận trong tương lai.
中医中药治疗失眠
近年中医中药治疗失眠概述
失眠属中医"不寐"的范畴。中医文献中记载最早是《灵枢·营
卫生会》称:"夜不寐", 之后《诸病源候论》称"不得眠",以后
也有称"不寐"、"目不瞑"、"卧不安"、"不眠"等。由于失眠
尤其是顽固性失眠给患者造成无比痛苦,且近年随着社会的高速发展,
失眠的发病率也在相应上升,因此中医近年也相应形成了许多治疗失
眠的特色,现就中医辨证和中药治疗方面,作一粗略概述:
一、辨证思维
早在《内经》中就指出人体的昼寤夜寐是顺呼自然界的阴阳运行规律的。王翘楚认为人身之阴阳失其所常,与自然界阴阳消长不同步,协调不一致,就会出现失眠的现象。导致人之阴阳失常除先天体质因素外,与后天生活习惯、精神修养、体格锻炼等有密切关系,辨证要以阴阳、脏腑、气血理论为指导,着眼于全身的整体调治。此外还认为由于情志因素是至今引起失眠的主要原因,而肝的属性与人的情志变化关系最为密切,肝失所常,可使气机不运,脏腑功能失调,气血失和,阴阳失常造成失眠,因此在失眠的脏腑辨证和治疗上"从肝论治"尤为重要,而"从肝论治"包涵了辨证用药和思想疏导两个方面,两者缺一不可。周展红等认为临床失眠病人中,以肝郁气滞型最多。
杨承歧指出营卫不和是导致睡眠失常的病机关键,若邪热亢盛, 或心火内炽,卫不入营;或心脾两虚,或肝血虚少,营不敛卫;或惊恐伤心,气机紊乱,营卫离决;或痰热内蕴,或食滞胃脘,扰动卫气,以致营卫不和,卫气独行于阳而致失眠。
《景岳全书·不寐》:"不寐证虽病有不一,然惟知邪正二字则尽矣。"俞万钧指出张景岳对不寐的病因病机是以"有邪""无邪"尚不够准确,应分为有表与无表,有表即外感表证所致,因外邪入侵,邪正交争,卫气被外邪留连,不得入阴,故不得眠;无表即里证,指机体气、血、精、津的耗损,致体内阴阳受损,脏腑功能失调而成不寐之疾。
经曰:胃不和则卧不安。崔东祥等认为胃不和致卧不安病机有三: 1.胃不和致营卫失调则卧不安;胃腑不和,必致卫气薄弱,运行失序,夜不入阴而留于阳,则夜卧不眠。2.胃不和迫使肺失肃降则卧不安:胃腑不和,逆行于上,累及肺气不能肃降,则可导致不能仰面平睡。3.胃不和可致心肾难交则卧不安:因心阳位于上焦,肾阴府居下焦,二者上下的交通是靠中焦脾胃传递水火的媒介作用来造成的,若痰浊湿热阻隔中焦,使上下之路隔绝,则阴不能纳阳,阴阳不交,心神受扰,则夜难眠而卧不安。沈佳对"胃不和则卧不安"新解为:1."胃不和"是"卧不安"的病机。2."和胃"可治"卧不安"。可供临床鉴解。
万启华认为老年性失眠是生理性衰老现象,阴阳气血之盛衰是老年人不寐症发生的主要原因。龚野儒也认为老年阴血有衰,营卫气血运行涩滞是治疗老年性失眠的良策。李红生等认为儿童不寐多见于素体脾虚者,由于脾虚日久,水湿不化,聚湿成痰,恰遇惊恐焦虑,五志化火,痰热内扰心神导致心烦不寐。
纵观诸说,失眠不越情志、饮食劳伤及受邪等因素,使得脏腑气血偏颇,阴阳不济,运行失乖所为。文献报道中辨证证型颇多,详略不一,各抒己见,归纳有:肝郁气滞型、肝郁化火型、肝阳上亢型、肝血不足型、肝胆湿热型、心脾两虚型、心火亢盛型、痰热扰心型、余热扰膈型、胆气虚怯型、心肾不交型、心阴亏损型、瘀阻心脉型等。
笔者认为失眠症情复杂,往往虚实挟杂,难以一型概之,临证应追根
导源,标本兼顾,方能对症下药,解开症结。
二、处方用药:
1.因型施治
张氏按八型论治:①肝经郁热型,宜清热泻火安神,方选龙胆泻
肝汤加减;②痰热内扰型则清热化痰安神,用黄连温胆汤;③心火亢
盛型宜清心安神,用导赤散送服朱砂安神丸;④余热扰膈则清热除烦,
方用竹叶石膏汤或栀子豉汤;⑤胆气虚怯型宜温胆益气宁神,药用党
参、白芍、当归、竹茹、远志、酸枣仁、柏子仁、磁石等;⑥心脾两
虚宜健脾益气、养血安神,用归脾汤;⑦心肾不交型则滋肾水,降心
火,交通心肾,用黄连阿胶汤合交泰丸加减;⑧心阴亏损型宜滋心阴
养心神,用天王补心丹加减。张氏的八型在失眠的分型治疗中具有一
定的代表性,只是选方用药略有差异。譬如王氏将300例不寐患者分成
肝郁化火型、痰热内扰型、阴虚火旺型、心脾两虚型四型,分别选用
丹栀逍遥散合酸枣仁汤、黄连黄芩温胆汤,黄连阿胶汤合酸枣仁汤、
归脾汤。中医治病选方用药具有传统和经验相结合的特点,但是确立
了证型后,处方用药要周详推敲,力求对症下药,事半功倍。
谈氏治疗肝炎患者失眠40例,按症状和病机分成①肝胆湿热型,
以龙胆泻肝汤合入半夏、夏枯草;②阴虚火旺型,以当归六黄汤合半
夏,夏枯草;③肝气郁结型,用柴胡疏肝散合入半夏、夏枯草;④心
脾两虚型以归脾汤合入半夏、夏枯草;⑤瘀血内停型,用血府逐瘀汤
加半夏、夏枯草。许氏认为对肝病而致失眠者治疗要遵循"补其不足,
泻其有余,调其虚实"的原则,使气血调和,阴阳平衡。此外在临床
上遇顽固性失眠,用常法治疗不效时,多从疏肝、清肝、敛肝、养肝
等方面进行论治。由此也佐证了失眠"从肝论治"可行性。程氏认为
从肝论治不寐可归纳为六法:①疏肝清热法;②泻肝清火法;③清肝
化痰法;④滋补肝阴法;⑤补养肝血法;⑥温补肝胆法。
交通心肾是传统治疗不寐的一个大法,在临床治疗中普遍应用。
蔡氏则更为详尽地、深入地分为四种方法①温肾水以降心火,用右归
饮合交泰丸加减;②滋肾阴以潜心阳,用左归饮合朱砂安神丸加减;
③运脾以交通上下,用妙香散;④和胃以协调阴阳,用温胆汤合坎离
丸加减。可资医者参考。
2.单方单药治疗
根据失眠的主要病机,以单方为主,酌情加减,也是治疗失眠的
一个重要方式。单方选用有古方今用,也有自拟验方。
2.1古方今用
魏氏等用半夏秫米汤加重半夏治疗重症失眠30例,采用清半夏40
克,秫米50克,同时结合临床随证加味,疗效显著。姚氏用甘麦大枣
汤加味治疗失眠,体会本方对心阴不足,心神不安的不寐疗效显著。
张氏等用柴胡龙骨牡蛎汤为基础方治疗230例不寐,治愈210例,好转
20例。张氏用温胆汤治疗270例失眠,总有效率达93.46%。
周氏用明代名医龚廷贤处方"高枕无忧散"治疗12例有效。"高枕无忧散"以温
胆汤为基础,加麦冬、枣仁、党参、石膏、甘草组成。张氏等用血府
逐瘀汤治疗兼有高血压、脑动脉硬化、更年期综合征,以及情绪波动
引发者,受精神刺激发病者,惊吓发病者共35例,疗效显著。
2.2自拟验方、单方
章氏用自拟"化湿通卫汤"治疗顽固性不寐,方药组成:威灵仙、
香薷、木贼草、法半夏、羌活、独活、薏苡仁。章氏认为湿邪最易阻
塞卫气通道,使卫气入夜之后不能顺利"由阳入阴",导致失眠。湿
阻卫气不寐的辨证要点:一、虽长期失眠,食纳不旺,但形体不瘦,
略呈肥胖。二、表现为不应睡时很想睡,真去睡时睡不着。三、多伴
有肌肉酸楚。章氏的观点,有其独到之处,值得参考。全氏认为失眠
多因思虑劳倦伤及心脾而致,自拟狶仙大枣汤:狶莶草、仙鹤草、大
枣。狶莶草滋阴养血,宁心安神,仙鹤草、大枣补血生津、益气五脏,
故失眠自能治愈。全氏这一选方用药比较新颖,而且简单,便于临床
使用。李氏等用自拟"健脾化痰安神汤"治疗儿童不寐,该方能重健
脾胃功能,培土化痰之源,佐以化痰、镇静之品。方用太子参、白术、
茯苓、半夏、陈皮、枳实、竹茹、远志、合欢皮、酸枣仁、甘草。该
方对儿童使用是比较安全,且便于儿童接受。
王氏以花生叶为主制成安神合剂治疗失眠,并进行临床观察和实
验研究,临床有效率在96%以上,实验表明能使小白鼠自主活动次数
减少,有镇静安眠作用于,急性毒性试验安全无毒性。研究单味的中
医安神制剂,是一种新的探索的尝试,由于是纯中药制剂,便于服用,
也便于实验分析和研究,因此可能前景良好。
以上总结了中医中药近年来一些治疗失眠的方法和处方用药,只
是粗略概述,
失眠作为一个病证作中医中药临床资料回顾性的概述,
尚无前人可鉴,只是零星报道。笔者以此抛砖引玉,以冀同行共同对
这一病证有个系统的、深入的研究和探讨,失眠的治疗至今尚缺乏一
个疗效的客观标准,病人的自诉难以科学地统计和分析以及反映治疗
效果,这些都是有待于今后研究探讨的问题。
发布时间:2011-2-20
Tác giả bài viết: Người dịch: ThS.BS Hoàng Như Dũng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn