Nhiều người cao tuổi khi ăn thường hay bị nghẹn, nấc, có khi phải ngừng ăn và giải quyết bằng cách gây nôn. Trong trường hợp này, có thể dùng một trong những phương thuốc đơn giản sau:
- Chữa nghẹn: * Vỏ quýt (40g) phối hợp với gừng khô (3 lát), thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100ml. Trước khi ăn, nhấp uống dần dần. Thuốc còn có tác dụng khai vị rất tốt cho bữa ăn. * Quả phật thủ (để cả vỏ), thái lát, lấy 150-200g, phơi khô, cắt nhỏ, chưng cách thủy cho nhừ, rồi nghiền nát, lấy nước uống lúc thuốc còn ấm. * Hạt bóng nước (một loại cây cảnh có hoa đẹp, nhiều màu) thu hoạch lúc quả đã chín già, tẩm mật, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 8 viên với ít rượu hâm nóng.
- Chữa nấc: * Thị đế (tai của quả hồng, 8g) phối hợp với đinh hương (8g), gừng tươi (5 lát), thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 2-3 lần trong ngày. Có thể thêm trần bì (vỏ quýt khô, 4g), thanh bì (vỏ quýt tươi, 4g) hoặc bán hạ chế (2g). Nếu cơ thể tạng nhiệt, tăng thêm thị đế và giảm bớt đinh hương. Nhưng liều lượng của đinh hương cũng không được vượt quá 10g. * Thị đế (5g), đẳng sâm (5g), trần bì (5g), thái nhỏ, sắc uống khi thuốc còn ấm. Ngày làm 2-3 lần. Huyền Hoa Thiên môn đông. Thiên môn đông là một loại dây leo, sống lâu năm. Dưới đất có rất nhiều rễ củ hình thỏi mầm. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, dài nhọn, biến đổi, trông như lá. Lá rất nhỏ trông như vậy. Mùa hạ ở kẽ lá mọc hoa trắng nhỏ. Quả là một quả mọng màu đỏ khi chín, mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta, để lấy rễ. Có khi được trồng trong chậu để làm cảnh. Nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bắc Thái, Nam Hà. Tại các nước khác cũng có: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Trồng vào tháng 2-3 thu hoạch vào tháng 9-10. Rễ củ hái về, tẩm nước cho mềm (có khi người ta đồ chín cho mềm) rồi rút bỏ lõi, thái mỏng phơi hay sấy khô. Chú ý khi tẩm nước, đừng ngâm lâu quá, tác dụng sẽ kém. Vị lúc đầu ngọt, sau hơi đắng. Củ nào béo mẫm, vàng là tốt. Thuốc dùng trong nhân dân làm thuốc chữa ho, lợi tiểu tiện và chữa sốt, thuốc bổ. Liều dùng 10g-15g một ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu thành cao. Theo tài liệu cổ thiên môn đông có vị ngọt, đắng, tính đại hàn, vào hai kính phế và thận. Có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đờm, dùng chữa phế ung thư lao, thổ huyết ho ra máu, tiểu khát, nhiệt bệnh tác dịch hao tổn, tiện bí. Những người tỳ vị hư hàn, tiết tá không dùng được.
Một số đơn thuốc có thiên môn đông: 1. Cao tam tài thuốc bổ toàn thân, bổ tinh khí: Nhân sâm 4g, thiên môn đông 10g, thục địa 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Đông y quan niệm người (nhân), trời (thiên) và đất (địa) là một khối thống nhất, và do đó là 3 yếu tố (tài) của vũ trụ. Nay gộp ba yếu tố đó trong một thang thuốc. 2. Lở mồm lâu năm: Thiên môn, mạch môn đều bỏ lõi, huyền sâm, cả ba vị bằng nhau, tán nhỏ, luyện với mật, viên bằng hạt táo. Mỗi lần ngậm một viên. Ho đờm, thổ huyết, hơi thở ngắn: Thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử, sắc thành cao, luyện với mật mà uống. Ngày uống 4-5g cao này.
Tác giả bài viết: Hồng Sơn
Nguồn tin: (Theo Báo SK & ĐS)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn