LÝ LUẬN VỀ DƯƠNG HƯ HỎA PHÙ
Tác giả:Hoàng Đức Siêu, Đại học Trung YDược tỉnh Sơn Đông
Người dịch: ThS.BS Hoàng Như Dũng
Trương Trọng Cảnh nêu ra rằng dương khí suy yếu, hư dương bốc lên, hoặc gây phiền táo mất ngủ, hoặc gây ra chứng cách dương, đới dương, hoặc gây ra mồ hôi đầm đìa.Chứng Can khương Phụ tử thang “ban ngày phiền táo không ngủ được, đêm thì yên tĩnh”, và Thông mạch tứ nghịch thang chứng“người đó sắc mặt đỏ”, đều thuộc loại này. Vương Hiếu Cát tổng kết: “Nếu thân thể hơi nóng, phiền táo mặt đỏ, mạch trầm mà vi, đều là âm chứng vậy. Cơ thể hơi sốt, đó là lý hàn vậy. Thầy thuốc không xem mạch, thấy hư dương phiền táo ngộ nhận là thực nhiệt,lại đi dùng thuốc mát, ắt khí bị tiêu tán mà bệnh trở nặng vậy”. Ngoại đài Bí yếu viết: “Âm thịnh phát phiền, như muốn ngồi trong giếng, nên lấy thuốc nhiệt mà chữa. Chứng Thiếu dương theo Trọng Cảnh, người sắc mặt đỏ, dùng Tứ nghịch thang gia Thông bạch mà chữa”.
Trương Trọng Cảnh chỉ ra rằng: Bệnh nguyên của hư hỏa gồm có hai: Một là âm hư có thể phát nhiệt, đó là chân âm khuy tổn, thủy không chế được hỏa. Hai là dương hư cũng có thể phát nhiệt, đó là nguyên dương suy kiệt, hỏa không quy nguyên, đó là hai bệnh nguyên của bệnh. Đồng thời đã chỉ ra phân loại bệnh của chứng dương hư hỏa phù:
· Một là dương bốc lên trên biểu hiện ở vùng đầu mặt hầu họng, đây là bên trên tuy nhiệt nhưng bên dưới là hàn, gọi hỏa vô căn (hỏa không có gốc)
· Hai là dương thoát ra ở ngoài mà phát nhiệt ở khoảng bì phu cơ nhục, đây là tuy bên ngoài là nhiệt nhưng bên trong là hàn, gọi là hỏa cách dương.
· Ba là hãm ở dưới biểu hiện rối loạn đại tiểu tiện ở vùng nhị âm, đây là bên dưới tuy nhiệt nhưng bên trong lại hàn, đó gọi là hỏa thất vị (hỏa mất ngôi vị)
Họ Trương còn đề xuất nguyên tắc và kinh nghiệm điều trị dương hư phát nhiệt: nếu như dương hư phát nhiệt, thì điều trị là bồi bổ cho hỏa, là phép ích hỏa, chỉ nên ôn nhiệt, hết sức kỵ thanh lương. Hiệu quả của ôn nhiệt nhanh, trong khoảng một hai tể, liền thấy hiệu quả. Điều trị nên ôn bổ khí huyết, nhiệt sẽ tự lui, nên dùng các bài Lý âm tiễn, Hữu quy ẩm, Lý trung hoàn, Đại bổ nguyên tiễn, Lục vị hồi dương ẩm để điều trị. Đó là ích cho gốc của hỏa, lại nói làm ấmcó thể trừ đại nhiệt vậy.
Triệu chứng của dương hư hỏa phù
Trên lâm sàng chứng dương hư hỏa phù biểu hiện bằng hai nhóm triệu chứng tương phản. Một là thận dương hư, đó là bản chất của bệnh: sắc mặt trắng hoặc sắc đen, lưng gối đau mõi, thân mình tay chân lạnh, đặc biệt vùng hạ chi càng lạnh nhiều, tinh thần mệt mõi, nam giới dương nuy, tảo tiết, tinh lạnh, nữ giới tử cung hàn không thể có thai được, giảm sút ham muốn tình dục, đại tiện lõng loãng, ngũ canh tiết tả, hoặc tiểu tiện nhiều lần, trong dài, ban đêm tiểu nhiều, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế vô lực, tại bộ xích càng rõ. Nếu như trên lâm sàng chỉ đơn thuần xuất hiện các triệu chứng nêu trên, biện chứng là dương hư thật sự không khó. Hai là hư hỏa, đây là giả tượng của bệnh, như trong “Cảnh Nhạc Toàn thư” có nói: Hàn sinh ra từ bên trong, ắt dương khí không có chỗ nương tựa, mà phù tán ra bên ngoài, đó là hư hỏa, gọi là giả nhiệt vậy. Về lâm sàng có phân chia nặng nhẹ.
·Nhẹ là hư dương thoát ra bên trên, hư hỏa xông lên, bệnh chứng thiên về các bệnh ở bộ phận đầu mặt ngũ quan, triệu chứng chủ yếu là miệng lưỡi đau loét, đau răng sưng nướu răng, nghẹn họng, đau họng, đau đầu chóng mặt, cổ khô họng ráo.
·Nặng là hư dương thoát ra ngoài, bệnh chứng thiên về toàn thân, có các triệu chứng chủ yếu thường gặp là phát nhiệt, phát ban, mặt đỏ, sưng phù, ra mồ hôi.
Mặc dù biểu hiện trên lâm sàng thường gặp là hàn nhiệt lẫn lộn, nhưng gián biệt một cách tinh tế là có thể phân biệt được, như phát nhiệt hoặc tự thấy phát nhiệt, nhưng lại muốn mặc áo quần ấm, sờ nắn vùng ngực bụng không thấy nóng sốt, sắc mặt đỏ hồng như thoa son, không phải là hồng hào cả mặt như bình thường, thần trí rối loạn không yên, mệt mõi vô lực, miệng khát nhưng không muốn uống hoặc thích uống nóng, họng đau nhưng không sưng đỏ, mạch phù đại hoặc sác, nhưng ấn xuống thì thấy vô lực, đại tiện bí nhưng chất phân không táo, hoặc đi sống phân, tiểu tiện trong dài hoặc tiểu ít kiêm có phù, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.
Cơ chế của dương hư hỏa phù
Thận dương có tác dụng nuôi ấm, kích thích và thúc đẩy hoạt động của cơ thể, đó là gốc rễ của dương khí toàn thân. Thận dương hư suy, chức năng bế tàng suy giảm, chân dương không có thể ẩn náu ở thận, phù thoát ra ngoài; ngoài ra dương hư mất chức năng nuôi ấm, khí âm hàn nội thịnh, bức bách dương khí phù thoát ra ngoài, cả hai đều đưa đến sự thay đổi cách cự (cách cự là âm dương không còn nương tựa vào nhau, có hai hình thái là âm thịnh cách dương và dương thịnh cách âm. ND). Dương khí bị cự cách có thể thoát lên về phía trên, phù trướng ra về phía ngoài, gây nên các chứng cách dương, đới dương. Dương khí uất tích bên ngoài có thể đưa đến các hiện tượng nhiệt, xuất hiện các biểu hiện hỏa bốc điển hình. Trương Giới Tân chỉ ra rằng “Dương hư cũng có thể phát nhiệt, đó là do nguyên dương suy kiệt, hỏa không quay về gốc vậy”, biểu hiện của chứng này có những hình thái như sau:
· Một là âm hàn ở hạ tiêu quá thịnh, dương khí hư bại, dương khí bị cách cự ở ngoài mà biểu hiện là hiện tượng nội hàn ngoại nhiệt (trong lạnh ngoài nóng). Đó là chứng tay chân quyết lãnh, mạch vi muốn tuyệt, hoặc đại tiện lõng sống phân của chứng Thông mạch tứ nghịch thang trong thiên Thiếu âm (Thương hàn luận), tuy nhiên, “cơ thể ngược lại không sợ lạnh” là biểu hiện điển hình. Loại hình này cơ thể nhiệt, dương khí phù ra ngoài phát ra ở khoảng bì phu cơ nhục. Trương Giới Tân gọi đó là “cách dương chi hỏa” (hỏa cách dương),
· Hai là dương hư bị cách cự ở trên, bốc lên ở vùng đầu mặt, hầu họng mà biểu hiện là hiện tượng hạ hàn thượng nhiệt (dưới lạnh trên nóng), triệu chứng biểu hiện gò má hồng, mặt đỏ, đau vùng hầu, phiền táo, miệng khát. Đây là dương nổi ở trên biểu hiện ở vùng đầu cổ hầu họng. Trương Giới Tân gọi đó là “vô căn chi hỏa” (hỏa không có gốc),
· Ba là thận nắm giữ việc đại tiểu tiện, có tác dụng khí hóa chưng cất, thận dương hư, mất chức năng khí hóa, tân khí không vận hành, triệu chứng biểu hiện là tiểu tiện trong dài, đại tiện lõng loãng, đó là hư dương rời khỏi nơi ở của mình dẫn đến. Trương Giới Tân gọi là “thất vị chi hỏa” (hỏa thất vị).
Bất kể hiện tượng nhiệt ở nơi nào cơ bản đều do nguyên dương hư suy.
Nhưng không phải dương hư nhất định phải biểu hiện hư dương xông lên trên, chỉ khi có bệnh cảnh âm hàn nội thinh, chân dương cực hư mới tạo thành dạng biểu hiện dương hư hỏa bốc này. Đây là một chứng bệnh nghiêm trọng. chứng nguy, tiến triển thêm một mức nữa sẽ diễn biến đến mức độ xảy ra âm dương ly quyết, do đó người viết căn cứ mức độ từ nhẹ đến nặng của dương hư hỏa phù mà phân chia thành 3 giai đoạn dương hư âm hàn, âm thịnh cách dương, dương hự muốn thoát. Trong đó giai đoạn dương hư âm thịnh biểu hiện hiện tượng hư hàn một chiều, lâm sàng dễ phân biệt, giai đoạn dương hư muốn thoát, ranh giới của tinh khí ly quyết, biểu hiện hư nhược của người bệnh cũng không quá khó để phân biệt, vì vậy bài viết này thảo luận chứng dương hư hỏa phù là giai đoạn âm thịnh cách dương, gồm hai loại hư dương bốc lên trên và hư dương thoát ra ngoài. Do ở triệu chứng hàn nhiệt lẫn lộn gây mơ hồ, thầy thuốc dễ bị phân biệt nhầm lẫn. Dương hư tắc âm thịnh, dương hư tắc hàn, sau khi cơ thể bị dương hư, tà khí âm hàn trong cơ thể thiên thịnh một cách tự nhiên, trong khi dương hư ngày càng nặng, khí âm hàn cũng theo đó càng kháng thịnh hơn, âm thịnh bức bách dương khí ra ngoài, khí phù dương bị phân ly bèn xuất hiện hư dương bốc ở trên, ở ngoài; âm thịnh ở dưới tạo thành bệnh cảnh hàn nhiệt lẫn lộn. Khi thận dương hư suy, mất chức năng nuôi ấm, khí hóa, dẫn đến hình thành âm hàn nội thịnh, thủy thấp đờm trọc, ứ huyết. Những chất bệnh lý này đình trệ ở chỗ nào thì biểu hiện triệu chứng ở chỗ đó.
Nguyên tắc điều trị dương hư hỏa phù
Bản chất của hư hỏa khác với với hỏa thông thường. “đắc thấp tắc bính, ngộ thủy tắc phần” (được thấp thì chói sáng, gặp nước thì bị thiêu đốt), cho nên về điều trị nên “dĩ hỏa trục chi, tắc diễm chước tự tiêu, viêm quang phác diệt” (dùng lửa để đuổi, thì lửa nóng tự tiêu, ánh sáng bị dập tắt), nên dùng phép ích hỏa và phép dẫn hỏa, nghĩa là ôn thận tráng dương, dương khí mạnh lên có thể kéo hỏa về gốc, khiến cho chân dương được bế tàng ở cung khảm, kéo hỏa về gốc, chân hỏa trôi nổi có thể quay về ở thận. Như Hà Mộng Giao đời Thanh nói: Dương hư hỏa phù “liền nhân nhiệt ở trên mà tìm thẳng cái gốc ở bên dưới, bệnh đã có gốc ở dưới ắt không thể lấy bên trên mà chữa vậy, …. hư hỏa mà chữa bằng hàn lương là trợ giúp cho cái âm hàn ở hạ tiêu, hỏa càng bị bức bách mà bốc lên trên vậy”. Trình Quốc Bành chỉ ra rằng “dương khí bất túc mà viêm hỏa ở trên, đưa hỏa về gốc để dẫn rồng xuống biển (đạo long nhập hải), đây là chữa trị hư hỏa do nội thương, hỏa do nội thương là hư hỏa vậy, gặp thủy ắt nóng, vì vậy không được trực tiếp bẻ gãy, loại hỏa này chỉ có thể bổ, không thể tả, hỏa do nội thương lấy bổ để làm mát”. Lại nói: “Thận khí hư hàn, bức bách hỏa vô căn mất chỗ dựa bay nổi lên trên, nên lấy vị tân nhiệt phối hợp vào thuốc tráng thủy, dẫn cho hỏa đi xuống dưới, phép đó được gọi là đạo long nhập hải (dẫn rồng xuống biển), dẫn hỏa quy nguyên (kéo hỏa về gốc), dùng những phương như Bát vị thang vậy”. Y học Trung Trung Sâm Tây Lục chỉ ra rằng “luận về gốc bệnh ở họng có nguyên nhân do hạ tiêu hư hàn bức bách chân dương bay nổi lên trên gây thành bệnh ở họng, nên trị bằng phép kéo hỏa về gốc, đó thực sự là lời nói đúng đạo lý. “Có thể thấy ôn bổ thận dương, kéo hỏa về gốc mới là phép đúng điều trị loại hỏa bệnh này”. Tuy nhiên lấy kéo hỏa về gốc làm chủ đạo, nhưng phải căn cứ nguyên tắc phối ngũ cùng với các sản phẩm bệnh lý sinh ra trong chứng bệnh này, đồng thời còn kiêm dùng các thuốc tư âm và lợi thủy.
Xử phương dụng dược trong chứng dương hư hỏa phù
Chữa trị thận dương hư hòa phù lấy ôn thận trợ dương, kéo hỏa về gốc, chọn dùng Thận khí hoàn gia giảm. Y phương luận viết: “Phụ Quế bát vi, là chính dược điều trị mệnh môn hỏa suy, cũng là diệu pháp dẫn rông xuống biển”. Trương Cảnh Nhạc cũng nói: “lại có thuốc hàn chữa bệnh nhiệt mà nhiệt không hết, ngược lại dùng các loại Sâm, Khương, Quế, Phụ bát vị hoàn mà lại hết, đó tức là bệnh giả nhiệt, lấy phép nhiệt để tòng trị, cũng gọi là cam ôn trừ đại nhiệt vậy. Người đời nay hư nhiều, thực ít, cho nên bệnh chân hàn giả nhiệt rất nhiều, mà chân nhiệt giả hàn là ít thấy vậy”. Phương này Phụ tử và Nhục quế dùng lượng tăng nhiều, tác dụng ôn thận tráng dương, thuóc chủ yếu để kéo hỏa về gốc. Phụ tử hồi dương bổ hỏa, thông hành 12 kinh, tác dụng của thuốc mạnh nhanh và mãnh liệt, có thể phục hồi nguyên dương thất tán muốn tuyệt. Người xưa gọi là “cứu dương ở trong âm”, Bản thảo vựng ngôn nói: Phụ tử là thuốc mạnh liệt để phục hồi dương khí, tiêu tán âm hàn, đuổi lãnh đàm, thông quan tiết. Các bệnh chân dương bất túc, hư hỏa bốc lên, hầu họng bất lợi, ăn uống không vào, uống thuốc hàn càng nặng, Phụ tử là chủ dược của mệnh môn, có thể nhập vào huyệt Quật để gọi hỏa về, kéo hỏa về gốc, ắt hỏa trôi nổi sẽ tự tắt vậy”.
“Dùng Nhục quế thay cho Quế chi, do tác dụng Nhục quế hòa hoãn thuần hậu, có thể bổ chân hỏa bất túc ở hạ tiêu; chuyên kéo hỏa bốc ở trên quay về thận tạng, làm tắt hỏa vô căn, do vậy người xưa gọi vị này là “cứu dương ở trong dương” như Bản thảo Vựng ngôn nói: Quế nhục, tán hàn tà mà lợi khí, chạy xuống dưới mà bổ thận, có thể kéo hỏa về gốc để thông khí”. Tóm lại, Nhục quế, Phụ tử cay ngọt, rất nóng, khí đậm mà chạy xuống dưới thông thận, tuấn bổ chân hỏa ở hạ nguyên, có thể dẫn hư hỏa bốc lên trên quay xuống với thận, khiến hỏa quay về nhà, Đây là bản chất của bệnh, đó là cái gọi là trị bệnh tắt cầu kỳ bản, Can Địa hoàng, Sơn thù, Sơn dược, tư âm ích tinh, trong bổ thuốc bổ dương phối ngũ với thuốc tư âm có hai ý nghĩa:
Thận dương chịu sự chế ước của thận âm, tức là cái gọi là hỏa ở trong thủy. chỉ có thận âm sung mãn mới khống chế được thận dương, loại dương này mới có thể có tác dụng làm ấm hạ tiêu, không để cho phù thoát ra ngoài, nếu chỉ dùng các loại thuốc nhiệt như Quế, Phụ để bổ dương sẽ tổn thương âm khí,. Sau khi bổ dương gây tổn thương âm, sẽ không có sự chế ước của âm, bèn không có thể ở yên ở hạ tiêu, liền dễ vọng động. Như vậy không những không đạt được mục đích bổ dương, mà còn gây nên hậu quả âm dương đều hư. Một là do vì bổ dương mà làm đốt hao âm dịch, trọng dụng thuốc bổ dương mà xem nhẹ dùng thuốc bổ âm, cái hay là ở chổ chế ước tính cay nóng táo liệt của thuốc bổ dương, Hai là do bởi bổ dương ắt phải cần bổ âm để duy trì cả hai được bình hành, phối ngũ với Phục linh, Trạch tả, Đơn bì có ý nghĩa ở cả hai mặt: một là tiết lợi thủy tà, thận dương hư suy, không thể hóa khí lợi thủy, cho nên thủy thấp đình trệ bên trong, sinh ra các loại thủy tà; hai là giáng tiết thông dương, dẫn các dương dược công phá các âm tà xâm nhập trực tiếp cung Khảm, chính như Y tông kỹ nhiệm thư nói: Hư dương bốc lên trên, “muốn nạp nó lại quay về nhà, nếu không tá bằng cái thế giáng tiết, thì không thu nhiếp cho an tĩnh được”, cho nên dùng nhạt tiết của Phục linh, đẻ giáng dương ở trong âm, mặn tả của Trạch tả, để giáng âm ở trong âm, khổ hàn của Đơn bì, dẫn thấp tiết nhiệt, lợi dụng thế giáng tiết của “ba tả’ (ba vị thuốc tả trong bài Lục vị, Bát vị ND), khiến cho hỏa bốc trực tiếp xuống hạ tiêu, quay về ở cung Khảm để phát huy tính nuôi ấm, tạo tác dụng sinh lý của sinh trưởng, đạt được trạng thái sinh lý âm bình dương bí.
Chú thích:
1. Âm dương cách cự là một loại bệnh sinh đặc biệt do mất cân bằng âm dương, chủ yếu gồm hai hiện tượng, âm thịnh cách dương và dương thịnh cách âm. Do tác dụng của những yếu tố bệnh sinh nhất định, gây ra tình trạng âm và dương có một bên cực thịnh, hoặc âm và dương có một bên cực hư, âm dương thịnh hư khác nhau, bên thịnh ngăn trở ở bên trong, làm cho bên hư bị đẩy ra ngoài, ngăn trở làm cho âm dương không còn hỗ căn với nhau, từ đó hình thành các hiện tượng phức tạp như chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn
2. Huyệt Quật: còn gọi là huyệt oa, là một trong bốn huyệt cơ bản của thuật phong thủy, huyệt có hình huyệt mộ lõm tròn, là huyệt lão âm, được xem là huyệt dương kết.
阳虚火浮的理论
黄德超山东中医药大学
张仲景提出,阳气衰微,虚阳浮越,或为烦躁不得眠,或为格阳、戴阳,或为破汗大出。干姜附子汤证之“昼夜烦躁不得眠,夜而安静”和通脉四逆汤证之“其人面色赤”,皆属此类。王好古总结为:“假令身体微热,烦躁面赤,其脉沉而微者,皆阴证也。身微热者,里寒故也。治者不看脉,以虚阳烦躁,误以为实热反于凉药,则气消成大病矣。《外台秘要》云:阴盛发躁,欲坐井中,宜以热药治之。仲景少阴证,面赤者,四逆加葱白汤主之。”
张景岳指出:“虚火之病源有二,盖一曰阴虚者能发热,此以真阴亏损,水不制火也。二曰阳虚者亦能发热,此以元阳败竭,火不归元也,此病原之二也”。同时,又对阳虚火浮证指出了分类:“一曰阳戴于上而见头面咽喉之间者,此其上虽热而下则寒,所谓无根之火也;二曰阳浮于外而发热于皮肤肌肉之间者,此外虽热内则寒,所谓格阳之火也;三曰陷于下而见便溺二阴之间者,此其下虽热而中则寒,所谓失位之火也。”张氏还提出了阳虚发热的治疗原则和经验:“若以阳虚发热,则治益宜火,益火之法,只宜温热,大忌清凉。第温热之效速,每于一二剂间,便可奏效……治宜温补血气,其热自退,宜理阴煎、右归饮、理中丸、大补元煎、六味回阳饮之类主之。此所谓益火之源也,又曰温能除大热也。”
阳虚火浮的症状
阳虚火浮在临床上呈现出两组相反的症状:一是肾阳虚,是疾病的本质:面色白光白或黧黑,腰膝酸软,形寒肢冷,尤以下肢为甚,神疲乏力,男子阳痿、早泄、精冷,女子宫寒不孕,性欲减退,或见便泄稀溏,五更泄泻,或小便频数、清长,夜尿多,舌淡,苔白,脉沉细无力,尺部尤甚等症状,如果临床上单纯出现上述症状,阳虚的辨证并不为难;二是虚火,是疾病的假象,如《景岳全书火证》所云:“寒从中生,则阳气无所依附而泻散于外,即是虚火,假热之谓也”。临床上有轻重之分。轻者虚阳上越,虚火上冲,症状偏于头面五官局部诸疾,以口舌生疮、牙痛齿浮、喉痹喉痛、头痛眩晕、口渴咽燥等症为主;重者虚阳外越,症状偏于全身,以发热、发斑、面赤、肿块、汗出等症状多见。临床上虽然常表现为寒热错杂,但仔细鉴别还是容易区分的,如发热或自觉发热,反欲盖衣被,触之胸腹无灼热;面色浮红如妆,非满面通红;神智躁扰不宁,疲乏无力;口渴但不欲饮或喜热饮;咽痛而不红肿;脉浮大或数,按之无力;便秘而便质不燥,或下利清谷;小便清长或尿少水肿,舌淡,苔白等
阳虚火浮的机理
肾阳对人体起温煦、激发和推动的作用,是全身阳气的根本。肾阳虚衰,闭藏功能下降,真阳不能潜藏于肾宫,浮越于外,另外,阳虚温煦失职,阴寒内盛,逼阳浮越,两者都会引起阴阳格拒的变化。拒格的阳气可向上浮越,向外浮张,引起格阳、戴阳等证,阳气郁积之处,可引起各种热象,成为典型的浮火表现。张介宾指出“阳虚者亦能发热,此以元阳败竭,火不归原也。”而其表现则有以下形式:一是下焦阴寒太盛,虚惫之阳气被格拒于外而表现为内寒外热之象,《伤寒论》少阴篇之通脉四逆汤证的手足厥冷,脉微欲绝,或下利清谷,但“身反不恶寒”为其典型表现,此种身热乃阳浮于外而发于皮肤肌肉之间,张介宾称其为“格阳之火”;二是虚阳被格拒于上,浮越于头面咽喉而表现为下寒上热之象,症见颧红面赤,咽痛,烦躁,口渴。此乃阳戴于上而见头面咽喉之间,张介宾称其为“无根之火”;三是肾司二便,肾阳有蒸腾气化的作用,肾阳虚,气化失司,津气不行,症见小便清长,大便稀溏,此乃虚阳离其本位所致,张介宾称其为“失位之火”。无论何处之热象,皆为元阳虚衰为其根本。但并不是阳虚一定会产生虚阳上浮的表现,只有在阴寒极盛,真阳极虚的情况下才会产生这种阳虚火浮的表现,这是一个重症、危症,再进一步发展就要出现阴阳离决,所以笔者根据阳虚的程度由轻到重分为阳虚阴寒、阴盛格阳、阳虚欲脱三个阶段,其中阳虚阴盛阶段表现一派虚寒之象,临床容易鉴别;阳虚欲脱阶段,乃精气离决的边缘,其人虚弱的表现也不会难区分;而本文讨论的阳虚火浮就是阴盛格阳阶段,包括虚阳上浮和虚阳外越两个方面,由于症状上寒热错杂的迷惑性,容易被人错辨。阳虚则阴盛,阳虚则寒,在肾阳虚之后,机体阴寒之邪自然偏盛,随着阳虚的加重,阴寒也随之愈发亢盛,阴盛逼阳于外,浮阳游离就出现了虚阳浮于上、外,阴盛于下的寒热错杂局面。而肾阳虚衰,温煦、气化失职,导致阴寒内盛,水湿、痰浊、瘀血形成,这些病理产物停留于何处就在何处表现出症状
阳虚火浮的治则
虚火在性质上不同于一般之火,“得湿则炳,遇水则燔”,故在治疗上应“以火逐之,则焰灼自消,炎光扑灭”,应用益火法和引火法,即温肾壮阳,阳气壮才能吸火归原,使真阳闭藏于坎宫;引火归原,浮游之真火才能下归于肾。正如清代何梦瑶曰:阳虚火浮“乃因其在上之热,而直探其在下之根言之。病既根于下,则不可以治上者治之矣……火虚而治以寒凉,是益助其下焦之寒,火愈被逼而上浮矣。”程国彭指出:“其阳不足而火上炎者,引火归原以导龙入海,此内伤虚火之治也。内伤之火,虚火也……得水则炎,故不宜直折……是此虚火可补而不可泻……内伤之火,以补为清。”又说:“肾气虚寒,逼其无根失守之火,浮游于上,当以辛热杂于壮水药中,导之下行。所谓导龙入海,引火归原,如八味汤之类是也。”《医学衷中参西录》指出:“论喉证原有因下焦虚寒迫其真阳上浮致成喉证者,宜治以引火归原之法,洵为见道之言。”可见温补肾阳,引火归原才是治疗此类火病的正法。虽然以引火归原为主,但根据配伍原则及病症中产生的病理产物,还要兼用滋阴药和利水药
阳虚火浮的处方用药
肾阳虚火浮治以温肾助阳,引火归原,选用肾气丸加减,《医方论》说:“附桂八味,为治命肾虚寒之正药,亦导龙归海之妙法。”张景岳亦说:“又有寒药治热病而热不愈,反用参、姜、桂、附、八味丸之属而愈者,此即假热之病,以热从治之法也,亦所谓甘温除大热也。第今人之虚者多,实者少,故真寒假热之病为极多,而真热假寒之病则仅见耳。”方中附子和肉桂用量加大,为温肾壮阳,引火归原之主药。附子回阳补火,通行十二经,其作用迅猛急烈,能追复散失欲绝之元阳,前人称它能“救阴中之阳”。《本草汇言》曰:“附子,回阳气,散阴寒,逐冷痰,通关节之猛药也。诸病真阳不足,虚火上升,咽喉不利,饮食不入,服寒药愈甚者,附子乃命门主药,能入其窟穴而招之,引火归原,则浮游之火自熄矣
”用肉桂代替桂枝,因肉桂的作用和缓浑厚,能补下焦肾中不足之真火,善引上浮之火下归于肾,以息无根之火,因此前人称它能“救阳中之阳”,如《本草汇》云:“肉桂,散寒邪而利气,下行而补肾,能导火归原以通其气”。总之,肉桂、附子辛甘大热,气厚而下行通肾,峻补下元真火,能引上浮之虚火下归于肾,使之复入其宅,这是疾病的本质,所谓治病必求于本;干地、山萸、山药滋阴益精,补阳药中配伍滋阴之品有两层含义:肾阳是受肾阴制约的,即所谓火在水中。只有充足的肾阴制约肾阳,这个阳才能在下焦起到温化的作用,不致浮越,单用桂、附这样的热药补阳就会伤阴。补阳伤阴之后,没有阴的制约,就不能安居在下,就要妄动。这样不但达不到补阳的目的,而且还造成了阴阳更虚的后果。一是因为补阳而灼耗了阴液,重用补阳药而轻用滋阴之品,妙在制约补阳药之辛热燥烈之性;二是因为补阳必须补阴来保持二者的平衡;茯苓、泽泻、丹皮的配伍有两方面的含义,一是泄利水邪,肾阳虚衰,不能化气利水,所以水湿内停,产生各种水邪;二是降泄通阳,引诸阳药冲破阴寒直入坎宫,正如《医宗己任编》中说:虚阳上浮,“欲纳之复归于宅,非借降泄之势,不能收摄宁静”,故用茯苓之淡泄,以降阴中之阳,泽泻之咸泻,以降阴中之阴,丹皮之苦寒,导湿泄热,利用“三泻”的降泄之势,使浮火直达于下,复归于坎宫,而发挥其温煦、生发之生理作用,达到阴平阳秘的生理状态。
Tác giả bài viết: Người dịch: ThS.BS Hoàng Như Dũng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn