XUẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆN
Là sự xuất huyết đột ngột ở màng nhện. Thường là hậu quả của chấn thương đầu.
Tuổi nào cũng có thể bị nhưng thường xẩy ra khoảng 25-50 tuổi. Trước khi bị đứt hầu hết các tế bào hình sao đều phình trướng. Khi màng nhện bị đứt, thường kèm theo đau đầu dữ dội kèm theo ngất trong chốc lát. Đau đầu nhiều có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt, truỵ mạch, hơi thở nhỏ. Có thể kèm co giật. Trong vòng 24 giờ sau khi xuất huyết, thường bị cứng gáy (dấu hiệu Kernig) và dấu hiệu Babinski dương tính. Sau khi não xuất huyết, có thể sẽ bị hôn mê, vì vậy có khoảng 25% sẽ bị liệt nửa người. Tỉ lệ tử vong ở xuất huyết lần đầu là 35% và khoảng 15% chết sau khi xuất huyết khoảng 1 tuần..
Đông y xếp vào loại Chân Đầu Thống- 真 頭 痛. Nếu kèm chóng mặt thuộc loại Huyễn Vựng- 眩 暈. Kèm nôn mửa thuộc loại Ẩu Thổ. Kèm hôn mê thuộc loại Quyết Chứng- 厥 症. Liệt nửa người thuộc loại Bán Thân Bất Toại- 半 身 不 遂, Trúng Phong- 中風.
Nguyên Nhân
Thường do thất tình, nội thương và dinh dưỡng suy kém. Chủ yếu do Can khí uất kết, khiến cho Tỳ mất chức năng vận hoá, thống huyết. Can uất lâu ngày sẽ hoá thành hoả. Can dương bốc lên, huyết theo khí đưa lên trên làm tổn thương các thanh khiếu, gây nên nhức đầu. Nếu Can khí hoành nghịch khắc Tỳ thổ, Tỳ thổ sẽ mất chức năng vận hoá, thấp trọc nhân cơ hội đó đình trệ lại, lâu ngày sẽ hoá thành hoả. Can hoả hợp với đờm bốc lên gây ra bệnh. Cũng có thể do ăn uống thất thường làm tổn thương Tỳ Vị, đờm thấp bên trong sẽ đình trệ, hoá thành hoả đưa lên thanh khiếu gây nên bệnh. Nếu Can khí uất kết lâu ngày sẽ làm cho khí trệ, huyết ứ gây nên bệnh.
Triệu Chứng
+ Đờm Nhiệt Thượng Nhiễu: Đau đầu nhiều, nôn mửa, miệng khô nhưng không thích uống, miệng nhạt, bụng đầy trướng, hồi hộp, mất ngủ, nhiều ngày không đi tiêu được, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt, Huyền, Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, trừ đờm, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Hoàng Liên Ôn Đởm Thang gia giảm: Phục linh 12g, Hoàng liên, Trúc nhự, Bán hạ, Trần bì, Đởm nam tinh, Chỉ thực, Xa tiền tử, Đại hoàng, Toàn yết, Ngô công, Thương truật đều 9g.
(Đởm nam tinh, Phục linh, Trúc nhự, Bán hạ, Trần bì, Chỉ thực, Xa tiền tử thanh nhiệt, hoá đờm; Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự chỉ ẩu; Hoàng liên thanh nhiệt ở Tâm, Can, Đởm và Vị; Phục linh, Thương truật, Xa tiền tử trừ thấp trọc; Đại hoàng tả nhiệt, thông tiện; Toàn yết, Ngô công thông kinh lạc, chỉ thống).
Không có táo bón, giảm hoặc bỏ Đại hoàng. Có dấu hiệu huyết ứ thêm Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược đều 9g.
Châm Cứu: Phong long, Nội đình, Trung quản, A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh.
(Phong long, Nội đình, Trung quản thanh nhiệt, hoá đờm, chỉ ẩu; A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh thông kinh lạc, giảm đau ở đầu. Cũng có thể châm ra máu các huyệt A thị. Nếu xuất huyết ít, chọn A thị huyệt vùng bệnh, còn nếu xuất huyết nhiều, chọn huyệt vùng bệnh trên mạch Đốc. Cũng có thể vừa dùng A thị huyệt vừa dùng huyệt trên mạch Đốc).
Miệng nhạt, kém ăn, bụng trướng thay Trung quản bằng Nội quan và Công tôn. Đầu đau không chịu nổi thêm Trung chử, Ngoại quan. Mệt mỏi thêm Túc tam lý.
+ Huyết Ứ Trở Kinh Lạc: Đầu đau lâu ngày trị không khỏi, đau cố định một chỗ. Có cảm giác căng trướng, dễ tức giận, hông sườn đau tức, có thể có tiền sử bị chấn thương đầu, lưỡi tím hoặc có nốt ứ huyết, mạch Huyền, Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang gia giảm: Ngưu tất, Đương quy đều 15g, Địa long 12g, Xuyên khung, Đàonhân,Xích thược, Sinh địa, Khương hoạt đều 9g, Đại hoàng (chưng rượu) 6g, Thông bạch 2 cọng.
(Ngưu tất, Xuyên khung, Đào nhân, Xích thược, Sinh địa, Đương quy, Đại hoàng hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Địa long thông kinh hoạt lạc, chỉ thống; Khương hoạt dẫn thuốc lên phần trên cơ thể, trị đau đầu; Sinh địa dưỡng huyết, chỉ huyết; Thông bạch thông dương, thông kinh lạc).
Căng thẳng, dễ tức giận, hông sườn đau thêm Sài hồ, Bạch thược, Uất kim. Nôn mửa thêm Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự đều 9g. Đau đầu nhiều, thêm Nhũ phương, Một dược đều 6g.
Châm Cứu: Thái xung, Hợp cốc, A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh.
(Thái xung, Hợp cốc hành khí, hoạt huyết, hoá ứ, chỉ thống; Thái xung sơ Can, giải uất; A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh thông kinh lạc, giảm đau ở đầu. Cũng có thể châm ra máu các huyệt A thị. Nếu xuất huyết ít, chọn A thị huyệt vùng bệnh, còn nếu xuất huyết nhiều, chọn huyệt vùng bệnh trên mạch Đốc. Cũng có thể vừa dùng A thị huyệt vừa dùng huyệt trên mạch Đốc).
Huyết ứ kèm đau đầu nhiều, thêm Tam âm giao, Trung chử. Nôn mửa thêm Nội quan, Trung quản. Căng thẳng nhiều thêm Gian sử.
+ Can Hoả Thượng Cang: Đau đầu dữ dội, hầu như đau ở đỉnh đầu và sau gáy. Bắt đầu đau ở đỉnh đầu dần dần ảnh hưởng đến sau gáy, có khi đau trước trán, hố mắt hoặc đua lan hết đầu, đau không chịu nổi, dễ tức giận, nôn mửa, cứng gáy, mất ngủ, bứt rứt, mặt đỏ, mắt đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh Can, tả hoả, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm: Cát căn15g, Hoàng cầm, Đương quy, Sinh địa đều 12g, Chi tử (sao), Long đởm thảo, Hạ khô thảo, Cúc hoa, Câu đằng, Sài hồ, Đơn bì, Xa tiền tử đều 9g.
(Hoàng cầm, Chi tử, Long đởm thảo, Hạ khô thảo, Cúc hoa, Câu đằng thanh Can, tả hoả; sài hồ sơ Can, giải uất, hoá ứ; Cát căn giải cơ, thanh nhiệt, chuyên dùng trị đau cơ vùng cổ gáy).
Ngủ nhiều thêm Thạch xương bồ, Uất kim, Viễn chí đều 9g để hoá đờm, khai khiếu. Nói khó thêm Hoàng liên 9g để thanh Tâm hoả. Liệt chi thêm Rang chi 30g, Ngưu tất 15g, Địa long 9g để khu phong, thông kinh lạc. Co giật thêm Thiên ma, Cương tằm, Câu đằng đều 9g, Toàn yết 6g để khu phong, chỉ thống.
Châm Cứu: Thái xung, Huyền chung, A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh.
(Thái xung, Huyền chung thanh Can, tả hoả; Thái xung cũng bình Can để ngừa Can uất hoá hoả; Huyền chung là huyệt hội của tuỷ, châm để tả tuỷ hải. A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh thông kinh lạc, giảm đau ở đầu. Cũng có thể châm ra máu các huyệt A thị. Nếu xuất huyết ít, chọn A thị huyệt vùng bệnh, còn nếu xuất huyết nhiều, chọn huyệt vùng bệnh trên mạch Đốc. Cũng có thể vừa dùng A thị huyệt vừa dùng huyệt trên mạch Đốc).
Ngủ nhiều thêm Tam gian. Khó nói thêm Á môn. Co giật thêm Hợp cốc.
Bệnh Án Xuất Huyết Dưới Màng Nhện
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q. Hạ)
Triệu XX, nữ, 11 tuổi. Vào viện ngày 10-11-1973. Giữa trưa hôm đó bệnh nhi muốn ra ngoài chơi, đột nhiên hôn mê ngã lăn ra đất, nên, vội vàng đưa đến bệnh viện cấp cứu. Khám thấy: thân nhiệt 3607 C, mạch đập 98 lần/phút, huyết áp 110/60 mmHg, bạch cầu 32.400/mm3, đang trong trạng thái hôn mê, sắc mặt trắng bệch, phản xạ với ánh sáng chậm, cổ cứng, chân tay lạnh, tim phổi gan lách không có gì khác thường. Cho tiêm Penixillin, Gentamyxin và truyền dịch. Ngày thứ ba sau khi vào viện, bệnh tình vẫn chưa đỡ, vẫn ở trạng thái nửa hôn mê, thân nhiệt 38,3 độ C, đồng tử bên phải to hơn bên trái, phản xạ với ánh sáng chậm, rãnh mũi mép phía bên phải nông, cổ cứng rõ rệt, Kerning và Brudzinski đều dương tính, phía bên phải rõ rệt. Sau khi vào viện 4 ngày, tiến hành chọc ống sống, dịch não tuỷ có máu, phần trên trong, có màu vàng nhạt, chẩn đoán lâm sàng là xuất huyết dưới màng nhện. Đông y nhận định rằng chủ yếu là ứ huyết nội trở, tràn ra thành bệnh, cần phải hành khí hoạt huyết, khử ứ sinh tân. Sau khi khám cho dùng ‘Huyết Phủ Trục ỨThang’ (Đương quy 9g, Sinh địa hoàng 15g, Đào nhân 15g, Hồng hoa 9g, Chỉ thực 9g, Xích thược 15g, Sài hồ 6g, Cam thảo 3g, Cát cánh 4,5g, Xuyên khung 4,5g, Ngưu tất 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang).. Dùng thêm ít thuốc trấn tĩnh Aminazin, Luminal. Uống được 10 thang giảm nhiều đau đầu, các triệu chứng kích thích màng não đã hết, tinh thần khá lên. Xét nghiệm lại dịch não tuỷ, các chỉ tiêu đều trở về bình thường. Tiếp tục chăm sóc thì tình trạng cháu bé ổn định, bệnh khỏi. Ngày 17-12-1973 ra viện.
Bàn luận: Bài thuốc ‘Huyết Phủ Trục ỨThang’ nguyên lấy từ ‘Y Lâm Cải Thác’, có tác dụng hoạt huyết hoá ứ, chủ trị ứ huyết ngng trở, kiêm can khí uất trệ, có các triệu chứng như đau ngực, đau mạn sườn, đau đầu mất ngủ, tim đập hồi hộp, hay tức giận, trong y văn đã ghi lại không ít người dùng bài thuốc này để trị đau thắt ngực, các di chứng sau chấn động sọ não, đều có kết quả tốt. Chúng tôi điều trị xuất huyết dưới màng nhện, đã quan sát trên lâm sàng nhiều năm, thấy kết quả khả quan. Từ thực tế đó nhận thấy rằng nếu bệnh ở giai đoạn đầu, thoạt tiên nên dùng ‘Tê Giác Địa Hoàng Thang Gia Giảm’ để Lương huyết cầm máu, chờ bệnh tình ổn định, lại cho dùng ‘Huyết Phủ Trục Ư Thang’, thì kết quả sẽ lý tuởng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn