19:29 ICT Thứ tư, 06/11/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thông Tin Y Học

Liên hệ

Hiệu quả của tắm thuốc

Thứ bảy - 03/11/2012 09:49
Liệu pháp tắm thuốc là một phương pháp điều trị bên ngoài căn cứ vào nguyên tắc luận chứng và điều trị của đông y, chọn sử dụng một cách hợp lý loại thuốc đông y cần thiết
Liệu pháp tắm thuốc là một phương pháp điều trị bên ngoài căn cứ vào nguyên tắc luận chứng và điều trị của đông y, chọn sử dụng một cách hợp lý loại thuốc đông y cần thiết, nấu nước xông tắm bộ phận bệnh hoặc toàn thân, dựa vào hiệu quả điều trị của thuốc và tác dụng sức nóng tác dụng cơ giới của nước, một phương pháp ngoại trị, để đạt được mục đích điều trị bệnh, dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe.
Cơ chế tác dụng của tắm thuốc
Tắm thuốc tuy thuộc phương pháp điều trị bên ngoài, nhưng lại có thể đạt được hiệu quả điều trị bên trong từ bên ngoài. Nghành Đông Y học cho rằng, cơ thể con người là một chỉnh thể, tuy trong ngoài có khác nhau, nhưng do tồn tại mối lien hệ đạc thù “ kinh lac”, nối liền các mô, các cơ quan bên ngoài và tạng phủ bên trong, đồng thời thông qua kinh lạc điều hòa khí huyết để điều chỉnh được sự mất thăng bằng của âm và dương trong tạng phủ, đạt được hiệu quả tư bản thân điều chỉnh và nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật của cơ thể. Do đó tắm thuốc tuy điều trị bên ngoài thực ra lại điều trị bên trong.
Hiệu quả của tắm thuốc
Liệu pháp tắm thuốc chủ yếu được quyết định ở hiệu quả của thuốc. Thành phần có hiệu quả của thuốc thông qua sự tiếp xúc rộng rãi với da, ngâm tẩm mà thẩm qua biểu bì, được da hấp thu vào trong cơ thể. Vì 90% da là mô liên kết của rất nhiều mạch máu, tuần hoàn máu linh hoạt có thể nhanh chóng chuyển thành phần có hiệu quả của thuốc đến các  vị trí trong cơ thể. Đồng thời, trong quá trình tắm thuốc, thành phần có hiệu quả có tính phát huy của thuốc còn có thể thông qua mạng lưới của rất nhiều mạch máu li ti trên niêm mạc khoang mũi đi vào trong máu.
Nghiên cứu cho thấy, thành phần loại polysaccharide ( đường da) chứa trong thuốc Đông y còn có tác dụng tăng cường miễn, chất glycoside có thể chống viêm và điều tiết miễn dịch, loại alkaloid thì biểu hiện là có tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch. Do thuốc Đông y có tác dụng điều trị 2 hướng, cho nên thông qua tắm thuốc không chỉ tăng cường chức năng miễn dịch, mà còn có thể khiến chức năng miễn dịch quá cao hạ xuống mức bình thường.
Nhiệt độ kích thích thích hợp và kích thích cơ giới của nước.
 Trong quá trình tắm thuốc, nhiệt độ của nước khá cao có thể khiến các mao mạch của cơ thể trương phồng ra, tuần hoàn máu nhanh hơn, nâng cao sự chuyển hóa của cơ thể. Và biểu hiện kích thích cơ giới của nước là sự tăng cường vận động hô hấp và chuyển hóa của thể khí. Khi ngâm tắm dùng áp lực thích hợp của nước đè lên mạch máu và ống lympho ở bề mặt cơ thể, có thể khiến lượng thể dịch hồi lưu tăng lên, dẫn đến sự tái phân phối của nước, cho đến tác dụng của sự điều chỉnh sự chuyển hóa ở cục bộ. Ngoài ra, khi tắm xối, sự tác động mạnh của dòng nước vào cơ thể có tác dụng giống như xoa bóp, thông qua tác dụng phản xạ của thần kinh, thể dịch của cơ thể, cái thiện chức năng của các mô.
ĐẶC ĐIỂM CỦA TẮM THUỐC.

Cách hấp thụ thuốc độc đáo và an toàn.

Trong quá trình tắm thuốc, thuốc phần lớn là hấp thu ngoài cục bộ, qua sự hấp thụ của da, niêm mạc, thành phần có hiệu quả có tính phát huy còn có thể được hấp thụ vào qua miệng và mũi, nồng độ thuốc trong máu thấp, nhưng ở vị trí cần điều trị lại hình thành nộng độ thuốc khá cao. Như vậy không chỉ tránh sự kích thích trực tiếp của loại thuốc uống  nào đó đối với đường tiêu hóa và niêm mạc khoang miệng, hơn nữa còn tránh được thuốc trực tiếp di vào vòng tuần hoàn lớn trong cơ thể, tránh tác dụng độc hại trực tiếp đối với các cơ quan nhu : gan, thận… Như vậy con đường đưa thuốc vào này vừa độc đáo vừa an toàn. Đối với người gặp khó khăn nhất định trong việc uống thuốc như: trẻ sơ sinh, người mà phần cổ họng và đường tiêu hóa khó đưa thuốc vào, thì cách này càng có ưu thế rõ rệt.
Kết  hợp giữa dưỡng sinh và điều trị hồi phục sức khỏe

Tắm thuốc không chỉ là phương pháp điều trị bệnh tật mà còn là phương pháp quan trọng để dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe. Tắm thuốc là một trong những phương pháp hỗ trợ cho điều trị, có thể tăng cường hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian điều trị, giảm hoặc không để lại di chứng sau này; là biện pháp bảo vệ sức khỏe, tắm thuốc có thể dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, ngừa bệnh. Thông qua tắm thuốc có thể loại trừ sự mệt mỏi, thúc đẩy sự chuyển hóa của cơ thể, từ đó đạt được mục đích có bệnh trị bệnh. Không bệnh thì bảo vệ sức khỏe.
Kết hơp giữa điều trị bên trong và điều trị bên ngoài.

Tắm thuốc thuộc phương pháp điều trị bên ngoài của Đông y. Phương pháp điều trị bên ngoài là lấy lý luận cơ bản của Đông y điều chỉnh cơ thể, thông kinh lạc, liên kết trên dưới, khơi thông trong ngoài.Phương pháp điều trị bằng cách đưa thuốc vào da, lỗ chân long, huyệt cục bộ có biến đổi bệnh lý hỗ trợ với điều trị bên trong, tuy điều trị bên ngoài , nhưng đối với việc điều trị ở bộ phận bên trong cơ thể thì đạt được hiểu quả giống như uống thuốc, chỉ khác nhau  ở cách sử dụng mà thôi.
Đơn giản, dễ thực hiện và phạm vi ứng dụng rộng rãi.
Phương pháp của liệu pháp tắm thuốc đơn giản, dễ biết, dễ dùng, không cần phải có thiết bị và sự chuẩn bị đặc biệt, rất thích hợp với với việc tự điều trị tại gia đình, đặc biệt là đối với cơ thể già, non nớt bị suy yếu., khi khó bồi bổ, hoạc khó uống thuốc, thường có thể bổ khuyết chi sự bất cập của việc điều trị bên trong, thu được hiệu quả loại trừ bện tật.
Liệu pháp tắm thuốc được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng, có thể gồm các khoa nội, ngoại, phụ, nhi, da, tổn thương xương, ngũ quan…Các lứa tuổi già, trẻ, nam, nữ đều có thể sử dụng. Do hiệu quả điều trị của nó đáng tin cậy, đơn giản dễ làm, cho nên được mọi người ưa chuộng.

ỨNG DỤNG CỦA VIỆC TẮM THUỐC

Các loại tắm thuốc:

-Tắm thuốc toàn thân: tắm toàn thân có thể chía ra : Tắm sối, tắm vòi sen, ngâm dấm, xông tắm…

o Tắm xối: phần lớn là dùng ở các triệu chứng nhẹ, ngứa…, lấy dung dịch thuốc đã được pha sẵn phun từ vòi hoa sen ra, có thể vừa tắm vừa chà sát toàn thân.

Tăm ngâm: Đổ dung dịch thuốc vào trong chậu hoặc bồn tắm lớn, vừa ngâm tắm vừa tự mình chà sát.

oXông tắm: Đặt một chiếc ghế nhỏ vào chậu tắm, đổ nước vào thuốc vào chậu (mặt ghế phải cao hơn mặt nước), bệnh nhân ngồi lên ghế, lấy chiếc áo khoác tắm trùm lên phủ kín chậu, tiến hành xông tắm. Phần đầu của bệnh nhân có thể lộ ra khỏi áo khoác, xung quanh cổ dùng khăn bong quấn lại, đề phòng nhiễm gió. Tắm xong, dùng khăn bong lau khô thân thể, đồng thời chú ý tránh gió. Trước khi  tắm uống nhiều nước nấu sôi để ấm. Phương pháp này phần lớn dùng trị bệnh nhiễm gió lạnh dai dẳng
- Tắm cục bộ

oPhương pháp tắm thuốc phần đầu và mặt: Lấy thuốc thêm lượng nước thích hợp nấu lên, đổ dung dịch thuốc vào trong chậu sạch, đầu tiên cúi đầu giữ khoảng cách vừa phải với dung dịch, tiến hành xông hơi, đợi đến khi nhiệt độ dung dịch hạ thấp đến mức thích hợp thì gội đầu, rửa mặt. Chủ yếu dùng cho phần đầu và mặt bị mắc bệnh và làm đẹp…, nhưng bệnh nhân bị viêm cấp tính ở phần mặt và dịch rỉ ra rõ ràng thì dùng phương pháp này một cách cẩn thận.

oCách tắm thuốc tứ chi: Trước tiên xông hơi tứ chi, rồi ngâm, xối rửa,tắm xong lau khô. Phương pháp thao tác cụ thể giống như cachs tắm thuốc phần mặt.

oCách tắm ngồi: Dùng lượng nước thích hợp nấu với thuốc, lấy dung dịch, luc đang còn nóng đổ vào trong dụng cụ chứa sạch có miệng rộng, trên dụng cụ chứa đặt một cái giá ngang, người bệnh ngồi trên giá gỗ, đầu tiên xông hơi, đợi khi nhiệt độ của nước thuốc thích hợp, thì ngâm phần mông vào dung dịch thuốc tắm rửa. Phương pháp này thích hợp với các bệnh ở hậu môn và phần hồi âm.
Pha chế dung dịch thuốc tắm.
Đầu tiên lấy thuốc chọn dùng ngam 30 phút trong nước sạch, yêu cầu mặt nước phải cao hơn mặt thuốc khoảng 3 – 4 cm. Rồi lấy thuốc cho vào trong nồi sành và nồi gang không gỉ sét dùng nước sạch nấu lấy nước. Thuốc làm ra mồ hôi, thuốc thanh nhiệt, thuốc loại hương thơm phảng phất nên dùng lửa lớn nấu sôi nhanh, sau khi sôi 2 -3 phút là được. Thuốc bổ có mùi vì nặng thì dùng lửa nhỏ nấu lâu, để cho chất thuốc ra hết, có thể nấu 30 – 60 phút. Loại vỏ cứng, loại quặng vì rắn chắc khó nấu ra, nên giã nát vụn trước, nấu sôi 10 – 20 phút thì cho các thuốc khác vào. Và thuốc có mùi thơm nhẹ nên cho vào khi đã nấu xong các loại thuốc thông thường, để ngăn không cho thành phần có hiệu quả bị thất thoát quá nhiều, như : bạc hà, sa nhân, đậu khấu…


 
Thông thường tắm thuốc dùng lượng dung dịch khá lớn, có thể nấu đi nấu lại vài lần rồi gộp các nước cốt thuốc lại, khi ứng dụng cụ thể thì nên thì nên căn cứ vào tình hình thức tế để cho vào lượng nước nóng thích hợp, thông thường dung dịch thuốc không làm bỏng tay ( khoảng 40 – 50oC ) là  vừa. Yêu  cầu của Trung Hoắm xông về nhiệt độ cao hơn, để sinh ra lượng hơi nước đủ tắm. Trong quá trình tắm xông có thể không ngừng thêm nước nóng hoặc trực tiếp thêm dung dịch thuốc nóng vào đê giữ nhiệt độ. Bã thuốc có thể dùng vải lượt bọc lại, lần sau khi càn cho vào trong dung dịch thuốc với thêm nhiệt


 
Những điều cần lưu ý


 
Liệu pháp tăm thuốc  trải qua sự không ngừng phong phú và phát triển thêm, hiện đã được ứng dụng rộng rãi trong các khoa lâm sang, trừ cảm mạo, sốt, bị trật sái ra, thường thì trị các bệnh mãn tính là chính. Khi ứng dụng phải căn cứ vào bệnh tình,chọn lựa thuốc một cách biện chứng, không thể xem tắm thuốc là vạn năng, sử dụng một cách tùy tiện, để tránh ảnh hưởng hoặc kéo dài việc điều trị bệnh tình nghiêm trọng.
 
Khi ứng dụng cụ thể, nên chú ý các vấn đề dưới đây:



- Tắm thuốc nhất là tắm toàn thân, phải đổ mồ hôi mới được, không thể để ra quá nhiều, sau khi  tắm phải kịp thời lau khô thân thể, đồng thời  chú ý giữ ấm. Người có ổ bệnh tính nhiễm trùng da diện tích lớn, hơn nữa đã trở nên có mủ và lở loét không dùng.

- Thời kỳ kinh nguyệt và thời kỳ mang thai không được dùng cách tắm ngồi.. Người có tính sợ nước, da bị tổn thương, rách chảy máu, người bệnh nguy hiểm không dùng được dùng cách tắm.

-Thiếu nhi, người già và người thể chất yếu, khi tắm phải có người chuyên môn giúp tại chỗ, để tránh xảy ra những việc ngoài ý muốn như : chìm xuống nước, choáng váng… Ngoài ra khi tắm đầu tiên phải kiểm tra nhiệt độ nươc để tránh bị hỏng.

- Không nên tắm khi bụng đói hoặc ngay sau khi ăn no. Tắm sau khi ăn chừng 1 – 2 giờ là thích hợp. Trong quá trình tăm thuốc nếu xuất hiện các triệu chứng như: trong long kinh hoảng, chóng mặt…, phải lập tức ngưng tắm ngay.

Nguồn tin: Theo: bacsicuaban

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán