1 giờ đêm: Cơ thể người bắt đầu bước vào giai đoạn ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc và thường mẫn cảm với sự đau đớn.
2 giờ: Phần lớn các bộ phận trên cơ thể tiết nhịp cực chậm. Gan làm việc khẩn trương để tạo ra những chất cần thiết và thải ra những chất độc tồn tích trong ngày.
3 giờ: Toàn thân nghỉ ngơi, cơ bắp thả lỏng, nhịp tim, nhịp thở đều giảm.
4 giờ: Huyết áp xuống thấp, máu lên não ít nhất, nhịp hoạt động của mọi bộ phận đều chậm. Là thời gian thính giác rất nhạy, dễ tỉnh giấc.
5 giờ: Thận không bài tiết, lần lượt xảy ra các giai đoạn ngủ: ngủ nông, ngủ sâu, mơ và không mơ, nếu tỉnh dậy sẽ rất sảng khoái, tinh thần minh mẫn.
6 giờ: Huyết áp và nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng. Tim đập nhanh, máu tuần hoàn mạnh, là thời gian bắt đầu tỉnh giấc, dễ bị cảm lạnh nhất.
7 giờ: Chức năng miễn dịch mạnh, bài tiết tăng cường. Đây là thời gian mà khả năng đề kháng với bệnh tật của cơ thể cao hơn cả.
8 giờ: Toàn bộ chất độc được thải ra, không nên uống rượu vào giờ này vì rất dễ ảnh hưởng đến gan.
9 giờ: Hoạt động thần kinh tăng, não sản sinh ra Adrenalin và Noradrealin, tinh thần sảng khoái, tim hoạt động mạnh.
10 giờ: Cơ thể ở trạng thái dồi dào sức lực, khả năng chú ý và ghi nhớ đạt mức độ tối đa. Đây là thời gian làm việc hiệu quả nhất.
11 giờ: Cơ thể sung sức, tim hoạt động ổn định.
12 giờ: Là thời điểm thích hợp nhất cho ăn uống, dịch vị tiết nhiều
13 giờ: Mọi hoạt động bắt đầu chậm lại, cơ thể đòi hỏi được nghỉ ngơi
14 giờ: Phản ứng chậm chạp, là thời điểm thấp thứ hai trong ngày
15 giờ: Năng lực làm việc dần dần hồi phục, các cơ quan mẫn cảm nhất như khứu giác và vị giác bắt đầu hoạt động.
16 giờ: Lượng đường trong máu tăng nhưng không lâu
17 giờ: Là thời điểm hiệu suất làm việc cao, suy xét nhạy bén.
18 giờ: Hoạt động thần kinh tăng cao, thể lực sung mãn.
Tác giả bài viết: Lê Nguyên Khang(st)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn