06:40 ICT Thứ bảy, 07/12/2024

Danh mục nội dung

Liên hệ

Trang nhất » Tin Tức » Cây thuốc - Vị thuốc » Vần B

Liên hệ

BÁCH DƯỢC TIỄN 百 藥 煎

Thứ tư - 02/03/2011 15:02

BÁCH DƯỢC TIỄN     百 藥 煎

Xuất xứ: Bản Thảo Mông Thuyên.

-Mô Tả  : Là vật dạng khối được chế thành do sự lên men của Ngũ bội tử và Trà diệp

Bào chế:

+ Dùng Ngũ bội tử tán sơ, mỗi cân lấy một lượng trà thật tốt sắc lấy nước cốt thật đặc rồi bỏ vào 4 lượng mốc meo ở bã cơm, quậy nát đều cho vào một chum lớn, đậy thật kỹ, đợi khi nào trong chum sinh ra miến mọc thì đem ra, làm thành bánh, phơi nắng dùng (Bản Thảo Cương Mục).

+ Chế Bách dược tiển để dùng trong thuốc, lấy Ngũ bội tử tươi 10 cân, giã nát, lấy chum đựng rồi lấy rơm rạ đắp lên trên 7 ngày 7 đêm, lấy ra giã. Lại thêm Cát cánh và Cam thảo (Bột) vào, mỗi thứ 2 lượng, bỏ vào trong chum một tuần. Vừa giã vừa ủ như thế 7 lần rồi lấy ra, làm thành bánh, phơi nắng cho khô để dùng, nếu không có tươi, dùng Bội tử khô cũng được, nếu dùng khô cần phải ngâm nươc để dùng (Trần gia Mô)

+ Ngũ bội tử 10 cân tán bột, men rượu 4 lượng, Ô mai, Bạch phàn mỗi thứ 1 cân. Trước hết dùng thủy hồng lục 3 cân nấu nước cốt gạn sạch bỏ bã lấy nước xong nấu với Ô mai, một ít nước vừa phải cho thêm bột ngũ tử vào và phèn chua, men rượu đã tán sẵn trộn vào như làm men rượu xong để trong cóng bằng sành đậy thật kín không cho gió lọt vào, đợi khi nào ra mốc trắng thì đem phơi khô mà dùng. Nếu muốn làm thuốc nhuộm râu tóc cho đen thì thêm 1 cân Lục phàn nữa (Bản Thảo Y Học Nhập Môn).

+ Ngũ bội tử  1 cân, men rượu 1 lượng, trà nhỏ 1 lượng, tất cả sao tán bột bỏ trong hũ sành đậy kín 6 tháng, qua một tuần bỏ ra lọc để dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

-Tính vị : Vị chua, ngọt, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển).

Quy kinh: Vào kinh Phế, Vị và Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển).

-Tác dụngChủ trị :  Thanh Phế, hóa đờm, chỉ khái, giải nhiệt, sinh tân dịch, khứ thấp, giải độc rượu., làm đen râu tóc. Trị tiêu ra máu, lỵ kinh niên, trực tràng sa, răng đau, miệng lở, phong thấp, lở ngứa (Trung Dược Đại Từ Điển).   

Liều dùng : Uống 3- 9g. Bên ngoài tán thành bột rắc vào vết thương, mụn nhọt.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị đại trường xuất huyết:  Bách dược tiễn, Kinh giới tuệ, 2 vị bằng nhau, đốt tồn tính, làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với nước cơm (Thánh Huệ Phương)

+ Trị răng đau do phong nhiệt: Bách dược tiễn, sắc lấy nước ngậm (Thánh Tế Tổng Lục).

+ Liểm phế, trừ ho:  Bách dược tiễn, Kha lê lặc, Kinh giới tuệ, các vị bằng nhau tán bột trộn nước gừng và mật ong, làm thành viên to bằng hạt súng, lâu lâu lại ngậm, lúc nào cũng được (Đan Khê Tâm Pháp).

+ Định suyễn hóa đàm: Bách dược tiễn, Phiến hoàng cầm, Quất hồng, Cam thảo, các thứ bằng nhau, tán bột nấu thành bánh, làm viên to bằng hạt đậu xanh, khi khô miệng, ngậm vài viên (Tần Hồ Y Án)

+ Thanh khí hóa đàm: Bách dược tiễn, Trà nhỏ mỗi thứ 40g, Kinh giới 20g, Hải tiêu phiêu  4g, trộn mật làm viên, to bằng hạt súng, mỗi lần ngậm 1 viên (Đặng Bút Phong Tạp Hứng).

+ Nhuộm đen râu tóc: Bách dược tiễn 40g, Châm sa (sao giấm), Kiều mạch mỗi thứ 20g. Trước hết rửa râu tóc cho sạch rồi lấy lá Sen nấu, trộn đều với giấm rồi khuấy, lấy lá sen bọc quanh đầu 1 đêm, sáng mai rửa sạch (Phổ Tế Phương)

+ Gội sạch tóc trừ gầu: Bách dược tiễn  (bột) xát khô trên tóc qua đêm, chải đi (Phổ Tế Phương)

+ Xát vào làm đen răng, đen râu tóc: Bách dươc tiên 20g, Huyền hồ sách 12g, tán bột. Trước hết lấy gừng xát vào răng cho ra nhớt rồi dùng bột sát vào, rồi lại lấy nước bọt đó rửa mắt hàng ngày, có thể trị đau răng, đau nhức răng xông lên đầu (Phổ Tế Phương)

+ Trị lợi răng bị cam ăn: Bách dược tiễn, Ngũ bội tử, Thanh diêm nướng, mỗi thứ 6g, Đồng lục 4g, tán bột, ngày xức 2-3 lần (Phổ Tế Phương).

+ Trị mi mắt lở ngứa do hỏa nhiệt, trẻ nhỏ mắt chảy ướt nước vàng (huyện ngân sang) do lúc có thai ăn nhiều đồ chua cay quá: Bách dược tiễn  20g, Bạch phàn (sống) 8g. Tán bột, trộn với dầu (mè, dừa…) bôi vào (Ngoại Khoa Tinh Nghĩa).

+ Trị bắp chân lở, ban đầu như hạt gạo, ngứa gãi thành mảng bao quanh chân, chảy nước vàng ngứa không chịu được, lâu ngày không dứt: Bách dược tiễn, tán bột, trộn với nước bọt của mình, bôi quanh chỗ lở, trước khi bôi rửa bằng nước sắc Quán chúng, ngày 1 lần (Y Lâm Tập Yếu).

+ Trị vú cương cứng đau nhức:Bách dược tiễn, tán bột, mỗi lần uống 12gvới rượu nóng (Kinh Nghiệm Phương).

+ Trị trong ruột sưng đau: Đại táo (để cả hạt) đốt tồn tính, Bách dược tiễn, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 4g với rượu nóng (Trực Chỉ phương)

+ Trị  xuất huyết ở ruột đi cầu ra máu, Bách dược tiễn  60g, dùng nửa sống, nửa sao tồn tính, tán bột, làm viên tombằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với nước cơm (Thánh Kim Hoàn -Bách Nhất Tuyển Phương)

+ Trị tiêu ra máu: Bách dược tiễn, tán bột, mỗi lần uống 9g với cháo lỏng, ngày 2 lần (Tập Giản Phương).

+ Trị tiêu ra máu: Bách dược tiễn  đốt tồn tính, Ô mai để nguyên hạt đốt qua, Bạch chỉ đừng để gẩn hơi lửa, tán bột, trộn với hồ làm viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 70 viên với nước cơm (Tế Sinh Phương)

+ Trị lỵ ra máu do dùng quá nhiều rượu: Bách dược tiễn, Ngũ bội tử, Hòe hoa lâu năm, các vị bằng nhau, tán bột, trộn với rượu làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với nước cơm (Bản Sự Phương)

+ Trị sa trực trường ra máu: Bách dược tiễn  1 cục, Trần Bạch mai 3 quả, Mộc qua một nắm, sắc với ba bát nước còn 1 bát, ngày uống 2 lần (Thánh Tế Tổng Lục Phương)

+ Trị huyết lâm: Bạch dược tiễn , Xa tiền tử (sao), Hoàng liên đều 10,5g, Mộc hương 6g, Hoạt thạch  20g, tán bột, uống lúc đói 6g với nước Đăng tâm thảo, ngày 2 lần (Phổ Tế Phương).

+ Tiêu thử, chỉ khát: Bách dược tiễn, Lạp trà, 2 vị bằng nhau, tán bột, Ô mai chỉ lấy nhục, nghiền nát, hoà với thuốc bột, làm thành viên to bằng hạt súng, mỗi  lần ngậm 1 viên (Thủy Biểu Hoàn - Sư Lân Quản Ký Phương).

Tham khảo: Công hiệu của Bách dược tiễn  không khác với ngũ bội tử bao nhiêu, nhưng qua cách chế gây ra men thì nhẹ trống rỗng, tính nó phù thu, vả lại tính nó hơi ngọt nên trị được ho hen do Tâm Phế ở phần thượng tiêu, các loại bệnh thuộc đờm ẩm nhiệt khát, khi dùng ngậm là tiện hơn cả (Bản Thảo Cương Mục).

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về giao diện của website http://www.tuetinhlienhoa.com.vn?

Đẹp, duy trì giao diện như vậy

Bình thường, cần điều chỉnh

Xấu, cần thay đổi ngay

Ý kiến khác (xin gửi về email: support@tuetinhlienhoa.com.vn)

Logo Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa
Logo Cơm Chay Dưỡng Sinh Liên Hoa
Các món ăn Liên Hoa quán