03:56 ICT Thứ tư, 04/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Cây thuốc - Vị thuốc » Vần N

Liên hệ

NGẢI DIỆP 艾 葉

Thứ ba - 08/03/2011 08:28
Loại cỏ sống lâu năm, cao 50-60cm, thân to, có rãnh dọc. Lá mọc so le, rộng, không có cuống, xẻ thuỳ lông chim, mầu lá ở 2 mặt khác nhau

NGẢI DIỆP    艾 葉

Artemisia vulgaris L.

Xuất xứ : Danh Y Biệt Lục.

Tên khác : Băng đài, Y thảo, Chích thảo, Kỳ ngải diệp, Ngải nhung, Trần ngải nhung, Kỳ ngải thán, Ngải y thảo, Hoàng thảo, Ngải cao, Bán nhung, Bệnh thảo, Thổ lý bỉnh phong (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học : Artemisia vulgaris L.

Họ khoa học : Cúc (Asteraceae).

Mô Tả : Loại cỏ sống lâu năm, cao 50-60cm, thân to, có rãnh dọc. Lá mọc so le, rộng, không có cuống, xẻ thuỳ lông chim, mầu lá ở 2 mặt khác nhau> mặt trên nhẵn, mầu lục sẫm, mặt dưới mầu trắng tro vì có rất nhiều lông nhỏ, trắng. Hoa mọc thành chuỳ kép, gồm rất nhiều cụm hoa hình đầu.

Địa lý : Mọc hoang.

Thu hái, Sơ chế : Hái cành và lá vào tháng 6 (tương ứng với ngày 5-5 âm lịch). Phơi khô trong râm cho khô. Khi hái về, phơi khô, tán nhuyễn, rây lấy phần lông trắng và tơi, gọi là Ngải nhung, dùng làm mồi cứu.

Bộ phận dùng :

Bào chế :

+ Phơi khô giã nát, bỏ gân xanh, cho vào ít bột lưu hoàng (lưu hoàng ngải), dùng để cứu; cho ít bột gạo thì dễ giã nhỏ, dùng để uống (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

+ Ngày Đoan ngọ (5-5 âm lịch), giờ Mùi (13-15g) ra vườn, lặng yên không nói gì cả, cắt Ngải diệp đem về, phơi trong râm cho khô. Càng để lâu càng tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái ngắn phơi khô. Khi dùng ngải để cứu (ngải nhung) thì phải sao qua, tán bột bỏ xơ.

Dùng tươi thì rửa sạch giã vắt lấy nước uống.

Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh ẩm. Thỉnh thoảng nên phơi lại.

Thành phần hóa học :

+ Folium Artenesiae Vulgaris: Thujone, Sitosterol, a-Amyrin, Ferneol, Dehydromatricaria ester, Cineol, l-Quebrachitol, l-Inositol, Atemose (Trung Dược Học).

+ Phellandrene, Cadiene, Thujyl alcol (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

Tác dụng dược lý :

+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước  sắc Ngải diệp in vitro có tác dụng ức chế đối với Staphylococcus aureus, a-Hemolytic Streptococcus, Streptococcus pneumniae, Shigella sonnei, Salmonella typhi và Salmonella paratyphi (Trung Dược Học).

+ Tác dụng cầm máu: Nước ngâm kiệt Ngải diệp cho thỏ uống, có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu. Chích vào ổ bụng hoặc tĩnh mạch chuột nhắt đều có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch (Trung Dược Học).

+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Ngải diệp trong ống nghiệm có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liê cầu anpha dung huyết, phế song cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ Sonner, trực khuânt hương hàn và phó thương hàn, khuẩn thổ ta và nhiều loại nấm gây bệnh. Khói lá Ngải xông trong không khí có thể làm cho các khuẩn lạc giảm 95-99,8%. Cấy khuẩn làm mủ thông thường vào 1 bình cấy rồi xông khói Ngải trong 10 phút, toàn bộ vi khuẩn không sinh trưởng được. Khói của Ngải diệp có tác dụng ức chế các loại virus như quai bị, cúm, Rhinovirus, Adenovirus, virus mụn phỏng … (Trung Dược Học).

+ Tác dụng giảm ho: Dầu Ngải diệp thụt vào dạ dày hoặc chích vào ổ bụng, có tác dụng giảm ho đối với súc vật thí nghiệm như mèo, chuột, chuột lang (Trung Dược Học).

+ Tác dụng hoá đờm: Dầu Ngải diệp bơm vào dạ dày, chích dưới  da hoặc chích vào ổ bụng đều có tác dụng hoá đờm đối với thỏ và chuột nhắt. Thuốc có tác dụng trực tiếp lên phế quản, kích thích xuất tiết (Trung Dược Học).

+ Dầu Ngải diệp có tác dụng an thần của Barbital sodium (Trung Dược Học).

+ Tác động đối với tử cung: Chích hoặc  uống Ngải diệp gây nên co bóp mạnh tử cung heo (Thực Dụng Trung Y Học).

+ Điều trị sốt rét: Cho bệnh nhân  sốt rét uống 2 ngày liều cao Ngải diệp, 2 giờ trước khi lên cơn, có thể chặn cơn đến 89%, đồng thời thử nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét, thấy âm tính trên nửa các ca trên (Thực Dụng Trung Y Học).

+ Trị mụn cơm, mụn cóc: Giã Ngải diệp tươi đắp trên mụn cơm, mụn cóc nhiều lần mỗi ngày thấy mụn bay mất trong 3-10 ngày (Thực Dụng Trung Y Học).

Độc tính: LD50 của dầu Ngải diệp thụt vào dạ dày chuột nhắt là 2,47ml/kg, chích ổ bụng là 1,12ml/kg. LD50 của nước sắc Ngải diệp chích ổ bụng là 23g/kg. dầu Ngải diệp phun sương mỗi ngày 2 lần, trong 30 ngày có thể gây viêm phổi kẽ cho thỏ (Trung Dược Học).

Tính vị :

+ Vị đắng, hơi ôn, không độc (Biệt Lục).

+ Để sống tính hàn, nấu chín tính nhiệt (Tân Tu Bản Thảo).

+ Sống thì hơi đắng, rất cay. Chín thì rất đắng mà ít cay. Sống thì ôn mà chín thì nóng (Bản Thảo Cương Mục).

+ Vị đắng, cay, tính ấm (Trung Dược Học).

Quy kinh :

+ Vào kinh túc Thái âm Tỳ, túc Quyết âm Can, túc Thiếu âm Thận (Bản Thảo Cương Mục).

+ Vào kinh Tỳ, Phế, thận (Bản Thảo Tân Biên).

+ Vào kinh Tâm, thận (Bản Thảo Tái Tân).

+ Vào kinh Tỳ, Can, Thận (Trung Dược Học).

Tác dụng, Chủ trị :

+ Chủ bách bệnh lâu ngày. Sắc uống trị lỵ, nôn ra máu, lở ngứa hạ bộ, lậu huyết, lợi âm khí, sinh cơ nhục, trừ phong hàn, trị không có con (Biệt Lục).

+ Oon trung, trục lãnh, trừ thấp (Bản Thảo Cương Mục).

+ Trị băng huyết, an thai, đau bụng, xích bạch lỵ, trĩ, ngũ tạng ra máu (Dược Tính Bản Thảo).

+ Trị vết thương chảy máu do  kim khí, băng trung, hoắc loạn, thai lậu (Thực Liệu Bản Thảo).

+ Trị hoắc loạn chuyển gân, tâm thống, chảy máu mũi, đới hạ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Ddiêù kinh, khai uất, lý khí, hành huyết. Trị sinh xong bị kinh phong, trẻ nhỏ rốn bị lở loét (Bản Thảo Tái Tân).

+ Ôn bào, chỉ huyết, an thai, khứ hàn, chỉ thống (Trung Dược Học).

Kiêng kỵ :

+ Huyết nhiệt: cấm dùng (Bản Thảo Bị Yếu).

+ Âm hư hoả vượng, huyết táo sinh nhiệt, người vốn bị mất máu: không dùng (Bản Kinh Phùng Nguyên).

+ Huyết nhiệt, âm hư: không dùng (Trung Dược Học).

Liều dùng : 6-12g.

Đơn thuốc kinh nghiệm :

+ Trị kinh nguyệt ra nhiều, tử cung xuất huyết do suy nhược: Ngải diệp 12g, Sinh địa 10g, Đương quy 10g, Bạch thược 5g, Xuyên khung 3g. sắc với 800ml nước còn 300ml, lọc bỏ bã, thêm 12g A giao vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày (Giao Ngải Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).

+ Trị có thai 2 tháng mà thai bị động không yên: Đại táo 12 quả, Ngải diệp 24g, Sinh khương 24g. Sắc uống (Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương).

+ Trị thương hàn thời khí ôn dịch gây nên đau đầu, nóng như lửa, mạch Hồng, Thực: Ngải diệp phơi khô 90g, sắc kỹ chỉ còn phân nửa, uống hết lúc còn hơi nóng để cho ra mồ hôi thì khỏi bệnh (Trửu Hậu Phương).

+ Trị tử cung lạnh làm cho vô sinh: Bạch thược, Đương quy, Hương phụ (tứ chế), Ngải diệp, Thục địa, Xuyên khung. Tán bột, làm viên. Ngày uống 12 - 16g (Ngải Phụ Noãn Cung Hoàn - Nhân Trai Trực Chỉ Phụ Di).

+ Trị có thai bị thương hàn nóng đến nỗi phát ban, rồi lại biến ra nốt đen, tiểu ra máu: Ngải diệp, viên lại to bằng quả trứng gà, sắc với 200ml rượu, còn một nửa. Chia làm hai lần uống (Thương Hàn Loại Yếu Phương).

+ Trị trúng phong méo miệng: Dùng ống cây Lau, khoảng 30cm, một đầu cắm vào trong lỗ tai, một đầu dùng bột nhão như bánh để trét kín không để hở một tí nào cho gió lọt vào được. Còn đầu ngoài dùng mồi Ngải cứu mà đốt 7 mồi. Méo bên phải, cứu bên trái và ngược lại. Thấy miệng hết méo thì ngưng ngay (Thắng Kim Phương).

+ Trị phụ nữ bị các chứng hư, kinh nguyệt không đều, đau nhói do khí huyết, bụng sườn đầy trướng, chóng mặt, muốn nôn, băng lậu, đới hạ: Đương quy, Ngải diệp đều 80g, Hương phụ 240g. Chưng với dấm nửa ngày, phơi khô, tán bột. Dùng giấm nấu với nếp làm hồ, trộn với thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g (Ngải Tiễn Hoàn - Đông Viên Thập Thư).

+ Trị doạ xẩy thai: Ngải diệp, Sa nhân đều 6g, A giao (hoà vào uống), Bạch truật đều 15g, Tô ngạnh, Hoàng cầm đều 12g, Tang ký sinh, Đỗ trọng đều 24g. tuỳ chứng gia giảm, sắc uống. Trị 45 ca doạ xẩy thai chảy máu. Kết quả tốt 26 ca, có kết quả 16ca, không kết quả 3 (Vương Trung Dân - Hà Bắc Trung Y Tạp Chí 1985, 5 : 31).

+ Trị viêm phế quản mạn: Tinh dầu Ngải diệp, bọc trong viên nhựa, cho uống. 10 ngày là một liệu trình. Dùng liên tục 2 liệu trình. Trị 544 ca. kết quả tốt, hết triệu chứng lâm sàng 41,4 – 56,4%. Tỉ lệ có kết quả là 86,4 – 86,7%. Kéo dài thêm liệu trình kết quả tốt hơn. Dùng phun sương dầu Ngải diệp trị 319 ca, tỉ lệ kết quả tốt là 33,5% và có kết quả là 82% (Công Nghiệp Y Dược Tạp Chí 1977, 4 : 55).

+ Trị dị ứng, hen phế quản, viêm phế quản mạn thể hen, viêm da dị ứng (có kết hợp dầu bôi bên ngoài), mề đay, viêm mũi dị ứng, dị ứng do thuốc: Dùng tinh dầu Ngải diệp cho uống mỗi lần 0,15ml, ngày 3 lần. Kết quả đạt 77,3% (Trung Thảo Dược Học Báo 1975, 1 : 43).

+ Trị bệnh gan: Dùng nước cốt chưng Ngải diệp chế thành dịch tiêm. Chích bắp mỗi lần 4ml, ngày 1 lần. Liệu trình từ 1-2 tháng. Trong thời gian dùng thuốc có kết hợp dùng thuốc bảo vệ gan và thuốc điều trị triệu chứng. Đã trị 100 ca  (gồm viêm gan kéo dài, viêm gan mạn và xơ gan), kết quả 100% đối với viêm gan kéo dài và viêm gan mạn, 46,5% đối với xơ gan. Tỉ lệ kết qaủc hung là 92% (Khoa Nội bệnh viện nhân dân Cát Lâm – Tân Y Học Tạp Chí 1974, 2 : 83).

+ Trị vết thương bỏng: Lý Bản dùng xông khói Ngải diệp để khử trùng kkhông khí phòng bệnh của trẻ nhỏ bị bệnh, thấy có tác dụng làm cho mặt bỏng bớt mủ, khống chế được nhiễm khuẩn, hết mùi thối, vết bỏng mau khỏi (Trung Hoa Ngoại Khoa Tạp Chí 1960, 13 (9) : 787).

+ Trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt kéo dài, đau bụng lúc hành kinh: Hương phụ, Ngải cứu đều 500g, tá dược vừa đủ 1 lít. Ngày uống 2 lần, mỗi lâng 30ml, uống 1 giờ trước bữa ăn sáng và tối (Cao Hương Ngải – Dược Liệu Việt Nam).

Tham khảo :  

+ Lá Ngải tính ôn, trị trung khí hư hàn, hạ tiêu không thu nạp được gây nên huyết không đi theo đường kinh. Ngải diệp có tác dụng tán hàn, chỉ huyết là dùng đúng bệnh với thuốc. Nếu huyết ra nóng nhiều thì trong thuốc cầm máu có một ít lá Ngải dựa theo ý đồng khí tương cầu (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Ngải diệp thường dùng trị xuất huyết do hư hàn. Muốn tăng tác dụng ôn kinh, chỉ huyết thì phải sao thành than. Ngải diệp tính ấm mà thơm, ấm khi huyết, ôn kinh lạc, trục hàn thấp, chỉ lãnh thống, lại dùng làm dược liệu trong thuốc cứu. Ngải diệp phối hợp với bài Tứ Vật và A giao có thể cầm máu, dùng cho bệnh nhân xuất huyết do hạ tiêu hư hàn. Ngải diệp có thể ôn ấm khí huyết ở hạ tiêu, giống như vị Nhục quế nhưng Nhục quế vị cay, ngọt, rất nóng, có thể hành huyết mà không thể cầm máu, có thể truỵ thai mà không an thai. Còn ngải diệp vị đắng, cay, tính ôn, vừa ôn vừa hành khí huyết để điều kinh, lại có thể cầm máu để an thai, đó là điểm bất đồng giữa Nhục quế và Ngải diệp (Thực Dụng Trung Y Học).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán