12:47 +07 Thứ sáu, 29/03/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Sổ tay chẩn trị » BỆNH THEO VẦN D,Đ

Liên hệ

ĐỞM KINH

Thứ sáu - 08/07/2011 08:24
Chứng:Miệng đắng, hay thở dài, ngực sườn đau không thể xoay trở được.Bệnh nặng: Sắc mặt nhạt, da khô, gầy ốm, phía ngoài cẳng chân nóng, gọi là chứng ‘Dương Quyết’.

( THE LEG LESSER YANG - GALL BLADDER MERIDIAN )

 

 

A- Đường Lưu Chuyển Khí :

 

 

Kinh Chính

Khinh Biệt

Kinh Cân

Lạc Dọc

Lạc Ngang

Khởi từ góc ngoài mắt, lên góc trán, xuống sau tai, đến gáy rồi vòng lên đầu, sang trán, lại trở xuống gáy, đi trước kinh Tam tiêu đến vai, hội với mạch Đốc ở huyệt Đại chùy (Đc.14), với kinh Bàng quang (h.Đại trữ - Bq.11), và kinh Tiểu trường (h.Bỉnh phong - Ttr.12), rồi nhập vào hõm xương đòn (Khuyết bồn - Vi.12). Một nhánh đi từ sau tai, vào trong tai và ra trước tai, đến sau góc ngoài mắt. Một nhánh từ đuôi mắt xuống hàm dưới ( h.Đại nghinh - Vi.5) giao hội với kinh Tam tiêu, lên hố dưới mắt, có nhánh vòng qua góc hàm, xuống cổ, nhập vào rãnh trên xương đòn .

Từ xương đòn phân thành 2 nhánh : 1 nhánh chạy về hướng giữa ngực, qua cơ hoành, liên lạc với tạng Tâm , Can, Đởm rồi dọc theo hông sườn đến bẹn, vòng quanh xương mu, tiến ngang vào mấu chuyển lớn xương đùi. Một nhánh từ hõm xương đòn chạy xuống nách, theo cạnh sương2 qua sườn cụt tụ do, tới khớp háng, đến mấu chuyển lớn, ở đây có 1 nhánh rẽ liên lạc với kinh B.quang ở vùng xương khuynh hướng.

Từ mấu chuyển lớn, kinh Đởm chạy xuống chân, theo mặt ngoài đùi, kết dưới đầu gối, chạy dọc theo mặt ngoài cẳng chân, đến trước mắt cá ngoài, lên trên mu chân, đi giữa xương bàn   chân thứ 4-5 ra tận góc ngoài móng chân áp út. Một nhánh tách trên mu chân , nhập vào trong ngón cái, liên lạc với kinh Can, hiện ra ở chùm lông tam mao.              

Kinh chính Đởm quay quanh mấu chuyển lớn, tách ra mới kinh Biệt đi ngang về thành bụng trước rồi vào xương mu, hợp với đường đi của kinh túc quyết âm Can, lên phía cạnh thân tới mép sau sườn cụt, tuần hành  qua ngực, liên lạc với tạng Đởm, Can, Tâm rồi nổi lên trên mặt, kết ở mục hệ, nơi góc ngoài mắt để hợp với kinh chính Đởm ở huyệt Đồng tử liêu

( Đ.1).

Khởi từ góc ngoài ngón 4 đến phía trước mắt cá ngoài, theo bờ ngoài cẳng chân đến ngoài đầu gối, phân 1 nhánh đi phía trước đùi, kết ở huyệt Phục thố (Vi.32). Một nhánh kết ở vùng xương cùng. Một nhánh đi lên theo 2 bên hông sườn, vào ngực, kết ở hõm trên  xương đòn . Nhánh chính đi về phía trước nách, qua phía ngoài hõm xương đòn, xuất ra ở trước kinh thái dương B.quang, theo sau tai, lên góc trán, giao hội ở đỉnh đầu , đến hàm dưới và kết ở góc ngoài của mắt.      

Từ huyệt lạc : Quang minh (Đ.37)

xuống bờ trên mu chân đến ngón chân thứ 4 và phân nhánh tại đó.

Từ huyệt lạc : Quang minh (Đ.37)

bọc ngang đầu xương chầy để vào kinh Can ở h.Thái xung

( C.3).

 

 

 

            B- Triệu Chứng Và Điều Trị Kinh Đởm.

 

Loại

Kinh Chính

Kinh Biệt

Kinh Cân

Lạc Dọc

Lạc Ngang

Chứng

Miệng đắng, hay thở dài, ngực sườn đau không thể xoay trở được.

Bệnh nặng:  Sắc mặt nhạt, da khô, gầy ốm, phía ngoài cẳng chân nóng, gọi là chứng ‘Dương Quyết’.   

Đau nhói từng cơn ở 2 bên ngực, khó thở, ra mồ hôi, đau nhức vùng Hoàn khiêu

( mông), khó nhấc được đùi lên, đầu đau, chóng mặt. 

Đau và co cứng dọc theo đường kinh, khớp gôi không co duỗi được, đau và co cứng hõm nhượng chân, thần kinh tọa đau, đau vùng trước ngoài đùi đến khớp háng, còn phía sau đùi đau lan đến xương cùng , vùng hông sườn đau nhức, vùng ngực và hõm trên xương đòn đau, nửa đầu đau, mặt liệt.     

+ Thực :

Chi dưới giá lạnh .

+ Hư :

Chân mềm yếu, không sức, không đi được hoặc  ngồi thì không đứng lên được.

Bệnh về xương khớp, đầu và vùng dưới cằm đau, góc ngoài mắt đau, hõm trên xương đòn viêm, dưới nách viêm, mồ hôi tự ra nhiều,  rét run, sốt, ớn lạnh, đau vùng ngực, sườn, háng, khớp gối, cẳng chân, phía trước mắt cá ngoài, ngón chân thứ 4 cử động khó khăn.        

Trị

* Thực :

Tả Dương phụ

(Đ.38). Khâu khư

(Đ.40), Quang minh (Đ.37), Đởm du

(Bq.19).

Phối : Thiên tĩnh

(Ttu.10), Lệ đoài

(Vi.45), Đại cự

(Ty.27), Dương cốc (Ttr.5), Thần môn (Tm.7).

* Hư : 

Bổ Hiệp khê

(Đ.43), Khâu khư

(Đ.40), Đởm du

(Bq.19), Nhật nguyệt

(Đ.24), Trung chử

(Ttu.3).

Phối : Giải khê

(Vi.41), Thông cốc

( Bq.66), Trung cực

(Nh.3), Thiếu xung (Tm.1),  Bàng quang du

(Bq.28)

* Do Ngoạicảm :

Túc khiếu âm

(Đ.44), Đại đôn

(C.1),  (phía đối bên bệnh).

Túc lâm khấp

(Đ.43), Thái xung

(C.3) ,

(bên bệnh).

* Do NộiThương :

Aâm khích

(Tm.6),  Dương giao

(Đ.35), Túc tam lý (Vi.36), Hiệp khê

(Đ.43), Hoàn khiêu

(Đ.30).

 

* Thực :

Tả A thị huyệt,

 Bổ Hiệp khê

(Đ.43),

Túc khiếu âm

(Đ.44).

Phối :Túc lâm khấp (Đ.41), Dương lăng tuyền (Đ.34),

Tứ bạch (Vi.2).

* Hư : 

Bổ Túc khiếu âm (Đ.44),

Tả Dương phụ

(Đ.38),

Phối Túc lâm khấp (Đ.41), Dương lăng tuyền (Đ.34),

Tứ bạch (Vi.2). 

* Thực :

Tả Quang minh (Đ.37).

 

* Hư :

Bổ Lãi câu (C.5).

Tả Khâu khư (Đ.40).

* Thực :

Tả Quang minh (Đ.37),

Bổ Thái xung

(C.3).

 

* Hư :

Bổ Khâu Khư

(Đ.40),

Tả Lãi câu

(C.5).

 

 

           

 + Ghi Chú :

Một số điểm cần ghi nhớ về kinh Đởm :

. Thuộc túc Thiếu dương.

. Vượng giờ Tý ( 23-1g), Hư giờ Sửu ( 1-3g), Suy giờ Ngọ ( 11-13g).

. Các huyệt cần nhớ :

Nhật Nguyệt                  : huyệt chẩn đoán.

Tiếp  (Triếp) cân             : huyệt chẩn đoán.

Túc khiếu âm                 : Tĩnh Kim

Hiệp khê                       : Vinh Thủy, huyệt Bổ.

Túc lâm khấp                 : Du Mộc, huyệt Giao Hội với mạch Đái.

Dương phụ                    : Kinh Hỏa, huyệt Tả.

Dương lăng tuyền          : Hợp Thổ, huyệt Hội của Cân.

Khâu Khư                     : huyệt Nguyên.

Quang minh                   : huyệt Lạc.

Ngoại khâu                    : huyệt Khích.

Huyền chung                 : huyệt Hội của Tủy, huyệt Lạc của 3 kinh Vị, Đởm và Bàng quang.

Hoàn khiêu                    :  huyệt Hội của kinh Đởm và Bàng quang.

Kinh môn                      :  huyệt Mộ của Thận.

Đái mạch                      :  huyệt Hội của kinh Đởm và mạch Đái.

Nhật nguyệt                   : huyệt Hội của kinh Đởm với Tỳ và mạch Dương duy.

Kiên tĩnh                       : huyệt Hội của Đởm với Tam tiêu, Vị và mạch Dương duy.

Phong trì                       : huyệt Hội của kinh Đởm với Tam tiêu và mạch Dương duy.

Dương bạch                  : huyệt Hội của kinh Đởm với Vị, Đại trường và Dương duy.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán