DƯƠNG MINH KINH
BIỆN DƯƠNG MINH MẠCH CHỨNG TỊNH TRỊ
Điều 182
Bệnh hữu Thái dương, Dương minh, hữu chính dương, Dương minh, hữu Thiếu dương Dương minh, hà vị dã?
Đáp viết: Thái dương, Dương minh giả, tỳ ước thị dã, chính Dương minh giả, Vị gia thực thị dã. Thiếu dương Dương minh giả, phát hạn, lợi tiểu tiện, Vị trung táo phiền, đại tiện nan thị dã.
Bệnh có chứng thuộc về Thái dương, Dương minh, có chứng thuộc về chính dương Dương minh, có chứng thuộc về Thiếu dương, Dương minh… nghĩa là sao?
Đáp: Thái dương Dương minh tức là chứng Tỳ ước, chính dương Dương minh tức là chứng Vị gia thực, Thiếu dương Dương minh tức là chứng do phát hãn, lợi tiểu lầm khiến cho trong Vị bị phiền táo, đại tiện khó.
Điều 183
Dương minh chi vị bệnh, Vị gia thực dã.
Chứng bệnh của Dương minh là vị gia thực.
(Vị gia thực là ấn tay vào vùng trường vị thấy cứng).
Điều 184
Vấn viết: Hà duyên đắc Dương minh bệnh. Đáp viết: Thái dương bệnh nhược phát hãn, nhược hạ, nhược lợi tiểu tiện, thử vong tân dịch, Vị trung can táo, nhân chuyển thuộc Dương minh, bất canh y, nội thực, đại tiện nan giả, thử danh Dương minh dã.
Vì sao bị chứng Dương minh?
Đáp : Bệnh ở Thái dương nếu phát hãn, nếu hạ, nếu dùng phép lợi tiểu… đều làm mất tân dịch trong Vị. Trong Vị bị khô ráo thì nhiệt tà của Thái dương liền chuyển, thuộc về Dương minh, không ăn uống, bên trong bị thực, táo bón, đó là bệnh thuộc Dương minh.
Điều 185
Vấn viết: Dương minh bệnh ngoại chứng vân hà?
Đáp viết: Thân nhiệt, hạn tự xuất, bất ố hàn phản ố nhiệt dã.
Hỏi: Ngoại chứng của Dương minh thế nào?
Đáp: Thân thể nóng, mồ hôi tự ra, không sợ lạnh, ghét nóng.
Điều 186
Vấn viết: Bệnh hữu đắc chi nhất nhật bất ố nhiệt nhi ố hàn giả hà dã?
Đáp viết: Tuy đắc chí nhất nhật, ố hàn tương tự bãi, tức tự hạn xuất nhi ố nhiệt dã.
Hỏi: Bệnh có khi mới phát 1 ngày, không sợ nóng, không sợ lạnh là tại sao?
Đáp: Dù mới phát 1 ngày mà sợ lạnh rồi sẽ tự khỏi, sẽ tự ra mồ hôi, sợ nóng.
Điều 187
Vấn viết: Ố hàn hà cố tự bãi?
Đáp viết: Dương minh cư trung thổ dã, vạn vật sở quy vô sở phục truyền thuỷ nan ố hàn nhị nhật tự chỉ, thử vi Dương minh bệnh dã.
Hỏi: Đã sợ lạnh tại sao lại tự hết?
Đáp: Dương minh ở vị trí trung thổ, muôn vật đều theo về đó không còn truyền đi đau nữa, vì thế, lúc mới bị vẫn sợ lạnh nhưng đến ngày thứ hai thì sẽ tự hết. Đó là gốc bệnh của Dương minh.
Điều 188
Bản Thái dương bệnh, sơ đắc bệnh thời, phát kỳhạn, hạn tiên xuất bất triệt, nhân chuyển thuộc Dương minh dã. Thương hàn phát nhiệt vô hãn, ẩu bất năng thực nhi phản hạn xuất tập tập nhiên giả, chuyển thuộc Dương minh dã.
Vốn bệnh ở Thái dương, lúc mới bị bệnh, dùng phép phát hãn, mồ hôi không ra hết, nhân đó mà chuyển vào Dương minh. Thương hàn phát nhiệt không có mồ hôi, nôn, không ăn được mà mồ hôi ra dâm dấp, đó là chứng chuyển thuộc Dương minh.
Điều 189
Thương hàn tam nhật, Dương minh mạch Đại.
Thương hàn đến ngày thứ ba, hiện chứng của Dương minh mà mạch Đại.
Điều 190
Thương hàn mạch Phù nhi Hoãn, thủ túc tự ôn, thị vị hệ tại Thái âm. Thái âm giả, thân dương phát hoàng, nhược tiểu tiện tự lợi giả, bất năng phát hoàng, chí thất nhật đại tiện ngạnh giả, vi Dương minh dã.
Thương hàn mạch Phù mà Hoãn, tay chân ấm, đó là hệ ở Thái âm. Bệnh ở Thái âm thì cơ thể sẽ phát vàng. Nếu tiểu tự thông thì không thể phát vàng, đến 7 ngày thì đại tiện cứng, đó là chứng ở Dương minh.
Điều 191
Thương hàn đã chuyển hệ vào Dương minh, bệnh nhân ra mồ hôi xâm xấp.
Điều 192
Dương minh trúng phong miệng đắng, họng khô, bụng đầy mà hơi suyễn, sốt, sợ lạnh, mạch Phù mà Khẩn, nếu dùng phép hạ thì bụng đầy, tiểu tiện khó vậy.
Điều 193
Bệnh ở Dương minh, nếu ăn được, gọi là trúng phong, nếu không ăn được, gọi là trúng hàn.
Điều 194
Bệnh ở Dương minh trúng hàn, không ăn được, tiểu không thông, tay chân ra mồ hôi xâm xấp, đó là muốn thành chứng ‘cổ giả’ (phân cứng thành cục lổn nhổn), đại tiện lúc đầu cứng, sau đó nát. Sở dĩ như vậy là vì trong Vị bị lạnh, thuỷ cốc không vận hoá được.
Điều 195
Dương minh bị bệnh, muốn ăn (trúng phong), tiểu không thông, đại tiện bình thường, khớp xương đau nhức, hâm hấp nóng như có nhiệt, bỗng dưng như phát cuồng, mồ hôi ra xâm xấp mà giải. Đó là thuỷ không thắng được cốc khí, cùng dồn lại với hàn làm một, mạch nếu Khẩn thì khỏi.
Điều 196
Bệnh Dương minh muốn giải thì từ giờ Thân đến đầu giờ Tuất.
Điều 197
Bệnh Dương minh không ăn được (trúng hàn), nếu dùng phép công nhiệt thì sẽ sinh ra nôn oẹ. Sở dĩ như vậy vì trong Vị bị hư hàn. Vì bệnh nhân Vị khí vốn hư, cho nên hễ dùng phép công nhiệt thì sẽ phải oẹ.
Điều 198
Bệnh ở Dương minh, mạch Trì, ăn không thể no, no thì hơi phiền, đầu choáng váng thì tiểu sẽ khó. Đó là muốn thành chứng cốc đản, dù đã dùng phép hạ mà bụng vẫn đầy. Sở dĩ như vậy là vì mạch Trì.
Điều 199
Bệnh ở Dương minh, theo đúng phép thì phaỉ có nhiều mồ hôi, nhưng lại không có mồ hôi, thân thể như có kiến bò trong da. Đó là vì trong Vị bị hư lâu ngày.
Điều 200
Bệnh ở Dương minh không có mồ hôi mà tiểu thông, 2-3 ngày sau nôn mửa mà ho, tay chân quyết lạnh, nếu đầu đau, không ho, không nôn mửa, tay chân không quyết lạnh thì đầu không đau.
Điều 201
Bệnh ở Dương minh, chỉ choáng váng, không sợ lạnh nên ăn được mà ho thì họng sẽ đau, nếu không ho thì họng không đau.
Điều 202
Bệnh ở Dương minh không có mồ hôi, tiểu không thông, trong Tâm thấy áo nùng (phiền não) thì cơ thể sẽ phát vàng.
Điều 203
Bệnh ở Dương bị hoả, trên trán hơi ra mồ hôi, tiểu không thông thì sẽ phát vàng.
Điều 204
Bệnh ở Dương minh, mạch Phù, Khẩn thì sẽ bị chứng nóng về chiều, lúc có lúc không. Nếu chỉ có mạch Phù thì sẽ ra mồ hôi trộm.
Điều 205
Bệnh ở Dương minh, miệng khô, chỉ muốn uống nước, không muốn nuốt thì sẽ phát ra chứng chảy máu (nục).
Điều 206
Bệnh ở Dương minh, vốn đã tự ra nhiều mồ hôi, nay thầy thuốc lại dùng phép thêm phát hãn, ngoại nhiệt bớt mà bên trong còn hơi phiền, không được tỉnh táo, đại tiện sẽ cứng. Vì tân dịch bị mất nên trong Vị sẽ khô ráo, vì thế mà đại tiện cứng. Nên hỏi xem tiểu tiện ngày mấy lần. Nếu mà bình thường ngày tiểu 3-4 lần, mà ngày hôm nay lại đi tiểu vài lần thì biết là đại tiện không lâu sẽ tự ra. Nếu hiện nay tiểu ít vì tân dịch đang trở về Vị thì biết là không lâu sẽ đại tiện.
Điều 207
Thương hàn mà nôn nhiều, tuy có chứng của Dương minh, không thể dùng phép công hạ.
Điều 208
Bệnh ở Dương minh, vùng dưới tim đầy cứng, không thể dùng phép công được. Nếu lầm mà dùng phép công, sẽ đại tiện liên tục, sẽ chết; Nếu đại tiện cầm lại thì khỏi bệnh.
Điều 209
Bệnh ở Dương minh, mặt hiện sắc đỏ, không thể dùng phép công. Nếu lầm dùng phép công thì sẽ phát nhiệt, sắc mặt biến thành mầu vàng và tiểu không thông.
Điều 210
Bệnh ở Dương minh không nôn mửa, không đaị tiện, tâm phiền, có thể dùng bài Điều Vị Thừa Khí Thang.
Điều Vị Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng (bỏ vỏ, rửa bằng rượu), Chích thảo 2 lượng, Mang tiêu ½ cân.
Sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, bỏ bã, cho Mang tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa, đợi cho sôi lên, uống ấm từng ít một.
Điều 211
Dương minh bệnh mạch Trì, tuy mồ hôi ra mà không sợ lạnh, cơ thể sẽ nặng nề, hơi thở ngắn, bụng đầy mà khó thở, nếu sốt về chiều là ở ngoài muốn giải, có thể dùng phương pháp công phần lý được. Tay chân ra mồ hôi xâm xấp là đại tiện đã cứng, dùng bài Đại Thừa Khí Thang để trị. Nếu mồ hôi ra nhiều, sốt, sợ lạnh là phần biểu chưa giải. Nếu không sốt về chiều, có thể dùng bài Thừa Khí Thang. Nếu bụng đầy trướng nhiều, không đau, có thể dùng bài Tiểu Thừa Khí Thang để điều hoà Vị khí, đừng để cho tiết xuống nhiều quá.
. Đại Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượïng (rửa rượu), Hậu phác ½ cân, Chỉ thực 5 quả (nướng), Mang tiêu 3 hợp.
Cho Hậu phác và Chỉ thực vào trước, đun sôi, lọc bỏ bã, cho Đại hoàng và Phác tiêu vào trộn đều uống.
Sau 2 -3 giờ vẫn chưa thấy đi tiêu được, uống tiếp nước thứ hai, nếu đã thông đại tiện, không uống tiếp nữa.
. Tiểu Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượïng, Chỉ thực 3 quả, Hậu phác (nướng, bỏ vỏ) 2 lạng.
Sắc với 4 thăng nước, còn 1 thăng, bỏ bã, chia làm 2 lần uống nóng. Uống một lần sẽ đi đại tiện, nếu chưa thì uống hết thuốc.
Điều 212
Bệnh ở Dương minh, sốt về chiều, đại tiện hơi cứng, có thể dùng bài Đại Thừa Khí Thang; Nếu không cứng, không nên dùng. Nếu 6-7 ngày không địa tiện được, sợ là phân táo, muốn biết rõ, có thể cho uống bài Tiểu Thừa Khí Thang. Thuốc uống vào trong bụng thấy chuyển xuống mà tring tiện, đó là ohân bị táo, có thể dùng phép công. Nếu không thấy trung tiện, chỉ úc đầu cứng nhưng sau lại nát, không thể dùng phép công được. Nếu dùng phép công thì sẽ bị trướng mãn, không ăn được, muốn uống nhưng uống vào thì ói ra, sau đó phát sốt thì đại tiện phân cứng nhưng chỉ ít thôi, dùng bài Tiểu Thừa Khí Thang để điều hoà. Nếu không trung tiện được, nhất thiết không được dùng phép công.
. Đại Thừa Khí Thang
Nguyên văn: Đại hoàng 4 lượïng (rửa rượu), Hậu phác ½ cân, Chỉ thực 5 quả (nướng), Mang tiêu 3 hợp.
Cho Hậu phác và Chỉ thực vào trước, đun sôi, lọc bỏ bã, cho Đại hoàng và Phác tiêu vào trộn đều uống.
Sau 2 -3 giờ vẫn chưa thấy đi tiêu được, uống tiếp nước thứ hai, nếu đã thông đại tiện, không uống tiếp nữa.
. Tiểu Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượïng, Chỉ thực 3 quả, Hậu phác (nướng, bỏ vỏ) 2 lạng.
Sắc với 4 thăng nước, còn 1 thăng, bỏ bã, chia làm 2 lần uống nóng. Uống một lần sẽ đi đại tiện, nếu chưa thì uống hết thuốc.
Điều 213
Nếu bị thực thì nói lảm nhảm, nếu hư thì bị chứng trịnh thanh, trịnh thanh là nói lắp. Mắt trợn ngược mà nói sàm, lại thêm khó thở (suyễn thì chết, hoặc là tiêu chảy thì cũng chết.
Điều 214
Mồ hôi ra nhiều rồi mà lại dùng thêm phép phát hãn thì sẽ bị chứng vong dương, sinh ra nói sàm, mạch Đoản, thì sẽ chết. Nếu mạch không Đoản mà tự hoà thì không chết.
Điều 215
Thương hàn, nếu dùng phép thổ, phép hạ rồi mà bệnh không giải… 5-6 ngày, thậm chí đến 10 ngày không đại tiện được, gần chiều tối phát ra chứng triều nhiệt, không sợ lạnh, nói một mình giống như nhìn thấy ma quỷ. Nếu nặng lắm thì không phân biệt được người, lần áo, sờ giường, trong người không yên, hơi khó thở, mắt trợn ngược, mạch Huyền thì sống. Nếu bệnh còn nhẹ, chỉ sốt, nói sàm, dùng bài Đại Thừa Khí Thang. Nếu uống một nước đã thấy đại tiện được thì không uống nữa.
. Đại Thừa Khí Thang
Nguyên văn: Đại hoàng 4 lượïng (rửa rượu), Hậu phác ½ cân, Chỉ thực 5 quả (nướng), Mang tiêu 3 hợp.
Cho Hậu phác và Chỉ thực vào trước, đun sôi, lọc bỏ bã, cho Đại hoàng và Phác tiêu vào trộn đều uống.
Sau 2 -3 giờ vẫn chưa thấy đi tiêu được, uống tiếp nước thứ hai, nếu đã thông đại tiện, không uống tiếp nữa.
Điều 216
Bệnh ở Dương minh, người bệnh ra nhiều mồ hôi, vì tân dịch tiết ra cho nên trong Vị bị táo, đại tiện sẽ cứng, phân cứng thì sinh ra nói sàm, dùng bài Tiểu Thừa Khí Thang. Nếu uống một nước mà hết nói sàm, không uống nữa.
. Đại Thừa Khí Thang
Nguyên văn: Đại hoàng 4 lượïng (rửa rượu), Hậu phác ½ cân, Chỉ thực 5 quả (nướng), Mang tiêu 3 hợp.
Cho Hậu phác và Chỉ thực vào trước, đun sôi, lọc bỏ bã, cho Đại hoàng và Phác tiêu vào trộn đều uống.
Sau 2 -3 giờ vẫn chưa thấy đi tiêu được, uống tiếp nước thứ hai, nếu đã thông đại tiện, không uống tiếp nữa.
. Tiểu Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượïng, Chỉ thực 3 quả, Hậu phác (nướng, bỏ vỏ) 2 lạng.
Sắc với 4 thăng nước, còn 1 thăng, bỏ bã, chia làm 2 lần uống nóng. Uống một lần sẽ đi đại tiện, nếu chưa thì uống hết thuốc.
Điều 217
Bệnh ở Dương minh, nói sàm, sốt về chiều, mạch Hoạt mà Tật, dùng bài Tiểu Thừa Khí Thang. Nếu cho uống 1 thăng Tiểu Thừa Khí Thang mà trong bụng chuyể, trung tiện được, cho uống thêm 1 thăng nữa. Nếu không thấy trung tiện thì đừng uống nữa. Nếu hôm sau không đại tiện, mạch lại biến ra Vi, Sáp, đó là phần lý bị hư, không thể cho uống bài Thừa Khí Thang nữa.
. Tiểu Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượïng, Chỉ thực 3 quả, Hậu phác (nướng, bỏ vỏ) 2 lạng.
Sắc với 4 thăng nước, còn 1 thăng, bỏ bã, chia làm 2 lần uống nóng. Uống một lần sẽ đi đại tiện, nếu chưa thì uống hết thuốc.
Điều 218
Bệnh ở Dương minh, nói sàm, sốt về chiều, lại không ăn được, trong Vị ắt có phân táo 5-6 cục. Nếu ăn được, chỉ có phân cứng thôi thì dùng bài Đại Thừa Khí Thang để trị.
. Đại Thừa Khí Thang
Nguyên văn: Đại hoàng 4 lượïng (rửa rượu), Hậu phác ½ cân, Chỉ thực 5 quả (nướng), Mang tiêu 3 hợp.
Cho Hậu phác và Chỉ thực vào trước, đun sôi, lọc bỏ bã, cho Đại hoàng và Phác tiêu vào trộn đều uống.
Sau 2 -3 giờ vẫn chưa thấy đi tiêu được, uống tiếp nước thứ hai, nếu đã thông đại tiện, không uống tiếp nữa.
Điều 219
Bệnh ở Dương minh, tiêu ra máu, nói sàm, đó là nhiệt vào phần huyết. Nếu chỉ ra mồ hôi ở trên đầu, châm huyệt Kỳ môn, dựa theo thực chứng mà tả bớt đi, mồ hôi ra dâm dấp thì khỏi.
Điều 220
Mồ hôi ra mà nói sàm, đó là có táo ở trong Vị, đó là phong, nên dùng phép hạ. Nên đợi quá kinh mới dùng phép hạ, nếu hạ sớm quá nói năng sẽ rối loạn, đó là do phần biểu hư, phần lý thực, dùng phép hạ sẽ khỏi. Dùng bài Đại Thừa Khí Thang.
. Đại Thừa Khí Thang
Nguyên văn: Đại hoàng 4 lượïng (rửa rượu), Hậu phác ½ cân, Chỉ thực 5 quả (nướng), Mang tiêu 3 hợp.
Cho Hậu phác và Chỉ thực vào trước, đun sôi, lọc bỏ bã, cho Đại hoàng và Phác tiêu vào trộn đều uống.
Sau 2 -3 giờ vẫn chưa thấy đi tiêu được, uống tiếp nước thứ hai, nếu đã thông đại tiện, không uống tiếp nữa.
Điều 221
Thương hàn 4-5 ngày, mạch Trầm mà đầy trướng, khó thở. Trầm là bệnh ở lý, nếu lại cho ra mồ hôi, tân dịch thoát ra thì đại tiện sẽ khó, đó là do biểu hư, lý thực, lâu ngày sẽ sinh ra nói sàm.
Điều 222
Ba kinh dương hợp bệnh, bụng đầy, cơ thể nặng nề, khó xoay trở mình, miệng không có vị giác, mặt như có ghét bẩn, nói sàm, tiểu nhiều. Nếu dùng phép phát hãn thì sinh ra nói sàm, nếu dùng phép hạ thì trên trán sẽ có mồ hôi, tay chân nghịch lạnh. Nếu mồ hôi tự ra, dùng bài Bạch Hổ Thang để trị.
Bạch Hổ Thang
Tri mẫu 6 lượng, Thạch cao 1 miếng (giã nát), Cam thảo 2 lượng, Ngạnh mễ 6 hợp.
Sắc với 1 đấu nước cho gạo chín nhừ, cho thuốc vào nấu, bỏ bã, uống ấm 1 thăng, ngày 3 lần.
Điều 223
Hai kinh dương bệnh, khi chứng của Thái dương đã lui, chỉ còn sốt, tay chân hơi ra mồ hôi, đại tiện khó mà nói sàm, dùng phép hạ sẽ khỏi, dùng bài Đại Thừa Khí Thang.
. Đại Thừa Khí Thang
Nguyên văn: Đại hoàng 4 lượïng (rửa rượu), Hậu phác ½ cân, Chỉ thực 5 quả (nướng), Mang tiêu 3 hợp.
Cho Hậu phác và Chỉ thực vào trước, đun sôi, lọc bỏ bã, cho Đại hoàng và Phác tiêu vào trộn đều uống.
Sau 2 -3 giờ vẫn chưa thấy đi tiêu được, uống tiếp nước thứ hai, nếu đã thông đại tiện, không uống tiếp nữa.
Điều 224
Bệnh ở Dương minh., mạch Phù mà Khẩn, họng khô, miệng đắng, bụng đầy mà khó thở, sốt, ra mồ hôi, không sợ lạnh lại ghét nóng, cơ thể nặng. Nếu dùng phép phát hãn thì sinh ra táo, mê man, nói nhảm. Nếu dùng thiêu châm sẽ sinh ra truật dịch (gân rung giật), phiền táo, không ngủ được. Nếu dùng phép hạ thì trong Vịu bị trống rỗng, khách khí sẽ động lên hoành cách mô, trong tim phiền não, trên lưỡi có rêu, nên dùng bài Chi Tử Xị Thang.
Chi Tử Xị Thang
Chi tử 14 quả (xé làm đôi) 14 trái, Hương xị (bọc vải) 4 hợp.
Sắc Chi tử với 4 thăng nước còn 2,5 thăng, cho Hương xị vào, sắc còn 1,5 thăng, bỏ bã, chia làm hai lần, uống nóng một nửa, hễ nôn ra được thì thôi không cần uống tiếp.
Điều 225
Nếu kát muốn uống nước, miệng khô, lưỡi ráo, dùng bài Bạch Hổ Gia Nhân Sâm Thang.
Bạch Hổ Gia Nhân Sâm Thang
Tri mẫu 6 lượng, Chích thảo 2 lượng, Nhân sâm 2 lượng, Thạch cao 1 cân (giã nát), Ngạnh mễ 6 hơp.
Nấu với 1 đấu nước cho đến khi gạo chín, bỏ bã, uống 1 thăng lúc nóng, ngày 3 lần.
Điều 226
Nếu mạch Phù, sốt, khát muốn uống, tiểu không thông, dùng bài Trư Linh Thang.
Trư Linh Thang
Trư linh 1 lượng (bỏ vỏ), Phục linh 1 lượng, A giao 1 lượng, Hoạt thạch 1 lượng (đập vụn), Trạch tả 1 lượng.
Sắc với 4 thăng nước, còn 2 thăng, cho A giao vào hoà tan, uống nóng, ngày 3 lần.
Điều 227
Bệnh ở Dương minh, mồ hôi ra nhiều mà khát, không thể dùng bài Trư Linh Thang. Vì mồ hôi ra nhiều, trong Vị táo, uống bài Trư Linh Thang vào lại lợi tiểu nhiều.
Trư Linh Thang
Trư linh 1 lượng (bỏ vỏ), Phục linh 1 lượng, A giao 1 lượng, Hoạt thạch 1 lượng (đập vụn), Trạch tả 1 lượng.
Sắc với 4 thăng nước, còn 2 thăng, cho A giao vào hoà tan, uống nóng, ngày 3 lần.
Điều 228
Mạch Phù mà Trì, biểu nhiệt, ;lý hàn, đại tiện ra thức ăn sống, dùng bài Tứ Nghịch Thang.
Tứ Nghịch Thang
Chích thảo 2 lượng, Can khương 1,5 lượng, Phụ tử 1 củ sống (bỏ vỏ, chia làm 8 miếng).
Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia làm hai lần uống nóng.
Điều 229
Nếu trong Vị hư hàn, không ăn uống được, uống nước vào sẽ nôn ra.
Điều 230
Mạch Phù, sốt, miệng khô, mũi khô sẽ sinh ra chứng chảy máu (nục).
Điều 231
Bệnh ở Dương minh, dùng phép hạ, bên ngoài có nhiệt, tay chân ấm, Tâm tạng không có chứng kết hung, trong tim rạo rực, đói mà không ăn được, chỉ ra mồ hôi ở đầu, dùng bài Chi Tử Xị Thang.
Chi Tử Xị Thang
Chi tử 14 quả (xé làm đôi) 14 trái, Hương xị (bọc vải) 4 hợp.
Sắc Chi tử với 4 thăng nước còn 2,5 thăng, cho Hương xị vào, sắc còn 1,5 thăng, bỏ bã, chia làm hai lần, uống nóng một nửa, hễ nôn ra được thì thôi không cần uống tiếp.
Điều 232
Bệnh ở Dương minh, sốt về chiều, đại tiện phân nát, tiểu tiện dễ, ngực sườn không hết đầy trướng, dùng bài Tiểu Sài Hồ Thang.
Tiểu Sài Hồ Thang
Sài hồ ½ cân, Nhân sâm, Hoàng cầm, Cam thảo, Sinh khương đều 3 lượng, Bán hạ ½ thăng, Đại táo 12 trái (bỏ hột).
Sắc với 7 thăng nước, còn 3 thăng, bỏ bã, chia làm 3 lần uống ấm.
Điều 233
Bệnh ở Dương minh, dưới hông sườn cứng, không đại tiện mà nôn, trên lưỡi có rêu trắng, có thể dùng bài Tiểu Sài Hồ Thang. Nếu thượng tiêu thông thì tân dịch xuống được, Vị khí nhân đó mà điều hoà, cơ thể ra mồ hôi dâm dấp mà khỏi bệnh.
Tiểu Sài Hồ Thang
Sài hồ ½ cân, Nhân sâm, Hoàng cầm, Cam thảo, Sinh khương đều 3 lượng, Bán hạ ½ thăng, Đại táo 12 trái (bỏ hột).
Sắc với 7 thăng nước, còn 3 thăng, bỏ bã, chia làm 3 lần uống ấm.
Điều 234
Dương minh trúng phong, mạch Huyền, Phù, Đại, hơi thở ngắn, bụng đầy, dưới hông sườn và tim đau, ấn tay lâu vào đấy không thông, mũi khô, không mồ hôi, thích nằm, , khắp mình, mặt và mắt đều vàng, tiểu khó, sốt về chiều, thường hay nôn, trước và sau tai đều sưng. Dùng phép châm thì hơi bớt, bên ngoài vẫn không giải, bệnh đã quá 10 ngày, mạch lại thấy Phù, dùng bài Tiểu Sài Hồ Thang. Mạch chỉ Phù mà không có dư chứng thì dùng bài Ma Hoàng Thang. Nếu không đi tiểu được, bụng đầy kèm nôn thì không trị được.
Tiểu Sài Hồ Thang
Sài hồ ½ cân, Nhân sâm, Hoàng cầm, Cam thảo, Sinh khương đều 3 lượng, Bán hạ ½ thăng, Đại táo 12 trái (bỏ hột).
Sắc với 7 thăng nước, còn 3 thăng, bỏ bã, chia làm 3 lần uống ấm.
Ma Hoàng Thang
Ma hoàng 3 lượng, Quế chi 2 lượng, Chích thảo 1 lượng, Hạnh nhân 70 hột (bỏ vỏ và đầu nhọn).
Dùng 9 thăng nước sắc với Ma hoàng, còn 7 thăng, vớt bỏ bọt, cho các vị kia vào, sắc còn 2,5 thăng, bỏ bã, uống ấm 8 hợp. Đắp chăn cho ra ít mồ hôi.
Điều 235
Bệnh ở Dương minh, mồ hôi tự ra, nếu dùng phép phát hãn và tiểu tự thông, đó là do tân dịch bên trong bị kiệt, đại tiện tuy cứng nhưng không thể dùng phép công. Nên đợi đến lúc muốn đại tiện, dùng Mật Tiễn Đạo Pháp để cho thông. Vị Thổ qua căn và Trư đởm trấp đều có thể dùng để thông đại tiện.
Mật Tiễn Đạo Pháp
Dùng Mật 7 hợp , cho vào nồi bằng đồng, đun nhỏ lửa cho cao đặc lại, đừng để cháy. Nặn lại giống hình nhón tay, dài khoảng 2 tấc, 1 đầu hơi nhọn, luồn vào hậu môn, vẫn để tay giữ, khi muốn đai đại tiện mới rút ra.
Trư Đởm Trấp Phương
Dùng 1 cái mật heo, hoà với ít dấm thanh, bơm vào hậu môn, một lúc sau sẽ đại tiện được
Điều 236
Bệnh ở Dương minh, mạch Trì, mồ hôi ra nhiều, hơi sợ lạnh, đó là phần biểu chưa giải, có thể dùng phép phát hãn, dùng bài Quế Chi Thang.
Quế Chi Thang
Quế chi 3 lượng, Thược dược 3 lượng, Cam thảo 2 lượng, Sinh khương 3 lượng, Đại táo 12 trái (bỏ hột).
Sắc với 7 thăng nước còn 3 thăng, bỏ bã, uống 1 thăng lúc ấm. Uống xong một lúc, ăn một bát cháo nóng để giúp cho sức thuốc rồi đắp chăn kín khoảng ½ giờ cho ra mồ hôi.
Điều 237
Dương minh bệnh mạch Phù, không ra mồ hôi mà khó thở, làm cho ra mồ hôi sẽ khỏi, dùng bài Ma Hoàng Thang.
Ma Hoàng Thang
Ma hoàng 3 lượng, Quế chi 2 lượng, Chích thảo 1 lượng, Hạnh nhân 70 hột (bỏ vỏ và đầu nhọn).
Dùng 9 thăng nước sắc với Ma hoàng, còn 7 thăng, vớt bỏ bọt, cho các vị kia vào, sắc còn 2,5 thăng, bỏ bã, uống ấm 8 hợp. Đắp chăn cho ra ít mồ hôi.
Điều 238
Bệnh ở Dương minh, sốt, ra mồ hôi, đó là nhiệt vượt ra ngoài, không thể phát ra vàng da nữa, chỉ ra mồ hôi ở đầu, toàn thân không có mồ hôi. Nếu chỉ có mồ hôi từ cổ trở lên, tiểu không thông, khát muốn uống nước, đó là do nhiệt ở tại phần lý thì cơ thể sẽ phát vàng, dùng bài Nhân Trần Cao Thang để trị.
Nhân Trần Cao Thang: Nhân trần cao 6 lượng, Chi tử 14 trái, Đại hoàng 2 lượng (bỏ vỏ).
Sắc Nhân trần với 1 đấu nước, còn 6 thăng, cho 2 vị kia vào, sắc còn 3 thăng, bỏ bã, chia làm 3 lần, uống nóng.
Điều 239
Chứng thuộc Dương minh, ngươì bệnh hay quên thì sẽ có chứng súc huyết. Sở dĩ có tình trạng trên vì người bệnh vốn có ứ huyết đã lâu cho nên hay quên. Phân dù cứng nhưng đại tiện lại dễ, mầu phân sẽ đen, nên dùng bài Để Đương Thang.
Để Đương Thang
Thuỷ điệt 30 con (rang cho khô), Mang trùng 25 con (bỏ cánh), Đào nhân 30 hột (bỏ vỏ, đầu nhọn), Đại hoàng (tẩm rượu) 3 lượng. Thái nhỏ, sắc với 5 thăng nước còn 3 thăng, bỏ bã, uống nóng 1 thăng. Huyết chưa xuống, lại uống tiếp.
Điều 240
Bệnh ở Dương minh, đã dùng phép hạ rồi, trong tâm bứt rứt, phiền não, trong Vị có phân khô thì có thể dùng phép công. Bụng chỉ hơi đầy, lúc bắt đầu đi tiêu thì cứng, sau đó nát thì không thể dùng phép công. Nếu có phân cứng thì dùng bài Đại Thừa Khí Thang.
Đại Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng (bỏ vỏ, rửa bằng rượu), Hậu phác 2 lượng (nướng, bỏ vỏ), Chỉ thực 3 quả, Mang tiêu ½ cân.
Sắc với 4 thăng nước còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, cho Mang tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa, đợi cho sôi lên, chia làm 2 lần uống nóng.
Điều 241
Bệnh nhân không đại tiện 5-6 ngày, quanh rốn đau, phiền táo, phát bệnh có lúc (vào thời gian nào), đó là có phân khô khiến cho không đại tiện được.
Điều 242
Người bệnh phiền nhiệt, mồ hoi ra thì khỏi bệnh. Nếu lại có chứng trạng giống như chứng ngược (sốt rét), đến sẫm tối thì phát bệnh, đó là chứng thuộc Dương minh. Mạch Thực thì nên dùng phép hạ, mạch Phù thì nên dùng phép phát hãn. Hạ thì dùng bài Đại Thừa Khí Thang, phát hãn thì dùng bài Quế Chi Thang.
Đại Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng (bỏ vỏ, rửa bằng rượu), Hậu phác 2 lượng (nướng, bỏ vỏ), Chỉ thực 3 quả, Mang tiêu ½ cân.
Sắc với 4 thăng nước còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, cho Mang tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa, đợi cho sôi lên, chia làm 2 lần uống nóng.
Quế Chi Thang
Quế chi 3 lượng, Thược dược 3 lượng, Cam thảo 2 lượng, Sinh khương 3 lượng, Đại táo 12 trái (bỏ hột).
Sắc với 7 thăng nước còn 3 thăng, bỏ bã, uống 1 thăng lúc ấm. Uống xong một lúc, ăn một bát cháo nóng để giúp cho sức thuốc rồi đắp chăn kín khoảng ½ giờ cho ra mồ hôi.
Điều 243
Sau khi đã dùng phép đại hạ 6-7 ngày mà không đâị tiện được, bụng đầy và đau, đó là có phân cứng. Sở dĩ như vậy là vì người bệnh vốn có thức ăn cũ (túc thực ), nên dùng bài Đại Thừa Khí Thang.
Đại Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng (bỏ vỏ, rửa bằng rượu), Hậu phác 2 lượng (nướng, bỏ vỏ), Chỉ thực 3 quả, Mang tiêu ½ cân.
Sắc với 4 thăng nước còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, cho Mang tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa, đợi cho sôi lên, chia làm 2 lần uống nóng.
Điều 244
Người bệnh nếu tiểu không thông, đại tiện lúc khó lúc không, có lúc hơi sốt, suyễn, mạo (váng đầu hoa mắt), không nằm được, đó là có phân cứng, nên dùng bài Đại Thừa Khí Thang.
Đại Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng (bỏ vỏ, rửa bằng rượu), Hậu phác 2 lượng (nướng, bỏ vỏ), Chỉ thực 3 quả, Mang tiêu ½ cân.
Sắc với 4 thăng nước còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, cho Mang tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa, đợi cho sôi lên, chia làm 2 lần uống nóng.
Điều 245
Ăn thức ăn vào mà muốn oẹ ra, đó là thuộc Dương minh. Bài Ngô Thù Du Thang chủ về bệnh này. Nếu uốg vào mà oẹ càng nhiều hơn đó là chứng thuộc thượng tiêu.
Ngô Thù Du Thang
Ngô thù du 1 thăng (rửa rượu), Nhân sâm 3 lượng, Sinh khương 6 lát, Đại táo 12 trái (bỏ hạt).
Sắc với 9 thăng nước, còn 2 thăng, bỏ bã, uống nóng, ngày 3 lần.
Điều 246
Thái dương bệnh, mạch bộ thốn Hoán bộ quan Phù, bộ xích Nhược, người sốt, ra mồ hôi, lại sợ lạnh, không nôn, chỉ có khối u (bỉ) dưới vùng tim, đó là do thầy thuốc dùng phép hạ sớm quá. Nếu không do lầm dùng phép hạ sớm thì người bệnh không sợ lạnh mà miệng khát. Đó là bệnh chuyển vào Dương minh. Hễ tiểu luôn, đại tiện sẽ cứng. Dù không đại tiện đến hơn 10 ngày cũng không khó chịu. Khát muốn uống, nên cho uống ít thôi. Chỉ nên dùng phương pháp cứu, nếu có khát nên dùng bài Ngũ Linh Tán.
Ngũ Linh Tán
Trư linh (bỏ vỏ), Phục linh, Bạch truật đều 16 thù, Trạch tả 1 lượng 6 thù, Quế chi ½ lượng. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 1 thìa nhỏ hoà với nước nóng, uống, mồ hôi ra sẽ khỏi.
Điều 247
Mạch của Dương minh (tức bộ thốn Hoãn) mà ra ít mồ hôi, đó là dấu hiệu tự điều hoà, mồ hôi ra nhiều là thái quá. Dương mạch Thực mà thầy thuốc lại cho phát hãn, mồ hôi ra nhiều quá, đó cũng là thái quá. Thái quá thì Dương ở phần lý bị tuyệt, tân dịch bị mât , vì vậy mà đại tiện cứng.
Điều 248
Mạch Phù mà Khổng, Phù là dương, Khổng là âm. Phù và Khẩn tương bác nhau khiến cho Vị khí sinh nhiệt dương sẽ bị tuyệt.
Điều 249
Mạch ở trật dương Phù mà Sáp. Phù thì Vị khí mạnh, Sáp thì tiểu nhiều lần. Phù với Sáp cùng chõi nhau thì đại tiện khó, Tỳ bị co rút lại, dùng bài Ma Nhân Hoàn.
Ma Nhân Hoàn
Ma tử nhân 2 thăng, Thược dược ½ cân, Chi tử ½ cân (nướng), Đại hoàng (bỏ vỏ), Hậu phác 1 cân (nướng), Hạnh nhân 1 thăng (bỏ vỏ, đầu nhọn).
Tán bột, trộn với mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 10 viên, ngày 2 lần.
Điều 250
Bệnh ở Thái dương 3 ngày, đã dùng phép phát hãn mà không bớt sốt, vẫn hâm hấp nóng, đó thuộc về Vị, dùng bài Điều Vị Thừa Khí Thang.
Điều Vị Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng (bỏ vỏ, rửa bằng rượu), Chích thảo 2 lượng, Mang tiêu ½ cân.
Sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, bỏ bã, cho Mang tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa, đợi cho sôi lên, uống ấm từng ít một.
Điều 251
Bị thương hàn, dùng phép thổ rồi mà sau đó bụng đầy trướng, dùng bài Điều Vị Thừa Khí Thang.
Điều Vị Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng (bỏ vỏ, rửa bằng rượu), Chích thảo 2 lượng, Mang tiêu ½ cân.
Sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, bỏ bã, cho Mang tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa, đợi cho sôi lên, uống ấm từng ít một.
Điều 252
Bệnh ở Thái dương, nếu dùng phép thổ, hạ hoặc phát hãn rồi mà hơi phiền, tiểu nhiều lần, đại tiện vì thế mà cứng, dùng bài Tiểu Thừa Khí Thang thì khỏi.
Tiểu Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng, Hậu phác 2 lượng (nướng, bỏ vỏ), Chỉ thực 3 quả.
Sắc với 4 thăng nước còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia làm 2 lần uống nóng.
Điều 253
Bị bệnh 2-3 ngày, mạch Nhược, nếu không có Sài hồ chứng ở kinh Thái dương, phiền táo, vùng dưới tim cứng. Đến 4-5 ngày, dù ăn được cũng nên dùng 1 thăn bài Thừa Khí Thang. Nếu 6-7 ngày không đại tiện, tiểu ít, tuy không ăn được, chỉ có phân lúc đầu cứng còn về sau nát, chưa hẳn đã cứng hết, nếu dùng phép công thì sẽ nát. Nên xét nếu tiểu thông, phân cứng thì mới được dùng phép công. Nên dùng bài Đại Thừa Khí Thang.
Đại Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng (bỏ vỏ, rửa bằng rượu), Hậu phác 2 lượng (nướng, bỏ vỏ), Chỉ thực 3 quả, Mang tiêu ½ cân.
Sắc với 4 thăng nước còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, cho Mang tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa, đợi cho sôi lên, chia làm 2 lần uống nóng.
Điều 254
Thương hàn 6-7 ngày, trong mắt nhìn không rõ, mắt không hoà, không có chứng gì của biểu và lý, đại tiện khó, cơ thể hơi nóng, đó là thực chứng, cần dùng phép hạ ngay. Nên dùng bài Đại Thừa Khí Thang.
Đại Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng (bỏ vỏ, rửa bằng rượu), Hậu phác 2 lượng (nướng, bỏ vỏ), Chỉ thực 3 quả, Mang tiêu ½ cân.
Sắc với 4 thăng nước còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, cho Mang tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa, đợi cho sôi lên, chia làm 2 lần uống nóng.
Điều 255
Bệnh ở Dương minh, sốt, mồ hôi ra nhiều, nên dùng phép hạ ngay, nên dùng bài Đại Thừa Khí Thang.
Đại Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng (bỏ vỏ, rửa bằng rượu), Hậu phác 2 lượng (nướng, bỏ vỏ), Chỉ thực 3 quả, Mang tiêu ½ cân.
Sắc với 4 thăng nước còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, cho Mang tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa, đợi cho sôi lên, chia làm 2 lần uống nóng.
Điều 256
Dùng phép phát hãn rồi mà bệnh không bớt, bụng trướng đau, nên dùng phép hạ ngay, nên dùng bài Đại Thừa Khí Thang.
Đại Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng (bỏ vỏ, rửa bằng rượu), Hậu phác 2 lượng (nướng, bỏ vỏ), Chỉ thực 3 quả, Mang tiêu ½ cân.
Sắc với 4 thăng nước còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, cho Mang tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa, đợi cho sôi lên, chia làm 2 lần uống nóng.
Điều 257
Bùng đầy không bớt, dù bớt 1-2 phần, không đáng kể, mêm dùng bài Đại Thừa Khí Thang.
Đại Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng (bỏ vỏ, rửa bằng rượu), Hậu phác 2 lượng (nướng, bỏ vỏ), Chỉ thực 3 quả, Mang tiêu ½ cân.
Sắc với 4 thăng nước còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, cho Mang tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa, đợi cho sôi lên, chia làm 2 lần uống nóng.
Điều 258
Dương minh và Thiếu âm hợp bệnh thì sẽ bị tiêu chảy. Nếu mạch không là phụ thì đó là thuận, nếu mạch mà phụ, đó là chính khí bị mất. Nếu cùng khắc hại lẫn nhau, gọi là ‘phụ’. Mạch Hoạt mà Sác, đó là chứng túc thực, có thể dùng phép hạ, nên dùng bài Đại Thừa Khí Thang.
Đại Thừa Khí Thang
Đại hoàng 4 lượng (bỏ vỏ, rửa bằng rượu), Hậu phác 2 lượng (nướng, bỏ vỏ), Chỉ thực 3 quả, Mang tiêu ½ cân.
Sắc với 4 thăng nước còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, cho Mang tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa, đợi cho sôi lên, chia làm 2 lần uống nóng.
Điều 259
Bệnh nhân không có chứng biểu và lý, sốt 7-8 ngày, tuy mạch Phù, Sác, có thể dùng phép hạ. Giả sử dùng phép hạ mà mạch vẫn Sác, hợp với nhiệt thì thức ăn mau tiêu, hay đói. Đến 6-7 ngày mà vẫn không đại tiện được, đó là có ứ huyết, nên dùng bài Để Đương Thang. Nếu mạch Sác không bớt mà tiêu chảy không cầm thì tà sẽ hợp với nhiệt mà gây nên tiêu ra mủ máu.
Để Đương Thang
Thuỷ điệt 30 con (rang cho khô), Mang trùng 25 con (bỏ cánh), Đào nhân 30 hột (bỏ vỏ, đầu nhọn), Đại hoàng (tẩm rượu) 3 lượng. Thái nhỏ, sắc với 5 thăng nước còn 3 thăng, bỏ bã, uống nóng 1 thăng. Huyết chưa xuống, lại uống tiếp.
Điều 260
Thương hàn đã phát hãn rồi, cơ thể và mắt đều vàng, sở dic như vậy vì hàn, thấp ở phần lý không giải được, vì thế không thể dùng phép hạ, phải dựa vào hàn thấp mà tìm cách điều trị.
Điều 261
Thương hàn đã 7-8 ngày, cơ thể vàng như mầu trái quít, tiểu không thông, bụng hơi đầy, dùng bài Nhân Trần Cao Thang.
Nhân Trần Cao Thang
Nhân trần cao 6 lượng, Chi tử 14 trái, Đại hoàng 2 lượng (bỏ vỏ).
Sắc Nhân trần trước với 1 đấu nước, còn 6 thăng, cho 2 vị kia vào, sắc còn 3 thăng, bỏ bã, chia làm 3 lần uống nóng.
Điều 262
Thương hàn, cơ thể vàng, sốt, dùng bài Chi Tử Bá Bì Thang.
Chi Tử Bá Bì Thang
Chi tử 15 trái, Chích thảo 1 lượng, Hoàng bá 2 lượng
Sắc với 8 thăng nước còn 3 thăng, bỏ bã, uống nóng 1 thăng, ngày 3 lần.
Điều 263
Thương hàn ứ nhiệt ở phần lý, cơ thể sẽ phát vàng, dùng bài Ma Hoàng Liên Kiều Xích Tiểu Đậu Thang.
Ma Hoàng Liên Kiều Xích Tiểu Đậu Thang
Ma hoàng (bỏ đốt) 2 lượng, Xích tiểu đậu 1 thăng, Liên kiều 2 lượng, Hạnh nhân 40 hạt (bỏ vỏ, đầu nhọn), Ddaị táo 12 trái (bỏ hột), Sinh tân bạch bì 1 thăng, Sinh khương 2 lượng, Chích thảo 2 lượng.
Sắc Ma hoàng trước với 1 đấu nước cho sôi vài lần, bỏ bọt, rồi cho các vị kia vào, sắc còn 3 thăng, chia làm 3 lần uống nóng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn