HUYẾT DƯ THÁN 血 餘 炭
Crinis.
Xuất xứ: Biệt lục.
Tên Việt Nam: Tóc rối, Tóc cháy.
Tên khác: Huyết dư, Nhân thối (Bản Thảo Cương Mục), Loạn phát hôi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Crinis (Huyết dư) Crinis Carbonisatus (Huyết dư thán).
Tên gọi:
1- Tóc lấy được do chải rối ở lượt nên gọi là loạn phát.
2- Tóc là do huyết dư thừa sinh ra, nên gọi là Huyết dư, đốt cháy gọi là Huyết dư thán.
Mô tả: Tóc lấy ở đầu người (Homo sapiens Lin) thuộc họ Homominidae dùng tóc đàn ông đàn bà đều được cả, tóc thanh niên lại càng tốt. Tóc rụng lâu năm lại càng tốt hơn.
Thu kiếm, sơ chế: Tóc dài chải đầu dính ở lượt hoặc kiếm từ quán cắt tóc đem về.
Phần dùng làm thuốc: Sợi tóc đen.
Bào chế:
1- Tóc nguyên: Tóc lấy ở quán cắt tóc về dùng nước có xà phòng hay nước có pha chất kiềm rửa sạch phơi khô.
2- Tro tóc: Dùng Bồ kết sắc lấy nước rửa tóc cho sạch phơi khô, bỏ vào nồi đậy vung rồi trét kín, đun lửa to, trên vung để một nhúm gạo. Khi gạo cháy vàng, lấy nồi xuống để nguội Tóc cháy kỹ màu đen nhánh là được.
3- Bột tóc: Rửa sạch tóc bằng nước Bồ kết hoặc xà phòng, sấy khô. Trộn với Đăng tâm, cứ 40gr tóc thì dùng 12gr Đăng tâm, bỏ vào nồi dất, đậy vung trét kín, đun lửa độ 2-5 giờ thấy khói ít ra và gần hết mùi khét thì đem xuống đất để nguội, lấy tóc ra tán bột, thủy phi, thứ nào không tan được thì bỏ đai, sấy khô để lấy bột tóc.
4- Dầu tóc: Lấy nước Bồ kết hay xà phòng rửa sạch cấu nhờn. Sấy khô cho dòn. Dùng dầu Mè đun kỹ cho bay hết chất nước rồi cho tóc vào cứ 20gr trong bài thuốc thì dùng 40gr tóc để nấu, đun trong 8 giờ, thỉnh thoảng khuấy lên, thường dùng cành Đào để khuấy thì tóc tan được nhiều hơn. Nên đun nơi thoáng vì tránh mùi hôi khét. Đun như vậy, tóc vẫn chưa tan hết, lọc qua vải thưa để loại bỏ tóc không tan và cặn bẩn.
Trong bài thuốc Dầu tóc, nấu để bôi chữa trĩ như sau:
Sau khi lọc rồi (dã qua giai đoạn trên, nhưng trong bài này cứ 100g dầu Mè thì dùng 40gr Tóc. Đun kỹ rồi cho lửa riu riu, từ từ cho Bạch liễm, Bạch cập, Bạch chỉ, Quy vĩ mỗi thứ 4 lạng (16gr), Nghệ khô 8 lượng (32gr), nhớ đừng cho vào một lần sẽ bị trào ra. Lại đun tiếp bằng lửa nhỏ trong 2 giờ nữa. Khi các vị thuốc dược liệu này nổi phồng lên mặt dầu thì cho Nhũ hương và Một dược vào, mỗi thứ 6g, khuấy cho tan, lọc, tán Hoàng đơn, Ngân chu cho mịn, mỗi thứ 3g khuấy với dầu đã lọc cho đều. Đóng trong lọ nút kín, bôi để chữa trĩ.
Tính vị: Vị đắng. Tính hơi ấm.
Quy kinh: Vào 3 kinh Tâm, Can, Thận.
Tác dụng: Liễm huyết, chỉ huyết, tiêu ứ.
Chủ trị:
+ Trị nôn ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam, băng lậu, huyết lâm.
Liều dùng: 5 phân - 6g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Chứng âm xúy của phụ nữ (trong âm hộ hơi bật ra có tiếng kêu), đó là vì khí tiết xuống: Mỡ Heo nửa cân, Tóc rối bằng 3 lần quả trứng gà, chế nấu cho tới khi Tóc thành bột chia ra uống (Trư Cao Phát Tiễn – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Ra huyết vô cớ, dùng Tóc rối và móng tay người đốt tồn tính uống lần 3g với rượu (Thiên Kim Phương).
+ Trẻ con co giật khóc dạ đề, dùng Bột tóc nghiền, trộn Sữa người hoặc một tí Rươu, cho uống (Thiên Kim Phương).
+ Ra máu ở các khiếu, dùng Tóc, Bại tông, Trân liên bồng, các vị bằng nhau đốt cháy, lần uống 9g với nước sắc Mộc hương (Thánh Huệ Phương).
+ Trị chứng huyết lâm (đái ra máu), đau rát tức căng ở bọng đái rất khó chịu, dùng Tóc rối đốt tồn tính 6g, bỏ vào 1 tý Xạ hương uống với nước cơm (Thánh Huệ Phương).
+ Máu cam chảy không dứt, dùng Tóc rối đốt cháy thành bột thổi vào, đàn ông dùng Tóc đàn bà, ngược lại đàn bà phải dùng Tóc của đàn ông. Lại có bài khác cũng chữa chứng trên, dùng Tóc rối tán bột 3g, Nhân trung bạch 5 phân, Xạ hương 1 ít, tán bột thổi vào mũiø (Tam Kỳ Tán - Thánh Huệ Phương).
+ Tai chảy mủ, dùng bột tóc và bột Hạnh nhân xức vào (Thánh Huệ Phương).
+ Vàng da do nữ sắc quá độ, vì quá nóng quá suy nước, sau khi giao hợp xuống nước mà gây ra, mắt mặt đều vàng, phát sốt sợ lạnh, dụng dưới đầy đau, tiểu tiện khó, dùng Tóc nấu cao uống (Trửu Hậu Phương).
+ Vàng da đái đỏ, dùng Tóc rối tán bột uống 3g, ngày 3 lần (Trửu Hậu Phương).
+ Trẻ em lở , dùng Tóc rối 1 nắm bằng trái lê, Kê tử hoàng 1 cái, luộc chín, tất cả bỏ vào nồi ngào cho tới khi khô, tới khi bắt đầu có chất nước ra đổ vào trong chén, chắt nước thật hết là được, dùng để bôi lên nơi lở láy (Truyền Tín Phương).
+ Trẻ con ban chẩn, dùng ‘Phát Khôi Ẩm’ uống 9g (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Trẻ con lở hai khóe miệng: dùng bột tóc rối 9g uống với nước (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Trẻ con lưỡi sưng đầy miệng, lấy tóc rối (bột) nửa chỉ xức dưới lưỡi (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
+ Chảy máu cam, chóng mặt muốn chết, dùng Tóc rối, đốt cháy tán uống với nước lần 6g (Mai Sư Phương).
+ Ho ra máu, dùng bột tóc 3g, giấm gạo 2 chén, nước 3g, trộn uống (Tam Nhân Phương).
+ Ho ra máu, dùng tóc trẻ con mới sinh đốt cháy, bỏ vào một tý Xạ hương, uống với rượu, đàn ông dùng tóc của nữ, đàn bà dùng tóc của nam (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
+ Kẽ răng chảy máu, dùng bột tóc xức vào (Trung Tàng Kinh).
+ Xuất huyết ngoài da, dùng tóc trẻ con sơ sinh, đốt cháy xức vào, hoặc thổi vào trong mũi (Chứng Trị Yếu Quyết).
+ Tiểu ra máu, dùng bột Tóc 6g, uống với nước Giấm (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Kinh nguyệt không thông, dùng tóc của trẻ con nam và nữ, mỗi thứ 90g, đốt thành bột, Ban miêu 21 con (gạo nếp sao vàng), Xạ hương 3g tán bột, lần 3g uống trước khi ăn với rượu Gừng nóng (Phổ Tế Phương).
+ Tiểu ra máu, dùng Huyết dư nửa lượng, đốt cháy thành bột, Kê quan hoa, Trắc bá diệp, mỗi thứ 30g, tán bột uống 6g với rượu khi đi ngủ, đến sáng uống với 1 chén Rượu nóng (Phổ Tế Phương).
18- Rong kinh ở phụ nữ, dùng tóc rối rửa sạch đốt cháy tán bột uống với rượu nóng lúc đói, mỗi lần 3g (Phụ Nhân Lương Phương).
+ Can hoắc loạn, bụng trướng đầy, bức rứt. Tóc rối một nắm đốt cháy, uống với nước muối thì mửa (Thập Tiện Lương Phương).
+ Trị các loại xuất huyết: Huyết dư thán, Trần tông lư thán, Liên bồng thán, các vị bằng nhau, tán bột, lần uống 6g, ngày uống 3 lần, với nước sắc Mộc hương (Tam Khôi Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiêu ra máu: Huyết dư thán 6g, Trắc bá thán, Kê mào hoa, mỗi thứ 9g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 - 3 lần, uống với rượu nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị các loại xuất huyết, kinh nguyệt nhiều, cũng có thể trị bạch đới, viêm ruột, thấp chẩn: Tóc rối (hoặc lông sức vật, móng chân dê trâu) đem tóc lông hoặc móng rửa sạch sau khi phơi khô, cách không khí, thêm nhiệt nóng tới 3000C, làm chảy dạng keo, sau khi nguội, trở thành khối màu đen cứng dễ bẻ, đâm vụn, rây để dùng, có thể chế thành tán hoặc làm hoàn tễ, trộn đường, mỗi lần uống 3-6g, ngày uống 2-3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
. Tóc rối đốt cháy, uống trị chứng tức bọng đái (chuyển phao) tiểu tiện không thông, kiết lỵ ra máu mủ, nghẹn, sưng ung, ung nhọt, lở láy (Tân Tu Bản Thảo).
. Tóc rối tiêu ứ huyết, bổ âm rất tuyệt (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
. Huyết dư có vị đắng, tính hơi ấm. Theo sách ghi rằng nó có thể bổ thận tráng khí, nhưng tóm lại nó bổ không phải như Địa, Thù, Sâm, Kỳ, là thuốc quý bổ tinh bổ khí, lại ghi có công năng trị kinh giản, ho, băng lậu, bạch đới, cầm máu, chảy máu mũi, bí tiểu không thông, ngứa lở, bỏ vào trong thuốc cao, trị đều có hiệu quả, tóm lại nó có tác dụng thông quan khau khiếu, là thuốc lương huyết tán ứ sinh tân, nếu người vị hư mà dùng tới nó, thường gây ra thổ tả (Bản Thảo Cầu Chân).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn