VIÊM XOANG
Xoang mặt gồm 5 đôi, nằm chung quanh hốc mũi, chia làm hai nhóm:
+ Nhóm xoang trước: Xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước.
+ Nhóm xoang sau: Xoang sàng sau và xoang bướm.
Viêm nhiễm ít khi xẩy ra ở một xoang, thường viêm một số xoang.
Thuộc phạm vi chứng Tỵ Lậu và Não Lậu, Não Băng, Não Tả, Tỵ Uyên của YHCT.
+ Theo YHHĐ: có thể do:
. Do viêm mũi, nhất là trong những trường hợp có lệch vách ngăn, có Polip mũi, cuốn mũi sưng to hoặc một số nguyên nhân khác làm cho hốc mũi kém thông khí và xoang khó lưu dẫn.
. Do răng: thường do răng số 5 và 6 hàm trên (viêm xoang hàm).
. Do chấn thương: mảnh bom, đạn xuyên qua xoang.
. Cũng có thế do cơ thể suy nhược và một số bệnh mạn tính gây nên.
+ Theo YHCT
. Do Phế khí và vệ khí hư, hợp với phong hàn (viêm xoang dị ứng).
. Do phong nhiệt + nhiệt độc (Viêm xoang cấp và mạn).
. Hải Thượng Lãn Ông, trong ‘Y Trung Quan Miện’ nhận xét: “Phương thư phần nhiều ghi chứng Tỵ uyên thuộc về não nhiệt, mũi không ngửi được mùi thơm thối là thuộc Tỳ. Riêng tôi (Lãn Ông) cho bệnh Tỵ uyên là trách ở Tỳ, mũi không ngửi được mùi thơm thối là trách ở Thận, vì Tỳ chủ đờm dãi, Tỳ hư không vận hóa được mà tràn lên.thận là gốc của khí, Phế khí về tàng ở Thận, Thận hư không tàng được khí, làm ủng tắc ở trên…”.
. Sốt nhẹ (ở trẻ nhỏ có thể sốt cao), mệt mỏi, kém ăn, ngủ.
. Đau vùng xoang (do niêm mạc bị sưng tấy, do sưng tấy trong xoang không thoát ra được).
. Đau dữ dội từng cơn hoặc đau có giờ nhất định: buổi sáng không đau nhưng khoảng 9 – 10 giờ bắt đầu đau (càng nắng càng đau). Đến 15 – 16 giờ thì giảm, gặp ở viêm xoang trán.
. Đau rõ rệt ở vùng xoang bị viêm:
* Đau vùng má, dưới hố mắt: xoang hàm.
* Đau góc trong, trên hố mắt: xoang sàng.
* Đau trước trán, phía trên lông mày: xoang trán.
. Đau đầu:
+ Đau vùng thái dương trước trán: xoang trước viêm.
+ Đau vùng đỉnh đầu, chẩm: xoang sau viêm.
. Chảy nước mũi: Lúc đầu là mũi nhầy, trắng, vàng, chảy một hoặc hai bên mũi, chảy nhiều sau mỗi cơn đau, có khi phải xì mũi liên tục (viêm xoang trước) hoặc phải khịt đờm xuống họng (viêm xoang sau).
. Nghẹt một hoặc cả hai bên mũi.
. Khứu giác có thể giảm.
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1- VIÊM XOANG DỊ ỨNG
Chứng: Nhức đầu, hắt hơi nhiều, lúc thay đổi thời tiết thường bị nhiều hơn.
Nguyên nhân: do vệ khí và Phế khí hư hợp với phong hàn gây nên.
Điều trị: Tán phong hàn, tuyên Phế.
Dùng bài Thăng Ma Giải Độc Thang (46), Cát Hoa Thang (05).
2- VIÊM XOANG NHIỄM KHUẨN
Cấp tính
Chứng: Sốt, sợ lạnh, đầu đau, nghẹt mũi, chảy nước mũi vàng, có mủ, xoang hàm và xoang trán đau.
Nguyên nhân: do phong nhiệt và nhiệt độc gây nên.
Điều trị: Thanh Phế, tiết nhiệt, giải độc, phát tán phong nhiệt.
Dùng bài: Tân Di Thanh Phế Ẩm (40) gia giảm, Thông Khiếu Thang (49), Cát HoaThang (05), Tỵ Não Phương (59), Tỵ Viêm Hợp Tễ (60).
Chứng: Xoang hàm và trán ấn đau, chảy nước mũi có mùi hôi thối, nhức đầu thường xuyên, khứu giác giảm.
Nguyên nhân: Do cấp tính kéo dài trị không khỏi.
Điều trị: Dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, giải độc.
Dùng bài Tỵ Não Phương (59), Thăng Ma Giải Độc Thang (46), Tỵ KhiếuViêm Phương (58).
Tỵ Uyên Phương (62) (Hoàng kỳ, Bạch truật ích khí, kiện Tỳ, cố Vệ, hợp với Phòng phong dẫn Hoàng kỳ ra phần biểu để ức chế phong hàn; Ý dĩ nhân, Bạch chỉ, Cam thảo kiện Tỳ, lý thấp, tiêu thủng, bài nùng, hợp với Bại tương thảo và Hoàng kỳ để trừ những dịch đục (nước mũi dơ) ở mũi, khứ hủ, sinh tân; Phụ tử chế để ôn bổ Tỳ Thận, tán hàn, chỉ thống, giúp cho Hoàng kỳ, Bạch truật, Ý dĩ nhân kích thích dương khí ở Tỳ và Thận, thăng thanh, giáng trọc, tăng cường cho phần biểu, phần Vệ; Thương nhĩ tử, Tân di phát hãn, tán nhiệt, trừ thấp, thông khiếu).
Tỵ Uyên Linh (61) (Cát căn, Ma hoàng, Quế chi, Xuyên khung, Cát cánh, Tân di tuyên thông khí huyết, ôn thông kinh mạch, phương hương lợi khiếu, làm cho dương thăng, hỏa tán, khiến cho tà uất được khai; Hợp với Thạch cao, Hoàng cầm, Bạch thược tư âm, giáng hỏa, thanh nhiệt ở bên trong).
Tỵ Uyên Thang (64) (Nga bất thực thảo vị cay, tính hàn, để thông tỵ khiếu; Hợp với Tân di, Bạch chỉ để thắng thấp, hóa trọc; Mật heo vị đắng, tính hàn để thanh nhiệt ở Đởm, ích âm dịch, hóa trọc để tránh làm hại phần âm).
Thuốc Nhỏ Mũi: Hành hoặc Tỏi, giã nát, ép lấy nước cốt nhỏ vào mũi.
Phương thuốc đơn giản:
+ Hột gà lộn con, cỡ bằng ngón tay, luộc chín 2 giờ, phơi sương một đêm. Sáng thức dậy ăn dần (Gia Y Trị Nghiệm).
+ Hột Ké đầu ngựa sao cho thơm, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm (Gia Y Trị Nghiệm).
+ Hột Nhãn bổ ra làm đôi, phơi khô. Để lên lửa than cho khói bốc lên, dùng khói đó xông trực tiếp vào mũi, xông nhiều lần sẽ khỏi. Rất công hiệu (Gia Y Trị Nghiệm).
+ Đậu phộng 1 bát, Cát khô 1 bát. Người bệnh tự rang lấy, khi khói bốc lên, cố hít cho khói đó vào mũi, làm như vậy nhiều lần sẽ khỏi (Gia Y Trị Nghiệm).
+ Gừng già (đốt cháy), Phèn phi, Lá cây Cơm rượu (đốt ra tro). Liều lượng bằng nhau, tán nhuyễn. Dùng ống trúc nhỏ, xúc một ít thuốc, thổi vào mũi, ngày 3 lần. Làm liên tục 3 ngày (Gia Y Trị Nghiệm).
+ Hoắc hương 40g, tán bột, hòa chung với nước mật heo đực, lúc mới ngủ dậy uống 8 - 12g. Uống vài lần thì khỏi (Gia Y Trị Nghiệm).
CHÂM CỨU TRỊ VIÊM XOANG
+ Phế kinh có uất nhiệt
Chứng: Nước mũi chảy nhiều, mầu trắng dẻo hoặc vàng dẻo, có khi mũi bị nghẹt, đầu đau, sốt, sợ lạnh, ho nhiều đờm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù Sác.
Điều trị: Sơ phong, tuyên Phế, thanh nhiệt, thông khiếu.
Châm huyệt Thượng tinh, Ấn đường, Nghinh hương, Hợp cốc, Phong trì, Phong môn, Liệt khuyết (Thượng tinh tán phong, thanh nhiệt; Hợp với Ấn đường để tuyên thông mũi, thanh tiết nhiệt; Nghinh hương là huyệt chủ yếu trị tỵ uyên, ở gần lỗ mũi, có tác dụng sơ điều khí của kinh thủ Dương minh, tuyên tiết nhiệt ở Phế làm cho mũi thông; Phong trì sơ phong, thanh nhiệt; Hợp cốc hợp với Nghinh hương để tiết tà nhiệt; Phong môn sơ điều kinh khí của kinh túc Thái dương, khứ phong, tán hàn. Tuyên Phế, giải biểu; Liệt khuyết thông kinh khí của kinh Dương minh và Thái âm, tuyên Phế, thông khiếu (Trung Y Cương Mục).
+ Đởm Có Uất Nhiệt
Chứng: Mũi chảy nước xanh, đục, có mùi hôi, mũi nghẹt, khó ngửi thấy mùi, nửa đầu đau, ho khan, chóng mặt, tai ù, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh tiết Can Đởm, thông tỵ khiếu.
Châm huyệt Phong trì, Thuợng tinh, Ấn đường, Thái xung, Dương lăng tuyền, Chiếu hải (Thượng tinh tán phong, thanh nhiệt, hợp với Ấn đường để tuyên thông tỵ khiếu, thanh tiết nhiệt; Phong trì sơ điều kinh khí của kinh Thiếu dương, tán nhiệt, làm nhẹ đầu, mắt; Thái xung sơ tiết kinh khí ủng trệ, tuyên đạo khí huyết, điều Can, lợi Đởm; Dương lăng tuyền tả uất hỏa ở kinh Tam tiêu và Đởm; Chiếu hải tư âm, tráng thủy, tả hỏa; Ấn đường là huyệt chủ yếu trị viêm xoang, có tác dụng thông mũi (Trung Y Cương Mục).
+ Tỳ kinh có thấp nhiệt
Chứng: Mũi chảy nước xanh, đục, hôi thối, mũi nghẹt, khó ngửi thấy mùi, nửa đầu đau, tay chân mỏi mệt, không muốn ăn uống, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng béo, mạch Hoạt Sác hoặc Nhu.
Điều trị: Lợi thấp, tả nhiệt, khứ đờm, hóa trọc.
Châm huyệt Thượng tinh, Ấn đường, Nghinh hương, Trung quản, Tỳ du, Công tôn, Âm lăng tuyền, Phong long (Tỳ du hợp với Trung quản để kiện Tỳ, ích khí, lợi thấp, điều cân, thăng giáng khí cơ; Công tôn kiện vận trung khí; Hợp với Âm lăng tuyền kiện Tỳ, táo thấp, lợi thủy; Phong long là huyệt chủ yếu để kiện Tỳ, khứ đờm, hóa trọc; Thượng tinh, Ấn đường, Nghinh hương để tuyên Phế, thông khiếu, làm nhẹ đầu, sáng mắt).
+ Tỳ Khí Hư Hàn
Chứng: Mũi chảy nước đục, ra nhiều, không ngửi thấy mùi, mũi bị nghẹt, lúc nhẹ, lúc nặng, đau nửa đầu, đầu váng, mồ hôi tự ra, sợ gió, hơi thở ngắn, khôg có sức, tiếng nói đục (nghẹt), ho đờm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Khẩn, Nhược.
Điều trị: Bổ Phế, ích khí, sơ tán phong hàn.
Châm Thượng tinh, Ấn đường, Phế du, Thái uyên, Thái khê (Phế du sơ thông kinh khí ở vùnglưng, tuyên Phế, tán hàn; Thái uyên bổ ích Phế khí, khứ phong, hóa đờm; Thái khê bổ Thận âm, tráng Thận thủy. Hai huyệt này phối hợp có tác dụng bồi ích hạ nguyên để giúp cho Phế kim; Thượng tinh, Ấn đường, Nghinh hương để tuyên Phế, thông khiếu, làm nhẹ đầu mặt).
+ Tỳ Khí Hư Yếu
Chứng: Mũi chảy nước trắng đục hoặc vàng, chảy nhiều, mũi nghẹt nặng, không ngửi thấy mùi, nửa đầu đau, chóng mặt, tay chân mỏi, không có sức, ăn ít, bụng trướng, tiêu lỏng, sắc mặt trắng nhạt hoặc vàng úa, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Khẩn, Nhược.
Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, thanh hóa thấp trọc.
Châm Ấn đường, Nghinh hương, Bá hội, Tỳ du, Trung quản, Túc tam lý, Tam âm giao, đều cứu (Túc tam lý để trợ Vị khí, giúp vận hóa bổ cho tạng phủ bị hư tổn, kiện vận trung thổ; Tỳ du hợp với Trung quản để kiện Tỳ, ích khí, lợi thấp, bồi thêm cho gốc của hậu thiên; Bá hội thăng cử dương khí, sơ điều phần dương, điều tiết khí huyết, thông kinh khí; Tam âm giao bổ tam âm, tư Thận, ích Tỳ, dưỡng Can, hòa huyết mạch; Ấn đường, Nghinh hương là huyệt cục bộ để tuyên thông mũi).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn