Các căn được an tịnh, và một cách tự nhiên, hành giả cảm thấy thích thú với thói quen hành thiền hàng ngày.
Lòng từ xâm chiếm tâm của hành giả. Với lòng từ hành giả xa lìa mọi tội lỗi và xem tất cả chúng sanh như là anh chị em.
Những dục vọng làm mệt mỏi và đầu độc thâm tâm như là giận dữ, keo kiệt, kiêu ngạo... dần dần xa lìa tâm của hành giả.
Nhờ hộ trì chặt chẽ các căn, cho nên những niệm ác, xấu không len vào tâm hành giả được.
Với tâm trong sáng và tư thái bình thản, hành giả không còn thèm muốn gì đối với những dục vọng thấp hèn.
Tâm thức của hành giả tập trung vào những niệm cao cả, mọi tư tưởng vị kỷ, ham muốn, quay cuồng theo dục vọng đều lìa xa.
Hành giả không lạc vào chủ nghĩa hư vô, mặc dù thấy rõ mọi sự vật đều không rỗng bèo bọt.
Tuy vẫn còn trong vòng sinh tử luân hồi, nhưng hành giả đã nhận thức rõ con đường giải thoát.
Nhờ đi sâu vào giáo pháp mầu nhiệm, hành giả nương tựa vào trí tuệ của đức Phật.
Vì không còn gì hấp dẫn và làm cho hành giả ham muốn, nên hành giả cảm thấy như con phượng hoàng đã thoát khỏi lưới và đang bay lượn tự do trên bầu trời.
Trong kinh "Thân Hành Niệm" dạy phép tu thiền niệm thân, Phật nói tới 10 công của phép tu thiền niệm thân như sau:
Đối trị tham và sân.
Loại bỏ sợ hãi.
Có thể chịu đựng nóng, lạnh, đói khát, côn trùng quấy nhiễu.
Dễ dàng chứng bốn cấp thiền.
Có thể biến hoá thần thông, theo ý muốn.
Có thiên nhĩ thông, tức là có khả năng nghe những âm thanh mà tai người bình thường không nghe được.
Biết được ý nghĩ của người khác.
Biết được các kiếp sống quá khứ của người khác.
Có thiên nhãn thông, tức là con mắt có thể nhìn thấy các chúng sanh trôi nối theo nghiệp từ đời này qua đời khác.
Ngay trong đời hiện tại, đạt được tâm giải thoát và tuệ giải thoát.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn