03:02 ICT Thứ hai, 09/09/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Cây thuốc - Vị thuốc » Vần A

Liên hệ

ANH ÚC 蘡 奥

Thứ tư - 02/03/2011 09:46
Cây cỏ mọc leo, thân leo nhờ cây khác, khi bẻ ra có mủ trắng. Lá giống lá nho nhưng nhỏ hơn. Hoa nở vào tháng 5, ra trái vào tháng 7.

ANH ÚC   蘡 奥

Vitis thungergii Sieb. et Zucc.

Xuất xứ : Đường Bản Thảo.

Tên khác : Anh thiệt ( Quảng Nhã), Bồi cốt đằng (Quí Châu Dân Gian Phương Dược Tập), Cam cổ đằng, Hòa hoàng đằng, Toan cổ đằng (Trung Y Dược Thực Nghiệm Nghiên Cứu),  Dã bồ đào (Tục Danh ), Dã bồ đào đằng, Miêu căn tinh ( Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược Hối Biên ), Đằng danh mộc long ( Bản Thảo Cương Mục), Miêu nhĩ đằng, Sơn hồng dương, Sơn khổ qua (Tuyền Châu Bản Thảo),  Mộc long (Bách Nhất Tuyển Phương),  Sơn bồ đào ( Bản Thảo Bổ Di), Úc (Kinh Thi), Yên hắc ( Cứu Mang Bản Thảo), Yến úc (Mao Thi), Nho dại ( Việt Nam).

Tên khoa học Vitis thungergii Sieb. et Zucc.

Họ khoa học : Vitaceae.

Mô tả : Cây cỏ mọc leo, thân leo nhờ cây khác, khi bẻ ra có mủ trắng. Lá giống lá nho nhưng nhỏ hơn. Hoa nở vào tháng 5, ra trái vào tháng 7. Trái mầu xanh đen hơi đỏ. Rễ và mủ cây dùng làm thuốc.

Địa lý : Ít thấy ở Việt Nam.

Thu hái : vào mùa Hè, hái, lấy rễ và thân cây, rửa sạch, phơi khô.

Thành phần hóa học : trong Anh úc có Glucose 10%, Acid Tactric, đa số là chất hữu cơ, Acid béo, sáp, sắc tố và Vitamin (Trung Dược Học).

Tính vị :

+ Vị ngọt, tính bình, không độc ( Y Học Cương Mục).

+ Vị ngọt, chua, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tác dụng :

+ Chỉ khát, lợi tiểu ( Y Học Cương Mục).

+ Khứ thấp, lợi tiểu, giải độc (TDĐT.Điển).    

+ Lương huyết, chỉ huyết, giải độc, tiêu thủng ( Phúc Kiến Trung Thảo Dược).

Chủ trị :

+ Trị nấc, thương hàn sau đó gây ra ói dùng rất hay ( Đường Bản Thảo).

+ Nước cốt ép nhỏ vào mắt trị mắt sưng đỏ, mắt có màng ( Bản Thảo Bổ Di).

+ Trị các chứng khát, tăng khí lực (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị chứng lâm, lỵ, tê thấp, động kinh, nấc, lao hạch, vú sưng, thấp chẩn, ghẻ ngứa (Trung Dược Đại Từ Điển).

Liều dùng : Uống trong : 20~40g. Nước cốt ép dùng bôi ngoài da, nhỏ vào mắt...

Đơn thuốc kinh nghiệm :

+ Trị tự nhiên ói, nấc : Anh úc đằng, giã ép lấy nước uống ( Bổ Khuyết Trửu Hậu Phương).

+ Trị huyết lâm : Anh úc đằng, Xa tiền tử, Ngẫu tiết đều 20g, Phượng vĩ thảo, Tiểu đao đều 12g. Sắc uống (Trung Y Dược Thực Nghiệm Nghiên Cứu).       

+ Trị lỵ : Anh úc (dây) 40g, sắc uống. Xích lỵ thêm 40g đường trắng, Bạch lỵ thêm 40g đường đỏ, quậy đều, uống (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trị lao hạch : Anh úc cọng hoặc rễ 40g, sắc uống (Giang Tây Dân Gian Thảo Dược).

+ Trị tai sưng : Anh úc đằng tươi, ép lấy nước nhỏ vào tai ( Giang Tây Dân Gian Thảo Dược).

+ Trị ngoại thương xuất huyết : Anh úc lá, sấy khô, nghiền nát thành bột, bôi (Truyền Phương Nghiệm Phương Điều Tra Tư Liệu Tuyển Biên).

+ Trị dương giản phong : Anh úc, dùng thân tươi, bỏ vỏ, 120g, sắc uống ( Giang Tây Dân Gian Thảo Dược).

+ Trị phong thấp đau nhức khớp : Anh úc ( dùng thân), 60g, sắc chung với rượu và nước, uống (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trị bị té ngã tổn thương : Anh úc, toàn cây, 80g, sắc với nước và rượu, uống (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trị vú sưng, mắt sưng : Anh úc (khô),lấy cả cây, Bồ công anh, Cam thảo đều 28g, sắc uống (Trung Dược Đại Từ Điển).

Tham khảo :              

+”Anh úc, Sơn bồ đào đều dùng làm rượu” ( Đường Bản Thảo).

+”Anh úc, tức là Sơn bồ đào, chặt nát ra, khí thoát ra một đầu giống như là vị thuốc Thông Thảo” (Bản Thảo Bổ Di).

+”Anh úc, loại sống ở rừng hoặc trong nhà, có thể trồng bằng cách cắm xuống đất, lá già, hoa và trái không khác gì Bồ đào, đầu nhỏ mà tròn, sắc tím”  và “ Tháng 6 ăn trái nho là nó vậy. Dùng cọng (thân) thổi vào thấy nước chảy ra, giống như cây Thông Thảo vậy’ (Bản Thảo Cương Mục).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán