03:38 ICT Thứ bảy, 07/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thông Tin Y Học

Liên hệ

Cây huyền sâm chống viêm

Thứ tư - 25/11/2015 09:32
Theo y học cổ truyền, huyền sâm có vị ngọt đắng, hơi mặn, tính mát. Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều,
Theo y học cổ truyền, huyền sâm có vị ngọt đắng, hơi mặn, tính mát. Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản, viêm miệng, viêm lợi, viêm kết mạc. Ngoài ra, bà con một số vùng còn dùng huyền sâm trị táo bón, mụn nhọt, lở loét.
Huyền sâm là loại cây thảo,  sống  nhiều năm, cao 1,5-2m. Rễ củ hình trụ dài 5-15cm có vỏ ngoài màu vàng xám. Cây có lá mọc đối, dài 10-17cm, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt, có ít lông nhỏ rải rác. Cụm hoa là những xim tán họp thành chuỳ to, thưa hoa ở nách lá và ngọn cành, hoa màu vàng nâu hoặc tím đỏ có 5 lá đài hàn liền nhau, 5 cánh hoa họp thành tràng hoa. Quả nang hình trứng, dài 8-9mm mang đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen. Mùa hoa tháng 6-10.  Bộ phận dùng là rễ và được thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, ủ 5-10 ngày đến khi ruột có màu đen.
Một số bài thuốc thường dùng:
    Bài 1: Hỗ trợ điều trị viêm amiđan cấp tính: Huyền sâm, sinh địa, sơn đậu căn, mỗi vị 12 g; bạc hà, xạ can 6g; kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, bồ công anh, mỗi vị 16g; ngưu bàng tử 8g; cát cánh 6g. Tất cả cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa, chia 2-3 lần uống trong ngày, uống liền 1 tuần. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau thay thế, huyền sâm, sinh địa, cam thảo nam, mỗi vị 16g; xạ can 8g; kim ngân hoa, thạch cao, mỗi vị 20g; hoàng liên, hoàng bá, tang bạch bì, mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa, chia 2-3 lần uống trong ngày, uống liền 1 tuần.
 
Huyền sâm.
Nếu viêm amiđan hay tái phát hoặc mạn tính: huyền sâm, sa sâm, mạch môn, tang bạch bì, mỗi vị 12g, xạ can 8g. Uống liền 3-4 tuần.
Bài 2: Trị viêm họng: Huyền sâm, sài đất, thổ phục linh, mỗi vị 12g; cam thảo 6g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 3 bát nước, sắc nhỏ lửa còn 1 bát, đổ thêm nước sắc lần 2, trộn hai nước thuốc vào, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền tới khi hết các triệu chứng.
Bài 3: Trị ho lâu ngày: Huyền sâm, đương quy, bạch thược, cát cánh, mỗi vị 6g; mạch môn, sinh địa, mỗi vị 8g; bách hợp 10g; thục địa 12g; cam thảo 4g. Tất cả cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa, chia 2-3 lần uống trong ngày, uống liền 3-4 tuần.
Bài 4:  Chữa mẩn ngứa do dị ứng:
Huyền sâm hay sinh địa 20g; hà thủ ô, thổ phục linh, mạch môn, kim ngân hoa, vỏ núc nác, hoàng đằng, mỗi vị 12g; hoặc thêm liên kiều, ngưu bàng, thiên hoa phấn, cam thảo dây (hay sài đất), mỗi vị 10g. Tất cả cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa, chia 2-3 lần uống trong ngày, uống liền 3 tuần.
Bài 5: Tiêu khát, giảm táo bón ở người đái tháo đường: Huyền sâm 16g; sinh địa, thiên hoa phấn, mỗi vị 20g; mạch môn, tri mẫu, mỗi vị 12g, thạch cao 40g; hoàng liên 4g. Tất cả cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, uống 3 tuần, nghỉ 1 tuần rồi uống lại.
Lưu ý, do vị thuốc có tính lạnh nên có thể gia giảm cho phù hợp với cơ địa và thể bệnh của từng người, nên khi dùng cần có tư vấn của thầy thuốc, không dùng  cho những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, huyết áp thấp.  Cần uống thuốc lúc còn ấm, không uống thuốc nguội dễ bị tiêu chảy. Trong khi uống thuốc, kiêng các thứ đắng lạnh như mướp đắng, ốc, hến.

Tác giả bài viết: Bác sĩ Nguyễn Hưng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán