15:29 ICT Thứ sáu, 04/10/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Thư viện Đông y » NGŨ KINH CỦA ĐÔNG Y » Thương Hàn Luận

Liên hệ

THÁI ÂM KINH ( ĐIỀU 274~325)

Thứ bảy - 02/07/2011 14:35

Điều  274

Thái âm chi vị bệnh, phúc mãn nhi thổ, thực bất hạ, tự lợi ích thậm, thời phúc tự thông, nhược hạ chi tất hung hạ kết ngạnh.

 

Bệnh ở Thái âm, bụng đầy mà nôn mửa, ăn không tiêu, tự lợi càng nhiều, thỉnh thoảng bụng tự đau. nếu dùng phép hạ thì dưới ngực bị đầy cứng.

 

Điều  275

Thái âm trúng phong, tứ chi phiền đông, dươmg Vi, âm Sáp nhi Trường giả, vi dục dũ.

 

Thái âm trúng phong, tay chân phiền, mạch phần döông Vi, mạch phần âm Sáp mà Trường, đó là muốn khỏi.

 

 

Điều  276

Bệnh ở Thái âm muốn giải, từ giờ Hợi đến đầu giờ Sửu.

 

 

Điều 277

Bệnh ở Thái âm, mạch Phù, có thể dùng phép phát hãn, nên dùng bài Quế Chi Thang.

 

Quế Chi Thang

Quế chi 3 lượng, Thược dược 3 lượng, Cam thảo 2 lượng, Sinh khương 3 lượng, Đại táo 12 trái (bỏ hột).

Sắc với 7 thăng nước còn 3 thăng, bỏ bã, uống 1 thăng lúc ấm. Uống xong một lúc, ăn một bát cháo nóng để giúp cho sức  thuốc rồi đắp chăn kín khoảng ½ giờ cho ra mồ hôi.

 

 

Điều 278

Tự lợi không khát, thuộc về Thái âm, vì tạng Tỳ có hàn lâu ngày. Dùng phép ôn, nên dùng bài Tứ Nghịch Thang.

 

Tứ Nghịch Thang

Chích thảo 2 lượng, Can khương 1,5 lượng, Phụ tử 1 củ sống (bỏ vỏ, chia làm 8 miếng).

Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia làm hai lần uống nóng.

 

 

Điều 279

Thương hàn mạch Phù mà Hoãn, tay chân tự ấm, đó là hệ ở Thái âm, bệnh ở Thái âm vì vậy cơ thể phát mầu vàng. Nếu tiểu tự thông thì không phát vàng. Đến 7-8 ngày, dù bạo phiền, tiêu chảy ngày đến hơn 10 lần rồi hết, đó là do Tỳ thực nên các hủ (mủ) uế bị khử đi vậy.

 

 

Điều 280

 Vốn bệnh ở Thái dương, thầy thuốc lại dùng phép  hạ vì thế mà bụng bị đầy, có lúc bị đau, thuộc về chứng Thái âm, dùng bài Quế Chi Gia Thược Dược Thang. Nếu đau nhiều thì dùng Quế Chi Gia Thược Dược Đại Hoàng Thang.

 

Quế Chi Gia Thược Dược Thang

Quế chi 3 lượng, Thược dược 6 lượng, Cam thảo 2 lượng, Sinh khương 3 lượng, Đại táo 12 trái (bỏ hạt). Sắc với 7 thăng nước còn 3 thăng, bỏ bã, chia 3 lần uống nóng.

 

Quế Chi Gia Thược Dược Đại Hoàng Thang

Bài trên thêm Đại hoàng 2 lượng

 

 

Điều 281

Thái âm bị bệnh, mạch Nhược, bệnh nhân lại thêm đại tiện dễ, nếu phải dùng vị Đại hoàng, Thược dược thì nên giảm bớt liều, vì Vị khí của bệnh nhân yếu, dễ đi  đại tiện.

 

Điều  282

Thiếu âm chi vi bệnh, mạch Vi Tế, đản dục mỵ dã.

Bệnh ở Thiếu âm, mạch Vi Tế, chỉ muốn ngủ.

 

Điều  283

Thiếu âm bệnh dục thổ, bất thổ, tâm phiền, đản dục mỵ, ngũ lục nhật tự lợi nhi khát giả, thuộc Thiếu âm dã, hư cố dẫn thuỷ tự cứu. Nhược tiểu tiện sắc bạch giả, Thiếu âm bệnh hình tất cụ, tiểu tiện bạch giả dĩ hạ tiêu hư hữu hàn, bất năng chế thuỷ, cố linh sắc bạch giả.

 

Bệnh ở Thiếu âm, muốn thổ không thổ được, chỉ muốn ngủ. Trải qua 5-6 ngày, đại tiện được mà khát, đó là thuộc về Thiếu âm. Hư cho nên dẫn thuỷ để tự cứu. Nếu tiểu sắc trắng, đó là bệnh hình của Thiếu âm đã đủ. Tiểu tiện sở dĩ trắng là vì hạ tiêu hư hàn, không kềm chế được thuỷ, cho nên thành ra sắc trắng.

 

Điều   284

Bệnh nhân mạch âm dương đều Khẩn, mồ hôi lại tiết ra, đó là chứng vong dương, thuộc về Thiếu âm, dùng phép trị họng đau, uống thuốc vào thì bị nôn, tiêu chảy.

 

Điều   285

Thiếu âm bệnh, ho mà tiêu chảy, nói sàm, đó là do hoả khí bức ép, tiểu tiện sẽ bị khó, vì Thiếu âm bị cưỡng ép phát hãn vậy.

 

Điều  286

Thiếu âm bệnh, mạch Tế, Trầm, Sác, đó là bệnh ở phần lý, không thể dùng phép phát hãn được.

 

Điều  287

Bệnh ở Thiếu âm, mạch Khẩn, bệnh 7-8 ngày mà vẫn đại tiện được, mạch bỗng biến thành Vi, tay chân lại ấm, không thấy mạch Khẩn nữa, đó là bệnh muốn khỏi, dù phiền và tiêu chảy nhưng sẽ tự khỏi.

 

Điều  288

Thiếu âm bệnh 8-9 ngày, toàn thân và tay chân đều sốt, đó là nhiệt ở Bàng quang, sẽ sinh ra chứng tiểu ra máu.

 

Điều  289

Bệnh ở Thiếu âm bị hạ lợi (tiêu chảy), nếu hạ lợi tự dứt, sợ lạnh mà nằm co, tay chân ấm thì có thể trị được.

 

Điều  290

Thiếu âm bệnh, sợ lạnh mà nằm co, thỉnh thoảng lại phiền, muốn cởi bỏ quần áo, chăn mền, có thể trị được.

 

Điều  291

Thiếu âm trúng phong, mạch dương Vi, mạch âm Phù là bệnh muốn khỏi rồi.

 

Điều  292

Thiếu âm bệnh muốn khỏi, từ giờ Tý đến đầu giờ Dậu.

 

Điều  293

Thiếu âm bệnh 8-9 ngày, toàn thân và tay chân đều sốt, đó là nhiệt ở Bàng quang, sẽ sinh ra chứng tiểu ra máu.

 

Điều  294

Bệnh ở Thiếu âm, chỉ lạnh chân tay (quyết) mà không ra mồ hôi, nếu phát mạnh  ra thì sẽ động đến huyết, chưa biết theo đường nào mà phát ra. Hoặc do miệng, mũi hoặc phát ra ở mắt, được gọi là chứng ‘hạ quyết thượng kiệt’, là chứng khó trị.

 

Điều  295

Bệnh ở Thiếu âm, sợ lạnh, nằm co mà tiêu lỏng, tay chân nghịch lạnh, không trị được.

 

Điều  296

Bệnh ở Thiếu âm, nôn mửa, tiêu lỏng, phiền táo, tay chân nghịch lạnh, sẽ chết.

 

Điều  297

Bệnh ở Thiếu âm, hết tiêu lỏng mà đầu choáng váng, thỉnh thoảng bị cảm, sẽ chết.

 

Điều  298

Bệnh ở Thiếu âm, tay chân lạnh, sợ lạnh, nằm co, mạch không đến, không phiền mà táo thì chết.

 

Điều  299

Bệnh ở Thiếu âm 6-7 ngày, tức cao (chỉ thở ra, không hít vào) thì sẽ chết.

 

Điều  300

Bệnh ở Thiếu âm, mạch Vi, Tế, Trầm, chỉ muốn nằm, mồ hôi ra mà không hết phiền, muốn nôn mửa, đến ngày thứ 5-6 tự đi tiêu lỏng, lại phiền táo, khôngngủ được, sẽ chết.

 

Điều  301

Bệnh ở Thiếu âm khi mới phát lại phát sốt, mạch Trầm, dùng bài Ma Hoàng Phụ Tử Tế Tân Thang.

 

Ma Hoàng Phụ Tử Tế Tân Thang

Ma hoàng (bỏ mắt), Tế tân đều 2 lượng, Phụ tử (nướng, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng).

Sắc Ma hoàng trước với 1 đấu nước, còn 8 thăng, vớt bỏ bọt, cho các vị kia vào, sác còn 3 thăng, uoóng nóng 1 thăng, ngày 3 lần.

 

Điều  302

Bệnh ở Thiếu âm mới bị 2-3 ngày, dùng bài Ma Hoàng Phụ Tử Cam Thảo Thang để phát hãn. Vì 2-3 ngày không có chứng ở lý, vì thế mới dùng phép phát hãn.

 

Ma Hoàng Phụ Tử Cam Thảo Thang

Ma hoàng (bỏ đốt) 1 lượng, Cam thảo 2 lượng, Phụ tử (nướng, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng).

Sắc Ma hoàng trước với 1 đấu nước, còn 8 thăng, vớt bỏ bọt, cho các vị kia vào, sác còn 3 thăng, uoóng nóng 1 thăng, ngày 3 lần.

 

Điều  303

Bệnh ở Thiếu âm mới bị 2-3 ngày trở lên, trong tâm phiền, không ngủ được dùng bài Hoàng Liên A Giao Thang.

 

Hoàng Liên A Giao Thang

Hoàng liên 4 lượng, Hoàng cầm 1 lượng, Thược dược 2 lượng, A giao 3 lượng, Kê tử hoàng 2 quả.

Sắc 3 vị thuốc đầu với 5 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã, cho A giao vào nấu cho tan, để hơi nguội, cho Kê tử hoàng vào, khuấy đều, uống nóng 7 hợp, ngày 3 lần.

 

Điều  304

Bệnh ở Thiếu âm mới bị 1-2 ngày, trong miệng hoà (không khô, không khát), phía sau lưng sợ lạnh, nên dùng phép cứu, dùng bài Phụ Tử Thang.

 

Phụ Tử Thang

Phụ tử (nướng, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng), Phục linh, Nhân sâm đều 2 lượng, Bạch truật 4 lượng, Thược dược 3 lượng.

Sắc với 8 thăng nước còn 3 thăng, bỏ bã, uống nóng 1 thăng, ngày 3 lần.

 

Điều  305

Bệnh ở Thiếu âm cơ thể đau nhức, tay chân lạnh, khớp xương đau, mạch Trầm, dùng bài Phụ Tử Thang.

 

Phụ Tử Thang

Phụ tử (nướng, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng), Phục linh, Nhân sâm đều 2 lượng, Bạch truật 4 lượng, Thược dược 3 lượng.

Sắc với 8 thăng nước còn 3 thăng, bỏ bã, uống nóng 1 thăng, ngày 3 lần.

 

Điều  306

Bệnh ở Thiếu âm tiêu lỏng, tiểu ra máu, dùng bài Đào Hoa Thang.

 

Đào Hoa Thang

Can khương1 lượng, Ngạnh mễ 1 thăng, Xích thạch chi 1 cân (1/2 để nguyên, ½ tán bột).

Sắc với 7 thăng nước , chờ gạo chín nhừ bỏ bã, mỗi lần dùng 7 hợp, hoà vơi 1 thìa bột Xích thạch chi, uống nóng, ngày 3 lần. Nếu dùng một lần mà khỏi thì đừng uống nữa.

 

 

Điều  307

Bệnh ở Thiếu âm 2-3 ngày đến 4-5 ngày, bụng đau, tiểu không thông, tiêu lỏng không ngừng, tiểu ra mủ máu, dùng bài Đào Hoa Thang.

 

Đào Hoa Thang

Can khương1 lượng, Ngạnh mễ 1 thăng, Xích thạch chi 1 cân (1/2 để nguyên, ½ tán bột).

Sắc với 7 thăng nước , chờ gạo chín nhừ bỏ bã, mỗi lần dùng 7 hợp, hoà vơi 1 thìa bột Xích thạch chi, uống nóng, ngày 3 lần. Nếu dùng một lần mà khỏi thì đừng uống nữa.

 

Điều  308

Bệnh ở Thiếu âm tiêu lỏng, tiểu ra mủ máu, có thể dùng phương pháp châm.

 

Điều  309

Bệnh ở Thiếu âm, nôn mửa, tiêu lỏng, tay chân lạnh, phiền táo như muốn chết, dùng bài Ngô Thù Du Thang.

 

Ngô Thù Du Thang

Ngô thù du 1 thăng, Nhân sâm 3 lượng, Sinh khương 6 lượng, Đại táo 12 trái

Sắc với 5 thăng nước, còn 3 thăng. Uống ấm 7 hợp, ngày 3 lần.

 

Điều  310

Bệnh ở Thiếu âm, tiêu lỏng, họng đau, ngực đầy, tâm phiền, dùng bài Trư Phu Thang.

 

Trư Phu Thang

Trư phu 1 cân.

Sắc với 1 đấu nước còn 5 thăng, bỏ bã, thêm Bạch truật 1 thăng, Bạch phấn 5 hợp, sắc cho đến khi bốc mùi thơm, khuấy cho đều, chia làm 6 lần, uống nóng.

Điều  311

Bệnh ở Thiếu âm 2-3 ngày, họng đau, có thể dùng bài Cam Thảo Thang, nếu không bớt, dùng bài Cát Cánh Thang.

 

Cam Thảo Thang

Cam thảo 2 lượng.

Sắc với 3 thăng nước còn 1,5 thăng, bỏ bã, uống ấm 7 hợp, ngày 3 lần.

 

Cát Cánh Thang

Cát cánh 1 lượng, Cam thảo 2 lượng

Sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, bỏ bã, chia 2 lần, uống nóng.

 

Điều  312

Bệnh ở Thiếu âm, trong họng lở loét, không nói được, âm thanh không phát ra được, dùng bài Khổ Tửu Thang.

 

Khổ Tửu Thang

Bán hạ 1 củ (to bằng hạt Táo, rửa, cắt nhỏ ra), Kê tử thanh 1 trái (khoét thủng), bỏ lòng đỏ, cho Bán hạ và rót đầy Khổ tửu (rượu) vào. Để trứng lên một cái vòng tròn, đun nhỏ lửa cho sôi 2-3 lần. Bỏ bã. Thỉnh thoảng ngâm một ít nước thuốc. Chưa khỏi, ngậm thêm 2-3 lần.

 

Điều  313

Bệnh ở Thiếu âm, trong họng đau, dùng bài Bán Hạ Tán Cập Thang.

 

Bán Hạ Tán Cập Thang

Bán hạ, Quế chi, Chích thảo.

Lượng bằng nhau, tán nhuyễn, trộn chung.. mỗi lần dùng 1 thìa thuốc bột, hoà với nước uống, ngày 3 lần.. nếu không uống dạng thuốc tán được thì dùng 1 thăng nước, đun sôi, hoà vào 2 thìa thuốc bột, đun cho sôi vài lần nữa, để nguội uống dần.

 

Điều  314

Bệnh ở Thiếu âm, tiêu lỏng, dùng bài Bạch Thông Thang.

 

Bạch Thông Thang

Thông bạch (cả lá) 4 củ, Can khương 1 lượng, Phụ tử (1 củ, dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng).

Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng, bỏ bã, uống nóng.

 

Điều  315

Bệnh ở Thiếu âm, tiêu lỏng, mạch Vi, dùng bài Bạch Thông Thang, nếu không cầm, tay chân lạnh, không có mạch, nôn khan, phiền táo, dùng bài Bạch Thông Gia Trư Đởm Trấp Thang. Uống thuốc rồi, mạch bỗng hiện ra ngay thì chết, mạch hiện ra dần dần thì sống.

 

Bạch Thông Thang

Thông bạch (cả lá) 4 củ, Can khương 1 lượng, Phụ tử (1 củ, dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng).

Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng, bỏ bã, uống nóng.

 

Bạch Thông Gia Trư Đởm Trấp Thang

Thông bạch (cả lá) 4 củ, Can khương 1 lượng, Phụ tử (1 củ, dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng), Đồng tiện 5 hợp, Trư đởm trấp 1 hợp.

Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng, bỏ bã, hoà Trư đởm trấp vào, quấy đều,  uống nóng.

 

Điều  316

Bệnh ở Thiếu âm 2-3 ngày không dứt, đến ngày thứ 4-5 thì bụng đau, tiểu không thông, tay chân nặng, đau, tiêu lỏng, đó là do có thuỷ khí. Người bệnh hoặc ho hơạc tiểu tiện thông hoặc tiêu lỏng hoặc nôn mửa, dùng bài Chân Vũ Thang.

 

Chân Vũ Thang

Phục linh, Thược dược, Sinh khương đều 3 lượng, Bạch truật 2 lượng, Phụ tử 1 củ (nướng, bỏ vỏ).

Sắc với 8 thăng nước còn 3 thăng, bỏ bã, uống nóng 7 hợp, ngày 3 lần.

 

Điều  317

Bệnh ở Thiếu âm, tiêu phân sống, phần lý hàn, bên ngoài thì nhiệt, tay chân quyết nhiệt, mạch Vi muốn tuyệt, cơ thể lại không sợ lạnh, người bệnh mặt sắc đỏ, hoặc đau bụng hoặc nôn khan hoặc đau họng hoặc không tiêu lỏng nữa, mạch không lộ ra, dùng bài Thông Mạch Tứ Nghịch Thang.

 

Thông Mạch Tứ Nghịch Thang

Cam thảo 2 lượng, Can khương 1 lượng, Phụ tử (dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng) 1 củ lớn.

Sắc với 3 thăng nước còn 2 hợp, bỏ bã, chia làm hai lần, uống ấm. Thấy mạch hiện ra, bệnh sẽ bớt dần.

 

Điều  318

Bệnh ở Thiếu âm, tay chân lạnh, người bệnh hoặc khát hoặc sợ hãi, hoặc tiểu không thông, hoặc trong bụng đau, hoặc tiêu chảy nặng, dùng bài Tứ Nghịch Tán.

 

Tứ Nghịch Tán

Chích thảo, Chỉ thực (rửa, nướng), Sài hồ, Thược dược, đều 10 phân, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 1 thìa nhỏ thuốc bột hoà với nước sôi, uống ngày 3 lần.

 

Điều  319

Bệnh ở Thiếu âm, tiêu lỏng 6-7 ngày, ho mà nôn, khát, tâm phiền, không ngủ được, dùng bài Trư  Linh Thang.

 

Trư Linh Thang

Trư linh (bỏ vỏ), Phục linh, A giao, Hoạt thạch, Trạch tả đều 1 lạng.

Sắc với 4 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã, cho A giao vào, hoà cho tan, uống nóng 7 hợp, ngày 3 lần.

 

Điều  320

Bệnh ở Thiếu âm mới bị 2-3 ngày, miệng khô, họng khô, nên dùng phép hạ ngay, dùng bài Đại Thừa Khí Thang.

 

Đại Thừa Khí Thang

Đại hoàng 4 lượng (rửa rượu), Hậu phác ½ cân, Chỉ thực 5 quả (nướng), Mang tiêu 3 hợp.

Cho Hậu phác và Chỉ thực vào trước, đun sôi, lọc bỏ bã, cho Đại hoàng và Phác tiêu vào trộn đều uống.

Sau 2 -3 giờ vẫn chưa thấy đi tiêu được, uống tiếp nước thứ hai, nếu đã thông đại tiện, không uống tiếp nữa.

 

Điều  321

Bệnh ở Thiếu âm, tiêu ra nước trong, toàn mầu xanh thì sẽ đau dưới tim, miệng khô ráo, dùng phép hạ ngay, nên dùng bài Đại Thừa Khí Thang.

 

Đại Thừa Khí Thang

Đại hoàng 4 lượng (rửa rượu), Hậu phác ½ cân, Chỉ thực 5 quả (nướng), Mang tiêu 3 hợp.

Cho Hậu phác và Chỉ thực vào trước, đun sôi, lọc bỏ bã, cho Đại hoàng và Phác tiêu vào trộn đều uống.

Sau 2 -3 giờ vẫn chưa thấy đi tiêu được, uống tiếp nước thứ hai, nếu đã thông đại tiện, không uống tiếp nữa.

 

Điều  322

Bệnh ở Thiếu âm 6-7 ngày, bụng trướng, , không địa tiện được, nên gấp dùng phép hạ, nên dùng bài Đại Thừa Khí Thang.

 

Đại Thừa Khí Thang

Đại hoàng 4 lượng (rửa rượu), Hậu phác ½ cân, Chỉ thực 5 quả (nướng), Mang tiêu 3 hợp.

Cho Hậu phác và Chỉ thực vào trước, đun sôi, lọc bỏ bã, cho Đại hoàng và Phác tiêu vào trộn đều uống.

Sau 2 -3 giờ vẫn chưa thấy đi tiêu được, uống tiếp nước thứ hai, nếu đã thông đại tiện, không uống tiếp nữa.

 

Điều  323

Bệnh ở Thiếu âm, mạch Trầm, nên dùng ngay phép ôn, dùng bài Tứ Nghịch Thang.

 

Tứ Nghịch Thang

Chích thảo 2 lượng, Can khương 1,5 lượng, Phụ tử 1 củ sống (bỏ vỏ, chia làm 8 miếng).

Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia làm hai lần uống nóng.

 

Điều  324

Bệnh ở Thiếu âm, ăn uống vào miệng thì nôn ra, trong tâm cứ nôn nao muốn nôn mà không nôn được. Khi mới bị, tay chân lạnh, mạch Huyền, Trì, đó là trong ngực bị thực, hông thể dùng phép hạ, nên dùng phép thổ. Nếu trong hoành cách mô có hàn ẩm, nôn khan, không thể dùng phép thổ, nên dùng ngay phép ôn, dùng bài Tứ Nghịch Thang.

 

Tứ Nghịch Thang

Chích thảo 2 lượng, Can khương 1,5 lượng, Phụ tử 1 củ sống (bỏ vỏ, chia làm 8 miếng).

Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia làm hai lần uống nóng.

 

Điều  325

Bệnh ở Thiếu âm, Hạ lợi, mạch Vi, Sáp, nôn mửa mà ra mồ hôi, đại tiện nhiều lần nhưng phân ít, nên dùng phép ôn ở phần trên, dùng phép cứu.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về phiên bản website mới của chúng tôi?

Tốt

Khá

Trung Bình

Kém

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán