02:48 ICT Thứ bảy, 07/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Cây thuốc - Vị thuốc » Vần B

Liên hệ

BẠCH MAO CĂN 白 茅 根

Thứ tư - 02/03/2011 14:19
Cỏ sống lâu năm, cao 0,6 -1,2m. Thân rễ mọc khoẻ, cứng dài. Thân thẳng đứng hình dải hay gần hình mũi mác dài, gốc rất hẹp, thuôn ở đầu nhẵn hoặc có lông ở mặt dưới lá, thường ráp ở mặt trên.

BẠCH MAO CĂN   白 茅 根

Rhizoma Imperatae Cyclindrcae.

Xuất xứ: Bản kinh.

Tên khác: Như Căn, Lan Căn (Bản Kinh), Địa Cân Căn (Biệt Lục), Tỳ Mao (Bản Thảo Cương Mục), Dã Gian Căn (Hòa Hán Dược Khảo), Mạch Hộc (Tân Trung Dược), Rễ Cỏ Tranh, Nhá Ca (Thái).

Tên khoa học: Rhizoma Imperatae Cyclindrcae.

Họ khoa học: Họ Lúa (Gramineae hoặc Poaceae).

Mô Tả : Cỏ sống lâu năm, cao 0,6 -1,2m.  Thân rễ mọc khoẻ, cứng dài. Thân thẳng đứng hình dải hay gần hình mũi mác dài, gốc rất hẹp,  thuôn ở đầu nhẵn  hoặc có lông ở mặt dưới lá, thường ráp ở mặt trên. Lá non màu lục nhạt, bóng cuộn lại, bẹ lá mành không có tai, họng của bẹ thường tròn và màu tím nhạt, lưỡi bẹ, mềm ngắn có lông dài. Cụm hoa là chuỳ dày đặc, màu trắng, hình thuôn dài nhọn, phần giữa hình trụ, đầu tù, dài 5-20cm. Bông nhỏ thường xếp đôi một, màu nhạt hay tím nhạt, có lông, mày một mềm, màu lục nhạt hay vàng nhạt, nguyên, có lông mềm ở mép và mặt lưng, mày 2 giống mày 1 nhưng có gân ngắn hơn. Hoa ở gốc có mày hoa không có gân. Nhị 2, chỉ nhị rất dài, bao phấn thuôn hình dải. Bầu màu nâu hay tím đen. Ra hoa từ tháng 5-11. Cây mọc rất khỏe, phân bố rộng rãi từ miền đồng bằng đến vùng trung du. Cây thường cho lá để lợp nhà, sống rất dai. Mùa hoa qủa gần như quanh năm

Địa lý: Mọc hoang khắp vùng đồng núi ở nước ta, thường dùng để lợp nhà làm giấy.

Thu hái, sơ chế: Thu hái vào tháng 11-12 và tháng 3-4. Đào lấy phần ngầm dưới đất (không lấy loại rễ trên mặt đất), rửa sạch, bỏ lá khô và các rễ con rồi phơi hoặc sấy khô.

Phần dùng làm thuốc: Dùng rễ và hoa. Rễ tròn nhỏ, hơi cong queo, màu vàng ngà, nhẹ và dai, thứ dài trắng to là tốt.

Mô Tả  dược liệu: Rễ tranh hình trụ, tròn nhỏ, hơi cong queo màu vàng ngà, chất nhẹ mà dai. Thứ mập đốt dài khô, không ẩm mốc, sạch bẹ, không lẫn lộn tạp chất rễ cỏ may là tốt. Thứ gầy đốt ngắn, mốc ẩm là xấu.

Bào chế: Rễ rửa sạch, loại bỏ vết lông và rễ con, cắt ngắn từng đoạn 2-3cm, đem phơi hay sấy khô tới độ ẩm dưới 12%. Cắt lấy cả lông để dùng dần. Không dùng rễ nổi lên mặt nước.

Bảo quản: Dễ hút ẩm, cần để nơi khô ráo.

Thành Phần Hóa Học :

+Trong Bạch mao căn có : Anemonin, Sucrose, Fructose, Glucose, Oxalic acid (Trung Dược Học).

+Trong Bạch mao căn có : Cylindrin, Arundoin, Fênenol, Potassium, Calcium, Glucose, Fructose, Oxalic acid ( Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+Trong Bạch Mao căn có : Glucosa, Fructosa và Acid hữu cơ (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Tác dụng dược lý :

+ Tác dụng kháng khuẩn : nước sắc Bạch mao căn có tác dụng  mạnh in vitro đối với Shigella Flexneri, Shigella Sonnei (Trung Dược Học).

+ Tác dụng làm đông máu nhanh : bột Bạch mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục Claci của huyết tương thỏ thực nghiệm (Trung Dược Học).

+ Tác dụng lợi niệu : dùng thuốc sắc hoặc nước ngâm kiệt thuốc, thụt vào dạ dày thỉ bình thường thấy có Tác dụng lợi niệu, nhiều nhất là sau 5-10 ngày. Tác dụng này có liên quan đến hệ thần kinh hoặc do thuốc có nhiều muối Kali (Trung Dược Học).

+ Điều trị Thận viêm cấp : dùng nước sắc Bạch mao căn điều trị cho thấy : giảm phù, làm áp huyết hạ xuống, các xét nghiệm về nước tiểu bình thường, rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, nước sắc Bạch mao căn không có Tác dụng đối với chứng bụng nước do gan (Trung Dược Học).

+ Ảnh hưởng của thuốc đối với cơ tim hấp thu lượng 86 : Bạch mao căn chiết xuất với nước và rượu hỗn hợp, với nồng độ 2:1, 0,2ml/10g chích vào ổ bụng làm cho lượng hấp thu Rb của cơ tim chuột nhắt thí nghiệm tăng lên 47,4% (Trung Dược Học).

Độc tính : Dùng nước sắc Bạch mao căn bơm nuôi thỏ nhà với liều lượng 25g/kg, 36 giờ sau, hoạt động của thỏ bị ức chế, vận động chậm \, hô hấp tăng nhanh nhưng lại hồi phục bình thường không lâu. Trường hợp chích tĩnh mạch với liều 10-15g/kg thì xuất hiện thở nhanh, vận động giảm, 1 giờ sau mới hồi phục dần. Nếu chích với liều 25g/kg thì 6 giờ sau thỏ chết (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

Tính vị :

+Vị ngọt, tính hàn (Bản Kinh).

+Vị ngọt, tính hàn, không độc (Bản Thảo Cương Mục).

+Vị ngọt, tính hàn (Trung Dược Học).

+Vị ngọt, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Qui kinh :

+Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị (Bản Thảo Kinh Sơ).

+Vào kinh Phế, Tỳ, Tâm, Vị (Đắc Phối Bản Thảo).

+Vào kinh Can, Vị (Bản Thảo Cầu Chân).

+Vào kinh Phế, Vị, Tiểu trường, Bàng quang (Trung Dược Học).

Tác dụng :

+ Bổ trung ích khí, trừ ứ huyết, lợi niệu (Bản Kinh).

+ Chỉ khát, mạnh gân (Biệt Lục).

+ Thanh nhiệt, lương huyết, lợi tiểu, cầm máu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, lợi niệu, trừ nhiệt ở Phế và Vị (Trung Dược Học).

+ Lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, lợi niệu (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

+Trị suy nhược, gầy yếu, huyết bế, hàn nhiệt (Bản Kinh).

+Trị tiểu gắt, tiểu buốt, nhiệt ở trường vị (Biệt Lục).

+ Trị bứt rứt, khát nước do nội nhiệt, tiểu tiện không thông, gắt, tiểu ra máu, chảy máu cam, ho suyễn do phế nhiệt (Trung Dược Học).

Liều dùng: Dùng từ 4-12g, có khi đến 40g.

Kiêng Kỵ:

+ Phụ nữ có thai, thể chất hư hàn, tiểu nhiều,  miệng không khát : không dùng. Kỵ sắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Tỳ hư hàn : không dùng (Trung Dược Học).

Đơn thuốc kinh nghiệm :

+ Tránh chiến tranh vào núi khi đói:  dùng Rễ tranh rửa sạch nhai nuốt hoặc phơi khô trên đá đâm nhỏ nghiền ra bột uống vài thìa với nước có thể chống đói (Trửu Hậu Phương).

+ Trị tre, gỗ xóc vào thịt :  Rễ tranh đốt tồn tính,  tán bột,  trộn mỡ heo xức vào, trị trúng phong nhập vào da xưng đau dùng bài này cũng được (Trửu Hậu Phương).

+ Trị hư chứng sau khi phù thũng do uống nước quá nhiều mà tiểu không thông : Rễ tranh một nắm lớn, Xích tiểu đậu 3 bát. Sắc với 3 bát nước cho khô, bỏ hết, chỉ lấy Đậu mà ăn thôi thì lợi tiểu được (Trửu Hậu Phương).

+ Trị 5 chứng hoàng đản (Hoàng đản, cốc đản, tửu đản, nữ đản, lao đản) bệnh nhân mồ hôi ra vàng : Rễ tranh (tươi 1 nắm) xắt nhỏ, nấu với canh thịt heo ăn (Trửu Hậu Phương).

+ Giải độc rượu :  sắc Rễ tranh uống 1 chén (Trửu Hậu Phương).

+ Trị tiểu tiện đỏ, tiểu ít :  rễ Tranh 4 chén nước, 1 đấu 5 thăng, sắc lấy 5 thăng uống ngày 3 lần (Trửu Hậu Phương).

+ Trị thổ huyết không cầm :  Rễ tranh 1 nắm sắc uống, Đàn bà dùng rất tốt, dùng rễ rửa sạch giã nát, ép lấy nước, ngày uống 1 chén (Thiên Kim Phương).

+ Trị chảy máu mũi không cầm : Rễ tranh, tán  bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm (Thánh Huệ Phương).

+ Trị khí suyễn do phế nhiệt : dùng một nắm Rễ tranh, chặt nhỏ,  đổ 2 chén nước, sắc còn 1 chén, uống nóng sau khi ăn (Thánh Huệ Phương).

+ Trị ăn vào là nôn ra,  khí nghịch lên  : Bạch mao căn 80g, sắc 4 chén nước  còn lại 2 chén, uống nhiều lần (Thánh Tế Tổng Lục ).

+ Trị ôn bệnh nôn ra nước lạnh, vì nhiệt quá mà uống nước lạnh hoặc dùng quá nhiều thức ăn  lạnh mà nôn ra :  Rễ tranh, Tỳ bà diệp ( chùi lông đi), sao cho thơm mỗi thứ 320g, sắc với 4 chén nước còn 2 chén, bỏ bã uống (Bàng Thị Gia Truyền Bí Bảo Phương).

+ Trị ôn bệnh nôn ra thức ăn nóng là do chứng phục nhiệt trong vị làm bệnh nhân tức đầy hông ngực, làm cho khí nghịch lên, khí nghịch lên thì nôn hoặc đại tiện, trong dạ dày hư hàn làm nôn ọe :  Bạch mao căn, Cát căn mỗi thứ 320g, đổ vào 3 chén nước sắc còn 1 chén rưỡi. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, hễ nôn ra  được là khỏe (Bàng Thị Gia Truyền Bí Bảo Phương).

+ Trị phù thủng: Mao căn, Thược dược, Xích tiểu đậu, Xích bạch phục linh, Xa tiền tử, Ý dĩ nhân, Mộc qua, Thạch hộc, Mộc thông, sắc uống (Kinh Nghiệm Phương).

+ Trị tiểu  ra máu : Rễ tranh sắc uống nhiều lần (Đàm Dã Ông Phương).

+ Trị nấc cụt do nhiệt: Mao căn 12g, Cát căn 12g sắc uống ( Mao Cát  Thang - Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).

+ Trị huyết nhiệt làm khô kinh, bế kinh : Rễ tranh, Sinh địa, Thiên môn đông, Xa tiền tử , Ngưu tất, Bạch phục linh, Hoàng bá, Ngũ vị tử, Câu kỷ tử, Đồng tiện, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị lao thương có nội nhiệt : Rễ tranh, Mạch đông, Sinh địa, Kỷ tử, sắc uống  (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị thương hàn vị nhiệt mà nôn mửa:  Mao căn, Trúc nhự, Mạch đông, Thạch cao, Nhân sâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị nội nhiệt bên trong gây ra đàm hỏa, khí nghịch lên làm ăn vào mửa ra :  Rễ tranh, Tỳ bà diệp, Trúc nhự, Mạch môn đông, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị lao thương, tiểu ra máu :  Mao căn, Can khương hai vị bằng nhau, trộn một thìa mật ong, sắc với 2 chén nước còn 1 chén,  ngày uống 1 lần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị tiểu ra máu : Rễ tranh, Sinh địa, Mạch đông, Tô tử, Tỳ bà diệp, Bạch thược dược, Bồ hoàng, Cam thảo, Đồng tiện, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị suyễn thở gấp do phế nhiệt  : Mao căn (sống) 40g, sắc uống nóng sau khi ăn (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị hư lao,  trong đờm có máu  : Mao căn tươi 40g, Tiểu kế tươi 20g, Ngẫu tiết tươi 40g, sắc uống. Lao phổi, ho ra máu,  giãn phế quản cũng có thể dùng được, (Tam Tiên Ẩm - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị nôn ra máu, chảy máu cam : Mao căn 80g, Ba tiêu 80g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị nôn ra huyết do bị thương, do té ngã : Mao căn 80g, Điền biên cúc 40g,   sắc uống với một ít đường cát (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị tiểu ra máu  : Mao căn 40g, Đại kế căn 20g,  sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị phù thủng do Thận viêm cấp : Bạch mao căn tươi, Tây qua bì mỗi thứ 40g, Ngọc mễ tu 12g, Xích tiểu đậu 16g,  sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị thận viêm cấp, phù thũng  : Bạch mao căn tươi 80g, Cẩm kê nhi 40g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị vàng da do thấp nhiệt, tiểu không thông  : Bạch mao căn tươi, cạo bỏ vỏ, 80-160g, thịt heo nhỏ 160g, Bạch anh tươi 80g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Phòng ngừa bệnh ho gà: Bạch mao căn 20g, Cam thảo 8g, Sa nhân 12g, sắc uống ngày 1 thang (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+Trị Thận viêm cấp : Bạch mao căn khô 250g, sắc với 500ml nước, chai làm 2-3 lần uống . trị 11 cas Thận viêm cấp ở trẻ nhỏ : 9 cas khỏi, 2 cas tốt. Trung bình mỗi bệnh nhân uống 42 thang. Tỉ lệ khỏi cao hơn 21% so với lô đối chiếu (Lưu Tuấn - Quảng Đông Trung Y Tạp Chí 1965, 3:28).

+Trị chảy máu cam : Chi tử 18g, Mao căn tươi 120g ( khô : 36giữa), sắc uống nóng sau bữa ăn hoặc trước lúc đi ngủ. Có kết quả đối với chứng chảy máu cam do Phế Vị thực nhiệt, Tâm hỏa bốc lên. Uống 1-3 thang có kết quả (Hiên Đại Thực Dụng Trung Dược).

+Trị sốt xuất huyết : Mao căn 50-100g, Đan sâm 20-30g, Lô căn 30-40g, Hoàng bá 10-15g, Đan bì 10-15g, Bội lan 15-30g. Tùy chứng gia giảm. Đã trị 60 cas, uống mỗi ngày 1-3 thang, sắc, chia làm nhiều lần uống. Có kết hợp dùng sinh tố C 2-3g/ngày, truyền dịch và cho thuốc Tây để cầm máu lúc chảy máu nhiều. Kết quả chỉ có 2 cas tử vong, còn lại hồi phục tốt so với nhóm đơn thuần dùng thuốc Tây (Hạ Viễn Lục - Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 6,(4) : 212).

+Phòng ngừa ho gà : Bạch mao căn 20g, Cam thảo 8g, Bắc sa sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+Trị thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu : Rễ cỏ tranh 10g, Sinh địa 10g, Câu kỷ tử 10g, Tiên hạc thảo 10g. Sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc ViệtNam).

+Trị thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu : Rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả Mướp 1-2 cái. Phơi khô, tán bột, đốt thành tro. Sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+Trị thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu : Rễ cỏ tranh 10g, Mộc tặc 10g, Cuống rau Ngổ 10g. Thái nhỏ, ngâm nước vo gạo 1 đêm, tẩm rượu, sao vàng, sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+Thuốc lợi tiểu, thanh nhiệt : Rễ cỏ tranh 50g, Râu ngô 40g, Mã đề 25g, Cúc hoa 5g. Các vị thuốc thái nhỏ, sắc với 600ml nước còn 200ml. Chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi, dùng 2/3 liều người lớn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Tham khảo:

“Cây cỏ tranh còn cho hoa gọi là Bạch mao hoa có vị nhạt tính mát, sao cháy lần 2-3 chỉ sắc hay hãm có Tác dụng cầm máu, chảy máu cam (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

“Bạch mao căn trong sách ‘Bản Thảo’ nói là một vị thuốc rất lạnh, trị các chứng nóng như các bài thuốc thường dùng không mấy khi dùng đến. Đó là một vị thuốc trị thấp nhiệt có công hiệu (Bách Hợp).

“Bạch mao căn vị ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt, lanh huyết và đi vào phần huyết. Lô căn vị ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt, sinh tân dịch và đi vào phần khí. Mao hoa (hoa cỏ Tranh), sắc lên uống hiệu lực cầm máu rất mạnh. Mao trâm (lông cỏ Tranh) sắc lên uống có thể 1 vỡ mủ nhọt ở ngoài” (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Phân biệt: Có nơi người ta dùng cây cỏ tranh Imperata arundinacea Cyill để thay cây trên với tên là Bạch mao căn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán