14:42 ICT Thứ sáu, 04/10/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Cây thuốc - Vị thuốc » Vần A

Liên hệ

ÁP NHI CẦN 鴨 兒 芹

Thứ tư - 02/03/2011 09:33
Cây cỏ, sống lâu năm, cao 30~80cm. Thân phân nhánh ở gốc cây. Mỗi nhánh ra 3 lá. Phiến lá nhỏ, rrọng, hình trứng, dài 4~10cm, 2 bên có khía răng nhọn, vùng gốc 2 bên phiến lá không đối xứng, gốc cuống lá rộng.

ÁP NHI CẦN   鴨 兒 芹

Cryptotaenia japonica Hassk.

Tên khác : Áp cước bản, Đường điền, Khởi mạc, Tam thạch ( Biệt Lục), Áp cước bản thảo ( Tứ Xuyên Trung Dược Chí), Dã cần thái, Hồng nga cước bản, Thủy cần thái (Quán Châu Thảo Dược),  Dã thục quỳ (Quốc Dược Đề Yếu), Phó ngư (Thục Bản Thảo), Tam diệp cần (Kinh Tễ Thực Vật Thủ Sách ), Thủy bạch chỉ, Đại áp cước bản (Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập), Toa đơn tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học : Cryptotaenia japonica Hassk.

Họ khoa học : Umbelliferae.

Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 30~80cm. Thân phân nhánh ở gốc cây. Mỗi nhánh ra 3 lá. Phiến lá nhỏ, rrọng, hình trứng, dài 4~10cm, 2 bên có khía răng nhọn, vùng gốc 2 bên phiến lá không đối xứng, gốc cuống lá rộng. Cụm hoa hình tán kép, tán cứng, dài không bằng nhau. Hoa mầu trắng, cánh hình trứng ngược. Quả bế, hình tròn dài.

Ra hoa vào tháng 4~5.

Địa lý : Mọc ở 2 bên rãnh đất núi hoặc nơi ẩm thấp giữa rừng.

Thu hái : Vào mùa thu, phơi trong râm mát.

Thành phần hóa học : Trong Áp nhi cần có Mesityl Oxide, Isomesityl Oxide, Methyl Isobutyl Ketone, Terpinolene, Trans  (  Ocimene (Trung Dược Học).

Tính vị, quy kinh :

+ Vị cay ( Biệt Lục).

+ Vị đắng, hơi cay, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vị cay, đắng, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vị đắng, hơi cay, tính bình ( Thiểm Tây Trung Thảo Dược). 

Tác dụng, chủ trị :

+ Chủ hàn nhiệt, trùng thú cắn, ong chích ( Biệt Lục).

+ Hóa đờm, giải độc, hoạt huyết, tiêu thủng. Trị phổi có đờm, phổi sưng có mủ ( áp xe phổi), tiểu buốt, tiểu gắt ( lâm chứng), sán khí, răng đau do phong hỏa, mụn nhọt sưng đau, thủy đậu, trái rạ, ngứa ngoài da (Trung Dược Đại Từ Điển).  

+ Trị sốt rét, ong đốt, rắn cắn, ngứa ngoài da, chấn thương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Tiêu thủng độc, điều kinh, hạ hỏa. Trị bạch lâm [tiểu đục] (Phân Loại Thảo Dược Tính).

+ Trị răng đau do hỏa, ngậm vào khỏi ngay. Lá giã nát đắp vào sau tai-hàm, trị mắt có màng mộng (Thiên Bảo Bản Thảo).

+ Dùng Áp nhi cần giã nát đắp ngoài trị ghẻ ngứa ( Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược Hối Biên).

+ Tiêu viêm, lý khí. Trị hư yếu, suy nhược, bàng quang sán khí ( thoái vị bẹn), tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu bí, mụn nhọt độc ( Tứ Xuyên Trung Dược Chí).

+ Hoạt huyết, khứ ứ, trấn thống, giảm ngứa. Trị tổn thương do chấn thương, ngứa ngoài da ( Thiểm Tây Trung Thảo Dược).

+ Kháng khuẩn, tiêu viêm, giải độc, giảm đau, cầm máu ( Thường Dụng Trung Thảo Dược Phối Phương).        

Liều dùng :

+ Uống trong : 20~40g.

+ Đắp ngoài tùy dùng.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+Trị trẻ nhỏ phổi có đờm : Áp nhi cần 20g, Mã lan 16g, Diệp hạ hồng 12g, Dã du thái 12g. Sắc uống (TDĐT.Điển).

+Trị áp xe phổi : Áp nhi cần 40g, Ngư tinh thảo 80g, Cát cánh 8g, Sơn khổ qua 8g, Đông quỳ căn 20g. Sắc uống ( TDĐT.Điển).

+Trị ho gà : Áp nhi cần, Địa hồ tiêu, Quyển bá đều 12g, sắc uống (TDĐT.Điển).

+Trị viêm màng não dịch tễ : Áp nhi cần 20g, Qua tử kim 12g, Kim ngân hoa đằng 80g. Sắc uống (TDĐT.Điển).

+Trị trái rạ ( thủy đậu) : Áp nhi cần, Hương hoàng đằng diệp, Kim ngân hoa diệp, Đan sâm, Náo dương hoa diệp. Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng Liên tiền thảo, Tam bạch thảo nghiền nát, vắt lấy nước cốt, trộn thuốc bột bôi ngoài vết thương ( TDĐT.Điển).          

+Trị lở ngứa : Áp nhi cần, sắc uống ( Thiểm Tây trung thảo dược).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Cách tổ chức thông tin trên theo bạn là?

Rất thân thiện

Rất đẹp

Hợp lý

Khó sử dụng

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán