11:58 +07 Thứ sáu, 29/03/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thiền và đời sống

Liên hệ

Đông y sẽ đi về đâu ?

Thứ ba - 01/03/2011 07:24
Nền Đông y đã tồn tại trong xã hội Đông phương trải hàng ngàn năm. Nhưng một thực tại khác cũng tồn tại cả hàng ngàn năm là: phương pháp luận dựa trên một nền tảng lý thuyết hết sức mơ hồ vì thất truyền và sai lệch. Đó là nguyên nhân để ông Trương Công Diệu mạnh dạn tuyên bố một thực tế:

"Từ vài nghìn năm trước đông y đã ngừng tiến bộ. Bởi thế hiện nay đông y vẫn mang hơi hướm ma thuật"

Chính vì thiếu một cơ sở lý thuyết hoàn chỉnh và sự hiểu biết một thực tại được nhận thức bởi lý thuyết đó , nên đã làm cho những phương pháp ứng dụng rất hữu hiệu trong thực tế trải hàng ngàn năm của Đông y không thể phát triển được. Hơn thế nữa, những khái niệm trong Đông Y và cả trong các phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông phương hoàn toàn bí ẩn trước tri thức của khoa học hiện đaị.
Những khái niệm bí ẩn đó trong học thuật cổ Đông phương phản ánh một thực tại nào? Người xưa đã nhận thức thực tại nào để làm nên các phương pháp trong Đông y và trong các phương pháp ứng dụng học thuật cổ Đông phương , như : Tử Vi, Bốc Dịch,.......?
Bởi vậy, mặc dù sự ứng dụng hoàn toàn có hiệu quả thực tế- đó là nguyên nhất quan trọng để nó tồn tại hàng ngàn năm trong xã hội Đông phương - mà chưa có một thành quả khoa học hiện đại nào có được một phương pháp ứng dụng tồn tại lâu như vậy; nhưng vì thiếu hẳn một nguyên lý lý thuyết và sự hiểu biết một thực tại làm nên những giá trị học thuật cổ Đông Phương , nên người ta không thể giải thích chính xác được những khái niệm mơ hồ trong phương pháp luận của nó.
Hàng ngàn năm đã trôi qua. Học thuật cổ Đông phương đã tồn tại trong niểm tin con người vì chính hiệu quả của nó , nhưng nó lại không thể phát triển được vì thiếu một sự hiểu biết về một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh là nguyên nhân của các phương pháp ứng dụng và thực tại làm nên nó. Cũng hàng ngàn năm đó, con người với tri thức sơ khai đã dùng thần quyền để giải thích những phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông phương. 
Ngày nay , những người như ông Trương Công Diệu đã thể không phân biệt được giữa bản chất khoa học của phương pháp ứng dụng có hiệu quả thuộc học thuật cổ Đông phương và niềm tin của con người vào chính tính hiệu quả của nó với cách giải thích mang tính thần quyền, nên đã vội vã chụp cho nó cái nhãn "mê tín dị đoan". Trương Công Diệu viết:
Bởi thế hiện nay đông y vẫn mang hơi hướm ma thuật. 
Đây chính là hậu quả của một sự lầm lẫn giữa cách giải thích và bản chất của phương pháp ứng dụng.
Để rõ hơn vấn đề này, tôi thí dụ như thuật thôi miên. Người ta có thể giải thích bằng quyền năng của thần thánh , hoặc người ta có thể giải thích nhân danh sóng não... Nhưng bản chất của thuật thôi miên là một thực tại đang hiện hữu và có hiệu quả. Nếu bạn nhầm lẫn giữa cách giải thích mang tính thầm quyền thì thuật thôi miên là ma thuật và "mê tín dị đoan". Nhưng nếu bạn giải thích theo phương pháp luận khoa học là do tương tác của sóng não (Chưa chắc đã đúng) thì đó là một hướng mà bạn phải chứng minh.Nhưng dù bạn giải thích cách nào thì thôi miên vẫn là một thực tế đang hiện hữu và đã ứng dụng trong khoa học trị liệu. Hiệu quả của nó chính là sự biện minh cho sự tồn tại của chính nó.
Thực tại luôn là đối tượng nghiên cứu của khoa học , bởi vì bạn không thể phủ nhận thực tại. Thực tại là chân lý.
Sai lầm của ông Trương Công Diệu chính là ông ta đã nhầm lẫn giữa cách giải thích hiện tượng và bản chất của hiện tưỡng đã tồn tại trên thực tế.
Nhưng, chính vì chỉ tồn tại một phương pháp ứng dụng với một phương pháp luận có những khái niệm mơ hồ, mà thiếu hẳn một nguyên lý lý thuyết và sự hiểu biết một thực tại là cơ sở nhận thức làm nên lý thuyết đó. Khiến cho học thuật cổ Đông phương đã bị nhận xét sai lạc và mang màu sắc huyền bí.
Bởi vậy, một hậu quả tất yếu là sự xuất hiện phong trào nhân danh học thuật đòi xoá sổ Đông Y ở ngay chính nước Trung Hoa - vốn được hiểu là cái nôi của nền y học Đông phương cổ .

Kính thưa qúi vị 
Qua bài viết trên cho thấy chính phủ Trung Quốc đã cố gắng bảo vệ cho nền Đông y bằng phương pháp hành chính và quyền lực. Nhưng điều này lại không phải một phương pháp phản biện học thuật.
Hiện tượng này là một ví dụ thuyết phục chứng tỏ tính thất truyền và sai lạc trong những bản văn cổ chữ Hán liên quan đến học thuyết này . Người ta không thể tìm một cái đúng từ một cái sai . 
Bởi vậy, chính người Trung Hoa đã không thể tìm ra được một cơ sở lý luận cho nền Đông Y và những thực tại của nó, không phải bây giờ mà đã hàng ngàn năm nay . 
Tôi hy vọng rằng: Có thể có những học giả Trung Hoa phản biện được những lập luận của ông Trương Công Diệu. Nhưng cốt lõi của vấn đề là phải tìm một thực tại nào là cơ sở của các phương pháp ứng dụng trong Đông Y và phục hồi được nguyên lý lý thuyết là cơ sở của phương pháp luận trong ứng dụng của Đông y. Đây sẽ là bằng chứng thuyết phục nhất chứng tỏ tính khoa học của Đông y và các phương pháp ứng dụng khác trong học thuật cổ Đông phương. 
Với một cá nhân, người ta có thể không cần sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trí tuệ . Thậm chí với một cộng đồng cũng có thể không cần điều đó. Nhưng trong tương quan giữa các quốc gia thì sự hỗ trợ cho những phát kiến khoa học luôn là điều cần thiết cho sự tồn tại , dù nhìn dưới bất cứ một góc độ nào. 
Khoa học cũng không thể chỉ thể hiện ở sự phát triển những phương tiện kỹ thuật. Khoa học đích thực còn chính là những lý thuyết khoa học. Phương tiên kỹ thuật sẽ chỉ là sự hỗ trợ cho nhưng khám phá trong tương lai. Nhưng trong tương lai , những phương tiện khoa học sẽ bất lục , Vì tự thân những phương tiện đó không tự nhận thức mà chỉ là công cụ hỗ trợ cho sự nhận thức của con người . Trong tương lai tri thức của nhân loại , sự phát triển chính là khoa học lý thuyết được thẩm định bằng tiêu chí khoa học.
Bởi vậy, quyết định bảo tồn Đông Y của chính phủ Trung Quốc là đúng , Bởi vì nó bảo vệ một thực tại ứng dụng có hiệu quả. Nhưng đó lại không phải là biện pháp rốt ráo; nếu những nguyên lý lý thuyết của nó không được phục hồi và phản ánh được một thực tại đàng sau nó.
Một trong những nguyên lý lý thuyết quan trong và căn bản nhất trong nền Đông Y chính là cuốn "Hoàng đế nội kinh tố vấn".

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Lý Học Đông Phương

 

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán