09:22 ICT Chủ nhật, 08/09/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Bệnh học » XEM THEO HỆ » BỆNH HỆ NHÃN KHOA

Liên hệ

GLÔ CÔM – NHÃN ÁP CAO

Thứ tư - 15/06/2011 08:49

 GLÔ CÔM – NHÃN ÁP CAO

 

           Đại cương

 

            - Là 1 bệnh cấp tính làm nhãn áp tăng cao, cần được xử trí ngay vì có khả năng gây biến chứng mù mắt.

            - Bệnh có thể phát đồng thời trên cả 2 mắt nhưng đa số là 1 mắt bị trước rồi mắt kia bị Glômcôm sau 1 thời gian.

            - Đặc điểm của bệnh Glôcôm là gây các tổn thương rất nặng ở hệ thống thần kinh của mắt, các tổn thương đó không hồi phục được.

            - Thuộc loại Thiên Đầu Thống, Bạo Manh của YHCT.

            - Thường gặp nơi người trên 40 tuổi (1,4 – 2%) và tỉ lệ mù 2 mắt do Glôcôm gây ra chiếm khoảng 21% ( Bài Giảng Tai Mắt Mũi Họng).

 

       Triệu Chứng

 

           + Chứng báo hiệu trước: Nhức đầu về đêm, nhìn vào đèn thấy quần xanh, đỏ, thỉnh thoảng mắt mờ như nhìn qua gương.

            + Chứng cơn cấp tính:  Thường xẩy ra sau 1 xúc động mạnh về tinh thần hoặc vật chất, mệt nhọc, bị cảm lạnh đột ngột…

            . Hỏi người bệnh cho biết: tự nhiên thấy đau nhức trong mắt dữ dội, rồi lan lên nửa đầu, xuyên ra sau gáy, nhức từng cơn như búa bổ, cơ thể mỏi mệt, muốn nôn, có khi choáng váng muốn ngất, thị lực giảm sút nhanh chóng, đột ngột, chỉ còn thấy bóng bàn tay hoặc chỉ thấy sáng tối.

. Khám mắt thấy: mi mắt sưng và nhắm chặt vì sợ ánh sáng, mắt đỏ vì máu cương tụ quanh rìa giác mạc, giác mạc hơi mờ đục, đặc biệt là đồng tử giãn to và phản xạ đồng tử mất hoặc kém hẳn đi, qua lỗ đồng tử thấy ánh sáng xanh đục như hồ nước, sờ nắn ngoài mi thấy nhãn cầu cứng như hòn bi.

 

Nguyên nhân

 

+ Theo YHHĐ: Do trạng thái tiết dịch vào các phòng trong mắt và sự lưu thông thoát dịch ra ngoài không được điều hòa, dịch ứ lại làm áp lực trong mắt tăng cao gây tổn hại các bộ phận trong mắt. cũng có thể do cảm xúc quá mạnh, nhất là ưu phiền, mất ngủ, mỏi mệt, tình dục qúa độ, một số bệnh toàn thân (sốt, mạch máu, thần kinh…) tác động gây cương tụ máu, kích thích vỏ não và các trung tâm thần kinh ở giữa não.

+ Theo YHCT: Do phong nhiệt ở Can và Phế bốc lên gây nên bệnh.

 

Điều trị

 

Chọn dùng các bài sau: Bình Can Kiện Tỳ Lợi Thấp Thang, Dục Âm Tiềm Dương Thông Mạch Thang, Tả Can Giải Uất Thang, Thông Lạc Thang, Thông Mạch Minh Mục Thang,  Thư Can Phá Ứ Thông Mạch Thang, Tiêu Dao Tán Gia Vị, Trư Linh Tán.

 

CHÂM CỨU

 

Theo sách ‘Trung Y Cương Mục’:

 

+ Do khí huyết ngưng trở: Hành khí, hoạt huyết, sơ thông mục lạc. Châm Tinh minh, Cầu hậu, Phong trì, Thiên trụ, Thiên song, Nội quan.

(Tinh minh, Cầu hậu để hành khí, hoạt huyết, thông lạc, khai khiếu; Thiên trụ, Thiên song là hai huyệt chủ yếu trị bệnh về mắt, hợp với huyệt Tinh minh để làm cho kinh lạc, khí huyết ở cục bộ được lưu thông; Phong trì lợi Đởm, làm sáng mắt, làm cho lạc mạch được thư sướng, huyết được vận hành, sơ Can, khai khiếu. Sách Nội Kinh ghi: “Các mạch đều thuộc về Tâm”, Tâm chủ huyếtmạch, vì vậy dùng huyệt Nội quan để thông tâm mạch, hành khí huyết, hỗ trợ cho các huyệt làm cho sáng mắt).

 

+ Đờm Nhiệt Ủng Tắc Ở Bên Trên: Địch đờm, khai khiếu, hoạt huyết, thông lạc. Châm huyệt Tinh minh, Cầu hậu, Phong trì, Thiên trụ, Phong long, Nội đình.

(Tinh minh, Cầu hậu để hành khí, hoạt huyết, thông lạc, khai khiếu; Thiên trụ là huyệt chủ yếu trị bệnh về mắt, hợp với huyệt Tinh minh để làm cho kinh lạc, khí huyết ở cục bộ được lưu thông; Phong trì lợi Đởm, làm sáng mắt, làm cho lạc mạch được thư sướng, huyết được vận hành, sơ Can, khai khiếu; Phong long là lạc huyệt của kinh Vị, có tác dụng hóa đờm; Nội đình là huyệt Vinh của kinh Vị, 'Vinh huyệt chủ trị thân nhiệt', dùng huyệt này để thanh tả viêm nhiệt).

 

+ Âm Hư Dương Kháng: Bình Can, tiềm dương, tư âm, tức phong. Châm huyệt Tinh minh, Cầu hậu, Phong trì, Thiên trụ, Thái khê, Phục lưu, Thái xung.

(Tinh minh, Cầu hậu để hành khí, hoạt huyết, thông , khai khiếu; Thiên trụ là huyệt chủ yếu trị bệnh về mắt, hợp với huyệt Tinh minh để làm cho kinh lạc, khí huyết ở cục bộ được lưu thông; Phong trì lợi Đởm, làm sáng mắt, làm cho lạc mạch được thư sướng, huyết được vận hành, sơ Can, khai khiếu; Thái khê là Nguyên huyệt của kinh Thận, trị theo gốc; Phục lưu là huyệt Kinh của kinh Thận để bổ ích cho Thận thủy. Hai huyệt phối hợp có tác dụng tư Thận, chấn tinh; Thái xung là huyệtNguyên của kinh Can để bình Can, tiềm dương).

 

ĐỀ PHÒNG GLÔCÔM

 

+ Tránh các lo lắng, giận dữ, thức khuya, cần làm việc điều độ,

+ Kiêng ăn các thức ăn cay, chua, tránh táo bón.

 

Tra Cứu Bài Thuốc

 

 BÌNH CAN KIỆN TỲ LỢI THẤP THANG (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Thạch quyết minh (sắc trước) 15g, Cúc hoa, Trạch tả, Chử thực tử đều 9g, Phục linh 12g, Thương truật, Bạch truật, Trư linh, Trần bì đều 6g, Quế chi 3g. Sắc uống.

TD: Bình Can, kiện Tỳ, lợi thủy. Trị thanh quang nhãn.

(Trị 15 ca, khỏi như ý 10, đỡ 2, không kết quả 3).

DỤC ÂM TIỀM DƯƠNG THÔNG MẠCH THANG (Trung Quốc Nhãn Khoa Lâm Sàng Thực Nghiệm): Sinh địa, Trân châu mẫu (sắc trước) đều 15g, Sơn dược, Mạch môn, Tri mẫu (tẩm muối), Hoàng bá (tẩm muối), Long cốt (sống – sắc trước), Ngưu tất, Đan sâm, Xích thược, Thuyền thoái, Mộc tặc đều 9g, Câu kỷ tử, Bạch thược, Sa sâm đều 12g. Sắc uống.

TD: Tư âm, ích Thận, bình Can, tiềm dương, phá ứ, hành huyết. Trị bạo manh, võng mạc viêm tắc.

 TẢ CAN GIẢI UẤT THANG (Trung Y Nhãn Khoa Lâm Sàng Thực Nghiệm): Cát cánh, Sung úy tử, Xa tiền tử, Đình lịch tử, Phòng phong, Hoàng cầm, Hương phụ đều 9g, Hạ khô thảo, Lô căn đều 30g, Cam thảo 3g. Sắc uống.

TD: Tả Can, giải uất, lợi thủy, thông lạc. Trị thanh quang nhã (do Can kinh có uất nhiệt).

 THÔNG LẠC THANG (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Hạ): Tân vân bì 3 – 6g, Cam cúc hoa, Mao đông thanh, Tử đan sâm, Hoàng cầm (sao rượu) đều 15 – 30g, Cát căn (phấn), Sinh bồ hoàng (bào) đều 9 – 15g, Đại hoàng (chưng rượu) 3 – 6g. Sắc uống.
TD: Bình Can, khứ phong, hoạt huyết, thông lạc. Trị tĩnh mạch mắt bị tắc, bạo manh

 THÔNG MẠCH MINH MỤC THANG (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đương quy vĩ, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp, Mộc thông, Lưu ký nô đều 10g, Xích thược, Đào nhân, Lộ lộ thông đều 12g, Thủy điệt 4g, Thổ nguyên 6g, Địa long 15g. Sắc uống.

TD: Thông mạch, hoạt lạc, trục ứ, làm sáng mắt. Trị bạo manh.

 THƯ CAN PHÁ Ứ THÔNG MẠCH THANG (Trung Y Nhãn Khoa Lâm Sàng Thực Nghiệm): Đương quy, Ngân sài hồ, Bạch thược, Phục linh, bạch truật, Khương hoạt, Phòng phong, Thuyền thoái, Mộc tặc đều 9g, Đan sâm, Xích thược đều 12g, Cam thảo 3g. Sắc uống.

TD: Thư Can, giải uất, phá ứ, hành huyết, kiện Tỳ, thông lạc. Trị bạo manh.

TIÊU DAO TÁN GIA VỊ (Hòa Tễ Cục Phương): Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Bạc hà, Sinh khương. Sắc uống.

TD: Trị nhãn áp cao, cườm mắt.

 TRƯ LINH TÁN (Ngân Hải Tinh Vi): Biển súc, Cẩu tích, Chi tử, Đại hoàng, Hoạt thạch, Mộc thông, Thương truật đều 40g, Thổ phục linh, Xa tiền tử đều 20g. Tán bột. Mỗi lần dùng12g với muối nhạt.

TD: Trị mắt có màng mây đen (Hắc phong nội chướng).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán