CÁCH MỘC 格 木
Erythroploeum fordii Oliv.
Tên Việt Nam: Cây gỗ Lim, Lim, Lim xanh.
Tên khoa học: Erythroploeum fordii Oliv.
Họ khoa học: Caesalpiniaceae.
Mô tả: Cây gỗ lớn có thể cao tới 20-25m, đường kính thân có thể 70-90cm, tán lá dầy. Lá kép 2 lần hình lông chim, mang 3-4 đôi cuống lá cấp 2. Trên mỗi cuống này có 9-13 lá chét mọc so le. Phiến lá chét nhẵn hình trái xoan dài 5-7cm, rộng 25-30mm đầu lá chét có mũi nhọn. Cụm hoa là một chùm kép, dài 20-30cm ở nách lá mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Mỗi hoa có 5 lá đài dính liền nhau thành hình chuông trên có 5 thùy, 5 cánh hoa dài, hẹp có lông nhỏ ở mép, 10 nhị, bầu trên. Quả loại đậu, dài 20cm, rộng 3-4cm. Hạt dẹt. Vỏ hạt cứng màu nâu đen, có răng quanh mép hạt.
Địa lý: Có nhiều ở rừng miền bắc và miền trung nước Việt Nam, là cây gỗ qúy thuộc loại tứ thiết.
Phần dùng làm thuốc: Lá nấm, mọc trên cây.
Tính vị: Khí ấm, vị đắng, không độc, gỗ lim có chất độc.
Chủ trị, Lá sắc uống trị phù thủng, nấm mọc trên cây lim là thứ thuốc tê mạnh, có người dùng nó với bột để bắt người và thú vật.
Liều dùng: 6-12g
Tham khảo:
. Trong vỏ thân và cành có độc, trong vỏ cây lim có chất độc tác dụng tê mê cục bộ mạnh và lâu vì thế nhân dân ta đã biết trong gỗ lim có chất độc nên không làm thớt thái thức ăn.
. Ở các nước Châu Phi, người ta dùng vỏ cây Lim erythophloeum Guineensis để chế độc dược.
. Nấm lim (Ganoderrama Sp) mọc trên vỏ cây là loại nấm độc, nó có tác dụng làm mất cảm giác mạnh.
Những tin cũ hơn