14:59 ICT Thứ sáu, 04/10/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thư viện Đông y » SÁCH "DƯỢC THẢO LUẬN TRỊ" » TẬP I

Liên hệ

DƯỢC THẢO LUẬN TRỊ TẬP I – Quyển II(A)

Thứ năm - 17/11/2011 16:12
Sắc uống ngày 1 thang hoặ nấu lấy nước uống thay trà hay nước lọc. Cũng có thể dùng đơn độc nấm linh chi , khoảng 4-5/ngày, nấu uống thay trà.

                                           CHƯƠNG 7

HỆ THỐNG TUYẾN NỘI TIẾT

(The Endocrine System)

 

-Tuyến nội tiết ( endocrine gland), còn gọi là tuyến không có ống dẫn ( ductless gland ), là một tuyến sản xuất ra một hay nhiều nội tiết tố ( hormones) và trực tiếp vào máu, không cần ống dẫn ra ngoài .

-Chữ “ Hormones” có nghĩa là “ Thúc đẩy – Spur on ”, là chất hoá học được sản xuất từ bên trong tuyến nội tiết hoặc tế bào chuyên trách trong các cơ quan khác đi vào máu và theo mau tới các cơ quan ( organs) hay mô ( tissues) ở xa. Tại đây, hormone sẽ kích hoạt nhầm thay đổi cấu trúc hay chức năng của cơ quan hay mô mà nó liên hệ

Cơ thể con người có nhiều tuyến nội tiết, tính từ trên xuống gồm các tuyến chính sau đây :

- Tuyến tùng ( pineal gland )

- Tuyến não thùy( hypothalamus)

- Tuyến yên (pituitary gland )

- Tuyến giáp ( thyroid gland )

- Tuyến cận giáp ( parathyroid gland )

- Tuyến ức ( thymus gland )

- Tuyến thượng thận ( adrenal gland )

- Tuyến tuỵ hay tụy tạng ( pancreas)

- Tuyến sinh dục ( gonads)

PHÂN TÍCH

Hệ thống tuyến nội tiết :

So sánh với các cơ quan khác trong cơ thể con người thì hệ thống tuyến nội tiết vừa nhỏ vừa rời rạc nên dễ bị xem thường và quên lãng. Có 2 dữ kiện để minh hoạ nhận xét trên:

-Muốn tập trịng được 2.2 pounds ( tương đương 1Kg ) mô ( tissue ) đóng vai trò sản xuất hormone phải huy động tất cả tuyến nội tiết của 8 hoặc 9 người ở tuổi trưởng htành gộp lại. Điều này cho thấy trọng lượng và tiết diện của toàn bộ hệ thống tuyến nội tiết quá nhỏ và quá nhẹ.

-Các bộ phận nội tiết  cũng không có cấu trúc đặc thù hay kết quả cấu liên hoàn về mặt giải phẫu học nhu hầu hết hệ thống các cơ quan khác. Từng mảnh, từng miếng nhỏ của mô nội tiết được cài đặt lẻ tẻ, cách biệt nhau trong những khu vực rất rộng. Tuy nhiên, về chức năng, hệ thống cơ quan nội tiết đích thực là một cơ quan vĩ đại trong vai trò trong duy trì sự cân băng nội môi ( homeostasis).

Hoá tính của hormones : 

-Chức năng của hormones là điều hoà sự hoạt động của tế bào trong cơ thể, bao gồm sự chuyển biến ( phân hủy hoặc thành lập ) các nguyên tố hoá học ( chemical elements), cân bằng nước hay chất khoáng, tăng trưởng và phát triển sinh lý kể cả phản ứng của hệ thống thần kinh khi cơ thể bị căng thẳng.

-Có nhiều loại hormones khác nhau được sản xuất nhưng gần như tất cả được xếp vào 2 dạng hoá chất :

          1. Amino acid, bao gồm chất đạm ( proteins ), peptides và amines.

          2. Steroids gồm hormones sinh dục ( sex hormones ) được sản xuất bởi tuyến sinh dục ( gonads ) và hormones được sản xuất bởi vỏ tuyến thượng thận ( adrenal cortex).

Tác động của hormone :

Tổng quát, giống như vị nhạc trưởng trong một giàn nhạc hoà tấu, hormones giữ vai trò điều hợp và đồng nhất hoá mọi hoật động phân tán của các cơ quan. Ví dụ, hiệu năng của hệ thống thần kinh là đáp ứng cực nhanh nhưng hệ thống tuyến nội tiết sẽ làm cho tác dụng xuất hiện chậm lại, kéo dài thời gian hiệu lực và thường diễn ra tại trung tâm các vị trí ở xa. Một ví dụ khác, như chất Prostaglandins là loại hormone đặc biệt chỉ sản xuất và tác dụng cục bộ tại các mô của thận, tử cung, nhưng chúng còn sản xuất ra ở cả trong não và phổi. Tuy nhiên, hormones chỉ hoạt động theo một số điều kiện :

-Hormones chỉ có ảnh hưởng đến các mô, tế bào hay cơ quan mà nó liên hệ

-Hormones chỉ có tác dụng lên trung tâm tế bào trung tâm của cơ quan.

-Để cho trung tâm tế bào đáp ứng tác động, hormones phải gắn chặt chẽ vào tế bào .

-Chỉ khi vào việc kết hợp xảy ra thì sự hoạt động của hormone mới có hiệu lực

-Hạn kỳ hormones hoạt động và làm thay đổi cường độ kích hoạt ( tăng hay giảm ) tùy thuộc vào một số yếu tố, gồm:

1. Những biến đổi về tính thẩm thấu ( permeability) trong màng tương bào ( plasma membrane ) hoặc biến đổi trạng thái trương lực điện như trương lực điện dương ( anelctonic state ) hay trương lực điện âm ( catelectrotonic state)

2. Tổng hợp các chất đạm ( proteins ) hoặc điều chỉnh được các phân tử trong tế bào , như thành phần enymes chẳng hạn .

3. Kích thích gián phân ( mitosis ), một kiểu phân chia tế bào đơn thành tế bào con đồng nhất về mặt di truyền nhầm sinh sản tế bào mới để tăng trưởng và thay thế.

Tóm tắt, tuyến nội tiết vừa giữ vai trò sản xuất hormones tác động đến từng phần, từng cơ quan của cơ thể lại vừa kềm hãm bớt chức năng quá nhanh nhạy của cơ thể, điều hoà luôn cả mức hormone luân chuyển trong máu.

CÁC TUYẾN NỘI TIẾT CHÍNH :

1.Tuyến yên ( Pituitary gland ) :

- Tuyến yên, còn gọi là tuyến chủ quản ( master gland ), to bằng cỡ quả nho, nằm treo lơ lửng ở đáy não ( mặt dưới đồi – hypothalamus) nhờ một cái cuống nhỏ và được vòm xương bướm (syhenoid bone) bọc lót chung quanh

- Tuyến yên gồm có 2 thùy ( lobes): Thuỳ trước tuyến yên ( anterior pituitary ) gồm thành phần mô tuyến ( gladular tissue) và thùy sau tuyến yên ( posteror pituitary) gồm thành phần mô thần kinh (nerveous tissue )

a. Hormone thùy trước tuyến yên, ngoài sự kích hoạt sinh trưởng hormone (growth hormone – GH) và lợi sữa (prolactin – PRL), tất cả thuộc loại phát dục, phần lớn tác động lên xương và cơ xương. Lúc còn nhỏ tuổi, sự giảm tiết ( hyposecretion ) sẽ dẫn tới tình trạng lùn giảm năng tuyến yên ( pituitary dwarfism), còn nếu sản xuất chất tăng tiết (hypersecretion) thì trở thành trẻ con khổng lồ (gigantism ) và mắc bệnh to cực (aromegaly ) khi lớn lên.

* Hormone lợi sữa ( prolactin – PRL ) giữ vai trò kích thích sản xuất sữa ở vú * Hormone hướng vỏ thượng thận ( adrrnocorticotropic hormone – ACTH_ giữ vai trò kích thích vỏ tuyến tương thận ( adrenal cortex ) giảm tiết xuất hormone.

* Hormone hướng sinh dục  ( gonadotropic hormones ) có 2 chức năng:

Kích thích thành lập nang ( follicle ) vào tuổi dậy thì ( puberty). Với phái nam thì thúc đẩy sản xuất tinh trung ( sperm), còn phái nữ thì kích thích sản xuất estrogen trong tử cung ( ovaries)

Kích thích sản xuất progestertone và sự rụng trứng ( ovulation) ở nữ giới, còn nam giới thì kích thích sản xuất testosterone .

b. Hormone thùy sau tuyến yên giữ vai trò tồn trữ và jền hãm hormone với 2 chức năng chính :

Oxytocin hormone, là loại nội tiết tố làm co thắt tử cung phụ nữ trong lúc sinh đẻ và kích thích tiết sữa trong vú.

Hormone chống tiết niệu (antidiuretic hormone – ADH), giúp tế bào ổng tiểu quản thận ( kidney tubule ) hut lại duy trì nước trong cơ thể và làm gia tăng áp suất máu. Nếu sự tăng tiết giảm sẽ dẫn tới bệnh đái tháo nhạt ( diabetes insipidus).

1.Tuyến giáp ( Thyroid gland ) :

- Tuyến giáp, một tuyến nội tiết lớn nằm ở đáy cổ, gồm 2 thùy, mỗi thùy thức ba chạy từ eo tuyến giáp lên phía trên. Tuyến giáp gồm một số lớn các tuyến nang, bên trong chứa một chất dịch keo như sữa .

-Tuyến giáp giữ vai trò điều hoà tốc độ chuyển hoá bằng cách tiết ra hormone tuyến giáp. Kết quả này lag nhờ hormone từ tuyến yên kích hoạt và cần tới một lượng nhỏ nguyên tố iodine để tổng hợp các hormone tuyến giáp nhằm giúp tăng trưởng và phát triển và phát triển bình thường. Nếu không có iodine sẽ dẫn tới bệnh bướu giáp hay bướu cổ ( goitre)

3. Tuyến cận giáp ( parathyroid gland ) :

- Tuyến cận giáp gồm 4 tuyến nội tiết nhỏ, có màu vàng nâu, nằm ở phía sau tuyến giáp hoặc bọc trong tuyến giáp.

-Các tuyến cận giáp sản xuất hormone cận giáp ( parathyroid hormone ) khi lượng calcium trong máu giảm vì đặc trách nhiệm kiểm soát, phân bố calcium từ xương vào máu, còn thiếu hormone thì mức calcium trong máu sẽ hạ thấp dễ gây ra bệnh uốn ván ( tetany)

4 . Tuyến thượng thận (Adrenal gland ) :

Tuyến thượng thận gồm 2 tuyến hình tam giác, đáy gắn vào mặt trên của mỗi quả thận. Mỗi tuyến lại có 2 phần: Phần tủy (medulla)  và phần vỏ (cortex).

-Phần tủy tạo ra phần lõi xám của tuyến và được kích thích bởi hệ thần kinh giao cảm ( sympathetic nervous system ) sản xuất ra adrenaline và noradrenaline tác động đến trạng thái căng thẳng hoặc thư giãn thần kinh.

-Phần vỏ gồm 1 mô màu vàng bao quanh tủy và được kích hoạt bởi kích thích tố ACTHở tuyến tùng để tạo ra 3 loại kích thích tố coriticosteroid nhằm tác động đến biến dưỡng của chất đường bột ( carbohydrate) như corteson, chất giải điện ( electrolyte) như aldosterone và tuyến sinh dục ( glands ) như oestrogen và anddrogen .

5 . Tùy tạng (pancreas) :

Là một tuyến ghép, dài khoảng 15cm nằm phía sau dạ dày, một đầu nằm ở đường cong tá tràng ( duodenum ) và đầu kia chạm vào lá lách ( spleen) .

- Tùy tạng gồm các đám tế bào tuyến nang ( acini) sản xuất dịch tụy (pancreatic juice ) có chứa một số enzymes liên quan đến việc tiêu hoá .

- Trong tuyến nang lại có các tiểu đảo Langerhans là những nhóm tế bào đơn chịu trách nhiệm tiết xuất insulin và glucagon hormones vào máu.

- Insulin vốn là một protein hormone, đóng vai trò điều hoà lượng đường trong máu. Khi nồng độ đường trong máu lên cao, insulin được kích hoạt và phân tiết để cân bằng. Nếu thiếu insulin sẽ bị bệnh tiểu đường ( diabetes melirus )

6 . Tuyến tùng ( pineal gland ) :

- Gồm một khối mô, to bằng hạt đậu, có cuống, nối vào thành sau não thất thứ ba, nằm chìm sâu giữa các bán cầu não ( cerebral hemispheres) ở phía sau hộp sọ ( skull).

- Tuyến tùng, còn gọi là tùng quả ( pineal body ), giữ vai trò kích hoạt phát triển các tuyến sinh dục ( gonads ), tiết giảm kích thích tố melatonin. Đến tuổi già, tuyến tùng sẽ bị vôi hoá.  

7. Tuyến ức ( Thymus gland ):

Là một cơ quan có 2 thùy, nằm ở dưới cổ, trên và phía trước tim. Tuyến ức, bên ngoài có một nang bao bọc, bên trong có nhiều vách ngang phân chia thành nhiều thùy, mỗi tiểu thùy chứa đầy các lymphô bào ( lymphocytes) tức bạch tuyết cầu liên quan đến việc điều tiết kháng thể .

- Khi tuổi còn nhỏ, tuyến ức điều hành sự phát triển các mô dạng lymphô để đáp ứng nhu cầu miễn dịch đối với các loại vi trùng và protein lạ.

-Đến tuổi già, tuyến ức có khuynh hướng teo nhỏ nhưng chức năng dường như không thay đổi, trong đó có lymphô bào T ( T lymphocytes) là một loại bạch cầu rất quan trọng dùng để bảo hộ cơ thể .

-Điều quan trọng ngại là giải phẫu lồng ngực sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến ức vì phá hỏng hoặc làm thương tổn hệ thống miễn dịch ( inmune system ) dẫn tới nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh lây nhiễm, đe doạ đến sức khoẻ .

8. Tuyến sinh dục ( Gonads)

Là cơ quan giữ vai trò sinh sản, phóng xuất các giao tử còn gọi là tế bào sinh dục ( gametes). Cần phân biệt các loại kích thích tố giữa tuyến sinh dục nam và nữ:

-Noãn sào hay buồng trứng ( ovaries ) của phái nữ nằm trong khoang chậu ( plevic cavity) tiết xuất 2 loại hormones :

a. Estrogens: Hormone này được sản xuất bởi nang buồng trứng (ovarian follicles ) bắt đầu từ tuổi dậy thì dưới ảnh hưởng của kích thích tố nang trứng (follicles – stimukating hormone – FSH). Estrogens  kích thích cơ quan sinh sản của phái nữ vào tuổi trưởng thành và phát triển thêm đặc điểm sinh dục thứ cấp ( secondary sex characteristics) cho phái nữ .

b. Progesterone: Hormone này được sản xuất từ hoàng thể ( corpus luteun) của buồng trứng, đáp ứng sự kích hoạt bởi kích thích tố tạo hoàng thể ( luteinzing hormone – LH). Việc tổng hợp và phóng thích này tạo ra chu kỳ kinh nguyệt ( menstrual cycle) ở phái nữ.

- Tinh hoàn ( testes ), cơ quan sinh dục của phái nam gồm 1 đôi nằm trong bìu ( scrotum) phía dưới hạ bộ, ngoài xoang bụng, bắt đầu sản xuất kích thích tố testosterone từ tuổi dậy thì. Testosterone tiếp tục thúc đẩy cơ quan sinh dục phái nam vào tuổi trưởng thành, phát triển cả đặc điểm sinh dục thứ cấp giống như phái nữ và sản sinh tinh trùng ( sperms ).

HỆ QUẢ TƯƠNG TÁC

-Hệ thống tuyến nội tiết giữa vai trò kích thích và điều hoà hormones, vừa ngăn chặn việc sản sinh hormones quá mức vừa kích hoạt phóng thích thêm hormones mỗi khi thiếu hụt. Năng lực của hệ thống tuyến nội tiết duy trì hoạt động cao cho đến lúc tuổi già .

-Khi buồng trứng của phụ nữ giảm chức năng vào thời lỳ mãn kinh ( mempause ) sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương ( osteoporosis), làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim và một số thay đổi tâm tính .

-Năng lực của tất cả tuyến nội tiết đều dần dần suy giảm theo tuổi già dẫn tới khuynh hướng suy yếu hệ thống miễn nhiễm, giảm tốc độ chuyển hoá, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ( diabetes mellitus).

BỆNH THUỘC TUYẾN NỘI TIẾT

Hệ thống tuyến nội tiết có nhiều bệnh, tất cả thuộc loại nội thương và hầu như bệnh nào cũng phức tạp, khó trị lành. Xin giới thiệu một số bệnh thường gặp thuộc hệ thống tuyến nội tiết qua sự luận giải về nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị của cả hai ngành Đông – Tây y.

1. BƯỚU GIÁP ( Goiter , goitre)

Bướu giáp còn gọi là bướu cổ đơn thuần ( simple goitre ). Người việt chúng ta quen dùng thuật ngữ “ bưới cổ ” để chỉ tất cả trường hợp sưng tuyến giáp nằm ở khu vực trước cổ. Nhiều nhà chuyên môn còn chia bệnh thành 2 loại: “ Bướu cổ địa phương ” và “ Bướu cổ tản phát ” nhằm phân định loại bướu cổ xảy ra ở một khu vực dân cư có tỷ lệ mắc bệnh trên 10%, chịu nhiều nguyên nhân chung với loại bướu cổ chỉ xảy ra cho từng người, không làm ảnh hưởng đến đa số dân cư địa phương. Tuy nhiên, giới y khoa đến nay vẫn chưa thống nhất quan điểm về phương diện địa lý, nguyên nhân, sinh lý, lâm sàng … nên đã dùng thuật ngữ có tính tổng quát “ Bướu cổ đơn thuần ” hoặc “ Bướu cổ lành tính ” để chỉ cả bướu cổ địa phương lẫn bướu cổ tán phát.

Bướu cổ đơn thuần, bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, có thể lan toả và phình to như độn một khối thịt khổng lồ trước cổ do toàn bộ tuyến giáp tăng thể tích. Bướu giáp có loại chỉ có 1 nhân đơn độc, có loại nhiều nhân nổi u to nhỏ không đều làm gồ ghề bề mặt thân tuyến giáp. Theo thống kê mới nhất của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho biết, số người mắc bệnh bướu cổ đơn thuần trên thế giới hiện nay đã vượt trên con số 250,000,000 nười. Đây là một bệnh nội thương mang tính xã hội, rất trầm trọng, vì nó có thể dẫn tới hậu quả làm suy nhược thần kinh và bệnh tâm thần ( như chứng bệnh đần độn do bướu cổ)

Theo y học hiện đại

Nguyên nhân :

-Qua nhiều cuộc nghiên cứu thực nghịêm cho thấy sự hiện diện của thùy trước tuyến yên là yếu tố cần thiết cho việc hình thành và phát triển bướu cổ. Nói cách khác, bướu không thể sinh ra được nếu cắt bỏ tuyến yên .

 - Tác dụng sinh sản bướu cổ có sự kiên hệ đến vai trò trung gian của hệ dưới đồi – tuyến yên. Nếu cắt bỏ tuyến yên, gây tổn thương vùng dưới đồi hoặc cắt đứt mối dây liên hệ giữa 2 cơ quan này thì bướu cổ cũng không thể phát sinh được.

-Do cường tiết hormone kích thích tuyến giáp ( thyroid – stimulating hormone – thyrotropin – TSH) nhằm đáp ứng 3 nguyên nhân chính: Thiếu hormone cung cấp cho mô ngoại vi, hoặc mô ngoại vi tiêu thụ quá nhiều hormone hay giảm nồng độ hormone tuyến giáp tuần hoàn .

- Yếu tố nội sinh, trong đó yếu tố di truyền đóng vai trò hàng đầu. Mặt khác có liên quan đến giới tinh, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới do nhu cầu hormone tuyến giáp ở nữ giới nhiều hơn và tập trung cao nhất và o tuổi thanh xuân, giai đoạn có đời sống tình dục sung mãn.

- Yếu tố ngoại sinh, trước hết phải kể đến chất iodine, làm gia tăng khả năng phát sinh bướu cổ địa phương. Iodine, còn gọi là iot, một nguyên tố cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Tuyến giáp vẩn iodine để tổng hợp các hormone tuyến giáp. Thiếu iodine sẽ dẫn đến tới bệnh bướu giáp. Cơ thể một người trưởng thành chứa khoảng 30mg iodine, hầu hết tập trung tại tuyến giáp. Tảo biển ( seaweed ) là nguồn thực phẩm cung cấp iodine dồi dào nhất. Tuy nhiên, thặng dư iodine cũng sinh ra bướu cổ do ức chế tổng hợp hormone, để tìm thấy ở những người nào sử dụng liều cao iot trong điều trị, các thuốc có chứa sulfamide, PAS, chlorpromazine, phenylbutazone, reserpine, moutarde azote, colchicine. Ngoài ra, một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng góp phần làm tăng sinh bướu cổ như: Đậu nành ( soybean ) làm ức chế việc hấp thụ iot ở ruột, trong khi củ cải ( turnip), cải nồi ( cabbage), bông cải ( caulifower), đậu Hà Lan có tác dụng kháng tuyến giáp

Kháng lâm sàng :

Việc xác định bướu cổ qua cách nhìn, sờ nắn, thăm dò bằng các dụng cụ y khoa, nói chung khá dễ dàng. Sau đây là một số hình thức thăm khám thông dụng:

-Nhìn : Thấy da vùng trước cổ phống lên, nổi u từ thấp đến cao làm cho cổ biến dang. Có thể chia thể tích bướu cổ thành 5 mức độ:

1. Bướu nhỏ, kiểu tuyến giáp hơi to hơn bình thường, khó xác định bằng mắt.

2. Bướu trung bình, kiểu tuyến giáp to gấp 2-3 lần thể tích bình thường.

3. Bướu to, kiểu khối u lan rộng, phía trên thì vượt quá bờ sọ của sụn giáp, phía dưới thì lấn tới đáy cổ, đôi khi chèn ép thần kinh và tĩnh mạch cổ.

4. Bướu to, kiểu khối u lan rộng, phía trên lấn tới góc hàm, phía dưới tràn tới đáy cổ gây chèn ép tĩnh mạch, thần kinh và đường thanh quản.

 5.Bướu cổ khổng lồ, kiểu khối u phình to hết mức, lấn tới vùng xương chũm và bờ trước cơ thang.

Khi nhìn phải quan sát cả 2 tư thế: Thẳng và nghiêng. Theo TỔ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), bướu cổ được chia thành 4 cấp độ:

-Độ I, được quy định khi bệnh nhân nhìn thẳng ra trước không thấy bướu, chỉ khi ngước cổ lên mới thấy bướu hoặc sờ thấy u nhỏ nhô ra khỏ mặt da cổ.

-Độ II, khi bênhj nhân ngước cổ lên thấy ngay bướu.

-Độ III, nhìn thấy bướu dù bệnh nhân nhiàn thẳng.

-Độ IV, nhìn từ xa đã thấy bướu nổi cộm.

 

-Sờ nắn: Dùng tay miết nhẹ cổ vào cổ bệnh nhân có thể xác định được vị trí,  độ dày của bướu. Nếu bướu mới phát triển thì cho cảm giác mềm, bắt đầu tăng sinh tổ chức liên kết thì bướu hơi rắn chắc, còn cứng  hoặc cứng như đá thì mạch nhu mô đã trải qua giai đoạn phát triển quá lâu. Tuỳ theo sự tổn thương, bướu được chia thành 2 thể: Bướu lan toả và bướu nhân.

a. Bướu lan toả: Nếu thuộc thể nhu mô thì khối u không to lắm, nhẵn, đều, mềm; còn như thể keo thì bướu rất to, khá mềm, nổi u lồi lõm không đều.

b. Bướu nhân: Có 1 hay nhiều nhân, nhỏ thì bằng hạt đậu phộng, to thì bằng quả trứng gà hoặc to hơn, không đau, chuyển dịch khi bệnh nhân nuốt.

-Nghe: Không có tiếng thổi ở bướu cổ đơn thuần. Nếu bị chèn ép bệnh cảm thấy khó nuốt, ho, nấc hoặc khàn tiếng.

Các thể lâm sàng :

Bình thường, bướu cổ thành lập tại vị trí tuyến giáp trước cổ, nhưng qua lâm sàng bướu giáp còn hình thành nhiều dạng và phát triển bất thường tại một số vị trí ngoài khu vực tuyến giáp.

-Bướu chìm: Là loại bướu phát triển bên trong cơ thể, không nổi lên mặt da, thường gây các dấu hiệ chèn ép.

-Bướu lạc chỗ: Loại bướu cổ thành lập trong lồng ngực, được chia thành 3 thể:

a. Bướu giả lạc chỗ là loại bướu vẫ còn dính vào tuyến giáp với 2 kiểu, một ở giữa hoặc sau xương ức, một ở trên hoặc sau xương đòn.

b. Bướu lạc chỗ thực sự, là loại bướu không lệ thuộc vào tuyến giáp, có thể gây chèn ép trung nhất.

c. Các bướu lạc chỗ khác, là loại bướu tìm thấy ở góc hàm, gây khó nuốt hoặc ở một bên cổ tay hay nằm trong khí quản gây khó thở kịch phát.

Thăm dò vật lý

-Chụp X–ray cổ và trung nhất trên để xác định vị trí bướu hay sự chèn ép nếu có.

-Nội soi thanh quản để xác định dây thần kinh có bị thương tổ chưa.

-Chụp siêu âm để phân biệt các u nang với các nhân tuyến giáp.

-Chụp bằng nhiệt kế để xác định u nang hay tuyến độ nhờ hiệu ứng nhiệt độ.

Thăm dò sinh học :

-Thử nghiệm cho thấy iôt vô cơ trong huyết tương hạ thấp dưới 0.1Mg/100ml và iot niệu hạ thấp dưới 40Mg/100ml. Kết quả này xác định tình trạng thiếu iodine.

 

Tiến triển :

Bướu cổbám theo con người hàng chục năm, có khitự biến mất nhưng cũng có thể kéo dài suốt đời. Một số trường hợp bướu cổ tự biến mất hoặc khỏi bệnh nhờ được chữa trị sớm, chúng có khả năng tái phát vào thời kỳ phụ nữ có thai và trong giai đoạn đặc biệt như tuổi dậy thì hay mã kinh. Thực tế, bướu chỉ teo nhỏ lại chứ không mất đi và dễ xảy ra nhiều biến chứng.

Biến chứng :

-Gây rối loạn chức năng tuyến giáp:

a. Bướu cổ làm suy tuyến giáp, gây phù niêm và thường xảy ra bởi các loại keo ở những vùng dân cư miền núi hoặc do lạm dụng điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp.

b. Suy giáp có khả năng tạo ra bệnh đần độn địa phương, gây ảnh hưởng dây chuyền đến con cháu. Về thể chất, bệnh nhân là những người lùn, tay chân ngắn. Về tinh thần, bệnh nhân nhận thức chậm chạp, ngu ngơ, si ngốc. Suy giáp còn có thể gây tổn thương thần kinh tới nguy cơ bị câm, điếc hay động kinh.

c.  Bệnh tăng tuyến giáp, còn gọi là bệnh cường tuyến giáp hay cường giáp ( hyperthyoidism) với hội chứng nhiễm độc tuyến giáp, thường gặp dưới 2 dạng: Thành lập một bướu tuyến độ hoặc dạng bướu cổ Basedow tiến triển mau lẹ, gây nhịp tim nhanh, xuất mồ hôi, run rẩy, thèm ăn nhưng sụt cân, lo âu .Nếu là bệnh Graves, còn gọi bướu giáp lộ nhản hay bướu cổ lộ nhản sẽ có thêm các triêu chứng sưng cổ ( do tuyến giáp lớn ) và mắt lồi ra ( chứng lộ nhản ). Y khoa hiện đại chữa trị thường phẫu thuật tách bỏ tuyến giáp vì điều trị nội khoa ít có kết quả.

- Biến chứng tại bướu :

a. Bướu đột nhiên đau và sưng to, gây sốt, dần dần cứng lại. Sau các đợt viêm nhiễm và lan toả, bướu biến thành bướu nhân. Trường hợp nặng bướu nhân cứng hoặc to nhanh chóng có nguy cơ thoái hoá ác tính, di căn vào phổi hay xương. Lúc này bướu đã ung thư hoá.

b. Bướu chèn ép gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, từ hiện tượng nuốt vướng, khó  thở đến hội chứng tại trung nhất (một khoang chật hẹp của lồng ngực ) do chèn ép khí quản gây khó thở, khàn tiếng, khò khè khi hít vào, co kéo cơ ngực. Khi chèn ép 1 bên dây thần kinh quặc ngược sẽ tạo ra giọng đôi, liệt 1 dây thanh đới; nếu chèn ép cả 2 dây thần kinh sẽ bị ngạt thở.

Theo Đông Y Học

Đông Y Học nói chung, Trung Y nói riêng, đã biết bệnh bướu cổ từ hơn 300 năm trước Công Nguyên. Y văn cổ Trung Quốc gọi bướu cổ là “Anh” hoặc “Anh Khí” hay “Hiệp Anh”. Sách Linh Khu, mục “Kinh mạch thiên” và “sơn hải kinh” chép rằng, các y gia cổ đại ghi danh bướu cổ là “Anh”  và phân thành 3 loại: Huyết anh, Nhục anh và Khí anh. Riêng nền Y học cổ truyền việt nam, danh y Tuệ Tĩnh đã phân tích bệnh bướu cổ một cách chi tiết hơn . Sách “Tuệ Tĩnh toàn tập”, quyển thữ X về các bệnh ngoại khoa, lý giải rằng bướu cổ tuy được gọi chung là “Anh Lựu” nhưng lâm sàng “Anh”  khác với “Lựu”  căn cứ vào hình thái và tính chất mà đặt tên :

“Anh”  có 5 loại :

1. Da thịt không đổi sắc gọi là Nhục anh .

2. Gân trước cổ nổi rỏ gọi là Cân anhư

3. Mạch máu nổi chàng chịt gọi làHuyết anh

4. Lúc to lúc nhỏ théo thất tình gọi là Khí anh .

5. Cứng trơ không chuyển dịch gọi làThạch anh

Lựu” cũng phân 6 loại :

1. Lựu xương .

2. Lựu mỡ .

3. Lựu thịt .

4. Lựu huyết.

5. Lựu mủ.

6. Lựu đá

Nguyên nhân

-Trong các y văn cổ Trung Quốc, như sách “Cửu hậu phương” hoặc “Ngại dài bí yếu”, dẫn giải rằng bệnh “Anh” phát sinh phần lớn do dân cư sinh sống tại những khu vực thiếu nguồn dinh dưỡng đặc biệt và biết dùng vị Hải tảo một loài rong biển có chứa chất iodine để điều trị bệnh “Anh”.

-Ngoài ra , tình chí (trạng thái tinh thần ) cũng gó phần không nhỏ trong việc khởi sinh và phát triển bệnh “Anh”.Sách “Chư bệnh nguyên nhân hậu luận” phân biệt bệnh “Anh” dựa theo một số chứng hậu thường gặp:

1. Do Đàm khí uất kết :

-Tỳ khí vốn suy yếu, thêm thức ăn nước uống thiếu hoạt hoá làm cho đàm thấp phát sinh. Đàm kết thì khí cơ khó lưu thông, thủy thấp không hoá được tân dịch nên gnưng tụ thành đàm. Đàm thấp càng nhiều thì khí trệ càng tăng.

-Bởi tính ý thức hay tức giận, hễ tức giận thì thương Can, Can khí không thông đạt uất lên sinh đàm, đàm khí kết chặt ở cổ mà thành bệnh.

-Với hiện tượng hai bên hấu họng to phồng, lan toả, bờ sưng không rõ rệt, sắc da không đổi, ấn vào mềm, không đau, thường kèm các triệu chứng:

Ngực căng trướng khó chịu, sườn đau hoặc trướng đầy, dễ cáu gắt, rêu lưỡi trắng hoặc nhầy nhớt, mạch đi Huyền hoặc Hoạt.

2. Do khí huyết ứ kết:

-Với hiện tượng phía trước cổ sưng thô khá lớn do bệnh tích tụ lâu ngày nên tính chất hơi rắn, phát trướng hoặc ấn vào cảm thấy đau nhẹ, màu da không đổi, có thể có nhiều tia máu đỏ nổi lên, nuốt hơi vướng, ngực bức bối nhưng thở vẫn tốt, đau sườn, tính dễ cáu giận, chất lưỡi tối, mạch đi Trầm Sắc.

-Bệnh thường kéo dài nhiều năm, xuất hiện các chứng huyết ứ ngưng kết làm cổ thô sưng to rõ rệt, ấn vào thấy cứng mà đau, lưỡi tía tối hoặc có nuốt ứ huyết, mạch đi Trầm Sắc.

3. Do Tâm Can âm hư:

-Với hình dạng phình trướng vùng cạnh cổ mà các y gia cổ đại là gọi là “Hiệp anh”, thường sưng to, một ít trường hợp thấy sưng nhỏ .

-Các biểu hiện về Tâm can âm hư rất rõ, như hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ, đoản hơi, tự ra mồ hôi, tính tình nóng nảy dễ cáu gắt, đầu váng, mắt hoa, hai mắt lộ (lộ nhản ) mà khô ít. Nếu nặng hơn thì ngũ tâm phiền nhiệt, vùng mắt nóng rát, mồ hôi trộm, lưng đau gối mỏi, các ngón tay run rẩy hoặc co quắp. Ở nam giới thì thêm cứng đi, mộng, hoạt tinh, còn nữ giới thì khinh nguyệt không điều, sụt cân, rụng tóc lưỡi đỏ, ít rêu, mạch đi Huyền Sác hay Tế Sác vô lực.

Điều trị

Dưỡng sinh :

-Tránh ăn uống các loại thực phẩm làm từ sữa bò trong thời gian ít nhât 3 tháng. Cũng tránh dùng các chất gây kích thích như trà, cà phê, nước ngọt đóng chai ( Soft drinks).

-Hãy cảnh giác phương pháp điều trị bướu cổ bằng chất phóng xạ ( radiocation ) sodium ( iodine 131 hay 1-131) vì nó gây hằng loạt tác dụng phụ (side effects ) rất nghiêm trọng.

- Tránh hấp tấp giải phẫu bướu cổ nếu chưa lâm vào tình trạng nguy cấp như gây khó thở hoặc khó nuốt, bởi vì nguy cơ tái phát vẫ còn nguyên, chưa kể tới những rối loạn chuyển hoá và nội tiết xảy ra còn nhiều hơn nữa.

-Nên uống thêm Multivitamin va menral tổng hợp nhằm tăng cường chất sinh tố và chất khoáng, rất cần sự trao đổi và cân bằng về nội tiết tố. Cũng nên dùng thêm vitamin B complex, vitamin B1 ( thiamine), B2 ( riboflavin) và B6 ( pyridoxine) rất cần cho chức năng tuyến giáp, sản xuất hồng cầu, cần cho tế bào, hệ miễn dịch và các cơ quan liên hệ.

-Nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, như: Bông cải xanh ( broccoli), bắp cải Brussels, spróut ,cải nồi (cabbage), bắp cải hoa ( cauliflower ), rong biển ( kale ), quả đào ( peaches ), quả lê (pears), củ cải vàng, ( rutabagas), đậu nành ( soybeans), rau mồng tơi mỹ ( spinach ) và củ cải trắng ( turnips ). Các loại thực phẩm náy có tác dụng giúp khống chế việc sản xuất hormone tạo ra bướu giáp.

Dược phẩm đơn giản :

-Củ tỏi to 1 củ, muối ăn 1 chút, giả nát như bùn. Mỗi lần dùng 1 nhúm, to nhỏ tuỳ theo diện tích của bướu, nắn thành cái bánh và đặt lên, ngoài dán thêm băng keo cho dính. Ngày thay đổi thuốc 1 lần, chỉ 2-3 ngày sau thấy gân thịt căng giật và chảy ra nước mủ là bướu xẹp, lành bệnh. Phương pháp này kinh trị bướu cổ không đau, không ngứa, không kể to nhỏ, không kể lâu ngày hay mới phát, đơn giản nhưng rất hay.

-Củ tỏi nhỏ, Ngô tù du ( mua ở hiệu thuốc Bắc ), trong lượng bằng nhau, giã nát đắp vào, dần dần bướu xẹp và tan mất. Phương này kinh trị bướu độ kết khối ở cổ.

-Hải đới ( 1 loại rong biển ) 100g, sắc lấy nước uống hằng ngày, ăn luôn cả xác, chẳng bao lâu là lành bệnh.

-Hải tảo, côn bố ( hai loài rong biển ) khô, lượng băng nhau, tán bột min, luyện với mật ong làm hoàn nặng 10g. Ngày nhai nuốt 10-20g sau bữa cơm chiều. Uống trường kỳ bệnh sẽ khỏi.

-Hải tảo 120g, Côn bố 120g, Thanh bì 40g. Đem sào vàng, tán bột mịn, chế thành hoàn nặng 10g. Ngày uống 10g sau bữa tối. Uống dài ngày sẽ có kết quả.

-Uất kim 15g, Tử đan sâm 15g, Hải tảo 15g ( mua ở hiệu thuốc Bắc ). Sắc uống ngày 1 thang, có thể gia thêm chút đường hay mật ong, uống liên tục 1-2 tháng bệnh sẽ khỏi.

-Hải đới 60g, Đậu xanh 150g. Nấu chín, gia thêm chút đường, ăn hằng ngày.

-Hải tảo, côn bố, Đậu nành, lượng bằng nhau, nấu chín, thêm chút đường, ăn hằng ngày .

-Hạ khô thảo 30g, Hải tảo 60g. Sắc uống mỗi ngày.

-Hà thủ ô 20g, Côn bố 15g. Ô mai 10g. Sắc uống hằng ngày.

Dược thảo tổng hợp :

     Bài 1 :

                         Bạch thược                      15g             

                              Huyền sâm                       10g

                              Hạ thủ ô                           30g

                              Hải phù thạch                  30g

                              Chế hương phụ                12g

                              Bạch giới tử                     12g

                              Sinh mẫu lệ                      20g

                              Bạch cương tằm               12g

                              Trạch tả                           15g

                              Thất diệp nhất hoa           20g

                              Triết bối mẫu                   12g (tán bột , hoà nước thuốc )

                    Sắc uống ngày 1 thang

Bài 2 :

- Biệ chứng Đông y : Do can uất trí trệ , đàm khí kếttụ ở cổ

- Pháp trị :Hoá đàm nhuyễ kiên , lý khí tán kết.

- Bài thuốc : “Tiểu ảnh hoàn ”

- Công thức :

                    Hải tảo                             1000g

                    Hải phù thạch                  1000g

                    Hải đới                             500g

                    Tam lăng( chế giấm )       60g

                    Nga truật ( chế giấm )      60g

                    Trần bì                             15g

                    Thanh mộc hương           15g

-Cách làm và dùng: Đem thuốc tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm tễ, nặng 12g/hoàn. Ngày nhai nuốt 2 lần, mỗi lần ½ hoàn (6g).

-Hiệu quả lâm sàng: Bài này đã trị 6 ca bướu cổ đơn thuần, 4 ca khỏi bệnh hoàn toàn, 2 ca tiến triển tốt.

Trương Văn Đậu 41 tuổi, trong 3 năm vừa qua có bướu phồng lên ở cổ, to bằng nửa nắm tay. Một bệnh viện chẩn đoán bị bướu giáp đơn thuần.

Sờ bướu thấy mềm, ấn không đau, có nhiều nốt hạch. Tính tình bệnh nhân rất nóng, hay giận dữ, thường cảm giác tức ngực, đắng miệng, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch đi Huyền Hoạt.

          Sau khi cho dùng 1 liều thuốc tễ  “Tiêu anh hoàn”, Bướu xẹp nhỏ lại khoảng 70-80%. Liền cho uống tiếp ½ liều nữa, công thức không đổi, bướu cỏ hoàn thoàn biến mất, các triệu chứng cũng không còn. Bệnh khỏi 100%.

2. BỆNH CƯỜNG GIÁP ( Hyperthyroidism)

Đại cương

Bệnh cường giáp hay cương tuyến giáp (Hyperthyroidism ) là một bệnh nội tiết, lâm sàng rất thường gặp.

Theo Y học hiện đại

-Y học hiện đại cho rằng do yếu tố phản ứng miễn của cơ thể tác động làm tăng tiết tế bào tuyến giáp mà sinh bệnh, một số trường hợp xảy ra chấn thương tinh thần mạnh, đặc biệt ở lớp tuổi trung niên từ 30-45 tuổi, phái nữ mắc nữ mắc bệnh nhiều hơn phái nam theo tỷ lệ 4:1.

-Phần lớn bệnh kèm theo to tuyến giáp, mắt lồi, tính tình hay cáu giận , hồi hộp, nhiều mồ hôi, mau đói, sụt cân, ngón tay run giật (tham khảo thêm ở bệnh Bướu giáp.

Triệu chứng lâm sàng :

Phần lớn bệnh cường giáp phát triển chậm thjeo từng giai đoạn, ngoại trừ một số trường hợp phát triển đột ngột do nhiễm khuẩn tuyến giáp hay bị chấn thương tinh thần mạnh. Lâm sàng, căn cứ vào chứng trạng nặng nhẹ khác nhau có thể phân chia bệnh thành 4 cấp hay 4 thể:

-Thể nhẹ: Thường là thời kỳ mới nhiễm với các triệu chứng: Cơ thể bứt rứt, tính tình dễ nóng giận, mệt mỏi, hay đánh trống ngự, tim hồi hộp, sụt cân, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch đi Huyền Tế Sác.

-Thể nặng: Ngoài các triệu chứng nêu ở thể bệnh nhẹ, xuất hiện thêm một số triệu chứng đặc trưng. Thường có sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, dễ đói, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, đàn ông liệt dương, phụ nữ tắc kinh, mặt đỏ ửng, các ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc vàng mỏng, mạch đi Tế Sác hoặc Kết Đại.

-Thể nguy: Sốt cao, ra nhiều mồ hôi, nôn ói, tiêu chảy, thần trí hoảng hốt, nói sảng, sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, lừ đừ, mạch đi Vi Tế rất khó bắt, có thể có vàng da, huyết áp hạ.

-Biển chứng: Đau ngực, đánh trống ngực, tức ngực khó thở, vùng trước tim đau nhói. Cơ bắp cũng mềm yếu, đi đứng khó khăn do Kali máu hạ.

Chẩn đoán

Y học hiện đại chẩn đoán bệnh cường tuyến giáp thường căn cứ vào 4 yếu tố sau đây :

1. Triệu chứng lâm sàng :

- Tuyến giáp to, lan toả hoặc có nhân.

-Có rối loạn chức năng thần kinh: Đau đàu, run tay, tăng nhiệt, đổ mồ hôi.

-Có rối loạn tâm thần: Mất ngủ, kém tập trung tư tưởng, dễ cáu gắt.

-Rối loạn tuần hoàn, tim mạch: Tim đập nhanh hoặc không đều, có tiếng thổi, tăng huyết áp kỳ tâm thu, giảm huyết áp kỳ tâm trương.

-Mắt lồi ( lộ nhản ), dấu hiệu Graph (+).

2. Xét nghiệm:

-Ghi nhận chuyển hoá cơ bản chuyển hoá tăng.

-Cholesterol huyết giảm.

          -Thyroidxine máu cao từ 12-20mcg/% (bình thường 4-8 mcg/%)

-Độ tập trung Iod trên 50% .

3. Đánh giá nặng, nhẹ:

-Cường độ giáp độ I: Chuyển hoá cơ bản = +15 đến +30%, nhịp tim dưới 100 lần /phút. Bệnh nhẹ.

-Cường độ giáp độ II: Chuyển hoá cơ bản = +30 đến +630%, nhịp tim từ 100-120 lần /phút. Bệnh hơi nặng

-Cường độ giáp độ III: Chuyển hoá cơ bản =trên +60%, nhịp tim trên 120 lần /phút. Bệnh hơi nặng.

-Cường độ giáp độ IV: Chuyển hoá cơ bản =trên +100%, nhịp tim trên 120 lần /phút. Bệnh rất nặng.

Theo Đông y học

Đông y xếp bệnh cường giáp vào chứng “Anh lựu” thuộc thể“Can hoả”, nguyên nhân chủ yếu do thất tình rối loạn. Sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” viết “Chứng anh là do buồn, lo, làm khí kết thành hìng”. Sách “Ngoại khoa chính tông” thì nhận định: “Chứng anh lựu phát sinh, nếu không do âm dương chính khí mất quân bình thì cũng do ngũ tạng âm hư hoả uất, đàm kết khí uất mà sinh ra”. Còn sách “Tế sinh phương, mục anh lựu luận trị” viết: “Chứng anh lựu phần lớn do vui buồn, nóng giận thất thường, ưu tư quá độ mà phát sinh”.

Có thể tóm lược vào 5 nguyên nhân sau đây:

-Can khí uất: Giận, ghết thất thường.

-Khí trệ lâu ngày sinh đàm kết.

-Huyết ứ do khí trệ, đàm kết.

-Hoả uất thượng xung do khí trệ, đàm kết.

-Âm hư do uất nhiệt lâu ngày.

Triêu chứng :

-Do can khí uất thì hay cáu gắt, bứt rứt không yên, bồn chồn lo lắng.

-Do khí trệ đàm kết thì tuyến giáp sưng to, mắt lồi (bướu cổ lộ nhản).

-Do huyết ứ thì hay đau tức ngực, phụ nữ tắc kinh, mạch đi Kết Đại.

-Do hoả uất thì hay phiền nhiệt, hồi hộp, mau đói, mặt nóng đỏ, nhiều mồ hôi, rêu lưỡi vàng, mạch đi Sác.

- Do âm hư thì người gầy , mình nóng , tay run , sốt nhẹ , miệng khô , nam thì liệt dương , nữ thì bế kinh , mạch đi Tế Sác .

Điều trị :

Đông y trị bênh tăng tuyến giáp thường dựa vào chứng và mạch. Tuy nhiên cũng căn cứ vào tình trạng bệnh biến nặng nhẹ xử phương.

-Chứng nhự: Thường do “Can uất khí trệ ” với các triệu chứng ngực sườn đau tức, ăn ít, bụng đầy, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch đi Huyền.

Pháp trị chủ yếu là “Sơ can, thanh nhiệt, lý khí giải uất” với các vị thuốc chính: Sơn chi tử, Tri mẫu, Ngân sài hồ, Mẫu đơn bì, Bạch thược, Đương qui, Toan táo nhân, Bối mẫu, Hải tảo, Mẫu lệ. Nếu không hiệu quả, chuyển sang bài thuốc trị thể nặng.

-Chứng nặng: Thường do “Khí uất đàm kết, táo hoả thương âm” với các triệu chứng: Bứt rứt, nóng nảy, hay cáu gắt, sắc mặt đỏ ửng, miệng đắng, vã mồ hôi nhiều, hoa mắt, chóng mặt, cổ phồng to, chân tay run rẩy, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch đi Huyền Sắc. Nếu do Can hoả phạm vị, sẽ thấy bệnh nhân mau đói, ăn nhiều .

Pháp trị chủ yếu là “Dưỡng âm tả hoả, hoá đàm tán kết” với các vị thuốc: Hạ khô thảo, Tri mẫu, Cúc hoa, Huyền Sâm, Thiên hoa phấn, Hải tảo, côn bố, Bối mẫu, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Sinh địa, Ngọc Trúc, Mẫu lệ.

-Chứng nguy: Thường do “Táo hoả cực thịnh làm suy kiệt khí âm” với các triệu chứng: Bứt rứt khó ngủ, hồi hộp, mồ hôi ra như tắm, mệt nhọc, thở khó, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch đi Tế Sắc.

Pháp trị chủ yếu là “Dưỡng tâm an thần, tư âm sinh tân” kết hợp với truyền dịch để cấp cứu hồi sức. Bài thuốc căn bản gồm các vị: Sa sâm, Huyền sâm, Mạch môn đông, Thiên môn đông, Sinh địa, Bá tử nhân, Ngũ vị tử, Nữ trinh tử, Qui bản, Câu kỷ tử, Tri mẫu, Hoàng bá.

-Biến chứng:

Nếu do “Can khí uất trệ, nhiệt đàm khí tắt kinh lạc” thì thấy triệu chứng đau ngực ( hung tý ). Pháp trị phải “Sơ can thông lạc, thanh nhiệt hoá đàm” gồm các vị: Chế bán hạ, Qua lâu bì, Chỉ thực, Uất kim, Hồng hoa, Tử đan sâm, Đăng tâm thảo, Hoàng liên.

Nếu do “Can thịnh tỳ hư, khí thoát đàm kết” thì thấy tay chân yếu, mềm, vô lực. Pháp trị phải “Thanh can trợ tỳ, hoá đàm tán kết” gồm các vị: Mẫu đơn bì, Sơn chi tử, Thái tử sâm, Sinh Bạch Truật, Chính Hoàng kỳ, Chế Bán hạ, Thanh bì, Trần bì, Xuyên Ngưu tất, Bạch cương tằm, Côn bố.

Điều trị

Bài 1

-Biện chứng Đông y: Do khí hư bất hoá

-Pháp trị : Bổ khí kiếm tiêu thủng

-Bài thuốc : “ Cố thể thang ”

-Công thức :

                    Hoàng kỳ               50g

                    Đảng Sâm              25g

                    Bạch truật              15g

                    Phục linh               25g

                    Bạch thược            15g

                    Hạ khô thảo                     15g

                    Hải tảo                   15g

                    Côn bố                   15g

                    Sinh mẫu lệ            50g

                    Tử thạch                25g

                    Hồng táo                05 quả

          Sắc uống ngày 1 thang

-Hiệu quả lâm sàng: Vương thị Hà 24 tuổi, trong vòng 1 năm nay thấy cổ phình to, tim đập nhanh, thở mệt, ra nhiều mồ hôi, mất sức, bụng đầy, ván đầu, tay chân rã rời không bước lên cầu thang nỗi, sốt âm ỉ, đã điều trị về bệnh thần kinh nhưng không có kết quả.

Khi tới khám bệnh với Đông Y, thấy mạch đi Hư Sác,  lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, tuyến giáp sưng to, mắt lồi, hệ số hấp thu iod trong 3 giờ là 63%, 24 giờ là 54.5%. Chẩn đoán là bướu cổ thuộc dạng cường tuyến giáp. Theo Đông y, chứng này thuộc thể khí hư bất hoá. Sau khi cho dùng bài “Cố thể thang ” liền 2 tháng thì khỏi, cổ xẹp như xưa.

-Bàn luận: Đông y xếp bướu cổ vào loại bệnh “ảnh – bướu ”. Nếu phù tuyến giáp đơn thuần thì gọi là “khí ảnh – bướu khí ”, cường năng tuyến giáp thì gọi là “nhục anh – bướu thịt ”. U bướu có nhiều triêu jchứng kèm theo. U tuyến giáp tương đương với “hạch đàm ”, do đàm khí uất kết, cầm trị bằng cách “ Sơ can giải uất, lý khí hoá hoá đàm”. Nếu do hoả uất thương âm thì xử phương “Tư âm thảnh hoả, hoá đàm nhuyễn kiên ”. Nếu có kèm triệu chứng “Tâm khí âm hư”, mạch đi Kết Đại, thì dùng thang “Bổ âm ích khí dưỡng huyết ”. Nếu kèm chứng khí hư hạ giáng thì phải bồi bổ, ích. Nếu bệnh nhân dùng tia phóng xạ để điều trị làm cho âm hư, thiếu máu, thì phải bổ khí dưỡng huyết. Nếu kèm theo chứng thận suy thì trị bằng cách bổ thận dương.

Bài 2 .

-Bài thuốc: “Bình anh phúc phương” của Y sĩ Viện Văn học thuộc bệnh viện Trường Xuân tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.

-Công thức :

                    Huyền Sâm            10g

                    Bạch đơn bì                     10g

                    Đương qui             10g

                    Phục linh               10g

                    Sinh địa                 10g

                    Triết bối mẫu         10g

                    Thanh bì                10g

                    Trần bì                   10g

                    Tam lăng               10g

                    Nga truật                10g

                    Sơn thù nhục         10g

                    Sinh Mẫu lệ                     10g

                    Hạ khô thảo                     12g

                    Ngõa lãng tử          15g

          Sắc uống ngày 1 thang

-Kết quả lâm sàng: Đã trị 110 ca cường tuyến giáp trạng, kết quả: Khỏi bệnh hoàn toàn 38 ca, tiến bộ tốt 63 ca, có kết quả 6 ca, không chuyển biến 3 ca. Trong số này có 77 ca sưng tuyến giáp, 54 ca lồi mắt. Chỉ dùng thuốc sau 3-6 ngày thì hầu hết các triệu chứng đều được cải thiện.

Bài 3 :

-Bài thuốc: “Viên kháng giáp” của Y sĩ Trương Triết Thần thuộc Học Viện Trung Y tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc .

-Công thức:

                    Quất hồng              100g

                    Chế bán hạ             150g

                    Phục linh               150g

                    Hải tảo                   150g

                    Côn bố                   150g

                    Thục mẫu lệ           150g

                    Triết bối mẫu         150g

                    Hạ khô thảo                     200g

                    Tam lăng               100g

                    Hoàng được tử       50g

                    Cam thảo               50g

                    Hổ phách               10g

                    Chu sa                   10g

-Cách làm và dùng: Tất cả đem tán bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn, mỗi hoàn nặng 15g. Ngày nhai nuốt 2 lần, mỗi lần 1 hoàn.

-Kết quả lâm sàng: Đã trị 125 ca, kết quả: 65 ca khỏi hẳn, rất tốt 24 ca, kết quả khả quan 23 ca, không chuyển biến 13 ca sau 2 tháng điều trị.

Bài 3:

-Bài thuốc: “Phức phương kháng giáp cao” của Y sĩ từ Vĩnh Phổ thuộc trường Đại Học Y Khoa tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.

-Công thức:

 

                    Hoàng Kỳ                        15g

                    Đảng sâm                        15g

                    Mạch môn                       15g

                    Bạch thược                      15g

                    Hạ khô thảo                               15g

                    Sinh địa                           30g

                    Tử đan sâm                      30g

                    Sinh mẫu lệ                      30g

                    Tử tô tử                           10g

                    Ngũ vị tử                         10g

                    Chế hương phụ                10g

                    Bạch giới tủ                     06g

-Cách làm và dung: Nếu lấy 2-3 lần nước, bỏ cặn, cô lại thành cao mềm. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh ( tablespoon ). Cứ mỗi liệu trình điều trị là 3 tháng.

-Kết quả lâm sàng: Trị 50 ca, kết quả 20 ca khỏi bệnh 100%, 10 ca tiến triển rất tốt, 5 ca giảm rõ rệt, 5 ca mất hết tỉệu chứng, 8 ca giảm nhẹ, 2 ca bỏ cuộc.

Bài 4.

-Bài thuốc “Sài hồ long mẫu thang” của Y sĩ Dụ kế thuộc Bẹnh viện Ninh Hương Tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

-Công thức :

                              Sài hồ                    10g

                              Bạch Cương tầm    10g

                              Hoàng Cầm           15g

                              Chế bán hạ             15g

                              Câu đằng               15g   

                              Sinh thiết lạc          15g

                              Long cốt                30g

                              Sinh thạch cao       30g

                              Cát cằn                   20g

                              Cam thảo               05g

                              Chu sa                   03g

Sắc uống ngày 1 thang. Nếu táo bón, gia Đại hoảng 06g

-Kết quả lâm sàng:Điều trị 100 ca, khỏi bệnh hẳn 50 ca, có kết quả tốt, u giáp teo nhỏ, mắt hết lồi, mạch đi bình thường 41 ca, không chuyển biến 9 ca.

Bài 5 .

-Bài thuốc:“Kháng giáp thang ” của Y sĩ Hạ Thiếu Nông và các cộng sự viên Bệnh viện Thử Quang, trực thuộc Học Viện Trung Y Thượng Hải, Trung Quốc.

-Công thức :

                              Hoàng kỳ               40g

                              Bạch thược            12g

                              Sinh địa                 15g

                              Hạ khô thảo                     30g

                              Hà thủ ô                 20g

          Sắc uống ngày 1 thang .

-Gia giảm:Tỳ hư, bỏ sinh địa, gia thêm Haòi Sơn 18g, Bạch truật 12g, Thần khúc 06g. Tâm hoả vương, gia Hoàng liên 06g. Can hoả vượng, gia Long đởm thảo 06g.

-Kết quả lâm sàng:Trị 98 ca, khỏi bệnh 61 ca, rất tốt 19 ca, khá tốt 8 ca, không chuyển biến 10 ca. Qua khảo sát, thấy vị Hoàng kỳ có tác dụng cải thiện chức năng miễn dịch, giảm triệu chứng lâm sàng và làm hạ T3, T4 huyết thanh.

Bài 6.

-Bài thuốc: “Trương thị kháng giáp phương ” của Y sĩ Trương Tuấn Văn thuộc Y học viện Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc .

-Công thức 6a :

                              Sinh thạch cao                 30g

                              Mạch môn                       15g

                              Hạ khô thảo                               15g

                              Thiên hoa phấn                24g

                              Sinh địa                           24g

                              Thạch hộc                        12g

                              Đương qui                       12g

                              Hoàng cầm                      12g

                              Liên nhục                        12g

                              Xuyên khung                   10g

                              Hoàng liên                       06g

                              Hoàng bá                         10g

                              Ô mai                               20g

Sắc uống ngày 1 thang. Bài này trị tăng năng tuyến giáp thể “Vị Hoả ”-- - Công thức 6b :

                              Long đởm thảo                15g

                              Sinh địa                           15g

                              Trần châu mẫu                 15g

                              Sơn chi tử                        10g

                              Đương qui                       10g

                              Sài hồ                              10g

                              Hoàng Cầm                     12g

                              Mạch môn                       12g

                              Hạ khô thảo                               30g

                              Huyền Sâm                      30g

                              Sinh long cốt                   30g

                              Sinh mẫu lệ                      30g

                              Địa cốt bì                         30g

Sắc uống ngày 1 thang. Bài nầy trị tăng năng tuyến giáp thể “Can uất hoá nhiệt”.

-Gia giảm :

Tim hồi hộp, gia Bá tử nhân 30g, Khổ sâm 15g, Ngũ vị tử 15g .

Mồ hôi ra nhiều, gia long cốt 30g, Mẫu lệ 30, Sinh Hoàng kỳ 30g.

Mất ngủ, gia Hắc táo nhân 15g, Long xỉ 15g, Chích viễn chí 15g, Ngũ vị tử 15g.

Tuyến giáp phồng to, gia Hoàng dược tử 10g.

Mắt lồi, gia Xuyên sơn giáp 12g, Can địa long 12g.

-Kết quả lâm sàng: Trị 32 ca, khỏ hẳn 11 ca, chuyển biến tốt 9 ca, có kết quả 11 ca, không kết quả 1 ca.

Bài 7 .

-Biện chứng Đông y: Can uất khí kết, âm hư hoả vương .

-Pháp trị: Dưỡng âm giải uất, nhuyễn kiên tán kết .

-Bài thuốc:   “Dục âm thang gia giảm ”

-Công thức:

                              Bắc sa sâm             15g

                              Thiên môn             15g

                              Mạch môn             15g

                              Sinh địa                 15g

                              Thiên hoa phấn      15g

                              Hải tảo                   15g

                              Côn bố                   15g

                              Ngũ bội tử             10g

                              Triết bối mẫu         10g

Sắc uống ngày 1 thang.

- Gia giảm

- Nếu bướu giáp sưng to, gia Hải phù thạch 15g

Chân tay run rẩy, gia Long cốt 15g, Mẫu lệ 15g

Thèm ăn, hay đói, gia Huyền sâm 15g, Sinh địa tăng lên 30g

Khát nước, gia Ô mai 15g, Thạch hộc 15g

Đi tiêu lỏng nhiều lần, gia Hoài sơn 30g

Khí hư, gia Thái tử sâm 15 – 30g

Đàn ông liệt dương, gia Dâm dương hoắc 15g

Can uất hóa nhiệt, gia Hạ khô thảo 15g

-Hiệu quả lâm sàng: Đã trị 34 ca, khỏi hẳn 18 ca, tiến triển tốt 13 ca không kết quả 3 ca. Lê Thị Nhi 34 tuổi, gần 4 năm qua cổ cứ to dần lên, cảm thấy bực bội, ra nhiều mồ hôi, tức ngực, tim hồi hộp, tay chân run, ăn nhiều vẫn đói, thân thể gầy róc, đi cầu lỏng.

Khám thấy bướu cổ độ II, mắt lồi ra, tim đập 106 lần/phút, chẩn đoán tăng năng tuyến giáp thể “Can uất khí kết kèm âm hư”. Cho dùng bài “Dục âm thang gia giảm”, gia thêm Huyền sâm 15g, Hải phù thạch 15g, Sinh long cốt 15g, Sinh mẫu lệ 15g, Thạch hộc 15g, Kiết cánh 10g. Uống tất cả 24 thang, tái khám thấy các triệu chứng đều giảm rõ, tuyến giáp teo còn độ I, mắt vẫn còn lồi. Giữ nguyên công thức, gia thêm Thái tử sâm 30g, cho uống tiếp 20 thang nữa, bệnh khỏi

Bài 8

-Biện chứng Đông Y: Viêm tuyến giáp do thấp đàm ứ trệ, kinh mạch thiếu dương bị tắt, uất lâu hóa hỏa.

-Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết

-Bài thuốc: “Tam hải thang”

- Công thức

                    Côn bố                             15g

                    Kim ngân hoa                  15g

Bồ công anh                              30g

Địa đinh thảo                   15g

Triết bối mẫu                   15g

Hải phù thạch                  12g

Liên kiều                         12g

Kim quả lãm                    10g

Thất diệp nhất chi hoa     06g

Tam lăng                         06g

Nga truật                          06g

Hạ khô thảo                     10g

Nhũ hương                      06g

Một dược                         06g

Sắc uống ngày 1 thang

-Hiệu quả lâm sàng: Lê Mỹ Tú 37 tuổi, một tuần trước đây bỗng thấy tuyến giáp bên phải cổ bị sưng thành cục và kéo dài như dây chuỗi. Một bệnh viện chẩn đoán là “viêm tuyến giáp trạng” nhưng xin điều trị bằng Đông y.

Khám thấy vùng cổ giáp với gáy bên phải sưng thành cục cở 6 x ,cm, xếp thành chuỗi dài, màu da không đổi. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, hít thở và nuốt khó khăn, về chiều phát sốt, sợ lạnh, không muốn ăn, tiêu tiểu bình thường, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch đi Tế Huyền.

Sau khi cho uống 5 thang “Tam hải thang”, khám lại thấy khối sưng biến mất, các triệu chứng cũng không còn, bệnh khỏi.

-Bàn luận: Viêm tuyến giáp, Đông y xếp vào chứng “ảnh lưu”. Có 5 ảnh và 6 lưu. Sách “Y Tông Kim Giám” nói: “Ảnh thì có dạng dây chuỗi, lưu thì theo khí mà tích tụ”. Lại nói: “Ảnh phần lớn sinh ra ở vai, gáy, hai bên má, còn lưu thì có khắp nơi”. Trong bài dùng Hải tảo, Côn bố, Hải phù thạch có tính mặn, lạnh là để nhuyễn kiên, làm mềm chất rắn, dùng Tam lăng, Nga truật, Nhũ hương. Một dược để hoạt huyết, hóa ứ, giảm đâu, dùng Kim quả lãm để thanh phế lợi hầu họng, dùng Kim ngân hoa, Liên kiều, Thất diệp nhất chi hoa. Bồ công anh, Địa đinh thảo, Triết bối mẫu, Hạ khô thảo để thanh nhiệt giải độc, nhuyễn kiên tán kết. Bài thuốc này đã trị trong nhiều năm, kết quả khá mỹ mãn.

3. SUY TUYẾN GIÁP (Hypothyroidism)

Suy tuyến giáp là một bệnh thuộc tuyến nội tiết do tuyến giáp trạng ở cổ không tiết đủ lượng hormone cần dùng. Người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải, tùy theo độ tuổi, nguyên nhân và tính chất bệnh lý mà hình thành những thể bệnh khác nhau. Trong phạm vi bài này chỉ mô tả bệnh suy tuyến giáp ở tuổi trưởng thành và tìm hiểu bệnh suy tuyến giáp theo kinh nghiệm của Đông y dưới 2 thể: Nguyên phát và thứ phát.

Theo thống kê, phái nữ mắc bệnh suy tuyến giáp nhiều hơn phái nam với tỷ lệ 5/1. Bệnh thường biểu hiện dưới dạng phù nhưng ấn không lõm. Y học cổ truyền xếp bệnh suy tuyến giáp vào phạm vi chứng “Phù thủng” “Hư lao”, phần lớn do dương hư hiệp với khí dương.

 

Triệu chứng lâm sàng

- Bệnh thường phát triển chậm, khó nhận biết lúc ban đầu

- Người mệt nhọc, sợ lạnh, da khô có vảy, táo bón

- Lông tóc dễ rụng, móng tay và chân dễ gãy

- Bệnh lâu ngày làm da tái nhợt hoặc hơi vàng, phù niêm mạc

- Tinh thần đần độn, có khi lú lẫn, phản xạ chậm chạp

- Tay chân nóng tê dại, váng đầu, thính giác giảm nên nặng tai

- Lười nói, giọng khàn, ngực tức, hồi hộp, bụng đầy, chán ăn

- Sinh lý giảm, nam liệt dương, nữ lãnh cảm, kinh nhiều hoặc tắc kinh

- Bệnh nặng có thể thân nhiệt hạ, thở yếu, hôn mê, khó bắt mạch

Nguyên nhân

Bệnh lý phần nhiều do dương khí suy, cũng có trường hợp kèm theo biểu hiện âm huyết hư tổn hoặc ẩm tụ huyết ứ. Sau đây là 3 nguyên nhân chính thường gặp:

- Do dương hư khí suy: Gốc bệnh do tiên thiên bất túc hoặc tỳ dương hư tổn, trung khí bất túc. Cũng có thể do ẩm thực thiếu chất iodine hoặc uống nhiều thuống kháng giáp, do phẫu thuật làm thương tổn tỳ dương

Hậu quả là thường xuyên mệt mỏi, lười nói, bụng đầy, chán ăn. Lâu dần làm tổn thương Tâm Thận dương biểu hiện dưới hình thức phản ứng chậm chạp, đầu ốc u mê đần độn, sợ lạnh, váng đầu, ù tai, tức ngực, hồi hộp, tình dục giảm sút.

- Do âm huyết hư tổn: Dương hư thì không sinh âm, khí hư thì không hóa được huyết, lâu dần làm cho huyết hư. Chứng trạng gồm có: Sắc da tái nhợt, da tróc vảy, tóc thưa và khô, tóc dễ rụng, cơ thể tiều tụy.

- Do ẩm tụ huyết ứ: Tỳ hư thì chất dịch ứ đọng gây phù ấn không lõm, bụng có nước. Khí hư thì huyết ứ làm cho ngực bụng đau tức. Phụ nữ kinh ít, bế kinh, đau bụng kinh triền miên.

Điều trị

Đông y cho rằng bệnh suy tuyến giáp phần lớn do dương hư, khí hư, âm dương lưỡng hư, khí huyết lưỡng hư hoặc do tà ẩm tích tự ứ huyết. Pháp trị chủ yếu là ôn dương ích khí, bổ huyết dưỡng âm, trừ ẩm hóa ứ, tùy chứng nặng nhẹ mà lập phương. Sau đây là một số bài thuốc kinh nghiệm của Đông y:

Bài 1:

- Biện chứng Đông Y: Do Tỳ dương bất túc, khí huyết lương hư (bệnh mới bắt đầu, chứng nhẹ)

- Pháp trị: Ôn trung kiện Tỳ, ích khí bổ huyết

- Công thức a

                    Hoàng kỳ               30g

                    Đảng sâm              18g

Bạc truật                24g

Đương qui             12g

Chính thảo             06g

Sài hồ                              06g

Thăng ma              06g

Ba kích nhục          09g

Câu kỷ tử               09g

Trần bì                   03g

Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc dùng toa thuốc dưới đây:

- Công thức b:

­                    Hoàng kỳ               18g

Phục linh               30g

Bạch truật              24g

Hà thủ ô                 24g

Trạch tả                 09g

Quế chi                  09g

Hoài sơn                09g

Dâm dương hoắc   09g

Thỏ ty tử                12g

Sắc uống ngày 1 thang

Khi nào bệnh ổn định, có thể xay hay tán bài thuốc 1a hoặc 1b thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn, mỗi hoàn nặng 12g. Uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 hoàn, liên tục 5 – 6 tháng để củng cố sức khỏe.

Bài 2

- Biện chứng Đông y: Do Tỳ Thận dương hư kiêm tụ ẩm ứ huyết (bệnh bước sang giai đoạn nặng)

- Pháp trị: Bổ thận tráng dương trừ ẩm, dưỡng âm bổ huyết hóa ứ

- Công thức:

                    Thục phụ tử           10g (sắc trước 10 phút)

                    Lộc giác sương      20g (sắc trước 10 phút)

                    Qui bản                  20g (sắc trước 10 phút)

                    Nhục thung dung   12g

                    Hoài sơn                20g

                    Sinh hoàng kỳ       20g

                    Đảng sâm              20g

                    Quế chi                  05g

                    Dâm dương hoắc   12g

                    Phá cổ chỉ              12g

                    Đương qui             12g

                    Bạch thược            12g

                    Tử đan sâm            12g

                    Phục linh               20g

                    Trạch tả                 20g

Sắc uống ngày 1 thang

Bài 3:

- Biện chứng Đông y: Can vượng Tỳ hư

-Pháp trị: Thanh can trợ Tỳ

- Công thức

                    Đảng sâm              20g

                    Phục linh               20g

                    Trạch tả                 20g

                    Hoàng kỳ               30g

                    Quế chi                  05g

                    Cam thảo               05g

                    Thục phụ tử           10g

                    Phá cố chỉ              10g

                    Tiêu mao               15g

                    Dâm dương hoắc   15g

Sắc uống ngày 1 thang. Khi sưng phù giảm, gia thêm Mạch môn 12g, Ngọc trúc 12g, Ngũ vị tử 05g

-Gia giảm: Nếu cơ thể phù thủng, gia thêm Xa tiền tử 10g, Trạch tả 10g. Nếu mất ngủ, miệng đắng, bứt rứt không yên, gia Mẫu đơn bì 09g, Long đởm thảo 09g. Nhân trần 09g, Sơn chi tử 09g. Nếu bụng đầy khó tiêu, gia Trần bì 06g, Sa nhân 06g. Nếu táo bón, gia Qua lâu nhân 15g, Hỏa ma nhân 09g. Nếu cổ họng khô khát, gia Sinh địa 30g, Huyền sâm 15g.

Bài 4:

- Biện chứng Đông y: Suy tuyến giáp sau phẫu thuật

-Pháp trị:  Âm dương đồng bổ, khử ứ giải uất

- Công thức

                    Sinh mẫu lệ            30g

                    Đảng sâm              12g

                    Bạch truật              12g

                    Hoài ngưu tất         12g

                    Sinh bạch thược     12g

                    Mộc qua (sao)        12g

                    Phục linh bì           12g

                    Uất kinh                 12g

                    Toàn đương qui     09g

                    Hồng hoa               06g

                    Chích cam thảo      03g

Sắc uống ngày 1 tháng

-Gia giảm: Trường hợp mệt nhọc, chân yếu hơi sưng, bỏ Hoài ngưu tất, gia thêm Dâm dương hoắc 12g, Hoàng kỳ 12g, Hồng sâm 15g, Đảng sâm 15g, Phục linh 15g, Thục mẫu lệ 60g.

4. BỆNH BÉO PHÌ (Obesity)

Béo phì, còn gọi mập phì, là bệnh do khối lượng mỡ tăng trưởng và tồn đọng quá nhiều trên cơ thể. Béo phì thường được chia thành 2 thể.

- Béo phì nguyên phát hay béo phì đơn thuần

- Béo phì thứ phát, do nhiều bệnh khác gây ra

Muốn xác định có bệnh béo phì hay không cần phải đo chỉ số mỡ, tránh nhằm lẫn với tình trạng cơ thể mắc bệnh phù thủng hoặc gia tăng trọng lượng, nở nang cơ bắp do tập luyện. Sau đây là 2 cách để đánh giá mức độ béo phì:

1. Tính theo trọng lượng tiêu chuẩn (TLTC)

- Công thức: TLTC = Chiều cao (cm) – 100 x 0.9 -> X (TLTC) lý tưởng.

- Cách tính: Dựa theo X (Trọng lượng luôn luôn nặng hơn X)

- Một người có chỉ số X (TLTC) từ 10 – 19.9% thì gọi là mập.

- Nặng hơn X, từ 20% trở lên thì gọi là béo phì

-Đánh giá: Béo phì được chia thành 3 mức độ

Béo phì độ I = Cân nặng hơn TLTC (X) từ 20 – 30%

Béo phì độ II = Cân nặng hơn TLTC (X) từ 30 – 50%

Béo phì độ III = Cân nặng hơn TLTC (X) từ 50%

 

2. Tính theo chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index)

- Công thức: BMI = Trọng lượng (Kg): (chia cho) Chiều cao (m2) -> X

-Cách tính: Dựa theo X (trọng lượng cơ thể luôn luôn nặng hơn X)

Trọng lượng bình thường, chỉ số BMI từ 18.5 – 25

Trọng lượng dưới 18.5 là gầy ốm

Béo phì độ I: từ 25 – 29.5

Béo phì độ II: từ 30 – 40

Béo phì độ III: trên 40

 

Nguyên nhân:

Béo phì không phải biểu thị về tình trạng cơ thể sung mãn, tốt lành theo quan niệm của người Á Đông qua câu nói lề “Phát tướng phát tài”. Thực tế, béo phì là dấu hiệu sức khỏe “có vấn đề”, đang bị rối loạn .

Vấn đề béo phì và ăn uống vô độ có tương quan mật thiết với nhau. Ăn uống vô độ cũng có nhiều động cơ thúc đẩy:

- Do thói quen, nói đúng hơn là háo ăn

- Để đối phó với trạng thái thần kinh mất quân bình như: Nóng giận, sợ hãi hoặc cảm thấy buồn chán

- Để tự tưởng thưởng tài năng của mình

Theo y học hiện đại

- Mất cân bằng về năng lượng: Do dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng (energy) lại thiếu phần tiêu thụ năng lượng thặng dư. Vì thế, cơ thể chuyển hóa nguồn năng lượng thặng dư thành nhiệt lượng (calories) biến ra mỡ (fat) và đem cất chúng vào kho chứa, lâu dần thành béo phì.

- Có 2 học thuyết dẫn chứng về bệnh béo phì: Học thuyết về tế bào mỡ (fat-cell theory) và học thuyết béo phì do di truyền (hereditary condition)

1. Theo học thuyết tế bào – mỡ: Nếu như lúc tuổi còn nhỏ mà thường háo ăn hoặc ăn nhiều mỡ, tiêu thụ nhiều đường, thì khi trưởng thành cơ thể sẽ sản xuất một khối lượng lớn tế bào mỡ. Chúng tiếp tục hiện diện và bành trường, không có cách gì trừ khử được.

2. Theo học thuyết do di truyền: Cho rằng ở một số người bị bệnh béo phì có liên hệ đến yếu tố gia đình. Cha, mẹ bị béo phì thì các đứa con có khuynh hướng bị béo phì. Nhiều cuộc nghiên cứu ghi nhận, chỉ có khoảng 7% trẻ em mắc bệnh béo phì khi sinh ra trong gia đình với cha mẹ có trọng lượng bình thường. Nhưng nếu cha hay mẹ hoặc cả hai người cùng bị béo phì thì tỷ lệ con cái mắc bệnh béo phì tăng 40%, thậm chí tới 80%.

Cả hai học thuyết đều có cơ sở lý luận đúng. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là biện pháp làm sao giảm bớt lượng mỡ thặng dư. Qua nhiều cuộc khảo sát, người ta đã chọn ra 2 cách giảm cân được đánh giá là ưu việt nhất

- Ăn kiêng đúng cách

- Tập thể dục đều đặn

Hậu quả:

Bệnh béo phì thường kéo dài hằng loạt nguy cơ gồm:

- Bệnh tim mạch, chứng cao huyết áp, bệnh gout, sỏi túi mật

- Chứng tai biến mạch máu não (cao gấp 2 lần so với người bình thường)

- Làm tăng mức cholesterol xấu (low-density lipoproteins-LDL)

- Làm giảm mức cholesterol tốt (high-density lipoproteins-LDL)

- Tạo ra bệnh tiểu đường (diabetes), cao gấp 5 lần hơn người bình thường

- Đối với phụ nữ, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú (breast cancer), ung thư tử cung (uterus cancer) và ung thư cổ tử cung (cervix cancer)

- Béo phì còn làm cho bệnh viêm xương khớp (osteoarthritis) trầm trọng thêm do sức nặng quá tiêu chuẩn đè lên hông, đầu gối và các đĩa sụn (disks).

Theo Đông y học

Y học cổ truyền đã sớm biết bệnh béo phì, được qui nạp vào một chữ duy nhất là “Phì” và phác họa như sau:

- “Nhân hữu phi, hữu cao, hữu nhục”

- “Quắc nhục kiên, bì mãn giả, phì”.

Triệu chứng lâm sàng:

­- Bệnh nhẹ: Bệnh nhân sinh hoạt bình thường

-Trung bình và nặng: Cảm thấy mệt, sợ nóng, đổ mồ hôi đầm đìa như tắm.

-Tim hồi hộp, khó thở, bụng đầy, lưng đau, táo bón, đau đầu, chóng mặt

-Chân thường bị phù, ấn lõm, do rối loạn nội tiết hoặc do mỡ nhiều gây chèn ép huyết dịch khó lưu thông.

-Đần ông sinh lý yếu, tình dục giảm

-Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt

-Khó thở do mỡ tích tụ nhiều ở bao tim gây chèn ép cơ tim, cơ thể thiếu dưỡng khí.

Nguyên nhân

-Do Tỳ khí hư sinh đàm thấp

-Tỳ Thận dương hư

-Can khí uất kết

-Huyết dịch đình trệ

-Phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn đàn ông vì tế bào mỡ ở nữ giới nhiều hơn. Theo thống kê, cùng tuổi 20, tỷ lệ béo phì ở nam là 16%, nữ là 28%. Đến tuổi 50, nam tăng lên 25%, nữ tăng lên 42%.

-Người nào làm việc trong môi trường cấp dưỡng lương thực, tỷ lệ béo phì càng cao gồm: Nấu bếp, nhà hàng, chế biến bơ sữa, sản xuất rượu bia, thịt nguội

Điều trị

a. Dược thảo đơn giản

- Trà“Sơn Hà” gồm: Sơn tra, Trạch tả, Bạc hà diệp. Lượng bằng nhau, chế thành dạng trà nấu uống hằng ngày thay nước lọc, liên tiếp 3 tháng. Đã trị 41 ca béo phì, kết quả: 27 ca gảm cần từ 6 – 15kg, 14 ca giảm cân từ 2 – 5kg.

- Hoàn “Ninh Chi” gồm: Bạch truật, Trần bì, Bán hạ, Tử đan sâm. Lượng bằng nhau, tán bột mịn, chế thành viên tròn nặng 0,5g. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 8 hoàn. Đã trị 90 ca béo phì, kết quả: Giảm cân tối thiểu 3,5kg, tối đa 11,7kg.

- Bài “Bạch kim hoàn”, gồm: Bạch phàn, Uất kim, lượng bằng nhau, tán bột làm hoàn 3g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 hoàn, liên tục từ 40 – 60 ngày.

Đã trị 170 ca vừa béo phì vừa tăng cholesterol trong máu. Kết quả: Giảm cân tối thiểu 3.75kg, tối đa 6.1kg.

- Bài “Lục trà hợp dược” gồm: Lá trà xanh 10g, Hà thủ ô 10g, Sơn tra 10g, Trạch tả 10g, La bặc tử 10g, Hạ khô thảo 10g. Nấu uống hằng ngày. Đã trị 157 ca béo phì, sau 3 tháng, giảm cân tối thiểu 3.8kg, tối đa 9.50kg.

- Củ cải sống: ăn thường xuyên cũng giảm cân

- Lá sen tươi: Nấu uống thay trà hoặc sắc đặc nấu cháo ăn cũng giảm cân

- Lá chè xanh: Nấu đậm đặc uống hằng ngày (một số người không hợp)

- Đậu xanh 100g, Hải đới 100g: Nấu ăn liên tục sẽ có hiệu quả.

b. Dược thảo tổng hợp:

- Bài “Khang linh hợp tễ”:

                    Sinh hoàng kỳ       20g

                    Bạc hà diệp            06g

                    Sơn tra phiến         15g

                    Hà thủ ô                 15g

                    Sinh đại hoàng       10g

                    Bạch giới tử           10g

                    Uất kim                  10g

Sắc uống ngày 1 thang, liên tiếp trong 3 tháng.

- Bài “Ôn đảm thang gia giảm”

                    Trần bì                   12g

                    Chế bán hạ             12g

                    Phục linh               30g

                    Cam thảo               03g

                    Trúc như                15g

                    Chỉ thực                 09g

                    Đởm tinh               12g

Sắc uống ngày 1 thang, liên tiếp 10 – 12 tuần lễ. Đã trị 90 ca béo phì, giảm cân từ 6kg – 12kg.

- Bài“Ngưu giác hoàng kỳ thang”

                    Phòng phong         10g

                    Sinh hoàng kỳ       20g

                    Sinh bạch truật       30g

                    Xuyên khung         10g

                    Hà thủ ô                 15g

                    Trạch tả                 15g

                    Sơn tra phiến         15g

                    Tử đan sâm            15g

                    Nhân trần               15g

                    Ngưu giác              15g

                    Dâm dương hoắc   15g

                    Sinh đại hoàng       10g

Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 90 ngày

Đã trị 50 ca béo phì kèm cholesterol và triglyceride cao. Kết quả: Giảm cân tối thiểu 3.7kg, tối đa 8.4kg. Cả hai cholesterol và triglyceride cũng giảm rõ.

Bài này có thể tán bột chế thành hoàn, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15g. Đã trị 178 ca béo phì, đạt kết quả 72.8%.

- Bài “hà diệp thang”

                    Bạc hà diệp            06kg

                    Thương truật          12g

                    Sinh bạch truật       15g

                    Hoàng bá               10g

                    Ngưu tất                10g

                    Ý dĩ nhân               30g

                    Sinh hoàng kỳ       20g

                    Quế chi                  10g

                    Mộc qua                10g

                    Phục linh               12g

                    Trạch tả                 15g

                    Sơn tra phiến         15g

                    Xa tiền thảo           12g

Sắc uống ngày 1 thang, liên tục trong 3 tháng

Đã trị 21 ca béo phì, kết quả giảm cân tối 2.5kg, tối đa 13.2kg.

Ngăn ngừa và kiểm soát chế độ dinh dưỡng:

Một trong những phương pháp trị bệnh béo phì hữu hiệu nhất vẫn là kiểm soát chế độ ăn uống và siêng năng tập thể dục hàng ngày.

1. Kiêng cử và hạn chế

- Kiêng ăn đường và tất cả sản phẩm có pha trộn đường, gồm: Nước mía, bánh ngọt, kẹo, chè, chocolate, nước ngọt đóng chai, ice cream, các loại trái cây quá ngọt như mít chín, xoài chín, sầu riêng, hồng khô.

- Hạn chế tối đa việc ăn thịt, thực phẩm có trộn với thị và mỡ động vật, các loại tinh bột gồm bánh mì, mì gói, bột sò, hủ tiếu, bánh phở

- Không nên dùng caffeine, thịt chiên hay nướng vì khó tiêu và làm tăng nhiệt lượng. Tránh ăn quá no vào bữa cơm chiều hay tối vì cơ thể chỉ đốt được một ít nhiệt lượng trước khi chúng ta đi ngủ. Kết quả, nhiều người lên cân rất nhanh

- Tránh ăn vội vã, ngốn miếng to, nuốt ừng ực không kịp nhai. Cũng không nên bỏ bữa ăn theo kiểu ăn sáng nhịn đói, trưa ăn nhẹ, chiều nhịn đói, hoặc là sáng trưa nhịn đói, chiều ăn gấp 2 lần. Chiến thuật này không có hiệu quả, không thể giảm cân.

2. Nên ăn:

- Nên ăn loại thực phẩm sơ chế vốn giàu chất dinh dưỡng, vừa giữ cho đường trong máu ổn định vừa nâng cao năng lực, không gây béo phì vì nhiệt lượng thấp hơn loại thực phẩm chế biến. Ngoài ra, dạ dày còn có thể chứa được nhiều đồ ăn và tạo cảm giác no bụng nhờ chất sợi trong thực phẩm sơ chế đóng vai trò chất đệm

- Nên ăn ngũ cốc xay thô, nhiều rau xanh, trái cây chín và các loại thực phẩm giàu chất đạm lại rất ít mỡ, gồm: Cá, thịt gia cầm không có da mà người Mỹ gọi là thịt trắng (white – meat poultry) như thịt nạt gà, thịt nạt heo, chim nuôi. Khi dùng thực phẩm chế biến, đồ hộp, nhớ đọc cho kỹ bảng chỉ dẫn về nhiệt lượng cung cấp để bảo đảm rằng thành phần mỡ, đường và muối không đáng kể.

- Nên ăn chậm rãi, nhai từng miếng nhỏ cho đến khi đồ ăn biến thành sữa mới nuốt. Lối ăn này có 2 công dụng lớn: Kềm hãm sự thèm ăn và giúp tiêu hóa dễ dàng lại có giá trị hơn về mặt dinh dưỡng.

- Phải uống đủ nước, mỗi ngày ít nhất 64 ounces (tương ứng 2 lít) nước tinh khiết, để vừa giúp cơ thể tẩy rửa chất độc vừa làm no bụng. Đây cũng là phương pháp chống thèm ăn khá hữu hiệu và an toàn.

5. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Diabetes Mellitus)

Đại cương

Tiểu đường là gì? Là chứng bệnh do rối loạn chuyển hóa chất bột đường (carbohydrate), chất đạm (protein) và chất bé (fat) với đặc điểm đường trong máu tăng cao (hyperglycemia) hơn mức bình thường và tiếp tục duy trì lâu dài không hạ xuống

* Chất bột đường:

- Khi ta nhai một miếng cơm hay một mẫu bánh mì, tức là bột đã chín, ít lâu sau sẽ cảm thấy ngọt nhờ tác động của dịch vị trong miệng chuyển hóa bột thành chất đường. Tương tự như thế, trong bộ máy tiêu hóa cũng có một cơ quan giống như tuyến nước bọt, tiết ra một chất đặc biệt nhằm chuyển hóa bột thành đường, đó là tụy tạng hay lá mía (pancreas) nằm ẩn phía sau dạ dày.

- Đường có vị ngọt là chuyện đương nhiên, nhưng về mặt khoa học, đường được chia thành nhiều loại khác nhau: Đường mía(saccharose), đường trái cây (fructose), đường trong sữa tươi (lactose). Các loại đường này tuy ngọt nhưng cơ thể không “xài” liền được mà phải chuyển đổi thành một loại đường thống nhất mang tên là đường Glucose. Ngoài ra, đường có thứ chuyển hóa nhanh, như đường mía, y học gọi ngắn gọn là đường mau, có thứ chuyển hóa chậm, như mật ong, thì gọi làđường chậm.

* Nhiên liệu:

- Con người sống được, ngoài hấp thu khí trời, còn phải kể đến một thứ nhiên liệu cực kỳ quan trọng là thực phẩm hay thức ăn. Nhiên liệu gồm 3 nguồn: Chất bột đường, khoa học gọi làGlucide, chất đạm như thịt, cá, trứng, khoa học gọi làprotide hayprotein và chất béo như mỡ, dầu, khoa học gọi làlipid.

- Muốn sự sống được duy trì và hoạt động, cơ thể phải thực hiện việc chuyển hóa các nguồn nhiên liệu nói trên thành năng lượng(enegry). Tiến trình chuyển hóa nầy gọi là “đốt”. Nhờ đốt, cơ thể mới ấm nóng và có sức để cử động. Tuy nhiên, cơ thể phải tự điều hòa chất glucide, nếu mất cân bằng sẽ gây ra bệnh tiểu đường.

* Hệ quả:

Sau thời gian mắc bệnh tiểu đường, tùy thuộc vào điều kiện bệnh lý, một số hiện tượng sẽ xuất hiện với 3 dấu hiệu khá đặc trưng:

- Nước tiêu có vị ngọt như đường

- Khát nhiều, uống nhiều, đói nhiều

- Nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức, bệnh tiểu đường sẽ gây biến chứng dẫn tới nguy cơ mắc bệnh.

* Tim mạch: Xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, liệt bán thân, nhồi máu cơ tim.

* Bệnh thận: Viêm bể thận, viêm cầu thận, liệt thận

* Bệnh mắt: Đục nhân mắt, mù mắt

* Bệnh phổi: Lao phổi khó phát hiện

* Thần kinh: Tê rần, mất cảm giác từng khu vực

* Nhiễm trùng: Viêm da, ngứa lở không lành, hoại tử

* Bệnh nặng: Gây hôn mê và tử vong

Theo Y học hiện đại

Nguồn gốc

 Bệnh tiểu đường, còn gọi là bệnh “Đái tháo đường”, tên khoa học Diabetes mellitus. Cũng cần phân biệt với bệnh “Đái tháo nhạt” (Diabetes insipidus) ít gặp trên lâm sàng. Hai bệnh này hoàn toàn khác nhau, tránh nhầm lẫn.

Chữ “Diabetes mellitus” có nguồn gốc tiếng La tinh, Hy Lạp. Diabetes có nghĩa là “xuyên qua”, mellitus có nghĩa là “mật ong”. Từ nguyên phản ánh ý nghĩa người nào mắc bệnh tiểu đường thì nước tiểu có vịt ngọt như đường.

Các loại bệnh tiểu đường

Tiểu đường được chia thành 2 loại chính

- Tiểu đường loại 1 (type 1), hoàn toàn phụ thuộc vào insulin từ bên ngoài truyền vào cơ thể vì tế bào tiết ra chất insulin nội sinh nằm bên trong tụy tạng còn gọi là lá mía (pancreas) bị phá hỏng, không còn hoạt động nữa. Tại sao bị phá hỏng? Theo Bác sĩ R.D.G Leslie cho biết, một phần nguyên nhân do chứng viêm nặng, bị nhiễm khuẩn hoặc bệnh béo phì gây ra. Tiểu đường loại I thường gặp nhất ở tuổi thiếu niên và thanh niên, ít gặp ở tuổi cao niên. Tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 0.25%

- Tiểu đường loại II (type II), không phụ thuộc vào insulin, phát sinh ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở những người trên 40 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 4%. Cái may của tiểu đường loại II là tế bào tiết insulin còn hoạt động, chưa bị phá hủy hoàn toàn. Nhờ vậy, tụy tạng vẫn sản xuất được một ít insulin, phần thiếu hụt có thể bổ sung thêm từ bên ngoài.

Làm sao phân biệt loại I và II?

Một số lập luận cho rằng, nếu mắc bệnh tiểu đường mà không phải chích insulin, chỉ uống thuốc thôi thì xếp vào tiểu đường loại II. Nhưng có trường hợp bệnh nhân thuộc tiểu đường loại II lại buộc phải chích insulin thì sao? Điều này cho thấy không thể dựa vào yếu tố có lệ thuộc insulin hay không để phân biệt tiểu đường loại I hay loại II. Tuynhieen, căn cứ vào các đặc điểm sau đây có thể xếp bệnh nhân vào nhóm tiểu đường loại I:

- Thường xuyên dùng insulin để trị bệnh tiểu đường

- Khi phát bệnh, tuổi của bệnh nhân dưới 40 tuổi

- Giảm cân nhanh, nước tiểu xuất hiện chất acetone

- Có cha, mẹ, anh chị em bị tiểu đường và dùng insulin.

Đường glucose là gì?

- Như trên đã đề cập, glucose là tên một loại đường đơn, công thức C6H1206 thường xuất hiện dưới 2 dạng: Thứ nhất, glucose tự do, rất hiếm, chỉ tìm thấy nhiều nhất trong quả nho, tiếp theo là trong mật ong thiên nhiên và một vài loại quả chín ngọt. Thứ hai, glucose được tạo thành bởi cả hai loại đường mía(sucrose) và tinh bột (starch) sau khi tiêu hóa trong dạ dày.

- Glucose chứa trong cơ thể ở dạng glycogen, nồng độ trung bình được giữ trong khoảng 95mg/dl – 120mg/dl do tác động bởi nhiều hormone, chủ yếu là insuln và glucagon (glucagon cũng là hormone do tụy tạng tiết ra nhưng lại làm gia tăng mức đường huyết, ngược với chức năng của insulin). Nếu mức glucose máu tăng cao hơn mức bình thường, tới khoảng 130 mg/dl hoặc cao hơn, sẽ có triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Insulin là gì?

- Insulin là một loại protein hormone được sinh ra trong tuyến tụy, còn gọi là tụy tạng (pancreas) do các tế bào bê -  ta (beta) của tiểu đảo Langerhans điều hành, đóng vai trò cân bằng đường huyết.

- Khi nồng độ đường trong máu cao sẽ kích thích sự phân tiết insulin nhầm “mở cửa” các tế bào gan, bắp thịt và chất béo để đẩy đường(glucose) và dự trữ chờ biến ra năng lượng. Nếu vì một lý do trục trặt nào đó dẫn tới tình trạng thiếu insulin sẽ mắc bệnh tiểu đường.

- Khi chất insulin thiếu hay tác động kém có thể dẫn tới một số vấn đề không tốt như:

a. Đường huyết tăng cao vì lượng glucose dự trữ trong các mô chưa chuyển thành năng lượng

b. Người bệnh giảm cân vì thiếu insulin biến đổi glucose thành năng lượng nên cơ thể mất khả năng dung nạp lượng đường và chất béo tồn trữ.

c. Nước tiểu có lẫn đường vì thận không đủ khả năng thanh lọc hết số đường glucose thặng dư trong máu.

Đường trong máu (đường huyết)

Làm sao biết có bệnh tiểu đường hay không? Cách tốt nhất là thử nước tiểu và thử máu: tuy nhiên, thử máu là phương pháp đáng tin cậy nhất.

- Người không có bệnh tiểu đường, nồng độ đường huyết thường nằm ở mức tối thiểu 95mg/dl tối đa 110 hoặc 120 mg/dl.

Riêng tại Hoa Kỳ, trước kia cho phép mức tối đa là 139mg/dl, nhưng gần đây đã hạ xuống còn 130mg/dl vì thấy không an toàn.

-                       Người có bệnh tiểu đường, nồng độ đường huyết thường cao hơn 129 mg/dl. Dĩ nhiên mức đường trong máu luôn thay đổi, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như: Nguồn thực phẩm hoặc khối lượng thực phẩm ăn vào, thời gian chuyển hóa thực phẩm thành đường, dung lượng insulin sản xuất, có hay không có vận động sau bữa ăn… Nói chung, trước khi ăn thì đường huyết xuống thấp, ăn xong đường huyết sẽ lên cao.

                     

Đường trong nước tiểu (đường niệu)

Đường huyết lên cao tới mức nào thì mới thấy đường xuất hiện trong nước tiểu? Theo Bác sĩ R.D.G Leslie, phần đông khi đường huyết nằm trong giới hạn cho phép thì nước tiểu không thấy đường xuất hiện, trừ một vài trường hợp đặc biệt ở những người có bộ phận thận lọc kém do di truyền.

Công thức cân bằng đường huyết

Muốn đường huyêt luôn giữ mức quân bình, chúng ta cần quan tâm đến 5 yếu tố căn bản:

1. Chọn thực phẩm thích hợp, ít tinh bột, đường, các loại thịt đỏ

2. Thời gian giữa 2 bữa ăn phải cách xa nhau 3 – 4 tiếng đồng hồ

3. Nên tập thể dục, vận động từ 45 – 60 phút sau bữa ăn chiều

4. Nhớ uống thuốc hoặc chích insulin đúng giờ, đúng liều lượng

5. Giữ sức khỏe và tâm thần ổn định, đề phòng đau ốm, căng thẳng.

Tại sao phải chích insulin?

Sản phẩm insulin bán trên thị trường hiện nay có thể được chiết xuất từ tụy tạng động vật (gồm bò, heo) hoặc điều chế trong phòng thí nghiệm. Tuy cấu tạo hơi khác nhau nhưng đồng một tác dụng vì insulin là một loại chất đạm (protein) dễ bị phá hủy ở dạ dày nên phải chích thẳng vào máu mới có hiệu quả.

Có 2 thể insulin:

- Thể dung dịch trong suốt, là loại insulin tác dụng nhanh, hiệu quả nhanh. Sau khi chích độ 30 phút, thuốc sẽ có tác dụng và kéo dài khoảng 6 tiếng đồng hồ.

- Thể dung dịch đục nhờ, là loại insulin tác dụng chậm, xâm nhập vào máu chậm nên có thể kéo dài hiệu lực từ 6 đến 12 tiếng đồng hồ.

Các nhà điều trị có thể pha trộn cả 2 loại insulin tác dụng nhanh và chậm thành một thứ insulin hỗn hợp nhằm duy trì mức insulin không để thiếu hụt vào giữa hai bữa ăn và ban đêm, mục đích giữ cho đường huyết ổn định trong thời gian ngừng ăn uống.

Nguyên nhân:

Có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến việc tiết xuất insulin dẫn tới nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Sau đây là một số tác nhân thường gặp:

- Thiếu insulin hoặc tác dụng yếu

- Bệnh tự miễn tịch (autoimmune disease)

- Nhiễm khuẩn (viral infections)

- Bệnh béo phì(obesity)

- Căng thẳng tâm – sinh lý

- Phụ nữ thời kỳ mang thai

- Dùng thuốc gây ức chế insulin.

Dấu hiệu và triệu chứng:

Tiểu đường là một loại bệnh mãn tính, tiến triển chậm ở thời kỳ đầu nên rất khó phát hiện. Tiến trình bệnh lý có thể chia làm 2 thời kỳ:

a. Thời kỳ chưa có triệu chứng:

­- Phần đông bệnh nhân trên 40 tuổi, cơ thể thường mập mạp

- Có thể bị cao huyết áp, nổi mụn nhọt, có bệnh động mạch vành

- Có thể bị đục nhân mắt, tinh thần và thể lực bình thường

- Tình cờ phát hiện đường niệu, đường huyết cao khi đi khám sức khỏe.

b. Thời kỳ có triệu chứng:

- Khát nước nhiều, uống liên miên vẫn không đã khát

- Tiểu nhiều, tiểu liên miên, càng uống nước càng đi tiểu

- Mau đói, ăn nhiều vẫn không no, không lên cân

- Sụt cân thê thảm, cũng có người lại tăng cân vùn vụt

- Mệt mỏi, da khô da mất nước, da tróc vảy, sần sùi

- Ngứa toàn thân, nhọt lở, viêm da, đầu chi lở loét

- Mắc bệnh lao phổi nhưng uống thuốc chống lao không lành

- Đục nhân mắt, chân phù, đau nhức, tê dại tay chân

- Đàn ông liệt dương, phụ nữ bị viêm ngứa âm đạo

- Chán ăn, buồn nôn, đau bụng, bệnh nặng gây hôn mê, chết.

Theo Đông y học

Đông y xếp bệnh tiểu đường vào chứng “Tiêu khát” vì dựa vào các biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều mà đặt tên. Chữ “Tiêu” có hàm nghĩa là “Đốt cháy” và vì bị đốt cháy nên người bệnh cảm thấy khô khát dữ đội.

Về gốc bệnh, trong các y văn cổ xưa có nhấn mạnh đến căn nguyên do “phòng sự quá độ, thần khí tiêu hao” nhưng luận thuyết này khó bề lãnh hội vì tính chất khá bao quát. Mãi đến triều đại Nhà Tùy, Trung Hoa, sách“Sào Thị bệnh nguyên luận” của Sào Nguyên Phương mới chứng minh được nguồn gốc bệnh một cách rõ nét, phù hợp với lý giải của Y học hiện đại:“Tiêu khát là hậu quả do Tỳ khí nhọc mệt (chỉ hệ thống tiêu hóa, chủ yếu lá mía – pancreas-hoạt động kém). Ngũ vị (ngọt, đắng, chua, cay, mặn) ăn vào chứa ở Vị (dạ dày), tiếp theo Tỳ vận hành tinh khí tràn ra để tiêu hóa. Khi Tỳ khí suy, không vận hành, sẽ dẫn tới bệnh Tiêu khát”

- Tiểu đường chủ yếu thuộc thể “âm hư nội nhiệt” với các triệu chứng nóng hầm hập trong người, cơ thể phần nhiều gầy ốm hơn tăng câ, khát nước, ăn nhiều, tiểu nhiều. Nội Kinh nói “âm hư khó bổ”, nhầm ám chỉ một chứng bệnh nội thương không dễ gì trong một sớm một chiều mà trị lành được.

Điều trị

Đông Y có 2 phương pháp trị bệnh Tiểu đường

-Tiêu: Trị tiêu là triệu chứng, trị ngọn, dùng giải pháp ức chế tình trạng nước tiểu có chất đường. Bao giờ nước tiểu sạch đường thì coi như đạt hiệu quả.

- Bản: Trị bản là giải pháp phục hồi chức năng của tạng Tỳ, trị gốc, giúp Tỳ khí tái hoạt động để tự điều hòa chất insulin, cần bằng đường huyết

Thực tế lâm sàng, kinh qua nhiều thế kỷ, Đông y đã cống hiến nhiều bài thuốc trị tiểu đường rất giá trị, từ đơn giản đến phức tạp, từ ăn uống kiêng cử đến dược thảo tổng hợp, cái nào cũng mang lại ít nhiều thành quả. Sau đây xin giới thiệu một số phương pháp điển hình của Đông Y:

1. Dinh dưỡng

Trong các phương pháp trị bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống đóng vai trò then chốt. Nếu chỉ trông cậy vào tác dụng của thuốc, xem nhẹ việc kiêng cử thì tiến trình điều trị chắc chắn thất bại

Theo lời khuyên của các nhà điều dưỡng, người có bệnh tiểu đường nên chọn lựa những loại thực phẩm ít có chất đường bột (carbohydrates) nhất. Sau đây là 6 nhóm thực phẩm căn bản, sử dụng theo tiêu chuẩn từ trên xuống.

a. Nhóm rau xanh: Đây là nhóm thực phẩm ít chất đường nhất, gòm có:

- Cải bẹ xanh: 4-5 cây

- Bầu, bí xanh: 1 khoanh dài 10cm

- Bắp cải: 3-4 bẹ

- Măng tre: 100g

- Đậu đũa: 6-10 cọng

- Cà chua: 4-5 quả

- Khổ qua non: 2-3 quả

- Cà tím: 1-2 quả

- Rau lạng: 1 bó

- Giá đậu xanh: 1 tô

- Su su: 1 quả

- Cả rốt: 2 – 3 củ

b. Nhóm trái cây tươi:Cung cấp chừng 10g glucide, rất ít protice và lipid, gồm có:

- Loại ít ngọt nhất

Trawberry: 6-10 quả

Mận: 4-5 quả

Điều: 2-3 quả

- Loại chứa 1% đường

Cam: ½ quả

Quýt: 1 quả

Bưởi: 4 múi

Khế: 2-3 quả nhỏ

- Loại chứa 10 – 22% đường

Cóc: 1 quả

Măng cục: 1 quả

Dứa: 1 miếng nhỏ

Xoài: ½ quả

Chuối sứ: 1 quả

Vú sữa: ½ quả

Chôm chôm: 2 quả

 

c. Nhóm sữa (không có đường):Cung cấp 10g chất đường, 7g chất đạm, 8 chất béo, 140 calories, gồm có

- Sữa bò tươi: 2/3 ly lớn

- Sữa dê: 2/3 ly lớn

- Sữa bột: 4 muỗng cà phê pha với 1 tách nước sôi

- Sữa đậu nành: 2/3 ly lớn

d. Nhóm ngũ cốc:Cung cấp 10g tinh bột, 1g chất đạm, ít chất béo, 44 calories, gồm có:

- Cơm (gạo xay thô): ½ chén

- Bắp hạt: 1/5 trái

- Xôi: 1/3 chén

- Bún: ¼ chén

- Bánh cuốn: ¼ chén

- Mì sợi: 1/8 chén

- Bánh mì: 1 lát mỏng 1cm

- Khoai lang: ¼ củ

- Khoai mì: 1 khúc dài 6cm

e. Nhóm chất đạm:Rất ít hoặc không có chất đường (ngoại trừ thịt đỏ như bò, cừu), gồm có:

- Thịt heo, gà, vịt, bồ câu, chim các loại

- Cá, tôm, cua, mực, sò ốc.

- Trứng gia cầm: gà, vịt, ngỗng, chim

- Đậu nành và sản phẩm làm từ đậu nành

f. Nhóm chất béo: Chứa toàn chất béo, gồm có

- Mỡ bò, mỡ heo, mỡ gà, mỡ cừu

- Dầu thảo mộc: Dầu mè, dầu dừa, dầu đậu phộng, dầu cải

Trong 6 nhóm vừa kể, người bị bệnh tiểu đường được ăn tự do nhóm ef nhưng cũng phải đề phòng chứng cholesterol huyết có thể tăng cao

Riêng hai giáo sư Michael Muray và Joseph Pizzomo Hoa Kỳ cho biết thêm, thực phẩm thông dụng có nguồn gốc thực vật, hàm lượng đường cao hay thấp tùy thuộc vào từng nhóm theo bảng phân tích sau đây:

a. Nhóm đường (sugars)

- Đường mạch nha (maltose)               = 105

- Đường glucose                                  = 100

- Đường mật ong (honey)                    = 75

- Đường mía (sucrose)                         = 60

- Đường trái cây (fructose)                   = 20

b. Nhóm trái cây (fruits)

- Nho khô (raisin)                               = 64

- Chuối (bananas)                               = 62

- Nước cam vắt (orange juice)             = 46

- Cam chín (oranges)                           = 40

- Táo (apples)                                      = 39

c. Nhóm củ, rễ (roots)

- Khoai tây nướng (potato, baked)       = 98

- Khoai tây nấu (potato, boiled)           = 70

- Củ dền đỏ(beets)                              = 64

- Cà rốt nấu (carrot, cooked)               = 36

- Cà rốt tươi (carrot, raw)                    = 31

d. Nhóm ngũ cốc (cereals)

- Gạo nấu (rice, puffed)                        = 95

- Bắp (ngô) nấu (cornflakes)                = 80

- Bánh mì (bread)                                = 72

- Cám (bran)                                        = 51

- Bột yến mạch (oatmeal)                    = 49

- Các loại mì sợi, mì ống (pasta)          = 45

e. Nhóm rau đậu (legumes)

- Đậu Hà Lan (peas)                            = 39

- Các loại đậu khác (beans)                  = 31

- Đậu lăng (lenthils)                             = 29

f. Các loại khác

- Kem (ice cream)                                = 36

- Sữa (milk)                                          = 34

- Xúc xích(sausages)                          = 28

- Các loại hạt (nuts)                              = 13

II. Các trị liệu đơn giản

- Canh lách heo: Mỗi ngày dùng 1 cái lách heo, thêm 20g râu bắp khô, nấu lấy nước uống, có thể ăn luôn lách heo cũng được. Theo kinh nghiệm sau 3-5 ngày, nước tiểu sẽ sạch đường. Nếu chưa như ý, nấu uống thêm 1-2 ngày nữa thì thấy kết quả.

Giải thích: Dùng lách heo là ứng dụng thuật “Đồng tính trị liệu” của Đông y. Trong lách heo có chứa chất insulin, dùng lách heo để trị bệnh cho người thiếu insulin là điều rất hợp lý. Trong các bữa ăn của người Trung Hoa thường có món lách heo: Lách heo nấu canh cải, lách heo xào đậu, lách heo nấu với củ năn đều nhằm vào việc kiện Tỳ, lợi thấp, bổ dưỡng.

Nước sinh địa: Mỗi ngày dùng trung bình 30-40g củ Sinh địa hoàng (mua ở hiệu thuốc Bắc), xắt lát mỏng, nấu lấy nước uống thay trà, dùng liên tục không được gián đoạn. Liều lượng Sinh địa không nhất định, có người dùng tới 100g, trong khi người khác chỉ cần 30g là đủ. Sau vài tuần lễ hoặc lâu hơn, nếu thử nước tiểu mà thấy sạch đường là đạt yêu cầu. Cần nhất là phải theo dõi đường trong nước tiểu để quyết định liều lượng Sinh địa cho thích hợp.

Giải thích: Sinh địa hoàng lá củ Sinh địa, còn tươi hoặc phơi khô, chưa qua công đoạn sao tẩm hay nấu chín thành Thục địa. Theo kinh nghiệm Đông y, củ Sinh địa có tác dụng ức chế đường trong nước tiểu, còn theo khảo sát của Y học hiện đại thì Sinh địa có khả năng kềm hãm chất đường bột (carbohydrates) không cho phân hủy thành đường glucose. Vì vậy, khi uống nước Sinh địa, có thể ăn cơm hay ăn thêm chút ít đồ ngọt cũng không hại gì.

-Lá ổi: Đông y gọi là Phan thạch lựu, tên khoa họcPsidium guyjava, thuộc họ Sim(Myrtaceae).

Chọn lá ổi non hoặc hơi già, khoảng 1-2 kg, rửa sạch, chia làm 2 phần đều nhau. Một phần nấu lấy 2 lần nước, cô thành cao. Một phần lá đem sấy khô, tán thành bột mịn, trộn với nước cao ổi, quết thật đều. Cuối cùng, vò viên tròn hoặc ép thành viên dẹp, mỗi viên nặng 3g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên trước bữa ăn 1-2 giờ.

Có thể thay bằng 250g quả ổi non, xắt lát, nấu với 1 lít nước (32 ounces). Khi cạn còn khoảng ½ lít (16 ounces), cho thêm 10g La há quả vào, tiếp tục nấu sôi vài dạo là được. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 150ml (1/2 chén). Uống trước bữa ăn 1 giờ.

Giải thích: Về phương diện y học, trong lá ổi non hoặc quả non có chứa Pectin, chất tannin pyrogalic, psiditanic acid và vitamin C. Về kinh nghiệm dân gian, lá ổi hay trái ổi tươi có tác dụng làm hạ đường trong máu, làm hạ huyết áp, giảm mức cholesterol thặng dư trong máu.

-Bí trắng: còn gọi là bí đao, bí xanh, Đông y gọi là “Đông qua”

Mỗi ngày dùng 100g bí đao nấu lấy nước uống thường xuyên. Bí đao có công năng lợi tiểu, làm giảm khát nước trong bệnh tiểu đường, trị chứng sốt âm, chân tay phù thũng.

-Cần tây (celery): 100g, giả nát vắt lấy cốt hoặc dùng máy xay ly tâm ép lấy nước cốt uống ngày 2 lần lúc bụng đói. Theo nhà nghiên cứu Harvey Diamond Hoa Kỳ cho biết, trong rau cần tây có chứa một chất alkaline có tác dụng giống như insulin nên dùng trị tiểu đường rất hiệu quả.

-Củ cải trắng 500g, bào ngư khô 50g: Nấu ăn ngày 2 lần, liên tiếp 15-20 ngày thì đường huyết sẽ hạ xuống, cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng.

-Hoa đậu váng trắng 30g, Mộc nhỉ đen 30g: Đem tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3-5g.

-Cá trắm cỏ 500g, Chè xanh 10g: Mổ bụng cá, bỏ ruột, nhét chè xanh vào, đem chưng chín (không thêm gia vị). Ăn hết trong ngày.

-Kén tằm: Là vỏ con tằm sau khi người ta lấy hết chất liệu để làm tơ. Mỗi ngày nấu uống 50g-100g. Theo kinh nghiệm của y sĩ Quách Bá Lương, Trung Quốc, vỏ kén tằm hoặc nước ươm tằm có công hiệu làm hạ đường trong máu mà không gây nguy hại tới sức khỏe. Thật là một món thuốc dân gian kỳ diệu ít người biết tới.

-Khổ qua: (Bitter melon, bitter gourd, balsam pear) còn có tên là mướp đắng, lương qua, cẩm lệ chi, lại bồ đào, tên khoa học momordica charantia, thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae.

Khổ qua tươi có tác dụng làm giảm đường trong máu nhờ chứa một vài thành phần kháng đường huyết. Các nhà khoa học khám phá trong khổ qua cócharantin là chất làm giảm glucose – huyết(hypoglycemia)Momordica là chất có tác dụng giống như insulin(polypeptide-P) dùng để chích cho người bị tiểu đường thuộc nhóm I (lệ thuộc insulin)

Liều dùng trung bình: 2 ounces nước cốt khổ qua tươi (tương đương 60ml hay ¼ cup), ngày 1-2 lần. Theo nhiều cuộc nghiên cứu ghi nhận, nước khổ qua tươi nguyên chất cho kết quả tốt hơn khi phơi khô, chỉ phiền là vị quá đắng khiến nhiều người nãn lòng.

-Cỏ ca ri (Fenugreek) là một loại cây thảo, cao khoảng 80cm, có hoa màu vàng nhạt, mọc nhiều ở miền Bắc Phi Châu và những quốc gia nằm dọc theo miền đông vùng Địa Trung Hải (Mediterranean), về sau được di thực vào Ấn Độ rồi trở thành nguồn thực phẩm truyền thống của nước này qua sản phẩm bột cà ri.

Fenugreek, tên khoa họcTrigonella foenum-graecum, thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae), thường dùng hạt để chế biến thực phẩm hoặc làm thuốc. Trong hạt cỏ cà ri, các nhà nghiên cứu tìm thấy các chất: Volatile oil, alkaloids (gồm Trigonelline), saponins (chủ yếu diosgenin), flavonoids, mucilage (khoảng 27%), protein (chừng 25%), vitamins A, B1, C và một ít khoáng chất(minerals).

Hạt Fenugreek có công năng làm giảm mức đường trong máu, hiện nay được nhiều công ty dược thảo Hòa Kỳ trọng dụng để chế thuốc trị bệnh tiểu đường. Mặt khác, Fenugreek còn có tác dụng vừa làm tăng mức cholesterol tốt (HDL) lên đồng thời hạ chỉ số cholesterol tổng quát xuống và ngăn ngừa luôn cả bệnh tim.

Liều dùng: Ngày 2 lần, mỗi lần trung bình 50g bột Fenugreek chiết xuất.

-Củ hành tây (onion): Tên khoa học Allium cepa, vốn là một loại thực phẩm quen thuộc, đã được các dân tộc Châu Âu, Châu Á và Trung Đông sử dụng trị bệnh tiểu đường từ 2-3 nghìn năm trước Công Nguyên.

Theo Tiến sĩ Michael Muray Hoa Kỳ cho biết, tác dụng chính của củ hành tây là nhờ hợp chất lưu huỳnh – allyl propyl disulphide (APDS)- làm hạ đường huyết mà không di hại tới insulin. Nhờ kết quả này, insulin tự do cũng tăng lên. Liều dùng: 125mg/Kg trọng lượng cơ thể, ngày 2-3 lần.

-Nước sinh tố tươi (fresh juices): Theo Bác sĩ Jethro Kloss, Hoa Kỳ, hằng ngày dùng nước ép rau quả tươi chẳng những làm hạ đường trong máu mà còn giúp nâng cao sức khỏe nhờ chúng tẩy rửa chất độc, chống táo bón, thúc đẩy các cơ quan hoạt động tốt hơn. Sau đây là công thức

- Cà rốt(carrot)                         = 3-4 củ

- Táo Nhật (Fuji apple)              = 1 quả

- Dưa leo (cucumber)                 = 1 quả

- Khổ qua non(bitter melon)     = 1 quả

- Cần tây (celery)                       = 3 bẹ

- Ớt bị (blue bell)                       = 1 quả

- Củ dền đỏ (beet)                      = ½ củ

Dùng máy xay ly tâm(extractor) ép lấy nước cốt, uống ngay lúc bụng đói, ngày 2 lần. Đây là loại nước sinh tố tổng hợp rất bổ dưỡng, có chứa những phân tử giống như máu và insulin. Theo kết quả nghiên cứu, tiểu đường loại I và loại II đều giảm đáng kể.

III. Dược thảo tổng hợp

- Bài “Cam thược giáng đường phương”  của y sĩ Vương Tông Căn thuộc Trường Đại học Y khoa Thượng Hải, Trung Quoocs

- Bạch thược 5 phần

- Cam thảo 1 phần

Nấu lấy 2 phần nước, cô thành sao đặc, rót vào bình, giữ trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 150mg (1/2 chén). Nếu muốn dùng theo dạng thuốc nấu, liều lượng mỗi ngày tương đương với Bạch thược 40g, Cam thảo 8g, cũng chia uống 3 lần. Mỗi liệu trình điều trị là 3 tháng.

Kêt quả lâm sàng: Đã trị 180 ca bệnh tiểu đường, kết quả tốt 133 ca, không chuyển biến 47 ca, đạt hiệu quả 74.2%.

-Bài “Thắng cam phương”  của y sĩ Lý Thọ thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

                    Sơn thù nhục         30g

                    Ngũ vị tử               20g

                    Ô mai                     20g

                    Thương truật          20g

Nấu uống ngày 1 thang trước 3 bữa ăn sáng, trưa và chiều

Kết quả lâm sàng:  Đã trị 110 ca tiểu đường, kết quả 94 ca, đạt tỷ lệ thành công 85.4%

-Bài “Tiêu khát bình phương” của y sĩ Trình Ích Thọ thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

                    Sinh Hoàng kỳ       30g

                    Nhân sâm              12g

                    Thiên hoa phấn      12g

                    Tri mẫu                  12g

                    Cát căn                   12g

                    Thiên môn đông    12g

                    Ngũ vị tử               06g

                    Sa uyể tử                12g

                    Đan sâm                16g

Nấu uống ngày 1 thang, liên tiếp 3 tháng

Kết quả lâm sàng: Đã trị 333 ca tiểu đường, trong đó 331 ca có chỉ số đường huyết cao hơn 150mg/dl. Sau 1 tháng điều trị, hơn 50% bệnh nhân giảm đường niệu. Sau 2 tháng hơn 64% bệnh nhân giảm đường huyết. Sau 3 tháng, 270 ca đường huyết hạ xuống mức trung bình, 63 ca không chuyển biến. Tỷ lệ thành công đạt 80.96%.

-Bài “Thanh hiên ẩm” trong “Thiên gia diệu phương

                    Thông thảo            10g

                    Ty bà diệp              30g

                    Qua lâu nhân         12g

                    Đông qua nhân      20g

                    Đậu quyển             12g

                    Thủy vĩ hành         30g

                    Ty qua lạc              08g

                    Hạnh nhân             12g

                    Tang chi                30g

                    Ý dĩ nhân               30g

                    Hoạt thạch             30g

                    Bạch cúc hoa         10g

                    Xa tiền thảo           30g

Sắc uống ngày 1 thang

- Hiệu quả lâm sàng: Lý Thị Diệu 51 tuổi, toàn thân phù nề, sốt khát nước, đổ mồ hôi, mỗi ngày uống trên 12 lít nước, ăn nhiều, tiểu nhiều, đau mỏi toàn thân, mệt nhọc. Kiểm tra đường huyết áp, đường niệu +++, chuẩn đoán bệnh tiểu đường.

Sau khi uống 3 thang “Thanh hiên ẩm”, hiện tượng khát nước giảm. Cho uống thêm 6 thang nữa, các hiện tượng khát nước và tiểu nhiều giảm rõ, đường niệu còn +. Lạ cho dùng tiếp 10 thang nữa rồi 10 thang nữa, các triệu chứng biến mất, kiểm tra đường huyết bình thường (104mg/dl), sức khỏe tốt.

-Bàn luận: Bài “Thanh hiên ẩm” còn có thể trị cả bệnh viêm khớp xương, phế khí thủng, thủy thủng, phế lao, ho lâu ngày cũng thu được hiệu quả.

- Bài “Gia vị ngọc dịch thang” trong “Thiên gia diệu phương”

                    Hoài sơn                30g

                    Sinh Hoàng Kỳ      15g

                    Tri mẫu                  15g

                    Kê nội kim             06g

                    Cát căn                   15g

                    Thiên hoa phấn      10g

                    Sơn thù nhục         15g

Sắc uống ngày 1 thang

- Hiệu quả lâm sàng: Trần Anh Nam, 50 tuổi, có tiền sử bị tiểu đường đã 3 năm nhưng không phát giác để được điều trị sớm. Có triệu chứng ăn nhiều mau đói, nước tiểu có vị ngọt như đường, tiểu tiện nhiều lần, miệng khô, môi nức nẻ, sắc mặt xanh xao, tay chân yếu ớt.

Sau khi cho dùng 5 thang “Gia vị ngọc dịch thang”, các triệu chứng giảm rõ. Lại dùng thêm 25 thang nữa, mọi hiện tượng xấu gần như biến mất. Giữ nguyên phương thang, cho uống tiếp 30 thang nữa, bệnh khỏi.

-Bài “Tiêu chỉ khát thang” trong “Thiên gia điệu phương”

                    Sinh địa                 30g

                    Hoài sơn                30g

                    Thiên hoa phấn      20g

                    Thạch hộc              20g

                    Tri mẫu                  20g

                    Bắc sa sâm             15g

                    Mạch môn             15g

                    Trạch tả                 12g

                    Ngũ vị tử               06g

Sắc uống ngày 1 thang

- Hiệu quả lâm sàng:Dương Xuân Sơn, 53 tuổi, có triệu chứng khát nước, uống nhiều ăn nhiều, chóng đói, đi tiểu liên miên, uống vào bao nhiêu đi tiểu bấy nhiêu, bệnh kéo dài đã hơn 1 năm.

Khám thấy Tam tiêu (Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu) đều có bệnh. Xét nghiệm máu thấy đường huyết cao, thử nước tiểu thấy đường niệu +++, đầu váng, mệt nhọc, không còn khả năng làm việc. Đã từng trị bằng Tây y với D860 và insulin, chỉ đỡ tạm thời, hết thuốc bệnh trở lại như cũ.

Sau khi cho uống liên tiếp 40 thang “Tiêu chỉ khát thang”, xét nghiệm đường huyết hạ một nử, đường niệu giảm còn +, ăn uống khá hơn, đi làm bớt mệt mỏi. Khuyên bệnh nhân mỗi ngày nên ăn hoặc uống thêm 2 vị Sinh địa 50g và Hoài sơn 50g thêm 1 tháng nữa, bệnh lành.

- Bài“Sinh mạch thang gia giảm” của danh y Phó Thanh Chủ, đời Nhà Thanh, Trung Quốc

                    Huyền sâm             40g

                    Mạch môn             20g

                    Sinh địa                 12g

                    Trúc diệp               08g

                    Cúc hoa                 08g

                    Bạch giới tử           08g

                    Mẫu đơn bì            08g

                    Trần bì                   04g

Sắc uống ngày 1 thang. Bài này chuyên trị bệnh tiểu đường với triệu chứng khát nước nhiều, uống nhiều, đói nhiều, tiểu nhiều.

- Bài “Tiêu khát phương gia giảm”trong “Thiên gia diệu phương”

                    Đảng sâm              10g

                    Thạch cao              60g

                    Phục linh               10g

                    Xuyên hoàng liên  03g

                    Hoàng cầm            10g

                    Tri mẫu                  10g

                    Thiên hoa phấn      15g

                    Thiên môn             12g

                    Mạch môn             10g

                    Đỗ trọng                12g

                    Tật lê tử                 10g

                    Cẩu tích                 10g

                    Kê nội kim             06g

                    Bội lan diệp           10g

                    Thương truật          10g

                    Qui bản                  30g

                    Thạch hộc              10g

                    Thỏ ty tử                12g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang

- Hiệu quả lâm sàng: Lê Thái Trị 61 tuổi, có tiền sử bệnh tiểu đường 10 năm, có điều trị bằng Tây y nhưng kết quả không ổn định.

Sau khi cho uống 20 thang “Tiêu khát phương gia giảm”, xét nghiệm đường niệu từ +++ hạ xuống ++. Lại cho uống thêm 20 thang nữa, xét nghiệm đường niệu đã sạch, đường huyết bình thường, bệnh khỏi. Theo dõi 3 năm không thấy tái phát.

- Bài “Âm hư thanh nhiệt bổ thận thang gia giảm” từ bài Đan Khê tâm pháp, Ngọc Nữ tiễn và Lục vị toàn tổng hợp

                    Thạch cao              60g

                    Qui bản                  30g

                    Thỏ ty tử                12g

                    Thiên môn             12g

                    Đỗ trọng                12g

                    Thiên hoa phấn      15g

                    Tri mẫu                  10g

                    Hoàng bá               10g

                    Sinh địa                 15g

                    Hoài sơn                15g

                    Sơn thù                  12g

                    Phục linh               12g

                    Trạch tả                 12g

                    Địa cốt bì               12g

                    Mạch môn             10g

                    Tật lê tử                 10g

                    Cẩu tích                 10g

                    Bội lan diệp           10g

                    Thạch hộc              10g

                    Đảng sâm              10g

                    Thương truật          10g

                    Kê nội kim             06g

Sắc uống ngày 1 thang

- Hiệu quả lâm sàng: Huỳnh Minh Trung, 62 tuổi, bị bệnh tiểu đường hơn 5 năm, trị nhiều nơi và nhiều loại thuốc Đông – Tây y nhưng không ổn định. Xét nghiệm đường niệu +++, đường huyết 187 mg/dl.

Sau khi cho dùng 20 thang “Dưỡng âm thanh nhiệt bổ thận thang gia giảm” xét nghiệm đường niệu giảm xuống còn +, đường huyết còn 155mg/dl. Cho uống thêm 20 thang nữa, đường niệu trở thành âm tính (-), đường huyết trung bìh 105mg/dl. Khuyên bệnh nhân uống thêm 10 thang nữa để củng cố kết quả, xét nghiệm máu và nước tiểu vẫn ổn định. Theo dõi 10 năm, hỏi lại, sức khỏe vẫn bình thường.

- Bài “Giáng đường ẩm”  trong “Thiên gia diệu phương”

                    Thạch cao              60g

                    Hoài sơn                30g

                    Sinh địa                 30g

                    Đảng sâm              30g

                    Huyền sâm             15g

                    Hoàng kỳ               15g

                    Ngũ vị tử               12g

                    Tri mẫu                  12g

                    Mạch môn             12g

                    Ký quả                   10g

                    Hà thủ ô                 10g

                    Thương truật          06g

Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục cho đến khi đường niệu chuyển sang âm tính (-). Sau đó, thuốc sắc chế thành thuốc hoàn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g.

- Gia giảm: Nếu huyết áp cao, bệnh động mạch vành, gia thêm Cát căn 12g, Hoàng cầm 10g, Tử đan sâm 12g. Nếu ngoài da có nổi mụn nhọt, gia thêm Bồ công anh 20g, Hoàng bá 10g, bạch cương tầm 10g. Nếu mất ngủ, gia thêm Táo nhân (sao với giấm) 15g. Nếu tiểu nhiều, gia thêm Sơn thù nhục 12-15g. Muốn cho đường huyết hạ nhanh, gia thêm Huyền sâm 15g, Thạch hộc 12g, Hoàng tinh 15g.

- Hiệu quả lâm sàng: Đã trị cho 80 bệnh nhân bị tiểu đường với mức độ bệnh lý và đường huyết khác nhau, phần lớn sau khi uống 5-10 thang “Giáng đường ẩm” thấy công hiệu rõ rệt, Sau khoảng 1 tháng, đường huyết căn bản ổn định. Trường hợp dùng bài này sau 40 ngày mà không thấy chuyển biến, nên đổi sang phương thuốc khác.

- Bài “Dưỡng âm sinh tân phương” trong “Thiên gia diệu phương”

                    Đại sinh địa           50g

                    Địa cốt bì               30g

                    Huyền sâm             20g

                    Sơn thù nhục         15g

                    Hoài sơn                15g

                    Ngọc trúc               15g

                    Nữ trinh tử             15g

                    Câu kỷ tử               15g

                    Mạch môn             30g

                    Cam thảo               15g

                    Hà thủ ô                 15g

                    Ô mai nhục            10g

                    Sa nhân nhục         05g (tán bột, chia uống 2-3 lần với nước thuốc)

Sắc uống ngày 1 thang

- Hiệu quả lâm sàng: Võ Thị Thu Hà, 49 tuổi, thể chất béo tốt, bị tiểu đường 2-3 năm, đã trị Đông-Tây y nhiều lần nhưng không hiệu quả. Xét nghiệm đường huyết 320mg/dl, đường niệu +++.

Sau khi dùng 15 thang “Dưỡng âm sinh tân”, bệnh nhân cảm thấy khỏe, giảm khát nước, giảm mệt mỏi, mắt nhìn tinh anh. Cho uống tiếp 30 thang nữa, xét nghiệm đường huyết còn 175mg/dl, đường niệu còn ++. Liền cho giảm lượng thuốc mỗi vị một cách thích hợp, uống thêm 30 thang nữa, xét nghiệm lại đường huyết hạ xuống 120mg/dl, đường niệu âm tính (-), sức khỏe rất tốt. Khuyên bệnh nhân uống thêm 15 thang nữa để củng cố kết quả. Theo dõi 5 năm chưa thấy dấu hiệu tái phát. Bệnh khỏi.

- Bình luận: Theo y học hiện đại, tiểu đường là bệnh không có thuốc điều trị, phải đeo mang suốt đời. Tuy nhiên, điều trị theo Đông y, số bệnh nhân lành bệnh không phải là hiếm. Kinh nghiệm điều trị theo Đông y, ngoài việc dùng thuốc thích hợp và kiên nhẫn, còn phải kiêng ăn uống những thứ thực phẩm sinh ra nhiều đường như bắp, xoài chín, mít, nước ngọt, bánh kẹo, gạo nếp thì mới thu được kết quả tốt. Sau đây một vài điều kiêng kỵ:

- Tránh sinh hoạt vợ chồng trong 1-2 năm

- Tránh ăn thực phẩm béo, ngọt, tinh bột

- Tránh giận dữ, luôn giữ thái độ bình tĩnh, khoan hòa

- Tránh thời tiết giá lạnh, giữ cơ thể luôn sạch sẽ

- Tránh làm việc quá sức, đề phòng bị thương tích.

- Bài “Sinh mạch bạch hổ thang gia vị” trong “Thiên gia diệu phương”

                    Đảng sâm              50g

                    Mạch môn             40g

                    Tri mẫu                  20g

                    Hồng mai               15g

                    Ngũ vị tử               10g

                    Cam thảo               10g

Sắc uống ngày 1 thang

- Gia giảm: Nếu khát nước nhiều, uống nhiều, gia thêm Thạch cao 50g, Thiên hoa phấn 50g. Nếu ăn nhiều, mau đói, táo bón, gia thêm Hoàng cầm 15g. Mang tiêu 06g. Nếu đi tiểu nhiều, nước tiểu đặc quánh như cao, gia ích trí nhân 10g, Phúc bồn tử 15g, Ngũ bội tử 06g

- Hiệu quả lâm sàng: Lê Việt 37 tuổi, vì buôn bán thua lỗ sinh ra u uất rồi dẫn tới liệt dương, xuất tinh sớm, khiến vợ chồng bất hòa. Tâm trạng ngày thêm đè nặng, hay váng đầu, mất ngủ. Một thời gian sau, phát giác bị bệnh tiểu đường.

Khám thấy bệnh nhân cơ thể gầy gò, khát nước uống nhiều, đi tiểu nhiều, hay đổ mồ hôi, mệt, đầu choáng váng, không ngủ được. Sau khi uống bài “Sinh mạch bạch hổ thang gia vị” 6 thang, các triệu chứng giảm quá nửa, chỉ còn đổ mồ hôi. Bèn chuyên sang bài “Đương qui Lục hoàn thang” gồm

                    Đương qui             15g

                    Sinh địa                 20g

                    Hoài sơn                15g

                    Sơn thù nhục         12g

                    Phục linh               12g

                    Trạch tả                 12g

                    Địa cốt bì               20g

Uống 5 thang, mồ hôi không còn tươm ra nữa. Lại uống tiếp bài thứ nhất, cả thảy 40 thang, bệnh dứt, sức khỏe ổn định.

6. MỠ MÁU CAO (Hyperlipemia)

ĐẠI CƯƠNG

“Hyperlipemia” hay “High cholesterol”, Tiếng việt gọi là “chứng mỡ máu cao” là một thuật ngữ y khoa được người Việt Nam, đặc biệt trong cộng đồng người Việt định cư tại hải ngoại, quan tâm và nói đến nhiều kể từ sau năm 1975

Chứng mỡ máu cao, còn gọi là chứng tăng lipid-huyết, là hiện tượng mỡ trong huyết tương cao hơn mức bình thường, chủ yếu 2 loại mỡ cholesterol và triglycerides chiếm tỷ lệ cao nhất.

Nếu tình trạng này không được cải thiện kịp thời, để tồn đọng lâu ngày, sẽ dẫn tới nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm gồm: Bệnh xơ vữa động mạch(atherosclerosis), bệnh động mạch vành (coromaritis), chứng cao huyết áp (high blood pressure, hypertension), bệnh béo phì (obesity), bệnh tiểu đường(diabetes mellitus), tai biến mạch máu não (cerebrovascular disease), chứng đột quỵ (stroke)…

Ngày nay, chẳng những giới y khoa chú tâm nghiên cứu thêm nhiều loại thuốc mới nhầm điều trị chứng mỡ máu cao có hiệu quả mà người dân cũng biết tự phòng bệnh, ăn uống kiêng cử đúng mức. Chế độ ăn kiêng hoặc hạn chế thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật la chìa khóa bảo vệ sức khỏe hữu hiệu nhất

LÂM SÀNG HỌC

Theo Frederickson, chứng lipid- huyết cao được chia thành 5 loại:

- Loại I: Chứng Chylomicron huyết cao với đặc điểm: Cholesterol bình thườn, Triglycerides cao, Chylomicron rất cao. Thế này thường có tính di truyền do thiếu men lipase lipoprotein, rất nhạy cảm với chất mỡ, ít gây xơ cứng động mạch

- Loại II: Chứng Beta – lipoprotein huyết cao, còn gọi là chứng tăng lipid – huyết, do ăn nhiều với đặc điểm: Cholesterol và Triglycerides tăng vừa nhưng Beta và tiền Beta-lipoprotein tăng rất cao. Nếu như Cholesterol cao, beta-lipoprotei rất cao, triglycerides bình thường thì được xếp vào dạng tăng cholesterol di truyền, là bệnh nặng, dễ gây gây biến chứng xơ cứng động mạch sớm.

- Loại III: Chứng tăng lipid-huyết áp hỗn hợp với đặc điểm: cả cholesterol và triglycerides đều tăng cao. Đây là thể nặng, có biến chứng xơ cứng động mạch, khó phục hồi nguyên trạng vì sự hiện diện thành phần hydrat carbon.

- Loại IV: Chứng tăngtriglycerides đơn thuần với đặc điểm: Triglycerides tăng cao, cholesterol bình thường. Thể nầy phần nhiều có tính di truyền, dễ gây biến chứng xơ vữa động mạch, nhạy cảm với chất hydrat carbon và rượu

- Loại V: thể hỗn hợp giữa thể I và IV với đặc điểm: Chylomicron huyết tăng cao, triglycerides cao, cholesterol cũng tăng cao hơn bình thường, rất nhạy cảm với mỡ và hydrat carbon.

ĐỊNH LƯỢNG

- Yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến bệnh thuộc thể I, IV, V

- Yếu tố tập quán có ảnh hưởng đến bệnh thuộc thể III

- Loại II thuộc thể bệnh nặng, ít có trường hợp nhẹ

- Tuổi mắc bệnh

Loại I phát hiện sớm ở trẻ em

Loại V phát bệnh chậm, thường trên 30 tuổi

Loại II có tính di truyền nên phát bệnh từ nhỏ

Loại III, IV thường gặp ở tuổi trung niên và cao niên

- Tỷ lệ mắc bệnh:

Loại II và IV có tỷ lệ mắc bệnh cao, chiếm 80-90%

Loại III, V rất ít gặp, còn loại I càng hiếm

- Tương quan giữa bệnh và thể tạng:

Loại III, IV, V thường gặp ở người béo phì

Loại I và II ít gặp ở người béo phì

Loại II và IV thường gặp ở người mắc bệnh mạch vành vừa xơ cứng động mạch, tỷ lệ ngang nhau

Người có bệnh thuộc loại II trước 40 tuổi thường thấy vòng lão hóa ở giác mạc

Khi mắc bệnh mỡ máu cao thường kèm theo các bệnh khác: Tiểu đường, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp, tắc ống dẫn mật, viêm tuyến tụy, viêm gan, nhiễm độc rượu…

CHẨN ĐOÁN

- Được coi là mỡ máu cao hay high cholesterol khi nào trị số cholesterol toàn phần trong máu đo cao hơn 199mg/dltriglycerides cao hơn 130 mg/dl. Theo chương trình giáo dục quốc gia về cholesterl của Hoa Kỳ, tức cơ quan “The National  cholesterol Education Program” qui định mức an toàn về cholesterol (bao gồm cả hai loại LDL và HDL) và 200mg/dl. Từ 200-239mg/dl được xem là ranh giới an toàn (safe borderline). Từ mức 240 mg/dl trở lên, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.

- Tại Hoa Kỳ, mức mỡ tốt (HDL) trung bình ở người lớn cầ duy trì trong khoảng từ 45-50 mm/dl. Đối với phụ nữ, cần tăng hơn một chút, ở mức 50-60mm/dl. Các nhà khoa học đề xướng mức mỡ tốt (HDL) nên tăng hơn nữa, từ 70-80mg/dl, sẽ tạo ra khả năng chống lại bệnh tim mạch rất cao. Trái lại, nếu mỡ tốt (HDL) thấp, dưới 35mg/dl có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ví dụ: Phiếu xét nghiệm máu ghi cholesterol toàn phần là 200mg/dl, trong đó mỡ tốt (HDL) là 80mg/dl, mỡ xấu (LDL) là 120mg/dl. Kết quả này chẩn đoán bạn ít có nguy cơ bị bệnh tim mạch (vì HDL cao hơn chỉ số quy định). Nói cách khác, nếu bạn có trị số cholesterol toàn phần cao hơn 200mg/dl mà nồng độ mỡ tốt (HDL) cũng cao thì bạn ít có nguy cơ bị bệnh tim mạch. Ngược lại, cho dù cholesterol toàn phần của bạn thấp hơn 200mg/dl mà trị số mỡ tốt (HDL) dưới 35mg/dl thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao.

- Nhưng cholesterol là gì?

Trước hết, cholesterol là một chất giống như mỡ, trong vắt như pha lê, nhưng đôi khi lại có màu hơi vàng. Về phương diện kỹ thuật, cholesterol được phân loại như chất kích thích tố steroid. Tuy nhiên, vì cholesterol hòa tan trong mỡ dễ dàng hơn trong nước nên được xếp vào nhóm chất béo (lipid)

Cholesterol có mặt khắp nơi: Trong máu, não, thần kinh, gan và trong mật con người và các loài động vật có xương sống. Đây là lý do tại sao các nhà khoa học khuyên chúng ta tránh ăn thịt động vật cũng như các loại thực phảm khác có nguồn gốc động vật vì muốn giảm mức cholesterol trong máu.

Hiện nay, do thành kiến và hiểu lầm, một số người tin rằng cholesterol là chất có hại cho sức khỏe nên tỏ ra khinh mệt, ghê tởm, gán ép nhiều tội ác xấu xa. Thực tế, cholesterol rất cần cho nhiều chức năng trong cơ thể.

Có khoảng 80% cholesterol do gan sản xuất, 20% còn lại do nguồn thực phẩm bên ngoài. Mỗi ngày cơ thể sản xuất chừng 1000mg cholesterol và cần thêm khoảng 300mg nữa từ nguồn thực phẩm ăn vào là đủ cho nhu cầu hoạt động. Rất tiếc, chế độ ăn uống hiện nay thường dung nạp từ 500-900 mg cholesterol/ngày, cho thấy con số cholesterol thặng dư rất đáng lo ngại.

Trong cơ thể, cholesterol được sử dụng để thành lập màng(membranes) tế bào. Cholesterol còn được dùng trong nội tiết tố sinh dục (sex hormones) và tiến trình tiêu hóa (digestive process).

Cholesterol được tổng hợp từ gan và phát xuất từ gan, theo máu vận chuyển đến khắp các mô(tissues) dưới dạng những phân tử chất đạm (protein) gọi là lipoproteins. Thực chất, lipoprotein cũng là một chất trong nhóm các protein kết hợp với chất béo hay các lipid khác (gồm cả cholesterol), hiện diện trong huyết tương hay bạch huyết (lymph). Lipoprotein giữ vai trò truyền tải các lipif vào trong máu và bạch huyết. Sau khi tế bào tiếp nhận những gì chúng cần, các chất lipoprotein dư thừa sẽ theo máu di chuyển trở về gan.

Có 2 loại lipoprotein chính:

a. Loại low-density lipoproteins (viết tắt LDLs), thường gọi là mỡ xấu hay bad cholesterol

b. Loại high-density lipoproteins (viết tắt HDLs) thường gọi là mỡ tốt hay good cholesterol

Sao gọi là mỡ tốt, mỡ xấu? Về mặt phân tích chức năng, các nhà khoa học nhận thấy loại low-density lipoproteins (LDLs) chứa thành phần cholesterol quá đậm đặc vì lý do LDLs  là những phân tử chuyên lo vận tải cholesterol từ gan đi tới các cơ quan có nhu cầu. Ngược lại, high-density lipoproteins (HDLs) chứa thành phần cholesterol ít hơn, nhẹ hơn vì đóng vai trò người phu quét đường, thường xuyên tuần lưu trong huyết quản với trách nhiệm thu hồi tất cả cholesterol dư thừa trong máu và các mô mang trở về gan. Tại đây, một lần nữa, cholesterol xấu lại được nhào trộn, tổng hợp thànhlow-density lipoproteins (KDLs) rồi tiếp tục vận chuyển tới các cơ quan theo quy trình khép kín.

Nếu như hệ thống cung ứng sản phẩm và thu hồi phế liệu cholesterol hoạt động tốt, chức năng hoàn hảo thì sức khỏe an toàn nhờ được cân bằng. Nếu vì một lý do trục trặc nào đó xảy ra, như nồng độ mỡ xấu (LDLs)  quá cao hoặc số lượng mỡ tốt (HDLs) thiếu hụt, sẽ dẫn tới tình trạng cholesterol kết khối lại với nhau thành những miếng bợn (plaques) bám thành mạch máu, làm hẹp, thậm chí lấp kín cả động mạch gây ra các bệnh về tim mạch.

Khoa học chưa biết rõ lipoproteins thực hiện chức năng và liên kết với các nhân tố khác trong cơ thể như thế nào, tuy nhiên biết chắc rằng người nào có mức mỡ tốt (HDLs) cao và mức mỡ xấu (LDLs) thấp thì ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mỡ xấu, bad cholesterol (LDL) được đánh giá là loại nhu liệu thứ yếu, có mức tin cậy thấp. Vì thế, chúng ta cần nhận thức và thực hiện chặc chẽ trong việc tiêu thụ thực phẩm hằng ngày. Mỡ xấu (LDL) nằm trong hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: Bò, cừu, heo, gà, vịt, tôm, cua, trứng gia cầm, gan, đồ lòng: đặc biệt trong mỡ và da. Mỡ xấu (LDL) còn hiện diện trong một số chất khác có nguồn gốc thực vật thuộc dạng mỡ bảo hòa (saturated fats), đường và rượu (alcohol).

Dưới đây là bảng phân tích thành phần cholesterol trong nguồn thực phẩm động vật (Theo “Back to Eden” của Bác sĩ Jethro Kloss, Hoa Kỳ)

THỰC PHẨM

ĐO LƯỜNG

CHOLESTEROL

- Não, óc (brains)

-3 ounces (oz.)

Trên 1,7000mg

- Thận, cật (kidney)

-3 oz

680mg

- Gan(liver) bò, heo, cừu

-3 oz

370mg

- Trứng gia cầm(egg)

-1 tròng đỏ

250mg

- Tim(heart) bò, heo

-3 oz

230mg

- Tôm(shrimp)

-3 oz

130mg

- Cừu, bê, cua

-3 oz

85mg

- Thịt bò, heo, gà

-3 oz

75mg

- Thị trai, cá bơ, tuna

-3 oz

55mg

- Sò huyết, cá salmon

-3 oz

40mg

- Bơ (butter)

-1 muỗng cafe

35mg

- Sữa bò tươi

-1 cup

34mg

- Pho mát (cheese)

-1 oz

28mg

- Kem (ice cream)

-1/2 cup

27mg

1. Dầu ăn (salad & cooking oils):

- Dầu rum (saflower)

100

09

12

74

73

- Dầu hướng dương (sunflower)

100

10

21

84

84

- Dầu bắp (corn oil)

100

13

25

58

57

- Dầu đậu nành (soybean)

100

15

43

37

32

- Đầu hạt vải (cottonseed)

100

26

19

51

50

- Dầu mè (sesame)

100

15

40

40

40

- Dầu đậu phộng (peanut)

100

17

47

31

31

- Dầu cọ (palm)

100

48

38

09

09

- Dầu olive

100

14

72

09

08

- Dầu dừa (coconut)

100

86

06

02

02

- Các loại shortening

100

25

44

26

23

II. Mỡ động vật (animal  fats):

- Mỡ gà (chicken)

100

32

45

18

17

- Mỡ heo (lard)

100

40

44

12

10

- Mỡ bò (beef tallow)

100

48

42

04

04

- Mỡ cừu (lamb tallow)

100

52

43

05

03

- Mỡ cá salmon tươi

9

2

2

5

1

- Mỡ cá tuna tươi

8

2

2

3

0.5

- Mỡ cá thu (mackerel)

10

2

4

2

0.5

- Mỡ cá trích (herring)

6

2

2

1

0.5

III. Dầu từ hạt (nuts)

- Dầu hồ đào (walnut)

63

7

10

42

35

- Dầu hồ đào (pecan)

71

6

43

18

17

- Dầu đậu phộng

48

9

24

13

13

- Dầu lòng đỏ trứng

33

10

13

4

4

- Dầu trái bơ (avocado)

15

2

9

2

2

IV. Chất béo từ sữa (milk fats)

- Sữa người

46

46

8

7

- Sữa dê

62

32

6

5

- Sữa bò

50

23

3

2

V. Dầu ngũ cốc (cereal oils)

- Dầu lúa mạch đen (rye)

16

14

70

62

- Dầu mầm lúa mìa (wheat germ)

16

25

59

42

- Dầu mầm mạch (oatmeal)

22

36

42

40

- Dầu cám gạo (rice)

17

45

38

34

- Dầu cacao (cocao butter)

57

41

2

2

Nguyên nhân

Theo y học hiện đại

Các nhà khoa học dựa vào thể loại cholesterol để chẩn đoán nguyên nhân. Dưới đây là bảng phân tích nguyên nhân tạo ra cholesterol (theo “Handbook ò Diseases” của nhà xuất bản Springhouse, Hoa Kỳ)

-Loại I (hyperlipoproteinemia): Do thiếu hoặc rối loạn chất lipoprotein lipase. Thường thấy xuất hiện ngay khi mới sinh ra

-Loại II (hyperbetalipoproteinemia, hypercholesterolemia, có liên hệ đến yếu tố gia đình): Do thiếu tế bào thụ thể (receptors) giữ vai trò điều hòa, tiết giảm LDL, làm cho mức huyết tương (plasma) LDL tăng cao hơn mức bình thường. Thường xảy ra trong hạn tuổi từ 10-30 tuổi

-Loại III (thấy trong bệnhboard – beta disease, xanthoma tuberosum mang yếu tố gia đình): Do mất khả năng kiểm soát, điều hòa mức triglyceride và LDL thặng dư. Thường xảy ra sau 20 tuổi, cũng có thể sớm hơn ở nam giới.

-Loại IV (hypertriglyceridemia, hyperbetalipoproteinemia nội sinh): Mang tính đi kèm, thường xảy ra sau thời gian mắc bệnh nghiện rượu, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì hoặc bệnh rối loạn chức năng thần kinh. Khá phổ biến, đặc biệt nam giới ở lứa tuổi trung niên (35 – 40 tuổi)

-Loại V (hypertriglyceridemia, hyperlipidemia pha trộn): Do ảnh hưởng bởi một căn bệnh khác, như bệnh hư thận (nephrosis) hoặc béo phì, khiến cho thụ thể giữ vai trò điều hòa, kiểm soát mức triglyceride bị bỏ trống. Thường xảy ra muộn vào lúc tuổi trưởng thành.

Theo Đông y học:

Đông y qui nạp chứng mỡ máu cao và 4 thể bệnh:

1. Thể Thấp nhiệt uất kết: Có các biểu hiện người nóng ran, khát nước, tiểu ít, bụng đầy, phù, vẫn cảm thấy khỏe, rêu lưỡi vàng dày, mạch đi Hoạt – Sác, xét nghiệm máu thấy lipid – huyết cao.

2. ThểTỳ hư đàm thấp: Có các biểu hiện mệt mỏi, chân tay mỏi, bụng đầy, chán ăn, ho nhiều đàm, tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng dầy, mạch đi Hoạt, xét nghiệm máu thấy lipid – huyết cao.

3. ThểKhí trệ huyết ứ: Có triệu chứng hay đau nhói trước ngực (thường kèm theo bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim), lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch đi huyền, xét nghiệm máu thấy lipid- huyết cao.

4. Thể Tỳ Thận lưỡng hư: Có các biểu hiện mệt mỏi, bụng đầy, ăn kém, lưng gối nhức mỏi, ù tai, hoa mắt, lưỡi đỏ, rêu mỏng, mạch đi Trầm Tế vô lực, xét nghiệm máu thấy lipid cao, thường gặp ở những người cao tuổi.

Điều trị

Đông y dựa vào thể bệnh và mạch lý để đối chứng lập phương. Sau đây là một số bài thuốc tiêu biểu:

Bài 1: Thể “Thấp nhiệt uất kết”

                    Bạch truật              15g

                    Phục linh               15g

                    Trư linh                 15g

                    Trạch tả                 15g

                    Nhẫn đông đằng    15g

                    Ý dĩ nhân               15g

                    Bạch hà diệp          12g

                    Cam cúc hoa          12g

                    Mộc thông             12g

                    Hoạt thạch             30g

                    Cam thảo               04g

                    Thảo quyết minh    20g

Sắc uống ngày 1 thang

Bài 2: Thể “Tỳ hư đàm thấp”

                    Đảng sâm              12g

                    Bạch truật              12g

                    Phục linh               12g

                    Trục nhự                12g

                    Trần bì                   10g

                    Chế bán hạ             10g

                    Chỉ thực                 10g

                    Mộc hương            10g

                    Sa nhân                  10g

                    Uất kim                  10g

                    Chính cam thảo      03g

                    Bạch phàn              02g

Sắc uống ngày 1 thang

Bài 3: Thể “Khí trệ huyết ứ”

                    Sinh địa                 16g

                    Đương qui             16g

                    Bạch thược (sao rượu)     16g

                    Đào nhân               12g

                    Xuyên ngưu tất      12g

                    Bắc sài hồ              12g

                    Tử đan sâm            12g

                    Bồ hoàng               10g

                    Sung úy tử             10g

                    Chỉ thực                 10g

                    Hương phụ            10g

                    Xuyên khung         10g

Sắc uống ngày 1 thang

Bài 4: Thể “Tỳ thận lưỡng hư”

                    Hà thủ ô                 12g

                    Thỏ ty tử                15g

                    Nữ trinh tử             12g

                    Dâm dương hoắc   10g

                    Sinh địa                 12g

                    Hắc chi ma (mè đen)        12g

                    Trạch tả                 15g

                    Phục linh               12g

                    Bạch truật              10g

Sắc uống ngày 1 thang

Bài 5: “Bạch kim giáng chỉ phương”của Y sĩ Trần Vũ thuộc Sở nghiên cứu y học khu Nghi Xuân, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc

                    Uất kim                  280g

                    Đại phàn phi          120g

Cách chế và dùng:Xay hoặc tán 2 vị thuốc thành bột mịn, vô viên capsule 500mg. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 capsules (tương đương 6g/ngày) sau bữa ăn. Cứ 20 ngày là 1 liệu trình, dùng liên tục từ 2-3 liệu trình thì làm xét nghiệm máu.

Hiệu quả lâm sàng:Đã trị 344 ca mỡ máu cao. Kết quả, cholesterol toàn phần giảm trung bình 85.84%, triglyceride giảm trung bình 70.61mg^, beta – lipoprotein giảm trung bình 175.96%. So sánh trị số lipif-huyết thay đổi có ý nghĩa (P<0.001)

Bài này cũng dùng điều trị 170 ca béo phì, sau thời gian dùng thuốc, trọng lượng giảm trung bình 3.5kg. Mặt khác, có 138 ca dao huyết áp, sau khi dùng bài thuốc trên cũng thu được kết quả 59.4%.

Bình luận:Theo nghiên cứu dược lý, thành phần chủ yếu của Bạch phàn là Aluminium sulfate và Kalium sulfate, có tác dụng thu liễm, làm giảm mức hấp thu thành phần chất béo cholesterol. Còn tinh dầu Uất kim có tác dụng làm tăng tiết mật, bài tiết cholic acid (là sản phẩm chuyển hóa của cholesterol) ra ngoài bằng đường ruột và nhờ đó mà lipid-huyết hạ.

Bài 6: “Giáng chi linh phương”của Y sĩ Lý Vĩ Thành, thuộc Trường Vệ sinh khu Thường Đức, tỉnh Hồ Nam.

                    Hà thủ ô                 15g

                    Trạch tả                 15g

                    Hoàng tinh             15g

                    Kim anh tử             15g

                    Sơn tra                   15g

                    Thảo quyết minh    30g

                    Tang ký sinh          30g

                    Mộc hương            06g

Cách chế và dùng: Nấu cao đặc hoặc chế thành viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 muỗng canh hoặc 8 viên. Mỗi liệu trình điều trị 3 tháng

Hiệu quả lâm sàng: Đã trị 200 ca mỡ máu cao, trong đó 145 ca cholesterol cao hơn 268mg%. Kết quả, 123 ca giảm trung bình 82.44mg%. triglyceride giảm trung bình 150.15mg%.

Bài 7: “Quế tinh phương” của Y sĩ Bạch Hồng Long, Vân Nam, Trung Quốc

                    Quế nhục               1 phần

                    Chế nam tinh         4 phần

                    Thảo quyết minh    4 phần

                    Nhộng tằm             4 phần

                    Hắc đậu bì             4 phần

Cách chế và dùng: Tán thành bột mịn, chế thành viên. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 4-6 viên. Mỗi liệu trình điều trị 1 tháng

Hiệu quả lâm sàng: Đã trị 158 ca cholesterol cao. Kết quả tổng quát đạt 90.5%, trong đó mỡ triglyceride giảm đến 90.5%, beta – lipoprotein đạt 83.62%.

Bình luận: Công thức bài thuốc này tuy tầm thường nhưng có tác dụng ôn hóa đàm thấp, dưỡng can trừ phong. Dùng điều trị chứng mỡ máu cao thể “đàm thấp” rất tốt.

Bài 8:  “Đơn điền giáng chi hoàn” của Y sĩ Hoàng Chấn Đông thuộc Sở nghiên cứu bệnh tim mạch tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

                    Tử đan sâm            12g

                    Xuyên điền thất     1.5g

                    Xuyên khung         09g

                    Trạch tả                 12g

                    Nhân sâm              12g

                    Đương qui             12g

                    Hà thủ ô                 15g

                    Hoàng tinh             15g

Cách chế và dùng: Tán bột mịn, chế thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2g vào lúc sáng và chiều tối. Mỗi liệu trình điều trị 45 ngày.

Hiệu quả lâm sàng: Đã trị 251 ca cholesterol cao. Kết quả, giảm trung bình 52.8mg%, triglyceride giảm 71.3%.

Bài 9: “Thư tâm hoạt huyết phương” của Y sĩ Thẫm Đạt Minh thuộc Trung y học viện tỉnh Hồ Bác, Trung Quốc

                    Hoàng kỳ               90g

                    Đảng sâm              90g

                    Đương qui             90g

                    Bồ hoàng               90g

                    Hồng hoa               50g

Cách chế và dùng: Đem nấu với nước, chiết lấy 2 lần nước thuốc, lọc bỏ cặn, cô đặc rồi trộn mật ong chế thành sirup 96%. Người có bệnh tiểu đường nên chế thành thuốc viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30mg sirup hoặc 12g thuốc viên. Mỗi liệu trình điều trị 3 tháng.

Hiệu quả lâm sàng: Đã trị 74 ca cholesterol cao, có ca vượt chỉ số 450mg%. Kết quả, cholesterol toàn phần giảm trung bình 83.4% đặc biệt triglyceride trước điều trị cao 350mg%, sau điều trị hạ xuống còn 180mg%.

Bình luận: Bài thuốc này có tác dụng tốt đối với chứng cholesterol cao thể “khí huyết ứ”.

Bài 10: “Giáng chi phương”  của Y sĩ Mã phong thuộc bệnh viện 371, Trung Quốc

                    Thảo quyết minh    150g

                    Sơn tra phiến         150g

                    Tử đan sâm            150g

Các chế và dùng: Đem nghiền thành bột, chế thuốc viên, mỗi viên nặng 3g, Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3-4 viên. Mỗi liệu trình điều trị 1 tháng, sau 3 liệu trình đánh giá kết quả tác dụng

Hiệu quả lâm sàng: Đã trị 64 ca cholesterol cao. Kết quả: Cholesterol toàn phần giảm trung bình 88.3% (P<0.01) triglyceride giảm trung bình 68.1mg%. (P<0.01), lipoprotein giảm trung bình 239.9mg% (P<0.01).

Bài 11: “Sơn đơn phương” của Y sĩ Trương Thanh Bảo thuộc tỉnh cát Lâm, Trung Quốc

                    Sơn tra phiến         50g

                    Mạch nha               40g

                    Tử đan sâm            30g

                    Diên hồ sách          15g

                    Cam cúc hoa          15g

                    Hồng hoa               15g

Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi liệu trình điều trị 3 tháng

Hiệu quả lâm sàng: Đã trị 51 ca cholesterol cao, tỷ lệ thành công đạt 74.5% thường chỉ số mỡ máu hạ xuống mức trung bình trong 3 tháng.

Ý nghĩa bài thuốc: Sơn tra để thư can, Diên hồ sách để lý khí hoạt huyết, Tử đan sâm và Hồng hoa để hoạt huyết hóa ứ, Cúc hoa dưỡng can minh mục, Mạch nha để tiêu thực hòa vị. Bài thuốc có tiêu có bổ, rất an toàn.

Bài 12: “Hạ chi phương” của bệnh Liêu Ninh, Trung Quốc

                    Cam thảo               30g

                    Câu kỷ tử               25g

                    Trạch tả                 25g

                    Sài hồ                    15g

                    Sơn tra phiến         15g

                    Tử đan sâm            30g

                    Hồng hoa               10g

Gia giảm:

- Khí hư huyết ứ gia Hoàng kỳ 30g, Sinh bồ hoàng 20g

- Can thận âm hư gia Hà thủ ô 20g, Sinh địa 15g

- Can dương thịnh gia Câu đằng 20g, Thảo quyết minh 20g

- Đàm thấp năng gia Thạch xương bồ 15g, Nhân trần 10g

- Khí trệ huyết ứ gia Xuyên khung 15g, Khương hoàng 15g

- Sắc uống ngày 1thang, mỗi liệu trình điều trị 4 tuần lễ.

Bình luận: Bài này, theo kinh nghiệm lâm sàng, có tác dụng nâng cao chỉ số mỡ tốt HDL-Ch (lipid-choleserol tỷ trọng cao) rõ rệt.

Bài 13: “Phức phương tam thất”  của Trung y học viện tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

                    Tam thất                03g

                    Sơn tra phiến         24g

                    Trạch tả                 18g

                    Thảo quyết minh    15g

                    Hổ trượng căn       15g

                    Hà thủ ô                 15g

                    Uất kim                  10g

                    Câu kỷ tử               10g

                    Tử đan sâm            15g

Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi liệu trình điều trị 4 tuần lễ. Bài này có tác dụng làm hạ cholesterol và triglyceride khá tốt.

Bài 14: “Thiên sơn giáng chi hợp tể” của Viện nghiên cứu Trung Y Thượng Hải, Trung Quốc

                    Thiên trúc hoàng   05g

                    Sơn tra phiến         10g

                    Tử đan sâm            20g

                    Trạch tả                 20g

                    Hà thủ ô                 30g

                    Thảo quyết minh    30g

                    Bạch truật              15g

                    Sinh đại hoàng       06g

                    Hoàng tinh             15g

                    Kim anh tử             10g

                    Tang ký sinh          15g

                    Mộc hương            06g

                    Lục trà (chè xanh)  05g

                    Nhân sâm              03g

Cách chế và dùng: Trước hết, sắc uống ngày 1 thang, liên tục 4 tuần. tiếp theo, tán bột mịn chế thành viên hay hoàn, mỗi viên nặng 3g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-3 viên. Có thể dùng thuốc viên suốt thời gian điều trị cũng được. Mỗi liệu trình 3 tháng

Hiệu quả lâm sàng: Bài thuốc này hợp được từ 4 bài “Giáng chi linh phiến, Thiên sơn đơn, Trạch tả thang và Nhân sâm giáng chi hợp tễ” có tác dụng tốt ddoois với thể bệnh thuốc có hiệu nghiệm rõ rệt, vừa làm giảm cholesterol, triglyceride, vừa giúp hạ huyết áp do bệnh cao huyết áp và giảm cân do bệnh béo phì.

Đặc điểm: Thuốc có thể gây sôi bụng nhẹ và tiêu chảy ở một số người nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài 15: “Bát tinh thần phương” trong sách“Thiên gia diệu phương” của Trung y

                    Tử đan sâm            15g

                    Hà thủ ô                 15g

                    Trạch tả                 15g

                    Thảo quyết ming    15g

                    Câu kỷ tử               15g

                    Hoàng tinh             15g

                    Sơn tra phiến         15g

                    Hổ trượng căn       15g

Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 2-3 tháng

Hiệu quả lâm sàng: Đã điều trị 1.277 ca mỡ máu cao trên 250mg/dl. Trong vòng 3 tháng, có 1.106 ca hạ xuống mức trung bình, 113 caphair trên 3 tháng mới đạt kết quả tương tự, số còn lại do bỏ cuộc không thể biết tác dụng.

Phân tích: Qua khảo sát trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu y học đưa ra nhận xét về tác dụng của bài thuốc như sau:

-Sơn tra: Có tác dụng hạ cholesterol toàn phần, hạ triglyceride, hạ beta-lipoprotein trong máu. Theo kết quả nghiên cứu dược lý ghi nhận: Cường tim, hạ áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành, giãn mạch, chống loạn nhịp tim, hạ lipid-huyết rất rõ, giảm xơ mỡ động mạch nhờ tính năng bài tiết cholesterol nhanh chứ không phải chống hấp thu cholesterol. Sau khi uống Sơn tra, lượng enzyme trong dạ dày tăng giúp tiêu hóa tốt hơn, do lượng acid béo tăng cũng giúp cho việc tiêu thụ chất mỡ nhanh hơn, ít bị đọng lại để hình thành chứng xơ vữa động mạch. Khuyết điểm của Sơn tra là có vị chua, đối với người dạ dày thừa chất acid nên cẩn thận.

- Hà thủ ô đỏ (Xích thủ ô): Có tác dụng hạ cholesterol huyết thanh, giảm xơ cứng độc mạch nhờ chứa thành phần Lecithin, làm chậm nhịp tim, làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành cải thiện tình trạng cơ tim thiếu máu, bổ huyết, hoạt huyết, nhuận trường nhẹ do dẫn chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột.

Nếu dùng liều đơn độc 30g có tác dụng nhuận trường, trị người già thường bị táo bón kinh niên.

­- Thảo quyết minh: Có tác dụng hạ cholesterol, triglyceride, giúp nhuận trường nhưng không gây đau bụng. Dùng liều đơn độc 30g có thể gây tiêu chảy, đầy bụng hoặc hơi buồn nôn. Khi rang chín, các tác dụng này giảm đáng kể.

­- Tử đan sâm (Đan sâm): Có tác dụng giãn động mạch vành khiến lưu lượng máu cung cấp cho động mạch vành đầy đủ hơn, cải thiện chức năng tim, giảm thiểu hiện tượng nhồi máu cơ tim, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu, hạ huyết áp, chứng nhũn não, làm giảm lipid-huyết nên có tác dụng hạ cholesterol, tính bổ huyết, hoạt huyết, hòa huyết.

- Trạch tả: Có tác dụng lợi tiểu, giảm phù nền nhờ thải natri, kali, clor và urê ra ngoài nhiều hơn. Còn có tác dụng hạ lipid-huyết rõ rệt, cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan, chống gan bị nhiễm mỡ, làm giãn mạch nên cũng có tính hạ huyết áp nhẹ, chống đông máu. Tóm lại, Trạch tả trị lipid-huyết cao có hiệu quả là điều không còn ai nghi ngờ.

­- Hoàng tinh: Là vị thuốc bổ trong phương tẩy rửa cơ thể, vừa củng cố chính khí vừa có tính hạ huyết áp êm dịu, mạnh gân cốt, ích tỳ vị, nhờ đó mà không ngại thuốc có tác dụng công trục mãnh liệt.

- Câu kỷ tử: Có tác dụng bồi bổ tinh tủy, nâng coa thể lực. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Câu kỷ tử có tác dụng hạ cholesterol toàn phần nhờ thành phần betain giúp giảm thoái hóa mỡ tại gan và tăng cường tính miễn dịch cơ thể nhờ chứa thành phần Polysaccaride. Người ta thử nghiệm dùng Câu kỷ tử để trị chứng gan nhiễm mỡ, viêm gan mãn tính, xơ gan, ghi nhận có nhiều triển vọng nhưng chưa phải là cuộc khảo sát cuối cùng.

- Hổ trượng căn (cây đuôi hổ): Có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc, giảm đau. Nghiên cứu về dược lý, ghi nhận Hổ trượng căn có tác dụng hạ lipid – huyết, làm giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride, tăng cường chức năng gan, cải thiện sự hoạt hóa nhu mô gan nên thường được dùng để trị bệnh chai gan, xơ gan cổ trướng.

Kiêng cử:

Trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày có 5 nhân tố xấu nên tránh hoặc hạn chế tối đa:

1. Tất cả thức ăn có nguồn gốc động vật

2. Mỡ bảo hòa (gồm phần lớn mỡ động vật)

3. Đường và các sản phẩm có đường

4. Rượu các loại đáng kể vả bia và rượu nho

5. Căng thẳng tinh thần (stress)

Sau đây là một vài hướng dẫn cụ thể:

a. Nên:

­- Chọn những thực phẩm có nồng độ cholesterol thấp gồm: Các loại cá nước ngọt, táo, chuối, cà rốt, các loại đậu, tỏi, bưởi và dầu olive ép lạnh (virgin olive oil).

- Nhớ ăn đủ lượng chất sợi (fiber) sẵn chứa trong rau quả và gạo lúa, lúa mạch, đậu, cám gạo, trái cây chín, yến mạch (oats). Qua tiến trình tiêu hóa nhờ đặc tính hòa tan được trong nước, các chất này làm giảm cholesterol trong huyết tương.

- Thường xuyên uống nước rau quả tươi(fresh juices), đặc biệt cà rốt, rau cần tây, củ dền. Hợp chất này giúp chùi rửa chất mỡ lắng động trong gan, mật, đồng thời thải chúng ra ngoài theo nước tiểu và phân.

- Chỉ chọn dầu ăn ép lạnh hoặc chưa tinh lọc. Bởi vì qua tiến tình đun nấu để tinh lọc dầu ở nhiệt độ 110 độ F trở lên, các thành phần enzymes hữu ích chứa trong dầu ăn đều bị phá hủy, biến thành chất độc có hại cho sức khỏe.

- Chỉ dùng các loại dầu ăn được hóa lỏng ở nhiệt độ thấp như: Dầu cải, dầu olive, dầu đậu nành, dầu lanh (flaxseed oil), dầu anh thảo(primrose oil) và dầu hạt nho đen của Hy Lạp (black currant seed oil). Hiện nay, dầu olive ép lạnh (pure virgin olive oil) được ưa chuộng nhất nhờ tác dụng làm hạ mức cholesterol trong huyết tương. Sở dĩ dân Ý, Hy Lạp có chỉ số cholesterol tấp hơn các dân tộc Pháp, Đức, Hoa Kỳ là nhờ thói quen dùng dầu olive sơ chế hằng ngày.

- Thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao hợp với thể lực và tình trạng sức khỏe cho phép. Đi bộ 45-60 phút/ngày, 5 lần một tuần, là một trong những phương pháp làm giảm cholesterol an toàn và phổ biến nhất vì dễ thực hành, không tốn kém, ít mất sức.

b. Không nên hoặc hạn chế tối đa:

- Không ăn bất kỳ loại nào ngoại trừ hạt hồ đào (walnuts) còn gọi là quả óc chó. Nếu ăn hạt hồ đào, cũng chỉ dùng tươi sống, không dùng loại đã được nướng hay rang chín. Thậm chí, Bác sĩ Phyllis A. Balch, một chuyên viên ngành hóa thực phẩm Hoa Kỳ, còn khuyên chúng ta từ chối luôn cả những hạt hồ đào đã lột vỏ sẵn đang bày bán trong các siêu thị.

- Giảm tiêu thụ tối đa nguồn mỡ bảo hòa (saturated fat) và cholesterol. Mỡ bảo hòa hiện diện trong tất cả các loại mỡ độc vật, cơm dừa, dầu dừa (coconut oil), dầu cọ (palm kernel oil). Hãy tránh xa mỡ heo, mỡ bò, mỡ gà, da gà, đồ lòng, bơ thực vật (margarine) vì sẵn chứa chất mỡ xấu (LDL) và triglycerides khá cao

- Tránh uống rượu mạnh, rượu bia, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có chứa carbonate, cà phê, nước xốt (gravies), trà, thuốc lá và cả bánh mì trắng

Nhận thức vàng ngọc:

- Muốn sức khỏe tốt, lành mạnh, phải giữ nồng độ cholesterol toàn phần dưới 20mg/dl, trong đó mức mỡ tốt (HDl) không dưới 45 -50mg/dlnam giới 70-80 mg/dl ở nữ giới, càng cao hơn càng có lợi cho tim mạch

- Thịt động vật và thực phẩm bơ sữa (dairy products) là đầu mối, tác nhân gây ra vấn đề cholesterol trong máu tăng cao, trong khi rau xanh và trái cây chín thì không có cholesterol.

- Có thể dùng bơ thực vật (margarine, vegetable shortening) để thay thế bơ động vật (butter)vì không có cholesterol. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại chứa một số acid béo dễ biến tính. Gặp nhiệt, đun nóng, các acid béo này sẽ bị oxy hóa và có thể lấp kín các động mạch sau khi chúng ta ăn vào.

Ngoài ra, loại “cis and trán-fatty acids” này còn có liên hệ đến việc hình thành gốc tự do (free radicals), nhân tố tạo ra ung thư (cancer).

- Uống nhiều cà phê có thể làm mức cholesterol trong máu tăng lên dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng gấp 2 lần hơn người không uống hoặc uống ít. Theo thống kê của tạp chí y khoa “The New England Journal of Medicine” tiết lộ: 15,000 người nghiện cà phê, sau khi làm xét nghiệm, đều có chỉ số cholesterol trong máu tăng cao đáng kể

- Chất béo (fats)  cung cấp năng lượng(energy), tồn động trong ống tiêu hóa lâu hơn chất đạm và chất bột đường, cho cảm giác no đủ. Chúng tác động như một chất bôi trơn(lubricant) trong đường ruột, sinh ra nhiệt lượng và dung nạp các loại sinh tố hòa tan trong mỡ như: Vitamin A, D, E và K, đồng thời bảo vệ màng myelin trong chức năng bảo hộ sợi thần kinh. Tuy vậy, cơ thể không cần nhiều chất béo. Muốn dùng phải chọn đúng loại chất béo không bảo hòa (unsaturated fats). Nếu không, ngoài nguy cơ làm tăng cholesterol trong máu, chúng còn liên hệ đến bệnh béo phì, bệnh về tim mạch và chắc chắn gây ra nhiều loại bệnh ung thư.

- Nhiều loại chất béo được các nhà hàng sử dụng để làm hamburgers, chiên cá, chiên gà và khoai tây theo kiểu Pháp thường là mỡ bò. Nó không chỉ bất lợi về mặt làm tăng cholesterol trong máu mà còn tạo ra chất độc khi đun ở nhiệt độ cao dẫn tới việc hình thành gốc tự do là chất gây ung thư.

- Tập thư giãn, tránh rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh (stress) và cao huyết áp thường trực. Một người vừa cao cholesterol vừa cao huyết áp thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần so với người chỉ mắc 1 bệnh.

7. BỆNH THỐNG PHONG (Gout)

Thống phong (gout) là một bệnh có hình thái giống như bệnh viêm khớp hay phong thấp (arthritis), nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa làm tăng lượng uric acid trong huyết thanh dẫn tới hậu quả bằng những cơn đau kịch liệt và dai dẳng.

Bệnh thống phong thường xảy ra trước hết ở khớp xương ngón chân, ngón tay, đặc biệt khớp ngón chân cái và khớp ngón tay cái. Tuy nhiên, nó có thể tác động lên các khớp khác gồm: Khớp gối, khớp mắt cá nhân, khớp cổ tay, khớp bàn chân và các khớp nhỏ ở bàn tay. Nếu so sánh cường độ đau đớn thì bệnh gout gây đau khổ cho nam giới nặng gấp 10 lần hơn nữ giới và 90% nạn nhân là đàn ông trên 30 tuổi. Ở nam giới, cơn đau có thể chụp xuống bất cứ lúc nào sau khi chấm dứt tuổi dậy thì (phuberty), còn ở nữ giới, nó thường xảy ra chỉ sau thời kỳ mãn kinh (menopause).

Bệnh thống phong xảy ra khi uric acid trong cơ thể có khuynh hướng xâm nhập vào mô (tissue) học quanh khớp xương. Do tích lũy quá nhiều, vượt quá mức giới hạn, uric acid tự biến thành những tinh thể nhọn và sắc như mũi kim, luồn vào nằm bên trong khớp xương. Hậu quả, mô bọc khớp xương bị viêm và các đầu mút thần kinh (never endings) trở nên nhạy cảm, bị kích thích dữ dội. Đây là dấu hiệu bởi những cơn đau khủng khiếp, triền miên.

Uric acid nguyên là một phó phẩm do chất đạm (proteins) chuyển hóa sinh ra và chất nầy được gọi là Purines. Một vài chất purines được cơ thể sản xuất trong khi các purines khác thì do thực phẩm ăn uống tạo ra. Cơ thể không hấp thu chất uric acid và phải được bài tiết theo nước tiểu ra ngoài. Nếu thận không lọc sạch chất purines theo chức năng, uric acid sẽ hòa tan với máu và khởi sự kết tinh ở nhiều vị trí trong cơ thể, đặc biệt tại các khớp xương.

Triệu chứng:

- Cơn đau cấp tính thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh thống phong. Tiếp theo, các khớp bị ảnh hưởng gây viêm, sưng đỏ, nóng rát như phỏng lửa, rất nhạy cảm, không dám sờ vào vì đau khủng khiếp.

- Sau cơn đau cấp tính, bệnh chuyển sang mãn tính ở nhiều cấp độ phát tác khác nhau. Tuy nhiên, có khi bệnh giảm dần không còn sưng đau khiến bệnh nhân lầm tưởng rằng bệnh đã chấm dứt. Vài tuần lễ sau, tháng sau hoặc năm sau, bệnh lại bất chợt bùng dậy như trước. Bệnh tống phong tái phát nhiều lần và có khuynh hướng ngày càng nặng thêm.

- Khớp xương, có dấu hiệu cứng, khó co duỗi, đồng thời xuất hiện thêm các u cục tophi, một chất lắng đọng dưới da, hơi cứng, do các tinh thể uric acid và muối của nó thành lập. Do viêm, khớp xương bị tàn phá và trở thành dị dạng, cong queo như cổ thiên nga. Lâu dầ, khớp xương mất hẳn tính co giãn, không cử động được, người bệnh trở thành phế nhân.

Nguyên nhân:

1. Theo y học hiện đại

- Do tăng uric acid trong huyết thanh

- Do thận không lọc hết chất uric acid

- Có thể do cả hai trường hợp nêu trên

- Do bệnh béo phì và chế độ ăn uống không thích hợp

- Được xem là căn bệnh của người giàu do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm béo bổ và uống rượu không chừng mực.

2. Theo Đông y học

- Đông y xếp bệnh “Thống phong” vào phạm vi chứng “Tý thống” Chứng “Tý” có hàm nghĩa đau lâu ngày không khỏi. Thống phong có triệu chứng đau nhức giống như bệnh phong thấp hay thấp khớp nhưng có nhiều điểm khác biệt về dấu hiệu và di chứng, cường độ nặng hơn, gây tật nguyền suốt đời.

- Do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, ứ trệ khí huyết lâu ngày gây tổn thưởng gân cốt, khớp xương biến dạng, đau nhức, co duỗi khó khăn.

- Hiện tượng dưới da quanh khớp xương hoặc vành tai nổi cộm một vài khối u hơi ứng, không đau, trong chứa một chất dịch màu trắng như phấn mà Y học hiện đại gọi là “Tophi”, Đông y cho rằng do khí huyết tân dịch rối loạn. Tân dịch ứ trệ lâu ngày thành đàm, khí huyết không thông thành ứ, đàm hiệp với ứ hóa thành u cục.

- Lâm sàng có 2 thể bệnh:

a. Cấp tính

- Xảy ra cơn đau đột ngột ở khớp bàn chân, thường là khớp ngón chân cái, đau dữ dội, thời gian phát bệnh thường xảy ra vào ban đêm hơn ban ngày. Bệnh cũng có thể phát tác ở khớp đầu gối, khớp cổ chân hoặc tại khớp ngón tay cái hay các khớp nhỏ ở bàn tay.

Khớp sưng đỏ, nóng, sờ rất đau, khó cử động

Bệnh kéo dài từ 2-7 ngày rồi khỏi, không để lại di chứng nào

Bệnh rất dễ tái phát, không có chu kỳ nhất định

b. Mãn tính

Từ cấp tính, bệnh chuyển sang mãn tính, đau dai dẳng không lành

Dấu hiệu viêm khớp xương, có tính đối xứng, tái phát nhiều lần

Khớp xương đỏ hoặc không sưng nhưng thường kèm theo sốt

Co duỗi khó khăn, cứng, khớp thoái hóa biến thành dị dạng

Xuất hiện các nốt u cục (hạt Tophi) quanh khớp hoặc vành tai, mềm không đau bên trong chứa một chất trắng như phấn

Bệnh lâu ngày gây tổn thương thận gồm: Tiểu ra máu, sạn đường tiểu, suy thận cấp hay mãn tính, viêm thận kẽ…

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh thống phong hay gout có những biểu thị đặc trưng sau đây:

- Lâm sàng:­

Xuất hiện hạt “Tophi” quanh khớp, vành tai

Khớp tổn thương gây biến dạng, lệch khớp

Bệnh sạn thận do hậu quả bệnh gout

Uric acid huyết tăng hơn 7mg%

Có tiền sử gia đình mang cùng bệnh

Viêm khớp không đối xứng, thường là khớp ngón chân cái

-Phân biệt: Chú ý phân biệt với bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthiritis)

Không có dấu hiệu uric acid tăng cao

Khớp viêm đau thường đối xứng

Nếu uric acid có tăng thì cũng ở dạng đơn thuần (khớp bình thường)

Điều trị

Đông y trị bệnh thống phong (gout) thường dựa vào chứng và mạch đồng thời kết hợp với việc ăn uống kiêng cử đúng mức. Dưới đây là 2 mô thức tiêu biểu:

1. Biện chứng luận trị

- Cần chú ý đến các giai đoạn phát triển của bệnh: Lần đầu hay tái phát 2-3 trở lên, sưng đỏ hay không sưng, khớp chưa hay có biến dạng.

- Nếu là thể cấp tính, chủ yếu dùng pháp trị “Thanh nhiệt, khu phong trừ thấp, thông lạc” (tham khảo thêm các bài thuốc kinh nghiệm thể cấp tính)

- Nếu là thể mãn tính, thường kèm theo “đàm thấp, hàn ngưng, huyết ứ”, nên dùng pháp “Trừ thấp, hóa đàm, ôn kinh tán hàn, hoạt huyết thông lạc” (tham khảo thêm các bài thuốc thể mãn tính)

- Bệnh lâu ngày thường làm khí huyết suy yếu, âm dương bất hòa, cần bồi bổ khí huyết Can Thận để nâng cao chính khí

2. Ăn uống kiêng cử

- Vào lúc bệnh tấn công, nên tạm ngưng ăn thịt, cá, các loại tinh bột (bánh mì, cơm, phở, hủ tiếu, bột sò, mì gói), chỉ nên ăn rau xanh và trái cây tươi trong vòng 2 tuần lễ. Nước ép rau quả tươi là thứ thực phẩm tốt nhất cho người bệnh.

- Uống nhiều nước tinh khiết, chủ yếu là nước chưng cất. Tránh uống nước máy công cộng. Nước rau cần tây (celery), dâu tây (strawberries) và quả anh đào (cherries) có tính trung hòa uric acid nên ăn nhiều rất có lợi cho việc tẩy độc.

- Kiêng ăn dầu mỡ, thịt, cá, gà, tôm, cua, mắm tôm, cà pháo, cà tím, đồ cay nóng, rượu các thứ thực phẩm có chứa Purines một hợp chất hữu cơ góp phần tạo ra uric acid, gồm: Cá trổng (anchovies), cá mòi (sardines), cá hồi(salmon), cá trích (herring), trai |(mussel), lá lách (sweetbreads), măng tây (asparagus), nước lèo (consommé), nước sốt, nước canh thịt, các loại nấm (mushrooms), bánh paté (pies), bánh ngọt (cakes).

- Dùng hạn chế caffeine, bông cải (cauliflower), đậu khô, đậu lăng (lentils), trứng gia cầm, bột yến mạch (oatmeal), đậu Hòa Lan (peas), rau mồng tơi Mỹ (spinach), và những thực phẩm có trộn men rượu (yeast).

- Năng tập thể dục và chọn môn tập nhẹ nhàng, vừa sức. Nếu có béo phì, hay cố gắng giảm cân. Hễ trọng lượng giảm thì mức uric acid trong huyết tương cũng giảm. Tuy nhiên, không nên thực hành các phương pháp giảm cân nhanh bằng cách nhịn đói, bởi vì cơ thể thiếu ăn hơn 3 ngày, uric acid sẽ riết ra nhiều hơn.

Phương dược:

Bài 1:

- Thể cấp tính:

- Triệu chứng: Khớp chân cái bỗng xưng đỏ, nóng, đau, sốt, đau đầu, sợ lạnh, miệng khô, khác nước, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch đi Sác.

- Nguyên nhân: Phong thấp nhiệt

- Pháp trị: Thanh nhiệt thông lạc, khu phong trừ thấp

- Công thức:

                    Sinh thạch cao       60g (sắc trước)

                    Tri mẫu                  12g

                    Quế chi                  06g

                    Bạch thược            12g

                    Xích thược             12g

                    Nhẫn đông đằng    30g

                    Phòng kỷ               10g

                    Mộc thông             10g

                    Hải đồng bì            10g

                    Cam thảo               05g.

Sắc uống ngày 1 thang.

- Gia giảm:

Thấp nhiệt năng gây sưng tấy đau nhiều, tăng lượng Nhẫn đông đằng lên 40 – 50g, gia Thổ phục linh 30g, Ý dĩ nhân 30g để khử thấp; thêm Toàn đương qui 12g, Tử đan sâm 20g, Trạch lan 12g, Đào nhân 10g, hồng hoa 10g, Bạch cương tằm 10g để hóa ứ chỉ thống

Nếu có kèm biểu chứng như vừa đau vừa cảm giác lạnh, đau lan rộng, gia thêm Quế chi 12g, Độc hoạt 10g, Tế tân 03g để giải biểu tán hàn chỉ thống.

Bài 2:

- Thể bệnh mãn tính

- Triệu chứng: Nhiều khớp cùng đau, cảm thấy đau ghê gớm, sưng to nhưng không đỏ nóng như thể cấp tính, co duỗi khó khăn, khớp biến dạng cong queo u sù như mắt tre, màu da tím đen, tê dại, chườm nóng dễ chịu, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch đi Trầm Huyền Khẩn

- Nguyên nhân: Đây là triệu chứng của “Hàn thấp ứ trệ”

- Pháp trị: Khu hàn thông lạc, trừ thấp chỉ thống

- Công thức

                    Chế xuyên ô           05g (sắc trước)

                    Tế tân                    05g

                    Toàn đương qui     12g

                    Xích thược             12g

                    Uy linh tiên            10g

                    Thổ phục linh        15g

                    Tỳ giải                   12g

                    Ý dĩ nhân               20g

                    Mộc thông             10g

                    Quế chi                  06g

Sắc uống ngày 1 thang

-Gia giảm:

Sưng đau nhiều, cứng khớp, rêu lưỡi trắng bẩn và dày, mạch đi Hoãn Hoạt là do đàm trọc ứ trệ, gia thêm chích Bạch cương tằm 10g, Xuyên sơn giáp 10g, tạo giác thích 12g, hy thiêm thảo 30g, hải đồng bì 30g để hoạt lạc trừ đàm.

Đau dữ đội, đau như dùi đâm, lưỡi tím bầm, mạch đi Sáp là do ứ huyết, gia thêm Ngô công (con rết) 02 con, toàn yết (bò cạp) 05g, diên hồ sách (sao) để hoạt huyết chỉ thống.

Đau lưng mỏi gối, đàn ông liệt dương, đàn bà lãnh cảm, chân tay lạnh sợ lạnh, mạch đi Trầm Hoãn vô lực là do thận dương hư, gia thêm Phá cố chỉ 10g, Nhục thung dung 12g, Cốt toái bổ 15g để bổ thận tráng dương chỉ thống.

Nếu khí huyết lưỡng hư, gia thêm Hoàng kỳ 20-30g, Đương qui 12-15g, Nhân sâm 12-15g, Bạch truật 12-15g.

Bài 3:

- Xuất xứ: Bài thuốc “Địa hoàng du linh phương” của Y sĩ Hồng Dụng ở Hàng Châu thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Quốc

- Triệu chứng: Sưng đỏ, nóng, đau

­- Pháp trị:­ Thanh nhiệt trừ thấp

- Công thức:

                    Sinh địa                 15g

                    Hoàng kỳ               15g

                    Tử đan sâm            15g

                    Ích mẫu thảo          15g

                    Tang ký sinh          15g

                    Sơn thù nhục         10g

                    Phục linh               10g

                    Trạch tả                 10g

                    Tân giao                20g

Sắc uống ngày 1 thang

-Gia giảm

 Nếu thận dương hư với triệu chứng chân lạnh, lưng gối lạnh đau, gia thêm Dâm dương hoắc diệp 10g, Tiên mao 10g

Nếu Tỳ hư với triệu chứng bụng đầy, đi tiêu lỏng, gia thêm Đảng sâm 10g, Bạch truật 10g

Nếu có sốt với hiện tượng miệng khô, tiểu vàng, mạch đi Sác, gia thêm Hoàng cầm 10g, Hoàng bá hoặc Sơn chi tử 10g

Nếu can dương thịnh với biểu hiện đau đầu, váng đầu, gia thêm Câu đằng 10g, Cúc hoa10g, Thiên ma 10g

- Kết quả lâm sàng: Đã trị 6 ca thống phong, lành hẳn 2 ca, huyết áp hạ xuống mức bình thường, creatine hạ xuống 1.8mg% uric acid huyết dưới 6mg% hết triệu chứng lâm sàng, còn lại cả 4 ca đều tiến bộ rõ rệt, giảm triệu chứng, huyết áp hạ dưới 150/90mmHg, uric acid dưới 7mg%.

 

Bài 4:

- Xuất xứ: Bài thuốc “Thống phong phương” của Y sĩ Trương Huệ Thần Trung Quốc

-Triệu chứng: Sưng đau nhưng màu da không ứng đỏ

-Nguyên nhân: Thống phong cấp thể hàn thấp

-Pháp trị: Tán hàn trừ thấp, thông lạc chỉ thống

­- Công thức:­

                    Trương truật          10g

                    Hoàng bá               12g

                    Ngưu tất                12g

                    Hải đồng bì            12g

                    Khương hoàng       12g

                    Uy linh tiên            12g

                    Hy thiêm thảo        15g

                    Mao đông thanh    30g

                    Hắc lão hổ             30g

                    Nhập địa kim ngưu 30g

Sắc uống ngày 1 thang

- Ngoại dụng: Bên ngoài dùng Trắc bách diệp 30g, Đại hoàng 30g, Hoàng bá 15g, Bạc hà diệp 15g, Trạch lan 15g. Đem thuốc tán bột mịn, trộn với mật ong và nước làm hồ dẻo, nắn thành chiếc bánh đắp lên chỗ đau, ngày thay 2 lần.

Bài 5:

- Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt hạ chú

- Pháp trị: Thanh nhiệt táo thấp

-Bài thuốc: “Gia vị tam diệu thang”

- Công thức

                    Thương truật          15g

                    Hoàng bá               12g

                    Ý dĩ nhân               30g

                    Ngưu tất                12g

                    Mộc qua                12g

                    Thanh đại              06g

                    Hoạt thạch             15g

                    Tri mẫu                  10g

                    Kê huyết đằng        30g

                    Đương qui             15g (sau tăng lên 30g)

                    Xích thược             15g

                    Tỳ giải                   12g

                    Bạch cương tâm     30g

Sắc uống ngày 1 thang

­- Hiệu quả lâm sàng: Trịnh Tấn Thành 45 tuổi, có tiền sử mắc bệnh thống phong đã hơn 15 năm. Lúc đầu, khớp ngón chân cái bên phải sưng đỏ, nóng đau như bỏng lửa. Về sau lan dần tới khớp cổ chân phải rồi truyền qua khớp gối trái. Đau khủng khiếp, tái phát nhiều, cả khu vực phù đỏ như tôm luộc, mồ hôi toát ra đằm đìa, ban đêm đau nhiều hơn ban ngày, thậm chí sợ cả tiếng động.

Giải pháp trị liệu đầu tiên, một bệnh viện cho tiêm morphine để khống chế cơn đau nhưng không mấy hiệu lực. Bệnh nhân được chuyển qua một bệnh viện khác, làm xét nghiệm máu, thấy ure huyết 6.21 mg%, chẩn đoán bệnh thống phong nhưng xương chưa có dấu hiệu biến đổi. Cho dùng thuốc Colchicin và Cortison thấy giảm đau nhưng lại gây nhiều phản ứng phụ váng đầu, buồn nôn. Đổi qua dùng thuốc Sulfamid thì không có tác dụng. Về sau các triệu chứng càng nặng dần, thời gian phát tác dài hơn. Xét nghiệm máu lần nữa, thấy uric tăng 7.35mg%, huyết trầm 40mm/giờ. Chụp X-ray thấy đoạn đầu xương số 1 bàn chân phải bị ăn mòn khuyết, khoang giữa các khớp có dấu hiệu tăng sinh (mọc gai), đốt ngón chân hôi ngắn lại. bệnh nhân tự xin điều trị bằng Đông y.

Khi đến trị, bệnh nhân đang trong tình trạng đau đớn cực độ, đi phải chống gậy và phải có người đỡ, xương ngón chân cái, mắt cá chân phải và đầu gối trái xưng đỏ như tôm luộc, nóng, nước tiểu vàng đỏ, rêu lưỡi vàng đen dày mà ướt nhuận, mạch đi Tế Sác. Chẩn đoán bệnh thuộc thể “Thấp nhiệt hạ chú”

Sau khi cho bệnh nhân uống 6 thang thuốc “Gia vị tam diệu thang” thấy các ngón chân bớt sưng đau, rêu lưỡi bớt vàng đen, đi lại không cần chống gậy. Vẫn giữ nguyên phương thang, tăng lượng Đương qui lên tới 30g, gia thêm Bạch cương tằm 30g, cho uống tiếp 6 thang nữa thì thấy các triệu chứng sưng đỏ nóng đau biến mất, bệnh nhân đi lại dễ dàng, không cần chống gậy, rêu lưỡi sạch trơn. Vẫn giữ nguyên phương thang, gia thêm Mộc thông 10g, Ty qua lạc 10g, uống tiếp 6 thang, tổng cộng trước sau 18 thang, sức khỏe hồi phục gần như hoàn toàn. Bệnh nhân xin xuất viện nhưng vẫn khuyên mang thuốc về nhà tiếp tục uống thêm một thời gian nữa để ngừa tái phát. Sau 1 tháng, cho xét nghiệm lại, thấy uric huyết ở mức 4.55mg%, huyết trầm giảm ở mức 4mm/giờ. Vậy là sức khỏe đã ổn định. Tuy nhiên, vẫn khuyên bệnh nhân dùng thêm thuốc ở dạng hoàn để củng cố kết quả. Sau 6 tháng, chụp X-ray, thấy chỗ khớp mòn khuyết và mọc gai đã cải thiện nhiều, chất lượng xương gần như bình thường. Đánh giá, bệnh khỏi 99%.

­- Bình luận: Ca bệnh thống phong này thuộc phạm vi chứng “Thấp nhiệt tý” trong Đông y trong khi Y học hiện đại xem thống phong là một bệnh dị thường do chuyển hóa uric acid trong cơ thể. Theo kinh nghiệm Đông y, tuy các thầy thuốc y học cổ truyền biết bệnh thống phong khá sớm từ 3-4 nghìn năm trước Công Nguyên, nhưng nói chung chỉ qui nạp vào bệnh “phong thấp, viêm khớp” hoặc “Viêm khớp có mủ”. Đông y dựa vào biện chứng để luận trị. Triệu chứng nóng đỏ, sưng tấy, đau sức thuộc phạm trù “Dương chứng, nhiệt chứng” nhưng “ Dương” tính thì thường phát ở phần trên cơ thể, chỉ “Thấp nhiệt” mới có đặc điểm rót xuống dưới, kèm thêm rêu lưỡi vàng đen, thì rõ ràng nguyên nhân đã được xác định. Bài thuốc “Gia vị tam diệu thang” vốn là phương trị “Tháo thấp thanh nhiệt” kèm thêm tính “thư cân hoạt lạc, giảm đau” nên việc trị bệnh cả ngọn lẫn gốc đạt được thành công.

Bài 6:

- Biện chứng Đông y: Phong hàn thấp tà, bế nghẽn kinh lạc

-Pháp trị: ích khí thu phong, ôn kinh thứ thấp

- Bài thuốc: “Kỳ kỷ ô quế thang”

- Công thức

                    Hoàng kỳ               12g

                    Phòng kỷ               15g

                    Chế xuyên ô           10g

                    Chế thảo ô             10g

                    Quế chi                  15g

                    Phòng phong         12g

                    Đương qui             12g

                    Bạch truật              12g

                    Khương hoạt          10g

                    Độc hoạt                10g

                    Tân giao                12g

                    Địa phong bì          20g

                    Uy linh tiên            12g

                    Hoàng đằng           10g

Sắc uống ngày 1 thang

- Hiệu quả lâm sàng: Mai Lệ Xuân 47 tuổi, các khớp ngón tay, cổ tay, khớp cổ chân sưng đã hơn 1 năm, cử động rất đau, sợ lạnh. Đặc biệt, các khớp ngón tay trỏ, ngón giữa, ngón áp út sưng hình thoi, cứng không thể co lại hay duỗi thẳng vào buổi sáng, mạch đi Hoãn Nhược, chất lưỡi nhạt, rêu trắng dầy. Đông y cho là chứng “Phong hàn thấp tý”

Sau khi cho uống 4 thang “Kỳ kỷ ô quế thang” các khớp giảm đau rõ rệt. tiếp tục cho uống thêm 19 thang nữa có gia giảm tùy theo triệu chứng, bệnh lui hết, hoạt động dễ dàng. Theo dõi 1 năm chưa thấy tái phát.

 

Bài 7:

- Biện chứng Đông y: Phong hàn thấp uất tích lâu ngày hóa hỏa, khí trệ huyết ứ

- Pháp trị: Sơ phong thanh nhiệt, hoạt huyết hóa ứ

-Bài thuốc “Hy đồng ẩm, xạ hương tam thất hoàn”

- Công thức

* Hy đồng ẩm:

                    Hy thiêm thảo        30g

                    Hải đồng bì            30g

                    Nhẫn đông đằng    30g

                    Tang chi                30g

                    Sinh ý dĩ nhân       30g

                    Kê huyết đằng        15g

                    Tần giao                10g

                    Tri mẫu                  10g

                    Cát căn                   10g

                    Phòng kỷ               10g

Thêm nước vừa đủ, nấu sôi 20 phút, lọc lấy nước cô lại còn 300ml, chia uống ngày 2 lần

*Xạ hương tam thất hoàng:

                    Sinh toàn yết          60g

                    Tam thất                30g

                    Can địa long          90g

                    Sinh hắc đậu          05g

                    Xuyên ô                 15g

                    Xạ hương              03g

-Cách làm và dùng: Đem tất cả tán thành bột mịn, dùng hồ gạo làm hoàn to cở hạt đậu xanh, ngày uống 2 lần, mỗi lần 7 – 10 hoàn với nước ấm.

- Hiệu quả lâm sàng: Tô Thanh Lâm 27 tuổi, có tiền sử đau khớp xương đã 7 năm, thỉnh thoảng tái phát, mỗi lần phát bệnh thì sốt, các khớp lớn sưng đỏ, nóng, đau, không thể cử động mạnh được. Trước sau nhập viện 3 lần nhưng không đứt hẳn.

Lần tái phát gần đây có triệu chứng nặng hơn, các khớp đều sưng đỏ kể cả gót chân cũng sưng cứng, đau khủng khiếp, muốn đi phải có người dìu. Sau khi uống bài “Hy đồng ẩm” cả thảy 15 thang, các triệu chứng sưng đỏ, nóng sốt, cứng khớp đều giảm rõ. Liền cho dùng kèm bài “Xạ hương tam thất hoàn” uống xen kẽ với “Hy đồng ẩm” thêm 15 thang nữa, các khớp hết sưng, hoạt động như thường.

8. HỘI CHỨNG MÃN KINH (Menopausal Syndrome)

Đại cương

Đến giai đoạn chấm dứt kinh nguyệt, tức là giai đoạn không còn khả năng sinh sản nữa, cuộc sống của người phụ nữ lớn tuổi bắt đầu xuất hiện nhiều dấu hiệu bất an, lắm khi tệ hại. Một số ít phụ nữ đón nhận thời kỳ mãn kinh khá bình thản trong khi phần lớn bày tỏ sự kinh hãi tột cùng.

Hầu hết kinh nguyệt(menses) sẽ ngưng một cách tự nhiên khi người phụ nữ bước vào khung tuổi từ 45 – 60 tuổi với chu kỳ nội tiết tố nữ (estrogen) sản xuất hàng tháng có khuy hướng cạn dần. Tuy vậy, tiến trình mãn kinh có thể xảy ra sớm hơn nếu như người phụ nữ thường hay đau yếu, phẫu thuật cắt bỏ tử cung (uterus) cắt bỏ cả hai buồng trứng(ovaries), chứng biếng ăn(anorexia) hoặc phàm ăn(bulimia) và trình trạng suy nhược, căng thẳng thần kinh.

Tiến trình sinh lý:

Trong khoảng thời gian từ 5 năm hoặc dài hơn một chút trước thời kỳ mãn kinh, còn gọi là thời kỳ tiền mãn kinh (perimenopause) buồng trứng ngày càng trở nên mất tính nhạy cảm với các tín hiệu của hormone đóng vai trò kích hoạt sản xuất nội tiết tố sinh dục estrogen và progesterone. Tiến trình nầy thường bắt đầu vào lúc người phụ nữ ở lứa tuổi  từ 42-55 và gây ra một số bất trắc nhưng buồng trứng vẫn còn lưu giữ hằng nghìn trứng non (immature eggs). Tuy thế, số trứng này là “trứng lép” nghĩa là trứng không thể trưởng thành để tiếp tục thực hiện việc rụng trứng như thời còn con gái. Buồng trứng trở nên bất lực không sản xuất đủ số lượng estrogen cần dùng và chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. cuối cùng, chu kỳ kinh nguyệt ngừng lại vĩnh viễn. Đúng vào thời điểm này, nhiều biến cố về mãn kinh xuất hiện.

Về lãnh vực y khoa, các Bác sĩ thật sự quan tâm đến giai đoạn mãn kinh là khi nào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ lớn tuổi ngưng hoạt động liên tiếp từ 12 tháng trở lên và khi thử máu thấy mức nang kích hoạt hormone(follicle-stimilating hormone- FSH) tăng cao còn mức nội tiết tố nữ (estrogen) lại thấp. Bình thường, một người phụ nữ sống tại các quốc gia công nghiệp và văn minh phương Tây, có thể đã phải tiêu phí hết khoảng 1/3 cuộc đời mình vào vấn đề lo toan cho giai đoạn mãn kinh và hậu mãn kinh (postmenopause).

Theo thống kê, thời kỳ tiền mãn kinh lệ thuộc vào nhiều yếu tố: Sức khỏe, chủng tộc, đời sống vật chất, tinh thần, tâm lý. Thời gian có thể ngắn ngày từ 5-7 tháng nhưng cũng có thể kéo dài 1-2 năm hoặc lâu hợn tới 10-12 năm.

Triệu chứng:

Mãn kinh ở phụ nữ mà không gây rối loạn là một chỉ dấu nổi bật, vô cùng quý giá, nhưng rối loạn cũng là một phần tự nhiên trong cuộc đời. Dù thế nào, có những triệu chứng bất bình hay nhạy cảm với mọi sự vật chung quanh thì cũng nên thu xếp sao cho cơn tức giận phát điên giảm xuống dần ở cường độ phiền não êm dịu và tiếp đến là trạng thái hoàn toàn tỉnh táo, cởi mở, hòa bình. Có rất nhiều dấu hiệu biểu lộ tính chất “nổi loạn” ở phụ nữ mãn kinh không tự kiểm soát nỗi.

- 50-80% cảm nhận hiện tượng nóng phừng mặt (hot flashes)

- Huyết áp tăng, mặt đỏ như tô son, nóng bứ phải quạt liên hồi

- Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, mệt nhọc, uể oải, mất ngủ

- Hay ra mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, tay chân tê rần như có kiến bò

- Hồi hộp, hay quên, hay khóc, hay giận hờn, cáu gắt, la rầy vô cớ

- Âm đạo khô dần do các tuyến giảm xuất tiết chất nhờn

- Không còn thích thú giao hợp vì cơ âm đạo teo, gây đau đớn

- Dễ bị viêm âm đạo vì kháng sinh tự nhiên tại chỗ không còn

- Da bắt đầu khô, nhăn nheo vì nội tiết tố estrogen không còn

- Dễ bị gãy xương nhất là xương hông, đùi, do hậu quả loãng xương

- Ảnh hưởng không nhỏ đến mạch máu, gây ra một số bệnh về tim

Luận lý Đông y:

Đông y học, đặc biệt Trung Y, đã sớm biết những biến động về tâm sinh lý của giới phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh. Trong “Hoàng Đế Nội Kinh”, bộ sách y khoa cổ đại của Trung Y ra đời cách nay hơn 4.600 năm, tại Chương III, phần, Sinh lý viết:

“ Nữ tử thất tuế, thận khí thịnh, sỉ canh phát trường. Nhị thất nhi thiên-quý chí, nhâm mạch thông. Thái Xung mạch thịnh, nguyệt sự dĩ thời hạ, cố hữu tử cam thất thận khí bình quân, cố chân nha sanh nhi trường cực. Tứ thất cân cốt kiên, phát trường cực, thân thể thịnh tráng. Ngũ thất dương minh mạch suy, diện thủy tiêu, phát thủy đọa. Lục thất tam dương mạch suy u thượng, diện giai tiêu, phát thủy bạch. Thất thất thiên quý kiệt, Nhâm mạch hư, Thái xung mạch suy, địa đạo bất thông, cố hình hoại nhi vô tử”

Tạm dịch:

“Con gái 7 tuổi khí tạng Thận thịnh, thay răng dài tóc, đến 14 tuổi thì Thiên quý đến (Thiên quí chỉ phần huyết của con gái và tinh khí của con trai ở đây chỉ đường kinh nguyệt), mạc Thái Xung thịnh, đường kinh nguyệt tới lúc hành cho nên có con. Đến 21 tuổi khí tạng Thận quân bình nên răng cấm mọc dài đúng mức. Vào tuổi 28, gân xương bền chắc mà tóc dài đúng mức, thân thể khỏe mạnh. Đến 35 tuổi, mạch kinh Dương Minh suy, da mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu rụng. Tới 42 tuổi, 3 mạch Dương kinh suy ở phần trên, các cơ quan trên mặt nhăn nheo, tóc bắt đầu bạc.49 tuổi đường kinh nguyệt hết, mạch Nhâm hư, mạch Thái xung suy, đường địa đạo (chỉ mạch đạo ở hạ bộ thuộc kinh Túc Thiếu âm Thận)không thông, cho nên hình thể hư hoại mà không có con”

Đoạn y văn vừa trích dẫn chứng minh giới y học Trung Hoa thời thượng cổ biết rõ phụ nữ đến 49 tuổi thì mãn kinh với những dấu hiệu như mạch Thái xung suy kiệt dần (chỉ công năng nội tiết tố của buồng trứng ngưng hoạt động) dẫn tới nhiều xáo trộn, đồng quan điểm với “hội chứng tiền mãn kinh” của Y học hiện đại

Đông y nhận định rằng phụ nữ mãn kinh là do chức năng tạng Thận giảm hoạt động, bị lão hóa và suy yếu, khiến cho Âm Dương mất quân bình gây rối loạn dây chuyền tới các tạng phủ khác. Do vậy, việc trị liệu phải mang tính toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm phục hồi và duy trì sự cân bằng Âm Dương. Đông y phân chia hội chứng tiền mãn kinh thành 3 thể bệnh “Thận âm hư”, “Thận dương hư” “Đàm trệ huyết ứ”.

1. Thể “Thận âm hư”

Thể này có 2 chứng trạng “Âm hư nội nhiệt”“Can hỏa vượng”. Về mặt chẩn đoán, nếu thiếu kinh nghiệm rất khó phân biệt:

a. Chứng “Âm hư nội nhiệt” gồm các hiện tượng:

- Kinh nguyệt tới sớm, lượng kinh ít, nếu tới trễ thì lượng kinh nhiều

- Hoặc tắc kinh đột ngột, vĩnh viễn

- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt

- Nóng phừng lên mặt, bứt rứt tiểu vàng

- Ra mồ hôi dầm dề, đổ mồ hôi trộm

- Miệng khô, táo bón, da nóng như lửa

- Lưng đau, gối mỏi, lười nói, dễ cáu gắt

- Lưỡi đỏ, rêu ít, mạch đi Tế Sách

b. Chứng “Can hỏa vượng” với các hiện tượng

- Kinh nguyệt rối loạn, tháng có tháng không

- Sắc kinh đen bầm, đậm đặc, lúc nhiều lúc ít

- Cảm thấy bức rứt, bồn chồn, nóng nảy, dễ cáu gắt

- Chóng mặt, đau đầu, mắt khô rít, ngực sườn đau xốc

- Tay chân run, tê rần như có kiến bò, mất ngủ, hay mơ

- Rìa lưỡi đỏ, mạch đi Huyền Sắc.

2. Thể “Thận dương hư”

Thể này có một số biểu hiện ngược lại so với thể “Thận âm hư”.

-Kinh nguyệt ra nhiều hoặc tới sớm hơn

-Tạng thể người thường béo mập, hay phù

-Tay chân mát lạnh, sợ lạnh

-Mệt mỏi, nước tiểu trong, tiểu nhiều

-Sắc lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch đi Trầm Nhược.

3. Thể “Đàm trệ huyết ứ”

Thể này thường diễn ra vào giai đoạn sắp hết kinh với một số biểu thị khá rõ nét, dễ nhận:

- Thân thể phần lớn thuộc dạng mập mạp

- Dễ tăng cân, kiêng ăn cũng lên cân

- Tay chân nặng nề, tê dại, nặng đầu, ngực đau

- Mệt mỏi, bứt rứt, hồi hộp, mất ngủ

- Lưỡi bệu, rêu dày, mạch đi Trầm Hoạt.

Điều trị

Dựa vào cơ sở “chứng” và “mạch”, Đông y có nhiều kinh nghiệm để trị hội chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ. Sau đây là một số bài thuốc tiêu biểu

Bài 1:

- Triệu chứng: Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh cảm thấy xoàng đầu, hoa mắt, bứt rứt, dễ nổi giận, tính tình bất ổn, lòng bàn tay bàn chân nóng, hồi hộp, ù tai, sốt về chiều, gò má đỏ, miệng khô, đổ mồ hôi trộm, mất ngủ, kinh ra nhiều hoặc rỉ rả không dứt, mạch đi Huyền Tế Sác

- Biện chứng Đông y: Do Âm hư nội nhiệt

- Pháp trị: Tư âm bổ Thận, tiềm dương, định tâm an thần

- Bài thuốc: “Lục vị địa hoàng thang gia giảm”

- Công thứ:

                    Sinh địa                 30g

                    Hoài sơn                15g

                    Sơn thù nhục         12g

                    Phục linh               12g   

                    Trạch tả                 12g

                    Mẫu đơn bì            12g

                    Địa cốt bì               12g

                    Thạch quyết minh  20g

                    Qui bản                  15g

                    Long cốt                15g

                    Mẫu lệ                   15g

                    Sa uyển tử              12g

                    Tật lê tử                 12g

                    Bạch thược (sao rượu)     12g

Sắc uống ngày 1 thang

- Bàn luận:Bài này dùng “Lục vị địa hoàng” làm chủ vị là nhầm bình bổ tam âm, lui hư hỏa, dùng Thạch quyết minh. Qui bản, Long Cốt, Mẫu lệ để vừa làm mạnh chân âm vừa tiềm dương, dùng Bạch thược để hòa vinh; Tật lê tử óc công năng tư Thận tráng Thủy chế ngự Dương cương. Nhờ đó mà quân bình được Âm Dương, tiêu trừ các chứng phát sinh.

Bài 2:

- Triệu chứng:Phụ nữ thời kỳ tiền mãng kinh mất ngủ, hồi hộp, đổ mồ hôi trộm, má đỏ, dễ giận, thỉnh thoảng có những cơn nóng phừng lên mặt, bứt rứt không yên.

- Biên chứng Đông y:Thận âm suy, hư hỏa thịnh

- Pháp trị:Tư Thận, định tâm an thần

- Bài thuốc: “Thiên vương bổ tâm đơn gia giảm”

- Công thức

                    Sinh địa                 20g

                    Huyền sâm             12g

                    Đảng sâm              12g

                    Đan sâm                12g   

                    Phục thần               12g

                    Kiết cánh               06g

                    Chích viễn chí        10g

                    Hắc táo nhân          15g

                    Bá tử nhân             10g

                    Thiên môn đông    10g

                    Mạch môn đông    15g

                    Đương qui (sao rượu)      10g

                    Ngũ vị tử (sao)      03g

Sắc uống ngày 1 thang. Có thể tán bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn nhỏ bằng hạt bắp, áo bên ngoài bằng bột Chu sa, sấy khô để dùng dần. Ngày uống 5 hoàn trước khi đi ngủ.

Bài 3:

- Triệu chứng:Thời kỳ tiền mãn kinh mà thấy kinh kỳ tới sớm, lượng kinh ít, sắc đỏ, đặc dính, tinh thần mỏi mệt, váng đầu, ù tai, mất ngủ, hay quên, tình chí bất ổn, dễ cáu gắt, hồi hộp, lòng bàn tay bàn chân nóng.

- Biện chứng Đông y: Do Thận âm bất túc, Dương can hỏa thịnh, Tâm can bất hòa

-Pháp trị: Bổ âm ích Thận, điều kinh an thần, hàm Mộc tiềm Dương

- Bài thuốc: “Gia giảm ích thận thang”của Lăng Thỏa Bách, một danh y của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

-Công thức:

                    Sa sâm                   20g

                    Hoài sơn                20g

                    Thục địa                20g

                    Câu kỷ tử               20g

                    Sung úy tử             20g

                    Tang thầm tử         15g

                    Hạn liên thảo         15g

                    Trân châu mẫu       15g

                    Nữ trinh tử             15g

                    Thạch quyết minmh         15g

                    Hạ khô thảo           15g

                    Bá tử nhân             12g

                    Dạ giao đằng         12g

                    Hắc táo nhân          12g

Sắc uống ngày 1 tháng

Bài 4:

- Triệu chứng: Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh rối loạn kinh nguyệt, hành kinh muộn từ 7 ngày đến 1 tháng hoặc lâu hơn, lượng kinh ít dần dà không còn thấy kinh nữa, váng đầu, ù tai, mỏi, mệt, lưng gối yếu mỏi, tay chân lạnh, sợ lạnh, sắc mặt u tối

- Biện chứng Đông y: Do khí huyết bất túc, Dương khí hư suy

- Pháp trị: Ôn dương, bổ khí hòa huyết, điều kinh, bình định thần trí

- Bài thuốc: “Thôi thị trợ dựng phương” của Thôi Ngọc Hành, Y sư thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

-Công thức:

                    Hương phụ (sao giấm)     20g

                    Thục địa                15g

                    Bạch thược            15g

                    Dâm dương hoắc   15g

                    Đương qui             15g

                    Xuyên khung         10g

                    Tiên mao               06g

                    Chích cam thảo      06g

                    Trầm hương           05g

- Triệu chứng: Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, lượng kinh ít dần rồi bế kinh, hình thể mập mạp, đẫy đà, có khi phù thủng, đới hạ ra nhiều, ngực bụng nặng nề khó chịu, buồn nôn, ăn không nogn miệng, rêu lưỡi nhớt

- Biện chứng Đông y: Do đàm thấp nghẽn tắc không thông

- Pháp trị: Kiện Tỳ, trừ thấp hóa đàm, hành khí hoạt huyết

- Bài thuốc: “hóa thấp điều Xung thang” của Hà Tử Hoài, Y sư thuộc Trung y viện thành phố Hàng Châu, Trung Quốc

-Công thức

                    Sơn tra phiến         30g

                    Chế bán hạ             12g

                    Trần bì                   10g

                    Trạch tả                 15g

                    Đại phúc bì            15g

                    Sinh ý dĩ nhân       30g

                    Phục linh               15g

                    Bình địa mộc         30g

                    Thương truật          10g

                    Sinh khương bì      10g

                    Thiên trúc hoàng   15g

                    Chế nam tinh         12g

                    Tang bạch bì          15g

                    Nhục quế               04g

                    Chế ma hoàng        03g

                    Kê quan hoa          15g

                    Xuyên tỳ giải         20g

Sắc uống ngày 1 thang. Trong bài này gia thêm Thiên trúc hoàng, Nam tinh, Tang bạch bì là để tiêu đàm, Nhục quế, Ma hoàng vừa để ôn dương, khứ hàn lại có hiện tượng cơ bắp căng trướng, Kê quan hoa, Tỳ giải để trị bạch đới.

BÀI ĐỌC THÊM

1. BÍ MẬT VỀ BÉO PHÌ

Bước sang thế kỷ 21, hàng tỷ người trên thế giới bắt đầu biết sợ nạn béo phì. Bằng mọi cách và mọi giá, người ta thi nhau làm ốm. Phương pháp được các ông, đặc biệt các bà, triệt để ứng dụng gồm có: Nhịn ăn, giảm tiêu thụ các chất béo và chất ngọt nhằm mục đích sụt cân cho lẹ để kiến tạo nhân dáng lý tưởng, mảnh mai xinh đẹp. Tuy nhiên, vấn đề giảm cân không đơn giản. Do vô tình hay do thói quen khó cải tạo, thay vì sụt cân, nhiều người lại tăng cân một cách kỳ lạ. Sau đây là những điều bí mật về bệnh béo phì mà phần đông chúng ta chưa hề biết tới:

Béo phì do nhiễm siêu vi trùng

- “Chỉ cần cái hắt hơi của người nào đó đứng gần, bệnh béo phì có thể lây truyền qua bạn ngay tức khắc”. Đây là báo cáo khgoa học mới nhất vừa được công bố tại Hoa Kỳ. Như một cơn địa chấn, tin này đã làm cho giới kinh doanh, giao tế, luật sư, bác sĩ lo lắng vì phải thường xuyên tiếp cận với thận chủ. Đương nhiên, không thể mang mặt nạ phòng hơi độc hay dùng kính chắn đạn khi đối diện với các khách hàng có thân hình mập bự, nặng ký.

- Theo cuộc khảo sát của Trường Đại Học wiscosin Hoa Kỳ cho biết, ước lượng khoảng 15% những người béo phì có mang chỉ dấu lây nhiễm virus từ một loài chim. Điều này cho phép tiên lượng bệnh lên cân quá lố có liên hệ đến 1 loại virus đặc biệt. Bác sĩ Richard Atkinson, Trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu: “Đã có một báo động rộng rãi trên toàn thế giới về mức độ gia tăng những người béo phì trong vòng 30 năm qua. Sự gia tăng đặc biệt này do một chứng bệnh lây lan mới, trong đó virus là nhân tố chính yếu”.

Ngửi chocolate có thể làm tổn hại sức khỏe

- Nhiều cuộc khảo sát ghi nhận, sở dĩ các tài xế xe tải đường dài thường hay ăn nhiều chất béo là để trấn an dạ dày, làm trái độn nhầm chống chọi với thời gian và sự cô độc luôn có khuynh hướng gây náo loạn sức tập trung lái xe. Càng vỗ về thân xác bằng cái ăn trong khi ngồi yên một chỗ sau tay lái như phân bón đổ vào gốc cây, chẳng mấy chốc vóc dáng trở nên phát phì, béo mập.

- Một số nhà nghiên cứu còn ghi nhận, chẳng phải ăn nhiều chất béo như các bác tài mới mập, mà chỉ cần hít ngửi thức ăn có mùi vị béo bổ cũng đủ tăng cân rồi. Theo các nhà khoa học, mùi của thức ăn có chất báo làm gia tăng lượng cholesterol trong máu. Khi mũi bắt được hương vị thơm tho từ đồ ăn béo, lập tức theo phản xạ tự nhiên, lượng chất béo dự trữ trong cơ thể gửi ngya một lượng mỡ vào huyết mạch. Nếu trong máu bạn sẵn có lượng chất béo cao, chúng sẽ chuyển ngay ra loại cholesterol xấu (LDL), đe dọa sức khỏe.

Tại sao mỡ ngon hơn dầu?

- Kinh nghiệm cho thấy đồ ăn béo có nguồn gốc động vật không làm thực khách cảm thấy mau no, mau ngán bằng các thực phẩm có pha trộn dầu thực vật. Điều này giải thích được. Bởi vì mỡ động vật không kích thích tới hệ thần kinh trung khu để báo tin cho bạn biết: “Ngưng đi! No rồi”. Đây là lý do tại sao bạn ngốn hàng mấy kilogram thị mỡ mà vẫn không hề hay biết.

- Bác sĩ Dibsdall thuộc Trường đại học Birmingham Hoa Kỳ nói rằng: “Dầu thảo mộc luôn nổi trên bề mặt dung dịch thức ăn sau khi vào dạ dày. Nó cần thời gian lâu hơn mỡ động vật để hấp thu nên bạn cảm thấy mau no hơn”. Do vậy, chất béo thực vật không làm bạn ngon miệng, muốn ăn thêm, vì gây cảm giác no sớm. Trái, mỡ động vật thẩm thấu qua màng ruột rất nhanh khiến bạn chậm phát giác no bụng nên ăn thấy ngon miệng hơn.

Khuôn mẫu con người

- “Hãy quan sát lại những bức ảnh con tuổi baby của bạn đi. Tương lai của bạn đấy!”. Đây là lời tuyên bố của Bác sĩ John Diamond Hoa Kỳ. Ông đã bỏ ra thời gian 23 năm để nghiên cứu trên  6,500,000 tấm hình của những người gầy nhong và béo phì rồi đưa ra kết luận: “Các đứa bé trai gầy ốm, 75% sẻ trở thành người đàn ông có thân hình mạnh khảnh khi trưởng thành. Những đứa bé gái sổ sữa, hơn 87% sẽ là những phụ nữ đầy đà, béo phì”.

- Thời gian tăng trọng lượng, theo các nhà khảo sát ghi nhận, thường bắt đầu vào giai đoạn ngưng chạy nhảy loanh quanh ngoài đồng, tức là vào tuổi biết làm đẹp do đầu tư thời gian vào các cuộc hội hè, hạn chế tối đa việc hoạt động thân thể.

Phản ánh nguồn gốc thực phẩm

- Những thức ăn mà bà mẹ tiêu thụ trong thời kỳ mang thai sẻ có ảnh hưởng nhiều đến vóc dáng của bạn sau này. Theo giáo sư David Baker thuộc Viện nghiên cứu thực phẩm dinh dưỡng Southampton Hoa kỳ cho biết, thói quen về ăn uống của bà mẹ mang thai có tính quyết định tạng thể của đứa con, béo hoặc gầy.

- Nhiều báo cáo y khoa ghi nhận: “Nếu bạn sinh ra trong tình trạng nhẹ cân hoặc nhỏ con, sau này bạn sẽ nhận được lớp mỡ dày đóng quanh vùng bụng như một chiếc thắt lưng khổng lồ. Nếu bạn sinh ra với số cân đáng kể, hay yên chí đi, sau này đôi tay, mông, đùi và chung quanh bụng của bạn sẽ đính toàn mỡ”.

2. BÍ QUYẾT CHIẾN THẮNG BỆNH BÉO PHÌ.

Khi bước vào hiệu bán sách bạn sẽ thấy vô số sách hướng dẫn về cách làm giảm mập, giảm cân, nhiều hơn bất kỳ loại sách nào khác. Tại sao? Bởi vì “ cung’ đi đôi với “cầu”, hễ có người mua thì kẻ bán nhất định tung ra nhiều sản phẩm để đáp ứng thị hiếu khách hàng. Ngày nay làm đẹp, sụt cân là một nhu cầu thiết yếu như cơm, gạo, muối, nước uống. Phải học ăn, đọc sách, rèn luyện thể lực tới nơi tới chốn. Rất tiếc, khá nhiều sách dạy “diet” lại chứa một thứ sản phẩm hỗn tạp, pha trộn giữa thực tế và giả tưởng rất khó xác định đâu là thật và đâu là chuyện trên trời. Nói gì thì nói, “diet” kiểu nào thì kiểu, công thức căn bản trị bệnh béo phì vẫn là:

- Nhiệt lượng (calories) các loại thực phẩm tiêu thụ: Thấp.

- Nhiệt lượng thực phẩm thấp sẽ cho kết quả: Giamr cân.

Có 2 chướng ngại luôn chắn ngang tiến bước của bạn:

1. Nếu bạn cảm thấy ai đó tước đoạt quyền tự do hưởng thụ và cảm thấy đói bụng suốt ngày, ý nghĩ này có năng lực kéo bạn quay trở về khởi điểm, khó lòng theo đuổi một chương trình cải tiến lối sống mới đầy triển vọng.

2. Nếu bạn khao khát giảm cân thật nhanh nhờ sử dụng một loại thần dược nào đó hơn là chọn phương pháp ăn uống kiêng khem dài hạn, điều ấy chẳng bao giờ xảy ra. Không hề có thần dược  làm giảm cân nhanh và an toàn.

Phải dinh dưỡng đúng cách! Phải sáng suốt và kiên nhẫn! Đó là mệnh lệnh của lý trí! Sau đây là một vài đấu pháp có tính chiến lược nhầm đối phó trước những loại thực phẩm đầy gợi cảm:

Nếu bạn thèm ngọt

Thèm đồ ngọt thường là phản ánh tình trạng đường trong máu (blood- sugar) mất cân bằng và sự thèm khát kích thích sóng phản lực rất nhanh.

- Hãy dùng Hoàng kỳ (astragalus), ngày 3 lần, mỗi lần 100mg vào lúc 09 giờ sáng, 11 giờ trưa và 01 giờ chiều. Hoàng kỳ có tác dụng nâng cao năng lực, chống thèm ngọt, làm mất sự kích thích.

- Hãy uống Chromium, ngày 2 lần, mỗi lần 100-200mcg (microgam).

Chromium có tác dụng kiểm soát sự trao đổi đường huyết và giúp làm giảm mỡ trong cơ thể.

- Dùng dược thảo Garcinia cambogia, ngày 2 lần, mỗi lần 500mg.

Garcinia cambogia có tác dụng làm giảm bớt tính thèm ngọt.

Nếu bạn thèm mỡ

Chocolate là loại thức ăn kích thích êm dịu, hương vị ngon, nhưng thèm chocolate có liên hệ tới vấn đề thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể.

- Thèm chocolate do thiếu chất Chromium và magnesium. Khi các chất khoáng này được cung ứng đầy đủ thì tình trạng thèm khát chocolate sẽ giảm, dễ kiềm chế hơn.

- Mỗi ngày uống bổ sung 200mg chất chromium và 500mg magnesium, sau thời gian vài tháng, vấn đề thèm chocolate sẽ giảm dần.

- Đông y có một loại dược thảo được sử udngj làm thuốc lâu đời tên là Hồng linh chi thảo (Rheisi) có khả năng cải thiện tình trạng thèm chocolate một cách hiệu quả. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 3 viên nhỏ vào buổi sáng và chiều

Nếu bạn thèm muối

Sodium là thành phần dinh dưỡng chính trong muối ăn. Một muỗng cà phê muối ăn chứa khoảng 2.360mg chất sodium. Theo nhu cầu, cơ thể chỉ cần 250-350mg muối mỗi ngày là đủ để hoàn thành các chức năng được giao phó. Nên nhớ rằng chất sodium luôn hiện diện trong các loại thực phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày, ngoại trừ trái cây.

- Thèm muối thường không phải là dấu hiệu thiếu sodium trong cơ thể mà do các nụ vị (taste buds) trên mặt lưỡi biến tính, trở nên “nghiện” muối.

- Nếu thèm muối hoặc Bác sĩ khuyên nên giảm ăn muối thì điều gợi ý trước hết là bạn hãy dùng bột rong biển (kelps, seaweeds) thay muối, bởi vì trong biển có vị mặn tự nhiên mà chất sodium lại thấp.

- Hãy dùng thêm thuốc trợ lực chức năng thượng thận, ngày 2 lần, mỗi lần 200mg thành phẩm trị tuyến thượng thận chiết xuất, liên tục khoảng 2 tháng. Hoặc có thể thay bằng loại sâm vùng Siberian (Siberian ginseng) mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 200mg Siberian ginseng chiết xuất theo tiêu chuẩn đạt 0.5% chất eleutheroside E, uống liên tục 1 tháng

- Điều quan trọng là bạn phải kiên quyết từ bỏ thói quen ăn mặn. Phải giảm dần việc ăn muối để tái huấn luyện các nụ vị giác biến tính trở lại bình thường. Quyết định và kiên trì là chìa khóa vạn năng giúp ta phục hồi cánh cửa hạnh phúc.

Nếu bạn luôn luôn đói

Cảm thấy đói liên tục không phải là đói thật, mà thường là dấu hiệu từ nguồn thực phẩm bạn ăn uống vào không hợp với ý thích, không hợp khẩu vị. Nó không làm thỏa mãn cái miệng, không vỗ về được cơ thể nên khó cắt đứt chuyện thèm ăn. Đơn giản là vậy. Muốn “trị” chúng, bạn nên

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sợi hay chất xơ (fiber). Mỗi ngày ăn khoảng 30-50g chất sợi là có thể cắt đứt sự thèm ăn và đây là đầu mối làm cho nhiều người không kiềm chế nổi việc ăn nhiều. Nguồn chất sợi phong phú nằm sẵn trong các loại rau xanh và trái cây tươi, chín.

- Hãy tập ăn từng miếng nhỏ, nhai từ tốn cho đến khi nào thức ăn nát nhừ thành chất sữa rồi mới nuốt. Đây là phương pháp kiềm chế sự thèm ăn rất hiệu nghiệm. Tuyệt đối tránh thói quen ăn ngấu nghiến, nghai ngồm ngoàm nuốt trọng, uống ừng ực như người đói ăn hay khát nước lâu ngày.

- Muốn tránh trường hợp đường trong máu bị dao động dễ dẫn tới hiện tượng hối thúc cảm giác thèm ăn, có thể dùng Chromium để giúp cân bằng đường huyết, liều dùng mỗi ngày khoảng 100-200mcg là đủ

- Dùng thêm dược thảo Garcinia cambogia để giúp kiểm soát việc thèm ăn, liều dùng 250mg, ngày 2 lần sáng và chiều.

CHƯƠNG 8

HỆ THỐNG TIÊU HÓA

(Digestive System)

 

TỔNG QUÁT

Các cơ quan thuộc hệ thống tiêu hóa có thể được chia thành hai nhóm chính:

-Nhóm thuộc ống tiêu hóa (alimentary canal), đảm nhiệm phần tiêu hóa thực phẩm, nghiền thức ăn thành những miếng nhỏ và hấp thu vào máu.

-Nhóm thuộc các cơ quan tiêu hóa phụ thuộc (accessory digestive organs) bao gồm: Răng, lưỡi và một vài tuyến tiêu hóa cùng tham gia vào tiến trình chuyển hóa thực phẩm theo nhiều dạng khác nhau.

CƠ QUAN ỐNG TIÊU HÓA

Các cơ quan thuộc ống tiêu hóa, còn gọi là ống dạ dày-ruột (gastrointestinal tract), là một ống cơ rỗng, hình xoắn, khởi đi từ miệng xuống tới thân ổ bụng. Các cơ quan liên hệ gốm có: Miệng (mouth), họng (pharynx), thực quản (esophagus), dạ dày (stomach), ruột non (small intestine), và ruột già (large intestine, colon). Ở người chết, ống tiêu hóa dài khoảng 9 mét (tương đương 30 feet) nhưng ở người còn sống thì ngắn hơn vì tác động bởi trương lực cơ.

Miệng (Mouth):

-Thực phẩm vào ống tiêu hóa phải qua miệng (mouth), đúng hơn là khoang miệng (oral cavity), được bọc lót bằng một lớp màng nhầy. Phía trước có đôi môi (lips) đóng mở chủ động và hai bên là má (cheecks) tạo thành bức tường bảo vệ.

Ở trên, phía ngoài xương khẩu cái (palate) là vòm miệng cứng (hard palate), phía trong là vòm miệng phềm (soft palate) hình thành như một mái nhà. Sát sau vòm miệng mền có một miếng thịt nhỏ như ngón tay thòng xuống gọi là lưỡi gà (uvula). Khoảng trống giữa môi và má phía ngoài với răng và lợ bên trong gọi là tiền đình (vestibule).

-Khi há miệng ra thấy một miếng thịt hình chiếc la hơi dày nằm ở giữa, chiếm cứ hết cả phần đáy miệng, đó là lưỡi (tongue). Đầu gốc lưỡi được dính vào vài mảnh xương; hai trong sô mảnh xương đó gồm xương móng (hyoid bone) và mỏm trâm (styoid processes) của xương sọ. Ngoài ra còn một cuộn màng nhày nằm ở mặt dưới lưỡi, thuật ngữ y khoa gọi là hãm (frenulum), giúp củng cố mọi cử động của lưỡi.

-Khi thực phẩm vào miệng, nó được nhào trộn với nước bọt (saliva) trong khi môi đóng kín nhằm giữ chặt đồ ăn giúp cho bộ răng nghiền nát thành vô số mảnh nhỏ. Suốt trong tiến tình nhai, lưỡi uốn lượn rất nhanh nhẹn cùng với nước bọt tiếp tục tiết ra để chế biến thức ăn thành một thứ dung dịch nhão trước khi nuốt. Tuy nhiên, cũng có nhiều người nuốt trong đồ ăn, tức là không qua giai đoạn nhai, thường do 3 nguyên nhân chính: Thói quen lười nhát, nuốt vội cho no hoặc do đau răng miệng.

Họng, Yết hầu (Pharynx):

-Từ miệng, thực phẩm trôi theo một đường ống nằm phía sau để vào khẩu-hầu hay mồm-họng (oropharynx) và hạ hầu (laryngopharynx); cả hai đều là hành lang vận tải thực phẩm, nước uống và không khí.

-Vách khẩu hầu gồm có 2 lớp xương: Những lớp tế bào bên trong chạy theo chiều dọc, còn lớp bên ngoài là loại cơ thắt (constrictor muscles) chạy theo chiều ngang, thực phẩm luôn bị đẩy về phía trước chứ không thể tháo lui, từ họng tới thực quản (esophagus) nằm ở phía dưới. Kỹ thuật đẩy tới nầy, thuật ngữ y khoa gọi là “nhu động” (peristalsis).

Thực quản (Esophagus, Gullet):

-Thực quản chạy từ họng (yết hầu) qua cơ hoành (diaphragm) đến dạ dày, dài chừng 25 cm (10 inches). Vai trò chủ yếu của thực quản là làm một hành lang và bằng thao tác “nhu động” đưa thực phẩm vào tới dạ dày.

-Vách của những cơ quan thuộc đường ống chuyên lo về dinh dưỡng, từ thực quản cho đến ruột non và ruột già, được cấu tạo bằng 4 lớp mô căn bản:

1.Niêm mạc, còn gọi màng nhày (mucosa), nằm ở vị trí trong cùng, nguyên là một lớp màng ẩm lót trong nhiều cấu trúc xoang hình ống gồm: Xoang mũi, đường hô hấp, đường ống dạ dày-ruột, hệ mật và hệ tuyến tụy. Màng nhày gồm một lớp biểu mô (epithelium) bề mặt, có chứa các tuyến tiết chất nhày cùng với các lớp mô liên kết (connective tissue) và một ít lớp cơ trơn (smooth muscle).

2.Hạ niêm, còn gọi lớp dưới niêm mạc (submucosa), nguyên  là lớp mô liên kết mỏng nằm ở phía dưới niêm mạc. Nơi đây có sự hiện diện của mạch máu, các đầu dây thần kinh, các hạch bạch tuyế (lymph nodules) và mạch bạch huyết (lymphatic vessels).

3.Áo cơ, còn gọi màng cơ ngoài (muscularis externa), nguyên là loại lớp co làm bằng hai lớp tế bào cơ trơn: Lớp tế bào tròn (circular layer) ở ngoài và lớp tế bào dọc (longitudinal layer) ở trong.

4.Thanh mạc, còn gọi màng thanh dịch (serosa, visceral peritoneum), chỉ lớp vách ngoài cùng, là một màng mềm và trong suốt. Thanh mạc có hai phần: Phần vách lót ở thánh xoang và phần tạng bao bọc cơ quan liên hệ nối tiếp nhau trở thành một túi kín với các co quan bên ngoài và một lớp dịch ẩm mỏng cấu tạo từ huyết thanh (blood serum) lót bên trong nhằm giúp các cơ quan hoạt động không bị cọ xát vào nhau.

Dạ dày (Stomach):

-Trông giống chữ C ngược, nằm bên trái ổ bụng, bị hai ông anh khổng lồ là gan và cơ hoành che lấp gần hết ngoại hình.

-Dạ dày có nhiều biệt danh, tùy thuộc vào những khu vực khác nhau mà đặt tên:

.Vùng gần trái tim thì gọi “vùng tim” (cardiac region), bao quanh cơ thất tâm vị (cardioesophageal sphincter), tức khu vực mà thực phẩm ăn vào trôi xuống tới “cổ” dạ dày.

.Vùng “đáy” (fundus) là phần mở rộng của dạ dày, nằm bên cạnh vùng tim.

.Vùng “thân” (body) nằm ở giữa.

.Vùng “môn vị” (pylorus), hình dáng giống như cái phễu, là phần cuối cùng của dạ dày. Môn vị nối liền với ruột non bằng một cái “gút” gọi là cơ thắt môn vị (pyloric sphincter hayvalve).

-Dạ dày dài khoản 25 cm (10 inches) nhưng chiều ngang thì không có con số chính xác vì tùy thuộc vào khối lượng thực phẩm và chất lỏng chứa đựng. Khi ăn uống no đủ, dạ dày có thể chứa tới 4 lít đồ ăn (1 gallon). Khi bụng đói, dạ dày tự động co rúm lại và niêm mạc được gấp thành những “nếp” (rugae) to.

-Phần cong lồi của dạ dày gọi là “bờ công lớn” (greater curvature), còn phần cong lõm nằm ở phía đối diện gọi là “bờ cong nhỏ” (lesser curvature).

-Dạ dày hoạt động như một thùng chứa hàng tạm thời để thực hiện tiến trình chuyển hóa đồ ăn. Nhờ lớp cơ dọc và cơ tròn hợp với nhiều thành phần tiếp trợ khác, thực phẩm được nghiền nát, khuấy trộn liên hồi. Vào lúc nầy có sự tham gia của nhiều hóa chất như enzymes, alkaline, acid gọi chung là “dich vị” (gastric juice) do cơ thể tiết ra để góp phần hòa tan và chuyển hóa thực phẩm thành kem sữa gọi là nhũ trấp (chyme). Tiếp sau đó, nhũ trấp vượt qua “cổng gác” cơ thắt môn vị để vào ruột non ở dưới.

Ruột non (Small Intestine):

-          Ruột non được xem là cơ quan chính yếu về tiêu hóa, vốn là một ống cơ trải dài từ cơ thắt môn vị đến “van hồi manh tràng” (ileocecal valve). Ruột non dài khoảng 21 feet (6.5 mét), đường kính 1.5 inches (35mm) đối với người còn sống, là đoạn dài nhất thuộc ống tiêu hóa cuộn xếp lên nhau và được treo lửng lơ ổ bụng bằng những màng ruột giống như những nan quạt xòe.

-          Ruột non có 3 khúc:

.Ruột tá (duodenum), là phần uốn cong chung quanh chung đầu của tụy tạng(pancreas), dài khoảng 25 cm (10 inches).

.Hỗng tràng, còn gọi ruột chay (jejunum), là khúc giữa ruột non, dài khoảng 2.5 mét (8 feet) từ ruột tá đến ruột hồi (ilenum).

.Ruột hồi (ileum), là phàn cuối cùng của ruột non, dài khoảng 3.6 mét (12 feet), nối liền với ruột già ở chỗ van hồi manh tràng (ileocecal valve).

-          Tiến trình hấp thu thực phẩm diễn ra tại ruột non. Tuy nhiên, nó chỉ có thể tiếp nhận mỗi lần một số lượng nhỏ thực phẩm từ dạ dày rót xuống với sự trợ lực của cơ thắt môn vị đóng vai trò lính biên phòng. Kiểm soát nghiêm ngặt “hàng hoa” qua cổng biên giới. Lúc này dạ dày và tế bào ruột tá được kích thích sản xuất ra hormones gồm: Gastrin, histamine, somatostain, secretin, cholecystokinin (CCK), gastric inhibitory pepite (GIP); cả tụy tạng và mật cũng liên kết xuất ra hóa chất đổ vào để giúp cho việc hấp thu thực phẩm hoàn hảo hơn.

 

Ruột già (Large Intestine, Colon):

-          Đường kính ruột già 2 inches (50 mm), rộng hơn ruột non nhưng chiều dài thì ngắn hơn, chỉ dài khoảng 6 feet (1.8 mét) tính từ van hồi manh tràng tới hậu môn (anus).

-          Chức năng chính của ruột già là làm khô thực phẩm khó tiêu còn dư thừa bằng cách hút kiệt nước và sau đó tống xuất phần cạn bã, còn gọi là phân (feces), ra ngoài.

-          Ruột già có 4 phân nhánh: Manh tràng (cecum), ruột kết (colon), trực tràng (rectum) và ống hậu môn (anal canal).

.Manh tràng giống như cái túi, là phần đầu tiên của ruột già, ở ngoài cùng có một miếng thịt nhỏ và ngắn như con sâu thò ra gọi là ruột thừa (appendix), thường hay bị viêm (appendicitis) gây tai họa cho nhiều người.

.Ruột kết được chia thành nhiều khúc: Kết tràng lên (ascending colon), là đoạn ruột thẳng đứng từ bên phải của ổ bụng rồi quặt ngược về bên trái và giăng ngang ổ bụng theo kiểu bắc cầu. Đoạn ngang này gọi là kết tràng ngang (transverse colon). Một lần nữa, ruột kết lại xoay mình ngã xấp xuống bên trái ổ bụng, đoạn này gọi là kết tràn xuống (descending colon), sau đó đi vào khung chậu và tại đây ruột kết biến thành hình chữ S nên gọi là kết tràng xích ma (sigmoid colon). Kết tràng xích ma, trực tràng và ống hậu môn nằm gọn trong khung chậu. Ống hậu môn kết thúc tại hậu môn, đóng mở nhờ 2 cơ thắt có tính đàn hồi.

 

CƠ QUAN TIÊU HÓA PHỤ TRỢ

(Accessory Digestive Organs)

 

Tụy tạng (Pancreas):

-          Tụy tạng còn gọi là lá mía, thân mền, màu hồng, hình tam giác, kéo dài từ lá lách (spleen) tới ruột tá, ngang qua ổ bụng. Phần lớn tụy tạng nằm phía sau màng bụng.

-          Tụy tạng sản xuất một khối lượng lớn enzymes để chuyển hóa hầu hết ccs chủng loại thực phẩm có thể tiêu hóa được. Các enzymes tụy tạng được tiết xuất vào ổ bụng dưới dạng dịch kiềm (alkaline fluid) nhằm trung hòa chất nhũ trấp ở dạng acid có sẵn trong dạ dày. Tụy tạng còn có chức năng của tuyến nội tiết, sản xuất hormones insulin và glucagon.

Gan và Túi Mật (Liver & Gallbladder):

1.Gan (Liver):

-     Gan là cơ quan to nhất trong cơ thể, cân nặng trung bình khoản 04 pounds (tương đương 1,800g), nằm phía dưới cơ hoành (diaphragm), chiếm phần lớn khu vực hạ sườn phải (right hypochondrium) lên tới vùng thượng vị (epigastrium), thò mõm lấn sang cả thành ngực trái.

-     Gan được đánh giá như một nhà máy kỳ diệu với nhiều chức năng thật phi thường, trong đó giữ vai trò then chốt về tiêu hóa và đồng hóa, cung cấp chất ding dưỡng để duy trì sức khỏe và sửa chữa bệnh tật hoặc mô bị hưu hỏng. Gan còn cung ứng một chức năng quan trọng nhằm giúp đào thải các chất cặn bã độc hại ra khỏi cơ thể. Điều đáng tiếc là hiện nay bệnh gan lại đứng vào hàng thứ tư so với những chứng bệnh giết người cao nhất, chỉ sau ung thư, bệnh tim mạch và tai biến máu não. Tại sao thế? Phần lớn do thói quen ăn uống không thích đáng.

Chức năng gan (Liver’s function):

-          Trao đổi chất đạm (proteins), chất béo (fats) và đường bột (carbohydrates) nhằm cung cấp năng lượng (energy) và chất ding dưỡng (nutrients) cho cơ thể.

-          Tồn trữ các chất sinh tố (vitamint), chất khoáng (minerals) và đường (sugars).

-          Lọc máu và giúp đào thải cac chất độc hại (harmful chemicals) và vi khuẩn (bacteria).

-          Tạo ra mật để chuyển hóa chất béo.

-          Giúp đồng hóa và dự trữ các loại sinh tố hòa tan trong mỡ, gồm vitamins A-E-D-K.

-          Dự trữ thêm máu để khi cần thiết có thể phóng xuất thật nhanh.

-          Tạo ra huyết thanh (serum proteins) nhằm duy trì và cân bằng độ dung dịch. Đây là một tác động mang tính chuyên môn hóa.

-          Giúp duy trì chất điện giải (electrolyte) và cân bằng nước.

-          Tạo ra chất miễn dịch (immune substances), chẳng hạn như gamma globulin.

-          Chuyển hóa và điều hòa hormones khi có sự tăng quá mức.

Chúng ta thấy gan có biết bao công việc phải làm trong điều kiện đơn lẻ mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Nhưng, rất tiếc, cuộc sống văn minh đã và đang giao phó cho gan nhiều trọng trách nặng nề, nhiệm vụ ngày thêm khó khăn hơn. Nào dầu mỡ chiên xào, thực phẩm chế biến bằng phương pháp công nghiệp, chất chì từ nguyên liệu xăng dầu, vô số chất phụ gia ướp tẩm nhằm bảo quản thực phẩm lâu hư hay trình bày cho đẹp mắt, chất diệt cỏ (herbicides), thuốc trừ sâu (pesticides) và nhiều hợp chất mới khác. Ngoài ra, rượu bia và những laoị thuốc dùng cho mục tiêu giải trí, kích thích xúc cảm, là kẻ thù đáng sợ của gan. Gánh nặng sau cùng của gan là tình trạng thặng dư hormones, như adrenalin, được sản xuất liên miên trong cơ thể hàu đáp ứng kịp thời với tốc độ cuộc sống tân tiến đòi hỏi. Dưới một vài điều kiện, gan có thể lưu trữ hormones trên cả năm trời cộng với tác động mất thăng bằng về tâm lý như giận dữ hay buồn chán cũng là nhân tố cho gan “bị ốm”.

Gan – vai trò giải độc (The liver and Detoxification)

-          Nhiều hóa chất bên ngoài và độc hại xâm nhập vào cơ thể bắt nguồn từ thực phẩm chúng ta ăn uống hoặc hấp thu trực tiếp từ ô nhiễm (contaminats). Tất cả thứ này gọi chung là tan trong chất béo – lipidso-luble, nghĩa là chúng chỉ hòa tan trong dung dịch mỡ hay dầu mà không tan trong nước. Hợp chất lipid-soluble có một mối quan hệ đặc biệt với mô mỡ và nhiều tế bào khác trong cơ thể nhờ có màng hòa tan, trong đó gồm có tế bào gan.

-          Những mô và tế bào vừa nêu trên có thể “lưu kho” chất độc (toxins) hằng tháng, thậm chí hằng năm trời và phóng xuất chúng vào giữa lúc chúng ta tiêu thụ ít thực phẩm hoặc tập thể dục hay làm việc quá sức. Do độc tố được phóng thích, chúng ta sẽ có ngay kinh nghiệm một số triệu chứng không mấy hài lòng như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, mạch đập mạnh...

-          Nhiệm vụ của gan là biến đổi các hóa chất dạng lipid-soluble sang hợp chất hòa tan trong nước – water-soluble, vì thế, chúng có thể được phóng thích qua ngã thận và đường đại tiện. Sự biến đổi này sảy ra nhờ một hệ thống phức hợp của enzymes được tạo ra bên trong tế bào gan (hepatocytes, liver cells).

-          Ngoài khả năng của hệ thống phức hợp của enzymes nhằm tống xuất các độc tố ẩn chứa trong máu, gan còn có nhiều rãnh lọc hình sóng hay sinusoids – còn gọi là hình sin- được xếp thành hàng gồm các tế bào đặc biệt. Chúng nhận chìm và đập nát những mãnh độc tố lạ, vi khuẩn và các hóa chất độc hại khác. Tiến trình này được gọi lạ thực bào (phagocytisis). Tuy nhiên, khi gan tích trữ hay chuyên chở quá tải các độc tố hoặc sinh vật lây nhiễm thì gan sẽ bị bệnh, sự thiệt hại không sao đền bù được.

Gan – Nhà máy hóa chất (Liver – A Chemical Factory)

Sinh tố (Vitamins)

-          Sinh tố (vitamins), chất khoáng (minerals) và điều tố (enzymes) là những chất nguyên liệu, tế bào sống và khỏe mạnh.Chúng là những sứ giả, là tiền tệ lưu hành cả nước, tạo ra tế bào mới, sản xuất hormone giới tính (sexual hormones), điều hòa năng lượng. Thật là một công việc đầy ý nghĩa, gan tồn trữ vitamins và minerals bất cứ khi nào nó cảm thấy thiếu, không cần ai nhắc nhở hay thôi thúc. Nó có thể tồn trữ số lượng vitamin A để cung cấp cho một người lớn dùng liên tục trong 4 năm và đủ vitamin D cũng như B12 kéo dài tới 4 tháng.

-          Gan còn tạo ra mật để giúp chuyển hóa chất béo thành chất nhũ tương (emulsifier) qua tiến trình biến đổi các tiểu thể chất béo hạt to thành nhỏ mịn dưới thể lỏng, hòa tan nhiều nước. Để giúp cho gan thực hiện trách nhiệm này một cách hoàn hảo, nên đi bách bộ chừn 30-45 phút sau mỗi bữa ăn thịnh soạn với nhiều chất béo để kích thích mỡ chuyển qua cơ thể dễ dàng và nhanh chóng hơn.

-          Nên nhớ, khối lượng chất báo hay chất đạm (protein) do ăn uống quá mức là một thảm họa, vì gan làm việc vất vả và để sản xuất cho đủ mật và các enzyme tiêu hóa khác, chưa kể trong tiến trình chuyển hóa chất đạm sẽ tạo ra chất amoniac (ammonia) cũng là chất độc hại gan. Thế nên, khi gan không làm tròn chức năng hay bị bệnh do nhiễm thức an nhiều thực phẩm không tốt, nhất là chất béo và đạm bao gồm các loại thịt, dầu mỡ, sản phẩm làm từ bơ sữa, hãy đổi qua thức ăn nhiều hợp chất đường bột như gạo hoặc hạt kê (millet) rất có lợi vì chúng không đòi hỏi cung cấp nhiều mặt. Đây là giải pháp giúp cho gan tự phục hồi năng lực và ổn định.

Điều tố (Enzymes)

Enzymes, trước hét là một phức hợp protein. Với số lượng nhỏ, enzyme đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy tốc đọ của một phản ứng sinh học (biological reaction) trong khi nó vẫn hiện hữu, không mất đi suốt tiến trình phản ứng. Có hằng nghìn loại enzymes khác nhau, mỗi enzyme có một chức năng đặc hiệu riêng để tạo các loại phản ứng sinh hóa khác nhau. Enzymes can dự vào phản ứng hóa học nhằm liên hệ đến cả 2 tác động. Xây dựng và chuyển hóa (tiêu hóa) thực phẩm trong cơ thể. Nhược điểm cảu enzyme thường không bền, dễ bị nhiệt lượng và một vài hóa chất hủy diệt.

Trong khi enzymes đảm nhận vai trò vừa xây dựng vừa tiêu hóa thực phẩm thì gan lại sử dụng cả hệ thống enzymes vào mục tiêu giải độc (detoxification), gọi chung là “Hệ thống tiểu thể điều tố- Microsomal Enzyme System- MES” (các nhà khoa học cho biết “MES” là một phần di sản tiến hóa của con người). Gan lập ra các hệ thống điều tố này nhằm vô hiệu hóa và tạo thuận lợi cho việc tẩy độc diễn ra một cách tự nhiên, đồng thời nội sinh các hóa chất như bilirubin, serotonin và hormones gồm estradiol và testosterone.

Tuy vậy, “MES” giống như con dao 2 lưỡi, một mặt có thể làm biến đổi những hóa chất độc hại từ trạng thái chất béo hòa tan được thành chất béo chứa nhiều nước để bài tiết qua đường ruột và đường tiểu; mặt khác, thật đáng buồn là “MES” cũng có thể biến đổi các hợp chất vô hại thành có độc, thậm chí biến thành chất gây ung thư (carcinogen). Ví dụ, độc tố alkaloids tìm thấy trong rễ cây Confrey (tên khoa học Symphytum officinale, sinh trưởng ở Bắc Mỹ Châu và Austrlia, dùng để trị viêm loét đường ruột, bệnh gan  mật và bệnh trĩ) vốn là một dược thảo không có hại, nhưng khi truyền tải tới gan thì được biến đổi thành hợp chất với tác dụng cao thì chúng có thể làm cho gan hư hoại.

Gan và sự cân bằng cảm xúc (The liver and Emotional balance)

Khi chúng ta nổi giận, một phức hợp về hormones và các hóa chất khác được truyền tải cực nhanh tới nhiều cơ quan khách nhau trong thân thể, sẵn sàng tư thế cho chúng ta hàng động. Hơn nữa, sự sợ hãi, tính ghen tị, vui mừng, buồn rầu và tất cả những mối cảm xúc khác mà Đông y gọi là “thất tình” đều có một hóa chất tương ứng tọa ra kịp thời nhằm thỏa mãn nhu cầu của từng biểu thị. Tùy thuộc vào sức mạnh và thời gian của mối cảm xúc mà sự thay đổi này sẽ quyết định nhiều hay ít về đặc tính và quan điểm về cách sống.

Chức năng của gan rất quan trọng. Gan đóng vai trò chuyển vận và thải trừ bớt lượng hormones thặng dư trong máu. Khi gan bị bệnh hoặc chức năng yếu đi, việc cân bằng cảm xúc sẽ kếm hiệu quả, trạng thái xúc cảm đến và đi vô chừng, tồn đọng vô độ. Nếu tình cảnh của một con người đầy dãy những phiền não hay xúc động như quá mức thì đây là gánh nặng cho gan. Đông y nói: “Giận hại gan”,còn trường phái Yoga nói: “Giận có nguồn gốc lửa, lửa gan”. Thật vậy, người nào hay nóng giận thường cảm thấy yếu gan hoặc viêm gan hay đau về mật.

Tiền mãn kinh (premenstrual syndrom – PMS) là thời kì đầy khó khăn của phụ nữ sắp kết thúc vĩnh viễn chu kỳ kinh nguyệt. Thực tế, PMS có mối liên hệ vấn đề estrogen tiết xuất hay lưu hành vượt quá mức giới hạn. Tuy nhiên, trách nhiệm thiêng liêng của gan là tẩy sạch bất kì estrogen nào truyền tải qua gan. Nhưng nếu vì lý do gì mà cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen trong khi gan lại làm việc chểnh mảng thì hội chứng PMS sẽ xảy ra.

Hội chứng tiền mãn kinh gồm có: chán đời, vọp bẻ, đau đầu, mệt mỏi và hàng lô triệu chứng vui khác thi nhau xuất hiện như: gia tăng nguy cơ bệnh về mật, viêm tấy, huyết khối tích tụ trong mạch máu, tiểu đường, cao huyết áp, ung tư vú, ung thư tử cung, ung thư gan, ung thư âm đạo... Hiện nay các nhà nghiên cứu y học cho biết, mức estrogen và testosterone lưu thông trong cơ thể của cả nữ lẫn nam đều gia tăng do nhiều nhân tố liên đới không tốt như tia bức xạ điện tử (electromagnetic radiation), thuốc diệt cỏ (herbicides), thuốc trừ sâu (pesticides) và chế độ ding dưỡng không thíc hợp như lạm dụng rượu.

Gan và Y Học Cổ Truyền (Liver and Traditional Theory)

Cái nôi của nền y học cổ truyền phương Đông là Trung Hoa. Vì thế, người Hoa Kỳ của Châu Âu, bao gồm cr giới nghiên cứu khoa học, thường đồng hóa nền y học cổ truyền của các dân tộc phương Đông bằng nhóm từ “Traditional Chinese Medicine – TCM”, dịch thoát nghĩa là Đông Y, thuốc Bắc, thuốc Tàu. Thực tế, nền y học cổ truyền ở mỗi quốc gia có truyền thống riêng, có cây cỏ làm thuốc riêng và y thư riêng. Ví dụ nước Việt Nam, mặc dù bị đế quốc Trung Hoa thời phong kiến xâm lăng và đô hộ gần 1000 năm, nhưng bản sắc dân nền y học cổ truyền chẳng không những mất hay biến chất mà còn thêm phần khởi sắc nhờ biết hấp thụ kiến thức, kinh nghiệm và canh tân, bổ sung thêm nguồn dược liệu quý từ nước ngoài.

Đông y lý giải gan bằng học thuyết sau đây:

Định vị:

-Gan được xếp vào tạng Can, một trong năm tạng chính (ngũ tạng) gồm Tâm, Can, Tỳ, Phế và Thận.

-Trong ngũ hành, Can thuộc Mộc.

-Trong Bát Quái, Can thuộc cung Chấn (sấm sét).

-Sắc của Can là màu xanh.

-Mùa của Can là mùa Xuân.

-Hướng của Can là hướng Đông.

-Tính của Can là thích mát.

-Vị của Can là vị chua.

-Can chủ về Phong.

-Can khai khiếu ở mắt.

-Can chủ về cân (gân).

Can bệnh:

Can là tạng Phong Mộc, trong có chứa tướng hỏa, tính dễ động. Bệnh của Can phần lớn là chứng Phong hỏa, Khí uất.

-          Chứng can hỏa  gồm các triệu chứng: Mắt đỏ, sưng đau, trong tâm phiền nhiệt, hay giận dữ, đêm ngủ không yên, miệng đắng, họng khô, tiểu tiện vàng đỏ, hai bên cổ hoặc nách có mọc hạch, chảy nước mắt sống, đỏp ghèn, cao huyết áp, vai cổ đau nhức, cháy máu cam, ói ra máu, mụn nhọt đỏ, viêm da ngứa lở, rìa chót lưỡi đỏ thắm, mạch thường đi Huyền Sác.

-          Chứng can dương thượng xung gồm các triệu chứng: Đầu choáng váng, xây xẩm, mặt đỏ, dể nổi giận, đầu nặng như đá, chân nhẹ như bông, tai ù như ve kêu, ngón tay tê dại, hông sườn trướng đau, đau một bên đầu, mắt đỏ như tôm luộc, mạch đi Huyền Khẩn.

-          Chứng can phong gồm các triệu chứng: Đầu choáng mắt mờ, cơ gân máy giật, miệng mắt méo lật, da thịt tê dại hay co rút, uốn ván, bỗng nhiên ngã lăn bất tĩnh, động kinh, bại liệt bán thân, lưỡi lệch, mụn mặt, bệnh vảy nến (psoriasis), da ngứa, sần da, rêu trắng, mạch đi Huyền hoặc Hư.

-          Chứng can uất gồm các triệu chứng: Thường hay giận dữ, cáu mặt, đau đầu, mắt mờ, hai bên hốc sườn đầy trướng đôi khi có đau, cổ họng như có vật gì chẹn cứng, nuốt không xuống khạc không ra, thường thở dài không vui, ăn kém, mỏi mệt. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, bụng dưới găng tức. Lưỡi hơi hồng, rêu lưỡi hơi đầy, mạch đi Huyền Sác hoặc Trầm Huyền.

-          Chứng can hàn thường xuất hiện ở hạ tiêu, gồm các triệu chứng: Bụng dưới đau, gần mạch co thắt, đau ở đỉnh đầu, nôn mửa ra nước trong, đàn ông thường bị căng kéo đau cả hai bìu dái, lưỡi tím xanh, rêu lưỡi trơn nhuận, mạch đi Trầm Huyền mà Trì.

-          Cần lưu ý thêm, quan hệ mật thiết nhất của gan là thận, vì trong Ngũ hành thì thận thuộc Quý thủy, còn can thuộc Ất mộc. Thận là mẹ của Can, thận thủy sinh can mộc là ngũ hành tương sinh. Can hỏa thịnh hay can dương thượng xung, ngoài chính tạng can tạo ra, thường do thận thủy suy yếu không hàm dưỡng được mộc. Thận hư thì can hư hoặc can hư thì thận hư, mẹ con đồng bệnh, nên Đông y gọi là chứng “Can Thận bất túc”. Do đó, khi chữa can bệnh chớ quên bổ thận.

2.Mật (bile):

-         Là một chất dịch kiềm đặc do gan tiết ra và chứa trong túi mật (gallbladder). Khi tiến trình tiêu hóa diễn ra, mật từ túi mật theo ống dẫn  mật (bile duct) đổ vào tá tràng.

-         Mật có thể màu vàng, xanh lá cây hay nâu tùy theo tỉ lệ các sắc tố mật và các thành phần khác gồm lecithin, cholesterol và muối mật (bile salt). Mật cũng giúp kích thích nhu động trong tá tràng.

-         mật được chứa trong một túi nhỏ, vách khá mỏng, nằm népmình trong một hố cạn ở mặt dưới lá gan. Khi tiến trình tiêu hóa không xảy ra, mật rút vào ống túi mật (cystic duct) để trở về tồn tử trong túi mật.

-         Một nối lo quan trọng khi mật hoạt động yếu kém sẽ tạo ra bệnh sạn mật (gallstone). Hiện nay ở Mỹ có ít nhất 20 triệu người đang mắc bệnh sạn mật. Mật hoạt động đình trẹ thường do tế bào hư hỏng mà đầu mối là từ lá gan bị mất khả năng làm việc bởi tác động của rượu (alcohol), bệnh cường tuyến giáp (hyperthyroidism) hoặc sự bổ sung tuyến giáp (tyroxine), thuốc chữa bệnh có chứa chất độc (toxic drugs) hay hóa chất nhân tạo (synthetic chemicals). Khi mật bị ứng đọng, da trở nên xám xịt, vàng úa, hư hỏng.

BỆNH THUỘC HỆ THỐNG TIÊU HÓA

(Digestive Diseases)

A.             BỆNH GAN (Liver disease)

Như đã trình bày, gan gánh vác trên 500 chức năng khác nhau nên gan cũng đối đầu với rất nhiều chứng bệnh nặng nhẹ khác nhau. Sau đây là một số chứng bệnh về gan phổ biến nhất.

1.     ÁP-XE GAN (Liver abscess)

Áp-xe gan xảy ra là khi vi khuẩn (bacteria) hoặc động vật đơn bào (protzoa) tàn phá nhu mô gan (hepatic tissue), tạo ra một hay nhiều hang hốc mà trong đó chứa đầy mủ. Áp-xe gan thường thấy ở lứa tuổi từ 50 trở lên, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là ngang nhau và mức tử vong chiếm khoảng 15% đối với những người xem nhẹ sự điều trị.

Nguyên nhân:

-             Nguyên nhân phổ biến nhất có tác động dẫn mật (biliary tract), tắc mật làm tính hay ác tính (benign or malignant biliary obstruction).

-             Viêm đường mật (cholangitis), do nhiễm khuẩn ổ bụng (abdominal sepsis), chấn thương (trauma) hay giải phẩu lấn sang ¼ hốc sườn trên bên mặt (vị trí của gan).

-             Gan bị áp-xe cũng còn do hậu quả của việc phẩu thuật lạnh (cryosurgery) hoặc dùng hóa trị làm tắc nghẽn động mạch bên trong gan.

-             Do chứng hoại tử (necrosis) của tế bào ung thư di căn tới gan, bệnh tiểu đường (diabetes mellitus) và tình trạng nhiễm trùng nặng do nghiện rượu.

Dấu hiệu và triệu chứng:

-        Biểu hiện lâm sàng của bệnh áp-xe gan tùy thuộc vào mức độ tương quan với nguyên nhân: Một số người bệnh tỏ dấu đau nguy kịch, trong khi một số người khác chỉ có thể nhận ra lúc mổ khám tử thi (autopy) sau cái chết vì một số bệnh khác.

-        Triệu chứng tấn công lúc khởi đầu của áp-xe nung mủ (pyogenic absess) thường diễn ra bất chợt. Nếu do áp-xe gan amip (amebic abscess) tấn công thường bị đau âm ỉ, triệu chứng chung gồm đau vùng bụng, sụt cân, sốt, ớn lạnh, toát mồ hôi, buồn nôn, nôn mửa, tiếu máu. Nếu áp-xe ở gần phía cơ hoành (diaphragm) se làm cho khó thở, thở hụt hơi, đau màng phổi, bắt ho.

-        Gan hư sẽ có hiện tượng bệnh vàng da (jaundice)

Điều trị:

1.    Áp-xe gan do vi khuẩn.

-        Biện chứng Đông y:Tà uẩn huyết ứ sinh ung thối.

-        Pháp trị: Sơ can giải độc, bài nùng tiêu viêm.

-        Bài thuốc: “Đại sài hồ thang” và “Sài hồ thanh can giải độc thang”.

-        Công thức:

Sài hồ                              09g

Hoàng cầm                      15g

Khổ sâm                          15g

Nhân trần                         15g

Bồ công anh                    15g

Bản lam căn           30g

Đại hoàng                        06g

Liên kiều                         15g

Mộc hương                      09g

Xích thược                       15g

Camthảo                         06g

Sinh Tam tiên                  09g (mỗi thứ)

                    Sắc uống ngày 1 thang.

-            Hiệu quả lâm sàng:Hoàng Tuân 25 tuổi. Đột nhiên sốt cao 39-40 độ C, đau bên sườn phải, bụng trướng đầy, ăn không ngon miệng, lợm giọng buồn nôn, gan to, ấn đau. Kiểm tra siêu âm thấy trên đường dọc ngang qua điểm giữa xương đòn có hiện 2 mặt bằng nước khu trú ở gian sườn 6 và 7, mặt bằng thứ nhất rộng 1.5cm, sâu dưới da 3.00cm; mặt thứ hai rộng 1.00cm, sâu dưới da khoản 4.5cm. Chẩn đoán áp-xe gan nhưng không mổ. Tiêm nhiều kháng sinh vẫn không chuyển biến bao nhiêu, liền chuyển qua Đông y.

Chẩn mạch thấy đi huyền sác, rêu lưỡi vàng dày, chát lưỡi đỏ. Cho uống 6 thang bài thuốc kể trên, thân nhiệt hạ xuônga còn 37.5 độ C, bụng đỡ căng, ăn khá hơn. Cho uống tiếp 6 thang nữa, thân nhiệt bình thường, các triệu chứng biến mất. Đưa kiểm tra siêu âm không còn thấy chất dịch hiện ra chỗ cũ. Bồi thêm 6 thang nữa để củng cố, bệnh khỏi hẳn.

-              Bàn luận: Đông y gọi áp-xe gan là “Can ung”, biện chứng do hai nguyên nhân: Thứ nhất do tà độc nội uẩn, khí trệ huyết ứ lâu ngày thành ung; thứ hai do chấn thương, huyết ứ thành ung. Bệnh tuy nghiêm trọng nhưng biết kết hợp và phát huy sở trường của Đông Tây y để điều trị thì sẽ đạt được thành công mỹ mã.

2.    Áp-xe gan trực khuẩn Amip.

-        Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt kế ở phủ tạng, trùng độc là ung.

-        Pháp trị:Thông phủ tiết độc, thanh nhiệt trừ thấp, sát trùng tiêu ung.

-        Bài thuốc:     2a. “Phan tả điệp ẩm

                         2b.Sát trùng tiêu ung thang

-        Công thức:

2a. Phan tả điệp               12g

-        Cách dùng: Phương này độc vị. Bỏ Phan tả điệp vào 1 cốc, chế nước sôi hãm trong vòng 30 phút, chiết lấy nước uống 1 lần. Ngày 2 thang cho đến khi đi tiêu dễ dàng thì ngưng.

2b.     Khổ sâm                15g

          Thổ phục linh        15g

          Ngư tinh thảo        12g

          Kim ngân hoa        12g

          Liên kiều               10g

          Xuyên luyện tử      10g

          Bắc nhân trần         15g

          Xích thược             15g

Camthảo               05g

                              Sắc uống ngày 1 thang.

-              Hiệu quả lâm sàng: Trương Thuận 38 tuổi. Bệnh nhân trước đây có vào bệnh biện chọc gan 6 lần để rút ra một lượng mủ tới 1,000ml. Chẩn đoán bị áp-xe do amip, trị bằng thuốc tây nhưng không chuyển biến.

Khám thấy thân nhiệt 40.3 độ C, bạch cầu 19600/mm3, tế bào hạt trung tính 81%, tế bào lymphô 19%. Khám chụp siêu âm thấy ở gian sườn 7, từ đường nách trước đến đường nách giữa, có mặt bằng nước độ 2cm, vào 4.5, ra 6.5. Chụp X-ray thấy cơ hoành bên phải bị đẩy lên cao, hoạt động hạn chế, hình gan to, gian sườn 7-8 bên phải mặt bằng nước dài 2.5cm.

Đông y kiểm tra, ghi nhận bệnh nhân sốt cao kéo dài không hạ, hốc sườn bên phải đau, lúc hít vào càng đau dữ, miệng khát, ăn ít, bụng đầy, tiểu vàng đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch đi huyền sắc, Sau khi cho uống 4 thang bài 2b, các triệu chứng không còn, mạch đi huyền tế. Biết thuốc trúng với bệnh, liền cho uống tiếp 4 thang nữa để củng cố kết quả. Sau đó, cho đi siêu âm và chụp X-ray, xét nghiệm máu đều thấy bình thường. Thử chọc gan kiểm tra nhưng không hút được một chút gì. Theo dõi 1 năm vẫn ổn định.

-              Bàn luận: Theo kinh nghiệm dân gian, khi gặp sốt lâu không lui mà cho uống Phan tả điệp để tả hạ thì cơn sốt nào cũng xuống. Tiếp đến, bài thuốc 2b có Khổ sâm, Thổ phục linh, Ngư tinh thảo là thuốc sát tùng tiêu ung; còn Kim ngân hoa, Liên Kiều, Xuyên luyện tử là thuốc thanh nhiệt giải độc; Nhân trần lợi thấp thanh nhiệt; Xích thược lương huyết hoạt huyết; Cam thảo vừa điều hòa vừa giải độc. Hợp sức thì công hiệu cang mạnh.

2.VIÊM GAN (Liver inflammation)

Trước hết, chữ “viêm”, đồng nghĩa với “tổn thương, sưng đau”, mô tả tình trạng gan bị đốt cháy, sưng tấy, gây ra cơn đau, có khả năng dẫn tới hư hại. Như vậy, viêm gan ám chỉ gan đã và đang trải qua giai đoạn bị thương tổn với các triệu chứng sốt, sưng, đau nhức; nặng hơn nữa là xơ hóa, teo và cuối cùng là hư hại.

Sách “Kim quỹ yếu lược” của Trung Y chia viêm gan làm năm loại: Hoàng đản, Cốc đản, Tửu đản, Nữ lao đản và Hắc đản; tùy theo gốc bệnh hay tính chất bệnh mà đặt tên. Trái lại, y học hiện đại coi Hoàng đản hay vàng da (jaundice) tự nó không phải là bệnh, mà là dấu hiệu về máu hay gan bị rối loạn. Hoàng đản cũng còn là dấu hiệu ống dẫn mật bị tắc nghẽn. Một khi mật không thể lưu thông, hồi qui vào máu và làm tăng bilirubin huyết (bilirubinaemia) lên tới 1- 1.5 mg/100ml sẽ phát sinh hiện tượng vàng da.

Gần đây, y học cổ truyền dựa vào triệu chứng và tính chất chia viêm gan thành hai dạng: Dương hoàng Âm hoàng  để dễ đối chiếu và điều trị.

-              Dương hoàng thường do thấp nhiệt hay nhiệt độc cao nung nấu với biểu thị chung: Nhẹ thì mắt, da vàng xám, sốt, khát nước, nước tiểu vàng, táo bón, bụng đầy trướng, buồn nôn, nặng thì da vàng như nghệ, sốt cao, khát nước, nói nhảm, hôn mê, chảy máu cam hay đi tiêu ra máu, ngoài ra da nổi ban tía.

-              Âm hoàng thường do hàn thấp hay Tì hư huyết thiếu mà thành. Nhẹ thì sắc da vàng xmá, ăn kém, bụng đầy, đại tiện phân nát, Nặng thì sắc da u tối, mệt nhọc, chán ăn, lười biếng hoạt động, đại tiện phân nát có màu trắng bạch.

 

Trên lâm sàng, viêm gan được chia làm hai thể: viêm gan cấp tính viêm gan mãn tính.

a.    Viêm gan cấp tính có ba hình thía bệnh:

-        Viêm gan hoàng đản.

-        Viêm gan hoàng đản nặng.

-        Viêm gan không hoàng đản.

b.    Viêm gan mãn tính có bốn hình thái bệnh:

-        Viêm gan do “Can nhiệt, Tỳ thấp”.

-        Viêm gan do “Can uất, Tỳ hư, Khí trệ”.

-        Viêm gan do “Can huyết hư”.

-        Viêm gan do “Khí trệ, huyết hư”.

 

Viêm gan cấp tính.

a.    Hoàng đản (vàng da)

-              Biện chứng: Theo y học hiện đại, màu vàng nâu vốn là màu nguyên thủy của sắc tố Bilirubin trong máu. Thông thường, gan có nhiệm vụ lọc sạch sắc tố này. Nhưng vì gan có bệnh nên chức năng suy yếu không lọc nỗi gây hiện tượng ứ mật trong gan và tràn ra da. Còn theo Đông y, viêm gan hoàng đản, cũng gọi là Dương hoàng, do hậu quả bởi hai yếu tố “Thấp” và “Nhiêt” hiệp lại mà thành.

-              Triệu chứng: Toàn thân nhuộm sắc vàng như nghệ hoặc như màu da cỏ úa, cả móng tay móng chân, nước tiểu cũng vàng. Người bệnh cảm thấy vùng hốc sườn phải găng tức, ấn vào thấy đau, dưới vùng tim và ngực trướng đầy, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, đau cổ, đau bắp tịt, đau khớp như phong thấp. Đặc điểm nổi bật là chán ăn. Khi thử máu, chỉ số men gan SGOTSGPT tăng hơngấp 5 lần bình thường.

Theo quy luật, viêm gan cấp tính sẽ tự lui dần từ 2-3 tuần lễ hoặc sớm hơn. Người bệnh sẽ dần dần phục hồi trong vòng 1-2 tháng. Muốn biết kết quả bệnh khỏi hay chưa, hãy xét nghiệm máu và sinh thiết (biopsy) gan. Nếu thấy dấu hiệu suy tế bào gan giảm xuống trước, tiếp theo là sự tiêu hủy tế bào gan không còn và sau cùng dấu hiệu viêm gan biến mất thì chắc rằng bệnh đã lành. Ngược lại, thời gian nhiễm bệnh quá 8 tuần lễ, triệu chứng chán ăn và hoàng đản kéo dài, tiếp tục đau vùng hạ sườn phải thì hãy nghĩ ngay đến bệnh viện siêu vi trùng B-C (hepatitis B-C) và nó đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.

b.    Hoàng đản nặng.

-       Biện chứng: Ở giai đoạn này, Đông y gọi là “cấp hoàng”, do bệnh biến chứng hoàng đản đơn thuần không thể tự phục hồi.

-       Triệu chứng: Vàng da ngày càng trầm trọng, da chuyển sang màu u tối hay xám tro, người bệnh bị sốt cao, kiệt sức, có thể gây co giật, hôn mê, bụng đầy trướng, có thể chảy máu ổ bụng, lưỡi đỏ tía, mạch đi huyền sác.

c. Không hoàng đản.

-       Biện chứng: Bệnh tuy không vàng da nhưng Đông y vẫn xếp vào loại “Thấp nhiệt”, nguyên nhân do vi trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng, ăn uống thiếu vệ sinh, nước uống bị nhiễm độc, dùng thuốc lâu ngày, do hóa chất gây ralàm hư hại tế bào gan.

-       Triệu chứng: Người bệnh cảm thấy lừ đừ, mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, ăn uống chậm tiêu, tiểu vàng, đi tiêu phân nát hoặc bón nát, sốt âm ỉ, ngứa da, nổi mề đây liên tục.

Viêm gan mãn tính.

Là thời kì viêm gan cấp tính kéo dài không hồi phục. Vào thời kì này, sức khỏe người bệnh yếu trầm trọng, bệnh bộc phát nặng hơn. Có bốn hình thái tiêu biểu.

a.   Do “Can nhiệt, Tỳ thấp”: Với triệu chứng miệng đắng, không muốn ăn, bụng đầy trướng, ngực sườn đầy tức, sốt, đau nhiều vùng hốc sườn phải (vùng can), sắc da vàng sạm, nước tiểu vàng, rất sợ ăn mỡ.

b.  Do “Can uất, Tỳ hư, Khí trệ”: Với triệu chứng vùng hạ sườn phải cứng, đau xốc, mệt nhọc, hay nôn mửa sau khi ăn, nghẹn uất vùng trước ngực như có vật gì đè lên, miệng đắng, rêu lưỡi trắng như sữa.

c.   Do “Can huyết hư”: Nhớ rằng gan là bể chứa máu. Khi can huyết hư sẽ thấy các triệu chứng: choáng váng, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, khát nước, lòng bàn tay bàn chân nóng như lửa, họng khô, môi khô, táo bón, hay tức giận, bực dọc luôn.

d.  Do “Khí trệ, huyết hư”: Đây là thời kì nặng nhất với các triệu chứng: sắc mặt người bệnh tối tăm, xám như tro, môi thâm, lưỡi tím tái, cơ thể gầy róc, ăn kém, nước tiểu vàng và ít, lưỡi có điểm ứ huyết, đau vùng hạ sườn phải, sờ khám sườn trái cũng đau vì lá lách sưng to.

Điều trị:

Bài 1: Viêm gan cấp thể hoàng đản.

-      Biện chứng Đông y: Thấp nhiệt nội ẩn.

-      Pháp trị:Thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng, sơ can lý tỳ.

-      Bài thuốc:Thanh can lợi hoàn thang”

-      Công thức:

Kim tiền thảo                   50g

Nhân sâm                        50g

Bản lam căn           50g

Hoàng cầm                      25g

Xa tiền tử                         20g

Mang tiêu                        15g ( uống với nước thuốc)

Chỉ xác                            20g

Mộc hương                      15g

Sài hồ                              15g

Sinh tam tiền                    15g (mỗi thứ)

                              Sắc uống ngày 1 thang.

-        Gia giảm:

.Nếu bệnh thuộc nhiệt, đại tiện khô táo, bỏ Mộc hương, gia ĐẠi hoàng 10 g.

.Nếu bệnh thuộc thấp, thấy buồn nôn hau mữa nhiều, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch đi Nhu Hoãn thì bỏ Mang tiêu, gia thêm Bán hạ 15g, Hoắc hương 15g.

.Ăn uống không ngon miệng, bụng trướng, gia Sa nhân 15g, Trần bì 15g, Hậu phác 15g.

.Gan lách sưng to, gia Miết 50 g, Đan sâm 25g.

.Chỉ số men gan SGOT và SGPT không hạ, gia Ngũ vị tử 50g.

-        Hiệu quả lâm sàng:

Trị 50 ca bệnh viêm gan cấp thể hoàng đản đều thấy hiện tượng vàng da lui các triệu chứng trường vị bất thường đã phục hồi nhanh chóng. Chỉ trong 2 tuần lễ, tổng số bệnh nhân bình phục chiếm 90%, sau 1 tháng đạt 100%, cũng trong 1 tháng tình trạng gan lách to trở lại bình thường với chỉ số serum glutamic oxaloacetic transaminase (SGOT)  serum glutamic pyruvic transaminase (SGPT) giảm xuống mức bình thường chiếm 74%.

Bài 2: Viêm gan cấp thể hoàng đản.

-      Biện chứng Đông y:Tỳ thấp vị nhiệt, can kinh ứ trệ.

-      Pháp trị:Khử thấp nhiệt, sơ can hành khí hóa ứ.

-      Bài thuốc:Nhân trần cao gia giảm”

-      Công thức:

Bắc nhân trần                   30g ( nấu cao)

Sinh Chi tử (giã đập)       15g

Bản lam căn           15g

Bồ công anh                    15g

Kim ngân hoa                  15g

Chỉ xác                            06g

Bích ngọc tán                   15g

Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ con hãy giảm liều lượng cho thích hợp.

-        Gia giảm:

.Nếu đại tiện bón uất, gia sinh Đại hoàng 10g

.Ăn không ngon miệng, gia Trần bì 10g, Mạch nha 10g.

.Đau vùng gan, gia Tam lăng 10g, Nga truật 10g, Xuyên luyện tử 10g, Uất kim 10g.

.Hay sốt, gia Hoàng cầm 10g, Sài hồ 10g.

-        Hiệu qủa lâm sàng:

Trần Tú Hải 21 tuổi. Mấy tháng liền cảm thấy yếu mệt, ăn không ngon, vùng hạ sườn phải đau râm ran khó chịu, giác mạc mắt vàng, nước tiểu vàng sậm, đầu váng, rêu lưỡi trắng, mạch đi huyền. Chẩn đoán bị viêm gan.

Xét nghiệm phản ứng Hahr’ium (Ha), còn gọi là phản ứng Hanger, +++, SGOT (serum glutamic oxaloacetic transaminase) 270 (trung bình 40-50). Sau khi cho uống 7 thang “Nhân trần cao gia giảm”, vùng gan hết đau, ăn ngon hơn. Liền bỏ Tam lăng, Nga truật vì dợ tổn hại tạng can, gia thêm Trần bì 10g cho uống tiếp 7 thang nữa. Lúc này thấy nước tiểu trong, hết vàng, ăn ngon miệng. Tái khám chức năng gan, thấy phản ứng trở lại bình thường, mọi triệu chứng biến mất. Lại cho uống thêm 7 thang (tổng cộng trước sau 31 thang, tức 1 thàng điều trị) để củng cố. Theo dõi 5 năm, sức khỏe vẫn tốt.

-            Bình luận:Qua kinh nghiệm, người lớn uống bài thuốc này phải mất một tháng mới khỏi bệnh, còn trẻ em thì nhanh hơn, chỉ nửa tháng là lành. Đã trị hơn 1000 ca bệnh nhân viêm gan cấp vàng da đều đạt kết quả rất cao.

Bài 3: Viêm gan cấp hoàng đản thời kỳ nặng.

-        Biện chứng Đông y:Thấp nhiệt uẩn kết, bế tràng ở trung tiêu.

-        Pháp trị: Thanh nhiệt khử thấp, thoát hoàng lợi gan.

-        Bài thuốc:Phương thức qua để tán”.

-        Công thức:

Qua đế                   07 cái (uống dưa đa)

Ma tước phẩn         07 viên (phân chia sẻ)

Xích tiểu đậu         07 hạt (đậu đỏ nhỏ hạt)

Hồng can cốc         29 hạt (hạt hồng khô)

-        Cách làm: Đem tán bột min, chia làm 6 phần đều nhau.

-            Cách dùng: Cứ 20 phút, hít vào 2 bên lỗ mũi 1 phần bột thuốc, nghĩa là dùng trong 2 tiếng đồng hồ liền. Trẻ em dưới 1 tuổi dung 1/5 lượng thuốc. Từ 1-4 tuổi dùng 1/3. Từ 5-10 tuổi dùng ½ liều. Từ 11-15 tuổi dùng 2/3 liều. Cứ cách 7-10 ngày là 1 liệu trình.

-        Hiệu quả lâm sang:

Có tác dụng thoái hoàng (làm lui vàn da) rất tốt. Theo dõi 23 ca viêm gan hoàng đản nặng, toàn nam giới, tuổi từ 6-26. Sau 2 liều, 16 ca hết vàng da; sau 4 liều 04 ca hết vang da; sau 06 liều 03 ca hết vàng da. Tỷ lệ đạt 100%. Kiểm tra chức năng gan đều trở lại bình thường. Điểm đặc biệt là sau khi hít thuốc lần thứ nhất, từ trong mũi chảy ra khoảng 400ml chất nước màu vàng. Đem xét nghiệm, tháy thành phần giống huyết thanh.

-            Bàn luận: Sau khi hít thuốc hay thổi thuốc vào mũi, thấy bạch cầu tăng lên, có nghĩa hệ thống miễn dịch tăng, có lợi cho sự phục hồi của gan. Có một số bệnh nhân bị váng đầu, khô họng, nhưng sau 24 giờ tự hết.

Bài 4: Viêm gan mãn tính.

-        Biện chứng Đông y:Do Tỳ khí hư nhược

-        Pháp trị:Kiện tỳ khổ khí, phù thổ ức mộc.

-        Bài thuốc:Mạn can lục vị ẩm

-        Công thức:

Thái tử sâm                      15g

Phục linh                         15g

Bạch truật                        12g

Tỳ giải                             10g

Hoàng bì điệp                  15g

Cam thảo                         05g

Bạch biển đậu                  12g  

                              Sắc uống ngày 1 thang.

-              Hiệu quả lâm sàng: Tràn Thị Tuyết 40 tuổi. Đã bị viêm gan trên 1 năm nhưng không vàng da, mệt mỏi, kém ăn, sườn đau, gan to 2.5cm, chỉ số SGOT 500 đơn vị, sắc mặt vàng bủng, rêu lưỡi trắng dày, mạch di huyền.

Sau khi cho uống 15 thang “Mạn can lục vị ẩm”, sườn giảm đau, ăn uống khá hơn, chỉ còn mệt sức. Liền bỏ Hoàng bì điệp, cho uống tiếp 15 thang nữa, chỉ số SGOT giảm xuống 200 đơn vị. Cứ giữ nguyên phương, có gia giảm, cho uống liên tục 3 tháng, kiểm tra thấy tất cả trở lại bình thường, bệnh khỏi. Uống luôn 6 tháng, sức khỏe hoàn toàn bình phục. Theo dõi 5 năm chưa thấy tái phát.

-        Bình luận: Viêm gan mãn tính là bệnh của Can Tỳ, chủ yếu ở Tỳ, cho nên chữa bệnh phải chú trọng nguyên tắc “Kiện tỳ bổ khí, phù thổ ức mộc” là đạt kết quả.

Bài 5: Viêm gan mãn tính(sưng gan lách)

-        Biện chứng Đông y: Can uất tỳ hư, huyết ứ, thấp nhiệt nội uẩn.

-        Pháp trị: Kiện tỳ sơ can, hoạt huyết hóa ứ, thanh nhiệt lợi thấp.

-        Bài thuốc: “Ích can thang

-        Công thức:

Đảng sâm                        12g

Bạch truật                        10g

Thương thuật (sao)          10g

Hoắc hương           10g

Nhân trần                         15g

Đương qui                       12g

Hương phụ                      10g

Phật thủ                           10g

Sơn tra                             15g

Trạch lan                         15g

Sinh mẫu lệ                      15g

Vương vất lưu hành         12g.

                    Sắc uống ngày 1 thang.

-              Hiệu quả lâm sàng: Lê Tuấn 23 tuổi. Có tiền sử bị viêm gan siêu vi cấp tính, đã điều trị 6 tháng tại bệnh viẹn, tuy chức năng gan và triệu chứng chuyển biến khá tốt nhưng mấy năm qua vẫn thường đau bên hốc sườn trái (vị trí lá lách), rồi ít lâu sau thì đau cả hai bên mạn sườn, ngày càng nặng thêm.

Khám thấy tình trạng sức khỏe còn khá, bờ gan trên nằm ở giữa sườn số 5, bờ gan ưới nằm 2cm dưới mép sườn trên đường vạch giữa đòn, nhu mô gan mềm, sờ đau; cso thể sờ thấy lách tới 1cm, hơi đau, mu bàn tay phải hiện ra các vết mạng nhện. Cho xét nghiệm chức năng gan, thấy tương đối bình thường, tiểu cầu 120,000 mm3, rêu lưỡi trắng, mạch đi trầm hoạt.

Cho uống bài “Ích can thang” liên tục hơn 2 tháng, có gia thêm Bội lan 10g, Sinh ý dĩ nhân 15g, Hồng hoa 12g, Miết giáp 12g, bệnh nhân ghi nhận giảm đau 2 bên sườn, ăn uống tốt hơn. Khám gan thấy ở dưới sườn 1 cm, khong sờ thấy lá lách. Liền đổi thuốc nấu sang tán bột làm thuốc tễ để củng cố tác dụng. Bệnh khỏi sau 3 tháng điều trị.

Bài 6: Viêm  gan mãn tính tồn tại.

-        Biện chứng Đông y: Can âm hư kèm theo thấp.

-        Pháp trị: Dưỡng âm bổ can thận, lợi thấp.

-        Bài thuốc:Tam ô nhân trần gia vị thang”.

-        Công thức:

Hà thủ ô                   15g

Ô đầu y                    09g

Ô  mai                      09g

Nhân trần                 15g

Mẫu đơn bì              09g

Thuyền thoái            06g

Sinh địa                    12g

Đương qui               06g

Cam thảo                  06g

                    Sắc uống ngày 1 thang.

-              Hiệu quả lâm sàng:Vũ Tấn Thành 45 tuổi. Có tiền sử viêm gan mãn tính hơn 7 năm. Cách nay 3 năm có đi thăm khám gan, phát hiện HAA dương tính và năm vừa qua lại khám thấy HAA chuyển sang âm tính.

Bệnh nhân lúc nào cũng chóng mặt, vùng gan có lúc đau lúc êm, mỏi mệt, mặt đỏ, mồn khô đắng, bứt rứt không ngủ được, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng hơi bẩn, mạch đi huyền tế sác. Khám gan thấy ở dưới bờ sườn 1cm, độ cứng I-II, không sờ thấy lách, chỉ số men gan SGOT trên 500 đơn vị, phnr ứng Hahr’ium +++, HAA -, AFP -. Chẩn đoán viêm gan mãn tính tồn tại. Theo Đông y, bệnh thuộc thể can thạnâm hư kèm theo thấp. Sau khi uống 30 thang “Tam ô nhân trần gia vị thang”, mọi triệu chứng giảm nhiều, chỉ số SGOT hạ còn 210 đơn vị. Giữ nguyên phương, có gia giảm, cho uống tiếp 30 thang nữa. Toàn bộ chức năng gan hồi phục như cũ, bệnh khỏi.

Bài 7: Viêm gan mãn tính tồn tại.

-        Biện chứng Đông y: Khí trệ, thấp lưu cố.

-        Pháp trị: Lý khí, khử thấp.

-        Bài thuốc: “Hoàng thũng hoàn”.

-        Công thức:

Quan quế                         15g

Đinh hương                     15g

Nhân trần                         120g

Thục phụ tử                     60g

Khô phàn                         45g

Gạo nếp                           250g

Hắc đậu                           100g

Kê nội kim                       45g

Nhục đậu khấu                24g

-        Cách làm: Tán bột mịn, luyện với mật làm hoàn nặng 10g.

-        Cách dùng:Ngày nhai nuốt 3 lần, mỗi lần hoàn với nước lọc hay nước muối hạt.

-        Kiêng cữ: Cá thịt tanh, dầu mỡ, hành, tỏi, ớt, gừng.

-              Hiệu quả lâm sàng:Hồ Mỹ Tú 32 tuổi. Bụng trướng đầy, mật vàng tối, gầy ốm, chân sưng phù, ăn kém, táo bón nặng, ngủ ít. Chẩn đoán viêm gan mãn tính tồn tại. Đã uống thuốc nửa năm nhưng không kiến hiệu.

Sau khi uống hết 1 tễ thuốc “Hoàng thũng hoàn”, mọi triệu chứng đều khỏi. Trước đây bị bế kinh nhiều năm, nay hành kinh trở lại.

-              Bàn luận: Bài trên đây vốn là toa thuốc gia truyền. Trên lâm sàng đã trị nhiều ca bệnh viêm gan mãn tính tồn tại, gan lách sưng to đều có hiệu quả cao.

Bài 8: Viêm gan mãn tính dai đẳng.

-        Biện chứng Đông y:Tà độc hiệp thấp nhiệt nội uẩn, can tỳ lưỡng suy.

-        Pháp trị:Thanh can tiết độc, hoạt huýet giảm men.

-        Bài thuốc:Thanh can giáng mai thang”I

-        Công thức:

Đương qui                       03g

Xuyên khung                   02g

Sinh địa                           03g

Xích nhược                      03g

Bạch thược                      03g

Xuyên hoàng liên            1.5g

Hồ hoàng liên                  01g

Mẫu đơn bì                      02g

Đan sâm                          03g

Bắc tử thảo                      03g

Lưu ký nô                        03g

Quỷ tiễn dực                    03g

Lô hội                                        0.5g

                    Sắc uống ngày 1 thang.

-              Gia giảm: Lấy hiện tượng đi tiêu làm chuẩn. Nếu chưa đi tiêu, gia Sinh Đại hoàng 03g; nếu vẫn chưa đi tiêu, gia Huyền minh phấn (uống với nước thuốc) 03g.

-              Hiệu quả lâm sàng:

.Đã trị 90 ca viêm gan dai đẳng với chỉ số men gan thay đổi bất thường và kéo dài. Mỗi liệu trình điều trị từ 2-3 tháng. Kết quả: 66 ca khỏi hẳn, 13 ca rất tốt, 13 ca trên đã hồi phục.

Bài 9: Viêm gan mãn tính tấn công.

-        Biện chứng Đông y:Can đởm uất nhiệt, vị thăng giáng không hòa.

-        Pháp trị:Sơ can giải uất, thanh nhiệt hòa vị.

-        Bài thuốc:Gia vị cứ nghịch thang”.

-        Công thức:

Sài hồ                    10g

Bạch thược            10g

Chỉ thực                 10g

Uất kim                  10g

Đan sâm                15g

Thần khúc             10g

Mạch nha               15g

Liên kiều               15g

Bản lam căn20g

Hoắc hương           10g

Cam thảo               05g

Bạch mao căn        10g

                    Sắc uống ngày 1 thang.

-        Hiệu quả lâm sàng:

Lý Thị Nga 38 tuổi. Có tiền sử bệnh viêm gan cấp thể vàng da, nằm bệnh viện điều trị 3 tháng khỏi về triệu chứng. Nửa năm sau tái phát, nhập viẹn lần thứ hai điều trị trong 5 tháng. Lúc này, chỉ số men gan tăng lên tới 600 đơn vị,chưa sờ tấy lá lách, phản ứng Mac Lagan 200 đơn vị, phản ứng Hahr’ium (Ha) +++, chỉ số hoàng đản bình thường.

Chẩn đoán viêm gan mãn tính tấn công, người bệnh cảm thấy hai bên hốc sườn đau trướng, ăn uống không ngon, buồn nôn, mệt mỏi, nước tiểu vàng đỏ, đi tiêu phân lúc lỏng lúc khô, miệng đắng, họng khô kèm máu mủ, lòng bàn tay nóng, lưỡi đỏ, rêu trắng bẩn, mạch đi huyền hơi sắc. Đó là chứng can đởm uất nhiệt, vị mất chức năng hòa giáng.

Sau khi uống 30 thang “Gia vị tứ nghịch thang”, kiểm tra lại thấy chức năng gan hồi phục mạnh, chỉ số men gan còn 125 đơn vị, phản ứng Mac Lagan còn 7 đơn vị, phản ứng Hanger còn +, các chứng khác đều biến mất. Cho uống thêm 20 thang nữa, tái kiểm tra, tất cả bình thường. Đã trị thêm 50 bệnh nhân khác, két quả tương tự.

Một số phương dược đơn giản:

 

-            Ngưu bằng cân 15g, Red clover 15g. Nấu nước uống thay trà. Công dụng lọc máu.

-            Bồ công anh 30g, Nhân trần 15g. Nấu uống hằng ngày thay nước lọc. Công dụng nâng cao chức năng gan.

-            Silymarin (hoạt chất chiết xuất từ dược thảo Milk thistle), coi theo chỉ dẫn. Công dụng tu sửa nhu mô gan bị hư hại.

-            Chỉ nên ăn rau tươi và trái cây tươi thay cơm, bánh mì và thịt cá trong 1 tuần lễ. Sau đó, tiếp tục theo chế độ ăn uống 75% thực phẩm tươi trong 1 tháng.

-            Tuyệt đối không ăn cá sống hay gỏi cá sống, thịt bò và thịt gia cầm. Cá sống có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng và siêu vi trùng làm hại gan.

-            Tuyệt đối không uống rượu bia, vì alcohol vốn là chất có hại cho gan, bệnh sẽ trầm trọng thêm.

3.VIÊM GAN SIÊU VI ( Virus Hepatitis)

Viêm gan siêu vi hay viêm gan truyền nhiễm (infectious hepatitis) là loại bệnh nội thương nghiêm trọng nhưng khá phổ biến, xâm nhập và phát tán theo một tiến trình tương đối rõ ràng. Viêm gan siêu vi rất đáng quan ngại vì tế bào gan tàn phá (hepatocellular destruction), bị chứng hoại tử (necrosis) và tiêu chảy dẫn tới tình trạng vàngda (jaundice), biếng ăn (anorexia)  và gan xưng to (hepatomegally). Tuy vậy, cuối cùng, tế bào gan (hepatic cells) của hầu hết bệnh nhân nhiễm viruses đều phục hồi chút ít hoặc không còn hư hoại nữa. Riêng những người cao tuổi và mắc nhiều chứng bệnh nghiêm trọng khác, diễn biến về gan phần lớn không thấy mấy thuận lợi, phức tạp hơn và có nhiều biện chứng ngặt ngèo hơn. Tiên lượng sẽ là rất xấu néu như người bệnh bị phù thũng (edema), còn gọi cổ trướng, vì lúc mày bệnh gan đã ở vào giai đoạn cuối cùng.

      Y học hiện đại ghi nhận có tất cả 5 (không phải 3) loại viêm gan truyền nhiễm hay viêm gan siêu vi thường gặp.

1.    Viêm gan A( Hepatitis virus, ký hiệu HAV)

Là loại viêm gan truyền nhiễm có thời lượng ủ bệnh ngắn ngày (short- incubation hepatitis). Trên thực nghiệm, tuy rằng virus A phát triển ở trong gan cho đến lúc có dấu hiệu lâm sàng và chỉ thấy một mức độ thấp virus trong máu xuất hiện với thời gian rất ngắn ở cuối giai đoạn ủ bệnh. Các nhà nghiên cứu y học xếp viêm gân vào nhóm virus đường ruột (enterovius)  bởi vì họ tìm thấy các tiểu thể HAV trong phân người mắc bệnh viêm gan loại A.

Viêm gan A phân bố rộng khắp bề mặt các đại lục, tuy không đồng đều, nhưng không miễn trừ một quốc gia nào. Mức độ lây truyền rất cao.

Nguyên nhân:

-              Xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng và phân, chủ yếu qua phân người có bệnh.

-              Nước tiểu, nước bọt, dịch tá tràng , sữa, nước uống, thực phẩm ô uế.

-              Hải sản (tôm, cua ,sò, ốc, mực) sống trong khu vực cso nguồn nước bị ô nhiễm.

-              Dụng cụ, quần áo cá nhân của người mắc bệnh viêm gan virus A.

-              Truyền máu không được cơ quan kiểm dịch xét nghiệm chu đáo.

Tiến trình lây nhiễm:

-        Thời kì ủ bệnh của viêm gan virus A là từ 15-42 ngày.

-        Sau khi xâm nhập, virus A gây vàng da trong khoản từ 14-21 ngày.

-        Virus A xuất hiện trong phân người có bệnh từ 21-28 ngày.

-        Virus A tiếp tục hiện diện trong phân người bệnh một tuần lễ sau khi vàng da.

-        Hiện tượng vàng da sẽ chấm dứt sau ba tuần lễ bị lây nhiễm.

-        Virus A được thải ra trong phân giai đoạn cuối thời kỳ ủ bệnh.

Chẩn đoán:

-              Nếu kháng thể HAV ( ký hiệu antiHAV) cao, thuộc tip IgM, thì có thể kết luận bệnh mới lây nhiễm (trong vòng 3 tháng). Đây là viêm gan truyền nhiễm A cấp tính.

-              Nếu kháng thể HAV có trị số thấp, phần lớn thuộc tip IgM, thời kỳ mắc bệnh đã lâu (trên 3 tháng).

-              Kết luận: HAV lây nhiễm, chủ yếu trong thời kỳ ủ bệnh và thường an toàn. Chưa hề thấy trường hợp nào sau khi bị nhiễm HAV cấp tính chuyển sang mãn tính.

Tại Hoa Kỳ có khoản 40% ca bệnh viêm gan siêu vi A, đã và đang phát triển nhanh trong giới đồng tính luyến ái (homosexuals)  và những người có hệ thống miễn dịch kém, trong đó bao gồm các đối tượng bị nhiễm siêu vi HIV dẫn tới bệnh AIDS hay SIDA. Riêng tại khu vực Đông Nam Á Châu và Thái Bình Dương, đặc biệt Việt Nam, do khí hậu và tình trạng ding dưỡng cũng như phòng ngừa kém nên tỷ lệ người bị viêm gan siêu vi B rất cao, không dưới 35-40%.

1.    Viêm gan không A không B (non- A, non- B virus heptitis, ký hiệu NANB) hay E

Là tên đầu tiên do các nhà nghiên cứu y học đặt cho một loại viêm gan siêu vi cugnf nhóm C dưới tên virus non- A, non B (NANB),sau đổi thành thành viêm gan virus E ( hepatitis E virus).

Viêm gan virus E  xảy ra chủ yếu với những người có quan hệ hay thường lai vãng đến nhiều vùng sẵn chứa mần bệnh như Ấn Độ, Phi Châu, Á Châu hoặc vùng Trung Mỹ Châu. Bệnh rất phổ biến trong giới trẻ và  các phụ nữ mang thai, thường lây nhiễm qua chất cạn bã của phân, tương tự như loại virus A nên khâm phá rất khó. Tuy vậy, các nhà khoa học không mấy chú trọng đến viêm gan virus E, tức viêm gan non- A, non- B virus hepatitis.

2.    Viêm gan B (hepatitis B virus, ký hiệu HBV)

Là loại viêm gan có phạm vi toàn thế giới. Mật độ nhiễm bệnh tuy có khác nhau, Đông phương chiếm tỷ lệ cao hơn Tây phương, do điều kiện kinh tế và giáo dục vệ sinh phòng ngừa kém. Riêng Việt Nam, theo bảng thống kê năm 2001 của Liên Hợp Quốc, được liệt vào 1 trong 8 quốc gia có tỷ lệ người bệnh nhiễm virus B cao nhất thế giới.

Nguyên nhân:

-              Truyền máu, cácsảm phẩm làm từ máu là con đường chính yếu lây nhiễm virus B.

-              Xăm mình, tiêm chủng, châm cứu, chữa răng với các dụng cụ không được sát trùng cẩn thận.

-               Giao hợp, kể cả giao hợp bằng hậu môn của giới đồng tính luyến ái với người có bệnh.

-              Dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng, hôn nhau bằng mồn với người có bệnh.

-              Lây nhiễm từ mẹ sang con nếu bà mẹ bih nhiễm virus B vào thời kì mang thai và lúc đẻ.

-              Ghép nội tạng (gan, thận) của người hiến tặng có nhiễm virus B.

-              Bác sĩ, y tá, chuyên viên kỹ thuật va chạm với dụng cụ đã nhiễm bị virus B.

Tiến trình lây nhiễm:

-        Thời kỳ ủ bệnh trong khopảng 60-180 ngày, trung bình 90 ngày.

-              Về phạm vi sinh bệnh học của viêm gan siêu vi B, sự đáp ứng của cơ thể là yếu tố quyết định. Nói rõ hơn, hệ quả xảy ra tốt hay xấu, virus tấn công mạnh mẽ hay ngưng tụ bất động lâu dài phần lớn tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch đáp trả lại một cách thích đáng chứ không phải do virus. Điều này có thể minh họa bằng 2 ca bệnh: Hai người cùng bị nhiễm virus B và xảy ra cùng một thời gian. Người thứ nhất bị teo gan tối cáp, chết trong vòng 10 ngày. Người thứ hai mang bệnh suốt đời không việc gì hết. Như vậy, cơ thể đã dung nạp viêm gan virus B.

-              Phần lớn các trường hợp nhiễm virus viêm gan B đều vô hại. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh tién triển kéo dài dẫn tới viêm gan mãn tính dưới 3 dạng.

a.     Viêm gan mãn tính tồn tại.

b.    Viêm gan mãn tính tấn công.

c.     Xơ gan.

Riêng xơ gan cũng có thể diễn ra trong vòng 3-4 tháng hoặc kéo dài tới 2-3 năm sau mới hình thành.

-        Cuối cùng, và cực kỳ hệ trọng, là dẫn đến bệnh ung thư gan nguyên phát.

-              Về phương diện sinh bệnh học vi thể của viêm gan virus B có 3 dạng.

a.           Tổn thương cơ bản, chia làm 3 loại hình: Tổn thương nhu mô gan xen kẽ với dấu hiệu tái tạo nhu mô, phản ứng tổ chức liên kết và tổn thương ứ mật tế bào.

b.          Tổn thương nhu mô gan, thấy khắp các nội thùy gan nhưng mức độ thương tổn ở mỗi nới khác nhau. Thương tổn thường tập trung chung quanh tĩnh mạch trung tâm. Tế bào gan phình to gấp 2-3 lần bình thường.

c.           Tổn thương các đường mật, tuy bệnh tập trung chủ yếu ở tế bào gan nhưng gây ảnh hưởng lây tới các đường mật nằm trong gan.

Dấu hiệu nhận diện:

Có 5 dấu hiệu để nhận diện bị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan siêu vi B.

a.     Viêm gan nhiều khoản cửa.

b.    Có nhiều thể Councilman

c.     Tế bào gan đa dạng.

d.    Kupffer tăng sinh.

e.               Tế bào gương (ground glass cell), thường gặp trong viêm gan B nhất.

Trên lâm sàng và thực nghiệm, có một số dấu hiệu như công thức:

-              Viêm gan B có khuynh hướng tập trung nhiều vào phía trung tâm nội thùy gan.

-              Viêm gan A thì có khuynh hướng phát triển quanh khoảng cửa.

-              Viêm gan không A không B, thường thiên về tổn thương tế bào gan có ứ mật.

Điểm cần lưu ý: Tình trạng gan bị tổn thương do tác động của virus không chỉ khu trú ở gan mà còn có thể di lụy tới cả niêm mạc dạ dày, ruột non, tá tràng, viêm luôn cầu thận, viêm tụy, viêm màng não, viêm đa rễ dây thần kinh...

Dấu hiệu lâm sàng:

Đối với viêm gan virus A và B (HAV, HBV), biểu hiện lâm sàng được chia làm 3 thời kỳ:

1.    Thời kỳ tiền hoàng đản:

Thường xảy ra trong 4-8 ngày. Hội chứng giả cúm gồm: sốt nhẹ (khoảng 38 dộ C), đau nhức cơ, đau khớp. Hội chứng về tiêu hóa gồm: buồn nôn ,táo bón hay tiêu chảy, mệt mỏi cả về thể lực dẫn tinh thần và chán ăn là dấu hiệu đặc trưng nhất (các Bác sĩ thường chẩn đoán loại trừ bệnh viêm gan cấp do virus A, B nếu không có dấu hiệu này).

Theo hai nhà nghiên cứu Boivin và Fauvert, các dấu hiệu lâm sàng thời kỳ tiên hoàng đản được xác định theo tỷ lệ cao xuống thấp như sau:

-        Chán ăn 60-82%

-        Buồn nôn 60-75%

-        Mệt mỏi 31-82%

-        Sốt nhẹ 12-55%

-        Đau cổ 15-50%

-        Đau khớp 10-50%

-        Ngứa 2-45%

-        Nôn ói 30-40%

-        Đau đầu 7-35%

-        Đau bụng 25-33%

-        Táo bón 10-20%

-        Ỉa chảy 5-10%

-        Nổi mề đây 4%

Đặc điểm nghi ngờ viêm gan do virus sau khi có dấu hiệu chán ăn và nhiễm khuẩn nhẹ là làm xét nghiệm men transaminase  máu. Transaminase là một tiến trình xúc tác bởi enzyme, chuyển hóa một nhóm amin từ một amino acid thứ hai. Ví dụ glutamic oaxloacetic transaminase (viết tắt GPT) biến đổi glutamate và pyratate thành alfa-ketoglutarate và alanine. Transamine máu sẽ lên cao sau 5 ngày kể từ lúc có dấu hiệu đầu tiên, chiém tỷ lệ từ 50-70% các trường hợp.

2.    Thời kỳ hoàng đản(vàng da).

-        Dấu hiệu xuất hiện đầu tiên là nước tiểu vàng.

-        Phân hơi bạc màu.

-        Các dấu hiệu ở thời kỳ tiền hoàng đản (sốt, đau cơ và khớp) giảm nhưng dấu hiệu chán ăn vẫn duy trì.

-Thăm khám bệnh nhân (thường bệnh nhân chỉ đến khám vào giai đoạn nầy) thấy: Gan to (chiếm 50-80% các trường hợp), ấn vào cảm thấy đau, tổn thương toàn bộ gan về mặt sinh hoá thể hiện đầy đủ.

-Nếu lấy dấu hiệu vàng da làm chuẩn thì hội chứng tiêu huỷ tế bào gan (SGOT và SGPT) tăng cao gấp 5 lần, cao nhất ở trước thời điểm vàng da 3 ngày và sau vàng da từ 3-5 ngày.

-Hội chứng ứ mật trong gan với các dấu hiệu: Bilirubin máu tăng cao từ 5-6 lần trị số bình thường, phosphatase kiềm bình thường hoặc cao.

-Dấu hiệu suy tế bào gan thường không rõ ở thể nhẹ. Phản ứng Gros-Mac Lagan thường (+). HbsAg (kháng thể kháng hepatitis B virus) lúc nầy trong huyết thanh (+).

3.Thời kỳ hồi sức:

-Theo qui luật, nếu sự tiến triển bình thường tức là không gây biến chứng, dấu hiệu vàng da sẽ chấm dứt trong vòng 2-3 tuần lễ kể từ ngày xuất hiện. Có một số trường hợp ngắn hơn (trong vòng 10 ngày) hoặc dài hơn (trên 6 tuần lễ).

-Nếu vàng da kéo dài trên 8 tuần lễ mà không hết thì đây là viêm gan virus thể vàng da kéo dài.

-Dấu hiệu lâm sàng tốt gồm: đi tiểu nhiều, ăn thấy ngon miệng, giảm mệt mỏi, gan trở về kích thước bình thường. Dấu hiệu này bắt đầu từ cuối tuần lễ thứ 4 sau khi xảy ra vàng da.

-Dấu hiệu sinh hoá tốt gồm các giai đoạn: suy tế bào gan giảm trước, kế tiếp là dấu hiệu tiêu huỷ tế bào gan giảm theo và phản ứng viêm gan chấm dứt sau cùng. Tình trạng suy tế bào gan trở lại bình thường có thể bắt đầu từ tuần lễ thứ 2 kể từ lúc vàng da.

-Viêm gan virus B có thể tái phát, thời gian xảy ra không thống nhất: có thể tái phát 1-2 tháng sau khi bệnh khỏi, cũng có thể 3-4 tháng nhưng không quá 6 tháng kể từ khi mắc bệnh cấp tính. Nguyên nhân bệnh tái phát, nhiều nhà nguyên cứu đồng ý là do tác nhân lạm dụng rượu, điều trị bằng thuốc corticoid (hai nhân tố chính) trong giai đoạn cấp tính và do có thai hoặc dinh dưỡng kém. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể chữa lành, không có những tiên lượng quá xấu.

Lấy viêm gan virus B làm mẫu mực, việc chẩn đoán bệnh dựa vào các yếu tố: dịch tễ, lâm sàng, sinh hoá và virus học.

nặng mắc ung thư gan khoảng 20-30 lần, thậm chí 320 lần, hơn người không có mang kháng nguyên HbsAg.

3.    viêm gan C(hepatitis C virus, ký hiệu HCV):

Có chừng 20% trong tổng ố các loại viêm gan siêu vi. Lý do, virus C đã được cô lập, chỉ một phần rất nhỏ bệnh nhân xét nghiệm thấy có nhiễm bệnh nhưng không nghiêm trọng và phổ biến như loại A hoặc B.

Viêm gan virus C lây nhiễm chủ yếu qua đường máu và các chất dịch trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu y học ghi nhận virus C hiện diện ở cơ quan sinh dục nữ, có khả năng lây truyền cho con ngay sau khi sinh ra. Xâm mình (tattooing) là một môi trường dễ lây nhiễm nhất.

Hầu hết bệnh nhân mắc viêm gan virus C đều có nguy cơ bị bệnh viêm gan mãn tính, xơ gan và tỷ lệ bị ung thư tế bào gan (hepatocellular carcinoma) gia tăng từ 50-80%. Người nào bị viêm gan virus C mãn tính coi như hứng chịu luôn tình trạng bị nhiễm độc.

4.    Viêm gan D (hepatitis D, ký hiệu HDV):

Viêm gan virus D, tức “Delta hepatitis”, chiếm khoản 50% ca viêm gan siêu vi, diễn ra một cách bất thình lình, đưa đến tử vong rất cao. Phát triển chừng 1% trong số bệnh nhân, làm hư hỏng liên tục gan và bệnh não (encephalopathy). Trình tự bệnh biến là chứng hôn mê (coma) và thường dẫn tới cái chết trong vòng 2 tuần lễ.

XƠ GAN (Cirhosis)

       Xơ gan là hậu quả của bệnh viêm gan mãn tính, chủ yếu là cấu trúc va tổ chức tế bào gan bị biến dạng bởi sự tăng sinh và xơ hóa (fibrosis) hình thành các sẹo, các cục to nhỏ làm mất chức năng gan do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Một khi nhu mô gan hoại tử biến thành xơ hóa thì máu và bạch huyết lưu thông yếu đi, cuối cùng, gan sẽ ngưng hoạt động.

       Xơ gan là một bệnh rất nghiêm trọng, gây tử vong đứng vào hàng thứ 11 tại Hoa Kỳ, không có cách gì đảo ngược tỷ xuất này.

    

       Nguyên nhân:

-   Bệnh tế bào gan: (Hepatocellular disease) gồm có:

   .Xơ gan sau hoại tử (postnecrotic cirrrhosis) chiếm tỷ lệ 10-30% bệnh nhân đã từng mắc các loại viêm gan virus A, B, C, D.

   .Xơ gan nhiễm độc (toxic cirrhosis)

   .Xơ gan do nghiện rượu (alcoholic cirrhosis).

   .Xơ gan tuần hoàn cửa (portal cirrhosis). Đây là những bệnh phổ biến nhất và chủ yếu do viêm gan loại C gây ra.

   .Xơ gan do suy dinh dưỡng (malnutrition), đặc biệt thiếu chất đạm (protein) và tệ nghiện rượu là những nguyên nhân làm cho gan hư hỏng, tạo thành các mô xơ trong khu vực cửa và chung quanh tĩnh mạch trung tâm.

   Xơ gan do bệnh tự miễn dịch (autoimmune disease) bao gồm các bệnh sarcoidosis, nguyên lá một số rối loạn mãn tính khiến các hạch bạch huyết trong cơ thể bị lớn ra và nhiều cục thịt nhỏ xuất hiện trong phổi, gan, lách và bệnh viêm ruột mãn tính.

-            Bệnh ứ mật (Cholestatic diseases), nhóm này bao gồm các bệnh xơ hóa ống dẫn mật, bệnh xơ cứng viêm đường mật (sclerosing cholangitis) làm cản trở việc vận chuyển mật.

-            Bệnh chuyển hóa (Metabolic diseases), nhóm này bao gồm các rối loạn như bệnh Wilson (Wilson’s diseasis) một khuyết tật bẩm sinh do chuyển hóa chất đồng không bình thường mà trong đó thiếu hụt chất caeruloplasmin, bệnh kháng trypsin (antitrypsin) và bệnh nhiễm sắc tố sắc mô (pigment cirrhosis, hemochromatosis).

Dấu hiệu và triệu chứng:

Những biểu lộ lâm sàng về tình trạng xơ hóa và u xơ của các thể loại viêm gan đều giống nhau, không cho nạn nhân dấu hiệu cảnh báo đặc biệt nào. Tuy nhiên, dựa vào một số biểu thị căn bản, có thể chia xơ gan làm 3 thời kỳ:

-            Thời kỳ chớm phát: Người bệnh chỉ cảm thấy yếu sức, mệt mỏi, bắp thịt thường bị chuột rút (cramps), sụt cân. Có những triệu chứng rối loạn về tiêu hóa như: biếng ăn, ăn không biết ngon, ăn chậm tiêu, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, tức hoặc đau nhẹ vùng bụng trên bên phải (vùng gan). Khám gan thấy hơi to hoặc chưa to, có người lách to. Nói chung, chức năng gan bình thường hoặc hơi suy giảm.

-            Thời kỳ toàn phát: Chức năng suy giảm rõ. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa nặng thêm: Sụt cân, da xạm hoặc da vàng, vàng mắt, hốc sườn bên phải đau dữ, lộ ra những điểm ứ huyết mạch sao trên mặt, ngực, vai, tay, cổ, hoặc có hiện tượng dãn mao mạch, bàn tay và đầu ngón tay mập đỏ lên, xuất huyết chân răng, chảy máu mũi, trĩ, đi tiêu có máu, phụ nữ bị rong kinh rong huyết, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, tay chân tê dại, ngứa, tiểu khó, cổ chân sưng phù, bụng căng có nước. Khám gan to hoặc teo nhỏ.

-            Thời kỳ cuối: Một số biểu thị chính vào giai đoạn cuối của bệnh xơ gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa bao gồm các triệu chứng sau đây:

a.         Bộ máy hô hấp (respiratory): Gây tràn dich màn phổi (pleural effusion) làm hạn chế việc giãn rộng lồng ngực vì lý do bụng có chứa nước, tạo áp suất trao đổi khí tăng cao dẫn tới tình trạng giảm lượng dưỡng khí hít vào (hypoxia).

b.         Hệ thống trung khu thần kinh (central nervous system):Tiến trình các triệu chứng về bệnh não do gan (hepatic encephalopathy) gồm có: chứng ngủ lịm (lethargy), thần trí thay đổi, nói sảng, loạn giữ tư thế hay mất nhận thức đi đứng nằm ngồi (asterexis), viêm dây thần kinh ngoại vi (peripheral neuritis), chứng hoang tưởng (paranoia), bị ảo giác (hallucinations), đờ đẩn triền miên và hôn mê (coma).

c.          Huyết học (hematology): Dễ chảy máu gồm có: chảy máu mũi, chảy máu dưới da gây bầm tím, chảy máu chân răng, ói ra máu (hematemesis) và bệnh thiếu máu (anemia).

d.         Nội tiết (endoctine):Đàn ông bị chứng to vú (gynecomastia), teo tinh hoàn (testicular atrophy), phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt (menstrual irregularities), lép ngực và rụng hết lông nách, không còn ý thích giao hợp (Iibido)  và mất khả năng sinh đẻ (sterility).

e.          Da (skin): Ngứa da dữ dội, da khô cực độ, sưng mô tế bào, biến đổi nhiễm sắc tố (pigmentation), nửa thân trên cơ thể cso hình mạng nhện (spider nevi), lòng bàn tay nổi ban đỏ (erythema), hoàng đản (jaundice) và phù ngoại vi (peripheral edema).

f.           Gan (hepatic): Hoàng đản, gan to (hepatomegaly), bụng chứa đầu nước còn gọi là cổ trướng (ascites), hai chân phù thũng, bệnh não do gan và hội chứng về gan-thận tạo thành những tác động chính phô bày bệnh xơ gan.

g.         Hư hoại (wasting): Hơi thở có mùi mốc, bụng nổi gân xanh, bắp thịt teo quắt, đua ở hốc sườn bên phải và cảm thấy khổ sở nhất là lúc đứng lên hay cúi về phía trước, lách to (splenomegaly). Tình trạng hư hoại cứ tiếp tục tăng dần trong suốt thời kỳ bệnh mãn tính. Kúc này có thể xuất hiện sốt và thường liên hệ với viêm rãnh ngang gan (portal hepatitis), viêm mang bụng nhiễm khuẩn (septic peritonitis) hoặc viêm đường mật (cholangitis). Do tăng huyết áp kịch phátlàm giảm tĩnh mạch gây xuất huyết tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch trực tràng.

Chẩn đoán:

       Nhờ những lần khám sức khỏe định kỳ có thể chẩn đoán sớm mọi diễn biến về bệnh xơ gan. Thầy thuốc thường quan tâm tới những bệnh nhân có tiền sử bệnh vàng da, nghiện rượu, sống ở vùng có bệnh sốt rét, nghề nghiệp liên hệ tới hóa chất độc hại, sinh sống thiếu dinh dưỡng, bị bệnh hấp huyết trùng... Việc chẩn đoán xơ gan dựa vào các yêu tố sau đây:

1.        Tiền sử bệnh:Đã từng mắc bệnh viêm gan virus, sốt rét, bệnh về gan mật, nghiện rượu, suy dinh dưỡng, suy tim lâu dài.

2.        Gan, lách to:Thời kì chớm phát gan to, mặt nhẵn, hơi cứng. Thời kì cuối gan teo nhỏ, rắn chắc, bề mặt lồi lõm, ấn đau. Lách to hoặc rất to.

3.        Chức năng gan suy giảm:Mất chức năng trao đổi chất đạm, mỡ, đường bột, cung cấp năng lượng và chất bổ dưỡng. Không còn năng lọc máu, tẩy rửa chất độc, diệt khuẩn, tiêu  hóa, tọa huyết thanh, tạo mật. Mất luôn năng lực tạo ra sự miễn dịch cơ bản.

4.        Tăng áp lực tĩnh mạch cửa:Do áp suất tĩnh mạch cửa tăng từ 10-20mm/Hg hoặc cao hơn, các hệ thống tĩnh mạch dẫn vào lách, tuần hoàn bằng hệ, tĩnh mạch thực quản đều giãn.

5.        Sinh thiết gan:Phát giác mô gan bị tàn phá và xơ hóa làm cho cấu trúc gan biến dạng, hình thành các cục sù sì.

.Điểm tiểu cầu (platelet), tỷ lệ thể tích huyết cầu (hematocrit) thấy giảm.

.Giảm mức huyết câu tố (hemoglobin), giảm chất albunmin, giảm luôn các chất điện phân như sodium, potassium, chloride và magnesium.

.Tăng mức globulin, tất cả bilurubin, alkaline phosphatase, serum ammonnia, serum glutamic oxaloacetic transaminase (SGOT), serum glutamic pyruvic transaminase (SGPT).

Điều trị:

    Cần nhắc lại, xơ gan là một trong những bệnh nội thương rất khó trị. Theo thống kê, xơ gan đứng vào hàng thứ tư về khả năng giết người và nạn nhân hầu hết là đàn ông từ 25-64 tuổi. Thủ phạm chính là rượu, kế đến là viêm gan. Tại Hoa Kỳ, ước tính có hơn 10,000,000 người nghiện rượu và mỗi năm giết chết trên 200,000 người. Về viêm gan các loại, hằng năm khám phá thêm 300,000 ca mới trong khi số tử vong vì bệnh viêm gan virus B đã tăng hơn 5,000. Nếu nạn nhân còn sống sót thì nguy cơ  mắc bệnh ung thư gan (liver cancer) một vài năm sau đó cũng chiếm tỷ lệ trên 75%.

    Phương pháp tốt nhất nhằm bảo vệ gan vẫn là phòng ngừa. Phải cải thiện ngay lối sông, cách ăn uống sao cho phù hợp vói khoa ding dưỡng. Sau đây là một số biện pháp phòng bệnh và trị bệnh xơ gan do các nhà chuyên môn Đông Tây giàu kinh nghiệm hướng dẫn.

    Cảnh giác:

    Gan của bạn đã và đang bị bệnh do làm việc quá tải hoặc kém chức năng nếu như cảm thấy các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

-    Đau đầu thường xuyên mà không liên hệ gì tới huyết áp.

-    Căng đau thường xuyên vùng cổ và hai bả vai hoặc mỏi mắt.

-    Với phụ nữ, kinh nguyệt tiếp tục gây xáo trộn, răc rối thêm.

-    Toàn bộ hoặc một phần dây chằng, gân, bắp thịt trở nên yếu, mỏi.

-    Nổi mụn, các chứng viêm da, vảy nến (psoriasis), sần ngứa.

-    Dị ứng với một số thức ăn, thuốc uônga mà từ lâu chẳng hề gì.

-    Vùng hốc sườn phải (vị trí gan) đau hoặc cảm giác căng cứng.

-    Thường xuyên nổi giận, chán nản và buồn rầu vô cớ.

-    Mắt mờ, viêng mắt như có vết bẩn hoặc mắt đỏ.

-    Luôn cảm thấy đắng miệng, nhất là sau lúc ngủ dậy.

1.                Cải thiện lối sống:

a.      Không nên (có hại cho gan):

-   Ngưng uống tất cả loại rượu, kể cả rượu nho hay rượu bia.

-    Tránh ăn các loại thịt đỏ (red meats) gồm bò, cừu. Kiêng luôn thịt gà, vịt, chim, cá và dầu gan cá. Hạn chế tối đa việc ăn cá tuyết (haddock), cá hồi (salmon), cá mòi (sardine). Mỗi tuần chỉ nên ăn tối đa 2 làn với một lượng rất ít. Phải nấu chín, không được ăn cá sống hoặc hải sản còn sống. Theo Bác sĩ James M.Balch Hoa Kỳ, vì gan yếu và hư hỏng, không thể tiêu thụ nổi tổng số lượng vitamin A chứa trong các loại thực phẩm vừa kể dẫn tới tình trạng bị cổ trướng, bụng chứa đầy nước. Điều này cho thấy việc ăn uống nhiều thịt cá bổ dưỡng trong thời kỳ gan hư là một quan niệm sai làm.

-    Tránh hút thuốc lá, uống caffeine, ăn nhiều tinh bột.

-    Tránh dùng đường, trà, thực phẩm có trộn bơ sữa.

-    Tránh ăn các loại mỡ bảo hòa, thức ăn chiêng, rán.

-    Tránh ăn thực phẩm đóng hộp, đồ khô, ướp muối, xông khói.

-    Tránh uống các loại nước giải khát đóng chai, nước có ga.

-    Tránh khuôn vác nặng, tập luyện quá sức, va chạm mạnh.

-    Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

-    Tránh ăn quá nhiều gây bội thực, khó tiêu.

-    Tránh dùng bơ thực vật (pargarine) vì có chứa laoị dầu đã bị đun nóng ở nhiệt độ cao khiến cấu trúc phân tử của dầu biến chất, là một sát thủ nguy hiểm, đặc biệt cho gan.

-    Tránh dùng thuốc (drugs) bừa bãi hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc. Phải có sự hướng dẫn và quyết định của Bác sĩ chuyên khoa hay Bác sĩ gia đình.

   Dưới đây là Bảng phân tích tỷ lệ giữa mỡ bảo hòa và mỡ không bảo hòa trong một số chất béo thông dụng để người tiêu thụ chọn dùng cho thích hợp:

Chỉ danh

Tổng số chất béo

Mỡ

Oleic

Tổng số chất béo

 

 

Chất béo

(gram/100grams)

Bảo hòa

Không bảo hòa

 

1.    Quả hạt

 

 

 

 

Almonds

54.2

8%

67%

19%

Brazil nuts

66.9

26%

33%

38%

Cashew nuts

45.7

20%

57%

17%

Filberts

62.4

7%

80%

11%

Peanuts

48.7

17%

48%

24%

Sunflower

47.3

13%

19%

64%

Walnuts

64.0

11%

15%

66%

2.    Fats, Oils

 

 

 

 

Butter (81% fat)

`-

62%

25%

4%

Com oil

-

17%

24%

59%

Cottonessed

-

26%

18%

52%

Lard (mỡ heo)

-

40%

41%

15%

Linseed oil (flax)

-

9%

19%

72%

Olive oil

-

16%

76%

8%

Palm kernel

-

85%

13%

2%

Peanut oil (dầu phộng)

-

18%

47%

29%

Rape seed oil

-

7%

50%

37%

Salmon (7.4% fat)

-

18%

18%

39%

Sesame oil (dầu mè)

-

13%

42%

45%

Soy bean oil

-

15%

26%

59%

 

         Mỡ bảo hòa và mỡ không bảo hòa là gì? Là chất béo tạo nên những phân tử (molecules) gọi là acid béo (fatty acids) được chiết xuất từ các loại mỡ động vật, các loại dầu thực vật do rau và quả hạt cung cấp. Có 3 loại chính: Chất béo bảo hòa, còn gọi là mỡ bảo hòa (unsaturated oil) và chất béo đơn bảo hòa hay mỡ đơn bảo hòa (monosaturated).

-            Chất béo bảo hòa có nhiều nguyên tử hydrogen (hdrogen atoms) hơn và ít carbon hơn chất béo không bảo hòa.

-            Chất béo không bảo hòa có ít nguyên tử hydrogen và nhiều carbon hơn chất béo bảo hòa.

-            Chất béo đơn bảo hòa có tính chất của cả hai loại chất béo bảo hòa và không bảo hòa.

Nhiều nhà khoa học khuyến cáo, nên dùng dầu thực vật hay mỡ động vật và sử dụng chất béo ở dạng sơ chế, ép lạnh hơn là đun sôi. Bởi vì chất béo đun sôi sẽ dẫn tới việc hình thành gốc tự do (free radicals) và khi ăn vào cơ thể gốc tự do có khả năng sinh ra bệnh ung thư (cancer). Một cuộc nghiên cứu gần đây nhất tại Nhật Bản đã công bố, một trong những tác nhân làm cho gan bị hư hoại là chất béo trong thực phẩm bị oxýt-hóa do đun nấu nhiệt độ cao.

b.      Nên (Có lợi cho gan):

-            Uống nhiều nước tinh khiết, đặc biệt là nước chưng cất bốc hơi. Mỗi ngày uống từ 6-8 cốc nước (mỗi cốc dung tích 16 uonces), tương đương nửa lít) để lau chùi chất độc trong cơ thể.

-            Thường xuyên uống nước ép rau quả tươi gồm cà rốt, củ dền đỏ, bồ công anh, tao, dưa leo rau mồng tơi Mỹ (spinach) ngày 2 lần, sáng và chiều lúc bụng đói, liên tục 1 tháng. Sau đó, hoặc giữ nhịp độ cũ, hoặc uống ngày 1 lần vào sáng sớm theo công thức mẫu sau đây: Nước ép cà rốt 06 ounces, táo 02 ounces, dưa leo 02 ounces, củ dền đỏ 02 ounces, bồ công anh tươi 02 ounces và cải sà lách soong hoặc rau mồng tơi Mỹ 02 ounces (tổng cộng 16 ounces, tương đương nửa lít).

-            Dùng dầu olive (loại extra virgin), dầu cải ép lạnh (cold-pressed vegetable oil), dầu hạt lanh (linseed),dầu hạt hướng dương (sunflower oil) thay mỡ động vật. Nên ăn sống, trộn với rau, không đun nấu chiên xào. Đây là loại dầu tốt nhất cho cơ thể có khả năng chóng oxy-hóa cao và điều chỉnh tài tình các loại acid béo bão hòa (saturated fatty acid), acid béo đơn bảo hòa (monosatured fattly acid) gồm oleic và cả acid béo không bảo hòa (unsaturated fatty acid) gồm linoleic và linolenic. Nhiều cuộc nghiên cứu gần đây ghi nhận oleic acid ít bị ảnh hưởng bởi oxygen, rất có ích cho tim và hệ thống tim mạch. Riêng dầu rum (safflower oil) cũng rất tốt nhưng dễ trở mùi ôi khi tồn trữ ở nhiệt độ ngoài trời, sau khi mở nắp phải giữ trong tủ lạnh.

-            Chế độ ăn hằng ngày cần tới 75% thực phẩm tươi. Xơ gan càng nặng, việc dùng thực phẩm càng nghiêm ngặt, chỉ ăn rau quả tươi và uống nước ép rau quả tươi ít nhất 2 tuần lễ liên tiếp để tẩy độc và giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, bảo vệ các mô chưa bị hư hỏng. Thực phẩm thiết yếu gồm có: Quả hạnh (almonds), men làm rượu bia, ngũ cốc xay thô và các loại hạt như đậu thận (kidney beans), đậu Hà Lan (peas), đậu nành (ss\oybeans). Theo nhà nghiên cứu thực vật Phyllis A.Balch Hoa Kỳ, các loại thực phẩm này có chứa chất argininc, một amino acid đóng vai trò thụ phẩm tiêu hóa chất đạm, giúp giải độc ammonia làm lại cơ thể.

-            Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K, vì người mắc bệnh xơ gan thường thiếu vitamin K. Nguồn vitamin K dồi dào nằm trong các loại rau xanh và trong mần cỏ kinh lăng (alfalfa sprouts).

-            Giữ cho ruột già luôn được sạch sẽ, tránh táo bón. Bởi vì độc tố tích lũy trong gan cần phải được tống xuất ra ngoài theo ngã ruột già và thận. Táo bón làm cơ thể bị nhiễm độc do hô hấp thu độc tố dẫn tới các triệu chứng: rối loạn tâm thần, bồn chồn, thất vọng, dễ cáu kỉnh, mệt mỏi, ruột đầy hơi, da dị ứng nổi mề đây, ngứa, bế tắc hệ thống hô hấp gây ho, hắt hơi.

2.   Dùng chất bổ và dược thảo

a. Các chất bổ dưỡng:

-     Ganvà thuốc tiêm chiết xuất từ gan (theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị), nhằm mục đích cung cấp thành phần vitamins cần thiết thuộc nhóm B, chất sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác để giúp khôi phục lại tế bèo gan.

-     Vitamin B12 (theo hướng dẫn của Bác sĩ điều trị) hoặc 50mg vitamin B complex kèm với 200mcg selenium và 30mg zinc ngày để bù đắp lượng hồng huyết cầu bị thiếu do ăn uống kém hoặc ho xuất huyết.

-     Vitamin C, k\liều 5,000mg/ngày, chia ra làm 2-3 lần uống, nhằm nâng cao tính miễn dịch và chóng oxýt-hóa mạnh, trung hòa chất độc.

-     Vitamin E, liều 600 IU/ngày, là một chất chống oxýt-hóa mạnh, giúp bảo vệ gan tránh bị hư hại.

-     Lecithin dạng bột, ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh trước nữa khi ăn; hoặc dùng viên capsules, ngày 3 lần, mỗi lần 1,200mg trước bữa ăn. Công dụng: Làm giảm chất béo tích tụ trong gan.

b.   Dược thảo đơn giản:

-     Tiến sĩ James A.Duke, một nhà nghiên cứu dược thảo Hoa Kỳ, đã xếp hạng 6 loại dược thảo sau đây đứng đầu danh sách các dược thảo đặc trị bệnh gan, tức là đánh giá cao nhất thang điểm 5 sao.

 

-    Milk Thistle (Silybum marianum).

        Milk thistle, còn có nhiều tên khác: Carduus marianus L. Cnicus marianus, Mary thistle, Holy thistle, Lady’s thistle, Marian thistle và Saint Mary thistle. Có nguồn gốc tại vùng Địa Trung Hải (Mediterranean) nhưng cũng đã phát hiện mọc hoang dã tại nhiều quốc gia ở Châu Âu, Bắc Mỹ (mọc tự nhiên thành những bãi rộng tại Tiểu Bang California), Nam Mỹ Châu và Australia. Không thấy xuất hiện ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trung Quốc và Việt Nam muốn có milk thistle phải nhập cảng.

        Milk thistle là loại cây bụi, tên khoa học Silybum marianum thuộc họ Cúc Asteraceae hay Compositae. Lá Milk thistle không có cuống, mọc so le quanh thân hình trụ, với đặc điểm dễ nhận là có rất nhiều vằn trắng vạch ngang dọc trên mặt lá. Hoa màu đỏ pha hồng, mọc ngay trên đỉnh như hoa vạn thọ, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ dẹp như hạt hướng dương. Hoa Milk thistle nở vào đầu mùa hè và thu hoạch hạt vào cuối mùa hè.

        Milk thistle đã được người dân Châu Âu dùng làm thuốc trị các cứng bệnh về gan cách đây ít nhất 2,000 năm. Tại Đức, cơ quan “The German Federal Institute fỏ Drugs and Medical Devices” của chính phủ đã chấp nhận thuận cho việc sử dụng milk thistle vào trường hợp gan bị nhiễm độc, viêm gan mãn tính và xơ gan. Riêng tại Hoa Kỳ, sau nhiều năm các nhà khoa học nghiên cứu thử nghiệm trên loài vật và con người, milk thistle hiện nay được phổ biến rộng rãi và quảng bá như một “thánh dược” chống lại các chứng yếu gan, viêm gan siêu vi xơ gan.

   Bộ phận dùng làm thuốc: Hạt.

   Thành phần hóa học:Flavonlignans (1-4%)- silymarin, chất đắng, polyacetylenes.

   Tác dụng dược lý: Bảo vệ gan, kích thích sản xuất mật, thúc đẩy sự hoạt động tuyến ngực giúp gia tăng lượng sữa đối với các bà mẹ cho con bú, chống viêm, chống đau.

   Công dung:Theo phương pháp cổ truyền, người ta hái hoa milk thistle nấu ăn như một loại thuốc bổ tăng lực sau những tháng mùa đong uể oải vì giá lạnh, giúp các bà mẹ con bú có thêm sữa và là vị thuốc hiệu nghiệm giúp đẩy lùi bệnh sầu muộn (melancholy diseases) mà các thầy thuốc cổ truyền tin là có liên hệ đến gan.

   Ngày nay, milk thistle được các nhà dược thảo học Hoa Kỳ và Âu Châu xem như phương thuốc chánh yếu giúp bảo vệ tế bào gan, đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất và giúp tái tạo tế bào mới. Milk thistle được dùng trị bệnh viêm gan, chứng vàng da, gan bị hư hỏng do lạm dụng rượu, bị nhiễm trùng, do hậu quả bởi dùng hóa trị liệu pháp trị ung thư... Hạt milk thistle, khi mang chiết xuất, thu được một hoạt chất cực quý có tên là Silymarin. Theo hai nhà dược học Charles W. Fetrow và Jaun R. Avila Hoa Kỳ cho biết, sỡ dĩ người ta tin dùng milk thistle dạng thô hoặc silymarin là vivf nó có tác dụng giải độc, viêm gan virus C, tăng cường chức năng gan, lau chùi gan và tái tạo nhu mô gan sau khi bị cắt bỏ một phần.

   Về hoạt chất Silymarin, vào năm 1970, các nhà nghiên cứu Đức nhìn nhận nó có được lực rất mạnh để bảo vệ tế bào gan, duy trì chức năng và làm giảm tác dụng hư hại gan do ăn uống nhầm chất độc gồm nấm độc, carbon tetrachoride nếu như có dùng silymarin trước hoặc trong vòng 48 giờ sau đó. Gần đây, cả Đức và Hoa Kỳ đều dùng silymarin để trị viêm gan siêu vi và xơ gan, rất thành công.

   Liều lượng: Hiện nay milk thistle được các nhà sản xuất dược thảo Hoa kỳ nghiền thành bột mịn, vào viên capsules 50, 100, 175, 200 và 505mg. Có thêm dạng viên tablets 85mg (chứa 85% silymarin) hoặc silymarin 80% tinh chất vô viên capsules 200-400mg silymarin/ ngày. Tuy nhiên, hai Bác sĩ dược khoa Charles W. Fetrow và Juan R. Avila khuyến cáo, các phụ nữ có thai hoặc chảy máu lồng ngực không nên dùng milk thistles hay silymarin.

- Cà rốt (carrot-Daucus carota).

     Cà rốt có tên khoa học là Daucus carota, thuộc họ hoa tán Apiaceae, người Trung Hoa gọi là “Hồ la bặc”. Cà rốt nguyên thủy là giống cây cỏ hoang dã, mọc ở Châu Âu, tập trung tại hai nước Hy Lạp và Ai Cập thời cổ đại. Vào thế kỷ thứ I sau Thiên Chúa, thầy thuốc Dioscorides đã giới thiệu củ cà rốt có tính kích thích chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, giúp đi tiểu dễ dàng và gia tăng dục tính. Đến thế kỉ 16, phụ nnữ Anh quốc dùng cà rốt thường xuyên thì thấy nhn sắc mịn màng xinh đẹp hơn.

-   Thành phần sử dụng:Hạt, củ và lá.

Thành phần hóa học:Theo nhà nghiên cứu dược khoa Andrew Chevallier Hoa Kỳ cho biết, tỏng củ cà rốt có chứa: đường, pectin, carotene, chất đạm gồm asparagine, chất báo, vitamín chủ yếu là tiền sinh tố A, minerals gồm có muỗi calci, kali, magnesium, magan, đồng, nhôm, nicken và mới đây người ta còn chiết xuất được 1 chất insulin thực vật có khả năng giảm tới 1/3 lượng đường trong máu. Trong lá cà rốt có chứa một hàm lượng porphyrins, đóng vai trò kích thích tuyến yên, dẫn tới việc điều tiết mức gia tăng hormones về sinh dục.

Thành phần dược lý:Người ta goi cà rốt là dược thảo tẩy uế kỳ diệu. Cà rốt hỗ trợ cho gan, lợi tiểu và giúp thận lau chùi sạch sẽ các chất cạn bã. Nước cà rốt nguyên chất là một loại nguyên liệu tẩy độc số 1 nhờ giàu chất carotene sau khi chuyển hóa thành vitamin A, còn trị cả bệnh lải kim ở trẻ con. Lá cà rốt làm thuốc lợi tiểu rất tốt, được dùng để khống chế chứng viêm bàng quang và sạn thận, bào mòn viên sỏi, giảm cơn đau bụng và giúp đi tiêu dễ hơn. Trong 1 cuộc nghiên cứu năm 1995, các nhà khoa học ghi nhận, nước cà rốt chiết xuất có khả năng bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa gan bị nhiễm độc tố.

Dandelion (Taraxacum officinale).

       Dandelion, tức là Bồ công anh Trung Quốc, tên khoa học Taraxacum officinale. Sở dĩ gọi cây Bồ công anh Trung Quốc là nhầm phân biệt với 2 loài khác mang cùng tên Bồ công anh, cùng thuộc họ Cúc Asteraceae, nhưng khác tên khoa học là: Cây diếp hoang hay diếp dại, tên khoa học Lactuca indica, mọc nhiều ở Việt Nam nên được đặt tên là Bồ công anh Việt Nam và cây Chỉ thiên, tên khoa học Elephatopus scaber, tập trung ở Tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Thực ra, ở Trung Quốc còn có nhiều loài Bồ công anh khác nữa, như loài Taraxacum mônglicum, Taraxacum sinicum, Taraxacum heterolepis, nhưng ở đây chỉ khảo sát loài Bồ công anh mang tên khoa học Taraxacum officinale mà thôi.

       Dandelion, Bồ công anh Trung Quốc, nguyên nhân là một loài cỏ dại nhưng rât có ích cho sức khỏe. Lịch sử cay Dandelion thấy ghi chép lần đầu tiên trong một cuốn sách y thư cổ của dân tọc Arab (Á Rập) vào thế kỉ thứ XI và được một nhà nghiên cứu y học phương Tây tên Myddfai, người xứ Wales thuộc Anh Quốc, ghi lại trong cuốn sách dược thảo xuất bản vào thế kỷ XIII. Riêng tại Hoa Kỳ, dandelion đã trở thành vấn nạn cho các nhà nong và nhà vườn vì tính hoang dã của chúng, mọc rất khỏee vào mùa xuân, lấn át cả cây trồng. Người dân phương Tây như Pháp. Đức, Hoa Kỳ, chẳng những dung Dandelion làm thuốc mà còn hái lá non ăn như máu rau xà lách.

       Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn cây (hoa, lá, thân, rễ).

       Thành phần hóa học:

-   Sesquiterpene lactones, triterpenes, vitamin A, B, C và D.

-    Trong lá có chứa Coumarins, carotenoids, minerals đặc biệt là chất potassium.

-    Trong rễ có Taraxacoside, phenolic acids, minerals gồm potassium và calcium.

   Tác dụng dược lý:

-   Lợi tiểu.

-   Giải độc.

-   Lọc máu.

-   Chất bổ đắng.

Công dụng:

-    Lá dandelion được dùng làm thuốc lợi tiểu và trị chứng cao huyết áp nhờ tính kiềm chế khối chất lỏng trong cơ thể.

-    Rễ dandelion là một trong những loại dược thảo thiên nhiên có tác dụng giải độc rất mạnh, hoạt động chủ yếu ở gan và mật, giúp tẩy rửa các sản phẩm có hại và còn kích thích thận giải chất độc qua đường tiểu.

-    Rễ dandelion còn là thuốc trị bệnh đúng mức, thúc đẩy kiên trì bài tiết chất độc do tác nhân bởi nhiễm trùng hay ô nhiễm môi trường. Rễ dandelion có lợi trên nhiều lãnh vực: Nhuận trường, da bị rối loạn gồm mụn trứng cá, bệnh chàm, bệnh vảy nến và các bệnh viêm khớp như viêm xương khớp (osteoarthritis), bệnh thống phong (gout).

-    Qua nhiều cuộc nghiên cứu, năm 1974, các nhà khoa học xác nhận lá dandelion có tác dụng lợi tiểu mạnh. Đặc biệt, không giống như các thuốc lợi tiểu khác thường làm mất chất potassium, lá dandelion chẳng những không gây tác dụng mà còn tăng thêm hàm lượng chất khoáng (minerals) nhờ tồn trữ mức potassium rất cao.

- Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tuyên bố rễ cây danelion có tác dụng tiêu hủy tế bào u bướu một cách tiềm tàng và được xem là một nguyên liệu có giá trị  làm thuốc trị ung thư(cancer).

- Theo trung y,bồ công anh Trung Quốc có vị ngọt, đắng, tính hàn,vào 2 kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, tán ứ. Dùng thông sữa cho sản phụ, trị sưng vú, mụn nhọt tiểu khó. Ngày dùng 04g-12g, nhưng thực tế có khi dùng tới 30g.

- Schisandran hay Schizandra ( Schisandra chinensis).

Schisandra, Trung y gọi là bắc ngũ vị tử, tên khoa học Schisandra chinensis, thuộc họ ngũ vị Schisandraceae. Sỡ dĩ gọi bắc ngũ vị tử là nhầm phân biệt với Nam ngũ vị tử, còn gọi là cây nắm cơm, tên khoa học Kadsura japonica, cũng thuộc họ ngũ vị Schisandraceae. Cả hai đều là dược thảo của Trung Quốc, nhưng ở đây chỉ khảo sát vị Bắc ngủ vị tử.

Ở Trung Quốc người ta dùng bắ ngũ vị tử như một loại vị thuốc bổ trị bệnh suy nhược cơ thể.Ngũ vị tử giúp kéo dài thời gian hưng phấn và gia tăng lạc thú trong đời sống. Cơm hạt ngũ vị tử có tác dụng bổ thận, cường dương, bảo vệ gan, lành mạnh chức năng thần kinh và lọc máu.

Bộ phận dùng làm thuốc: Cơm hạt.

Thành phần hóa học:

- Lignans gồm schizanđrin, deoxyschizandrin,gomizin.

- Triterpens

- Volatile oil

- Viatmins C và E.

Tác dụng dược lý:

- Làm thuốc bổ phục hồi sức khỏe

- Làm hưng phấn hệ thống tim mạch, thần kinh.

- Bảo vệ gan.

Công dụng:

- Thuốc bổ sinh lực cho nam giới, mạnh thận, cường dương. Dân Nga biết dùng ngũ vị tử để chống lại sự meetfj mỏi từ hơn 1000 năm qua. Các thợ săn thú rừng thường mang ngũ vị tử theo người, thỉnh thoảng nhai một vốc cơm hạt là có thể nhịn đói cả ngày mà không biết mệt. Các vận động viên Nga trước khi thi chạy bộ, nhảy sào,đấu bóng, đều được cho nước pha ngũ vị tử để gia tăng sự dẻo dai.

- Bảo vệ và nâng cao chức năng gan. Tiến sĩ Albert Leung, một bác sĩ người Hoa, đã dùng ngũ vị tử tinh chế để trị bẹnh viêm gan siêu vi và nhiều chứng bệnh về gan nhờ khám phá trong hạt chứa hợp chất có tính năng bảo dưỡng cho gan.

- Theo đông y, ngũ vị tử có vị chua, mặn, tính ôn, không độc, đi vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng liễm phế, bổ thận, cố tinh, cầm mồ côi, trừ đàm, cường âm, ích khí, yên ngũ tạng, thêm tinh, thối nhiệt. Ngũ vị tử còn chữa ho, thở ngắn, chứng liệt dương ở nam giới, kích thích hệ thần kinh trung ương giúp đẩy lùi sự mệt mỏi do làm việc quá sức.

-Tamarind (Tamarindus indica).

Tamarind là trái me chua, tên khoa học Tamarindus indica, thuộc họ Vang Caesalpinaceae ( còn nhà nghiên cứu dược thảo Hoa Kì Andrew Chevallier thì lại xếp vào họ cánh bướm Fabaceae).

Me chua có nguồn gốc ở Madagascar Châu Phi và hiện nay được trồng khắp các vùng nhiệt đới gồm Caribbean, Indan, Đông Nam Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Lịch sử và khoa nghiên cứu dân gian ghi chếp trước kia người dân châu Âu chưa từng biết đến cây me chua. Váo thời kì các Đế Quốc phương Tây đi tìm thuộc địa để bành trướng thế lực, nhiều thủy thủ trên tàu viễn dương do ăn tinh bột và đồ hộp lâu ngày, thiếu hẳn nguồn rau xanh vốn cung cấp dồi dào sinh tố (vitamin) C nneen đã mắc bệnh hoại huyết (scurvy). Họ ăn trái me chua mọc trên đảo hoang vùng nhiệt đới và tin rằng có thể bổ sung nguồn vitamin C thiếu hụt, nhưng tình thế ngày càng xấu đi vì thực tế me chua không có chứa vitanin C. Nó chỉ là một thành phần chủ yếu trong công thức chế biến đồ gia vị (condiments) và tương ớt xoài theo kiểu Ấn Độ (chutneys).

Bộ phận dùng làm thuốc: Cơm quả (fruit).

Thành phần hóa học: 16-18% acids thực vật gồm nicotinic acids, tức vitamin B3; dầu dễ bay hơi gồm geranail, geraniol và limonene; đường, pectin, 0,8% potassium và chất béo. Trước kia tin là có thành phần vitamin C trong quả me chua, nhưng bbaay giờ đã bị các nhà sinh – hóa bác bỏ.

Tác dụng dược lí: Me chua lành, không độc. Cơm quả dùng cải thiện bộ máy tiêu hóa, làm giảm gas trong dạ dày, làm dịu bớt cơn đau cổ họng và tác động như một loại nhuận trường êm dịu.

Công dụng: Trong y học cổ truyền Ấn Độ, me chua được dùng kích thích sự thèm ăn, thúc đẩy dạ dày hoạt động khỏe hơn và còn chữa chứng táo bón. Tuy nhiên, me chua trộn chung với cây thìa là là Ai Cập (cumin) và đường thì lại trị bệnh lị (dysentery). Ở miền Nam nước Ấn Độ, dân chúng nấu súp me chua để  chữa cảm lạnh và các chứng bệnh làm tăng sinh quá mức chất nhầy đường hô hấp.

Tại Trung Quốc, quả me chua được xem như là loại thảo dược có tính mát, dành để trị cơn sốt mùa hè, giúp chống buồn nôn cac phụ nữ đang mang thai. Theo tiến sĩ James A Duke Hoa Kì, vài cuộc nghiên cứu khoa học gần đây ghi nhận, cơm quả me chua chiết xuất có khả năng làm giảm bớt tình trạng gan bị hư hoại.

- Indian almond (Terminalia catappa)

Indian almond, tức là nhân hạt quả bàng của Ấn Độ, tên khoa học Terminalia catappa, thuộc họ Bàng Combretaceace.

Bàng vốn là cây cổ thụ, có nguồn gốc ở đảo Moluques và hiện nay được nhiều nước trên thế giới trồng làm cảnh nhờ lá to, xanh mượt, tán lá rất rọng tạo bóng mát cả một khu vực.

Thường người ta thu hái quả bàng, tách lấy nhân hạt để ép lấy dầu nhưng cho năng suất thấp vì nhân chỉ chiếm khoảng 10% toàn quả, tách 100g quả khô thu được khoảng 23g nhân hạt chứa không quá 5% dầu béo.

Bộ phận dùng làm thuốc: Nhân hạt chủ yếu là dầu béo.

Thành phần hóa học: Chứa 50% dầu thực vật ăn được, trong đó acid đặc chiếm tới 36%.

Tác dụng dược lý: Theo tiến sĩ James A Duke Hoa Kì, nhiều cuộc khảo sát trong phòng thí nghiệm cho biết, nhân quả bàng chiết xuất làm giảm mức hư hỏng của gan do ảnh hưởng của hóa chất hay rượu. Nhưng rất tiếc nhân hạt bàng Ấn độ không giống bất kì loại nhân hạt nào đang bày bán hiện nay tại hoa klif, quá hiếm khó mua. Chỉ có thể tìm ra chúng mọc hoang dã tại các bờ biể vùng nhiệt đới, bao gồm Florida và Hawaii.

Công dụng: Dầu quả bàng có khả năng trị các bệnh về gan, xơ gan. Thực tế hiện nay có rất ít tài liệu đề cập, nghiên cứu đầy đủ về dầu quả bàng.

Nhận xét: Trong 6 vị dược thảo quý của thế giới mà Tiến sĩ James A Duke vừa đề cập, có hai vị thuốc đông dược và thường được các thầy thuốc Đông y sử dụng là bồ công Anh và ngũ vị tử.Tuy vậy vẫn còn khá nhiều loại dược thảo khác cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chức năng và điều trị bệnh gan như:

-Licorice, tức cam thảo của trung y, tên khoa học Glycyrrhiza glabra, thuộc họ cánh bướm Fabaceae hoặc Papilionaceae.

Hợp chất glycyrrhizin trong rễ cam thảo có khả năng tạo thành rào cản, ngăn chặn nhiều tác nhân độc hại gồm hóa chất, kí sinh trùng và siêu vi tấn công phá hủy tế bào gan. Tại các quốc gia vùng châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam, rễ cam thảo được dùng rộng rãi để chữa bệnh xơ gan và viêm gan mãn tính. Rất tiếc các thầy thuốc Nhật Bản đã chế biến rễ cam thaqor thành dạng thuốc tiêm khiến cho tác dụng mất tính hòa dịu.

Tại Nga các nhà nghiên cứu cho thử nghiệm thành công trên loài vật một loại dược thảo tổng hợp gồm: Cam thảo, bạc hà diệp, hoa hồng, ngải diệp và trữ ma căn Châu Âu (Stinging netlle root, tên khoa học Urtica, thuộc họ gai). Kết quả, màng tế bào gan được duy trì ổn định trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Hiện nay, loại thảo dược nói trên đang được giới thiệu dùng cho người.

Trong khi đó tại Nhật Bản, sau nhiều năm hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản đã đưa ra một số nhận xét khích lệ về vị cam thảo: Thứ nhất, Cam thảo có tác dụng bảo vệ gan, chữa trị bệnh viêm gan, đặc biệt là viêm gan siêu vi B nhờ hoạt chất glycyrrhizin. Thứ hai cam thảo có tính chống oxy – hóa, đống vai trò giải độc và kháng khuẩn giúp cơ thể tăng cường chất kháng sinh bằng cách hoạt hóa các lymphô bào T (T-cells) trong gan, tiết giảm mức thiệt hại do chất độc tấn công. Năm 1993 tại Ấn Độ cũng có một cuộc nghiên cứu riêng, cho thấy vị dược thảo linh nghiệm đã cứu sống ít nhất 72.2% bệnh nhân bị hư gan siêu vi chính là cam thảo. Ông Mountain School of Botanical Studies cho biết thêm, nếu cam thảo dùng chung với hạt milk thistle thì tác dụng mạnh hơn, hữu hiệu hơn là dùng độc vị.

Baical scullcap, tức hoàng cầm của trung y, tên khoa học Scutellaria baicalensis hay Scutellaria macrantha, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae hay Labiatae.

Hoàng cầm vốn là một biệt dược của các quốc gia vùng Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Mông Cổ và Nga. Các nhà khoa học tìm thấy trong rễ Hoàng Cầm có chứa 3 chất chính: Flavonoids (khoảng 12%) gồm baicalin và wogoniside; sterols và benzoic acid. Công dụng chính của hoàng cầm là chống dị ứng, chống vi khuẩn, chống viêm và làm giảm đau.

Tại Trung Quốc, Hoàng cầm đã được làm y dược từ thời cổ đại. Năm 1973, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy vị hoàng cầm trong số 93 mẫu cây cỏ ép chặt theo dạng viên nén được khám phá trong một hang động vùng Tây Bắc Trung Quốc có niên đại vào thế kỉ thứ 2 sau Công Nguyên. Họ xác định đó là những phẩm thô.

Hoàng cầm có tác dụng giảm sốt, kháng sinh, ức chế vi trùng bạch hầu, vi trùng tả, vi trùng lao và dịch tả. Đông y dùng hoàng cầm để trị cao huyết áp gây ra chứng nhức đầu, mất ngủ, ho khan, mắt đỏ đau, chảy máu cam và chứng thấp nhiệt sinh vùng da (hoàng đản). Nhờ giàu hoạt tính chống oxyt- hóa, Hoàng cầm được sử dụng để thanh lọc gan. Tại Nhật Bản, một nghiên cứu mới cho biết khi Hoàng cầm dùng chung với cam thảo thì có khả năng ngăn chặn và đẩy lùi sự phá hủy nhu mô gan đối với bệnh viêm gan siêu vi C mãn tính.

- Turmeric, tức Uất kim, khương hoàng của trung y hay nghệ vàng của Việt Nam, tên khoa học Curcuma longa, Curcuma domestica, thuộc họ gừng Zinggiberacea. Uất kim có nguồn gốc ở Ấn Độ và các vùng Nam Á Châu.

Trong uất kim chứa 4 thành phần chính: Volatile oil (khoảng 3-5%) gồm Zingiberen và turmerone, curcumin,resin và chất đắng. Tác dụng của uất kim là kích thích tăng tiết mật, chống viêm, làm êm dịu cơn đau dạ dày và chống nhiễm khuẩn.

Từ năm 1970 nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng về uất kim, chủ yếu là tại Ấn Độ. Từ năm 1971 đến 1991, các nhà y học ghi nhận uất kim hay nghệ có khả năng chống viêm rất mạnh, mạnh hơn tác dụng của hydrocortisone. Về các chất màu vàng, gọi chung là curcumin, khi dùng trị những vết bỏng da do tác hại bởi ánh nắng mặt trời hay vết thương nhiễm độc thì khả năng chống oxy – hóa còn mạnh hơn Vitamin E làm lành da rất nhanh.

Theo kết quả của cuộc nghiên cứu năm 1987 tại Trung Quốc, cho biết uất kim có tác dụng phá cholesterol trong máu, làm hạ mức cholestrol huyết. Đặc biệt, uất kim bảo vệ tốt chức năng gan, làm giảm nguy cơ mắc bệnh về gan, nhất là bệnh sạn mật và viêm gan vàng da. Riêng nhà nghiên cứu sinh hóa Hoa Kỳ Andrew Chevallier cho biết, uất kim được coi là một loại dược phẩm có giá trị giúp giảm nguy cơ thành lập bệnh ung thư và chống việc đông máu (blood coagulation), giữ cho máu được loãng. Khả năng làm tăng tiết mật của uất kim như là một biện pháp gián tiếp nhằm bảo vệ gan và dạ dày.

- Artichoke, Việt Nam gọi cây atisô, tên khoa học Cynara scolymus hay Cynara cadunculus, thuộc họ cúc Asteraceae. Atisô, nguồn gốc ở vùng địa trung hải, được người Hi Lạp (Greeks) và la mã (Romans) cổ đại đánh giá là một loại dược liệu rất quý. Dioscorides, một thầy thuốc cổ truyền y Hy Lạp sống vào thế kỷ thứ I sau công nguyên, đã dạy người dân nghiền nát rễ cây atiso áp vào nách hay bất kỳ chỗ nào trên cơ thể đổ lấy hương thơm làm tán mùi hương khó ngửi. Ngày nay,atiso được cả thế giới biết đến và di thực trồng quy mô, trong đó có Việt Nam (trồng tại Đà Lạt).

Lá, rễ và hoa actiso đều được dùng làm thuốc. Thành phần hóa học trong actiso gồm có: Sesquiterpene lacton cynaropicrin ( một chất đắng mạnh) và nhiều chất inulin. Trong lá cũng có chứa thành phần cynarin.

Thực tế, actiso là một dược liệu có giá trị không thua gì hạt milk thistle, giúp bảo vệ tế bào gan chống lại chất độc và viêm nhiễm. Actiso có tác dụng lợi tiểu, thông mạch, trị yếu gan và thận, viêm thận cấp tính hãy mãn tính. Mặc dù lá actiso có tác dụng đặc biệt hơn, nói chung toàn cây actiso đều mang chất đắng và kích thích tiêu hóa tốt, nhất là tăng tiết mật. Kết quả, actiso rất hữu ích khi tình trạng mật bị trở ngại, thường gặp chứng buồn nôn, chứng ăn khó tiêu và đầy bụng. Điểm đáng chú ý là actiso còn làm hạ mức cholestrol trong máu.

Dân vùng Địa Trung Hải thường hái lá actiso tươi ép lấy nước cốt trộn với rượu vang hoặc nước, coi như là một loại thuốc bổ gan. Ngoài ra, họ còn dùng lá hay hoa actiso để trị bệnh tiểu đường (diabetes), bất kể thời kì chớm phát hay muộn, đều thấy đường huyết giảm xuống. Tại Pháp, actiso được dùng để trị bệnh thấp khớp.

-Chicory, tên khoa học Cichorium intybus, thuộc họ cúc Asteraceae. Chicory có nguồn gốc ở Châu Âu, nhưng cũng thấy mọc rãi rác ở miền Bắc Phi Châu và Tây Á Châu. Bộ phận dùng làm thuốc gồm: Lá, hoa và rễ. Chưa thấy đông y sử dụng vị Chicory làm thuốc.

Thành phần hóa học trong rễ Chicory gồm có: Insulin (hơn 58%), caffeic acids, coumarins, flanavonoids,polyynes và một loại dầu gồm sesquiterpen lactones, vitamin và minerals. Qua nghiên cứu, các nhà khoa hoc ghi nhận rễ chicory có tác dụng bảo vệ gan chống lại các tác nhân có hại. Tương tự như rễ Bồ công Anh, rễ chicory còn giúp kích thích ống tiêu hóa, lau chùi đường tiểu, trợ lực cho gan và dạ dày. Ngoài ra còn trị bệnh thấp khớp và bệnh thống phong (gout).

2. Dược thảo tổng hợp:

Theo đông y,bệnh xơ gan thường do can huyết ứ trệ nên pháp trị chính yếu là “ hoạt huyết, hành ứ” kết hợp với Hư, Thực, Hoãn, Cấp mà điều lý. Phương được dựa vào mạch chẩn và triệu chứng trong 3 thời kì bệnh biến:

a. Thời kỳ sơ nhiễm, bệnh nhân còn khỏe mạnh, pháp trị thường xử phương “ Hoạt huyết hóa ứ kiêm sơ can kiện tỳ” là chính.

b. Thời kỳ toàn phát, bệnh diễn biến rất phức tạp, chức năng gan suy thoái, gan to, vùng gan đau nhức, phù bụng trướng có nước, có thể bệnh nhân suy yếu rõ rệt. Pháp trị “ sơ can hoạt huyết, kiện tỳ lợi thủy”.

c. Thời kỳ cuối, người bệnh mất hết năng lực hoạt động, bụng căng to như cái trống ( cổ trướng), chán ăn hoặc không còn ăn được nữa, tiểu khó, thở ngắn hụt hơi, tay chân gầy đét, phù mặt và chân, nôn ra máu, tiểu ra máu. Pháp trị chú trọng đến “ Vừa công vừa bổ: Công trục cổ trướng xẹp phù, điều bổ khí huyết nhuyễn can kiện tỳ”.

Bài số 1: Xơ gan giai đoạn sớm ( sơ nhiễm)

- Biện chứng đông y: Can kinh uất nhiệt, thương âm hóa hỏa.

- Bài thuốc: “ nhất quán tiễn gia vị”.

- Công thức:

Sinh địa                 15g

Bắc sa sâm             12g

Mạch môn đông    09g

Cam kỷ tử              09g

Xuyên luyện tử      06g

Tử đan sâm            06g

Quảng uất kim       09g

Sinh mạch nha       12g

Sinh miết giáp        12g

Trư linh                 12g

Xuyên hoàng liên 03g.

Sắc uống ngày một thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Trần Xuân Tuấn, 42 tuổi. Tiền sử bị bệnh viêm gan không rõ rệt, gan to, đau vùng hốc sườn phải suốt 6 năm liền. Quan sát gương mặt hiện các u mạch hình sao, cũng mạc mắt không nhiễm vàng, vùng gan và bụng mềm, bờ gan sa xuống khỏi bờ sườn hai ngón tay, mặt gan nhẵn không gồ ghề, chưa sờ thấy lách, chưa có cổ trướng. Đây là thể trạng người đau gan mãn tính.

Xét nghiệm chức năng gan, chưa thấy biến đổi rõ rệt, tỷ số albumin/glubulin là 1.3/1. Chẫn đoán lâm sàng: Xơ gan giai đoạn sớm. Hội chẩn đông y thấy vùng gan đau, bụng đầy ăn không ngon miệng, mồm khô, buồn nôn, bồn chồn không yên, hai chân phù nhẹ, nước tiểu vàng đỏ, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ ít  tinh dịch, mạch di tế huyền hơi sác.

Cho dùng bài “ Nhất quán tiễn gia vị” trước sau 35 tháng, có phối hợp với thuốc bảo vệ gan, kết quả cơ bản bình phục. Sắc diện biến đổi tươi sáng, gan mềm và co lại, điện di protein bình thường. Cho xuất viện 2 năm, tái khám sức khỏe vẫn ổn định.

Bài 2: Xơ gan giai đoạn sớm.

-    Biện chứng đông y: Can âm thương tổn, huyết ứ tỳ hư.

- Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ, điều can lý tỳ.

- Bài thuốc: “ Hoạt huyết trục ứ thang gia giảm”.

- Công thức:

Đương qui                       16g

Xuyên khung                   08g

Chỉ xác                            08g

Xuyên sơn giáp (sao)       12g

Sinh địa                           12g

Đào nhân                         12g

Sài hồ                              10g

Ngũ linh chi                     08g

Xích thược                       12g

Hồng hoa                         10g

Sinh miết giáp                  16g

Sắc uống một tháng.

- Gia giảm:

+ Mệt mỏi nhiều, gia hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 16g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g để ích khí kiện tỳ.

+ Ăn kém, bụng đầy, bỏ miết giáp, da mạch nha 30g, sơn tra 12g, thần khúc 08g để tiêu thực trợ tỳ vị.

+ Mồm khô, tiểu vàng ít, da nóng là bị chứng thấp nhiệt, bỏ miết giáp, Đào nhân, hồng hoa, gia nhân nhần 16g, chi tử 08g, liên kiều 12g, xa tiền tử 12g, trạch tả 12g.

+ Sốt, bàn tay bàn chân nóng, mạch đi tế sác là triệu chứng hư nhiệt, bỏ hồng hoa, đào nhân, gia tri mẫu 12g, địa cốt bì 16g, hạn liên thảo 12g, mạch môn 16g, ngũ vị tử 08g để thanh hư nhiệt.

+ Ngủ ít, mất ngủ, gia hắc táo nhân 16g, Bá tử nhân 12g để dưỡng tâm an thần.

Bài 3: Xơ gan thời kỳ toàn phát.

-    Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, đình tích.

-    Pháp trị: Sơ can hoạt huyết, kiện tỳ lợi thủy.

-    Bài thuốc: “ Tiêu giao tán hợp ngũ bì ẩm gia vị”

-    Công thức:

Bắc sài hồ                        12g

Bạch truật                        12g

Tử đan sâm                      12g

Đại phúc bì                      10g

Đương quy                      16g

Phục linh                         12g

Chỉ thực                           08g

Tang bạch bì                    12g

Xích thược                       12g

Đảng sâm                        12g

Trần gì                             08g   

Gừng tươi                        03 lát.

Sắc uống ngày 1 thang.

-    Gia giảm:

+ Hốc sườn phải đau nhiều, gan lếch to, miệng lưỡi có hiện nốt ứ huyết, gia đương quy vĩ 12g, xuyên sơn giáp 12g, chế hương phụ 12g, uất kim 10g để tăng thành khí hoạt huyết.

+ Huyết hư, gia bạch thược 12g, thục địa 20g, hà thủ ô 16g, Cam kỉ tử 12g, hòe hoa 12g để bổ huyết.

+ Can thận âm hư với các triệu chứng sốt nhẹ, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, mạch di huyền tế, gia băc sa sâm 16g, cam kỉ tử 12g, bạch thược 12g, hạn liên thảo 12g để tư dưỡng can thận.

Bài 4: Xơ gan sau hoại tử.

-    Biện chứng đông y: Thấp nhiệt tích uất, can huyết ứ đọng.

-    Pháp trị: thanh lợi thấp nhiệt, hoạt huyết hóa ứ.

-    Bài thuốc: “ hổ xà liệu can thang gia giảm”.

-    Công thức:

Hổ trượng                        30g

Bạch hoa xà thiệt thảo      30g

Bạch nhân trần                 30g

Hy thiêm thảo                  30g

Tử đan sâm                      30g

Bán chi liên                      30g

Kim tiền thảo                   30g

Hồng táo                          30g

Hoạt thạch                       15g

Phục linh                         15g

Hoắc hương                     09g

Uất kim                            09g

Cam thảo                         09g

Đại hoàng                        06g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Tăng sinh, nam, 45 tuổi. Có tiền sử 04 năm viêm gan cấp thể vàng da, sau đó vàng da tái phát nhiều lần, xét nghiệm thấy chức năng gan không bình thường.

Do hội chứng đau bụng, dược chuyển vào bệnh viện điều trị. Kiểm tra chức năng gan thấy chỉ số hoàng đản 30 đơn vị, SGOT 340 đơn vị, tỷ lệ alibummin/globulin 0.8/1. Kiểm tra siêu âm thấy bờ trên của gan nằm ở gian sườn số 6 , bờ dưới gan nằm dưới bờ sườn 1cm và dưới mũi xương ức 3.5cm, bề dày gan 9cm (gan to),toàn thân vàng, mặt mắt cũng vàng, nước tiểu vang đỏ, đau vùng gan, miệng đắng và dính, đi tiểu khó, phân nát, rêu lưỡi vàng bẩn, lưỡi tấm đỏ mặt đi huyền.

Cho mổ thăm dò, thấy túi mật bình thường, phát hiện gan nhỏ cứng, bề mặt có kết nhiều cục nhỏ như hạt cát màu đỏ thẩm, chứng tỏ có viêm gan. Kiểm tra ống mật chủ và tuyến tụy thấy bình thường. Cho sinh thiết( biopsy) lá gan trái để xét nghiệm bệnh lý, chẩn đoán xơ gan và viêm phúc mạc thấm. Kết luận khoa giải phẩu bệnh lý: Xơ gan sau hoại tử.

Sau khi cho uống “ Hổ xà liệu can thang gia giảm” liên tiếp hơn 6 tháng, kết hợp với các hiệu pháp tăng cường sức khỏe và tiêu viêm, tái khám thấy hết vàng da. Cho kiểm tra chức năng gan thấy bình thường, hết viêm. Tiếp tục cho uống bài trên thêm hái tháng nữa, bệnh hoàn toàn bị đẩy lùi, hồi phục sức khỏe như cũ. Theo dõi 4 năm vẫn không thấy tái phát.

Bài 5: Xơ gan do ứ mật.

- Biện pháp đông y: can đởm thấp nhiệt.

- Pháp trị: Thanh thấp nhiệt, lợi can đởm kiêm hóa ứ.

- Bài thuốc: “ Xơ can lợi đảm thang” ( gồm 3 bài: 1-2-3)

- Công thức:

* Bài 1:

Bắc nhân trần                   30g

Thanh hao                       15g

Hoàng cầm                      12g

Bắc sài hồ                        10g

Khương hoàng                 12g

Tử đan sâm                      15g

Bản lan căn                      15g

Thanh bì                          12g

Ý dĩ nhân                         30g

Thông thảo                      06g

Sắc uống ngày 1 thang.

* Bài 2:

Đương quy                      15g

Xích thược                       12g

Uất kim                            12g

Hương phụ                      12g

Bắc nhân trần                   30g

Nhị hoa                            15g

Liên kiều                         12g

Bại tương thảo                 12g

Bản lan can                      15g

Phục linh                         15g

Ý dĩ nhân                         30g

Quất diệp                         12g.

Sắc uống ngày 1 thang.

* Bài 3:

Gồm các vị trong bài thứ 2, gia thêm đảng sâm 12g, bạch truật 12g.

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Vương Tú Nhi, nữ, 31 tuổi. Trước đây 1 năm rưỡi, bắt đầu thấy nước tiểu vàng, mắt vàng toàn thân sợ lạnh, sốt, sợ mỡ,ăn kém, đã nằm viện điều trị nhưng không đỡ. Theo kết quả siêu âm và xét nghiệm chức năng gan, xác định là xơ gan do ứ mật. Đã cho uống nhiều loại thuốc thông mật của tây y, đông y, nhưng chứng hoàng đản lúc giảm lúc tăng.

Bệnh nhân cho biết hơn 1 tháng nay vùng gan trướng đau, đầy bụng, tức ngực, ăn uống ít, sợ dầu mỡ, nước tiểu vàng sậm, phân màu vàng nhạt. Kiểm tra tim, phổi bình thường, bụng mềm, ấn không đau, gõ vùng gan cảm thấy đau, gan dưới bờ sườn 3cm, cứng vừa, cạnh sắc nhọn, mặt nhẵn. Lách dưới bờ sườn 1cm, ấn không đau. Lòng bàn tay rịn ít mồ hôi, nháp dính, mạch di tế.

Kiểm tra chức năng gan: Chỉ số hoảng đản 30 đơn vị, định lượng bilirubin 3mg%, chỉ số Mac Lagan 10 đơn vị, SGOT 160 đơn vị, phosphatase kiềm 85 đơn vị,bilirubin niệu, urobilin,  bilirubin niệu, urobilinogen nhưng nhẹ. Kiểm tra siêu âm: Bờ trên gan ở gian sườn số 5, bờ dưới gan nằm ở dưới sườn 3.5cm. Bờ dưới của lá lách nằm ở dưới sườn 1.5cm, vùng gan tập trung sống viba, đoạn trước vùng tập trung thấy nhiều đoạn ngang ống mật nhỏ. Chẩn đoán là xơ gan do mật. Đông y cho rằng can đởm thấp nhiệt.

Cho uống toa số 1 liên tiếp 90 thang ( sau 3 tháng), sức khỏe bệnh nhân hồi phục gần như ổn định, chỉ còn triệu chứng phát sốt, sợ lạnh, sốt vài giờ lại lui. Chất lưỡi hồng nhạt, rêu trắng, mạch đi tế sác, chứng tỏ thấp nhiệt chưa bị triệt hẳn. Liền đổi qua bài số 2, cho uống liên tục 14 thang, hoàng đản lui dần, không còn ớn lạnh hay sốt nữa, ăn khá hơn. Biết là khỏi bệnh, lại đổi qua bài số 3 để kiện tỳ ích khí, uống tiếp 30 thang. Tái khám, tất cả trở lại chỉ số bình thường, gan lách thu gọn vào vị trí cũ, không còn thấy đoạn ngang ống mật nhỏ hiện trên sóng viba tập trung.

Bàn luận: Phần lớn xơ gan do ứ mật là do ống mật ngoài gan lâu ngày gây ra. Cả 2 bài 1-2 chú trọng thanh thấp nhiệt, lợi can đởm kèm hóa ứ;  khi ống mật thông suốt thì gia thêm thuốc bổ, đó là cách tiêu bản đồng trị hiệu quả cao.

Bài 6: Xơ gan do mỡ.

- Biện chứng đông y: Can tỳ dương hư, đờm hư ứ tắc.

- Pháp trị: Sơ can hóa ứ, kiện tỳ lợi thấp.

- Bài thuốc: “ Tam tiên vị linh thang gia giảm”.

- Công thức:

Sơn tra (sống)                  120g

Sơn tra (sao)                    120g

Mạch nha (sao)                21g

Thần khúc (sao)               15g

Thương truật                    15g

Bạch truật ( sao)              15g

Trư linh                           15g

Phục linh                         15g

Thanh bì                          09g

Trần bì                             09g

Trạch tả                           15g

Chế hậu phác                   12g

Hương phụ( sao giấm)     15g

Tử đan sâm                      15g

Quế chi                            09g

Cam thảo                         06g.

Sắc uống ngày 1 thang.

- Gia giảm: Nếu động mạch bị xơ cứng, gia hà thủ ô 30g. Nếu khí trệ, bị trướng nặng, gia thêm la bạc tử ( sống) 30g.

- Hiệu quả lâm sàng: Lê Tấn Khai,42 tuổi. Cơ thể béo mập như phù, bụng to như cái trống, da thịt mềm nhão như bông, đầu thoáng mắt hoa, yếu sức lười nói, sắc mặt trắng bạch, chất lưỡi non bệu, có điểm ứ huyết màu xanh xám, rêu lưỡi trắng dày mà cáu bẩn. Trước đó, một bệnh viện chẩn đoán là viêm gan mãn tính kèm xơ cứng động mạch, cho nằm viện điều trị nhiều lần nhưng không thuyên giảm. Trọng lượng tiếp tục tăng, gan to thòng xuống bờ sườn gần 70cm, huyết áp 140/100mgHg. Liền chuyển sang một bệnh viên khác, chẩn đoán là xơ gan do mỡ kèm chứng huyết áp cao. Lại chữa thành công, xin chuyển qua đông y.

Dựa vào chứng, mạch và chẩn đoán của tây y, đông y qui bệnh nầy vào chứng “ Can ứ, tỳ thấp, dương khí bất túc, mỡ đờm ứ kết” mà thành. Pháp trị phải “ Sơ can kiện tỳ, hóa thấp tiêu mỡ khử đàm, trợ dương. Sau khi cho uống bài “ Tam tiên vị linh thang gia giảm” 3 thang, bệnh nhân trung tiện thật nhiều, thối khắm cả phòng, đi tiểu phân nhầy nát như tương, bụng bớt sôi bớt trướng, lượng nước tiểu tăng và đục như sữa có lẫn váng mỡ, thèm ăn, cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng thoải mái. Các triệu chứng khác vẫn còn tồn tại.

Liền gia tăng lượng sơn tra, mỗi thứ lên 180g, thêm phụ tử phiến 09g, cho uống tiếp 6 thang nữa. Người bệnh đi tiêu ra hàng đống phân nhầy nhụa, tiểu nhiều hơn, bụng nhỏ thon lại trông thấy, cơ thể ấm áp, lưỡi hết nhợt, mất rêu, mạch đi trầm hoãn. Để tránh tiêu đạo thái quá làm tổn thương trung khí, liền đổi sang bài thuốc “ phù chính khu tà” như sau:

Bạch truật ( sao)              18g

Đảng sâm                        15g

Phục linh                         30g

Hoàng kỳ                         21g

Trần bì                             09g

Chế bán hạ                       09g

Đương qui                       09g

Sài hồ                              09g

Thăng ma                        03g

Nhục quế                         03g

Bạch thược (sao)              15g

Sơn tra( sao)                    90g

Hương phụ( sao)             15g

Tử đan sâm                      15g

Cam thảo                         03g

Sắc uống ngày 1 thang. Cho uống liền 3 thang, bệnh nhân tinh thần phấn chấn, cử động nhanh nhẹn, huyết áp hạ 120/80mmHg, hết váng đầu thở gấp, mất điểm ứ huyết, mạch đi phù hoãn, chỉ còn hình dáng béo bệu là chưa giải quyết tận gốc. Liền chuyển qua hướng “ Kiện tỳ lợi thấp, ôn hóa đàm ẩn, giải cơ tiêu mỡ”, vẫn dùng bài “ tam tiên vị linh thang gia giảm”, bỏ qua 3 vị thần khúc, mạch nha,thanh bì;  gia thêm 2 vị ma hoàng 03g, khương bì( vỏ gừng) 15g nhằm phát hãn cho ra mồ hôi. Uống thang thứ 3, kèm 1 bát to thông mạch (hành tăm) nấu nóng, toàn thân bệnh nhân đổ mồ hôi dầm dề, nhớp nháp như thoa dầu, dính như keo, mùi rất tanh, trung tiện ầm ầm. Sau 1 đêm ngủ dậy, cơ thể nhẹ nhàng, béo bệu giảm hơn 1 nữa, bụng ngực thon nhỏ, lép thèm ăn. Sờ khám gan thấy co lại gần như cũ, mạch đi hoãn nhược, mọi triệu chứng mất hẳn.

Bài 7: Gan thoái hóa nhiễm mỡ sau viêm gan.

- Biện chứng đông y: can uất khí trệ, đàm thấp gây bế tắc lạc mạch.

- Pháp trị: Sơ can giải uất, thanh nhiệt hóa đàm.

- Bài thuốc: “ phúc phương hùng đởm tán”.

- Công thức:

Thanh đại                        12g

Minh phàn                       15g

Uất kim                            12g

Xuyên hoàng liên            10g

Hùng dởm ( mật gấu)      03g.

- Cách làm: tán thành bột mịn, vô viên capsule 500mg.

- Cách dùng: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 viên sau bữa ăn.

- Hiệu quả lâm sàng: Lê Thị Tươi, 40 tuổi. Khoảng 1 năm trước cảm thấy đau vùng gan, rất mệt mỏi. Một bệnh viện cho kiểm tra chức năng cho thấy chỉ số Mac Lagan 8 đơn vị, xác định bị viêm gan, yêu cầu nhận ở nhà dưỡng sức; đồng thời đề nghị ăn uống thực phẩm giàu chất đạm như trứng, sữa. Tuy trọng lượng cơ thể tăng hơn 15kg nhưng lúc đến khám bệnh vẫn không bớt mệt, vùng gan tiếp tục đau, đại tiện nhiều lần mà cảm giác cứ bức bối khó chịu.

Kiểm tra huyết áp 150/90mmHg, cholestserol huyết 297mg%, chỉ số Mac Laga 9 đơn vị. Kiểm tra bằng siêu âm cho thấy nửa phần trước có sóng của thoái hóa mỡ, rêu lưỡi trắng, mạch đi trầm tế hoạt. Cho uống liên tục 4 liều “ Phức phương hùng đởm tán”, gần 15 tháng, cho kiểm tra lại thấy cholestrol huyết hạ xuống 170mg%, chỉ số Mac Lagan 3 đơn vị, SGOT bình thường, huyết áp hạ 120/80mmHg. Kiểm tra gan bằng siêu âm, thấy 1/3 trước vùng gan còn sóng thoái hóa mỡ nhẹ, tất cả các triệu chứng khác hết hẳn gan lách bình thường. Cho xuất viện, theo dõi 4 năm không thấy tái phát.

- Bàn luận: Bài “ Phức phương hùng đởm tán” đặc trị bệnh gan thoái hóa mỡ. Trong bài thuốc có xuyên hoàng liên, tính khổ hàn, tác dụng thanh nhiệt và làm khô thấp đờm. Hùng đởm( mật gấu) tác dụng thanh nhiệt, lương can, lợi đởm. Thực tiễn mật gấu rất khó kiếm, có thể thay thế bằng một cái mật lợn đem hông trước gió cho khô, tán mịn dùng dần, cũng thu được kết quả lý tưởng. Thanh đại minh phàn có công dụng thanh nhiệt thoái hoàng (hết vàng da). Trên lâm sàng, hai vị này có tác dụng tiêu mỡ, dùng trị bệnh béo phì rất tốt.

Bài 8: Xơ gan do tăng áp lực tĩnh mạch cửa ( kèm tỳ khang).

Biện chứng đông y: Ứ huyết nội trở.

- Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết.

- Bài thuốc: “ nhuyễn kiên súc tỳ thang”.

- Công thức:

Đương qui                       15g

Tử đan sâm                      30g

Sài hồ                              12g

Trần bì                             12g

Thổ miết trùng                 09g

Xuyên khung                   09g

Tam lăng( sao giấm)        09g

Nga truật ( sao giấm)       09g

Đào nhân                         09g.

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lâm trí 41 tuổi. Tiền sử có gan lách sưng to, chứ năng gan khác thường. Hai năm trước, một bệnh viện chẩn đoán viêm gan mãn tính, lách ngày càng to. Khám ở một bệnh viện khác, chẩn đoán xơ gan tăng áp lực cửa, cường lách, được khuyên phẫu thuật cắt lách nhưng bệnh nhân từ chối.

Khám thấy hai bên sườn bệnh nhân đau nhói, đau âm ỉ không ngưng, chảy máu chân răng. Kiểm tra gan to dưới bờ sườn 1.5 cm, lách to dưới bờ sườn 3cm, hơi cứng,ấn đau, lưỡi đỏ tím, có điểm ứ huyết, rìa lưỡi ám đen, mạch đi tế sáp.

Xét nghiệm thấy chức năng gan bình thường, bạch cầu 3,800/mm3, tiểu cầu 76,000mm3. Kiểm tra siêu âm dày lên 5cm, dưới bờ sườn 3cm. Cho uống bari-sulfat chụp thấy tĩnh mạch thực quản đoạn dưới đoãn nhẹ, chứng tỏ có huyết ứ.

Cho bài thuốc “nhuyễn kiên súc tỳ thang”, uống một lần vào buổi tối lúc bụng đói suốt 2 tuần lễ. Kiểm tra lại chức năng gan, thấy SGOT tăng lên đến 365 đơn vị, liền ngưng bài thuốc trên. Cho chuyển qua bài “ kiện can sinh hóa thang” gồm các vị:

Đảng sâm                        15g

Bạch truật( sao)               12g

Sinh hoài sơn                   30g

Đương qui                       12g

Thanh bì                          12g

Chỉ xác ( sao)                   12g

Tử đan sâm                      30g

Sinh bạch thược               18g

Long đởm thảo                09g

Xuyên hoàng liên            09g

Sài hồ                              09g.

Sắc uống ngày 1 lần kèm với thuốc tây bảo vệ gan. Sau 15 ngày, chỉ số SGOT trở lại bình thường. Liền cho uống tiếp bài “ nhuyễn kiên súc tỳ thang” kèm theo bài” gồm các vị:

Ngũ linh chi                     30g

Nga truật                          60g

Tam lăng                         60g

Xuyên sơn giáp ( sao)      90g

Sài hồ                              45g.

-    Cách làm: Tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.

Một tháng sau, gan lách thu nhỏ như cũ. Xét nghiệm thấy bạch cầu 5,300/mm3, tiểu cầu 113,000/mm3. Chụp bari-sunfat thấy hết giãn tĩnh mạch thực quản. Bệnh khỏi.

Bài 9: Xơ gan cổ trướng .

- Biện pháp đông y:  Do thấp nhiệt đình trệ.

- Pháp trị: Ôn trung kiện tỳ, thanh nhiệt táo thấp.

- Bài thuốc: “ Đan khê tiểu ôn trung hoàn”

- Công thức:

Bạch truật                        60g

Phục linh                         30g

Trần bì                             30g

Chế bán hạ                       30g

Sinh cam thảo                  10g

Thần khúc( sao)               30g

Sinh hương phụ               45g

Khổ sâm                          15g

Hoàng liên( sao)              12g.

Châm sa (*)                               45g.

-    Ghi chú:(*) Châm sa còn gọi là cương sa, là chất bã sắt bong ra khi thợ rèn đập thanh sắt nung đỏ trong lửa.

-    Cách làm: Trước hết tẩm chân sa với giấm rồi sao cho đỏ lên. Đem tất cả vị thuốc, kể cả châm sa, tán thành bột mịn. Dùng nửa giấm nữa nước nhồi bột thuốc cho dẻo, vò viên nhỏ bằng hạt bắp, sấy khô.

-    Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30-40 hoàn với nước thuốc gồm 3 vị: Bạch truật: 18g, trần bì 03g, và sinh khương 1 lát, nấu làm thuốc tống. Đối với người bị hư nặng, bỏ vị hoàng liên, thêm vào chế hậu phác 15g.

- Hiệu quả lâm sàng: Trần Văn Tài 58 tuổi. Bệnh nhân vốn nghiện rượu, bụng trướng, ăn kém. Gần đây đi tiểu khó, bụng căng như cái trống. Xét nghiệm chức năng gan, thấy tỷ lệ albumin/globulin đảo ngược, sắc mặt đen tối, mũi đỏ do nghiện rượu, gan lách đều bị thương tổn, không đói, lượng tiểu ít, miệng đắng, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi đục bẩn, mạch đi huyền sác. Chẩn đoán xơ gan cổ trướng.

Trước hết, nấu cho uống liên tục 10 thang thuốc và tiếp sau đó uống 500g thuốc hoàn. Hết 1 triệu bình, bụng trướng xẹp dần, tiểu tiện trong và dài, các triệu chứng khác đều giảm rõ rệt. Lại cho uống thêm 1,000 hoàn nữa, bụng hết cổ trướng, ăn ngon miệng, kiểm tra chức năng gan thấy tỷ lệ albumin/globulin trở lại bình thường. Theo dõi gần 1 năm sức khỏe vẫn tốt.

- Bàn luận: Bài thuốc do danh y Chu Đan Khê sáng chế. Dùng trị xơ gan cổ trướng hay không, đặc biệt với bệnh nhân có tỷ lệ albumin/globulin đảo ngược và dù có cổ trướng hay không, đều thu đạt kết quả tốt. Thông thường, uống từ 180-210g thuốc hàn thì đi tiểu thông và lượng nhiều, còn người bệnh nặng tới 500g mới kiến hiệu. Trên lâm sàng, sau khi ngưng thuốc, do làm việc nặng nhọc hay bảo vệ gan kém và bị cổ trướng trở lại, dùng bài thuốc trên điều trị vẫn có hiệu quả tốt.

Bài 10: Xơ gan cổ trướng.

- Biện chứng đông y: Do can uất khí trệ,huyết ứ.

- Pháp trị: Lý khí hóa ứ, thanh nhiệt phong thủ.

- Bài thuốc: “ Lý khí hóa ứ tiêu thủng thang”.

- Công thức:

Cồ mạch                          30g

Tử đan sâm                      12g

Đình lịch tử                     15g

Thiếu lâm tán(*)              15g

Phòng kỷ                         09g

Đại hoàng (sao)               09g

Xuyên hậu phác               06g

Nga truật                          06g

Chỉ xác                            05g

Đào nhân                         05g

Tiêu mục                         05g.

- Chú ý: (*) Thất thiếu tán gồm 2 vị: Bồ hoàng 06g, Ngũ linh chi 06g. Công năng hoạt huyết, giảm đau, trị huyết ứ hay thư thần.

Sắc uống ngày 1 thang.

- Gia giảm: Nếu bệnh nhân quá yếu, bỏ qua vị nga truật, thêm mã tiên thảo 15g. Nếu có xuất huyết đường tiêu hóa, gia thêm đại kế 30g, Tiểu kế 30g.

- Hiệu quả lâm sàng: Phan Tú Lệ, 40 tuổi. Tới khám bệnh trong tình trạng bụng trướng to như cái trống, gân xanh nỗi rõ, vòng bụng đo 86 cm, gõ đục di chuyển, dạ dày căng cứng, khó thở ăn không tiêu, miệng khát, muốn uống nước, da thì nóng hầm như lửa, đầu váng, đắng miệng ngủ ít, yếu đuối mắt hơi vàng, nước tiểu vàng nhạt, đại tiện bí, chân phù ấn lõm, rêu lưỡi trắng, rìa lưỡi có vết tím, mạch đi trầm huyền. Chẩn đoán cổ trướng.

Cho dùng 5 thang “ Lý khí hóa ứ tiêu thủng thang”, phù thủng giảm, tiểu nhiều. Lại cho uống thêm 5 thang nữa, bụng xẹp bớt nỗi gân xanh, ăn khá. Liền đổi sang bài “Lục quân tử thang” gia giảm gồm có:

Nhân sâm                        08g

Phục linh                         12g

Bach truật (sao)               12g

Chích cam thảo                04g

Trần bì                             06g

Chế bán hạ                       08g   

Sinh khương                    02 lát

Đại táo                             02 quả

Tử đan sâm                      15g

Mạch nha                         12g

Sơn tra                             12g

Đương quy                      10g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Đồng thời cho uống xen kẽ với bài: “ vị linh thang gia vị” gồm:

Hương truật                               12g

Chế hậu phác                   12g

Phục linh                         12g

Trạch tả                           12g

Phòng kỉ                          12g

Đương qui                       12g

Đỗ trọng                          12g

Thanh bì                          10g

Mộc hương                      06g

Nhục quế                         04g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Cứ như thế uống liên tục hơn 1 tháng, cổ trướng rút hết, các triệu chứng xấu không còn. Kiêng bệnh nhân kiêng ăn muối 4 tháng. Theo dõi 10 năm vẫn mạnh khỏe.

Xơ gan cổ trướng.

- Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, tỳ vị hư tổn.

- Pháp trị: Hành khí lợi thủy, thư can giải uất.

- Pháp trị: “ Thanh oa tán” hiệp “ Mẫu kê lâm kỳ thang”.

- Công thức:

a.Thanh toa án:

Ếch sống                          01 con (vừa)

Sa nhân nhục                   06g.

- Cách làm: Mổ bụng ếch không mổ da, nhét sa nhân vào bụng rồi cột dây treo ở chỗ râm mát cho ếch khô dần ( không phơi ngoài nắng gắt). Sau đó đem ếch tán thành bột mịn để dùng dần.

- Cách dùng: Ngày 2 lần, mỗi lần 6g bột ếch trộn với một bát cháo đường.

b. Mẫu kê lâm kỳ thang:

Gà mái đẻ                        01 con

Sinh hoàng kỳ                 30g

Đảng sâm                        30g

Sa nhân nhục                   30g.

-    Cách làm: Gà trụng nước sôi, vặt lông, lấy gan và tim, bỏ lòng ruột. Các vị thuốc gói trong một miếng vải thưa, nhét vào bụng gà. Đem gà hầm lửa nhỏ cho chín nhừ, rút bỏ xương và bả thuốc.

Cách dùng: Ngày 2 lần lúc bụng đói ( một con gà có thể ăn tới 2-3 ngày mới hết). Khi lạnh có thể hâm lên cho ấm rồi ăn.

Hai toa thuốc trên, thay nhau dùng hàng ngày không gián đoạn.

- Hiệu quả lâm sàng: Lê Minh 47 tuổi. Bảy tám năm nay tiêu hóa không tốt, bụng trướng nặng nhất vào ban đêm. Thăm khám ở một bệnh viện, chẩn đoán là viêm gan mãn tính, xơ gan giai đoạn sớm. Ba tháng gần đây bệnh trở nặng, ăn kém đầy bụng khó tiêu, bụng to dần và căng cứng như cái trống tay chân gầy còm, tiểu ít, nước tiểu vàng, mạch đi trầm hoãn. Bệnh viện cho rút nước hai lần, mỗi lần 1 lít, nhưng rút xong vài hôm sau lại đầy trướng như cũ. Liền chuyển qua đông y điều trị.

Đông y chẩn đoán bệnh thuộc loại xơ gan cổ trướng. Cho dùng 2 phương trị nêu trên cùng 1 lúc suốt 100 ngày, cổ bụng rút hết, bụng nhỏ lại, ăn uống ngon miệng, da thịt đầy đặn, có thể làm việc chân tay mà không thấy mệt. Xét nghiệm chức năng gan bình thường. Theo dõi hơn 3 năm không thấy tái phát.

Bài 12: Xơ gan cổ trướng.

- Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ, thủy thấp đình tích.

- Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ, ích khí kiện tỳ, lợi thủy tiêu thủng.

- Bài thuốc: “ Hoạt can thang”.

- Công thức:

Kim tiền thảo                                               30g

Xa tiền tử                                                     30g

Phục linh bì                                                  30g

Miết giáp ( sao giấm)                                   10g

Trạch lan điệp                                              10g

Đại phúc bì                                                  12g

Tử đan sâm                                                  15g

Hoài sơn                                                      15g

Trạch tả                                                        15g

Sinh hoàng kỳ                                              15g.

Sắc uống ngày 1 thang.

- Gia giảm:

+ Nếu tỳ hư, thấp nặng, gia thương truật 10g, Chế hậu phác 06g, Sinh ý dĩ 15g.

+ Nếu gan uất, khí trệ rõ rệt, nên bỏ vị hoàng kỳ, gia thêm “ Tứ nghịch tán” gồm các vị: Bạch trược sao rượu 12g, Sài hồ 12g, Chỉ thực 12g, Chích cam thảo 06g.

+ Nếu “ lạc” bị ứ tắc, hông sườn đau nhiều, gan lếch đều to và cứng, gia thổ miết trùng 10g, Nga truật 10g, Tam lăng 10g, hồng hoa 10g.

+ Nếu can âm bất túc, nội nhiệt, gia thủy ngưu  giác ( sừng trâu) 10g, Sinh địa 15g, Hạn liên thảo 12g, bán chi liên 15g, khổ sâm 15g.

- Hiệu quả lâm sàng: Trong vòng 10 năm, ứng dụng bài thuốc “ Hoạt can thang” có gia giảm cho thích hợp, chữa 50 ca bệnh xơ gan cổ trướng, đều thu được kết quả mĩ mãn, thành công đạt trên 70%, có hiệu quả trên 20%.

Bài 13: Xơ gan cổ trướng.

- Biện pháp đông y: Can thận âm hư.

- Pháp trị: Dưỡng âm lợi thủy kèm hóa ứ.

- Bài thuốc: “ Dưỡng âm lợi thủy thang”.

- Công thức:

Qui bản ( mai rùa)                     25g

Miết giáp ( mai ba ba)      15g

Sinh địa                           15g

Mạch môn                       15g

Đại phúc bì                      25g

Phục linh                         15g

Trạch tả                           15g

Bạch mao căn                  15g

A giao                              10g

Trạch lan                         15g

Sinh bạch thược               15g

Tỳ bà diệp                        10g

Đại phù bình                    25g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 14: Xơ gan cổ trướng.

- Biện chứng đông y: Tỳ thận dương hư, khí trệ huyết ứ, thủy thủy nội đình.

- Pháp trị: Ôn thận kiện tỳ, hóa ứ hành thủy.

- Bài thuốc: “ Quế phụ lý trung thang gia giảm”.

- Công thức:

Đảng sâm                                           15g

Bạch truật                                           10g

Trư linh                                              10g

Phục linh                                            10g

Phụ tử                                                10g

Nhục quế                                           03g ( uống với nước thuốc)

Tử đan sâm                                        15g

Kê huyết đằng                                    20g

Đương quy                                         10g

Xa tiền tử                                           10g

Trạch tả                                              10

Địa cam thảo                                      15g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 15: Xơ gan cổ trướng.

- Biện pháp đông y: Can uất khí trệ mất chức năng sơ lợi tam tiêu, thành phúc trướng.

- Pháp trị: Sơ can hành khí lợi thủy.

- Bài thuốc: “ Sài hồ can tán” hiệp với “ Nhiệt trướng trung mãn phân tiêu ẩm’.

- Công thức:

Sài hồ                                                                15g

Chỉ xác                                                              15g

Xích thược                                                        15g

Đảng sâm                                                          15g

Phục linh                                                           25g

Trần bì                                                              25g

Trư linh                                                             15g

Trạch tả                                                             15g

Chế hậu phác                                                    15g

Hoàng cầm                                                        15g

Hoàng liên                                                        15g

Hương phụ                                                       25g

Bạch truật                                                          10g

Xuyên khung                                                    08g

Khương hoàng                                                  08g

Chế bán hạ                                                        08g

Cam thảo                                                           05g

Sa nhân                                                             05g

Can khương                                                       05g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 16: Xơ gan cổ trướng.

- Biện pháp đông y: Thấp nhiệt ủng trệ.

- Pháp trị: Thanh nhiệt hóa thấp, trục ứ tiêu thủng.

- Bài thuốc: “ Hóa thấp trục ứ tiêu thủng thang” .

- Công thức:

Miết giáp ( sao giấm) 30g

Cồ mạch 30g

Tiểu kế 30g

Xa tiền tử 20g

Trạch tả 18g

Phục linh                                                  12g

Đại phúc bì                                               12g

Xích thược                                                10g

Đào nhân                                                  10g

Chế hậu phác                                            06g

Hồ lô ( võ bầu khô)                                  1/2  quả.

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hiệu quả lâm sàng: Lý Văn Năm, 45 tuổi. Lúc đến khám, bụng to như cái trống nỗi gân xanh, thở mệt đi đứng khó khăn. Bệnh viện chẩn đoán xơ gan cổ trướng kèm tỳ khang, gan lếch đều to 6 cm, sắc mặt vàng úa, chảy máu chân răng, ăn không được nữa, nước tiểu ít và đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch đi huyền sác.

Đông y chẩn đoán xơ gan cổ trướng thuộc dạng thấp nhiệt ủng trệ, thủy tụ khí bế, huyết ứ thành cổ trướng. Cho dùng 5 thang bài “ Hóa thấp trục ứ tiêu thủng thang”, bụng xẹp bớt chút ít. Cho uống tiếp 5 thang nữa, đồng thời nấu riêng 15g đại kế và 15g tiểu kế với nước thay trà uống nhiều lần. Sau 10 thang, bụng trướng rút hết, lách co lại, ăn uống ngon miệng. Liền gia thêm đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đương quy 15g vào bài thuốc, cho uống liên tục 4 tháng, bắt bệnh nhân kiêng ăn muối. Bệnh khỏi. Kiểm tra chức năng gan bình thường, lách như cũ. Theo dõi 10 năm bệnh nhân khỏe mạnh.

Bài 17: Bệnh sán lá gan kèm gan lếch to.

- Biện pháp đông y: Can uất, tỳ hư, khí trệ huyết ứ.

- Pháp trị: Thực tỳ sơ can, hoạt huyết tán ứ, nhuyễn súc can tỳ.

- Bài thuốc: “ Tô linh thang”.

- Công thức:

Tô mộc                                                                 12g

Đương qui                                                            12g

Ô dược                                                                 12g

Đảng sâm                                                             12g

Chế bán hạ                                                           10g

Bạch truật                                                             12g

Phục linh                                                              12g

Nga truật                                                              12g

Cam thảo                                                              06g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 18: Cổ trướng do sán lá gan giai đoạn muộn.

- Biện pháp đông y: Độc tố nhập can tạng làm ứ tắc mạch lạc, thủy thấp nội đình.

- Pháp trị: Sơ can thông lạc, bổ tỳ ích thận, công trục thủy thấp.

- Bài thuốc: “ Vị linh thang gia giảm” hiệp “ Hàm ba giáng phàn hoàn”.

- Công thức:

a. Vị linh thiêng gia giảm:

Thương truật                                                        12g

Chế hậu phác                                                        12g

Phục linh                                                              12g

Trạch tả                                                                12g

Phòng kỷ                                                              12g

Đương quy                                                           12g

Đỗ trọng                                                               12g

Thanh bì                                                               12g

Mộc hương                                                           06g

Nhục quế                                                              04g.

Sắc uống ngày 1 thang. Cũng có thể tán bột mịn, trộn với nước hoàn bằng hạt bắp, sấy khô cất trong lọ dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 08g.

b. Hàm 3 giáng phàn hoàn:

Thanh phàn                                                          90g

Ba đậu sương                                                        90g

- Cách làm: Bỏ thanh phàn vào nồi sắt, nung đỏ với ngọn lửa thật to, để nguội tán bột mịn. Còn ba đậu bỏ lớp vỏ ngoài và trong, chỉ lấy phần thịt, giã nát, ép bỏ hết dầu, tán lại thành bột mịn ( tức là sương). Trộn đều thanh phàn và ba đậu sương, thêm ¾ phan cơm dẻo và ít nước sôi, quết cho thật nhuyễn, luyện thành hoàn, mỗi hoàn nặng 200mg.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-6 hoàn với nước ấm sau bữa ăn 2 giờ.

- Hiệu quả lâm sàng: Tô thiện hóa 40 tuổi. Trước đây thấy trướng bụng ăn kém, đi tiêu phân nát, tiểu ít, bụng to dần, yếu sức đi lại khó khăn, thở gấp. Đã điều trị tại địa phương nhưng không có kết quả. Xin chuyển sang đông y.

Kiểm tra thanh nhiệt 37 độ C, mạch đập 72 lần/phút, mạch cổ tay đi huyền hoạt, lưỡi nhạt, rêu trắng bẩn, huyết áp 104/62mmHg, tĩnh mạch thành bụng nỗi rõ, gõ đục di động rõ ràng, hai chân hơi sưng, vòng sườn đo 88 cm, vòng rốn 92 cm. Sờ khám gan, lách không được vì bụng có nước.Xét nghiệm máu: Bạch cầu 3,700/mm3. Xét nghiệm nước bụng: Rivalta (-). Kiểm tra chức năng gan: TTT 16 đơn vị, ZnTT 17 đơn vị, SGOT 216 đơn vị, tổng alibum/globulin đảo ngược. Xét nghiệm phân: trứng lá sán gan dương tính. Chấn đoán cổ trướng do bệnh sán lá gan giai đoạn muộn, Đông y gọi là trướng độc.

Cho uống liền 36 thang “ Vị linh thang gia giảm” Còn chữa viêm gan mãn tính, xơ gan cổ trướng đều có kết quả tốt.

Bài 19: Hôn mê gan mãn tính.

- Biện pháp đông y: khí huyết lưỡng hư, dư nhiệt can đởm, thấp đàm ứ tắc.

- Pháp trị: Điều bổ khí huyết, khứ đàm thấp, thanh cam khai khiếu.

- Bài thuốc: “ Thanh can khai khiếu thang gia vị”.

- Công thức:

Sinh hoàng kỳ                                              15g

Bạch thược                                                   15g

Xích thược                                                   15g

Dạ giao đằng                                                30g

Nhân trần                                                     15g

Hắc táo nhân                                                15g

Bách hợp                                                      12g

Hợp hoan bì                                                 12g

Đương qui                                                   10g

Hoắc hương                                                 10g

Bội lan                                                         10g

Hạnh nhân                                                   10g

Quất hồng                                                    10g

Uất kim                                                        10g

Chích viễn chí                                              12g

Thạch xương bồ                                           10g

Xuyên hoàng liên                                         05g

Linh dương giác phấn                                  06g

( uống với nước thuốc)

Hổ phách phấn                                             02g

( uống với nước thuốc).

- Hiệu quả lâm sàng: Lưu khánh Hùng 37 tuổi. Có tiền sử 3 năm về bệnh xơ gan và phải mổ cắt lách. Tuy tiến trình phẩu thuật ổn định nhưng sau đó gây mất ngủ, suốt đêm không chợp mắt được, kéo dài nhiều tháng. Môi bắt đầu tê dại, hai cánh tay không nhấc cao được. Tinh thần cũng bắt đầu hỗn loạn, nói nhãm, có những động tác vô ý thức, mất khả năng suy nghĩ, dễ cáu gắt, chảy máu cam, mắt nhìn không rõ, táo bón. Đã dùng nhiều phương pháp điều trị như thuốc tây, châm cứu liền trong 2 năm nhưng không có kết quả. Chuyển viện.

Khi đến khám, tay phải và mặt bệnh nhân tê dại, hai tay bất động, mất ngủ, đêm ra mồ hôi trộm, tinh thần bất định, táo bón nặng. Xét nghiệm máu: SGOT 180 đơn vị, ammonia huyết 0.18mg%, rêu lưỡi vàng, mạch đi trầm huyền. Chẫn đoán hôn mê gan mãn tính. Cho uống “ Thanh can khai khiếu thang gia vị” liền 100 thang, bệnh khỏi, các triệu chứng biến mất. Xét nghiệm máu: SGOT bình thường, ammonia huyết giảm còn 0.1mg%. Theo dõi hơn 1 năm sức khỏe vẫn ổn định.

- Bàn luận: Hôn mê gan mãn tính thường gặp ở các ca xơ gan, chức năng gan bị tổn thương lâu ngày, đến chức năng gan suy kiệt, mất khả năng tự hồi phục, thì xuất hiện thêm các triệu chứng về thần kinh. Nếu không kịp thời sẽ dẫn đến tới giai đoạn hoàn toàn hôn mê. Bài thuốc trên có khả năng giải quyết cả bệnh và chứng hậu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán