DIÊN ĐƠN 鉛 丹
Minium.
Xuất xứ: Bản Kinh.
Tên Việt Nam: Duyên đơn, Hoàng đơn.
Tên khác: Hoàng đơn, Đơn phấn (Dược Vật Học Đại Từ Điển), Châu phấn, Duyên hoa (Bản Thảo Cương Mục), Đơn, Xích đơn, Kim liễu, Quân môn, Quốc đơn, Hoa cái, Long trấp, Hoắc đơn, Duyên hoàng hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Minium.
Mô tả: Diên đơn là một chất bột màu vàng đỏ, nặng, không tan trong nước, thường được dùng làm thuốc, kỹ nghệ sơn, thuỷ tinh, tráng men...Nó được chế biến bằng cách ôxy hoá chì (ph) hay chế từ 1 chì oxyt, gọi là Massicot. Tuỳ theo nhiệt độ khác nhau có Diên đơn hay Mật đà tăng (xem: Mật đà tăng). Thành phần chủ yếu của Diên đơn là chì- oxyt (ph304, 2Pb0, Pb02).
Bào chế:
1. Theo ‘Độc Cô Thao Đơn Phòng Giám Nguyên’ thì: “Cách sao Diên đơn, dùng Diên (chì) 1 cân, Thổ lưu huỳnh 30g, Tiêu thạch 30g, cho chì nóng chảy thành dịch thể rồi cho dấm vào. Lúc đang sôi bỏ vào 1 miếng lưu huỳnh. Lát sau cho tiêu huỳnh vào, đợi khi sôi lại lại cho dấm vào, như trước cho ít Tiêu huỳnh vào, đợi khi thành bột thì đó chính là Đơn vậy, người đời nay lấy làm bột chì (Diên phấn). Rất nhiều người dùng Tiêu thạch, Phấn thạch sao thành đơn, nếu chuyển Đơn thành Diên (chì) chỉ dùng nước cốt trắng của hành còn mang rễ, trộn với Đơn, cho nấu với lửa yếu, nung dần thành nước cốt vàng rót ra đó là Diên chì vậy. Hàng bán thường lấy xen cả Diên tiêu đi, phi bỏ đất cát lọc cho sạch sao với lửa yếu thành màu tím rồi để xuống mặt đất cho khử hoả độc đi mới dùng vào thuốc. Hội Điển nói rằng: Hắc điên (chì đen) 1 cân đốt ra Dơn dược 1 cân 15g 3 phân (Bản Thảo Cương Mục).
2. Dùng diên (chì) 1 cân, Thổ lưu huỳnh 10 lượng, Tiêu thạch 1 lương, cho chì nóng chảy thành dịch thể xong bỏ dấm vào, lúc đang sôi bỏ vào một miếng lưu huỳnh, lát sau cho một ít Tiêu thạch đợi khi sôi lại, rồi lại dấm vào y như trước, cho ít lưu huỳnh vào, đợi khi thành bột thì đó là Đơn, lấy đơn này tán thành bột thật mịn làm thành dạng hoàn tán, hoặc vào thuốc đắp chữa ngoài, ấy là thuốc cần thiết làm thuốc gián trong ngoại khoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Bảo quản: Để nơi khô ráo tránh ẩm.
Tính vị: Vị cay mặn, tính hơi lạnh.
Qui kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ, Can.
Tác dụng : Giả độc, sinh cơ, trừ đờm, an thần.
Chủ trị: Nhọt độc lở láy, vết thương xuất huyết, bỏng nóng. Uống bên trong trị động kinh, điên cuồng.
Liều dùng: Uống từ 3-5 phân, chữa động kinh điền cuồng, cầm máu. Uống trong dạng hoàn tán hoặc sắc. Thường ít dùng uống vì độc. Dùng ngoài trong trường hợp làm thuốc cao dán nhọt, thông thường nấu với dầm mè (vừng) kết hợp với các vị thuốc khác làm giảm đau, mau lên da non, lở, bỏng, chảy máu.
Kiêng kỵ: Người suy nhược cấm dùng, không nên dùng lâu (để tránh nhiễm độc chì).
Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Trị thương hàn đã 8-9 ngày, tức đầy dưới ngực, phiền sợ, tiểu khó, nói xàm, nặng nề toàn thân khó trăn trở: Sài hồ, Long cốt, Mẫu lệ, Diên đơn, Hoàng cầm, Sinh khương, Nhân sâm, Quế chi, Phục linh, Bán hạ, Đại hoàng, Đại táo sắc uống (Sài Hồ Gia Long Cốt Mẫu Lệ Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị tiêu khát phiền loạn: Hoàng đơn 3g uống với nước mới múc ở ao giếng lên, xong ăn cháo để đè thuốc xuống (Thánh Huệ Phương).
+ Trị sốt rét mồ hôi suy nhược ra nhiều: 30g Hoàng đơn (phi qua bằng nước sôi để khô, sao qua). Cùng với bột Hằng sơn 90g trộn mật làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 50 viên với rượu nóng. Uống vào lúc sáng sớm, lúc chưa phát và lúc sắp phát, rất hiệu quả (Trửu Hậu Phương).
+ Trị trẻ con ói ngược không giảm: Hoàng đơn tán bột, dùng thịt táo trộn vào làm viên, to bằng hạt súng lớn, mỗi lần uống 1 viên. Lấy kim châm vào viên thuốc hơ trên ngọn đèn cho chín qua rồi tán bột, trộn với sữa người cho trẻ uống. Có phương khác thêm Chu sa, Khô phàn, liều lượng bằng nhau, luyện chung vào cho uống, nhưng Chu sa đừng đốt trên lửa (Thanh Chấn Thiêu Châm Hoàn - Tiểu Nhi Phương).
+ Trị ăn vào mửa ra, vị khí hư: Hoàng đơn, Bạch phàn đều 60g, Thạch đình chi nửa lượng. Trước tiên nghiền đều Hoàng đơn và Phàn rồi bỏ vào nồi đồng hay sành, đốt than cho đỏ bỏ ra ngoài một đêm, qua 2 ngày cho ra hết độc rồi trộn Đình chi vào, nghiền chung, lấy nước cơm làm hồ, làm thành hoàn to bằng hạt đậu xanh lớn, uống lần 15 viên với nước cơm (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị tiêu chảy, xích lỵ bạch lỵ: Táo nhục lấy thịt quết nát, bỏ Hoàng đơn, Bạch phàn mỗi thứ bằng hạt Bồ kết lớn, trộn một nắm bột gạo làm viên, to bằng viên đạn lớn, lấy dây cứng xuyên qua hơ đỏ qua trên lửa rồi tán bột uống với nước cơm (Trích Huyền Phương).
+ Trị xích bạch lỵ: Hoàng đơn sao tím lên, Hoàng liên sao, 2 vị bằng nhau tán bột, lấy hơ làm viên bằng hạt (mè) lớn, mỗi lần uống 50 viên với nước sắc Sinh khương và Cam thảo (Phổ Tế Phương).
+ Trị có thai bị kiết lỵ, đau buốt: dùng 1 cái trứng gà mái đen, khoét lỗ, bỏ tròng trắng đi chỉ lấy lòng đỏ rồi bỏ 15g Diên đơn vào trộn đều, bọc đất bên ngoài rồi nướng chín tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm, hễ uống 1 lần mà bớt là sinh con trai, uống 2 lần mới bớt là sinh con gái (Tam Nhân Phương).
+ Trị nôn ra máu: Hoàng đơn uống với nước mới múc ở ao, giếng lên, mỗi lần 3g (Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị sốt rét mồ hôi suy nhược ra nhiều: Hoàng đơn, Bách thảo sương, các vị bằng nhau, tán bột, khi phát cơn, uống với nước, mỗi lần 9g, không quá 2 lần uống thì khỏi, hoặc trộn với hồ làm viên, hoặc làm hoàn với tỏi đều có hiệu quả.
+ Trị sốt rét mồ hôi suy nhược ra nhiều: vào tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) dùng Hoàng đơn (sao) 60g, Tỏi (nguyên 1 tép) 100 củ, quết nhừ làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 9 viên với nước chảy dòng sông, qua mặt về phía đông, uống 2-3 lần là có kết quả. Có thể điều trị được kiết lỵ (Phổ Tế Phương).
+ Trị sốt rét mồ hôi suy nhược ra nhiều: Hoàng đơn sao, Kiến trà 2 vị bằng nhau tán bột, uống với rượu nóng 6g (Tam Nhân Phương).
+ Trị sốt rét mồ hôi suy nhược ra nhiều: Hoàng đơn phi qua sấy khô hồ với bột miến bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần dùng với 1 quả táo, bỏ hạt bọc viên thuốc lại, lấy giấy gói ngoài nướng chín ăn (Tam Nhân Phương).
+ Trị ôn ngược không đỡ: Hoàng đơn sao nửa lượng, Thanh cao 60g trộn với nước tiểu trẻ con. Tán bột lần uống 6g, hàn nhiều thì uống với rượu, nhiệt nhiều thì uống với trà (Nhân Tồn Đường Phương).
+ Trị động kinh khi phát khi không: Diên đơn, Bạch phàn đều 60g, tán bột lấy ngói hay gạch chụm 3 đầu lại với nhau để đun lửa, lấy 7 lớp giấy lót ở trên ngói đó, rải Hoàng đơn lên giấy rồi lại rải Bạch phàn lên. Lấy 10 cân củi liễu đốt cho cháy đỏ qua là được, song tán uống lần 6g với rượu nóng (Khu Phong Tán - Bác Tễ Phương).
+ Trị chứng ác khí, chạm vía thường những lúc giữa đường ngoài cửa, không chứng làm cho trong bụng đau như cắt, hơi xông lên tim ngực làm căng trướng, nếu không trị thì dễ chết: Hoàng đơn tốt 9g hoà với mật ong đổ vào miệng (Trửu Hậu Phương).
+ Trị mắt đỏ đau: Hoàng đơn trộn với mật ong dán vào 2 bên huyệt Thái dương là đỡ ngay (Minh Mục Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị đỏ mắt mọng thịt: Hoàng đơn, Bạch phàn 2 vị bằng nhau tán mịn điểm vào, lại có bài dùng Hoàng đơn, Ô tặc cốt 2 vị bằng nhau tán bột trộn mật ong chưng qua điểm vào (Thiên Kim Phương).
+ Trị bệnh đậu sởi sinh ra bệnh mộng thịt ở mắt: Hoàng đơn, Khinh phấn 2 vị bằng nhau tán bột thổi một ít vào trong lỗ tai, bị bên trái thổi vào trái và ngược lại (Chẩn Đậu Phương).
+ Trị trẻ nhỏ lưỡi sưng: Hoàng đơn 3g, đặt ở dưới lưỡi (Tử Mẫu Bí Lục Phương).
+ Trị trẻ nhỏ lở loét khắp miệng: Hoàng đơn 3g, Mật ong 30g trộn lại chưng đen, khi dùng lấy lông gà phết khắp miệng (Phổ Tế Phương).
+ Trị hôi nách: Hoàng đơn trộn Khinh phấn và nước bọt sát vào nhiều lần (Phổ Tế Phương).
+ Trị đàn bà sinh ngược: Hoàng đơn bôi dưới chân đứa trẻ là sinh ra dược (Tập Nghiệm Phương).
+ Trị bọ cạp. sâu độc, bọ xít lửa cắn: Hoàng đơn trộn dấm bôi vào (Trửu Hậu Phương).
+ Trị bị thương bởi dao mác chảy máu, khó lấy thuốc làm hết nhanh được nếu bị kín miệng làm lở bên trong: chỉ nên dùng Hoàng đơn, Hoạt thạch 2 vị bằng nhau tán bột rắc vào (Tập Nguyên Phương).
+ Trị trĩ ngoại sưng đau: Hoàng đơn Hoạt thạch 2 vị bằng nhau tán bột trộn với nước mới múc ở giếng hoặc dòng sông lên, ngày 5 lần ngồi trên nước đó (Anh Đồng Bách Vấn ).
+ Trị lở loét bắp chân do huyết phong: Hoàng đơn, Hoàng lạp đều 30g, dầu mè (vừng) 15g nấu cao, trước hết dùng Thông bạch, Xuyên tiêu sắc rửa rồi dán cao lên (Tích Đức Đường Phương).
+ Trị bắp chân lở loét mới hay cũ:Hoàng đơn, Thuỷ phi sao qua, Hoàng bá tẩm rượu 7 ngày sấy khô. Mỗi thứ 30g, Khinh phấn nửa lượng, nghiền nhỏ, nấu nước chè đắng rửa trước cho sạch, song rắc đầy Khinh phấn, Hoàng đơn vào để giữ lấy, ngoài nữa dùng bột Hoàng bá phết vào như cao dán bên ngoài, kiêng cử động và đừng để thuốc ra, 7 ngày có hiệu quả (Tập Hiệu Phương).
Tham khảo:
1. Hoàng đơn trị hồi hộp, nổi cuồng chạy bậy, tiêu khát, nấu thành cao dùng, nó còn có tác dụng giảm đau, sinh cơ (Dược Tính Bản Thảo).
2. Hoàng đơn có tác dụng trấn tâm an thần, cầm nôn ra máu, ho ra máu, rắc nơi thịt lở mau sinh cơ, chữa được các vết bỏng nóng (Chư Gia Bản Thảo).
3 Hoàng đơn trị sốt rét và tích tụ lâu ngày rất hay (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
4. Hoàng đơn trục đàm sát trùng, chữa được chứng khiếp sợ, trừ được chứng chạm vía, lỵ, sáng mắt (Bản Thảo Cương Mục).
5. Diên đơn tức hoàng đơn, nguyên nó là Chì đen Hắc diên) cùng chế với Tiêu hoàng, Diêm phàn, để luyện nên. Vì thế cho nên vị nó mặn làm chạy được huyết, tính của nó cũng có thể sát trùng giải nhiệt, trục đàm khử tích, lại còn bạt độc khử ứ, sinh cơ lên da non. Nấu cao cất dùng, đỏ mắt cấp tính dùng nó phết vào dán hai bên Thái dương có hiệu quả tốt (Bản Thảo Cầu Chân).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn