Bỏng do nhiều nguyên nhân gây nên: nước sôi, lửa, điện, vôi tôi, hóa chất... Tùy theo vết bỏng rộng, hẹp (người ta phân loại tỷ lệ phần trăm so với diện tích cơ thể bệnh nhân 5% là diện rộng)
Bỏng do nhiều nguyên nhân gây nên: nước sôi, lửa, điện, vôi tôi, hóa chất... Tùy theo
vết bỏng rộng, hẹp (người ta phân loại tỷ lệ phần trăm so với diện tích cơ thể bệnh nhân <5% là diện hẹp, >5% là diện rộng) và tùy theo độ nông, sâu của vết bỏng. Bệnh nhân bị
bỏng nặng (diện tích rộng và sâu) cần chuyển sớm đến bệnh viện gần nhất. Nếu là bỏng nhẹ (diện tích hẹp, độ bỏng nông không có phồng rộp) có thể dùng một số cây thuốc nam thông thường dưới đây để xử lý vết bỏng.
Cây chuối tiêu: Khi bị
bỏng, nếu diện tích nhỏ, có thể chặt một tàu lá chuối non, sạch ở cao trên ngọn cây, hứng nước ở cuống lá chảy ra, dùng bông, gạc tẩm đắp lên vết bỏng, khô lại nhỏ nước lá chuối lên, vết bỏng sẽ dịu đi không phồng nước và khỏi. Có thể dùng các cây chuối khác: chuối tây, chuối ngự, chuối lùn... để thay thế chuối tiêu.
Lá, ngọn dây khoai lang: Lá non, ngọn dây lang rửa sạch, giã nhỏ nhuyễn, trộn đều với ít nước sạch, đắp trực tiếp lên vết bỏng, có thể vắt ép lấy nước tẩm gạc đắp, khi khô lại tẩm nước ép lên.
Cây sống đời.
Cây sống đời: Lấy một vài lá rửa sạch, cắt nhỏ, giã nát hoặc ép lấy nước, dùng gạc tẩm nước ép, đắp lên vết bỏng, nếu gạc khô đi lại tẩm thêm nước ép lên. Cũng có thể giã lá nhỏ mịn đắp trực tiếp lên vết bỏng.
Búp sim: Hái lá rửa sạch, thái ngắn giã nhỏ, thêm một ít nước sôi để nguội cho đủ nhão, trộn đều, ép vắt lấy nước, dùng gạc tẩm ướt vắt đắp lên vết bỏng, gạc khô nhỏ thêm nước vắt, có thể đắp cả lá giã lên vết bỏng, khi khô lại thay lá khác.
Búp ổi: Hái lá non về rửa sạch, giã nhỏ nát thêm nước trộn đều thật nhão mềm, vắt lấy nước hoặc đắp cả bã theo như phương pháp đã nêu trên.
Lưu ý: Sau khi đã áp dụng một trong bài thuốc trên nếu không thấy thuyên giảm phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.