ĐÀ ĐIỂU 鴕 鳥
Struthio camelus L.
Tên khác: Đà đề kê, Thực hỏa kê, Cốt thác cầm ((Bản Thảo Cương Mục),Phi châu đà (Đông Vật Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Struthio camelus L.
Họ khoa học: Struthionnidae.
Mô tả: Đà điểu lạc đà là loại chim lớn nhất hiện nay, cao tới 2,5m, sống đàn ở những vùng bán sa mạc Châu phi và Tây Nam Châu Á. Đầu nhỏ và cổ dài gần như trụi, chỉ có ít lông tơ thưa, ngắn, chân rất to khỏe, chỉ có 2 ngón, dùng làm cơ quan tự vệ và giúp chim chạy được rất nhanh (tới 40km/1giờ) cánh có cấu tạo đầy đủ, nhưng ngắn. Lông cánh và lông đuôi đều ngắn và mềm. Con trống có bộ lông đen và trắng, con mái có lông màu xám nâu.
Đà điểu sinh sản về mùa xuân, một con trống có thể sống trung với nhiều con mái, con trống xây dựng tổ, tổ chỉ lá cái hố đào trong cát, sâu chừng 0,3m, đường kính 1m, con mái đẻ từ 12-20 trứng, trứng lớn có vỏ dầy màu ngà, dài khoảng 15cm và nặng 1200-2000g, chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp trứng. Sau 48 ngày trứng nở thành chim non khỏe, lớn bằng con gà, có thể theo ngay cha mẹ kiếm ăn. Thức ăn là hạt, lá cây, động vật nhỏ...
Địa lý: Thường có ở Bắc Phi, Nam Phi và Madagasca người ta nuôi để khai thác lông dùng trang trí, làm quạt... Một Đà điểu sống 50 năm có thể tới vài ngàn lông. Ngoài ra trứng thịt, mỡ, đều là những sản phẩm qúy.
Phần dùng làm thuốc: Thịt.
Tính vị: Khí ấm, vị bình, không độc.
Chủ trị: Ăn nhầm phải đồ đá thiết ở bụng, ăn no vào thì mau tiêu.
Những tin cũ hơn