Qua các công trình nghiên cứu trên lâm sàng và thực nghiệm, thật khó mà nói một cách chính xác khoa học về cơ chế tác dụng của phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt. Có rất nhiều giả thuyết về cơ chế tác dụng của châm cứu và bấm huyệt được bàn đến.
Cơ chế thể dịch: Miarbe (Pháp), Tokieda (Nhật)\
Cơ chế thay đổi trình diện sinh vật: Delafuje, Niboyet (Pháp), Patsibiskin (Liên Xô), Okamoto (Nhật).
Cơ chế thay đổi các chất trung gian hoá học đặc biệt là Histamine Maritiny (Pháp)
Cơ chế thần kinh phản xạ: Chu Liễn (Trung Quốc), Vogralic (Liên Xô), Felix Mann (Anh), Kassin (Liên Xô), J. Bossy (Pháp)
Cơ chế thần kinh phản xạ: Chu Liễn (Trung Quốc), Vogralic (Liên Xô), Felix Mann (Anh), Kassin (Liên Xô), J. Bossy (Pháp)
Cơ chế “cửa kiểm soát”: Melzach (1965)
Cơ chế thần minh thể dịch nội tiết đặc biệt là b. Endorphine (Giải thưởng Nobel về y học năm 1977): Bruce Pomeranz (Canada).
I – Y HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC 1. Sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hoà âm dương.
Theo y học cổ truyền, âm dương là thuộc tính của mỗi vật trong vũ trụ. Hai mặt âm dương luôn có quan hệ đối lập (mâu thuẫn) nhưng luôn thống nhất với nhau. Âm dương trong cơ thể bao giờ cũng thăng bằng (bình hành) nương tựa vào nhau (hỗ can) để hoạt động giúp cho cơ thể luôn luôn thích ứng với hoàn cảnh xã hội, thiên nhiên.
Bệnh tật phát sinh ra là do sự mất cân bằng của âm dương. Sự mất cân bằng đó gây nên bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài (Tà khí của lục dâm) hoặc do thể trạng suy yếu, sức đề kháng kém (chính khí hư) hoặc do sự biến đổi bất thường về mặt tình cảm, tinh thần (nội nhân), hoặc cũng có khi do những nguyên nhân khác như thể chất của người bệnh quá kém, sự ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ…
Trên lâm sàng, bệnh lý biểu hiện hoặc hàn hoặc nhiệt, hoặc hư hoặc thực (hư hàn thuộc về âm, thực nhiệt thuộc về dương), nhiều khi bệnh tật rất phức tạp, các dấu hiệu thuộc về hàn nhiệt rất khó phân biệt (kiêm chứng)…
Nguyên tắc điều trị chung là điều hoà (lập lại) mối cân bằng của âm dương. Cụ thể trong điều trị bằng châm cứu, muốn đánh đuổi tà khí, nâng cao chính khí (sức đề kháng của cơ thể) phải tùy thuộc vào vị trí nông sâu của bệnh, trạng thái hàn nhiệt, hư thực của người bệnh để vận dụng thích đáng dùng châm hay cứu, dùng thủ thuật hay bổ như nhiệt thì châm, hàn thì cứu, hư thì bổ, thực thì tả vv…
2. Bệnh tật phát sinh ra làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc.
Theo y học cổ truyền, hệ kinh lạc bao gồm những đường kinh (thẳng) và những đường lạc (đường ngang) nối liền các tạng phủ ra ngoài da và tứ chi, khớp ngũ quan, và nối liền các tạng phủ, kinh lạc với nhau. Hệ thống kinh lạc chằng chịt khắp cơ thể, Thông suốt ở mọi chỗ (trên, dưới, trong , ngoài), làm cơ thể tạo thành một khối thống nhất, thích nghi được với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội.
Trong kinh lạc có kinh khí (Thenergy of life) vận hành để điều hoà KHÍ HUYẾT làm cơ thể luôn khoẻ mạnh, chống được các tác nhân gây bệnh. Hệ kinh lạc cũng là nơi biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các hình thức kích thích (dùng châm, cứu, xoa bóp, ấn huyệt giác…) thông qua các “huyệt” để chữa bệnh.
Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân – tà khí) hoặc nguyên nhân bên trong (chính khí hư) đưa đến sự bế tắc vận hành kinh khí trong đường kinh. Nếu có tà khí thực thì phải loại bỏ tà khí ra ngoài (dùng phương pháp tả), nếu do chính khí hư thì phải bồi bổ cho chính khí đầy đủ (dùng phương pháp bổ).
Mỗi đường kinh mang tên một tạng hoặc một phủ nhất định. Khi tạng phủ có bệnh thường có những biểu hiện thay đổi quan biểu lí với nó (Chẩn đoán dựa vào phương pháp chẩn đoán chung, kết hợp với phương pháp chẩn đoán trên kinh lạc, dò kinh lạc…). Khi bâm huyệt châm cứu, người ta tác động vào các huyệt trên các kinh mạch đó để điều chỉnh các rối loạn chức năng (bế tắc) của kinh mạch.
II – CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA BAM & CHÂM THEO HỌC THUYẾT THẦN KINH - NỘI TIÊT - THỂ DỊCH 1. Một số vấn đề của hoạt động thần kinh có liên quan tới việc giải thích cơ chế tác dụng của bấm & châm .
a) Bấm & Châm là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới: là một kích thích cơ giới, cứu là một kích thích về nhiệt gây nên kích thích tại da, cơ.
Tại nơi bấm, châm, cứu có những biến đổi, tổ chức tại nơi bam & châm bị tổn thương sẽ tiết Histamin, axetylcholin, cathecolamin… nhiệt độ ở da thay đổi, bạch cầu tập trung, phù nề tại chỗ, các phản xạ đột trục làm co giãn mạch máu…
Tất cả những kích thích trên tạo thành một kích thích chung của bâm & châm & cứu. Các luồng xung động của các kích thích được truyền vào tủy lên não, từ não xung động chuyển tới các cơ quan đáp ứng hình thành một cung phản xạ mới.
b, Hiện tượng chiếm ưu thế Utomski
Theo nguyên lý của hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski thì trong cùng một thời gian, ở một nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương (vỏ não), nếu có hai luồng xung động của hai kích thích khác nhau đưa tới, kích thích nào có cường độ mạnh hơn và liên tục hơn sẽ có tác dụng kéo các xung động của kích thích kia tới nó và kìm hãm, tiến tới dập tắt kích thích kia.
Như trên đã trình bày, châm hay bâm là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới, nếu cường độ kích thích được đầy đủ sẽ ức chế ở hưng phấn do tổn thương bệnh lí gây ra, tiến tới làm mất hoặc phá vỡ cung phản xạ bệnh lí.
Trên thực tế lâm sàng, người ta thấy hiệu quả nhanh chóng của bâm & châm (đặc biệt là dùng châm điện trong việc làm giảm cơn đau của một số bệnh cấp tính như cơn đau dạ dày, giun chui ống mật, đau các dây thần kinh ngoại biên gẫy xương, viêm khớp, đau răng …) và tác dụng làm chết cảm giác lạnh, sợ lạnh của phương pháp cứu trong điều trị cấp cứu các trường hợp trụy tim mạch vv… Tác dụng của bâm & châm có thể làm thay đổi hoặc đi tới làm mất phản xạ đau và nhiều bệnh. Khi bấm, châm, cứu để đảm bảo kết quả điều trị, để kích thích tác động lên huyệt phải đạt đến ngưỡng (seuil d’excitation) mà y học cổ truyền gọi là đắc khí và phải tăng (hoặc giảm) cường độ kích thích khi cần thiết để nâng cao thêm hiệu quả chữa bệnh mà y học cổ truyền gọi là thủ thuật bổ tả.
c) Sự phân chia tiết đoạn thần kinh và sự liên quan giữa các tạng phủ đối với các vùng cơ thể do tiết đoạn chi phối.
Thần kinh tủy sống có 31 đôi dây, mỗi đôi dây chia ra làm hai ngành trước và sau chi phối vận động và cảm giác một vùng cơ thể gọi là một tiết đoạn. Sự cấu tạo thần kinh này gọi là sự cấu tạo tiết đoạn
Ví dụ: vùng da ở các tiết đoạn ngực D5, D6, D9 và tiết đoạn cổ C2, C3, C4 tương ứng với dạ dày (hình 2)
Khi nội tạng có bệnh, người ta thấy có sự tăng cường cảm giác vùng da cùng tiết với nó như cảm giác đau, thay đổi điện sinh vật vv… Hiện tượng này xảy ra do những sợi thần kinh giao cảm bị kích thích, xung động dẫn truyền vào tủy, lan toả vào các tế bào cảm giác sừng sau tủy sống gây ra những thay đổi về cảm giác ở vùng da. Mặt khác những kích thích giao cảm làm co mạch, sự cung cấp máu ở vùng da ít đi và làm điện trở ở da giảm xuống gây ra những thay đổi về điện sinh vật.
Trên cơ sở này Zakharin (Liên Xô) và Head (Anh) đã thiết lập được một giản đồ về sự liên quan giữa vùng da và nội tạng, và đây cũng là nguyên lý chế tạo các máy đo điện trở vùng da và máy dò kinh lạc …
Bảng đối chiếu sự liên quan giữa các nội tạng và tiết đoạn thần kinh
Nội tạng
Tiết đoạn
Tim
D1-D2 (D4-D6)
Phổi
D2-D3 (D4-D6)
Thực quản
D7-D8
Dạ dày
D5-D9 (C2-C5)
Ruột
D9-D12
Trực tràng
S2-S4
Gan, Mật
D7-D9
Thận, niệu quản
D10-D12, L1-L2
Bàng quang
D11-D12, L1, S1-S4
Tiền liệt tuyến
D10-D11, L5-S1-S2-S3
Tử cung
D10-L1L2, S1-S4
Tuyến vú
D4-D5
(Trong đó C = cổ; L = thắt lưng; S = cùng)
Nếu nội tạng tổn thương, dùng châm cứu hay các phương pháp vật lý trị liệu khác tác động vào các vùng dạ dày trên cùng một tiết đoạn với nội tạng sẽ chữa được các bệnh ở nội tạng.
d) Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh của Widekski
Theo nguyên lý này, trong trường hợp thần kinh ở trạng thái yên tĩnh, một kích thích nhẹ thường hay gây ra một phản ứng hưng phấn nhẹ, kích thích mạnh thường gây ra một phản ứng hưng phấn mạnh, nhưng nếu thần kinh ở trạng thái bị hưng phấn do bệnh kích thích mạnh chẳng những không gây ra mạnh mà trái lại nó làm cho hoạt động thần kinh chuyển sang quá trình ức chế nên bớt đau.
e) Lý thuyết về đau của Melzak và Wall (cửa kiểm soát - 1965)
Trong trạng thái bình thường các cảm thụ bản thể đi vào sừng sau tủy sống, ở các lớp thứ ba, thứ tư (gồm các tế bào của các chất keo và các tế bào chuyển tiếp) làm cảm giác đau (hoặc không đau) được dẫn truyền. Tế bào như cánh cửa kiểm soát, quyết định cho cảm giác nào đi qua. Ở trạng thái bình thường luôn có những xung động, những xung động này phát huy ức chế, qua tế bào chuyển tiếp và đi lên với kích thích vừa phải. Xung động được tăng cường đến làm hưng phấn tế bào chất tạo keo làm khử cực dẫn truyền và đi lên (Hình 3).
Trên cơ sở lý thuyết cửa kiểm soát của Melzak và Wall, năm 1971, Shealy chế tạo được một máy luôn kích thích cột sau tủy sống để làm giảm đau trong các bệnh ung thư.
h) Vai trò thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh
Từ năm 1973, nhiều thực nghiệm đã chứng minh được trong châm cứu và đỉnh cao của nó là châm tê, ngoài vai trò của thần kinh ra còn có vai trò của thể định tham gia trong quá trình làm giảm đau (trong châm cứu chữa bệnh) và nâng cao ngưỡng chịu đau (trong châm tê phẫu thuật). Có nhiều thảo luận về các chất này. Có thể là: Axetycholin, các chất Mono-min (Cathecolamin, 5 Hydroxyplamin, các chất peptit, các chất monoaxit, mocphine-like) (quan trọng là Endorphine) chất gây đau p (Subtice P) Mocphinelike - những năm 1976, Guillemin (người gốc Pháp, quốc tịch Hoa Kỳ) Chor HaoLi (người Hoa, quốc tịch Hoa Kỳ) đã phân tích được tuyến yên của lạc đà, lợn, cừu… chất mocphine-like (gồm, Endorphine và …) trong đó chất Endophine có tác dụng tương đương 200 lần mocphin (trên ống nghiệm). Cùng năm 1976, Mayer và cộng sự đã chứng minh tác dụng châm tê bị huỷ do tiêm vào động vật thực nghiệm chất Naloxone (chất đối lập với số thực nghiệm về châm tê):
Bruce Pomeranz (Trường đại học Toronto Canada); năm 1976 đã thành công trong một số thực nghiệm về châm tê:
Tiêm Naloxone vào mèo được châm tê thấy sự phóng điện của các tế bào ở lớp V sừng sau tủy sống mèo không bị ức chế nữa. Cắt bỏ tuyến yên mèo rồi châm tê, không thu được kết quả tê.
Người ta đã xác định được công thức hôạhc của chất morphine-like là những chất tiết của não chủ yếu do hậu yên tiết ra, ngoài ra còn thấy ở trên ruột và nhiều cơ quan khác. Nó là một polypeptid gồm 91 axit amin từ số 61 đến số 91 có tác dụng morphine nhiều nhất, mạnh gấp 200 lần mocphine.