BẠCH CỰ 白 苣
Lactuca sativa Lin.
Tên Việt Nam: Xà lách, rau diếp, létture, laitue, rau miết.
Tên khác: Thạch cự, sinh thái, Ba, oa cự, Oa thái, Thiên kim thái (Bản thảo cương mục).
Tên khoa học: Lactuca sativa Lin.
Họ khoa học: Compositae (Asteraceae).
Mô Tả : Cỏ nhất niên có thể cao tới 1m, thân có mủ trắng, lá xanh nhợt, nguyên hay có khía, phẳng hoặc nhẵn. Hoa đầu toàn hoa hình môi, Bế quả dài 3,5mm có lông trắng.
Phân biệt: Có nhiều loại: Thứ Longiflia Lamk (Laitue romaine) có lá dài đứng nép nhau thành 1đầu cao, thứ Capitata L, có lá giúm, xếp vào nhau thành một vòng tròn trông như Cải bắp (Xà lách Đà Lạt), Carispa L, có lá rìa và rất nhăn, trông như lá Ô rô. Trong đó thứ Lactuca sativa Linn. var. capitata Linn. là cây xà lách, một cây trồng làm rau khá phổ biến ở ViệtNam.
Địa lý: Được trồng làm rau ăn sống ở Việt Nam.
Phần dùng làm thuốc: Lá tươi.
Tác dụng : Bổ gân xương, lợi ngũ tạng, khai hung cách, khoan khoái khí ở ngực, thông kinh mạch nhẹ người (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tính vị: Vị đắng, tính lạnh không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Chủ trị: Mất ngủ, lợi tiểu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Kiêng Kỵ: Tiểu nhiều nên cử, không nên dùng trung với sữa, bơ, phó mát yếu cơ quan tiêu hóa, sinh giun sán (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tham khảo:
+ Bạch cự, không nên ăn sữa bò, sữa ngựa vì ăn vào sẽ sinh giun sán (Thiên Kim Phương).
+ Bạch cự, Khổ cự, Oa cự là những loại rau diếp không nên ăn nấu chín mà nên dùng sống bằng cách rửa bằng nước muối sau khi đã vò bỏ nước nhựa mủ, vì vậy mới gọi là sinh thái (rau sống) (Bản Thảo Cương Mục).
+ Bạch cự vị bình, người vốn có chứng hàn ăn nó vào lạnh bụng sinh các bệnh khác khó trị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Sau khi đẻ xong không nên ăn vì làm lạnh bên trong, sinh đau ở tiểu trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn