08:49 ICT Thứ hai, 09/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thư viện Đông y » SÁCH "DƯỢC THẢO LUẬN TRỊ" » TẬP I

Liên hệ

DƯỢC THẢO LUẬN TRỊ TẬP I – QUYỂN I (B)

Thứ năm - 17/11/2011 08:50
Cách làm:Nấu 2 vị Hoằng tinh và Cam thảo với 1 chén rưỡi nước, sắc cạn còn nửa chén. Riêng vị Nhân sâm đem chưng cách thủy, chiết lấy nước sâm hòa với nước thuốc cho bệnh nhân uống hết một lần. Ngày 1 – 2 thang, khi huyết áp trở lại bình thường thì ngưng.

Bài 2: Do huyết thoát dẫn tới vong dương hư thoát

Chánh nhân sâm                                    12g

(Nếu sâm trồng)                                     30 – 40g

Có thể gia thêm:       Hoàng tinh             40g

                                Cam thảo               40g

Cách làm:Nấu 2 vị Hoằng tinh và Cam thảo với 1 chén rưỡi nước, sắc cạn còn nửa chén. Riêng vị Nhân sâm đem chưng cách thủy, chiết lấy nước sâm hòa với nước thuốc cho bệnh nhân uống hết một lần. Ngày 1 – 2 thang, khi huyết áp trở lại bình thường thì ngưng.

Kinh nghiệm lâm sàng:Nếu chỉ dùng một vị Nhân sâm thì phương thang này có tên là “Độc sâm thang”. Nếu gia thêm vị Hoàng tinh và Cam thảo thì có tên là “Gia vị thăng áp thang”. Chuyên trị những trường hợp bị thương nặng, mất nhiều máu, tâm lực suy kiệt, sắc mặt trắng bệch, tứ chi lạnh toát mồ hôi rịn nhớt, mạch trầm – trì – vi muốn tuyệt.

Luận giải:Dùng Nhân sâm để đại bổ nguyên khí, ích khí cố thoát. Bị mất nhiều máu tất phải ích khí trước. Gặp trường hợp tứ chi lạnh, xuất tiết mồ hôi đầm đìa, huyết áp tụt không chịu lên, nên gia thêm Thục phụ tử 12g (sắc trước độ 10 – 15 phút cho giảm độc tố). Nhục quế 4g, Can khương 4g, Bạch truật (sao) 20g, Nhân sâm tăng lên 30g, Long cốt 15g, Thục mẫu lệ 15g. Sắc uống ngay để tăng tác dụng hồi đương cố thoát.

Bài 3: Do Tỳ Thận dương hư

Triệu chứng:Váng đầu, ù tai, mất ngủ, biếng ăn, mệt nhọc, đau lưng mỏi gối, tay chân lạnh, nam giới bị liệt dương hay di tinh, tiểu đêm nhiều lần làm mạch đi trầm nhược.

Đảng sâm                           15g

Bạch truật (sao)                  15g

Bạch thược (sao)                12g

Bạch phục linh                   12g

Câu kỷ tử                           12g

Liên nhục                           12g

Bá tử nhân                         12g

Dạ giao đằng                     30g

Hợp hoan bì                       15g

Hắc táo nhân                      15g

Ích trí nhân                        10g

Chế phụ tử (sắc trước)       08g

Nhục quế                           06g

Gừng tươi                          03 lát mỏng

Sắc uống ngày 1 thang

Vài phương dược đơn giản nhưng hiệu nghiệm.

- Trà Quế Cam:  Gồm Quế chi 8g, Cam thảo 8g, Quế tâm 4g

Ngâm với nước sôi, ngày uống 1 gói. Phương dược này do Y sĩ Vương Hưng Quốc ở tỉnh Sơn Đông Trung Quốc thuốc Sở nghiên cứu Trung Y Tế Ninh sáng chế. Kết quả: Trị 48 ca huyết áp thấp dưới 80/60mmHg. Sau liệu

Trình 50 ngày, có 36 ca huyết áp lên 100/70mmHg, 08 ca ổn định ở mức 90/60mmHg, 04 ca không kết quả. Tỷ lệ thành công 91,66%

- Trà Quế phụ: gồm quế chi 15g, Cam thảo 15g, Chế phụ tử 15g

Bỏ vô túi vải, ngâm trong nước sôi uống thay trà. Phương thang này do Y sĩ Dương Vạn Lâm thuộc tỉnh Hắc Long Giang Trung Quốc sáng chế. Kết quả Trị 38 ca huyết áp thấp ở mức 90/50mmHg. Sau khi dùng 4-12 thang, huyết áp tăng lên với mức độ khác nhau, trung bình ở mức 100-120/68-70mmHg. Trên 85% bệnh nhân giữ mức ổn định.

Ghi chú: Nếu mất ngủ thêm Hắc táo nhân 15g, Da giao đằng 30-60g.

8. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

(Cerebrovascular accident)

Tai biến mạch máu não, còn gọi là rối loạn tuần hoàn não hay chưúng đột quị (stroke), là một bệnh cảnh hư hỏng đột ngột một hoặc nhiều mạch máu thuộc hệ thống tuần hoàn não (cerebral circulation) làm cho chức năng não  bộ bị bất động gần như hoàn toàn. Bình thường tim bơm và cung cấp cho não khoảng 25% máu. Nếu vì một trục trặc nào đó mà não chỉ nhận được một lưu lượng máu ít hơn nhu cầu, ácc tế bào não sẽ bị ảnh hưởng do mất nguồn dưỡng khí (oxugen) gây ra hàng loạt sự hư hại hoặc hoại tử (necrosis) trong mô não (brain tissues) và chết. Đó là hậu quả của bệnh tại biến mạch máu não hay đột quỵ (cerebrovascular accident – CVA)

Tại Hoa Kỳ hàng năm có hơn 500,000 người bị tai biến mạch máu não (CVA) trong đó 250,000 người chết trong vài tuần lễ đầu tiên và gần 2/3 nạn nhân sông sót trở thành tàn phế suốt đời. Theo thống kê, hiện nay Hoa Kỳ có trên 2 triệu (2,000,000) người bị tật nguyền do stroke.

Nguyên nhân:

Nhân tố làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não gồm có:

- Tiền sử về những cơn thiếu máu cục bộ tạm thời (transient ischemic attacks- TIAs) hoặc lịch sử gia đình đã có người bị tai biến mạch máu não.

- Bệnh xơ cứng động mạch (atherosclerosis)

- Huyết áp cao (hypertension)

- Biến đổi điện tâm đồ (electrocardiogram changes)

- Loạn nhịp (arrhythmias)

- Bệnh thấp tim (rheumatic heart disease)

- Bệnh thống phong (gout)

- Tư thế huyết áp thấp (Postural hypotension)

- Tim lớn (cardiac enlargement)

- Mức triglyceride cao

- Thếu vận động, uống thuốc ngừa thai, hút thuốc lá.

Tai biến mạch máu não xảy ra do 3 nhân tố chính: Xuất hiện huyết khối (thrombosis), nghẽn mạch (embolism) và chảy máu (hemorrhage).

- Huyết khối (thrombosis)

Vào hạng tuổi trung niên và lão niên thường dễ mắc bệnh xơ cứng động mạch, tiểu đường và huyết áp cao. Đây là những nguy cơ dẫn tới bệnh tai biến mạch máu não do tắc nghẽn mạch máu. Điều quan trọng là vị trí bị tắc nghẽn thường xảy ra ở mạch ngoài não (extracerebral vessels) hơn mạch trong não (intracerebral vessels).

Huyết khối tạo chứng thiếu máu cục bộ trong mô não vì vận mạch bị bế tắc và gây phù nề (edema). Huyết khối có thể hình thành giữa lúc bệnh nhân đang ngủ hoặc vừa thức giấc, cũng có thể trong khi Bác sĩ giải phẩu và cả sau một cơn nhồi máu cơ tim (myocardial infarction). Hút thuốc lá, mắc bệnh tiểu đường, uống thuốc ngừa thai là những nguy cơ làm tăng tình trạng tạo huyết khối. Đối với các nạn nhân trẻ tuổi bị tai biến mạch máu não, ma túy như cocaine được coi là thủ phạm chính gây chứng thiếu máu cục bộ ( ischemias).

-Nghẽn mạch (embolism):

Nhân tố phổ biến thứ hai về tai biến mạch máu não là nghẽn mạch, một hiện tượng lấp kín mạch máu bởi một khối u, một mảnh mỡ, một nhóm vi khuẩn hay không khí. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ hạng tuổi nào, trẻ cũng như già, đặc biệt là những bệnh nhân có tiền sử về bệnh thấp tim (rheumatic heart disease), viêm màng trong tim (endocarditis), sau chứng thương bệnh van tim (posttraumatic valvular disease), rung cơ tim (myocardial fibrillation) và những bệnh loạn nhịp tim (cardiac arrhythmias) khác hoặc sau phẫu thuật tim hở (open-heart surgery).

Vật nghẽn mạch gây tắc thường xuất hiện rất nhanh, chỉ trong vòng 10-20 giây, không có dấu hiệu báo trước. Khi trôi vào hệ mạch não (cerebral vasculature), nó cắt đứt ngay đường vận hành của máu bằng cách chẹn cứng tại vị trí hẹp nhất của một động mạch, phần lớn tại động mạch não giữa (middle cerebral artery), gây hoại tử (necrosis) và phù (edema).

Nếu vật nghẽn mạch là một chất gây thối (septic) và nhiễm trùng (infection), việc kéo dài thời gian tích tụ  ở thành mạch dễ phát sinh ung nhọt (abscess) hay bệnh viêm não (encephalitis). Nếu nhiễm trùng bên trong thành mạch sẽ biến thành chứng phình mạch (aneurysm) và dẫn tới tình trạng xuất huyết não (cerebral hemorrhage).

- Xuất huyết (hemorrhage):

Nhân tố phổ biến thứ ba của bệnh tai biến mạch máu não là xuất huyết hay chảy máu. Giống như ngẽn mạch, hiện tượng xuất huyết cũng diễn ra thình lình và không giưói hạn ở độ tuổi nào.

Xuất huyết là hệ quả từ bệnh cao huyết áp cao mãn tính (chornic hypertension) hoặc chứng phình mạch (aneurysms), bất ngờ chẹn ngang động mạch não khiến lưư lượng máu cung cấp cho khu vực bị giảm. Thêm nữa, máu tích luỹ và tràn ngập bên trong não quá lâu sẽchèn ép mô thần kinh (neural tissue) dẫn tới sự tàn phá thật nghiêm trọng.

Phân loại tai biến mạch máu não (CVA classfication)

Xếp loại tai biến mạch máu não nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào tiến trình bệnh lý. Mức độ ít khốc liệt nhất là cơn thiếu máu cục bộ tạm thời (TIAs), còn gọi là stroke nhẹ do lưu lượng máu bị gián đoạn tạm thời, phần nhiều ở động mạch cổ và động mạch đáy cốt sống (vertebrobasilar arteries)

Mỗi tiến trình tai biến mạch máu não, khởi đầu với sự hao hụt nhẹ về thần kinh, nhưng ngày qua ngày tình trạng cang xấu đi, nặng thêm. Trong những ca tai biến mạch máu não trầm trọng, sự thiếu hụt thần kinh đạt tới mức tối đa ngay từ lúc khởi sự.

Dấu hiệu và triệu chứng:

Phân tích đặc trưng của tai biến mạch máu não, các nhà y học nhận thấy nó biến đổi tuỳ theo ảnh hưởng của động mạch, mức độ khốc liệt của sự hư hoại và phạm vi của tuần hoàn nhánh bên còn gọi là tuần hoàn bàng hệ rất quan trọng, nhầm giúp cho não bù đắp phần máu cung cấp bị giảm sút.

Nếu tai biến mạch máu não xảy ra bên bán cầu trái (Left hemisphere), nó sẽ phát sinh triệu chứng phía bên phải. Ngược lại nếu tai biến mạch máu não xảy ra bên bán cầu phải (right hemisphere), sẽ thấy triệu chứng phía bên trái. Tuy nhiên, khi tai biến mạch máu não làm hư hỏng dây thần kinh sọ (cranial nerve), triệu chứng về tình trạng loạn thần kinh chức năng sọ giống như tình trạng xuất huyết (hemorrhage)

Triệu chứng được xếp loại thường dựa theo ảnh hưởng của động mạch như sau:

- Tại động mạch não giữa (middle cerebral artery): có các triệu chứng như loạn ngôn ngữ (dysphasia), mất ngôn ngữ (aphasia), mất tầm nhìn của thị giác  và liệt nhẹ bán thân (hemiparesis) phia sbên bị ảnh hưởng, có khuynh hướng nặng phần mặt và cánh tay hơn là chân.

- Tại động mạch (carotid artery) gồm các triệu chứng như yếu đuối, bại liệt (paralysis), tê liệt (numbness), biến đổi cảm giác, rối loạn tầm nhìn.

Phía bên bị ảnh hưởng, khả năng nhận thức thay đổi, đau đầu, mất ngôn ngữ và sụp mi mắt (ptosis)

- Tại động mạch đáy đốt sống (vertebrobasilar artery): làm yếu phía bên bị ảnh hưởng, tê liệt chung quanh môi và miệng, mất tầm nhìn, song thị (tức là nhìn 1 vật thành 2), cử động vụng về, khó phát âm, nói phiều phào, chóng mặt, đãng trí và mất sự điều hoà.

- Tại động mạch não trước (anterior cerebral artery): Có triệu chứng bất khiển dụng nhiều cơ quan, yếu và tê liệt, đặc biệt chân phía bên bị ảnh, không tự kiềm chế được việc tiêu biểu theo ý muốn (như đái són, đái dầm, đi tiêu không hay biết), suy yếu chức năng cơ vận động và cảm giác, biến đổi nhân cách (personality changes)

- Tại động mạch não sau (posterior cereberal artery)Ám thị (không thấy hoặc giảm tầm nhìn), yếu hoặc mất cảm giác, loạn khả năng đọc (dyslexia), hôn mê (coma) và mù vỏ não (cortical blindness). Thường không có kèm theo chứng liệt (paralysis).

Triệu chứng cũng có thể được xếp loại như dạng tiền báo, phát tác toàn thân và tập trung tiêu điểm.

Triệu chứng tiền báo (premonitory symptoms) gồm trạng thái dật dờ, cảm thấy buồn ngủ, hoa mắt, đau đầu, thần trí lú lẫn (mental confusion) và mất trí.

Triệu chứng phát tác toàn thân (generalized symptoms) gồm đau đầu, nôn ói, giảm trí nhớ, lên cơn động kinh (seizures), hôn mê, cứng gáy, sốt và mất khả nanưg định hướng (disorientation).

Cuối cùng là triệu chứng tập trung tiêu biểu (focal symptoms) bao gồm thay đổi cảm giác và phản ứng, hậu quả thật tồi tệ ở những vị trí bị xuất huyết.

Chẩn đoán:

- Xác định tai biến mạch máu não (CVA) thường dựa trên 2 tiêu chuẩn chính. Lịch sử dẫn tới tai biến và kết quả xét nghiệm. Về lịch sử đã dẫn ở phần trên. Về xét nghiệm, gồm các phương pháp sau đây:

- Computed tomography (CT) scan: Hay phương pháp  CAT (computerized axial tomography), là kỹ thuật dùng tia X-ray chiếu xuyên

qua cơ thể nhằm khảo sát, đo lường và phân tích mọi sự biến thể của các cơ quan nhờ hệ thống máy vi tính phản chiếu lên màn hình. Nếu là tai biến mạch não sẽ sẽ thấy ngay tình trạng xuất huyết, nhưng có thể không thấy được hình ảnh nhồi máu huyết khối (thrombotic infarction) trong vòng từ 48 đến 72 giờ.

- Magnetic resonance imaging (MRI): tương tự như phương pháp CAT, nhưng có ưu điểm là cung cấp dữ kiện về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể với  với chất lượng kỹ thuật cao mà không cần dùng tia X-ray hay tia phoóng xạ (radiation) khác. Khi bịtai biến mạch máu não, MRI sẽ giúp nhận diện được khu vực thiếu máu cục bộ hay nhồi máu và sưng não.

- Brain scan: KHảo sát não bộ bằng hệ thống siêu âm (ultrasound) nhằm khảo sát những khu vực bị thiếu máu. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không tìm thấy các chỉ dấu cụ thể trong vòng 15 ngày đầu kể từ lúc bị tai biến mạch máu não.

- Lumbar puncture: là phương pháp dùng 1 cây kim chọc vào phần dưới đốt xương sống lưng (spinal canal), rút ra một ít dịch não tủy (carebrospinal fluid) hoặc bơm thuốc hay dung dịch vào tủy sống để chẩn đoán bệnh tật. Thủ thuật này cung cấp một số dữ kiện về mật độ máu lẫn trong dịch não tủy dau khi bọ đột quỵ xuất huyết (hemorrhagic stroke).

- Ophthalmoscopy: Là phương pháp soi đáy mắt bằng một dụng cụ đặc biệt mang tên ophthalmosope, gồm 3 phần chính: 1 lỗ ngắm phía trên dành cho người quan sát, một bộ điều chỉnh với thấu kính nằm ở giữa và phần tay cầm có lỗ nạp pin ở phía dưới. Khảo sát bằng dụng dụ này có thể thấy những dấu hiệu biến đổi bên trong động mạch võng mạc mắt (retinal arteries) do ảnh hưởng bởi huyết áp caop và xơ vữa động mạch.

- Angiography: Là phương pháp khảo sát mạch máu trên phim chụp sau khi cho bơm đầy chất phản quang (contraost substance) vào mạch máu. Phương pháp này nhằm phát hiện bệnh qua sự biến đổi tính chất của đường ống dẫn máu (blood vessel channel) dưới 2 dạng: Phình mạch (aneurysms), do mạch máy yếu và phồng to như quả bóng, hoặc co hẹp hay nghẽn tắc do vữa động mạch (atheroma), nguyên nhân bởi mỡ lắng đọng (fatty depóit).

-Electroencephalography  (EEG) Tức là điện não ký. Phương pháp này dùng một số diện cực (electrodes) nhở dãn vào da đầu và điện cực được nối với một hệ thống đo cường dộ xung đột (impulse) của não. Kỹ thuật thu

thập dữ kiện tiến hành vào lúc bệnh nhân mở mắc và nhắm mắt, giữa lúc và sau khi bệnh nhân thở sâu nhanh (hyperventilation), trong khi bệnh nhân nhìn thẳng vào ánh sáng đèn chớp (flashing light). Kết quả khảo sát điện não ký dựa theo bốn mẫu sóng (waves): Sóng alpha, beta và theta được máy ghi lên điện não đồ bằng những nét ngoèo hình chữ chi (zigag) mà chỉ những nhà chuyên môn mới hiểu rõ.

- Ngoài ra, còn một số khảo sá căn bản khác trong phòng thí nghiệm gồm: Phân tích nước tiểu (urinalysis), tình trạng đông máu (blood coagulation) bao gồm việc đếm máu, nồng độ dung dịch huyết thanh (serum osmolatiry), dung dịch điện phân (electrolyte), glucose, triglyceride, creatinine và mức độ urea nitrogen huyết…

Điều trị theo đông y:

Y văn cổ truyền không có từ ngữ “ Tai biến mạch máu não”. Đông y học xếp bệnh tai biến mạch máu não vào chứng “Trúng phong”

Trúng phong được phân loại tùy thuộc vào tình trạng thực hay hư, nông hay sâu, ngọn hay gốc của bệnh mà đặt tên.

-Nếu liệt bán thân mà không hôn mê thì gọi là “Trúng phong kinh lạc”

- Nếu liệt bán thân có kèm theo hôn mê thì gọi là “Trúng phong tạng phủ”

- Nếu hôn mê mà cơ bắp co cứng thì gọi làchứng “Thoát thuộc hư”

Theo Đông y, nguyên nhân gây chứng trúng phong do 3 tạng Can-Thận-Tâm suy yếu khiên cho âm hư sinh phong, sinh đàm, hảo thịnh. Khi phong đàm hiệp với can hỏa nội động thì gây bế tắc, co giật, hôn mê. Sau đây là biện chứng luận trị một số trường hợp tiêu biểu:

1. Trúng phong kinh lạc:

Triệu chứng: Liệt mặt, liệt bán thân, lưỡi lệch về phía không bị liệt, chóng mặt, hoa mắt, mất ý thức, mạch di huyền - tế - sác. Đây là thể bệnh di Can Thận âm hư, hỏa vượng, thường gặp ở những người bị cao huyết áo hay vữa động mạch. Nếu chân tay co quắp, miệng dùi bọt, lưỡi cứng khó phát âm và mạch đi phù hoạt hay truyền hoạt thì bệnh thuộc chứng phong đàm,

thường gặp ở những ngươờibị cao huyết áp lại kèm theo Cholesterol  cao hơn chỉ số 199mg/dl.

Pháp trị: Tư âm. Bình can tiềm dương, trừ đàm, thông lạc, khai khiếu.

Bài thuốc: Linh dương giác thang gia giảm:

Công thức:

Linh dương giác phấn                04g (hòa thuốc uống)

Quy bản                                     12g

Sinh Bạch thược                        18g

Thạch quyết minh                      20g

Câu đằng                                   15g

Sinh địa                                     15g

Bạch cúc hoa                             10g

Thảo quyết minh (sao)               10g

Chế Nam tinh                            10g

Thuyền thoái                              06g

Thạch xương bồ                        06g

Camthảo                                   06g

Địa long                                     12g

Kê huyết đằng                            16g

Thiên ma                                   12g

Bạch cương tằm                         12g

Tang ký sinh                              16g

Ngưu tất                                    12g

Sắc uống ngày 1 thang

Kết quả lâm sàng: Bài này đã trị cho 14 bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, đạt hiệu quả 87%. Nếu phối hợp thêm châm cứu, hiệu quả còn nhanh hơn.

Bệnh nhân Lê Hữu Tịnh 58 tuổi, có tiền sử cao huyết áp 18 năm, uống thuốc tây nhưng  không ổn định. Mấy ngày qua cảm thấy tay chân tê rần, đầu váng, tai ù, vừa cãi vã xong với người nhà thì đột nhiên hôn mê ngã vật

Xuống đất bất tỉnh nhân sự, trong họng có tiếng đờm rít, 2 bàn tay nắm chặt, được chở ngay vào bệnh viện cấp cứu. Theo hồ sơ bệnh viện, được biết bệnh nhân thuộc dạng báo mập, sắc mặt đỏm hai hàm răng nghiến chặt, đồng tử co hẹp, mắt mũi miệng đều bị méo lệch, huyết áp 220/130mmHg, mạch đi huyền thực.

Trước hết, dùng khoa châm cứu để cấp cứu. Châm thập tuyên (10 đầu ngón tay) nặn máu. Tiếp theo, Châm bình bổ bình tả các huyệt Hợp cốc, Thái xung, Khúc trì, Phong long, Tâm âm giao, Nhân trung Lưu kim 10 phút, bệnh nhân kêu ú ớ. Lưu kim 20 phút, bệnh nhân tự nhả 2 hàm răng và buông thỏng nắm tay. Cho uống bài thuốc trên, kết hợp với châm cứu trong 4 ngày thì bệnh nhân tỉnh táo, mắt mở nhắm khá tốt, miệng bớt méo lệch, nuốt được thức ăn. Tiếp tục trị 20 ngày , huyết áp xuống 145/90mmhg, tay liệt đã cầm được chén cơm, chân liệt có  thể co duỗi và tập đi vài bước.

Để củng cố hiệu lực bài thuốc cho thời kỳ điều trị di chứng tai biên mạch máu não, bỏ vị Nam tinh, Thuyền thoái, Thạch xương bồ, Quy bản; gia thêm Hòe giác, Xuyên Ngưư tất, Độc hoạtm Uy linh tiên với liều lượng thích hợp. Kết quả khá mỹ mãn.

2 Trung phong tạng phủ

Tai biến máu não có kèm hôn mê được chia làm 2 loại.

a. Chứng bế: Là thể liệt cứng do 2 tạng Tâm Can dương thịnh:

Triệu chứng: Hai bàn tay cứng, răng nghiến chặt, cơ thể co quắp, mắt đỏ, người nóng, trong họng có tiếng đàm rít khò khè, mạch đi hoạt dác hữu lực.

Pháp trị: Khu phong, thanh hỏa, tiêu đàm, khai khiếu.

Bài thuốc “Linh dương câu đằng thang gia giảm”

Câu đằng                                   16g

Trúc lịch                                    80ml

Chế bán hạ                                 08g

Chế nam tinh                             08g

Uất kim                                      08g

Thiên trúc hoàng                       08g

Hoàng liên                                 04g

 

Kinh nghiệm lâm sàng: Trần Y , nam, 40 tuổi. Sau mấy hôm đi xa trở về, bỗng thấy tê cứng nửa mặt bên phải, mồm và mắt bị xô lệch một bên, nửa người bên phải cử động rất khó khăn, đi đứng chậm chạp, nói ngọng, khám thấy mạch đi  trầm huyền, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng hơi bẩn. Theo đông y , “Tà tụ lại tất khí phải hư”. Khí đã hư thì huyết không hành, mạch lạc đình trệ. Hiện trạng vừa kể thuộc chứng “lý hư” Pháp chính trị phải bổ ức khí huyết, tiêu ứ thông lạc. Liền cho uống 10 thang, bệnh nhân cảm thấy mặt mũi giảm co cứng, nói còn hơi khó, đi lại còn chưa thoải mái, mắt miệng vẫn còn méo xệch, mạch đốiang trầm trì.

Nhận định: Trầm là khí hư không thông, Trì là huyết ứ không hành. vẫn giữ nguyên phương, tăng Hoàng kỳ lên 60g, gia thêm Tế tân 2g để ôn kinh thông lạc, cho uống tiếp 10 thang. Khám thấy kết quả rõ rệt, mồm mắt cử động bình thường, chỉ còn hiện tượng miệng khô, váng đầu, mạch đi trầm hơi sác. Bài thuốc trên liền bỏ vị Tế tân, Bạch phụ tử, gia thêm thiên ma 6g, Thạc hộc 10g để khứ phong tư âm. Lại cho uống tiếp 10 thang nữa, các triệu chứng gần biến mất. thêm 10 thang nữa, bùnh phục hoàn toàn.

3. Khí hư thốt đảo (khí hư tự nhiên ngã lăn): Những người tự nhiên bị tối sầm đầu mắt, ngã lăn hôn mê chẳng biết gì, trong cổ họng có đàm. Nhiều thầy thuốc cho là trúng phong, có biết đau nguyên nhân do “khí hư” nếu đem thuốc phong mà trị sẽ chết ngay. Chứng này bởi lúc trai tráng không giữ gìn sinh dục, tráctáng bừa bãi, khiến cho tinh huyết hao tổn dẫn tới chân khí suy mòn. Chứng thì như phong mà không phải phong. Nên dùng:

Nhân sâm                        30-40g

Sinh Hoàng Kỳ                30-40g

Bạch truật (sao)               30-40g

Phục linh                         15-20g

Thạch xương bồ              03-04g

Thục phụ tử                     03-04g

Chế bán hạ                       06-08g

Bạch giới tử                     10-12g

Lấy nước sắc uống, ngày 1 thang. Phương thuốc này chuyên bổ khí mà không nghĩ đến trị phong, tiêu đàm mà không háo khí. Uống 1 thang tinh thần yên định, uống 3 thang mạnh khoẻ hoàn toàn.

4. Âm hư thốt đảo (âm hư tự nhiên ngã lăn) Bệnh này bởi Thận thuỷ ở dưới hư suy không thượng giao với tâm hoả ở trên, tứcTâm Thận bất giao. lại còn do can khí nóng ráo không sinh được Tâm hoả. Đó là chứng âm hư nên dùng:

                              Thục địa                          60-80g

                              Sơn thù nhục (sao)          30-40g

                              Huyền sâm                       30-40g

                              Mạch môn (khứ tâm)       30-40g

                              Ngũ vị tử (sao)                30-40g

                              Bắc sài hồ                        03-04g

                              Thạch xương bồ              03-04g

                              Phục linh                         15-20g

                              Bạch giới tử (sao)            10-12g

Sắc uống ngày 1 thang. Phương thuốc này bổ thận thuỷ, mát phế kim, an tâm hoả, tả hoả tà, thông khiếu, tiêu đàm. Thật thần hiệu. uống 10 thang khỏi hoàn toàn.

Nhận định: Làm sao biết chắcdo âm hư?  Phải căn cứ vào vócdáng người bệnh ốm gầy, bộ mặt xanh thâm. Khi ngã lăn thì hơi thở gần như suyễn, mắt nhắm nghiền.

5. Dương hư thốt đảo (Dương hư tự nhiên ngã lăn) Bệnh này bởi tâm hoả ở trên không liên kết với Thận thuỷ ở dưới, trên dưới phân ly, khiến cho dương hư nên ngã lăn bất tỉnh. Nên dùng thang:

                              Nhân sâm                        30-40g

                              Bạch truật (sao)               30-40g

                              Sinh Táo nhân                 30-40g

                              Phục thần                         15-20g

                              Thục phụ tử                     03-04g                  

Camthảo                         03-04g

Sinh bán hạ                      10-12g

Lấy nước sắc uống. Thuốc vừa xuống khỏi cổ thì đàm tiêu, hợi thở điều hoà. Uống liên tiếp mấy thang cơ thể được an nhiên như cũ.

Bệnh này có trường hợp do Vị nhiệt không có khả năng giữ an cho Tâm hoả nên ngã lăn bất tỉnh, cũng đều tại Dương hư. Nên dùng:

                              Nhân sâm                        30-40g

                              Huyền sâm                       30-40g

                              Sinh thạch cao                 15-20g

                              Thiên hoa phấn                15-20g

                              Mạch môn đông              10-12g

                              Thạch xương bồ              03-04g

Lấy nước sắc uống. Uống 1 thang Tâm hoả yên tỉnh, uống 2 thang thanh giải vị hoả, uống 3 thang mạnh khoẻ hoàn toàn.

Nhận định: làm sao biết chắc là do Dương hư? Pahỉ có chứng huyền vựng, tức là đầu mặt xây xẩm, quay cuồng, sắc mặt đỏ gay. Khi ngã lăn, trán và mũi có lấm tấm mồ hôi. Nếu là vị nhiệt thì miệng hôi, chana răng khô.

6. Thuận hư thốt đảo (thận hư tự nhiên ngã lăn): Những người khi ngã mà miệng khát đòi uống nước, hơi thở như suyễn, mạch tâm đi hồng đại, lưỡi cứng không nói được. Đó là thận hư cực độ, không thể dùng thuốc Dương hư hay khí hư mà trị được vì như tưới thêm dầu vào lửa. Phép trị phải bổ Thận, thêm những vị có tính thanh hoả làm tá sứ mới là chính trị. Nên dùng “Thuỷ hoả lưỡng trị thang” như dưới đây:

                              Thục địa                          30-40g

                              Đương qui                       30-40g

                              Huyền Sâm                      30-40g

                              Mạch môn                       15-20g

                              Sinh địa                           15-20g

                              Sơn thù nhục                   15-20g

                              Phục linh                         15-20g

                              Hoàng liên                       10-12g

                              Bạch giới tử                     10-12g

                              Ngũ vị tử                         03-04g

Sắc uồng ngày 1 thang. Uống liên tiếp mấy thang là yên.

7. Đại nộ thốt đảo (Giận quá tự nhiên ngã lăn): Những người nóng giận quá sức, có hành động la lối, vung tay múa chân, đập phá náo loạn, bỗng nhiên ngã vật xuống đất, hai tay co giật, môi miệng méo lệch, mắt bên trái co rúm nhắm cứng. đó là do can hoả thượng xung làm cho huyết hư, nội nhiệt sinh phong. Nên dùng:

                              Nhân sâm                        08g

                              Phục linh                         12g

                              Xuyên qui                        08g

                              Thục địa                          12g

                              Cam thảo                         04g

                              Xuyên khung                   04g

                              Bạch thược                      04g

                              Sa nhân                            04g

                              Mẫu đơn bì                      12g

                              Câu bằng                         15g

                              Sơn chi tử                        04G

Sắc uống 1-2 thang là yên định.

Nếu có chứng trạng như trên mà đái ra quần, mạch tả quan đi huyền-hồng-sác (căng cứng, nhanh) là do can hoả vượng làm cho huyết táo. Nên uống lục vị thang gia giảm theo công thức sau đây:

                              Sinh địa                           30g

                              Hoài sơn                          16g

                              Sơn thù nhục                   16g

                              Phục linh                         12g

                              Trạch tả                           12g

                              Mẫu đơn bì                      12g

                                        Câu đằng                         16g

                              Ngũ vị tử                         08g

                              Mạch môn đông              15g

                              Xuyên khung                   08g

                              Đương qui                       16g

Lấy nước sắc uống. Khi đã khỏi rồi nên đổi qua dùng phương “Bổ trung ích khí thang gia giảm” theo công thức sau đây:

                                        Nhân sâm (sao gừng)      12g

                                        Chích Hoàng Kỳ              12g

                                        Xuyên qui                        12g

                                        Bạch truật (sao cám)        12g

                                        Thăng ma                        08g

                                        Bắc Sài hồ                       08g

                                        Trần bì                             08g

                                        Cam Thảo                        04g

                                        Sơn chi tử                        04g

                                        Mẫu đơn bì                      12g

                                        Câu đằng                         16g

Lấy nước sắc uống. Nên uống lâu ngày một chút để đêìu lý thì bệnh không tái phát. Riêng phụ nữ mắc chứng bệnh nêu trên, nên dùng phương “tiêu dao tán” theo công thức sau đây:

                                        Bạch thược (sao)              12g

                                        Bạch truật (sao)               12g

                                        Phục linh                         12g

                                        Bắc Sài hồ                       12g

                                        Đương qui                       12g

                                        Cam thảo                         06g

                                        Bạc hà diệp                      03g

                                        Gừng nướng                              03g

                                        Câu đằng                         16g

Lấy nước sắc uống. Khi bệnh đã yên, nên đổi qua dùng phương “Lục vị thang” mà uống là đúng pháp. lục vị thang gồm có 6 vị thuốc:

                                        Thục địa                          30g

                                        Hoài sơn                          16g

                                        Sơn thù nhục                   16g

                                        Phục linh                         12g

                                        Trạch tả                           12g

                                        Mẫu đơn bì                      12g

Lấy nước sắc uống.

- Bán thân bất toại (liệt nửa người):

Bệnh “bán thân bất toại”, méo mồm, xếch mắt, nên nhắm vào hai tạng phủ “Tâm và vị” mà điều lý. Bởi tâm chủ về khí thiên chân, là “bản” là gốc của thần cơ khai phát. Vị (dạ dày) chủ về phủ, về kho chứa đồ ăn, là “tiêu” là ngọn của khí thiên chân. Khi tiêu với bản mà cùng sung túc thì chân khí 2 nơi Đản trung (trước ngực) và Khí thải (vùng bụng) cũng được tràn đầy, phân bố đi khắp ngũ tạng, lục phủ, tam tiêu, không đâu là không tới. Nếu tiêu với bản cùng mất cả thì chân khí không sao tới được huyệt Khí hải, làm cho kinh mạch thiên khô  9khô héo, lệch lạc) sinh ra méo mồm, xếch mắt, không tới được ngũ tạng thì sinh ra câm.

Pháp trị nên dùng “Hoàng kỳ dưỡng huyết thang” là đúng lý. Chớ nên dùng xuyên ô, Phụ tử, Khương hoạt cho uống chỉ làm khô vinh huyết, háo vệ khí, bệnh nhân sẽ chết. Cái chết ấy là do thầy thuốc giết người.

Phương hoàng kỳ dưỡng huyết thang gồm:

                                        Nhân sâm                        15-20g

                                        Đương qui                       15-20g

                                        Bạch truật (sao)               15-20g

                                        Sinh Hoàng kỳ                 30-40g

                                        Sinh Bán hạ                     09-12g

                                        Cát căn                             09-12g

                                        Hồng hoa                         06-08g

                                        Cam thảo                         03-04g

                                        Quế chi                            05-06g

                                        Đại táo                             02 quả

                                        Gừng tươi                        03 lát

Đổ 4 chén nước nấu lấy 1 chén, chia uống 2 lần. Uống liên tục nhiều ngày bệnh nào cũng khỏi, bất tất phải thay đổi.

- Khẩu nhản oa tà (Trúng gió miệng mắt méo lệch):

Bệnh trúng phong làm cho méo miệng, lệch mắt, nhiều nhầy thuốc trị can mộc và phế kim là đúng lắm, nhưng chưa biết vị thổ còn quan trọng hơn nhiều. Sở dĩ phải trị thêm vị thổ vì lẽ nội kinh nói: “Túc dương minh Vị kinh, khi bị phong thì miệng méo lệch, mắt díu lại không thấy”. Chưúng này do vị thổ gây ra. nội kinh lại nói “Mạch ở túc dương minh Vị, hiệp với miệng vòng quanh ra môi”. Hay môi miệng méo lệch là bởi mạch Vị thổ làm ra vậy. Từ hai lý chứng dẫn chú, nên dùng phương thuốc sau đây:

                              Hoàng kỳ                         30-40g

                              Đương qui                       15-20g

                              Nhân sâm                        10-12g

                              Bạch thược (sao)              12-16g

                              Cam thảo                         03-04g

                              Quế chi                            06-08g

                              Thăng ma                        03-04g

                              Cát cánh                           06-08g

                              Tân giao                          08-10g

                              Bạch chỉ                           06-08g

                              Phòng phong                   06-08g

                              Hoàng bá                         08-10g

                              Tô mộc                            10-12g

                              Hồng hoa                         06-08g

Đổ 1 chén rưỡi nước, thêm 1 chén rưỡi rượu, nấy còn 8/10 chén, chia uống 2 lần lúc thuốc còn ấm. Nếu lúc mới phát bệnh mà có ngoại cảm thì gia thêm 3 củ hành tăm vào nấu uống lúc còn ấm cho mồ hôi tiết ra là khỏi.

Bệnh này còn có người bởi tâm yếu quá không thể giao liên với mắt miệng, nhẹ thì méo lệch, nặng thì cấm khẩu. Nên dùng phương sau đây:

                              Nhân sâm                        12g

                              Phục linh                         12g

                              Thạch xương bồ              12g

                              Bạch thược (sao)              12g

                              Bạch truật (sao)               15-20g

                              Cam thảo                         04g

                              Chế bán hạ                       08g

                              Nhục quế                         08g

                              Đương qui                       30-40g

Lấy nước sắc uống. Uống 2 thang có thể khỏi bệnh.

Phụ phương: Nhờ 1 người ôm giữ chặt người bệnh, 1 người khác giữ chặt lấy vành tai. Thầy thuốc nắm vành tai của người bệnh mà kéo ra (méo miệng về bên trái thì kéo vành tai bên phải nag ngược lại). Xong, dùng bàn tay chà xát mạnh vào khu vực bị méo lệch, xát hàng trăm lần cho đến khi người bệnh cảm thấy nóng như hư lửa mới thôi. Như vậy, một lát sau miệng, mắt sẽ yên nhiên như cũ. Thật là thần hiệu.

Trúng phong bất ngữ (trùng gió làm câm)

Những người trúng gió ngã té hôn mê và cấm khẩu, hay là tự nhiên sau giấc ngủ rồi nằm liệt trên giường, đều bởi “Khí hư mà đàm sinh bệnh”. Nên dùng phương “Tam sinh thang” sau đây để cứu độ:

                              Nhân sâm                        30-40g

                              Sinh Bán hạ                     09-12g

                              Sinh nam tinh                  09-12g

                              Sinh phụ tử                      15-20g

Lấy nước sắc mà đổ cho bệnh nhân nuốt xuống. Uống xong ít lâu sẽ yên.

Bệnh trúng phong còn có người do “Thận hư” mà thành. Phải biết rằng thận giữu việc chứa tinh, chủ cho sự sống ở phần Hạ tiêu huyệt đạo và 2 mạch “xung-Nhâm” liên hệ vào đấy. Xung Nhâm hiệp với thận từ dưới đi lên nhập vào Bào lạc tạo thành cái bể chứa kinh mạch, cho nên gọi xung là huyết hải (bể chứa máu). Mạch xung đi lên thì tấm vào mọi đường Dương, rót sinh khí vào mọi đường tinh, còn đi xuống thì thấm vào mọi đường âm, rót vào mọi đường lạc, nhờ vậy mà da thịt được ấm, cân cơ linh hoạt. nay nhân thì thận hư, bào lạt bế tắc, trên thận không thông thì làm câm, dưới 2 dây Xung Nhâm không thấu suốt thì quyết lãnh tê bại. Nên dùng phương “Địa hoàng ẩm tử gia giảm” mà trị ắt là hồi sức không sai:

                                        Thục địa                          30-40g

                                        Ba khích nhục                  30-40g

                                        Sơn thù nhục                   30-40g

                                        Phục linh                         30-40g

                                        Mạch môn đông              30-40g

                                        Nhục thung dung             30-40g

                                        Thục phụ tử                     15-20g

                                        Thạch xương bồ              15-20g

                                        Ngũ vị tử                         15-20g

                                        Thạch hộc                        18-24g

                                        Nhục quế                         15-20g

                                        Bạc hà diệp                      04-06g

                                        Đại táo                             4 quả

                                        Gừng tươi                        3 lát

Lấy nước sắc uống. Tuy nhiên, đối với người bị huyết áp cao, nên bỏ vị Thục phụ tử và Nhục Quế.

- Phương pháp dưỡng sinh - tập thói quen tốt

                    Bỏ hút thuốc lá, uống rượu

                    Năng tập thể dục đều đặn, tránh mập phì

                    Năng tập vật lý trị liệu thường xuyên

                    Tập sống lạc quan, luôn mỉm cười với mọi bất bình

                    Chấp nhận hậu quả, coi như cái giá phải trả

 

 

Bài đọc thêm:

7 BƯỚC ĐẨY LÙI BỆNH TIM MẠCH

Khoa tim mạch công nhận rằng bệnh tim mạch có thể ngăn chặn, thậm chí có khả năng đẩy lùi, nếu người bệnh thựuc hành chăm chỉ 7 bước hướng dẫn khá đơn giản sau đây:

1. Giảm tổng số Cholesterol xuống dưới mức 200mg/dl và mỡ xấu (LDL) xuống dưới mức130mg/dl.

- Được lợi gì? Khi Cholesterol nằm dưới mức qui định thì động mạch ít có nguy cơ bị các mảnh chất béo bám cứng làm tắc nghẽn đường lưu thông của máu.

2. Giữ cho được mức huyết áp ở chỉ số 140/90 hoặc thấp hơn còn tốt

- Để làm gì? bởi vì cao huyết áp thúc đẩy việc thành lập các mảnh chất béo và đeo bám vào lòng ống động mạch.

3. Hãy đốt ít nhất từ 150-300 calories (nhiệt lượng) mỗi ngày bằng cách tập thể dục để trợ tim.

- Tại sao? Điều này giúp cho tim khoẻ mạnh hơn, cũng làm giảm lượng Cholesterol và các loại chất béo khác hiện diện trong máu.

4. Duy trì trọng lượng cơ thể cân đối, an toàn.

- Chuyện gì xảy ra? Trọng lượng cơ thể càng tăng thì tim làm việc càng khó nhọc, chưa kể đến máu của những nặng cân thường tràn ngập bởi chất béo.

5. Giảm căng thẳng trong cuộc sống.

- Đâu là bí quyết? Mỗi người có một chìa khoá riêng. Tựu trung, vấn đề căng thẳng là một trong những đầu mối dẫn tới chứng cao huyết áp, tích tụ nhiều chất béo trong máu và làm cho tim đập nhanh hơn, mệt hơn.

6. Đoạn tuyệt với thuốc lá.

- Còn thú vị gì nữa? Tất nhiên! Nhưng thuốc lá làm giảm lượng dưỡng khí (oxygen) trong máu giữa lúc tim rất thèm khát dưỡng khí. Thuốc lá còn làm chi mạch máu co thắt lại dẫn tới chứng huyết áp cao và làm cho tim hoạt động nặng nhọc hơn.

7. Duy trì đường trong máu ở mức bình thường.

- Có tác hại gì? Bởi mức đườn huyết lên cao thì chất béo cũng tăng lên, tạo ra những mảnh vữa lưư chuyển trong máu và sẽ bám vào thành mạch làm nghẽn tắc hệ thống tuần hoàn.

(Theo Bác sĩ ED SIMON Hội tim mạch Hoa Kỳ)

 

CHƯƠNG 5

HỆ THỐNG THẦN KINH

(The Nervous System)

 

KHÁI NIỆM

- Một người đang đi trên vỉa hè chợt giật mình khi nghe tiếng còi xe và tự động nép vào lề đường. Không cần suy nghĩ trước.

- Một người mê xem phim truyện trên truyền hình quên cả ăn uống một thời gian mà không cảm thấy đói khái hay mệt mỏi.

Các biến cố nêu trên có liên quan đến chức năng của một hệ thống điều khiển gọi là hệ thống thần kinh (nervous system). hệ thống thần kinh vốn là một hệ thống chỉ huy, vừa kiểm soát truyên đạt mệnh lệnh từ trung khu thần kinh tới các cơ quan do hàng tỷ tế bào hoạt động gần như liên tục ngày đêm. Mọi suy tư, hàng động, cảm xúc đều được phản ánh nhờ những thiết bị phát ra tín hiệu bằng dang xung động điện (electrical impulses) gồm các đặc tính Nhanh, dứt khoát và gần như tức khắc.

 

TỔ CHỨC HỆ THỐNG THẦN KINH

(Organization of the Nervous System)

- Trong điều kiện còn sống, cơ thể và não chứa hàng tỷ tín hiệu điện tử và hóa học (electrical and chemical signals). Chúng phát tín hiệu không ngừng nhờ sự hoạt động tích cực của những tế bào thần kinh (neurons) với vô số sợi (fibers) nhỏ li ti truyền đi rất xã từ não đến các tạng phủ, ra da lông, xuống tới lòng bàn chân.

- Do quá phức tạp, hệ thống thần kinh được chia làm nhiều phần khác nhau dựa theo cấu trúc, chức năng để tiện quan sát và nghiên cứu.

- Phân loại theo cấu trúc, hệ thống thần kinh gồm có 2 phần:

Trung tâm hệ thống thần kinh (central nervous system - CNS)

Hệ thống thần kinh ngoại biên (peripheral nervous system - PNS)

Trung tâm hệ thống thần kinh gồm có não (brain) và tủy sống (Spinal cord). Còn hệ thống thần kinh ngoại biên là phần thần kinh nằm ở bên ngoài trung khu thần kinh (CNS) nói dài từ não và tủy sống đến các cơ hoặc các tuyến tương hợp.

- Phân loại theo chức năng hệ thống thần kinh chỉ liên đới với cấu trúc của hệ thống thần kinh ngoại biên gồm 2 phần chính:

Thần kinh các giác (Sensory division)

Thần kinh vận động (Motr division)

Phần thần kinh các giác chịu trách nhiệm hướng nội (afferent division),

gồm có sợi thần kinh (nerve fibers) Nếu truyền tín hiệu hay xung lực từ da, cơ xương và khớp vào tới trung khu thần kinh thì gọi là sợu cảm giác thân thể (somatic sensory fibers). Nếu truyền xung lực từ cơ quan nội tạng thì gọi là sợi cảm giác nội tạng (visceral sensory fibers, visceral afferents).

Phần thần kinh vận động chịu trách nhiệm hướng ngoại (efferent division), gồm có 2 chi nhánh nhỏ: Hệ thống thần kinh thân thể (somatic nervous system) thuộc dạng thần kinh ý chí (voluntary nervous system) và hệ thống thần kinh tự quản (autonomic nervous system) thuộc dạng thần kinh không tực chủ (involuntay nervous system). Hệ thống thần kinh không tự chủ lại chia làm 2 phần:s

- Thần kinh giao cảm (Sympathetic)

- Thần kinh đối giao cảm (parasympathetic)

1. Tế bào Thần Kinh – Dây Thần Kinh (Nerve cells and Nerves)

Đơn vị văn bản của hệ thống thần kinh là tế bào thần kinh (neuron). Toàn thần của tế bào thần kinh mang tính chuyên môn hóa này có nhiều nhánh nhô ra để tiếp nhận điện tín (electrical messages) từ cơ quan truyền tải hoặc từ tế bào thần kinh, cơ bắp và các tuyến. Hằng tỷ tế bào thần kinh liên kết nhau thành hệ thống thần kinh. Chúng được bảo vệ bởi tế bào thành kinh nâng đỡ (supporting nerver cells), gọi chung là tế bào đệm (glial cells).

Cấu trúc tế bào thần kinh (Neuron structure):

- tế bào thần kinh có 1 thân tế bào với 1 nhân (nucleus) ở trung tâm và một số cấu trúc khác rất quan trọng nhằm duy trì sự sống cho tế bào.

- Từ thân tế bào kéo dài ra như 1 cái cổ gọi là mõm (processes), trục (axons) hay sợi trục thần kinh (neurites). Axón truyền tải xung động (impulses) từ thân tế bào ra ngoài. Trong khi đó, những sợi thần kinh nhánh (dendrits), giống như cánh tay và bàn tay vây bọc chung quanh, lại nhận xung động từ ngoài truyền vào thân tế bào.

- Cấu trúc dây thần kinh (Nerve structure):

- Dây thần kinh giống như sợi dây thừng nhỏ, được thành lập từ nhiều bó trục (bundles, fascicles of axons) của tế bào thần kinh hợp lại. Phần lới dây thần kinh thuộc cấu trúc hệ thống thần kinh ngoại biên (peripheral nervous system - PNS) và truyền tải bằng 2 loại sợi thần kinh:

a. Sợi thần kinh cảm giác (sensory fibers) phụ trách hướng nội (afferent division), có nhiệm vụ truyền xung động từ cơ quan nhận cảm (receptors) tới da, các nội tạng, đồng thời cũng nhận và truyền xung động từ nội tạng trở lại não tủy sống (spinal cord).

b. Sợi thần kinh vận động (motor fibers) phụ trách hướng ngoại (efferent division), có nhiệm vụ truyền xung động từ trung khu thần kinh hay não tới các cơ quan, cơ bắc các tuyến.

2. Ứng Xuất của Dây Thần Kinh (Neuron Behavior)

Muốn tạo ra xung động điện thần kinh (electrical nerve impulses), tế bào dây thần kinh phải được tác động bằng sự kích thích. Nguồn kích thích phát xuất từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể dưới hình thức khêu gợi một sự phản ứng vật chất hoặc tâm lý hay tinh thần. Dung lượng hay cường độ dây thần kinh sản xuất ra nhằm đáp ứng sự kích thích gọi là sự hưng phấn (excitability) thần kinh.

Xung động điện thần kinh cũng có thể bị bế tắc hoặc bị ức chế bởi một số tác nhân như thuốc (drugs) dung nạp vào cơ thể hay do luồng dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters).

Khớp thần kinh (synapse):

- Khớp thần kinh còn gọi là điểm “nẹt lửa - fire” dây thần kinh. Sự kích thích cần phải làm đổi được điện tích (electrical charge) bên trong màng tế bào, từ điện tích âm (negative charge) chuyển sang điện tích dương (positive charge).

- Xung động thần kinh truyền tính hiệu điện tích dương xuống trục thần kinh (axon) rồi tới ụ khớp thần kinh (synaptic knob) và kích hỏa, đồng thời tiết ra một số hóa chất nhằm kích thích tự đáp ứng (bằng hành động) từ trung tâm tế bào.

Truyền xung đông thần kinh (sending a nerve impulse):

- Cường độ kích thích bắt đầy được truyền tải bằng xung động điên (electrical impulse) được gọi là ngưỡng (threshold).

- Nếu cường độ kích thích quá yếu hay dưới ngưỡng, chỉ nhận được sự đáp ứng rất ngắn tại chỗ. Nếu kích thích đạt tới ngưỡng, xung động sẽ truyền tải tín hiệu dọc theo toàn bộ chiều dài sợi thần kinh. Tốc độ truyền tải có thể khác nhau. Khi sợi thần kinh bị đông lạnh (freeze), như trường hợp chườm nước đá lên vết thương nhằm làm giảm cơn đau thi đường kinh lan truyền sẽ nhỏ và bao myelin (myelin sheaths) bọc bên ngoài dẫn truyền xung động tỏa đi rất chậm.

Sự thoái hóa (Regeneration):

- Sợi thần kinh ngoại vi (peripheral nerve fibers), khi bị chèn ép hoặc chỉ bị cắt đứt tại chổ do va dập hay dụng cụ bén nhọn sẽ thoái hóa chậm nếu như thân tế bào (cell body) và những khúc (segments) của bao myelin vẫn còn hiện diện. Sự thoái hóa không diễn ra bên trong tủy sống mà ngay chỗ sợi thần kinh bị tổn thương, chỗ mô bị sẹo.

- Khi vết thương làm hỏng sợi thần kinh cục bộ và thân tế bào, trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ nhận được nguồn đạm tố và enzymes để bắt đầu thoái hóa chỗ hư hỏng, ao myelin trở thành cái lõm (hollow). Đây là diễn biến sau tổn thương.

- Thân tế bào dây thần kinh chưa bị hư sẽ kích thích sinh trưởng một vài mầm dây thần kinh (nerve sproust) tại phần mô sợi bị hư hỏng. Một trong những mầm nầy sẽ tìm cách chui ra khỏi chỗ bao myelin còn nguyên vẹn, tức chưa bị hư. Đây là giai đoạn sữa chữa.

- Mầm sợi thần kinh (nerve fiber sprouts) tăng trưởng khoảng 1.5mm/ngày. Sợi dây thần kinh mới mọc sẽ “bắt tay” liên kết với sợi thần kinh có trước. Chức năng và cảm giác phục hồi tuy khá chậm chạp nhưng liên tục cho đến khi hoàn thiện.

3. Não – Các Cơ quan (brain - Organs)

Não, còn gọi là bộ óc, nằm gọn trong hộp sọ (skull). Não còn chừng 12 tỷ (12 billion) tế bào dây thần kinh và 50 tỷ (50 billion) tế bào thần kinh nâng đỡ (supporting glial cells) nhưng trọng lượng không đầy 3.1 pounds (gần 1.4 kg).

Cùng với tủy sống, não kiễm soát và hiệu chỉnh nhiều quá trình vô ý thức  của cơ thể (uncóncious bodily processes) như tốc độ nhịp tim (heart rate), phố hợp hầu hết hành động do ý chí (voluntary movement). Não đóng vai trò cực ký quan trọng, kiến tạo ý thức (consciousness) và tất cả chức năng về trí tuệ (intellectual functions) giúp con người suy nghĩ và sáng tạo.

Cấu trúc mặt ngoài não (Outer brain structure):

- Phần lớn nhất của não bộ là não (cerebrum), bề mặt gấp thành nhiều nếp như chăn bông. Điểm đặc biệt là mỗi người có một mẫu (pattern) não khác nhau, không ai giống ai.

- Toàn khối não bộ được bọc bằng một lớp vật chất màu xám dày từ 2 – 6mm có tên là vỏ não (cerebral cortex). Phần não chứa bên trong có màu trắng, nhưng phần dưới cùng trông giống như cái đảo nhỏ lại có màu xám.

- Nhìn từ trên xuống, chúng ta thấy một rãnh sâu nằm theo chiều dọc chia não thành 2 phần tương đối đều nhau gọi là bán cầu (hemisphere) gồm: Bán cầu não trái và bán cầu não phải.

- Nếu gấp của não gọi là khe hay rãnh (grooves) nhưng lại có tên khác tùy theo độ sâu của nếp gấp. Nếu rãnh cạn gọi là sulcus, sulci. Nếu tãnh sâu gọi là fissures. Fissures và một vài suli rộng tạo ra nhiều khu vực giữ những chức năng đặc biệt gọi là thùy (globes). Trên bề mặt não, những chỗ phình cao gọi là hồi (gyrus).

- Não gồm có 4 thùy với 4 chức năng khác nhau:

1. Thùy trán (frontal lobe) sản sinh ra lời nói, kiến tạo tư tưởng, mối xúc cảm và hành động khôn khéo, được kiểm soát bởi nhiều tế bào dây thần kinh nằm bên trong não.

2. Thủy đỉnh (parietal lobe) trách nhiệm về mọi cảm giác (sensations) đa dạng khắp cơ thể, như cảm giác do sờ mó hay va chạm vào da, áp suất đè nén, đau đớn, cảm giác khi nhìn thấy hoặc không nhìn thấy được.

3. Thùy thái dương (temporal lobe) phụ trách việc xác nhận cường độ âm thanh phát ra âm ĩ hay em dịu. Thùy thái dương còn giữ vai trò tồn trữ trí nhơ hay ký ức (memory storage).

4. Thùy chẩm (occipital lobe) nằm sau ót giữ nhiệm vụ khám phá và giải thíc những sự vât, hình ảnh hiện ra qua đôi mắt (visual images).

- phần thấp nhất của não là tiểu não (cerebellum) Nơi đây, tế bào dây thần kinh của tiểu não liên kết với những vùng khác của não và tủy sống tạo ra sự cân bằng tư thế của cơ thể, vận động chính xác. Tiểu não còn giữ vai trò trong việc phát âm.

 

Cấu trúc bên trong não (Inner brain structures):

- Trung tâm não bộ nằm tại trạm tiếp âm (relay station) thông tin của não được gọi là đồi hay đồ thị (thalamus). Chung quanh đồi thị gồm một nhóm cấu trúc, hệ thống rìa (limbic system) liên quan đến thái độ, hành động và mối xúc cảm sinh động như là cơn giận dữ hay sự hoảng hốt. Hệ thống rìa bọc quanh đồi thị là nhược đồi (hypothalamus), kiểm soát toàn bộ quá trình tự động của cơ thể.

- Não có 2 chất đặc biệt:

1. Chất xám (gray matter), được làm bằng một nhóm thân tế bào dây thần kinh (neuron cell bodies). Hạch cơ bản (basal ganglia) hay trung tâm của chất xám nằm sâu trong não giúp kiểm soát sự chuyển động như đi bộ,chạy nhảy ,nằm ngồi.

2 . Chất trắng (white matter) , được thành lập bằng sợi thần kinh (nerve fibers),nối dài từ thân tế bào dây thần kinh ra .Chất liệu sợi thần kinh gồm những sợi truc (axons),ngoài bọc bằng lớp vỏ myelin giúp gia tăng tốc độ chuyển vận của xung thần kinh (nerve impulses)

 

Liên kết thẳng đứng(Vertical links)

-Ở giữa não bộ có một cơ quan, hình thể giống một chiếc nấm, cấu trúc bằng sợi myelin được thiết lập trong vị trí có tên là bó lồi hay bó nhô ra (projection tracts) đóng vai trò truyền hay nhận xung động từ vỏ não (cerebral cortex), từ cơ quan dưới não và tuỷ sống. Những bó thần kinh nầy chạy xuyên qua một hệ thống liên kết truyền thông gọi là bao trong (internal capsule), phần dưới nhỏ (như chân nấm), trên xoè rộng (như tán nấm) với vô số rãnh dọc do tế bào sợi ken chặt với nhau thành dải như gáy sách. Bao trong được cấu tạo bằng thể chai (corpus callosum).

-Nằm bên dưới bao trong có 2 cơ quan: Đồi (thalamus) và thân não (brain stem). Đồi là một trạm tiếp âm (relay station), hình dáng ngắn như hạt đậu, giữ vai trò giải thích, nhận tín hiệu về cảm giác (sensory signals) từ tuỷ sống và não giữa (midbrain) và gửi tín hiệu nầy tới vỏ não. Còn thân não thì dài và có nhiều trung tâm to nhỏ lồi ra, trông giống đầu cây gậy tre, có nhiệm vụ điều chỉnh một vài chức năng sinh động như: Điều tiết nhịp tim (heartbeat), huyết áp (blood pressure), hô hấp (respiration), tiêu hoá (digestion) và phản ánh những hành vi tự động như nuốt hay nôn ói. Phần thân não gồm có: Não giữa, cầu não (pons), tuỷ (medulla) và tuỷ sống.

 

4. Não – Cấu tạo (Brain – Structures)

Não (Brain):

Chất liệu của não gồm:

-Mô mềm (soft tissue), nằm trong hộp sọ bằng xương và trầm mình giữa môi trường ngập nước, một phần đổ xuống quanh tuỷ sống.

-Chất lỏng bao bọc não gọi là dịch não tuỷ (cerebrospinal fluid), không có màu sắc, được thay mới luôn. Chất dịch não tuỷ gồm các thành phần:

Đường huyết (glucose) rất cần để cung cấp năng lượng cho chất năng của não và tuỷ sống, chất đạm.

Limphô bào (lymphocytes) với chức năng bảo vệ, chống lại sự nhiễm trùng.

Dịch não tuỷ được sản xuất bên trong não thất bên (lateral ventricles, chambers) rồi chui qua lỗ gian tâm thất (interventricular foramen) và não thất thứ 3 (third ventricle). Sau đó, não được bơm qua cống não (cerebral aqueduct) vào trong não thất thứ 4 (fourth ventricle) và nằm phía trước tiểu não (cerebellum). Việc vận hành của não được động mạch não (cerebral arteries) trợ lực bằng những cái đập nhịp nhàng còn gọi là mạch động (pulsatons).

Não được bao bọc bởi 3 lớp màng (membranes) gọi là màng não (meninges) gồm có:

-Lớp nằm bên trong hộp sọ nhưng ở vòng ngoài cùng gọi là màng cứng (dura mater), gồm động mạch và tĩnh mạch để nuôi dưỡng xương sọ.

-Lớp nằm ở giữa gọi là màng nhện (arachmoid), gồm một loại màng hình lưới nhện do mô liên kết (connective tissue) tạo thành, có tính đàn hồi.

-Lớp nằm trong cùng trên mặt não gọi là màng mềm (pia mater), gồm có dịch não tuỷ cũng như mạch máu.

 

Não phát triển (Brain Development):

Não được cấu tạo từ những bó mô (clusters of tissue) nhỏ nằm ở một vị trí thật đặc biệt trong não. Não phát triển phần lớn nhờ vào đời sống của phôi (embryonic life), xảy ra cực nhanh, nhanh hơn sự hình thành và phát triển tay chân hoặc các cơ quan trong cơ thể. Quan sát não một thai nhi thấy tiến trình phát triển như sau:

-Thai nhi 3 tuần lễ: Một ống mô thần kinh (neural tissue) hình thành dọc theo phía sau phôi (embryo). Có 3 chỗ phồng ra gọi là túi nguyên thuỷ (primary vesicles) gồm có: Não trước (forebrain), não giữa (midbrain) và não sau (hindbrain) phát triển bên trong các phân khu chính của não. Ở giai đoạn nầy còn xuất hiện thêm 2 cơ phận: Nụ mắt (eye bub) và nụ tai (ear bub).

-Thai nhi 7 tuần lễ: Vào giai đoạn nầy, ống thần kinh cong gập lại, thần kinh sọ (cranial nerves) từ vị trí não sau đâm ra những chồi non. Mặt khác, chỗ phồng (bulges) đã thành hình ở não trước sẽ chính thức tạo thành não (cerebrum).

-Thai nhi 11 tuần lễ: Lúc nầy, não sau tách ra làm 3 phần: Não (cerebrum), cầu não (pons) và tuỷ (medulla). Não trước phát triển thêm lên trong khi não sau bắt đầu phát triển về phía sau cho đến khi não bộ đầy đủ.

-Thời kỳ thai nhi ra đời: Đây là thời kỳ não đã tăng trưởng hết mức trong hộp sọ với những nếp gấp chồng lên nhau. Não mỗi người có 1 mẫu nếp gấp riêng biệt, không bao giờ giống nhau.

 

Bảo vệ não (Protection for the brain):

-Hộp sọ (skull) làm bằng loại xương cứng (solid bones) nhưng có thể nứt, vỡ nếu bị đánh hay va chạm mạnh với những vật dụng cứng rắn. Khi dịch não tuỷ bên trong hộp sọ hấp thu và phân tán quá mức cơ lực (mechanical forces) cũng có thể làm nguy hại cho não.

-Phân tích thành phần hoá chất cấu tạo và áp suất lưu thông của não qua chẩn đoán, các nhà y học có thể phăng lần ra manh mối sự rối loạn, hư hỏng bên trong não, chẳng hạn như bệnh viêm màng não (meningitis) hay u não (encephaloma).

 

Máu dẫn vào não (Blood supply to the brain):

Mặc dù não chỉ bằng 2% trọng lượng cơ thể nhưng nó cần tới 20% lượng máu cung cấp cho toàn thân. Cả hai nhu cầu thiết yếu nhất chứa trong máu là dưỡng khí (oxygen) và đường huyết (glucose) phải được truyền tải lên não kịp thời và đầy đủ. Nếu thiếu, chức năng của não sẽ nhanh chóng bị hư hỏng, gây hiện tượng choáng váng (dizziness), mê loạn (confusion) và cuối cùng mất luôn ý thức (consciousness). Chỉ trong vòng 4-8 phút thiếu oxygen, não sẽ bị hư hại và chết. Cái chết của não cũng là cái chết sinh học của con người.

-Não được cung cấp máu nhờ 2 động mạch trước và 2 động mạch sau, nối kết với nhau tại đáy não tạo thành một cái vòng động mạch (arterial ring) gọi là vòng Willis (circle of Willis). Từ điểm nầy, mạch máu được phân nhánh để cung cấp cho não khối lượng máu có chứa oxygen.

-Máu lên não phải thắm qua vách ngăn máu-não (blood-brain barrier), được thiết kế bằng 2 lớp màng lọc rất tinh vi gọi là tế bào nội mô

(endothelial cellls) nằm tại thành mao mạch (capillary walls). Những thành tố có phần tử nhỏ như oxygen, nước và đường huyết thấm qua tế bào nội mô dễ dàng để vào dịch não tuỷ (cerebrospinal fluid), trong khi nhiều loại thuốc (drugs) và hoá chất (chemicals) bị ngăn lại.

 

          5. Tuỷ sống (The Spinal Cord):

          Tuỷ sống trông giống một sợi dây cáp (cable), dài chứng 17 inches (tương đương 43 cm), to cỡ 1 ngón tay, bắt nguồn từ thân não (brain stem) chạy xuống tới ngang thắt lưng. Tuỷ sống được làm bằng mô (tissue).

          Xuyên qua 31 đôi thần kinh cột sống (spinal nerves), tuỷ sống được nối ra ngoài qua những cái khe hẹp do phần tựa của cơ thể tạo nên và tiếp nhận thông tin bên trong lẫn bên ngoài cũng như từ não bằng con đường thần kinh nầy.

Cấu trúc tuỷ sống: tuỷ sống được cấu tạo bằng 2 loại mô (tissues):

          1. Lõi bên trong là chất xám (gray matter) được làm bằng thân tế bào dây thần kinh (neuron cell bodies), thuộc dạng tế bào đệm (glial cells), vì sợi trục không có bao myêlin (unmyelinated axons) và có nhiều mạch máu (blood vessels). Tuỷ sống chứa thân tế bào thần kinh vận động (motor neurons) nhằm chuyển đổi tin tức ra động tác ý chí (voluntary movement) hoặc động tác phản xạ (reflex movement) và kiểm soát những chức năng bên trong cơ thể.

          2. Bên ngoài là chất trắng (white matter) gồm những sợi trục không có bao myêlin được sắp xếp thành bó với chức năng tiếp âm xung động (impulses) từ bên ngoài truyền vào tuỷ sống hoặc nhận mệnh lệnh từ não hay tuỷ sống truyền ra ngoài.

 

          Bảo vệ Tuỷ sống (Protection of the Spinal Cord):

          Tuỷ sống được bảo vệ chủ yếu nhờ những đốt xương thuộc cột xương sống (vertebral column) và bộ dây chằng chống đỡ (supporting ligaments). Ngoài việc bảo vệ tuỷ sống, cột xương sống còn bảo vệ dịch não tuỷ là chất lỏng làm bằng sợi thần kinh tạo nên những cái đệm (cushions) bọc chung quanh tuỷ sống nhầm chống sốc, va chạm. Khi cắt một đốt xương sống theo tiết diện ngang, thấy các thành tố sắp xếp theo thứ tự như sau:

          -Tuỷ sống nằm ở vị trí trung tâm hố xương (bony cavity).

          -Lớp bọc sát ngoài gồm có: Dịch não tuỷ, màng nuôi (pia mater), rễ dây thần kinh giác quan (sensory nerve root), rễ dây thần kinh vận động (motor nerve root), khoang trên màng cứng (epidural space), khoang dưới nhện (subarachnoid space), màng nhện (arachnoid), màng cứng (dura mater), màng xương (periosteum) và tĩnh mạch (veins).

          -Lớp vỏ bọc ngoài cùng là khối xương cứng gồm: Thân trước, thân sau, lỗ hổng cho động mạch và tĩnh mạch xuyên qua. Có 3 dĩa cối để các đốt xương sống gắn liền với nhau.

 

          6. Thần kinh ngoại biên (The Peripheral Nerves):

          Chức năng của thần kinh ngoại biên là truyền tải tin tức từ não tới các cơ quan hoặc từ các cơ quan lên não. Sợi cảm giác (sensory fibers) nhận sự kích thích từ da, các cơ quan bên trong hay bên ngoài; trong khi sợi vận động (motor fibers) lại khởi xướng việc co cơ xương (contraction of skeletal muscle). Sợi thần kinh tự động (autonomic nerve fibers) điều hoà các cơ quan và các tuyến bên trong, bảo đảm sự cân bằng nội thân luôn được duy trì trong mọi hoàn cảnh mà từ chuyên môn gọi là sự ổn định nội môi (homeostasis).

 

          Dây thần kinh sọ (The Cranial Nerves):

          Dây thần kinh sọ bắt nguồn từ mặt dưới của não. Có tất cả 12 đôi thần kinh sọ thi hành chức năng vận động hoặc cảm giác, phần lớn nằm tại vùng đầu và cổ. Trong số nầy, có 9 dây thần kinh thuộc sợi vận động chiếm ưu thế và cũng bao gồm sợi cảm giác cảm thụ bản thân (proprioceptive sensory fibers) giữ vai trò truyền tin tức về trạng thái căng thẳng (tension) của cơ bắp đến trung tâm hệ thống thần kinh. Mười hai đôi dây thần kinh sọ gồm có:

          1. Dây thần kinh khứu giác (olfactory nerve) hay dây thần kinh số I: Tiếp nhận tin tức về mùi (smells), truyền qua đường mũi, liên kết với trung tâm khứu giác nằm trong não bộ.

          2. Dây thần kinh thị giác (optic nerve) hay dây thần kinh số II: Mỗi dây thần kinh thị giác là một bó sợi gồm khoảng 1 triệu sợi (fibers) phát ra những tín hiệu về sức nhìn (visual signals) từ võng mạc (retina) lên não.

 

The cranial nerves.

          3. Dây thần kinh vân nhãn chung (oculomotor) hay dây thần kinh số III - Dây thần kinh ròng rọc (trochlear nerve) hay dây thần kinh số IV – Dây thần kinh giạng ra (abducent nerve) hay dây thần kinh số VI: Ba dây thần kinh nầy tập trung phía sau nhãn cầu, dẫn truyền sự kích thích về chuyển động ý chí (voluntary movements) của cơ mắt (eye muscles) và mí mắt (eyelids); ngoài ra còn kiểm soát sự co giãn của đồng tử (pupil dilation) và thay đổi về thuỷ tinh thể (lens) trong lúc tập trung nhìn.

          4. Dây thần kinh sinh 3 (trigeminal nerve) hay dây thần kinh số V: Nằm tại vị trí má và mặt, kích thước lớn nhất của dây thần kinh sọ. Các chi nhánh dây thần kinh nầy thuộc loại sợi cảm giác, truyền tải tín hiệu từ đầu, mặt và răng; trong khi sợi vận động lại kích thích cơ nhai (chewing muscles). Chúng gắn liền với hoạt động thần kinh mắt (ophthalmic nerve), hàm trên (maxillary nerve) và hàm dưới (mandibular nerve).

          5. Dây thần kinh mặt (facial nerve) hay dây thần kinh số VII: Các chi nhánh của dây thần kinh nầy kích thích tuyến nước bọt (salivary gland), tuyến nước mắt (lacrimal gland), nụ vị giác (taste buds) và da tai ngoài (skin of the external ear). Chúng cũng còn kiểm soát các công dụng về sự biểu lộ cảm tính trên mặt như: Cười, khóc, nhăn nhó...

          6. Dây thần kinh thính giác (vestibulocochlear nerve) hay dây thần kinh số VIII: Các sợi thần kinh cảm giác trong nhánh tiền đình (vestibular branch) và nhánh trôn ốc (cochlear branch) của lỗ tai truyền tải tin tức về âm thanh (sound), cân bằng (balance) và định hướng (orientation) cho đầu.

          7. Dây thần kinh lưỡi-họng, còn gọi là thiệt-hầu (glossopharyngeal nerve) hay dây thần kinh số IX và dây thần kinh hạ thiệt (hypoglossal) hay dây thần kinh số XII: Hai dây thần kinh nầy thuộc sợi vận động có liên hệ đến việc nuốt vào; trong khi sợi cảm giác thì truyền tin tức về sự đau đớn, nếm, sờ nắn, tạo nhiệt cho lưỡi và yết hầu (pharynx).

          8. Dây thần kinh phế vị (vagus nerve) hay dây thần kinh số X: Dây thần kinh nầy thuộc các loại sợi cảm giác, sợi vận động và sợi tự động, liên hệ đến nhiều chức năng sinh động của cơ thể gồm có: Nhịp đập của tim, hô hấp của phổi, co bóp của dạ dày, điều tiết của gan mật, nhu động ruột và tiết xuất dịch trong tuỵ tạng.

          9. Dây thần kinh gai sống (spinal accessory nerve) hay dây thần kinh số XI: Dây thần kinh nầy truyền tín hiệu chuyển động cho đầu và đôi vai. Nó cũng kích thích các cơ trong yết hầu và thanh quản (larynx) để phát ra tiếng nói.

 

          Thần kinh tuỷ sống (The spinal nerves):

          Có 31 đôi dây thần kinh ngoại biên (peripheral spinal nerves) nẩy ra từ tuỷ sống và nối dài xuyên qua lỗ hổng giữa các đốt xương. Mỗi dây thần kinh lại phân thành nhiều nhánh nhỏ, trong đó có 2 phân nhánh thần kinh chính yếu: Nhóm vùng trước ngực và nhóm vùng sau lưng cơ thể. Các phân nhánh của mỗi bên thần kinh tuỷ sống nối kết với nhiều thần kinh khác để hình thành những đám rối (plexuses) như đám rối thần kinh tim (cardiac plexus) hay đám rối thần kinh thận (renal plexus). Chúng kích thích những khu vực có chức năng hoặc chuyển động phức tạp như ở vai và cổ.

          Thần kinh tuỷ sống được phân thành nhiều vùng, xếp theo thứ tự từ trên xuống như sau:

          -Vùng cổ (cervical region), mang mã số từ C1-C8: Có 8 đôi thần kinh tuỷ sống cổ liên kết nhau thành lập 2 mạng lưới (networks): Đám rói thần kinh cổ (cervical plexus) mang mã số từ C1-C4, và đám rối thần kinh cánh tay (brachial plexus) mang mã số từ C5-C8 và T1, giữ nhiệm vụ kích thích vùng phía sau đầu, cổ, vai, cánh tay, bàn tay cũng như cơ hoành (diaphragm).

          -Vùng ngực (thoracic region) mang mã số từ T1-T12: Vùng nầy tách T1 riêng ra vì được coi như thuộc phần đám rối thần kinh cánh tay. Thần kinh tuỷ sống ngực trực tiếp liên kết với các cơ nằm giữa các xương sườn (ribs), cơ lưng (back muscles) và vùng phía trước bụng (abdomen).

          -Vùng thắt lưng (lumbar region) mang mã số từ L1-L5: 4 trong 5 đôi thần kinh tuỷ sống lưng từ L1-L4, thành lập đám rối thần kinh thắt lưng (lumbar plexus), quản trị vùng lưng dưới (lower back) cũng như vùng đùi (thighs) và chân (legs). Riêng đôi L4-L5 còn liên kết với đôi thứ 1 (mã số S1) trong 4 đôi dây thần kinh cùng (sacral nerves).

          -Vùng xương cùng (sacral region) mang mã số từ S1-S5: Có 2 mạng lưới thần kinh gồm đám rối thần kinh cùng (sacral plexus) L5-S3 và đám rối thần kinh cụt (coccygeal plexus) S4-S5, thêm thần kinh cụt (coccygeal nerve) Co1 giữ vai trò kích thích vùng đùi, mông (buttocks), cơ bắp, da chân, da bàn chân, vùng hậu môn (anal area) và bộ phận sinh dục (genital area).

         

          Những vùng cảm giác (Areas of sensation):

          Mỗi một cảm giác hay ấn tượng như tiếng động, mùi vị, sờ nắn hoặc giận dữ liệu đều đi vào ý thức (consciousness) của chúng ta.

          Các giác quan (senses) có những năng lực lượng định đâu là nhân tố bên ngoài và đâu là trạng thái bên trong cơ thể. Chúng kết tập lại và truyền về trung tâm hệ thần kinh. Vùng cảm giác có thể tạo ra một lộ đồ trên da, chia mặt da thành nhiều khu vực gọi là khúc bì (dermatomes), tương ứng với vùng dây thần kinh tuỷ sống ảnh hưởng.

          Thụ thể cảm giác (Sensory Receptors):

          Cơ quan nhận cảm, tức thụ thể cảm giác, được kết tập bởi hàng triệu cấu trúc vi mô (microscoopic structures) ở khắp châu thân, từ ngoài da cho đến cơ bắp, khớp xương, tới các cơ quan nội tạng, cả trong thành mạch và ngũ quan như mắt, tai, mũi...Các thụ thể đóng vai trò làm cho tác nhân kích thích được hoà hợp, như là ánh sáng của khoảng cách giữa hai làn sóng đặc biệt, những phân tử hoá học của một hình thể đích thực, rung động hay chấn động (vibration), nhiệt độ... Chúng phóng xuất bằng cách gửi đi một điện tín khi bị kích thích.

          Một số cơ quan nhận cảm là những đầu mút của sợi thần kinh. Khi cơ quan nhận cảm khai hoả, một dấu hiệu chạy dọc theo sợi thần kinh thích hợp vào tuỷ sống để tới não hoặc truyền vào cả hai nơi cùng một lúc. Lộ đồ truyền tải và mục tiêu của thông tin cảm giác vào tới não theo tiến trình sau đây:

          -Mắt -> đồ thị (thalamus) -> vùng cảm giác của vỏ não (cerebral cortex). Kết quả -> Cung ứng cái nhìn (vision) hoặc là từ mắt -> tới tiểu não rồi ngưng.

          -Thụ thể của cơ bắp và khớp -> tiểu não (cerebellum) hoặc là thân não (brain stem) -> đồi thị -> vùng cảm giác của vỏ não. Kết quả: -> Cho tư thế (position).

          -Thăng bằng cơ quan thính giác -> thân não hoặc vào tiểu não -> đồi thị -> vùng cảm giác của vỏ não. Kết quả: -> cho tư thế.

          -Cốc tai (Cochleas) -> thân não -> đồi thị -> vùng cảm giác của vỏ não. Kết quả: -> Nghe (hearing).

          -Nội tạng -> thân não hoặc qua thân não -> đồi thị -> vùng cảm giác của vỏ não. Kết quả: -> Cho cảm giác đau đớn, cảm nhận nhiệt độ, cảm nhận khi sờ nắn ngoài da.

          -Da -> thân não -> đồi thị -> vùng cảm giác của vỏ não. Kết quả: -> Cho cảm giác đau, cảm ứng ngoài da, nhận biết nhiệt độ.

          -Lưỡi -> thân não -> đồ thị -> vùng cảm giác của vỏ não. Kết quả: -> Cho cảm ứng vị giác (ngọt, chua, cay, đắng, mặn).

          -Mũi -> hệ thống rìa (limbic system).

 

          Giác quan đặc biệt (The special senses):

          Những giác quan đặc biệt dùng để nhìn thấy, nghe, nếm và phân biệt mùi. Các tế bào thụ thể liên hệ đến giác quan nầy được tập kết bên trong những cơ quan đặc biệt như lớp võng mạc (retina) ở mắt, bộ thính giác (auditory apparatus) trong lỗ tai, nụ vị giác (taste buds) trên lưỡi và bộ khứu giác trong mũi. Tin tức từ các cơ quan nầy được truyền trực tiếp lên não theo đường thần kinh sọ (cranial nerves). Phần lớn tin tức đi qua vùng cảm giác của vỏ não mặc dù một vài thông tin đi vào những khu vực khác như tin tức do mắt thụ cảm sẽ chỉ đi vào tiểu não và nơi đây giữ nhiệm vụ duy trì sự thăng bằng.

          Phần giác quan nằm bên trong nội tạng hoặc có ảnh hưởng về xúc giác như đau đớn, xác định vị trí, áp suất và cảm giác nhiệt độ...Những thần kinh thụ cảm nầy dựa vào các thụ thể trong cơ bắp và khớp để cung cấp tin tức về khoảng cách của các cơ quan trong cơ thể. Đau đớn là một trong những cảm giác gốc, nhờ thụ thể thông tri tình trạng kích thích có hại ở mặt da hay bên trong cơ thể.

 

          Cảm giác bất thường (Abnormal sensation):

          Cảm giác bất thường là tình trạng mất tính nhạy cảm hoặc chậm nhạy cảm bởi hư hỏng dây thần kinh thụ cảm hoặc luồng dẫn truyền bị hẹp.

          Phần lớn cảm giác bất thường gồm: Ù tai (tinnitus), tê liệt (numbness), có cảm giác châm chích dưới da hoặc đau buốt, có trường hợp cảm thấy lạnh hoặc nóng bỏng. Chứng đau dây thần kinh (neuralgia) là một đặc trưng về sự đau đớn như dùi đâm, xuất hiện ngắn hạn và tái đi tái lại nhiều lần.

          Nhiều sự rối loạn bất chợt xảy tới gồm hiện tượng như có chất lỏng chảy nhỏ giọt xuống mặt da, một phần cơ thể như bị sợi dây siết chặt lại hoặc như có côn trùng bò lúc nhúc dưới da.

          Trạng thái suy thoái của dây thần kinh (neuropathy) thường do thiếu chất thiamine ở những người nghiện rượu, do bị tiểu đường (diabetes mellitus) hoặc bị nhiễm độc chì (lead) hay các độc tố khác.

          7. Hệ thống thần kinh tự động (The Autonomic Nervous System):

          Hệ thống thần kinh tự  động (ANS) giữ vai trò kiểm soát, điều hoà chức năng bên trong cơ thể một cách tự động nhằm duy trì sự ổn định nội môi (homeostasis).

          Hệ thần kinh tự động gồm có: Bộ phận kiểm soát sợi thần kinh, các cơ quan nội tạng và những hoạt động bên trong như nhịp tim, sự tiêu hoá. Toàn bộ thông tin được hợp nhất lại ở vùng dưới đồi (hypothalamus), thân não (brain stem) hoặc tuỷ sống (spinal cord).

          Hệ thần kinh tự động chia làm 2 miền: Thần kinh giao cảm (sympathetic) và thần kinh đối giao cảm (parasympathetic) phân phối mệnh lệnh đến các cơ quan như cơ trơn không tự chủ (involuntary smooth muscles), cơ tim (heart muscle) và các tuyến (glands).

1.    Thần kinh giao cảm:

Thần kinh giao cảm, còn gọi là thần kinh ngực-thắt lưng (thoracolumbar) chủ yếu là một hệ thống kích thích, điều chế ứng suất hay sức nén của cơ thể. Một số cơ quan và hệ thống sau đây thuộc thần kinh giao cảm:

-Với hệ thống tiêu hoá: Làm gia tăng nhu động (mobility) cơ trơn, giúp các tuyến tăng tiết dịch vị nhiều hơn và còn làm thư giãn cơ thắt (sphincters).

-Với phổi: làm co thắt cuống phổi.

-Với bàng quang và tiểu tiện: làm giảm cơ thắt, đái tháo.

-Với tim: Giảm nhịp đập, chậm và đều đặn.

-Với các tuyến (nước bọt, nước mắt): kích thích, làm gia tăng mức sản xuất nước bọt, nước mắt.

-Với mắt: kích thích, làm co cơ mống mắt (iris), làm co đồng tử (pupils), gia tăng nhãn áp khi sức nhìn bị thu hẹp.

-Với cơ quan sinh dục nam (penis): giúp cương cứng bởi giãn mạch.

 

2.    Thần kinh đối giao cảm:

Ngược lại, thần kinh đối giao cảm có nhiệm vụ duy trì hoặc phục hồi năng lượng. Một số cơ quan và tuyến sau đây thuộc thần kinh đối giao cảm:

-Với hệ thống tiêu hoá: Làm giảm hoạt động của hệ thống tiêu hoá và làm co thắt cơ hệ thống tiêu hoá, như co thắt cơ hậu môn (anal sphincter).

-Với gan: Làm hạ đường huyết.

-Với phổi: Làm giãm cuống phổi.

-Với bàng quang và tiểu tiện: Co cơ thắt, ngăn ngừa đái tháo

-Với thận: làm giảm lượng nước tiểu thải ra.

-Với tim: làm gia tăng nhịp đập và sức co bóp của tim.

-Với mạch máu: làm co mạch nội tạng và dưới da, gia tăng huyết áp.

-Với các tuyến (nước bọt, nước mắt): Ức chế tiết xuất, làm khô nước bọt, nước mắt.

-Với mắt: kích thích làm giãn cơ mống mắt, giãn nở đồng tử (con ngươi), giảm nhãn áp.

-Với tuỷ tuyến thượng thận (adrenal medulla): kích thích tế bào tuỷ tiết ra chất epinephrine và norepinephrine.

-Với tuyến mồ hôi: kích thích sản xuất mồ hôi, đổ mồ hôi (perspiration).

-Với cơ quan sinh dục nam: giúp phóng tinh, xuất tinh.

-Về chuyển hoá tế bào (cellular metabolism): làm gia tăng tỷ lệ chuyển hoá, tăng mức đường huyết, kích thích phân huỷ chất béo.

Nghiên cứu xương sọ của giống người tiền sử, các nhà nhân chủng học nhận thấy hệ thống rìa (limbic system) của não bộ được khởi sinh rất sớm. Điều nầy có ảnh hưởng đến hành vi theo bản năng hoặc vô ý thức, tương tự phản ứng của loài vật liên hệ đến sự sinh tồn như: Phản ứng cắn xé, chạy nhảy, bay và sinh sản.

Ở loài người, nhiều hành động hay thái độ bẩm sinh được chuyển đổi bên trong vỏ não (cerebral cortex) dẫn tới những trình tự cảm thụ: Hy vọng, vui sướng, thương hại, ăn năn và tư cách đạo đức. Tất cả được tác động bởi ý thức luân lý, xã hội và luật lệ về văn hoá theo lộ đồ hình sóng alfa.

 

1. Bộ phận hệ thống rìa (Parts of the Limbic System):

-Hệ thống rìa chỉ khu vực có hình vành đai nằm ở trung tâm não bộ gồm một số bó tế bào thần kinh liên kết, giữ vai trò hết sức phức tạp và quan trọng trong việc biểu lộ bản năng (instinct), nghị lực (drives) và mối xúc cảm (emotions).

-Gĩư vai trò trong hệ thần kinh tự động, gián tiếp thể hiện tâm tính (moods) về thái độ bên ngoài và tác động đến những biến đổi bên trong. Chúng điều chỉnh các chức năng của cơ thể một cách tự động, cả khả năng cảm thụ mùi (smell), độ sáng và lưu trữ ký ức (memories).

-Hệ thống rìa rất đa dạng, cấu trúc lại khác nhau, bên trong gồm có các bộ phận quan trọng như:

Hồi thể chai (cingulate gyrus) giữ vai trò sửa đổi hành vi, thái độ và xúc cảm.

Cấu trúc hình vòm (fornix) làm nhiệm vụ dẫn truyền tin tức từ vùng các ngựa (hippo-campus) và các khu vực rìa khác tới thể núm (mamillary body).

Vách trong suốt (septum pellucidum) gồm một màng mỏng của mô thần kinh để kết hợp cấu trúc hình vòm (fornix) với thể chai (corpus callosum).

Não giữa (midbrain) gồm những bó lớn thân tế bào thần kinh nằm bên dưới vỏ não có nhiệm vụ liên kết vỏ não và đồ thị (thalamus).

Thể núm (mamillary body) là một hạch bé tí, hoạt động như một trạm trung chuyển, truyền tải tin tức theo kiểu con thoi giữa cấu trúc hình vòm và đồ thị.

Hành khứu giác (olfactory) giúp giải thích tại sao cảm giác về mùi gợi cho ký ức và xúc cảm tồn trữ tin tức lâu dài mà không quên.

Hạnh nhân (amygdala) có ảnh hưởng đến thái độ và hành động, bao gồm cả việc ăn uống, quan tâm tới tình dục và phản ứng về xúc cảm như giận giữ hay đau buồn.

Cá ngựa (hippocampus) là một nẹp uốn cong, màu xám có liên quan đến học hành và trí nhớ, ghi cả mối liên hệ về không gian.

Hồi hải mã (parachippocampal gyrus) nằm bên dưới hạnh nhân, giúp sửa đổi sự biểu lộ xúc cảm như là cơn cuồng nộ và sự hoảng sợ.

Phần lớn kiến thức của chúng ta thuộc hệ thống rìa là nhờ khả năng quan sát và nghiên cứu về hành động của loài vật cũng như loài người. Dựa theo mối tương quan nầy, các nhà chuyên môn có thể biết được sự hư hỏng hay bệnh tật trong vùng rìa của bão bộ.

 

2. Vùng dưới đồi (The hypothealamus):

Được sắp xếp bằng nhiều bó tế bào thần kinh nhỏ xíu gọi là hạch (nuclei). Vùng dưới đồi hay đồi thị của não bộ có thể điều chỉnh về ý thứcm hành động và chức năng bên trong cơ thể. Được thần kinh trực tiếp kích động và thần kinh nội điều tiết (neurohormonal secretions). Những hạch nầy nối kết với thần kinh tự động, hệ thống rìa và hệ thống tuyến nội tiết (endocrine system). Mặc dù vùng dưới đồi có nhiều chức năng khác nhau như mỗi hạch hiểu rất chính xác vai trò của mình.

Hạch dưới đồi có chức năng giám sát và điều chỉnh thân nhiệt, chuyển hóa thực phẩm , cân bằng nồng độ giữ muối và nước, bơm máu, ấn định chu kỳ giữa thức và ngủ, duy trì hoạt động của các nội tiết tố (hormones). Hạch còn giữ vai trò hòa  giải, hiệu chỉnh hậu quả giữa các trạng thái xúc cảm như giận và sợ.

3. Thân não (Brain Stem).

Thân não được cấu  tạo giống như lưới nhện, gồm có ít nhất 4 hệ thống thần kinh biệt lập, mỗi hệ thần kinh lại có thần kinh truyền tải tín hiệu riêng. Một trong những chức năng của thân não là vận hành hệ thống khơi động hình lưới nhện (reticular acticvating system – RAS) giúp cho não tỉnh thức và cảnh giác. Thân não cũng còn điều khiển giấc ngủ, hiệu chỉnh phản xạ tủy sống (spinal reflexes), duy trì trương lực cơ bắp và dáng điệu, tư thế của cơ thể, duy trì nhịp thở và nhịp tim.

Trong hệ thống hình lưới nhện (RAS) có nhiều đường đi của sợi thần kinh nhằm phát hiện tín hiệu về cảm giác từ ngoài vào, sau đó chuyển những dấu hiệu nầy xuyên qua não giữa để tới võ não. Nhờ đó mà chúng ta duy trì được sự nhận thức hay ý thức.

Về giấc ngủ, cho dù một người đang ngủ nhưng tế bào thần kinh trong não không hề ngủ. Suốt chu kỳ ngủ kéo dài khoảng 7-8 tiếng đồng hồ, tế bào thần kinh liên tục tái tổ chức nhiều hoạt động khác nhau bên trong não hơn là diễn ra vào lúc thức.

9. Xử lý thông tin (Information – Processing)

Khi tư tưởng hoặc giác quan nhận tin tức, chúng sẽ được xử lý tại nhiều bộ phận khác nhau bên trong não. Vài khu vực lo giải quyết dữ liệu về cảm giác như ánh sáng hay âm thanh, trong lúc khu vực khác lại phân phối mệnh lệnh theo khuynh hướng tự động hóa. Tất cả các khu vực nầy được nối kết với nhau nhờ những bó sợi thần kinh.

1. Vận động ý chí (Volutary Movement)

- Khi được kích thích bởi dây thần kinh cảm giác hoặc bởi tư tưởng có ý thức hay ý định (intertion), khu vực võ não tiền vận động (premotor cortex) thiết lập phương trình đáp ứng rồi chuyển thông tin nầy gới khu vực vỏ não vận động (motor cortex) và tiếp theo đó gửi chỉ thị tới các cơ ý chí (voluntary muscles).

- Để giúp tiến trình chuyển động được hoàn hảo, tiểu não đóng vai trò trợ thủ đắc lực bằng cách phân phối những dấu hiệu thần kinh có hiệu chỉnh tới vỏ não, bảo đảm tính liên tục và kịp thời. Tiểu não còn có nhiệm vụ kiểm soát việc cân bằng và tư thế của cơ thể.

2. Bản đồ bộ não (The brain map).

- Các nhà khoa học xếp vỏ não vào khu vực có chức năng đặc biệt để quan sát mức độ ảnh hưởng của các bộ phận chuyên trách khi được kích thích bằng điện cực hoặc bị hư hỏng hay có sự chuyển đổi bên trong não.

- Những bộ phận lớn thuộc vỏ não là những “khu vực liên hiệp”, đặc trách nhiệm vụ tất rõ ràng từ phân tích đến giải thhích nguồn tin nhận được từ vùng thần kinh cảm giác cho đến giai đoạn đáp ứng bằng vận động ý chí.

3. Trí nhớ (Memory)

- Trí nhớ hay ký ức lệ thuộc vào kho lưu trữ tin tức của não bộ. Vốn liếng nằm trong kho lưu trữ không hẳn là từ những biến cố gây mối xác cảm sâu xa hoặc nhờ trải qua kinh nghiệm mà tích lũy được. Để kiến tạo trí nhớ hay ký ức, tế bào thần kinh đặt trọng tâm vào việc sản xuất các phân tử chất đạm mới (new protein molecules) và những nguồn kết quả mới.

- Không có một khu vực nào trong não lưu trữ hết tất cả trí nhớ hay ký ức, bởi vì kho chứa phụ thuộc vào từng loại trí nhớ. Không thể nào vừa có thể nhớ vị chát của cà phê vừa nhở cách cởi xe đạp, trong khi đó phải nhớ màu xanh khác với màu đỏ hoặc giả vừa nhớ tiếng nhạc đồng thời với nhớ mùi tanh của cá.

- Sự chọn lọc ký ức nằm tại vị trí “cá ngựa” (hippocampus). Sỡ dĩ gọi cá ngựa vì khu vực nầy giống hình con cá ngựa (seahorse), giúp tuyển chọn những vấn đề quan trọng, trong những biến cố hay hành động thích đáng để lưu vào bộ nhớ.

- Có 3 cấp độ về trí nhớ

Cấp độ thấp: Trí nhớ thuộc cảm giác (sensory memory) như là sự nhận ra tiếng động ngắn, chỉ được lưu trữ trong bộ nhớ khoảng 1/1000 giây rồi quên mất.

Cấp độ cao hơn:Nếu âm thanh được tiếp tục duy trì và nâng cao thêm cường độ, cảm giác sẽ chuyển vào bộ nhớ và lưu trữ và có thể kéo dài khoảng vài phút mới quên.

Cấp độ cao:Nếu âm thanh hay dữ kiện biến thành ấn tượng sâu đậm, còn gọi là sự đông đặc (consolidation) của bộ nhớ, với mô hình âm thanh chuyển đổi từ ngắn hạn qua dài hạn, có sự chú ý cao, được lập đi lập lại nhiều lần và có ý niệm không gián đoạn. Kết quả nhớ lâu dài.

10. Xúc giác, Vị giác, khứu giác (touch, Taste & Smell).

Cảm giác không chỉ là mối dây liên hệ giữa cơ thể với thế giới bên ngoài mà còn cung ứng nhiều thông tin quan trọng về môi trường ở bên trong. Những thụ thể cảm giác (sensory receptors) phản ứng bằng sự kích thích, như cảm giác khi sờ lên da,cảm nhận sức ép của không khí, cơn đau đớn, nhiệt độ nóng hoặc lạnh .. Vị giác cho cảm nhận về mặn, chua, đắng, ngọt, cay. Khứu giác phân biệt được mùi thơm, thối, khét. Thậm chí thị giác cho cái nhìn, tai cho sức nghe rõ hay không đều nhờ tác động cảu các  giác quan và sự kích thích tại các vị trí rất đặc biệt mà nơi khác không có.

1. Thụ thể xúc giác (Touch receptors)

Xúc giác hoạt động nhờ những thụ thể cảm giác nằm ở khoảng giữa hoặc ở các lớp mô sâu hơn. Các thụ thể nầy truyền tải tín hiệu đến tủy sống (spinal cord) hoặc thân não (brain stem) và từ đấy chúng di chuyển vào những khu vực cao hơn trong não. Có vài thụ thể được bọc bên ngoài bằng một lớp bao mô liên kết (connectiver tissue)  trong khi một số khác thì không. Tính từ ngoài mặt da vào trong, các tầng thụ thể cảm giác được sắp xếp như sau:

- Sát mặt da là các đầu nút thần kinh tự do, giữ vai trò phân phối cảm giác về sự xa chạm nhẹ, sức ép, cơn đau và nhiệt độ xảy ra trên khắp mặt da.

- Dưới một chút nữa là Merkel (Merkel’s) nằm ở lớp biểu bì (epidermis) đặc biệt ở những chỗ không có lông tóc, phân phối cảm giác khi va chạm nhẹ hay đè nén nhẹ.

- Thấp hơn một chút nhữa là tiểu thể Meissner (Meissner’s corpuscle) có gốc nằm ở lớp chân bì (dermis), tìm thấy ở lòng bày tay, đầu vú, môi, vàn chân, mí mắt, bộ phận sinh dục (genitals) phân phối cảm giác khi va chạm nhẹ lên da.

- Sâu hơn nữa là tiểu thể Tuffini’s (Ruffini’s corpuscle) thường tìm thấy trong những nang khớp, giữ nhiệm vụ phân phối cảm giác khi sự va chạm mạnh truyền vào tới lớp thượng bì, chân bì hoặc những mô nằm sâu hơn. Thụ thể cảm giác nầy có đặc tính chuyển động tròn (Pacinian’s corpsuscle) nằm sâu dưới da, phân phối cảm giác khi có sự đè nén mạnh  hay sức chấn động mạnh. Ngoài ra, còn một loại thụ thể cảm giác nữa là thân lông tóc (hair shaft), có đầu dây thần kinh tự do bám quanh nang lông (hair follicles) để cho cảm giác khi sờ nhẹ hay lay động nhẹ trên da.

2. Thụ thể vị giác (Receptors for taste)

- Tế bào thụ thể vị giác òcn gọi là nụ vị giác (taste buds). Phần lớn nằm bên trong u lồi (protuberances) hay nhú (papillae) trên mặt lưỡi. Một số nụ vị giác còn tìm thấy ở vùng vòm miệng (palate), cuống họng (throat) và nắp thanh quản (epiglottis).

- Nụ vị giác trên lưỡi có những phần khác nhau nên phân phối cảm giác về 4 vị căn bản: Ngọt, đắng, chua và mặn; cường độ mạnh yếu khác nhau. Nhiều nụ khác có vị giác thật nhạy cảm nhờ kết hợp giữa các nụ với những dây thần kinh kích thích về mùi.

- Vị giác trên mặt lưỡi được sắp xếp theo thứ tự.

Cảm nhận vị ngọt: Nằm ở khu vực đầu lưỡi, cặp theo rìa lưỡi (2 bên).

Cảm nhận vị mặn: Nằm sát khu vực vị ngọt, phía trong, cặp theo rìa lưỡi (2 bên).

Cảm nhận vị chua: Nằm sát khu vực vị mặn, phía trong, cặp theo rìa lưỡi (2 bên).

Cảm giác vị đắng: Xếp theo dạng hàm răng trên, nằm giữa và khoảng 2/3 thân lưỡi.

3. Khứu giác (Small)

- Giác quan về mùi của con người có nhiều nhạy cảm hơn vị giác và có hơn 10.000 loại mùi khác nhua được khứu giác ghi nhận cũng như phân biệt.

- Cấu trúc của khứu giác (olfactory structures) gồm những tế bào sợi dẫn vào hành khứu giác (olfactory bub) liên kết với những đặc trách về “ngửi” trong não. Thụ thể khứu giác nằm tại khu vực màng nhày (mucous membrane) có tên là biểu mô khứu giác (olfactory epithelium) nằm phía trên cao và bên trong hốc mũi.

- Khứu giác có khuynh hướng bị giảm hiệu năng theo tuổi tác. Trẻ con và thanh niên thường nhận biết và phân biệt nhiều mùi hơn người cao niên. Phần đông loài động vật có vú có bộ khứu giác “đánh hơi” rất tinh xảo, hơn hẳn con người. Ngoài vai trò “bắt” mùi, khứu giác còn góp phần vào việc phân định về vị với vị giác.

11. Tai (The ears)

Tai là cơ quan giữ hai chức năng: Nghe (hearing) và cân bằng (balance) cơ thể. Cấu trúc về chức năng nghe được đặt tại một khu vực có sự phân lập thật chu đáo bên trong lỗ tai. Tuy nhiên, cả hai chức năng nghe và cân bằng lại tùy thuộc vào sự kích thích của những thụ thể đặc biệt từ các tế  bào có lông (hair cells) phân phối hiệu ứng khi có sóng âm thanh hoặc sự chuyển động xảy ra.

1. Cấu túc tai (Structure of the ear)

Tai được phân định thành 3 phần.

a. Phần ngoài cùng: còn gọi là tai ngoài (outer ear), hình có cái phễu, được phủ bởi nhiều lông tơ và bề mặt được bảo vệ bằng tuyến tiết xuất chất sáp, tức ráy tai (ear – wax). Tai ngòai giữ vai trò cung cấp dòng âm thanh cho tai giữa (middle ear).

b. phần ở giữa, còn gọi là tai giữa (middle ear), gồm 1 lỗ chứa đầy không khí thuộc khu vực vòm xương thái dương (tempord bone), nằm giữa màng nhĩ (eardrum) và tai trong. Tai giữa đóng vai trò truyền tải âm thanh hoặc sức chấn động từ màng nhĩ đến  tai trong.

c. Phần trong cùng, còn gọi là tai trong (inner ear) hay mê đạo (labyrinth), gồm có hệ thống ống màng bằng xương. Cơ quan nghe được đặt trong một vị trí giống như hình con sên, gọi là ốc tai (cochlea), với nhiệm vụ truyền tín hiệu từ tai giữa vào hệ thần kinh não. Trong khi đó, chức năng cần bằng cơ thể thì hoạt động bên trong ống tiền đình (vestibular cannal) và ống bán khuyên (semicircular cannal).

2.  Nghe (Hearing)

- SÓng âm thanh lọt vào ống tai làm rung màng nhĩ. Các xương bé, còn gọi là tiểu cốt i(ossicles), tiền “đẩy” nhữngchấn động nầy tới một cửa sổ hình bầu dục, một màng mỏng nằm tại cửa vào tai trong. Khi màng mỏng rung động, nó tạo ra những chuyển động giống như sóng biển tràn ngập phần ốc tai và gây kích thích hằng nghìn tế bào cảm giác có lông. Ốc tai (cochlea) được phân nhỏ thành 3 buồng chứa đầy chất dịch lỏng nhưng quan trọng hơn là các ốc tai (cochelear duct), nằm ở buồng giữa, có chứa có quan “nghe” hình xoắn ốc mang tên Corti (spial organ of Corti).

- Tế bào có lông (hair cells) bao gồm 4 dãy nằm bên trong cơ quan nghe Corti. Mỗi tế bào có lông chứa trên 100 trụ bắt sóng để vừa phân tích kỹ thuật aâ thanh tiếp nhận vừa trực tiếp truyền tải thông tin vào não.

3. Cân bằng (Balance)

- Giác quan giữ vai trò cân bằng cơ thể không những dựa vào cơ quan cảm giác nằm ở tai trong mà còn tùy thuộc vào sự nhập liệu của thị giác (visual input) và thông tin tiếp nhận từ những thụ cơ thể trong cơ thể, đặc biệt phân bố chung quanh các khớp (joints).

- Thông tin tiểu não (cerbellum) và vỏ não (cerebral cortex) giải mã, điều chỉnh cực nhanh nhầm giúp đầu và cơ thể có khả năng đối phó, cân bằng kịp thời trước những sự thay đổi không ngừng.

- Việc cân bằng cơ thể rất phức tạp. Có 2 cơ quan giữ vai trò chính.

Các mào bâu (crista ampullaris): Mỗi ống hình  bán khuyên (semicircular canal) có 1 chổ phình ra như đầu dùi trống gọi là bóng (ampulla), bên trong chứa một cấu trúc thiện cảm tên là mào bầu (crista ampullaris).

Cơ quan nầy đáp ứng thông tin dưới hình thức chuyển động tròn. Lúc đó những tế bào có lông tại mỗi mào (crista) bị ép sát vào khối chất dịch sền sệt như keo hình nón có tên là đài (cupula). Khi chất dịch trong các ống bán khuyên xoáy tròn giữa lúc chuyển động, nó xê dịch vị trí của đài và kích thích các tế bào có lông làm việc. Đây là hệ quả của một qui trình cân bằng.

Các vết (maculae): Bên trong tiền đình (vestilube) tai có 2 cái túi, một là túi bầu dục (atricle) và là một túi nhỏ (saccule), mỗi cái chưúa một bộ phận cảm giác có hình dáng giống như mảnh vá (patch) gọi là vết (macula). Các vết có nhiệm vụ giám sát tư thế của đầu sao cho cân bằng với thế đất. Những sợi lông cực nhỏ từ trong tế bào cảm giác nhô ra và bị ép sát vào khối chất dịch sền sệt như keo. Nếu cái đầu bị nghiêng, trọng lực (gravity) sẽ kéo khối chất dịch xuống, kích thích tế bào có lông hoạt động thì hiệu chỉnh sự cân bằng.

12.Mắt (Eye)

Trong 5 giác quan của con người, nhìn (vision) là cơ quan đặc biệt nhất và cũng phức tạp nhất muốn đạt tới cái nhìn tỏ mọi sự vật cần nói kết vô số bộ phận từ sự tiếp nhận cảm giác, truyền tải, phân tích đến óc phán đoán của cơ quan chức năng trong não bộ.

Tia sáng lọt vào con ngươi hay đồng tử, nó được ghi lên võng mạc (retinas) nằm phái sau mắt tạo thành ảnh 2 chiều (two – dimensional images). Ảnh nầy được đổi ra thành những xung động điện (electrical umpulses), truyền tải qua thần kinh thị giác (optic nerve) của mỗi con mắt để tới các cơ phận trong não, đặc biệt là thùy chẩm (occipital lobe) nằm sau gáy và nơi đây tia sáng sẽ được giải mã,tức phân tích và trả lời.

1. Cấu trúc của mắt (Structure of the eye)

- Nhãn cầu có 3 lớp (layers) còn gọi là vỏ bọc (tunics).

Lớp ngoài cùngbằng mô sợi, có hai phần: Phần trong suốt và cong là giác mạc (cornea) là phần trắng đục giúp cho mắt duy trì hình dáng vật thể gọi là củng mạc (slera).

Lớp giữai có mạch máu, chứa mống mắt(iris) hay tròng đen, thể mi (ciliary body) và màng mạhc hay mạch mạc (choroid).

Lớp trong cùng  là võng mạc (retina). Nơi đây tia sáng hội tụ lại và hiện hình. Đặc biệt, cả 3 lớp vỏ bọc có mạch máu cung cấp và nuôi dưỡng thường trực.

2. Đường đi của mắt (Visual pahways).

- Ánh sáng đi xuyên qua giác mạc (connea) và thấu kính (lens) rồi hội tụ trên võng mạc tạo ra một ảnh lộn ngược (upside – down image).

- Nhiều bộ phận trung gian, bên ngoài lẫn bên trong của mỗi võng mạc, truyền tải tín hiệu đi xuyên qua thần kinh thị giác bằng bằng giao thoa nhau tại đáy não và sau đó nhờ vỏ thị giác (visual cortex) hiệu chỉnh bằng cách lật ngược ảnhtrở lại và giải thích sự vật.

3. Điều tiết (Accômmdation)

- Cơ lông mi (ciliary muscles) ở mắt tự động đáp ứng mọi thay đổi về khoảng cách của vật thể, gần hoặc xa, nhờ thay đổi hình thái của thấu kính (lens). Điều này làm thay đổi góc vào của tia sáng và giúp cho tiêu cự (focus) sắc nét hơn trên võng mạc.

- Vì tính đàn hồi (elasticity) của thấu kính bị giảm theo độ tuổi, nghĩa là tuổi càng cao thấu kính càng giảm sức đàn hồi, nên tốc độ và sức mạnh sự điều tiết cũng bị ảnh hưởng.

- Khi mục tiêu hay vật thể ở xa, tức tiêu cự trên vật thể xa, cơ lông mi liền nới lỏng ra và thấu kính trở nên phẳng và mỏnh. Tia sáng bị thấu kính bẻ cong, còn gọi là khúc xạ (refaction) sánh sáng làm cho vật thể mờ nhạt.

- Khi mục tiêu hay vật thể ở gần, tức tiêu cự trên vật thể gần, cơ lông mi liền co hẹp lại và thấu kính trở nên tròn nhiều hơn. Hình ảnh do thấu kính đóng lại và làm cho mờ đi gọi là cận thị, xảy ra khi thấu kính lồi vì bị uốn cong tối đa.

4. Cấu trúc phụ (Accessory structures)

- Mắt tùy thuộc vào nhiều cấu trúc phụ để thực hiện chức năng cung cấp thông tin, chuyển động, lau rửa và bảo vệ cho mắt. Cấu trúc này bao gồm xương ổ mắt (orbital bones) tại hốc mắt (eye socket), cơ nhãn cầu (muscles of the eyeball), lông mày (eyebrows), mí mắt (eyelid), lông mi (eyelashes), cũng như tuyến lệ (lacrimal glands) và ống tuyến lệ (tear ducts).

- Sức  nhìn có thể suy yếu hay hư hỏng nếu như bất kỳ một hay nhiều cấu trúc phụ bị kích thích, bị nhiễm trùng hay lệch lạc.

 

BỆNH THUỘC THẦN KINH VÀ ĐIỀU TRỊ

(Nervous Diseases & Treatments)

Tất cả những sự thay đổi về cấu trúc, hóa sinh hoặc điện năng trong não và tủy sống hay thần kinh đều có thể là nguyên nhân dẫn tới rối loạn (đisoders) hệ thống thần kinh gây hậu quả như: Liệt (paralysis), yếu ớt (weakness), thiếu phối hợp (poor coordination), động kinh (seizure) hoặc mất cảm giác (loss of sensation). Ngày nay, Y học hiện đại phát minh được một y cụ dò tìm nguyên nhân gây rối loạn thần kinh khá chính xác là máy scanners, vừa giúp cho việc chẩn đoán đạt kết quả nhanh vừa hiểu biết về chức năng của não hầu cải thiện phương pháp trị liệu. Tuy nhiên, qua thực tế, Y học hiện đại thừa nhận một số trường hợp rối loạn rất khó trị lành, chỉ có thể giúp làm nhẹ phần triệu chứng (symptoms) mà thôi.

1. BỆNH ĐỘNG KINH (Epilepsy)

THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Động kinh là tình trạng não bị rối loạn với đặc tính dễ nhạy cảm và thường tái phát bằng hình thức lên cơn co giật. Những biến động kịch phát có liên quan đến sự phóng xuất điện bất thường của tế bào thần kinh não. Chứng động kinh chiếm tỷ lệ khoảng 1-2% dân số toàn cầu.

Nguyên nhân

Có khoảng một nữa trường hợp bị động kinh không được biết nguyên nhân, Các nguyên nhân được biết gồm có:

- Bị chân thương khi sanh (birth trauma): Do oxygen xung cấp cho não không đủ, do máu không thích hợp hoặc bị chứng xuất huyết (hemorrhage).

- Nhiễm trùng chu sinh (perinatal infection): Là thời kỳ nhiễm độc trước hoặc sau khi sinh được vài tháng.

- Thiếu oxy-huyết (anoxia): Là tình trạng thiếu hoặc rối loạn lượng oxygen trong cơ thể.

- Các bệnh lây truyền (infectious diseases): Như bệnh viêm màng não hay đau màng óc (meningitis), viêm não (encephalitis), ung nhọt hoặc áp xe não (brain abscess).

- Ăn uống nhầm chất độc (toxins): Như ngủy ngân, chì, hay carbon monoxide.

- Bướu não: (brain tumors).

- Rối loạn do di truyền, thoái hóa: như acid phenylpyrovic niệu (phenylketonuria) hay bệnh xơ não đa u (tuberous sclerosis).

- Phẫu thuật đầu hoặc chấn thương sọ não.

- Bệnh loạn dưỡng (metabolic disorders): như giảm glucoza - huyết (hypoglycemia) và giảm năng tuyến cận  giáp (hypoparathyroidism).

- Tai nạn về mạch não (cerebrovascular accident): Như chứng xuất huyết (hemorrhage), nghẽn mạch (thrombosis) hay tắc mạch máu (embolism) não.

Dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu xác nhận chứng động kinh là sự lên cơ co giật (seizures) và tái phát nhiều lần, được xếp theo từng giạng như co giật một phần, dạng phổ biến hoặc hiện tượng lúc lên cơn. Có một số bệnh nhân chỉ động kinh theo một dạng nào đó trong khi số khác thì gặp rất nhiều dạng.

- Động kinh từng phần (Partial seizures): Xuất hiện ở một khu vực trên não và đây không phải là dụng động kinh phổ biến hiện nay. Có 2 kiểu động kinh từng phần:

Kiểu động kinh đơn giản (simple partial seizure)với một số dấu hiệu điển hình gồm: Triệu chứng về cảm giác như nhạy cảm với ánh sáng, mùi, tai nghe nhiều ảo giác (halluccinations), vã mồ hôi, sùi bọt mồm, đồng tử nở lớn (pupil dilation). Triệu chứng về tâm thần sa vào trạng thái mơ màng, hoảng sợ hoặc giận dữ. Những biến cố kích động chỉ xảy ra vài giây trước khi cơn động kinh bắt đầu nên phần lớn bệnh nhân không thể biết trước.

Kiểu động kinh phức tạp (complex partial seizure)có liên hệ đến sự suy yếu về ý thức và tâm thần. Chứng quên (amnesia) là một biến cố đặc trưng giữa và sau khi xảy ra cơn động kinh. Thời gian phát động kéo dài từ 1-3 phút.

Động kinh phổ biến (Generalized seizures): Là dạng thường gặp nhất, do điện não rối loạn gây ra, có thể có giật hoặc không co giật tùy theo kiểu phát động. Có 4 kiểu lên cơn động kinh phổ biến.

Kiểu động kinh bất động (absence seizures): Phần lớn xảy ra ở trẻ em mặc dù có thể có ảnh hưởng khi chúng lớn lên. Dấu hiệu thường bắt đầu bằng một sự thay đổi cực nhanh trong ý thức với biểu thị nhấp nháy hoặc đảo tròn đôi mắt, nhìn trừng trừng, môi mấp máy nhẹ. Bệnh nhân vẫn giữ được tư thế trước lúc lên cơn không mấy khó khăn. Thời gian phát động từ 1-10 giây đồng hồ. Nếu không được điều trị đúng, bệnh có thể tái diễn đến 100/lần/ngày và dễ chuyển qua dạng động kinh co giật, vọp bẻ.

Kiểu động kinh múa giật (myoclnic seizures): Điểm đặc trưng là cơ tay, chân hoặc toàn thân bị co giật mạnh, phản xạ bất ngờ không tự chủ được. Nó có thể xảy ra theo kiểu co giật nhịp nhàng từng chập. Riêng ý thức người bệnh thì không hề bị ảnh hưởng.

Kiểu động kinh giật run cứng (tonic –clonic seizures): Khởi sự với một tiếng hét to do không khí dồn từ phổi lên dây thanh âm (vocal cord) và ngã vật ra. Người bệnh hoàn toàn mất ý thức (lost consciousness), không kềm giữ được tư thế (incontinence), té ngã bất cứ trên địa thế nào. Thân thể cứng đờ, hai hàm răng cắn chặt, lưỡi rụt ngắn hoặc bị răng cắn gây thương tích, thở nhọc mệt hoặc ngưng thở (apnes). Tiếp theo, có thể là chứng tím ngòai da. Kiểu lên cơn nầy kéo dài từ 2-5 phút khi tính dẫn điện đột xuất của tế bào thần kinh đạt tới ngưỡng cao nhất. Sau đó, bệnh nhân phục hồi ý thức nhưng vẫn bị đờ đẫn và khó nói, than mệt mỏi, đau đầu, đau cơ bắp, tay chân yếu. Bệnh nhân mệt lả và chìm vào giấc ngủ thật sâu.

Kiểu động kinh mất tương lực (atonic seizures): Là kiểu không phát ra tiếng la hét và mất ý thức tạm thời. Kiểu nầy còn gọi là “cơn rũ – dropattack”) và trẻ em nhỏ tuổi rất thường gặp.

THEO ĐÔNG Y HỌC

Động kinh còn gọi là Kinh phong hay Kinh giản, Y học cổ truyền xếp vào loại “Giản chứng”. Sách Y Biển nói: “Chứng giản, khi lên cơn thì đột ngột té lăn, hôn mê bất tỉnh, trong miệng phát ra tiếng tru như gia súc kêu gào, răng cắn chặt, sùi bọt mép. Khi sắp hạ cơn thì mửa ra bọt dãi, tay chân co giật, miệng méo, mắt xếch. Dứt cơn thì tỉnh táo, ăn uống như thường”. Sách Lâm Chứng Chỉ Nam lại nói “Tâm thần kinh động, ẩm thực không tiết độ hay lúc còn trong bài thai bị nhiễm bệnh là những nguyên nhân làm cho tạng phủ mất quân bình. Một khi bị kích xúc, khí hiệp với đàm thượng nghịc gây ra giản chứng”.

Phó Thanh Chủ, một danh y dưới triều xua Khang Hy đời Nhà Thanh Trung Quốc, lại nhận định rằng kinh giản vốn do khí huyết hàn lại gặp cảm hàn mà phát vì đàm làm mê tâm khiếu nên hôn mê, co giật.

Bệnh giản do nhiều nhân tố gây ra bên triệu chứng cũng rất phức tạp, không đồng. Có bệnh thời gian lên cơn chỉ kéo dài 2-3 phút, có bệnh lại kéo dài hằng giờ. Khi lên cơn mức độ nặng nhẹ khác nhau, khoảng cách giữa hai lần lên cơn cũng không nhất định. Vì sao vậy? Tất cả tùy thuộc vào chính khí. Hễ chính khí còn thịnh thì bệnh nhẹ, chính khí suy thì đàm trọc không hóa học, số lần lên cơn sẽ gần hơn, nặng hơn. Pháp trị cần dựa vào mạch lý.

- Nếu do Can phong đàm trọc thì nên khu phong hóa đàm, trấn tâm khai khiếu.

- Nếu do Can hỏa đàm nhiệt thì nên thanh can tả hỏa, hóa đàm khai khiếu.

- Nếu do Can Thận hư thì dùng pháp tư bổ can thận, tiềm dương an thần.

- Nếu do Tỳ vị hư nhược thì xử phương kiện tỳ  hóa đàm, ích khí dưỡng tâm. Sau đây là một số bài thuốc kinh nghiệm của Đông y và Dược thảo thế giới.

Đông Y Dược

Phó Thanh Chủ thần phương

Bài 1:

Nhân sâm                           12g

Sơn dược                           12g

Sinh Bán hạ                       12g

Sao Bạch Truật                  40g

Phục thần                           20g

Ý dĩ nhân                           20g

Nhục quế                           04g

Phụ tử                                04g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2:

Nhân sâm                           40g

Phục linh                           40g

Sao Bạch truật                    20g

Chế Bá hạ                          04g

Chế Nam tinh                     04g

Phụ tử                                04g

Bắc sài hồ                          04g

Thạch xương bồ                 04g

Sắc uống ngày 1 thang. Thực ra, bài thuốc nầy dùng trị bệnh cuồng, còn gọi là bệnh điên loạn, nhưng dùng trị bệnh kinh giản cũng hay lắm.

Theo Học Viện Trung Y Thượng Hải, Trung Quốc

a. Do Can phong tràm trọc

- Triệu chứng: Trước khi lên cơn thường hoa mắt chóng mặt, ngực bức bối khó chịu. Bất ngờ ngã lăn đột ngột, hai hàm răng cắn chặt, hai mắt rung giật, chân tay co quắp, miệng ứa ra bọt dãi, kêu rú như tiếng trâu dê. Có trường hợp nhẹ hơn chỉ hôn mê thoáng qua, không bị co giật. Rêu lưỡi mỏng, nhớt. Mạch đi Huyền Hoạt.

-Phân tích:Chóng mặt, hoa mắt, ngực bức bối khó chịu đềy là chứng trạng của phong đàm thượng nghịch. Can phong nội động kích thích đàm tích bên trong, phong hiệp với đàm quấy nhiễu ở trên, tâm thần bị vít lấp mà lên cơn Giản. Khi can uất thì Tỳ không kiện vận, đàm trọc sinh ra, phong hiệp với đàm thốc lên nên mửa ra bọt dãi. Rêu lưỡi mỏng, nhớt, mạch Huyền Hoạt đều là hiện tượng Can hỏa vượng kiêm đàm trọc.

- Pháp trị: Khu phong hóa đàm, trấn Tâm khai khiếu.

Bài thuốc: “Định giản hòan”

Thiên ma                            12g

Bối mẫu (tán bột)               06g (hòa thuốc uống)

Nam tinh                            12g

Bán hạ                               12g

Trần bì                               06g

Phục linh                           12g

Phục thần                           12g

Đảng sâm                           16g

Mạch môn                          12g

Thạch xương bồ                 08g

Viễn chí                             12g

Toàn yết                             12g

Bạch cương tằm                 12g

Hổ phách                           06g

Chu sa                                06g

Thêm trúc lịch (trước trong thân tre), Khương trấp (nước gừng tươi), Cam thảo để dẫn thuốc. Cho uống trước khi leen cơn. Khi cơn động kinh thuyên giảm nên dùng dạng thuốc viên để củng cố sau. Sắc uống ngày 1 thang.

b. Co Can hỏa đàm nhiệt.

- Triệu chứng: Khi lên cơn triệu chứng guống như Can phong đàm trọc nhưng vì hỏa nhiệt thên thượng nên mức phát tác có phần hung hãn hơn. Hằng ngày do tình chí nóng nảy, tâm phiền mất ngủ, miệng đắng môi khô, lưỡi đỏ, táo bón, rêu vàng, mạch đi Huyền sắc.

- Phân tích:Can hỏa thượng xung, hỏa động sinh phong nung nấu tân dịch kết lại thành đàm. Phong động khiến đàm dâng lên làm nghẽn tác Tâm khiếu nên ngãn lăn co giật. Can khí vượng thì hỏa quấy rối tâm thần làm cho tâm phiền mất ngủ. Lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền Sắc đều là triệu chứng của Can hỏa đàm nhiệt thượng hành.

- Pháp trị: Thanh can hỏa, hóa đàm khai khiếu.

- Bài thuốc:Long đởm tả can thang” hợp với bài “Đạo đàm thang gia giảm”.

Long đởm thảo                            06g (sao rượu)

Sao Hoàng cầm                            04g

Sao chi tử                                     04g

Trach tả                                        04g

Mộc thông                                   04g

Xa tiền tử                                     04g

Dương quy (tẩy rượu)                  06g

Sinh địa (sao rượu)                      06g

Bắc Sài hồ                                    06g

Sinh Cam thảo                             03g

Chế bán hạ                                   08g

Quất hồng bì                                06g

Chế Nam tinh                               06g

Thạch xương bồ                           06g

Gia giảm:

- Đại tiện táo bón gia Đại hoàng (sao rượu), Hỏa ma nhân 06g.

- Miệng khô, môi nứt nẻ gia Bắc Sa sâm 12g, Tạch hộc 10g, Sinh thạch cao 16-20g, Tri mẫu 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

c. Do Can Thận âm hư:

Triệu chứng:Ngủ không yên giấc, trí nhớ giảm, mỏi lưng, đầu váng, táo bón. Chất lưỡi đỏ. Mạch đi Tế Sác.

­Phân tích: Do Can Thận âm hư, Can dương dương vượng quấy động tâm thần nên khó ngủ. Thận hư tinh kém, não mất sự nuôi dưỡng nên trí nhớ giảm. Âm dịch kém gây táo bón. Chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác đều là triệu chứng của Âm hư nội nhiệt.

Pháp trị:Tư bổ Can Thận, tiềm dương an thần.

Phương dược: “Đại bổ nguyên tiễn gia giảm”.

Thục địa                             12g

Hoài sơn                            12g

Sơn thù mục                      12g

Đỗ trọng                            12g

Câu kỷ tử                           12g

Hắc táo nhân                      12g

Dạ giao đằng                     30g

Hợp hoan bì                       12g

Liên tử tâm                        12g

Trân châu mẫu                   30g

Mẫu lệ                                12g

Miết giáp                            16g

Hắc tử chi                          06g

Trúc diệp                           12g

Đăng tâm thảo                   06g

Gia giảm:Nếu táo bón gia hỏa ma nhân 06g, Úc lý nhân 06g. Sắc uống ngày 1 thang.

d. Do Tỳ vị hư nhược

- Triệu chứng:Cơ thể mệt mỏi, kém ăn, hay buồn nôn, gầy ốm, tiêu lỏng. Chất lưỡi nhạt, mạch di Nhu Tế.

- Phân tích:Tỳ Vị hư yếu không vận hóa được thủy cốc để sinh khí huyết nên thần sắc kém tươi nhuận, mệt nhọc, gầy còm. Tỳ vị đình tích, Vị không hòa giáng nên thường buồn nôn, tiêu lỏng. Chất lưỡi nhạt, mạch Nhu Tế là triệu chứng của khí huyết đều suy.

- Pháp trị:Kiện Tỳ, hóa đàm, ích khí, dưỡng Tâm.

- Phương dược:“Kiện Tỳ hóa đàm thang” tức “Lục quân tử thang gia giảm”.

Nhân sâm (sao gừng)                   08g

Sao bạch truật                              12g

Phụ linh                                       12g

Camthảo                                     04g

Trần bì                                         02g

Chế bán hạ                                   03g

Đại táo                                         01 quả.

Sắc uống ngày 1 thang.

Theo Thiên Gia Diệu Phương

Bài 1:

- Biện chứng:Do phong đàm ủng trệ, nhiễu loạn tâm thần.

- Cách trị:Khu phong hóa đàm, thông kinh khai  khiếu.

- Đơn thuốc: “Định giản thang”

Cúc hoa                                       09g

Câu đằng                                     09g

Bạc hà diệp                                  03g

Chế Nam tinh                               03g

Chế Bán hạ                                  03g

Trần bì                                         03g

Phục linh                                     09g

Bạch cương tằm                           09g

Trúc như                                      09g

Thiên trúc hoàng                          03g

Mộc qua                                       09g

Ty qua lạc                                    09g

Chích Cam thảo                           03g

Đạm trúc diệp                              09g

Ghi chú:

- Đây là liều lượng giành cho trẻ em. Nếu người lớn, tăng gấp đôi liều lượng.

- Nếu đàm nhiệt thịnh, gia Hoàng cầm (sao) 03g. Địa long 09g.

- Sau khi hạ cơn mà tay chân tê dại, gia Kê huyết đằng 09-12g. Tang chi 09-12g, Nhẫn đông đằng 09-12g.

- Nếu đầu váng mắt hoa, bồn chồn không yên, gia Long xỉ 12-15g.

- Nếu tiêu hóa kém, gia Mạch nha 06-09g, Cốc nha 09g, Ý dĩ nhân 09-12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bệnh án:Trần Trí, nam, 5 tuổi. Sinh đủ tháng, phát triển bình thường. Có một thời gian cảm thấy suy nhược, chân tay vô lực, không đi được nhưng cho uống thuốc thì bệnh khỏi. Một năm sau, cơ thể lại yếu đi, ăn uống kém, thường lên cơn động kinh. Khi tới khám bệnh lại đúng lức lên cơn động kinh, 2 mắt đảo ngược, tay chân co giật, miệng sùi bọt trắng, mặt tái nhợt. Lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn.

Cho dùng toa “Định giản thang” từng đợt có gia giảm, liên tục 24 thang thì mất hiện tượng lên cơn, sức khỏe hồi phục. Theo dõi trên hai năm không thấy tái phát.

Bài 2:

- Biện chứng:Can hỏa đàm nhiệt hiệp với phong nhiễu loạn tâm khiếu.

- Cách trị: Tham can tỏa hỏa, hóa đàm khai khiếu, tức phong chỉ kinh.

- Đơn thuốc:“Gia vị tức phong định giản kinh”.

Trần bì                               03g

Chế bán hạ                         06g

Chế Nam tinh                     06g

Quất hồng bì                      06g

Bắc Sài hồ                          03g

Hoàng Cầm                        03g

Thanh đại                           1,5g

Lô hội                                1,5g

Đương qui                         09g

Câu đằng                           09g

Chích Hoàng kỳ                 15g

Tây Đảng sâm                    09g

Sao Bạch truật                    06g

Can khương                       06g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bệnh án:Bạch Xuyến, nữ, 32 tuổi. Bệnh nhân khai đã bị động kinh hơn 10 năm. Trước lúc lên cơn thường rú lên 1 tiếng như dê lợn kêu, ngay sau đó hôn mê và ngã ra đất, miệng sùi bọt trắng, hai mắt trợn ngược, tay chân co giật, tiêu tiểu dầm dề. Lúc mệt mỏi, ngày lên cơn 2-3 lần, thời gian kéo dài có khi tới 30 phút. Khi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi, đau ê ẩm, ngòai ra không cảm thấy gì khác. Xem lưỡi thấy trên lưỡi vàng bẩn, mạch đi Huyền Sác mà Hoạt. Cho uống tất cả 50 thang, dứt hẳn động kinh. Theo dõi 10 năm không thấy tái phát.

Bài 3:

- Biện chứng:Đàm mê tâm khiếu, tâm thần phù việt (phi án)

- Cách trị:Giải uất, hóa đàm,thanh tâm, an thần.

- Đơn thuốc: “Phức phương bạch kim tán”

Bạch phàn                          60g

Chu sa                                15g

Hổ phách                           30g

Uất kim                              15g

Phenytoin Natri (Dilantin, âu dược)       30 viên.

Cách làm:Đem tất cả thuốc trên tán mịn, trộn đều, phân thành 30 gói nhỏ, mỗi ngày uống 1 gói chia làm 2 lần sáng, chiều. Ngòai ra, mỗi ngày lấy 3lá Bạch giáp trúc đào đun nước uống thay bước chè, ngày uống ngày nghỉ (cách nhật). Trong suốt thời gan uống thuốc và sau khi ngưng thuốc vài tháng, không nên ăn thịt heo, mỡ heo vì có thể tái phát.

Bệnh án:Trương Sơn, nam,16 tuổi. Hồi 5 tuổi, Sơn bị bệnh viêm não B nhưng đã được chữa lành, không để lại di chứng. Tới năm 11 tuổi, bắt đầu bị động kinh, trước khi lên cơn thấy tê 2 tay, mệt tim, phát ra như tiếng dê kêu rồi mê man bất tỉnh, 2 mắt trợn ngược, mồm sùi bọt trắng. Sau chừng 3-4 phút thì hồi tỉnh, cơ thể mệt nhừ. Nhịp độ lên cơn không nhất định, có ngày 2-3 lần, có khi  nửa tháng hoặc 2-3 tháng mới lên cơn và thường xảy ra vào ban đêm. Đã cho dùng Phenytion Natri kèm châm cứu nhưng không kết quả. Sau khi dùng bài “Phức phương bạch kim tán” (phối hợp giữa Phenyoin Natri với Đông dược) trị liền ba tháng, bệnh khỏi hoàn toàn. Đem bài này trị thử cho ba bệnh nhân bị động kinh kiểu khác cũng đều khỏi cả.

Nhận xét:Trị bệnh Động kinh, Đông y chú trọng việc hóa đàm, thanh tâm, trấn kinh, an thần. Bài thuốc trên đây xuất phát từ bài “Bạch kim hoàn” nguyên là một trong nhiều phương trị đàm trong sách“Ngoại khoa toàn sinh tập”, thuốc gia truyền của dòng họ Mã, Trung quốc, dưới tên gọi thông dụng  “Điên giản bạch kim hoàn” hay “Bạch ngọc hóa đàm hòan”. Trong dược liệu có bạch phàn nhập Tỳ hóa đàm; Uất kim nhập Tâm làm mát huyết, hoạt huyết, khai khiếu, Hổ phách, Chu sa trấn kinh, an thần; gia thêm Phenytoin Natri là để phòng lên cơn. Bài thuốc tổng hợp trở nên đắc dụng trong việc hóa đàm, khai khiếu, trấn tỉnh, an thần, hành khí, hoạt huyết, chống động kinh. Lá bạch giáp trúc đào uống thay nước chè có tác dụng cường tim rõ rệt, chống động kinh. Hoạt chất nằm trong lá xem ra mạnh nhất so với các bộ phận khác.

Bài 4:

- Biện chứng:Can hảo thiên thịnh sinh phong, phong động sinh đàm, nhiễu  loạn thần minh.

- Cách trị:Thanh can, tả hỏa, tức phong trừ đàm, trấn tâm an thần.

- Đơn thuốc: “Điên giản thang”.

Bạch phụ tử                       10g

Chế Nam tinh                     10g

Chế bán hạ                         10g

Toàn yết                             03g

Thanh mông thạch             03g

Long cốt                            30g

Mẫu lệ                                30g

Thạch xương bồ                 06g

Hổ phách                           03g

Qua lâu nhân                     15g

Camthảo                           03g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bệnh án:Tiểu Nhi 6 tuổi. Hồi 1 tuổi đã nhiều lần bị hôn mê, bất chợt ngã lăn ra đất, tay chân co giật, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, mãi sau 15 phút mới tỉnh lại. Bệnh càng ngày càng tăng theo tuổi, răng cửa bị gãy hết do té ngã. Vọng chẩn thấy sắc mặt tái nhợt, chất lưỡi đỏ, rêu vàng pha trắng bẩn, gốc lưỡi hơi dày. Thiết chẩn thấy mạch Huyền Họat hữu lực. Tổng hợp mạch và chứng, chấn đoán Can hỏa thiên thịnh, hỏa sinh phong, phong động đàm thăng gây nhiễu loạn thần minh. Cho uống bài “Điên giải thang” liên tiếp 12 thang, bệnh dần dần thuyên giảm, từ nhịp độ lên cơn 10 lần/ngày hạ xuống 1-2 lần/ngày, thời gian lên cơn cũng ngắn hơn, mạch chuyển Huyền Tế Sác, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu vàng mỏng, gốc lưỡi bẩn biến mất. Vẫn duy trì bài thuốc, gia thêm Kiết lâm sâm tu (rễ nhỏ) 03 g để tăng chính khí. Cho uống liền 20 thang, các triệu chứng ngưng hẳn, bệnh khỏi. Theo dõi 5 năm không thấy tái phát.

Nhận xét:Trân lâm sàng, bài thuốc “Điên giản thang” trị nhiều dạng động kinh đều thu được kết quả tốt, có tác dụng khống chế tương đối nhanh.

Bài 5:

- Biện chứng:Đàm trọc nội tụ, tắc nghẽn tâm khiếu.

- Cách trị:Khu đàm tức phong, khai khiếu định giản.

- Đơn thuốc:“Dũ giản hoàn”.

Từ thạch                            30g

Chu sa                                24g

Chế Bán hạ                        45g

Thanh mộc thạch               36g

Thiên trúc hoàng                24g

Hổ phách                           24g

Sinh Giả thạch                   30g

Thần khúc                          120g

Hắc sửu                             60g

Bạch sửu                            60g

Hải phù thạch                    24g

Cách làm:Tất cả tán bột mịn, trộn với nước và hồ bột sàng viên trong bằng hạt đậu xanh.

- Liều dùng:Người lớn ngày 09g vào lúc sáng sớm, chưa ăn, với nước chín để nguội. Trẻ em giảm liều lượng thùy theo tuổi. Mỗi đợt điều trị 30 ngày.

Bệnh án 1:Lương Tô Hà, 58 tuổi, làm nghề nông. Ba năm trước, đang ngủ bỗng kêu thét lên một tiếng rồi hôn mê không còn biết gì, sùi bọt mép, răng cắn chặt, chân tay co giật mãi đến 30-40 phút sau mới hồi tỉnh. Có dùng thuốc Phenytoin Natri cảu Tây y để cắt cơn động kinh nhưng không ngăn chặn nỗi. Khám thấy thân thể yếu đuối, chậm chạp, mạch Huyền, rêu lưỡi trắng. Chẩn đoán mắc bệnh động kinh. Cho uống “Dũ giản hoàn” liên tục 3 đợt, cơn động kinh bị cắt hoàn toàn. Theo dõi 8 năm vẫn không thấy tái phát.

Bệnh án 2:Diệp Thị 19 tuổi. Trước đây bị động kinh 9 năm, cứ 1-2 ngày lên cơn 1 lần, luôn luôn dùng Phenytoin Natri để ngăn chặn nhưng chỉ giảm nhẹ tạm thời. Nay mức độ bệnh càng nặng, 1 ngày 1 đêm lên cơn động kinh tới hơn 10 lần. Khám thấy hình sắc vàng úa, bơ phờ, ăn uống kém, suy nhược, mạch Huyền Hoạt, rêu lưỡi mỏng trắng, hơi bẩn. Cho uống  “Dũ giản hoàn” liên tiếp 2 đợt, đứt động kinh. Theo dõi 3 năm không thấy tái phát, cơ thể khỏe mạnh, làm việc nặng như thường.

Bệnh án 3:Ấu Nhi Vương Hòa 18 tháng tuổi. Khoảng 3 tháng trước hay lên cơn động kinh, tay chân co giật, hai mắt trợn ngược, răng cắn chặt, mép sùi bọt trắng, môi tím tái, 20 phút sau mới tỉnh lại. Từ đó, cứ cách vài ngày lên cơn 1 lần. Chẩn đoán ấu nhi động kinh. Để giúp cho trẻ con dễ dùng thuốc, bài “Dũ giản hoàn” được chế thành bánh cho ăn.

Cách chế bánh:Lấy 100g thuốc tán mịn, chia làm 30 gói, ngày dùng 1 gói trộn với bột mì và ít đường làm bánh nướng như bisquit. Chỉ 1 tháng bệnh khỏi, theo dõi hơn 1 năm không thấy tái phát, lớn lên khỏe mạnh.

Bài 6: Trị lúc lên cơn.

- Biện chứng:Đàm ủng tắc, khí nghịch dẫn đàm lên trên làm bế tắc thanh khiếu.

- Cách trị:Giáng nghịch trừ đàm, khai khiếu tỉnh thần.

- Đơn thuốc:“Khương phàn thang”

Khương trấp            09g (nước gừng)

Sinh bạch phàn        03g

Cách làm:Bỏ 2 vị nầy trong một cái chén, đùng đũa gỗ trộn đều tay, thêm ít nước chín vào cho loãng như nước cháo.

Cách dùng:Khi bệnh nhân lên cơn co giật, múc từng muỗng đổ từ từ vào miệng. Cho uống nhiều lần đến khi nào cơn động kinh dịu xuống mới thôi.

Nếu răng cắn chặt, dùng hai ngón tay cái và giữa nhấn mạnh vào

Thuốc bổ trợ:

- Calcium: 1,500mg/ngày, giúp thúc đẩy thần kinh hoạt động.

- Zinc: 50-80mg/ngày (không quá 100mg/ngày), bảo vệ tế bào não.

- Coenzyme Q10: 30mg/ngày, giúp cải thiện lượng oxygen vào não.

- Vitamin A: 25,000 IU/ngày, giúp bảo vệ chức năng não.

- Vitamin B complex: 100mg, ngày 3 lần, giúp hệ thần kinh não.

- Vitamin B3 (niacin): 50mg/ngày, giúp cải thiện sự lưu thông của máu.

- Vitamin B12: 200mcg/ngày, duy trì màng myelin não.

- Magnesium: 700mg/ngày, giúp làm dịu thần kinh, giảm co giật.

2. Liệt – Tê Liệt (Paralysic)

Liệt hoặc tê liêtj là tình trạng mất khả năng vận động, mất cảm giác một phần hay toàn phần cơ thể do nhiều tác nhân ảnh hưởng lên hệ thần kinh.

- Về liệt, có thể do hậu quả của chứng tai biến mạch máu não, teo não, chấn thương sọ não, nghẽn mạch não, xuất huyết não, rỗng tủy sống, thân não hủy myelin…

- Về tê liệt, có thể do viêm dây thần kinh số 3-7, viêm đa thần kinh, viêm thần kinh cánh tay, viêm thần kinh hông…

Các tác nhân gây ra liệt như “Tai biến mạch máu não: hay “Di chứng do chấn động não”, xin xem lại “Chương 5, Bệnh tim mạch”. Trong phạm vi bài này xin giới thiệu thêm một số bài thuốc Đông y điều trị hiệu nghiệm di chứng liệt và tê liệt do rối loạn hệ tuần hoàn hoặc hệ thần kinh đã được kiểm chứng qua lâm sàng:

Bài 1: Do âm hư nội nhiệt, huyết hư can vượng, đàm huyết ứ tắc.

Hà thủ ô                             15g

Câu đằng                           15g

Cúc hoa                             12g

Sinh thạch cao                   15g

Toàn yết                             15g

Tuyền phục hoa                 10g (gói trong túi vải)

Đại giả thạch                      10g (gói trong túi vải)

Sinh địa                             15g

Bạch thược (sao)                15g

Đương qui                         12g

Xuyên thạch hộc                15g

Từ thạch                            15g

Hương phụ                        10g

Xuyên khung                     05g

Sắc uống ngày 1 thang:

Kinh nghiệm lâm sàng: Lê Vạn, nam, 38 tuổi. Trước đây 1 năm bị xe đụng ngã, đầu va xuống đường thật mạnh gây hôn mê 3 giờ liền và được 1 bệnh viện cấp cứu qua cơn nguy hiểm. Khi về nhà, cảm giác choáng váng liên tục, buồn nôn, không dám xoay trở, nằm liệt giường hơn 20 ngày. Nhập viện điều trị hơn 2 tháng, giảm choáng đôi chút nhưng không dám quay đầu vì cơn choáng sẽ trở lại, giảm sút trí nhớ, ngủ chập chờn, đi tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch đi Huyền Hoạt. Sau khi cho uống 10 thang bài thuốc trên giảm choáng rõ rệt, quay đầu qua lại bình thường, thần trí tươi tỉnh, coi như bệnh lui.

Nhận định:Chấn động não là tình trạng chấn thương kín não bộ gây hậu quả tổn thương tạm thời chức năng hệ thần kinh trung ương. Nhiều trường hợp để lại di chứng lâu dài gồm chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ nhưng khám hệ thống thần kinh lại không phát hiện được triệu chứng thực thể dương tính nào.

Đông y cho rằng nguyên nhân do ngoại thương kết hợp với tâm lý sợ hãi, từ huyết mạch bị thương tổn dẫn tới khí huyết nghịch loạn, huyết ứ. Hiện tượng bất tỉnh ban đầu và sau đó đau đầu là biểu thị kinh lạc bế tắc. Pháp trị, khởi đầu phải “hoạt huyết hóa ứ, an thần định chí”. Về sau, bệnh để lại di chứng, phải đổi qua pháp “tư âm dưỡng huyết, bình can tiềm dương, hoạt huyết hóa đàm” sẽ thu được kết quả.

Bài 2: Do ngoại thương gây ứ tắc kinh lạc não bộ

Xuyên khung                               09g

Xích thược                                   12g

Hồng hoa                                     09g

Đào nhân                                     06g

Xạ hương                                     0.15g (hòa thuốc uống)

Cát căn                                         12g

Bạch chỉ                                       06g

Ngưu tất                                       10g

Câu đằng                                     12g

Cúc hoa                                       10g

Gừng tươi                                    03 lát

Hành tăm                                     03 tép

Sắc uống ngày 1 thang. Trước khi uống, gia thêm 1 muỗng canh rượu trắng vào chén thuốc, khuấy đều.

Kinh nghiệm lâm sàng: Lê Đoàn, nam, 9 tuổi, học sinh. Hơn 10 ngày trước, gây gỗ bị bạn đánh rất mạnh vào gáy, ngã ngay xuống đất bất tỉnh, mấy phút sau hồi tỉnh kêu lên mấy tiếng rồi co giật tay chân như kinh phong, hai bàn tay nắm chặt, răng cắn vào nhau, gọi tên không hay biết gì nữa. Một lúc sau tỉnh lại và từ đó hay bị đau đầu, ngày nào cũng lên cơn co giật, mỗi cơn kéo dài mười phút. Đưa vào bệnh viện, chẩn đoán bị di chứng chấn động não, cho thuốc điều trị nhưng không kết quả.

Chúng tôi khám thấy mạch đi Trầm Huyền, chất lưỡi đỏ thẩm, rêu vàng. Tổng hợp giữa mạch và chứng, chẩn đoán do bế tắc lạc ở não, cần trị bằng pháp hoạt huyết hóa ứ, khai khiếu tỉnh não. Cho uống liền 3 thang bài trên có tên “Thông khiếu hoạt huyết thang gia giảm”, các triệu chứng giảm, thời gian lên cơn co giật giãn dài và nhẹ hơn, chỉ còn đau đầu. Vẫn dùng nguyên phương, gia thêm Thảo quyết minh 20g, cho uống tiếp 6 thang thấy giảm đau đầu, cơn co giật nhẹ thêm. Khử bỏ hành và gừng, cho uống tiếp 6 thang nữa, tất cả triệu chứng biến mất, bệnh khỏi. Theo dõi 1 năm không thấy tái phát, học hành tốt.

Bài 3: Do huyết ứ tắc, thanh dương không thăng

Đào nhân                                     10g

Hồng hoa                                     10g

Xuyên khung                               06g

Tô mộc                                                  12g

Thổ miết trùng                             10g

Toàn yết (tán nhỏ)                       1.5g (hòa thuốc uống)

Đương qui vĩ                               15g

Đảng sâm                                     15g

Hoàng kỳ                                     20g

Chế bán hạ                                   10g

Chích cam thảo                            10g

Sắc uống ngày 1 thang

Kinh nghiệm lâm sàng: Bài này có tên là “Thông ứ ích khí thang gia giảm”, đã trị hơn 20 trường hợp di chứng chấn động não đều thấy kết quả rất cao. Thử dùng bài này trị bệnh đau đầu kinh niên cũng thấy hiệu quả tương tự.

Bài 4: Do não lạc ứ tắc kiêm can phong hợp chứng

Đan sâm                                       30g

Đương qui                                   09g

Hồng hoa                                     06g

Xuyên điền thất phấn                   03g (hòa thuốc uống)

Phục thần                                     12g

Cốt toái bổ                                   12g

Xuyên tục đoạn                            12g

Can địa long                                09g

Câu đằng                                     18g

Camthảo                                     03g

Sắc uống ngày 1 thang

Gia giảm:

- Nếu đau đầu nặng, gia Huyết kiệt 03g, Diên hồ sách 06g.

- Chóng mặt nhiều, gia Thạch quyết minh 15g, Thích tật lê 09g.

- Mất ngủ, gia Trân châu mẫu 30g, Hắc táo nhân 15g.

- Sau khi bệnh trạng giảm, bỏ Điền tam thất, gia Hà thủ ô 12g, Nữ trinh tử 09g để trợ can huyết và tăng cường thận âm.

Kinh nghiệm lâm sàng: Đã trị 16 ca di chứng chấn động não gồm 10 nam, 06 nữ, tuổi nhỏ nhất 19 và cao nhất 63. Kết quả 11 ca khỏi hẳn 100%, 04 ca rất tốt, 01 ca không kết quả.

3. Chứng xuất huyết não (Brain Bleeding)

Bài 1: Chấn động não kèm xuất huyết dưới màng nhện

Sinh địa                                       15g

Bạch thược                                   12g

Xích thược                                   12g

Đào nhân                                     10g

Hồng hoa                                     10g

Câu đằng                                     15g

Thạch quyết minh                        15g

Ty qua lạc                                    12g

Cúc hoa                                       12g

Trúc như                                      12g

Camthảo                                     03g

Sắc uống ngày 1 thang

Kinh nghiệm lâm sàng: Hà nhân, nam, 41 tuổi. Bị xe tông té ngã ngửa xuống đường, bị chấn thương đầu, ngơ ngẩn thất thần, đau đầu dữ dội, kèm theo sốt, mất ngủ, nôn ói, bỏ ăn máy ngày không tỉnh. Sau khi vào bệnh viện cấp cứu, Bác sĩ khám và chẩn đoán “chấn động não kèm chảy máu dưới màng nhện”. Đề nghị khoa sọ. Người nhà sợ bệnh nhân chết, xin xuất viện chuyển sang Đông Y.

Khám thấy bệnh nhân trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, rêu lưỡi vàng dày, mạch đi Huyền. Chẩn đoán, chứng này thuộc ngoại thương làm hại não, gây ứ tắc khí huyết. Ứ tắc lâu sinh nhiệt làm hỗn loạn thanh không. Cho dùng bài thuốc trên có tên “Tháng não trục ứ thang”, sau 17 ngày bình phục như thường.

Bài 2: Xuất huyết não ở bao trong

Hy thiêm thảo                              50g (cửu chế)

Hoàng kỳ                                     15g

Thiên nam tinh                             10g

Bạch phụ tử                                 10g

Chế xuyên ô                                 15g

Xuyên khung                               05g

Hồng hoa                                     10g

Phòng phong                               10g

Ngưu tất                                       10g

Tô mộc                                                  10g

Bạch cương tằm                           05g

Tế tân                                           03g

Sắc uống ngày 1 thang

Kinh nghiệm lâm sàng: Nghiêm tư, nam 56 tuổi. Trước đó cảm thấy choáng váng rồi đột nhiên hôn mê, ngã vật xuống đất bất tỉnh. Vào bệnh viện cấp cứu, vẫn ở trong trạng thái hôn mê, chân tay lạnh, mắt miệng bị giật méo 1 bên, liệt nửa người bên trái. Chụp phim não thấy xuất huyết não ở bao trong.

Đông y khám thấy mạch đi Huyền Tế, lưỡi nhạt, rêu mỏng. Hợp mạch với chứng, chẩn đoán nguyên dương hư tổn, nhất là liệt nửa người bên trái là hệ quả của âm thịnh dương hư làm bế tắc thanh khiếu. Trước hết, dùng 05g Tế tân sắc lấy nước đặc hòa với 05g Tô hạp hương hoàn đổ vào miệng bệnh nhân, cách 1 giờ cho uống 1 lần. Sau vài giừo bệnh nhân tỉnh lại, cảm thấy đói. Sắc bài trên có tên “Hy thiêm chí dương thang”, cho uống liền 11 thang, bệnh nhân hồi phục, cử động tương đối bình thường.

Bài số 3: Xuất huyết dưới màng nhện

Chế bán hạ                                   06g

Trần bì                                         06g

Phục linh                                     06g

Camthảo                                     03g

Trúc nhự                                      09g

Chỉ xác                                         06g

Điền tam thất phấn                       06g (hòa thuốc uống)

Tân giao                                       12g

Đởm nam tinh                              09g

Sắc uống ngày 1 thang

Kinh nghiệm lâm sàng: Vương Thi, nam, 53 tuổi. Buổi chiều đi làm về nhà bỗng thấy đau đầu, nôn mửa rồi mê man bất tỉnh. Cấp cứu ở bệnh viện, đo huyết áp 160/80mmHg, hô hấp 21 lần/phút, mạch đập 60 lần/phút, nhiệt độ đo ở hậu môn 37 độ C. Cho thở oxy cấp cứu, 3 ngày sau tỉnh lại, tay chân cử động yếu ớt, xét nghiệm dịch não tủy thấy màu nâu, thử nghiệm Pandy ++, bạch cầu 40,000/mm3, hồng cầu 100.000/mm3, đường huyết 50mg%. Chẩn đoán xác định “xuất huyết não dưới màng nhện”. Khoảng 7 ngày sau bệnh nhân lại rơi vào hôn mê, nói sảng, trong họng có tiếng đàm rít, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch đi Huyền Hoạt. Gia đình xin chuyển qua Đông Y điều trị.

Đông Y chẩn đoán bệnh thuộc thể “phong đàm trúng tạng phủ, che lấp thanh khiếu”. Dùng bài thuốc trên có tên là “Ôn đởm thang gia giảm”, cho uống liền 10 thang, bệnh nhân tỉnh táo, nói năng lưu loát, trong họng hết đàm, chân tay cử động lên xuống tương đối dễ dàng. Tuy nhiên người còn mệt, ăn uống chưa ngon miệng. Liều dùng nguyên phương gia thêm Chích Hoàng kỳ 30g, Tây đảng sâm 15g, Can địa long 09g, Đương qui 09g để bổ khí sinh huyết, cho uống tiếp 10 thang nữa. Bệnh nhân khỏe thấy rõ, đi lại mạnh bước, tự chăm sóc được. Cho về nhà điều dưỡng kèm theo 15 thang thuốc toa sau cùng.  Hai tháng sau tới thăm, thấy bệnh nhân đi làm việc như thường.

Nhận xét:Bài này trị cho 20 trường hợp xuất huyết dưới màng nhện đều thu được kết quả tốt.

Bài số 4:“Xuất huyết dưới mạng nhện” do ứ huyết nội trở, uất lâu sinh nhiệt, nhiệt làm tổn thương kinh mạch, huyết không thuận chảy tràn ra khỏi lạc.

Đương qui                                   09g

Sinh địa                                       15g

Đào nhân                                     15g

Hồng hoa                                     09g

Xích thược                                   15g

Chỉ thực                                       09g

Sai hồ                                          06g

Camthảo                                     03g

Kiết cánh                                      05g

Xuyên khung                               05g

Hoài ngưu tất                               09g

Sắc uống ngày 1 tháng

Hiệu quả lâm sàng: Triệu Nữ, 11 tuổi. Trước đó bệnh nhân đang mạnh khỏe, định chậy ra sân chới thì đột nhiên bị hôn mê, ngã lăn ra đất, nôn ói, gia đình chở vào bệnh viện cấp cứu. Đo thân nhiệt 36.7 độ C, mạch đập 98 lần/phút, huyết áp 110/60 mmHg. Xét nghiệm, bạch cầu 32,400 mm3, vẫn còn hôn mê, sắc mặt trắng bệch, cổ cứng, chân tay lậnh, phản xạ với ánh sáng chậm, tim phổi gan lách bình thường. Sau 4 ngày nằm viện vẫn không tỉnh, chọc lấy tủy sống xét nghiệm thấy dịch não tủy có lẫn máu, đoạn trên trong suốt có màu vàng phớt. Chẩn đoán lâm sàng là xuất huyết dưới màng nhện.

Đông Y nhận định do ứ huyết nội trở tràn ra thành bệnh, phải dùng pháp “hành khí hoạt huyết, khử ứ sinh tân”. Liền cho dùng bài trên với tên “Huyết phủ trục ứ thang” uống 10 thang. Khám lại thấy các triệu chứng biến mất gần hết, dịch não tủy trở lại bình thường. Tiếp tục điều trị 1 tháng, sức khỏe phục hồi như cũ.

Nhận định: Bài này còn trị luôn cơ đau thắt ngực, đau sườn, đau đầu mất ngủ, tim đập hồi hộp, hay cáu giận, các di chứng sau chấn động sọ não đều có kết quả tốt.

Bài 5:“Xuất huyết dưới màng nhện” do ứ huyết nội trở, kinh lạc bế tắc.

Đương qui                                   10g

Xích thược                                   10g

Đào nhân                                     10g

Hồng hoa                                     10g

Đan sâm                                       10g

Xuyên khung                               06g

Xuyên điền thất phấn                   06g (hòa thuốc uống)

Sinh địa                                       12g

Sắc uống ngày 1 thang

 Gia giảm:

- Với người can hỏa thịnh, nhiệt nung nấu, gia Linh dương giác phấn 03 – 06g, Hoàng liên 03 – 06g, Long đởm thảo 03 – 06g.

- Với người can dương thượng xung, đau đầu, gia Câu đằng 16g, Bạch thược 12g, Sinh long cốt 16 – 30g, Sinh mẫu lệ 16 – 30g.

- Với người trường vị nhiệt, đại tiểu tiện không thông, gia Đại hoàng 10 – 16g.

Hiệu quả:Bài thuốc này có tên là “Hóa ứ chỉ thống thang gia giảm”, đã dùng điều trị cho 2 bệnh nhân bị chứng xuất huyết dưới màng nhện đều khỏi bênh trong thời gian ngắn.

Bài 6:“Xuất huyết dưới màng nhện” do can phong hiệp với đàm làm bế tắc thanh khiếu, bị hôn mê bất tỉnh.

Trân châu mẫu                             30g (sắc trước)

Thạch quyết minh                        30g (sắc trước)

Nộn câu đằng                              15g

Dã cúc hoa                                   15g

Bạch thược                                   09g

Thạch xương bồ                           09g

Thiên trúc hoàng                          09g

Uất kim                                        09g

Chỉ thực                                       06g

Đảm nam tinh                              03g

Linh dương giác phấn                  0.6g (hòa thuốc uống)

Sắc uống ngày 1 thang. Dùng khi bị hôn mê.

Hiệu quả lâm sàng: Trần Thị Thu, 75 tuổi. Bệnh nhân vốn có bệnh cao huyết áp, khổ người béo mập, sắc diện hồng nhuận. Bốn hôm trước, do tức giận, cảm thấy đau căng ngực, khó thở. Sau đó, bỗng cảm thấy đau đầu, nôn, dần dần hoảng loạn thần kinh và hôn mê bất tỉnh.

Khám thấy chất lưỡi đỏ bần, mạch đi huyền hoạt. Tổng hợp mạch và chứng bệnh này Đông Y xếp vào dạng can phong hiệp với đàm che mờ thanh khiếu, trong khi Y học hiện đại chuẩn đoán do xuất huyết dưới màng nhện. Liền cho uống 1 thang bài trên thì bệnh nhân tỉnh lại. Qua 2 ngày sau bệnh nhân lại hôn mê, cho uống tiếp 1 thang nữ bình phục như cũ.

4. Nghẽn mạch não (Cerebral Embolism)

Bài số 1: Do âm hư sinh nhiệt, nội phong nhiễu động, mạch bế huyết trệ.

Chế Hy thiêm thảo                         50g

Can sinh địa                                   15g

Tri mẫu                                          20g

Đương qui                                      10g

Câu kỷ tử                                       15g

Xích thược (sao)                            20g

Qui bản                                          10g

Ngưu tất                                         10g

Camcúc hoa                                  15g

Uất kim                                          15g

Đan sâm                                         15g

Liên kiều                                        15g

Sơn chi tử (giã dập)                        15g

Thiên hoa phấn                                        15g

Sắc uống ngày 1 thang.

Kinh nghiệm lâm sàng: Trần Minh, nam, 50 tuổi. Trước đây 20 ngày, khi ngủ dậy thấy cơ thể tự nhiên bị liệt nửa bên phải, rất khó trở mình hay cử động, mắt miệng cũng giật méo một bên. Nhập viện cấp cứu, được chẩn đoán là nghẽn mạch não. Cho dùng thuốc tây hơn nửa tháng, bệnh vẫn không thuyên giảm, đề nghị chuyển qua Đông Y.

Khám thấy tâm phiền, tức ngực, khô khát, nước tiểu vàng sậm, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng, ít tân dịch, mạch đi huyền tế mà sác. Chẩn đoán âm hư nội nhiệt, nội phong nhiễu động, kinh mạch huyết trệ. Cho dùng bài trên với tên “Hy thiêm chí âm thang gia giảm” uống liền 3 thang, nhiệt lui, nói năng rõ ràng, mắt miệng bớt béo. Nhận biết nội nhiệt ở tâm kinh hạ nhưng huyết nhiệt ứ trệ trong cân mạch vẫn còn, liền bỏ vị Liên kiều, Chi tử, gia thêm Quất lạc 10g, Can địa long 05g sắc uống tiếp 7 thang thì nửa người bên phải hết liệt, xoay trở dễ dàng. Tái khám thấy sức khỏe đã bình phục, chỉ còn lưỡi đỏ, mạch đi huyền tế, liền chuyển qua dùng “Lục vị địa hoàng hoàn” gồm Thục địa 30g, Hoài sơn 16g, Sơn thù nhục 12g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Mẫu đơn bì 12g, uống tiếp 10 thang, các chứng đều hết, khỏe mạnh như thường.

Bình luận:Phàm các chứng phong do âm hư đều thấy triệu chứng váng đầu, ù tai, hoa mắt, ít ngủ. Nặng hơn thì đột ngột cứng lưỡi khó nói, mồm mũi méo lệch, bán thân bất toại, hai tay năm chặt, mặt nóng bừng có khi co giật như động kinh… đều có thể dùng phương Hy thiêm thảo phối hợp với Đại bổ âm hoàn để bổ dưỡng âm tinh của thận thì sẽ thu được kết quả.

Bài số 2: Do lạc nghẽn huyết ứ

Hòe hoa                                         50g

Xích thược                                     15g

Đởm nam tinh                                10g

Thiêm ma                                       15g

Đan sâm                                         50g

Sinh hoàng kỳ                                50g

Hồng hoa                                       15g

Đào nhân                                       15g

Sinh bạch thược                             15g

Can địa long                                   30g

Thủy điệt (đỉa)                               10g

Ngư phiêu                                      15g

Sắc uống ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Hoàng Thị Huệ, 56 tuổi. Nửa năm nay luôn cảm thấy nhức đầu, choáng váng, tay chân tê dại. Một buổi sáng bỗng cảm thấy cứng lưỡi, nói ngọng, tiếp theo méo mồm, lác mắt, chân tay liệt. Khám thấy người béo bệu, tinh thần còn tỉnh táo, tê dại nửa phần mặt bên trái, rãnh giữa mũi miệng mờ đi, mồm chảy dãi liên tục, thân lưỡi cộm cứng khó chịu. Chân tay bên trái liệt, không cử động được. Thân nhiệt 36.8 độ C, nhịp thở 20 lần/phút, huyết áp 140/95 mmHg, mạch đập 95 lần/phút.

Xét nghiệm:Dịch não tủy áp lực bình thường, trong, không màu. Lipid huyết toàn phần 760 mg%, cholesterol huyết toàn phần 210 mg%, chiếu điện thấy tim dạng động mạch chủ, động mạch chủ hơi phình to. Soi đáy mắt thấy xơ cứng động mạch võng mạc cả 2 bên. Lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch đi huyền hoạt.

Cho dùng thang “Gia giảm thông lạc hoạt huyết thang” nêu trên được 04 thang thì bệnh nhân cảm thấy giảm nhức đầu, miệng nhai được, ngưng chảy dãi, chân tay bớt tê. Cho uống thêm 04 thang nữa, kết hợp với châm cứu, bệnh nhân nói khá rõ ràng, tự chống gậy đi được 30 bước, huyết áp hạ còn 135/95 mmHg. Lại cho uống tiếp 04 thang nữa với châm cứu, sau hơn 2 tuần lễ, bệnh nhân phục hồi cảm giác vùng mặt, nói năng rõ tiếng, chân trái vẫn còn tê, cử động yếu, tay cầm nắm đồ vật không có lực.

Lại dùng nguyên phương nhưng khử Đởm nam tinh, Ngư phiêu, Thủy điệt, gia thêm Đảng sâm 30g, Đương qui 30g, Ngũ gia bì 30g. Sau 10 ngày tái khám, bệnh nhân đi lại bình thường, mọi triệu chứng biến mất. Cho uống thêm 04 thang nữa, sức khỏe phục hồi như xưa. Theo dõi 06 tháng, tình trạng vẫn ổn định.

Bài số 3:Do Can dương tăng mạnh, phong dương nội động, bức bách huyết thượng  nghịch khiến cho lạc ở não bị thương tổn, nghẽn tắc thanh khiếu.

Đan sâm                               30-60g

Câu đằng                              15-30g

Hy thiêm thảo                       12-24g

Hạ khô thảo                         12-24g

Địa long                               10-12g

Hồng hoa                             06-09g

Tang chi                               12-15g

Quất chi                               12-15g

Tùng chi                               12-15g

Đào chi                                12-15g

Sam chi                                12-15g

Trúc chi                                12-15g

Camthảo                              03-05g

Sắc uống ngày 1 thang

- Với bệnh nhân có nhiều đờm rãi, gia Toàn qua lâu 15g, La bặc tử 20g.

- Với người hôn mê, gia Uất kim 09g, Thạch xương bồ 09g

- Nếu huyết áp không hạ, gia Đại giả thạch 20g, Ngưu tất 20g.

- Người bị bệnh đãlâu, huyết dịch bất túc, mạch đi tế huyền, gia Đương qui 15g, Hà thủ ô 15g.

- Nếu thận tinh kém, đau lưng mỏi gói, mạch đi trầm tế huyền, gia Câu kỷ tử 15g, Hoài sơn 15g.

Hiệu quả lâm sàng:Bài thuốc này có tên là “Đan câu lục chi ẩm gia giảm”, chữ “lục chi” tức là phương thang gồm có 06 phàn cành nhánh của 06 loại cây làm thuốc. Công dụng bài này là “Bình can tức phong, tiềm dương thông lạc. Trên lâm sàng, đã trị cho 16 bệnh nhân bị nghẽn mạch não. Kết quả: 10 ca khỏi, 04 ca chuyển biến tốt, 02 ca không kiến hiệu.

Bàn luận:Trong bài thuốc có Đan sâm, Hồng Hoa để hoạt huyết khử ứ, Câu đằng để bình can tức phong, Hy thiêm thảo để khử phong thông lach; Hạ khô thảo thanh tả Can hỏa, Địa long để khai thông kinh lạc, Lục chi đạt lạc mạch, Cam thảo thanh nhiệt dưỡng vị. các vị phối ngũ với nhau có tác dụng tốt để bình can tức phong, hoạt huyết thông lạc. Thực tế lâm sàng cho thấy bài thuốc nầy có hiệu nghiệm để điều trị chứng mất ý thức do hậu quả tai biến mạch máu não.

Bài 4: Do trúng phong nhập lạc, ứ trở huyết mạch

Sài hồ                                   09g

Chỉ xác                                 12g

Xích thược                           30g

Bạch thược                           30g

Đan sâm                               15g

Đương qui                            09g

Nhũ hương                           03g

Một dược                             03g

Thạch xương bồ                   09g

Hổ phách (tán bột)               09g (uống với thuốc săc)

Sinh địa                                18g

Xuyên khung                       09g

Camthảo                              03g

Sinh bồ hoàng                      09g.

Sắc uống ngày 1 thang, sau bữa ăn. Giai đoạn đầu có thể uống ngày 2 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Cụ bè họ Sử, tuổi cao, vì tổ chức lễ mừng thọ quá mệt mỏi, ngũ chí hỏa cực, khí huyết thượng xung làm nhiễu loạn thần minh, đột nhiên bất tỉnh, ngã vật xuống đất, miệng méo xệch, hai hàm răng nghiến chặt, chân tay co quắp, ỉa đái dầm dề. Một bệnh viện khám và chẩn đoán bị nghẽn mạch não nhưng điều trị không có kết quả, gia đình xin chuyển qua Đông Y.

Khám thấy rêu lưỡi bệnh nhân trắng bạc lẫn đen sẵm, mạch đi tế huyền sáp. Chẩn đoán theo Đông Y là do trúng phong nhập lạc, ứ trở huyết mạch. Phép trị phải hoạt huyết hóa ứ, thông khếu an thần.

Cho dùng bài thuốc trên có tên là “Hoạt lạc tiêu ứ thang”. Hai ngày đầu, mỗi ngày uống 2 thang, các ngày tiếp theo uống mỗi ngày 1 thang. Uống hết 5 thang, tinh thần bệnh nhân dần dà tỉnh táo, chân tay ấm lên và có thể co duỗi, thèm ăn, đại tiểu tiện tự chủ được. Liền cho ăn thêm cháo “Liên mễ dĩ nhân”, gồm hạt sen nấu chung với ý dĩ. Sau khi uống 15 thang thuốc, các chứng không còn, tay có thể vịn vách đi chậm rãi trong phòng. lại cho uống thêm thành phẩm “Nhân sâm dưỡng vinh hoàn” bệnh nhân có thể tự chống gậy đi phố.

5. Bệnh liệt run (Parkinson)

Bệnh liệt run, tiếng Anh gọi là Parkinson. từ “Parkinson” thường được giới y khoa sử dụng hơn từ “Liệt run” vì đã quen “mặt” từ khi còn là sinh viên, chẳng cần lý giải thêm.

Parkinson vốn là tên của một Bác sĩ người Anh, James Parkinson , sinh năm 1755, mất năm 1824. Vào năm 1817, Bác sĩ James Parkinson lần đầu tiên đề cập đến bệnh Parkinson (Parkinson’s disese), còn được biết dưới một tên khác là bệnh “liệt run” (shaking palsy), nhằm mô tả về tính đặc thù căn bệnh với những biểu thị lỳ lạ:

- Cơ bắp cứng đơ (muscle rigitidy)

- Liệt cơ từng chặp (akinesia)

- Run không kềm chế nỗi (involuntary tremor)

Dấu hiệu và triệu chứng:

1. Run:

- Đặc trưng của bệnh Parkinson là run (tremors)

- Run cả khi vận động lẫn khi nghỉ ngơi.

- Cơ cánh tay, chân, mặt, môi, lưỡi run từng chập.

- Không thể kềm chế, không tự kiểm soát nỗi.

- Thể chất, ngoại giới có ảnh hưởng đến cường độ run.

- Khi mệt, căng thẳng, chỗ đông người càng run nhiều.

2. Cứng cơ

- Cảm thấy cánh tay và chân cứng đơ hoặc nặng nề

- Khó nhai, nuốt, chớp mắt, phát âm hay nói.

- Khi hết run, việc cử động cũng rất khó khăn

- Đặc biệt, cơ bắp không hề bị tổn thương.

3. Hậu chứng:

- Cảm thấy đau nhức các bắp thịt

- Táo bón, tiêu tiểu khó, huyết áp giảm

- Da thường bị viêm, nhất là ở vùng mặt

- Mất thăng bằng, hay choáng, dễ té ngã

- Cảm giác lo sợ, buồn rầu, hay quên

- Tính tình thay đổi, tự cô lập mình

- Bệnh có khuynh hướng ngày càng nặng

- Bệnh nhân có ý nghĩ quyên sinh vì tuyệt vọng

Nguyên nhân:

Mặc dù chưa ai biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson nhưng nhờ sự công bố của Bác sĩ James Parkinson mà nhiều cuộc nghiên cứu khoa học đã được tiếp nối không gián đoạn. Gần 100 năm sau, các nhà khoa học đã bao công bố một số khám phá mới về bệnh liệt run như sau:

- Bệnh Parkinson do hệ thống ngoại tháp (extrapyramidal system), chủ yếu là vùng chất xám (substantia nigra), vùng thể vân (corpus striatum) hoặc vùng cầu nhạt (globus pallidus) thuộc trung tâm não bộ bị hư hỏng hoặc bị thoái hóa dần theo tuổi tác, thời gian.

- Do thiếu chất Dopamine. Dopamine là một nhóm các chất sinh lý học quan trọng, đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong não bộ, chủ yếu là chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) do não sản xuất. Dopamine đóng vai trò truyền tín hiệu điện năng từ các tế bào thần kinh đến các cơ quan để tạo hành động như đi, chạy, đứng lại, giơ tay lên, nói, suy nghĩ, nhớ…. Thiếu Dopamine, giống như chiếc xe thiếu bộ phận thắng hay nhiên liệu, các cơ bắp hoạt động hổn loạn hoặc bất động.

- Do tiếp xúc thuốc diệt cỏ (Herbicides), thuốc trừ sâu (Pesticdes), thuốc diệt côn trùng (Insecticides), kim loại nặng (Heavy metals), ngộ độc khí thải Carbon – monoxide.

- Tác dụng phụ do dùng thuốc trị bệnh tâm thần, bệnh viêm màng não, chứng thiểu năng tuần hoàn não, chấn thương, gốc tự do, suy dinh dưỡng, thực phẩm gây dị ứng, di truyền.

- Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi. Parkinson là một trong những bệnh què quặt, không có dấu vết chấn thương nhưng rất phổ biến. Theo thống kê của Hoa Kỳ, mỗi năm có thêm 60.000 ca mới do tuổi thọ người dân ngày càng tăng. Từ 55-60 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh Parkinson chiếm khoảng 1-1.3%. Đàn ông có khuynh hướng mắc bệnh cao hơn phụ nữ khoảng 30%.

Điều trị

1. Y học hiện đại:

a/ Dùng thuốc:

- Chưa có thuốc đặc hiệu.

- Một số dược phẩm có tính năng làm dịu bớt tình trạng run và cứng cơ nhưng gây nhiều tác dụng phụ ggòm: Ngây nhất như say rượu, ngủ thấy ác mộng, mê sảng, khô miệng, táo bón, mờ mắt, buồn nôn, đau bụng, hồi hộp, tụt huyết áp khi đứng lên nhanh, rối loạn vận động, khiếp sợ vô cớ…

b/ Phẫu thuật:

- Cắt bỏ mô não để ngăn chặn cử động hoặc tiết ra hóa chất bất lợi.

- Đốt mo bào cầu nhạt (globus pallidus) để ngăn chặn cử động bất thường.

- Kích thích não bằng một dòng điện cực nhỏ để giảm thiểu cơn run và cử động bất thường.

- Dùng gene lành mạnh thay thế những gene hư hỏng trong não nhằm phục hồi cử động có kiểm soát.

Tuy nhiên, căn bệnh Parkinson vẫn còn đó.

2. Đông Y Học:

Đông y xếp bệnh “liệt run” vào chứng “Chân tay múa vờn - Thủ võ túc thao”. Học thuyết Đông y lý giải:

- Chân tay múa vờn chỉ trạng thái chân tay co giật liên tục hay từng cơn không tự kiềm chế được. Hình thái run giật giống như độ run giật giống như độ run của cây roi bật mạnh. Lúc bệnh nặng, vùng mặt có khi nhăn nhúm, méo mó, nói ú ớ như ngọng.

- Nguyên nhân do “Thận tinh bất túc”. Bệnh này thường gặp ở những người cao tuổi. thời gian đầu có biểu hiện run giật nhẹ, phần lớn ở cánh tay ngoài khiến lay động cả bàn tay. Về sau bệnh có khunh hướng nặng thêm do sức khỏe suy yếu theo tuổi tác nên hiện tượng run giật thường xuyên hơn, mạnh và nhanh hơn.

- Lâu ngày, trí óc người bệnh trở nên trì độn như dại như ngây, trầm cảm ít nói.

- Khi Can dương thịnh thì đầu mắt mờ choáng, đầu nặng chân nhẹ, tai nghe tiếng ve kêu, chân tay tê dại, lưng đùi yếu mỏi, mạch đi Trầm Nhược.

- Khi Can phong nội động thì cân cơ (gân, thịt) máy động, da thịt tê dại hay co rút.

Chú ý: Nên phân biệt giữa bệnh múa vờn do “Thận tinh bất túc” (tức bệnh Parkinson) khác với các chứng múa vờn do “Ngoại cảm phong tà”, do “Can Thận âm hư”, do “Khí huyết hư suy” và chứng múa vờn do “Can uất huyết hư”.

- Nếu do “Ngoại cảm phong tà” thì cả thân người và tay chân múa giật đột ngột, sợ phong hàn, mạch đi Phù Sác hoặc Sác Thực, động tác uốn éo chốc lát rồi yên.

- Nếu do “Can Thận âm hư” thì gân mạch thường co cứng, mặt má đỏ bừng, lòng bàn tay bàn chân nóng, mạch đi Trầm Tế Sác hoặc Huyền Tế.

- Nếu do “Khí huyết hư suy” thì thần sắc xanh nhợt hoặc trắng nhợt, sợ gió, tự ra mồ hôi, gân mạch tê dại, mạch đi Hư hoặc Tế Nhược vô lực.

- Nếu do “Can uất huyết hư” thì ngực thường bứt bối khó chịu, dễ khóc ở phụ nữ, hay cười khóc không ngưng, mạch đi Huyền Tế.

a/ Thuốc điều trị:

Bài 1:“Khâu thị thư cân chỉ thống thang” của Khâu Hạnh Phàm, y sư Học viện Trung y tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Công thức:

Bạch thược                           30g

Mộc qua                               30g

Thân cân thảo                       30g

Kê huyết đằng                      30g

Hoài ngưu tất                       30g

Trích cam thảo                     10g

Đương qui                            10g

Ngô công                             02 con (bỏ đầu, chân)

Sắc uống ngày 1 thang

Bài 2:“từ thị bách kim sâm nghiệm phương” của danh y Từ Khải Cương, Giám đốc Y viện tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

Công thức:

Đương qui                            10g

Thục địa                               10g

Bạch thược                           06g

Tang thầm tử                        10g

Câu đằng                              12g

Dạ giao đằng                        12g

Trích Viễn chí                      10g

Uất kim                                10g

Phục thần                             10g

Trầm bì                                10g

Camcúc hoa                        06g

Phòng phong                       06g

Sắc uống ngày 1 thang. Cứ 10 thang là một đợt điều trị. Theo kinh nghiệm lâm sàng, bài thuốc nầy trị bệnh Parkinson có kết quả cao.

Bài 3:“Trương thị hoàng long định chiên thang” của Y sư Trương Bái Trát, Giám đốc Trung Y Viện thành phố Ninh Ba, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.

Công thức:

Hoàng kỳ                             15g

Can địa long                         15g

Trích Cương tằm                  15g

Đương qui                            10g

Thiên ma                              10g

Thục địa                               10g

Phòng phong                       10g

Uy linh tiên                          10g

Xuyên khung                       10g

Sinh địa                                10g

Tần giao                               10g

Toàn yết                               05g

Ngô công                             03g

Sắc uống ngày 1 thang

- Nếu có cao huyết áp, gia Câu đằng 15g, Tang ký sinh 15g

- Nếu mất ngủ, gia Hắc táo nhân 15g, Dạ giao đằng 30g.

- Nếu có hồi hộp, gia Trích Viễn chí 12g, Bá tử nhân 15g

- Nếu táo bón, gia Qua lâu nhân 12g, Hỏa ma nhân 5g.

- Nếu miệng khô, lưỡi nứt, gia Huyền sâm 15g, Thạc hộc 12g.

Dinh dưỡng:

- Nên ăn thực phẩm ở dạng nguyên thủy (rau tươi, quả chín, các loại mầm hạt) giàu chất sợi sẽ giúp cơ thể cân bằng. Nếu chọn chất đạm (protein), nên chọn các loại đậu, rau xanh, sản phẩm làm bằng đậu nành, cá ở nguồn nước sạch. Khoa học dẫn chứng ăn đậu giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

- Nên dùng thực phẩm giàu chất Manganese. Nên biết rằng cơ thể thiếu Manganese sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh “tâm thần phân liệt” (Schizophrenia) bệnh “Liệt run” (Parkinson), xương không phát triển và giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ. Thực phẩm giàu Manganese gồm có: Alfalfa, ngũ cốc, lúa mì, các loại đậu phơi khô, đậu Hà Lan và rau xanh.

- Nên dùng loại dầu ăn ép lạnh vì giàu vitamin E, cũng là chất chống oxy – hóa rất mạnh, quan trọng trong việc ngăn chặn và điều trị Parkinson.

- Nên uống thêm thuốc bỏ trợ Coenzyme Q10 (CoQ10), liều lượng 1,200mg/ngày. CoQ10 là một hợp chất oxy – hóa rất tốt. Theo nhiều tài liệu y khoa, CoQ10 ngoài công năng trị bệnh Parkinson, đại đa số thuộc thành phần thích ăn thịt hơn đậu và rau xanh. Khi ngưng ăn thịt, hiện tượng liệt run giảm ngay.

- Tranh uống rượu, café và đường tinh chế (đường cát trắng) vì chúng có thể ngăn cản chức năng thần kinh.

- Thực phẩm gây dị ứng là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra bệnh Parkinson. Do đó, trước khi mua thực phẩm, nhớ đọc kỹ bảng hướng dẫn để biết chắc rằng loại thực phẩm đó không gây dị ứng.

Bài đọc thêm

LUẬN VỀ CÁI CHẾT CỦA TÀO THÁO

Đọc “Tam Quốc Chí”, giới hâm mộ truyện Tàu đều biết nhân vật Tào tháo. Nhờ đa mưu túc trí, võ nghệ tuyệt luân, Tào Tháo được người đương thời ngưỡng mộ tặng cho mỹ danh “Tam tuyệt”, tức 3 nhân vật kiệt xuất thời Tam Quốc gồm có: Quan Công, Khổng Minh và Tào Tháo. Thế nhưng do tâm địa hiểm ác, hành động quỷ quyệt, Tào Tháo bị người đời oán ghét và gán cho hỗn nhanh “Đệ nhất kỳ nhân gian hùng”. Chưa hết, Tào Tháo bẩm sinh rất đa nghi nên về sau thiên hạ lấy đó đặt thành câu nói lề mang tính hài hước “Đa nghi như Tào Tháo” nhằm châm biếm những kẻ hay ngờ vực, không tin ai hết.

Câu chuyện về nhân vật Tào Tháo, tính đến nay có hơn 1.800 năm. Bao nhiêu cái hay cái dở của Tào Tháo đều đã được người đời luận bàn, mang ra cân, đo, đong, đếm thật chi ly. Tuy nhiên, còn một điều quan trọng vẫn chưa thấy các bậc cao minh truy cứu, mổ xe. Đó là cái chết của Tào Tháo, một cái chết tuy tầm thường hơn Trương Phi, Quan Vân Trường, Khổng Minh Gia Cát Lượng nhưng lại gây nhiều tranh cãi trong lãnh vực y khoa.

Truyện “Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa” chép rằng Tào Tháo chết vì chứng “Đau đầu”. Bỏ qua triết thuyết của Đạo học, hễ có sinh thì có diệt, tào Tháo già yếu bệnh tật rồi chết là chuyện bình thường. Nhưng với “Pháp Y Học”, ngành khoa học chuyên điều tra gião nghiệm nhầm xác định nguyên nhân đưa đến tử vong hoặc thương tích, đã bày tỏ sự hoài nghi về cái chết của Tào Tháo. Theo pháp y, đau đầu thường là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau gây ra như cao huyết áp, viêm họng, teo thận… Dù đúng, vẫn chưa thể kết luận chúng là chính phạm giết người. Vậy, Tào Tháo chết vì bệnh gì? Sau đây là cuộc điều tra của ngành Pháp y học, lý giải về cái chết sinh học của Tào Tháo dựa theo tài liệu thu thập được từ bộ truyện “Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa”.

I. Lý lịch:

- Tào tháo vốn người nước Bái, đầu tiên mang họ Hạ Hầu, may nhờ cha làm con nuôi vị quan tên Tào Đằng nên Tháo cũng được thơm lây đổi ra họ Tào, tự là Mạnh Đức, hỗn danh Tào A Man.

- Từ thuở nhỏ, Tào Tháo sống ngay trong trại lính, ăn cơm lính và lớn lên dưới sắc áo nhà binh. Tháo quyết lòng theo đuổi nghiệp kiếm cung, gầy dựng tương lai trên yên ngựa.

- Chẳng những võ nghệ tinh thông lại nhờ có mưu trí và tâm địa quỷ quyệt, chẳng bao lâu Tào Tháo vươn mình ra khỏi tầng cấp dân đen, ba bước nhảy lên hàng quý tộc và được vinh thăng đến chức Thừa Tướng nước Ngụy, một trong 3 siêu cường thời Tam Quốc.

- Uy quyền Tào Tháo, chỉ dưới một người (vua Hán Linh Đế nhà Đông Hán) mà trên vạn người.

II. Bệnh sử:

Dựa theo bộ truyện “Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa”, có 3 nhân tố chính coi như “tang chứng” dẫn tới bệnh lý của Tào Tháo:

1. Nhân tố bên ngoài:

- Hồi thứ 7, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa viết:

- “Khi sứ Ngô mang thủ cấp Quan Công vào yết kiến và dâng hòm gỗ lên. Tháo mở ra xem, thấy mặt mũi Quan Công vẫn tươi như còn sống, Tháo cười hỏi rằng: “Thế nào? Vân Trường lâu nay vẫn mạnh chứ?”. Chưa dứt lời, đã thấy đầu Quan Công mở mắt trợn trừng, râu tóc dựng cả lên. Miệng mấp máy như sắp quát mắng. Tháo rút lên một tiếng ngã lăn ra. Các quan xúm tới cấp cứu hồi lâu mới tỉnh. Tháo thở hổn hển bảo các quan: “Quan tướng quân quả là vị thiên thần”. Viên sứ Ngô lại đem chuyện Quan Công hiển thánh, quát mắng xô ngã Tôn Quyền và quật chết Lã Mông kể lại cho Tháo nghe. Tháo lại càng kinh hãi…”.

2. Nhân tố bên trong:

- Hồi thứ 78, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa viết…

- “Về phần Tào Tháo ở Lạc Dương, sau khi chôn cất Quan Công, đêm nào cũng vậy, cứ nằm chợp mắt lại thấy Quan Công hiện ra. Tháo kinh hãi bàng hoàng, đâm lo âu, mới hỏi các quan phải làm cách gì cho hết ác mộng. Các quan đề nghị xây dựng một cung điện mới thay thế Hành Cung Lạc Dương, vì cung điện cũ này có yêu ma ám ảnh. Tào Tháo y theo, nhưng không thể nào chặt ngã được cây cổ thụ tại đầm Giược Long để làm cây đòn nóc điện Kiến Thủy, dân làng lại can ngăn vì nói trên cây cỏ thụ có thần ngụ. Nghe xong, Tào Tháo nổi giận nói: “Đời ta đã ngang dọc khắp thiên hạ, trải 40 năm nay, trên từ Thiên Tử, dưới đến thứ dân, không ai là không nể sợ, nay giống yêu thần nào dám trái ý ta?”. Dứt lời, tuốt bảo kiếm chém vào gốc cây. Chỉ nghe tiếng kêu sang sảng, rồi thân cây chảy máu đỏ lòm. Tháo giật mình sợ hãi, ném gươm xuống đất, lên ngựa về ngay.

Đêm ấy Tháo ở trong cung, thức đến canh hai, trằn trọc mãi không chợp mắt, bèn ra ngồi giữa điện, rồi dần dần gục xuống ghế thiu thiu… Bỗng thấy một người mình mặt áo đen, xõa tóc cầm gươm sấn vào trỏ mặt Tháo mà mắng: “Ta là thần cây. Mày xây điện Kiến Thủy là chủ ý soán nghịch, lại dám đến đây chặt cây của ta. Biết số mày đã hết, nay ta đến giết mày”. Tháo kinh hãi vội hô lớn: “Võ sĩ đâu?”. Nhưng người áo đen đã giơ gươm chém bổ xuống đầu. Tháo kêu rống lên một tiếng, hốt nhiên tỉnh dạy, thì ra nằm mơ. Từ đấy, đầu óc đau như búa bổ không sao chịu nổi, vội truyền chỉ thị đi khắp nơi tìm thầy thuốc giỏi về chữa, nhưng chữa mãi vẫn không thuyên giảm chút nào. Tháo đau đớn dữ dội”.

3. Nhân tố bệnh biến (nhân quả)

- Cũng hồi thứ 78, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa viết…

- “Tào Tháo nghe lời mưu sĩ Hoa Hâm đi rước thần y Hoa Đà vào Lạc Dương. Sau khi bắt mạch chẩn bệnh, Hoa Đà nói rằng: “Đại vương đau đầu vì nhiễm phải gió độc, gốc bệnh ở trong màng óc nên rãi gió không thoát ra được, dùng thuốc cũng uổng mà thôi. Tôi có phép này chữa được. Trước hết Đại Vương uống thang “Ma phế” cho mê đi rồi tôi dùng búa sắt bổ tách xương sọ, rạch vào màng ốc, lấy cái rãi gió ra, thế mới trừ tuyệt nọc được”.

- Vốn là chúa đa nghi, Tào Tháo cho rằng có kẻ địch mua chuộc Hoa Đà bày ra phương pháp bổ sọ để hại mình nên nổi giận sai quân giam Hoa Đà vào ngục thất và sau đó giết chết thần y Hoa Đà.

- Tào Tháo sau khi giết Hoa Đà, bệnh thế càng nặng, lại thêm lo lắng về hai nước Ngô Thục chưa biết ra sao… Đêm ấy, Tháo nằm ngủ trong nội thất, đến canh ba, thấy đầu váng, mắt mờ, bèn ngồi dậy phục lên chiếc kỷ thiu thiu… bỗng thấy hơn 20 hồn ma hiện ra đòi mạng, mình đầy máu tanh… Tháo lấy làm kinh hãi, triệu các quan vào hỏi: “Cô sống trong chỗ quân mã gươm đao hơn 30 năm nay, chưa hề tin có chuỵên ma quái dị thường. Nay bỗng thấy thế này là tại làm sao?. Cô nay số trời đã hết, còn gỡ sao được”. Rồi không cho bày đàn cúng kiến chi cả. Hôm sau, Tháo cảm thấy xung khí bốc lên thượng tiêu, ù tai, mờ mắt, chẳng trông thấy gì…

- Tháo biết mình khó sống nên tức tốc cho triệu tập bá quan văn võ vào trối trăn, lập Tào Phi lên kế vị, rồi thở dài một tiếng rất não ruột, nước mắt tuôn như mưa, chốc lát khí tuyệt, lạnh ngắt tay chân rồi chết, thọ 66 tuổi...”

III. Tái lập cảnh trạng:

Đem các “tang chứng” ráp nối lại với nhau có thể soi sáng được toàn cảnh “vu án”. Bệnh sử tuy phức nhưng căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, giới y học, đặc biệt ngành Pháp Y học, chẩn đoán chứng nhức đầu dẫn tới cái chết của Tào Tháo diễn tiến như sau:

Theo y học hiện đại

1. Nguy cơ sâu xa:

a. Chứng cao huyết áp (hypertension)

Tào Tháo có tiền sử cao huyết áp nhưng không hề hay biết. Dưới đây là một số nhân tố điển hình:

- Ăn mặn:Nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh trong muối có Natri, mà Natri có tác dụng giữ nước, gây, tăng khối lượng tuần hoàn. Cho nên ăn mặn dễ bị tăng huyết áp hơn người ăn nhạt. Theo thống kê cho biết, các sắc dân Á Châu nói cung, người Trung Hoa và người Việt Nam nói riêng, có thói quen ăn mặn và khó tránh được chứng cao huyết áp thường trực.

- Thuốc lá:Trong thuốc lá có chất Nicotin, mà Nicotin có tác dụng gây co mạch, làm tăng huyết áp. Nicotin còn kích thích cả tuyến thượng thận tăng tiết chất Catecholamin cũng có tính năng làm co mạch, gây huyết áp. Nhiều báo cáo y khoa ghi nhận, cứ hút 1 điếu thuốc lá, huyết áp tâm thu có thể tăng lên 11 mmHg và huyết áp tâm trương tăng lên 9 mmHg.

Đa số đàn ông Trung Hoa rất thích hút thuốc lá và nghiện thuốc lá. Lịch sử cho biết Tào Tháo từ nhỏ đến lớn đã quen ăn cơm lính, chung đụng với lính. Điều này cho phép suy đoán Tào Tháo cũng hút thuốc và nghiện thuốc lá như mọi người.

- Uống rượu:Rượu, tức alcohol, làm tăng huyết áp và làm giảm hoặc làm mất tác dụng của các loại thuốc trị cao huyết áp. Quan niệm nào cho rằng rượu có tác dụng giãn mạch, làm hạ huyết áp là sai. Rượu gây tăng huyết áp không ổn định. Nghiện rượu lau ngày làm rối loạn hoạt động của vỏ não, làm suy yếu chức năng ức chế dưới vỏ não và gây rối loạn thần kinh chức năng. Bia, tuy có độ cồn thấp, nhưng uống nhiều cũng tác hại như rượu đế vì nồng độ tăng cao.

Tương tự như thuốc lá, đa số đàn ông Trung Hoa đều thích uống rượu và nghiện rượu. Rượu được coi là một thứ nhu yếu phẩm, không thể thiếu trong mọi gia đình, giàu cũng như nghèo. Ở Trung Hoa, vấn đề nấu rượu, ủ rượu, chế biến rượu là chuyện bình thường. Bởi vậy người Hoa mới có câu: “Nam vô tửu như kỳ vô phong”, ý nói đàn ông không biết uống rượu giống như lá cờ rủ.

Tào Tháo sống trong chốn ba quân hơn 60 năm, nếu cho rằng Tào Tháo không biết uống rượu, liệu có hữu lý không? Không! Tào Tháo phải là một tay lưu linh, nghiện rượu hạn nặng. Tào Tháo, rượu, thịt, thuốc lá, đàn bà, yến tiệc linh đình là một chuỗi mắc xích, không thể thiếu một khâu nào.

- Ngoại hình:Có mối tương quan giữa hình dáng và huyết áp. Đa số người béo phì có khuynh hướng bị cao huyết áp hơn người gầy. Theo phong tục tập quán nghìn đời của người Trung Hoa, cơ thể béo tốt luôn được quý trọng, được coi là điều may, giàu có, vượng phát hay “phát tướng”.

Trong bộ Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa tuy không có một dữ kiện nào mô tả về hình dáng của Tào Tháo, nhưng căn cứ vào hoàn cảnh và địa vị, Tào Tháo phải là một vị quan mập mạp, bụng phệ đầy mỡ. Bởi lẽ ngồi ở ghế Thừa Tướng lâu năm, ít hoạt động, bên mình luôn có cao lương mỹ vị, thịt béo, rượu ngon thì ắt phải nặng cân.

- Di truyền:Di truyền là một yếu tố đặc thù trong chứng tăng huyết áp. Nhiều thống kê khoa học ghi nhận, trong gia đình có người cao huyết áp thì những người cùng huyết thống khác cũng có khuynh hướng cao huyết áp. Một giả thiết cho rằng tập quán là một trong những nhân tố chính tạo tính di truyền, trong đó các thành viên sông chung đều bị ảnh hưởng, nhiều hay ít tuỳ thuộc phản ứng và hoạt động của hệ thần kinh cao cấp.

Tuy không rõ cha mẹ của Tào Tháo có cao huyết áp hay không nhưng nếu Tào Tháo bị chứng cao huyết áp thì cũng có thể suy luận ngược lại theo nguyên tắc, mẫu tử hoặc phụ tử tương sinh “mẹ sinh con” hoặc “con giống cha”.

- Căng thẳng thần kinh:Đây là những chấn động lực thuộc phạm vi tinh thần, tác động mạnh và liên tục vào tâm thần kinh. Chấn động lực bao gồm các mối cảm xúc, chấn thương tình cảm, sự lo lắng, bồn chồn, hồi hộp, bực bội, giận, khóc, sợ, mất ngủ... tác động lên vỏ thượng thận. Nếu kéo dài sẽ làm tăng huyết áp. Nhiều cuộc thí nghiệm với loài khỉ bằng cách gây hổn loạn liên tục không cho chúng ăn uống, nghỉ ngơi, giao hợp, tự vệ. Kết quả là hằng trăm con khỉ trở nên bực tức, điên loạn, huyết áp tăng cao liên tục nhiều năm liền. Các cuộc thí nghiệm khác với loài người cũng cho kết quả tương tự. Tại những vùng thường xảy ra động đất, khủng bố, chiến tranh, người ta thấy tỷ lệ dân chúng bị cao huyết áp tăng gấp 2 – 3 lần so với dân cư ở vùng an bình.

Vào thời Tam Quốc, đời sống tinh thần của người dân đồng nghĩa với khủng hoảng, sợ hãi vì tác động bởi cuộc chiến tranh đẫm máu triền miên giữa 3 siêu cường Ngô - Nguỵ - Thục. Tâm thần dân chúng đã vậy thì Tào Tháo an vui thế nào được. Bởi lẽ Tào Tháo là một tướng lãnh, coi việc đánh nhau, giết nhau là chuyện cơm bữa. Chết chóc luôn rình rập, lo sợ kẻ thù ám toán, Tào Tháo đã trải qua thời gian căng thẳng thần kinh suốt 40 năm nên chắc chắn có tiền sử bị cao huyết áp.

 

b. Chứng xơ vữa động mạch (atherosclerosis)

- Xơ vữa động mạch hình thành từ chất béo, chủ yếu mỡ bảo hoà (saturated fats), còn gọi là Cholesterol xấu (LDL). Khi chất LDL tích tụ và bám quanh thành mạch thì mạch máu sẽ hẹp, gây cản trở lưu thông của máu. Xơ vữa động mạch phần nhiều chỉ đóng khối ở các mạch máu lớn, các mạch máu não và động mạch vành nuôi tim.

- Cholesterol xấu (LDL) tìm thấy trong các thực phâm có nguồn gốc động vật như: bò, heo, gà, vịt, ngỗng, cừu, dê, tôm, cua, trứng gia cầm, đồ lòng. Ai thường xuyên ăn thịt và dùng mỡ heo, bò, cừu để chiên xào món ăn thì có nguy cơ bị chứng xơ vữa động mạch rất cao.

- Xơ vữa động mạch và cao huyết áp là hai bệnh khác nhau nhưng có tính cộng hưởng, thúc đẩy nhau phát triển và cùng làm cho cả hai bệnh nặng thêm. Xơ vữa động mạch gây ra 2 tổn thương chính: Một là các mô, cơ quan sẽ yếu dần hoặc chết do không cung cấp đủ lượng máu theo nhu cầu. Hai là làm cho mạch máu trở nên cứng, kém sức đàn hồi dễ vỡ.

-Tào Tháo đã quen sống trong moi trường ăn thịt, dùng mỡ động vật nấu ăn từ thưở nhỏ. Việc tiêu thụ chất béo bảo hoà kéo dài hơn 60 năm, tin chắc rằng Tào Tháo có tiền sử bị chứng xơ vữa động mạch mà không hề hay biết.

2. Nhân quả:

Với các nguy cơ vừa liệt kê, cho dù Tào Tháo bề ngoài có vẻ khoẻ mạnh, nhưng nội tạng khó tránh khỏi một số tổn thương sau đây:

a. Tổn thương động mạch:

-Do áp suất ngày càng tăng trong thành mạch hẹp vì cholesterol ngăn cản, mạch máu sẽ biến dạng, thay đổi cấu trúc, làm phì đại các tế bào nội mạc và tế bào cơ trơn, tăng trương lực cơ, tăng áp lực trong lòng mạch máu.

-Do tế bào cơ trơn bị bóp nghẹt có thể hoại tử, các tiểu động mạch trở nên xơ hoá làm cho lòng động mạch hẹp thêm, gây tăng huyết áp với các triệu chứng: mạch nhanh, mạch căng, xuất huyết võng mạc, phù gai thị…

b. Tổn thương cơ tim:

-Suy tim trái, do sức cản ngoại vi tăng buộc tim phải làm việc cật lực, lâu ngày cơ tim giãn ra và sức co bóp đàn hồi giảm.

-Động mạch vành, do tăng huyết áp thúc đẩy, lâu dần sẽ bị xơ vữa và gây thiếu máu cơ tim cục bộ dẫn tới những cơn đau thắt ngực. Nếu nặng có thể gây ra chứng nhồi máu cơ tim.

c. Tổn thương não:

-Tăng huyết áp lâu ngày khiến cho động mạch não mất tính đàn hồi, biến dạng, tạo thành những túi nhỏ phồng như bong bóng rất dễ vỡ khi gắp cơn tăng huyết áp kịch phát.

-Tăng huyết áp cúng thúc đẩy tiến trình xơ vữa động mạch não làm cho mạch máu não hẹp, lưu lượng máu cung cấp thiếu, gây tình trạng thiếu máu não. Nếu nặng hơn sẽ làm tắc mạch não và gây chứng nhũn não, còn gọi là nhồi máu não.

-Lâm sàng: bệnh não do tăng huyết áp (hypertensive encephalopathy) thường gây co thắt và phù não qua các triệu chứng sau đây:

Đau đầu: đau tập trung vùng trán, thái dương, chẩm, có khi đau nửa đầu, thường đau về đêm, sáng sớm cơn đau tăng khi có tiếng động ồn ào. Có những cơn đau dữ dội khiến bệnh nhân phải ôm chặt đầu, rên la, chảy nước mắt. Nhiều trường hợp đau đớn quá chịu không nổi, bệnh nhân đập đầu vào tường.

Chóng mặt, ù tai, hoa mắt, đi đứng ngã nghiêng không vững, mất tự chủ.

Giảm trí nhớ rất nhanh, khó tập trung tư tưởng, hay xúc động, dễ khóc.

Có những cơn bốc hoả thấy nóng phừng lên mặt hay toàn thân (đừng nhầm với chứng nóng mặt – hot flashes - ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh).

Rối loạn vận mạch ở các đầu chi, thấy tê hoặc mất cảm giác các đầu ngón tay ngón chân, run rẩy đầu chi.

Nếu đột biến huyết áp tăng quá cao, qua mạnh, người bệnh cảm thấy đau đầu khủng khiếp, nôn ói, co giật và hôn mê. Trường hợp nầy bệnh tình rất nặng.

Nếu xuất huyết não, vị trí chảy máu thường ở màng não, sau đó tràn vào các buồng não gây lụt não thất. Nhẹ thì gây hiện tượng liệt bán thân, liệt nửa mặt cùng bên; nặng thì gây hôn mê rất nhanh và sớm gây tử vong.

Nhiều cuộc nghiên cứu đưa đến kết luận: tăng huyết áp kịch phát, huyết áp tối đa, là nguy cơ chính gây tai biến mạch máu não, xuất huyết não và nhũn não. Tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não chiếm tỷ lệ khoảng 45%. Tuổi càng cao, tỷ lệ tử vong càng tăng bởi nguy cơ tăng huyết áp kịch phát, huyết áp tối đa.

d. Tổn thương thận:

-Tăng huyết áp lâu dài sẽ tác động lên thận, động mạch thận dần dần bị xơ hoá và cuối cùng hai thận sẽ teo xơ.

-Triệu chứng lâm sàng của thận do ảnh hưởng bởi tăng huyết áp và tình trạng xơ teo tuy khá kín đáo, ít biểu thị ra ngoài, nhưng cũng rất nguy hiểm. Khi các tiểu động mạch thận bị hoại tử sẽ gây tăng huyết áp cấp tính, số đo huyết áp rất cao kèm theo tăng urê-huyết, xuất huyết võng mạc, phù gai thị và cũng dẽ gây ra tử vong.

Tóm lại, những người chuộng ăn thịt, hay dùng mỡ động vật thì dễ bị bệnh xơ vữa động mạch, kèm thói quen uống rượu thay nước, nghiện thuốc lá, căng thẳng thần kinh thường trực thì rất dễ bị chứng cao huyết áp. Khi huyết áp gia tăng kịch phát sẽ dẫn tới việc rối loạn tuần hoàn não, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, nhũn não và có nguy cơ tử vong.

Theo Đông Y Học

Đông y học xét bệnh dựa vào chứng và mạch. Căn cứ những dữ kiện ghi chép trong bộ Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, Đông Y cho rằng Tào Tháo lâm bệnh và chết do 3 nhân tố chính: Mất quân bình Âm Dương, ngũ tạng suy yếu và thất tình gây rối.

-Mất quân bình Âm Dương, ngũ tạng suy yếu, Đông Y qui trách vào 3 tạng: Tâm, Can và Thận. Khi 3 tạng nầy có bệnh thì xảy ra hiện tượng thái quá hoặc bất cập. Nội kinh nói: “Dương khí giả đại nộ tắt huyết uyển ư thượng, nhi hình khí tuyệt, sử nhơn bạc khuyết” (tạm dịch: gặp giận dữ thì dương khí đẩy máu dồn lên đầu, khí tuyệt thì gây bất tỉnh nhân sự).

-Thất tình gây rối, Đông Y qui trách vào 7 thứ chứng hậu nội thương: Mừng, giận, ưu sầu, lo nghĩ, buồn, sợ, kinh hãi. Nội kinh nói: “Mừng quá thì thương tổn tâm thần, giận quá hại can, ưu sầu hại tỳ phế, lo nghĩ nhiều hại tâm tỳ, buồn quá tổn thương tâm phế, sợ quá hại thận, kinh hãi quá thì hỗn loạn thần minh”.

-Tào Tháo vốn người khoẻ mạnh, bệnh chỉ bắt đầu đợt khởi từ lúc thấy thủ cấp Quan Công giận dữ và quát mắng mình. Từ sợ hãi chuyển sang đau đầu và chẳng bao lâu chuyển sang hôn mê rồi chết. Bệnh sử có thể tóm tắt như sau:

1-Tâm căn suy nhược:

          Từ khi nhìn thấy thủ cấp của Quan Công quá hung tợn, Tào Tháo khiếp sợ đến nỗi ngã ra chết ngất. Nội kinh nói: “Tổn thương do khủng sợ thì khí đi xuống, thận bị bệnh, tâm bị loạn động, là chứng nguy”. Điều nầy Y Học hiện đại giải thích, chứng tâm căn suy nhược còn gọi suy nhược thần kinh (neurasthenia), là trạng thái tâm lý bị chấn thương do 4 nguyên nhân chính: Thiếu dưỡng khí, lo âu lâu ngày, căng thẳng trí óc lâu ngày và làm việc quá sức. Triệu chứng bệnh gồm các hiện tượng: Nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, đau nhức cơ bắp, run tay, run lưỡi, run mi mắt, đánh trống ngực, đau vùng tim, khó thở, chán ăn, dễ xúc động, bồn chồn, hồi hộp, giảm trí nhớ, bị ám ảnh làm sợ hãi mà không rõ nguyên nhân.

          Tào Tháo có đủ các triệu chứng của bệnh tâm căn suy nhược.

2-Can dương thịnh:

          Bệnh của Can thường là chứng phong hoả khí uất. “Can dương thịnh” bên Đông Y chính là chứng “cao huyết áp” (hypertension) bên Y học hiện đại. Biểu thị của chứng Can dương thịnh gồm các triệu chứng:

          -Hay giận dữ, mắt đỏ, miệng đắng, mất ngủ, tiểu vàng đỏ (can hoả thịnh).

          -Hông sườn đau, tai ù như ve kêu, đau một bên đầu (can dương thịnh).

          -Ngã lăn bất tỉnh, liệt bán thân, lưỡi nói ngọng (can phong nội động).

          -Đau đầu, mắt mờ, bực dọc, hay thở dài, ăn kém, mệt mỏi (can khí uất).

          Thường ngày Tào Tháo rất nóng tính, hay giận. Nghe dân làng can ngăn không nên chặt cây cổ thụ bèn nổi giận, nghe thần y Hoa Đà hiến kế mổ sọ để trị bệnh cũng giận. Nội kinh nói: “Giận thì hại Can, sợ thì hại Thận. Khi Tâm-Can-Thận suy thì hay nằm mơ thấy ma quỷ hiện ra đòi lấy mạng”. Lại nói: “Tâm chủ thần minh, Can chủ sơ tiết. Khi trạng thái tâm thần mất quân bình thì thần vô sở trụ, có xác mà không có hồn. Can Thận chủ việc cân bằng khí huyết, nếu huyết hư khí suy thì Tâm Thận bất giao, khiến người ta không thể chợp mắt, thân xác tiều tuỵ”. Phó Thanh Chủ, danh y Trung Quốc thời Mãn Thanh, cũng nói: “Tâm kinh huyết thiếu thì sinh ra mất ngủ, hồi hộp lo sợ không yên. Những người mỗi đêm nằm ngủ thường mơ thấy ma quỷ quấy phá là do Can kinh thụ tà khí mà Can huyết hư”.

          Như vậy, bảo rằng Tào Tháo bị chứng can dương thịnh hay bị cao huyết áp cũng là điều xác đáng, có chứng lý cụ thể.

          3. Đột quỵ:

          Chứng đột quỵ (stroke) do 2 trường hợp:

          -Máu lên não thình lình bị cắt đứt.

          -Não hư hỏng do mất nguồn dưỡng khí.

          Chứng đột quỵ do 2 nguyên nhân chính:

          -Xơ cứng động mạch, chất béo lấp kín mạch máu.

          -Do cao huyết áp, tim đập nhanh, hư van tim.

          Triệu chứng của đột quỵ gồm có:

          -Thình lình đau đầu dữ dội.

          -Mất cảm giác, hoa mắt, chóng mặt.

          -Liệt mặt, liệt tay chân, mờ hoặc mù mắt.

          -Nếu nặng, gây hôn mê sâu, chết rất nhanh.

          Trước khi chết, Tào Tháo thấy 2 hiện tượng:

          -Thứ nhất, mơ thấy người áo đen cầm gươm bổ xuống đầu gây cơn đau đầu dữ dội. Theo Đông Y, Tào Tháo bị chứng “hàn tà trực trúng âm kinh” vì gặp phải cơn gió độc thâm nhập thẳng vào phần vinh huyết làm cho máu ngưng tụ không thông. Cái “rãi gió” nằm trong óc Tào Tháo mà thần y Hoa Đà bắt mạch chẩn đoán chính là cục máu đông (blood clot) bên Y học hiện đại.

          -Thứ hai, Tào Tháo cảm thấy xung khí bốc lên thượng tiêu, ù tai, mờ mắt chẳng trông thấy gì, chốc lát khí tuyệt, chân tay lạnh ngắt rồi chết. Hiện tượng nầy là do cục máu đông gây nghẽn mạch khiến cho não chết dần vì thiếu dưỡng khí. Não chết thì mệnh tuyệt.

          Kết luận: “Đau đầu” không phải là hung thủ giết Tào Tháo. “Cục máu đông (blood clot)” mới là kẻ sát nhân!

                                                                     

                                                                      Đông Y Sĩ: CẢNH THIÊN

 

CHƯƠNG 6

HỆ THỐNG HÔ HẤP

(Respiratory system)

KHÁI NIỆM

Cơ thể con người được cấu tạo bằng vô số thành phần vật chất phức

 hợp và dễ vỡ nhưng là cổ máy tinh vi, hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, vì là giống sinh vật thở bằng phổi, cơ quan nào cũng cần tới dưỡng khí loại “thực phẩm” đặc biệt do nhà máy hô hấp sản xuất và cung cấp để đáp ứng nhu cầu “mưu

sinh”

          Mỗi ngày có hằng tỷ tế bào trong cơ thể đòi hỏi cung cấp dưỡng khí (oxygen) để vừa nuôi thân vừa làm tròn chức năng. Hơn nữa, tế bào tiếp nhận dưỡng khí đồng thời thải ra thán khí (carbon dioxide) như một thao tác vệ sinh nhầm chùi rửa cơ thể cho được thanh sạch.

Hệ thống tuần hoàn và hệ thống hô hấp là hai “ nhà máy liên hiệp” chia xẻ trách nhiệm cung ứng dưỡng khí cho cơ thể cũng như xử lý thán khí. Riêng hệ thống hô hấp con trông coi việc trao đổi khí (gas) qua lại giữa máu và môi trường bên ngoài. Vấn đề luân chuyển khí giữa phổi và tế bào được xem là hoàn tất nhờ hệ thóng tuần hoàn sử dụng máu để vận chuyển chất dinh dưỡng ở dạng hóa lỏng đến các cơ quan có nhu cầu. Nếu hệ thống này trục trặc, tế bào trong cơ thể sẽ chết vì “đói” oxygen và bị carbon dioxide tràn ngập.

CHỨC NĂNG

hệ thống hô hấp có nhiều cơ quan:

- Mũi (nose)

- Yết hầu hay cổ họng (pharynx)

- Thanh quản (larynx)

- Khí quản (Trachea)

- Phế quản hay cuống phổi (bronchi) các chi nhánh nhỏ hơn

- Phổi (lungs) bao gồm các phế nang (alveoli)

Khi không khí trao đổi với máu diến ra bên trong phế nang, các cấu trúc khác của hệ thống hô hấp đồng loạt mở ra nhiều hành lang hướng dẫn khí đi qua để vào phổi. Tuy nhiên, các hành lang này có 1 trách vụ khác rất quan trọng là lọc sạch, làm ẩm lượng khí vào. Vì thế, khí nào trong phổi nếu có lẫn bụi bặm hay vi khuẩn (bacteria) sẽ gây ra sự kích thích và phản ứng tại chổ nhiều hơn là lúc vào trong hệ thống.

1. MŨI (the nose)

- Mũi là phần duy nhất của hệ thống hô hấp lộ diện ra bên ngoài (nostrils, external nares) rồi tới lỗ mũi trong. Lỗ mũi trong gồm có ổ mũi (nasal cavity) được ngăn dôi bằng một vách ngăn ở giưã gọi là vách mũi (nasal septum). Ổ mũi được bao bọc bằng một cái tên là xoanh cạnh mũi (paranasal sinuses) nằm phía trước xương bướm (sphenoid bone), xương gốc mũi ethmoid bone) và đuơng hàm trên (maxillary bone).

Phần trên cao của ổ mũi có một cơ quan cảm ứng phân tách mùi nhờ lớp niêm mạc chứa đầy dây thần kinh gọi là khứu giác (olfaction). Đây chính là (xưởng) sản xuất chất nhầy hay nước mũi, còn là nơi tạo âm vang khi phát ra lời nói.

-Không khí vào mũi sẽ được niêm mạc mũi sưởi ấm trước khi cho đi qua. Hơn nữa, niêm mạc mũi còn làm cho không khí ẩm ướt và giăng bắt lấy tất cả vi khuẩn hoặc vật lạ muốn xâm nhập vào bên trong . Những tế bào có  của niêm mạc mũi tiết ra một thứ dịch lỏng đẩy hết chất nhờn dơ bẩn về phía cổ họng. Tại đây, chất bẩn được tống ra ngoài bằng cách khạc đàm hoặc nuốt vào bụng và dịch vị ở dạ dày sẽ tiêu hủy chúng. Gặp không khí bên ngoài lạnh, những sợi lông hoạt động trở nên chậm chạp khiến cho chất nhầy tích lũy ở ổ mũi chảy xuống lỗ mũi mà ta thường gọi “Chảy mũi nước” hay chứng “sổ mũi”.

- Phần cuối của ổ mũi gọi là xoang mũi (conchae). Khu vực này mở rộng để tiếp nhận không khí và điều chỉnh dung lượng cho phù hợp trước khi đưa vào khổi. Xoang mũi được chia làm 3 phần: Xoang trên, xoang giữa và xoang dưới. Khi hỉ mũ, áp suất không khí từ trong tuôn ra khá mạnh giúp rút cạn chất nhầy trong xoang mũi.

- Vi trùng tạo nên bệnh cảm và các thực phẩm, môi trường ô nhiễm, là những nguyên nhân gây ra dịch bệnh dị ứng (allergy). Lâu dần bệnh có khuynh hương trầm trọng thêm, khởi đầu là bị chứng viêm mũi (rhinitis), nặng hơn nữa là viêm xoang mũi (sinusitis). Đây là một bệnh rất khó điều trị, còn làm cho giọng nói bị thay đổi hết sức rõ rệt.

- Một khi mũi bị tắc nghẽn do ngạt mũi, viêm sưng niêm mạc, nước mũi đóng khối trong ổ mũi hoặc bị viêm xoang đều có khả năng gây ra chứng nhức đầu (sinus headache)

2. CỔ HỌNG (pharynx)

- Cổ họng hay họng (Pharynx, throat) là một ống tròn dài chừng 13 cm (khoảng 5 inches), được cấu tạo bằng loại trơn (smooth muscle), là đường đi của thực phẩm, nước uống và không khí từ miệng dẫn vào bên trong.

Ngõ vào của không khí, trước hết theo phần mũi hầu (nasoparrynx) nằm phía trên ổ mũi, đi thấp dần xuống theo khẩu hầu hay hầu họng (oropharynx),  tới hạ hầu (laryngopharynx) rồi thanh quản (larynx) ở phía dưới.

- Riêng ngõ vào của  thực phẩm và nước, từ họng đi qua khẩu hầu và hạ hầu, lẽ ra vào thanh quản như không khí, nó lại trực tiếp dẫn vàothực quản (esophagus) nằm ở phía sau.

- Tại khu vực hầu có một ống thông lên tai giữa gọi là ống thính giác (auditory tubes); vì vậy, khi tai bị viêm như trường hợp viêm tai giữa (otitis media), chất mủ có thể theo ống thính giác chảy xuống cổ họng gây ra chứng viêm họng (sore thrroat)

- Ngoài ra, ở khu vực cổ họng cũng còn một số bệnh chứng khác thường gặp gồm: Viên hạnh nhân (tonsils) hay viêm amiđan, nổi lên hai bên cổ do những mô bạch huyết sưng phồng từng cụm màu đỏ đôi khi cỏ mủ, bệnh sưng vòm họng (adenids) mọc trên phần mũi hầu và bệnh hạnh nhần lưỡi (lingual tonsils) mọc trên lưỡi.

- Do viêm sưng làm đường dẫn không khí bị hẹp hoặc bị lấp kín, người bệnh buộc phải há họng ra thở bằng miệng. Điều này khiến cho không khí không được làm ướt một cách thích đáng, không được sưởi ấm đúng độ, không được lọc sạch trước khi vào phổi. Hệ quả là vi khuẩn và vi trùng từ ngoài thừa cơ xâm nhập gây nên thêm một số chứng bệnh viêm hạnh nhân phải thở bằng miệng hoặc quen thở bằng miệng nên phát sinh bệnh viêm hạnh nhân kinh niên.

3. THANH QUẢN (Larynx)

- Thanh quản, còn gọi là hộp phát âm (voice box), là con đường dẫn không khí và thực phẩm vào bên trong một cách chính xác; đồng thời đóng vai trò phát ra âm thanh.

- Thanh quản nằm phía dưới cổ họng, được thành lập bởi 8 miếng sụn cứng và trong suốt như thủy tunh cọng thêm một cái nắp thanh quản (epiglottis) cũng bằng chất sụn nỏi gồ lên như hình chiếc mũi lật ngược. Phần rộng nhất của lớp sụn trong suốt gọi là sụn giáp (thyroid cartilage) còn gọi là “trái cấm (Adamsapple)

- Nắp thanh quản có nhiệm vụ bảo vệ khu vực phía trên thanh quản. Khi chúng ta không nuốt, nắp thanh quan không co hẹp lại, giúp cho việc hô hấp tức là khí đi xuống phía dưới dễ dàng. Nhưng khi chúng ra nuốt đồ ăn hay uống nước, nắp thanh quản bị kéo ngược lên trên đậy kín thanh quản lại. Thế là thực phẩm hay nước chỉ có 1 con đường duy nhất (không phải là không khí) lọt vào thanh quản, nó sẽ bị trục xuất tức khắc bằng cách ho. Ho là một phản ứng phản xạ nhằm ngăn chặn vật lạ xâm nhập vào phổi.

4. KHÍ QUẢN (Trachea)

- Khí quản là một đoạn ống dàu khoản 10-20cm (4 inches), bắt đầu từ thanh quản xuóng tới đốt sống ngực.

- Mặt trong khí quản, tức vách khí quản, gồm vô số lông mao, và dịch nhầy nằm dày đặc. Đám lông mao này đập liên tục theo chiều ngược tới không khí hút vào. Nó bắt giữ tất cả bụi bặm bọ cuốn vào màng nhầy và tống lên cổ họng để khạc ra hay nuốt vào dạ dày nhờ dịch tiêu hóa hủy đi.

- Khí quản của những người nghiện thuốc lá thật là tệ hại. Thuốc lá ngăn chặn sự hoạt động của đám lông mao, cuối cùng hủy diệt chúng luôn. Một khi đám lông mao mất, đàm và chất dơ bẩn sẽ xâm nhập vào phổi gây chứng suy hô hấp (respiratory congestion) nghiên trọng.

5. PHẾ QUẢN (Bronchi)

- Phế quản gồm 2 nhánh: Nhánh bên trái và nhánh bên phải, được chia thành lập do sự phân chia của khí quản. Mỗi nhánh phế quản chạy xiên xuống dưới trước khi thọc sâu vào tới rốn phổi (hilus)

- Nhánh phế quản bên phải có đặc điểm ngắn hơn, to bề ngang hơn và thẳng hơn nhánh bên trái. Bởi thế, nhánh phế quản bên phải thường gặp nhiều phiền não do hút lấy nhiều vật lạ không mấy tinh khiết và tất nhiên chịu nhiều tai ương hơn.

          Trong lúc chu lưu ở phế quản, không khí luon được đun ấm và làm ẩm  ướt để sàng cung ứng cho phổi sử dụng. Nhưng, bụi bặm, chất dơ bẩn từ ngoài vào đây cũng đều được lọc sạch cả rồi.

- Phế quản còn phân chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn khi vào trong rốn phổi và tạo ra những túi chứa không khí hình cầu để vận hành chức năng hô hấp.

6. PHỔI (Lungs)

CẤU TRÚC (structure)

- Phổi luôn đi đôi, là cơ quan khá lớn trong cơ thể, chiếm lĩnh hầu hết khu vực trung thất (madiastinum). Phổi làm mái nhà che cho tim, nơi có các mạch máu lớn, phế quản, thực quản và những cơ quan khác. Mỗi lá phổi được chia thành nhiều thùy (lobes: Phổi trái có 2 thùy, trong khi phổi 358 phải có tới 3 thùy.

- Trên bề mặt của mỗi lá phổi được che phủ bởi thanh mạc nội tạng gọi là màng phổi (pulmonary pleura) hay màng phổi tạng (visceral pleura). Cũng nhờ màng phổi tạng mà thành ngực mới được che chắn bởi một lớp bảo vệ gọi là màng phổi thành (parietal Pleura). Điều khá đặc biệt là màng phổi tự sản xuất ra một dung dịch lỏng có tên là dịch màngphổi (pleural fluid), giúp phổi chuyển động dễ dàng trong thành ngực trong lúc hô hấp, hít thở.

- Nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng phổi (pleurisy), nhiều nhà y học cho rằng có thể do giảm mức tiết  xuất dịch màng phổi. Bởi vì khi bề mặt của lá phổi trở nên khô và nhám lại phản  ma sát va chạm sau mỗi nhịp thở, người có bệnh có cảm giác như bị gai đâm từng chặp. Một vài trường hợp ngược lại, màng phổi sản xuất chất dịch màng phổi quá mức nhu cầu, gây hiện tượng thặng dư, khiến cho phổi bị ép chặt và người bệnh cảm thấy rất khó thở, tuy không đau đớn bằng kiểu ma sát do thiếu hoạt dịch, nhưng sự hô hấp cũng không đều, chậm và mệt. Trường hợp này gọi là bệnh viêm màng phổi tràn dịch (exudative pleurisy).

- Trong buồng phổi có nhiều thành phần liên kết nhau hoạt động về hô hấp gồm; Tiểu phế quản (respiratory bronchioles), ống phế mang (alveolar ducts),túi phế nang (alveolar) và phế nang (elveoli). Có hàng triệu đám phế nang ken sát nhau giống như chùm nho và chúng giúp cho phổi tăng thêm khối lượng không khí tiếp nhận vào. Cho nên, nói phổi là kho chứa không khí cũng đúng thôi.

SINH LÝ HỌC VỀ HÔ HẤP (Respiratory Physiology)

- Chức năng quan trọng của hệ thống hô hấp là cung cấp dưỡng khí (oxygen) cho cơ thể đồng thời thải bỏ thán khí (carbon dioxide) \. Muốn hoàn thành công tác ấy, hơi thở trải qua tiến trình gồm 4 biến động riêng biệt xảy ra cùng một lúc.

1. Thông phổi (pulmonary ventilation):không khí phải vào tới hai buồng phổi và ra khỏi buồng phổi theo một nhịp độ đều đặn. Nhờ đó, hơi trong các phế nang tiếp tục được thay đổi từ cũ sang mới, từ dơ bẩn sang thanh sạch. Tiến trình này gọi là thở.

2. Hô hấp ngoài (external respiration):Không khí chuyển đổi liên tục qua hình thái dung nạp oxygen và thải bỏ carbon dioxide giữa máu trong phổi và phế nang phải được thay chổ cho nhau không ngừng.

3. Chuyển tải khí hô hấp (respiratory gas transport):Oxygen và carbon dioxide phải được chuyển vận tới phổi và các mô tế bào của cơ thể hoặc từ phổi ra đều diễn tiến bên trong dòng máu, tuy âm thầm nhưng không bao giờ chểnh mảng.

4. Hô hấp trong (internal respiration):Là hình thái hấp thu qua mao mạch (capillary). Khí trao  đổi phải được thực hiện giữa máu và tế bào.

Về lý thuyết, chỉ cần 2 tiến trình đầu tiên (1) và (2) là hệ thống hô hấp cũng mang lại những kết quả tốt đẹp. Về thực tế, phải gồm cả 4 giai đoạn mớihoj đủ cho một quy trình thay đổi khí.

- Cần biết rằng hơi thở chia làm 2 chu kỳ: Hít vào (inspiration) là giai đoạn khí tuồn vào phổi và thở ra (expiration) là giai đoạn khí rời khỏi phổi. Áp suất hơi thở được coi là bình thường khi nào thời lượng giữa hít vào và thở ra đều nhịp, khoan hòa, không gấp hoặc dồn dập. Nếu vì một lý do nào đó tác động làm cho phổi bị  sốc, sẽ xảy ra hiện tượng xẹp phổi (lung collapse) hoặc chứng giảm oxy không khí hít vào (hypoxia). Đây là hiện tượng do phân phối oxy đến phỏi và cơ thể không được cân bằng. Hypoxia có khả năng dẫn tới bệnh thiếu máu (anemia), bệnh đau phổi. Ngoài ra, chứng thở sâu nhanh (hyperventilation) cũng là một hệ quả khác đo lượng oxy trong máu không đầy đủ,dung tích carbon dioxide nhiều hơn oxygen.

- Điểu cần quan tâm là bộ phận hô hấp rất dễ bị tổn thương, bởi vì hằng ngày nó tiếp nhận vô số vi sinh vật, vi khuẩn hay vi trùng từ ngoài xâm nhập vào. Riêng viêm ũi, viêm hạnh nhân, tắc nghẽn phổi kinh niên và ung thư phổi là những chứng bệnh tàn phá phổi nhiều nhất, nặng nhất, để lại nhiều di chứng không thể lường được. Trước đây, ngườiư ta cho rằng thuốc lá chỉ gây tai ương cho tim mạch, nhưng ngày này các nhà nghiên cứu lên tiếng báo động thuốc lá triệt phá buồng phổi khủng khiếp hơn bất kỳ chất độc hại nào.

BỆNH THUỘC ĐƯỜNG HÔ HẤP - ĐIỀU TRỊ

(Respiratory Diseases & Treatments)

1. VIÊM MŨI DỊ ỨNG (allergic Rhinitis)

Theo y học hiên đại, viêm mũi dị ứng phát xuất từ rối loạn miễn dịch (immune disorder), là phản ứng tự nhiên của hệ thống hô hấp khi hút hoặc

 nuốt phải một chất hay vật thể không thích nghi gây ra dị ứng. Tùy thuộc

vào tác nhân gây dị ứng dẫn tới hậu quả viêm mũi (rhinitis) và viêm kết mạc (conjunctivitis) theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm.

Hiện nay ước tính có trên 20 triệu người Mỹ đang bị bệnh viêm mũi dị ứng, trong đó phần lơn là giới thiếu niên và thanh niên. Mỗi năm Hoa Kỳ tiêu tốn hằng trăm triệu Mỹ kim tiền thuốc, chích ngừa, chăm sóc y tế, nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu lạc quan nào.

Nguyên nhân

- Y học hiện đại coi hắt hơi hay viêm mũi dị ứng là phản ảnh chứng nhạy cảm chống lại tác nhân gây bệnh và thường mang tính di truyền. Hầu hết tác nhân gây dị ứng gồm có:

Vào mùa xuân, xuất hiện loạt phấn hoa từ những câu oak, elm, maple, alder, dirch theo gió bay đi khắp nơi.

Sang mùa hè thì có phấn hoa  từ các loại cỏ crabgrass, bluegrass, fescue.

Qua mùa thu lại có bông cỏ dại, mùi ẩm mốc từ cỏ khô hay mục nát.

Đến mùa đông, thời tiết giá lạnh, ẩm ướt, thân nhiệt luôn xáo trộn do đi lại ngoài trời gây cảm ứng đột ngột.

Mặt khác còn nhiều tác nhân gây dị ứng, kích thích thường trực quanh năm gồm có: bụi bặm, lông thú vật nuôi, mốc meo, khói thuốc lá, thảm sàn nhà, màn cửa, hóa chất…

- Đông y học gọi chứng hắt hơi hay viêm mũi dị ứng “phún đế” (đế, có nghĩa trong mũi ngứa làm khí bật ra thành tiếng), do phế khí và vệ khí suy yếu không khắc  chế được phong hàn hay tác nhân lạ nên gây phản ứng: đồng thời thể hiện dương khí bên trong cơ thể gia tăng sự đối kháng chống lại tà khí. Nguyên nhân gây hắt hơi hay viêm mũi dị ứng thường gặp.

Do ngoài tà phạm Phế: Biểu hiện lâm sàng là hắt hơi, có thể kèm theo chảy nước mũi hoặc tắc mũi, ho, suyễn, phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, tay chân mỏi mê, mạch di Phù.

Do phế khí suy: Biểu hiện lâm sàng gồm hơi, ngứa mũi, mệt mỏi, đoản hơi yếu sức, tự ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch đi Hư Nhược

Tóm lại, theo Đông y, phế chủ khí coi việc hô hấp mà mũi là cửa ngõ của sự hô hấp, do đó phế có quan hệ chặt chẽ với mũi. Sách Linh Khu nói: “Mũi là giác quan của phế”. Khi phế khí quy thì tà khí xâm nhập quấy nhiễu. Nếu không cấp sơ tán phong hàn, tuyên Phế giải biểu hoặc ích khí cố biểu, lâu ngày chứng biến thành bệnh viêm mũi mãn tính hay viêm xoang, khó trị.

Điều trị:

Đông y ứng dụng nhiều phương pháp điều trị phối hợp bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Sau đây là một số phương trị tiêu biểu:

Phương pháp đơn giản:

a. Trợ sức

- Nên ăn uống thanh đạm, ăn ít, chia nhiều bữa cho dễ tiêu hóa.

- Tránh ăn thực phẩm tanh lạnh như: cua, sò, ốc, mực, dưa hấu, dưa leo, dưa chuột.

-Tránh uống nước lạnh, kem lạnh

- Tránh hút thuốc lá, khôn dùng các loại ma túy như, cần sa, heroin

- Luôn giữ ấm cho cơ thể, hạn chế tối đa việc thay đỏi đột ngột và môi trường.

- Gừng, hành. tỏi vừa chứa nhiều vatamin vừa có tác dụng kháng khuẩn, giải độc, chống phong hàn. Nên ăn thường xuyên rất tốt.

- Nên tạm thời tránh sinh hoạt vợ chồng để bảo dưỡng sức khỏe.

- Mỗi ngày chà xát hai bàn tay cho nóng rồi áp lên má, các ngón tay khép sát vào nhau. Bắt đầu bằng cách áp 2 ngón tay giữa đặt cặp theo hai bên cánh mũi đẩy hai bàn tay ngược lên hướng trán.

Bài 1: Hệ thống miễn dịch suy yếu

- Biện chứng Đông y: Do phế khí bất túc, vệ khí ở biểu yếu kém

- Pháp trị: ôn thận bổ phế, ích khí cố biểu

- Bài thuốc: “Ngọc bình phong tán gia giảm”

- Công thức: Bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn

- Công thức:

Chích Hoàng kỳ               30g

Hoàng tinh                       30g

Dâm dương hoắc             15g

Bạch truật (sao)               15g

Ngũ vị tử                         06g

Phòng phong                   06g

sắc uống 1 ngày 1 thang

- Hiệu quả lâm sàng: Hồ Tuấn, 36 tuổi. Nhiều năm thường hay cảm mao, 4 mùa nặng nhẹ khác nhau. Nhẹ thì hắt hơi nhày mủi liên miên, mũi nghẹt tắc không thông, chảy nước mũi, đau đầu khó chịu. Nặng thì sốt, sợ rết, ho, nhiều đờm. Đã chích calcium, uống đủ loại thuốc tây thuốc tàu nhưng bệnh vẫn không dứt, ăn uống kém, người gầy yếu, vận động dễ ra mồ hôi.

Khám tổng quát thấy sắc diện mệt mỏi, lưỡi nhạt ít rêu, mạch đi huyền hư mà hoãn. chuẩn đoán do phế khí suy yếu, vệ khí ở biểu không đầy đủ. Sau khi cho uống 10 thang bài “Ngọc bình phong tán gia giảm”, Bệnh nhân cho biết sứt triệu chứng cảm mao hắt hơi. Liền cho uống tiếp 6 thang nữa để củng cố, bệnh khỏi hoàng toàn.

- Bàn luận: bài này dùng Hoàng kỳ để ích khí, Bạch tuật kiện tỳ, thêm phòng phong dẫn thuốc có công dụng nâng cao lượng globulin mi miễn dịch trong máu và tác dụng thực bào của tế bào đơn nhân (đại thực bào), thúc đẩy cơ thể tự sản xuất interferon tăng cường chắc năng miễn dịch nội môi Gia thêm Dâm dương hoắc, Hoàng tinh, Ngũ vị tử là để ôn thận ích âm, liễm phế. So với bài “Ngọc Bình phong tán” cổ phương thì tác dụng mạnh hơn rõ rệt hơn. Với các bệnh mãn tính khác gồm hen suyên, dị ứng, nổi mề đay cũng có kết quả tốt.

Bài 2: Bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn

- Công thức:

Hoài sơn                                    16g

Thương nhi tử                           16g

Sinh Hoàng kỳ                           16g

Bạch truật                                  12g

Bạch chỉ                                     12g

Bạch thựơc                                12g

Quế chi                                      10g

Phòng phong                             08g

Tế tân                                        06g

Khương hoạt                              08g

Camthảo                                   04g

Camkhương                              04g

sắc uống mỗi ngày 1 thang

Bài 3: Bổ chính khí, thu tà chit phún đế

- Công thức:

Sinh Hoàng kỳ                           30g

Hoàng tinh                                 30g

Dâm dương hoắc                       15g

Bạch truật                                  15g

Ngũ vị tử                                   06g

Phòng phong                             06g

Cát căn                                       15g

Bạch chỉ                                     08g

Liên kiều                                   10g

Tân di hoa                                 10g

Thương nhĩ tử                           12g

Tế tân                                        06g

Bạc hà diệp                                06g

Gừng                                         03 lát

sắc uống ngày 1 thang

2. VIÊM XOANG (sinusitis)

Viêm xoang ám chỉ viêm ở xoang cạnh mũi (paranasal sinuses)là một bệnh khá phổ biến, không giới hạn tuổi tác, giới hạn tuổi tác, giới tính hay chủng tổng. Trên lâm sàng, viêm xoang được phân làm hai dạng: Cấp tính và mãn tính căn cứ vào yếu tố biến đổi không phục hồi của niêm mạc xoang. Thực tế, viêm xoang có các thể: Cấp tính, bán cấp (subacute), mãn tính, dị ứng hay tăng sản (hyperplastic)

Viêm xoang cấp tính thường do hệ quả từ chứng cảm lạnh lâu ngày không khỏi và từ từ chuyển qua thể bán cấp. Theo thống kê của Hoa Kỳ, cố người bị viêm xoang bán cấp do cảm lạnh biến thể chiếm khoảng 10%. Còn  xoang mãn tính thì nặng hơn, phần đông lâm vào tình trạng nhiễm khuẩn dai dẳng: thường thấy viêm xoang dị ứng đi kèm với viêm mũi dị ứng, viêm xoang sản là sự kết hợp giữa viêm xoang cấp tính có mủ và viêm xoang dị dứng hay viêm mũi (rhinitis)

Nguyên nhân

- Viêm xoang thường do hậu quả bởi nhiễm siêu vi trùng hoặc vi khuẩn.

- Viêm xoang cấp tính thường đo vi khuẩn Pneumococci, Streptococci.

- Viêm xoang mãn tính thường do vi khuẩn Staphylocoddi và vi khuẩn nhiễm.

- Tuy hiếm nhưng nấm (fungi) cũng là một nhân tố về bệnh học

Nói chung, bất kỳ nhân tố nào dẫn tới bệnh viêm xoang cũng đều gây ra những hiệu ứng xấu như: Phù mũi kinh niêm, làm lệch vách ngăn, dịch nhày đặc quánh, polyp mũi, viêm mũi dị ứng, khó thở, đau đầu.

Dấu hiệu và triệu chứng:

Điểm đặc trưng của mỗi loại viêm xoang đều khác nhau

1. Viêm xoang cấp tính:

Viêm xoang cấp tính thường gặp là viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán. Xoang bướm, đôi khi viêm nhiều xoang cùng một lúc. Như đã nói phần trên. Nguyên nhân phổ biến nhất là do viêm mũi dị ứng, cảm cúm, viêm họng, áp – xe quanh chân răng, bị chân thương hay tắm nước bị ô nhiễm lâu ngày mà thành. Các thể viêm xoang cấp tính gồm có:

a. Viêm xoang trán cấp tính:Thể này thường liên kết với viêm xoang sàng trước. Nếu phối hợp với viêm xoang hàm thì gọi là viêm liên xoang trước.

Khởi đầu như thể sổ mũi thông thường, kéo dài khoảng 5-6 ngày rồi xuất hiện những cơn đau ở xoang tráng, phía trên ổ mắt, đau một bên, mỗi ngày cơn đau chia làm 2 chu kỳ rất đặc biệt: Cơn đau bắt đầu từ sáng sớm, tăng dần đến xế trưa thì ngưỡng đau đạt mức tối đa. Lúc này, mũi tiết ra nhiều mủ, cơn đau dịu xuống vì xoang vơi bớt chất mủ. Đến chiều, cơn đau lập lại giống như buổi sáng.

Điểm dễ nhận là nước mũi ít tiết xuất giữa hai đợt dẫn mủ nhưng đôi khi kèm theo chứng chảy nước mắt, đau mắt khi chuyển động nhanh hoặc sờ vào vùng xoang tráng rất đau do tăng cảm giác.

Soi mũi trước thấy niêm mạc mũi bị sung huyết, sau khi đặt thuốc cho co niêm mạc thì thấy mủ chảy ra từ khe giữa mũi. Có những thể bệnh viêm xoang ứ họng, mủ không chảy ra đau đớn kịch liệt. Nếu chụp X-Rays, cho thấy xoang chiếm toàn bộ vùng trán hoặc có chứa nước.

Nếu diến biến thuận lợi, bệnh có thể lành trong khoảng 10 ngày

b. Viêm xoang hàm cấp tính:Cũng bắt đầu như cơn sổ mũi thông thường nhưng kéo dài không khỏi, rồi xuất hiện cơn đau ở khu vực phía dưới ổ mắt, đau một bên, đau xuyên thấu về hướng răng hàm, cơn đau tăng khi gắng sức nhai hay lúc nằm.

Tương tự như đau xoang trán cấp tính, cơn đau viêm xoang hàm cấp tính cũng có 2 chu kỳ nhưng không rõ rệt. Có điểm đau rõ phía dưới cổ mắt.

Hốc mũi bị sung huyết, sau khi làm co niêm mạc, thấy mũi chảy mủ nhưng không có mùi thối, đôi khi có lẫn máu. Nếu diễn biến tốt, bệnh có thể khỏi trong vòng 10 ngày.

Nếu viêm xoang do áp-xe quanh chân răng thì gây sâu răng, sưng lợi, đau dữ dội. Vài hôm sau mủ thối và vở ra và chảy ồ ạt vào trong xoang. Nhổ bỏ răng sâu thì có thể khỏi bệnh.

c. Viêm xoang sàng cấp tính  ở trẻ em:Đây là thẻ bệnh xuất hiện ngay từ lúc trẻ em mới sinh ra, phát triển nhanh, từ 2-4 tuổi có thể đã bị viêm.

Do vị trí nằm sát ổ mắt nên triệu chứng thường tập trung ở mắt.

Khi bị sổ mũi, hai mí mắt thường sưng húp, đỏ, nhưng nhãn cầu không bị tổn thương.

Hốc mũi sung huyết, có ít mủ nhầy đọng trên các vòm cuống.

2. Viêm xoang mãn tính

Khi niêm mạc ổ viêm xương ở thành xoang không hổi phục, lâu ngày sẽ trở thành mãn tính. Sự biến đổi niêm mạc là bệnh lý quan trọng vì có thể dày lên, biến thành polip, di sản hoặc xơ hóa teo. Dịch tiết ra trong xoang thay đổi, đặc quánh lại. Tế bào lông nhiều nơi bị hư hỏng khiến sự chuyển động chậm hoặc đình truệ, do đó không phải được vi khuẩn, virus hay mủ ra ngoài theo lỗ thông xoang khiến tạo thêm tình trạng bội nhiễm.

Sau đây là một số viêm xoang mãn tính điển hình

a. Viêm xoang hàm mãn tính

Có thể páht tác đơn độc hoặc kèm theo viêm xoang sàng và cả xoang trán tạo thành kiểu viêm đa xoang. Nhiều người không cảm thấy đau xoang mà chỉ thấy nhức đầu hay nhức vùng má.

Trường hợp viêm xoang ro răng có bệnh thì chỉ viêm một chổ nào đó tại khu vuẹc xương hàm, thường thấy mũi chảy mủ và mùi rất thối.

Viêm xoang hàm mãn tính thường kèm theo viêm xoang sàng trươvs, mủ tiết ra chảy xuống một bên mũi hoặc chảy cuống họng.

b. Viêm xoang sàng mãn tính

Thường liên kết với một vài loại viêm xoang khác nên rất khó chuẩn đoán riêng rẻ khi xảy ra cơn đau.

Có thể bệnh viêm xoang chủ gây phù nề, không tạo mủ,nhưng vẫn gây nhức đầu, đau nặng vùng trán sau ổ mắt hoặc trên ổ mắt.

C. Viêm xoang trán mãn tính:

Không nhiều, nhưng nếu có thì rất nặng, có thể gây biến chứng sọ não, Gây chảy mủ một bên mũi và đau đầu, nặng đầu với nhiều mức độ khác nhau.

Chụp X-Rays cho thấy các xoang trán mũi, mũi - cằm phát triển, bị viêm, niêm mạc dày.

b. Viêm xoang dàng sau mãn tính:

Gồm viêm xoang bướm và viêm xoang sàng sau

Biến chuyển âm ỉ với hiện tượng chảy mủ phía sau họng 368

Nghẹt mũi với nhiều mức độ khác nhau

Nếu xoang đọng mủ thì đau đầu dữ dội từ đỉnh đầu xuyên xuống tới gáy.

Một số trường hợp viêm xoang chỉ đau nhẹ dễ bỏ qua, khi chụp X-Rays mới thấy viêm

e. Viêm xoang mãn tính ở trẻ em:

Thường là viêm xoang hàm, viêm xoang hàm sàng do xoang phát triển chậm

Thường xảy ra với trẻ em trên 5 tuổi, viêm cả 2 bên xoang, khí trị vì không chịu tác dụng của thuốc.

Triệu chứng rất đa dạng: Nghẹt mũi, mũi chảy ra mủ đặc hoặc chảy xuống họng.

Dịch mủ chảy vào họng, nuốt đi hay hít vào gây viêm phế quản, viêm dạ dày ruột non, ho từng cơn, khó thở như suyễn. Các triệu chứng này nhẹ vào mùa hè hưng tái phát năng vào mùa thum, dông

HỌC THUYẾT ĐÔNG Y

Đông y học xếp viêm xoang vào chứng “”Tỵ uyên”. Nguyên nhân gây bệnh thường do hai yếu tố chính: Phong hàn kết hợp với phế khí hư và vệ khí hư hoặc do phong nhiệt hay nhiệt độc gây ra. Tương tụ như Tây y, chứng tỵ uyên được Đông y chia làm 2 thể: Cấp tính và mãn tính.

- Cấp tính

Là giai đoạn mới nhuốm bệnh với các triệu chứng: Ngạt mũi, chảy nước mũi màu vàng, có mủ, đau vùng xoang hàm trán, viêm hố mũi. Bệnh nhân sơ lạnh, sốt, nhức đầu. Sau đây là mọto số nguyên nhân gây bệnh điển hình và phương pháp điều trị:

a. Do phong nhiệt thương phế: Thời gian mắc bệnh tương đối ngắn, triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi đặc, sốt, sơ lạnh, đau đầu và cảm thấy nhức phía trước trán nhiều hơn, ho ra đàm đặc, rêu lưỡi màu trắng, đầu lưỡi đỏ, mạch đi phù sác.

Pháp trị: khử phong nhiệt, tuyên phế, thông khiếu. Cơ thể dùng các phươg thang dưới đây.

Bài số 1:

Kim ngân hoa                            16g

Thương nhỉ tử                           16g

Ngư tinh thảo                            16g

Hy thiêm thảo                            16g

Mạch môn                                 12g

Chi tử                                        06g

sắc uống ngày 1 thang

Bài số 2:

Tân di hoa                                 10g

Thương nhĩ tử                           10g

Dã cúc hoa                                 10g

Ngưu bàng tử                            10g

Hạnh nhân                                 10g

Bạch chỉ                                     10g

bạc hà diệp                                10g

sắc uống ngày 1 thang

Bài số 3:

Tân di hoa                                 10g

Thương nhĩ tử                           10g

Kim ngân hoa                            15g

Dã cúc hoa                                 10g

Ngưu bàng tử                            12g

Ngưu tinh thảo                          15g

Bạch chỉ                                     10g

Bài số 4:

Thạch cao                                  40g

Ngư tinh thảo                            20g

Kim ngân hoa                            16g

Mạch môn                                 12g

Tri mẫu                                      12g

Tân di hoa                                 12g

Hoàng cầm                                12g

Chi tử                                        12g

Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu bệnh nhân sơ lạnh, sốt, nhức đầu thì bỏ vị Hoàng Cầm, Mạch môn, gia thêm vị Ngưu bàng tử 12g, Bạc hà diệp 12g

Bài số 5:

Tang diệp                                  10g

Cúc hoa                                     10g

Hoàng cầmq                                        10g

Sinh chi tử (giã dập)                  10g

Thương nhỉ tử                           10g

Bạch chỉ                                     10g

Kim ngân hoa                            10g

Man kinh tử                               10g

Lô căn                                       12g

Sắc uống ngày 1 thang

b. Do đởm nhiệt

Triệu chứng thường thấy gồm ngạt mũi, chảy nước, mũi vàng đặc, có mùi hôi, miệng đắng, họng khô, nước tiểu vàng, nhức đầu, tính tình dễ cáu gắt, rêu lưỡi vàng, sắc lưỡi đỏm mạch đi huyền sác.

Pháp trị: Thanh đởm nhiệt, thông khiếu bài nùng (tiêu mủ) có thể chọn các bài.

Bài số 1:

Dây dưa hâu                              1000g

Cách làm: Cắt ngắn, sấy thật khô, tán bột mịn cất vào lọ dùng dẫn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g với nước chín. Bài này dòn dùng cho người bị viêm mũi do phong nhiệt thương phế và do đởm nhiệt.

Bài số 2:

Dây mướp khía                300g

Bạch chỉ                           30g

Cách làm:Dây mướp chọn phàn dây to, cắt sát gốc một đoạn dài khoảng 1 mét (tương đương 300g), băm nhỏ, đem sao hay sấy thật khô, kết hợp với Bạch chỉ tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g với nước chín.

Bài số 3:

Bồ công anh                              16g

Qua lâu nhân                   16g

Tử đan sâm                      16g

Kim ngân hoa                  12g

Long đởm thảo                12g

Tân di hoa                       10g

Thương nhĩ tử                 10g

Sài hồ                                        06g

Camthảo                         03g

sắc uống ngày 1 thang

Bài số 4:

Long đởm thao                          12g

Sơn chi tử (giã dập)                   12g

Thương nhĩ tử                           12g

Ngư tinh thảo                            12g

Hạ khô thảo                               15g

Hoàng cầm                                12g

Bạch chỉ                                     12g

Lô căn                                       15g

Sắc uống ngày 1 thang.

Nêu tắc mũi hcảy nước vàng mà bên trong mũi có mủ đục thì uống thang thuốc dưới đây để giải nhiệt độc, tiêu mủ, giảm phù, lợi khiếu:

Bài ố năm:

Thăng ma                                  06g

Xích thược                                 12g

Ngự tinh thảo                            12g

Kiết cánh                                   10g

Thương nhĩ tử                           12g

Cát căn                                       15g

Hoàng cầm                                12g

Bồ công anh                                        20g

 Bạch chỉ                                    10g

Camthảo                                   06g

Sắc uống ngày 1 thang

Gia giảm: Nếu người nóng, lưỡi đỏ, gia sinh Thanh cao 20g; miệng đắng, họng khô, tai ù tai điếc gia Hoắc hương 10g, Long đởm thảo 10g; vách mũi phù nề nặng gia Mộc thông 12g, Xa tiền tử 10g, ý dĩ nhân 20g,; tắc mũi khó thở gia Tân di hoa 12g, Đương quy vĩ 12g, Hạnh nhân 10g; trong nước mũi có lẫn máu gia Tây thảo căn 10g, Mẫu đơn bì 12g, Bạch mao căn 20g, Tiểu kế 15g; nước mũi vàng và nhiều gia Kim ngân hoa 15g, Hổ trưượng 15g; đau đầu nặng gia Bạch tật lê 12g, bạch thược 12g, chế Thảo ô 10g; cơ thể suy nhược gia Hoàng kỳ 15g, Đương quy 12g; táo bón gia Đại hoàng (sao rượu) 10g, Hỏa ma nhân 5g

c. Do tỳ thấp nhiệt:Triệu chứng thường thấy: Ngạt mũi, nước mũi nhão màu vàng, hôi, bụng đầy, ăn uống giảm, mệt mỏi, rêu lưỡ vàng trơn, mạch đi sác. Pháp trị: Dùng thuốc thanh nhiệt khứ thấp. Nếu nhẹ thì dùng bài số1-2 hoặc s số 3, nặng thì dùng bài số 4 và 5 dưới đây:

Bài số 1:

Hoàng cầm                                10g

Nhân trân                                   15g

Ý dĩ nhân                                   15g

Hoắc hương                               10g

Thạch xương bồ                        10g

Xích thược                                 10g

Tân di hoa                                 10g

sắc uống ngày 1 thang

bài số 2:

bồ công anh                               15g

Thất diệp nhất chi hoa               15g

Trư linh                                     10g

Hoạt thạch                                 15g

Nhân trần                                   15g

Hoắc hương                               10g

Cửu tiết xương bồ                      10g

Tan đan sâm                                        15g

bạch đậu khấu                           03g

Sắc uông ngày 1 thang

Bài số 3:

Hoắc hương                     100g

Thương nhĩ tử                 10g

Cách làm và dùng: Hoắc hương tán bột mịn, trộn với nước mật lợn cho deo, làm hoàn bằng hạt ngô, đem phơi hay sấy khô dùng dần. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 15g sau bữa ăn. Dùng 10g. Thương nhĩ tử nấu lấy nước để uống với thuốc hoàn.

Bài số 4:

Kim ngân hoa                                      12g

Hạ khô thảo                                         20g

Cúc hoa                                               15g

Tân di hoa                                           12g

Ngọc tán hoa                                       06g

Hoàng cầm                                          12g

Khổ sâm                                              15g

Thương nhĩ tử                                     12g

Bạch tật lê                                            12g

Sắc uống ngày 1 thang

Bài thuốc này có tên là “Quần phương tiễn” của Y sư Vương Kiến Phù) Giám đốc Y viên số III thành phố Trùng Khánh Trung Quốc sáng chế, có đề xuất gia thêm một loại hoa phụ dẫn tùy theo tháng (âm lịch) điều trị: Tháng giêng gia thêm Nghinh xuân hoa 10g, tháng hai gia Bạch ngọc lan hoa 10g, Tháng ba gia Bạch đào hoa 10g, tháng tư gia Bạch thược dược hoa 10g, tháng năm gia Thạch lưu hoa 10g, tháng sáu gia Bạch phượng tiên hoa 10g, tháng bảy gia Bạch hà hoa 10g, tháng tám gia Ngân quế hoa 10g, tháng chín gia Bạch phù dung hoa 10g, tháng 10 gia Kê quan hoa 10g, Tháng mười một gia Bạch phù dung hoa 10g, tháng mười hai gia tố tân lạp mai hoa hoặc Lục ngạc mai hoa 10g.

Bài số 5:

Thương nhĩ tử                           12g

Xích phục linh                           12g

Bạch chỉ                                     10g

Tân di hoa                                 12g

Thạch xương bồ                        10g

Camthảo                                   06g

Hoàng cầm                                10g

Ý dĩ nhân                                   20g

Hoắc hương                               10g

Hoàng liên                                 06g

Thông thảo                                10g

Ty qua đằng                               12g

Sắc uống ngày 1 thang

-Mãn tính

Là giai đoạn bênh lý káo dài không khỏi, gây biến chứng. Ấn đau vùng xoang hàm và trán, nước mũi có mũ đặc hoặc lỏng, mùi hôi, nhức đầu thường xuyên, vách mũi phù nề, khứu giác giảm, không ngửi được mùi Nguyên nhân thường do ứ huyết, khí hư. Pháp trị là ích khí, dưỡng âm, thanh nhiệt, hóa thấp trọc.

Bài số 1

Kim ngân hoa                            16g

Sinh địa                                     16g

Thương nhĩ tử                           16g

Huyền sâm                                 12g

Mẫu đơn bì                                12g

Mạch môn                                 12g

Hoàng cầm                                12g

Tân di hoa                                 08g

sắc uống ngày 1 thang

 

bài số 2:

Ý dĩ nhân                                   16g

Nhân trần                                   16g

Hoàng cầm                                12g

Xích thược                                 12g

Tân di hoa                                 10g

Hoắc hương                               10g

Thạch xương bồ                        10g

sắc uống mỗi ngày 1 thang

Bài số 3:

Bồ công anh                                        16g

Thất diệp nhất chi hoa               16g

Hoạt thạch                                 16g

Nhân trần                                   16g

Tử đan sâm                                16g

Trư linh                                     12g

Hoắc hương                               10g

Thạch xương bồ                        10g

Bạch đậu khấu                           04g (cho vào sau)

Sắc uống ngày 1 thang

Bài số 4

Đảng sâm                                  16g

Ý dĩ nhân                                   16g

Phục linh                                   12g

Thương nhĩ tử                           10g

Tân di hoa                                 10g

Xuyên khung                             10g

Bạch đậu khấu                           04g (cho vào sau)

sắc uống ngày 1 thang

Bài số 5:

Hoàng kỳ                                   20g

Bản lam căn                               16g

Khổ sâm                                    12g

Bạch truật                                  12g

Phòng phong                             10g

Bạch chỉ                                     10g

Thạch xương bồ                        10g

Thương nhĩ tử                           10g

Camthảo                                   04g

sắc uống ngày 1 thang.

Nếu nặng thì dùng 2 bài thuốc số 6-7 dưới đây:

Bài số 6:

Đảng sâm                                  15g

Bạch truật                                  12g

Phục linh                                   12g

Ý dĩ nhân                                   20g

Thương nhĩ tử                           12g

Tân di hoa                                 10g

Xuyên khung                             10g

bạch đậu khấu                           04g

Xích thược                                 12g

Đào nhân                                   10g

Hồng hoa                                   10g

Thiên trúc hoàng                       10g

Sơn từ cô                                   12g

Sung úy tử                                 10g

Hồng táo                                    10 quả

Lão thông (hành già)                 04 cây

Sinh khương                              03 lát

Sắc uống ngày 1 thang. Có thể phối hợp thủy châm vào cạnh mũi mỗi tuần 1 lần, 3 lần là một đợt điều trị. Hai ba đợt là hiệu quả.

Bài số 7:

Sinh hoàng kỳ                                     30g

Bạch truật                                            12g

Phòng phong                                       10g

Bạch chỉ                                               10g

Cửu tiết xương bồ                                10g

Thương nhĩ tử                                     12g

Khổ sâm                                              12g

Bản lam căn                                         30g

Camthảo                                             10g

Hạ khô thảo                                         40g

Bạch hoa xà thiệt thảo                          50g

Cúc hoa                                               30g

Sinh mẫu lệ                                          30g

Bồ công anh                                                  30g

Tử đan sâm                                          20g

Hải tảo                                                 30g

Kê nội kim                                           15g

Uất kim                                                10g

Sơn đậu căn                                         10g

Triết bối mẫu                                       10g

Sắc uống ngày 1 thang. Vì lượng thuốc nhiều, đổ nước, ngập mặt thuốc nấu đặc, chia uống nhiều lần tùy ý. Mỗi thang có thể nấu 2-3 lần

3. HO (Cuogh)

Ho theo sách Medical Dictionary của nhà Xuất bản Webster’s Hoa Kỳ định nghĩa: “Ho là tiếng nổ bộc phát thình lình bởi lực khí đẩy qua thanh môn (glottis), do tác nhân cơ học hay hóa học kích thích khí quản (trachea) hoặc phế quản (bronchi) hoặc do áp xuất từ những cấu tríc lân cận.

Về Đông y Học, ho là một trong những chứng bệnh hàng đầu được phổ cập tro ng các y văn cổ truyền và đường như không có quyển sách Đông Y nào phân tích chứng ho ỉt mỉ bằng sách Nội Kinh. Theo Nội Kinh, ho tụy do phế vì phế chủ khí mà sinh ra tiếng, nhưng khi phát bệnh có chổ khác nhau, nên được phân thành 10 chứng để biết rõ cách điều trị:

- Ho có tiếng mà không đờm là “Khái”, bởi phế tổn thương, không mát.

- Ho không tiếng mà có đờm là “Thấu”, vì thế khí tổn thương và Tỳ thấp động

- Ho do Phong hàn thì ngạt mũi, khản tiếng, sợ gió, ghét lạnh, đổ mồ hôi.

- Ho ban đêm nhiều hơn ban ngày là do Phong hàn uất nhiệt ở Phế.

- Ho do đờm là khi ho có tiếng khò khè, khạc ra được đờm thì hết ho.

- Ho có tiếng mà ít đờm, mặt đỏ là do hỏa uất

- Ho khan là do hỏa uất nặng, nhiệt nung trong phổi, là chứng khó trị

- Ho lao thì đờm nhiều, phát cơn nóng lại vãng lai, đổ mồ hôi trộm.

- Do do sưng phổi, hể cử động thì ngực đầy ức, khó thở.

Nói đến ho, Đông y học có mốt số từ ngừ chuyên môn nhằm xác định hệ quả như:

- “Khái thấu” chỉ chứng ho có đàm, còn gọi là “Đàm thấu”

- “Khái thấu đàm thịnh” là chứng ho nhiều đàm

- “Khái huyết” là do ho ra máu

- “Khái nghịch thương khí” chỉ một trạng thái ho khó thở

- “Khái thấu thất âm” là ho làm mất tiếng

- “Chỉ khái” là làm ngừng ho.

 Như đã trình bày ở phần mở đầum ho có nhiều nguyên nhân tác động nhưng các thầy thuốc Đông y quy vào 2 nguyên nhân chính:

- Do ngoại cảm, Y học hiện đại gọi là “Viêm phế quản cấp”, chủ yếu do cảm nhiễm bởi phong hàn hay phong nhiệt

- Do nội thương, Y học hiện đại gọi là “Viêm phế quản mãn”, chủ yếu do phế âm hư hoặc tỳ dương hư sinh đờm gây ho.

A. Do ngoại cảm:

Phong, hàn, táo, nhiệt, xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hay lỗ chân lông (thuộc bì mao) làm bế tắc phế khí. Hễ tắc thì sinh uất, đi ngược lên sinh ra khái thấu.

1. Thể phong hàn khái thấu

a. Triệu chứng

- Ho, ngạt mũi, mũi chảy trong, hắt hơi, đờm lỏng

- Phát sốt, sợ lạnh, không đổ mồ hôi, đau đầu, đau xương

- Rêu lưỡi màu trắng, mạch đi phù

b. Phân tích

- Do phong hàn phạm vào phếkinh làm chướng ngại khí quản, làm bế tắc đường lưu thông ra vào của khí nên gây ho, ngạt mũi, mũi chảy nước trong.

- Do hàn tà vít lấp bên ngoài nên phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau xương, đau mình, không có mồ hôi.

c. Pháp trị

- Sơ phong, tán hàn

- Thông phế khí, hóa đờm

d. Bài thuốc:

Bài số 1:

Ngứa họng ho đờm, khí nghịch làm khan tiếng, mchj đi Phù.

Tang diệp                                  10g

Hạnh nhân                                 10g

Chỉ xác(sao)                               10g

Cam thảo                                   10g

Tiền hồ                                      10g

Kiết cánh                                   10g

Sắc uống ngày 1 thang

Bài số 2: Khái thấu mà miệng khi họng ngứa, ho mửa ra đờm rãi

hạnh nhân                                  12g

Trần bì                                       12g

Chế bán hạ                                 12g

Cát cánh                                     10g

Tiền hồ                                      12g

Phục linh                                   12g

Cam thảo                                   03g

Tỳ bà diệp                                  12g

Tô ngạnh                                   10g

Sắc uống ngày 1 thang

Gia giảm:

- Nếu có triệu chứng vừa nóng vừa lạnh (hàn nhiệt vãng lai), bỏ vị Tô ngạnh, gia Sài hồ 12g

- Miệng đắng, gia Hoàng cầm 10g

- Ngực bức bối khó chịu, gia Chỉ xác 12g

- Nếu lên cơn suyễn thở, bỏ vị Sài Hồ, gia thêm Tô ngạnh 10g, Hậu phác 10g

- Nếu  khạc đờm dính, gia Hải cáp phấn (bột vỏ sò nung) 10g, Hải phù thạch (đá núi lửa nằm dưới đáy biển) 10g

- Ho lâu ngày, Tử uyển 12g khoản đông hoa 12g

Bài số 3:Ho mửa đờm trắng loảng, chảy nước mũi trong, sợ lạnh, đau mỏi cơ thể.

                              Kinh giới hoa         06g

                              Tiền hồ                  10g

                              Bạc hà                    06g

                              Tô điệp                  06g

                              Hạnh nhân             10g

                              Cam thảo               10g

                              Kiết cánh               06g

                              Ma hoàng              02g

                              Xích thược             10g

                              Chế bán hạ             10g

                              Quất hồng bì          10g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 4:

                              Kinh giới               10g

                              Phòng phong         10g

                              Tang diệp              10g

                              Đạm đậu xị            12g

                              Khương hoạt          10g

                              Độc hoạt                10g

                              Tiền hồ                  06g

                              Trần bì                   06g

                              Bạc hà diệp            06g (cho vào sau)

                              Hạnh nhân             10g

                              Chỉ xác (sao)          06g

                              Tô diệp                  06g

                              Sinh khương          02 lát

          Sắc uống ngày 1 thang.

Gia giảm:

          - Nếu hay ợ hơi, bụng trướng đầy thì gia Thần khúc 10g, Chỉ thực (sao) 10g, Lai phục tử 12g.

          - Nếu đã bị hen suyễn nay lại cảm nhiễm phong hàn ho đàm và lên cơn ho suyễn thì gia thêm Bạch giới tử (sao) 06g, Tử tô tử (sao) 06g, Lai phục tử (sao) 06g, Chế hậu phác 10g.

          - Nếu họng đau khó nuốt, amiđan sưng đỏ, hãy giảm bớt phân nửa lượng Sinh khương, Tô diệp, Kinh giới, Phòng phong, Khương hoạt, Độc hoạt; gia thêm Liên kiều 10g, Kim ngân hoa 10g, Ngưu bàng tử 10g, Dã cúc hoa 10g, Truyền thoát 06g, Cát cánh 06g, Mã bột 03g.

          - Với người sốt nặng, gia thêm Hoàng cầm 06g, Xuyên hoàng liên 03g.

Kinh nghệm lâm sàng: Nguyễn Trí Huân 24 tuổi, bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, ho có đàm. Mũi nghẹt tắc, buồn nôn, rêu lưỡi trắng mỏng. Cho uống bài thuốc này (có tên là “Kinh phòng bài độc thang gia giảm”) chỉ 1 thang là khỏi bệnh.

Bài số 5:

                              Ma hoàng              20g

                              Quế chi                  20g

                              Bạch thược            20g

                              Can khương           20g

                              Tế tân                    20g

                              Ngũ vị tử               20g

                              Đại táo                   20g

                              Cam thảo               20g

                              Chế bán hạ             20g

                              Sinh thạch cao       120g.

          Sắc uống ngày 1 thang. Nước nhất, đổ 6 bát nước, sắc còn 1 bát 4 phân, chia uống 2 lần. Nước nhì, đổ 4 bát nước, sắc còn 7 phân, uống 1 lần. Bài thuốc này, Y học hiện đại dùng trị 100 ca “viêm phế quản cấp thể hàn ẩm” đều khỏi bệnh, trung bình 2 – 3 thang.

Ghi chú:

- Thang thuốc có vị Tê tân, nếu gặp người bệnh cơ thể suy nhược nên giảm còn 10g.

- Theo kinh nghiệm lâm sàng, đây là một trong những bài thuốc đặc hiệu nhất trị “Viêm phế quản cấp tính” thể Phong hàn.

Bài số 6:Sẵn có bệnh suyễn mà nhiễm thêm chứng phong hàn khái thấu.

                    Tô điệp                  15g

                    Sinh bạch truật       15g

                    Tiền hồ                  15g

                    Xa tiền tử               30g

Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu suyễn thở nặng gấp, có thể đổi sang bài thuốc sau đây:

                              Ma hoàng              10g

                              Chế bán hạ             12g

                              Bạch thược            12g

                              Quế chi                  10g

                              Chích cam thảo      10g

                              Chế hậu phác         06g

                              Hạnh nhân             12g

                              Ngũ vị tử               10g

                              Xa tiền tử               30g

                              Sinh khương          03 lát

                              Đại táo                   10 quả.

          Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 7:Khái thấu lại kiêm chứng khát nước, tâm phiền là có cả chứng lý nhiệt.

                              Tang diệp              10g

                              Cúc hoa                 10g

                              Tỳ bà diệp              12g

                              Trúc nhự                12g

                              Liên kiều               12g

                              Hạnh nhân             10g

                              Tiền hồ (nướng)    10g

                              Bạch tiền (nướng)  10g

                              Quảng trần bì         06g

                              Kinh giới hoa         06g

                              Cam thảo               03g

          Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 9:Phong hàn uất ở Phế mà khái thấu lâu ngày không ngưng, nên dùng phương thang dưới đây để tân ôn sơ tán, tuyên phế chỉ khái:

                              Chỉ xác                  12g

                              Qua lâu xác            10g

                              Bạc hà diệp            10g

                              Chế bán hạ             10g

                              Sa sâm                   10g

                              Xạ can                   10g

                              Hạnh nhân             10g

                              Kiết cánh               10g

                              Trần bì                   06g

                              Ngũ vị tử               06g

                              Tế tân                    03g

                              Camthảo               03g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 10:Nếu biểu tà đã giảm, hàn nhiệt đã lui, chỉ riêng khái thấu là tồn tại, cứ ngứa họng phát ho, sáng thức dậy ho nặng hơn, ho khó khạc đờm, tác mũi, ngực khó chịu là do đờm vít lấp Phế kinh, nên dùng thang dưới đây để tuyên Phế khư đờm chỉ khái:

                              Sa sâm                   10g

                              Hạnh nhân             10g

                              Hoài sơn                10g

                              Triết bối mẫu         10g

                              Mã đâu linh           06g

                              Ngưu bàng tử        06g

                              Kiết cánh               06g

                              Chỉ xác                  06g

                              Bạch vi                  06g

                              Quất hồng bì          06g

                              Camthảo               03g.

Sắc uống ngày 1 thang.

2. Thể phong nhiệt khái thấu:

a. Triệu chứng:

- Ho, đờm vàng đặc, chảy nước mũi.

- Họng sưng đỏ, nuốt khó, đau.

- Khát nước, mình nóng, sợ gió, đổ mồ hôi.

- Đau đầu, đau mình như cúm.

- Lưỡi vàng hoặc trắng, mạch đi phù sắc.

b. Phân tích:

- Phong nhiệt phạm vào phế làm bế tắc phế khí.

- Vĩnh huyết, vệ khí bị xáo trộn, mất điều hòa.

c. Pháp trị:

- Sơ phong, thanh nhiệt.

- Tuyên thông phế khí, ngừng ho.

d. Bài thuốc:

Bài số 1:

                              Tang diệp              12g

                              Cam cúc hoa          10g

                              Liên kiều               12g

                              Bạc hà diệp            08g

                              Kiết cánh               08g

                              Hạnh nhân             10g

                              Lô căn                   12g

                              Cam thảo               03g

                              Ngưu bàng tử        10g

                              Tiền hồ                  06g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 2:

                              Hoàng cầm            10g

                              Mã dâu linh           12g

                              Ngưu bàng tử        10g

                              Kiết cánh               10g

                              Cam thảo               03g

Sắc uống ngày 1 tháng

Bài số 3:

                              Đại thanh diệp       30g

                              Tử thảo                  60g

Sắc uống ngày 1 thang, trẻ con mỗi thứ 30g là vừa. Trước khi sắc đem thuốc ngâm nước ấm khoảng 1 giờ rồi sắc nhỏ lửa, chờ sôi 3 – 5 phút là được (tránh sắc lâu thuốc giảm công hiệu). Bài này đã trị 86 trường hợp ngoại cảm phong nhiệt khái thấu, Y học hiện đại gọi là “nhiễm khuẩn – virus - đường hô hấp trên”, trung bình 1 – 2 thang là dứt bệnh. Có vài trường hợp kéo dài thời gian điều trị hơn nhưng không quá 5 thang. Theo kinh nghiệm lâm sáng, đây là một bài thuốc thuộc loại “kinh điển”, đáng ghi vào sổ tay của người thầy thuốc.

Bài số 4:Nếu họng ngứa ho khan, ho nặng về đêm lâu ngày không dứt thì dùng bài thuốc dưới đây:

                              Lô căn                   20g

                              Kinh giới               10g

                              Tử uyển                 10g

                              Bách bộ                 12g

                              Tiền hồ                  12g

                              Bạch tiền                10g

                              Chế bán hạ             10g

                              Triết bối mẫu         10g

                              Hạnh nhân             10g

                              Ngưu bàng tử        10g

                              Bạch cương tằm     10g

                              Liên kiều               10g

                              Kiết cánh               06g

                              Quất hồng bí          06g

                              Cam thảo               03g

Sắc uống ngày 1 thang.

Trong thể Phong nhiệt khái thấu, Đông y còn chi tiết hoá bằng nhiều dạng khác nữa như:

          - Thu táo khái thấu là chứng ho đờm xuất hiện vào mùa Thu Đông, khí hậu khô ráo, có lẫn cả phong hàn và phong nhiệt gây bệnh với triệu chứng ho khan ít đờm, miệng khô, họng rát (do phong nhiệt), ớn lạnh, sợ gió, đờm vàng tía hoặc có vướng ít máu, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, không mồ hôi, đau mình (do phong hàn). Cách trị thì dùng các vị thuốc cay mát như: Tang diệp, Hắc đậu (đậu đen), Sa sâm, Tuyết Lê, Hạnh nhân, Triết bối mẫu, Mạch môn, Qua lâu nhân, Lô căn, Phòng phong, Kinh giới, Tử uyển, Khoản đông hoa để lý Phế chỉ khải. Dưới đây là một số bài thuốc kinh trị:

Bài số 1:

                              Ma hoàng              04g

                              Chích cam thảo      06g

                              Phật nhĩ thảo          10g

                              Quất hồng bì          05g

                              Kiết cánh               05g

                              Đương qui             10g

                              Hạnh nhân             10g

                              Bào can khương    04g

                              Sinh khương          01 lát.

          Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 2:Cuối Đông sang xuân, khí trời bỗng ấm lên đột ngột, thoạt tiên ho khan mà họng khô, đàn ông ho thì phần đông do biến chứng của Tâm Thận, phụ nữ mà ho là do bệnh về kinh nghiệt, nên dùng phương thuốc dưới đây để thanh Phế dưỡng âm chỉ khái:

Bách hợp                         15g

                    Đạm đậu si                      10g

                    Hạnh nhân                       10g

                    Sinh địa                           10g

                    Hắc chỉ tử (giã dập)         10g

                    Tang diệp                        10g

                    Kiết cánh                         05g

                    Cam thảo                         05g

Sắc uống ngày 1 thang.

- Thấp đờm khái khấu là chứng ho đờm do thấp khí làm trở ngại đến phổi và khí quản nên gây ho với triệu chứng: Ho nhiều, đờm trắng đục, đau tức hông ngực, chán ăn, buồn bực, mệt mỏi, lưỡi trắng nhợt. Cách trị là kiện tỳ vị, táo thấp hoá đờm. Khi bệnh gia tăng, dúng táo thấp hoá đờm là chính; khi bệnh giảm thì kiện tỳ dưỡng vị là chính. Dùng các vị thuốc trong hai bài “Bình vị tán”, gồm có: Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo, gia thêm Ngưu bàng tử, Ý dĩ nhân để thông phế hoá đờm. Khi bệnh giảm chuyển qua bài “Lục quân tử thàn” gia giảm gồm: Nhân sâm, Phục linh, Bạch truật, Bán hạ, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo, Trần bì để kiện tỳư hoá đờm. Dưới đây là 3 bài thuốc tiêu biểu:

Bài số 1: Bài “Bình vị tán gia giảm”  để thông Phế hoá đờm.

                              Thương truật                    10g

                              Chế hậu phác                   10g

                              Trần bì                             06g

                              Cam thảo                         04g

                              Ngưu bàng tử                  12g

                              Hạnh nhân                       10g

                              Ý dĩ nhân                         30g

                              Sinh khương                    03 lát

                              Đại táo                             02 quả

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 2: Bài “Lục quân tử thang” gia giảm để kiện Tỳ hoá đờm.

                              Nhân sâm                        12g

                              Bạch truật (sao)               12g

                              Phục linh                         12g

                              Chích cam thảo                03g

                              Chế bán hạ                       08g

                              Trần bì                             06g

                              Sinh khương                    03 lát

                              Đại táo                             03 quả.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 3: Đờm trọc ứ tắc ở Phế, ngực bức bối, lưỡi sạm, môi tái, nên kiện Tỳ khư đờm.

                              Bạch truật (sao)               12g

                              Thương truật                    10g

                              Đảng sâm                        12g

                              Phục linh                         12g

                              Bạch giới tử (sao)            10g

                              Lai phục tử (sao)             12g

                              Chế bán hạ                       10g

                              Hồng hoa                         06g

                              Xuyên khung                   06g

                              Đình lịch tử                     15g

                              Kinh giới hoa                   06g.

Sắc uống ngày 1 thang.

- Can hoả khái thấulà chứng ho đờm do can khí uất kết, khí hoá thành hoả, can hoả phạm vào Phế gây ra các triệu chứng: Ho xốc ngược, ho nhiều

Làm đau ran cả ngực và hai bên hông, miệng khô, họng rát, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch đi huyền sác. Pháp trị nên thanh can tả hoả, nhuận phế hoá đờm.

Bài số 1: Bài “Thanh phế hoá đờm thang” gia giảm.

                              Hoàng cầm            10g

                              Sơn chi tử              10g

                              Tang bạch bì          16g

                              Qua lâu năm                    12g

                              Triết bối mẫu         10g

                              Mạch môn             12g

                              Kiết cánh               10g

                              Tri mẫu                  10g

                              Quất hồng bì          10g

                              Phục linh               12g

                              Cam thảo               03g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 2:Khái thấu đờm vàng dính, phát sốt phát nước, họng sưng đỏlà nhiệt độc phạm Phế, cần thanh tuyên Phế khí, hoá đờm chỉ khải. Nên dùng:

                              Sinh lô căn             30g

                              Sinh Thạch cao      30g

                              Ngư tinh thảo        30g

                              Đông qua tử          12g

                              Sinh ý dĩ nhân       12g

                              Ma hoàng              12g

                              Kim ngân hoa        10g

                              Đào nhân               10g

                              Liên kiều               10g

                              Hạnh nhân             10g

                              Đạm đậu sị            10g

                              Trúc diệp               10g

                              Ngưu bàng tử        10g

                              Kiết cánh               05g

                              Cam thảo               05g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 3:Đờm vàng dính khó khạc ra là do nhiệt độc nung nấu. Phế âm tổn thương, nên dùng pháp thanh nhiệt giải độc, tuyên Phế hoá đờm, giáng nghịch trừ ho. Nên dùng:

                              Bản lam căn                     20g

                              Lô căn                             20g

                              Ngư tinh thảo                  15g

                              Thiên trúc hoàng             15g

                              Triết bối mẫu                   10g

                              Hạnh nhân (sao)              10g

                              Chích tử uyển                  12g

                              Huyền sâm                       12g

                              Quất hồng bì                    10g

                              Hoàng cầm                      10g

                              Bạch tiền                          10g

                              Cam thảo                         10g

                              Can địa long                              10g

                              Tang bạch bì                    12g

                              Kiết cánh                         10g

                              Hải phù thạch                  20g

                              Thiên hoa phấn                12g

                              Mạch môn                       15g

Sắc uống ngày 1 thang.

B. Do Nội thương:

Ho mà không được điều trị hoặc điều trị không dứt, lâu dần bệnh sẽ thành kinh niên làm ảnh hưởng đến hai tạng Phế và Thận. Đông y xếp chứng bệnh này vào thể “Phế hư khái thấu” còn Y học hiện đại gọi là “Viêm phế quản mãn tính”, tuy ngôn ngữ bất đồng nhưng cùng một ý.

Triệu chứng:

- Ho khan không cờ đờm hoặc ít đờm, trong đờm có lẫn máu.

- Miệng khô, họng ráo, lòng bàn tay bàn chân nóng, hay sốt về chiều.

- Ngủ ít, đổ mồ hôi trộm, lưng gối đau mỏi, đàn ông hay bị di tinh.

- Rêu lưỡi ít hoặc vàng, màu lưỡi đỏ non, mạch đi tế sắc (âm hư hoả vượng)

Pháp trị:

- Tư âm nhuận phế (dưỡng âm thanh phế)

- Hoá đờm chỉ khái.

Bài thuốc:

Bài số 1:

                              Bách hợp                         60g

                              Khoản đông hoa              10g

                              Mạch môn                       15g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 2:

                              Sa sâm                             15g

                              Mạch môn                       15g

                              Ngọc trúc                         15g

                              Thiên hoa phấn                12g

                              Bạch biển đậu                  12g

                              Cam thảo                         03g

                              Hạnh nhân                       10g

                              Tang diệp                        10g

                              Sài hồ                                        10g

                              Hoàng liên                       03g

                              Địa cốt bì                         12g

                              Xuyên bối mẫu                06g (hoà với thuốc sắc)

          Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 3:

                              Bản lam căn                     20g

                              Lô căn                             20g

                              Thiên trúc hoàng             15g

                              Ngư tinh thảo                  15g

                              Chích tử uyển                  12g

                              Huyền sâm                       12g

                              Quất hồng bì                    10g

                              Bạch tiền căn                   10g

                              Cam thảo                         10g

                              Triết bối mẫu                   10g

                              Hạnh nhân (sao)              10g

                              Kiết cánh                         10g

                              Hải phù thạch                  20g

                              Thiên hoa phấn                12g

                              Mạch môn                       15g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 4:

                              Bắc sa sâm                       10g

                              Thiên môn đông              10g

                              Mạch môn đông              10g

                              Hoàng cầm (sao)             10g

                              Hạnh nhân                       10g

                              Bách hợp                         10g

                              Qua lâu bì                        10g

                              Xuyên bối mẫu                10g

                              Đông qua tử                    10g

                              Hoa kỳ sâm                      05g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 5

                              Bách hợp                         30g

                              Sinh ý dĩ nhân                 15g

                              Mạch môn đông              12g

                              Chích tỳ bà diệp               12g   

                              Phục linh                         12g

                              Thiên môn đông              10g

                              Chích tang bạch bì           10g

                              Bạch tiền căn                   10g

                              Hoài sơn                          10g

                              Địa cốt bì                         10g

                              Chích bách bộ                  10g

                              Xuyên bối mẫu                06g

                              Bạc hà                              03g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 6: Viêm phế quản mãn tính.

- Biện chứng Đông y: Do hàn tà phạm Phế khiến Phế không còn chức năng tuyên giáng.

- Pháp trị: Tuyên phế chỉ khái, khử đàm bình suyển.

- Bài thuốc: “Gia vị tam ảo thăng”.

- Công thức:         

                              Chích ma hoàng               06g

                              Hạnh nhân                       06g

                              Cam thảo                         06g

                              Tiền hồ                            06g

                              Kiết cánh                         06g

                              Tử uyển                           10g

                              Cơ ích đậu linh                12g

                              Bách bộ                           06g

                              Bách hợp                         15g

                              Mạch môn đông              10g

                              Ngũ vị tử                         06g

                              Xuyên bối mẫu                06g

Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống.

Gia giảm:

- Có đàm bọt loãng và thở khò khè, gia Chế nam tinh 06g

- Người nhiều đàm gia thêm Chế bán hạ 10g, Quất hồng bì 10g, Phục linh 10g.

- Đau ngực, nhiều đàm, gia Qua lâu bì 06g

- Có dấu hiệu khí uất không tan, thêm Chỉ xác 06g.

- Tức ngực, thở gấp, gia Tô ngạnh 10g, Khoản đông hoa 10g.

- Nếu Phế nhiệt, thở dốc, táo bón, gia Lai phục tử 10g, Tang bạch bì 10g.

- Ho từng cơn liên tục không dứt, gia thêm Sinh a giao 10g.

- Khí hư, tim đập hồi hộp, gia Đảng sâm 15g.

Bài số 7:

- Biện chứng Đông y: Do Phế Tỳ khí đều hư, đàm thấp úng thịnh.

- Pháp trị: Bổ tỳ ích phế, chỉ khái bình suyển, hoá đàm khử thấp.

- Bài thuốc:  “Tân phương khí quản phiến”.

- Công thức:

                              Não dương hoa                15g

                              Chế bán hạ                       15g

                              Hồng táo                          15g

                              Cam thảo                         15g

                              Mạch môn động              30g

                              Đảng sâm                        25g

                              Sa nhân                            25g.

          Cách làm: Hai vị Náo dương hoa và Sa nhân đem tán bột mịn. Các vị thuốc còn lại đem nấu chiết lấy nước, cỡ thành cao đặc rồi đổ bột thuốc vào, khuấy đều, sau đó trải mỏng và đem sấy khô, tán thành bột lần nữa. Xong, bỏ vào lọ cất để uống dần.

          Cách dùng: Ngày uống 1 lần, mỗi lần 01g thuốc bột với nước đun sôi để nguội.

          Hiệu quả lâm sàng: Một nam bệnh nhân 60 tuổi, ho suyễn, tức ngực đã mấy năm, nhổ ra đàm, nặng nhất vào ban đêm. Chẩn đoán viêm phế quản mãn tính, hen phế quản, phế khí thủng, thường dùng thuốc tây nhưng không thuyên giảm. Mỗi tối cho uống 01g bột thuốc liên tục 4 ngày thì dứt hẳn các triệu chứng ho đàm, khó thở.

          Bài số 8: Viêm phế quản mãn tính kèm Phế khí thủng.

          - Biện chứng Đông y: Phế tỳ khí hư.

          - Pháp trị:Bồi thổ sinh kim, bổ tỳ ích phế.

          - Bài thuốc: “Phế tỳ ích khí thang”

          - Công thức:

                                        Đảng sâm                        15g

                                        Sinh hoàng kỳ                 10g

                                        Đương qui                       10g

                                        Bạch thược (sao)              10g

                                        Bạch truật (sao)               10g

                                        Phục linh                         10g

                                        Chế bán hạ                       10g

                                        Tử uyển                           10g

                                        Sơn thù nhục                   10g

                                        Trần bì                             06g

                                        Chích viễn chí                  06g

                                        Tuyền phục hoa               06g (gói lại)

                                        Thục mẫu lê                     30g (sắc trước)

                                        Ma hoàng                        02g

                                        Quế chi                            02g

                                        Phòng phong                   02g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng:  Đã trị 7 ca từ 6 tháng đến hơn 1 năm, kết quả rất tốt. Đa số bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính hơn 10 năm lại kèm chứng phế khí thũng, nghiên thuốc lá lẫn rượu, mỗi lần mùa đông tới là lên cơn ho, khạc đàm trắng, thở ngắn, tức ngực, ngủ không yên giấc. Sau khi cho uống bài thuốc trên đây 30 thang, liền bỏ bớt vị Ma hoằng và Quế chi. Cho uống liên tục trên dưới 1 năm, sức khoẻ hồi phục như cũ.

Bài số 9: Viêm phế quản mãn tính kèm Phế khí thủng.

- Biện chứng đông y: Trung tiêu dương hư, tỳ mất chức năng kiện vận, khí không hoá thuỷ, thấp tụ thành đàm nghịch lên thành ho suyễn.

- Pháp trị: Ôn dương khứ thấp hóa đàm.

- Bài thuốc: “Gia vị ty ẩm thang”

- Công thức:

                              Bạch truật (sao)               15g

                              Can khương                     10g

                              Quế chi                            06g

                              Chích cam thảo                06g

                              Phục linh                         20g

                              Quất hồng bì                    10g

                              Chế hậu phác                   10g

Đình lịch tử                     10g

Tử tô tử                           10g

Sắc uống ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng:Bà Tô Tuyết Lan 47 tuổi, bị ho suyễn đã trên 7 năm, cứ đến mùa đông và mùa hè là bệnh nặng thêm. Gần đây bị ho kèm suyễn rất nặng, khó thở, không nằm ngửa được, ho khạc rất nhiều đàm dãi trắng, váng đầu, chóng mặt, tim đập hồi hộp. Sau khi uống bài thuốc trên 3 tháng thì ho suyễn giảm rõ nhưng cảm thấy nóng bức trong ngực, đổ mồ hôi trộm. Liền bỏ bớt vị Đình lịch tử và Tử tô tử, gia thêm Hoàng kỳ 15g, Bạch thược 10g, Hắc táo nhân 10g cho uống tiếp 6 thang nữa, các triệu chứng đều biến mất. Vẫn tiếp tục cho uống bài thuốc trên, có gia giảm, liên tục 1 tháng thì sức khỏe hồi phục.

Bài số 10: Nội thương khái thấu lâu năm biến thành Phế lao (lao phổi).

- Triệu chứng:  Ăn kém, thở hụt hơi, sốt nhẹ vào buổi chiều, ho khan họng ráo, tức ngực, khạc ra huyết.

- Nguyên nhân: Do “Âm hư hỏa vượng”. Nên dùng:

                              Bắc sa sâm                       15g

                              Đảng sâm                        30g

                              Thái tử sâm                      15g

                              Đông trùng hạ thảo          15g

                              Hoàng tinh                       30g

                              Bách bộ                           15g

                              Sinh địa                           15g

                              Chích khoản đông hoa     15g

                              Thục địa                          15g

                              Hoài sơn                          15g

                              Bạch cập                          15g

                              Thiên môn đông              15g

                              Xuyên bối mẫu                12g

                              Hạnh nhân                       10g

                              Ngũ vị tử                         10g

                              Quất lạc                           10g

                              Trắc bách diệp                 05g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài số 11:

- Triệu chứng: Phế lao ho khan, khi ho đau xốc cả ngực sườn, tâm phiền dễ cáu giận, trong đờm khạc ra có lẫn máu, mạch đi Huyền Sắc.

- Nguyên nhân: Bệnh thuộc âm hư Can vương, Phế Can Thận đồng suy.

Nên dùng:

                              Tiên hạc thảo                   30g

                              Ngọc trúc                         15g

                              Sinh địa                           15g

                              Tri mẫu                            15g

                              Miết giáp (chế)                15g

                              Sinh bạch thược               25g

                              Sơn từ cô                         15g

                              Hoàng cầm                      10g

                              Xuyên bối mẫu                10g

                              Uất kim                            10g

                              Địa cốt bì                         10g

                              Thanh hao                       10g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Gia giảm:

- Ngực sườn đau, ho bị sặc, gia Trúc như 15g. Quất lạc 10g, Xuyên huyện tử 10g, Diên hồ sách 10g.

- Tâm phiền hay cáu giận, gia Linh dương giác 10g. Hổ phách phấn 10g.

- Trong đờm có lẫn huyết hoặc thổ huyết, bỏ Thanh hao, Miết giáp; gia Sinh thạch cao 20g, Bách  bộ 30g, Tam thất phấn 03g.

- Khái huyết, thổ huyết đột ngột, gia Sinh long cốt 30g, Sinh mẫu lệ 30g, Qui bản 15g.

- Lưng đùi đau mỏi, gia Câu kỷ tử 12g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng (sao) 12g.

Bài số 12: Viêm phế quản phổi.

- Biện chứng Đông y: Phong nhiệt phạm thế, phế táo phát nhiệt.

- Pháp trị: Thanh nhiệt chỉ khái.

Bài thuốc: “Tiên phong ngân cúc thang”

- Công thức:

                              Tiên bang (trai tươi)                   07 con

                              Kim ngân hoa                            20g

                              Cam cúc hoa                              20g

          Cách làm và dùng: Tiên bang là con trai còn sống (loại nghêu sờ cho ngọc trai), chọn thứ vỏ mỏng, màu vàng, to béo, đặt nướng trên than hồng. Khi trai vừa hé miệng, chưa chảy nước, liền rót nước ra 1 cái chén. Kim ngân hoa, Cúc hoa, đem sắc đặc, lấy độ nửa chén nước rồi trộn chung với nước trai. Uống nguội, ngày 1 thang.

          Hiệu quả lâm sàng:Ngô Thị Nữ 50 tuổi, 10 năm trước bị sốt ho, đau ngực, nhức đầu. Được một bệnh viện chẩn đoán “Viêm phế quản phổi”, cho uống thuốc Tây chỉ giảm đau ngực, nhức đầu, riêng sốt, ho, đàm vàng đặc thì không giảm. Người bệnh rất khát nước, biếng ăn, môi và lưỡi đều đỏ, rêu lưỡi vàng, gầy mòn, buồn ngủ, sáu mạch đều đi tế sắc vô lực

          Chẩn đoán do “Phong nhiệt phạm phế”, cho uống “Tiên phong ngân cúc thang” chỉ 1 thang thì các triệu chứng giảm quá nửa, tinh thần phấn chấn, cảm thấy đói, thèm ăn. Cho uống tiếp 2 thang nữa bệnh khỏi hoàn toàn.

          Bàn luận:Bài “Tiên phong ngân cúc thang” có hiệu quả trong các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, tử thời cảm mạo có sốt. Rất nhiều người có cảm giác như phổi và cổ họng được suối ngọt tươi mát ngay sau khi uống hết thang đầu tiên.

Bài sô 13: Khái huyết(Ho khạc ra máu).

- Biện chứng Đông y:  Âm hư hỏa vượng.

- Pháp trị: Dục âm như can, thanh tâm túc phế.

- Bài thuốc: Gia vị dục âm chỉ huyết thang”.

- Công thức:

                              Bắc sa sâm                       10g

                              Xuyên luyện tử (sao)       10g

                              Sinh mẫu lệ                      10g

                              Câu đằng                         10g

                              Địa du                              10g

                              Hòe hoa                           10g

                              Sinh địa                           12g

                              Sinh bạch truật                 12g

                              Hải phù thạch                  15g

                              Thanh long xỉ                  15g

                              Bạch cập                          15g

                              Nữ trinh tử                       25g

                              Tiên hạc thảo                   60g

                              Xuyên bối mẫu                06g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng:Lý Tuấn Nho 30 tuổi, thể chất vốn yếu đuối lại hay ho, bị nội trĩ, táo bón kinh niên. Nhân khi lao động gắng sức, cảm thấy mệt đột ngột, trên ói ra máu tươi từng ngụm, dưới đi tiểu lỏng có lẫn ít máu, váng đầu, lưỡi đỏ, tim đập hồi hộp, phải chở đi cấp cứu.

          Khám diện chẩn thấy lưỡi đỏ, rêu ít, mạch đi tế sắc. Chẩn đoán bệnh do “Âm hue dương can, tâm hỏa thiên thịnh”. Cho uống bài “Gia vị dục âm chỉ huyết thang” 1 tuần lễ, hiện tượng ói ra máu và đi tiêu ra máu ngừng hẳn, chỉ còn lẫn chút ít trong đàm. Lúc này người bệnh cảm thấy bụng chướng, ăn ngủ kém, rêu lưỡi chuyển màu trắng nhạt, mạch đi huyền hoãn. Bài thuốc đổi lại như sau:

                              Địa du                    10g

                              Hòe hoa                 10g

                              Bạch truật              12g

                              Hải phù thạch        15g

                              Bạch cập                15g

                              Tiên hạc thảo         60g

                              Xuyên bối mẫu      06g

                              Hắc táo nhân          25g

                              Hoắc dương           25g

                              Dạ giao đằng         25g

                              Đảng sâm              25g

                              Sinh hoàng kỳ       25g

                              Can địa hoàng        10g

                              Kê nội kim             10g

                              Hạnh nhân             10g

                              Phục thần               12g

                              Chế hậu phác         06g

                              Bạch đậu khấu       06g

Cho uống tiếp 06 thang nữa, máu trong đàm ngưng hẳn, hết ho, bệnh lui.

 

Bài số 14: Giãn phế quản khạc ra máu.

- Bệnh chứng đông y: Do âm hư phế nhiệt

- Pháp trị: Dưỡng âm thanh phế lợi hạc

- Bài thuốc: “Khái suyễn chỉ huyết thang”

- Công thức:

Công lao diệp                  5g

Tiên hạc thảo                   5g

Bách bộ                           5g

Bách hợp                         0g

Thiên môn đông              5g

Sa sâm                             0g

Nhuỵ thạch hoa               0g (nung)

Bạch cập                          5g

Thu thạch                        0g

Tam thất phấn        08g (chia làm 3 lần uống với thuốc sắc)

Sắc uống ngày 1 thang

- Hiệu quả lâm sàng:Võ Văn Mạnh 56 tuổi, có tiền sử do bị ho hen nhiều năm, gần đây do bị cảm và làm việc quá sức làm bệnh thêm nặng, ho trong đàm có lẫn máu. Được một bệnh viện khám, chẩn đoán là giãn phế quản, cho nằm nằm điều trị bằng nhiều thuốc kháng sinh nhưng không thấy chuyển biến. Nay do hen càng nhiều, không nằm thẳng được, trong đàm có máu, táo bón, nưúơc tiểu đỏ. Khám thấy mặt vàng hơi đỏ, phù nhẹ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng trắng mà khô, mạch đi huyền sác, thân nhiệt 37,7 độ C. Đây thuộc dạng âm hư, tỳ phế nhiệt sinh khạc máu.

          Sau khi cho uống “Khái suyễn chỉ huyết thang” 4 thang, ho đàm hết máu nhưng vẫn còn ho, họng khô, lưỡi khô, mạch đi trầm sác. Tiếp tục dùng phương trên, gia thêm:

                              Huyền sâm                       50g

                              Quất lạc                           20g

                              Bạch quả                          15g

                              Hải phù thạch                  15g

          Cho uống tiếp 2 thang, các triệu chứng đều giảm mạnh, tinh thần tươi tỉnh, chỉ còn thở ngắn, mạch chuyển tế sác. Liền đổi qua pháp “ích khí dưỡng âm” bằng thang:

                              Thục địa                          50g

                              Sinh địa                           50g

                              Thiên môn đông              30g

                              Mạch môn đông              30g

                              Bắc sa sâm                       15g

                              Bạch bì sâm                     15g

                              Xuyên bối mẫu                15g

                              Bạch chỉ                           20g

                              Hoa nhụy thạch               15g

                              Bạch cập                          15g

                              Công lao diệp                  20g

                              Tiên hạc thảo                   30g

                              Bách bộ                           15g

Uống 2 thang, các chứng còn lại đều mất, bệnh nhân ăn ngủ thoải mái, cho xuất viện.

Bàn luận: Phế chủ giáng khí, Thận chủ nạp khí, khi phế mất chức năng thăng giáng, Thận suy không nạp được khí thì ho mới phát khởi là lẽ đương nhiên. Còn tỳ chủ kiện vận, nay cũng mất chức năng, thuỷ thấp không hoá đwocj thì tụ lại mà sinh đàm. Ho hen phạm đến phế âm, âm làm thương tổn kinh lạc nên khạc ra máu, họng đau, sườn đau là những triệu chứng thường gặp. Cuối cùng sử phương “ích khí dưỡng âm” mới thu được thành công trọn vẹn.

Bài số 15: Giãn phế quản khạc ra máu

- Bệnh chứng đông y: khái nghịch thương phế

- Pháp trị: tư âm thu liễm, giáng nghịch chí huyết

- Bài thuốc: “Bình khái chỉ huyết tán”

- Công thức:

                              Đại giả thạch                    12g

                              Tuyền phục hoa               06g

                              Chế bán hạ                       06g

                              Tử uyển                           06g

                              Khoản đông hoa              12g

                              Tiền hồ                            06g

                              Ma hoàng                        06g

                              Sinh thạch cao                 06g

                              Hạnh nhân                       06g

                              Mạch môn đông              12g

                              Mã đâu linh                     12g

                              Tang bạch bì                    06g

                              Bạch mao căn                  06g

                              A giao                              06g

                              Ngẫu tiết                          06g (ngó sen tươi)

                              Mễ xác (gạo cũ)               06g

                              Ngũ vị tử                         03g

Cách làm và dùng:tất cả đêm xay và hay nghiền bột mịn. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 06g với nước lọc vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.

Hiệu quả lâm sàng:Lê Thị Hồng 61 tuổi, có tiền sử ho khạc ra máu, một bệnh viện chẩn đoán do giãn phế quản. Sau khi uống “Bình khái chỉ huyết tán”, bệnh khỏi hoàn toàn. Theo dõi 10 năm vẫn không thấy tái phát. Thử ứng dụng cho nhiều ca bệnh cũng khạc ra máu do giãn Phế quản thảy đều có kết quả rất tốt.

Bài số 16: Giãn phế quản khạc ra máu.

-Biện chứng Đông Y: Phế táo, Can hoả vượng, bức huyết vọng hành.

-Pháp trị: Bình can thanh phế, sinh lạc chỉ huyết.

-Bài thuốc: “Phức phương thanh phế chỉ lạc thang”.

-Công thức:

                    Tang diệp              10g

                    Tang bạch bì          10g

                    Địa cốt bì               15g

                    Cam thảo               10g

                    Sinh địa                 15g

                    Đại du                    15g

                    Tỳ bà diệp              12g

                    Chích tử uyển        15g

                    Hoàng cầm            10g

                    Đại cáp tán             15g

Sắc uống ngày 1 thang.

          -Hiệu quả lâm sàng:Châu Thị Mai 26 tuổi, có tiền sử ho khạc ra máu, được một bệnh viện chẩn đoán khạc máu do “giãn phế quản”. Mấy ngày gần đây bệnh nhân ho và thấy trong đàm có lẫn máu, sắc máu đỏ tươi xen lẫn đỏ tía, đau ngực, sườn căng, tính tình nóng nảy, lưng đau ê ẩm, kinh nguyệt đến sớm, trước kinh đau bụng, họng khô, khát nước, rêu lưỡi mỏng bẩn, mạch đi huyền-tế-sác.

          Sau khi uống 6 thang “Phức phương thanh phế chỉ lạc thang”, đàm bớt máu nhưng các triệu chứng khác vẫn còn. Dùng nguyên phương, gia thêm Uất kim 10g, cho uống tiếp 6 thang nữa hết hẳn khạc máu nhưng ngực vẫn còn khó chịu. Liền bỏ Hoàng cầm, Đại cáp tán, thêm Chỉ xác 10g, cho uống 6 thang nữa bệnh khỏi hoàn toàn.

          Bàn luận:Bệnh giãn phế quản khạc máu liên miên lại có hiện tượng tức ngực, sườn căng, họng khô, lưng đau ê ẩm là do Phế âm hư mà Can hoả vượng, “Phế thận đồng suy”. Dùng Tang Diệp, Tang bạch bì, Địa cốt bì, Cam thảo là nhầm thanh phế, Đại cáp tán để bình Can, Tỳ bà diệp, Tử uyển, Hoàng cầm, Địa du để túc Phế thanh nhiệt chỉ huyết. Dùng Sinh địa để tư Thận lương huyết để cầm máu dần dần. Dùng Uất kim, chỉ xác là để sơ Can giải uất nên bài thuốc đạt được kết quả như ý.

          Bài số 17: Giãn Phế quản khạc máu nặng (Thổ huyết).

          -Biện chứng Đông y: Thận tinh hư, Thuỷ không hàm Mộc, Mộc hoả phạt Kim làm Phế lạc tổn thương gây khạc (thổ) huyết.

          -Pháp trị: ích khí dưỡng âm, tư thuỷ hàm mộc.

          -Bài thuốc: “Chỉ khoáng cao”.

          -Công thức:

                                        Bắc sa sâm                       120g

                                        Thục địa                          240g

                                        Qui bản                            120g

                                        Bắc câu kỷ tử                   120g

                                        Thiên môn đông              60g

                                        Mạch môn đông              60g

                                        Ngũ vị tử                         50g

                                        Sinh địa                           60g

                                        Bạch truật (sao)               50g

                                        Phục thần                         60g

                                        Chích viễn chí                  50g

                                        Hắc táo nhân                    40g

                                        Đông trùng hạ thảo          60g

                                        Hạ khô thảo                     60g

                                        Xuyên bối mẫu                60g

                                        Đương qui thân               60g

                                        Ngân sài hồ                     50g

                                        Xuyên hoàng liên            30g

                                        Xuyên luyện tử nhục       35g

                                        Tử đan sâm                      50g

                                        Cam thảo                         25g

          Cách làm: nấu 2 vị thuốc với một lượng  nước vừa phải trên ngọn lửa nhỏ, gạn lấy 2 lần nước thuốc, sau đó gia thêm ít mật ong và đường phèn (không quá ngọt) cô thành cao mềm, cất vào lọ dùng dần.

          Cách dùng: ngày uống 3 lần, sáng trưa tối, mỗi lần 10-15g với nước ấm.

          Hiệu quả lâm sàng:Lê Tấn Tài 36 tuổi, có tiền sử ho khạc ra máu hơn 5 năm không dứt, đã từng nằm bệnh viện điều trị nhưng chỉ ngưng tạm thời không hết hẳn. Gần đây bỗng dưng ho khạc ra máu hằng bụm tay, một bệnh viện chẩn đoán do giãn Phế quản. Khám thấy bệnh nhân yếu mệt, mặt mày ủ rũ, lưỡi hơi đỏ, ít rêu, mạch tế. Sau khi cho uống một liều “Chỉ khoáng cao” thì hết khạc máu, các chứng khác cũng hết. Dặn bệnh nhân mỗi năm gần tới mùa Đông chịu khó uống một liều thuốc và liên tiếp trải qua 3 mùa Đông sức khoẻ vẫn tốt, sinh lực dồi dào, kết quả mỹ mãn.

          Bàn luận: bài thuốc “Chỉ khoáng cao”, ngoài chủ trị chứng khạc ra máu, còn trị được chứng Phế lao thổ huyết (ói ra máu tươi). Đã ứng dụng cho 20 bệnh nhân vừa ho khạc ra máu vừa bị bệnh lao thổ huyết đều hiệu nghiệm như nhau. Tuy nhiên, sau khi điều chế, nhớ giữ thuốc trong tủ lạnh để ngừa thuốc hư hỏng.

                                                                                                                                                                                                                                                     

Bài số 18: Giãn Phế quản khạc ra máu.

-Biện chứng đông y:Phế khí bất liễm,huyết theo khí thượng nghịch.

-Pháp trị: Dưỡng âm chỉ khái huyết.

-Bài thuốc: “Tuyền phụ đại giả thạch thang gia giảm”

-Công thức:

                    Tuyền phục hoa       10g

                    Đại giả thạch            30g

                    Bắc sa sâm               12g

                    Cam thảo                  05g

                    Bách bộ                    10g

                    Chích tử uyển           08g

                    Trắc bách diệp          20g

                    Tiên hạc thảo            15g

                    Bạch mao căn           15g

                    Bạch cập                  12g

Sắc uống ngày 1 thang.

 

  Gia giảm:Ho kịch liệt,gia ma hoàng 3-6g, Hạnh nhân 6-10g, Tử tô tử 6-10g.Trong đàm có lẫn mủ, gia Ngư tinh thảo 15-30g, Hoàng cầm 10-12g, Xuyên hoàng liên 3-6g.Khạc máu nhiều, gia Tam thất phấn 3-6g.Táo bón,gia sinh đại hoàng 10g.Qua lâu nhân 12-15g.Ăn kém ngon miệng, gia Sơn tra (sao) 10-12g,Cốc nha 10g,Mạch nha 15-30g.

  Hiệu quả lâm sàng: Đã trị 11 ca bệnh đều đạt kết quả tốt.Người dùng ít nhất 15 thang, nhiều nhất 40 thang, nói chung trong vòng 2-3 thang là bệnh giảm thấy rõ.

 

 

Bài số 19: Khí thũng phổi (giãn phế nan)

-Biện chứng đông y: Do đàm úng thịnh.

-Pháp trị: Phù chính khu tà,tiêu bản đồng trị.

-Bài thuốc: “Tam tử dưỡng thân gia vị than”

-Công thức:

                    Sinh hoài sơn           60g

                    Huyền sâm               30g

                    Tử tô tử                    10g

                    Bạch giới tử              10g

                    Lai phục tử               10g

Sắc uống ngày một thang.

  Hiệu quả lâm sàng:Cao Văn Tuấn, 67 tuổi, có tiền sử ho suyễn đã 8 năm, thường dùng thuốc aminophyllin để điều trị nhưng không dứt bệnh.Gần đây luôn thấy khó thở, xin chuyển qua đông y.

  Khám thấy bệnh nhân ho hen khó thở,ngực đầy đau tức, rất nhiều đàm dính lẫn bọt, váng đầu, mệt sức, miệng khô khát nhưng uống nước không nhiều,lưỡi dỏ ít rêu, mạch di tế sác. Cho chiếu X-ray vùng ngực thấy khí thũng phổi(giãn phế nang). Chuẩn đoán bệnh trạng do đàm nhiệt ẩn náu lâu ngày,Phế âm tổn hại.Âm hư tất sinh nội nhiệt, nhiệt thịnh nung dịch thành đàm, đàm làm tắt nghẽn khí đạo nên khí thượng nghịch thành ho suỹân.đây là hiện tượng chính khí suy mà tà khí thực, hư thực lẫn lộn, pháp trị ắt phải phù chính khu tà, trị cả gốc lẫn ngọn.

  Sau hki cho uống 3 thang “Tam tử dưỡng thân giavị”, các chứng giảm quá nửa. Cho uống thêm 3 thang nữa, ho suyễn không còn, sức khoẻ hồi phục gần như bình thường. Theo dõi hơn 3 năm vẫn không tái phát.

  Bàn luận:Bài thuốc có gia trị cao đối với người lớn tuổi thường bi ho hen đàm suyễn, khí nghịch khó thở. Đàm nhiều thì ngực tắt, khí trệ thì hoá hoả, đàm hoả vướng lấp khí đạo nên thở nặng hụt hơi.Dùng tô tử để giáng khí hoá đàm. Khị thuận đàm tiêu la hết ho, trị thực chứng, ở ngọn phế. Dùng Hoài sơn, tuy sắc trắng đi vào phế, nhưng vị lại ngọt nên nhập vào tỳ làm đậm chất dịch mà ích Thận, nên vừa bổ Phế Thận lại vừa bổ Tỳ Vị Tính của Hoài sơn vừa tư âm lại vừa lợi thấp, vừa hoạt nhuận lại vừa thu liễm, làm ngưng ho hết suyễn là lẽ đương nhiên. Lại dùng Huyền sâm, sắc đen, vị ngọt hơi đắng, tính lương nhiều dịch, vừa nuôi âm vưa giáng khí, nhập Phế để thanh táo nhiệt nên ho suyễn do Phế phải lui. Kinh nghiệm dùng Hoài sơn đi vơi Huyền sâm làm tăng khả năng khái định suyễn, thật là một bài thuốc hay.

 

 

Bài số 20: Khí thũng phổi(giãn phế nang)

-Biện chứng Đông y: Thận không nạp khí sinh ho suyễn.

-Pháp trị:cố thận chỉ khái định suyễn.

-Bài thuốc: “ Quế chi long mẫu thang gia giảm”

-Công thức:

                    Long cốt                   20g(sắc trước)

                    Sinh mẫu lệ              30g(sắc trước)

                    Đại giả thạch            30g(sắc trước)

                    Chích tô tử               10g(bọc trong túi vải)

                    Trầm hương             03g(cho vào sau)

                    Quế chi                    03g

                    Bạch thược(sao rượu)      10g

                    Đương qui                10g

                    Ngũ vị tử                  05g

                    Mạch môn đông       10g

                    Thái tử sâm              15g

Sắc uống ngày 1 thang.

  Gia giảm:Nếu sạch luỡi, họng khô, đàm có lẫn máu thì bỏ vị Quế chi, gia thêm Bắc sa sâm 15g, Thạch hộc 12g. Nếu ho có đàm thì gia thêm Khoản đông hoa 10g, Bách bộ 15g, Chích tử uyển 5g. Nếu rêu lưỡi cáu bẩn thì gia thêm Trần bì 5g, Chế bán hạ 8g Phục linh 12g, Cam thảo 3g.Sau khi cơ thể ổn định, gia thêm Hoài sơn 20g, Đông trùng hạ thảo 3-5g để điều bổ thì càng mau lợi sức.

  Hiệu quả lâm sàng: Nguyễn Văn Chúc 60 tuổi, về chiều hay ho, thở gấp, tim đập mạnh, sợ lạnh, đầu choáng, tức ngực, cảm thấy hư hoả bốc phà lên mặt, nửa đêm lợm giọng vì khí trào lên dạ dày, lưỡi hồng nhạt, mạch di huyền hư. Chiếu X-ray thấy khí thũng phổi (giãn phế nang), viêm màng phổi trái, lao phổi thời kì I-II.

   Sau khi cho uống 3 thang “Quế chi long mẫu thang gia giảm” bệnh nhân hết thở gấp, hết tức ngực, giảm sợ lạnh, ban đêm không còn hư hoả thượng xung, có thể nằm thẳng được, ăn ngủ khả quan hơn trước, Gĩư nguyên phương thang, gia thêm Hoàng kì 20g, Hoài sơn 15g, Bắc sa sâm 15g, Phục linh 12g, Ý dĩ nhân 20g, cho uống liền 20 thang, bệnh khỏi.

 

 

Bài số 21: Viêm phổi

-Biện chứng đông y: Đàm nhiệt thượng xung gây tổn thương phế lạc.

-Pháp trị: Thanh nhiệt tiêu độc, hoạt ứ tuyên phế.

-Bài thuốc: “Phức phương thanh độc hoạt ứ thang”

-Công thức:

                    Thiên lý quang         30g

                    Ngư tinh thảo           30g

                    Xuyên tâm liên         30g

                    Bạch hoa xà thảo      60g

                    Hổ trượng căn          20g

                    Hoàng cầm               15g

                    Mao đông thanh căn20g

                    Xích thược               18g

                    Đương qui vĩ            25g

                    Sinh địa                    25g

                    Xuyên khung           12g

                    Đào nhân                 12g

                    Cam thảo                  10g

        Sắc lấy 2 lần nước, tổng cộng độ 400ml, chia uống làm 4 lần, mỗi lần 100ml. Ngày uống 1 thang.

 

  Gia giảm:

-Nếu nhiệt thịnh làm thương tổn tân dịch, gia Mạch môn đông 15g, Thiên hoa phấn 15g, Bắc sa sâm 15g, Thạch hộc 12g.

-Nếu ngực căng tức khó chịu, gia Uất kim 10g, Diên hồ sách 10g.

-Nếu nhiều đàm màu vàng đặc, gi Qua lâu bì, Đông qua nhân 12g, Kiết cánh 10g.

-Nếu ho suyễn nhiều, gia Tang bạch bì 15g, Đình lịch tử 10g, Hạnh nhân 10g, Xa can 10g, Chích ma hoàng 6g.

-Nến ho đàm có máu, gia Bạch mao căn 30g, Tiên hạc thảo 30g.

-Nếu tiểu ít mà màu vàng đỏ thì gia Xa tiền tử 15g, Hoàng bá 12g.

-Cơ thể mệt mỏi, khí huyết suy kiệt, gia thêm Hoàng kì 15g, Đảng sâm 12g.

     Hiệu quả lâm sàng:Đã điều trị 20 ca viêm phổi đều khỏi bệnh. Ngoài ra, dùng bài thuốc này có gia giảm để trị 20 ca lao phổi cũng có kết quả rất tốt.Một trường hợp điển hình như sau:

     Vương Tấn Hùng 29 tuổi, phát bệnh đã 5 ngày, sốt cao, ho đàm khò khè, đàm có màu rỉ sắt, thở gấp, miệng khát, tiểu ít mà vàng, người bực bội không yên, chán ăn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch đi hồng-hoạt-sác. Xét nghiệm máu đếm bạch cầu 26,100/mm3, trung tính 91%. Chiếu X-ray chuẩn đoán viêm phổi.

     Đã dùng penicillin điều trị nhưng kết quả không hoàn hảo. Vì là đàm nhiệt thượng nghịch, nhiệt làm thương tổn phế lạc, phổi mất chức năng thanh tuyên, phải dùng pháp “thanh nhiệt tiêu độc, hoạt ứ tuyên phế” thì mới mong thay đổi tình hình. Sau khi cho uống 7 thang “Phúc phương thanh độc hoạt ứ thang” gia thêm Đông qua nhân 12g, Hạnh nhân 10g, Tang bạch bì 15g, Đình lịch tử 10g, Xa tiền tử 15g, Tiên hạc thảo(sao đen) 12g, chích ma hoàng 6g, Uất kim 10g. Mọi chứng tiêu tan, người khoẻ như chưa từng có bệnh.

 

Bài số 22: Viêm phổi

-Biện chứng Đông y: Phong ôn phạm phế, ứ nhiệt nội uẩn.

-Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết hoá ứ, khu đàm chỉ khái.

-Bài thuốc: “kế thái thang”.

-Công thức:

                    Áp chỉ thảo              60g(cỏ chân vịt)

                    Tiểu kế                     30g

                    Hổ trượng căn          30g

                    Bồ công anh             30g

                    Bình địa mộc            30g

                    Hoàng cầm               25g

                    Ngư tinh thảo           30g

                    Bại tương thảo          30g

     Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Những ca bệnh nặng, uống ngày 2 thang, chia làm 6 lần.

  Hiệu quả lâm sàng:Đã điều trị 59 ca viêm phổi gồm 39 nam, 20 nữ, tuổi từ 13-50, đều thuộc diện nội trú (nhập viện), Chỉ trong vòng 3 ngày, khỏi bệnh 52 ca (đạt 88%), 7 ca còn lại không giảm sốt phải đổi phương thang mới lành.

 

 

Bài số 23: Áp-xe (absces) phổi.

-Biện chứng Đông y: Ngoại cảm phong ôn tích độc,tà kết tập tại phế làm tổn thương huyết mạch, huyết bị hoả đốt sinh ung thối làm mủ.

-Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, khử đàm bài nùng (mủ)

-Bài thuốc: “thanh nhiệt bài nùng thang”

-Công thức:

                    Đông qua tử             30g

                    Kim ngân hoa           30g

                    Bồ công anh             30g

                    Sinh ý dĩ nhân          30g

                    Tiên lô căn               60g

                    Kiết cánh                  10g

                    Mẫu đơn bì               10g

                    Chỉ thực                   10g

                    Đình lịch tử              10g

                    Xuyên bối mẫu         10g (tán bột uống với nước thuốc)

                    Đào nhân                 10g

                    Tử tô tử                    10g

                    Hoàng cầm               15g

     Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần.

 

     Hiệu quả lâm sàng: Lê Chí Thọ 45 tuổi, sốt cao, ho nôn ra đàm có lẩn mủ, mùi hôi thối, ngực đau, thở gấp, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch di hoạt sác hữu lực. chẩn đoán Phế ung (áp-xe phổi). Cho uống bài “Thanh nhiệt bài nùng thang” liên tiếp 2 tháng, các chứng đều giảm, chỉ có đàm là có mùi hôi. Giữ nguyên phương cho uống thêm 5 thang nữa, đàm tiêu, hết mùi thối, khỏi bệnh.

     Bàn luận: Điều trị bệnh phế ung (áp-xe phổi), trước hết phải nhận rõ hư thực. Nếu đột nhiên bị sôt cao, ho đàm dính mà thối, ngực đau, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch đi hoạt sác hữu lực thì đúng là thực chứng. Pháp trị “cấp tắc trị kỳ tiêu” (lúc khẩn cấp nên trị triệu chứng, trị ngọn), tức thanh phế nhiệt và bài nùng là chủ yếu, dùng lượng thuốc phải nhiều mới có hiệu quả. Khi bệnh đã lâu, mủ đình tích đầy trong phổi, thì phải dùng pháp “hoạt huyết bài nùng, thanh nhiệt giải độc” để bảo toàn phế khí, tái tạo tân dịch mới khỏi bệnh.

 

Bài số 24: Áp-xe (absces) phổi.

-Biện chứng đông y: Phong nhiệt phạm phế, nhiệt đốt tân dịch thành đàm, đàm nhiệt ngăn lấp phế lạc gây thương tổn thành mủ.

-Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, khu đàm bài nùng (tiêu mủ)

-Bài thuốc: “Vĩ kinh thang hiệp Kiết cámh thang gia giảm”.

-Công thức:

                    Vĩ căn                      50g

                    Kiết cánh                  50g

                    Đông qua nhân        50g

                    Ngư tinh thảo           50g

                    Sinh ý dĩ nhân          25g

                    Kim ngân hoa           25g

                    Qua lâu nhân            25g

                    Hoàng cầm               25g

                    Cam thảo                  25g

                    Liên kiều                  20g

     Sắc uống ngày 1 thang. Bài này đã trị 11 ca ép-xe phổi đều khỏi bệnh trong vòng 2 tháng.

 

Bài số 25: Áp-xe (abscess) phổi.

-Biện chứng đông y: Tà nhiệt ẩn lâu ngày không tan, phổi bị nhiểm thành mủ.

-Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, khử đàm bài nùng (trừ mủ).

-Bài thuốc: “phức phương ngư cát thang”.

-Công thức:

                    Ngư tinh thảo           30g

                    Kim ngân hoa           30g

                    Đông qua nhân        30g

                    Sinh ý dĩ nhân          30g

                    Kiết cánh                  15g

                    Hoàng cầm               10g

                    Đào nhân                 10g

                    Triết bối mẫu            10g

                    Cam thảo                  05g

     Sắc uống ngày một thang, bệnh nặng có thể uống ngày 2 thang.

     Gia giảm:Nếu nhiệt nặng, gia thêm Hoàng liên 10g. Nếu chính khí suy, gia thêm Hoàng kì 15g, Đảng sâm 15g.

     Hiệu quả lâm sàng: Đã điều trị 40 ca áp-xe phổi, tỉ lệ lành bệnh đạt 97%.

 

Bài số 26: Áp-xe (absces) phổi

-Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn, nhiệt độc thương phế.

-Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ đàm khử ứ.

-Bài thuốc: “sinh hoàng đậu tương”.

-Công thức:

                    Hoàng đậu (đạu nành)     500g

     Cách làm: Đậu nanh rửa sạch, ngâm vào nước ấm cho nở ra, xay nhuyễn với nước, lọc bỏ bã là được sữa đậu nành sống.

     Cách dùng:Ngày uống 3 lần, mỗi lần 300ml. Uống liên tục đến khi sợ nước đậu nành thì thôi.

     Hiệu quả lâm sàng:Trần Văn Lực 58 tuổi, ho khạc đàm gần nửa năm, ngực bức bối khó chịu, lúc đầu sốt lạnh, sườn đau, mỗi lần ho là đau ngực không chịu nổi, có lúc khạc ra một lượng lớn máu lẫn mủ, mùi rất thối, cơ thể gầy gò, khô họng, lưỡi vàng bẩn, mạch đi hoạt sác.

     Bảo người bệnh nhai đậu nành sống để chuẩn đoán thì bệnh nhân cho biết miệng có vị thơm ngọt. Cho uống sinh hoàng đậu tương (sữa đậu nành sống) hơn 10 ngày thì mủ giảm mạnh, giảm sốt ăn khá hơn. Cho uống luôn 20 ngày, bệnh nhân cảm thấy sữa đậu nành có vị tanh không nuốt nổi nửa nên ngưng uống, bệnh khỏi.

     Bàn luận:Đậu nành sống là một bài thuốc tuy đơn giản nhưng có công hiệu cao trong bệnh áp-xe phổi, đặc biệt vào thời kì nung mủ thì sốt cao, khi vỡ mủ thì thân nhiệt hạ xuống bình thường nhưng khạc ra nhiều máu mủ hôi thối, Sữa đậu nành sống có tác dụng thanh nhiệt, khử đàm, giải độc, tống mủ ra ngoài, cầm máu sinh cơ, bổ phế phù chính.

     Trên lâm sàng,dùng đậu nành sống nhai nuốt là phương tiện chẩn đoán bệnh rất chính xác. Nếu bệnh nhân cảm thấy đậu nành sống có vị thơm ngọt hay ngọt thì hầu hết mắc bệnh áp-xe phổi, còn cảm thấy vị tanh hôi thì đa số không phải bệnh áp-xe phổi, Điều này chưa được khoa học chứng minh nhưng có giá trị gần như tuyệt đối. Ngoài ra, dùng ngư tinh thảo (rau dấp cá), có vị tanh như đậu nành, trị áp-xe phổi cũng đạt kết quả tương tự. Các nhà nghiên cứu còn chưa hiểu tác dụng bài nùng (khử mủ) là do vị tanh của cá hay do hoạt chất nào khác.

Bài số 27: Áp-xe (abscess) phổi.

-Biện chứng đông y:Nhiệt độc gây tổn thương huyết mạch, nhiệt ứ thành ung, huyết bại thành mủ.

-Pháp trị: Dưỡng âm thanh phế, hoá ứ bài nùng.

-Bài thuốc: “Bách hợp bạch cập trư nhục thang

-Công thức:

                    Bách hợp                  120g

                    Bạch cập                  60g

                    Thịt heo nạt (lượng vừa đủ)

     Cách làm và dùng: Trước hết, xay hay giã 2 vị thuốc thành bột mịn. Mỗi lần dùng 06g bột thuốc quết với một miếng thịt heo nạt cho nhuyễn rồi hoà thêm ít nước vào trộn đều như hồ đặc, đem chưng cách thuỷ. Ăn mỗi ngày 1 lần.

     Hiệu quả lâm sàng:Lê Xuân Nhân 25 tuổi. Cách đây 1 năm bắt đầu ho, thở nhanh gầy ốm. Máy tháng sau bỗng ho khạc cả máu lẫn mủ, mùi tanh gớm, ngực đau, sốt về chiều, ban đêm ngủ đổ mồ hôi trộm, miệng khô, họng ráo, mạch đi hoạt.

     Sau khi cho ăn “bách hợp bạch  cập trư nhục thang” hơn 2 tháng, dứt hẳn khạc ra máu mủ, sốt cũng lui, chỉ còn thấy đau ngực, thỉnh thoảng ho, ăn kém. Liền đổi qua bài “tứ vị thang” gồm đảng sâm 30g, bạch truật (sao cám) 15g, Phục linh 15g, Chích cam thảo  06g, gia thêm Hoàng kì 20g để bổ dưỡng Phế khí. Uống 6 thang thì khỏi bệnh.

     Bàn luận: Bài thuốc dùng Bách hợp để dưỡng âm thanh phế, Bạch cập để chỉ huyết tiêu viêm trừ mủ sinh cơ, Trư nhục là để bổ dưỡng phù chính.

 

Bài số 28: Viêm màng phổi tràn dịch.

-Biện chứng đông y: Phế hư phục cảm ngoại tà, nước đình tích trong phổi.

-Pháp trị: Lý phế thanh nhiệt, lợi khí khử đàm.

-Bài thuốc: “ Tiểu sài hồ thang gia giảm”

-Công thức:

                    Sài hồ                       15g

                    Huyền sâm               15g

                    Chế bán hạ               15g

                    Qua lâu nhân            25g

                    Chỉ xác                     15g

                    Trần bì                     15g

                    Tang bạch bì            15g

                    Bạch giới tử              10g

                    Cam thảo                  05g

     Sắc uống ngày 1 thang, sắc 2 nước chia làm 3 lần uống trong lúc bụng đói.

     Hiệu quả lâm sàng:Vương Thị Nữ 46 tuổi, cho biết đã từng có triệu chứng tức ngực, khó thở, ban đêm nặng hơn ban ngày, nằm nghiêng bên trái cảm thấy tức muốn nghẹt thở. Khám ở một bệnh viện, chẩn đoán bị viêm màng phổi, dùng penicillin và streptomycin điều trị nhưng không thấy kết quả. Bệnh nhân tức ngực, thở mệt như bị nghẹt, chán ăn, táo bón, nước tiểu vàng, đầu nặng, chân tay nặng nề, rêu lưỡi trắng, mạch di huyền. Chiếu X-ray, xác định bệnh viêm màng phổi tràn dịch.

     Sau khi uống 3 thang “Tiểu sài hồ thang gia giảm”, cơn ho giảm, thở thông suốt. Cho uống liền 1 tháng, bệnh nhân tự thấy ngực nhẹ, thở sâu, mọi chứng đều lui. Chiếu X-ray kiểm tra thấy góc sườn hoành trái còn một ít dịch. Vẫn giữ bài thuốc cũ, cho uống tiếp một thang nữa, bệnh khỏi hoàn toàn.

 

Bài số 29: Bệnh xạ khuẩn phổi.

-Biện chứng đông y: Hoả độc uất bế, khí huyết ngưng trệ.

-Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, khai thông uất trệ.

-Bài thuốc: “Bồ công anh hợp thể”.

-Công thức:

Bài 1:

                    Bồ công anh             30g

                    Liên kiều                  20g

                    Kim ngân hoa           15g

                    Hoàng cầm               10g

                    Huyền sâm               10g

                    Sinh mẫu lệ              10g

                    Sinh địa                    10g

                    Kiết cánh                  06g

                    Sơn chi tử                 06g

                    Trúc diệp                  06g

                    Sài hồ                       05g

                    Bạc hà diệp              05g

                    Xích dược                05g

                    Cam thảo                  03g

                    Hoàng liên               02g

     Sắc uống ngày 1 thang.

 

Bài 2:

                    Hoàng kỳ                 15g

                    Bồ công anh             15g

                    Liên kiều                  12g

                    Kim ngân hoa           12g

                    Nhân sâm                 10g

                    Đương qui                10g

                    Quất hồng                10g

                    Sinh địa                    06g

                    Bạch truật                 06g

                    Phục linh                  06g

                    Hắc táo nhân            06g

                    Sinh mẫu lệ              06g

                    Kiết cánh                  06g

                    Cam thảo                  03g

     Sắc uống ngày 1 thang.

     Hiệu quả lâm sàng: Võ Thái Hùng 57 tuổi, trước hia ho đàm, thở ngắn, đau tức vùng ngực trái, khạc ra đàm đây bọt. Gần đây bỗng ho khạc đàm có dịch dầy mủ, ho khạc liên tục, vùng lưng nơi bả vai đau kịch liệt, tiếp theo vùng dưới nách trái và dưới vai trái xuất hiện mỗi chỗ 1 khối sưng, rất đau.

     X-ray thấy xoang phổi trái tràn dịch, rốn phổi trái có một mảng mờ. Xét nghiệm đàm dịch nhầy có mủ chưa tìm thấy trực khuẩn kháng acid. Lúc đầu cho dùng thuốc kháng lao và penicillin, khồi u sau nách trái mềm dần. Cho chọc dẫn lưu thấy trong nước mủ chảy ra có rất nhiều hạt diêm sinh. Tiếp sau đó khoảng 2 tuần, khối u ở trước náchtự vỡ mủ và trong mủ cũng thấy rất nhiều hạt diêm sinh.Dựa vào tình trạng bệnh đã xâm nhập phổi, chẩn đoán là nhiễm xạ khuẩn phổi. Cho dùng penicillin nhưng không thấy hiệu nghiệm liền chuyển sang đông y.

     Trước hết, cho uống “bồ công anh hợp tễ” bài 1, gần 1 tháng, giảm ho nhiều, đảm nhầy mủ chuyển sang dịch nhầy, nhọt mủ ở thành ngực chuyển biến tốt, thể lực tăng cao. Liền đổi sang bài 2, sức khoẻ hồi phục rất nhanh, mọi triệu chứng gần như biến mất. Tiếp tục cho uống bài 2 hơn 1 tháng nữa rồi tái khám, chiếu X-ray thấy phổi sạch, dịch nhầy đã hết, lỗ rò ở trước và sau nách đều khép miệng, lành bệnh.

 

Bài số 30: Chứng lắng đọng albumin bọt phổi.

-Biện chứng đông y: Khí hư hạ hãm, huyết ứ đường lạc, đàm trọc không hóa.

-Pháp trị: Bổ phế trục ứ hoá đàm.

-Đơn thuốc: “Thăng hãm thang gia vị”

-Công thức:

                    Sinh hoàng kì           25g

                    Sinh ý dĩ nhân          25g

                    Tử đan sâm              15g

                    Tri mẫu                    10g

                    Sài hồ                       10g

                    Kiết cánh                  10g

                    Đương qui                10g

                    Xuyên khung           10g

                    Tuyền phục hoa       10g(bỏ vào túi vải)

                    Hải phù thạch           10g(bỏ vào túi vải)

                    Đình lịch tử              10g

                    Tăng ma                   03g

     Sắc uống ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Trương Kính Nam 44 tuổi, có thời gian ho khạc đàm, đau ngực, khó thở phải vào bệnh viện cấp cứu. Nay bệnh lại tái phát nặng, ho đàm liên tục, ngạt thở phỉa đưa vào bệnh viện cấp cứu lần thứ 2. Nơi đây cho mở lồng ngực làm sinh thiết phổi, chẩn đoán là chứng “lắng đọng albumin bọt phổi”. Đã dùng heparin hoà trong nước muối  sinh lí phun sương siêu âm cho bệnh nhân hít vào; một mặt dung đông dược hoạt huyết hoá ứ điều trị luôn 6 tháng nhưng không thuyên giảm, xin chuyển qua đông y.

     Sau khi đông y hội chẩn, cho uống 6 thang “thăng hãm thang gia vị” kèm với hít thuốc phun sương siêu âm, thấy các triệu chứng giảm mạnh, ăn uống tăng lên, thở khoẻ, chỉ còn hiện tượng nhiều đàm. Gĩư nguyên bài thuốc, gia thêm hạnh nhân 12g, cho uống tiếp 30 thang, hết đàm, ăn nhiều, đi lại nhanh nhẹn, thở sâu hết mệt. Tập vận động, sau 2 tuần lễcó thể chạy bộ đến 3000 mét, bệnh lí coi như ổn định, cho xuất viện.

     Nhằm cũng cố sức khoẻ, cấp cho bệnh nhân thêm một thang thuốc mang về nhà sắc uống, theo dõi hơn 3 năm không thấy bệnh tái phát. Công thức bài thuốc sau đây:

                    Sinh hoàng kì           25g

                    Đông qua tử             30g

                    Đảng sâm                 15g

                    Tuyền phục hoa       15g(bỏ vào túi vải)

                    Đại cáp tán               10g(bỏ vào túi vải)

                    Tri mẫu                    10g

                    Kiết cánh                  10g

                    Sài hồ                       10g

                    Tử uyển                    10g

                    Hạnh nhân               10g

                    Bạch tiền                  10g

                    Thăng ma                 03g

     Sắc uống ngày 1 thang

 

Bài số 31: Tích huyết phổi (do chấn thương vùng ngực)

-Biện chứng đông y: Ngoại thương ứ huyết.

-Pháp trị: Hoạt huyết hành ứ.

-Bài thuốc: “Qua đế đào nhân hồng hoa thang”

-Công thức:

                    Đào nhân                 30g

                    Hồng hoa                 30g

                    Qua đế                     10g

     Sắc nước cho đặc uống.

Hiệu quả lâm sàng:Trần Minh Mẫn 18 tuổi, bị bạn dùng cây đánh trúng vùng ngực, đau nhứt khó thở, Hôm sau bệnh trầm trọng, ôm ngực vì đau, muốn tắt thở. Một bệnh viện khám thấy mạch đập trầm đứt quãng, gõ vùng phổi 2 bên đều có tiếng đục dày đặc, tiếng tim nhỏ yếu. Khám nhưng không điều trị, bệnh nhân phải tới bệnh viện đông y.

     Sau hội chẩn, biết rõ do ứ huyết trong phổi, liền cho uống ngay bài thuốc “ Qua đế đào nhân hồng hoa thang”, chỉ một thang bệnh nhân nôn ra hàng chén máu bầm đen.Bệnh khỏi.

     Bàn luận: Bài thuốc này xuất xứ ở Đài Loan, ghi trong sách “Trung Y dụng dược bí pháp kì nghiệm tập” với lời dẫn giải: “ Bệnh ứ huyết do chấn thương tuy nguy ngập vì muốn làm tiêu tán không phải dễ, nhưng nằm ở ngực thì có thể cho nôn ra, so với các pháp tiêu, hạ, châm cứu thì lợi hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn”. Đó là ý nghĩa của y thuật Đông phương.

     Dạy trị ho đàm xưa nay có nhiều sách nhiều thầy, thuốc trị ho đàm có nhiều loại nhiều phương, nhưng dựa trên lí luận và tính hiệu quả có lẽ không vị thầy thuốc cổ truyền nào giỏi hơn Phó Sơn tự Thanh Chủ, một danh y Trung Hoa sống vào triều đại vua Khang Hy, Nhà Thanh. Trong quyển sách “Nam Nữ Khoa” của Phó Thanh Chủ, ông giành trọn một chương nói về “Đàm Thấu” (ho đàm) với lời phê bình rất xác đáng.

     -“Cổ nhân lập ra phương pháp trị bệnh đàm đều là trị cái ngọn mà không hay trị cái gốc bệnh của đàm. Nào thuốc trị thượng tiêu đàm, Trung tiêu đàm, Hạ tiêu đàm, Cửu bệnh đàm, Tạm thời đàm nhưng thực ra không có thực hiệu”. Với kiến thức y học uyên bác, từng được vua Khang Hy nhà Thanh ban chiếu chỉ phong chức “Bác học hoành từ” nhưng nhất mực không nhận, Phó Thanh Chủ đưa ra bí quyết trị chứng khái thấu bbằng một câu nói độc đáo, đầy tính thuyết phục:

     -“Nay lập ra 3 phương gồm So bệnh đàm, Dĩ thành đàm và Cữ bệnh đàm để trị đàm. Tất cả các bệnh đàm đều không thể ra khỏi phạm vi ấy

     Nhận thấy y thuật quá hay, sử phương chính xác, đã từng ứng dụng cho hàng ngàn bệnh nhân điều trị có kết quả mĩ mãn suốt hơn 30 năm qua, nay xin chép lại nguyên chương các bài thuốc trị “Đàm Thấu” của danh y Phó Thanh Chủ nhầm tiếp tục bảo tồn di sản y học hiếm quý của nhân loại.

 

Bài số 1: “Sơ Bệnh Chi Đàm” (Bệnh đàm mới phát)

Cảm gió, ho, khạc mửa ra đàm nên dùng:

                    Trần bì                     10g

                    Chế bán hạ               10g

                    Thiên hoa phấn        10g

                    Phục linh                  10g

                    Tử tô tử                    10g

                    Cam thảo                  10g

     Sắc uống ngày một thang, uống 2 thang có thể tiêu hết đàm. Phương thuốc này trị đàm ở thượng tiêu (một trong Tam tiêu, là khối khí đạo vô hình nằm trên vùng Vị quản, chủ về dẫn khí). Đàm Thượng tiêu vốn gốc ở trong dạ dày chứ không phải ở phổi. Khi khử được cái đàm ở trong dạ dày rồi thì Phổi tự nhiên thanh hoà yên tĩnh. Phổi đã thanh hoà thì làm sao cái hoả có thể thựơng thăng được?

Ghi chú:Theo nguyên phương, mỗi vị thuốc bằng nhau 01 chỉ (tương đương 3-4g)nhưng xét rằng thời đại ngày nay con người đã quen dùng thuốc với liều cao, nên cần phải tăng liều lượng lên mới đủ sức tác dụng.

 

Bài số 2:  “Dĩ Bệnh Chi Đàm” (bệnh đàm đã hiện thành).

 Khi đã thành bệnh đàm rồi hẳn phải xem sắc đàm mà phân biệt. Đàm màu trắng là lúc hoả đang đốt cháy, còn đàm màu vàng là lúc hoả đang hạ. Lúc hoả đang đốt cháy thì nên dùng thuốc “hàn tương”, lúc hoả hạ xuống nên dùng thuốc “khử trục”. Nay chỉ dùng 1 phương dưới đây mà trị được cả 2:

                    Bạch truật(sao)         12g

                    Bạch giới tử(sao)      12g

                    Phục linh                  16g

                    Trần bì                     04g

                    Cam thảo                  04g

                    Chỉ xác                     02g

     Sắc uống ngày 1 thang. Nếu có hoả thì gia thêm Chi tử 04g, không có hoả thì bất tất phải gia. Phương thuốc này khứ thấp kiện Tỳ,trị bệnh đàm ở Trung tiêu (một trong Tam tiêu, là khí đạo nằm giữa vị quản lo việc nghiền chín đồ ăn thức uống, chủ về tiêu thực).

Lại có một phương tương dụng:

                    Bạch truật(sao)         20g

                    Phục linh                  20g

                    Ý dĩ nhân(sao)         20g

                    Ích trí nhân(bỏ vỏ)   12g

                    Thiên hoa phấn        08g

                    Trần bì                     04g

                    Nhân sâm                 02g

     Sắc uống ngày 1 thang. Nếu có hoả thì gia Hoàng cầm 04g, không có hoả thì gia Can khương 04g,Cam thảo 02g. Phương thuốc này khứ thấp kiện tỳ mà không háo khí, uống 2 thang đàm tự nhiên tiêu hết.

 

Bài số 3: “Cửu Bệnh Chi Đàm” (Bệnh đàm đã lâu)

Những người mắc bệnh đã lâu mà lắm đàm, nhất định không thể qui trách do “Tỳ thấp sinh đàm” mà chính vì “thận thuỷ khuy tởn”. Nếu không phải do Thận thuỷ tốc lên thành đàm thì cũng thận hoả bốc lên thành đàm. Vậy phải bổ thận (âm hoặc dương) để khử trục đàm theo bài thuốc sau đây:

                    Thục địa                   40g

                    Ý dĩ nhân(sao)         40g

                    Hoài sơn (sao)          20g

                    Sơn thù nhục(sao)    20g

                    Mạch môn (khú tâm)       20g

                    Khiếm thực (sao)      20g

                    Ngũ vị tử(sao)          12g

                    Phục linh                  12g

                    Ích trí nhân(bỏ vỏ)   08g

                    Xa tiền tử(sao)         04g

     Sắc uống ngày 1 thang.Phương thuốc này là thánh dược trị bệnh Thận thuỷ rẫy lên làm đàm. Nếu do Thạn hoả tốc lên làm dàm thì gia Nhục quế 04g để bổ Thận, khứ thấp mà hoá đàm. Đã dẫn nước vào được thận cung thì nước ấy biến thành chân tinh, chẳng bao giờ còn sinh đàm. Đây là phương trị đàm ở Hạ tiêu ( một trong Tam tiêu, vùng khí đạo nằm sát trên Bàng quang, chủ về bài tiết)

     Lại một phương trị đàm Hạ tiêu cũng rất hay, tức bài “lục vị đị hoàng thang” gia giảm:

                    Thục địa                   32g

                    Hoài sơn                   16g

                    Sơn thù nhục            16g

                    Phục linh                  12g

                    Trạch tả                    12g

                    Mẫu đơn bì               12g

                    Mạch môn(khứ tâm)16g

                    Ngũ vị tử                  08g

     Sắc uống ngày 1 thang. Nếu không có hoả, gia nhục quế 04g, Thục phụ tử 04g.

Có thể tăng số lượng mỗi vị lên để làm thuốc hoán, ngào với mật ong lams tể, mỗi hoàn nặng cỡ 12g, ngày nhai nuốt 2-3 lần, mỗi lần 1 hoàn.Trị bệnh những người tuổi còn trẻ mà chân Thuỷ thiếu, chân Hoả vượng làm ra gầy ốm, nóng hầm trong xương, đổ mồ hôi trộm, di tinh, đi cầu ra máu, tiểu nóng gắt, viêm đường tiểu, phụ nữ ra huyết trắng dầm dề, tiểu đục.

 

Bài số 4: “Trệ đàm” (đàm dính, khó khạc).

Trệ đàm là đàm dẻo, dính sít ở cổ họng khạc mãi khó ra. Đàm mà trệ là bởi khí trệ, nếu không bổ khí mà chỉ lo khử đàm thì chẳng bao giờ hét đàm. Nên dùng phương dược dưới đây:

                    Phục linh                  12g

                    Bạch truật (sao)        08g

                    Nhân sâm                 04g

                    Trần bì                     04g

                    Thiên hoa phấn        04g

                    Bạch giơi tử(sao)      04g

                    Tô tử(sao)                04g

                    Bạch đậu khấu nhân02 quả.

     Sắc uống ngày 1 thang.

 

Bài số 5: “Thấp đàm” (đàm lạnh)

Thấp đàm là loại màng nhầy, khi ho khạc ra ít đàm mà nhiều nhớt dãi, do thấp tích tụ lại. Pháp trị đàm loại này không thể chỉ khử thấp mà phải bổ khí trước rồi gia thêm vài thứ dược vị để hoá đàm thì mới có công hiệu.

                    Nhân sâm                 30g

                    Ý dĩ nhân(sao)         15g

                    Phục linh                  10g

                    Chế bản hạ               10g

                    Thần khúc                10g

                    Trần bì                     03g

                    Cam thảo                  03g

     Sắc uống ngày một thang.

     Ý nghĩa:Phương thuốc này dùng Thần khúc, nhiều người không hiểu bảo rằng Thần Khúc là vị tiêu thực làm sao mà hoá đàm cho được. Bởi không hiểu đàm mà đã kết tụ, dính chặt với nhau thì rất khó tiêu hoá, phải dùng Thần khúc để phát động thì đàm tích tụ sẽ khai khoát, tiếp theo có Trần Bì, Bán Hạ hiệp lực thì mới có thể thu công. Nhưng nếu chỉ dùng Trần bì, Bán hạ để tiêu đàm mà không dùng nhiều nhân sâm để bổ khí thì đàm cũng khó tiêu tán. Nay đã có nhân sâm trợ khí, lại có Ý dĩ, Phục linh để kiện Tỳ khứ Thấp thì lo gì không khứ trục được đàm.

 

Bài số 6: “Hàn Đàm” (đàm lạnh)

Hàn đàm là thứ đàm khi ho khạc ra thấy ít đàm, nhiều nhớt dãi như Thấp đàm nhưng lại tanh gớm. Những người Tỳ Vị hư hàn là bởi khí hư nên ho ra đàm nhớt tanh và lạnh, ắt phải dùngphương thuốc trị Thấp dàm vừa nêu trên mà gia thêm Nhục quế, Can khương là đúng lý. Bài thuốc như sau:

                    Nhân sâm                 30g

                    Ý dĩ nhân (sao)        15g

                    Phục linh                  10g

                    Chế bán hạ               10g

                    Thần khúc                10g

                    Trần bì                     03g

                    Cam thảo                  03g

                    Nhục quế                 10g

                    Can khương             02g

     Sắc uống ngày một thang.

 

Bài số 7: “Nhiệt Đàm” (đàm nóng ráo).

Nhiệt đàm là loại đàm nóng ráo mà chỉ có ở những người thể dương khí hư mới kết tụ thành hình. Nên dùng phương dược sau đây:

                    Đương quy               12g

                    Bạch thược               08g

                    Mạch môn đông       08g

                    Phục linh                  08g

                    Cam thảo(sao)          04g

                    Bạch giới tử              04g

                    Thiên hoa phấn        04g

                    Trần bì                     04g

                    Thần khúc                03g

     Sắc uống ngày một thang.

 

Bài số 8: “Lão Đàm” (Đàm lâu năm)

Lão đàm là thứ đàm tích tụ ở trong bụng lâu ngày, nhiều năm không sao tiêu hoá cho được. Chỉ có bài thuốc dưới đây mới có thể trục xuất nỗi lão đàm:

                    Bạch giới tử(sao)      12g

                    Sài hồ                       04g

                    Phục linh                  04g

                    Cam thảo                  04g

                    Trần bì                     04g

                    Mẫu đơn bì               04g

                    Thiên hoa phấn        04g

                    Bạch thược (sao)      04g

                    Ý dĩ nhân(sao)         04g

     Sắc uống ngày 1 thang.

Ý nghĩa:Phương thuốc này rất hay là nhờ dùng Bạch giới tử làm quân (đầu vị), Ýdĩ nhân, Bạch thược làm thần, Sài hồ, Thiên hoa phấn làm tá sứ để trị lão đàm. Đã nói là lão đàm, tức là thứ đàm tàng tích trong con người, chỗ nào cũng có đàm. Bởi vậy phải uống tới10 thang trở lên mới tiêu hoá được lão đàm.

 

Bài số 9: “Ngoan Đàm” (đàm đặc như keo).

Ngoan đàm là thứ đàm thường sẵn có mà đặc sít như keo, khạc mãi khó ra, luôn cảm thấy có vật gì vít lấp đầy trong cổ họng. Nên dùng:

                    Bạch truật(sao)         15g

                    Xuyên bối mẫu         10g

                    Chế bán hạ               10g

                    Phục linh                  10g

                    Thần khúc                06g

                    Cam thảo                  03g

                    Kiết cánh                  03g

                    Bạch phàn                03g

                    Tử uyển(sao)            03g

     Sắc uống ngày 1 thang.

Ý nghĩa:Phương thuốc này hay bởi Bán hạ, Bối mẫu dùng chung, Bán hạ thì táo đàm còn Bối mẫu thì thì nhuận đàm làm cho đàm dễ nong ra không còn chỗ nào để ẩn trốn, lại có Bạch phàn để tiêu huỷ  những khối đàm đã kết thành cục, Kiết cánh và tử uyển thì để khử tà, Cam thảo để điều trung, chắc chắn ngoan đàm sẽ mất.

 

Bài số 10: “Thuỷ Phiếm Vi Đàm” (nước ở thận tốc lên thành đàm).

  “Thuỷ” ở trong thận, hễ có “hoả” tương liên thì thuỷ bình hoà, nếu không có hoả tương liên thì thuỷ tốc lên, đó là lẽ thường. Những người ít dâm dục phóng đãng thì giữ gìn được thuỷ hoả, còn lạm dụng phòng dục quá độ thì chân thuỷ hao mòn, hoả cũng tiết đi, lâu ngày thuỷ hư và hoả cũng hư. Hoả đã hư thì thuỷ không còn chổ ẩn tàng ắt phải lan tràn và rẫy lên làm đàm. Vậy cái đàm nói ở đây là thận hoả hư mà Thận thuỷ rẫy lên làm đàm.

     Muốn đè nén thuỷ xuống, trước phải làm cho hoả ở dưới được ấm áp để Hoả giữ Thuỷ lại. Vậy phải bổ thận thuỷ cần gia thên thuốc “đại nhiệt” để bổ thận hoả. Một khi Hoả đủ ấm để ôn Thuỷ thì Thuỷ Hoả có cái đạo “ký tế” (sinh sản) nên Thuỷ bình hoà không con rẫy lên làm đàm nữa. Nên dùng:

                    Thục địa                   240g

                    Sơn thù nhục(sao)    15g

                    Nhục quế                 06g

                    Ngưu tất                   10g

                    Ngũ vị tử                  03g

     Sắc uống ngày 1 thang. Chỉ 1 thang đàm dẫn xuống, 2 thang đàm tự nhiên tan biến.

 

Bài số 11: “Trúng khí hựu trúng đàm” (Trúng khí và trúng đàm)

Trúng khí, trúng đàm, tuy nói 2 bệnh khác nhau nhưng thực tế chỉ có một bệnh trung khí. Bởi lẽ khí mà hư thì tự nhiên sinh ra nhiều đàm, còn đàm mà nhiều thì tất nhiên háo khí, tuy phân ra 2 mà thành 1. Nên dùng:

                    Nhân sâm                 30g

                    Cam thảo                  30g

                    Chế bán hạ               10g

                    Chế nam tinh            10g

                    Phục linh                  10g

                    Phụ tử                      03g

     Sắc uống ngày một thang.

     Ý nghĩa:Nhân sâm vốn là thần dược bổ khí đồng thời là thánh dược để tiêu đàm, Bán hạ  với Nam tinh tuy là diệu dược để trục đàm nhưng lại là chinh dược để trợ khí, còn phụ tử, Cam thảo một vị nhân một vị dũng giúp nhau chỉnh đốn thì khí và đàm không còn hỗn loạn.

 

Bài số 12: “Thấp thấu” (Bệnh ho thuộc Thấp)

Mùa thu cảm nhiễm Thấp khí mà sinh ho, nếu dùng nhiều loại Ô Mai, Túc Xác để liễm Thấp hẳn là không có công hiệu. Nên dùng:

                    Bạch truật                 10g

                    Kiết cánh                  05g

                    Chỉ xác                     05g

                    Cam thảo                  05g

                    Đương quy               05g

                    Trần bì                     05g

     Sắc uống ngày một thang. Uống 3 thang là lành bệnh. Nếu mùa đông cảm hàn khí mà ho cũng đều do cảm thấp khí từ mùa thu, hà tất phải cố chấp đông nguyệt thụ hàn tà.

 

Bài số 13: “Cửu thấu” (Bệnh ho đã lâu)

Bệnh ho lâu năm nên dùng:

                    Nhân sâm                 15g

                    Hắc táo nhân            10g

                    Bạch thược(sao)       06g

                    Ngũ vị tử                  03g

                    Bạch giới tử(sao)      03g

                    Ích trí nhân(bỏ vỏ)   02g

     Sắc uống ngày 1 thang. Uống 2 thang rồi chuyển qua uống “ Lục vị địa hoàng thang” gồm các vị:

                    Thục địa                   30g

                    Hoài sơn                   16g

                    Sơn thù nhục            16g

                    Phục linh                  12g

                    Trạch tả                    12g

                    Mẫu đơn bì               12g

     Sắc uống ngày 1 thang.

Ngoài ra, còn có 2 phương dược trị bệnh “Cửu thấu” rất hay sau đây:

 

Bài 14: Ho lâu ngày.

                    Xuyên bối mẫu         120g         

                    Qua lâu nhân            20g (bỏ vỏ, sao hết dầu)

                    Ô mai                       20g (bỏ hột, sao khô)

                    Hồ đào nhân            08g (giã nát, sao hết dầu)

                    Nhâm sâm                04g (tẩm nước đồng tiện, sấy khô)

                    Ngũ vị tử                  04g (tẩm rượu, sao khô)

                    Hàn thuỷ thạch         04g (lấy lửa đốt cho chín)

                    Hạnh nhân               04g (bỏ vỏ, sao khô)

                    Bằng sa                    04g (lấy lửa phi chín)

     Cách làm: Tất cả tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn to bằng ngón tay trỏ.

     Cách dùng: Mỗi lần ngậm trong miệng (không nhai) 1 hoàn và nuốt nước để hoá dẫn xuống dần dần, ngày 6-8 hoàn. Thuốc này bất kể già trẻ đều dùng được cả, rất công hiệu, uống 10 hoàn đã thấy hay, uống 20 hoàn hết ho. Người bị hư lao mà chưa ho ra máu, mạch đi Sác, đều nên dùng.

 

Bài số 15: Ho lây ngày, cùng có tác dụng như bài số 14.

                    Nhân sâm                 04g

                    Đương quy               08g

                    Tế trà                        04g

     Sắc uống ngày 1 thang. Uống hết nước rồi nhai nuốt luôn cả bã thuốc. Uống vài thang là hết ho.

Bài số 16: “Phế Thấu Kiêm Bổ Thận” (Trị phổi ho kiêm bổ Thận suy).

Phế ma ho vốn bởi Phế hư thì phải bổ Phế, đó là chuyện đương nhiên, nhưng sao lại nói kiêm bổ cả thận? Bởi vì Phế (Ngũ hành thuộc Kim) nay bị Tâm (Ngũ hành thuộc Hoả) làm tổn thương (vì Hoả khắc Kim) ắt phải cầu cứu với con là thận (Ngũ hành thuộc thuỷ). Nếu con (Thận thuỷ) không đủ sức mạnh thì lấy gì tiếp trợ cho mẹ là Phế (kim). Cho nên bổ Phế phải kiêm bổ Thận là lấy ý nghĩa bổ sức cho con để cứu mẹ. Nên dùng:

                    Huyền sâm               20g

                    Sơn thù(sao)             16g

                    Sa sâm                      08g

                    Thiên môn đông       08g

                    Ngưu tất                   04g

                    Tử tô tử                    04g

                    Mạch môn đông       04g

                    Thục địa                   04g

                    Tử uyển                    02g

     Sắc uống ngày 1 thang.

4.BỆNH HEN SUYỄN(Asthma)

Asthma, từ nguyên là “thở khó- difficult breathing”. Ngày nay, Asthma có người dịch nghĩa là suyễn (Từ Điển Y Học Anh Việt của bác sĩ Phạm Ngọc Trí), có người dịch là Hen (Từ Điển Y Học Anh Việt của Bác sĩ Bùi Khánh Thuần), còn sách Medical Dictionnary của nhà xuất bản Webster’s Newworld  Hoa Kỳ thì dẫn giải Asthma là biểu thị “Bệnh thuộc phế quản (bronchial)” trong khi sách “Bách Khoa Thư Viện Học” (quyển 1) của Trung Tâm Quốc Gia Biên Soạn Từ Điển Bách Khoa Việt Nam ấn bản năm 1991 thì lại đặt tên là “Hen Phế Quản”. Như vậy, Asthma, Hen, Suyễn, Hen Suyễn hay Hen Phế Quản đều có cùng một nghĩa, biểu thị bệnh thuộc Phế quản.

KHÁI NIỆM

Theo Cơ Quan Y Tế Thế Giới (OMS) hướng dẫn, hen suyễn là sự tổn thương đặc trưng bởi những cơn khó thở kịch phát do nhiều yếu tố tác động với các yếu tố lâm sàng là tắc nghẽn toàn bộ hay một phần phế quản nhưng cũng có thể phục hồi được giữa những cơn co thắt. Tình trạng tắc nghẽn là do gia tăng đột ngột sự cản trở đường hô hấp với những cường độ kích thích khác nhau, biểu thị bằng sự kéo dài thời kì thở ra. Tóm tắt, hen suyễn chỉ hiện tượng thở đứt hơi, thở mạnh, thở khó, ngộp thở.

TRIỆU CHỨNG:

Trước khi tấn công, cơn hen suyễn thường báo hiệu bằng một vài triệu chứng xấu và được phân thành 4 kiểu hen suyễn tuỳ theo tần suất, mức độ phát động mà đặt tên:

Tần suất phát động:

-Loại 1: Rất lâu, thường trên 1 tháng mới phát động một cơn hen suyễn.

-Loại 2: Mỗi tuần phát động một cơn, thường có 4 cơn trong một tháng.

-Loại 3: Phát động nhiều cơn trong một tuần nhưng cách nhật, không đều.

-Loại 4: Lên cơn hen suyễn hằng ngày với bệnh cảnh khó thở liên tục.

Triệu chứng:

-Ngứa mũi,hắt hơi, chảy nước mắt và nước mũi.

-Ho từng cơn, bồn chồn hoảng sợ, đầy bụng, mệt.

-Khó thở, phải thở gấp, thở ra khó hơn hút vào.

-Trong cơn hen suyễn lồng ngực căng cứng, vẻ mặt và cơ thể tím tái.

-Hơi thở có tiếng đàm rít “khò khè” kéo dài, đứng xa vẫn nghe rõ.

-Sau vài phút hoạt vài giờ cơn hen suyễn sẽ hạ cường độ co thắt, bệnh nhân thở nhẹ hơn.

-Đàm lúc này đặc quánh, khó khạc, trong đàm có những hạt tròn như hạt trai.

-Người bệnh mệt lả, yếu sức, chỉ muốn nằm.

NGYÊN NHÂN:

Theo Y Học Hiện Đại:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hen suyễn, nhưng dựa trên trên thực tế, các nhà y học thường chia thành 2 nhóm chính:

-Hen suyễn do môi trường bên ngoài tác động gọi là Hen suyễn dị ứng

-Hen suyễn do suy yếu bên trong cơ thể còn gọi là Hen suyễn nội tạng

1. Hen suyễn dị ứng:

Đặc điểm của hen suyễn dị ứng gồm 2 phần: Phần vật chất tạo dị ứng (dị nguyên) và phần mẫn cảm (dị ứng) của bệnh nhân khi tiếp xúc.

-Dị nguyên trong nhà gồm có: Bụi nhà, bụi trong chăn gối, lông thú nuôi trong nhà. Nếu mẫn cảm với các dị nguyên này, bệnh nhân thường lên cơn hen suyễn quanh năm, hay xảy ra vào ban đêm hay khi quét dọn nhà cửa. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh lí là hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi; nhưng nếu ra khỏi nhà thì bệnh lí sẽ giảm hay biến mất. Riêng mẫn cảm do một số sinh vật nhỏ gồm các loại bọ nhà, cơn hen suyễn cũng sẽ giảm hoặc ngưng hẳn khi sống ở độ cao từ 1,200 mét đến 1,500 mét so với mặt biển.

-Dị nguyên trong không khí gồm có: Các loại phấn hoa, bông cỏ và nấm mốc. Hen suyễn do phấn hoa thường diễn ra theo mùa, nặng nhất vào thời điểm có “mưa phấn hoa”, biểu hiện bệnh lí thường kết hợp giữa hen phế quản với viêm mũi co thắt, viêm kết mạc mắt.

-Dị ứng do nghề nghiệp thường xảy ra khi tiếp cận với việc làm như: Công nhân trong nhà máy dệt, lau chùi ống khói nhà máy, phụ quét rác, sữa chữa đường xá, thợ làm bánh mì. Nếu thay đổi công việc thì hen suyễn sẽ giảm hoặc ngưng hẳn.

-Dị nguyên do ăn uống bao gồm một số hải sản như tôm, cua, một vài loại rau quả như cà chua, rau xanh, một vài thực phẩm thông dụng như trứng, chocolat, phẩm nhuộm thực phẩm và một số loại thuốc uống trong đó có aspirine. Các nhà y học ghi nhận, từ 2-4% bệnh nhân bị hen suyễn do dùng aspirine. Biểu hiện lâm sàng thường thấy: Tắc mũi mãn tính do co thắt vận mạch dẫn tới nguy cơ tạo Polip mũi,viêm xoang kèm theo hiện tuợng dày cứng các niêm mậctọ thành thể “viêm đa xoang phì đại”, ngoài ra con có thể kết hợp cả mề đay, phù mạch, phù vùng cuống lưỡi gây ngạt thở rất nguy hiểm dễ gây chết người.

Biểu hiện lâm sàng bệnh hen suyễn do dị nguyên gồm có:

-Thời gian lên cơn tuỳ thuộc vào 2 yếu tố:Thời gian tiếp xúc và đề kháng của cơ thể(sức khoẻ)

-Phần đông bệnh nhân có tiền sử mắc thêm một vài chứng bệnh khác như: Bệnh chàm, mề đay, phù, viêm mũi co thắt hoặc trong gia đình có người bị hen suyễn.

2.Hen suyễn nội tạng:

          Đây là dạng hen suyễn phát xuất từ nội thân nhưng không loại trừ nguyên nhân tiếp xúc với bên ngoài làm tăng hoạt tính của phế quản không đặc hiệu. Một số người khoẻ mạnh trên 50 tuổi khi hít phải khói thuốc lá, khói bụi do xe cộ thải ra, uống rượu, ngửi mùi gia vị cay nồng liền bị kích thích và lên cơn hen suyễn dưới dạng “viêm phế quản co thắt”. Điều đáng chú ý là trên lâm sàng “viêm phế quản co thắt” và “hen phế quản dị ứng” thực tế rất khó phân biệt vì 2 loại này thường xen lẫn vào nhau.

-Hen suyễn và viêm mạch máu: Hen suyễn có thể là dấu hiệu tiên báo một trong nhiều chứng của viêm động mạch hoại tử.

          -Hen suyễn do gắng sức:Đây là trường hợpvận dụng quá tải về thể lực, thở mạnh , gây phản xạ thần kinh phế vị, làm giảm lượng CO2 trong máu hoặc do ảnh hưởng bởi không khí lạnh gây khó thở dẫn tới kích thích cơn hen suyễn khởi động. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau ngưỡng kích thích cơn hen suyễn sẽ giảm hoặc hết.

          -Hen suyễn và nội tiết tố: Trường hợp này có liên hệ đến vai trò của hormone.Một số bệnh nhân bị hen suyễn từ bé nhưng có thể giảm hoặc hết khi lơn lên ở tuổi dậy thì hoặc tuổi trưởng thành, nhất là nam giới. Riêng nữ giới, cơn hen suyễn phức tạp hơn,có người giảm hay hết vào thời kì mang thai trong khi nhưng người khác lại nặng thêm hoặc mỗi lần hành kinh hay mang thai có cường độ hen suyễn khác nhau, thậm chí tới tuổi mãn kinh mới thấy cơn hen suyễn mắc phải từ 20-30 về trước tưởng đã khỏi nay lại tái phát.

          -Hen suyễn và yếu tố tâm lí: Mọi sự biến động về tâm lí gián tiếp gây ảnh hưởng, làm tăng hoặc giảm cơn hen suyễn. Một người bị chấn thương về tình cảm, âu lo cho cuộc sống, phiền não về bệnh tật, buồn rầu chuyện gia đình thì thường thấy bệnh nhẹ biến thành nặng. Trái lại, thái độ lạc quan, sinh khí chung quanh tràn đầy hạnh phúc thì bệnh nặng hoá nhẹ hoặc biến mất.

          Biến chứng:

  Trong tiến trình lên cơn hen suyễn có rất nhiều biến chứng khác nhau.

          1.Các biến chứng trực tiếp:

-Suy hô hấp cấp tính bởi những cơn hen suyễn ác tính. Đây là trương hợp rất nguy hiểm, đe doạ tính mạng, cần được chuyển đến bệnh viện cấp cứu ngay.

-Tràn khí màng phổi do một số phế nang bị vỡ vì căng đầy không khí làm cho khí thoát khỏi màng phổi với dấu hiệu đột nhiên bệnh nhân đau ngực dữ dội, tình thế cũng thật nguy kịch.

-Nhiễm khuẩn phế quản làm tắt nghẽn phế quản, thường gặp ở những người mắc bệnh hen suyễn nặng. Nếu nhiễm khuẫn dai dẵng, có thể có những ổ mũ bên trong tai, mũi, họng.

-Tổn thương nhu mô phổi do vi khuẩn, virus hoặc do thâm nhiễm tạm thời

          2. Các biến chứng lâu dài:

-Sau nhiều năm bị hen suyễn. lồng ngực thường bi biến dạng, căng tròn, xương ức nhô ra phía trước hoặc lồng ngực đẩy rộng tới phía trước.

-Do lạm dụng thuốc điều trị hen suyễn, như dùng bừa bãi loại corticoid dẫn đến tình trạng lên cân, đỏ mặt và cổ,mọc lông trên mặt,tăng huyết áp mà thuật ngữ y khoa gọi là “hội chứng Cushing-Cushing’s syndrome” hoặc bị loãng xương, mắc bệnh tâm thần…Nếu dùng quá nhiều thuốc kích tố adrenaline có thể bị chết đột ngột hoặc hội chứng phổi bị ức chế.

-Suy hô hấp mãn tính dẫn tới suy tim do bệnh phổi.Khi một phế quản bị tắt nghẽn nặng, mặt bệnh nhân luôn luôn bị tím tái, khó thở, tiếp sau đó là suy tim với các dấu hiệu phù, tiểu ít, gan to…Bệnh nhân dễ bị tàn phế. Biến chứng này thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi, hen suyễn lâu năm và không được điều trị chu đáo. Việc điều trị lúc này ít có hiệu quả.

          Theo đông y học:

Đông y học gọi hen suyễn là “Háo suyễn”. Theo sách “Chư bệnh Nguyên Hậu Luận” của danh y Sào Nguyên Phương (thế kỷ thứ VII sau công nguyên) nói: “phế chủ vu khí, tà thừa vu phế tắc phế trướng, phế trướng tắc phế quản bất lợi, bất lợi tắc khí đạo sáp, cố khí thượng suyễn nghịch, minh thức bất thông. Kì hung cách đàm ẩm đa dã, thấu tắc khí động vu đàm, thượng bác yết hầu chi gan, đàm khí tương kích, hô áp hãn thanh”. Phỏng dịch: “phổi chủ lưu thông khí, ngoại tà mạnh làm hại phổi khiến phổi giãn rộng gây uất tắc ống thở, xốc lên trên gây suyễn, hơi thở không thông. Hông ngực chứa đầy đàm dãi, đàm với khí kết hợp nhau tràn lên cổ họng nên phát ra tiếng kêu”.

  Háo suyễn được Đông Y phân thành 2 dạng nhằm giúp xác định bệnh lí:

-Hen chỉ về tiếng khò khè (theo y học Chính Tuyền) phát ra trong cổ họng. Sách “Hải Thượng Y Tông Tâm Tâm Lĩnh” của Hải Thượng Lãn Ông, thiên “Ấu ấu tu trí” viết: “Hen là trong cổ họng có tiếng kêu như kéo cưa, như tiếng kêu của ếch ương” hoặc “hen là theo tiếng thở mà gọi tên”. Hen còn chia ra hen hàn và hen nhiệt.Hen hàn là trong phổi có hàn đàm ngưng tụ, hen nhiệt là trong ngực khô táo gây uất tắc đường thở.

  Hen, về nguyên nhân, theo sách “Y Học Thực Trị” của danh y Trần Tu Viên (1752-1823, đời Nhà Thanh, Trung Hoa) viết: “Hen là do hàn tà nằm phục ở phế, đàm kết ở màng phổi, khi gặp lục khí ( Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hoả) hay thất tình (Hỉ, Nộ, Ưu, Tư, Bi, Kinh, Khủng) hoặc lao quyện ẩm thực bất điều (ăn uống không tiết độ, làm việc quá sức) gây xáo trộn tới khí. Phế chủ khí lại không quân bình được khí nên phát ra cơn hen”

-Suyễn chỉ về hơi thở to, là tình trạng bức bách của khí, vì khí ở phế không thông suốt nên thở ra hít vào ngắn và gấp, phải há miệng rụt vai để thở, tựa như rên mà không đau, hít vào như gấp mà không có hoặc có rất ít đàm. Bởi thế suyễn khác với hen. Có hen tất có suyễn nhưng suyễn thì không có hen (vì biểu tượng của hen là đàm). Suyễn cũng chia ra suyễn thực và suyễn hư (sách Kim Quỹ Yếu Lược). Luận về suyễn thực suyễn hư, lương y trung hoa TRƯƠNG CẢNH NHẠC nói: “Người thực suyễn là khí bị hoả uất mà tạo đàm ở phổi, đó là lẽ thực. Còn hư suyễn là hoả tốc lên từ thận, phải bổ thận để nạp chân khí thì suyễn tự bình”. Cùng một nhận định y tổ Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông cũng nói: “Thận là gốc của tạng phủ,căn bản của 12 kinh mạch, chủ chốt của sự hô hấp, nguồn cội của tam tiêu. Nếu thận suy thì không thu nạp được khí, làm ra chứng hư trướng, hư suyễn, nôn tức, khí nghịch, chỉ nên bổ mà không tả, xét mạch mà thu liễm là đúng”.

Phân biệt:

Về mặt lâm sàng,Đông Y phân biệt hen và suyễn qua một số biện chứng sau đây:

1.Hen: Chủ chứng là thở khò khè, thở khó, đàm kéo cưa không nằm ngửa được.

a/ Hen hàn:

-Thường do đàm tích, dương khí của phế vị yếu lại cảm phải tà khí lục dâm mà phát ra.

          -Ngực đầy tức, đàm dãi trong loãng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch đi trầm khẩn. Nếu do ngoại cảm mà len cơn hen thì có chứng nóng ngoài dạ, hàn nhiệt vằn lại, đau mình.

b/ Hen nhiệt:

-Cơ thể vốn nhiều đàm, nhiệt phế khí uất trệ, đàm làm tắt nghẽn đường lưu thông của khí.

-Bứt rứt khó chịu, rêu lưỡi thường vàng đục,mạch đi hoạt sác. Nếu do âm hư hoả vượng thì chất lưỡi đỏ sẫm, mạch đi tế sác hoạt. Nếu kiêm ngoại cảm thì người lạnh mà đau, phát sốt, khát nước, lạnh ở ngoài mà nóng hầm bên trong.

2. Suyễn: chủ chứng là thở gấp, thở to, không có tiếng đàm rít khò khè như hen.

a/ suyễn thực:

-Sách Linh Khu nói: “Bệnh tà ở phế sẽ phát sinh đau nhứt, ngoài da, sợ lạnh phát sốt, khí nghịch lên suyễn thở, vã mồ hôi, ho, đau ra đến vai lưng”.

-Phổi như cái táng dù che phủ các tạng khác, bên ngoài ứng với da lông, có chức năng làm cho cơ thể mát dịu. Khi bị tà khí quấy nhiễu thì phế khí đầy trướng lên mà phát suyễn. Lại có khi bị đàm đặcvít lấp khiến phế khí không thông sướng được, hô hấp khó khăn mà phát suyễn.

-Suyễn thực chủ yếu do đàm hay khi gặp phong hàn, khí táo nhiệt trái mùa kích động mà phát suyễn. Nếu do phong hàn thì có các triệu chứng ngực đầy, ho suyễn, nặng hơn thì vã mồ hôi, nhức đầu, sợ lạnh, đàm nhiều mà loãng hoặc có kèm theo sốt, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch đi Phù Hoạt. Nếu do táo nhiệt thì hay bứt rứt, khát nước, họng đau, đàm nhiều mà đặc khó khạc ra, táo bón, nước tiểu dỏ gắt hoặc kèm theo ho tức ngực, chất lưỡi đỏ, rêu luỡi mỏng, mạch đi sác.

b/ Suyễn hư:

-Phế chủ khí, thận nạp khí, ngọn phát ra ở phổi mà gốc ở thận vì thận chủ nạp khí (tương tự như một bình ắc quy tích điện). Phế khí hư thì phổi mất khả năng vận chuyển khí, thận khí hư thì mất năng lực thu nạp khí. Cho nên suyễn hư chủ yếu do phế thận khí đều hư, không phải do tà khí lúc dâm quấy nhiễu.

-Suyễn hư, chủ yếu do hự, không có sức, hễ làm nặng một chút là lên cơn suyễn. Nếu do phế hư thì có triệu chứng hay thở hụt hơi hoặc có kèm theo ho, tiếng nói nhỏ yếu, luỡi nhạt, cơ thể dã dượi; nếu kiêm chứng táo nhiệt thì tân dịch khô, khó nuốt, đổ mồ hôi, mặt đỏ từng hồi, người hâm hấp sốt, khác nước, rêu lưỡi tróc, mạch đi vi nhược. Nếu do thận hư thì dễ mệt, cử động mạnh một chút là tăng cơn suyễn, mu bàn chân sưng, ớn lạnh, chân tay lạnh, mạch đi vi trầm mà nhược; nếu do thận âm hư thì có triệu chứng ngũ tâm phiền nhiệt, ho suyễn đau họng, mặt đỏ, bồn chồn vật vã suốt ngày, mạch đi tế sác.

-Nếu do thận hư mà thấy hiện tượng hơi bốc lên, chân lạnh, đổ mồ hôi đầu, suyễn thở gấp rút, vật vã, mạch đi phù đại mà vô căn hoặc thấy đi tiêu lỏng như nước đều là chứng nguy.

ĐIỀU TRỊ:

Đông Y điều trị bệnh hen suyễn dựa theo mạch và chứng. Hen hàn thì dùng thuốc ôn hoá hoặc tuyên tán, hen nhiệt phải thanh phế khử đàm. Suyễn thực phải khu tà, suyễn hư thì bổ chính. Sau đây là một số bài thuốc nghệm trị nổi tiếng của danh y xưa cũng như hiện nay:

Nghiệm phương đơn giản:

1. theo danh y Tuệ Tĩnh (Nam Dược Thần Hiệu):

-Hạt trà 2 hạt, nước vo gạo nếp một ít. Mài hạt trà trong nước vo gạo nếp cho đặc, nhỏ vào lỗ mũi mỗi bên 2-3 giọt rồi hít vào miệng và nuốt xuống. Dùng một ống hút ngậm vào miệng, chốc lát nước bọt, đàm nhớt sẽ chảy ra như dãi lụa. Làm 3-4 lần thì tuyệt nọc. Phương nầy kinh trị hen suyễn khò khè, bất cứ người lớn hay trẻ con đều có công hiệu.

- Sinh Bạch mao căn (rễ tranh tươi) 1 nắm, sắc uống, 3 lần là khỏi bệnh, rất hay.

- Lá hẹ 1 nắm, sắc với 3 bát nước cho đặc mà uống là yên.

-Lai phục tử (hạt cải củ) nhiều ít tuỳ ý, đem đãi nước cho sạch, nấu với ít nước chín, phơi khô, tán bột mịn rồi tẩm nước cốt gừng, cuối cùng quết với bánh chưng cho dẻo, vò viên bằng hạt đậu xanh, sấy hay phơi thật khô. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần nuốt 30 hoàn với nước đun sôi để nguội là lành. Bài nầy chuyên trị đờm suyễn kéo lên khò khè do ăn quá nhiều đồ béo bổ.

- Tử tô tử (hạt tía tô), hạt cải bẹ trắng (bạch giới tử), lai phục tử (hạt cải củ), liều lượng bằng nhau. Đem 3 thứ hạt nầy sao cho thơm, tán nhỏ, đổ 1 bát nước nấu cho sôi vài dạo rồi cho người bệnh uống nóng, yên ngay. Bài nầy chuyên trị người già khí thực, trai tráng bị đàm nghẹt mà lên cơn suyễn thở.

2. Theo nghiệm phương dân gian:

- Chế bán hạ 10g, tạo giáp (bỏ vỏ sao vàng) 2 quả, cam thảo 4g, gừng tươi 3 lát. Nấu với 1 chén nước lọc, sắc còn nửa chén, uống lúc thuốc còn ấm, ngày 1-2 lần. Trị đàm suyễn ngạt thở, không nằm được, rất hay.

- Ma hoàng 6g, cam thảo 6g, hạt nhân 6g, gừng tười 5 lát, đại táo 2 quả. Nấu với 1 chén nước lọc, sắc còn nửa chén, uống lúc thuốc còn ấm. Trị phế cảm phong hàn gây suyễn thở không ngừng.

- Đình lịch tử 300g, đem sao cho vàng, tán bột mịn, luyện với mật ong, vò viên tròn bằng đầu ngón tay. Mỗi lần dùng 3 chén nước lọc, thêm 10 quả táo đen, đun sôi cho cạn còn 2 chén nước, vớt bỏ xác táo, cho 1 hoàn Đình lịch vào, tiếp tục sắc cạn còn 1 chén, chia uống 2 lần. Trị phế đàm đầy ngực, hung cách tắc nghẹn gây khó thở, đầu mặt tay chân sưng phù.

- La bặc tử (sao thơm) 1/2 chén ăn cơm, Hạnh nhân (sao chín) 1/2 chén ăn cơm, Cam thảo 60g, phân con sâu trong thân cây dâu tằm (sao chín) 1 chén. Tất cả đem nghiền bột mịn, trộn với nước cháo nếp cho dẻo, vò viên to bằng ngón tay cái, phơi hay sấy thật khô. Mỗi ngày nhai nuốt 2 lần, mỗi lần 1 viên với nước gừng nhạt. Chuyên trị suyễn thở hụt hơi lâu năm.

- Trử ma căn 300g, Đường cát trắng 200g. Nấu cho đặc như kẹo mạch nha. Ngày nhai nuốt 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng ăn canh. Trị hen suyễn, trừ bệnh tận gốc rất thần hiệu.

- Ma hoàng nhung 4g, Tử tô tử (sao) 4g, Hạnh nhân (bỏ đầu nhọn) 4g, Tang bạch bì (sao) 4g, Xích phục linh (bỏ vỏ) 4g. Quất hang 4g, Cam thoả 2g, gừng tươi 5 lát, Đại táo 1 quả. Nấu với 1 chén nước, sắc còn nửa chén uống hết 1 lần. Trị đàm suyễn, khò khè khó thở rất hay.

- Ma hoàng nhung 10g, Chích cam thảo 8g, Bạch quả 5 quả (giã dập). Nấu với 1 chén nước, sắc còn nửa chén uống hết lúc đi nằm. Trị trai, gái hen suyễn.

- Hậu phác 30g, gừng tươi 7 lát, nước 2 chén, sắc còn 7 phân, chia uống 2 lần. Trị hen suyễn đột ngột khó thở, uống vài lần là yên.

- Hẹ tươi (cửu thái), rửa sạch, đâm cho nát, vắt lấy 1 chén nước cốt, chia uống 2-3 lần là chận đứng cơn suyễn, rất hay.

3. Theo Y Tổ Việt Nam – Hải Thượng Lãn Ông:

- Trong sách “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh”, Chương “Hành Giản Trân Nhu” và “Y Trung Quan Kiện”, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác phân định rõ giữa hen và suyễn có một số dấu hiệu khác nhau:

- Hen là hít vào không thông, hơi thở ngắn gấp, trong hơi thở có tiếng kêu khò khè hay gừ gừ như tiếng mèo kêu.

- Suyễn cũng thở ra hít vào ngắn gấp nhưng hơi thở dài hơn, sâu hơn.

4. Theo danh y Phó Thanh Chủ, Trung Quốc (Nam nữ khoa):

a. Khí trị pháp (phép trị bệnh về khí):

- Bệnh khí hư (suy yếu mà hàn), bệnh Khí thực (đầy chắc mà nhiệt), phép trị dù hư hay thực cũng đều nên bình trị. Bởi vì bệnh khí hư là do chính khí hư mà tà khí thực, còn bệnh khí thực cũng do chính khí hư mà tà khí thực chứ không phải chính khí thực. Vậy thì chính khí hư hay thực cũng đều bởi tà khí thực mà ra. Phép trị đều nên dùng thuốc bổ chính khí, gia thêm thuốc khứ trục tà khí thì chính khí sẽ đầy đủ mà tà khí tiêu tan.

- Bệnh khí hư thì người gầy yếu, nên dùng:

                    Nhân sâm              4g

                    Bạch truật              4g

                    Ma hoàng              4g

                    Bán hạ                             4g

                    Cam thảo               4g

                    Sài hồ                              8g

                    Bạch thược            12g

          Sắc uống ngày một thang.

- Bệnh khí thực thì người khoẻ mạnh, nên dùng:

                    Bạch truật              4g

                    Sài hồ                              8g

                    Cam thảo               4g

                    Chi tử                    4g

                    Phục linh               12g

                    Bạch thược            8g

                    Sơn tra                             4g

                    Trần bì                             2g

                    Chỉ xác                  2g

          Sắc uống ngày 1 thang.

          b. Khí suyễn (bệnh suyễn thuộc khí):

          Phàm những người gò rút cổ lại rồi ưỡn ngực ra mà thở ngược lên, có người bảo là “Khí hữu dư”, nhưng kỳ thực là do “Khí bất túc”. Nếu nhận lầm hơi thở kia là “Phế khí thịnh” mà dùng những loại Tô diệp, Kiết cánh, Bách bộ, Sơn đậu căn để phát tán và thông khí thì người bệnh càng chóng nguy vong. Khí suyễn lại chia làm hai thể, Thực suyễn và Hư suyễn. Mới phát bệnh phần nhiều là thực tà, bệnh đã lâu phần nhièu thuộc khí hư. Thực tà mà suyễn thì hẳn là ưỡn ngực gò vai mà thở (thực suyễn), còn khí hư mà suyễn thì thở lên đều đều, nhè nhẹ (hư suyễn).

          * Thực suyễn:

          Phàm những bệnh “Thực suyễn” thì hơi thở rất gấp, làm cho cổ họng có tiếng khò khè, 2 bả vai gò rút lại tựa hồ bệnh rất nặng mà thực ra là nhẹ. Nên dùng:

                    Mạch môn đông    12g

                    Hoàng cầm (sao)   08g   

                    Tô diệp                  04g

                    Ô dược                            04g

                    Bán hạ                             04g

                    Sơn đậu căn           04g

          Sắc uống ngày 1 thang, uống 1 thang bệnh suyễn yên định, bất tất phải uống tới 2 thang.

Lại còn 2 phương trị bệnh “Thực suyễn” cũng rất hay:

                    Nhân sâm              15g

                    Binh lang               15g

                    Trầm hương           15g

                   

Ô dược                            15g

          Cách làm và dùng: mài thuốc trong một chén nước cho thành bột rồi đun sôi lên vài phút, uống lúc đói bụng. Uống xong là yên. Đây là bài thuốc “Tứ ma thang” chuyên trị chính khí bị tổn thương làm cho thở suyễn gấp rút, trong bụng buồn bực không an. Hoặc dùng:

                    Bán hạ                             10g

                    Trần bì                             08g

                    Hậu phác               06g

                    Tô tử                      04g

                    Đại táo                             02 quả

                    Sinh khương                    02 lát

          Sắc uống ngày một thang. Bài nầy có tên là “Tứ thất thang” gồm có 4 vị cộng lại thành 7 chỉ hay đồng cân nên gọi “Tứ thất”. Chuyên trị bệnh đưa hơi ngược thở suyễn.

          * Hư suyễn:

          Đại khái, hư suyễn thì thấy hơi thở tuy mạnh nhưng cổ họng không có tiếng khò khè, hai vai không gò rút lại, đó là vì thận khí đại hư và tỳ khí cũng muốn sắp tuyệt mà chưa tuyệt nên thốc ngược lên mà thở. Nên dùng “Cứu tuyệt thang” dưới đây:

                    Nhân sâm              30g

                    Thục địa                30g

                    Mạch môn đông    15g

                    Sơn thù nhục                   10g

                    Ngưu tất                03g

                    Ngũ vị tử               03g

                    Bạch giới tử (sao)  03g

          Sắc uống ngày 1 thang.

Lại một phương trị bệnh hư suyễn cũng rất hay:

                    Nhân sâm              90g

                    Thục địa                15g

                    Mạch môn đông    15g

                    Sơn thù nhục                   12g

                    Ngưu tất                10g

                    Hồ đào nhục                    10g

                    Câu kỷ tử               03g

                    Ngũ vị tử               03g

                    Sinh khương                    03 lát.

          Sắc uống ngày 1 thang.

Lý giải:phương thuốc nầy thực tế là thuốc bổ thận thuỷ, không nhằm bổ phế, nhưng lại đúng là trị phế vì bổ thận thuỷ để cứu nguy cho phế kim. Lại nữa, nếu nghĩ rằng bổ thận thì không nên dùng nhiều nhân sâm vì nhân sâm là thuốc kiện Tỳ thổ. Nhưng không biết rằng thận thuỷ đã đại hư, mạng sống chỉ còn trong gan tấc, nếu không sử dụng lượng lớn nhân sâm để cấp bổ cho chân khí thì khó mà vực dậy cái khí nguyên dương đang đến hồi đoạn tuyệt. Cũng biết rằng nhân sâm dùng ít thì bốc lên mà dùng nhiều thì đi xuống mau chóng.

Cái hay của bài thuốc dùng nhân sâm đến 90g khiến cho thông xuống gốc bệnh để bổ khí và sinh thận thuỷ. Trong phương thuốc lại có thục địa, Sơn thù là những loại “đồng khí tương cầu”, dẫn thẳng vào mệnh môn, thì lo gì cái chuyện dùng nhiều. Nếu bị khí suyễn nặng còn phải dùng nhân sâm nhiều hơn nửa mới đúng.

Phương thuốc này dùng trị bệnh suyễn phát đã lâu, thuộc hư suyễn. Như vậy mới biết rằng suyễn chẳng những bởi phế khí hư mà còn bởi thận thuỷ suy kiệt nữa.

·       Khí đoản tự suyễn (hơi thở ngắn tựa như suyễn):

Bệnh nầy hơi thở ngắn tựa như suyễn mà thật không phải là suyễn. Nếu không phải suyễn mà lấy thuốc suyễn để trị thì sẽ nguy ngay. Bởi hơi thở ngắn là vì thận khí hư hao, khí xung lên thượng tiêu, bế tắc ở phế kinh, làm cho phế kinh giảm chức năng trao đổi khí nên thấy hiện tượng ngộp thở hay thở hụt hơi. Nên dùng phương dược sau đây:

                    Nhân sâm              60g

                    Thục dịa                30g

                    Mạch môn đông    15g

                    Sơn thù nhục                   10g

                    Ngưu tất                10g

                    Phá cố chỉ              10g

                    Câu kỷ tử               10g

                    Hồ đào nhục                    10g

                    Ngũ vị tử               06g.

Sắc uống ngày 1 thang. Uống 3 thang hơi thở điều hoà, hết hiện tượng thở khó, thở mệt.

Phương thuốc nầy hay ở chỗ dùng nhân sâm nhiều để dẫn khí tại những nơi không chủ đích trở về vị trí cũ mau chóng. Lại nhờ thêm những dược phẩm bổ phế, bổ thận theo phép “mẫu tử tương sanh” thì thuỷ tự nhiên vượng, hoả khí tự nhiên yên không thốc lên cổ họng nữa.

* Đài kiên đại suyễn (Suyễn mạnh quá gò vai lại):

Con người hốt nhiên cảm gió lạnh lọt vào phổi làm cho khí nghịch lên, hơi thở suyễn gò cả 2 vai lại, chỉ bắt ngồi chứ không thể nằm, đàm thì sít cứng khạc nhổ không ra. Nên dùng:

                    Sài hồ                              08g

                    Phục linh               08g

                    Mạch môn đông    08g

                    Kiết cánh               08g

                    Hoàng cầm (sao)   04g

                    Đương qui             04g

                    Cam thảo               04g

                    Bán hạ                             04g

                    Xạ can                             04g

Sắc uống ngày một thang.

Phương thuốc nầy hay ở chỗ dùng sài hồ, kiết cánh, xạ can để khai khoát và làm thư thái cho phế khí; dùng bán hạ để khử đàm; Hoàng cầm để khử hoả. Bởi thu cảm gió lạnh bên ngoài tất nhiên bên trong biến thành nóng, cho nên dùng Hoàng cầm để thanh giải Phong hoả. Nhưng nếu dùng độc vị hoàng cầm, tuy có thanh hoả thì cũng chỉ tạm đè nén cái Hoả chứ chưa thể triệt tiêu được cái hoả đang ẩn phục, cho nên phải thêm xạ can, kiết cánh, sài hồ là những thuốc tân tán mới đủ sức để tiêu hoả, diệt tà khí.

·       Thận hàn khí suyễn (Thận lạnh làm suyễn):

Những người suyễn ngược, chỉ ngồi, không nằm, hễ nằm xuống thì suyễn tốc lên ngay, đàm cứ thổ ra òng ọc, miệng lưỡi tua nhuận không bị khô mà suyễn thở không ngừng. Đây không phải do “ngoại cảm hàn tà” mà chính do “thận trung hàn khí”. Bởi Thận mà hàn là vì Thận không có Hoả, Thận không có Hoả thì Thuỷ không được Hoả dưỡng, nên thuỷ tốc lên làm đàm. Nên dùng:

 

                    Thục địa                30g

                    Hoài sơn                15g

                    Sơn thù nhục                   15g

                    Phục linh               12g

                    Trạch tả                 12g

                    Mẫu đơn bì            12g

                    Nhục quế               06g

                    Phụ tử                              06g

          Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc trên có tên là “Bát bị hoàn”, tức bài “Lục vị hoàn” gia Nhục quế, Phụ tử để bổ Thận khí thì sẽ nằm nghỉ yên được. Khi nằm yên được thì hẳn là Thận khí và Phế khí cũng yên, đường thuỷ lộ thông suốt, không còn rẫy lên làm suyễn nữa.

·       Thận hoả phù Can thượng xung (Thận hoả giúp Can hoả tốc lên):

Có người hễ thận hoả nghịch lên khiến Can hoả cùng bức phá theo làm ra suyễn. Nếu nặng quá thổ ra đàm, trong đàm có lẫn chất hơi hồng hồng thì đúng là thận hoả bốc lên đốt cháy Phế kim. Phế kim bị nóng, không khắc chế được can theo cái lẽ ngũ hành (Kim khắc Mộc) thì Long lôi hoả (âm hoả) của Can tốc lên làm ra suyễn. Nên dùng:

                    Bắc sa sâm             30g

                    Địa cốt bì               30g

                    Mạch môn đông    15g

                    Bạch thược (sao)    15g

                    Bạch giới tử (sao)  06g

                    Mẫu đơn bì            10g

                    Kiết cánh               02g

                    Cam thảo               01g

Sắc uống ngày 1 thang.

Phương thuốc nầy hay ở chỗ dùng địa cốt bì để thanh cái Hoả trong xương; dùng Sa sâm, Mẫu đơn bì để dưỡng âm; Bạch thược để bình Can; Mạch môn để thanh Phế; Kiết cánh, Cam thảo để dẫn thuốc vào phế kinh thì đàm tiêu mà suyễn hạ.

·       Gỉa nhiệt khí suyễn thổ đàm (Không phải nhiệt, thở suyễn ói ra đàm):

Bệnh thở suyễn, thổ ra đàm mà mình phát nóng, có người cho là nhiệt nhưng không phải nhiệt đâu. Hiện tượng trên do hạ nguyên cực hàn rồi bức bách cái Hoả bốc lên làm ra suyễn. Bệnh đó rất nguy cấp. Nếu không cấp bổ Thận thuỷ và bổ mệnh môn hoả thì cái đường nhỏ của nguyên dương còn lại tất cũng tận tuyệt. Nên dùng:

                    Thục địa                120g

                    Hoài sơn                90g

                    Mạch môn đông    90g

                    Ngũ vị tử               30g

                    Ngưu tất                30g

                    Phụ tử                              03g

                    Nhục quế               03g

Sắc uống ngày 1 thang. Nên uống lúc thuốc nguội hẳn, 1 thang là lành.

·       Suyễn thấu (Ho suyễn):

Những bệnh suyễn mà lại có ho, người không biết cho là khí hư và có phong đàm, còn thầy giỏi thì biết ngay do khí hư không qui nguyên về với Thận nên Can mộc hiệp với khí làm dữ. Pháp trị phải đại bổ cho Thận, trong đó có thêm những vị thuốc dẫn hoả làm trợ tá thì khí tự nhiên qui nguyên nề với Thận mà ho suyễn đều hết. Nên dùng:

                    Thục địa                60g

                    Nhân sâm              30g

                    Mạch môn đông    15g

                    Phục linh               10g

                    Ngưu tất                03g

                    Câu kỷ tử               03g

                    Bạch truật              03g

                    Ngũ vị tữ               03g

                    Thỏ ty tử                03g

Sắc uống ngày 1 thang, uống luôn mấy thang thì khỏi bệnh.

          Lại như bệnh suyễn mà mạch vi sắc (nhỏ, yếu) là do Can thận đại hư. Nên dùng:

                              Đương qui             210g

                              Thục địa                90g

                              Chích cam thảo      03g

          Sắc uống ngày 1 thang. Bài nầy có tên là “Trinh nguyên ẩm” và phụ nữ thường hay gặp loại bệnh suyễn nầy lắm.

          5. Theo “Thiên Gia Diệu Phương” của Trung Quốc:

          Trong “Thiên Gia Diệu Phương” thường dùng từ chuyên môn của Tây y, bởi vì hiện nay đa số bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc đều có kết hợp với y học hiện đại qua hội chẩn, xét nghiệm cũng như quyết định hướng điều trị dựa theo phương thức “Đông-Tây Y hợp trị”. Các thầy thuốc Trung Quốc lại gọi bệnh hen suyễn là “Hen Phế Quản”, đây chỉ là cách dùng từ theo thói quen.

          Bài 1: Hen phế quản.

-        Biện chứng Đông Y: Hàn tà phạm phế, khí cơ thất lợi.

-        Pháp trị: Tán hàn bình suyễn.

-        Bài thuốc: Cao trị hen suyễn.

-        Công thức:

Chế nam tinh                   15g

Chế bán hạ             15g

Kiết cánh               15g

Xuyên bối mẫu      15g

Tế tân                              15g

Hạnh nhân             15g

Sinh cam thảo                  15g

Ngũ vị tử               15g

Ma hoàng nhung   10g

Tử tô tử                 10g

Khoản đông hoa    10g

Sinh tử uyển                    10g

Ma dầu (dầu gai)   200g

Bạch mật (mật trắng)       120g

Khương trấp                    120g (nước gừng)

          Cách làm: trước hết, cho 12 vị dược liệu vào cái nồi đựng dầu gai, ngâm trong 24 giờ. Tiếp theo, bắc nồi thuốc lên bếp đun lửa nhỏ, khi sôi dùng thìa to khuấy đều cho đến khi nào thuốc đổi màu đen sẫm thì vớt bỏ xác thuốc. Cuối cùng cho mật trắng và nước cốt gừng tươi vào nồi đun tiếp thành cao đặc, thấy nước cao nhểu thành châu là được (khoảng 440g).

          Cách dùng: mỗi ngày, khi trời gần sáng, múc uống 1 muỗng cà phê cao thuốc với nước đun sôi để nguội. Trẻ em, dùng nửa liều của người lớn.

          Kiêng cử: trong thời gian dùng thuốc nầy không được ăn các thực phẩm sống, lạnh, tôm, cua, uống rượu.

          Hiệu quả lâm sàng: Lê Thị Dung 38 tuổi, có tiền sử hen phế quản kéo dài hơn 6 năm. Thoạt đầu mỗi năm lên cơn hen 1-2 lần, thường xảy ra vào mùa đông xuân với thời tiết lạnh. Đã dùng ephedrin và các Đông Y thì thấy dứt cơn, nhưng 2 năm trở lại đây bệnh trở nặng, cứ cách vài hôm lên cơn hen một lần, mỗi lần kéo dài hằng tuần lễ mới dịu xuống. Dùng thuốc Đông Y, Tây Y chỉ hạ cơn hen đôi chút nhưng tần suất thì không thay đổi.

          Cho uống “Cao trị hen” liên tục khoảng 250g, cơn hen dứt hẳn. Lại tiếp tục khuyên bệnh nhân uống tới 2500g cao thuốc, đồng thời dùng thêm thành phẩm “Kim quỹ thận khí hoàn” và bột “Tử hà xa” sau khi xuất viện. Theo dõi 21 năm chưa thấy tái phát.

          Bình luận:“Cao trị hen” xuất xứ từ bộ sách phật học “Tây phương công cử kinh nghiệm lương phương” chỉnh lý gia giảm mà thành. Trên lâm sàng ứng dụng mấy mươi năm nay có hiệu quả tốt để trị “Hen phế quản”, đặc biệt hen phế quản dạng hàn chứng thì hiệu quả càng cao.

          Khi dùng bài thuốc nầy nên căn cứ vào lý luận Đông Y “Thận bất nạp khí, Phế bệnh tại tỳ, Tử bệnh luy mẫu”,  ngoài việc khống chế cơn hen cần điều bổ tỳ thận qua bài “Kim quỹ thận khí hoàn”, “Hà xa đại tạo hoàn” để tăng cường cả gốc lẫn ngọn thì sẽ thành công trọn vẹn.

          Ghi chú:

- “Kim quỹ thận khí hoàn” gồm các vị: Thục địa, Hoài sơn, sơn thù nhục (để bổ thận âm), Phụ tử, Nhục quế (để bổ thận dương), Sa sâm, Ngũ vị tử, Phá cố chỉ, Hồ đào nhục (để thu nạp dương khí).

- “Hà xa đại tạo hoàn” gồm các vị: Tử hà xa, Nhân sâm, Sinh địa, Đỗ trọng, Thiên môn đông, Qui bản, Hoàng bá, Phục linh, Ngưu tất.

Bài 2: Hen phế quản

-        Biện chứng Đông Y: Đàm ẩm suyễn quản.

-        Pháp trị: Tuyên phế hoá đàm, bình suyễn chỉ khái.

-        Bài thuốc: “Tiêu suyễn thang”.

-        Công thức:

Chích ma hoàng     10g

Tế tân                    10g

Xạ can                             10g

Sinh thạch cao                 25g

Ngũ vị tử               10g

Chích cam thảo      10g

Chế bán hạ             10g

          Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Với người bệnh lâu ngày, hư nhược, liều lượng có thể giảm bớt hoặc uống nhiều lần hơn.

          - Gia giảm:bệnh thiên về hàn thì gia thêm Can khương 10g, Phụ tử 10g, giảm bớt Sinh thạch cao còn 15g. Bệnh thiên về nhiệt thì gia thêm Tang bạch bì 12g, Hoàng cầm 10g. Người bị suyễn nặng, gia thêm Can địa long 10g, Bạch quả 10g. Người cớ nhiều đàm, gia thêm triết bối mẫu 10g, Trúc lịch 10g.

          - Hiệu quả lâm sàng: Lê Văn Sung 39 tuổi, có tiền sử bị cảm lạnh biến thành ho hen suyễn từ năm lên 10 tuổi. Được điều trị tạm ổn định nhưng về sau lớn lên thì bệnh ngày càng nặng, mỗi lần bị nhiễm lạnh lại lên cơn hen không dứt, dùng thuốc gì cúng không khỏi. Một năm trở lại đây, mỗi lần lên cơn hen, phải ngồi so vai ngửa cổ mà hít thở rất thảm hại. Đã dùng ephedrin, aminophyllin vẫn không cắt được cơn hen, dùng corticoid cũng chỉ khống chế khoảng 20-30 phút và tiêm truyền hormone vào tĩnh mạch thì phải chờ tới 1 ngày sau mới cắt nỗi cơn hen.

          Sau khi cho uống “Tiêu suyễn thang”, chỉ 1 thang là cơn hen giảm quá nửa, hết 2 tháng thì cắt hẳn cơn hen. Liền đổi qua bài “Lục quân tử thang” và “Sinh mạch táo” nhầm “bồi thổ sinh kim” hợp với bài “thất vị đô khí thang” để ôn thận nạp khí: lần lượt thay nhau điều lý, khi lên cơn hen thì vẫn dùng “Tiêu suyễn thang”. Cứ như thế tiếp tục điều trị hơn 6 tháng, bệnh tình cải thiện rất tốt, cơn hen nhẹ dần, thể lực tăng lên rõ rệt. Một năm sau bệnh khỏi hoàn toàn.

          - Bàn luận: bài thuốc trên được chọn lọc và phối hợp dựa theo các bài thuốc trị hen như “Tiểu thanh long thang”, “Xạ can ma hoàng thang”, “Ma hạnh thạch cam thang” mà lập ra. Trong bài thuốc, chú trọng sử dụng Ma hoàng để tuyên phế bình suyễn, Tế tân để ôn phế hoà đàm, Xạ can để giáng khí nghịch, Bán hạ hoá đàm khử ẩm, Ngũ vị tử liễm phế chỉ khái và khống chế sức phát tán của tế tân, Sinh thạch cao để thanh phế giải nhiệt và khống chế sức phát hãn của Ma hoàng, Chích cam thảo nhuận phế cầm ho và điều hoà các vị khác nên đạt được mục đích hoá đàm tuyên phế bình suyễn chỉ khái. Người xưa nói: “Tế tân bất quá tuyến”, nghĩa là dùng tế tân không được vượt giới hạn cho phép, nay dùng Tế tân tới 10g (quá giới hạn) nhưng lại đạt hiệu quả mà không thấy phản ứng phụ nào. Đó là thuật phối ngũ đúng.

Bài 3: Hen phế quản

-        Biện chứng Đông Y: Phế tỳ khí hư, khí đàm kết chặt, bản (gốc) hư, tiêu (ngọn) thực.

-        Pháp trị: Bổ phế ích tỳ, tiêu đàm giáng khí.

-        Bài thuốc: “Sam giới tán gia vị”.

-        Công thức:

Cáp giới (tắc kè)              02 con

Nhân sâm                        15g

Hoài sơn                          60g

Hạnh nhân                       25g

Chánh trầm hương           12g

Nhục quế (tốt)                           12g

Chế bán hạ                       30g

Sinh hoàng kỳ                           60g

 

Hồ đào nhân                              60g

Bạch quả (bỏ vỏ)             30g

Tang bạch bì                              30g

Camthảo                         15g.

          - Cách làm: Cáp giới chặt bỏ đầu và 4 chân. Đem tất cả tán bột mịn, bỏ vào lọ dùng dần.

          - Cách dùng: uống ngày 3 lần, mỗi lần 4-6g với nước đun sôi để nguội.

          - Ghi chú: nếu bệnh nhân mà chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng là dấu hiệu Can thận dương vượng, hãy bỏ nhục quế, gia thêm Nữ trinh tử 30g và câu kỷ tử 30g.

          - Hiệu quả lâm sàng: bài thuốc “Sâm giới tán” đã trị 12 ca hen phế quản kinh niên đều đạt kết quả tốt. Lê Hoàng Minh 45 tuổi bị hen phế quản hơn 4 năm, thường lên cơn suyễn thở, nhiều đàm, hễ gặp lạnh hay hít phải mùi khói thải là lên cơn, ngực co rúm, khó thở ra, ho khạc ra đàm đặc trắng, bệnh tình ngày càng nặng thêm. Tây y chẩn đoán hen phế quản, đã trị bằng ephedrin, aminophyllin, adrenalin, lúc đầu có hiệu quả khá tốt nhưng về sau chẳng thấy công hiệu chút nào. Tây y phải sử dụng tới cả thuốc phun sương cortison để cắt cơn hen mới có thể tạm ổn nhưng vẫn không dứt bệnh, phải chuyển qua Đông y.

          Đông y, qua diện chẩn, thấy sắc mặt bệnh nhân trắng bệch, lưỡi nhạt rêu trắng, lục mạch đi trầm hoãn, chẩn đoán bệnh do “Thái âm hư suyễn”, khí và đàm kết lại ngăn cản sự thăng giáng. Pháp trị là khi lên cơn hen suyễn thì dùng thuốc cắt cơn, “cấp tắc trị kỳ tiêu”, trị ngọn; lúc hết cơn thì trị nguyên nhân, “hoãn tắc trị kỳ bản”, trị gốc, lưỡng bổ Phế Tỳ. Cho uống liền 4 liều “Sâm giới tán gia vị”, đồng thời dùng thuốc phun sương cortison để chống lên cơn. Sau 4 tháng, bệnh nhân khoẻ mạnh, sức lực dồi dào, không còn lên cơn hen suyễn. Ngưng tất cả thuốc Tây và thuốc Đông dược, bệnh vẫn không tái phát, thể chất lẫn tinh thần người bệnh đều tăng cao. Bệnh khỏi.

          - Bàn luận: qua nghiên cứu, bài “Sâm giới tán gia vị” có tác dụng làm thay đổi phản ứng sinh học, điều tiết hormone. Vì bệnh thuộc loại mãn tính, dễ bị kích thích do môi trường không ổn định, lúc đầu cần phối hợp cả thuốc Tây lẫn Đông dược để vừa ngăn chặn cơn hen vừa bồi bổ gốc bệnh. Về sau, khi nguyên khí hồi phục, bỏ dần sự lệ thuộc thuốc Tây (cortison) rồi giảm luôn Đông dược (Cáp giới tán) để cho cơ thể tự phục hồi hệ thống miễn dịch. Tiến trình điều trị cần duy trì từ 6 tháng đến 1 năm mới thấy kết quả hoàn toàn.

Bài 4: Hen phế quản

-        Biện chứng Đông y: Can khí uất kết, khí nghịch không giáng.

-        Pháp trị: giải uất tiết nhiệt, thanh can giáng nghịch.

-        Bài thuốc: “Ngũ ma ẩm hợp Tứ nghịch tán gia giảm”.

-        Công thức:

Trầm hương           06g

Ô dược                            10g

Nhục quế               04g

Hoàng liên             10g

Mộc hương            06g

Sài hồ                              12g

Đại bạch                12g

Chỉ xác                  12g

Sinh bạch thược     20g

Xạ can                             10g

Camthảo               06g

          Cách làm: Trước hết, đem Hoàng liên và Bạch thược nấu lấy khoảng nửa chén nước. Các vị thuốc còn lại đem xay hay tán thô, xong đổ nửa chén nước thuốc vào trộn đều cho hút kiệt nước. Cuối cùng lại đổ nước sắc với ngọn lửa nhỏ, lấy chừng 2/3 chén, chia uống 4 lần. Ngày dùng 1 thang.

          Hiệu quả lâm sàng: Lý Thu Hà 21 tuổi, hơn 3 năm trước bị cảm lạnh kéo dài cả tháng mới khỏi. Tuy nhiên, người bệnh luôn cảm thấy tức ngực, họng khó nuốt không thông rồi biến thành suyễn. Mỗi năm cứ cuối xuân sang hè hoặc bực bội giận hờn là lên cơn hen. Khi lên cơn không nằm ngửa được, ho đàm mà không nhiều, đã trị nhiều cách nhưng không dứt bệnh.

          Tại bệnh viện, cho xét nghiệm máu, nước tiểu, phân đều bình thường. Cho chiếu X-ray thấy 2 lá phổi sáng rõ, tim phổi bình thường. Dùng thuốc aminophyllin trị hen suốt 3 tuần lễ vẫn không cắt đứt cơn hen, liền chuyển qua Đông Y điều trị. Lúc nầy, họng bệnh nhân có tiếng đàm khò khè, suyễn khó thở, tức ngực, nấc ngược, bụng đầy không thiết ăn uống, không nằm được, mạch đi hoãn huyền hữu lục. Sau khi cho uống “Ngũ ma ẩm hợp Tứ nghịch tán gia giảm” 1 tuần lễ, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, cơn hen suyễn thưa dần và nhẹ dần, hơn 1 tháng lành bệnh.

          Bàn luận: Hen suyễn là do bế tắc đường thăng giáng của khí. Bệnh nhân vốn người khoẻ mạnh, không có hiện tượng khí hư nên dùng “Ngũ ma ẩm” để điều khí giáng nghịch, thông đạt khí cơ; dùng “Tứ nghịch tán” để sơ can giải uất, điều hoà can vị, trên dưới lưu lợi, không cần trị suyễn mà suyễn phải lui. Hai bài thuốc không chú tâm trị suyễn, kết hợp lại nhằm tác động vào cơ chế sinh bệnh, trị gốc, bệnh khỏi lâu dài.

Bài 5: Hen phế quản

-        Biện chứng Đông y: Đàm hoả phạm phế, ứ tắc phế khí gây suyễn.

-        Pháp trị: thanh nhiệt hoá đàm, tuyên phế lợi khí.

-        Bài thuốc: “Tiền hồ thang gia vị”.

-        Công thức:

Tiền hồ                  12g

Hạnh nhân             10g

Tang diệp              12g

Tri mẫu                  12g

Mạch môn đông    10g

Hoàng cầm            10g

Kim ngân hoa                  15g

Tỳ bà diệp              12g

Khoản đông hoa    10g

Kiết cánh               10g

Camthảo               06g

          Sắc uống ngày 1 thang. Kiêng ăn thực phẩm cay, tanh.

          Hiệu quả lâm sàng: Lê Thị Hoa 26 tuổi, trước đây mấy tháng bị lên cơn ho suyễn, trong cổ họng luôn có đàm rít, đàm màu vàng đặc, khó thở, đau tức cả vùng ngực, miệng khát nước, lòng bực bội, mặt đỏ, môi đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch đi hoạt sác hữu lực. Chẩn đoán bệnh thuộc loại đàm hoả phạm phế là ứ tắc phế khí, mất chức năng túc giáng gây ra hen phế quản. Pháp trị cần thanh nhiệt hoá đàm, tuyên phế lợi khí. Cho uống 4 tháng “Tiền hồ thang gia vị”, mạch chuyển sang hoãn hoạt, rêu lưỡi khá tươi nhuận, đàm loãng, bớt vàng, hết đau ngực, dễ thở, hết suyễn. Lại cho uống tiếp 5 thang nữa nhưng bỏ Khoản đông hoa, gia thêm Thiên hoa phấn 12g, bệnh khỏi hoàn toàn.

          Bình luận: trường hợp nầy cổ nhân nói: “Nhiệt giả hàm chi”, do đàm hoả bị bế tắc mà quá vượng. Sử dụng các vị thuốc khổ hàn, tân can để thanh nhiệt hoá đàm là hợp chứng, dùng kiết cánh để đưa lên tới tạng phế; Khoản đông hoa tả nhiệt nhuận phế tiêu đàm, trừ bực bội, ngừng ho; Tỳ bà diệp tả Phế dáng hoả, cho nên chỉ có 4 thang thì hoả tán đàm tiêu, hết suyễn. Lại bỏ vị Khoản đông hoa, thêm thiên hoa phấn là lấy tác dụng toan cam vị khổ hàn của nó để sinh tân nhuận phế, phục hồi chức năng phế âm bị đàm hoả gây thương tổn. Tổng cộng 9 thang đã loại trừ tuyệt căn bệnh suyễn.

Bài 6: Hen phế quản

-        Biện chứng Đông y: thận khí hư, đàm hàn gây ứ tắc khí đạo.

-        Pháp trị: tả phế, ích thận, nạp khí.

-        Bài thuốc: “Thận khí thang gia vị”.

-        Công thức:

Thục địa                15g

Hoài sơn                15g

Phục linh               15g

Câu kỷ tử               10g

Trạch tả                 10g

 

Mẫu đơn bì            10g

Phụ tử                              10g

Namtinh                10g

Đình lịch tử           10g

Nhục quế               03g

          Sắc uống ngày 1 thang.

          Hiệu quả lâm sàng: Vương Tiến Trung 63 tuổi, có tiền sử bị hen phế quản trên 20 năm. Về sau bệnh càng nặng thêm. Một năm nay thở rất khó khăn, tức ngực, không nằm được, đàm nhiều có lẫn bọt trắng. Chẩn mạch thấy tế huyền hoãn, khám thấy lưỡi đỏ nhạt, hai mép lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi trắng hơi dày. Cho uống liền 3 thang “Thận khí thang gia vị”, bệnh nhân đã nằm nghĩ được, bớt mệt, thở dễ. Cho uống thêm 20 thang nữa, bệnh khỏi, cho xuất viện.

          Bàn luận: sử dụng bài thuốc trên trị các bệnh hen suyễn khác cũng có kết quả nhưng nên bỏ Đình lịch tử, gia thêm Can địa long 10g và Hùng hoàng 0.6g (hoà với thuốc mà nóng).

Bài 7: Hen phế quản (Dự phòng lên cơn)

-        Biện chứng Đông y: Phế khí hư nhược, vệ khí bất cố.

-        Pháp trị: bảo phế ích khí.

-        Bài thuốc: “Phòng suyễn thang”.

-        Công thức:

Đông trùng hạ thảo                    10g

Hoàng kỳ                         12g

Đại táo                                       10 quả

Phổi heo                          01 cái

          Cách làm và dùng: phổi heo (không rửa nước) cho vào siêu hay ấm cùng với thuốc, đổi nước hầm nhừ, ăn phổi heo và uống nước thuốc. Dùng để phòng ngừa hoặc nhận biết sắp lên cơn suyễn.

          Hiệu quả lâm sàng: Trịnh Mỹ Huyền 45 tuổi, đã bị hen suyễn 10 năm, gặp thời tiết thay đổi hay cảm mạo là lên cơn. Tây y đã trị bằng cách tiêm gamma globulin ngày 6 lần vẫn không kiến hiệu.

          Đông y khám thấy người bệnh yếu sức, nói nhỏ, thường đổ mồ hôi, tiêu tiểu tương đối khá, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch đi tế nhược. Chẩn đoán do phế khí hư nhược, vệ khí bất cố. Cho dùng “Phòng suyễn thang” để bảo phế ích khí, thời tiết thay đổi hoặc cảm mạo hay lên cơn thì dùng ngăn chặn. Ngoài ra, uống thêm “Lục quân tử thang” để củng cố, theo dõi hơn một năm sức khoẻ vẫn ổn định.

Bài 8: Hen phế quản kèm giãn phế nang

-        Biện chứng Đông y: Thận hư phế thực, thượng thịnh hạ hư.

-        Pháp trị: Bổ thận nạp khí, lý phế bình suyễn.

-        Bài thuốc: “Bổ thận lý phế thang”.

-        Công thức:

Thục địa                25g

Hoài sơn                30g

Phục linh               15g

Ma hoàng              10g

Hạnh nhân             10g

Tử tô tử                 15g

Đảng sâm              25g

Đương qui             15g

Phá cố chỉ              30g

Ngũ vị tử               10g

          Sắc uống ngày 1 thang.

          Gia giảm:

-Người bệnh đàm ít, uất bế, gia Tang bạch bì 12g, Đông qua tử 30g.

-Ngực đầy tắc, gặp lạnh nặng thêm, gia Can khương 06g, Quế chi 10g.

-Nhiều đàm hoặc tiêu hoá không tốt, gia Trần bì 12g, Bạch truật 10g.

-Miệng khô, lòng bàn tay và chân nóng, mạch đi tế sác, bỏ Thục địa, Phá cố chỉ; gia thêm địa cốt bì 30g.

Hiệu quả lâm sàng: Trần Viết Hoàng 37 tuổi, có tiền sử bị hen phế quản gần 8 năm, 2 năm gần đây bệnh trở nên trầm trọng. Triệu chứng ngực đầy tắc, đàm kéo, thở gấp, mỗi ngày lên cơn 5-6 lần. Ho nhiều, đàm nhiều, thở hụt hơi, hoạt động một chút là lên cơn, tiêu hoá kém, dạ dày đầy trướng, mất ngủ. Đã nhiều năm dùng thuốc Tây, thuốc Bắc mà chưa thấy kết quả, hằng ngày phải chích aminophyllin mới kềm hãm nổi cơn hen.

Qua xét nghiệm, chẩn đoán là bệnh hen phế quản kèm giãn phế nang do thận không nạp khí, hàn ngưng khí trệ, ứ tắc phế kinh gây suyễn. Cho uống “Bổ thận lý phế thang” 3 tháng, bệnh giảm quá nửa, hết 7 thang đã bỏ được aminophyllin. Lại cho uống thêm 9 thang nữa, cắt được cơn suyễn, các triệu chứng biến mất. Liền bồi tiếp 10 thang nữa để củng cố, bệnh khỏi. Theo dõi 8 năm, người bệnh vẫn khoẻ mạnh, chưa hề lên cơn suyễn một lần nào.

 

Bài đọc thêm

NẤM LINH CHI THẢO

          Những ai hâm mộ truyện Tàu, nhất là truyện kiếm hiệp nổi tiếng của tác giả Kim Dung như: Anh Hùng Xà Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp, Hiệp Khách Hành, Cô Gái Đồ Long hay Lộc Đỉnh Ký, ngoài việc thưởng lãm võ công cái thế và những cuộc tình đầy kịch tính của các hiệp sĩ siêu phàm, chắc hẳn người đọc khó quên vài mẫu chuyện kỳ thú về nhân vật đóng vai chính gặp hoạn nạn thập tử nhứt sanh may gặp cơ duyên ăn nhầm linh dược ngàn năm chẳng những sức khoẻ phục hồi mà còn gia tăng 9-10 thành công lực. Nhờ đó, vị hiệp sĩ kiệt xuất tiêu diệt hết bọn hắc đạo hung ác, trả xong thù nhà và cuối cùng được quần hùng tôn vinh làm bá chủ võ lâm.

          Ai cũng biết tiểu thuyết là sách giải trí nhưng không hoàn toàn xa rời thực tế. Bất cứ người nào từng học qua Đông y đều thừa nhận tác giả Kim Dung khi viết về võ thuật dùng chiêu thức tấn công địch thủ hoặc dùng thuật châm cứu hay cây cỏ để trị bệnh đều có tham khảo sách vở y học chứ không phải tự bịa đặt ra. Ví dụ dùng chiêu “Nhất dương chỉ” điểm thẳng vào huyệt Ấn đường ở giữa trán tức là cố ý định giết người, còn dùng kiếm điểm vào huyệt Khúc trì ở khuỷu tay là muốn làm liệt chi trên; còn dùng các loại cây cỏ như “Tuyết lê quả”, hoa “Vạn niên thanh” hay nấm “Linh chi” ngàn năm lồng vào cốt truyện là nhằm thần thánh hoá một loại dược thảo có thật cho câu chuyện thêm phần huyền diệu, hấp dẫn. Nói cụ thể hơn, Kim Dung viết đúng tên huyệt đạo trong châm cứu học, nói đúng tên dược thảo trong dược điển, mô tả màu sắc và tính dược đều khá sát với thực tế. Vô tư mà nói, truyện kiếm hiệp do Kim Dung viết đa số rất hay, rất lôi cuốn, chánh tà thực hư đôi khi rất khó phân biệt. Nhưng mê tiểu thuyết quyền cước là một chuyện, còn thực tế và sức khoẻ rất cần đến sự trợ giúp của khoa học thực nghiệm, trong đó tính chính xác và trung thực là yếu tố hàng đầu.

          Quanh chuyện “linh chi nghìn năm”, trước hết cần xua tan màn sương truyền thuyết nhằm trả lại “thực tướng”. Sau đây là một số thông tin mới nhất về nấm linh chi do các nhà nghiên cứu y học và dinh dưỡng học trên thế giới phổ biến. Qua đó, chúng ta có thể đánh giá đúng mức và tính năng của nấm linh chi, làm cơ sở cho quyết định có cần sử dụng để bồi bổ sức khoẻ hay không và nếu có thì nên chọn loại nào, phẩm chất ra sao được coi là tốt nhất.

          Nấm linh chi là gì? Nấm linh chi còn có nhiều tên khác như là: linh chi thảo, nấm trường thọ, nấm thần tiên, tiếng Anh gọi là Reishi mushroom, tên khoa học Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm gỗ Ganodermataceae. Vì là nấm gỗ, toàn thân nấm linh chi rất cứng, nhai không nát, đun chín cũng không nhừ, chỉ có cách duy nhất là nấu lấy nước uống hoặc chiết xuất lấy hết tinh chất ra mà thôi.

          - Về lịch sử: thực tế, nấm linh chi hay linh chi thảo được Đông y biết tới khá sớm, cách đây trên 2000 năm; bằng chứng là trong bộ dược điển “Thần nông bản thảo” biên soạn cách nay khoảng 2000 năm đã thấy có tên linh chi thảo nằm trong danh mục nầy rồi. Đến năm 1595, danh y Trung Hoa Lý Thời Trân với bộ sách “Bản thảo cương mục” rất nổi tiếng, nổi tiếng chẳng những về mặt sưu tập được hằng nghìn loại cây cỏ làm thuốc mà còn nổi tiếng về công trình biên soạn thật công phu, đầy tính khoa học; trong đó ông có giới thiệu đến vị thuốc linh chi thảo với 6 loài khác nhau hết sức chi tiết và thú vị. Sáu loài linh chi thảo được gọi tên theo màu sắc và giải thích tác dụng từng loại dựa theo tính vị qui kinh, tức là đi vào tạng phủ nào, ảnh hưởng ra sao khi sử dụng. 6 loại linh chi thảo đó phân biệt như sau:

1. Thanh chi thảo, là loại linh chi màu xanh.

2. Hồng linh chi thảo hay Xích linh chi, Đơn linh chi, là loại linh chi màu hồng.

3. Hoàng linh chi thảo hay Kim linh chi thảo, là loại linh chi màu vàng.

4. Bạch linh chi thảo hay Ngọc linh chi thảo, là loại linh chi màu trắng.

5. Hắc linh chi thảo hay Huyền linh chi thảo, là linh chi thảo màu đen.

6. Tử linh chi thảo, là loại linh chi màu tím. Xin nói thêm, chữ “Tử” ở đây có nghĩa là tím chứ không phải tử là chết. Ví dụ như tia “Tử ngoại” là tia sáng màu tím, Tử hoa địa đinh là vị thuốc địa đinh thảo có hoa màu tím…

          Với 6 vị linh chi thảo vừa kể trên, dường như ít có người được thấy đủ cả 6 loại. Cá nhân chúng tôi cũng chỉ được may mắn quan sát có 4 vị là Hồng linh chi, Bạch linh chi, Hắc linh chi và Tử linh chi; còn Thanh linh chi và Hoàng linh chi thì chưa bao giờ thấy qua. Chúng tôi có hỏi dò một số thầy thuốc lão thành người Hoa sinh trưởng và lớn lên tại Cát Lâm, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Sơn Đông Trung Quốc là những địa danh có nhiều nguồn thuốc Bắc được xếp vào hạng “Thượng đẳng” nhưng họ trả lời cũng giống như chúng ta thôi. Phải chăng trong lúc lâm nguy, Lệnh Hồ Xung hoặc Trương Vô Kỵ đã may mắn vớ đúng Thanh linh chi thảo hay Hoàng linh chi thảo quý hiếm ngàn năm kết tụ một lần, cho nên không một ai trong chúng ta còn có cơ duyên tìm thấy chúng ngay trong thiên niên kỷ nầy nữa. Như vậy cũng tốt thôi, nếu không thế giới có nguy cơ biến thành biển máu do tranh giành một chiếc nấm gỗ chỉ to bằng bàn tay. Tính ra, cái giá trường sinh cho một người mà phải thí mạng vô số người, thật không đáng quý chút nào.

          - Về xuất xứ: các nhà thực vật học cho biết Linh chi thảo thường thấy mọc hoang dã trên các vùng núi cao và lạnh ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc, ở trên dãy Hy Mã Lạp Sơn hoang vu với tuyết lạnh và sương mù che phủ quanh năm. Trong vòng 50 năm trở lại đây, do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, người ta ứng dụng phương pháp ghép phôi để nuôi trồng Linh chi thảo theo dạng công nghiệp, nhưng Linh chi thảo rất khó tăng trưởng vì điều kiện khí hậu không thuận lợi nên chỉ còn lại Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên là 3 quốc gia sản xuất được nhiều linh chi thảo nhất. Riêng tại Nhật, giống Hồng linh chi còn gọi là “Thuần linh chi” hay “Xích linh chi” đã được tập đoàn công nghiệp hoá học giàu có NISSAN, là công ty mẹ của ngành chế tạo xe hơi hiệu NISSAN và máy gia dụng điện tử hiệu HITACHI, chính thức đầu tư hằng trăm triệu mỹ kim để nuôi trồng theo quy trình công nghiệp hoá. Trước khi thảo luận qua phần tính dược và công dụng của Linh chi thảo, chúng tôi xin nói qua tiến trình nuôi trồng loại Xích linh chi thảo của tập đoàn công nghiệp NISSAN Nhật Bản một chút để chúng ta biết họ làm ăn qui mô như thế nào.

          - Về cách nuôi cấy: theo một số tài liệu do công ty NISSAN phổ biến, được biết loại Linh chi thảo mọc hoang dã tuy quý hiếm nhưng không phải vì thế mà có chất lượng cao, vì vỏ bào tử Linh chi rất cứng, khó nẩy mầm. Trong quá trình tăng trưởng, linh chi còn đòi hỏi nhiều yếu tố về môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ CO2 và ánh sáng thích hợp mới cho phẩm chất cao được. Cho nên không lấy làm ngạc nhiên khi thu hoạch nấm linh chi hoang dã, người ta thường gặp phần lớn loại nấm cong queo, èo uột, thân nấm và mũ nấm bị hư thối do sâu bọ đục khoét rỗng ruột khiến chất lượng về dược tính của Linh chi khó mà bảo đảm được. Từ lý do đó, công ty NISSAN đã cho trồng cả ngàn mẫu rừng bằng 1 loại gỗ thân xốp được nghiên cứu tuyển chọn đặc biệt. Sau thời gian 10 năm, khi thân gỗ đã lớn, các nhà chuyên môn ứng dụng khoa học kỹ thuật về “Gene”, cấy bào tử Xích linh chi lên thân gỗ, chăm sóc và theo dõi liên tục cho đến thời kỳ thu hoạch. Họ tuyển lựa loại linh chi đạt tiêu chuẩn như: thân dày, màu sắc tươi nhuận, có hình quả thận với 2 đầu cân đối, sau đó cho linh chi vào hệ thống kiểm soát tự động để vừa khử trùng vừa chiết xuất tinh chất với kỹ thuật hấp mềm bằng hơi nước và cuối cùng qua hệ thống hút chân không để chế linh chi ở dạng bột hoặc viên nén là hai dạng thuốc dễ dùng và dễ bảo quản được giới tiêu thụ ưa chuộng nhất hiện nay. Đó là sản phẩm linh chi tuyệt hảo của NISSAN, giá rất đắt, không dưới 100 Mỹ kim/hộp gồm 120 viên nén nhỏ xíu.

          - Về tính chất dược lý: nấm linh chi đã được nhiều quốc gia Âu Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản gia công nghiên cứu và sau đây là một số kết quả phân tích đáng chú ý:

          - Kết quả nghiên cứu thứ 1: theo viện nghiên cứu tỉnh Quảng Đông Trung Quốc cho biết, nấm linh chi mọc hoang dã có chứa một số thành phần hoá học chủ yếu gồm: lignin 13-14%, hợp chất phenol 0.08-0.1%, hợp chất Steroid 0.14-0.16%, Ergosterol 0.3-0.4%, trong đó chất Germanium là thành phần quan trọng nhất.

          - Kết quả nghiên cứu thứ 2: viện nghiên cứu kháng sinh tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc tìm thấy trong linh chi thảo có acid amin, protein, saponin, steroid. Riêng học viện Y học Bắc Kinh còn phát hiện thêm chất dầu béo, thành phần polysaccharide và acid ganoderide cũng khá cao.

          - Kết quả nghiên cứu thứ 3: Paul Stamets, nhà nghiên cứu về nấm của Hoa Kỳ cho biết, 2 trong số dược thảo quý của Trung Quốc có tác dụng làm gia tăng năng lực, tức “energy”, hết sức mau chóng gồm nhân sâm và linh chi thảo, chủ yếu là chất Germanium. Qua phân tích trong phòng thí nghiệm, nhận thấy hàm lượng Germanium trong linh chi thảo nhiều gấp 6-8 lần hơn Germanium có trong nhân sâm. Germanium có nhiều tác dụng như: làm thuốc bổ, giúp trẻ hoá tế bào để kéo dài tuổi thọ, kháng ung thư, chống viêm khớp xương, hen suyễn, viêm phế quản, viêm gan siêu vi trùng, tiểu đường, viêm mũi dị ứng, chứng mất ngủ và đau ốm quanh năm. Còn viện nghiên cứu Trung Y ở Bắc Kinh Trung Quốc thì xác định chất Germanium trong linh chi thảo giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, các tế bào hấp thụ dưỡng khí nhiều hơn. Cũng theo nhận xét của viện nghiên cứu Bắc Kinh, lý do linh chi thảo có năng lực tăng cường sự miễn dịch, làm mạnh gan, cô lập và diệt tế bào ung thư là nhờ chất Polysaccharide, còn tác dụng chống dị ứng và chống viêm là nhờ thành phần acid ganoderide nằm trong linh chi.

          - Kết quả nghiên cứu thứ 4: theo tập đoàn NISSAN của Nhật, trong Xích linh chi thảo có cả thảy 19 thành tố, trong đó phải kể đến 14 chất thiết yếu sau đây: Potein 17.4%, Fat 5.7%, carbohydrate 63.5%, Phosphorus 1.18%, Iron 30.4mg/100g, Calcium 1.02%, Sodium 474mg/100g, Potassium 2.31%, Magnesium 487mg/100g, Thiamin 1.14mg/100g, vitamin B6 0.30mg/100g, Niacin 40.9mg/100g, Inositol 206mg/100g và Polysaccharide 10.1%.

          Nếu đem so sánh các công trình nghiên cứu thì thấy tập đoàn NISSAN đưa ra nhiều số liệu đầy đủ nhất, đáng ngạc nhiên nhất.

-        Về công dụng: hiện nay có 2 lý giải đầy tính thuyết phục về cách dùng linh chi thảo:

1.    Theo sách “Thần Nông bản sao” và “Bản thảo cương mục” của Trung Y giải thích:

- Thanh chi thảo, tính bình, không độc, giúp sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, chữa viêm gan cấp và mãn tính.

- Hồng linh chi hay Xích linh chi, Đơn linh chi, vị đắng, tính bình, không độc, giúp tăng trí nhớ, trị các bệnh về huyết và thần kinh tim.

-        Hoàng linh chi hay Kim linh chi, vị ngọt, tính bình, không độc, làm mạnh hế thống miễn dịch.

- Hắc linh chi hay Huyền linh chi, vị mặn, tính bình, không độc, chủ trị bí tiểu tiện, sạn thận, bệnh thuộc đường tiết niệu.

- Bạch linh chi hay Ngọc linh chi, vị cay, tính bình, không độc, giúp ích phế khí, chữa ho hen đàm suyễn.

-        Tử linh chi, vị ngọt, tính ôn, không độc, chủ trị đau nhức khớp xương, đau gân cốt.

2.    Theo tập đoàn NISSAN, loại Xích linh chi thảo có nhiều công dụng như sau:

-        Chứng cao huyết áp và chứng huyết áp thấp bẩm sinh

-        Bệnh tim do huyết áp cao hoặc máu đông.

-        Cao Cholesterol trong máu, táo bón, bệnh trĩ.

-        Viêm gan mãn tính, tiểu đường, tiểu buốt, tiểu khó.

-        Viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm mũi dị ứng cấp tính và mãn tính, hen suyễn.

-        Viêm khớp, đau lưng, mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược thần kinh.

-        Bệnh viêm da, đàn ông thiếu sinh lý, phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

Với chừng đó tác dung, cho thấy nấm linh chi nói chung, Xích linh chi nói riêng, có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, hơn cả nhân sâm, lại thêm ưu điểm là không có phản ứng phụ, tuổi nào cúng dùng được. Như vậy, nếu bảo rằng Linh chi thảo là loại “linh dược” cũng không có gì quá đáng. Tuy nhiên, hễ cái gì quý hiếm thì có ngay hàng giả, hàng dỏm đi kèm khiến cho người thiếu kinh nghiệm phải bị mắc lừa. Như hiện nay được biết, không ít du khách đi du lịch sang Trung Quốc mua lầm nấm linh chi giả, từ Hồng linh chi thảo biến thành Hắc linh chi thảo do bọn gian thương nhuộm màu rất khoé. Còn ở Việt Nam ta, bọn bất lương lấy nấm gỗ hoang dại đem nhuộm màu thành Hồng linh chi hay Hắc linh chi rồi bán với giá trên trời là chuyện cơm bữa. Hậu quả biết bao người vô tội phải đi cấp cứu vì nuốt nhầm nấm có độc. Vì vậy, khuyên mọi người khi mua nấm linh chi hãy hết sức cẩn thận, nên nhờ chuyên viên giúp đỡ mới an toàn được.

Sau hết, xin lập lại công thức có nấm linh chi với tác dụng giúp nâng cao sức khoẻ, củng cố hệ thống miễn dịch, thúc đẩy khí huyết lưu thông, tẩy độc, giảm cholesterol, đồng thời ức chế hoặc tiêu huỷ tế bào ung thư đang tác hại hay còn trong thời kỳ chớm phát. Thành phần gồm có:

                    - Bạch hoa xà thiệt thảo                       30g

                    - Bán chi liên                                       15g

                    - Nấm hương Nhật Bản                       15g

                    - Hồng linh chi thảo phiến                   15g

                    - Hoa kỳ sâm phiến                              05g

                    - Hoàng kỳ                                          12g

                    - Đương qui                                         12g

Sắc uống ngày 1 thang hoặc nấu lấy nước uống thay trà hay nước lọc. Cũng có thể dùng đơn độc nấm linh chi, khoảng 4-5g/ngày, nấu uống thay trà. Linh chi có mùi thơm nhưng vị hơi đắng, có thể pha thêm ít đường phèn hay mật ong cho dễ uống. Riêng người có bệnh tiểu đường thì nên kiêng 2 món đường và mật ong.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán