ÁP 鴨
Anas Domestica L.
-Tên khác : Gia Áp, Gia Phù, Lộ Phù (Nam dược thần hiệu), Vụ ( Dược Phẩm Vậng Yếu).
-Tên khoa học : Anas Domestica L.
-Họ khoa học : Anatidae.
-Bào Chế : Nên chế vào 2 mùa thu, đông : Chọn con già có lông trắng ( nếu loại xương đen thì càng tốt), làm thịt xong, sấy khô, nghiền nhỏ, trộn vào thuốc.
-Tính vị
+Vị ngọt, hơi mát, không độc ( Nhật Dụng Bản Thảo).
+Vị ngọt, tính mát, hơi độc ( Nam Dược Thần Hiệu).
+ Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc ( Dược Phẩm Vậng Yếu).
+Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh :
+Vào kinh Phế, Thận ( Lôi Công Bào Chích Luận).
+Vào kinh Tỳ,Vị (Bản Thảo Cầu Chân).
-Tác dụng, chủ trị :
+ Hay động phong huyết, bổ hư, ích tạng. Trị trẻ nhỏ bị kinh phong, sưng lở, lỵ nhiệt (Nam Dược Thần Hiệu).
+ Thêm khí, bổ hư, giải độc, chữa sài kinh, mụn nhọt, hạ lỵ ( Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Bổ hư, trừ nhiệt (Trung Dược Học).
+ Bổ hư, tư âm, tư bổ cường tráng, trừ nhiệt, điều hòa ngũ tạng và thủy đạo. Trị trẻ nhỏ bị động kinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tư âm, dưỡng Vị, lợi thủy, tiêu sưng. Trị lao nhiệt, nóng trong xương, ho, thủy thũng (Trung Dược Đại Từ Điển).
-Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Trị hư lao, phát sốt, ho dờm, nôn ra máu : dùng Vịt trắng mỏ đen, 1 con, cắt cổ cho huyết chảy vào chén rượu ( nhiều ít tùy sức uống), quấy đều, uống để cho nhuận Phế. Còn vịt thì vặt lông cho sạch, mổ 1 lỗ ở bên sườn, bỏ ruột, cho 2 thăng Đại táo, 1 thăng Sâm Linh Bình Vị Tán vào vịt, buộc kín lại, cho vào nồi đất. Dùng rượu lâu năm cho vào 1 bình, chia làm 3 lần đổ dần vào. Đốt nhỏ lửa chung quanh cho đến khi khô hết rượu. Đem Vịt và Táo ra ăn, ăn nhiều lần như vậy bệnh sẽ khỏi” ( Bạch Phụng Cao - Thập Dược Thần Thư).
+”Trị bụng trướng nước, phù thũng : sách ‘Bách Nhất Tuyển Phương’ dùng Vịt đực đầu xanh, nấu lấy nước uống nóng, lấy mềm dầy đắp cho đến khi ra mồ hôi” (Thực Y Tâm Kinh Phương ).
+”Trị 10 loại bệnh phù thũng sắp chết : dùng Vịt đầu xanh 1 con, giết, mổ bụng, cho gạo vào, thêm gia vị, nấu cháo ăn Hoặc dùng Vịt trắng 1 con, mổ ruột, cho vào nửa thăng Đậu xị, Gừng, Tiêu, buộc kín lại, hấp chín, ăn (Thực Y Tâm Kinh Phương).
-Tham khảo :
+”Vịt cái mầu vàng thuộc loại bổ tốt nhất ( Bản Thảo Tập Chú).
+”Vịt loại thịt mầu trắng lành nhất, loại thịt mầu đen có độc. Người hay bị lạnh, cước khí không nên ăn. Vịt mắt trắng ăn có thể chết người” (Thực Liệu Bản Thảo).
+”Vịt là loại gia súc sống dưới nước, có tác dụng lợi tiểu. Dùng vịt đực đầu xanh, theo ý nghĩa Thủy sinh Mộc để chữa hư lao, phát sốt. Dùng vịt trắng xương đen theo ý nghĩa Kim, Thủy - Vịt non có độc, con già thì lành. Phao câu của vịt không nên ăn. Trong sách ‘Lễ Ký’ ghi có người ăn thịt vịt bị tích, dùng Bạch truật trị thì khỏi ( Bản Thảo Cương Mục).
+”Người bị trúng phong hạ huyết không nên dùng thịt vịt” (Nhật Dụng Bản Thảo).
+”Con vịt nào sắc vàng hoặc trắng mà già thì ăn bổ, sắc đen và non thì có độc” (Nam Dược Thần Hiệu).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn